Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chúc mừng cán bộ Văn phòng Bộ GD&ĐT

Posted: 25 Aug 2016 09:53 AM PDT


Cùng dự buổi gặp mặt có các Thứ trưởng: Nguyễn Vinh Hiển, Bùi Văn Ga, Phạm Mạnh Hùng, lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao sự nỗ lực làm việc của các cán bộ Văn phòng Bộ GD&ĐT trong thời gian qua.

Bộ trưởng nhấn mạnh đến chức năng quan trọng của Văn phòng là cơ quan tham mưu giúp việc cho lãnh đạo và tổng hợp các thông tin tới các đồng chí lãnh đạo.

Bên cạnh các chuyên viên và các cán bộ khác thì cán bộ văn phòng phải vất vả hơn, làm việc nhiều hơn để nắm bắt được công việc. Hiện nay, có nhiều luồng ý kiến, nhiều thông tin đa chiều nên việc tổng hợp là thách thức rất lớn và có yêu cầu cao.

Bộ trưởng nhận định: Qua 5 tháng làm việc, tôi thấy cán bộ công chức đều rất cố gắng. Tuy nhiên chúng ta chuyển sang thời kì mới thực hiện Nghị quyết 29 với nhiệm vụ khác trước cả về số lượng yêu cầu và khác cả về cách tiếp cận. Các cán bộ Văn phòng Bộ cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ, công việc của mình.

Bộ trưởng cũng yêu cầu phải chăm lo tốt đời sống cho các cán bộ văn phòng để họ yên tâm làm việc, đồng thời phải đào tạo đội ngũ trước yêu cầu hội nhập, theo kịp với xu thế phát triển.



Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chúc mừng cán bộ Văn phòng Bộ GD&ĐT nhân ngày truyền thống

Văn phòng Bộ GD&ĐT hiện nay có 218 người đang làm việc trong các đơn vị trực thuộc, trong đó có 72 công chức nhà nước, 146 viên chức hợp đồng lao động.

Văn phòng được giao nhiều nhiệm vụ, từ tham mưu, tổng hợp, soạn thảo các văn bản quan trọng… đến các công việc vất vả như bảo vệ, lái xe, tạp vụ… Ở vị trí công việc nào, các cán bộ công chức, viên chức, người lao động văn phòng đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chánh Văn phòng Phạm Ngọc Phương thay mặt hơn 200 cán bộ công chức, viên chức, người lao động cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng, các Thứ trưởng và sự phối hợp giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công chức trong cơ quan Bộ.

Cán bộ, công chức, viên chức trong Văn phòng sẽ luôn lắng nghe, thực hiện cải cách hành chính để công tác văn phòng hiệu quả hơn cũng như nâng cao điều kiện đời sống làm việc để toàn thể cán bộ công chức tận tâm toàn ý phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ, đóng góp vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT.

Nhân dịp kỉ niệm ngày truyền thống văn phòng cơ quan hành chính nhà nước, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã viết thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động các cơ quan hành chính nhà nước.

 

Bộ trưởng – Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng tin tưởng rằng, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cả hệ thống Văn phòng các cơ quan hành chính nhà nước tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, đẩy mạnh thi đua yêu nước, tập trung cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, vì nhân dân phục vụ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp to lớn hơn nữa cho công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước.



Xem nguồn

'Giáo viên đòi dạy thêm là đấu tranh cho thu nhập cá nhân'

Posted: 25 Aug 2016 09:11 AM PDT


Đó là quan điểm của Lê Nguyên, giáo viên tại Nam Định, sau việc một hiệu trưởng ở TP HCM bật khóc khi nói về dạy, học thêm.

Mới đây, câu chuyện thầy Nguyễn Văn Lợi – Hiệu trưởng Trường tiểu học Thực hành sư phạm Phan Đình Phùng (TP HCM) khóc khi nói về lệnh cấm dạy, học thêm nhận được sự quan tâm của dư luận. Vì sao thầy giáo lại khóc khi nói về câu chuyện muôn thuở này?

Là giáo viên nhiều năm đứng lớp, từng tham gia các lớp dạy thêm trong trường hay ngoài trung tâm, tôi thấu hiểu tâm sự của giáo viên trước quy định cấm dạy, học thêm.

học thêm, dạy thêm, cấm dạy thêm

Nên tạo điều kiện để học sinh học thêm nghệ thuật, ngoại ngữ. Ảnh: Mạnh Thắng.

Thu nhập từ dạy thêm gấp nhiều lần chính khóa

Tiền học thêm bao giờ cũng lớn hơn gấp nhiều lần học phí. Ở khu vực thành phố, học sinh phải trả khoảng 50.000 đồng cho một buổi học thêm. Giáo viên thu về ít nhất 2 triệu đồng một buổi dạy diễn ra khoảng hai tiếng. Trong khi đó, giáo viên hợp đồng dạy chính khóa được trả công khoảng 50.000 đồng.

Thầy cô dạy thêm bên ngoài hoàn toàn có quyền quyết định số buổi học trong một tuần. Nếu dạy thêm 2 buổi mỗi tuần, giáo viên thu về khoảng 16 triệu đồng/tháng. Nếu có 2 lớp, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng.

Giáo viên ở khu vực nông thôn có thể thấp hơn nhưng cũng không ai dạy thêm một lớp dưới 500.000 đồng/buổi. Chưa kể có những người dạy 3 ca mỗi ngày, thu nhập còn lớn hơn rất nhiều.

Hiệu trưởng và người đảm nhận chức vụ quản lý có thu nhập lớn nhất khoảng 30% nếu hoạt động dạy thêm được diễn ra trong trường học. Số tiền đó đủ để họ chẳng quan tâm tiền lương được trả khi đứng lớp chính khóa. Họ sẽ nhanh chóng lên tiếng phản đối quy định cấm dạy thêm.

Nhiều người nói giáo viên dạy thêm vì không thể sống bằng đồng lương là rất nực cười, vì nhiều thầy cô không hề biết đến dạy thêm là gì, họ vẫn phải sống. Rõ ràng, một bộ phận đang không đấu tranh cho thu nhập của giáo viên nói chung, mà lên tiếng cho thu nhập của mình.

Chúng ta thừa nhận có những bác sĩ mở phòng mạch tư, công nhân làm tăng ca, ca sĩ chạy sô kiếm tiền, nhưng sự việc khác nhau hoàn toàn về bản chất.

Không có bệnh nhân nào đến bệnh viện công khám, bác sĩ lại nói bệnh này nặng lắm, chữa trong viện không khỏi, hãy đến phòng khám tư của tôi để chữa. Bác sĩ có thể chữa bệnh ở hai nơi nhưng bệnh nhân không thể vừa chữa bệnh ở bệnh viện vừa chữa bệnh ở phòng khám của cùng một bác sĩ.

Tương tự, không ca sĩ nào hát lại bài hai lần trên cùng một sân khấu, dù bài thứ hai được remix. Về nguyên tắc, phụ huynh học sinh đã nộp tiền học phí, học sinh được quyền học hết bài trên lớp mà không phải trả thêm để học ở bất kỳ đâu nữa.

Sự thật ở các lớp dạy, học thêm

Nhiều giáo viên kêu ca về áp lực dạy trên lớp với khối lượng công việc lớn, trách nhiệm cao, nhưng mấy ai phàn nàn vì mình dạy thêm nhiều quá. Khung chương trình giữa dạy thêm và chính khóa trùng nhau nên giáo viên thường chọn đề cập kiến thức cơ bản trên lớp, rồi nâng cao khi dạy thêm.

Chuyện để bài khó, quan trọng, có trong tiết kiểm tra, dạng hay ra trong đề thi để luyện ở lớp dạy thêm là bình thường. Tâm lý giáo viên luôn coi trọng những tiết học thêm hơn dạy chính khóa, vì thế chỉ học ở lớp không thể thi được.

Thầy cô dạy thêm thường đi trước chương trình để có thời gian ôn luyện. Vì thế, học chính khóa trên lớp chỉ là học lại, mệt mỏi và ngán ngẩm.

Lớp học thêm không có chỗ cho tự học, chỉ có chỗ học để thi. Thông thường, giáo viên giao bài sau đó chữa. Thầy cô hoàn toàn có thể dạy hết bài trên lớp và rèn thêm các bài trong tiết luyện tập. Bài tập giao về nhà với mục đích các em tự học lại được chữa ở lớp học thêm. Nói cách khác, thầy cô dạy hộ, học hộ. Học sinh học máy móc, gặp lại bài tập đó thì làm được, gặp bài dạng khác thì chịu.

Vì thế, đa phần giáo viên dạy thêm phản đối hình thức đổi mới dạy học vì coi đó là phù phiếm, hình thức.

Học thêm khiến thời gian biểu của học sinh luôn kín mít. Chúng ta đấu tranh để mỗi người có 8 tiếng làm việc, 8 tiếng vui chơi và 8 tiếng để ngủ mỗi ngày. Nhưng, nhiều phụ huynh đang ép con mình phải học ngày, đêm, học cả trong năm lẫn học hè mà không biết hiệu quả ra sao.

Học thêm sẽ rất tốt, nếu…

Thực tế nhu cầu học thêm đã và đang giảm. Năm 2016, số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT là hơn 286.100, chiếm 32% tổng số dự thi. Những học sinh này không có nhu cầu học thêm và con số ấy ngày càng tăng.

Nhiều phụ huynh đã dần nhận ra đại học không phải con đường duy nhất. Các trường phải mở cửa để chiêu mộ người học, những áp lực học thêm cũng không còn quá căng thẳng.

Học thêm không bao giờ là xấu nếu là tự học, tự khám phá cái mới. Để thành công hay khẳng định được mình, bạn không thể chỉ cần kiến thức đâu.

Bạn hãy học thêm một ngoại ngữ, học thêm môn nghệ thuật như hội họa, nhạc cụ, ca hát, nhảy múa. Bạn có năng khiếu thể thao, hãy học thêm một môn nào đó. Bạn có hứng thú về máy tính hãy học khóa lập trình…

Có nhiều nghề nghiệp đem lại thu nhập cao nhưng xã hội đề cao nghề dạy học không phải vì thu nhập cao.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

(Theo Zing)



Xem nguồn

Giảm định mức tiết dạy cho GV làm công tác công đoàn không chuyên trách

Posted: 25 Aug 2016 08:28 AM PDT


Theo đó, định mức số giờ dạy được giảm quy định như sau:


 Lưu ý: Việc giảm tiết dạy hằng tuần cho cán bộ kiêm nhiệm công tác công đoàn có thể ảnh hưởng đến phân công giảng dạy cho những người trực tiếp đứng lớp. Do đó, các cơ sở có thể áp dụng linh hoạt bằng việc bố trí tiết giảm dồn vào một số buổi trong tháng, trong học kỳ, trong năm học hoặc thanh toán tiền thừa giờ.

Số tiết dạy được giảm, chỉ tính vào thời gian tiết thực dạy hoặc kiêm nhiệm công tác khác theo quy định của chuyên môn, không tính vào thời gian nghỉ hè, nghỉ sinh con, nghỉ chữa bệnh dài ngày.

Cán bộ công đoàn làm kiêm nhiệm thêm các chức vụ khác đã được giảm định mức tiết dạy thì chỉ được hưởng một chế độ giảm định mức tiết dạy cao nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm.



Xem nguồn

Thêm 12 trường đại học công bố xét tuyển nguyện vọng bổ sung

Posted: 25 Aug 2016 07:45 AM PDT



Dân trí Tính đến 17h ngày 25/8, có thêm 12 trường đại học, cao đẳng công bố xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Như vậy, đến thời điểm này cả nước có 159 trường đại học, cao đẳng thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Thông tin chi tiết thí sinh xem TẠI ĐÂY

Thông tin sẽ tiếp tục được Bộ GD&ĐT cập nhật.

Hồng Hạnh

Dùng chuột để xoay ảnh ↔‘, id));

var desc = $control.find(‘.spin-desc’);
var l = (me.width – desc.width()) / 2;
desc.css(‘left’, l + “px”);

$control.css(‘height’, ‘auto’);

var slides = [];

for (var i = 0; i “;
$(“.VCSortableInPreviewMode[type=3]”).append(htmImg);

}
}
setTimeout(function () {
w360 = $(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).width();
h360 = $(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).height();
$(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).remove();
//console.log(w360 + ‘-‘ + h360);
$(“#slide-360-” + id).spritespin({
// path to the source images.
source: slides,
width: 460, // width in pixels of the window/frame
height: (460 * h360 / w360), // height in pixels of the window/frame
//width: 460, // width in pixels of the window/frame
//height: 330, // height in pixels of the window/frame

frameTime: me.frameTime,
onLoad: function () { me.bindButton(id); }
});
}, 2000);
//

//
}
}
});
},
bindButton: function (id) {
$(‘#reload-spin-‘ + id).bind(‘click’, function () {
$(“#slide-360-” + id).spritespin({
animate: true
});
});
$(‘#slide-360-‘ + id).hover(function () {
$(this).next().hide();
}, function () {
$(this).next().show();
});
}
};

$(“.VCSortableInPreviewMode”).each(function () {
//var img = new Image();
//img.src = image.src;
// return {
// width: img.width,
// height: img.height
// };
if ($(this).attr(“type”) == “3”) {

LoadBox360Details.width = $(this).width();
LoadBox360Details.height = $(this).height();
LoadBox360Details.init($(this));
}

});



Xem nguồn

Cần tăng cường công tác học sinh sinh viên

Posted: 25 Aug 2016 07:04 AM PDT


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa (thứ 3 từ trái sang) trao đổi với các đại biểu tại Hội nghịThứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa (thứ 3 từ trái sang) trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị

Hơn 350 đại biểu đến từ các trường ĐH, CĐ, TCCN và đại diện các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Cà Mau đã về dự Hội nghị. Đây là Hội nghị thứ 2 dành cho phía Nam, sau Hội nghị trước đó dành cho phía Bắc.

HSSV đang đối đầu với nhiều thách thức nóng bỏng

 

Chính sách cho HSSV vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội VN theo chủ trương của Chính phủ để duy trì việc học tập tại các trường ĐH, CĐ, TCCN đến 31/07/2015 có số dư nợ là 26.274 tỷ đồng, với gần 1,3 triệu hộ gia đình, đang vay vốn cho gần 1,5 triệu HSSV đi học. Chưa kể hàng trăm tỷ đồng từ các quỹ học boổng, quỹ hỗ trợ HSSV nghèo vượt khó, quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ khởi nghiệp… củng đã giúp hàng trăm ngàn HSSV vượt qua khó khăn để học tập.


Theo Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT): Từ 2012-2016, theo báo cáo của 226 trường ĐH, CĐ, TCCN đã có 28.981 HSSV bị kỷ luật vì vi phạm các Quy định – Quy chế của ngành GD.

Trong đó có 12.475 em bị kỷ luật khiển trách; 9.926 em bị kỷ luật cảnh cáo; 1.466 em bị kỷ luật đình chỉ một năm học. Đau lòng nhất là con số 5.114 HSSV bị buộc thôi học do vi phạm về an ninh, trật tự an toàn xã hội…

Môi trường xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp. Các lực lượng phản động, các đối tượng xấu ngoài xã hội, đang chủ yếu nhắm vào đối tượng thanh niên – trong đó có số đông HSSV, để bọn chúng kích động chuyển hóa tư tưởng, lôi kéo tụ tập đông người gây mất ổn định và an ninh chính trị.

Chưa kể tình trạng lô đề, cờ bạc trá hình, cho vay nặng lãi, lừa đảo, bán hàng đa cấp, hàng quán mất vệ sinh an toàn thực phẩm, hút chích ma túy, tệ nạn mại dâm…, cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn, tác động rất lớn đến tâm lý, hành vi của HSSV.

Một bộ phận HSSV đã có biểu hiện sa sút về lý tưởng cách mạng, về đạo đức lối sống, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật. Một số trường học triển khai chưa đồng đều công tác quản lý GD chính trị tư tưởng cho HSSV.

Việc GD tuyên truyền chưa được đổi mới, thiếu đa dạng về nội dung hình thức, cũng như việc hỗ trợ, phục vụ HSSV trong đời sống hàng ngày chưa được chu đáo.

Ở một số trường, thiếu chỗ ở trong ký túc xá, thiếu nhà ăn, trạm y tế, khu vui chơi văn hóa, tập luyện thể thao. Phần lớn SV ngoại trú ăn, ở, học tập trong điều kiện nhếch nhác, an ninh không được đảm bảo. Thời gian và kinh phí dành cho hoạt động ngoại khó ở các trường chưa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo HSSV.

Đã và đang xuất hiện nhiều yếu tố tích cực

Chính phủ đã có Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/08/2015 phê duyệt Đề án " Tăng cường đề án giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020". Bộ GD&ĐT củng đã ra Quyết định 410/QĐ-BGDĐT ngày 14/02/2016 ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1501 nói trên của Thủ tướng. Có thể nói đây là 02 Quyết định quan trọng nhất về công tác HSSV.

Bên cạnh đó, còn có một số Quyết định của trung ương; Thông tư của Bộ GD&ĐT và Thông tư liên bộ khác củng liên quan mật thiết đến công tác HSSV, đang được ngành GD&ĐT cả nước tích cực triển khai thực hiện…

Điểm sáng rõ nét nhất là từ năm 2013-2014 đến nay, đã có hơn 500.000 HSSV cả nước tham gia cuộc thi " Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

" Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cũng đã được đưa vào giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐH, CĐ khối không chuyên ngành Mác-LêNin và giáo trình môn GD Chính trị cho các trường TCCN.

Cuộc thi Olympic các môn học nói trên được mang tên "Ánh sáng soi đường" cũng đang được đẩy mạnh ở tất cả các trường ĐH, CĐ, TCCN. Nhiều buổi nói chuyện chuyên đề về Bác Hồ, hội thi làm theo Bác "Sáng mãi tên Người", thi viết làm theo lời Bác…đã thu hút hàng vạn HSSV tham gia.

Nhiều trường tổ chức tốt việc phối hợp chặc chẽ với các cấp ủy Đảng – Chính quyền và Công an các địa phương để tăng cường quản lý HSSV, ngăn ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý những HSSV vi phạm về đạo đức lối sống, luật pháp.

Đa số nhà trường đã có phần mềm quản lý SV, hầu hết các em đã được cấp tài khoản Email, mật khẩu truy cập vào các tiện ích của Website nhà trường, phục vụ tốt cho việc học tập rèn luyện của HSSV mọi nơi mọi lúc.

Những mô hình tốt cần nhân rộng

TS Huỳnh Minh Sơn – Trưởng ban công tác HSSV ĐH Đà Nẵng – cho biết: Trường chúng tôi là một trong những trường đầu tiên triển khai thành công đào tạo theo tín chỉ với triết lý "Người học là trung tâm", góp phần khơi gợi năng lực tự học tư duy sáng tạo cho các em.

ĐH Đà Nẵng cũng sớm thành lập Trung tâm nghiên cứu tư vấn việc làm và du học tự túc cho SV; triển khai hệ thống thông tin quản lý HSSV (UDIMS, version 2013) với cơ sở dữ liệu do chính HSSV cập nhật bằng hình thức trực tuyến qua SCV, kết hợp với các phần mềm phân tích, thống kê làm cơ sở cho hoạt động của công tác HSSV đạt hiệu quả cao.

Đại diện Trường ĐH Kinh tế TP HCM, theo TS Nguyễn Thiện Duy – Trưởng phòng công tác HSSV, điểm nổi bật nhất là trường chúng tôi đã xây dựng được đề án khởi nghiệp cho SV.

Trường đang hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành khởi nghiệp, cung cấp các năng lực khởi nghiệp và thôi thúc ý tưởng khởi nghiệp cho SV. Từ 2016, nhà trường đã thành lập Trung tâm phát triển khởi nghiệp và bộ môn Kyỹ năng mềm, đồng thời huy động nhiều nguồn lực tài trợ cho các dự án khởi nghiệp trong SV… các hoạt động này được hầu hết SV nhiệt tình hưởng ứng, hiệu quả lớn nhất là tạo điều kiện rất thuận lợi để SV ra trường dễ dàng tìm kiếm được việc làm đúng ngành nghề đã được đào tạo.

Kinh nghiệm quan trọng từ ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: nhà trường đầu tư mạnh mẽ hạ tầng Công nghệ Thông tin trong công tác tuyển sinh, quản lý SV, xây dựng phần mềm quản lý đào tạo. Hình thức đối thoại trực tuyến, phát trực tiếp trên Website và Facebook của trường củng thu hút nhiều SV tham gia.

Trường tổ chức ứng dụng chuyên trang online, cho SV đăng ký cấp giấy chứng nhận online, qua đó mọi thông tin liên quan đến học tập rèn luyện của các em đều được cập nhật chính xác kịp thời đầy đủ.

Các ứng dụng của Google như Gmail, Google drive, Google form, Google calendar… được trường sử dụng lồng ghép với các ứng dụng khác, nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý SV.

Đối với ĐH Quốc gia TP HCM, bài học lớn nhất để GD đạo đức lối sống và quản lý HSSV có hiệu quả cao là: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, triệt để của các cấp ủy đạo và ban giám hiệu các trường.

Ban (hoặc Phòng) công tác HSSV là lực lượng chủ công, đầu mối cho tất cả các hoạt động liên quan đến việc học tập và rèn luyện của các em. Bên cạnh đó không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Đãng – chính quyền nơi nhà trường trú đóng (nhất là HSSV ngoại trú)…

Chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Cần tăng cường GD lý tưởng cách mạng , đạo đức lối sống cho HSSV bằng nhiều nội dung, hình thức phù hợp, hiệu quả.

Chú ý rèn luyện năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức trách nhiệm cao của HSSV đối với xã hội.

Đảm bảo tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học, tích cực phổ biến GD pháp luật, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách và hoạt động hỗ trợ phục vụ HSSV. Đẩy mạnh công tác GD thể chất – TDTT, văn nghệ, y tế trường học. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chuyên môn – nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác HSSV.



Xem nguồn

"Doanh nghiệp nên tài trợ nhiều hơn cho khoa học, giáo dục"

Posted: 25 Aug 2016 06:21 AM PDT


GS Ngô Bảo Châu đã khẳng định như vậy tại buổi ký thỏa thuận hợp tác thực hiện “Chuỗi bài giảng toán ứng dụng của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM)” giữa VIASM và Ngân hàng Bản Việt diễn ra chiều qua, 23/8.

viện nghiên cứu cao cấp về toán, GS Ngô Bảo Châu, toán ứng dụng

Lễ ký thỏa thuận thực hiện Chuỗi bài giảng toán ứng dụng của VIASM chiều 23/8. Ảnh: Lê Văn

GS Châu cho biết, Chuỗi bài giảng toán ứng dụng của VIASM là lần đầu tiên tại Việt Nam một doanh nghiệp tài trợ cho một hoạt động khoa học mà lại là một chuỗi bài giảng dù trên thế giới, hình thức này khá phổ biến.

“Hy vọng rằng chuỗi bài giảng đặc biệt của VIASM theo hình thức này sẽ là mở đầu cho sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam tới các hoạt động khoa học. Bởi lẽ, bên cạnh việc tài trợ cho các hoạt động thể thao, giải trí các doanh nghiệp cũng cần quan tâm nhiều hơn tới các hoạt động khoa học” – GS Châu nói.

Chuỗi bài giảng về toán ứng dụng sẽ có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đến Việt Nam để chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng toán học trong các lĩnh vực khác nhau, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, trình độ và hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng Toán trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, tài chính – ngân hàng ở Việt Nam.

Theo GS Châu, từ 2 năm trước, VIASM đã nhận ra rằng công đồng toán Việt Nam vẫn còn yếu về nghiên cứu ứng dụng. “Đến nay đa phần các nghiên cứu (toán học) vẫn chưa có địa chỉ ứng dụng thật sự hiệu quả” – GS Châu nói.

Chính vì vậy, VIASM mong muốn chuỗi bài giảng toán ứng dụng sẽ là bước đầu triển khai các nghiên cứu ứng dụng toán học và các khóa đào tạo, từ đó thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng toán học, triển khai thí điểm và ứng dụng toán học trong nhiều lĩnh vực kinh tế – tài chính – xã hội.

Bài giảng đầu tiên trong chuỗi bài giảng đặc biệt này là về ứng dụng toán trong cơ học chất rắn được thực hiện bởi GS John Ball đến từ Trường ĐH Oxford, Vương quốc Anh từ 23-25/8. Vào năm tới, dự kiến sẽ có bài giảng về ứng dụng toán trong ứng phó biến đổi khí hậu do GS Henri Berestycki đến từ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Toán CAMS.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Bản Việt, đại diện đơn vị tài trợ cho biết, đơn vị này sẽ tài trợ khoản kinh phí từ 10.000-15.000 đô la Mỹ mỗi năm để VIASM để thực hiện chuỗi bài giảng này.

Lê Văn



Xem nguồn

“Thông tư 30 méo mó vì các cấp quản lý trung gian”

Posted: 25 Aug 2016 05:38 AM PDT


– Qua quá trình thực hiện Thông tư 30 (TT30) đánh giá học sinh tiểu học, nhiều giáo viên cho rằng tinh thần nhân văn của Thông tư này bị bóp méo qua các cấp quản lý trung gian. Điều này khiến giáo viên rất vất vả và cảm thấy bị gò bó.

Trục trặc từ khâu trung gian

Trải nghiệm Thông tư 30 từ những ngày đầu đi vào triển khai, điều mà chị Cao Thị H (một giáo viên tiểu học ở Hà Nội) cảm nhận rõ nhất là sự dài dòng và nhàm chán trong việc đánh giá học sinh. Tuy nhiên, chị H vẫn phải cam chịu bởi đó là chỉ đạo từ cấp phòng giáo dục.

"Đa số đồng nghiệp của tôi đi tập huấn Thông tư 30 về đều chia sẻ rất hoang mang. Hai buổi nghe chuyên viên phòng giáo dục nói mà điều ấn tượng nhất trong đầu chúng tôi chỉ là nỗi sợ hãi khi phải ghi nhiều trong các cuốn sổ", chị H kể.

Thông tư 30, TT30, đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá học sinh, Bộ GD-ĐT
Nhiều giáo viên cho rằng tinh thần nhân văn của Thông tư 30 bị bóp méo qua các cấp quản lý trung gian. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Chị H cho rằng, không chỉ chị mà hầu hết các giáo viên không ngại khó, ngại khổ khi nhận xét học sinh, mà ức chế bởi làm việc trong trạng thái bị áp đặt. "Đáng lẽ các lãnh đạo ngành phải hiểu chuyện viết nhận xét được tất cả học sinh là phi thực tế trước nền giáo dục mà sĩ số học sinh mỗi lớp là quá đông. Giáo viên chấm điểm đã hết giờ huống hồ ghi nhận xét được hết học sinh", chị H phàn nàn.

Chị nói thêm: "Bộ trưởng hãy thử "vi hành" thực sự mà không đánh động báo trước các cấp lãnh đạo Sở, phòng, trường thì sẽ hiểu giáo viên vất vả ra sao. Áp lực từ phụ huynh đã khổ sở, giáo viên còn chịu áp lực lớn hơn gấp bội từ phòng giáo dục và nhà trường".

Từng 20 năm kinh nghiệm và nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố, chị Vũ Thị Nhung (Nam Định) cho rằng TT30 gặp sự phản ứng của giáo viên một phần cũng bởi những bắt bẻ, áp đặt máy móc từ cấp phòng, sở.

Chị Nhung kể: "Tôi đã trực tiếp góp ý với lãnh đạo cấp trường nhưng thực tế là không ăn thua gì. May ra đến "tai" Bộ có biết được thì mới mong thay đổi được một chút. Tinh thần TT30 có rất nhiều mặt tích cực đặc biệt không gây áp lực cho học sinh, nhưng về tới phòng giáo dục thì bắt giáo viên ghi thế này thế khác, thậm chí áp đặt từng câu từng chữ".

Chị Nhung chia sẻ: "Nói thật giờ dạy một lớp 50-60 học sinh mà bắt bẻ từng câu từng chữ, mỗi em một lời phê khác nhau thì chúng tôi không thể nghĩ ra được để tránh trùng lặp".

Theo chị Nhung, để giải quyết vấn đề này, Bộ GD-ĐT cần quán triệt, làm tư tưởng đến các khâu trung gian để giáo viên không bị ép.

"Cũng cần có khung cụ thể để thực hiện chứ nói chung chung rất dễ xảy ra chuyện mỗi cấp sẽ làm theo cách hiểu của mình mà Bộ cũng khó kiểm soát và giáo viên cũng không biết dựa vào cái gì để mà nói", chị Nhung đề xuất.

Anh Đoàn Văn Hải, một giáo viên tiểu học ở Bình Phước chia sẻ: "Thực tế không phải giáo viên không biết tinh thần nhân văn của TT30 và quan điểm của Bộ. Nhưng có xuống thực tế với giáo viên một ngày mới thấy, TT30 nhân văn nhưng qua những khâu trung gian đã bị méo mó. Giáo viên vất vả quá đâm chán. Nói nhiều quá nhưng chả ai nghe, chúng tôi cũng chả buồn nói nữa".

Anh Hải tính toán, việc viết nhận xét mỗi em mất từ 3-5 phút, chưa kể câu từ đầy đủ, viết gọn gàng sạch đẹp. "Điều này mất nhiều thời gian dạy học sinh trên lớp. Nhưng phòng chỉ đạo thì có giáo viên nào dám không tuân theo", anh Hải ngậm ngùi.

Theo anh Hải, để xảy ra việc này một phần cũng do sự quản lý của Bộ chưa được sát sao.

Do đó, Bộ nên quy đinh khung về mức độ nhận xét vào vở như một tháng mấy lần hay tăng cường nhận xét bằng lời nói,…

"Bộ GD-ĐT nên có văn bản gửi về các cấp dưới, chứ giờ Bộ đứng trên chỉ đạo nhưng có đến được giáo viên đâu. Có như vậy giáo viên mới có cơ sở nào để mà kêu, và kêu có cơ sở thì mới mong được nghe", anh Hải nói.

Đánh giá A-B-C-D bản chất vẫn là chấm điểm

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, tới đây cách tiếp cận là không "cầm tay, chỉ việc" mà chỉ đưa ra khung chuẩn để đánh giá. Như vậy, vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục bậc tiểu học nhưng cũng mở ra cho thầy cô sự sáng tạo.

Về điều này, anh Hải băn khoăn: "Được sự sáng tạo nhưng các khâu trung gian có thả cho giáo viên sáng tạo không. Bộ vẫn nên có khung quy chuẩn tối thiểu nhất, từ đó, giáo viên lấy làm cơ sở để thực hiện. Chứ nếu thả nổi như hiện nay thì giáo viên vẫn phải răm rắp làm theo các văn bản chỉ đạo của phòng giáo dục".

Chị Vũ Thị Nhung (Nam Định) cho rằng bản thân hoàn toàn đồng ý với hướng của Bộ GDĐT định hướng tới đây sẽ đánh giá học sinh theo A-B-C-D. Bởi theo chị, điều này có thể đánh giá được theo nhóm học sinh. 

"Tuy nhiên, về bản chất sẽ quay về chấm điểm. Bởi rồi phụ huynh và học sinh sẽ tự ngầm hiểm và quy ước A là 9;10, B là 7;8,…", chị Nhung phân tích.

Theo chị Nhung, dù sao việc này cũng tạo áp lực nhẹ nhàng hơn cho học sinh và phụ huynh so với chấm điểm, đặc biệt giảm áp lực cho giáo viên.

"Cũng chỉ nên áp dụng đánh giá theo tháng, quý hoặc học kỳ chứ theo ngày thì chẳng khác gì việc chấm điểm".

Chị Nhung đề xuất, mỗi ngày sẽ chỉ nên nhận xét những em có biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực bất thường thay vì ngày nào cũng nhận xét hết tất cả học sinh theo kiểu chung chung.

"Thậm chí có học sinh chúng ta phải nhận xét liên tục nếu những ngày đó các con có những tín hiệu nổi trội. Đồng nghĩa phải chấp nhận chuyện có những học sinh không cần nhận xét mỗi ngày nếu duy trì phong độ", chị Nhung nói.

Thanh Hùng



Xem nguồn

5 quy tắc phụ huynh cần dạy con chống xâm hại tình dục

Posted: 25 Aug 2016 04:56 AM PDT


 – Clip được thực hiện dựa trên thông tin từ một tổ chức chống nạn xâm hại tình dục trẻ em của Mỹ. 

Mục đích của clip là mong muốn gửi đến các phụ huynh và trẻ em một bài học đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu với các bước từ phòng tránh đến xử lý cụ thể khi có vấn đề liên quan đến xâm hại tình dục. 

  • Nguyễn Thảo (Theo GioiBox)



Xem nguồn

Thủ khoa nhận học bổng 800 triệu khuyên sinh viên bớt lướt Facebook

Posted: 25 Aug 2016 04:14 AM PDT


 – Đinh Xuân Chung là một trong số 100 thủ khoa được Thành đoàn Hà Nội chọn vinh danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám vừa qua.

thủ khoa, thủ khoa đầu ra, Đinh Xuân Chung, học bổng, học bổng Hàn Quốc, kinh nghiệm xin học bổng Hàn Quốc, học bổng Pony Chung

Đinh Xuân Chung – thủ khoa đầu ra khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NVCC

Có thể nói bảng thành tích dài cả trang giấy của Xuân Chung khiến nhiều người ấn tượng. Với điểm học tập toàn khóa 3.73/4, Chung nhận tấm bằng tốt nghiệp loại Xuất sắc của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Chung nhận danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp trung ương năm 2015, đạt giải nghiên cứu khoa học cấp khoa 3 năm liên tiếp, giành một số học bổng như: Pony Chung, ShinnyoEn, Tài năng Việt, bằng khen của ban chấp hành trung ương Hội sinh viên, đoàn trường, hiệu trưởng nhà trường…

Là lớp trưởng 4 năm liên tiếp, Chung tham gia khá nhiều hoạt động ngoại khóa, trong đó có các chương trình giao lưu văn hóa ở các nước như: Jenesys 2.0 năm 2015 tại Nhật Bản, Diễn đàn sinh viên châu Á GPAC 2015 tại Đài Loan, chương trình giao lưu sinh viên Đông Nam Á "The Art Festival 2014" tại Malaysia.

Chia sẻ về bí quyết học tập, Chung cho rằng điều quan trọng nhất là phải có mục tiêu và có đủ kiên trì, nỗ lực để theo mục tiêu đó. "Em luôn đặt mục tiêu cho mình trong việc học tập. Ngoài ra, em cũng để ý đến việc quản lý thời gian học tập, chọn quãng thời gian và địa điểm yên tĩnh để mình có thể tập trung nhất. Em thường học bài trên thư viện".

"Theo em, các bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị xuất sắc của khóa trên" – Chung chia sẻ.

Suốt thời đại học, Chung thuê trọ ở bên ngoài để sống cùng anh trai. Nhà trọ cách trường khoảng 5km, nhưng em vẫn rất chịu khó lên thư viện học bài, nghiên cứu tài liệu. "Em thích đọc sách và dành khá nhiều thời gian trên thư viện. Em thường đọc sách kinh tế. Thư viện ĐH Quốc gia Hà Nội có rất nhiều tài liệu tham khảo viết bằng tiếng Anh, dễ hiểu và bổ ích."

thủ khoa, thủ khoa đầu ra, Đinh Xuân Chung, học bổng, học bổng Hàn Quốc, kinh nghiệm xin học bổng Hàn Quốc, học bổng Pony Chung

Xuân Chung tại chương trình giao lưu sinh viên Đông Nam Á tại Malaysia. Ảnh: NVCC

Khi được hỏi về cách em sắp xếp thời gian để vừa học tốt vừa có thời gian tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, Chung nói, theo em, nếu các bạn sinh viên giảm bớt thời gian lướt Facebook, xem phim và những thú vui vô bổ khác thì ắt sẽ có thời gian đảm bảo cho việc học hành tốt hơn. "Mỗi ngày em chỉ dành khoảng 30 phút, nhiều nhất là 1 tiếng cho việc xem phim, nghe nhạc, lướt Facebook".

Có cơ hội được tham gia các chương trình giao lưu văn hóa ở nước ngoài, Chung chia sẻ, sau những chuyến đi này, em học hỏi được rất nhiều ở bạn bè quốc tế. "Ấn tượng lớn nhất của em là các bạn sinh viên nước ngoài rất năng động. Em học tập được nhiều từ cách các bạn thuyết trình, làm slide, kinh nghiệm nghiên cứu. Ngoài ra, em cũng được mở mang hiểu biết về các nền văn hóa và có cơ hội giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế".

Để đạt được những thành tích học tập và ngoại khóa xuất sắc này, Xuân Chung đã phải rất nỗ lực khi hoàn cảnh gia đình của em khá khó khăn. Bố em bị nhiễm chất độc màu da cam tại chiến trường miền Nam, mẹ làm ruộng, gia đình lại đông anh em – Chung còn tới 4 anh chị phía trên.

Em chia sẻ, ngày trước, gia đình cấy tới một mẫu ruộng, nhưng giờ bố mẹ em cũng cao tuổi, bố em khá yếu, hay ốm, căn bệnh sốt rét của bố em thời chiến đấu thường xuyên tái phát nên ông chỉ có thể làm vườn ở nhà. Rất may là anh trai Chung hiện đang làm việc cho một tập đoàn lớn ở Hà Nội nên kinh tế gia đình đã ổn định hơn. "Hiện tại, mẹ em lên Hà Nội bế cháu cho anh trai. Ruộng thì để lại cho các chị gái ở quê làm. Ba chị gái em đều nghỉ học sớm, làm nông nghiệp và lấy chồng gần nhà".

thủ khoa, thủ khoa đầu ra, Đinh Xuân Chung, học bổng, học bổng Hàn Quốc, kinh nghiệm xin học bổng Hàn Quốc, học bổng Pony Chung

Xuân Chung cùng các bạn trong chương trình Jenesys 2.0 tại Nhật Bản. Ảnh: NVCC

Tuy vậy, điểm ấn tượng nhất trong bảng thành tích của Xuân Chung là suất học bổng toàn phần chương trình Thạc sĩ 2 năm tại ĐH Hàn Quốc của quỹ Pony Chung. Suất học bổng này cũng là minh chứng cho nguyên tắc "đặt mục tiêu trong học tập" của em.

Chung cho biết, em biết đến học bổng này từ năm thứ 2, sau đó em tìm hiểu các thông tin cũng như các yêu cầu của học bổng. "Em nỗ lực từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Em chuẩn bị đầy đủ mọi thứ và đến lúc nộp hồ sơ em chỉ nộp thôi. Do thời gian chuẩn bị khá dài và chu đáo nên em đã may mắn nhận được học bổng này".

Được biết, quỹ Pony Chung chi trả cho em 25% học phí và toàn bộ sinh hoạt phí – tương đương 900.000 won/ tháng (khoảng 18 triệu VNĐ), còn lại 75% học phí là do ĐH Hàn Quốc hỗ trợ. Tính tổng mức học bổng mà Chung nhận được trong vòng 2 năm theo học là gần 800 triệu đồng.

Theo chàng trai sinh năm 1995, hồ sơ của em có 3 điểm mạnh giúp em đạt được học bổng, đó là: điểm học tập cao, có thành tích trong nghiên cứu khoa học và tham gia nhiều chương trình giao lưu sinh viên quốc tế, được đi nước ngoài khá nhiều.

Chung chia sẻ, sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ, em dự định sẽ tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ước mơ được quay trở về ĐH Quốc gia Hà Nội làm giảng viên.



Xem nguồn

Thêm thí sinh kêu cứu Bộ Công an vì chưa được nộp hồ sơ vào ĐH Cảnh sát

Posted: 25 Aug 2016 03:31 AM PDT


Thi đại học được 23,25 điểm và dư điểm đậu ngành Điều tra trinh sát nhưng thí sinh Phạm Huy Trãi (dân tộc H're) vẫn chưa nhận được thông báo gì từ trường Đại học Cảnh sát Nhân dân TP. HCM.

Nhận được đơn cầu cứu của em Phạm Huy Trãi (SN 1998, người dân tộc H're), chúng tôi về thôn Huy Ba 2, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi để tìm hiểu sự việc.

Trước đó, trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, thí sinh Phạm Huy Trãi (SN 1998, người dân tộc H're, quê thôn Huy Ba 2, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) học sinh lớp 12C, Trường THPT Quốc văn Sài Gòn đã đạt tổng 23,25 điểm khối C trong đó môn Ngữ văn 7,50 điểm, Lịch sử 7 điểm và Địa lý 8,75 điểm tại cụm thi trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP. HCM).

xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, thí sinh kêu cứu, kêu cứu Bộ Công an, nộp hồ sơ, ĐH Cảnh sát Nhân dân TP. HCM

Cho rằng công an địa phương thiếu trách nhiệm trong việc làm hồ sơ, em Phạm Huy Trãi và gia đình viết đơn cầu cứu khắp nơi.

Với số điểm này, em đủ vào ngành Điều tra trinh sát (điểm chuẩn 22,75 áp dụng cho thí sinh nam) trường Đại học Cảnh sát Nhân dân TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không hiểu vì sao em vẫn không nhận được giấy báo nhập học. Em đã viết đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ công an Thượng tướng Tô Lâm, Giám đốc công an tỉnh Quảng Ngãi, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và các cơ quan báo chí.

Ngày 24/8, trao đổi với PV, em Trãi cho biết: “Ngay từ tháng 3/2016, em đã hoàn tất các thủ tục trong hồ sơ theo yêu cầu của Công an huyện Ba Tơ và nộp hồ sơ lên trụ sở Công an huyện. Ngày 29/7, em tiếp tục nộp thêm bảng điểm kết quả thi THPT Quốc gia và giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời lên cho Công an huyện Ba Tơ.

Tuy nhiên, đến ngày 18/ 8, thấy các bạn đăng ký thi vào ngành Công an đã có giấy báo nhập học  hưng em vẫn chưa có bất cứ thông tin gì từ phía Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân TP. HCM. Lo lắng nên gia đình em đến hỏi công an Huyện Ba Tơ thì được họ trả lời: Hồ sơ bị trục trặc không gửi đi được.

“Sau đó gia đình em trực tiếp lên công an hỏi trưởng công an huyện Ba Tơ thì được trả lời: Đang chờ sự giải quyết của công an tỉnh. Kỳ thi này

em chỉ đăng ký trường ĐH Cảnh sát Nhân dân TPHCM nên giờ không biết làm sao cả”.

xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, thí sinh kêu cứu, kêu cứu Bộ Công an, nộp hồ sơ, ĐH Cảnh sát Nhân dân TP. HCM

Trãi viết đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ Công an.

“Bức xúc, lo lắng gia đình tôi mới ra công an tỉnh Quảng Ngãi để hỏi thăm sự việc thì nhận được câu trả lời: Việc này do công an huyện Ba Tơ bổ sung hồ sơ không đúng thời hạn, nên chúng tôi đã trả hồ sơ về huyện”, em Trãi viết trong đơn kêu cứu cơ quan chức năng.

Nghe con mình nói, cô Ngô Thị Mai (SN 1976, mẹ em Trãi) buồn bã, cho biết: “Lý lịch gia đình tôi không có gì khuất tất để ảnh hưởng đến việc nhập học con tôi. Trong khi đó, hồ sơ lý lịch của con tôi đã được gửi cho Công an huyện cách đây nửa năm nhưng không hiểu vì sao Công an huyện lại chậm trễ trong việc điều tra lý lịch đã gửi muộn sau ngày 5/8/2016, điều này đã làm ảnh hưởng nặng nề khiến con tôi không được nhập học, trúng tuyển vào Trường đại học Cảnh sát nhân dân.

Con tôi là người dân tộc thiểu số, lại mồ côi cha, tôi đã bán hết tài sản để cho con ăn học mà giờ nó đậu đại học thì lại xảy ra sự việc bức xúc như thế này…”.

Được biết, em Trãi là người dân tộc H're, mồ côi cha khi chỉ mới 1 tuổi. Mặc dù hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nhưng nhiều năm liền Trãi luôn đạt học sinh giỏi, đặc biệt trong năm học 2012-2013, Trãi còn đạt giải Nhì học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử.

Sau khi hoàn thành chương trình THCS, em Trãi được Quỹ học bổng Vừ A Dính tài trợ học tiếp 3 năm học tại trường THPT Quốc Văn Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Cả 3 năm học THPT, em Trãi luôn nỗ lực đạt danh hiệu học sinh giỏi (lớp 10 với 8.0; lớp 11 đạt 8,3 và lớp 12 là 8,7).

“Nhà tôi không có ai bị tù tội hoặc lý lịch không trong sạch, nếu hồ sơ bị trục trặc thì tại sao công an địa phương không báo ngay từ đầu mà phải đợi đến lúc gia đình tôi đến hỏi thì họ trả lời như vậy. Nếu bây giờ họ cứ đùn đẩy trách nhiệm như vậy thì liệu cháu tôi có được nhập học đúng thời gian quy định và có trường nào chấp nhận hồ sơ cháu hay không?”, chị Trần Thị Thua, dì của Trãi chia sẻ.

Chiều ngày 24/8, PV đến liên hệ với Công an tỉnh Quảng Ngãi nhưng được thông báo là lãnh đạo đang bận họp và hẹn đặt lịch làm việc sau. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhập thông tin về vụ việc này sau khi liên hệ được với cơ quan chức năng.

Theo Trí Thức Trẻ



Xem nguồn

Comments