Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Việt Nam được coi là ngoại lệ lớn nhất của giáo dục thế giới

Posted: 31 Jul 2016 10:08 AM PDT


Thành tích học sinh Việt Nam khiến nhiều chuyên gia không thể lý giải

Theo bài viết đăng trên tờ Business Insider ngày 14/7 cho biết: Thông thường, khả năng kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng chất lượng của học sinh nước đó tại các kỳ thi lớn.

Tuy nhiên, với GDP bình quân đầu người chỉ bằng một phần nhỏ của Mỹ, Việt Nam lại có thể tạo ra kết quả đầy bất ngờ khiến nhiều chuyên gia không thể lý giải.

Các nhà nghiên cứu tiến hành xem xét hai kỳ thi quốc tế lớn nhằm tìm hiểu “ấn tượng Việt Nam“.

Một trong số đó là TIMMS (Chương trình nghiên cứu Toán học và Khoa học quốc tế). Tại kỳ thi này, học sinh Việt Nam thể hiện vượt trội hơn so với các nước có mức GDP đầu người tương đương.

Số liệu từ TIMMS.

Năm 2014, nhà nghiên cứu Abhijeet Singh tại Đại học College London công bố nghiên cứu của ông về TIMMS và nhận ra, giáo dục Việt Nam tạo ra sự vượt trội từ sớm.

Ở độ tuổi 5, trẻ em Việt Nam chỉ tốt hơn học sinh các nước đang phát triển khác. Theo độ tuổi tăng dần, độ chênh lệch ngày càng lớn.

Trong bài nghiên cứu về Cải thiện Hệ thống giáo dục, chuyên gia giáo dục Lee Crawfurd nhận định: “Một năm tiểu học ở Việt Nam hiệu quả hơn nhiều so với một năm tiểu học ở Peru hay Ấn Độ về mặt học tập kỹ năng“.

Từ hiện tượng Việt Nam, nghiên cứu này đề cập vấn đề là: “Tại sao chênh lệch lớn về hiệu quả giáo dục hàng năm lại tồn tại giữa các quốc gia khác nhau?”. Nói một cách đơn giản, tại sao giáo dục ở một số nước lại tốt hơn?“, Lee Crawfurd viết.

Việt Nam xếp thứ 12 chất lượng giáo dục toàn cầu: Ước lệ và phiến diện

(GDVN) – Việt Nam vinh dự xếp thứ 12, trong khi các nền giáo dục được coi là có chất lượng tốt như Úc, Anh, Mỹ, Thụy Điển lại xếp sau.

Hiện tại, hai nhà nghiên cứu Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik của tổ chức Ngân hàng Thế giới, cũng tiến hành khảo sát kết quả của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) từ năm 2012 trở lại đây nhằm lý giải vấn đề này.

Trong số 8 nước đang phát triển tham gia chương trình, Việt Nam có GDP đầu người thấp nhất, 4.098 USD, nhưng lại đạt kết quả cao nhất.

Điểm số của học sinh Việt Nam khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí có thể so sánh với các nước có chất lượng giáo dục hàng đầu như Phần Lan, Thụy Sĩ và vượt trội hơn hẳn so với Colombia, Peru.

Điểm môn Toán của Việt Nam cao hơn điểm trung bình của các nước thu nhập thấp còn lại đến 128 điểm. Điều này đồng nghĩa việc chất lượng giáo dục Việt Nam vượt trước 3 năm so với 7 nước kia.

Điều gì đang diễn ra?

Hai nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã sử dụng dữ liệu PISA, bao gồm các vấn đề về hoàn cảnh sống của học sinh, kinh nghiệm học hành, hệ thống trường học, nhằm tìm hiểu yếu tố giúp giáo dục Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn so với hoàn cảnh kinh tế. Họ phát hiện, đầu tư giáo dục cùng khác biệt văn hóa chiếm 50% nguyên nhân tạo ra sự khác biệt.

Kết quả PISA 2012 cùng GDP bình quân đầu người của các nước.

Khác biệt văn hóa khiến học sinh mỗi nước có đặc điểm riêng. Nhìn chung, trẻ em Việt Nam tập trung học bài và làm bài tập rất nghiêm túc. Các em ít khi đi học muộn hay nghỉ học không xin phép, bỏ học.

Ngoài giờ đến trường, học sinh Việt Nam dành nhiều hơn 3 tiếng mỗi tuần để học bài so với học sinh nước phát triển khác. Các em cũng không tỏ ra quá lo lắng về môn Toán và khá tự tin về khả năng ứng dụng môn học này trong tương lai.

Bước tiến của học sinh tiểu học Việt Nam theo đánh giá PASEC?

(GDVN) – Theo kết quả mới được công bố từ khảo sát PASEC (khảo sát giống như PISA) đối với học sinh tiểu học của Việt Nam cho thấy các em cũng rất giỏi.

Ngoài ra, phụ huynh thường quan tâm việc học hành của con. Về cơ cấu, nền giáo dục có sự tập trung cao. Giáo viên không tự phụ trách, hoạt động của họ chịu sự giám sát từ người khác. Giáo dục cũng đề cao yếu tố thành tích hơn.

Quan trọng hơn, dù GDP không cao, Việt Nam chú trọng đầu tư cho giáo dục hơn hẳn các nước thu nhập thấp khác.

So với 7 nước đang phát triển cùng tham gia PISA, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn, tỷ lệ phụ huynh thất học cao hơn, số lượng trường học ở thành phố thấp hơn, trong khi ở nông thôn lại cao hơn. Thông thường, đây là những yếu tố bất lợi đối với các nền giáo dục.

Tuy nhiên, ngược lại với các khó khăn kinh tế, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực cho ngành giáo dục Việt Nam lại tốt hơn 7 nước còn lại.

Các trường học không có nhiều máy tính nhưng thường được kết nối Internet. Các nhà nghiên cứu coi đây là bằng chứng cho thấy Việt Nam chú trọng đầu tư giáo dục.
 
Hơn nữa, học sinh ở Việt Nam cũng có xu hướng tiếp cận giáo dục sớm khi những đứa trẻ thường đi học ở trường mẫu giáo hơn so với các học sinh ở các nước khác.

Dĩ nhiên, những yếu tố này chỉ chiếm một nửa trong khoảng cách thành tựu. Phần còn lại của hiện tượng Việt Nam vẫn còn là một bí ẩn.

Nhưng những kết quả mà Việt Nam đạt được là một tín hiệu tốt cho giáo dục và nghiên cứu kinh tế và chúng ta có thể thấy rõ được rằng một nước nghèo hoàn toàn có thể đạt được những thành tích tốt về giáo dục như những nước giàu.



Xem nguồn

Vẫn còn nhiều thí sinh không biết về quy định nộp hồ sơ xét tuyển

Posted: 31 Jul 2016 09:25 AM PDT


Thí sinh và phụ huynh tìm hiểu thông tin về ngành nghề đào tạo trong Ngày hội tuyển sinh do ĐH Đà Nẵng tổ chức.Thí sinh và phụ huynh tìm hiểu thông tin về ngành nghề đào tạo trong Ngày hội tuyển sinh do ĐH Đà Nẵng tổ chức.

Cán bộ tuyển sinh giải thích rằng chỉ nhận hồ sơ qua đường bưu điện hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến, những thí sinh này mới  "ồ, à" vì không hề cập nhật những thay đổi trong phương thức tuyển sinh,

"Nước đến đâu, nhảy đến đó"

Khi được hỏi đã thử đăng nhập để làm quen với việc đăng ký tuyển sinh trực tuyến chưa, thí sinh Dương Thị Minh Hoàng (cựu HS trường THPT Trần Phú, TP Đà Nẵng) cho biết:

"Em không biết năm nay thí sinh không được trực tiếp nộp hồ sơ tại trường ĐH mà phải nộp qua bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến. Đến tham gia Ngày hội tuyển sinh của ĐH Đà Nẵng thì em mới biết thông tin này. Chắc trưa nay về thì em mới tìm hiểu cách thức đăng ký trực tuyến".

Nhiều thí sinh cũng bày tỏ không biết những điều chỉnh mới của Bộ GD&ĐT trong cách thức nộp hồ sơ xét tuyển.

Trong Ngày hội tuyển sinh, dù đại diện Ban Giám đốc ĐH Đà Nẵng và cả Ban Đào tạo đều nhắc đi nhắc lại nhiều lần về quy định phương thức nộp hồ sơ, nhưng vẫn có nhiều thí sinh đứng lên thắc mắc rằng "nhà em ngay gần ĐH Đà Nẵng, cứ đến nộp hồ sơ trực tiếp thì có sao không".

Hai mẹ con em Trần Hải Nhi (cựu HS trường THPT Phan Châu Trinh), có dự định nộp hồ sơ xét tuyển vào trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng, chia sẻ: "Trước đây chỉ tập trung cho ôn thi và thi thôi, giờ mới bắt đầu nghiên cứu để nộp hồ sơ xét tuyển, chọn trường, chọn ngành".

Thí sinh Nguyễn Duy Hòa (Đà Nẵng) thì cho rằng "Còn nguyện vọng 2 dự phòng nữa nên nguyện vọng 1 thì em cứ nộp vào trường mình yêu thích, đỗ được thì tốt". Với tổng điểm 3 môn thi là 18 điểm, Hòa dự nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành CNTT của trường ĐH Bách khoa và ngành Quản lý thông tin trường ĐH Kinh tế.

Công tác tư vấn tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp ngày càng được tổ chức theo chiều sâu với sự tham gia của rất nhiều lực lượng, từ ban tư vấn của các trường THPT, các trường TCCN, CĐ, ĐH với rất nhiều kênh thông tin: qua báo chí, ngày hội tư vấn tuyển sinh, cán bộ làm công tác thu nhận hồ sơ hướng dẫn trực tiếp… Nhưng có vẻ như càng nhiều thông tin, nhiều hướng dẫn, được tạo điều kiện… thì thí sinh càng chủ quan.

Trong ngày hội tuyển sinh, ở phần thông tin chung tại hội trường, cán bộ Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng cứ "tua đi, tua lại" phần xét tuyển theo nhóm trường của ĐH Đà Nẵng vì cứ hết thí sinh này hỏi đến thí sinh khác. Lúc được giải thích thì không nghe, đến khi thấy cần mới bắt đầu hỏi. Không tập trung nghe tư vấn, cần đến đâu thì hỏi đến đấy, có khi viết giấy hỏi xong thì ngồi nói chuyện…

Cần nghiên cứu kỹ quy chế tuyển sinh

Do năm nay thí sinh không được thay đổi nguyện vọng sau khi đã nộp hồ nên theo TS Trần Đình Khôi Quốc, thí sinh cần nghiên cứu kỹ tiêu chí phụ của các trường, ngành học, độ lệch điểm chuẩn giữa các tổ hợp trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Thí sinh cũng phải lưu ý các minh chứng kèm theo của đối tượng ưu tiên. Điều này là rất cần thiết để tránh tình trạng mới nhận giấy báo đỗ ĐH chưa được bao lâu thì lại có thông báo trượt do không đúng đối tượng ưu tiên như năm 2015.

Nghiên cứu kỹ quy chế tuyển sinh, đặc biệt là các điều kiện đi kèm, các tiêu chí phụ, độ lệch điểm chuẩn giữa các tổ hợp… là trách nhiệm của mỗi thí sinh với tương lai của chình mình.

Như trường hợp 15 thí sinh đến trường ĐH Sư phạm Huế làm thủ tục nhập học theo giấy báo trúng tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2015 thì được thông báo trượt ĐH vì hạnh kiểm 3 năm không đạt loại khá trở lên.

Nguyên nhân xuất phát từ chính thí sinh khi làm hồ sơ đăng ký nguyện vọng vào trường đã không nghiên cứu kỹ các điều kiện kèm theo của trường trong quy chế tuyển sinh. Trong các chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm nay, điều này đã được các chuyên gia tư vấn đến từ Bộ GD&ĐT, các trường ĐH lưu ý rất kỹ với thí sinh để tránh những sai sót không đáng có. 



Xem nguồn

ĐH Thủ Dầu Một tổ chức Hội thảo quốc tế về Tăng trưởng xanh

Posted: 31 Jul 2016 08:41 AM PDT


Hội thảo do Diễn đàn Quốc tế về Công nghệ và Quản lý xanh (IFGTM) được khởi xướng bởi Hiệp hội nghiên cứu và quản lý công nghệ xanh. IFGTM lần thứ 6 năm 2016, đã thu hút hơn 200 nhà khoa học từ hơn 20 trường ĐH đào tạo ngành Môi trường, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước, nhiều công ty tư vấn dịch vụ môi trường trên cả nước. Kỉ yếu hội thảo có trên 50 bài báo đã công bố toàn văn bằng tiếng Anh tại Tạp chí khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

Kinh tế “xanh” thực sự là con đường khả thi nhất để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu vừa đảm bảo phát triển bền vững. Việt Nam đã ban  hành Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh và sắp tới sẽ triển khai thực hiện trên toàn quốc.

Tăng trưởng xanh tạo ra các cơ hội để Việt Nam thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững đất nước, nhưng cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức về nhiều mặt trên con đường hội nhập với xu hướng xanh toàn cầu. Trong bối cảnh đó, với Hội thảo do IFGTM tổ chức, là một sự kiện thường niên với sự tham gia của 16 thành viên là các Trường ĐH và Viện nghiên cứu trong nước và ngoài nước.


Theo PGS TS Hoàng Trọng Quyền – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một, Hội thảo đã khẳng định thực trạng kinh tế thế giới phát triển theo mô hình kinh tế “nâu”, đang thực sự hủy hoại môi trường và suy thoái tài nguyên nghiêm trọng. Gần đây, nhân loại lại phải đối mặt gay gắt với thảm trạng biến đổi khí hậu.

Trước thực trạng này, kinh tế “xanh” thực sự là con đường khả thi nhất để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa đảm bảo phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn xã hội. Việt Nam đã ban hành “Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh” và sắp tới sẽ triển khai thực hiện trên toàn quốc.

Tăng trưởng xanh tạo ra các cơ hội để Việt Nam thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững đất nước, nhưng cũng còn không ít những khó khăn thách thức về nhiều mặt trên con đường hội nhập với xu hướng xanh toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, diễn đàn Quốc tế về Công nghệ và Quản lý xanh được khởi xướng bởi Hiệp hội nghiên cứu và quản lý công nghệ xanh là sự kiện vô cùng quan trọng và cần thiết.

Đặc biệt, sự thành công của Hội thảo lần thứ 6 của IFGTM do Trường ĐH Thủ Dầu Một đăng cai tổ chức, đã mở ra những hướng nghiên cứu và ứng dụng mới của lĩnh vực công nghệ và quản lý xanh, góp phần to lớn khẳng định sự đúng đắn và cấp thiết của sứ mệnh và nhiệm vụ của Hiệp hội IFGTM.



Xem nguồn

Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM quy định xét tuyển vào ĐH, CĐ

Posted: 31 Jul 2016 07:59 AM PDT


Điều kiện về điểm số tham gia xét tuyển là thí sinh có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống; trường hợp xét tuyển vào bậc đại học phải có tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 15 điểm trở lên, trường hợp xét tuyển vào bậc cao đẳng thì tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 12 điểm trở lên.

Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ hợp các môn xét tuyển vào trường như sau:





























STT

TÊN NGÀNH

MÃ NGÀNH

CHỈ TIÊU

TỔ HỢP

HỆ ĐẠI HỌC
2120 chỉ tiêu

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

1

Khoa học hàng hảiChuyên ngành Điều khiển tàu biển
(chi tiết)

D840106-101

80

Toán, Lý, Hoá
Toán, Lý, Anh

2

Khoa học hàng hảiChuyên ngành Vận hành khai thác Máy tàu thủy(chi tiết)

D840106-102

70

3

Khoa học hàng hảiChuyên ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy(chi tiết)

D840106-103

50

4

Khoa học hàng hảiChuyên ngành Quản lý hàng hải
(chi tiết)

D840106-104

50

5

Kỹ thuật điện, điện tử –Chuyên ngành: Điện và tự động tàu thủy, Điện công nghiệp, Hệ thống điện giao thông
(chi tiết)

D520201

100

6

Kỹ thuật điện tử, truyền thông –Chuyên ngành Điện tử viễn thông(chi tiết)

D520207

110

7

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá– Chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp(chi tiết)

D520216

120

8

Kỹ thuật tàu thuỷChuyên ngành: Thiết kế thân tàu thủy, Công nghệ đóng tàu thủy, Kỹ thuật công trình ngoài khơi(chi tiết)

D520122

150

9

Kỹ thuật cơ khí –Chuyên ngành: Cơ giới hoá xếp dỡ, Cơ khí ô tô, Máy xây dựng, Cơ khí tự động(chi tiết)

D520103

270

10

Kỹ thuật công trình xây dựngChuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ thuật kết cấu công trình, Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm(chi tiết)

D580201

230

11

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thôngChuyên ngành: Xây dựng công trình thủy, Xây dựng cầu hầm, Xây dựng đường bộ, Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông, Xây dựng đường sắt – Metro(chi tiết)

D580205

310

12

Công nghệ thông tin(chi tiết)

D480201

100

13

Truyền thông và mạng máy tính(chi tiết)

D480102

90

14

Kinh tế vận tải – Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển
(chi tiết)

D840104

140

Toán, Lý, Hoá
Toán, Lý, Anh
Toán,Văn, Anh

15

Kinh tế xây dựngChuyên ngành: Kinh tế xây dựng, Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng(chi tiết)

D580301

100

16

Khai thác vận tải– Chuyên ngành quản trị logistics và vận tải đa phương thức(chi tiết)

D840101

100

17

Kỹ thuật môi trườngnewicon
(chi tiết)

D520320

50

Toán, Lý, Hoá
Toán, Lý, Anh
Toán,Hoá, Sinh

HỆ CAO ĐẲNG
80 chỉ tiêu Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

1

Điều khiển tàu biển(chi tiết)

C840107

40

Toán, Lý, Hoá
Toán, Lý, Anh

2

Vận hành khai thác máy tàu thủy(chi tiết)

C840108

40

HỆ ĐẠI HỌC CHẤT LƯỢNG CAO
300 chỉ tiêu

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

hoặc thí sinh đã trúng tuyển trong đợt xét tuyển ĐH 2016

1

Khoa học hàng hải– Chuyên ngành Điều khiển tàu biển
(chi tiết)

H840106-101

60

Toán, Lý, Hoá
Toán, Lý, Anh

2

Kỹ thuật Công trình Xây dựng(chi tiết)

H580201

60

3

Kỹ thuật Cơ khí-Chuyên ngành Cơ khí ô tô(chi tiết)

H520103

60

4

Kỹ thuật xây dựng CTGT– Chuyên ngành Xây dựng cầu đường(chi tiết)

H580205

60

5

Kinh tế vận tảiChuyên ngành kinh tế vận tải biển
(chi tiết)

H840104

60

Toán, Lý, Hoá
Toán, Lý, Anh
Toán,Văn, Anh

Tổng điểm theo tổ hợp môn xét tuyển (được làm tròn đến 0,25) là tổng số điểm của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển theo ngành;

Trường xét điểm chuẩn trúng tuyển theo chuyên ngành hoặc ngành dựa trên chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển.

Trường xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu của chuyên ngành hoặc ngành, không có sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển trong ngành.

Trong trường hợp tại điểm xét tuyển có nhiều thí sinh trúng tuyển hơn chỉ tiêu của chuyên ngành hoặc ngành theo qui định thì sử dụng tiêu chí phụ là xét trúng tuyển theo kết quả môn Toán từ cao xuống cho đến đủ chỉ tiêu.

Nếu thí sinh có mức điểm có thể trúng tuyển vào cả 2 ngành, chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên 1.

Nếu thí sinh không trúng tuyển vào ngành ưu tiên 1, sẽ được chuyển sang ngành ưu tiên 2 và được xét binh đẵng với các thí sinh đăng ký ưu tiên 1 vào ngành đó.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ xét tuyển: Từ ngày 1 – 12/8/2016.



Xem nguồn

Ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khối trường quân đội năm 2016

Posted: 31 Jul 2016 07:17 AM PDT


Thông tin từ Hội nghị xác định ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự năm 2016, năm nay nhiều trường có mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định (15 điểm) trở lên.

Ngưỡng điểm cao nhất là Học viện Kỹ thuật Quân sự (22 điểm đối với nam và 24 điểm đối với nữ ở miền Bắc; 20 điểm đối với nam và 23 điểm đối với nữ ở khu vực miền Nam) và Học viện Quân y (22 điểm đối với thí sinh ở miền Bắc; 20 điểm đối với nam và 22 điểm đối với nữ ở miền Nam).

Cụ thể ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển:

Đại học, Cao đẳng hệ dân sự và ngành quân sự cơ sở năm 2016

Ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khối trường quân đội năm 2016

Đào tạo hệ Đại học dân sự: 

Học viện Kỹ thuật quân sự:

– Nhóm ngành: Công nghệ Thông tin; Điện, Điện tử; Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa: Tổ hợp xét tuyển A00: 17,0 điểm; Tổ hợp xét tuyển A01: 16,0 điểm;

– Nhóm ngành: Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông: Tổ hợp xét tuyển A00: 16,0 điểm; Tổ hợp xét tuyển A01: 15,0 điểm.

– Nhóm ngành: Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ kỹ thuật Hóa học: Tổ hợp xét tuyển A00: 16,0 điểm; Tổ hợp xét tuyển D07: 15,0 điểm.

Học viện Quân y:

Tổ hợp xét tuyển: A00, B00: 22,0 điểm.

Học viện Khoa học quân sự:

Tổ hợp xét tuyển: D01, D04: 15,0 điểm (tổng điểm 3 môn, chưa nhân hệ số), bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Học viện Hậu cần và các Trường Sĩ quan: Thông tin, Công binh, Kỹ thuật quân sự (Vin-hemPich):

15,0 điểm, cho tất cả các tổ hợp xét tuyển, bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội:

Các ngành xét tuyển theo kết quả 3 môn thi trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016: 15,0 điểm; Các ngành năng khiếu: Do nhà trường xác định và công bố theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng.

Đào tạo Cao đẳng dân sự:

Thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Đào tạo ngành quân sự cơ sở

Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2

Đào tạo Đại học: 15,0 điểm, bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đào tạo Cao đẳng: Thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, tham dự Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, các môn Văn, Sử, Địa không có môn nào bị điểm liệt.

Lưu ý: Thí sinh chỉ được đăng ký 1 trường quân đội trong nguyện vọng 1: 

Theo quy chế về tuyển sinh quân đội năm 2016, mỗi trường có các tiêu chuẩn khác nhau, nhất là về tiêu chuẩn sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong quân đội, thí sinh phải đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 đợt 1 vào duy nhất một ngành, tại một trường quân đội ngay từ khi sơ tuyển.

Các trường quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, đã dự kỳ thi THPT quốc gia với các môn thi phù hợp tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường quân đội.

Như vậy, trường hợp thí sinh không đủ điểm vào trường đã đăng ký, không còn cơ hội vào các trường quân đội khác. 



Xem nguồn

Quảng Ngãi: Hơn 92% học sinh đậu tốt nghiệp THPT

Posted: 31 Jul 2016 06:35 AM PDT


Hơn 92% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT sau khi trải qua kỳ thi nghiêm túc và an toàn.

Hơn 92% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT sau khi trải qua kỳ thi nghiêm túc và an toàn.

Trong đó, có 2 trường THPT (Chuyên Lê Khiết, Võ Nguyên Giáp) và 2 Trung tâm GDNN-GDTX (huyện Sơn Hà, huyện Ba Tơ) đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100%.

Đạt tỉ lệ đậu tốt nghiệp thấp nhất là trường THPT Tư thục Nguyễn Bỉnh Khiêm (65%). Riêng trường THPT Lý Sơn đậu tốt nghiệp với 78,28%, đơn vị có tỉ lệ thấp kế tiếp. Đối với hệ GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lý Sơn đỗ tốt nghiệp thấp nhất với 16,67%.

Hồng Long



Xem nguồn

Phương thức xét tuyển của nhóm GX

Posted: 31 Jul 2016 05:53 AM PDT


Nhóm các trường đại học xét tuyển chung (nhóm GX) năm nay có 12 trường, gồm: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trưởng Đại học Mỏ-Địa chất, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Thăng Long, Học viện Chính sách và Phát triển. 

Được biết nhóm GX theo Đề án tự chủ tuyển sinh theo nhóm trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua tại Công văn số 1382/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 3 năm 2016.

Phương thức xét tuyển của nhóm GX tuân thủ chặt chẽ Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành và đề cao trách nhiệm của tất cả các trường thành viên của nhóm đối với thí sinh và xã hội.

Nhóm GX chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016

Thứ nhất, phương thức xét tuyển chung theo nhóm trường là một giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng “trúng tuyển ảo” cho các trường tham gia.

Thứ hai, phương thức này tạo thêm cơ hội lựa chọn nguyện vọng của thí sinh, không làm giảm quyền lợi của thí sinh, đồng thời không gây ra sự phức tạp cho thí sinh khi đăng ký xét tuyển (ĐKXT).

Trang thông tin này nhằm cung cấp cho thí sinh những thông tin chi tiết về nguyên tắc xét tuyển của nhóm GX, hướng dẫn cách thức ĐKXT vào nhóm GX, tra cứu danh mục các ngành/nhóm ngành và cũng là kênh thông báo kết quả xét tuyển sau mỗi đợt.

Thí sinh cần lưu ý: Nhóm GX chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016 và thí sinh ĐKXT vào một trường thuộc nhóm GX phải tuân theo phương thức xét tuyển của nhóm GX. Khi thực hiện ĐKXT, các em nên thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu kỹ thông tin về phương thức xét tuyển vào nhóm GX trên trang thông tin này.

Bước 2: Tra cứu thông tin về ngành/nhóm ngành, chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp môn xét tuyển vào các trường của nhóm GX, chọn lựa các nguyện vọng đăng ký sau khi đã cân nhắc kỹ.

Bước 3: Thực hiện đăng ký xét tuyển vào trường theo 1 trong 3 cách sau:

– Cách 1: ĐKXT trên hệ thống đăng ký trực tuyến http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn

– Cách 2: Tải mẫu Phiếu ĐKXT vào Nhóm trường GX trên trang thông tin này, gửi Phiếu ĐKXT đã điền đầy đủ thông tin và một bản photocopy Giấy chứng nhận kết quả thi đến địa chỉ của trường nguyện vọng 1 qua đường bưu điện (theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên).

– Cách 3: Nộp trực tiếp phiếu ĐKXT đã điền đầy đủ thông tin và một bản photocopy Giấy chứng nhận kết quả thi tại một trường bất kỳ thuộc Nhóm GX.

Bước 4: Đóng phí đăng ký xét tuyển theo hướng dẫn trên trang thông tin này.



Xem nguồn

ĐH Đà Nẵng: Thiết thực Ngày hội tư vấn tuyển sinh

Posted: 31 Jul 2016 05:11 AM PDT


Thí sinh và phụ huynh được tư vấn sâu về ngành nghề đào tạo, tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ… tại các gian hàng trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh.Thí sinh và phụ huynh được tư vấn sâu về ngành nghề đào tạo, tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ… tại các gian hàng trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh có hai phần, thí sinh có thể tham dự chương trình tư vấn chung tại hội trường với các nội dung như giới thiệu về ĐH Đà Nẵng và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên; toàn cảnh thông tin tuyển sinh vào ĐH Đà Nẵng năm 2016, hướng dẫn đăng ký xét tuyển năm 2016; hỏi – đáp về tuyển sinh năm 2016.

Ngoài ra, thí sinh và phụ huynh có thể tham gia tư vấn tại chỗ tại các gian hàng của các trường đặt tại khuôn viên của ĐH Đà Nẵng. Tất cả những thông tin về chỉ tiêu từng ngành, tổ hợp đăng ký xét tuyển, tiêu chí phụ xét tuyển, ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm, chuẩn đầu ra… đều được đại diện các trường giải đáp tận tình.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 của ĐH Đà Nẵng là 12.875 chỉ tiêu, trong đó có 615 chỉ tiêu liên thông. Trong đó, chỉ tiêu của các trường ĐH Bách khoa: 2.970; ĐH Kinh tế: 3.315; Trường ĐH Ngoại ngữ: 1.610; trường ĐH Sư phạm: 2.105; Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum: 400; Khoa Y Dược: 220; Viện Nghiên cứu Việt Anh: 180; Trường CĐ Công nghệ: 1.330; Trường CĐ Công nghệ thông tin: 745.

Năm nay, ĐH Đà Nẵng tuyển sinh theo nhóm trường gồm 9 trường thành viên của ĐH Đà Nẵng. Theo đó, số trường được lựa chọn sẽ nhiều hơn so với xét tuyển độc lập. Ngoài ra, thí sinh vẫn được quyền đăng ký vào một trường ngoài nhóm ĐH Đà Nẵng nếu thí sinh chỉ đăng ký một trường trong nhóm ĐH Đà Nẵng ở đợt I và tối đa 2 trường trong nhóm ở các đợt bổ sung.

Cụ thể, trong đợt 1, số trường đăng ký tối đa là 4 trường, trong các đợt bổ sung là 6. Cần chú ý là trong các đợt xét bổ sung, thí sinh chỉ đăng ký vào những ngành có xét tuyển bổ sung. Đối với một trường, thí sinh chỉ được đăng ký tối đa vào 2 ngành.

Đối với thí sinh vừa đăng ký vào 1 trường thuộc nhóm ĐH Đà Nẵng và 1 trường ngoài nhóm ở đợt I thì chỉ ghi tối đa 2 ngành thuộc 1 trường và gạch ngang các nguyện vọng còn lại để khẳng định

Ngày hội sẽ diễn ra trong hai ngày, 30 và 31/7.

Ngoài ra, trong suốt thời gian nộp hồ sơ xét tuyển, ĐH Đà Nẵng còn tư vấn cho thí sinh và phụ huynh thông qua mục Hỏi đáp tuyển sinh trực tuyến tại địa chỉ http://ts.udn.vn hoặc facebook tuyển sinh: http://www.facebook.cim/tuyensinhdaihocdanang.

Được biết, ĐH Đà Nẵng bố trí 3 người trực điện thoại để giải đáp thắc mắc của thí sinh trong suốt đợt tuyển sinh. Riêng tổ tư vấn, giải đáp thắc mắc của thí sinh qua trang tuyển sinh của ĐH Đà Nẵng có 5 người.

TS Trần Đình Khôi Quốc – Trưởng ban Đào tạo (ĐH Đà Nẵng) – cho biết: "Mọi thắc mắc của phụ huynh và thí sinh gửi đến trang tuyển sinh hoặc facebook sẽ được giải đáp ngay trong ngày".



Xem nguồn

Bộ Giáo dục hướng dẫn chi tiết cách đăng ký xét tuyển Đại học trực tuyến

Posted: 31 Jul 2016 04:30 AM PDT


Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT thì điều kiện bắt buộc để thí sinh có thể đăng ký tham gia xét tuyển trực tuyến là phải có số điện thoại di động trong phiếu đăng ký dự thi, thí sinh có đăng ký tuyển sinh trong phiếu đăng ký dự thi, thí sinh đã tốt nghiệp THPT và trường đại học, cao đẳng đã nhập dữ liệu ngành, tổ hợp môn.

Có 4 bước để thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến cụ thể như sau:

Bước 1: Chọn trường

Bước 2: Chọn ngành

Bước 3: Nhập mã xác nhận.

Bước 4: Kết thúc.

Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

Với mỗi bước, Bộ GD&ĐT đã thiết kế phần mềm đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện và trong trường hợp một số vấn đề có thể xảy ra, đồng thời hướng dẫn cũng chỉ ra những cách thức để thí sinh có thể khắc phục.

Ví dụ, nếu thí sinh không có số điện thoại di động hoặc sai số điện thoại di động thì cần làm đơn đề nghị và đến trực tiếp điểm tiếp nhận hồ sơ để bổ sung/điều chỉnh.

Hoặc nếu các trường đại học, cao đẳng chưa nhập dữ liệu ngành, tổ hợp môn thì thí sinh sẽ không đăng ký xét tuyển trực tuyến vào trường đó mà nộp phiếu đăng ký dự thi qua bưu điện hoặc tại trường.

Hướng dẫn ngắn của Bộ GD&ĐT cũng cập nhật số điện thoại đường dây nóng miễn phí để hỗ trợ cho thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Thí sinh có thể gọi điện đến số 18008000 – nhánh 1, hỗ trợ thí sinh sử dụng chức năng đăng ký xét tuyển trực tuyến; nhánh 2, hỗ trợ thí sinh về mã xác nhận.

Trước đó, sáng 28/7, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) nhắn nhủ khi sử dụng phương thức này, thí sinh cần lưu ý phải sử dụng tài khoản cá nhân của mình đã được cấp khi đăng ký dự thi.

Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) khuyên thí sinh: "Cần hết sức lưu ý đến số chứng minh thư nhân dân và số điện thoại của các em. Bởi trong quá trình đăng ký xét tuyển trực tuyến, các thí sinh sẽ nhận được một mã xác thực được gửi đến số điện thoại của mình". 

Ngoài ra, ông Trinh cũng lưu ý, trong quá trình đăng ký xét tuyển trực tuyến, khi có kết quả trả về, các thí sinh hãy in ra và giữ lấy mẫu xác nhận rằng đã đăng ký thành công.

"Tất cả các dữ liệu đăng ký xét tuyển của các em sẽ được phần mềm quản lý để đảm bảo rằng các thí sinh trong toàn hệ thống, không thể đăng ký vượt quá chỉ tiêu quy định. Dù các em có sử dụng nhiều hình thức đăng ký xét tuyển khác nhau thì cuối cùng phần mềm cũng quản lý được", ông Trinh cho biết. 



Xem nguồn

Thí sinh cần lưu ý những gì khi đăng ký xét tuyển?

Posted: 31 Jul 2016 03:48 AM PDT


Mốc thời gian đăng ký xét tuyển

Thời gian nhận đăng ký xét tuyển đợt 1 từ ngày 1/8 đến 12/8. Các trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 14/8; thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 19/8 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh). 

Xét tuyển bổ sung đợt 1 từ ngày 21/8 đến hết ngày 31/8.

Từ 1/8, các trường Đại học, Cao đẳng bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 4/9; thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 9/9 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh). 

Xét tuyển bổ sung đợt 2 từ ngày 11/9 đến hết ngày 21/9. Trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 23/9; thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 28/9 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh).

Các trường  Đại học, Cao đẳng chủ động công bố lịch xét tuyển tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo (nếu có). Kết thúc xét tuyển trước ngày 20/10 đối với bậc Đại học và 15/11 đối với bậc Cao đẳng.

Ba cách thức đăng ký xét tuyển

Năm nay, sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh chỉ được cấp một giấy chứng nhận kết quả thi (giấy báo điểm) do trường Đại học chủ trì cung cấp.

Những thí sinh nào khi làm hồ sơ dự thi có đăng ký dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng thì mới được cụm thi cấp một giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định duy nhất có mã vạch.

Các trường khối quân đội được nhận hồ sơ xét tuyển trực tuyến nếu đủ điều kiện

(GDVN) – Trường nào trong khối quân đội có đủ điều kiện mà Bộ Quốc phòng đưa ra thì có thể nhận hồ sơ xét tuyển trực tuyến.

Thí sinh cần lưu ý không dùng giấy chứng nhận kết quả thi đó để đăng ký xét tuyển mà chỉ nộp giấy này vào trường mình trúng tuyển.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển cũng đơn giản hơn, thí sinh chỉ nộp phiếu đăng ký xét tuyển. Thí sinh chỉ cần điền đầy đủ thông tin gồm: tên thí sinh, điểm thi và nguyện vọng vào học ngành, trường nào.

Thí sinh có thể nộp qua bưu điện chuyển phát nhanh, hoặc nộp trực tiếp tại phòng đào tạo trường Đại học, Cao đẳng (nếu trường cho phép).

Thí sinh cũng có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến (online), nếu muốn đăng ký xét tuyển trực tuyến bắt buộc thí sinh phải khai số điện thoại di động lúc làm hồ sơ đăng ký dự thi.

Khi đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện, các bưu cục sẽ yêu cầu thí sinh khai bản đăng ký, trong đó có số báo danh của thí sinh, mã trường đăng ký xét tuyển…

Xác nhận nguyện vọng học sau khi trúng tuyển

Năm 2016, thí sinh có thể đăng ký vào tối đa hai trường, dẫn đến việc thí sinh có thể trúng tuyển cả hai trường.

Thí sinh lựa chọn ngành nghề nên dựa vào tiêu chí nào?

(GDVN) – Cán bộ Bộ GD&ĐT khuyên: “Thí sinh nên lựa chọn theo tổ hợp môn nào mà mình có điểm và có cơ hội trúng tuyển cao nhất”.

Do nhiều trường hợp trúng tuyển cùng lúc hai trường như vậy, các trường Đại học không thể xác định được có bao nhiêu thí sinh học ở trường mình để có thể công bố chỉ tiêu cho đợt xét tuyển tiếp theo.

Vì vậy sau khi các trường công bố kết quả xét tuyển, thí sinh phải xác nhận với trường mình trúng tuyển là có nguyện vọng học bằng cách nộp cho trường bản chính của giấy chứng nhận kết quả thi (mỗi thí sinh chỉ được cụm thi cấp 1 bản chính).

Các thí sinh chỉ trúng tuyển một trường cũng phải đăng ký xác nhận nhập học.

Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến cần truy cập địa chỉ trang thông tin điện tử đăng ký xét tuyển Đại học, Cao đẳng trực tuyến năm 2016: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. 



Xem nguồn

Comments