Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gần 2 nghìn chỉ tiêu xét tuyển bổ sung vào HV Tài chính, ĐH Hải Phòng

Posted: 21 Aug 2016 09:50 AM PDT


– Học viện Tài chính, Trường ĐH Hải Phòng xét tuyển bổ sung gần 1 nghìn chỉ tiêu mỗi trường.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung đợt 1, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển đợt 2 2016, trường ĐH Hải Phòng, Học viện Tài chính

Học viện Tài chính thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 với 919 chỉ tiêu vào hệ đại học chính quy năm 2016 (dựa vào kết quả thi THPT quốc gia).

Học viên xác định điểm trúng tuyển theo tổ hợp môn xét tuyển và theo mã xét tuyển. Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng vào Học viện. Mỗi nguyện vọng ứng với một mã xét tuyển.

Nguyên tắc xét thứ tự ưu tiên theo nguyện vọng (NV) đăng ký vào các ngành. Cụ thể, xét hết nguyện vọng 1, nếu còn chỉ tiêu xét đến nguyện vọng 2. Học viện xét tuyển theo nguyên tắc từ điểm cao đến thấp cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu.

Tiêu chí phụ xét tuyển: Trong trường hợp tại mức điểm xét tuyển nhất định, số lượng thí sinh trúng tuyển nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển Học viện sử dụng các tiêu chí phụ theo thứ tự để xét tuyển dựa trên kết quả môn thi (theo từng tiêu chí) từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu được tuyển.


Trường ĐH Hải Phòng
xét tuyển bổ sung 925 chỉ tiêu đại học và 50 chỉ tiêu cao đẳng. Trường xét tuyển theo 3 phương thức:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi của thí sinh trong kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia: thí sinh đã tham gia kỳ thi THPT quốc gia tại cụm thi do Trường đại học chủ trì, đủ điều kiện tốt nghiệp THPT, có tổng điểm thi 3 môn trong tổ hợp của khối thi ≥ 15 điểm. Tổng điểm xét tuyển là tổng số điểm của 03 môn trong tổ hợp của khối thi (môn chính đã nhân hệ số 2), cộng với điểm ưu tiên và khuyến khích (nếu có).

Phương thức 2:Xét tuyển dựa trên kết quả học tập năm lớp 12 trong học bạ THPT: Ngưỡng điểm tối thiểu để tham dự xét tuyển là tổng điểm học tập năm lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển phải từ 18,0 trở lên đối với trình độ Đại học và 16,5 đối với trình độ Cao đẳng. Các ngành sư phạm không xét tuyển theo phương thức này. Điểm xét tuyển là tổng số điểm của 03 môn (môn chính đã nhân hệ số 2) cộng với điểm ưu tiên và khuyến khích (nếu có).

Phương thức 3:Xét tuyển dựa vào kết quả thi Đánh giá năng lực: thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp THPT và đạt từ 70 điểm trở lên trong Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2016 của Đại học Quốc gia Hà Nội. Điểm xét tuyển là điểm thi trong Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2016 nhân với 3/14 cộng với điểm ưu tiên và khuyến khích (nếu có).

Trường tuyển sinh toàn quốc. Riêng đối với ngành Sư phạm chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng. Hộ khẩu thường trú phải được đăng ký trước ngày dự thi THPT quốc gia.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Ngân Anh



Xem nguồn

Ngày hội lớn của những người đam mê toán học

Posted: 21 Aug 2016 09:08 AM PDT


Chương trình nhận được sự tham gia hào hứng của hàng trăm học sinh, phụ huynh, các thầy cô giáo cùng các nhà toán học nổi tiếng trong cả nước.

Theo Ban tổ chức, mục đích của Ngày hội Toán học mở là tạo cơ hội cho mọi người tham gia được chiêm ngưỡng nét đẹp hoàn mỹ của toán học, được trải nghiệm toán ở một góc độ hoàn toàn mới.

Nền toán học đỉnh cao hay không bắt nguồn từ những triết lý giản dị: còn nhiều người yêu toán được hay không? Toán học có gì đẹp và đáng yêu? Cũng như sự phát triển của bất cứ một ngành nào, chỉ khi mọi người biết quan tâm đến cái đẹp, cái hài hòa thay cho tính thực dụng mới làm cho sự phát triển trở nên bền vững.

Ngày hội là điểm hẹn của các chuyên gia toán học để cùng thảo luận về các vấn đề thiết thực của lĩnh vực này như thực tiễn giáo dục toán học ở Việt Nam, những thử nghiệm mới trong giảng dạy toán học, nên giúp trẻ tiếp cận toán học như thế nào.

Với các phụ huynh, chương trình là cơ hội để họ có thể trải nghiệm toán học cùng con, đặc biệt là có thể gặp gỡ trực tiếp các nhà toán học đầu ngành như GS Ngô Bảo Châu, Hà Huy Khoái, Vũ Hà Văn, Trịnh Hữu Tuệ, các thầy cô dạy toán nổi tiếng như thầy Nguyễn Khắc Minh, thầy Trần Nam Dũng, thầy Nguyễn Vũ Lương, thầy Lê Anh Vinh, cô Chu Cẩm Thơ…

Đặc biệt, các phụ huynh có thể lắng nghe các chia sẻ của chuyên gia về các vấn đề liên quan đến toán học như học toán thế nào, dạy toán cho trẻ bằng cách nào, toán học có thực sự khó. Hàng loạt các câu hỏi đã được các phụ huynh đặt ra với các chuyên gia giáo dục toán học.



Các học sinh tham gia trải nghiệm các hoạt động toán học

Lực lượng tham gia ngày hội sôi nổi nhất là hàng trăm em học sinh, sinh viên. Tham gia ​ngày hội, các em được trải nghiệm nhiều hoạt động toán học lý thú, sinh động, thực tiễn và bổ ích.

Các em được khám phá nhiều trải nghiệm toán học thú vị và gần gũi: Từ việc dùng mây tre gỗ chế tác các hình dạng của tự nhiên đã được mô hình hóa bằng toán học, đến việc cắt gấp giấy tạo ra trò chơi toán, giải toán bằng các câu đố vui, đọc sách toán… tại các khu trò chơi, các xưởng chế tác, thực nghiệm hay triển lãm tương tác.

Đáng chú ý, ngày hội Toán học mở có sự tham gia của GS Ngô Bảo Châu-Viện trưởng Viện nghiên cứu cao cấp về Toán- với bài giảng đại chúng liên quan đến lịch sử về định lý cuối cùng của Fermat. Rất đông người đã tập trung tại thư viện nghe Giáo sư Ngô Bảo Châu giảng toán.

Trong bài giảng của mình GS Ngô Bảo Châu đã nêu lịch sử, định nghĩa, quá trình giải phép toán fermat. Nhiều vấn đề toán học cao cấp được GS Ngô Bảo Châu đề cập được các GS, giảng viên toán, sinh viên, học sinh đón nhận nồng nhiệt.



Xem nguồn

Chỉ tiêu xét tuyển bổ sung của trường giao thông, xây dựng

Posted: 21 Aug 2016 08:25 AM PDT


Trường ĐH Xây dựng thông báo tuyển 700 chỉ tiêu nguyện vọng xét tuyển bổ sung vào 16 ngành đào tạo.

xét tuyển bổ sung 

xét tuyển bổ sung

Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Giao thông Vận tải thông báo 325 chỉ tiêu xét tuyển bổ sung đợt I và mức điểm nhận hồ sơ đăng ký. Điểm nhận hồ sơ được tính theo công thức = (điểm toán + điểm lý + điểm hóa + điểmưu tiên đối tượng + điểm ưu tiên khu vực)/3.

xét tuyển bổ sung

xét tuyển bổ sung 

Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Ngân Anh



Xem nguồn

Các trường bước vào "cuộc chiến" xét tuyển bổ sung

Posted: 21 Aug 2016 07:42 AM PDT


– Việc nhiều trường tốp đầu phải tuyển bổ sung vì không đủ thí sinh sẽ khiến “cuộc chiến” xét tuyển bổ sung sẽ trở nên khốc liệt. Thí sinh và các trường lại bước vào một cuộc chơi “cân não”.

Thí sinh điểm cao ở đâu?

Đợt xét tuyển ĐH, CĐ 2016 đã ghi nhận những “cú sốc” “lần đầu tiên trong lịch sử” khi rất nhiều trường hạng tốp phải xét tuyển bổ sung.

Đến nay, ngoài trường “tốp đầu” (trường có điểm trúng tuyển cao) như ĐH Kinh tế quốc dân xác định không gọi bổ sung đợt 2, hầu hết các trường đều phải tiếp tục tìm kiếm thí sinh.

Mỗi trường, ít thì khoảng 200, nhiều thì hơn 1.000, thậm chí 1.500 chỉ tiêu hiện vẫn đang chờ thí sinh đăng ký cho đợt xét tuyển sau ngày 21/8.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển đợt 2, xét tuyển bổ sung 2016

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1. Ảnh: Lê Văn

Cá biệt, “lần đầu tiên trong lịch sử” Trường ĐH Y Hà Nội “ế ẩm” ngành Y Đa khoa.

Mặc dù so với năm ngoái, điểm chuẩn năm nay của trường này đã giảm từ 0,25 đến 0,75 điểm, song nhiều ngành, lượng thí sinh nộp hồ sơ xác nhận nhập học chỉ được chưa tới 30% số lượng trúng tuyển.

Các trường đào tạo ngành Y – Dược trong cả nước cũng trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn như Trường ĐH Y Dược TP. HCM , trường đào tạo ngành Y đứng đầu Sài Gòn cũng phải tuyển bổ sung tới 402 chỉ tiêu cho 12 ngành đào tạo, trong đó có cả những ngành được cho là”hot” như Răng Hàm Mặt.

Không chỉ có các trường đào tạo về Y – Dược, những trường “hạng sao” khác như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Ngoại giao cũng lần lượt phải ra thông báo tuyển bổ sung.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển bổ sung hơn 800 chỉ tiêu trên tổng số 6.000 chỉ tiêu năm nay. Trong đó, ngoài những ngành đào tạo tiên tiến hay chương trình đào tạo quốc tế vốn khó khăn về nguồn tuyển thì nhiều ngành “hot” như Kỹ thuật Cơ điện tử hay ngành Công nghệ thông tin đều phải chờ thí sinh đợt tới.

Một trường “hot” khác là Trường ĐH Ngoại thương cũng phải tuyển bổ sung 150 chỉ tiêu trên tổng số 200 chỉ tiêu ở cơ sở Quảng Ninh, dù mức điểm trúng tuyển tại cơ sở này của trường chỉ là 18 điểm, thấp hơn khá nhiều so với cơ sở Hà Nội.

Việc nhiều trường tốp đầu tuyển không đủ thí sinh là điều gần như “không thể tin nổi” vì chưa từng có trong lịch sử. Tới mức, ông Nguyễn Đức Hinh phải thốt lên: “Không hiểu thí sinh điểm cao đã đi đâu?“.

Trường lớn tuyển thiếu vì chủ quan?

Thí sinh ở đâu?” là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trước hiện tượng “lạ” của đợt xét tuyển ĐH, CĐ năm nay. Hầu hết các ý kiến cho rằng, do phương thức tuyển sinh, mỗi thí sinh được đăng ký 2 trường nên một cách tự nhiên, lượng thí sinh “ảo” tăng lên đáng kể so với năm trước.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tại thời điểm chốt cơ sở dữ liệu, đã có 396.496 thí sinh đăng ký vào 6.02.747 lượt trường. Như vậy, có khoảng 75% thí sinh đăng ký xét tuyển cùng lúc vào hai trường trong đợt 1. Lượng thí sinh “ảo” là đương nhiên – cũng là điều mà Bộ GD-ĐT cũng như các trường đã dự tính từ trước.

Tuy nhiên, hầu hết các trường đều cho rằng, việc tính toán phương án điểm chuẩn để vừa lọc được” ảo”, vừa đảm bảo không tuyển vượt quá chỉ tiêu đã đăng ký là vô cùng khó khăn.

Ông Trịnh Minh Thụ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi cho rằng, để đưa ra phương án điểm chuẩn, trường đã phân tích kỹ các dữ liệu của trường ghi nhận cũng như dữ liệu do Bộ GD-ĐT cung cấp. Tuy nhiên, việc đưa ra được 1 phương án điểm chuẩn để vừa đảm bảo không hụt thí sinh do ảo vừa không vượt chỉ tiêu đăng ký là điều không dễ dàng.

Chia sẻ quan điểm này, ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP. HCM cho rằng, về lý thuyết, để chống “ảo”, các trường phải gọi 200% thí sinh nhập học. Tuy nhiên, bản thân trường chỉ dám gọi 130-150% vì phòng thí sinh đến nhiều quá lại bị Bộ xử phạt.

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì việc phân tích dữ liệu của thí sinh đăng ký cũng chỉ đảm bảo 50% vì lượng “ảo” năm nay rất lớn. Ngoài xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, các thí sinh năm nay còn xét tuyển bằng học bạ, thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hay đi du học.

Trong khi đó, ông Bùi Đức Triệu -Trưởng phòng Đào tạo-  Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhìn nhận: Các trường đều phải phân tích rất kỹ và rất sâu trên các dữ liệu mình có được để tính toán tỉ lệ gọi tăng thêm phù hợp. Những trường thuộc tốp đầu như các ĐH Y Hà Nội không tuyển đủ thí sinh chủ yếu là do chủ quan nên không phân tích kỹ tình hình.

Thí sinh điểm cao năm nay có nhiều lựa chọn. Nhiều em lựa chọn các trường công an, quân đội vì tính ổn định, trong khi nhiều em học giỏi, có điều kiện lại lựa chọn đi du học” – ông Triệu lý giải.

“Cuộc chiến” xét tuyển bổ sung

Việc nhiều trường lớn không tuyển đủ thí sinh trong đợt 1 và buộc phải tuyển bổ sung sẽ khiến cuộc chiến xét tuyển bổ sung thêm phần khốc liệt khi mà năm nay các trường không còn phải định điểm chuẩn đợt sau phải cao hơn đợt trước.

Ông Huỳnh Thanh Hùng phản đối việc các trường hạ điểm để xét tuyển nguyện vọng bổ sung vì cho rằng  không công bằng. “Các trường nhóm trên hạ điểm trúng tuyển thì các trường bên dưới còn lấy đâu ra nguồn?“.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển đợt 2, xét tuyển bổ sung 2016
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1. Ảnh: Lê Văn

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng nhìn nhận, việc các trường hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung cũng không công bằng với thí sinh. “Những thí sinh đã trượt đợt 1 sẽ thế nào nếu trường làm như vậy? Đáng lẽ em đó đã trúng tuyển vào trường với số điểm đó nhưng bị rớt phải qua trường khác, bây giờ lại có những người vào được trường đó với số điểm bằng số điểm của mình“.

Cáctrường có thể xét bao nhiêu đợt cũng được, nhưng phải lấy từ mức điểm chuẩn đầu tiên, không thể thấp hơn” – ông Hùng nói.

Thừa nhận việc các trường hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung sẽ không công bằng với các thí sinh không trúng tuyển đợt 1, song ông Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì cho rằng, dù đưa ra phương án nào thì quá trình triển khai cũng có điểm tốt hay hạn chế.

Ông Bùi Đức Triệu phán đoán các trường sẽ gặp khó khăn trong đợt tuyển bổ sung sắp tới. Bởi lẽ, trong đợt tuyển bổ sung này, các thí sinh được đăng ký tới 3 trường với 6 nguyện vọng, do đó, về lý thuyết, lượng “ảo” trong đợt tuyển bổ sung có thể lên tới 70%, cao hơn cả đợt 1.

Việc phân tích dữ liệu để lọc thí sinh ảo trong đợt tuyển bổ sung này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với đợt 1. Do đó, tôi nghĩ rằng, các trường sẽ khó thành công” – ông Triệu dự đoán.

Theo ông, với phương thức tuyển sinh như năm nay, các trường buộc phải chấp thiếu một tỉ lệ nhất định để đảm bảo chất lượng chứ không thể mong muốn tuyển đủ chỉ tiêu.

“Hiện tại, đại học không còn là lựa chọn duy nhất của các thí sinh như trước đây. Nhiều thí sinh có điều kiện đi du học, thậm chí nhiều em lựa chọn con đường khởi nghiệp ngay từ sau khi tốt nghiệp.

Do đó, tôi cho rằng, các trường cần nhận thức và phân tích rõ tình hình hiện nay để đưa ra phương án tuyển sinh phù hợp nhất” – ông Triệu chốt lại.



Xem nguồn

GS Ngô Bảo Châu với chủ đề “bản giao hưởng số Pi”

Posted: 21 Aug 2016 07:00 AM PDT


Bố con cùng trải nghiệm

Từ 8h sáng, hàng trăm học sinh đã tụ tập tại Thư viện ĐH Bách khoa Hà Nội để cùng trải nghiệm các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội toán học mở như: Tham gia xưởng trải nghiệm toán học PoMath, đấu trường toán học, triển lãm tương tác "Hexagon: Các khối hình học", khu giới thiệu sách.

GS Ngô Bảo Châu và bài giảng toán tại Ngày hội toán học mở  (Ảnh: LĐ)

GS Ngô Bảo Châu và bài giảng toán tại “Ngày hội toán học mở ” (Ảnh: LĐ)

Ở khu vực dành cho học sinh mầm non, các em say mê với trò xếp hình khối, dán giấy thủ công, xâu hạt… Học sinh bậc phổ thông chăm chú với trò chơi về tư duy thật toán, tổ hợp, số học… Những khuôn mặt rạng rỡ, đâu đó thi thoảng ở một số khu vực, chúng tôi nghe cả tiếng reo hò phấn khích của rất nhiều em học sinh khi tham gia các trò chơi toán học.

Học sinh Đặng Anh Vũ (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, em cùng bố đến đây từ rất sớm. Hai bố con cùng chơi một số trò chơi. Hai bố con cùng mua vài cuốn sách em thích. “Thực ra lâu nay em học toán, phần lớn để biết tính toán. Em rất thú vị khi được hướng dẫn làm các phép tính để từ một hộp giấy, có thể biết ta đóng được mấy thùng hàng với kích thước bao nhiêu. Em đã ngạc nhiên nói với bố: Ôi, toán học thiết thực đấy chứ bố”, nam sinh phấn khởi chia sẻ.

Học sinh tham gia trò chơi tại Ngày hội toán học mở

Học sinh tham gia trò chơi tại “Ngày hội toán học mở”

Đặc biệt, đối với các phụ huynh, ngoài trải nghiệm các trò chơi cùng con, các ông bố bà mẹ còn được nghe các bài giảng của nhiều chuyên gia đầu ngành như GS Ngô Bảo Châu, Hà Huy Khoái… về một số vấn đề như: Học toán thế nào; Dạy toán cho trẻ bằng cách nào, có thực sự khó?

“Toán học không dễ nhưng không phải quá xa”

Chiều cùng ngày, trong vòng một tiếng đồng hồ, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã có bài giảng đại chúng liên quan đến lịch sử về định lý cuối cùng của Fermat.
Trong phần đầu bài giảng của mình, GS Ngô Bảo Châu đã nêu lịch sử, định nghĩa, quá trình giải phép toán fermat cũng như những ví dụ và tính chất phức tạp của nó trong quá trình giải toán.

Được biết phép toán này đã tốn không biết bao nhiêu công sức của các nhà toán học chuyên nghiệp và nghiệp dư. Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu đã đưa bài giảng đến với người nghe rất gần gũi và dễ hiểu.

Triển lãm tương tác Hexagon

Triển lãm tương tác Hexagon

Chia sẻ về mục đích của “Ngày hội toán học mở” và "Bản giao hưởng số Pi", GS Châu cho hay: "Toán học không dễ nhưng không phải quá xa, nếu chúng ta biết cách tiếp cận”.

Bên cạnh đó, với chủ đề "bản giao hưởng số Pi" cho thấy, số Pi (π) được phát hiện từ thời Cổ đại, cho tới nay số π, cũng giống như bản thân toán học, vẫn là một đối tượng chứa đựng đầy những bất ngờ và bí ẩn. Những cái hay, cái đẹp, cái bí ẩn, cái vô lý, cái có lý… hòa quyện trong nhau tạo nên sự hấp dẫn của toán học và dường như cũng tạo nên bản giao hưởng diệu kỳ.

Học sinh tham gia trò chơi trải nghiệm

Học sinh tham gia trò chơi trải nghiệm

Định lý cuối của Fermat (hay còn gọi là Định lý lớn Fermat) là một trong những định lý nổi tiếng trong lịch sử toán học. Trong gần 4 thế kỷ, với bao công sức của các nhà toán học định lý vẫn chưa được chứng minh cụ thể. Cuối cùng nó được Andrew Wiles chứng minh vào năm 1993 sau gần 8 năm ròng nghiên cứu, phát triển từ chứng minh các giả thiết có liên quan. Năm 1995 Wiles mới hoàn tất, công bố chứng minh trọn vẹn định lý này.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Hai trường tại TP.HCM công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung

Posted: 21 Aug 2016 06:18 AM PDT


– Ngày 21/8, chỉ tiêu xét tuyển bổ sung và các điều kiện nhận hồ sơ đã được Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) và Trường ĐH Nông lâm TP.HCM công bố.

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển bổ sung gần 600 chỉ tiêu ở cơ sở chính tại TP.HCM, 155 chỉ tiêu tại phân hiệu của trường ở Gia Lai, 205 chỉ tiêu tại phân hiệu của trường ở Ninh Thuận.

Đối tượng xét tuyển là thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2016 do các trường Đại học chủ trì để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào Đại học,Cao đẳng. Đủ điều kiện tham gia xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Điểm đủ điều kiện tham gia xét tuyển (Điểm sàn là tổng điểm 3 môn lập thành tổ hợp môn + điểm ưu tiên khu vực (nếu có) + điểm ưu tiên theo đối tượng (nếu có)): Đối với các ngành đào tạo tại cơ sở chính tại TP.HCM là 18.00 điểm; Đối với các ngành đào tạo tại Phân hiệu Gia Lai là 16.00 điểm; Đối vớicác ngành đào tạo tại Phân hiệu Ninh Thuận là 15.00 điểm.

Xem chi tiết TẠIĐÂY.  

Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM xét tuyển bổ sung các ngành đại học chính quy chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, với chỉ tiêu và mức điểm nộp hồ sơ như sau:

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn thi

Chỉ tiêu

Điểm nộp hồ sơ bổ sung

206

Khoa học Máy tính (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

21.25

207

Kỹ thuật Máy tính  (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

19.5

208

Kỹ sư Điện – Điện tử (Chương trình Tiên tiến)

A00, A01

40

19.5

209

Kỹ thuật Cơ khí (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

19

210

Kỹ thuật Cơ điện tử (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

20.25

214

Kỹ thuật Hóa học (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, B00, D07

10

20.75

215

Kỹ thuật Công trình Xây dựng (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

19

216

Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

30

19

219

Công nghệ Thực phẩm (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, B00, D07

10

19

220

Kỹ thuật Dầu khí (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

20

19

223

Quản lý Công nghiệp (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01,D01, D07

20

19

225

Quản lý và Công nghệ Môi trường (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01, B00, D07

20

19

241

Kỹ thuật Môi trường (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01, B00, D07

10

19

242

Công nghệ Kỹ thuật Ô tô (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

30

19

245

Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông (Giảng dạy bằng tiếng Anh-CLC)

A00, A01

30

19


Điều kiện nộp hồsơ: Đạt điểm thi THPT quốc gia 2016 từmức quy định trở lên và trung bình cộng của các điểm trung bình năm học lớp 10, 11, 12 đạttừ 6,5.

Xem chi tiết TẠIĐÂY.

NgânAnh



Xem nguồn

Một giáo viên Tiểu học: "Tôi cảm ơn Bộ trưởng"

Posted: 21 Aug 2016 05:35 AM PDT


LTS: Bàn về vấn đề áp dụng VNEN và tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi, cô giáo Mai Lan đã có bài phân tích, bình luận hướng đổi mới để cải cách được hiệu quả!

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Tôi là một giáo viên Tiểu học công tác lâu năm trong nghề, đầu năm học mới nghe và đọc những ý kiến của Bộ trưởng về Thông tư 30 và mô hình trường học mới VNEN, tôi thật sự thấy cảm động, "Xin cảm ơn Bộ trưởng"!

Tôi cám ơn vì ông đã thấu hiểu, nói đúng những hạn chế, bất cập mà “phần lớn do lỗi chủ quan” của các lãnh đạo, dẫn đến sự bức xúc cho giáo viên và xã hội khi thực hiện Thông tư 30 và VNEN.

VNEN và Thông tư 30 còn áp dụng máy móc, dập khuôn!

Nói về việc giao các địa phương thực hiện một số vấn đề đổi mới giáo dục, Bộ trưởng chia sẻ rằng:

Rất mong chờ sự sáng tạo từ địa phương, cơ sở; Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ quản lý mục tiêu giáo dục, khung chương trình chung còn vẫn tạo độ linh hoạt cho các trường sáng tạo, đổi mới. Chất lượng giáo dục chỉ thực sự tốt khi các thầy cô và các địa phương đổi mới sáng tạo“.

Nhân đây, tôi xin có vài ý kiến gửi tới Bộ trưởng như sau:

Thứ nhất, về Thông tư 30:



Nếu cứ chạy theo thành tích và thiếu cố gắng áp dụng sáng tạo, việc đổi mới giáo dục khó lòng hiệu quả! (Ảnh: vietnamnet.vn).

Tôi rất đồng ý tinh thần chung của việc sửa đổi Thông tư 30 là dễ hiểu, dễ thực hiện và quan trọng nhất là phải tạo được sự hứng khởi cho thầy cô.

 Để thực hiện được điều đó, tôi đề nghị lượng hóa về đánh giá. Ở đây là chuyển mục đích từ đánh giá để báo cáo, minh chứng sang đánh giá vì sự tiến bộ hàng ngày của học sinh.

Vì vậy không nên quy định đánh giá theo từng tháng hoặc 3 tháng. Quy định như vậy vẫn cứng nhắc và không hợp lý.

Ví dụ, có những học sinh cần có sự trao đổi  giữa giáo viên với cha mẹ thường xuyên hơn các học sinh khác hoặc có những biểu hiện của học sinh cần trao đổi ngay…

Nghĩa là, giáo viên cần  được tự chủ để tự tin và hứng khởi (như Bộ trưởng đã nói) trong việc  đánh giá hàng ngày bằng lời và chỉ cần quy định tổng hợp đánh giá vào cuối học kỳ, năm học.

Bộ cũng nên quy định rõ việc ứng dụng công nghệ thông tin vì hai năm học trước chúng tôi bị cấm sử dụng máy tính để soạn bài và hiện nay, chúng tôi vẫn phải ngồi chép tay các loại sổ, rồi luyện viết chữ đẹp nên rất bức xúc.

Thứ hai, về chương trình VNEN

Tôi là người ủng hộ chương trình không phải chỉ vì tôi là người dạy và quản lý trường Tiểu học của dự án mà điều quan trọng hơn là những điểm tích cực chương trình đã mang lại cho học sinh.

Đó là sự vui tươi, phấn khởi, sự năng động tự tin ngời sáng trên những gương mặt trẻ thơ để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” với các em.

Đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình VNEN được phản ánh từ những giáo viên và phụ huynh một cách rất thành ý, tâm huyết với giáo dục.

Các ý kiến đó đều nêu đúng thực tế như: học sinh ngồi theo “mâm”, không đảm bảo sức khỏe; tự nghiên cứu nên không hiểu bài, chờ để chép bài của bạn; chất lượng học tập giảm. Và các nguyên nhân được nêu ra chủ yếu do cơ sở vật chất không đáp ứng, do quản lý cứng nhắc, đội ngũ giáo viên chưa chủ động, tích cực, ngại đổi mới.

Là người được thực hiện chương trình, tôi thấy các ý kiến đó nêu đúng và đều có thể thay đổi, khắc phục được nếu bỏ cách quản lý dập khuôn, cứng nhắc như hiện nay. 

Cô giáo Phan Tuyết cũng đã nêu trong bài viết “Bộ trưởng Nhạ có biết, nhiều nơi VNEN bị áp dụng rất cứng nhắc, dập khuôn?"

Trong tài liệu hướng dẫn học có in hình logo cho từng bước học tập, hình logo học cá nhân, nhóm đôi, cả lớp… khi giáo viên quan sát thấy đa số học sinh không biết làm bài, làm sai, nếu đến từng nhóm hướng dẫn thì quá mệt, không thể đủ thời gian nên giáo viên yêu cầu cả lớp chú ý lên bảng để cô chữa chung thì bị bắt lỗi ngay là… không đúng logo.

Nếu không ngồi theo mâm, không có thẻ mặt cười, mặt mếu, nếu giáo viên hướng dẫn chung một kiến thức nào đó cho cả lớp… là bị đánh giá, nhắc nhở ngay "không đúng phương pháp".

Cái gọi là “phương pháp” được tập huấn từ Bộ rồi về triển khai lại theo từng cấp Sở, Phòng, Trường; khi tập huấn, không ai dám có ý kiến khác, chỉ cố gắng làm theo cho đúng, rồi về triển khai hoặc thực hiện lại.

Lớp học đông, giơ thẻ mặt mếu đến mỏi tay rồi cô mới biết còn lớp học chỉ trên chục  học sinh, chỉ cần nhíu mày cô đã biết vẫn phải giơ thẻ!

Những học sinh vùng cao mùa rét thấu xương đi đôi dép tổ ong cáu bẩn, đi bộ vài cây số đến trường, học đến lớp 3 rồi mới có thể giao tiếp bằng tiếng Việt và những học sinh thành phố được bố mẹ chăm chút đến “tận chân răng”, biết giao tiếp bằng tiếng Việt từ khi chưa biết nói… cũng được ngồi học “tự nghiên cứu” theo từng bước giống nhau.

Tôi đã đến lớp học và thường trao đổi với cô giáo Hoàng Thị Vân (người được giới thiệu trên báo qua bài viết “Mô hình trường học mới (VNEN) trong suy nghĩ của cô giáo vùng cao“, thật sự là một cô giáo có năng lực và tâm huyết. 



Lớp học VNEN của cô làm bất kỳ ai khi bước vào lớp đều thích thú, khen ngợi, không hề diễn, không gượng ép, tự nhiên như hàng ngày lên lớp.

Một lớp học mà cả cô giáo lẫn học sinh không lo lắng, không phải “chuẩn bị” để đón người đến kiểm tra, dự giờ mà ai cũng thấy vui và  hài lòng.

Một điều khẳng định là cô giáo Vân thực hiện rất tốt theo định hướng của mô hình VNEN; không để mình bị gò bó vào những quy định cứng nhắc mà luôn tìm tòi, sáng tạo; chỉ thực hiện những gì cần và phù hợp với học sinh.

Nếu VNEN vẫn chỉ quan tâm đến việc thực hiện “đúng mô hình” từ trên xuống dưới một cách cứng nhắc như hiện nay mà không quan tâm đến cách làm phù hợp đối tượng học sinh, cơ sở vật chất thì vẫn khó tạo được niềm tin cho xã hội.

Thi giáo viên dạy giỏi: giáo viên đang thay học sinh làm trung tâm!

Đề nghị Bộ trưởng xem xét lại cách thực hiện thi giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học (đi kèm đó là viết sáng kiến kinh nghiệm).

Chúng ta vẫn thường nói “lấy học sinh làm trung tâm” nhưng việc thi giáo viên dạy giỏi như hiện nay không hề lấy học sinh làm trung tâm mà có thể nói là giáo viên làm trung tâm.

Đầu năm học, Ban giám hiệu phân công đứng lớp, sau khoảng một tháng dạy học, khi giáo viên bắt đầu nắm được học sinh lớp mình dạy thì… bốc thăm thao giảng vào bất kỳ lớp nào.



Kết quả thao giảng là một tiêu chí quan trọng đánh giá giáo viên trong năm học nhưng lại được đánh giá bằng một tiết dạy vào một lớp khác và chỉ một tiết đó mà thôi.

Hoạt động thao giảng các cấp đã được phản ánh rất nhiều, rất đúng thực trạng qua các bài viết như:

"Một Tiến sĩ đề xuất bỏ thi giáo viên giỏi"; "Cảnh tỉnh sau đề xuất bỏ thi giáo viên dạy giỏi của một Tiến sĩ giáo dục"; "Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Đừng ép giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi"; "Thi giáo viên dạy giỏi, nhiều bài giảng như đến từ thiên đình"…

Với cách thi đó, các bài giảng chưa bao giờ được áp dụng vào thực tế dạy học hàng ngày để nâng cao chất lượng dạy học nhưng lại làm hỏng mất hình ảnh của thầy cô trong mắt học trò.

Rất nhiều giáo viên thật sự có trách nhiệm với học sinh, âm thầm bám lớp, bám bản – những nơi thật sự khó khăn gian khổ; được sự tin tưởng của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân nhưng không được chính thức công nhận vì không chịu  mất thời gian để tham gia những “bài giảng cứ như đến từ thiên đình” đó.   

Nếu chúng ta đổi mới nhưng cách quản lý, áp dụng vẫn cứng nhắc như hiện nay thì sẽ lâm vào cảnh có lượng chức không biến đổi về chất, mang lại hiệu quả như Bộ trưởng mong đợi.



Xem nguồn

Chàng trai Quốc học Huế giành ngôi vị quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2016

Posted: 21 Aug 2016 04:54 AM PDT


Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 16 với sự tham gia của 4 thí sinh: 

Lê Duy Bách, lớp 12 chuyên Hoá, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, nhất quý I với 380 điểm. 

Hồ Đắc Thanh Chương, lớp 12 chuyên Toán, Trường THPT chuyên Quốc học Huế, nhất quý II với 270 điểm. 

Lâm Vũ Tuấn,  lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định, nhất quý III với 300 điểm. 

Phan Tiến Tùng, lớp 11 Trường THPT Chuyên Nguyễn Du – Đắk Lắk, nhất quý IV với 345 điểm. 

Vòng nguyệt quế vinh quang của Đường lên đỉnh Olympia 2016 đã được trao cho Thanh Chương, học sinh trường THPT Quốc học Huế

Sau phần thi thứ nhất – phần thi Khởi Động, cả 4 thí sinh bám sát nhau nhau với số điểm: 

Lâm Vũ Tuấn hoàn thành phần thi Khởi động xuất sắc với 90 điểm.

Hồ Đắc Thanh Chương giành số điểm rất cao 110 điểm khi trả lời đúng 11/12 câu trong phần thi Khởi động. 

Phan Tiến Tùng là người khởi động thứ 3 và chia sẻ “hơi choáng” với phần Khởi động rất tốt của 2 bạn chơi trước. Tiến Tùng kết thúc phần thi với 80 điểm.

Lê Duy Bách hoàn thành phần thi đầu tiên với 80 điểm.

Ngay sau câu hỏi đầu tiên của phần thi Vượt chướng ngại vật, Phan Tiến Tùng đã quyết định mở ô chữ. Câu trả lời của em là “Mỵ Châu Trọng Thủy”, tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác. Điều đó đồng nghĩa với việc thí sinh này phải dừng lại ở phần thi Vượt chướng ngại vật.

Hồ Đắc Thanh Chương lật mở ô chữ bí ẩn với câu trả lời “Sơn Tinh Thủy Tinh” sau 2 gợi ý “rể” và “núi”.

Thanh Chương kết thúc phần thi Vượt chướng ngại vật bằng việc giành thêm 40 điểm sau khi lật mở chính xác ô chữ. Em cũng là thí sinh tiếp tục dẫn đầu với 160 điểm. Lâm Vũ Tuấn đứng thứ 2 với 110 điểm, tiếp theo là Phan Tiến Tùng 90 điểm và Lê Duy Bách 80 điểm.

Không thí sinh nào đưa ra câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu tiên của phần thi Tăng tốc

Với câu hỏi về “thang máy”, cả 4 thí sinh đều đưa ra câu trả lời chính xác, trong đó Duy Bách là người đưa ra câu trả lời nhanh nhất. Chàng trai này tiếp tục xuất sắc trong câu hỏi tiếp theo về cách gấp áo khi vẫn là người trả lời nhanh nhất. 

Kết thúc phần thi Tăng tốc, Hồ Đắc Thanh Chương tiếp tục dẫn đầu với 250 điểm, Lâm Vũ Tuấn và Lê Duy Bách cùng đứng thứ 2 với 170 điểm, cuối cùng là Phan Tiến Tùng 140 điểm.

Phần thi cuối cùng – Về đích diễn ra gây cấn đúng với tính chất căng thẳng của một cuộc thi chung kết. Với việc lựa chọn các gói câu hỏi 40, 60, 80 điểm cùng ngôi sao hi vọng, các nhà leo núi đã đạt được những điểm số nhất định.

Bước vào vòng thi Về đích, Lâm Vũ Tuấn đã chọn ngôi sao hy vọng ở ngay câu hỏi đầu tiên. Câu trả lời đúng đã mang đến cho Vũ Tuấn 40 điểm. Ngay sau đó, với câu hỏi thuộc chủ đề Lịch sử, Vũ Tuấn đã đưa ra câu trả lời chính xác.

Câu hỏi cuối cùng Vũ Tuấn bằng tiếng Anh về Toán học. Thí sinh này đưa ra câu trả lời là số 8. Đây là đáp án đúng và đã mang đến cho Vũ Tuấn tổng số điểm là 270.

Thanh Chương chọn gói câu 60 điểm cho phần thi Về đích. Câu hỏi đầu tiên về Vật lý, Thanh Chương có thêm 10 điểm. Sang câu hỏi 20 điểm, Thanh Chương tiếp tục có câu hỏi trả lời chính xác.

Ở câu hỏi 30 điểm bằng tiếng Anh, Thanh Chương đưa ra câu trả lời là 6 cho câu hỏi – “Trong tiếng Việt có bao nhiêu thanh?“. Đây là một câu trả lời đúng. Như vậy kết thúc phần thi Về đích của mình tổng số điểm của Thanh Chương là 310 điểm. 

Bước vào phần thi Về đích, Tiến Tùng chọn gói câu hỏi cao nhất – 80 điểm. Kết thúc phần thi về đích, Tiến Tùng có 110 điểm. 

Duy Bách lựa chọn gói câu hỏi 80 điểm và ngôi sao hy vọng ở câu hỏi cuối cùng. Duy Bách kết thúc phần thi về đích với 160 điểm.

Kết thúc phần thi Về đích, với 340 điểm Thanh Chương đã đăng quang ngôi vị quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2016.

Chiếc vòng nguyệt quế mạ vàng đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia đã được trao cho cậu học sinh của trường Quốc học Huế.

Danh sách 16 nhà Vô địch "Đường lên đỉnh Olympia" đã qua:

1. Trần Ngọc Minh (THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long)

2. Phan Mạnh Tân (THPT Năng khiếu Hà Tĩnh, Hà Tĩnh)

3. Lương Phương Thảo (THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long)

4. Võ Văn Dũng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng)

5. Đỗ Lâm Hoàng (THPT Gò Vấp, TP.HCM)

6. Lê Vũ Hoàng (THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình)

7. Lê Viết Hà (THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi)

8. Huỳnh Anh Vũ (THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Định)

9. Hồ Ngọc Hân (THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên – Huế)

10. Phan Minh Đức (THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội)

11. Phạm Thị Ngọc Oanh (THPT Tiên Lãng, Hải Phòng)

12. Đặng Thái Hoàng (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh)

13. Hoàng Thế Anh (THPT Chuyên Bắc Giang, Bắc Giang)

14. Nguyễn Trọng Nhân (THPT chuyên Tiền Giang).

15. Văn Viết Đức (THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị)

16. Hồ Đắc Thanh Chương, Trường THPT chuyên Quốc học Huế
 



Xem nguồn

Vô địch "đỉnh Olympia" hàng ngày dậy từ 5h sáng bắt xe buýt đến trường

Posted: 21 Aug 2016 04:10 AM PDT


 – Giành được 340 điểm sau các phần thi, Hồ Đắc Thanh Chương (lớp 11 Trường THPT Chuyên Quốc học Huế) giành vòng nguyệt quế cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 16 sau khi dẫn đầu tất cả các phần thi.

Đường lên đỉnh Olympia, Olympia, Hồ Đắc Thanh Chương, vòng nguyệt quế, dạy con tự lập
Hồ Đắc Thanh Chương trên bục vinh quang

Vòng nguyệt quế lịch sử

Bước vào cuộc thi chung kết năm với số điểm từ cuộc thi quý thấp nhất trong số các bạn chơi là 270, tuy nhiên Thanh Chương thật sự bùng nổ khi dẫn đầu ở tất cả các phần thi trước khi mang về vòng nguyệt quế.

Chia sẻ về thành tích, nam sinh này khiêm tốn: "Từ trước đến giờ, em chưa từng nghĩ đến chuyện sẽ giành giải Nhất và vòng nguyệt quế cuộc thi. Bởi các bạn chơi đều là những người xuất sắc. Em nghĩ rằng kết quả ngày hôm nay có thể là do em đã may mắn hơn các bạn mà thôi".

Với Chương, động lực lớn nhất của em có lẽ là sự cổ vũ, động viên liên tục từ bố mẹ, các thầy cô và bạn bè trong suốt thời gian qua.

Đến từ TP Huế mộng mơ song xuyên suốt các cuộc thi, nam sinh này luôn thể hiện một phong thái chững chạc và quyết đoán.

So với các đối thủ đến với trận chung kết năm, Thanh Chương lại chưa từng giải đáp được từ khóa ở phần thi Vượt chướng ngại vật của chương trình. Chia sẻ trước buổi thi, Chương cảm thấy rất áp lực. Tuy nhiên, với quyết tâm cao độ, hôm nay em đã vẽ nên câu chuyện hoàn toàn khác.

"Khi trả lời xong phần Vượt chướng ngại vật, em vẫn cảm thấy rất lo. Thật vui vì qua mấy lần thi, đây mới là lần đầu tiên em vượt được chướng ngại vật", Chương thở phào.

Đường lên đỉnh Olympia, Olympia, Hồ Đắc Thanh Chương, vòng nguyệt quế, dạy con tự lập
Thanh Chương trong phần thi Về đích

Thậm chí em còn làm được nhiều hơn thế bởi với kết quả này, Thanh Chương trở thành nhà vô địch có điểm số cao nhất trong lịch sử16 năm của “Đường lên đỉnh Olympia”. Cùng đó, cũng giúp tỉnh Thừa Thiên Huế có số thí sinh vô địch Olympia nhiều nhất cả nước (2).

Trước Chương, đã có 3 học sinh mang về cầu truyền hình về cho xứ Huế là Nguyễn Mạnh Tấn (giải ba Olympia năm thứ 8), Hồ Ngọc Hân (giải nhất năm thứ 9) và Thái Ngọc Huy (giải nhì năm thứ 11).

"Bí quyết để thành công của em đơn giản là hãy bình tĩnh trong tất cả các phần thi và xa hơn là trước mọi tình huống của cuộc sống", Chương chia sẻ.

Đồng hành cùng cậu em trai ruột xuyên suốt các cuộc thi tuần, tháng quý và chung kết năm, anh Hồ Đắc Thanh Tân chia sẻ: "Mình và những người thân trong gia đình giờ đây thấy vô cùng sung sướng và tự hào dù vẫn luôn tin vào khả năng chiến thắng của em".

Với anh Tân, Chương là một người em trai tuyệt vời bởi không chỉ chăm học mà còn rất hiền lành, nghe lời bố mẹ:

"Dù biết Chương dành nhiều thời gian cho việc học nhưng khi rảnh rỗi, em vẫn thường giúp đỡ bố mẹ việc nhà".

Điều mà anh Tân đánh giá cao nhất ở người em mình là khả năng tự lập và thói quen tự học.

Cũng vì điều này mà dù theo học trường chuyên cách nhà tới hơn chục cây số, nhưng ngày nào Chương cũng dậy sớm từ 5h sáng để bắt xe buýt đến trường. Mỗi ngày 4 lượt cả đi lẫn về nhưng chưa bao giờ Chương bỏ học hay đến lớp muộn.

Hy vọng về nước để cống hiến

Đường lên đỉnh Olympia, Olympia, Hồ Đắc Thanh Chương, vòng nguyệt quế, dạy con tự lập
Thanh Chương được người thân, thầy cô lên chúc mừng

Trước khi vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16, Thanh Chương đã sở hữu bảng thành tích đáng nể khi từng giành ba giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh ở các môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh.

Ở cuộc thi chung kết, Thanh Chương cũng gây ấn tượng mạnh khi lấy được nhiều điểm số từ các câu hỏi liên quan đến tiếng Anh.

Đó đều là những câu hỏi 30 điểm, một trong gói Về đích của em với câu trả lời "6 thanh trong tiếng Việt" và câu hỏi khác về lĩnh vực toán học trong gói câu hỏi Về đích của bạn chơi.

Với giải Nhất cuộc thi, Thanh Chương nhận được phần thưởng trị giá 35.000 USD với suất học bổng du học.

Chương chia sẻ, chiến thắng bất ngờ này làm thay đổi hoàn toàn con đường mà em đã dự tính.

"Trước đây, em cũng nuôi ước mơ du học nhưng không thể nghĩ đến chuyện có được suất học bổng nhờ vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia".

Vì vậy, Chương chia sẻ thời gian tới em sẽ tập trung trau dồi vốn kiến thức Tiếng Anh của mình hơn nữa để chuẩn bị hành trang đi du học.

Nam sinh này bật mí trong tương lai sẽ theo học một ngành về kỹ thuật và hy vọng sau khi học xong có thể trở về để cống hiến cho đất nước.

Ngoài Thanh Chương, thí sinh Lâm Vũ Tuấn về Nhì với 255 điểm. Đồng giải ba là Lê Duy Bách và Phan Tiến Tùng lần lượt với 160 và 110 điểm.



Xem nguồn

Ngày hội toán học mở “Bản giao hưởng số pi”

Posted: 21 Aug 2016 03:26 AM PDT


– Bắt đầu từ 8h sáng và sẽ kết thúc lúc 18h ngày21/8, ngày hội Toán học mở "Bản giao hưởng số pi" tạo cơ hội cho mọi người tham gia được chiêm ngưỡng nét đẹp hoàn mỹ của toán học, trải nghiệm toán ở góc độ mới.

Chủ đề của ngày hội ngụ ý một sự phá cách có trong nội tại của toán học. Số pi là đối tượng chứa nhiều bất ngờ, bí ẩn. Những cái hay, cái đẹp, cái bí ẩn, cái vô lý, cái có lý… hoà quyện trong nhau tạo nên sự hấp dẫn của toán học và dương như cũng tạo nên bản giao hưởng diệu kỳ.

Toán học, Ngô Bảo Châu
Học sinh khám phá các hình dạng của tự nhiên

Ngày hội mang lại những trải nghiệm gần gũi: Từ việc dùng mây tre gỗ chế tác các hình dạng của tự nhiên được mô hình hoá bằng toán học, đến việc cắt gấp giấy tạo trò chơi, xương chế tác, thực nghiệm haytriển lãm tương tác.

Ngoài các hoạt động trải nghiệm, ngày hội còncó các hội thảo về thực trạng dạy và học toán ở trường phổ thông, nên dạy toán cho trẻ như thế nào, ích lợi của thi đấu toán học.

Toán học, Ngô Bảo Châu
Hội thảo về toán học trong trường phổ thông

Đặc biệt, trong buổi chiều, chuỗi bài giảng đại chúng của các GS hiện đang làm việc ở các trường ĐH Mỹ hứa hẹn nhiều điểm thú vị về Toán học, mối liên hệ giữa ngôn ngữ, xã hội và toán học.

GS Ngô Bảo Châu (ĐH Chicago) sẽ trình bày “những câu chuyện xung quanh đinh lý cuối cùng của Fermat”. GS Vũ Hà Văn ( ĐH Yale) thuyết trình về “Số đề”. Còn TS Trịnh Hữu Tuệ (ĐH Wisconsin – Milwaukee) diễn giảng về “cơ sở luận lý của nghĩa không đen”.

Toán học, Ngô Bảo Châu
TS Chu Cẩm Thơ thuyết trình “nên giúp trẻ em tiếp cận Toán học như thế nào”

 Ngày hội toán học mở là sự kiện do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức, phối hợp cùng các đơn vị đào tạo, các câu lạc bộ toán học,v.v…



Xem nguồn

Comments