Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Dự kiến điểm chuẩn vào các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng

Posted: 10 Aug 2016 09:48 AM PDT


Lực lượng Sinh viên tình nguyện hướng dẫn thí sinh điều chỉnh sai sót trong hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại ĐH Đà Nẵng.

Lực lượng Sinh viên tình nguyện hướng dẫn thí sinh điều chỉnh sai sót trong hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại ĐH Đà Nẵng.

GD&TĐ – Theo thống kê của ĐH Đà Nẵng, tính đến cuối giờ sáng nay (10/8) đã có 14.800 thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ĐH Đà Nẵng. Dự kiến, điểm chuẩn vào các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng sẽ bằng năm ngoái hoặc thấp hơn từ 0,5 đến 0,75 điểm.

Theo thống kê từ ĐH Đà Nẵng, hiện nay các ngành đào tạo chất lượng cao của trường ĐH Sư phạm, ĐH Bách khoa và ĐH Ngoại ngữ có số lượng hồ sơ ĐKXT ít hơn rất nhiều so với chỉ tiêu.

Trường ĐH Sư phạm, ngoài các ngành Giáo dục mầm non, Sư phạm Tiểu học và Báo chí có lượng hồ sơ ĐXKT tương đối nhiều so với chỉ tiêu, gần như các ngành còn lại đều thừa chỉ tiêu.

Trường ĐH Ngoại ngữ, ngoại trừ ngành Sư phạm tiếng Anh thì số lượng hồ sơ ĐKXT vào hệ đào tạo cử nhân nhiều hơn hệ đào tạo sư phạm.

Số lượng hồ sơ ĐKXT của trường ĐH Bách khoa không đồng đều giữa các ngành, một số ngành như Kỹ tuật ô tô, CNTT, cơ khí, điện – điện tử, lượng hồ sơ ĐKXT tương đối cao. Các ngành xây dựng và giao thông, số lượng hồ sơ nộp vào không bằng những năm trước.

Riêng hồ sơ ĐKXT vào trường ĐH Kinh tế là rất nhiều. Tuy nhiên, do chỉ tiêu vào trường ĐH Kinh tế năm nay tăng khá nhiều nên dự kiến điểm chuẩn cũng sẽ bằng năm 2015 hoặc thấp hơn chưa đến 1 điểm. Có một số ngành năm 2015 có số lượng hồ sơ nộp vào ít nhưng năm nay lại có nhiều thí sinh ĐKXT. Ngành Kế toán có số lượng thí sinh ĐKXT nguyện vọng 1 đông nhất, có một số ngành tuy số lượng hồ sơ ĐKXT nguyện vọng 1 ít nhưng nguyện vọng 2 lại nhiều nên nguồn tuyển rất phong phú.



Xem nguồn

Chuyện lý lịch và những điều cần biết trước thi xét tuyển vào ngành Công an

Posted: 10 Aug 2016 09:05 AM PDT


Em Trần Hương Ly rất buồn khi bị từ chối nộp hồ sơ vào ngành Công anEm Trần Hương Ly rất buồn khi bị từ chối nộp hồ sơ vào ngành Công an

Tuy nhiên, Công an tỉnh Nghệ An – nơi tiếp nhận và trả lại hồ sơ của thí sinh đã trả lời đơn vị đã làm đúng quy định của Ngành.

Người thân đã xóa án tích, con cái vẫn không được vào công an

Đó là trường hợp của thí sinh Trần Hương Ly (SN 1997, học sinh lớp 12A8, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, trú khối 8, phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An).

Kỳ thi THPT quốc gia 2016, Trần Hương Ly đạt Toán 9 điểm, tiếng Anh 9,05 điểm, Ngữ văn 7,5 điểm và 0,5 điểm ưu tiên. Tổng điểm Ly đạt 26,05 điểm. Với số điểm này, Ly đăng ký xét tuyển vào ngành Luật, Học viện Cảnh sát nhân dân.

Ly cho biết: Hồ sơ của em đã qua vòng sơ tuyển, sức khỏe đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ngày 21/7, Ly được cán bộ Đội Tổ chức CATP Vinh thông báo Hồ sơ dự tuyển không được Hội đồng tuyển chọn CA tỉnh Nghệ An đồng ý cho gửi hồ sơ và kết quả vào Học viện CSND vì lý do: Năm 2010, mẹ cháu là Hoàng Thị Ngân bị xử án tù treo vì vi phạm pháp luật (sản xuất hàng giả là thực phẩm).

Sau khi hay tin mình bị từ chối nộp hồ sơ, kết quả vào Học viện CSND, em Trần Hương Ly đã viết một lá đơn đề nghị gửi: lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Giám đốc CA tỉnh Nghệ An trình bày rõ hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng được xem xét tuyển vào ngành.

"Việc cháu không được gửi hồ sơ dự tuyển vào Học viện CSND làm cháu rất buồn và suy sụp tinh thần. Qua tìm hiểu, cháu được biết trường hợp vi phạm của mẹ cháu là do không hiểu biết pháp luật…

Tuy nhiên, hành vi của mẹ cháu không gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, nhân thân tốt nên đã được Tòa cho hưởng án treo và từ đó đến nay mẹ cháu luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật, của Nhà nước… nhưng mẹ cháu đã được TAND TP Vinh xóa án tích vào ngày 1/4/2016 rồi".

"Cháu viết đơn này tha thiết kính mong bác (Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc CA tỉnh Nghệ An – PV) quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho cháu được nộp kết quả và hồ sơ dự tuyển vào Học viện Cảnh sát Nhân dân năm 2016 để cháu thực hiện ước mơ hoài bão của mình là phụng sự Tổ quốc và nhân dân".

Cô giáo Nguyễn Thị Mai – Giáo viên chủ nhiệm – cũng xác nhận trong đơn: "Em Trần Hương Ly là một học sinh đạo đức tốt, học giỏi, luôn có ý thức cầu tiến, là cán bộ lớp có năng khiếu văn nghệ, hăng say với các hoạt động phong trào trường lớp… Kính mong các cấp trên giúp đỡ cho em Hương Ly để em khỏi lỡ một cơ hội và ước mơ được phục vụ trong ngành Công an".

Những ngày qua em rất buồn, trước khi đăng ký dự thi vào Học viện CSND, gia đình Ly đã nghiên cứu khá kỹ những điều kiện để dự thi vào ngành Công an. Biết sự việc mẹ từng có án tích nay đã được xóa, em cũng đã kê khai trung thực trong lý lịch.

Theo hồ sơ, ngày 12/7/2010, TAND TP Vinh xử phạt bà Hoàng Thị Ngân (mẹ em Ly) 30 tháng tù treo, thử thách 5 năm về tội "sản xuất hàng giả là thực phẩm".

Ngày 12/7/2015, bà Ngân chấp hành xong thời gian thử thách, đảm bảo được 2/3 thời gian quy định, đã nạp đầy đủ án phí. Ngày 6/1/2016, bà Ngân có đơn xin xóa án tích.

Sau khi xem xét, ngày 1/4/2016, ông Trần Anh Sáng – Phó chánh án TAND TP Vinh ký Quyết định số 03/2016/QĐ-CA xóa án tích cho bà Ngân.

Bà Ngân cũng tâm sự: "Thời gian qua cháu đã rất cố gắng học tập, ước mong của cháu là được vào ngành công an, nên tôi cũng rất ủng hộ.

Khi biết hồ sơ của con không được chấp nhận, tôi thấy rất buồn và thương con. Gia đình tôi cũng chỉ mong được các cấp xem xét và giải thích rõ ràng về trường hợp hồ sơ của cháu…".

Vẫn còn nhiều cơ hội tốt



Mặc dù không được xem xét vào ngành công an là điều đáng tiếc, nhưng em Ly vẫn còn nhiều cơ hội nộp vào các trường ĐH chất lượng với số điểm 26,05 khối D.

 

Tiếp nhận đơn đề nghị của em Trần Hương Ly, phía công an tỉnh Nghệ An đã có trả lời chính thức với gia đình em. Theo đó, Đại tá Hồ Văn Tứ – Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết:

Trường hợp hồ sơ của thí sinh Trần Hương Ly, Đội Tổ chức, Công an TP Vinh, Phòng Tổ chức Cán bộ, Công an tỉnh Nghệ An đã rà soát và xem xét rất kỹ.

Việc bà Hoàng Thị Ngân (52 tuổi, mẹ của Ly), từng bị TAND TP Vinh xử phạt 30 tháng tù treo, thời gian thử thách 5 năm (tính từ ngày 12/7/2010) đối chiếu quy định tuyển sinh vào các trường công an, hồ sơ của thí sinh này không hợp lệ. Đơn vị đã trả hồ sơ cho Công an TP Vinh và thông báo cho gia đình.

Đại tá Tứ khẳng định, công an đã làm việc khách quan, chặt chẽ, đúng quy định. Những năm trước, do nhận hồ sơ trước rồi mới thẩm tra lý lịch sau, cho nên một số trường hợp không có thời gian nộp hồ sơ đi trường khác xét tuyển nữa, Bộ đã có một số chiếu cố cho các trường hợp đó.

Tuy nhiên, năm nay Bộ Công an đã kiểm tra, xác minh hồ sơ trước khi nhận. Qua quá trình thẩm tra thì cháu Ly không đủ tiêu chuẩn để vào ngành nên Phòng tổ chức cán bộ không nhận hồ sơ xét tuyển để cho cháu chủ động nộp hồ sơ vào trường khác” – Đại tá Tứ nói.

Về phía em Trần Hương Ly, em cũng cho biết: Ước mơ lớn nhất của em là được vào ngành Công an. Vì vậy, việc nộp hồ sơ đăng ký vào ngành nghề nào khác, em chưa tính đến.

Tuy nhiên, thời gian đợt 1 xét tuyển vào ĐH, CĐ vẫn còn (đến ngày 12/8), với điểm thi đạt 26,05 khối D, em sẽ có nhiều lựa chọn tốt ở phía trước. Gia đình em Ly cũng chia sẻ không muốn tạo áp lực tâm lý, và tôn trọng các quyết định của con gái.

Sự việc của em Trần Hương Ly cũng là bài kinh nghiệm để tất cả các thí sinh có ý định dự thi vào ngành công an trong những năm sau: cần nghiên cứu và hỏi rõ các quy định, điều kiện để được vào ngành. Tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc cũng như cần chuẩn bị một phương án B cho bản thân khi sự việc không mong muốn xảy ra.



Xem nguồn

Bài phát biểu nhậm chức của Thủ tướng vào đề thi năng khiếu báo chí

Posted: 10 Aug 2016 08:20 AM PDT


Cẩn thận với những "bẫy" thời sự

Vào 15h chiều nay (10/8), thí sinh dự thi năng khiếu vào Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2016 làm bài thi môn tự luận.

Với 120 phút, thí sinh phải biên tập đoạn văn bản đề cập tới bài phát biểu nhậm chức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Theo nhà báo Tri Thức, Giảng viên thỉnh giảng- Trưởng Ban Hồ Sơ sự kiện, Tạp Chí Cộng Sản: “Với thời gian 120 phút, cấu trúc đề tự luận trên đây khá hợp lý. Đề thi khá thời sự và vừa sức với học sinh, có khả năng phân loại tốt”.

Tuy nhiên, theo nhà báo Tri Thức, với những “bẫy” cố tình được đưa ra, thí sinh phải rất tỉnh táo, cộng với kiến thức và sự hiểu biết về chính trị cũng như kiến thức xã hội để chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lý.

Ngoài một số từ ngữ cần phải chỉnh sửa như: "giám sát" ("bẫy" là "giám định")…, một số kiến thức các em cần phải nắm chẳng hạn như: Thủ tướng đứng đầu Chính phủ (không phải Quốc Hội).

Hoặc một vài con số các em cần phải cập nhật thời sự mới biết, chẳng hạn: "Miếng ăn của 82 triệu dân Việt Nam"… cũng là cái "bẫy" vì hiện nay, dân số của nước ta đã hơn 90 triệu dân…

“Trên đây là một vài thí dụ đơn cử ở câu 1 của đề thi. Tuy nhiên, theo tôi, nếu thí sinh chịu khó xem, nghe, đọc, có kiến thức, hiểu biết xã hội thì có thể làm tốt bài này”, nhà báo Tri Thức nói.

Theo nhà báo Vũ Mạnh Cường, nguyên Phó TBT Báo Lao Động, Báo Gia đình & Xã hội, nhận xét: "Đặc trưng cơ bản của nghề báo là thời sự nóng đã thể hiện ngay trong cách chọn vấn đề cho từng câu hỏi của đề bài. Nhiệm vụ của Chính phủ mới và mối quan hệ giữa môi trường và báo chí là hai vấn đề hay.

Ở câu hỏi thứ nhất, thí sinh không chỉ phải chứng tỏ khả năng biên tập, mà còn phải thể hiện khả năng hiểu vấn đề thời sự nêu trong câu hỏi; hiểu biết các khái niệm chính trị và khả năng lập luận rành mạch, logic”.

Đề thi tự luận vào Học viện Báo chí 2016

Đề thi tự luận vào Học viện Báo chí 2016

Đề hơi khó với thí sinh lớp 12

Nhà báo Vũ Mạnh Cường cho biết thêm, ở câu hỏi 2, tuy khó có thể đòi hỏi thí sinh phải triển khai thành một tác phẩm báo chí, nhưng với yêu cầu của đề bài, các thí sinh phải thể hiện khả năng tư duy, lập luận và viết.

Các thí sinh không quan tâm tới thời sự trong nước thời gian qua, không có sẵn nhãn quan về vấn đề mà đề thi nêu sẽ khó triển khai được tốt yêu cầu này. Nhìn chung đề bài kiểm tra năng khiếu báo chí của Học viện BC-TT năm nay thú vị, nhưng tương đối khó.

Còn theo nhà báo Tri Thức, đề tự luận khá thời sự, nhưng hơi khái quát và rộng, hơi khó với những học sinh mới tốt nghiệp 12, bởi các em khó có thể hiểu kỹ về trách nhiệm của người làm báo đối với vấn đề rộng lớn, bức thiết như vậy.

Với dung lượng tối đa 500 chữ, thí sinh nên tập trung vào một vấn đề đáng quan tâm nào đó giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Ví như không thể đánh đổi việc phát triển kinh tế bằng mọi giá, không thể huỷ hoại môi trường, không thể thu hút đầu tư nước ngoài một cách vội vã, hấp tấp… mà thiếu đi sự phát triển bền vững, hài hoà.

Từ những lát cắt sâu sắc, gọn gàng, giải quyết thấu đáo, triệt để đó, thí sinh có thể nêu rõ quan điểm, đánh giá của mình về vấn đề.

“Nhìn chung, cấu trúc đề tự luận như vậy là thời sự, hợp lý, vừa sức với học sinh và có thể phân loại tốt năng khiếu của học sinh” – nhà báo Tri Thức nhận định.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc các trường đại học 2016

Posted: 10 Aug 2016 07:38 AM PDT


 – Hơn 100 thủ khoa xuất sắc của các trường đại học Hà Nội sẽ được tuyên dương trong các hoạt động diễn ra vào cuối tháng 8 do Thành đoàn tổ chức.

100 thủ khoa xuất sắc, thành phố Hà Nội, tuyên dương thủ khoa, thủ khoa đầu ra

Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc TP Hà Nội năm 2015. (Ảnh: Nhân Dân)

Theo thông tin từ Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội, 100 thủ khoa xuất sắc, tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tham gia lễ tuyên dương vào tối 28/8.

Danh sách 100 thủ khoa được tuyên dương lần này được xây dựng từ danh sách đề xuất của các trường ĐH trên địa bàn thành phố sau khi đã thông qua hội đồng xét chọn thủ khoa của trường.

Các thủ khoa thuộc danh sách phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác nhau, không nhất thiết phải là người có điểm số cao nhất của một trường hay khoa của trường.

Mục tiêu của chương trình là tôn vinh các sinh viên có thành tích học tập rèn luyện và đạt kết quả cao trong toàn khoa học của các trường đại học trên địa bàn.

Đây là năm thứ 14 Hà Nội tổ chức tuyên dương các thủ khoa xuất sắc của thành phố.

Năm nay, ngoài lễ tuyên dương, 100 thủ khoa xuất sắc còn tham dự nhiều hoạt động khác như tham quan doanh nghiệp, giao lưu “Thủ khoa với khởi nghiệp”…

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

Trường phải niêm yết công khai các khoản thu đầu năm học

Posted: 10 Aug 2016 06:56 AM PDT


Đó là chỉ đạo của Sở GDĐT TP.HCM trong văn bản hướng dẫn một số hoạt động đầu năm học và chuẩn bị vào năm học mới 2016 – 2017.

Văn bản này được gửi đến các Trưởng Phòng GD-ĐT quận, huyện, hiệu trưởng trường phổ thông nhiều cấp học trên địa bàn thành phố vào chiều ngày 9/8.

các khoản thu đầu năm học, năm học mới, năm học 2016 - 2017
Ảnh Đinh Quang Tuấn

Theo kế hoạch, học sinh (HS) sẽ tựu trường vào ngày 15/8. Các trường thực hiện chương trình tuần 1 và tổ chức các hoạt động đầu năm học trong khoảng thời gian từ ngày 16 – 26/8. Sau đó lần lượt thực hiện chương trình các tuần theo quy định.

Sở yêu cầu hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn HS mang tập vở và sách theo đúng thời khóa biểu, hướng dẫn các em mang cặp, đeo ba lô (cân bằng 2 vai) hoặc kéo ba lô cho đúng cách, sắp xếp chỗ để trong lớp đúng vị trí.

Các loại sách bài tập, sách tham khảo, nhà trường phải thống nhất và thông báo cho phụ huynh. Tránh để cha mẹ phải mua tài liệu khác (gây lãng phí và phiền hà cho phụ huynh). Trong lớp, nếu HS chưa có sách, vở, giáo viên cần tìm hiều và có biện pháp giúp đỡ, không được la mắng, ép buộc HS, gây áp lực với cha mẹ HS.

Nhà trường cũng cần hướng dẫn HS sử dụng vở hợp lý, tự bao bìa sách vở. Nhà trường không để giáo viên, nhân viên làm thay bao bìa, dán nhãn cho HS.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối với các khoản thu trong nhà trường đầu năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu Phòng GD-ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học phải thực hiện thông báo và niêm yết công khai và có căn cứ pháp lý. Việc thu các khoản trong nhà trường phải thực hiện theo đúng quy định, không thu gộp, tập trung vào một thời điểm nhất là đầu năm học.

Ghi rõ các khoản thu hộ, mua giùm cho HS như sách, vở, tài liệu, dụng cụ học tập (không bắt buộc, phụ huynh có thể tự mua); Bán trú (cơ sở vật chất, tiền ăn trưa…); Bảo hiểm…

Về đồng phục, Sở đề nghị thực hiện theo quy định đã ban hành. Cụ thể là tuyệt đối nghiêm cấm việc lạm thu, bày vẽ, gây tốn kém và khó khăn cho phụ huynh HS. Đồng phục phải được thiết kế giản dị, phù hợp lứa tuổi. Không bắt buộc HS phải mua đồng phục mỗi đầu năm học. HS có thể giữ gìn cẩn thận đồng phục để sử dụng trong nhiều năm hoặc cho các anh chị em trong gia đình.

Sở lưu ý nhà trường không tùy tiện thay đổi đồng phục hằng năm hoặc thêm bớt các chi tiết làm khó khăn phụ huynh HS. Nếu cần có sự thay đổi thì phải báo trước và được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Việc thay đổi đồng phục phải được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu.

Đầu năm học, không được để xảy ra tình trạng học sinh vì chưa kịp mua hoặc may đồng phục mà không thể đến trường. Khuyến khích các trường thống nhất về kiểu dáng, màu sắc để phụ huynh tự chủ động đi may cho thuận tiện…

Ngân Anh

Tin liên quan



Xem nguồn

“Thu hút người tài bằng lương sẽ thất bại”

Posted: 10 Aug 2016 06:14 AM PDT


 – "Đặt vấn đề thu hút người tài bằng lương sẽ khó khăn nếu không muốn nói là thất bại" – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu trong phần tiếp theo của bàn tròn trực tuyến với chủ đề “thu hút nguồn nhân lực người Việt Nam ở nước ngoài”.

Phần 1: “Hiệu trưởng nhìn cấp trên để giữ ghế sẽ không có nhân tài

"Tiến sĩ trẻ về Việt Nam sẽ không biết đi làm ở đâu"

GS Ngô Bảo Châu: Có nhiều mức độ thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về. Trước hết ta có thể bàn về nhóm trẻ nhất- những người mới tốt nghiệp tiến sĩ.

Đây là nhóm sẵn sàng về nước với mức lương rất khiêm tốn, có nhiều cái để lôi cuốn họ về chứ những người lớn tuổi, đã có gia đình, con cái ở nước ngoài thì mức độ lôi cuốn khó hơn nhiều.

Khi đặt mình vào vị trí của một em, một bạn trẻ mới tốt nghiệp tiến sĩ về Việt Nam sẽ thấy họ không biết đi làm ở đâu. Họ sẽ phải điện thoại cho bố mẹ xem có quen ông này ông kia không, hay quen trường này trường kia không.

Điều đó có nghĩa, thị trường lao động chúng ta đang có vấn đề.

Tôi cho rằng, thông tin tuyển dụng của các trường phải cực kỳ là trong suốt. Chính sách như vậy lúc đầu có thể gây khó cho các trường nhưng đó chính là động lực để họ phấn đấu.

Ông Hoàng Minh Sơn: Những điều anh Châu nói hoàn toàn đúng. Có mấy việc để thu hút những người đã tốt nghiệp tiến sĩ về nước.

Đầu tiên, chúng ta xem các bạn ấy quan tâm cái gì. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bắt đầu từ năm học này sẽ đổi mới cách tuyển dụng.

Trước đây một năm tuyển 2 đợt, bây giờ chúng tôi tuyển dụng thường xuyên. Nghĩa là vị trí nào chúng tôi cần là "open" và sẽ đăng tuyển dụng cho tới khi có được người vừa ý thì thôi.

Yếu tố thứ 2 tôi thấy rất quan trọng với các bạn trẻ về đó là người ta cần cái vị trí, điều kiện, môi trường làm việc, có thể phát huy, cống hiến.

Thứ 3 là khi các bạn về nên có chính sách hỗ trợ ban đầu cho các bạn. Có thể là một đề tài cấp cơ sở một vài trăm triệu trong vòng 2 năm để các bạn có sự khởi đầu. 

thu hút nhân tài, GS Ngô Bảo Châu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
GS Ngô Bảo Châu (trái), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (giữa) và nhà báo Hạ Anh. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Nhà nước có thể bỏ ra hàng trăm nghìn đô la để gửi các bạn đi học tiến sĩ thì việc hỗ trợ các bạn vài chục ngàn đô để các bạn tiếp tục trong vòng 1-2 năm đầu sẽ không có gì khó khăn.

Cần bảo vệ những người dám “xé rào”

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Đầu tiên là đặt mục tiêu cụ thể.

Chẳng hạn, với những trường mạnh của Việt Nam như Bách khoa, anh Nhạ có thể đặt ra yêu cầu cho anh Sơn là trong vòng 5 năm tới phải trở thành trường mạnh ở Đông Á hoặc Đông Nam Á thì ngay lập tức anh Sơn sẽ phải có những giải pháp, suy nghĩ tập hợp tinh hoa không chỉ của Việt Nam mà thế giới về.

Thứ 2, anh phải bảo vệ anh ấy. Trong quá trình làm anh ấy sẽ phải xé rào những cơ chế chính sách. Anh làm có cái gì mới, bị lỡ, có ai đó muốn mang anh ấy ra xử lý thì anh bảo vệ anh ấy. Tôi nghĩ đó là 2 việc quan trọng.
Play

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Anh Tuấn chạm đúng vào định hướng của tôi trong việc thu hút anh em ở nước ngoài về.

Chúng ta không chỉ cần thu hút tiến sĩ mới ra trường đâu mà tôi rất muốn nhắm đến các nhà khoa học Việt Nam đang ở nước ngoài. Họ là những người rất có kinh nghiệm mà đằng sau họ là mạng lưới rất nhiều các nhà khoa học giỏi.

Nên cách đặt vấn đề của tôi là thu hút các nhà khoa học, những người có trình độ cao, có kinh nghiệm. Thậm chí họ chỉ về rất ngắn nhưng động thái của họ về cũng tạo ra tác động mạnh với người khác.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Về phương thức thì nếu chúng ta cứ nói chung chung thì lại như cũ thôi. Phải đi vào hướng cụ thể.

Chẳng hạn như Bách khoa của anh Sơn tôi yêu cầu tự chủ thì trong 5 năm hay 10 năm nữa phải xác định đang đang ở đâu so với bản đồ của trường công nghệ trong khu vực.

Để đạt mục tiêu này thì anh cần những gì. Trong đó sẽ bao gồm cơ chế.

Bản thân anh Sơn sẽ phải chủ động đi tìm, anh phải rất cầu thị những người giỏi về và chịu trách nhiệm.

Đặt vấn đề thu hút người tài bằng lương sẽ khó khăn nếu không muốn nói là thất bại.

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, chúng ta không đầu tư dàn trải được thì phải tập trung, có kết nối với các phòng thí nghiệm nước ngoài.

Chẳng hạn, nếu anh Sơn đề nghị có một phòng thí nghiệm về tế bào gốc chẳng hạn, trong đó có 2 Việt kiều rất giỏi ở Nhật đang làm chủ công nghệ này hay có phòng thí nghiệm này thì tôi đồng ý ngay. Thông qua phòng thí nghiệm này ta thu hút được họ về làm việc.

Ta nên tiếp cận vào điều kiện làm việc, môi trường làm việc hơn là mức lương hay vị trí. Anh Sơn nói rằng cho các tiến sĩ trẻ vài chục ngàn đô tôi cho sẽ không bền vững. Người giỏi họ sẽ biết cách, vấn đề là cơ hội việc làm.

Để có cơ chế này tôi cũng sẽ bàn với Bộ KHCN. Việc đặt hàng ở đây phải rất rõ để ra sản phẩm. Đồng thời chúng ta phải công khai thông tin và công khai cạnh tranh. Chứ không có chuyện GS trong nước mới là chủ nhiệm đề tài còn những người khác chỉ là phụ.

Các giáo sư hàng đầu cần gì ở Việt Nam?

thu hút nhân tài, GS Ngô Bảo Châu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng

GS Ngô Bảo Châu: Tôi cũng chia sẻ một phần ý của Bộ trưởng nhưng có một vài ý trong việc mời chuyên gia nước ngoài phải tiếp cận theo hướng khác một chút.

Không phải mình muốn phát triển công nghệ sinh học thì mình tìm 2 ông sinh học rất giỏi để mời về. Việc đó một số nơi đã làm trong thời gian vừa qua và tôi nghĩ khả năng thất bại khá cao.

Vì sao? Vì dù cho mời được người nước ngoài nhưng chúng ta không có người Việt Nam tại chỗ tận dụng những gì họ mang tới Việt Nam.

Tôi xin chia sẻ phương pháp hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.

Mỗi năm Viện có đến 60 khách nước ngoài. Với kinh phí rất khiêm tốn như Bộ trưởng biết, đa số khách mời Viện chỉ cấp kinh phí ăn ở tại Việt Nam thôi, một số trường hợp hạn hữu thì mới cấp vé máy bay. Tuy nhiên, họ vẫn sang và họ sẵn sàng quay lại. Vì họ cảm thấy thời gian họ sang đây họ có công việc họ có tiến triển. Điều kiện tiến triển là gì?

Thực tế, tôi không tự viết thư mời khách nước ngoài mà các nhóm họ trong nước sẽ viết thư mời. Chúng tôi chỉ duyệt lại thôi. Nếu ổn thì Viện sẽ mời sang để làm việc với các nhóm. Viện cũng có trách nhiệm đàm phán với ông đó.

Đa số các nhà khoa học sang Việt Nam theo hình thức thiện nguyện thì hầu hết không đặt vấn đề trả hết mọi thứ chi phí. Điều quan trọng là mình tổ chức được đội ngũ làm việc với họ.

(còn tiếp)

Phần 3: “Môi giới” nhân tài

Vào 14h chiều 8/8, VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề"Chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về đóng góp xây dựng đất nước". Khách mời tham gia chương trình:

  • Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
  • Ông Ngô Bảo Châu, GS Toán Trường ĐH Chicago (Mỹ); Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Việt Nam).
  • Ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên tổng biên tập báo VietNamNet, hiện là Tổng biên tập Tạp chí và Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu Đại học California Los Angeles ( UCLA).
  • Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Ban Giáo dục

Tin liên quan



Xem nguồn

Cụ bà 70 tuổi vượt hơn 80 km cổ vũ cháu thi năng khiếu báo chí

Posted: 10 Aug 2016 05:32 AM PDT


 – Năm nay đã 70 tuổi nhưng sáng nay bà Đỗ Thị Thanh vẫn vượt chặng đường hơn 80 km từ Thái Nguyên lên Hà Nội để đưa cháu ngoại đi thi năng khiếu báo chí.

thi năng khiếu báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền

Ngay từ 5h sáng ngày 10/8, bà Thanh đã cùng cháu ngoại bắt xe từ Thái Nguyên lên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) để tham gia buổi thi năng khiếu. Không mũ nón hành trang của bà chỉ đơn giản là một túi xách nhỏ. Vượt quãng đường hơn 80 km bằng xe khách, cộng thêm 3 km di chuyển bằng xe ôm mới tới được điểm thi, dù thấm mệt nhưng điều mà tôi ấn tượng nhất ở bà là đôi môi vẫn nở nụ cười đầy khỏe khoắn.

"Nhiều lần đưa các em đi thi nên bà quen rồi mà. May được cái là bà không bị say xe. Bà thấy vẫn còn sức khỏe còn đi được thì bà đi, giúp được con cháu hay tí nào hay tí đấy", bà Thanh cười hồn hậu.

Năm nay thấy các con bận rộn vì công việc, bà Thanh nhận "nhiệm vụ" đưa cháu đi thi để hỗ trợ và trấn an tinh thần tất cả các thành viên trong gia đình. Mặt khác, bà cũng có chút kinh nghiệm trong việc sắp xếp chỗ ăn ở, động viên tinh thần các cháu.

"Cứ làm gì mà mình cảm thấy vui là không bao giờ thấy mệt cháu à. Miễn sao được việc. Trước khi cháu vào phòng thi bà chỉ biết động viên cố gắng làm hết sức mình", bà Thanh cười móm mém.

thi năng khiếu báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bà Thanh chia sẻ bản thân bà rất quý những người con, người cháu ham học. Thế nên trong nhà, hễ cứ cháu nào cần bà đưa đi là bà nhận lời ngay.

Bởi bà nghĩ việc mình đưa đi sẽ tạo được động lực tinh thần cho các cháu vững tâm hơn khi bước vào phòng thi. "Cháu đi đến nơi về đến chốn thì mình cũng cảm thấy yên tâm hơn. Bà chỉ mong làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho cháu học hành thôi. Cháu nó cũng biết nghĩ lắm. Nó nói với bà là được bà đưa đi thi nó phấn khởi lắm bởi vì bà già rồi nhưng vẫn gắng bên cháu", bà Thanh chia sẻ.

Bà Thanh tính toán trưa nay sẽ nghỉ trưa tại trường và đợi cháu thi xong, cuối giờ chiều bà sẽ bắt xe về luôn trong ngày.

"Sức khỏe bà thì không sao. Nhìn bà như thế này thôi chứ ngày thường bà vẫn đi chợ và bán hàng ăn sáng". Bà kể, sáng nay bà xuống tận đây rồi, nhưng người ở quê không biết, vẫn gọi điện dặn bà gói hộ cho mấy gói xôi.

Với cháu ngoại là mơ ước vào được Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhưng với người là chỉ mong ước cháu vào được đại học, học xong ra trường có công ăn việc làm tử tế.

"Bà chỉ mong muốn các cháu học hành đến nơi đến chốn, toại nguyện với ước mơ của mình. Riêng chuyện học thì bất cứ khi nào, ở đâu bà cũng động viên và ủng hộ. Năm sau, có cháu nào thi, nếu còn sức khỏe bà vẫn đi tiếp. Riêng đầu tư cho các cháu học hành bà không ngại đâu", bà Thanh chia sẻ.



Xem nguồn

AYDA 2016 – sân chơi sáng tạo cho SV kiến trúc

Posted: 10 Aug 2016 04:50 AM PDT


Tìm kiếm, khuyến khích kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất tương lai tự do sáng tạo trên tinh thần vượt qua những thách thức và giới hạn thiết kế, cuộc thi Nhà thiết kế trẻ châu Á 2016 (AYDA 2016) là sân chơi không thể bỏ qua của SV thiết kế kiến trúc, nội thất.

Phá bỏ mọi giới hạn thiết kế thông thường

Với sinh viên, những kiến thức được học trên giảng đường có thể bị đóng khung trong giới hạn lý thuyết, chính vì vậy việc vận dụng lý thuyết vào thực tế là cơ hội nâng tầm tri thức.

Hiểu được điều đó, Nhà thiết kế trẻ châu Á 2016 – ASIA Young Designer Award 2016 do Nippon Paint tổ chức không chỉ là sân chơi bổ ích cho sinh viên thiết kế kiến trúc, nội thất được tự do thể hiện bản thân mà còn khuyến khích các thí sinh cởi trói sáng tạo để bức phá lên tầm cao mới. Đến với AYDA 2016, các bạn trẻ có thể thỏa trí sáng tạo bằng việc cải tạo một không gian bình thường như nhà kho cũ kỹ ở trung tâm thành phố thành địa điểm sinh hoạt cộng đồng thú vị, hay mạnh dạn thiết kế một không gian mở hài hòa với thiên nhiên trong nhà phố chật hẹp, hoặc tạo ra cả một công trình kiến trúc bền vững chống được hao mòn vật chất và những bất ổn của môi trường…

vietnamnet

Thuyết trình ý tưởng Thiết kế kiến trúc tại vòng Chung kết NPYDA 2015

"Nếu chúng ta không bức phá sáng tạo thì kiến trúc Việt Nam chỉ mãi là bản sao của kiến trúc thế giới. Phải thoát ra khỏi "lối mòn" trong thiết kế và xây dựng để sánh ngang bạn bè châu lục và tự tin khẳng định tài năng trên đấu trường quốc tế"-Nguyễn Duy Khải, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TPHCM chia sẻ. Chìa khóa thành công của Nhà thiết kế trẻ châu Á 2016 là: Táo bạo ý tưởng – Tự do sáng tạo – Thể hiện dấu ấn cá nhân.

Thách thức tư duy

Sân chơi AYDA 2016 khuyến khích các bạn trẻ vận dụng kiến thức đã học cộng với tư duy thông minh, nhạy bén để mang đến cho cộng động xã hội những giải pháp thiết kế độc đáo. Các tác phẩm đoạt giải cao ở những năm trước đều có sự bức phá sáng tạo, biết kết hợp văn hóa Việt trong thiết kế để tạo nên một bản sắc riêng nhưng không kém phần hiện đại.

vietnamnet

Thuyết trình ý tưởng Thiết kế nội thất tại vòng Chung kết NPYDA 2015

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Được trao một đề tài mở nên thí sinh AYDA 2016 có cơ hội phát huy tối đa trí tưởng tượng để sáng tạo ra các giải pháp mới lạ có thể định nghĩa lại những ảnh hưởng mà kiến trúc tác động đến cuộc sống.

Các thí sinh có thể lựa chọn: Thiết kế văn phòng làm việc, hay cải tạo nơi sống riêng tư cũ kỹ trở nên thông thoáng tinh tế, hoặc phá cách hơn khi biến một chung cư bình thường thành không gian nghệ thuật đặc sắc. Thậm chí các bạn sinh viên có thể mạnh dạn thử sức thiết kế một dự án độc đáo giải quyết được khó khăn cho vùng đồng bằng duyên hải, hay những công trình hữu ích cải thiện vấn đề còn tồn đọng ở miền núi trung du…Địa điểm thiết kế có thể là khái niệm trong bản vẽ hoặc không gian thật ở sâu trong rừng thẳm hay bao la ngoài biển khơi hoặc ngay giữa trái tim của cuộc sống đô thị. Tác phẩm dự thi phải vượt qua cả kỳ vọng và nhu cầu người sử dụng với sự thoải mái, tiện lợi, thân thiện môi trường.

Giải thưởng hấp dẫn

AYDA 2016 có tổng giá trị giải thưởng lên đến 270 triệu đồng chia đều cho 2 mảng Thiết kế Kiến trúc/Nội thất, mỗi mảng gồm: 01 giải nhất với 20 triệu đồng tiền mặt, 01 khóa học tiếng Anh tại Apollo 360 trị giá 25 triệu đồng trong 06 tháng, và 01 chuyến học tập ngắn hạn tại Bali (Indonesia) để tranh giải Bạch Kim với các quán quân khu vực châu Á; 01 giải nhì với 12 triệu đồng tiền mặt và khóa học kỹ năng tại Apollo 360; 01 giải “Tài năng phát triển bền vững”, 01 giải “Tài năng cải tiến thiết kế”, 01 giải “Tài năng ý tưởng màu sắc”: mỗi giải 6 triệu đồng tiền mặt, 01 khóa học kỹ năng tại Apollo 360.

vietnamnet

Kiến trúc sư Lê Phước Thành thay mặt Ban giám khảo nhận xét bài thuyết trình của thí sinh trong NPYDA 2015

Đến với AYDA 2016 các thí sinh còn có cơ hội tiếp xúc, học hỏi từ Ban giám khảo giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao đến từ các tổ chức, các công ty danh tiếng trong và ngoài nước. Thí sinh xuất sắc đoạt giải Quán quân sẽ nhận được một chuyến du học ngắn hạn tại Bali (Indonesia) với chương trình học tập từ những chuyên gia hàng đầu châu Á, trao đổi và giao lưu cùng Quán quân từ các nước trong khu vực để thể hiện tài năng và tranh giải Bạch Kim. Cuộc thi do Nippon Paint Việt Nam phối hợp cùng đối tác độc quyền giáo dục Apollo 360 tổ chức.

Nhà thiết kế trẻ châu Á 2016 là bản nâng cấp từ cuộc thi Nhà thiết kế trẻ Nippon Paint đã được tổ chức thành công ở nhiều nước châu Á từ năm 2008 – 2015 . Mục tiêu của cuộc thi là tìm kiếm và bồi dưỡng thế hệ tài năng Thiết kế kiến trúc, nội thất Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Tất cả vì thế hệ trẻ, sứ mệnh của AYDA 2016 là trở thành một đại lộ dẫn đến thành công cho những kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất tương lai, nuôi dưỡng những ý tưởng thiết kế đột phá và bền vững, có sức ảnh hưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 15/07/2016 đến trước 23:59h ngày 30/10/2016.

Để biết thêm thông tin vui lòng truy cập

Website: http://nipponpaint.com.vn/news/ayda-2016/

Email: npvmarketing@nipponpaint.com.vn

Hoặc : https://www.facebook.com/baovengoinhachung

Hữu Nghị



Xem nguồn

Đề thi năng khiếu vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2016

Posted: 10 Aug 2016 04:08 AM PDT


Năm nay, lần đầu tiên Học viện Báo chí và Tuyên truyền phỏng vấn trực tiếp thí sinh xét tuyển ngành Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình để tìm ra những em có đam mê.

Theo đó, thí sinh thi chuyên ngành Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình sẽ thi phỏng vấn trực tiếp vào sáng 11/8. Đây là năm đầu tiên trường tổ chức phỏng vấn thí sinh dự thi hai chuyên ngành này.

Kì thi Năng khiếu Báo chí đã được Học viện Báo chí và Tuyên truyền áp dụng từ năm 2015 đối với những thí sinh đăng kí thi ngành Báo chí nhằm đánh giá năng lực, khả năng nhìn nhận vấn đề, thể hiện tố chất của người làm báo. Đến mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2016, kì thi này vẫn tiếp tục được tổ chức nhưng có một số thay đổi. Các thí sinh thi chuyên ngành Quay phim truyền hình và Báo ảnh sẽ phải trải qua vòng thi phỏng vấn trực tiếp. Đây cũng là năm đầu tiên trường đưa ra hình thức phỏng vấn đối với những thí sinh dự thi hai chuyên ngành này

Năm nay, Học viện lấy 435 chỉ tiêu cho ngành Báo chí (gồm Báo in, Báo truyền hình, Báo phát thanh, Báo mạng điện tử, Báo chí đa phương tiện), Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình. Các nhóm tổ hợp môn xét tuyển gồm Văn – Toán – Năng khiếu báo chí; Văn – Sử – Năng khiếu báo chí và Văn – Anh – Năng khiếu báo chí. Hai môn đầu tiên dùng kết quả thi THPT quốc gia còn Năng khiếu báo chí do nhà trường tự tổ chức.

Có 1.419 thí sinh dự thi năng khiếu vào các chuyên ngành Báo chí, hơn 150 em dự thi ngành Báo ảnh và Quay phim truyền hình.

Dưới đây là đề thi trắc nghiệm, môn thi Năng khiếu Báo chí vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2016:

Mỹ Hà



Xem nguồn

Các trường phía Nam đều dự kiến điểm chuẩn giảm

Posted: 10 Aug 2016 03:26 AM PDT


Chỉ còn 2 ngày nữa là kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 1. Lãnh đạo các trường đại học phía Nam đều có chung nhận định rằng điểm chuẩn năm nay sẽ giảm.

Nhiều trường, ngành dự kiến điểm chuẩn dưới 20

Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm cho biết, điểm chuẩn dự kiến của trường ở các ngành như sau: Các ngành mới như khoa học dinh dưỡng, ẩm thực, công nghệ vật liệu mức chuẩn ngang điểm sàn.

đăng ký xét tuyển, đăng ký xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển online

Một số ngành có điểm chuẩn từ 19 điểm trở lên như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học. Các ngành con lại có điểm chuẩn dao động từ 17 – 19 điểm.

Riêng ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học chương trình quốc tế dự kiến điểm chuẩn ngang điểm sàn (15 điểm) vì ngoài xét tuyển điểm thi THPT quốc gia, những ngành này có điều kiện điểm tổng kết môn tiếng Anh lớp 12 phải từ 6,0 trở lên.

Ông Sơn cũng cho biết, hiện tại trường đã nhận được 6.800 hồ sơ bao gồm xét ĐH và CĐ, trong đó tổng chỉ tiêu của hai hệ này là 3.200. Theo ông sơn, thí sinh đăng ký xét tuyển cao đẳng vẫn còn nhiều cơ hội do lượng hồ sơ xét cao đẳng khá ít.

Ông Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng ĐH sư phạm TP.HCM khẳng định "Chắc chắn điểm chuẩn vào trường năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái".

Theo phân tích từ số liệu thống kê ban đầu của phòng đào tạo nhà trường, dự kiến điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán và Sư phạm Tiếng Anh chắc chắn sẽ cao hơn điểm nhận hồ sơ một vài điểm (điểm nhận hồ sơ của hai ngành này là 29 điểm, nhân hệ số môn chính).

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Hóa có khả năng chỉ bằng hoặc cao hơn không nhiều so với điểm nhận hồ sơ (là 31 điểm, môn hóa nhân 2). Những ngành có điểm nhận hồ sơ thấp nhất thì điểm chuẩn có thể bằng hoặc cao hơn điểm nhận hồ sơ tối đa khoảng 1,5.

Ông Trần Lê Quan, Phó Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết hiện tại trường đã nhận được 4,500 hồ sơ đăng ký xét tuyển. Dự kiến điểm chuẩn vào trướng sẽ thấp hơn năm ngoài 1 điểm.

"Những ngành năm ngoái có điểm chuẩn cao thì năm nay ít thí sinh nộp vào" – ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết.

Ông Dũng cho rằng nếu không có thay đổi đột ngột, thí sinh đăng ký vào những ngành này dù thấp hơn 1 điểm so với điểm chuẩn năm ngoái vẫn có khả năng trúng tuyển.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chẳng hạn, ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử năm ngoái điểm chuẩn cao nhất với 23,75 thì năm nay khả năng chỉ ở mức 23 điểm hoặc thấp hơn. Cũng theo ông  Dũng, thí sinh vẫn có khả năng trúng tuyển một số ngành ở mức điểm sàn tối thiểu (17 điểm) gồm ngành mới mở hoặc khó tuyển, chẳng hạn công nghệ Kỹ thuật công trình giao thông.

Tuy nhiên, riêng ngành Công nghệ y sinh lại có khả năng điểm chuẩn cao hơn so với mức nhận hồ sơ.

Phân loại 3 nhóm trường

Trường ĐH Cần Thơ cũng dự kiến điểm chuẩn bằng năm ngoái. Ông Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết trường đang bội thu hồ sơ khi chỉ có 9.000 chỉ tiêu nhưng đã nhận được hơn 13.ooo hồ sơ.

đăng ký xét tuyển, đăng ký xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển online
Ảnh Đinh Quang Tuấn

Với những dữ liệu đang cập nhật từ các trường, ông Xê dự đoán các trường nhóm  dưới điểm chuẩn sẽ bằng điểm sàn hoặc thấp hơn điểm chuẩn năm ngoái một chút. Các trường nhóm trên điểm chuẩn vẫn cao, còn nhóm giữa thì điểm chuẩn nhiều khả năng như năm ngoái.

Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm cho biết dự kiến điểm chuẩn của trường dao động từ 18 – 23 điểm.

Theo ông Lý, những ngành được nhiều thí sinh quan tâm các năm trước thì năm nay vẫn giữ được sức hút. Ngược lại, có những ngành thí sinh đăng ký chưa nhiều như: Bản đồ học, lâm nghiệp, chế biến lâm sản, chế biến thủy sản, phát triển nông thôn… Ở những ngành này, thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn năm 2015 để quyết định việc nộp hồ sơ.

Ông Lý chia sẻ điều đang khiến nhà trường quan tâm trong những ngày cuối là xác định hồ sơ ảo.

"Kinh nghiệm để xác định điểm chuẩn trong bối cảnh năm nay là sẽ phân thành 3 nhóm các trường mà 1 thí sinh có thể nộp vào trường mình. Một là trường “trên cơ” so với trường mình, có điểm chuẩn thường 25 trở lên. Hai là nhóm “dưới cơ”, có điểm chuẩn bằng sàn hoặc hơn sàn từ 1 đến 3 điểm. Ba là nhóm trường “ngang cơ”.

Như vậy, tạm thời các trường sẽ “quên” nhóm 1 và nhận 100% nhóm 2, còn nhóm 3 thì tỷ lệ 50 – 50". Ông Lý cũng cho rằng, vấn đề khó khăn nhất trong việc xác định thí sinh ảo chính là các trường cùng nhau công bố điểm chuẩn vào thời điểm rất gần nhau.

Lê Huyền – Ngân Anh



Xem nguồn

Comments