Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TPHCM: Không mời lãnh đạo phát biểu tại lễ khai giảng

Posted: 27 Aug 2016 09:53 AM PDT


Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn các trường về việc tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2016-2017.

Cụ thể buổi lễ khai giảng được tổ chức thống nhất tại tất cả các trường ngày 5/9/2016 vào lúc 7h30. Chương trình gồm hai phần lễ và hội trên tinh thần ngắn gọn, súc tích, tiết kiệm, nêu bật được phương hướng phấn đấu của nhà trường trong năm học mới.

Học sinh ở TPHCM sẽ đón lễ khai giảng năm học mới không báo cáo thành tích, không có phát biểu của khách mời

Học sinh ở TPHCM sẽ đón lễ khai giảng năm học mới không báo cáo thành tích, không có phát biểu của khách mời

Phần lễ được tổ chức trang trọng với các nghi thức chào cờ, hát Quốc ca (không sử dụng băng lời bài hát), đọc thư Chủ tịch nước, diễn văn khai giảng của hiệu trưởng ngắn gọn và không báo cáo thành tích, đánh trống khai trường và khen thưởng cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc.

Đồng thời lồng ghép tổ chức đón học sinh đầu cấp, vận động phụ huynh cùng tham gia. Các trường lưu ý không mời lãnh đạo các cấp (thành phố, địa phương) phát biểu tại buổi lễ.

Phần hội gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, sinh hoạt tập thể tươi vui, sinh động, lành mạnh nhằm tạo không khí phấn khởi cho học sinh. Qua đó, tạo ấn tượng để ngày khai trường là ngày trọng đại và thiêng liêng đối với tất cả học sinh, nhất là với các em lần đầu tới trường.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường trước lễ khai giảng cần có các giải pháp cụ thể, tích cực giải quyết kịp thời những khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ năm học mới; khẩn trương hoàn thành việc sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học; thực hiện đúng quy định về thu học phí và các khoản thu khác theo hướng dẫn của Sở, đảm bảo chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập cho đối tượng chính sách.

Cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học; chú ý gỡ bỏ các biển hiệu đã cũ hoặc nội dung không còn phù hợp.

Ngay sau lễ khai giảng, các trường sẽ thực hiện ngay hoạt động dạy học để đảm bảo chương trình và kế hoạch năm học.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Trường ĐH Hoa Sen cam kết không để sinh viên nghỉ học vì lý do học phí

Posted: 27 Aug 2016 08:29 AM PDT


Tại buổi giao lưu, lãnh đạo trường giải đáp những thắc mắc của SV về bãi giữ xe, việc trao đổi SV với các trường quốc tế, việc lập kế hoạch học tập, chính sách học bổng.

Trả lời ý kiến của một số SV về việc tại sao nhà trường không cho SV mượn tiền để học, TS Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết: Trước đây, trường có cho SV vay vốn để đóng học phí. Theo thời gian, số lượng SV phát triển nhiều nhà trường gặp khó khăn trong việc thẩm định hồ sơ xin vay, bên cạnh đó là nhiều chính sách hỗ trợ người học của Chính phủ, ngành giáo dục nên trường ngưng chính sách này.

Hiện lãnh đạo trường cũng đang tìm đối tác ngân hàng để hỗ trợ SV trong việc vay vốn học tập. Tuy nhiên, nhà trường cam kết không để một SV nào phải nghỉ học vì lý do không có tiền đóng học phí.

TS Bùi Trân Phượng lưu ý: Khi gặp khó khăn về học phí, SV cần đến Phòng Hỗ trợ SV của trường để được trợ giúp. Bên cạnh đó, các bạn SV cũng cần phải chủ động lên tiếng về những khó khăn cũng như mong muốn của mình thì nhà trường mới biết để tìm cách hỗ trợ, đáp ứng.



 Quang cảnh buổi giao lưu

Cũng tại buổi giao lưu, nhiều SV bày tỏ mối lo ngại về những thông tin, đồn thổi xung quanh việc xung đột, tranh chấp nội bộ của trường.

TS Bùi Trân Phượng khẳng định nhà trường cam kết giữ vững chất lượng đào tạo và kiên trì theo đuổi mô hình ĐH không vì lợi nhuận; đồng thời bác bỏ tin đồn Ban Giám hiệu nhà trường sẽ bị bãi nhiệm trong năm nay hoặc Hiệu trưởng sắp từ chức.



Xem nguồn

Ngày hội Thông tin du học Australia

Posted: 27 Aug 2016 07:46 AM PDT


Ngày hội là dịp để giới thiệu về một nền giáo dục hàng đầu và những thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu của các trường, có sự góp mặt của 11 trường đại học danh tiếng, gồm 6 trường tọa lạc tại trung tâm thành phố Sydney và 5 trường ở các địa phương khác trong bang.

New South Wales (NSW) nằm ở phía Đông Nam Australia, là bang đông dân nhất, và cũng là bang có lịch sử lâu đời nhất, nổi tiếng nhất nước này. Tại đây tập trung nhiều trường đại học hàng đầu Astralia.

Nhắc đến NSW không thể không nhắc đến Sydney – thành phố Cảng nổi tiếng nhộn nhịp và có nhiều thắng cảnh nghệ thuật, được coi là trái tim của NSW.



Các hoạt động bổ ích tại ngày hội

Theo Bộ Giáo dục Australia, hiện có hơn 200.000 sinh viên, nghiên cứu sinh quốc tế đang theo học tại bang New South Wales. Điều này cho thấy thành phố Sydney và bang NSW đang trở thành một trong những nơi được học sinh, sinh viên quốc tế tin tưởng và lựa chọn làm nơi học tập và trao đổi văn hóa.

Ngày hội quy tụ 11 trường đại học danh tiếng, đại diện cho nền giáo dục chất lượng cao của "vương quốc Kangaroo". Các trường là những trung tâm năng động trong việc cung cấp các khóa học xuất sắc, là nơi dẫn đầu về nghiên cứu và bằng cấp được công nhận trên toàn cầu. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ở đây luôn được tìm kiếm bởi những nhà tuyển dụng trên toàn thế giới.

Các trường đại học thuộc bang NSW làm việc chặt chẽ với các doanh nghiệp, ban ngành địa phương cũng như quốc tế, nhằm cung cấp một mạng lưới rộng lớn các cơ hội việc làm, cũng như tiếp cận với các phát minh, sáng chế và tư tưởng lãnh đạo trong các lĩnh vực như công nghệ, tài chính và nghệ thuật.

Vui vẻ và bổ ích là hai từ chính xác nhất để mô tả về Ngày hội thông tin du học tại TP Sydney và bang New South Wales được tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Các bạn học sinh đến đây không chỉ với tâm thế tự tin, lạc quan về con đường học tập mà mình đã chọn, mà còn rất chú tâm tìm hiểu thông tin về 11 trường Đại học top đầu tại New South Wales.

Tiếp sau sự kiện tại Hà Nội, Ngày hội thông tin du học nữa sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 28/8 tại khách sạn Saigon Prince (63 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP HCM), tiếp tục hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm vui vẻ và bổ ích.



Xem nguồn

Lạng Sơn tuyển 51 giáo viên, nhân viên năm 2016

Posted: 27 Aug 2016 04:13 AM PDT


Cụ thể như sau:






















TT

Chuyên ngành

Đơn vị

Toán học

Hóa học

Sinh học

Tiếng Anh

Công nghệ, KTCN

GDTC, GDTC-GDQP

Nhân viên kỹ sư tin học

1

THPT chuyên Chu Văn An

 

 

 

 

 

 

1

2

THPT Chi Lăng

1

1

 

 

1

 

 

3

THPT Hòa Bình

 

1

1

 

 

 

 

4

THPT Đồng Bành

2

 

 

 

 

 

 

5

THPT Hữu Lũng

 

 

 

 

1

 

 

6

THPT Vân Nham

2

2

 

1

 

 

 

7

THPT Tân Thành

1

 

 

 

 

 

 

8

THPT Lộc Bình

 

2

 

 

 

1

 

9

THPT Tú Đoạn

1

 

 

 

 

 

 

10

THPT Đình Lập

2

1

 

2

 

1

 

11

THPT Văn Lãng

2

 

 

1

 

1

 

12

THPT Văn Quan

1

 

2

 

 

 

 

13

THPT Lương Văn Tri

2

1

1

 

 

 

 

14

THPT Bình Gia

 

 

 

1

 

1

 

15

THPT Pác Khuông

1

 

 

1

1

 

 

16

THPT Bắc Sơn

1

 

 

 

 

 

 

17

THPT Vũ Lễ

1

1

1

 

 

 

 

18

THPT Tràng Định

 

 

 

2

1

 

 

19

THPT Bình Độ

 

1

1

1

 

 

 

 

Cộng

17

10

6

9

4

4

1

Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; Từ đủ 18 tuổi trở lên; có đơn đăng ký dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;Thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lạng Sơn phải có bằng tốt nghiệp về chuyên môn từ loại khá trở lên, phù hợp với nhóm chuyên ngành đào tạo cần tuyển dụng của đơn vị có nhu cầu tuyển dụng và phải có bản cam kết công tác ít nhất 5 năm tại tỉnh Lạng Sơn sau khi được tuyển dụng (trừ các đối tượng đang hợp đồng lao động tại vị trí tuyển dụng).

Thí sinh đăng ký dự tuyển làm giáo viên các trường THPT có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển.

Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định hoặc có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B trở lên.

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2) theo quy định hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ khác trình độ B trở lên.

Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hoặc có chứng chỉ tin học trình độ B trở lên.

Thí sinh đăng ký dự tuyển làm nhân viên kỹ sư tin học có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành kỹ sư công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển. Có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B trở hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc.



Xem nguồn

Thủ khoa Đại học Kinh tế khuyên sinh viên bớt lướt Facebook

Posted: 27 Aug 2016 02:49 AM PDT


Đinh Xuân Chung (sinh năm 1993) là con út trong một gia đình có 5 anh chị em ở huyện Yên Thủy (Hòa Bình).

Bố Chung từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam, trở về nhà với cơ thể ốm yếu, bệnh tật do bị nhiễm chất độc da cam. Vì vậy, mọi gánh nặng kinh tế trong gia đình đều do mẹ Chung gánh vác.

Nguồn thu nhập chính của gia đình em chủ yếu là từ nông nghiệp nên để nuôi được 5 anh chị em ăn học đầy đủ rất khó khăn. Vì thế, các chị của em đều phải nghỉ học giữa chừng để giúp bố mẹ công việc đồng áng.

Khi anh trai em thi đỗ đại học, mẹ em đã phải xa quê, một mình lên Hà Nội làm giúp việc kiếm tiền nuôi anh đi học. 

Có lẽ quãng thời gian khó khăn nhất của gia đình là lúc em thi đỗ vào chuyên Toán của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ – Hòa Bình, cách nhà 90km, gánh nặng lại đè lên đôi vai của mẹ nhiều hơn.

Vì thương mẹ, em định chỉ theo học ở trường làng để giảm chi phí, thế nhưng chính mẹ là người đã động viên em theo học ở ngôi trường em mơ ước“, Đinh Xuân Chung tâm sự. 

Thủ khoa Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đinh Xuân Chung (Ảnh: Thùy Linh)

Không phụ lòng mẹ, trong những năm học trung học phổ thông, Đinh Xuân Chung luôn đạt thành tích tốt.  Hoàn cảnh khó khăn và phải sống xa nhà đã giúp Chung học cách sống tự lập, kiên cường.

Lên đại học, với 24 điểm khối A, Chung đỗ lớp chất lượng cao của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. 

"Điểm đầu vào của mình thuộc nhóm thấp trong lớp. Các môn chuyên ngành lại học bằng tiếng Anh, trong khi mình vốn học khối A. So với các bạn khác, xuất phát điểm của mình thấp hơn", Chung chia sẻ.

Bằng sự cố gắng nỗ lực, chàng trai sinh năm 1993 này đã tốt nghiệp xuất sắc với điểm học tập toàn khóa đạt 3,73 điểm (thang điểm đánh giá 4), Đinh Xuân Chung trở thành thủ khoa đầu ra của Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chung cũng là một trong 100 gương mặt được thành phố vinh danh, tặng bằng khen trong lễ tuyên dương thủ khoa ngày 28/8 sắp tới.

Thành công không bao giờ tự đến

Thấu hiểu nỗi khó khăn vất vả của mẹ từ nhỏ, từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Chung đã đi làm gia sư dạy Toán và tiếng Anh mỗi tháng được khoảng 1,5 triệu đồng để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Tự nhận thấy xuất phát điểm tiếng Anh của mình thấp hơn các bạn khi trúng tuyển vào Đại học Kinh tế,  Chung đặt mục tiêu học tiếng Anh và kiên trì thực hiện.

Cậu dành phần lớn thời gian trên thư viện, tìm đọc những cuốn sách kinh tế của tác giả nước ngoài, để nâng cao kiến thức chuyên ngành, cũng như cải thiện vốn ngoại ngữ. 

Thủ khoa Đại học Kinh tế từng đoạt giải ba nghiên cứu khoa học cấp trường (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Ngoài ra, Chung còn đăng ký tham gia nhiều chương trình giao lưu sinh viên nước ngoài. Sau thời gian dài cố gắng, Chung trở thành một trong những người giỏi nhất lớp, nhận học bổng khuyến khích học tập cho mỗi kỳ học.

Năm thứ hai, khi biết đến quỹ Pony Chung, Chung nỗ lực phấn đấu, lọt vào danh sách 30 sinh viên xuất sắc nhất của trường để được nhận suất học bổng trị giá 500 USD.

Bật mí về những kết quả học tập đáng ngưỡng mộ ấy, Chung chia sẻ, ở tất cả các môn học, Chung đều học ngay từ những ngày đầu mới làm quen thay vì đến ngày thi mới ôn tập, thời gian Chung ở thư viện nhiều hơn ở nhà. 

Chia sẻ về bí quyết chinh phục những suất học bổng toàn phần, Đinh Xuân Chung cho biết: Do hoàn cảnh gia đình nên việc có được những suất học bổng toàn phần chính là cách em làm để giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ về chi phí học tập.

Để có thể giành được nhiều học bổng, mỗi bạn sinh viên nên nỗ lực học tập để đạt thành tích cao, bên cạnh đó cũng nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện và nghiên cứu khoa học bởi đây đều là những ưu tiên khi xét chọn sinh viên nhận học bổng. 

Đặc biệt, các bạn sinh viên nên tham khảo trước các yêu cầu của học bổng để chuẩn bị và phấn đấu đạt được các yêu cầu đó. Đến lúc nộp hồ sơ xét chọn, bạn đã có đầy đủ điều kiện cũng như một hồ sơ đẹp do đã chuẩn bị từ trước.

Khi được hỏi về cách em sắp xếp thời gian để vừa học tốt vừa có thời gian tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, theo Chung nếu các bạn sinh viên giảm bớt thời gian lướt Facebook, xem phim và những thú vui vô bổ khác thì ắt sẽ có thời gian đảm bảo cho việc học hành tốt hơn.

"Mỗi ngày em chỉ dành khoảng 30 phút, nhiều nhất là 1 tiếng cho việc xem phim, nghe nhạc, lướt Facebook", Chung chia sẻ. 

Nói về dự định sắp tới, thủ khoa Đinh Xuân Chung cho biết, ngày 29/8, Chung sẽ sang Hàn Quốc theo học chương trình thạc sĩ ở Korea University theo chương trình học bổng toàn phần của quỹ Pony Chung. 

Chung sẽ được học tập ở 1 trong 3 trường thuộc nhóm S.K.Y (Seoul National University, Korea University, Yonsei Universtiy) – đây là 3 trường đại học nổi tiếng hàng đầu của Hàn Quốc.

Chung chia sẻ, sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ, em dự định sẽ tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ước mơ được quay trở về Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội làm giảng viên.

Bảng thành tích của Đinh Xuân Chung:

– Danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương, TP Hà Nội và cấp Đại học Quốc gia Hà Nội 2015; Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016.

– Giải ba nghiên cứu khoa học cấp khoa năm học 2013 -2014; giải nhì nghiên cứu khoa học cấp khoa năm học 2014 -2015; giải ba nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2014 – 2015.

– Học bổng toàn phần thạc sĩ hai năm tại Korea University, Seoul, Hàn Quốc của quỹ Pony Chung.

– Học bổng khuyến khích học tập các kỳ học của khóa học; học bổng Pony Chung năm 2015; học bổng ShinnyoEn năm 2012, 2013; giải nhì học bổng Tài năng Việt 2014 của tập đoàn IMG.

– Nhiều bằng khen, giấy khen của TƯ Hội Sinh viên Việt Nam, TP Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.

– Tham gia các chương trình: JENESYS 2.0 năm 2015 tại Nhật Bản, diễn đàn sinh viên Châu Á GPAC 2015 tại Đài Loan, chương trình giao lưu sinh viên Đông Nam Á "the Art Festival 2014" tại Malaysia



Xem nguồn

Vào đại học nhờ những tiếp sức yêu thương

Posted: 27 Aug 2016 02:08 AM PDT


Những ngày này cư dân Làng trẻ em SOS Đồng Hới, Quảng Bình ngập tràn niềm vui khi hay tin làng có hai em cùng trúng tuyển ngành công nghệ thực phẩm của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Đó là hai em Phạm Thị Bé trúng tuyển hệ CĐ và Nguyễn Thị Phượng trúng tuyển hệ ĐH với hơn 21 điểm.

Không đơn độc khi rời làng

Theo anh Nguyễn Minh Hiếu, Giám đốc Làng trẻ em SOS Đồng Hới, niềm vui lại đi liền nỗi lo khi các cháu rời làng không biết sẽ lấy đâu ra tiền để lo trang trải học phí, tiền ăn ở tại TP.HCM, vốn rất xa lạ với các cháu.

"Mỗi cháu ở làng đều có hoàn cảnh hết sức éo le, thiếu vắng tình thương của mẹ cha, lớn lên trong tình thương của các mẹ trong làng và sự chung tay của cộng đồng. Nay mai các cháu rời làng biết lấy gì để đóng học phí, rồi chuyện ăn học kéo dài bốn năm…" – anh Hiếu ngậm ngùi.

Chúng tôi đem những trăn trở này giãi bày cùng lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Lãnh đạo của trường đã hồi âm rất nhanh: "Trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ hai thí sinh này nhập học, chứ không vì hoàn cảnh khó khăn khiến các em chùn bước trước thềm năm học mới".

Cận ngày nhập học, ThS Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho hay để hỗ trợ tốt nhất cho hai tân sinh viên này, trường sẽ liên hệ trực tiếp với Làng trẻ em SOS Đồng Hới để nắm thêm gia cảnh các em, từ đó có hỗ trợ thiết thực.

Ông Sơn thông tin trước mắt trường sẽ tính toán hỗ trợ chi phí đi lại để các em nhập học. Ngoài ra, trường sẽ bố trí ký túc xá cho hai em ổn định nơi ở và tính toán cung cấp học bổng cho các em chuyên tâm học hành, theo đuổi ước mơ của mình.

Lê Thị Ngọc rơm rớm nước mắt ghi nguyện vọng của em mong được đến trường và mong ước ấy nay đã thành hiện thực. (Ảnh: P.Nam)

Lê Thị Ngọc rơm rớm nước mắt ghi nguyện vọng của em mong được đến trường và mong ước ấy nay đã thành hiện thực. (Ảnh: P.Nam)

Vỡ òa cánh cửa vào đại học

Ở thôn Ung Chiếm, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), ai cũng khâm phục nghị lực phi thường của Lê Thị Ngọc. Bố mẹ chia tay. Bố làm thợ mộc rày đây mai đó, rồi mất sớm nên việc học của em chông chênh. Vậy mà đợt xét tuyển ĐHvừa rồi Ngọc trúng tuyển vào khoa Ngôn ngữ Nhật, Trường ĐH Mở TP.HCM với 21,5 điểm trong sự khâm phục của bạn bè, chòm xóm.

Cánh cửa vào ĐH và ước mơ lên giảng đường đã thành hiện thực nhưng em chợt lặng người khi nhận được thông tin nhà trường yêu cầu đóng 6,6 triệu đồng học phí học kỳ 1.

Khi báo Pháp Luật TP.HCM đăng bài về gia cảnh của em và cánh cửa vào ĐH khó thành hiện thực, bà Tạ Thị Lan Anh, Trưởng phòng Công tác sinh viên (Trường ĐH Mở TP.HCM), đã gọi điện thoại cho chúng tôi thông báo nhà trường hỗ trợ học phí, chắp thêm nghị lực cho Ngọc lên giảng đường như bao tân sinh viên khác.

Chiều 24-8, Trường ĐH Mở TP.HCM đã thông báo cấp toàn bộ học phí năm thứ nhất cho tân sinh viên Lê Thị Ngọc. Đồng thời nhà trường tiếp tục xem xét mức học bổng tương ứng dựa vào kết quả học tập của em trong các năm tiếp theo. Vậy là Ngọc đã có thể nhập học vào Trường ĐH Mở TP.HCM như mong ước!

Ngày 10-9 sắp tới, Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can dự kiến sẽ trao 40 suất học bổng cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học ĐH, CĐ trong nước.

Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can thành lập ngày 12-9-2014. Quỹ cung cấp hai loại học bổng gồm học bổng sau ĐH dành cho các cá nhân xuất sắc theo học tại các trường ĐH quốc tế ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới; học bổng ĐH/CĐ học trong nước nhằm hỗ trợ cho các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn.

Chi tiết về tiêu chí xét chọn và hồ sơ đăng ký xem trên website của Quỹ học bổng Lương Văn Can tại địa chỉ: www.lvcfund.org.vn.

H. Lan

Theo An Nhiên

Pháp luật TPHCM



Xem nguồn

Một dự đoán hiếm hoi về thảm cảnh thất nghiệp trong tương lai

Posted: 27 Aug 2016 01:26 AM PDT


LTS: Thất nghiệp không phải hiện tượng xa lạ, hiếm gặp. Nếu thất nghiệp do suy thoái kinh tế, những người có tay nghề phải chấp nhận không có việc là điều dễ hiểu.

Đằng này, khi nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng, nhu cầu nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp, công ty là có thực.

Theo con số mới được Bộ Lao động thương binh và xã hội công bố, tính quý II/2016 số thất nghiệp tăng 16.400 người so với quý I năm 2016. 

Nhìn nhận điều này, PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh – Giảng viên trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội dự đoán tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian tới khó giảm bền vững. 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến này.  

Thất nghiệp ở Việt Nam đã trở thành mối lo thường trực cho mọi gia đình, ở mọi vùng miền.
 
Theo báo cáo của Bộ Lao động thương binh và xã hội, số thất nghiệp quý I/2016 là 1,12 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,23%.

Điều đáng lo ngại là số lượng thất nghiệp chủ yếu tập trung ở người trẻ, với 48% số người thất nghiệp ở độ tuổi từ 15 đến 24, chiếm 6,47% trong tổng số người ở lứa tuổi này, cao gấp 5 lần tỷ lệ thất nghiệp ở những người trên 25 tuổi.
 
Tỷ lệ này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với 9,51%, tức là cứ 10 thanh niên trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị thì có gần 1 người thất nghiệp.
 
Đến quý II/2016 số thất nghiệp tăng 16.400 người so với quý I năm 2016.

Đáng chú ý, trong số những người bị thất nghiệp có tới 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật, cụ thể có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
 
Khi con số này được công bố, đa phần dư luận xã hội, gia đình đổ lỗi cho Nhà trường đã không trang bị đầy đủ kỹ năng cho sinh viên.
 
Một số khác thì phê phán Bộ GD&ĐT đã mở quá nhiều trường Đại học, Cao đẳng khiến cho tỷ lệ cung vượt quá cầu.

Khi nào thảm cảnh thất nghiệp mới được giải quyết? (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Rõ ràng, thời kỳ hội nhập, chúng ta thường dùng từ "thị trường lao động" trong khi trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, các nhà sản xuất luôn phải có chiến lược kinh doanh dài hạn.
 
Đó là việc nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường, lên kế hoạch sản xuất, quảng bá để đảm bảo được thị trường chấp nhận nhưng thực tế các nhà sản xuất của thị trường lao động của ta lại đang "thả nổi" sản phẩm của mình.
 
Trong khi, ở các nước phát triển, học sinh bắt đầu được hướng nghiệp ngay từ khi hoàn thành bậc Trung học cơ sở để các em quyết định chọn học nghề hay học tiếp lên Đại học, ở Việt Nam thì sao?
 
Ở nước ta, tấm bằng Đại học là ước mơ của mọi gia đình, bất kể ngành nghề gì. Chính vì vậy, đa phần sinh viên đến khi tốt nghiệp vẫn chưa biết mình nên làm gì, thậm chí phó mặc cho số phận đưa đẩy.

Vẫn còn gần 500.000 lao động có trình độ đang thất nghiệp

(GDVN) – Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, trong quý 2/2016, cả nước có 1,088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.

Đó chính là những nguyên nhân khiến nhiều sinh viên ra trường làm trái nghề thậm chí phải giấu tấm bằng cử nhân để đi làm công nhân.
 
Cũng giống như các thị trường khác, khi sản phẩm không tiêu thụ được bên cạnh yếu tố thời điểm thì nguyên nhân chủ yếu là do chiến lược kinh doanh sai lầm. Cụ thể ở thị trường lao động chính là thiếu hụt hướng nghiệp đúng đắn.
 
Trong khi chờ đợi Bộ GD&ĐT cải cách giáo dục thì các gia đình nên tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp cho con cái mình để "cứu" thế hệ trẻ của chúng ta.
 
Từ thực tiễn hướng nghiệp ở các nước tiên tiến và lý thuyết kinh doanh, khi hướng nghiệp cho con, gia đình cần lưu ý một số điểm sau:
 
Thứ nhất, các bậc cha mẹ nắm được khả năng của con mình. Bởi lẽ, hiện nay có rất nhiều phụ huynh do quá "mê tín" bằng cấp nên đã ép con phải học Đại học, bất cứ trường nào. Thậm chí, phụ huynh còn ép con học theo ý muốn của chính mình.
 
Các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", mỗi người sinh ra được tự nhiên "phú" cho những khả năng khác nhau và ai cũng chỉ có thể hạnh phúc, thành đạt khi làm nghề phù hợp với sở trường của bản thân.
 
Và không phải ai cũng phù hợp đề học Đại học và tấm bằng Đại học không phải là con đường duy nhất hay tốt nhất để có được chỗ đững vững chắc trong cuộc đời.
 
Bởi thực tế theo Tổng cục Dạy nghề, trong khi năm 2015 có hàng loạt cử nhân, Thạc sĩ thất nghiệp, thì 70% học sinh học nghề tốt nghiệp có việc làm, thậm chí ở nhiều trường nghề trên 90% học viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp với mức lương khởi điểm từ 3tr -9tr. [1]
 
Do đó, bố mẹ nên cho con trải nghiệm nhiều như làm việc nhà, quan sát con trong thời gian nghỉ hè….để nhận ra thiên hướng, khả năng, sở thích của con.
 
Từ độ tuổi 15-16, phụ huynh có thể cho làm thử bài test về tính cách để có thêm gợi ý về nghề nghiệp mà con nên theo đuổi.
 
Phụ huynh có thể tham khảo trang http://www.humanmetrics.com/cgi-win/jtypes2.asp hoặc trang webfixi.vn.
 
Thứ hai, gia đình và chính bản thân người học cần tìm hiểu nhu cầu lao động của xã hội không chỉ hiện tại mà cả xu thế sau này.

Trăm nghề, nghĩ kỹ chọn lấy một

(GDVN) – Dũng cảm chọn lấy một nghề để theo đuổi, sống chết với nó là quyết định rất khó khăn với nhiều bạn trẻ nhưng có khi đó lại là quyết định đúng đắn nhất!

 
Tâm lý "bầy đàn" của Việt Nam quá nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Bởi nếu những năm 70-80 học Y – Dược là "mốt" thì từ năm 1990 đến năm 2000, cả xã hội đổ xô đi học Quản trị kinh doanh, Kinh tế hoặc Ngân hàng.
 
Điều này dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, ra trường thất nghiệp ồ ạt.
Cho nên, các bậc phụ huynh nên tham khảo những ngành nghề đang thịnh hành trên thế giới để định hướng cho con cái và các bạn trẻ cũng cần chủ động tìm hiểu để có trách nhiệm với tương lai của mình hơn.
 
Thứ ba, hiện nay các yếu tố như truyền thống gia đình, các mối quan hệ cũng có thể được tính đến vì con cái sẽ thuận lợi khi bắt đầu khởi nghiệp nhưng các phụ huynh vẫn nên tham khảo và tôn trọng sở thích của con.
 
Bởi khi được tự chọn, tự quyết định tương lai trong phạm vi khả năng của mình thì các bạn trẻ sẽ có hứng thú học hành và có nhiều cơ hội thành công hơn.
 
Chỉ khi nào gia đình và người học chủ động quan tâm đến hướng nghiệp một cách tỉnh táo thì thảm cảnh thất nghiệp mới có thể được giải quyết, giảm bớt sự lãng phí cho cả gia đình và xã hội.

Theo quy luật hàng năm cho thấy, quý II và quý III là "mùa" sinh viên ra trường nên tỷ lệ tốt nghiệp thường cao, đến quý IV sẽ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế không khả quan như hiện nay và lượng sinh viên không có định hướng nghề nghiệp đúng đắn thì tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian tới khó giảm bền vững. 

Tài liệu tham khảo:

[1] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/306872/3-thang-dau-nam-225-000-cu-nhan-that-nghiep.html



Xem nguồn

Máy lục bình thông minh lọc nước mặn của HS lớp 3

Posted: 27 Aug 2016 12:45 AM PDT


Ý tưởng lọc nước mặn thành muối có hình dáng lục bình của cậu bé Nguyễn Chí Tình, học sinh lớp 3, trường tiểu học Phụng Hiệp, Hậu Giang đã giành giải Nhất cho nhóm lớp 1-3 Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2016.

Vòng Chung kết Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2016 đã diễn ra với sự tranh tài của 30 nhóm các nhà phát minh tí hon đến từ 30 trường tiểu học trên khắp cả nước.

Kết thúc Cuộc thi, BGK đã chấm và chọn trao 02 giải Nhất, mỗi giải học bổng trị giá 20 triệu đồng, 02 Giải Nhì (Học bổng trị giá 14 triệu đồng), 02 Giải Ba (Học bổng trị giá 8 triệu đồng), 04 giải Honda (Học bổng trị giá 4 triệu đồng) và 20 Giải khuyến khích (Học bổng trị giá 2 triệu) được trao cho các ý tưởng còn lại lọt vào Vòng Chung kết. Trường Tiểu học của các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì và Ba sẽ nhận được phần thưởng có giá trị tương ứng là 60, 50 và 40 triệu đồng bằng hiện vật.

vietnamnet

Nguyễn Chí Tình với ý tưởng Máy lục bình thông minh lọc nước mặn thành muối và nước ngọt luôn tỏ ra "tỉnh táo" và phản ứng nhanh với phần hỏi đáp của BGK

vietnamnet

Hình ảnh ngộ nghĩnh của 2 cậu bé Lâm Hoàng Hải Đăng và Võ Hoàng Lực, học sinh lớp 4, trường tiểu học Kim Đồng, Tây Ninh với mô hình "Tàu vũ trụ cung cấp điện cho thế giới".

vietnamnet

Phần đối thoại của Cô bé Phạm Thị Xuân Mai đến từ Long An với mô hình "Nhện giăng lưới tích điện" với chú MC Anh Duy

vietnamnet

Giải Nhất còn lại của Cuộc thi thuộc về ý tưởng "Máy thu và xử lý bão trong lòng đất" của 2 cô gái Đinh Quỳnh Ngân và Đinh Thị Nguyệt Minh, học sinh lớp 4 trường tiểu học Trần Phú, Ninh Bình

vietnamnet

Honda Việt Nam và Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ GD&ĐT tổ chức thành công Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2016.

vietnamnet

Honda Việt Nam sẽ trích quỹ 2,5 tỷ đồng cho các hoạt động khuyến học của năm 2016

Trao học bổng là hoạt động thường niên của Honda khẳng định uy tín của thương hiệu này trong những đóng góp với xã hội.

Minh Ngọc



Xem nguồn

Nữ vô địch điền kinh là Thủ khoa ĐH Sư phạm thể dục thể thao

Posted: 27 Aug 2016 12:03 AM PDT


Thành tích của Nguyễn Thị Tuyết Mai:

– Điểm học tập toàn khóa: 8.81

– Điểm rèn luyện toàn khóa: Xuất sắc

– Đạt danh hiệu sinh viên Giỏi toàn khóa học và học bổng.

– Đạt danh hiệu sinh viên Giỏi và Xuất sắc trong học tập năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015.

– Huy chương vàng nội dung 800m giải điền kinh sinh sinh viên khu vực Hà Nội năm học 2012-2013.

– Huy chương vàng nội dung 3000m giải điền kinh sinh viên toàn quốc 2012.

– Giấy khen của Đoàn trường có thành tích trong công tác tình nguyện.

Thủ khoa trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội

Thủ khoa trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội

Nguyễn Thị Tuyết Mai (sinh ngày 18/3/1994) là "bằng chứng sống" phủ nhận quan niệm cũ rằng con gái ngành thể thao thường khô cứng, thô kệch. Tuyết Mai có ngoại hình đẹp, gương mặt nữ tính cuốn hút.

Cô gái trẻ của huyện Bảo Thắng, Lào Cai cũng đã mang về rất nhiều huy chương các loại trong môn điền kinh. Mới đây, cô đạt danh hiệu Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.

Sinh ra trong một gia đình làm nông, Nguyễn Thị Tuyết Mai được cha mẹ dạy dỗ tính chăm chỉ, không ngại khó. Dù rằng khi còn bé, sức khỏe của em không được tốt nhưng Mai vẫn luôn nuôi ước mơ được học thể thao, trở thành một giáo viên thể dục thể thao.

Vì gia đình không có điều kiện nên Mai tự lập từ sớm. Để nâng cao thể lực, hàng ngày, Mai trèo đèo, lội suối đi học cách nhà hàng chục km. Từ năm 15 tuổi, Tuyết Mai bắt đầu xa nhà để theo chương trình tập huấn năng khiếu thể thao (môn Điền kinh) ở tỉnh.

Cách xa gia đình, Mai học các tự làm mọi việc, từ ăn uống, giặt đồ… tới tự chăm sóc bản thân những lúc ốm đau. Mai kể rằng có lần em ốm mà dám gọi về báo bố mẹ, sợ cả nhà lo rồi lại bỏ công việc lên thăm em thì lại không có ai làm việc đồng áng. Từ đó, em trưởng thành hơn và chín chắn hơn.

Thủ khoa ĐH Sư phạm TDTT tâm sự: "Gia đình em chính là nguồn động lực để em cố gắng trong suốt quãng thời gian qua. Bố em đau ốm suốt, nên mẹ em là lao động chính trong nhà. Mẹ em vất vả, làm tất cả việc đồng áng, lo đi làm thêm để em được học hành đầy đủ.

Công việc nặng quá nhiều khiến mẹ em gầy gò như một người lao lực khiến em rất xót xa. Em luôn nhắc bản thân mình phải cố gắng để mẹ bớt lo phần nào vì em có thể lo được cho bản thân khi xa bố mẹ, xa gia đình".

Tuyết Mai là mộ trong những sinh viên được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Tuyết Mai là mộ trong những sinh viên được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Hoàn cảnh sống khó khăn tạo cho Mai tính cách tiết kiệm. Trong những năm học đại học, em chỉ về nhà vài lần vì tránh tốn kém tiền tàu xe. Nhiều khi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, Mai lại tự động viên chính mình, kiên trì với ước mơ từ bé.

Theo Mai, bí quyết để em trở thành Thủ khoa là vì em có lợi thế trong các môn học vận động, không khó để đạt được thành tích tốt, lại cộng thêm chăm chỉ đối với những môn học văn hoá. Ở trường của Mai, sinh viên được đào tạo rất nhiều bộ môn về nghiệp vụ sư phạm bên cạnh rèn luyện thể dục thể thao. Do vậy, những môn học này cũng có ý nghĩa quyết định không nhỏ đối với tổng điểm của một sinh viên.

Ben cạnh thành tích học tập tốt, Mai còn là một cán bộ lớp được bạn bè, thầy cô tin tưởng. Em là một Bí thư chi Đoàn năng nổ, thường xuyên là ngọn cờ đầu dẫn dắt phong trào thanh niên của trường lớp như phong trào tình nguyện mùa hè, phong trào đền ơn đáp nghĩa, văn nghệ… Mới đây, Mai vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi còn rất trẻ.

Sau khi trở thành Thủ khoa, Tuyết Mai quyết định về quê công tác. Em muốn dành thời gian ở bên gia đình, chăm sóc cho cha mẹ già yếu. Vừa qua, Mai đã thi công chức và đang chờ đợi cơ hội được vào làm việc ở một trường học địa phương hoặc công tác ở Trung tâm Thể dục thể thao của tỉnh Lào Cai.

Nói về quan điểm học thể thao có phần khô cứng, ít nữ tính, Mai cho rằng, con gái ai cũng muốn mình xinh tươi, trắng trẻo và duyên dáng. Mai quan tâm tới vẻ đẹp tươi tắn, năng động và lúc nào cũng vui vẻ, khỏe mạnh đầy sức sống.

Mai Châm



Xem nguồn

HUTECH nhận bàn giao Trạm quan trắc nước thải di động từ CHLB Đức

Posted: 26 Aug 2016 11:20 PM PDT


Đại diện Trường HUTECH nhận bàn giao trạm quan trắc nước thảiĐại diện Trường HUTECH nhận bàn giao trạm quan trắc nước thải

Đây là một sản phẩm nghiên cứu quan trọng trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu Việt – Đức (AKIZ) về giải pháp quản lý nước thải tổng hợp cho các khu công nghiệp giai đoạn 2 được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam hợp tác với Bộ Nghiên cứu và Giáo dục (CHLB Đức) thực hiện.

Được biết, dự án nghiên cứu Việt – Đức (AKIZ) đã triển khai nghiên cứu, thực hiện thiết bị quan trắc môi trường di động Mobilab 3 xuất phát từ vấn đề bảo vệ môi trường – yêu cầu sống còn trong công cuộc phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Do nước ta hiện có khoảng 200 khu công nghiệp đang hoạt động nhưng lại chưa có giải pháp xử lý nước thải bền vững nào được áp dụng. 

Mobilab 3 là thiết bị quan trắc nước thải di động, vận hành tại điểm phân tích, có khả năng thu mẫu tự động và cho kết quả nhanh, truyền dữ liệu trực tuyến, có camera theo dõi cùng máy phát điện. Ưu điểm của Mobilab 3 là linh động, thu dữ liệu đầy đủ và liên tục; tập trung vào các thông số mang tính chỉ thị; thu mẫu tự động theo từng khoảng thời gian, xả thải hoặc tự động thu mẫu đối chứng nếu vượt ngưỡng giá trị cho phép; cho kết quả tức thì và có khả năng cảnh báo nguy hiểm.

Trong hơn 5 năm thực hiện (2010-2016), thiết bị quan trắc Mobilab 3 đã được ứng dụng thành công vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn 

Sau khi bàn giao, Trạm quan trắc nước thải di động Mobilab 3 sẽ được sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập ngay tại HUTECH nhằm phát triển tối đa những tiềm năng của thiết bị quan trắc này. 

Mobilab 3 cũng được sử dụng trong công tác quản lý chất lượng nước thải tại khu công nghiệp và các công ty sản xuất có lượng xả thải lớn, quản lý nước thải tại những khu vực có nguy cơ ô nhiễm hoặc cần được bảo vệ hay tại các vùng nuôi trồng thủy hải sản, các nhà máy xử lý nước. Đây được xem là giải pháp quản lý môi trường đầy triển vọng cho vấn đề nước thải tại các KCN ở Việt Nam.



Xem nguồn

Comments