Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường học Hà Nội dùng sổ điểm điện tử từ năm học mới

Posted: 23 Aug 2016 09:52 AM PDT


– Từ năm học 2016-2017, ngành GD-ĐT Hà Nội áp dụng quy chế quản lý và sử dụng sổ điểm điện tử tại tất cả các trường THCS, THPT và Trung tâm GDTX trên toàn thành phố.

Quy chế quy định rõ trách nhiệm của các cấp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các tổ, nhóm, bộ phận có liên quan đến quy trình sử dụng sổ điểm điện tử.

sổ điểm điện tử, năm học 2016-2017, Sở GD- ĐT Hà Nội
Ảnh minh họa: gdtd.vn

Cụ thể, các giáo viên chủ nhiệm sẽ phải cập nhật danh sách và sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm học; cập nhật kiểm diện học sinh định kỳ theo tháng; cập nhật xếp loại hạnh kiểm học sinh của lớp vào mỗi cuối học kỳ, cả năm.

Cùng đó, thực hiện chức năng kiểm tra điểm trung bình các môn, xếp loại học lực, danh hiệu cuối mỗi học kỳ và cả năm; kiểm tra Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm theo quy định.

Ngoài ra, giáo viên cũng thực hiện chức năng kiểm tra lại các kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của từng học kỳ, cả năm học của học sinh trên phần mềm. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè…

Với các giáo viên bộ môn, thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm theo quy chế của Bộ GD-ĐT. Trực tiếp nhập điểm và nhận xét học sinh của các lớp mình phụ trách giảng dạy vào phần mềm. Đảm bảo chính xác, công khai ngay sau khi cho điểm vào sổ điểm cá nhân.

Thực hiện chức năng kiểm tra điểm trung bình môn học theo học kỳ, cả năm của học sinh do lớp mình phụ trách.

Thực hiện nhận xét tuần về nề nếp học tập bộ môn do mình trực tiếp giảng dạy (nếu có).

Thanh Hùng



Xem nguồn

5 kiến nghị thúc đẩy ngoại giao giáo dục của Bộ trưởng Nhạ

Posted: 23 Aug 2016 09:10 AM PDT


Trong bài phát biểu tại hội nghị Ngoại giao sáng nay, 23/8, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra 5 việc cần giải quyết để thúc đẩy ngoại giao giáo dục trong thời gian tới.

Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngành giáo dục đã xác định hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành được thể hiện qua 3 khía cạnh:

Đầu tiên là hội nhập quốc tế về đào tạo thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ… Theo ông Nhạ, thời gian tới ngành giáo dục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, không chỉ trong giáo dục đại học mà cả trong giáo dục phổ thông.

Về hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, thông qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của Việt Nam với các đối tác nước ngoài, ông Nhạ cho rằng đây là điểm còn hạn chế trong thời gian qua.

"Nếu làm tốt nhiệm vụ này thì sẽ tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng sáng tạo của các nhà khoa học nước ngoài để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và chất lượng các hoạt động đào tạo của nước ta" – Bộ trưởng Nhạ nói.

Về hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, ông Nhạ cho biết đây là hoạt động truyền thống, phổ biến song chưa có một kế hoạch tổng thể để quản lý hiệu quả và có được nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của đất nước.

Từ đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất 5 công việc mà ngành giáo dục cần sự hỗ trợ, phối hợp của ngành ngoại giao để thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục.

Một là, thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu hợp tác của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước sở tại sau khi đã thẩm định kỹ năng lực và tiềm năng phát triển của đối tác.

Hai là, giới thiệu các mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, các kinh nghiệm hay trong cải cách giáo dục; giới thiệu các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài có uy tín đến Việt Nam làm việc, đồng thời, vận động các nhà khoa học, giảng viên, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc.

Ba là, đôn đốc cơ quan quản lý giáo dục cũng như các đối tác của nước sở tại thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ hoặc các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam với Chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ngoài.

Bốn là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, diễn đàn quốc tế lớn về giáo dục và đào tạo.

Năm là, hỗ trợ công tác quản lý lưu học sinh và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những địa bàn không có cán bộ chuyên trách phụ trách hợp tác về giáo dục.

"Chúng tôi mong muốn Việt Nam quan hệ hợp tác ở đâu, giáo dục phải hiện diện ở đó. Chúng ta đã làm tốt ngoại giao về chính trị, tích cực triển khai ngoại giao về kinh tế, mong rằng thời gian tới sẽ thúc đẩy ngoại giao về giáo dục".



Xem nguồn

147 trường xét tuyển bổ sung

Posted: 23 Aug 2016 08:28 AM PDT


 – Bộ GD-ĐT vừa tiếp tục công bố thông tin xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 cập nhật đến 16h00 ngày 23/8/2016 của 147 trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Tham khảo chi tiết, độc giả bấm vào đường dẫn này để tải file: TẠI ĐÂY

XÉT TUYỂN BỔ SUNG

Thí sinh vắng bóng, hiệu trưởng chơi trò “Pokemon xét tuyển”

Đây là lời nói đùa của một trưởng phòng đào tạo khi được hỏi về tình hình xét tuyển của trường. Vị trưởng phòng này "than thở": "Mấy hôm xét tuyển đợt 1 đã vắng, đến hôm nay ngày đầu xét tuyển bổ sung cũng chưa thấy có mấy thí sinh. Chúng tôi "rảnh rỗi" lắm, đi bắt Pokemon cũng được".

“Thí sinh đang chơi canh bạc đầy rủi ro”

Phụ huynh của em N.K Duy còn cho biết, ông đã xin địa phương giấy chứng nhận hộ nghèo để chứng minh gia đình không có điều kiện cho con theo học ở trường để xin được rút hồ sơ.

 



Xem nguồn

Đài Loan di dời trường học gần Formosa vì ô nhiễm

Posted: 23 Aug 2016 07:45 AM PDT


Chính quyền Đài Loan thông báo hôm 23/8 rằng, chi nhánh ở Syucuo của Trường Tiểu học Ciaotou sẽ được chuyển giao cho Trường Tiểu học Fongrong ở Lunbei để học sinh không phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm của Công ty Hóa dầu Formosa ở thị trấn Mailiao, Yunlin.

Một nghiên cứu kéo dài 3 năm của Viện Nghiên cứu Sức khỏe quốc gia (NHRI) cho thấy nồng đồ axit thiodiglycolic trong nước tiểu – một chỉ số là tác nhân gây ung thư – của học sinh Syucuo cao hơn đáng kể so với học sinh ở các trường khác.

Phát hiện này đã được báo cáo tới Sở Y tế Yunlin và Cơ quan Bảo vệ môi trường hồi tháng 6 để quyết định xem chi nhánh Syucuo – cách Formosa khoảng 900m – có nên được di dời hay không.

Formosa, ô nhiễm môi trường, môi trường

Tập đoàn Formosa ở TP Mailiao, Đài Loan. Ảnh: Getty Images

Trong một diễn đàn có sự tham gia của các nhóm dân sự bàn về vấn đề này hồi tuần trước, giáo sư về sức khỏe cộng đồng Chan Chang-chuan tới từ ĐH Quốc gia Đài Loan – người đã tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học gần khu vực có hóa chất này trong nhiều năm nay – đã đề nghị chính quyền nên di dời học sinh ở chi nhánh Syucuo nhằm bảo vệ sức khỏe các em.

Tại Cơ quan Bảo vệ sức khỏe, giám đốc Viện Khoa học sức khỏe môi trường – ông Guo Yue-liang – cho biết, nghiên cứu của NHRI đã cho thấy nồng độ axit thiodiglycolic trong nước tiểu của học sinh chi nhánh Syucuo sau khi chuyển tới cơ sở chính của Trường Tiểu học Ciaotou đã giảm xuống khoảng 20%.

Ông Guo cho biết, khi nồng độ axit này trong nước tiểu cao hơn 160mcg/g có thể gây hại cho gan, trong khi nồng độ trước khi học sinh cơ sở này được di dời là 1730mcg/g.

Hôm 5/8, Bộ Giáo dục Đài Loan đã phê duyệt ngân sách 27.404 USD cho trường Fongrong để mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất của trường, dự kiến sẽ hoàn thành trước khi năm học mới bắt đầu vào 29/8 tới.

Chính quyền Đài Loan cũng yêu cầu tất cả ban ngành hỗ trợ chính quyền Yunlin, tham gia công tác truyền thông về những mối nguy hiểm với học sinh, gia đình và nhà trường, đồng thời tiếp tục điều tra về nguyên nhân ô nhiễm, giám sát môi trường và tiến hành nghiên cứu dịch tễ học về những rủi ro sức khỏe cho các đối tượng nhạy cảm.

  • Nguyễn Thảo (Theo Taipei Times)



Xem nguồn

"Thí sinh đang chơi canh bạc đầy rủi ro"

Posted: 23 Aug 2016 07:04 AM PDT


Nhiều thí sinh trúng tuyển đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho các trường nay lại tới trường xin rút vì có nguyện vọng nộp vào trường khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

Mang sổ hộ nghèo tới trường xin rút hồ sơ

Sáng nay, thí sinh N.K Duy, quê ở huyện Lục Nam, Bắc Giang tới Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để xin rút giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia đã nộp vào trường từ ngày 19/8.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển đợt 2
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển tai Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Lê Văn

Duy cho biết, đây là năm thứ 2 em thi ĐH. Năm ngoái, em thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt mức điểm 24,75 (tính cả điểm ưu tiên) nhưng không đỗ nên quyết định ở nhà ôn thêm một năm để thi lại.

Năm nay, em lại tiếp tục thi vào hệ Kỹ sư quân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt mức điểm bằng năm ngoái là 24,75. Với mức điểm này, Duy không đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự đồng thời trượt cả nguyện vọng 1 vào ngành CN2 của Trường ĐH Bách khoa.

Theo đăng ký nguyện vọng 2, Duy được gọi vào ngành Kỹ thuật hạt nhân của Trường ĐH Bách khoa HN và đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia để xác nhận nhập học vào ngành này của trường.

Tuy nhiên, tới nay, khi thấy trường Học viện Kỹ thuật quân sự xét tuyển bổ sung, Duy muốn rút lại giấy chứng nhận kết quả thi để nộp hồ sơ tuyển bổ sung vào Học viện Kỹ thuật quân sự hệ kỹ sư dân sự.

Hệ này của Học viện Kỹ thuật quân sự năm nay tuyển bổ sung tới 560 chỉ tiêu. Mức điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 cũng không cao, chỉ từ 19,25 – 22,5 tùy từng tổ hợp khối thi.

Duy cho biết, nếu nhà trường không cho em rút giấy chứng nhận kết quả thi thì em cũng không nhập học vì ngành Kỹ thuật hạt nhân không phải là ngành em yêu thích.

Một số phụ huynh khác cũng đến Trường ĐH Bách khoa HN với lý do tương tự và mặc dù cán bộ của hội đồng tuyển sinh đã giải thích quy định của Bộ GD-ĐT năm nay là không cho thí sinh rút lại giấy chứng nhận kết quả thi, song nhiều phụ huynh không đồng tình vì cho rằng, quyền học ở trường nào là việc của thí sinh chứ trường không thể ép buộc.

Thậm chí, phụ huynh của em N.K Duy còn cho biết, ông đã xin địa phương giấy chứng nhận hộ nghèo để chứng minh gia đình không có điều kiện cho con theo học ở trường để xin được rút hồ sơ.

Không chỉ có Trường ĐH Bách khoa HN, trong 2 ngày vừa qua, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân mặc dù không xét tuyển bổ sung song vẫn có thí sinh tới trường để xin rút giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia.

Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, một số thí sinh cũng tới trường xin rút hồ sơ với lý do có nguyện vọng nộp trường khác. Tuy nhiên, cán bộ nhà trường đã phải giải với các em và phụ huynh rằng quy chế năm nay không cho phép thí sinh rút giấy chứng nhận kết quả.

Tương tự, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho biết trong ngày hôm qua và hôm nay cũng có một số trường hợp đến rút hồ sơ. Tuy nhiên, nhà trường không giải quyết vì theo quy định thí sinh không được rút hồ sơ khi đã trúng tuyển.

Thí sinh đang chơi một canh bạc đầy rủi ro

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa HN cho biết, 2 hôm nay, Trường ĐH Bách khoa tiếp nhận một số trường hợp thí sinh tới xin rút hồ sơ để nộp xét tuyển bổ sung các trường quân đội. Tuy nhiên, ông Điền cho biết, theo quy định, trường không thể giải quyết cho các thí sinh.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển đợt 2
Các thí sinh đang chơi một canh bạc đầy rủi ro trong đợt xét tuyển bổ sung. Ảnh: Lê Văn.

Kể cả trường có trả lại giấy chứng nhận kết quả thi và các em đi nộp vào trường khác thì giấy chứng nhận này không thể nhập lên hệ thống của Bộ GD được nữa vì mã số tuyển sinh của các em đã bị vô hiệu hóa” – ông Điền giải thích.

Cũng theo ông Điền, đa phần thí sinh đều nghèo nên đều có mong muốn vào các trường quân đội, công an để không phải đóng học phí vì thế, hy vọng của thí sinh rất lớn nhất là năm nay, các trường quân đội lại hạ điểm chuẩn và tuyển bổ sung.

Năm nay cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm, 18 trường quân đội đều tuyển bổ sung. Tổng số chỉ tiêu tuyển bổ sung của các trường quân đội lên tới hơn 1.000 chỉ tiêu, chưa kể hệ dân sự.

Trong khi đó, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng việc thí sinh đến xin rút hồ sơ là hiệu ứng tất yếu của quy định cho phép các trường hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung trong quy chế tuyển sinh năm nay.

“Chẳng hạn một em nộp nguyện vọng 1 vào ngành A lấy 25 điểm, ngành B lấy 24 điểm. Nếu thí sinh trượt ngành A vì chỉ được 24 điểm phải vào ngành B. Nhưng đến nay ngành A hạ điểm xuống 24 điểm để tuyển bổ sung thì với điểm của thí sinh lại đủ trúng tuyển nên nhiều em mới có nguyện vọng muốn rút hồ sơ” – ông Triệu dẫn dụ.

Tuy nhiên, ông Triệu cho rằng, đây là luật chơi đã đặt ra và thí sinh buộc phải chấp nhận để đảm bảo công bằng cho các thí sinh khác. “Sẽ không có một phương pháp tuyển sinh nào hoàn hảo nhất là trong bối cảnh hiện tại” – ông Triệu nói.

Bên cạnh đó, ông Triệu cũng cho rằng, các thí sinh cũng đang phải chơi một canh bạc đầy rủi ro vì, hầu hết đều có tâm lý cho rằng, tuyển bổ sung thì điểm sẽ thấp xuống. Tuy nhiên, nếu nhiều thí sinh cùng nộp hồ sơ thì điểm chuẩn đương nhiên sẽ cao lên và nguy cơ trượt của thí sinh cũng rất cao.

Ông Nguyễn Phong Điền cũng khẳng định rằng Trường ĐH Bách khoa HN sẽ không hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung. “Hiện trường đã tuyển 5.500 chỉ tiêu, việc trường tuyển bổ sung thực chất là để tìm kiếm những thí sinh điểm cao nhưng đã trượt nguyện vọng 1 chứ không phải vì thiếu thí sinh” – ông Điền khẳng định.

Lê Văn

“Chỉ tiêu tuyển sinh tăng nên nguồn tuyển giảm”

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, trong những năm gần đây số lượng thí sinh đăng ký thi/xét tuyển vào đại học tương đối ổn định trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ngày càng tăng làm nguồn tuyển giảm đi. 



Xem nguồn

"Nhận thí sinh dưới 24 điểm vào ngành y, chúng tôi áy náy"

Posted: 23 Aug 2016 06:21 AM PDT


– Năm 2016 là lần đầu tiên trong lịch sử mà các trường y-dược "ế ẩm" ngành Y đa khoa khi không tuyển đủ chỉ tiêu đợt 1 và phải nghĩ tới việc phải xét tuyển bổ sung nguyện vọng 2.

Năm nay điều "kỳ lạ" đã xảy ra khi hết thời gian nhập học đợt 1, số thí sinh xác nhận vào Trường ĐH Y Hà Nội chỉ đạt 71% chỉ tiêu toàn trường. Đặc biệt, ngành Y đa khoa vốn rất "hot", thường đủ chỉ tiêu ngay đợt xét tuyển đầu tiên, thậm chí có những năm thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt, thì năm nay còn thiếu tới 50 chỉ tiêu.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung đợt 1, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển đợt 2 2016, trường xét tuyển bổ sung.năm đầu tiên trong lịch sử, lịch sử ngành y, lịch sử trường y, ngành y đa khoa, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH-Dược Hải Phòng

Năm 2016 là lần đầu tiên trong lịch sử mà các trường y "ế ẩm" ngành Y đa khoa khi không tuyển đủ chỉ tiêu đợt 1 và cũng là thực trạng chung của các ngành.

Ông Nguyễn Đức Hinh, hiệu trưởng nhà trường nhìn nhận: Các trường y-dược và đặc biệt là ngành Y đa khoa có mức điểm cao nhất khối B; việc thông tin thiếu sẽ là quá mạo hiểm để đăng ký vào dù có các em rất muốn.

“Thông tin phải công bố để thí sinh chọn lựa, biết nên nộp vào đâu thì "có cửa". Giống như khi đầu tư vào đâu thì phải có đầy đủ thông tin thì đầu tư mới chuẩn được”.

Ông Hinh cho rằng khi mà số chỉ tiêu y- dược vẫn ở mức độ chưa đột biến, riêng Trường ĐH Y Hà Nội số chỉ tiêu gần như không thay đổi trong suốt 10 năm nay, việc xảy ra "đột biến" chỉ có thể do hệ thống chứ không thể từ phía người học.

Vị hiệu trưởng cũng bác bỏ hướng thí sinh giỏi "đổ" đi du học bởi đây nếu có cũng chỉ là số ít.

"Trường chúng tôi năm ngoái chỉ có 5 em không nhập học với lý do là đi du học nước ngoài thôi", ông Hinh dẫn chứng.

TS Ngô Thanh Bình, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y- Dược Thái Bình cũng chia sẻ, nhiều năm gần đây trường không phải xét tuyển bổ sung nguyện vọng 2 nhưng năm nay câu chuyện hoàn toàn khác.

Đồng quan điểm với ông Hinh, song ông Bình nghĩ đến hướng có thể năm nay thí sinh đăng ký 2 trường 2 khối khác nhau và rồi khi trúng tuyển lại chọn trường không phải khối B. Ngoài ra, hướng đi du học cũng là có thể. "Đấy có thể cũng là những nguyên nhân nhưng thực tế tôi cho lượng này khó mà nhiều được", ông Bình nói.

TS Nguyễn Văn Khải, Trưởng phòng đào tạo Y- Dược Hải Phòng cho biết, sau đợt 1, số thí sinh đăng ký nhập học mới chỉ đạt hơn 65% số chỉ tiêu. Trong khi, năm ngoái chỉ gọi đợt 1, số thí sinh đã đạt gần 100% chỉ tiêu.

Nguyên nhân mà ông Khải nghĩ đến là việc Bộ cho thí sinh chọn quá nhiều nguyện vọng, cụ thể ở đây là hai trường.

"Nhưng khi đã nộp vào trường y-dược, nếu trúng tuyển thì đều là các em điểm cao. Như vậy gần như hầu hết các em đó sẽ trúng tuyển cả hai trường. Ví dụ như trường chúng tôi và Y Thái Bình gần như là phải chia sẻ người học với nhau. Nộp hai trường, vào trường này thì thôi trường kia. Do đó, mới gây ra tình trạng ảo", ông Khải nói.

Với ngành Y đa khoa, trường này đã tính tuyển vượt 22% chỉ tiêu để trừ hao, nhưng vẫn thiếu.

Theo ông Khải, Bộ GDĐT có quy định là không được phép vượt chỉ tiêu nên các trường không dám liều. Cùng đó, nếu các trường mạnh dạn gọi vượt đến 80 hay 100% thì có thể đủ được chỉ tiêu. Tuy nhiên, lại đứng trước lo ngại về chất lượng ngành y.

"Với ngành khác thì không sao nhưng nhận thí sinh vào ngành Y với mức điểm dưới 24 thì bản thân chúng tôi cũng thấy áy náy. Bởi lấy thí sinh điểm thấp cũng không an tâm lắm cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Do đó, dù đủ hay không, sau nguyện vọng 2, chúng tôi có thể vẫn phải dừng ở một mức điểm để đảm bảo chất lượng".

Về điều này, ông Nguyễn Đức Hinh cho rằng, với ngành Y, chất lượng đầu vào của nguồn tuyển là hết sức quan trọng và Trường ĐH Y Hà Nội cũng sẽ chấp nhận thiếu chỉ tiêu chứ không "phá" chuẩn.

"Đâu phải mức độ nào cũng tiếp thu kiến thức được như nhau. Người 20 điểm với người 25 điểm khác nhau nhiều lắm chứ. Tính theo cá nhân có thể có chuyện học tài thi phận nhưng xét trên bình diện đám đông thì điều này rất có ý nghĩa và chênh lệch là rõ rệt".

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng nguyên nhân không hẳn do Bộ không cho phép các trường công khai diễn biến xét tuyển và siết quy định không cho tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký.

Theo ông Ga, năm ngoái khi thí sinh chỉ được phép đăng ký vào một trường duy nhất nên diễn biến đăng ký xét tuyển ở các trường là thông tin rất quan trọng để thí sinh tham khảo quyết định việc rút/nộp hồ sơ.

"Năm nay qui chế cho phép thí sinh được đăng ký 2 trường trong đợt 1 và 3 trường trong mỗi đợt xét tuyển bổ sung thì thông tin diễn biến xét tuyển ở từng trường không có giá trị tham khảo. Bởi các trường không biết thí sinh đăng ký thêm trường nào khác ngoài đăng ký vào trường mình. Vì vậy việc công bố thông tin diễn biến xét tuyển ở các trường không những không giúp ích gì cho thí sinh mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng", ông Ga lý giải.

Theo ông Ga, Bộ đã cung cấp cơ sở dữ liệu thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác nhau để trường phân tích lựa chọn tỉ lệ dôi dư phù hợp. "Tỉ lệ này cao thấp phụ thuộc các trường. Có trường gọi dư 100% chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ, có trường chỉ gọi dư khoảng 10% đã tuyển đủ rồi. Thực tế có nhiều trường đã phân tích dữ liệu rất tốt và đã đưa ra được quyết định hợp lý trong đợt 1 vừa qua", ông Ga nói.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Mang sổ hộ nghèo đi rút hồ sơ tìm "cửa" xét tuyển bổ sung

Posted: 23 Aug 2016 05:39 AM PDT


Nhiều thí sinh trúng tuyển đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho các trường nay lại tới trường xin rút vì có nguyện vọng nộp vào trường khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

Mang sổ hộ nghèo tới trường xin rút hồ sơ

Sáng nay, thí sinh N.K Duy, quê ở huyện Lục Nam, Bắc Giang tới Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để xin rút giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia đã nộp vào trường từ ngày 19/8.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển đợt 2
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển tai Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Lê Văn

Duy cho biết, đây là năm thứ 2 em thi ĐH. Năm ngoái, em thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt mức điểm 24,75 (tính cả điểm ưu tiên) nhưng không đỗ nên quyết định ở nhà ôn thêm một năm để thi lại.

Năm nay, em lại tiếp tục thi vào hệ Kỹ sư quân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt mức điểm bằng năm ngoái là 24,75. Với mức điểm này, Duy không đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự đồng thời trượt cả nguyện vọng 1 vào ngành CN2 của Trường ĐH Bách khoa.

Theo đăng ký nguyện vọng 2, Duy được gọi vào ngành Kỹ thuật hạt nhân của Trường ĐH Bách khoa HN và đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia để xác nhận nhập học vào ngành này của trường.

Tuy nhiên, tới nay, khi thấy trường Học viện Kỹ thuật quân sự xét tuyển bổ sung, Duy muốn rút lại giấy chứng nhận kết quả thi để nộp hồ sơ tuyển bổ sung vào Học viện Kỹ thuật quân sự hệ kỹ sư dân sự.

Hệ này của Học viện Kỹ thuật quân sự năm nay tuyển bổ sung tới 560 chỉ tiêu. Mức điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 cũng không cao, chỉ từ 19,25 – 22,5 tùy từng tổ hợp khối thi.

Duy cho biết, nếu nhà trường không cho em rút giấy chứng nhận kết quả thi thì em cũng không nhập học vì ngành Kỹ thuật hạt nhân không phải là ngành em yêu thích.

Một số phụ huynh khác cũng đến Trường ĐH Bách khoa HN với lý do tương tự và mặc dù cán bộ của hội đồng tuyển sinh đã giải thích quy định của Bộ GD-ĐT năm nay là không cho thí sinh rút lại giấy chứng nhận kết quả thi, song nhiều phụ huynh không đồng tình vì cho rằng, quyền học ở trường nào là việc của thí sinh chứ trường không thể ép buộc.

Thậm chí, phụ huynh của em N.K Duy còn cho biết, ông đã xin địa phương giấy chứng nhận hộ nghèo để chứng minh gia đình không có điều kiện cho con theo học ở trường để xin được rút hồ sơ.

Không chỉ có Trường ĐH Bách khoa HN, trong 2 ngày vừa qua, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân mặc dù không xét tuyển bổ sung song vẫn có thí sinh tới trường để xin rút giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia.

Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, một số thí sinh cũng tới trường xin rút hồ sơ với lý do có nguyện vọng nộp trường khác. Tuy nhiên, cán bộ nhà trường đã phải giải với các em và phụ huynh rằng quy chế năm nay không cho phép thí sinh rút giấy chứng nhận kết quả.

Tương tự, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho biết trong ngày hôm qua và hôm nay cũng có một số trường hợp đến rút hồ sơ. Tuy nhiên, nhà trường không giải quyết vì theo quy định thí sinh không được rút hồ sơ khi đã trúng tuyển.

Thí sinh đang chơi một canh bạc đầy rủi ro

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa HN cho biết, 2 hôm nay, Trường ĐH Bách khoa tiếp nhận một số trường hợp thí sinh tới xin rút hồ sơ để nộp xét tuyển bổ sung các trường quân đội. Tuy nhiên, ông Điền cho biết, theo quy định, trường không thể giải quyết cho các thí sinh.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển đợt 2
Các thí sinh đang chơi một canh bạc đầy rủi ro trong đợt xét tuyển bổ sung. Ảnh: Lê Văn.

Kể cả trường có trả lại giấy chứng nhận kết quả thi và các em đi nộp vào trường khác thì giấy chứng nhận này không thể nhập lên hệ thống của Bộ GD được nữa vì mã số tuyển sinh của các em đã bị vô hiệu hóa” – ông Điền giải thích.

Cũng theo ông Điền, đa phần thí sinh đều nghèo nên đều có mong muốn vào các trường quân đội, công an để không phải đóng học phí vì thế, hy vọng của thí sinh rất lớn nhất là năm nay, các trường quân đội lại hạ điểm chuẩn và tuyển bổ sung.

Năm nay cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm, 18 trường quân đội đều tuyển bổ sung. Tổng số chỉ tiêu tuyển bổ sung của các trường quân đội lên tới hơn 1.000 chỉ tiêu, chưa kể hệ dân sự.

Trong khi đó, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng việc thí sinh đến xin rút hồ sơ là hiệu ứng tất yếu của quy định cho phép các trường hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung trong quy chế tuyển sinh năm nay.

“Chẳng hạn một em nộp nguyện vọng 1 vào ngành A lấy 25 điểm, ngành B lấy 24 điểm. Nếu thí sinh trượt ngành A vì chỉ được 24 điểm phải vào ngành B. Nhưng đến nay ngành A hạ điểm xuống 24 điểm để tuyển bổ sung thì với điểm của thí sinh lại đủ trúng tuyển nên nhiều em mới có nguyện vọng muốn rút hồ sơ” – ông Triệu dẫn dụ.

Tuy nhiên, ông Triệu cho rằng, đây là luật chơi đã đặt ra và thí sinh buộc phải chấp nhận để đảm bảo công bằng cho các thí sinh khác. “Sẽ không có một phương pháp tuyển sinh nào hoàn hảo nhất là trong bối cảnh hiện tại” – ông Triệu nói.

Bên cạnh đó, ông Triệu cũng cho rằng, các thí sinh cũng đang phải chơi một canh bạc đầy rủi ro vì, hầu hết đều có tâm lý cho rằng, tuyển bổ sung thì điểm sẽ thấp xuống. Tuy nhiên, nếu nhiều thí sinh cùng nộp hồ sơ thì điểm chuẩn đương nhiên sẽ cao lên và nguy cơ trượt của thí sinh cũng rất cao.

Ông Nguyễn Phong Điền cũng khẳng định rằng Trường ĐH Bách khoa HN sẽ không hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung. “Hiện trường đã tuyển 5.500 chỉ tiêu, việc trường tuyển bổ sung thực chất là để tìm kiếm những thí sinh điểm cao nhưng đã trượt nguyện vọng 1 chứ không phải vì thiếu thí sinh” – ông Điền khẳng định.

Lê Văn



Xem nguồn

HUTECH xét tuyển bổ sung 50 chỉ tiêu ngành Thiết kế đồ họa

Posted: 23 Aug 2016 04:56 AM PDT


Cùng với sự phát triển của lĩnh vực truyền thông – quảng cáo, hình thức truyền tải thông điệp đến khách hàng cũng được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng nói chung và ngành Thiết kế đồ họa nói riêng không ngừng tăng lên. Mùa tuyển sinh 2016 này, Thiết kế đồ họa là một trong những ngành được thí sinh quan tâm nhất.

Thiết kế đồ họa: xét tuyển bằng cả 2 hình thức học bạ và điểm thi

Trong đợt xét tuyển NV1 vừa qua, cũng như tất cả các ngành đào tạo của trường, HUTECH xét tuyển ngành Thiết kế đồ họa theo hai phương thức: xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ theo điểm năm lớp 12.

Ngành Thiết kế đồ họa xét tuyển môn vẽ nhân hệ số 2

Ngành Thiết kế đồ họa xét tuyển môn vẽ nhân hệ số 2

Đối với đợt xét tuyên NV1, mức điểm trúng tuyển của ngành Thiết kế đồ họa là 18 điểm cho tất cả các tổ hợp môn Toán – Lý – Vẽ, Toán – Văn – Vẽ, Toán – Anh – Vẽ, Văn – Anh – Vẽ. Trong đó điểm môn Vẽ nhân hệ số 2.

Từ ngày 21/8 đến ngày 31/8, HUTECH tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển NVBS đợt 1 tất cả các ngành đào tạo ở trình độ Đại học, Cao đẳng với những thí sinh đạt từ mức điểm trúng tuyển NV1 trở lên (từ 15-18 điểm tùy theo ngành). Trong đó, Thiết kế đồ họa là một trong những ngành có chỉ tiêu tuyển sinh cao với khoảng 50 chỉ tiêu cho đợt xét tuyển bổ sung này.

Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho thí sinh nắm bắt ước mơ trở thành Cử nhân Thiết kế đồ họa, HUTECH liên tục tổ chức kỳ thi Năng khiếu Vẽ vào thứ 7 hàng tuần trong các tháng 8 và 9/2016. Cũng như các ngành thuộc lĩnh vực Kiến trúc – Mỹ thuật khác như: Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, thí sinh có thể tham gia thi Vẽ tại HUTECH hoặc dùng kết quả thi Vẽ từ các trường khác để đăng ký xét tuyển NVBS đợt 1 tại trường.

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào HUTECH năm 2016

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào HUTECH năm 2016

Bên cạnh xét tuyển NVBS đợt 1 theo kết quả thi THPT quốc gia, HUTECH tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy theo phương thức xét tuyển học bạ đối với tất cả các ngành đến ngày 25/8/2016. Đối với ngành Thiết kế đồ họa, điểm xét tuyển học bạ là 24 điểm, trong đó điểm môn Vẽ tính hệ số 2.

Sức hút khó cưỡng với bạn trẻ đam mê thiết kế và sáng tạo

Thiết kế đồ họa là ngành sử dụng các thủ pháp đồ họa và các phần mềm thiết kế để tạo ra những hình ảnh đẹp, độc đáo, ấn tượng nhằm truyền đạt những thông điệp cụ thể đến công chúng. Những sản phẩm của Thiết kế đồ họa xuất hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày: từ báo, tạp chí, tập san, poster, biểu ngữ, tờ bướm đến giao diện website, hệ thống nhận diện thương hiệu,… đều được tạo nên dưới bàn tay tài hoa của những chuyên viên thiết kế đồ họa.

Thiết kế đồ họa là ngành dành cho những bạn trẻ đam mê thiết kế và sáng tạo

Thiết kế đồ họa là ngành dành cho những bạn trẻ đam mê thiết kế và sáng tạo

Theo số liệu từ Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA), nước ta hiện có hơn 100 công ty quảng cáo nước ngoài, gần 3.000 công ty quảng cáo trong nước và hàng ngàn công ty chuyên về thiết kế đồ họa đang hoạt động sôi nổi. Bên cạnh đó, các nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài truyền hình, nhà in, công ty tổ chức sự kiện hay bất cứ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều có nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên thiết kế đồ họa. Đây là môi trường lý tưởng giúp sinh viên ngành dễ dàng tìm được công việc phù hợp với mức lương khởi điểm khoảng 8-10 triệu đồng/tháng.

95% sinh viên HUTECH có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp

95% sinh viên HUTECH có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp

Tại HUTECH, Thiết kế đồ họa được coi là một trong những ngành đào tạo thế mạnh của trường. Sinh viên ngành Thiết kế đồ họa được trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng về nghệ thuật và phương pháp thiết kế, kỹ thuật sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới cũng như khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại. Với ưu thế của một trường đại học có cơ sở vật chất khang trang, HUTECH mang đến cho sinh viên môi trường học tập chuyên nghiệp với hệ thống họa thất, phòng thực hành hiện đại cùng những phần mềm thiết kế tiên tiến nhất hiện nay. Bên cạnh các chuyên đề đặc thù về thiết kế, sáng tác, sinh viên còn được phát triển toàn diện các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để có thể tìm được công việc như mong muốn.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

475A Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: (08) 5445 2222 – (08) 2201 0077

* Website: www.hutech.edu.vn



Xem nguồn

NXB Giáo dục: Đề nghị các địa phương giảm giá SGK từ 8-10%

Posted: 23 Aug 2016 04:14 AM PDT


Thông tin trên vừa được nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đưa ra ngày 23/8. Hiện đơn vị này đã chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa (SGK) phục vụ tới tất cả các địa phương trong cả nước.

Đến ngày 20/8/2016, NXB đã phát hành trên 103 triệu bản SGK, đạt kế hoạch đề ra, đảm bảo ổn định thị trường sách.

Ngoài ra, NXB Giáo dục Việt Nam cung ứng trên 90 triệu bản sách bổ trợ, sách tham khảo các loại, bản đồ-tranh ảnh giáo dục… phục vụ nhu cầu của học sinh, giáo viên,phụ huynh và xã hội.

Đặc biệt, chuẩn bị cho năm học 2016-2017, NXB Giáo dục Việt Nam triển khai Tuần lễ đặc biệt Cùng em đến trường từ ngày 15/8 đến ngày 4/9/2016 trên cả nước.

Học sinh Hà Nội mua sắm SGK đầu năm học mới (ảnh: Mỹ Hà)

Học sinh Hà Nội mua sắm SGK đầu năm học mới (ảnh: Mỹ Hà)

NXB cũng tăng cường xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ tại các địa phương, thống nhất biển hiệu, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường các hình thức khuyến mại, giảm giá hỗ trợ học sinh trước ngày khai giảng.

"Đề nghị các Công ty Sách – Thiết bị trường học địa phương bán giảm giá SGK và các sản phẩm của NXBGDVN trong thời gian triển khai hai tháng phát hành sách giáo dục tại các cửa hàng, siêu thị của Công ty Sách – Thiết bị trường học, các đơn vị tham gia phát hành sách giáo dục. Tùy điều kiện địa phương, mức giảm từ 8% – 10%", ông Vũ Văn Hùng, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết.

Cũng theo ông Hùng, việc phát hành sách giáo khoa theo mô hình trường học mới (VNEN) vẫn được triển khai kịp thời, đảm bảo đủ sách cho học sinh bước vào năm học mới. Đối với các địa phương tạm dừng triển khai đại trà sách giáo khoa VNEN, NXB Giáo dục Việt Nam đảm bảo sẽ cung ứng đầy đủ sách giáo khoa truyền thống, sách giáo viên phục nhu cầu của học sinh, giáo viên.

Về giá bán SGK năm nay, theo NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị này khẳng định đảm bảo công tác phát hành để học sinh có đầy đủ SGK khi bước vào năm học mới và giá bán SGK vẫn được giữ như những năm học trước.

Đặc biệt, với mong muốn chia sẻ cùng học sinh là con ngư dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển, chung tay cùng cộng đồng hỗ trợ các em khắc phục khó khăn và tiếp tục đến trường, ngày 20/8, NXB Giáo dục Việt Nam đã tổ chức trao tặng 1.600 bộ sách giáo khoa cho các em tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế (mỗi tỉnh 400 bộ), tổng trị giá 300 triệu đồng.

Ngày 21/5/2016, Cảnh sát kinh tế Hà Nội phối hợp với Quản lý thị trường đồng loạt phát hiện một kho sách lậu tại một kho ở gần Ngã tư Canh, thu giữ hơn 40.000 cuốn sách lậu và một xưởng in tại ngõ 17 đường Hồng Hà, thu giữ 1.430kg tang vật là sách lậu đang in.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Lại cảnh báo mạo danh trường lừa thí sinh đóng học phí nhập học qua ngân hàng

Posted: 23 Aug 2016 03:31 AM PDT


Theo Ths Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, hôm qua và hôm nay có một số thí sinh trúng tuyển vào trường phản ánh nhận được điện thoại của người nào đó tự xưng là cán bộ của trường yêu cầu thí sinh đóng tiền học gấp để đảm bảo tiến độ. Người này lưu ý nếu thí sinh chậm trễ đóng học phí sẽ bị xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển.

Thí sinh đóng học phí nhập học (ảnh minh họa)

Thí sinh đóng học phí nhập học (ảnh minh họa)

"Nhận được phản ánh thí sinh, nhà trường khuyến cáo không làm theo yêu cầu này. Nhà trường không phân công ai gọi điện cho thí sinh yêu cầu đóng học phí gấp cả. Nhà trường chỉ có hình thức nhắn tin thông báo trúng tuyển cho thí sinh với nội dung chờ trường gửi giấy báo nhập học", ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, nhà trường chỉ thu học phí và các khoản lệ phí khác trong ngày thí sinh làm thủ tục hập học tại trường trong thời gian từ 26/8- 5/9. Hình thức thu là nộp trực tiếp tại trường, có biên lai đóng dấu chứ không qua bất cứ hình thức nào khác. Quãng thời gian đóng học phí nhập học còn rất dài nên thí sinh cẩn thận với các chiêu lừa tương tự trên.

Trước đó, nhiều thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng phản ánh có người tự xưng là cán bộ tuyển sinh của trường này gọi điện thoại đến thí sinh yêu cầu đóng tiền nhập học gấp qua tài khoản để thực hiện thủ tục nhập học.

Theo phản ánh, các đối tượng này liên hệ bằng số điện thoại có đầu số là 08.68958034, bảo thí sinh chuyển tiền học phí trong ngày để “giữ chỗ”. Những trường hợp không có đủ tiền thì có thể nộp trước 7 -8 triệu, phần còn lại bổ sung sau.

Ngay sau đó, trường ĐH Công nghệ TP.HCM khẳng định đây có thể là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền của thí sinh. Lãnh đạo trường này cho biết chỉ thu học phí qua 2 hình thức là đóng qua ngân hàng với tên đơn vị nhận là tên trường và đóng tiền mặt tại trường khi đến làm thủ tục nhập học. Ngoài ra, không có một số tài khoản hay hình thức khác để nhận học phí nhập học của sinh viên.

Trước tình trạng có người gọi điện kêu gọi đóng tiền nhập ở các trường thời gian qua, các phụ huynh và thí sinh cần cảnh giác, nếu thấy nghi ngờ thì nên trực tiếp liên hệ với các trường xác nhận lại để tránh bị lừa.

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments