Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


600 giảng viên du học tiến sĩ trở về trong năm học trước

Posted: 11 Aug 2016 09:50 AM PDT


Bộ GD-ĐT tiếp nhận gần 600 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài về trong năm học 2015 – 2016.

Trong báo cáo năm học của Bộ GD-ĐT khối giáo dục đại học, quy mô đào tạo của các trường ĐH, CĐ năm học 2015 – 2016 đã giảm 7% so với năm trước. Trong đó, các hình thức đào tạo vừa học vừa làm và đào tạo từ xa trình độ đại học lần lượt giảm 13% và 16,3%, trình độ cao đẳng giảm 17%.

Tuy nhiên, tổng số giảng viên ở các trường ĐH, CĐ tăng 2,8%. Cụ thể số giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng 29%, số giảng viên có trình độ thạc sĩ tăng 8% so với năm trước.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết nguồn giảng viên được đào tạo ở nước ngoài trong năm qua cũng tăng đáng kể.

Trong năm học 2015 – 2016, Bộ cũng tiếp nhận về nước 1.322 lưu học sinh, trong đó 45% tiến sĩ, 20% thạc sĩ, 31% đại học và 4% thực tập sinh. Trong số gần 600 tiến sĩ mà Bộ tiếp nhận về hầu hết là giảng viên các trường ĐH, CĐ.

Cũng trong năm học 2015 – 2016, Bộ GD-ĐT cử đi đào tạo ở các nước phát triển 1.347 lưu học sinh. Trong số này có 46% tiến sĩ, 17% thạc sĩ, 34% đại học và 3% thực tập sinh.

Ngân Anh



Xem nguồn

Sẽ đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam

Posted: 11 Aug 2016 09:09 AM PDT


– Xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam là 1 nội dung đáng chú ý trong 9 nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục từ năm học 2016-2017 mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra đầu tháng 8.

tiếng anh, học tiếng anh ở việt nam, bộ GDĐT, nhiệm vụ năm học 2016-2017

Bộ GD – ĐT cho biết với mỗi lộ trình, sẽ nghiên cứu và xây dựng các nguồn lực cần huy động, các hoạt động cần triển khai và các kết quả cần đạt được.

Ngoài ra, sẽ tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm với giáo dục phổ thông và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường với tất cả các cơ sở nghề nghiệp và cơ sở giáo dục ĐH.

Bên cạnh đó, sẽ hỗ trợ các trường ĐH/CĐ sư phạm triển khai đào tạo giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới; chú trọng đào tạo giáo viên ngoại ngữ trình độ CĐ, ĐH ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Ngoài ra, còn hoàn thiện chương trình, tài liệu, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp và trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo.

Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo.

Xây dựng, hoàn thiện các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi quốc gia; khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ biên soạn câu hỏi thi, đội ngũ giám khảo phục vụ đổi mới thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Hoàn chỉnh các quy định về kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; thành lập các cơ sở khảo thí ngoại ngữ có chất lượng.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới học liệu dạy học ngoại ngữ. Xây dựng chương trình, tài liệu và triển khai bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy và học ngoại ngữ, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả. Hoàn thiện mô hình Trung tâm học liệu ngoại ngữ quốc gia.

Thanh Hùng



Xem nguồn

"Đừng tìm người tài kiểu gai mít"

Posted: 11 Aug 2016 08:26 AM PDT


 – Các khách mời bàn tròn cho rằng, cơ chế đặc thù là điều cần thiết để thu hút được những người tài ở nước ngoài trở về phục vụ cho đất nước.

XEM PHẦN 1

XEM PHẦN 2

XEM PHẦN 3

“Đánh giá người tài là chuyện ở cơ sở”

GS Ngô Bảo Châu: Từ lúc thành lập đến nay Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán nhận được rất nhiều sự quan tâm từ Chính phủ và Bộ GD – ĐT. Viện hoạt động theo một cơ đặc thù nên luôn có những khó khăn. Nhưng tôi cũng đã quen với khó khăn rồi.

Nhà báo Hạ Anh: Anh Châu có đề cập đến "cơ chế đặc thù", vậy chúng ta quay lại với đề bài của Thủ tướng là xây dựng cơ chế thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về nước làm việc. Liệu ở cấp độ quốc gia chúng ta có nên xây dựng cơ chế đặc thù không?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi nghĩ cũng phải có cơ chế đặc thù. Đây là một việc khó. Nếu chúng ta làm đại trà thì hiệu quả sẽ không cao.

Trước hết, tôi đề xuất với Chính phủ là thu hút nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ để tăng cường năng lực nghiên cứu của các viện, trường trong nước. Sau đó, đến các lĩnh vực khác thì phải kêu gọi sự phối hợp của các bộ ngành khác.

Khi chúng ta làm tốt điều này, tôi tin sẽ là tiếng chim gọi đàn, người ta sẽ về rất đông. Còn ngay từ đầu mà làm không tốt thì kêu gọi mấy cũng thất bại.

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Tôi nghĩ chúng ta nên có định hướng cụ thể. Theo tôi, những người có khả năng sáng tạo, khả năng dẫn dắt, có ý tưởng là những tinh hoa. Rồi những chuyên gia hàng đầu ở những chuyên ngành hẹp như anh Châu. Đó là những con người chúng ta cần thu hút.

Thứ hai là cần xác định những ngành nào chúng ta cần quan tâm đặc biệt. Đừng trọng tâm kiểu gai mít mà phải chọn một vài ngành cần thiết mà Việt Nam có thể bật lên được trong thời gian tới. Tôi nghĩ chúng ta nên có chính sách đặc thù với những con người đó.

thu hút nhân tài, chính sách thu hút nhân tài
Ông Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: Lê Anh Dũng.

GS Ngô Bảo Châu: Tất nhiên là phải có chính sách đặc thù rồi nhưng mà đặc thù như thế nào. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là công việc.

Cá nhân tôi chia sẻ việc triển khai là vô cùng vất vả. Chẳng hạn, để giải ngân thì mỗi một đề tài phải viết khoảng 50 báo cáo. Chúng ta phải đánh giá theo kết quả cuối cùng chứ không thể theo các thủ tục hành chính thông thường.

Hay như muốn có một số giáo sư nước ngoài sang Việt Nam giảng dạy vài tháng. Thì thay vì bắt ông Sơn phải tự lo một khoản tài chính cho việc đó, tại sao nhà nước không thể có khoản kinh phí chung.

Mỗi năm chúng ta để ra 5 hay 10 tỷ để cho các trường có thể mời các giáo sư. Đồng thời sẽ có một hội đồng để giám sát các trường mời có đúng mục tiêu không, ông giáo sư ấy có giỏi không và Nhà nước sẽ quyết định.

Đây là một dạng thí điểm mà công sức có thể nhiều nhưng kinh phí không nhiều và có hiệu quả rất tốt.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ý của anh Châu tôi cũng suy nghĩ nhiều. Suy cho cùng thì câu chuyện thu hút người tài về là câu chuyện của cơ sở chứ không phải là câu chuyện của vĩ mô. Ở cấp độ vĩ mô phải tạo môi trường, chính sách để ủng hộ và hỗ trợ thông qua dự án. Vì việc đánh giá người tài là chuyện của cơ sở.

Chẳng hạn, Chính phủ cần nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu để dự báo thì phải giao cho những người nào thắng thầu. Những người thắng thầu sẽ có cơ chế thu hút, trả tiền và thanh toán thoáng như ở nước ngoài.

Hướng sắp tới của Bộ là tăng cường kiến tạo vai trò chủ động của các đơn vị theo cơ chế đặt hàng.

Tôi nghĩ rằng cơ chế mà cứ chung chung thì rất khó áp dụng. Và nếu đặt cơ chế trả tiền theo quy định của Bộ Tài chính thì chắc không thực hiện được. 

thu hút nhân tài, chính sách thu hút nhân tài
Ông Hoàng Minh Sơn và GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Cơ chế mới sẽ là cơ chế đặt hàng, nhà nước, doanh nghiệp đặt hàng và cơ sở trong nước thu hút về được trả định mức phù hợp với đối tượng. Các nhà khoa học chỉ cần đưa ra sản phẩm là xong.

Ngoài ra, những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài có uy tín mà đã gắn bó thì cũng được quyền tham gia đấu thầu các dự án lớn. Không quá phân biệt người trong nước với người nước ngoài.

Hình thành thế hệ nhà khoa học nội địa mạnh

Ông Hoàng Minh Sơn: Các trường hiện nay được tinh thần tự chủ đều rất phấn khởi. Tất nhiên cũng rất lo lắng vì xu thế cạnh tranh rất mạnh giữa các trường trong nước với nhau và với các trường quốc tế không chỉ về đào tạo mà còn cả vấn đề thu hút nhân lực.

Với những nhà khoa học nổi tiếng, có vị trí thì chắc chắn là các nhà khoa học trong nước cũng có mối quan hệ nhất định. Việc hỗ trợ thông qua các đề tài, hay một nhóm nghiên cứu là cách thức nên làm dù không thể hết được.

Bởi vì khi đó các đề tài có sự tham gia của các nhà khoa học ở nước ngoài thì các đề tài ấy được đánh giá cao hơn, tính cạnh tranh tốt hơn. Có thể theo đặt hàng, cũng có thể theo đề xuất từ dưới lên.

Nhưng chúng tôi cũng muốn đề xuất tới nhóm thứ hai. Đó là những bạn mới tốt nghiệp tiến sĩ về. Lực lượng này rất đông và về sau sẽ tạo một nền tảng nên cần có sự hỗ trợ bước đầu.

Hiện nay trung bình đào tạo tiến sĩ ở nươc sngoài mất khoảng một trăm ngàn đô, vậy chúng ta hỗ trợ các em độ hai mươi ngàn để trong hai năm đầu các em có cơ sở ban đầu sẽ rất thuận lợi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ý kiến của anh Sơn tôi ủng hộ. Mình phải hình thành nên một thế hệ các nhà khoa học nội địa chứ không phải cứ đi vay mượn nước.

thu hút nhân tài, chính sách thu hút nhân tài
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (trái), ông Nguyễn Anh Tuấn (giữa) và Nhà báo Hạ Anh. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Tôi cũng đang nghiên cứu cùng các bộ ngành đề nghị với Thủ tướng Chính phủ lập một quỹ hay có một dạng nào đó để hỗ trợ thông qua các đề tài. Cái đấy là lợi ích kép, vừa được nghiên cứu, vừa giữ chân được.

Và tôi sẽ bàn thêm với Bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và bộ trưởng bộ tài chính để làm sao cái quỹ này hướng tới đối tượng trẻ.

Chúng ta phải tạo ra được một thế hệ các nhà khoa học trong nước, chứ chúng ta cũng không nên quá nhấn mạnh vào nước ngoài.

Vì vậy, yếu tố thu hút về rất quan trọng nhưng nếu như kích hoạt được các nhân tố bên trong lên nữa thì tôi thấy lợi ích cao hơn nhiều.

XEM PHẦN 5

(còn tiếp)

Vào 14h chiều 8/8, VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề"Chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về đóng góp xây dựng đất nước". Khách mời tham gia chương trình:

  • Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
  • Ông Ngô Bảo Châu, GS Toán Trường ĐH Chicago (Mỹ); Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Việt Nam).
  • Ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên tổng biên tập báo VietNamNet, hiện là Tổng biên tập Tạp chí và Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu Đại học California Los Angeles ( UCLA).
  • Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Ban Giáo dục



Xem nguồn

Ngày cuối nên nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào đâu?

Posted: 11 Aug 2016 07:43 AM PDT


Ngày 12/8 sẽ kết thúc việc đăng ký xét tuyển đại học đợt 1. Những thí sinh còn nấn ná đến phút cuối mới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nên tìm cơ hội ở những trường, ngành nào?

Một số trường đã "kín" chỗ

Ông Lê Chí Thông, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết, hiện tại trường đã nhận được lượng hồ sơ tương đối lớn. Hai ngày nay lượng hồ sơ về trường ít hơn, nhưng không có ngành nào thiếu hồ sơ so với chỉ tiêu trường đưa ra. Có nhiều thí sinh có điểm thi trong khoảng 23 – 25 điểm.

điểm chuẩn đại học 2016, đăng ký xét tuyển, điểm xét tuyển ĐH 2016, điểm xét tuyển đại học 2016, tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2016, kỳ thi THPT quốc gia 2016
Thí sinh làm thủ tục đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Năm nay điểm nhận hồ sơ của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là 15 điểm. Ông Thông đưa ra dự đoán, điểm trúng tuyển vào trường năm nay sẽ xấp xỉ năm ngoái. Vì vậy, những thí sinh nào còn muốn vào trường nhưng chỉ có điểm thi bằng với mức điểm nhận hồ sơ chắc chắn sẽ không đỗ.

Tin từ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết tất cả các ngành trong trường đã nhận số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vượt quá số chỉ tiêu tuyển sinh. Vì vậy, nếu chỉ có kết quả thi bằng với mức điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thì khả năng trượt rất cao. Nếu có nguyện vọng vào trường, theo hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng, để "an toàn" thì thí sinh nên chọn những ngành có điểm nhận hồ sơ thấp hơn kết quả thi của thí sinh từ 1 điểm trở lên…

Cơ hội cho thí sinh quyết chờ đến phút chót

Ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết trường đã nhận được hơn 12 nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, hồ sơ chỉ "về" dồn dập" những ngày đầu, còn vài ngày trở lại đây trường chỉ nhận được khoảng hơn 100 hồ sơ mỗi ngày theo hình thức đăng ký trực tiếp.

Dù không tiết lộ cụ thể mức điểm chuẩn dự kiến, nhưng ông Minh cho biết hiện tại điểm chuẩn dự kiến xếp từ cao xuống thấp của các ngành trong trường cụ thể như sau: Kinh doanh quốc tế, Marketing, Công nghệ kĩ thuật ô tô, Công nghệ kĩ thuật điện – điện tử, Luật kinh tế, Công nghệ kĩ thuật cơ khí, Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, Quản trị khách sạn, Công nghệ may, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kế toán, Kiểm toán, Công nghệ thực phẩm, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Công nghệ sinh học, Khoa học máy tính, Công nghệ kĩ thuật điện tử và tự động hóa, Công nghệ kĩ thuật điện tử truyền thông…

Theo ông Minh, có 7 ngành mà tới thời điểm này nếu thí sinh đăng ký xét tuyển dù có điểm chỉ bằng mức sàn nhận hồ sơ nhưng vẫn có khả năng trúng tuyển lớn, bởi vì dù ngành có chỉ tiêu cao nhưng số lượng hồ sơ nộp vào không nhiều. Đó là các ngành Hệ thống thông tin, Tài chính doanh nghiệp, Luật quốc tế, Khoa học môi trường, Công nghệ kĩ thuật máy tính, Công nghệ xây dựng công trình giao thông, Quản lý tài nguyên và môi trường.

điểm chuẩn đại học 2016, đăng ký xét tuyển, điểm xét tuyển ĐH 2016, điểm xét tuyển đại học 2016, tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2016, kỳ thi THPT quốc gia 2016
Phụ huynh đưa con đi đăng ký xét tuyển đại học

Đại diện Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết hiện trường còn hai ngành có khả năng trúng tuyển lớn. Đó là ngành Công nghệ vật liệu và Khoa học dinh dưỡng. Theo đó, mỗi ngàng có 60 chỉ tiêu nhưng lượng hồ sơ nộp vào chưa đủ.  Những thí sinh có điểm ngang điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển vẫn có khả năng trúng tuyển cao.

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã nhận được hơn 5 nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nhà trường cho biết hiện có 2 ngành thí sinh đăng ký chưa nhiều là Hải dương học và Địa chất. Các ngành của trường đều có mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển là 15 điểm

Còn ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, thì so với năm ngoái, lượng hồ sơ nộp vào trường năm nay ít hơn hẳn. Nếu năm ngoái những ngày cuối vẫn có rất đông thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thì năm nay ở những ngày cuối hồ sơ vắng như “chùa Bà Đanh”. Theo ông Sơn, có thể dự đoán điểm chuẩn các ngành sẽ thấp hơn năm ngoái.

Ông Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing, cho biết trường đã nhận được số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng chưa thể xác định chắc chắn được điều gì vì trường rất lo ngại số hồ sơ ảo.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã nhận được hơn 4 nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển. Theo Phòng Đào tạo nhà trường, các ngành có lượng hồ sơ nhiều nhất là các ngành khối Kinh tế, Kỹ thuật cơ khí, Quản trị logistic.

Đến thời điểm này, thí sinh vẫn còn nhiều cơ hội khi nộp vào các ngành Điện tử viễn thông, Truyền thông và Mạng máy tính, Kỹ thuật tàu thủy. Trường dự kiến ngành Điện tử viễn thông điểm chuẩn sẽ giảm nhiều so với năm ngoái.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết hiện nay đã nhận được khoảng 7 nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển. Trong đó, những ngành được thí sinh quan tâm, có lượng hồ sơ nộp vào nhiều nhất là Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Nhật, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Marketing, Kinh tế.

Những ngành ít được thí sinh quan tâm và có lượng hồ sơ ít là Cơ khí, Cơ điện tử, Môi trường, Tự động hóa. Đại diện trường này đưa ra lời "nhắn nhủ" rằng nếu thí sinh có điểm thi ngang với điểm nhận hồ sơ của trường nộp vào những ngành này khả năng trúng tuyển là chắc chắn.

Hơn 200 hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học bị loại

Theo thông tin từ Học viện Công nghệ Bưu chínhViễn thông, tính đến hết ngày 11/8 có 201 hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp vàqua đường bưu điện bị loại do không hợp lệ.

Cụ thể,trong danh sách này có 86 hồ sơ đăng ký ở cơ sở miền Bắc (xem tại đây) và 115 hồsơ ở cơ sở miền Nam (xem tại đây) của Học viện.

Những hồsơ bị loại do những nguyên nhân: không ghi tổ hợp môn xét tuyển; sai mãngành/trường; hồ sơ có vết gạch/bôi xóa; nộp vào cao đẳng nhưng trường khôngđào tạo; thí sinh tiếp tục đăng ký mà trước đó đã đăng ký bằng một hình thứckhác; đăng ký vào học viện dù đã đăng ký đủ 2 trường trước đó,…

Học việnnày cũng lưu ý, thí sinh đã ĐKXT trực tuyến kiểm tra kết quả việc đăng ký bằngtài khoản của cá nhân trên trang web http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Nếutrạng thái đăng ký là "đăng ký thành công" thì thông tin của thí sinh đã đượcđưa vào hệ thống dữ liệu để được xét tuyển vào Học viện.

Lê Huyền – Ngân Anh



Xem nguồn

"Hỗ trợ người giỏi trở về hơn là bỏ tiền cử người đi học"

Posted: 11 Aug 2016 07:01 AM PDT


 – Các ý kiến của khách mời tham gia bàn tròn trực tuyến cho rằng, thay vì đầu tư tiền cử sinh viên ra nước ngoài học, nên hỗ trợ cho những người trở về, thậm chí là sử dụng ngay những người tài ở nước ngoài.

Hình thành thế hệ nhà khoa học nội địa mạnh

Ông Hoàng Minh Sơn: Chúng tôi cũng muốn đề xuất tới nhóm thứ hai. Đó là những bạn mới tốt nghiệp tiến sĩ về. Lực lượng này rất đông và về sau sẽ tạo một nền tảng nên cần có sự hỗ trợ bước đầu.

Hiện nay trung bình đào tạo tiến sĩ ở nươc sngoài mất khoảng một trăm ngàn đô, vậy chúng ta hỗ trợ các em độ hai mươi ngàn để trong hai năm đầu các em có cơ sở ban đầu sẽ rất thuận lợi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ý kiến của anh Sơn tôi ủng hộ. Mình phải hình thành nên một thế hệ các nhà khoa học nội địa chứ không phải cứ đi vay mượn nước.

Tôi cũng đang nghiên cứu cùng các bộ ngành đề nghị với Thủ tướng lập một quỹ hay hình thức nào đó để hỗ trợ thông qua các đề tài. Cái đấy là lợi ích kép, vừa được nghiên cứu, vừa giữ chân được.

Chúng ta phải tạo ra được một thế hệ các nhà khoa học trong nước, chứ chúng ta cũng không nên quá nhấn mạnh vào nước ngoài.

Vì vậy, yếu tố thu hút về rất quan trọng nhưng nếu như kích hoạt được các nhân tố bên trong lên nữa thì tôi thấy lợi ích cao hơn nhiều.

Sao trường phải quản lý mà không biết các em có về không?

GS Ngô Bảo Châu: Về vấn đề thu hút các nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài mà cụ thể các em đi học theo chương trình học bổng 911 hơi cứng nhắc.

Trong cam kết cũng chưa quy định rõ các em về nước phải làm việc trong bao lâu. Mặt khác lại quá chặt chẽ. Sinh viên do trường Bách khoa cử đi thì trường cũng phải ký một cái giấy là sẽ nhận người đó về.

Người đi học phải ký cam kết về làm việc cho nhà nước nhưng không có lý do gì mà các trường ĐH phải cam kết nhận về. Việc nhận về hay không phải tùy năng lực của nghiên cứu sinh. Tôi nghĩ cần rà soát lại việc này.

Ông Hoàng Minh Sơn: Tôi xin kiến nghị, trong cơ chế cử sinh viên đi học ở nước ngoài thì nhà nước hỗ trợ 50% còn 50% là cho các em vay. Khi nào các em về làm cho các cơ quan nhà nước hay cho các trường ĐH thì mỗi năm nhà nước sẽ trừ chi phí đó đi.

Nếu các em quyết định ở lại nước ngoài làm một thời gian thì các em sẽ phải trả lại số tiền vay 50% đó cho nhà nước. Như vậy sẽ là hợp đồng hỗ trợ đi học, khác với việc nhà nước hay trường cử đi và yêu cầu về.

Hiện nay, các bạn cam kết là về nhưng nếu không về cũng khó đòi lại tiền. Nếu đã ký hợp đồng nhận tài trợ của nhà nước thì rõ ràng các em phải có trách nhiệm và trong đó có người bảo hộ nữa cam kết là nợ nhà nước tiền.

Hiện nay là trường cử đi học, sau trường lại tiếp nhận các bạn ấy về. Và trường vẫn phải quản  trong quá trình các bạn đi dù các bạn không biết có về không.

Liệu chúng ta có nên thay đổi tư duy đó không? 

chính sách thu hút nhân tài, thu hút nhân tài, GS Ngô Bảo Châu
Ông Hoàng Minh Sơn. Ảnh: Lê Anh Dũng.

“Nhà nước sẽ không can thiệp vào việc bố trí ai đi, ai về”

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chương trình học bổng 911 bên cạnh rất nhiều cái được, cũng bộc lộ những cái yếu mà các anh vừa nêu. Bộ cũng đã kiến nghị với Chính phủ là tiến tới phải sử dụng hiệu quả quỹ này.

Chúng ta sẽ chuyển dần từ việc cử đi học tới việc gắn người đi học với hiệu quả đơn vị mà anh ta làm việc. Cách của anh Sơn cũng là một giải pháp nhưng chưa phải bản chất của cái vướng hiện nay.

Khi không có cơ chế căn cứ vào hiệu quả của bên cử đi và người được cử đi, dẫn đến việc không thực hiện hợp đồng là rất nhiều.

Tôi cho rằng nếu làm tốt tự chủ đại học thì sẽ giải quyết được việc này.

Những trường nào mạnh thì nhà nước sẽ đặt hàng và cấp học bổng. Ông hiệu trưởng không nhất thiết phải gửi người học mấy năm mà có thể dùng ngay một ông tiến sĩ đang học ở nước ngoài về. 

chính sách thu hút nhân tài, thu hút nhân tài, GS Ngô Bảo Châu
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Cho nên hướng tới đây nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào việc bố trí ai đi về, rồi cử người đi quản lý. Tới đây phải gắn với trách nhiệm của ông hiệu trưởng.

Với cơ chế đó, trường tư mà làm tốt thì cũng được cấp học bổng. Nếu trường tư nghiên cứu tốt, thì giao đề tài cho họ. Quan điểm của tôi là trường công hay trường tư về cơ bản là bình đẳng.

Bây giờ tôi thấy một số trường tư cũng rất năng động. Vừa rồi, chính sách của mình cũng đã khuyến khích nhưng mới dừng lại ở "sinh nhiều, dưỡng ít". Các trường tư mọc ra nhiều lắm nhưng "dưỡng" và quản lý họ ít dẫn đến cả hệ thống khó khăn. Tới đây, chúng ta rà soát lại, đã "sinh" thì phải "dưỡng".

Ông Hoàng Minh Sơn: Cho đến nay, Trường Đại học Bách khoa HN cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm.

Bây giờ, các trường không muốn nhận thạc sĩ mà chỉ muốn nhận tiến sĩ thôi. Bởi nhận các em thạc sĩ, sau các em đi học, không biết các em có về không mà lại mất công quản lý.

Thực ra cán bộ của trường đi bằng học bổng tự xin được nhiều hơn là bằng học bổng 911. Khi các em về, nhà trường sẽ tạo điều kiện ký hợp đồng.

Nếu nhà nước có cơ chế hỗ trợ thì trong 2 năm đầu các em có thể hòa nhập lại.

Đó là cơ chế hữu hiệu nhất. Thay vì chúng ta hỗ trợ cho các em đi học thì hỗ trợ cho các em khi về.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi cũng nghĩ nên đi theo hướng ấy, có nghĩa là theo hướng hậu kiểm.

Cứ tiến sĩ đang làm việc tốt, những năm đầu tiên về, khởi nghiệp thông qua những đề tài để kinh nghiệm tăng lên chứ chúng ta không đi theo hướng đối ứng khoa học.

Đối với các đại học lớn, đặc biệt là các nhà khoa học, thậm chí bây giờ cũng không nên phân biệt quá là các nhà khoa học quốc tịch Việt hay nước ngoài miễn là họ mang lại cho ta những sản phẩm tốt.

Phần cuối:GS Châu tranh luận với Bộ trưởng Nhạ về bỏ biên chế giáo dục

Vào 14h chiều 8/8, VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề"Chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về đóng góp xây dựng đất nước". Khách mời tham gia chương trình:

  • Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
  • Ông Ngô Bảo Châu, GS Toán Trường ĐH Chicago (Mỹ); Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Việt Nam).
  • Ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên tổng biên tập báo VietNamNet, hiện là Tổng biên tập Tạp chí và Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu Đại học California Los Angeles ( UCLA).
  • Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Ban Giáo dục



Xem nguồn

Hà Nội thay mới nhà vệ sinh, trồng 28.000 cây xanh trong trường

Posted: 11 Aug 2016 06:18 AM PDT


– Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định năm học 2016-2017 các trường trên địa bàn sẽ được đầu tư hệ thống nhà vệ sinh mới để giải quyết bài toán "học sinh không dám đi vệ sinh".

nhà vệ sinh trường học, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá cao những nỗ lực và thành quả mà ngành giáo dục Hà Nội đạt được trong năm học qua tại hội nghị triển khai năm học mới 2016-2017 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức sáng 11/8. Ảnh: Thanh Hùng.

Ông Chung cho biết đã đặt hàng một nhà máy sản xuất một hệ thống vệ sinh bằng inox và đặc biệt đảm bảo yêu cầu không được trơn trượt để bố trí cho các trường học. Dự kiến việc này sẽ hoàn tất vào năm học 2017-2018.

Đây cũng là một trong những nội dung trong việc tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng trường học cho học sinh được TP Hà Nội đặc biệt chú tâm thời gian tới.

"Chúng ta phải có những tiêu chuẩn cho cơ sở vật chất cho con em học. Không phải cứ đi học vài ngày thì vôi vữa rơi, tường rơi,… Người ta sẽ đánh giá sự giả dối ngay từ phía trên thì có dạy kiểu gì cũng khó. Trăm nghe không bằng một thấy, nhìn thấy vậy thì giáo dục khó mà tốt được", ông Chung nói.

Ngay từ đầu năm 2016, Hà Nội đã đầu tư xây dựng thêm 26 trường cho 13 quận, huyện. Tháng 9 này sẽ đầu tư tiếp tục 40 trường cho mầm non, tiểu học để giải quyết những vấn đề bức xúc về thiếu trường, lớp trong các quận nội thành.

Ngoài ra, ngay đầu năm học này, TP Hà Nội sẽ cho trồng hơn 28 nghìn cây xanh. Tùy thuộc vào đề xuất của từng trường mà sẽ cho trồng cây bàng hoặc cây phượng.

Ông Chung cho biết thêm, sắp tới Hà Nội sẽ xây dựng một trung tâm đào tạo kỹ năng sống ở diện tích khoảng 100 ha. Sau khi hoàn thành, sẽ xây dựng chương trình bắt buộc, học sinh các trường sẽ đến để học tập, rèn luyện từ 7 đến 10 ngày trong tháng.

Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho rằng đây cũng là những điều mà ngành giáo dục mong muốn thực hiện. Do đó Sở sẽ cùng các thầy cô giáo quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Hà Nội: Sẽ không còn nhà vệ sinh "bẩn không chịu nổi" ở trường học

Posted: 11 Aug 2016 05:36 AM PDT


Đây là thông tin mà Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2015- 2016, phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức ngày 11/8.

Trồng thêm 28.000 cây xanh cho các trường

Để thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2016-2017 và nâng cao chất lượng giáo dục của thủ đô, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề xuất 9 nhiệm vụ quan trọng, có tính đột phá. Trong đó, quan trọng nhất, tỉ lệ ngân sách Thành phố chi cho giáo dục năm 2016 và 5 năm tiếp theo sẽ được nâng từ 15% lên 19% GDP.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Hội nghị

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Hội nghị

Theo Chủ tịch TP, trong tháng 8 này, Hà Nội sẽ dành ngân sách đầu tư để xây dựng một trung tâm đào tạo kĩ năng sống với quỹ gần 100 hec ta. "Tôi đã làm việc 4 buổi với chuyên gia của Anh và Singapore, trong tháng 8 này, sẽ xây dựng trung tâm đào tạo kĩ năng để con em chúng ta được đến đây học tập".

"Nhiều người cho rằng, học sinh Hà Nội đạt giải cao trong các kì thi quốc tế nhưng tại sao không có kỳ thi nào được tổ chức định kì 2 năm/lần ở Hà Nội? Chúng ta có tổ chức thì mới nâng tầm của học sinh lên và để thế giới biết được giáo dục của Việt Nam nói chung cũng như của Hà Nội nói riêng", ông Chung cho hay.

Và cũng trong tháng 8 này, theo ông Chung, riêng các trường sẽ trồng thêm 28.000 cây xanh. "Chúng tôi rất mong muốn các thầy cô chọn cây bàng hoặc cây phượng. Tùy từng nơi, các thầy cô sẽ lựa chọn cho phù hợp.

Đầu tư ngân sách cho giáo dục sẽ tăng

Thứ hai, ông Chung cho rằng, chúng ta lo kiến thức cho con em là rất tốt nhưng đồng thời cũng phải lo sức khỏe cho các cháu. Chính vì thế, việc thứ hai cần làm là lo nước uống sạch cho học sinh và nhà vệ sinh cho các em phải sạch. Chúng ta phải có tiêu chuẩn xây dựng, phải tạo ra không gian để học sinh được học trong môi trường chất lượng, không thể để con em đang ngồi học mà trần rơi, đến nước uống sạch cũng không có; hoặc nhiều phụ huynh than con em mình phải nhịn tiểu vì nhà vệ sinh bẩn không chịu nổi…

Vì vậy, theo ông Chung, 40 trường học sẽ khởi công xây dựng trong tháng 9 này sẽ phải hoàn thành vào tháng 8 năm 2017. "Tuần trước, tôi đã ký quyết định lấy quỹ đất 3.000 m2 ở quận Hoàn Kiếm để xây dựng một trường tiểu học", ông Chung cho biết.

Cùng với việc xây thêm trường, thành phố sẽ cải tạo nhà vệ sinh của hơn 2.600 trường học trên địa bàn, đặt hàng doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hệ thống toilet bằng inox, đảm bảo tiêu chuẩn. Khoảng một tháng nữa hàng sẽ về và phân bổ cho các trường học. Mục tiêu đến năm 2017-2018, thành phố sẽ giải quyết triệt để vấn đề nước sạch, nhà vệ sinh cho học sinh. Phần còn lại là chất lượng của thầy cô giáo… thì do ngành giáo dục.

"Tôi hứa với cương vị của mình, sẽ tiết kiệm được gì để dành nguồn ngân lực đầu tư cho Y tế và Giáo dục thì sẽ quyết đầu tư", ông Chung khẳng định.

Ngoài ra, theo Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, chúng ta cứ nhắc mãi chuyện học sinh đi xe gắn máy, khi bị cấm thì gửi ở gần trường. Vì thế, theo ông, nên chăng cần đưa vấn đề giáo dục giao thông vào bài học ở trường. Về điều này, Hà Nội sẽ đi đầu trong việc thực hiện.

Hà Nội sẽ tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục (ảnh: Minh Họa)

Hà Nội sẽ tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục (ảnh: Minh Họa)

Các trường phải minh bạch chi tiêu

"Tỉ lệ tăng học phí năm nay của Hà Nội không lớn. Ban đầu có hai luồng ý kiến là thu hoặc không thu. Tuy nhiên, vấn đề này Hội đồng nhân dân TP cũng đã ra nghị quyết nên nhà trường cần động viên phụ huynh học sinh đóng góp để đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng học tập cho con em.

Cùng với đó, nhà trường phải minh bạch chi tiêu để PHHS yên tâm, tiền của mình là đóng góp để nâng cao chất lượng chứ không phải để nâng cao cá nhân".

(Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội)

Chỉ 51% đơn vị tuyển sinh trực tuyến

Về công tác tuyển sinh, ông cho hay, thành phố đã thay đổi quản lý bằng hệ thống công nghệ thông tin. Mới đây nhất, thành phố đã tuyển sinh đầu cấp bằng phương pháp trực tuyến. Và sắp tới đây, khoảng 1,7 triệu học sinh bằng học bạ điện tử. Việc này, vừa giảm áp lực ghi chép cho giáo viên, hạn chế việc chuyển trường, lớp hoặc học trái tuyến.

Tuy nhiên, theo thống kê ban đầu, chỉ có 51% đơn vị tuyển sinh đầu cấp rực tuyến, chứng tỏ có nhiều hiệu trưởng, nhiều giáo viên vẫn chưa sẵn sàng đổi mới. Nhưng sang năm học sau, theo ông Chung, không được trường nào đứng ngoài cuộc trong việc đổi mới này nữa.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Thưa thớt thí sinh đến đăng ký xét tuyển trực tiếp

Posted: 11 Aug 2016 04:53 AM PDT


Số thí sinh đăng ký xét tuyển trực tiếp giảm mạnh

Ghi nhận tại các trường ĐH tại TP.HCM cho thấy tình hình thí sinh đến đăng ký xét tuyển trực tiếp tại các trường 2 ngày gần đây ít hẳn. Trái ngược hoàn toàn với những ngày mới bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển. Theo nhận định của các trường, trong những ngày cuối sẽ không còn nhiều thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển.

Tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM, những ngày này khá thưa thớt thí sinh đến đăng ký trực tiếp

Tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM, những ngày này khá thưa thớt thí sinh đến đăng ký trực tiếp

Tại trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, một trong những trường luôn có lượng thí sinh xét tuyển đông hàng năm nhưng những ngày này chỉ có vài thí sinh và phụ huynh đến đăng ký.

TS Nguyễn Đức Minh – Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết 3 ngày qua nhà trường nhận được trên dưới 100 hồ sơ đăng ký của thí sinh trực tiếp tại trường. Tuy nhiên, theo ông Minh, thống kê đến nay đã có trên 12.000 đăng ký vào trường thông qua hình thực trực tuyến, gửi bưu điện và trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều ngành mới mở của trường có lượng hồ sơ đăng ký ít hơn chỉ tiêu khá nhiều.

Tương tự, theo Ths Nguyễn Văn Đương – Phó trưởng phòng đào tạo của trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết tính đến nay trường nhận được hơn 7000 hồ sơ đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, trong 2 ngày qua chỉ nhận được khoảng 200 hồ sơ đăng ký, trái ngược hoàn toàn với dự tính của trường trước đó. Theo ông Đương, tình hình xét tuyển năm nay trái ngược hoàn toàn với năm ngoái, những thí sinh có điểm cao hoặc điểm thấp bằng sàn đã nộp hồ sơ đăng ký ngay những ngày đầu.

TS Nguyễn Xuân Hoàn – Phó hiệu trưởng trường Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cũng cho biết những ngày qua chỉ khoảng 200 thí sinh đăng ký vào trường qua hình thức bưu điện và trực tiếp. Cho đến nay, trường đã nhận được tổng cộng trên 6.300 hồ sơ đăng ký. Ông Hoàn nhận định lí do lượng thí sinh đăng ký giảm là vì "đến thời điểm này gần như thí sinh đã đăng ký ổn định, những thí sinh có mức điểm cao cũng đã quyết định từ những ngày đầu. Khả năng sắp tới chỉ số ít thí sinh có số điểm "chập chờn" ở giữa là còn đợi và đăng ký vào phút cuối".

Theo TS Trần Đình Lý – Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Nông lâm TP.HCM, hiện tại trường cũng nhận được hơn 7000 hồ sơ đăng ký. Bộ GD-ĐT cũng thông tin, còn một lượng lớn thí sinh chưa đăng ký xét tuyển nên khả năng vào ngày cuối sẽ có đông thí sinh đăng ký hơn. Nhà trường cũng chuẩn bị mọi tình huống nếu ngày cuối thí sinh đến đăng ký đông.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM nhận được trên 4.000 hồ sơ tính tới hôm qua. Trong đó, các ngành thí sinh đăng ký nhiều nhất gồm: kỹ thuật cơ khí, các ngành khối kinh tế, quản trị logistic. Riêng ngành kỹ thuật cơ khí điểm chuẩn có thể cao nhất (năm ngoái điểm chuẩn đã nhân hệ số 2 môn chính là 28,75 điểm).

Nhiều ngành vẫn "rộng cửa" cho thí sinh đạt mức điểm sàn

Tình hình cũng tương tự như thế tại trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

Tình hình cũng tương tự như thế tại trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

Dù số lượng thí sinh đăng ký tại nhiều trường ĐH tương đối cao nhưng theo các trường có sự phân bố không đồng đều giữa các ngành. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết dù đã có hơn 12.000 hồ sơ nhưng nhiều ngành xã hội có nhu cầu nhưng thí sinh ít quan tâm. Những ngành này có lượng đăng ký ít hơn chỉ tiêu đưa ra như vậy mức độ cạnh tranh giữa các thí sinh thấp hơn.

Theo ông Minh, cơ hội cho thí sinh trúng tuyển các ngành này rất cao, cụ thể ở những ngành như: hệ thống thông tin, kỹ thuật công trình giao thông, luật quốc tế, tài chính doanh nghiệp… Trong nhóm ngành môi trường nhưng xu hướng hồ sơ trái ngược nhau, trong đó ngành quản lý môi trường nhiều thí sinh đăng ký nhưng 2 ngành chưa nhiều hồ sơ gồm: kỹ thuật môi trường, khoa học môi trường.

Tương tự, ông Nguyễn Xuân Hoàn – Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết với những ngành mới mở như Công nghệ Vật liệu, Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực những ngày qua lượng thí sinh đăng ký khá ít. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển của hai ngành vẫn còn khá dư.

Theo TS Trần Đình Lý, còn nhiều cơ hội đăng ký vào trường ĐH Nông lâm TPHCM ở 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Bên cạnh đó, tại TP.HCM nhóm ngành lâm nghiệp gồm ngành lâm nghiệp, chế biến chế biến sản, bản đồ học, chế biến thủy sản và 5 ngành chất lượng cao thì vẫn còn ít thí sinh đăng ký. Đây là cơ hội để thí sinh có điểm bằng sàn của trường công bố có thể đăng ký vào .

Còn đối với trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thí sinh có nhiều cơ hội khi nộp vào các ngành sau: điện tử viễn thông, truyền thông và mạng máy tính, kỹ thuật tàu thủy. Khả năng điểm chuẩn 3 ngành này sẽ không cao, trong đó riêng ngành điện tử viễn thông điểm chuẩn sẽ giảm nhiều so với năm ngoái.

Lê Phương



Xem nguồn

Nhiều cơ hội trúng tuyển trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Posted: 11 Aug 2016 04:11 AM PDT


Sinh viên trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Sinh viên trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Theo thông tin từ Trung tâm tuyển sinh của trường tính đến hết ngày 10/8 thì đối với hệ cao đẳng chính quy thì ngưỡng điểm an toàn cho thí sinh nộp hồ sơ xét bằng điểm thi là 10 điểm cho tất cả các ngành xét tuyển, đối với hình thức xét học bạ thì ngưỡng an toàn là tổng điểm trung bình năm của ba năm lớp 10, 11, 12 là 16.5 điểm (tính cả điểm ưu tiên và khu vực).

Với chương trình quốc tế ngành công nghệ sinh học và ngành Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm thì ngưỡng điểm trúng tuyển đối với trường hợp xét điểm thi là 15 cho các khối, trường hợp xét học bạ là tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12 từ 6.0 trở lên.

Các sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng tại trường được liên thông đại học ngay sau tốt nghiệp hoặc chuyển tiếp học đại học theo chương trình quốc tế tại Đại học Mỹ Hoà – Đài Loan (Meiho University).

TUYỂN SINH CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

TT

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn

1

Công nghệ Thực phẩm

C540102

A00, A01, B00, D01

2

Quản trị kinh doanh

C340101

A00,A01,D01

3

Công nghệ thông tin

C480201

A00,A01,D01

4

Kế toán

C340301

A00,A01,D01

5

Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch)

C220113

C00,A00,A01,D01

6

Công nghệ May

C540204

A00,A01,D01

7

Công nghệ Giày

C540206

A00, A01, B00, D01

8

Tiếng Anh thương mại

C220201

A01,D01

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ NGÀNH DINH DƯỠNG VÀ KHOA HỌC THỰC PHẨM

Điều kiện xét tuyển:

+ Điểm thi: Xét từ các khối A,A1,B,D1 với điểm sàn là 15 điểm

+ Học bạ: Tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình môn AV lớp 12 từ 6,0 trở lên

Liên hệ: Trung tâm tuyển sinh – Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Địa chỉ: 140 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú

Hotline: (08) 540 82 904

www.tuyensinh.hufi.vn facebook.com/tuyensinhhufi



Xem nguồn

Hà Nội: Giải quyết "nóng" về trường học cho trẻ mầm non

Posted: 11 Aug 2016 03:28 AM PDT


Thông tin trên vừa được Chủ tịch TP Hà Nội đưa ra tại hội nghị tổng kết năm học 2015- 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2016- 2017 của ngành Giáo dục Hà Nội do Sở GD&ĐT thành phố tổ chức ngày 11/8.

100% trẻ 6 tuổi đi học lớp 1

Thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội cho thấy, hiện thành phố có 1.003 trường học với 17.166 nhóm lớp/484.387 cháu. So với cùng kì năm ngoái, thành phố tăng 43 trường, 747 nhóm lớp/38.049 cháu. Trong đó, công lập có 730 trường, 10.747 nhóm lớp/400.058 cháu. So với cùng kì năm ngoái, tăng 25 trường, 285 nhóm lớp và tăng 27.671 cháu.

Cấp Giáo dục Tiểu học có 711 trường/16.510 lớp/610.310 học sinh. So với cùng kì năm ngoái tăng 4 trường, tăng 1.032 lớp, tăng 22.836 học sinh. Trong đó, công lập có 670 trường, 15.744 lớp, 590.152 học sinh.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhận cờ thi đua của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng trao

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhận cờ thi đua của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng trao

Giáo dục THCS có 609 trường với 9.971 lớp, 376.900 học sinh. So với cùng kì năm trước tăng 2 trường,tăng 303 lớp, tăng 14.447 học sinh. Trong đó, công lập có 584 trường, 9.427 lớp, 361.080 học sinh.

Giáo dục THPT có 207 trường, với 4.836 lớp, 189.732 học sinh. So với cùng kì năm trước tăng 128 lớp, tăng 1.331 học sinh. Trong đó , công lập có 109 trường, 3.805 lớp, 154.152 học sinh.

Giáo dục thường xuyên có 31 trung tâm với 1.548 lớp và 22.206 học viên, so với cùng kì năm ngoái tăng 901 lớp với gần 2 nghìn học viên.

Cấp Giáo dục chuyên nghiệp có 49 trường trung cấp với 35.869 học sinh các hệ. Trong đó, hệ công lập có 10 trường, 9.450 học sinh, chiếm 26,34%. Với quy mô trường lớp trên đây, theo ngành giáo dục Hà Nội, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và đủ chỗ học cho học sinh.

Thực hiện nhiệm vụ chung của các cấp học, hiện thành phố có 580/584 xã của 30 quận huyện thị xã đạt chuẩn phổ cập. Tổng số trẻ mầm non ra lớp tăng so với năm học trước.

Ở cấp Giáo dục Tiểu học, toàn thành phố đã huy động 100% trẻ 6 tuổi ra lớp 1, 98,24% trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học.

Cấp Giáo dục THCS, THPT, toàn TP đã triển khai tốt chương trình "trường học kết nối", toàn thành phố có 864 tài khoản cấp trường được sử dụng. Học sinh thủ đô có nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế. Trong kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2016, Hà Nội đứng đầu toàn quốc với 147 giải (14 giải nhất). Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia có 17/18 đề tài đoạt giải. Tại kỳ thì Olympic quốc tế năm 2016, học sinh Hà Nội giành 3 huy chương bạc và 1 huy chương đồng…

Chủ yếu xây dựng trường mầm non

Với đặc điểm hàng năm các cấp học đều tăng nhanh về số lượng, chuẩn bị khai giảng năm học 2015- 2016, TP đã xây mới được 42 trường học ở các cấp với kinh phí 1.200 tỉ đồng. Xây và cải tạo 973 phòng học ở các cấp học, sửa chữa gần 4 nghìn phòng học với kinh phí 86 tỉ đồng.

Công tác xây dựng trường Chất lượng cao và trường đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Năm học 2015- 2016, Hà Nội có 11 trường có quyết định công nhận là trường chất lượng cao. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia gần 1.200 trường.

Mặc dù đạt một số thành tích nhưng ngành giáo dục Thủ đô thẳng thắn thừa nhận, vẫn còn 7 điểm tồn tại cần khắc phục. Trong đó, phải nhắc tới việc thực hiện các quy định về công tác tài chính, quản lý thu – chi, dạy thêm – học thêm tại một số đơn vị chưa đúng nên tạo dư luận không tốt trong phụ huynh học sinh. Còn xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông và bạo lực học đường.

Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao Cờ xuất sắc phong trào thi đua cho 40 đơn vị trong ngành giáo dục ở Hà Nội.

Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao “Cờ xuất sắc phong trào thi đua” cho 40 đơn vị trong ngành giáo dục ở Hà Nội.

Một số trường nội thành còn khó khăn về diện tích đất không đủ tiêu chuẩn đạt trường chuẩn quốc gia. Trang thiết bị dạy học ở nhiều trường vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, nhà vệ sinh dành cho học sinh chưa đạt tiêu chuẩn.

Trước tình hình này, tại hội nghị, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Thành phố Hà Nội đề xuất quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn. Theo đó, đầu tháng 9 tới, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng thêm 40 trường học, trong đó chủ yếu là trường mầm non.

Trong 6 tháng vừa qua, ngoài ngân sách năm 2015 chuẩn bị giao cho năm 2016, đã nâng phần trăm đầu tư ngân sách cho ngành giáo dục từ 15% lên đến 19%. Hà Nội xác định, việc đầu tư cho giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm trong năm học. Ngay từ đầu năm học 2016, chúng ta đã đầu tư xây dựng mới 26 trường học.

"Chúng tôi đang chuẩn bị tháng 9 này đầu tư 40 trường cho mầm non, một trong những cấp học đang rất bức xúc, cùng với cấp học THCS. Chúng tôi cũng đã rà soát toàn bộ quỹ đất, kể cả những quận nội thành như Hoàn Kiếm.

Việc xây 40 trường mới này sẽ được hoàn thành vào tháng 8 năm 2017 để tạo ra không gian cho các em học sinh được học tập trong một môi trường phù hợp. Với cương vị của mình, tôi hứa sẽ tập trung đầu tư cho Y tế, Giáo dục là một trong những vấn đề đang rất bức thiết hiện nay", ông Chung cho biết.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Comments