Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhiều giáo viên tại huyện Hóc Môn dạy thêm ở nhà

Posted: 08 Aug 2016 09:11 AM PDT


Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vừa nhận được phản ánh của nhiều học sinh và phụ huynh của Trường trung học phổ thông Bà Điểm và Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh về tình trạng các giáo viên dạy thêm ở nhà có biểu hiện tiêu cực.

Cụ thể, đó là các giáo viên Nguyệt dạy Toán, thầy Phương dạy Lý của Trường Bà Điểm và cô Lành dạy Toán – Trường Nguyễn Hữu Cầu.

Sáng ngày 4/8, thầy Trương Hữu Lộc – Phó Hiệu trưởng Trường Bà Điểm xác nhận với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, các giáo viên bị học sinh phản ánh đúng là thuộc Trường Bà Điểm quản lý.

Theo thầy Trương Hữu Lộc cho biết, thực hiện chỉ đạo về dạy thêm học thêm của lãnh đạo thành phố, trường đã yêu cầu toàn bộ các giáo viên chỉ được phép dạy trong trường, nếu muốn dạy thêm ở ngoài thì phải xin phép lãnh đạo trường.

Cho tới nay, Trường Bà Điểm hoàn toàn không cấp phép và đồng ý cho bất cứ giáo viên nào dạy thêm ở bên ngoài nhà trường, còn giáo viên nào có dạy thêm ở ngoài mà không xin phép thì khi xảy ra vấn đề gì thì tự chịu trách nhiệm.

Trước khi có lệnh cấm của thành phố, việc dạy thêm học thêm của giáo viên Trường Bà Điểm diễn ra ở bên ngoài rất nhiều, nhưng từ khi có chỉ đạo của lãnh đạo, và trường tổ chức làm, kiểm soát gắt gao, thì tình hình đã đỡ hơn.

Một lớp dạy thêm tại nhà của giáo viên ở TP.Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: Tuổi Trẻ)

Trong thời gian sắp tới, nhà trường sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của lãnh đạo, là chấm dứt luôn việc dạy thêm học thêm tại nhà trường, tiến hành làm thủ tục trả giấy phép dạy thêm học thêm, xin phép cho trường hoạt động theo mô hình trường 2 buổi/ngày,

Hết tuần này, hoạt động dạy thêm buổi tối của giáo viên tại trường cũng sẽ chấm dứt.

Nếu có các phản ánh tiêu cực, không tốt từ phía phụ huynh và học sinh đối với giáo viên của nhà trường, Trường Bà Điểm sẽ tiến hành lập đoàn kiểm tra, xác minh và nếu có phát hiện giáo viên sai phạm thì sẽ xử lý.

Thế nhưng, qua trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Bùi Thị Nguyệt – giáo viên Toán của Trường Bà Điểm thừa nhận có dạy thêm ở nhà, với số lượng học sinh là khoảng 5, 6 em, trong đó có cả học sinh của Trường Bà Điểm và cả các học sinh ở trường khác trong cùng khu vực.

Còn đối với cô Nguyễn Thị Thu Nguyệt và thầy Phương

Cấm dạy thêm ở trường, giáo viên cũng không được phép dạy thêm tại nhà

của Trường Bà Điểm thì không thừa nhận có dạy thêm ở nhà.

Tại Trường Nguyễn Hữu Cầu, thầy Nguyễn Minh Triết – Hiệu trưởng cũng khẳng định, cô Lành – giáo viên Toán hoàn toàn không có nộp đơn, đăng ký dạy thêm cho trường nắm thông tin.

Thầy Nguyễn Minh Triết khẳng định: Nếu không xin phép, mà khi có xảy ra vấn đề gì thì giáo viên tự chịu trách nhiệm. Nếu lãnh đạo trường có nghe đến những biểu hiện không tốt thì sẽ lập tức chấn chỉnh, kiểm tra ngay.

Việc nhắc nhở giáo viên có dạy thêm ở nhà phải đăng ký với trường, năm nào nhà trường cũng nhắc nhở thực hiện. 

Cũng theo thầy Triết, cô Lành cũng đã xác nhận với lãnh đạo nhà trường là không có nộp đơn dạy thêm, mà quan điểm của trường là không nộp đơn thì có nghĩa là không có dạy thêm ở nhà.



Xem nguồn

Vì sao giáo viên không đồng tình, ủng hộ các chủ trương đổi mới giáo dục?

Posted: 08 Aug 2016 08:29 AM PDT


LTS: Bàn về nguyên nhân các giáo viên và nhà quản lý giáo dục thường có những phản ứng trái chiều khi áp dụng Thông tư 30 và mô hình VNEN, thầy giáo Nguyễn Cao đã có những lý giải của riêng mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Nước ta có hàng ngàn năm bị phương Bắc đô hộ, vì thế mà thời phong kiến nền Giáo dục Việt Nam sử dụng chữ Hán của Trung Quốc, sau này cải biên từ chữ Hán sang chữ Nôm và tồn tại đan cài cả hai loại chữ cho đến những năm đầu của thế kỉ XX.

Khi chữ Quốc ngữ được một số giáo sĩ phương Tây đưa vào nước ta ở thế kỉ XVI thì có rất nhiều người tẩy chay, phản bác.

Phải mất nhiều thế kỉ, mãi đến những năm đầu của thế kỉ XX chữ Quốc ngữ của chúng ta mới được sử dụng thịnh hành như bây giờ.

Đổi mới Giáo dục sao giáo viên không đồng tình? (Ảnh nguồn: nld.com.vn).

Từ dẫn chứng ở trên cho ta thấy rằng việc thay đổi bất cứ cái gì cũng khó khăn, vất vả nhưng rõ ràng nếu hợp lý, sự thay đổi này sẽ có tác động tích cực hơn cái cũ.

Nền Giáo dục Việt Nam trong những năm qua của chúng ta vẫn quen với cách đào tạo và thi cử theo theo kiểu… phong kiến; vẫn là lối mòn trong tư duy cũ, thầy cô luôn luôn là đúng còn học trò có ý kiến trái chiều là hỗn láo, vô lễ, không "tôn sư trọng đạo".

Trong lớp học dù năm nào cũng tập huấn đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy nhưng nhìn chung phần lớn giáo viên khi giảng dạy một mình vẫn dùng phương pháp thuyết trình, thầy giảng trò nghe và trò được phép trả lời khi có yêu cầu.

Thầy Nguyễn Cao nêu rõ 4 nguyên nhân gây ngộ nhận học thêm là nhu cầu cần thiết

Trong kiểm tra, thi cử vẫn nặng thói học vẹt, "chữ thầy trả lại cho thầy", làm theo ý thầy thì điểm cao, làm khác ý thầy thì điểm thấp, thậm chí bị thầy cho là lạc đề (nhất là các môn xã hội) nên phần lớn học sinh của chúng ta chỉ giỏi về lí thuyết, thực hành rất hạn chế.

Trở lại với việc đổi mới của ngành giáo dục trong mấy năm qua, đó là việc thực hiện Thông tư 30 của cấp Tiểu học và mô hình VNEN ở cấp Trung học Cơ sở, gộp kì thi Trung học Phổ thông và Đại học, Cao đẳng lại thành kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia.

Mặc dù còn nhiều bất cập nhưng nhìn chung toàn ngành Giáo dục đang có những bước  đổi mới, nhưng vì sao dư luận, đặc biệt là đội ngũ giáo viên lại phản đối gay gắt với Thông tư 30 và mô hình dạy học VNEN?

Có lẽ những nguyên nhân sau sẽ lí giải sự chưa thông suốt của một bộ phận lớn giáo viên.

Thứ nhất, Thông tư 30 và mô hình VNEN được triển khai quá cập rập, giáo viên chưa chuẩn bị đầy đủ tâm thế cho việc đổi mới; nhất là công tác tư tưởng, tuyên truyền của các cấp lãnh đạo quản lí nhà trường dành cho giáo viên chưa  tốt.

Nhiều Ban giám hiệu chưa nhận thức sâu sắc tinh thần đổi mới nên về triển khai lại tinh thần cho giáo viên còn lúng túng, bị động, chưa giải quyết hết thắc mắc và làm rõ được những ưu điểm trong việc đổi mới.

Năng lực Ban giám hiệu quyết định đến chất lượng giáo dục mỗi nhà trường

Trong quản lí thì cứng nhắc, dập khuôn, nặng về quản lí hành chính nên cứ bắt giáo viên phải thực hiện hết sổ này đến sổ khác, trong khi tinh thần của Bộ là giảm hồ sơ sổ sách cho giáo viên.

Điều lệ trường học chỉ qui định cho giáo viên vài loại sổ sách nhưng về trường thường phải trên 10 loại.

Thứ hai là việc triển khai tập huấn cho giáo viên còn nhiều bất cập.

Bởi Bộ không thể tập huấn một lúc cho toàn thể giáo viên nên chỉ có thể bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ chuyên viên chuyên ngành cấp Sở.

Sở về báo cáo cho cấp Huyện và thường mỗi Phòng giáo dục chỉ được cử vài Tổ trưởng chuyên môn đi tập huấn, đến khi tập huấn đại trà cho giáo viên thì tinh thần chủ đạo của việc tập huấn đã vơi đi nhiều phần.

Nhiều giáo viên được phân công tập huấn cho giáo viên chỉ đọc lại các file bài giảng được cấp trên đưa về mà không hề mở rộng hay nói thêm được điều gì ngoài bài báo cáo có sẵn thì rõ ràng giáo viên dạy lớp rất khó nắm bắt được những điều cốt lõi của việc đổi mới.

Vì không nắm bắt hết dược tinh thần, nội dung đổi mới nên khi về giảng dạy các giáo viên  gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn, từ đó, dẫn đến chán nản và coi việc đổi mới là việc làm khổ ải và không hiệu quả.

Thứ ba là hiện nay có nhiều giáo viên rất bảo thủ, ngại đổi mới, nhất là một số giáo viên đã lớn tuổi, họ muốn giảng dạy theo phương pháp cũ, như sách cũ để khỏi phải làm lại, làm mới mình. Nhiều giáo viên bằng lòng với hiện tại và thường đề cao khả năng của mình nên xem việc đổi mới là chuyện xa vời không cần thiết.

Thứ tư là cơ sở vật chất của chúng ta còn hạn chế, sĩ số lớp học còn đông, nhiều em học sinh được nuông chiều quá lớn nên đến lớp thường xuyên nói chuyện, thầy cô quản không nổi, nói nặng học trò thì bị quy vào tội vi phạm đạo đức nhà giáo nên nhiều giáo viên mặc kệ.

6 rào cản khi thực hiện “nâng tầm giáo viên ngang với các nước tiên tiến”

Nhận thức của một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thấu đáo, chưa coi trọng việc học của con em mình nên phần nào cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy.

Rõ ràng việc đổi mới Giáo dục là cần thiết để phù hợp với giáo dục tiên tiến của thế giới, trong đó vai trò của mỗi giáo viên, cán bộ quản lí rất lớn.

Ngành giáo dục là ngành đào tạo con người nên "sản phẩm" không thể thấy ngay trước mắt được mà phải có thời gian kiểm chứng.

Việc thay đổi phương pháp, cách đánh giá việc học của hàng chục triệu con người tất nhiên sẽ tạo nên nhiều luồng phản ứng trái chiều nhưng từ những phản ứng trái chiều, những bất cập trong việc thực hiện để Bộ Giáo dục điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện và có những chỉ đạo sâu sát thì chắc chắn việc đổi mới kì này sẽ phát huy những thế mạnh.

Và, nếu hiểu đúng, đủ, sâu sát vấn đề, nội dung của Thông tư 30 và mô hình dạy học VNEN thì chúng ta sẽ thấy được rất nhiều những ưu điểm mà và nhân văn.

Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đã được Trung ương Đảng thể hiện rõ trong Nghị quyết 29 về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Chính phủ và Bộ Giáo dục cũng đã rất quyết tâm làm.

Việc còn lại là lòng nhiệt huyết của hơn một triệu giáo viên – những người đảm nhận thiên chức cao cả là dạy người.

Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng tự học và sáng tạo, cùng chung tay vào công việc chung bằng tất cả tấm lòng và sự cố gắng tận tụy của mình thì chắc chắn nền giáo dục Việt Nam sẽ tiệm cận dần dần với nền giáo dục tiên tiến của thế giới.



Xem nguồn

Mang danh trường tốp trên mà ra sức vơ vét thí sinh là kém văn hóa

Posted: 08 Aug 2016 07:48 AM PDT


Nhưng dường như điều đó đã bị rất nhiều Hiệu trưởng của các trường đại học lớn trên cả nước lãng quên trong kỳ tuyển sinh 2016.

Hàng loạt trường đại học lớn muốn vơ vét thí sinh đã hạ điểm nhận hồ sơ xuống mức điểm sàn mà Bộ Giáo dục công bố (15 điểm) hoặc chỉ cao hơn chút đỉnh. Họ bất chấp dư luận, bất chấp uy tín của cá nhân, của tập thể giảng viên và uy tín của ngôi trường, tìm mọi cách vơ vét thí sinh, còn chất lượng thế nào thì chưa cần tính tới.

Tại buổi làm việc với Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam chiều 5/8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ rõ, một số trường ở tốp cao cũng lấy điểm đầu vào là 15 điểm, bằng mức điểm sàn.

Tư lệnh ngành giáo dục thể hiện rất rõ thái độ không hài lòng với cách làm của những trường này, bởi vì điểm sàn là điểm đạt chất lượng tối thiểu chỉ dành cho các trường có mức độ vừa phải, còn các trường tốp cao thì phải lấy 20 điểm trở lên.

Bộ trưởng chia sẻ: "Nếu động vào thì các trường sẽ bảo đó là việc của tôi. Đúng thật, tuyên bố điểm sàn là 15 thì về mặt luật pháp cớ gì mà ngăn cấm? Nhưng cái văn hóa của ta là tận thu, không tính đến một cách nghiêm túc của người học, và cũng không nhìn thấy các trường tốp dưới.

Đây là vấn đề văn hóa, vấn đề ứng xử với cộng đồng. Đối với những trường này là vấn đề tận thu, nhưng vô hình chung đối với rất nhiều cháu là trượt, bởi vì cứ tin như thế, rồi không được rút ra. Điều này khiến tôi rất lo lắng".

Đại học Giao thông Vận tải là một trong những trường nhận hồ sơ xét tuyển ở mức điểm sàn (15 điểm). ảnh: vtc.edu.vn

Tư lệnh ngành giáo dục cho biết thêm: "Đối với các trường đại học thì sẽ tiếp tục đẩy mạnh tự chủ, nhưng tự chủ không có nghĩa là tự trị, muốn làm gì thì làm.

Có một số trường chưa hiểu đúng ý nghĩa của tự chủ, muốn tự do, tự trị, thích làm theo ý mình, nhưng trong đó yếu tố vô cùng quan trọng là tự giải trình thì lại mờ đi".

Trước đó, trong Hội nghị tổng kết ngành giáo dục 2015-2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nói rõ: "Tôi đề nghị các trường đã công bố rồi thì rút lại, đưa ra thông báo mới để các trường tốp dưới có cơ hội, đặc biệt là các thí sinh có thông tin minh bạch đăng ký vào là có cơ hội trúng tuyển cao, cũng để giữ vị thế của các trường", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khuyến cáo.

Ứng xử phản giáo dục ngay trong môi trường giáo dục

Chỉ cần chưa đến 30 giây lướt qua google là có thể thấy ngay hàng loạt trường đại học lớn công bố nhận hồ sơ xét tuyển ở mức điểm sàn (15 điểm).

Đó là Đại học Giao thông Vận tải; Đại học Thủy lợi; Đại học Hà Nội; Đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh); Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội; Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh; Đại học Kinh tế Tài chính TP.Hồ Chí Minh…

Một số trường đại học lớn khác cũng vơ vét thí sinh bằng cách nhận hồ sơ xét tuyển ở mức 17 điểm, như Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; Học viện Tài chính.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang lo lắng điều gì?

Đúng như Bộ trưởng Nhạ nói, đây mới là giai đoạn nhận hồ sơ, nhưng nếu như hạ điểm nhận hồ sơ quá thấp thì rất nhiều thí sinh sẽ "bị kẹt" vì khi trót nộp hồ sơ vào trường rồi thì không được rút ra nữa.

Điểm chuẩn ở các trường tốp đầu thường ở mức cao, nếu lấy tối thiểu từ 18 điểm trở lên, như vậy sẽ có hàng nghìn thí sinh bị rớt.

Trong khi đó nếu tính toán ngay từ đầu quy mô đào tạo, số lượng được phép tuyển sinh thì những trường này hoàn toàn có thể công bố số điểm nhận hồ sơ sát với điểm chuẩn.

Vì vậy, cách làm của các trường này vô hình chung đã tạo ra một nguy cơ rất lớn cho nhiều thí sinh. Đó là sự yếu kém trong văn hóa ứng xử với cộng đồng, là một hành động phản giáo dục trong chính môi trường giáo dục.

Vấn đề thứ hai đó là khi các trường tốp trên tìm mọi cách tận thu sẽ dẫn tới các trường tốp dưới không thể tuyển sinh được.

Như vậy, trong khi các trường tốp trên luôn nêm chặt cứng sinh viên và đào tạo không đạt chất lượng, quy mô quá lớn so với khả năng… thì các trường tốp dưới dù nỗ lực đến mấy cũng không tuyển sinh nổi.

Trên thực tế, thí sinh vẫn nộp hồ sơ vào các trường đại học hầu như dựa trên "danh tiếng cũ" chứ không có đầy đủ thông tin để xác định chính xác ngành học và môi trường đào tạo của từng trường.

Hiện nay có rất nhiều trường đại học ngoài công lập dù chưa có thương hiệu lớn như các trường tốp đầu, tuy nhiên cách tuyển sinh lại rất chuyên nghiệp:

Tư vấn cho thí sinh ngay từ khâu chọn ngành; tổ chức làm thử các bài kiểm tra để đánh giá khả năng của thí sinh phù hợp với những ngành nào; đưa thí sinh đi tham quan thực tế tại các doanh nghiệp để hiểu về các vị trí việc làm… sau đó mới cùng trao đổi giúp thí sinh chọn ngành chính xác.

Ở chiều ngược lại, hầu hết các trường đại học công lập chỉ đang sống dựa vào nền tảng uy tín sẵn có chứ không quan tâm tới chuyện thí sinh đăng ký học ngành đó có phù hợp hay không? Khả năng tìm việc làm và phát triển thế nào? Đó là một vấn đề hết sức quan trọng mà thí sinh cần phải lưu ý khi chọn trường.

Bộ trưởng Nhạ ơi, nền giáo dục nước nhà sẽ đi về đâu nếu ta tiếp tục VNEN?

(GDVN) – "Chúng tôi mong rằng các tỉnh, thành ở nước ta hãy dũng cảm như tỉnh Hà Tĩnh, quyết định dừng ngay "Cái VNEN" – sản phẩm từ năm 2000 của xứ sở Colombia".

Lo lắng của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng là lo lắng của rất nhiều chuyên gia giáo dục hàng đầu trong buổi làm việc giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam chiều 5/8.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam nói thẳng rằng, đây là một sự hỗn loạn trong giáo dục đại học, chỉ biết vơ vét thí sinh, không quan tâm thực chất tới đào tạo.

"Nhà nước chỉ nên giành ngân sách cho một số ngành nghề đặc biệt mà nhà nước sẽ phân công công tác, nói cách khác là nhà nước đặt hàng các trường đào tạo theo nhu cầu của hệ thống các cơ quan thuộc khối công vụ. Còn lại những ngành khác, như kế toán – tài chính thì không hưởng chế độ bao cấp nữa.

Không thể để tình trạng 80% các trường công lập vẫn được hưởng các khoản trợ cấp, ưu đãi từ nhà nước, đào tạo tràn lan rồi gây ra nạn thất nghiệp, thế rồi chẳng có ai chịu trách nhiệm gì cả", PGS. Nhĩ nêu quan điểm.

Trong hội nghị tổng kết ngành giáo dục hôm 5/8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị các trường tốp đầu đã công bố nhận hồ sơ từ mức điểm sàn thì phải rút lại, để tạo điều kiện tốt hơn cho thí sinh và các trường tốp dưới.

Nhưng liệu thông điệp đầy tính nhân văn ấy của Bộ trưởng sẽ được bao nhiêu trường hưởng ứng?



Xem nguồn

Trường trung học Việt Anh không nhận học sinh đồng tính ở nội trú

Posted: 08 Aug 2016 07:06 AM PDT


Nhiều ngày qua, các phụ huynh có con hiện đang học tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Việt Anh (đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh) rất bức xúc, trước việc Trường Việt Anh đưa vào quy chế tuyển sinh năm học tới, không nhận học sinh đồng tính vào ở nội trú.

Sao lại phân biệt đối xử với học sinh đồng tính?

Các phụ huynh cho rằng, đây là một quy định, quy chế tuyển sinh vô cùng lạ lẫm, do nhà trường không nhận học sinh đồng tính vào ở nội trú, trong bối cảnh pháp luật nước ta đã công nhận quyền bình đẳng của người đồng tính, xóa bỏ kỳ thị, rào cản để người đồng tính hòa nhập hơn với cộng đồng.

Chị N.T.T (quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) – một phụ huynh của Trường Việt Anh kể lại: Cách đây ít ngày, con trai chị mang bảng quy chế tuyển sinh của trường về nhà đưa cho mẹ đọc.

Trường THCS và THPT Việt Anh, nơi có quy chế tuyển sinh lạ đời về đồng tính (ảnh minh họa: P.L)

Khi đọc, chị T. mới bất ngờ khi nhìn thấy điều 5 của quy chế này ghi rõ rằng không nhận học sinh đồng tính, hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm ở nội trú tại trường.

So với quy chế tuyển sinh của nhiều trường khác, chị T. nhận thấy quy chế tuyển sinh của Trường Việt Anh là rất đặc biệt, không giống với bất cứ ngôi trường nào ở tại thành phố này.

Quy chế tuyển sinh của Trường Việt Anh ghi rõ không nhận học sinh đồng tính ở nội trú.

Nhiều phụ huynh đã bày tỏ quan điểm không đồng tính với quy chế tuyển sinh này, khi cho rằng, nhà trường là nơi giáo dục cho học sinh nên người, mà lại có sự phân biệt, kỳ thị như vậy, thì phụ huynh làm sao dám đăng ký cho con em theo học?

Thiếu điều kiện để nhận học sinh đồng tính ở nội trú

Sáng ngày 8/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Dương – Chủ tịch Trường Việt Anh cho biết, việc không nhận học sinh đồng tính là chỉ đối với trường hợp nội trú, chứ bán trú thì học sinh vẫn được tiếp nhận học bình thường.

Lý do mà ông Dương đưa ra, là do hiện nhà trường vẫn còn thiếu điều kiện cơ sở vật chất để tiếp nhận học sinh đồng tính ở nội trú. Chủ tịch Trường Việt Anh giải thích, ở trường chỉ có ký túc xá dành cho nam sinh và nữ sinh.

Học sinh ở nội trú thường có các tiếp xúc rất thân thiết với nhau. Chính vì vậy, việc xuất hiện của người đồng tính, mà không phải giới tính nam hay nữ thì sẽ tạo ra một sự bất tiện cho ngay chính các em học sinh.

Những năm học trước đây, Trường Việt Anh cũng có tiếp nhận học sinh đồng tính, nhưng rất ít, và vẫn chấp nhận cho các em ở ký túc xá sinh hoạt, ở nội trú bình thường.

Quy chế tuyển sinh của Trường Việt Anh vừa được sửa đổi câu từ cho phù hợp hơn (ảnh: P.L)

Những học sinh này tâm lý không giống với số đông, nên luôn cần sự tư vấn kỹ hơn từ nhà trường.

Những học sinh này nhà trường vẫn để cho các em học hoàn toàn bình thường, hoàn toàn không có sự kỳ thị hay phân biệt gì, dù rằng, trong công tác quản lý chắc chắn sẽ gặp một số khó khăn nhất định.

Tuy nhiên, từ năm học sắp tới, thì nhà trường đã quyết định sẽ không nhận học sinh đồng tính vào ở nội trú nữa. Quy chế tuyển sinh này hoàn toàn không công bố ra ngoài, còn phụ huynh nào cảm thấy con mình rơi vào trường hợp này thì sẽ tự rút lui.

Ngay sau khi nhận được sự phản ứng từ phía phụ huynh và góp ý từ cơ quan quản lý, Trường Việt Anh đã sửa đổi lại quy chế tuyển sinh rằng, học sinh sẽ không được nhận vào nội trú, nếu ăn mặc, cư xử không phù hợp với giới tính khai báo, hay học sinh mắc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm.



Xem nguồn

Mạo danh trường yêu cầu thí sinh nộp tiền nhập học

Posted: 08 Aug 2016 06:23 AM PDT


Nhiều thí sinh đăng kí xét tuyển vào Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bị một cánhân mạo danh cán bộ tuyển sinh của trường gọi điện yêu cầu đóng tiền nhập học qua tài khoản

Lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết trong những ngày gần đây nhận được thông tin từ nhiều thí sinh và phụ huynh xác minh trường hợp đối tượng là nhân viên nhà trường đề nghị chuyển tiền học phí nhập học đợt xét tuyển học bạ ngày 5/8 vào tài khoản cá nhân cung cấp. 

Các đối tượng này liên hệ bằng số điện thoại có đầu số là 08.68958034 yêu cầu thí sinh chuyển tiền học phí trong  để “giữ chổ”. Những trường hợp không có đủ tiền có thể nộp trước 7 -8 triệu, phần còn lại bổ sung sau.

xét tuyển đại học, điểm chuẩn, xét tuyển đại học 2016
Thí sinh đăng kí xét tuyển đại học

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khẳng định đây là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền của thí sinh. Nhà trường không yêu cầu thí sinh phải chuyển tiền trước qua ngân hàng. Tuy nhiên, không biết bằng cách nào có người lại biết thông tin cá nhân của thí sinh.

Ông Anh cũng đưa ra khuyến cáo,thí sinh và phụ huynh cảnh giác khi nhận được điện thoại mạo danh, tránh trường hợp bị kẻ gian lợi dung. Nếu có thắc mắc có thể gọi trực với nhà trường hoặc công an tránh bị lừa.

Lê Huyền

Tin liên quan



Xem nguồn

Học đại học quốc tế – Lựa chọn thời hội nhập

Posted: 08 Aug 2016 05:41 AM PDT


BẠN ĐỌC CÓ THỂ THEO DÕI CHI TIẾT NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TẠI ĐÂY


TBT báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn tặng hoa tới các khách mời buổi tư vấn trực tuyến Học đại học quốc tế - Lựa chọn thời hội nhập.

TBT báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn tặng hoa tới các khách mời buổi tư vấn trực tuyến “Học đại học quốc tế – Lựa chọn thời hội nhập”.

TRẦN TUẤN ANH – Nam 20 tuổi

xét tuyển vào học đại học quốc tế có phải kiểm tra ngoại ngữ tiếng anh không, em chưa có bằng tiếng anh thì thế nào

TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH KTQD:

Chào Tuấn Anh. Cám ơn câu hỏi của em về điều kiện tiếng Anh khi dự tuyển vào Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đây là băn khoăn chung của không ít học sinh trước khi lựa chọn một chương trình đào tạo quốc tế.

Chương trình Cử nhân quốc tế được thiết kế gồm 4 năm, trong đó năm đầu tiên tập trung chủ yếu vào đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng học tập cần thiết để học tập trong môi trường đại học quốc tế. Từ năm thứ hai đến năm thứ tư, sinh viên sẽ học các môn chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Điều đó có nghĩa là từ năm thứ 2, các em cần có trình độ ngoại ngữ khá thông thạo để học tập trong Chương trình. Hiểu được các khó khăn chung của học sinh phổ thông tại Việt Nam, chương trình đã thiết kế chương trình tiếng Anh với đầu vào phù hợp với trình độ tiếng Anh ở bậc trung học phổ thông.

Với các học sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 hoặc tương đương, các em sẽ được xem xét bỏ qua từ 1 học kỳ cho đến 1 năm học đầu tiên. Còn nếu chưa có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, em cần tham dự bài kiểm tra đầu vào của Chương trình.

Trong bài kiểm tra đầu vào, em sẽ được kiểm tra ở các kỹ năng: Ngữ pháp, nghe, đọc, viết theo trình độ tiếng Anh bậc THPT. Trường hợp chưa đạt yêu cầu ở bài kiểm tra này, em sẽ cần tham dự khóa học bổ trợ trước khi chính thức vào chương trình năm thứ nhất đào tạo tiếng Anh và các môn cơ sở.

Chúc em tự tin và có sự chuẩn bị tốt cho việc học tập trong tương lai.


Không khí buổi giao lưu rất khẩn trương để trả lời tốt nhất những vấn đề mà bạn đọc quan tâm

Không khí buổi giao lưu rất khẩn trương để trả lời tốt nhất những vấn đề mà bạn đọc quan tâm

Vũ Đức Cảnh – Nam 45 tuổi

Kính chào thầy cô! Con gái tôi vừa thi thptqg: Toán 7; Văn 6,75; Vật lý 8,4; Tiếng Anh 8,2. Vậy cháu có đủ điều kiện học chương trình trình này không? Xin cảm ơn ơn.

TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH KTQD:

Chào anh Cảnh. Trước tiên chúng tôi xin chúc mừng cháu đã hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia với mức điểm cao. Để dự tuyển vào Chương trình, cháu có thể chọn điểm 3 môn cao nhất, trong đó có ít nhất 1 môn là Toán hoặc Ngữ văn, để thay thế cho điểm thi Kiến thức Tổng hợp. Như vậy, với tổ hợp điểm Toán, Vật lý và Tiếng Anh, cháu đã đạt được 23,5 điểm, đủ điều kiện nhận được học bổng “Lựa chọn thông minh” với giá trị 25 triệu đồng khi theo học Chương trình Cử nhân quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên để đủ điều kiện công nhận trúng tuyển vào Chương trình, cháu cần tham dự và hoàn thành các bài thi tuyển sinh của chương trình bao gồm viết bài luận, phỏng vấn (đều bằng tiếng Việt) và kiểm tra tiếng Anh. Lịch tuyển sinh đầu vào năm 2016 đã được thông báo tại website của Viện: isneu.edu.vn.

Anh chị hoặc cháu có thể liên hệ ngay với Viện Đào tạo quốc tế để được tư vấn cụ thể hơn. Chúc anh chị sức khỏe, chúc cháu thành công và lựa chọn được chương trình học tập phù hợp để cháu phát huy được tốt nhất tiềm năng của mình!

Trần Huy Hoàng – Nam 22 tuổi

Theo ông, các GS nước ngoài tham gia chương trình liên kết bên cạnh kiến thức chuyên môn sâu rộng tầm quốc tế, liệu có am hiểu kiến thức của Việt Nam không? Bởi đôi khi kiến thức quốc tế không thể áp dụng được tại Việt Nam. Xin cám ơn.

GS Ray Priest – Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ĐH Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh:

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!

Tôi nghĩ đây là vấn đề rất nhiều thí sinh quan tâm khi tìm hiểu thông tin về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Các giảng viên nước ngoài trong chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường ĐHKTQD là những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại Việt Nam. Do đó, họ thường xuyên cập nhật các thông tin và tình hình thực tế trong lĩnh vực Kinh doanh và Ngân hàng Tài chính của Việt Nam cũng như đưa những kiến thức này vào bài giảng của mình.

Đây là một lợi thế cho các sinh viên lựa chọn học tập trong các chương trình Du học tại chỗ như IBD. Các em vừa được theo học chương trình đào tạo với hệ thống kiến thức cập nhật của các nước phát triển, vừa được cung cấp những tình huống, ví dụ thực tế của Việt Nam. Trên cơ sở đó, người học có thể so sánh sự khác biệt giữa các nền kinh tế khác nhau của các nước phát triển và đang phát triển.

Nhờ đó, sau khi tốt nghiệp, các em nắm bắt được thực tế và hoàn toàn có thể thích nghi với môi trường làm việc tại Việt Nam.

Trần Duy Mạnh – Nam 18 tuổi

Xin hỏi anh Nguyễn Đức Chính, thời gian học ở nước ngoài khi đăng kí học tại trường này là bao lâu? Cơ hội có việc làm ở nước ngoài có giống như sinh viên du học không ?

Nguyễn Đức Chính, Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, SV khóa 5 Chương trình IBD@NEU:

Chào em,

Theo như anh được biết thì các chương trình hiện tại của Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho phép sinh viên học chuyển tiếp năm cuối (1 năm) tại các trường đối tác ở vương quốc Anh. Thông thường các thầy cô ở Viện sẽ bắt đầu hướng dẫn và định hướng cho các bạn khi bắt đầu vào năm thứ 3 (năm chuyên ngành thứ 2). Vì bằng của chương trình là bằng do trường đại học University of Sunderland (UoS) và University of West of England (UWE) cấp nên các bạn ra trường được đánh giá như những bạn học trọn vẹn chương trình tại nước ngoài.

Về cơ hội việc làm, các em nên nhớ bằng cấp dù do nơi nào cấp đi chăng nữa thì cũng chỉ là tiền đề giúp các em phát triển, việc các em cạnh tranh với các bạn quốc tế như thế nào khi đi xin việc ở nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào khả năng cũng như kỹ năng của các em. Theo như anh được biết, có nhiều các anh chị và các bạn sau khi tốt nghiệp chương trình đã tìm được cơ hội việc làm tại các tập đoàn đa quốc gia, các công ty nước ngoài.


TS Đồng Xuân Đảm - Viện trưởng viện Đào tạo Quốc tế, trường ĐHKTQD trả lời câu hỏi do độc giả Dân trí gửi tới

TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng viện Đào tạo Quốc tế, trường ĐHKTQD trả lời câu hỏi do độc giả Dân trí gửi tới

Nguyễn Đức Long – Nam 17 tuổi

học phí ở đây thế nào ạ? Em trình độ tiếng anh trung bình có học được ko ạ?

TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH KTQD:

Chào Long! đây là chương trình liên kết đào tạo giữa trường ĐH KTQD với các trường đại học có uy tín của Vương quốc Anh. Chương trình đào tạo 4 năm tại trường ĐH KTQD.

Học phí cho 4 năm học tại VN là 312 triệu đồng, được nộp theo từng học kỳ. Cụ thể, với Ngành Quản trị kinh doanh học phí như sau: Năm nhất là 48.000.000 VNĐ; năm thứ hai và năm thứ ba mỗi năm là 72.000.000 VNĐ, Năm thứ 4 là 120.000.000. Với Ngành Tài chính-Ngân hàng, học phí như sau: Năm thứ nhất là 48.000.000VNĐ; Năm thứ hai và Năm thứ ba mỗi năm là 86.000.000VNĐ; Năm thứ 4 là 92.000.000VNĐ.

Nhà trường có chế độ học bổng cho những SV đạt kết quả tốt trong kỳ tuyển sinh đầu vào và trong quá trình học.

Chương trình có tổ chức kỳ thi tiếng Anh để xếp lớp khi em đăng ký dự thi vào chương trình. Dựa vào kết quả kỳ thi này, chương trình có thể sắp xếp để em được học đúng với trình độ của mình và sẽ có lộ trình cải thiện khả năng tiếng Anh qua các cấp độ từ 1 tới 4 trong năm học thứ nhất. Vậy nên với trình độ tiếng Anh trung bình hiện tại nếu em thực sự nỗ lực và chăm chỉ học tập thì em hoàn toàn có thể theo học tại chương trình.

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THEO DÕI CHI TIẾT NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TẠI ĐÂY

———————————————–

Cùng với xu thế hội nhập thế giới nói chung và hội nhập giáo dục nói riêng, các mô hình giáo dục tiên tiến, trong đó tiêu biểu là các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ra đời đã mang đến cho người học cơ hội trải nghiệm trong môi trường giáo dục tiêu chuẩn quốc tế.

Tại đây, sinh viên được tạo điều kiện để xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện thông qua việc kết hợp phát triển cá nhân và phát triển khả năng tự học. Sinh viên được học thông qua việc giải quyết các vấn đề của môn học từ đó khuyến khích kỹ năng hợp tác, trao đổi, phản biện và sáng tạo – những tiêu chí quan trọng của một người học chủ động.

Công nghệ và khoa học sẽ thay đổi và những người trẻ tuổi sẽ phải đối mặt với những thách thức và tình huống mới trong sự nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các nhà tuyển dụng Việt Nam và quốc tế đều cần những nhân viên chủ động và có khả năng tự bổ sung kiến thức để phát triển lâu dài.

Là chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Anh quốc đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện, với hơn 10 năm kinh nghiệm, chương trình Cử nhân quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một cơ hội lựa chọn cho những bạn trẻ mong muốn được lĩnh hội nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng những nhu cầu của hội nhập quốc tế ngay tại Việt Nam.


Giảng viên và sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU trong giờ học.

Giảng viên và sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU trong giờ học.

Hiện nay, chương trình đang có gần 1.000 sinh viên theo học; đã tuyển sinh khóa thứ 12 với ba ngành đào tạo là ngành Quản trị kinh doanh (hợp tác với Trường Quốc tế TEG, Tổ chức Pearson và Đại học Sunderland); và ngành Ngân hàng Tài chính, Ngành Quản trị kinh doanh quốc tế (hợp tác với Đại học West of England). Chương trình có tính liên thông cao, được hơn 50 trường đại học ở Vương quốc Anh và nhiều trường đại học ở Singapore và Mỹ, Úc công nhận chuyển tiếp.

Từ năm 2009 đến nay, Chương trình Cử nhân quốc tế liên tục được Tổ chức khảo thí và kiểm định chất lượng quốc tế của Vương quốc Anh, xếp hạng cao nhất trong số các chương trình cử nhân quốc tế của Vương quốc Anh tại Việt Nam. Với sự kiểm định chặt chẽ của các trường đối tác, chương trình cử nhân quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được đánh giá là một trong những chương trình liên kết có chất lượng đào tạo tốt nhất ở Việt Nam.

Theo cuộc khảo sát sinh viên tốt nghiệp được thực hiện năm 2015, kết quả cho thấy 95% sinh viên đã tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo sau 3 tháng tốt nghiệp, trong đó có 57% làm việc trong các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân trong nước; 11% trong các cơ quan quản lý nhà nước và 32% trong các tổ chức nước ngoài, các trường đại học. 30% sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đã và đang học cao học chủ yếu là tại Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Với kết quả nổi trội trong đào tạo, Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang ngày càng nhận được sự tin tưởng của đông đảo các bậc phụ huynh và các em học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện giới hạn số nguyện vọng lựa chọn trường đại học theo quy định của Bộ GD-ĐT năm 2016, thêm một lần nữa chương trình thể hiện đúng tính chất là một cơ hội mở và luôn tạo điều kiện tối đa cho sự lựa chọn của các bạn trẻ khi không yêu cầu thí sinh phải nộp bản gốc giấy báo điểm kỳ thi THPT quốc gia.

Để dự tuyển vào chương trình, học sinh đã tốt nghiệp THPT sẽ tham gia kỳ thi tuyển đầu vào bao gồm bài luận, kiến thức tổng hợp, phỏng vấn trực tiếp và bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh. Kỳ thi kiến thức tổng hợp được thiết kế tương tự như kỳ thi SAT của Mỹ với 3 nội dung thi Toán, tiếng Việt và Logic, đánh giá tổng hợp những kiến thức, khả năng ngôn ngữ và tư duy học được trong suốt 12 năm để phù hợp với sinh viên sau này học về kinh tế, tài chính, marketing và quản trị.

Để ghi nhận những nỗ lực của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, những thí sinh có tổ hợp điểm 3 môn thi cao nhất trong đó có Toán hoặc Ngữ Văn từ 17 điểm trở lên được dùng tổ hợp điểm thay thế cho bài thi này. Phần phỏng vấn với Hội đồng gồm có cán bộ nhà trường và đại diện doanh nghiệp sẽ đánh giá các em cả về mặt học thuật lẫn các tố chất tiềm năng cho các nhà quản lý. Điểm xét tuyển là tổng hợp của điểm trung bình lớp 12, điểm thi đại học hoặc Kiến thức tổng hợp, và điểm phỏng vấn.

Với những ưu điểm của một quy trình đánh giá năng lực tiên tiến, từ đó tạo cho người học cơ hội được khám phá và phát triển bản thân mình một cách toàn diện, việc lựa chọn tham dự chương trình chính là cách để các bạn trẻ khẳng định quyết tâm trở thành những công dân toàn cầu trong thời đại mới.

Sinh viên IBD@NEU hào hứng trong các hoạt động ngoại khóa.

Sinh viên IBD@NEU hào hứng trong các hoạt động ngoại khóa.

Để cung cấp cho bạn đọc thông tin cụ thể và đầy đủ về những cơ hội học tập trong Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, báo Dân trí tổ chức giao lưu trực tuyến: "Học đại học quốc tế – Lựa chọn thời hội nhập" vào 14h ngày thứ hai, 8/8.

Với khách mời là các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, cùng góc nhìn khách quan từ những trải nghiệm thực tế của cựu sinh viên đã tốt nghiệp, chương trình sẽ đem lại góc nhìn đa chiều về những điểm ưu việt cũng như những thách thức để thành công trong môi trường đào tạo quốc tế.

Các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến gồm: TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; GS Ray Priest – Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh và bạn Nguyễn Đức Chính, Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU.


TS Đồng Xuân Đảm - Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế.

TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế.


GS Ray Priest - Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh.

GS Ray Priest – Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh.


Bạn Nguyễn Đức Chính (thứ hai, bên phải) - Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, Sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU

Bạn Nguyễn Đức Chính (thứ hai, bên phải) – Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, Sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU

Mời bạn theo dõi chi tiết buổi giao lưu TẠI ĐÂY



Xem nguồn

Không nhận học sinh đồng tính vào nội trú, trường gây phản ứng trái chiều

Posted: 08 Aug 2016 05:00 AM PDT


Nội trú nhà trường từ chối học sinh đồng tính

Quy chế tuyển sinh năm học 2016 – 2017 của Trường THCS-THPT Việt Anh ở TPHCM (trường dân lập theo mô hình quốc tế) đưa ra 5 đối tượng học sinh không được nhận vào trường như: học sinh học lực yếu, thi lại năm học trước; học sinh có hạnh kiểm trung bình trở xuống; học sinh hút thuốc lá, đánh nhau, trộm cắp hoặc vi phạm pháp luật; học sinh có hình xăm phản cảm…

Học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú - Nội dung thứ 5 trong quy chế tuyển sinh của Trường THCS-THPT Việt Anh, TPHCM (Ảnh: Hoài Nam)

“Học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú” – Nội dung thứ 5 trong quy chế tuyển sinh của Trường THCS-THPT Việt Anh, TPHCM (Ảnh: Hoài Nam)

Đặc biệt, ở nội dung thứ 5 quy chế của trường ghi: "Học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú".

Quy định này đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ phụ huynh, học sinh và dư luận. Thậm chí, nhiều người bức xúc cho rằng đây là sự kỳ thị, phân biệt đối với người đồng tính diễn ra ngay trong môi trường học đường. Đặc biệt là ở thời điểm cộng đồng người đồng tính và cả xã hội đang nỗ lực xóa bỏ sự sự phân biệt, kỳ thị thừa nhận người đồng tính với những thay đổi tiến bộ.

Đặc biệt, trên mạng xã hội đang xuất hiện làn sóng phẫn nộ với nội quy này của nhà trường. Có ý kiến bày tỏ quy định "không nhận học sinh đồng tính" không đơn thuần là sự đối xử kỳ thị, phân biệt mà còn vi phạm quyền con người, quyền được học hành.

Trường không có ký túc xá dành cho học trò đồng tính

Trao đổi với PV Dân trí về nội quy gây xôn xao trên, ông Nguyễn Mạnh Dương, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Việt Anh khẳng định trường tiếp nhận học sinh đồng tính vào học bình thường như mọi học sinh. Quy định ở đây là chỉ là không nhận học sinh đồng tính vào nội trú nhà trường.

Trường THCS-THPT Việt Anh (Ảnh: Hoài Nam)

Trường THCS-THPT Việt Anh (Ảnh: Hoài Nam)

Ông Dương lý giải hiện nay nhà trường chỉ hai khu nội trú là nội trú nữ và nội trú nam. Các em học sinh nội trú sinh hoạt, tiếp xúc hàng ngày rất gần gũi, thân thiết như chuyện ăn uống, nghỉ nghỉ, vệ sinh… Trước đây, ký túc xá của trường đã xảy ra những sự cố, tình huống không hay khi tiếp nhận học sinh đồng tính vào nội trú nên năm nay trường đặt ra quy định này.

"Hiện nay, chúng ta đã công nhận sự hiện hữu của người đồng tính, đó là một giới tính độc lập, không phải là nam, không phải là nữ. Trong khi nhà trường chưa có ký túc xá cho học sinh đồng tính. Xếp các bạn vào ký túc xá nam hay ký túc xá nữ không chỉ gây khó xử, khó khăn trong sinh hoạt cho các học sinh còn lại mà cho chính các bạn đồng tính", ông Dương nói.

Ông Dương nói thêm, học sinh đồng tính nếu có chỉ vài ba em, thời điểm này trường chưa có điều kiện tổ chức khu nội trú cho các bạn đồng tính nên đây là giải pháp tốt nhất. Trường chỉ không nhận vào nội trú còn các bạn vào học bán trú không hề có một sự phân biệt hay kỳ thị nào.

Trường vẫn giữ quy định không nhận học sinh đồng tính vào nội trú nhưng nội quy đã được thay đổi cách diễn đạt (Ảnh: Hoài Nam)

Trường vẫn giữ quy định không nhận học sinh đồng tính vào nội trú nhưng nội quy đã được thay đổi cách diễn đạt (Ảnh: Hoài Nam)

Về việc đưa nội dung này vào nội quy tuyển sinh, có ý kiến nói rằng là không cần thiết, có thể nhà trường chỉ cần thực hiện "ngầm", không nên rõ ràng bằng giấy trắng mực đen dễ gây phản cảm. Đại diện nhà trường bày tỏ quan điểm: "Trường đưa vào quy chế chính là sự tôn trọng và tế nhị đối với phụ huynh và các em học sinh đồng tính. Khi đọc nội quy, phụ huynh nào thấy quy định của trường như thế thì rút lui, không phải trình bày gì cả. Chứ nhà trường không thể tiếp phụ huynh rồi hỏi: Con anh chị có phải là người đồng tính không?".

Nhà trường vẫn giữ quy định này nhưng nội dung nội quy được trình bày theo cách khác, theo ông Dương là để vấn đề nhẹ nhàng hơn. "Học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú" được chuyển thành: Không nhận "học sinh ăn mặc, cư xử không phù hợp với giới tính khai báo".

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Học sinh bị từ chối vào ngành công an: Học viện Cảnh sát nhân dân lên tiếng

Posted: 08 Aug 2016 04:18 AM PDT


Trên đây là ý kiến của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân với PV Dân trí vào chiều 8/8.

Theo GS Yêm, quy định của Bộ Công an hiện hành, năm 2016, thí sinh gửi hồ sơ sơ tuyển đến công an địa phương. Sau đó, nhà trường nhận được hồ sơ trước ngày 10/8.

Như vậy, còn 2 ngày nữa các tỉnh mới chuyển hồ sơ của thí sinh về trường nên hiện tại nhà trường chưa nhận được thông tin gì về trường hợp em Trần Hương Ly.

Đơn kêu cứu của thí sinh Hương Ly

Đơn kêu cứu của thí sinh Hương Ly

Ông cũng cho biết thêm, theo quy định của Bộ Công an, dù mẹ của Hương Ly đã được xóa án tích, con vẫn không được tuyển dụng vào ngành. Trường hợp Hương Ly được đặc cách, phải có ý kiến từ phía lãnh đạo Bộ Công an.

Như Dân trí đã thông tin trước đó, thí sinh Trần Hương Ly (SN 1997, học sinh lớp 12A8, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, trú khối 8, phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) bị Hội đồng tuyển chọn Công an tỉnh Nghệ An từ chối nhận hồ sơ và kết quả vào Học viện Cảnh sát Nhân dân (CSND).

Kỳ thi THPT quốc gia 2016, Trần Hương Ly dự thi vào chuyên ngành Luật, Học viện CSND khối D. Và đạt Toán 9 điểm, tiếng Anh 9,05 điểm, Ngữ văn 7,5 điểm và 0,5 điểm ưu tiên. Tổng điểm Ly đạt 26,05 điểm. Với số điểm này, Ly là một trong những thí sinh nữ có kết quả thi cao nhất khối D ở cụm thi Nghệ An.

Ngày 21/7, Ly được cán bộ Đội tổ chức CATP Vinh thông báo Hồ sơ dự tuyển không được Hội đồng tuyển chọn CA tỉnh Nghệ An đồng ý cho gửi hồ sơ và kết quả vào Học viện CSND vì lý do: Năm 2010, mẹ cháu là Hoàng Thị Ngân bị xử án tù treo vì vi phạm pháp luật (sản xuất hàng giả là thực phẩm).

Sau khi hay tin mình bị từ chối nộp hồ sơ, kết quả vào Học viện CSND. Ngày 29/7/2016, em Trần Hương Ly đã viết một lá đơn đề nghị gửi: lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, Giám đốc Học viện cảnh sát nhân dân, Giám đốc CA tỉnh Nghệ An để "kêu cứu".

Và mới đây nhất, ngày 5/8, em Trần Hương Ly tiếp tục viết đơn đề nghị, trình bày hoàn cảnh của mình gửi riêng Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu xem xét, giải quyết.

"Đến nay hạn nộp hồ sơ đăng ký đã xét tuyển vào Học viện CSND đã gần hết hạn. Vì vậy, cháu viết đơn này tha thiết kính mong bác (Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc CA tỉnh Nghệ An – PV) quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho cháu được nộp kết quả và hồ sơ dự tuyển vào Học viện Cảnh sát Nhân dân năm 2016 để cháu thực hiện ước mơ hoài bão của mình là phụng sự Tổ quốc và nhân dân.

Thí sinh Hương Ly rất buồn khi không được xét tuyển vào ngành công an như mong muốn

Thí sinh Hương Ly rất buồn khi không được xét tuyển vào ngành công an như mong muốn

Nếu được trúng tuyển cháu xin hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người Công an Nhân dân vừa hồng, vừa chuyên, góp sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước", Ly viết.

Được biết trước đó, ngày 12/7/2010, TAND TP Vinh xử phạt bà Ngân- mẹ của Hương Ly 30 tháng tù treo, thử thách 5 năm về tội "sản xuất hàng giả là thực phẩm". Ngày 12/7/2015, bà Ngân chấp hành xong thời gian thử thách, đảm bảo được 2/3 thời gian quy định, đã nộp đầy đủ án phí.

Ngày 6/1/2016, bà Ngân có đơn xin xóa án tích. Sau khi xem xét ý kiến của VKSND TP Vinh tại văn bản số 98/VKS-THA ngày 30/3/2016 thống nhất đề nghị xóa án tích trong trường hợp đặc biệt cho bà Ngân.

Ngày 1/4/2016, ông Trần Anh Sáng – Phó chánh án TAND TP Vinh ký Quyết định số 03/2016/QĐ-CA xóa án tích cho bà Ngân.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Kỹ năng về con số ở mẫu giáo giúp trẻ học giỏi toán

Posted: 08 Aug 2016 03:35 AM PDT


Trong khi có rất nhiều công trình nghiên cứu về khả năng toán học của trẻ sơ sinh và trẻ trước tuổi đến trường, chỉ có vài nghiên cứu đánh giá được kiến thức cơ bản nền tảng về toán học ở trẻ em có liên hệ chặt chẽ đến kết quả học tốt ở những năm đầu bậc tiểu học.

Và trong đề tài được tài trợ bởi quỹ Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu của trường ĐH Missouri đã chứng minh được rằng trẻ ở độ tuổi nhà trẻ nếu có thể kết nối tốt giữa từ ngữ liên quan đến các con số, ví dụ như "ba" với "3", "bốn" với "4", và có thể hiểu số lượng thể hiện trong các từ chỉ con số sẽ học toán tốt hơn khi vào học chương trình mẫu giáo.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi trẻ em có thể hiểu được rằng phép cộng sẽ làm tăng thêm số lượng và phép trừ sẽ làm giảm đi tức là chúng đã được chuẩn bị tốt cho việc học toán sau này. Các nhà khoa học cho rằng hai kỹ năng quan trọng này sẽ giúp dẫn đến những thành công hơn trong học tập của trẻ.

"Chúng tôi đã từng tiến hành một nghiên cứu kéo dài trong 10 năm theo dõi những học sinh lớp 1 cùng với việc những nhận thức cơ bản về con số và những mối liên hệ giữa chúng đã có tác động đến kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông và công việc của chúng như thế nào"- David Geary, Giáo sư ngành tâm lý học (trường ĐH Missouri) chia sẻ – "Nghiên cứu hiện nay của chúng tôi theo dõi trẻ em từ lúc học nhà trẻ đến lớp 1.

Và chúng tôi đã tìm ra thành công của trẻ ở môn toán trong tương lai dựa trên kiến thức nền về những từ ngữ chỉ con số và giá trị số lượng mà chúng thể hiện ở độ tuổi này".

Geary và nhóm nghiên cứu của ông đã theo dõi 112 trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Các trẻ em này được thực hiện một số bài kiểm tra nhằm đánh giá những kỹ năng về con số, số lượng và tính toán, bao gồm cả kiến thức của trẻ về các từ ngữ chỉ con số và khả năng cộng, trừ.

"Chúng tôi đo lường kỹ năng toán của từng trẻ tham gia khi bắt đầu vào học nhà trẻ và đánh giá một lần nữa khi các em hoàn thành chương trình nhà trẻ"- GS Geary cho biết- "Những trẻ có nhận thức tốt hơn về giáo trị của các từ ngữ chỉ con số sẽ có nhận thức sâu sắc về phép cộng và phép trừ, thông thạo hơn về các con số khi học mẫu giáo. Trẻ trong độ tuổi nhà trẻ cần phải có nhận thức tốt về số lượng tương ứng với những từ ngữ chỉ con số và cần phải biết sử dụng các bộ đồ chơi chữ số".

"Chương trình giáo dục ở bậc nhà trẻ có rất nhiều nội dung, có nội dung có thể không quan trọng như chúng ta nghĩ. Chúng tôi muốn hỗ trợ việc phân loại, sắp xếp để lựa chọn ra những khái niệm cơ bản cần thiết nhất có thể giúp trẻ thành công trong việc học tập sau này"- GS Geary lý giải.

An Khanh (Theo Science Daily)



Xem nguồn

Từ chối học sinh đồng tính vào nội trú, trường gây phản ứng trái chiều

Posted: 08 Aug 2016 02:53 AM PDT


Nội trú nhà trường từ chối học sinh đồng tính

Quy chế tuyển sinh năm học 2016 – 2017 của Trường THCS-THPT Việt Anh ở TPHCM (trường dân lập theo mô hình quốc tế) đưa ra 5 đối tượng học sinh không được nhận vào trường như: học sinh học lực yếu, thi lại năm học trước; học sinh có hạnh kiểm trung bình trở xuống; học sinh hút thuốc lá, đánh nhau, trộm cắp hoặc vi phạm pháp luật; học sinh có hình xăm phản cảm…

Học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú - Nội dung thứ 5 trong quy chế tuyển sinh của Trường THCS-THPT Việt Anh, TPHCM (Ảnh: Hoài Nam)

“Học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú” – Nội dung thứ 5 trong quy chế tuyển sinh của Trường THCS-THPT Việt Anh, TPHCM (Ảnh: Hoài Nam)

Đặc biệt, ở nội dung thứ 5 quy chế của trường ghi: "Học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú".

Quy định này đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ phụ huynh, học sinh và dư luận. Thậm chí, nhiều người bức xúc cho rằng đây là sự kỳ thị, phân biệt đối với người đồng tính diễn ra ngay trong môi trường học đường. Đặc biệt là ở thời điểm cộng đồng người đồng tính và cả xã hội đang nỗ lực xóa bỏ sự sự phân biệt, kỳ thị thừa nhận người đồng tính với những thay đổi tiến bộ.

Đặc biệt, trên mạng xã hội đang xuất hiện làn sóng phẫn nộ với nội quy này của nhà trường. Có ý kiến bày tỏ quy định "không nhận học sinh đồng tính" không đơn thuần là sự đối xử kỳ thị, phân biệt mà còn vi phạm quyền con người, quyền được học hành.

Trường không có ký túc xá dành cho học trò đồng tính

Trao đổi với PV Dân trí về nội quy gây xôn xao trên, ông Nguyễn Mạnh Dương, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Việt Anh khẳng định trường tiếp nhận học sinh đồng tính vào học bình thường như mọi học sinh. Quy định ở đây là chỉ là không nhận học sinh đồng tính vào nội trú nhà trường.

Trường THCS-THPT Việt Anh (Ảnh: Hoài Nam)

Trường THCS-THPT Việt Anh (Ảnh: Hoài Nam)

Ông Dương lý giải hiện nay nhà trường chỉ hai khu nội trú là nội trú nữ và nội trú nam. Các em học sinh nội trú sinh hoạt, tiếp xúc hàng ngày rất gần gũi, thân thiết như chuyện ăn uống, nghỉ nghỉ, vệ sinh… Trước đây, ký túc xá của trường đã xảy ra những sự cố, tình huống không hay khi tiếp nhận học sinh đồng tính vào nội trú nên năm nay trường đặt ra quy định này.

"Hiện nay, chúng ta đã công nhận sự hiện hữu của người đồng tính, đó là một giới tính độc lập, không phải là nam, không phải là nữ. Trong khi nhà trường chưa có ký túc xá cho học sinh đồng tính. Xếp các bạn vào ký túc xá nam hay ký túc xá nữ không chỉ gây khó xử, khó khăn trong sinh hoạt cho các học sinh còn lại mà cho chính các bạn đồng tính", ông Dương nói.

Ông Dương nói thêm, học sinh đồng tính nếu có chỉ vài ba em, thời điểm này trường chưa có điều kiện tổ chức khu nội trú cho các bạn đồng tính nên đây là giải pháp tốt nhất. Trường chỉ không nhận vào nội trú còn các bạn vào học bán trú không hề có một sự phân biệt hay kỳ thị nào.

Trường vẫn giữ quy định không nhận học sinh đồng tính vào nội trú nhưng nội quy đã được thay đổi cách diễn đạt (Ảnh: Hoài Nam)

Trường vẫn giữ quy định không nhận học sinh đồng tính vào nội trú nhưng nội quy đã được thay đổi cách diễn đạt (Ảnh: Hoài Nam)

Về việc đưa nội dung này vào nội quy tuyển sinh, có ý kiến nói rằng là không cần thiết, có thể nhà trường chỉ cần thực hiện "ngầm", không nên rõ ràng bằng giấy trắng mực đen dễ gây phản cảm. Đại diện nhà trường bày tỏ quan điểm: "Trường đưa vào quy chế chính là sự tôn trọng và tế nhị đối với phụ huynh và các em học sinh đồng tính. Khi đọc nội quy, phụ huynh nào thấy quy định của trường như thế thì rút lui, không phải trình bày gì cả. Chứ nhà trường không thể tiếp phụ huynh rồi hỏi: Con anh chị có phải là người đồng tính không?".

Nhà trường vẫn giữ quy định này nhưng nội dung nội quy được trình bày theo cách khác, theo ông Dương là để vấn đề nhẹ nhàng hơn. "Học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú" được chuyển thành: Không nhận "học sinh ăn mặc, cư xử không phù hợp với giới tính khai báo".

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments