Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ GD-ĐT chỉ ra những cách hiểu sai của giáo viên về Thông tư 30

Posted: 18 Aug 2016 09:51 AM PDT


– Ngoài việc chỉ ra những cách hiểu sai của giáo viên về Thông tư 30 đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra những giải thích để gỡ rối trong quá trình thực hiện.

Theo Bộ GDĐT, trong đánh giá học sinh tiểu học, hiện nhiều giáo viên đang có những cách hiểu chưa đúng với tinh thần của Thông tư 30.

Thông tư 30, Bộ GD-ĐT, đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá học sinh tiểu học
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Thứ nhất là việc quá trọng việc ghi nhận xét do hiểu sai rằng đánh giá thường xuyên là phải viết nhận xét vào vở học sinh và đồng thời ghi vào sổ theo dõi của giáo viên.  

Về điều này, Bộ GD – ĐT giải thích cách làm đúng như sau:"Đánh giá thường xuyên cần nhận xét kịp thời, thể hiện được cả sắc thái tình cảm của giáo viên để giúp học sinh học tập, rèn luyện tốt. Do đó giáo viên cần coi trọng nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh, không nhất thiết phải ghi nhận xét trong đánh giá thường xuyên trên lớp học".

Thứ hai, không ít giáo viên cho rằng thêm gánh nặng bởi hàng ngày phải dành rất nhiều thời gian để ghi nhận xét, nhất là giáo viên dạy các môn chuyên biệt (thể dục, âm nhạc…)  không còn thời gian cho việc học tập bồi dưỡng, chuẩn bị bài giảng,… Thậm chí, nhiều giáo viên cho rằng ghi nhận xét quá nhiều dẫn đến tình trạng nội dung trùng lặp, sáo mòn, để đối phó là chính.

Bộ GD – ĐT cho rằng các quy định trước đây đều yêu cầu giáo viên đánh giá thường xuyên vừa bằng điểm số và bằng nhận xét.

Do đó, nay yêu cầu giáo viên phải nhận xét chu đáo hơn và bỏ chấm điểm trong đánh giá thường xuyên nhìn chung là không thêm việc cho giáo viên. Nếu yêu cầu giáo viên phải ghi chép quá nhiều là là không đúng tinh thần của Thông tư 30.

Do tính chất đặc thù của các môn chuyên biệt, việc nhận xét bằng ghi chép có tác dụng rất hạn chế. Do đó giáo viên càng cần phải chú ý quan sát, nhận xét bằng lời nói trực tiếp để hướng dẫn học sinh.

Thứ ba, một số giáo viên lúng túng khi nhận xét vì nghĩ rằng nói hoặc viết nhận xét lúc nào cũng phải thật cụ thể, không được dùng những câu nhận xét khái quát, chung chung, quá ngắn gọn như: "cô khen em", "em có tiến bộ", "em cần cố gắng",…

Về điều này, theo Bộ GD – ĐT, đối với lời khen, có những lúc giáo viên khen chung chung như "cô khen em" cũng đủ có tác dụng với học sinh.

Nhưng nếu học sinh liên tục được khen như vậy thì lời khen sẽ không còn nhiều tác dụng. Vì vậy, tùy hoàn cảnh mà giáo viên đưa ra lời khen phù hợp. Song nhìn chung, nếu học sinh biết rõ vì sao được khen thì sẽ tốt hơn một lời khen chung chung, không rõ khen điều gì.   

Đối với lời chê, lời góp ý luôn cần cụ thể, chân tình. Những lời chê chung chung thì không có tác dụng hướng dẫn mà lại làm cho học sinh hoang mang, mất tự tin.

Cuối cùng, một số giáo viên lo ngại việc áp dụng Thông tư 30 chỉ xếp loại hoàn thành và chưa hoàn thành (trong khi cách đánh giá cũ, học sinh được xếp loại giỏi, khá, trung bình) và không chấm điểm sẽ làm mất tính cạnh tranh, không tạo ra động lực phấn đấu cho học sinh.

Bộ GD-ĐT cho rằng đó là một cách hiểu sai. Với mục đích phát triển phẩm chất và năng lực trong giáo dục thì giữa các học sinh sự hợp tác là quan trọng hơn sự cạnh tranh. Mỗi học sinh cần sự tiến bộ so với chính mình trên tất cả các lĩnh vực nên phải coi trọng việc nhận xét, hướng dẫn để học sinh nhận ra tính chất và mức độ tiến bộ trên từng khía cạnh. Qua đó bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của từng quá nhân. Không xếp loại học sinh theo cách đánh giá tổng hợp, lấy mặt này bù cho mặt kia và vô tình khuyến khích sự ganh đua không lành mạnh giữa các học sinh như trước đây.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Bộ Giáo dục khuyến khích địa phương triển khai VNEN tự nguyện

Posted: 18 Aug 2016 09:08 AM PDT


– Đánh giá mô hình “trường học mới” (VNEN) có nhiều điểm tích cực, song triển khai còn máy móc, nóng vội, ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gửi công văn tới các địa phương khuyến nghị hướng đi tiếp của mô hình này.

Bộ GD-ĐT nhìn nhận: “Kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường”.

VNEN, mô hình trường học mới, đổi mới giáo dục
Học sinh trong một giờ học theo mô hình VNEN

“Tuy nhiên, việc áp dụng chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn. Do chưa nhận thức đầy đủ, chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình một cách máy móc; việc triển khai nóng vội,v.v… dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận” – Bộ GD-ĐT phân tích thêm.

Từ đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng; đồng thời tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục ở địa phương mình.

Bộ vẫn khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Bên cạnh  đó, địa phương các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học; áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Song Nguyên



Xem nguồn

Hà Nội: Sự thật về việc trường mầm non chưa kịp bàn giao đã rạn nứt

Posted: 18 Aug 2016 08:26 AM PDT


Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, qua kiểm tra thực tế bằng trực quan tại công trình cho thấy, tại vị trí tường một số phòng (có từ 2-3 phòng) và phần tiếp giáp giữa khe lún, vị trí tiếp giáp tường và cột có xuất hiện 1-2 vết rạn vữa dạng xiên.

Tại vị trí sàn không có vết nứt dài hàng mét như thông tin dư luận phản ánh. Công trình vẫn đảm bảo ổn định không có dấu hiệu ảnh hướng đến kết cấu chịu lực. Theo đánh giá ban đầu, vết rạn nứt được đánh giá do một số nguyên nhân sau: Công trình được xây dựng bằng vật liệu gạch không nung (gạch xi măng cốt liệu không nung).

Trường mầm non Lê Trọng Tấn đang trong quá trình hoàn thiện.

Trường mầm non Lê Trọng Tấn đang trong quá trình hoàn thiện.

Vật liệu gạch không nung là vật liệu mới, mác cao (mác 100), độ hút ẩm lớn. Phần trát hoàn thiện vữa xi măng mác 50, kết hợp với thời tiết nóng ẩm đặc trưng của miền Bắc sẽ dẫn đến sự thấm, hút, co ngót không đều, dễ dẫn đến hiện tượng nứt vữa ngoài; Do mạch ngừng của các đợt xây, không được tưới thấm và bảo dưỡng nước kỹ cho gạch trước khi thi công xây tiếp; sau khi tiến hành xây phần thô, trộn vữa để trát hoàn thiện bảo dưỡng tường mới xây chưa đầy đủ dẫn đến khi trát cán phẳng sẽ dẫn đến bề mặt vữa trát trên tường bị khô, ướt cục bộ cũng là nguyên nhân rạn nứt vữa trước khi sơn bả.

Bên cạnh đó, do độ co ngót (trương nở của vật liệu và khô sau thời gian dài với thời tiết nắng nóng) của vật liệu là nguyên nhân tác động đến khối xây; Trong quá trình xây dựng, chất tải hoàn thiện (mùa mưa) có thể xảy ra hiện tượng trương nở không đều của đất nền dẫn đến hiện tượng lún không đều của các khối nhà (lún giới hạn), hiện tượng này cũng có thể gây ra chuyển vị nhỏ (trong giới hạn cho phép) tại một số điểm nút.

"UBND quận Hà Đông đã yêu cầu Chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa với biện pháp xử lý bằng cách đục bỏ phần vữa chạy theo chiều dài vết nứt với chiều rộng khoảng 10-15 cm, sau đó tưới ẩm bằng nước sạch và nước xi măng nguyên chất rồi trát lại bằng vữa xi măng mác 75 và sơn hoàn thiện. Đến nay công trình đã khắc phục xong các tồn tại nêu trên, đảm bảo sử dụng an toàn, bình thường" – Báo cáo của UBND quận Hà Đông cho biết.


Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông thì những vết rạn nứt do vật liệu co ngót đã được khắc phục hoàn toàn.

Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông thì những vết rạn nứt do vật liệu co ngót đã được khắc phục hoàn toàn.

Trao đổi với Dân trí, Ông Dương Thanh Hải, Phó Trưởng ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng quận Hà Đông cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các phòng, ban chuyên môn, UBND phường Yên Nghĩa, Ban giám hiệu nhà trường, tổ giám sát cộng đồng tiếp tục kiểm tra, giám sát theo dõi các vết nứt."

Trong khi đó, lãnh đạo quận Hà Đông cũng khẳng định: Nếu công trình tiếp tục phát sinh vết nứt mới (có dấu hiệu ảnh hưởng đến kết cấu công trình), UBND quận Hà Đông sẽ chỉ đạo kiểm định lại toàn bộ quá trình thiết kế và thi công công trình để đánh giá toàn bộ dự án theo quy định.

Trước đó, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc trường mầm non Lê Trọng Tấn chưa kịp bàn giao đã rạn nứt, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu UBND quận Hà Đông lập đoàn kiểm tra, đánh giá và có báo cáo cụ thể.

Nguyễn Hùng



Xem nguồn

Bộ GD&ĐT khuyến khích địa phương tự nguyện thực hiện VNEN

Posted: 18 Aug 2016 07:41 AM PDT


Không ép địa phương thực hiện

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tiếp tục chủ động nghiên cứu, áp dụng các phương thức giáo dục tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tiễn để đảm bảo thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục; đồng thời chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới (VNEN) tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học; áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh và dư luận xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ GD&ĐT khuyến khích, không ép buộc địa phương thực hiện chương trình VNEN (ảnh: minh họa)

Bộ GD&ĐT khuyến khích, không ép buộc địa phương thực hiện chương trình VNEN (ảnh: minh họa)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của địa phương.

Bộ nghiêm túc rút kinh nghiệm

Trong văn bản, Bộ GD&ĐT cho biết kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận việc áp dụng mô hình trường học mới này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, trong những năm đầu triển khai, một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về mô hình và điều kiện áp dụng; cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình một cách máy móc; việc triển khai nóng vội, áp dụng ngay cả ở những trường còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông… dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Những ưu điểm và bất cập nói trên trong áp dụng mô hình trường học mới đã được Bộ GD&ĐT nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Nghệ An: Hơn nửa tỷ đồng tuyên dương thí sinh có điểm xét tuyển đại học cao

Posted: 18 Aug 2016 06:56 AM PDT


Sở GD-ĐT Nghệ An vừa có tờ trình đề nghị UBND tỉnh về việc khen thưởng thành tích đối với 51 thí sinh có điểm cao 3 môn xét tuyển đại học từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Theo đó, sẽ có 21 học sinh có điểm từ 27,75 điểm trở lên thuộc tổ hợp môn Toán, Lý, Hóa; 4 học sinh đạt 28 điểm trở lên đối với tổ hợp môn Toán, Hóa, Sinh; 17 học sinh đạt từ 25,75 điểm tổ hợp môn Văn, Sử, Địa; 2 học sinh đạt từ 26,5 điểm tổ hợp môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và 7 học sinh đạt từ 26,75 điểm tổ hợp môn Toán, Lý, Ngoại ngữ.

Trong đó Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có 29 học sinh được tuyên dương, Trường THPT Đô Lương 1 (huyện Đô Lương) có 4 học sinh; Trường THPT Bắc Yên Thành (huyện Yên Thành) có 3 học sinh; Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ) có 2 học sinh. Các trường THPT chuyên Đại Học Vinh, THPT Quỳnh Lưu 1 (huyện Quỳnh Lưu), THPT Yên Thành 4, THPT Yên Thành 2 (huyện Yên Thành), THPT Anh Sơn (huyện Anh Sơn), THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 3 (huyện Đô Lương), THPT Con Cuông (huyện Con Cuông), THPT Nghi Lộc 4, THPT Nguyễn Duy Trinh (huyện Nghi Lộc), THPT Nam Đàn 1 (huyện Nam Đàn) và THPT Nguyễn Sỹ Sách (huyện Thanh Chương) mỗi trường có 1 học sinh được khen thưởng. Ngoài Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và THPT chuyên ĐH Vinh thì thành phố Vinh không có thí sinh nào được tuyên dương trong kỳ tuyển sinh năm 2016.

Trần Quốc Trường - thí sinh có điểm xét tuyển đại học cao nhất Trường THPT Bắc Yên Thành (28,2 điểm khối B) cùng 50 học sinh khác sẽ được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương.

Trần Quốc Trường – thí sinh có điểm xét tuyển đại học cao nhất Trường THPT Bắc Yên Thành (28,2 điểm khối B) cùng 50 học sinh khác sẽ được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương.

Ngoài Bằng khen của UBND tỉnh, mỗi thí sinh được tuyên dương sẽ được nhận phần thưởng trị giá 10 triệu đồng. Lễ tuyên dương sẽ diễn ra vào cuối tháng 8 này. Đây là lần thứ 7 Nghệ An tổ chức tuyên dương khen thưởng thí sinh đạt điểm cao trong kỳ xét tuyển đại học. So với năm ngoái, số thí sinh được tuyên dương năm nay giảm gần 1 nửa.

Vĩnh Khang



Xem nguồn

TP.HCM: Trường mầm non trông con cho công nhân cả ngày thứ 7

Posted: 18 Aug 2016 06:13 AM PDT


Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có Quyết định Phê duyệt Kế hoạch "Hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại Khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020".

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, ở  địa bàn có khu chế xuất, khu công nghiệp dân số cơ học tăng nhanh và luôn biến động. Các trường mầm non công lập và tư thục tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có thời gian đón trả trẻ không phù hợp với thời gian làm việc theo ca kíp của công nhân. Vì vậy, các nhóm lớp độc lập tư thục phát triển nhanh, trong đó nhiều lớp chưa được cấp phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Quy mô trường, lớp mầm non chưa đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh, nhất là công nhân lao động thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp…

Với quyết định của UBND TP.HCM, năm học 2016 – 2017 xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm ở 2 quận Bình Tân và Thủ Đức. Quận Bình Tân: Trường Mầm non 30/4 khu công nghiệp Vĩnh Lộc thực hiện giữ trẻ đến 17h30 và cả ngày thứ bảy.

Quận Thủ Đức: Trường Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 (Phường Linh Xuân) và Mầm non khu chế xuất Linh Trung II (Phường Linh Trung) thực hiện giữ trẻ đến 17h30 và cả ngày thứ bảy.

Tới năm học 2017- 2018 sẽ triển khai thực hiện tại Quận 7 ở khu chế xuất Tân Thuận, và huyện Củ Chi ở khu công nghiệp Tây Bắc.

Năm học 2018 – 2019 thực hiện đại trà tại các trường mầm non khu chế xuất, khu công nghiệp ở các quận, huyện.

Từ năm học 2019 – 2020 và các năm tiếp theo, các quận, huyện tập trung mở rộng số trường nhận trẻ giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại Khu chế xuất, khu công nghiệp.

Lê Huyền



Xem nguồn

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ không chủ động trả hồ sơ thí sinh

Posted: 18 Aug 2016 05:30 AM PDT


– Dù Bộ GD-ĐT yêu cầu liên hệ để trả lại ngay hồ sơ cho thí sinh ngày 16/8 để đảm bảo quyền đăng ký nhập học trường khác, song Trường ĐH Kinh doanh và Công Nghệ không có động thái chủ động trong việc này.


Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, ngành Y đa khoa, hồ sơ thí sinh, Bộ GD- ĐT, Vũ Văn Hóa
Cơ ngơi đào tạo ngành y dược của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đặt tại Từ Sơn, Bắc Ninh

Xác định việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đăng thông tin tuyển sinh ngành Y đa khoa là trái quy định, vượt cấp khi chưa có ý kiến chính thức, Bộ GD-ĐT yêu cầu trường nếu đã nhận hồ sơ đăng ký nhập học thì phải liên hệ với thí sinh để trả lại hồ sơ ngay trong ngày 16/8 để đảm bảo quyền đăng ký nhập học trường khác.

Tuy nhiên, đến chiều 17/8, trường vẫn chưa có chủ trương trả lại hồ sơ cho thí sinh.

Tuy nhiên, thí sinh nào có nguyện vọng muốn rút hồ sơ ra khỏi trường thì trường cũng đồng ý để trả lại.

Sau khi trường đăng thông tin tuyển sinh, tính đến nay đã có hơn 200 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 vào 2 ngành Y đa khoa và Dược học.

Thời điểm này, các trường ĐH khác đã công bố thí sinh trúng tuyển và bắt đầu làm thủ tục cho thí sinh nhập học năm học mới.

Ông Hóa cho rằng, với những công văn mà Bộ GD-ĐT đã ký trước đây thì đáng lý ra giờ đây Bộ đã phải cho trường tuyển sinh.

Trước đó, chia sẻ với VietNamNet chiều ngày 16/8, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện Bộ GD-ĐT đang chờ ý kiến trả lời của Bộ Y tế để quyết định về việc có cho phép trường tuyển sinh ngành Y đa khoa.

"Quan điểm của Bộ GD-ĐT là khi trường chưa được phép tuyển sinh ngành Y đa khoa thì không được thông báo tuyển sinh, không được nhận hồ sơ xét tuyển", bà Phụng nhấn mạnh.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Danh sách các trường đại học xét tuyển bổ sung

Posted: 18 Aug 2016 04:48 AM PDT


Nhiều trường đại học đã công bố chỉ tiêu tuyển bổ sung đợt 1 (xét tuyển đợt 2) 

xét tuyển đại học, xét tuyển đợt 2, xét tuyển bổ sung, chỉ tiêu xét tuyển đợt 2
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học 2016. Ảnh: Lê Văn

Ngay từ thời điểm công bố điểm chuẩn trúng tuyển, nhiều trường ĐH đã công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung. Từ sau ngày mai, 19/8, khi các thí sinh đã xác nhận nhập học, nhiều trường sẽ công bố chỉ tiêu tuyển bổ sung.

VietNamNet sẽ cập nhật danh sách các trường xét tuyển bổ sung cũng như điều kiện và số lượng các chỉ tiêu tuyển bổ sung.

Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương thông báo tuyển bổ sung 200 chỉ tiêu cho 7 ngành đào tạo, gồm: ĐHSP Âm nhạc Mầm non, ĐHSP Mỹ thuật Mầm non, ĐHSP Mỹ thuật, ĐH Quản lý văn hóa, ĐH Thiết kế Thời trang, ĐH Thiết kế Đồ họa, ĐHSP Âm nhạc. 

Trường xét tuyển bổ sung theo cả 2 hình thức, bao gồm cả hình thức xét bằng học bạ và xét bằng điểm thi THPT quốc gia. 

Đối với hình thức xét bằng học bạ, thí sinh phải đảm bảo 2 điều kiện: Điểm Ngữ văn đạt từ 5 trở lên (đối với các ngành đào tạo) và điểm môn Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Toán đạt từ 5 trở lên (đối với ngành quản lý văn hóa). 

Đối với hình thức xét tuyển bằng điểm thi, thí sinh phải có tổng điểm 3 môn thi (gồm các môn xét tuyển và thi tuyển) đạt 15 điểm. Mức điểm này bằng mức điểm trúng tuyển đợt 1 của trường. 

Xem chi tiết chỉ tiêu tuyển bổ sung của Trường ĐH Nghệ thuật Trung ương TẠI ĐÂY. 

Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội cũng đã thông báo tuyển bổ sung 650 chỉ tiêu hệ đại học chính quy 2016, gồm 600 chỉ tiêu xét theo kế quả thi THPT quốc gia và 50 chỉ tiêu xét theo học bạ. 

Xem chi tiết chỉ tiêu bổ sung của Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội TẠI ĐÂY. 

Trường ĐH An Giang nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 đối với những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 hoặc không không nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận học ở trường đã trúng tuyển, có tổng số điểm (tổ hợp môn xét tuyển) lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn của ngành còn chỉ tiêu  bổ sung. 

Xem chi tiết TẠI ĐÂY. 

Học viện Hậu cần dự kiến xét tuyển bổ sung hệ dân sự với 189 chỉ tiêu đại học, 70 chỉ tiêu cao đẳng, 100 chỉ tiêu liên thông đại học. 

Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Đồng Tháp đã ra thông báo điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 1 (nguyện vọng 2) kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2016. 

Trường còn 1.140 chỉ tiêu hệ đại học và 100 chỉ tiêu hệ cao đẳng. 

Xem chi tiếtTẠI ĐÂY.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 1 năm 2016 các ngành trình độ đại học chương trình liên kết đào tạo quốc tế (chương trình liên kết) cấp song bằng và đơn bằng.

Đối tượng xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương (nếu chưa đạt thí sinh phải tham gia kiểm tra và đạt trình độ tiếng Anh theo qui định, đồng thời phải học khóa tiếng Anh bổ trợ theo qui định của chương trình liên kết) và đạt điều kiện điểm xét tuyển.

Về điểm xét tuyển, trường xét tuyển từ kết quả thi THPTQG 2016, với điểm xét tuyển theo từng tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15 điểm cho tất cả các ngành. Trường cũng xét tuyển từ kết quả học tập bậc THPT. 

Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trước đó, nhiều trường ĐH như Trường ĐH Lâm nghiệp, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP HCM,… cũng đã công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung. 

Xem chi tiết TẠI ĐÂY. 

(tiếp tục cập nhật

Ngân Anh – Lê Văn



Xem nguồn

TPHCM: Cho trường mầm non công thí điểm giữ trẻ cả vào ngày thứ 7

Posted: 18 Aug 2016 04:06 AM PDT


TPHCM sẽ thí điểm trường công giữ trẻ đến 17h30 và cả ngày thứ bảy (ảnh: Hoài Nam)

TPHCM sẽ thí điểm trường công giữ trẻ đến 17h30 và cả ngày thứ bảy (ảnh: Hoài Nam)

UBND thành phố cho rằng ở địa bàn có khu chế xuất, khu công nghiệp dân số cơ học tăng nhanh và luôn biến động. Các trường mầm non công lập và tư thục tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có thời gian đón trả trẻ không phù hợp với thời gian làm việc theo ca kíp của công nhân. Vì vậy, các nhóm lớp độc lập tư thục phát triển nhanh, trong đó nhiều lớp chưa được cấp phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

Quy mô trường, lớp mầm non chưa đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh, nhất là công nhân lao động thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp. Với thực trạng này, cần thiết phải tập trung đảm bảo tạo điều kiện để con công nhân có thể gửi con ngoài giờ tại các trường mầm non khu chế xuất, khu công nghiệp để yên tâm công tác.

Với quyết định của UBND TP.HCM, năm học 2016 – 2017 xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm ở 2 quận Bình Tân và Thủ Đức. Quận Bình Tân: Trường Mầm non 30/4 khu công nghiệp Vĩnh Lộc thực hiện giữ trẻ đến 17h30 và cả ngày thứ bảy.

Quận Thủ Đức: Trường Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 (Phường Linh Xuân) và Mầm non khu chế xuất Linh Trung II (Phường Linh Trung) thực hiện giữ trẻ đến 17h30 và cả ngày thứ bảy.

Tới năm học 2017- 2018 sẽ triển khai thực hiện tại Quận 7 ở khu chế xuất Tân Thuận, và huyện Củ Chi ở khu công nghiệp Tây Bắc.

Năm học 2018 – 2019 thực hiện đại trà tại các trường mầm non khu chế xuất, khu công nghiệp ở các quận, huyện.

Từ năm học 2019 – 2020 và các năm tiếp theo, các quận, huyện tập trung mở rộng số trường nhận trẻ giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại Khu chế xuất, khu công nghiệp.

Lê Phương



Xem nguồn

Trường có quá nhiều học sinh đi học thêm là không ổn

Posted: 18 Aug 2016 03:23 AM PDT


Nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc TPHCM đưa ra quy định cấm dạy thêm học thêm tại Hội nghị công tác chuẩn bị năm học mới do UB MTTQ Việt Nam cùng Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức sáng 18/8.

Bà Nguyễn Thị Yến Thu, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TPHCM nói rằng, việc TPHCM cấm dạy thêm là quá máy móc. Có thể có những giáo viên dạy không hết chương trình, tìm cách lôi kéo học sinh hoặc ra đề na ná nội dung học thêm hay cho điểm thiếu công bằng giữa các em… Đây là hành vi tiêu cực, trái với đạo đức nhà giáo.

Bà Hoàng Thị Khánh cho rằng trường mà quá nhiều học sinh cần học thêm chứng tỏ nhà trường chưa đảm bảo chất lượng giờ học chính khóa

Bà Hoàng Thị Khánh cho rằng trường mà quá nhiều học sinh cần học thêm chứng tỏ nhà trường chưa đảm bảo chất lượng giờ học chính khóa

Nhưng cũng không thể phủ nhận, dạy học thêm giúp nhiều học sinh yếu tiến bộ hơn, giúp các em nâng cao kiến thức. Quản lý phải tìm cách làm sao để dạy thêm, học thêm cho thích hợp, dạy như thế nào để hạn chế tiêu cực chứ không phải cứ cấm là tốt. Tại sao chúng ta không tìm giải pháp để nhà trường có thể làm tốt hơn, học sinh được giáo viên quan tâm sâu sát, người thầy cũng có thêm thu nhập mà lại cấm bằng cách… tạo cơ hội cho các cơ sở bên ngoài. Trong khi, các cơ sở bên ngoài hoạt động chỉ vì mục đích kinh tế.

Nhà trường phải lựa chọn được đối tượng học và đối tượng dạy, đáp ứng nhu cầu của người học chứ không phải của người dạy. Và đặc biệt, các Sở ngành phải quản lý được chất lượng giờ học chính khóa, phải làm mọi cách để giảm đối tượng học sinh cần học thêm ngày càng giảm.

Đại diện phụ huynh ở TPHCM bày tỏ việc dạy thêm học thêm đang dẫn đến những thiệt thòi, bất công đối với học sinh khó khăn

Đại diện phụ huynh ở TPHCM bày tỏ việc dạy thêm học thêm đang dẫn đến những thiệt thòi, bất công đối với học sinh khó khăn

Theo bà Khánh, lớp mà có đến 70-80% học sinh cần học thêm chứng tỏ nhà trường chưa đảm bảo được chất lượng giảng dạy ở giờ học chính khóa. Phải quản lý chặt, phải có đánh giá chất lượng giờ học chính khóa chứ không để dạy lơ mơ, học lơ mơ rồi lại phải đi học thêm vừa gây tốn kém, gây bức xúc trong dư luận.

Một đại diện phụ huynh học sinh ở quận 1 tâm tư về việc dạy thêm học thêm đã dẫn đến những bất công trong giáo dục, nhất là đối với học sinh nghèo. Việc học đang phụ thuộc nhiều vào việc học thêm nhưng nhiều gia đình nghèo hay con công nhân không có điều kiện cho con đi học thêm thì các cháu thua thiệt rất nhiều trong việc tiếp nhận kiến thức cũng như kết quả học tập. Chưa kể đến việc các em có thể bị phân biệt, đối xử, gây khó dễ…

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments