Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


5 sứ giả mà Diêm Vương phái tới , bạn đã từng gặp qua nhưng không hề biết

Posted: 04 Jul 2016 10:09 AM PDT



Trong đời người, ai cũng từng gặp qua 5 vị sứ giả mà Diêm Vương phái đến nhân gian để cảnh tỉnh, giáo hóa con người. Tuy nhiên, con người trong mê mờ không biết không thấy mà thôi.

 

Tội hồn được quỷ tốt dẫn vào đại điện để Diêm Vương thẩm vấn.

Diêm Vương hỏi: "Các ngươi có biết vì sao mà đến nơi này không?".

Tội hồn đáp: "Khi chúng tôi chết, thuận theo ác nghiệp đã tạo lúc còn sống mà đến nơi này, mong đại vương từ bi xá miễn tội lỗi cho chúng tôi".

Diêm Vương nói: "Các ngươi đã tạo những ác nghiệp gì?".

Tội hồn trả lời: "Chúng tôi lúc còn sống không hiếu thuận cha mẹ, sát sinh, trộm cướp, dâm loạn, làm càn, rượu chè, đấu đá, ức hiếp những người yếu đuối thiện lương, phỉ báng Thánh đạo, những chuyện ác đã làm, thật không thể kể hết. Lại tin lời của tà sư, giết heo, bò, dê để cúng tế quỷ thần, cho rằng có phúc, chúng tôi hôm nay tự thú, sám hối hết thảy ác nghiệp đã làm".

diêm vương, dia ngục, Bài chọn lọc, 5 vị sứ giả,

Diêm La Vương nói: "Khi các ngươi còn sống, ta đã phái năm vị sứ giả tuần thị thiên hạ nhắc nhở các ngươi, các ngươi cớ sao không tiếp nhận lời dạy của họ?".

Chúng tội hồn trả lời: "Khi chúng tôi còn sống, quả thật chưa từng thấy qua, nghe qua lời của họ".Diêm Vương nói:

"Hãy lắng nghe cho kĩ, ta sẽ nói cho các ngươi về năm vị sứ giả này.

Vị thứ nhất là những người mẹ nơi thế gian. Họ mang thai mười tháng, như mắc phải bệnh nặng; lúc trở dạ càng thêm nguy kịch; sinh nở thành công tựa như sống lại từ cõi chết; sau khi con nhỏ chào đời cần phải bú mớm ôm ấp trong lòng, cực khổ chăm nom; sau khi con lớn lên lại vì chúng mà lo lắng đủ điều. Các ngươi có nhìn thấy không?"

Tội hồn nói: "Nhìn thấy".

Diêm vương nói:

"Đây là vị sứ giả thứ nhất. Vị thứ hai là những người già nơi thế gian. Họ dung nhan tiều tụy, tóc bạc răng rụng, mắt mờ tai điếc, da thịt nhăn nheo, đi đường loạng choạng. Các ngươi nhìn thấy không?".

Tội hồn nói: "Nhìn thấy".

Diêm Vương nói: "Đây là vị sứ giả thứ hai. Vị thứ ba chính là những người bệnh nơi nhân gian. Thân thể đau đớn, khó chịu khôn thấu, món ngon ở ngay trước mắt cũng không ăn được. Các ngươi có nhìn thấy không?".

Tội hồn nói: "Nhìn thấy".

Diêm Vương nói:

"Đây là vị sứ giả thứ ba. Vị thứ tư chính là người chết nơi nhân gian. Hơi thở hễ tắt, thì thân chết mệnh hết, thân thể cứng đờ, không đến mười ngày thì thân xác thối rữa, máu mủ chạy khắp, bốc mùi hôi thối. Khi còn sống thì thương thương mến mến, khi chết ngay đến cả nhìn thêm một cái cũng chẳng muốn nữa. Các người có nhìn thấy không?".

Tội hồn nói: "Nhìn thấy".

Diêm Vương nói: "Đây là vị sứ giả thứ tư. Vị thứ năm là tội phạm nơi thế gian. Họ bị trói tay tống giam vào ngục, thân chịu đủ các loại hình phạt, hoặc bị chặt đứt chân tay, hoặc bị lửa đốt, hoặc bị chém đầu, các ngươi có nhìn thấy không?".

Tội hồn nói: "Nhìn thấy".

Diêm Vương nói: "Đây là vị sứ giả thứ năm của ta".

Diêm La Vương lại nói với những tội hồn rằng:

"Các ngươi nếu đã nhìn thấy cả, thì cần phải cân nhắc cho kĩ, bản thân cũng sẽ phải trải qua sinh lão bệnh tử như vậy. Nếu như các ngươi phạm tội, cũng sẽ giống như họ vậy, kiếp này cũng phải chịu nhận báo ứng. Các ngươi cớ sao không hiếu thuận cha mẹ, không tôn kính bề trên, lấy nhân đức từ bi làm đầu? Cái gọi là những gì bản thân mình không muốn, thì cũng chớ làm cho người khác.

Tiếp thụ chỉ dẫn và lời dạy của các bậc Thánh hiền nơi thế gian, quy y tam bảo, chuyên tâm phụng đạo, tiết chế dục vọng, thì mới có thể thoát khỏi bể khổ. Tội nghiệp bản thân làm, bây giờ phải tự mình gánh chịu, ta sẽ không xử oan cho các ngươi".

Tội hồn nói: "Chúng tôi lúc còn sống quả thật đã tạo rất nhiều tội nghiệp".

Diêm Vương nói với quỷ tốt rằng: "Ngươi hãy dẫn bọn chúng đi chịu khổ hình trong ngục đi".

Quỷ tốt có vẻ ngoài đầu trâu tay người, hai chân mang móng trâu, sức mạnh phi thường. Chúng chỉ cần cầm cái đinh ba, hễ đâm là xiên qua trăm nghìn vạn tội hồn; rồi ném vào trong nồi lớn rộng bốn mươi dặm mà nấu luộc. Những tội hồn này chết đi sống lại biết bao nhiêu lần, chịu khổ ở đây xong còn có những địa ngục khác càng thống khổ hơn nhiều.

Đời người ngắn ngủi, con người vẫn trong mê mờ mà tạo nghiệp, đến khi thác xuống địa ngục chịu cực hình thống khổ, có hối hận thì cũng muộn rồi!



Source link

PGS Lưu Khánh Thơ: ‘Lưu Quang Vũ viết thơ cho riêng anh ấy’

Posted: 04 Jul 2016 09:56 AM PDT


– Trả lời VietNamNet về cuộc tranh luận có chủ đề là những câu thơ trong bài thơ “Tiếng Việt”, qua khâu biên tập, được sửa đổi có sự chấp nhận của Lưu Quang Vũ, PGS.TS Lưu Khánh Thơ nói: “Tôi không đặt vấn đề hay hơn hay không hay, mà chỉ muốn đưa ra cho mọi người bản nguyên gốc, bản viết lần đầu của tác giả”.

PGS.TS Lưu KhánhThơ là người lưu giữ những bản thảo viết tay của Lưu Quang Vũ.

Thưa bà, theo Cục Bản quyền tác giả thì "Đối với tác phẩm viết, bản gốc là bản thảo viết tay hoặc trên máy tính.". Vậy, bản nào ghi đúng như bản gốc?

– PGS.TS Lưu Khánh Thơ: Bao giờ tôi cũng khẳng định bản gốc, bản đầu tiên là "như bùn và như lụa".

Còn nếu ai đó hiểu khác, thì có thể là do trao đổi qua điện thoại nên tôi nghe không rõ, hoặc là tôi nói không thoát ý của mình.

PGS Lưu Khánh Thơ, Bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ

Và còn vì bài thơ Tiếng Việt đã in lại rất nhiều lần rồi. Và khi đâu đó xin phép, tôi đồng ý, thì họ hay lấy bản thông dụng “như đất cày, như lụa” để đem in.

Thật lòng, tôi cũng có ý muốn họ theo bản gốc, nhưng mà họ vẫn theo bản kia. Theo tôi, điều này không có gì là sai về mặt văn bản.

Có gì để chị chứng minh "như bùn và như lụa" là theo bản gốc?

– PGS.TS Lưu Khánh Thơ: Có rất nhiều người đã nghe bài thơ thời đấy rồi và đều nhớ là như thế.

Còn cả phần bút tích, bản thảo nữa. Gia đình tôi lưu trữ những bản thảo tác phẩm của anh Vũ và sắp xếp theo thời gian. Có thể không cụ thể là ngày A tháng B, nhưng biết tập bản thảo này nó có trong thời gian tháng X, năm Y. Và nhất là có phải mỗi bài thơ Tiếng Việt này đâu, còn rất nhiều bài nữa trong cùng một tập giấy, trong tập chép tay của nhà thơ Lưu Quang Vũ mà tôi giữ.

Căn cứ vào các bài có trong khoảng thời gian này, tôi phân loại và xác định bản thảo theo thời gian.

Khi so sánh tiếng Việt "như bùn và như lụa", vì trong cảm nhận suy nghĩ, anh Vũ thấy hình ảnh bùn rất đẹp,rất gần gũi. Cũng như câu khác trong bài: "Con nghé trên lung bùn ướt đẫm".

Tuổi thơ của Lưu Quang Vũ là ở nông thôn, sinh ra và lớn lên ở Việt Bắc, đến năm 1954 hết kháng chiến mới về Hà nội nên rất gắn với nông thôn, đồng ruộng,

Thế việc đổi "…như bùn và như lụa" thành “như đất cày, như lụa” là ai sửa và nó diễn ra như thế nào, thưa bà?

– PGS.TS Lưu Khánh Thơ: Hồi đấy chị Xuân Quỳnh làm báo Văn Nghệ, anh Phạm Tiến Duật cũng làm ở đấy, là bạn bè, đồng nghiệp với nhau. Và anh Vũ cũng được người ta nể. Đối với anh Vũ, vừa là bạn bè, vừa cùng trong giới thơ thì người ta muốn sửa, người ta cũng hỏi, người ta có trao đổi.

PGS Lưu Khánh Thơ, Bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ

Câu thơ trong bảo thảo gốc chép tay được nhà thơ Lưu Quang Vũ sáng tác ban đầu vốn là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. (Tư liệu gia đình cung cấp)

Họ chuyện qua chuyện lại, thì trong số nhiều bài của anh Vũ, bài Tiếng Việt dễ được in nhất. Các bài kia không phải không hay, nhưng rất khó để xuất hiện vào thời điểm ấy. Nhất là những bài hơi gai góc một chút.

Ngay như nhà thơ Xuân Quỳnh có những bài thơ mà có "lạc loài", "cô đơn" trong bản thảo, thì người ta cũng yêu cầu sửa ngay.

Trong trường hợp này, thì có đề nghị của biên tập, cũng có thể chị Quỳnh vun vào,anh Vũ thấy hợp lý nên chấp nhận. Mà không chỉ đổi câu đó, còn vài câu nữa, trong đó có câu kết: "Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình…" thành "Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…"

Anh Vũ nể chị Quỳnh nể bạn bè, chứ bao nhiêu năm rồi, anh Vũ sẵn sàng không in, không cần phải in. Anh Vũ nói anh làm thơ là làm để cho riêng anh ấy thôi.

– Cảm ơn bà!

  • Chí Hiếu(thực hiện)



Xem nguồn

"Đào đất, đắp mương không phải việc phù hợp với sinh viên"

Posted: 04 Jul 2016 09:13 AM PDT


 – TS Vũ Duy Hải, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, những năm gần đây, đơn vị này đã đề nghị không để sinh viên tham gia các hoạt động tay chân khi đi tình nguyện hè mà tập trung và các hoạt động văn hóa.

Gia đình đồng ý mới được đi tình nguyện

Trao đổi với VietNamNet, TS Vũ Duy Hải cho biết, sau sự cố xảy ra với 3 nữ sinh viên Ngoại thương hôm 2/7 vừa qua, Đoàn Thanh niên nhà trường đã rà soát và quán triệt lại các hoạt động tình nguyện của các đội sinh viên tình nguyện.

sinh viên tình nguyện, hoạt động tình nguyện
Ông Hải cho rằng, hoạt đông chây tay như đào đất, đắp mương không phải là hoạt động phù hợp với sinh viên trong các đợt tình nguyện hè. 

Theo đó, trường yêu cầu các sinh viên nếu muốn tham gia hoạt động tình nguyện trong mùa hè đều phải có đơn và có xác nhận đồng ý của gia đình thì mới được nhà trường đồng ý cho đi.

“Các năm trước, nhiều đội sinh viên tinh nguyện của trường thường tự tổ chức đi tình nguyện. Mọi năm, Đoàn trường đều yêu cầu các em phải có ý kiến của gia đình. Nhưng năm nay, đây sẽ là yêu cầu bắt buộc. Các đội tình nguyện muốn đi phải có ý kiến gia đình đồng ý, có tổ chức đề án thì nhà trường mới cho đi” – ông Hải cho biết.

Theo ông Hải, sắp tới các đội tình nguyện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tham gia Chiến dịch Mùa hè xanh tại Thái Nguyên.

Về vấn đề đảm bảo an toàn cho sinh viên khi tham gia các công tác tình nguyện mùa hè, ông Vũ Duy Hải cho biết, trong những năm gần đây, Đoàn trường có đề nghị sinh viên không tham gia vào các hoạt động chân tay nữa mà tập trung vào các hoạt động văn hóa như dạy học hè, dạy các kỹ năng, đàn hát cho các em.

Tôi nghĩ việc đào đất, đắp mương không phù hợp với các bạn sinh viên. Vì vậy, 3 năm trở lại đây, Đoàn trường Bách khoa chỉ tập trung vào các hoạt động văn hóa trong các đợt tình nguyện”.

Ông Hải cũng cho biết, sau sự cố với 3 nữ sinh tình nguyện của Trường ĐH Ngoại thương, lãnh đạo nhà trường cũng đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên chỉ tham gia các hoạt động tình nguyện ở những địa phương không có sông suối. Đồng thời, mỗi đội tình nguyện khi về địa phương đều phải có cán bộ của khoa, viện của nhà trường tham gia giám sát.

“Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất. Khi các đội tình nguyện có bất cứ hoạt động nào ngoài chương trình như đi bơi, lội suối chúng tôi sẽ cho tạm dừng và cho các bạn quay về luôn” – ông Hải khẳng định.

Những năm trước, các đội sinh viên tình nguyện của trường thường tự tổ chức đi và đi bằng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhà trường hỗ trợ kinh phí để đưa và đón các bạn sinh viên tình nguyện và yêu cầu các bạn không di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

Vấn đề an toàn là trên hết

Ông Trần Bách Hiếu, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cũng cho biết, đối với hoạt động tình nguyện của các bạn sinh viên của nhà trường, từ trước tới nay, vấn đề an toàn cho các bạn sinh viên khi tham gia các hoạt động này là vấn đề được quan tâm nhất của nhà trường.

Ông Hiếu cho biết, trước mỗi đợt tình nguyện, Đoàn Thanh niên nhà trường đều tổ chức phỏng vấn và tập huất tất cả các kỹ năng cho các bạn sinh viên. Các bạn sinh viên cũng được nhắc nhở rất cẩn thận và ký cam kết về các hoạt động được phép làm và không được phép làm khi tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương.

Ông Hiếu cũng cho biết, sau sự cố đáng tiếc của 3 nữ sinh viên tình nguyện Trường ĐH Ngoại thương, Đoàn Thanh niên Trường ĐH KHXH&NV đã nâng cao ý thức trách nhiệm để làm sao sát sao hơn, cẩn thận hơn trong các hoạt động tình nguyện của sinh viên trên tình thần số một là an toàn và hiệu quả.

Theo ông Hiếu, vấn đề quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn cho sinh viên khi tham gia công tác tình nguyện chính là tăng cường ý thức trách nhiệm của sinh viên, tình nguyện viên trong mỗi đợt tình nguyện.

Theo thông tin từ ông Hiếu, ngày 10/7 tới đây, một đội sinh viên tình nguyện của nhà trường sẽ theo đoàn sinh viên tình nguyện của ĐH Quốc gia Hà Nội lên tham gia các hoạt động tình nguyện tại Cao Lộc, Lạng Sơn. 30 em sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV sẽ tham gia cùng với 8 đội tình nguyện của các trường đại học khác thuộc ĐH Quốc gia HN trong đợt tình nguyện hè này.

“Chúng tôi đang tiến hành rà soát lại tất cả các nội dung của hoạt động tình nguyện hè sắp tới trên tinh thần vẫn tiến hành các nội dung tình nguyện như kế hoạch nhưng phải đảm bảo yếu tố an toàn”- ông Hiếu khẳng định.

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

ĐẶT NGÓN TAY NHƯ THẾ NÀY , BẠN SẼ THẤY NHỮNG ĐIỀU KÌ DIỆU

Posted: 04 Jul 2016 09:07 AM PDT



8 kiểu đặt ngón tay sau hay còn gọi là thủ ấn sẽ mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

 

Cuộc sống hiện đại ngày nay dễ đưa con người đến với những căng thẳng mỗi ngày.

Và rất may mắn, đã có một giải pháp giúp bạn loại bỏ những căng thẳng ấy mà không cần phải mua thuốc thang đắt tiền gì cả.

Đó chính là thủ ấn hay còn gọi là Mudra. Trong yoga thiền, có rất nhiều cách thủ ấn và mỗi cách mang đến một tác dụng, lợi ích riêng. Và đây là 8 cách thủ ấn chính.

1. Gyan Mudra

Đặt ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu - hình ảnh 1

Cách thủ ấn này còn được xem là mudra của sự hiểu biết, bởi nó giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và còn giúp não bộ nhạy bén hơn.

Bên cạnh đó, Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tâm lí, tinh thần như giận dữ, buồn bã, lo lắng, căng thẳng…

Để bài tập Gyan Mudra có hiệu quả nhất, bạn nên tập vào buổi sáng sớm, khi tâm trí còn minh mẫn, sáng suốt và ai cũng có thể tập bài tập này.

Cách tập: đầu ngón tay cái và ngón trỏ chạm nhau, ba ngón còn lại giữ thẳng hoặc để tự do.

2. Vayu Mudra

Đặt ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu - hình ảnh 2

Vayu Mudra sẽ giúp cân bằng luồng khí trong cơ thể, giải thoát khí dư khỏi cơ thể, giảm thấp khớp, đau cổ.

Với bài tập này, bạn có thể tập trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm. Đầu tiên, ngó trỏ gập lại và lúc này, dùng ngón cái nhấn vào đốt ngón thứ hai của ngón trỏ. Ba ngón tay còn lại cố gắng giữ thẳng.

Các chuyên gia yoga thiền khuyên rằng khi đã đạt được mục đích luyện tập của Vayu Mudra thì nên dừng lại, bởi việc tập luyện trong thời gian dài có nguy cơ gây ra mất cân bằng trong cơ thể.

3. Agni Mudra

Đặt ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu - hình ảnh 3

Cách thủ ấn này giúp hòa tan chất béo, thúc đẩy sự trao đổi chất, tiêu hóa, hạn chế nguy cơ béo phì.

Bên cạnh đó, Agni Mudra còn cải thiện sức khỏe rất hiệu quả, giảm căng thẳng, mệt mỏi và quan trọng là giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể rất tốt.

Agni Mudra nên được tập vào sáng sớm lúc còn đói bụng và ai mắc bệnh khó tiêu thì không nên tập thủ ấn này.

Để tập động tác này, đầu tiên bạn gập ngón áp út rồi lấy ngón cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út, các ngón tay còn lại giữ thẳng.

Mỗi khi tập động tác thủ ấn này nên giữ nguyên tư thế ít nhất 15 phút mỗi ngày.

4. Prithvi Mudra

Đặt ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu - hình ảnh 4

Prithvi Mudra giúp cải thiện, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

Cải thiện hệ xướng yếu. Những ai đang muốn tăng cân nên tập thủ ấn này bởi Prithvi Mudra có tác dụng kích thích tăng cân.

Bên cạnh đó, về mặt tinh thần, Prithvi Mudra giúp tăng tính kiên nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ của tinh thần.

Quan trọng hơn, thủ ấn này còn giúp bạn sở hữu làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ.

Đầu tiên, bạn ngồi tư thế hoa sen, hai bàn tay giữ thẳng, đặt ngửa trên đầu gối. Sau đó, chạm đầu ngón cái vào đầu ngón tay áp út rồi giữ chặt, những ngón còn lại giữ thẳng.

Tư thế này có thể tập vào mọi lúc trong thời gian tùy thích.

5. Varun Mudra

Đặt ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu - hình ảnh 5

Với những ai còn đang loay hoay tìm phương pháp cải thiện làn da thì nên tập thủ ấn này càng sớm càng tốt.

Lí do là vì Varun Mudra giúp cân bằng nước trong cơ thể, kích hoạt chất lỏng lưu thông, giữ ẩm cho cơ thể, chữa các vấn đề về da như nhiễm khuẩn da, và ngăn ngừa mụn.

Bên cạnh đó, Varun Mudra còn giúp giảm những cơn đau cơ vốn vẫn hay hành hạ bạn.

Varun Mudra không quy định thời gian tập, thế nên bạn có thể áp dụng bất kì lúc nào mình muốn.

Việc bạn cần làm chỉ là chạm ngón tay cái vào đầu ngón tay út mà thôi, các ngón tay còn lại vẫn giữ thẳng.

Trong khi tập, bạn cần lưu ý tranh nhấn vào phần gần mong tay út bởi sẽ gây ra tình trạng mất nước của cơ thể.

6. Shunya Mudra

Đặt ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu - hình ảnh 6

Tư thế này có thể giúp bạn thoát khỏi những cơn đau bằng cách thư giãn toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, Shunya Mudra còn giúp giảm hoàn toàn chứng đau tai trong khoảng 5 đến 10 phút.

Theo các chuyên gia yoga thiền, thủ ấn này rất có tác dụng với những người bị điếc, nhưng với trường hợp điếc bẩm sinh thì thủ ấn này không mang lại hiệu quả.

Bạn chỉ cần lấy ngón cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón giữa, những ngón khác vẫn giữ thẳng. Khi các triệu chứng bệnh đã hết thì không cần tập thủ ấn này nữa.

7. Surya Mudra

Đặt ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu - hình ảnh 7

Với những ai đang quan tâm đến việc giảm cân đều có thể tập thủ ấn này. Ngoài ra, Surya Mudra còn giúp giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng.

Để thực hiện được động tác này rất đơn giản, bạn chỉ việc gập ngón áp út lại rồi dùng ngón tay cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út.

8. Prana Mudra

Đặt ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu - hình ảnh 8

Đây có thể xem là một trong những động tác thủ ấn quan trọng của yoga thiền bởi nó giúp kích hoạt năng lượng trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, Prana Mudra còn giúp khỏe mắt, chữa bệnh về mắt và giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Đầu tiên, bạn ngồi ở tư thế hoa sen, sau đó chạm đầu ngón tay áp với ngón út vào đầu ngón tay cái.



Source link

Đưa phương án thi vào đầu năm học mới

Posted: 04 Jul 2016 08:31 AM PDT


-Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết như vậy tại buổi họp báo diễn ra lúc 17h chiều nay (4/7) sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2016.

Giảm “ảo”, cải thiện phổ điểm

Thứ trưởng Ga cho biết, khác với năm trước, các cụm thi năm nay được tổ chức ở tất 63 tỉnh, thành. Kỳ thi được chuẩn bị kỹ lưỡng từ các các khâu phần mềm đến tập huấn cán bộ nên thuận lợi, ít sai sót.

“So với các năm từ 2014 trở về trước, có gần 2 triệu thí hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ ở 3 đợt thi và khoảng 20% thí sinh tốt nghiệp THPT không dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ cho thấy hiệu quả của công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong việc phân luồng học sinh, giảm chi phí do hồ sơ ảo” – ông Ga nhìn nhận.

Ở kỳ thi này, tỉ lệ học sinh dự thi rất cao, đạt gần 99%. Môn Toán: 99,11%, môn Ngoại ngữ: 96%, Ngữ văn: 99,03 %, Vật lý: 98,7%, Địa lý: 98,65%, Hóa học: 98,47%, Lịch sử: 96,38%. Số học sinh bỏ thi chủ yếu là thí sinh tự do.

Bộ GD-ĐT thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, thiết lập ma trận đề thi để thực hiện mục đích "hai trong một". Đề thi được phân loại dễ, trung bình, khó, và rất khó với mục đích kiểm tra được tất cả các kỹ năng của học sinh từ nhận biết, hiểu đến khả năng vận dụng và vận dụng cao.

 “Điều này có thể cải thiện được phổ điểm giúp các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh được thuận lợi nhất là các trường tốp trên” – Thứ trưởng Ga dự đoán.

20/7 phải chấm thi xong

Về việc chấm thi, Thứ trưởng Ga khẳng định sẽ không có hội đồng nào được để qua ngày 20/7. Các cụm có số lượng thí sinh đông thì phải bố trí đội ngũ chấm thi để đảm bảo kế hoạch.

Bộ đã chỉ đạo các hội đồng tập huấn kỹ các cán bộ chấm thi do việc chấm thi năm nay có nhiều điểm đổi mới so với năm trước. Năm ngoái làm tròn 0,25. Còn năm nay chỉ làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Ngoài ra, việc chấm thi phải đảm bảo chấm 2 vòng độc lập”.

120 cụm thi công bố kết quả

Sau khi các trường và địa phương chấm xong thì gửi kết quả lên Bộ để nhập vào hệ thống quản lý THPT quốc gia. Bộ sẽ đối sánh giữa kết quả thi lưu tại hội đồng với kết quả thi được cập nhật vào hệ thống quản lý thi THPT quốc gia và gửi lại để các cụm thi công bố.

kỳ thi THPT quốc gia 2016, thi THPT quốc gia
Thí sinh trước giờ thi môn Ngữ văn ngày 2/7. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

“Như vậy, với việc 120 hội đồng thi công bố kết quả sẽ phân tải, giúp thí sinh tra cứu kết quả thi dễ dàng hơn, khắc phục tình trạng tắc nghẽn mạng. Bộ cũng đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông ưu tiên đường truyền trong thời gian đầu công bố điểm thi để tránh tình trạng nghẽn mạng như năm ngoái” – Thứ trưởng Ga khẳng định.

Đã xây dựng xong phần mềm xét tuyển đại học

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT cho biết, căn cứ trên tình hình thực tiễn, năm nay, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chuẩn bị cho việc xét tuyển diễn ra thuận lợi.

Hiện tại, phần mềm xét tuyển đại học đã được xây dựng xong và sẵn sàng vận hành.

(xem chi tiết TẠI ĐÂY).

Đưa phương án đổi mới kỳ thi vào đầu năm học tới

Trả lời VietNamNet về việc tiếp tục đổi mới kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, nhưng năm trở lại đây, chúng ta đã có nhiều đổi mới trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Từ 4 đợt thi trước đây, giờ chỉ còn 1 kỳ thi và dùng kết quả để vừa xét tuyển tốt nghiệp, vừa xét tuyển ĐH. Từ 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì năm 2015, năm nay đã nhân rộng tới mọi tỉnh, thành phố trong cả nước.

“Kết quả năm nay là phép thử đánh giá năng lực tổ chức kỳ thi của các địa phương. Sự thành công của kỳ thi vừa qua cho thấy chúng ta có thể tổ chức được kỳ thi ở địa phương” – Thứ trưởng Ga khẳng định.

Thứ trưởng Ga cũng cho biết, tới đây Bộ sẽ tổ chức các hội thảo lấy ý kiến rộng rãi để quyết định phương thức tổ chức kỳ thi trong các năm tiếp theo. “Các thông tin xã hội và báo chí phản ánh đều được Bộ ghi nhận và đưa ra phương án sớm nhất”.

 “Đầu năm học tới, Bộ sẽ đưa ra phương án đổi mới kỳ thi THPT quốc gia. Các phương án sẽ được tính toán kỹ lưỡng. Chúng ta sẽ tiếp tục đổi mới để kỳ thi diễn ra nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng nhất, đảm bảo tính công bằng cho thí sinh” – Thứ trưởng Ga khẳng định.

Trước đó, tại buổi giao ban thi đua của 5 thành phố trực thuộc trung ương diễn ra tại Hải Phòng ngày 25/6, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đại diện nêu đề xuất với Bộ GD-ĐT nên xem xét giao quyền chủ động trong kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương ở các khâu: tổ chức thi, chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp; quy chế thi và đề thi sẽ do Bộ ban hành để đảm bảo thống nhất về giá trị bằng tốt nghiệp.

Ngữ liệu đề thi môn Ngữ văn là chính xác

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cho biết về vấn đề tranh cãi trong đề thi Ngữ văn: Ngữ liệu đề thi năm nay đáp ứng được yêu cầu đề thi và đảm bảo độ chính xác. Phần Đọc hiểu chỉ đưa ra ngữ liệu để đưa ra các câu hỏi kiểm tra kiến thức của học sinh.

Cuốn sách Bộ dùng làm dữ liệu là cuốn sách Thơ Việt Nam 1945-1985 là tai liệu gốc và có thể dễ dàng tìm thấy ở các thư viện. Vì vậy, đảm bảo độ tin cậy.

Còn việc tranh cãi trong văn chương là rất thú vị và bình thường. Nhiều tranh cãi cho tới nay vẫn chưa có hồi kết.



Xem nguồn

Đẫm nước mắt câu chuyện cậu bé 13 tuổi một mình chăm sóc và nuôi 6 đứa em

Posted: 04 Jul 2016 08:07 AM PDT


Sau khi người mẹ lâm trọng bệnh qua đời, chưa đầy một tháng người cha chán nản, tuyệt vọng tự vẫn, bỏ lại 7 đứa con nheo nhóc.

Ngày ấy, họ hàng nội ngoại mỗi người nhận nuôi một đứa nhưng 7 anh em nhất quyết không chia ly, bám víu nhau khóc như mưa. Cũng từ đấy, Đưng (anh cả) vừa tròn 13 tuổi gánh trên vai trách nhiệm làm cha, làm mẹ, bao bọc, dắt díu, nuôi nấng 6 đứa em. Hằng ngày, 7 đứa trẻ mồ côi kéo nhau lên rẫy mót lúa, bắt chuột, tối đến quây quần trong căn nhà rách nát. Thấm thoắt đã 6 năm trôi qua, 7 đứa trẻ mồ côi đen đúa, nhếch nhác thiếu ăn, còi cọc nhưng vẫn dành cho nhau tình cảm thương yêu vô bờ bến.

Bi kịch cuộc đời

Nơi ở của 7 anh em A Đưng (ngụ làng H'De, xã Đắk Tơ Ve, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) nằm chênh vênh phía cuối sườn đồi. Bên trong căn nhà rách nát, xập xệ, không có tài sản gì đáng giá. Bên trong nhà, quần áo nằm vương vãi, xoong nồi lăn lóc, xộc lên mùi mốc meo, ẩm thấp. Phía sau nhà, đám trẻ con sàn sàn cao ngang nhau, riêng Đưng nhỉnh hơn các em cái đầu.

Giữa trưa trời nắng gắt, mấy anh em Đưng đầu trần, chân đất hì hục khuân vác những khúc gỗ lớn hơn trọng lượng cơ thể. Thấy khách lạ ghé thăm, Đưng hành động như một người "thủ lĩnh" thực thụ, khẽ giơ tay ra hiệu, đám đàn em reo to kéo nhau tìm chỗ mát nghỉ giải lao. Dưới tán cây, ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, Đưng nay ở tuổi 19 nhưng có chiều cao khiêm tốn như đứa trẻ lên 10, thân hình gầy còm, ốm yếu. Thế nhưng, khi tiếp xúc với Đưng, chúng tôi thấy Đưng mang suy nghĩ của người trụ cột gia đình thực thụ.

Nhấp ngụm nước mát lạnh, Đưng thổ lộ: "Bác Thành mới chở gỗ đến cho, mấy anh em tranh thủ tập kết gỗ về một chỗ cho dễ bề quản lý để chuẩn bị làm nhà. Mùa mưa bão sắp đến gần, thế nhưng nhà cửa hiện tại của tụi em đã dột nát hết, chỉ trận mưa nhỏ mọi thứ trong nhà ướt sũng. Đêm hôm đang ngon giấc, mưa trút xuống ướt như chuột lột, mấy đứa nhỏ thức giấc sợ hãi khóc suốt đêm. Tranh thủ mấy hôm thời tiết nắng ráo, mấy anh em cùng các cô chú, mỗi nhà cho một ít dự tính khi nào đủ sẽ nhờ người làng dựng căn nhà kiên cố chống chọi mùa mưa sắp tới".

Dam nuoc mat cau chuyen cau be 13 tuoi mot minh cham soc va nuoi 6 dua em - Anh 1

Đưng 19 tuổi nhưng thân hình trông gầy gò.

Chia sẻ về biến cố của gia đình, rưng rưng nước mắt, Đưng nhớ lại: "Năm 2010, sau một thời gian lâm trọng bệnh, mẹ em qua đời. Lúc đó, bảy anh em còn rất nhỏ, em vừa bước sang tuổi 13, đứa em út mới tròn 2 tháng tuổi. Sau ngày mẹ mất, cha là chỗ dựa duy nhất để mấy anh em bấu víu lúc ốm đau, hoạn nạn. Thế nhưng, cuộc đời lắm trớ trêu, sau ngày mẹ mất, cha đâm chán nản, tuyệt vọng không làm ăn, tối ngày chìm trong hơi men. Mẹ mất chưa đầy tháng, cha nghĩ quẩn thắt cổ tự vẫn, bỏ lại 7 anh em nheo nhóc, bơ vơ".

Thời cha mẹ Đưng còn sống, hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn, cha mẹ Đưng quanh năm làm thuê, làm mướn được ngày nào ăn ngày đấy. Chính vì vậy, ngày cha mẹ qua đời tài sản đáng giá nhất 7 anh em Đưng được thừa kế là căn nhà lá rách nát, xiêu vẹo.

Bao bọc nhau giữa dòng đời sôi động

Dam nuoc mat cau chuyen cau be 13 tuoi mot minh cham soc va nuoi 6 dua em - Anh 2

Cuộc sống của 7 anh em xoay quanh "mái nhà" này.

Sau đám ma của cha, họ hàng nội ngoại ở xa tìm về mỗi người nhận trách nhiệm sẽ cưu mang một đứa nhưng mấy anh em Đưng nhất quyết không chịu đi, bám víu nhau khóc như mưa. "Lúc đó, em vừa mặc cảm, vừa thương mấy đứa em nên mạnh dạn đứng lên dõng dạc tuyên bố với họ hàng hai bên "dù đói khát, khổ sở thế nào anh em Đưng cũng phải ở với nhau không ai được đưa mấy đứa em đi".

Trước sự quyết liệt của em, kéo theo đó sự lưu luyến níu kéo của các em, họ hàng nhiều người rơi nước mắt đành phải để anh em em được "sống chết có nhau", Đưng kể. Cũng từ ngày đó, 7 anh em Đưng bắt đầu cuộc sống mới đầy khắc nghiệt nơi thế giới rộng lớn thiếu vắng tình thương yêu của cha, hơi ấm của mẹ.

Đưng chia sẻ: "Cuộc sống cơm áo, gạo tiền khốc liệt, tàn nhẫn hơn những gì em tưởng tượng. Bảy anh em chưa một ngày được ăn no, mặc ấm, được vỗ về trong vòng tay của người thân. Tất cả chỉ dừng lại ở sự "tạm", đứa lớn chăm sóc cho đứa nhỏ, ngày tháng cứ thế trôi qua".

Dam nuoc mat cau chuyen cau be 13 tuoi mot minh cham soc va nuoi 6 dua em - Anh 3

"Có lẽ khoảng thời gian khó khăn nhất đối với em khi vừa là người anh cả, kiêm trọng trách làm cha, làm mẹ, phút ban đầu bỡ ngỡ, bế tắc. Ngày ấy, đứa em út của em là Xoa (tròn 2 tháng tuổi) khóc lạc giọng vì đói sữa. Ngày ba bốn lượt, kể cả những lúc địu Xoa lên rẫy, em phải bế em chạy hơn chục cây số về làng tìm người vừa sinh xin cho em được bú. Khi Xoa no sữa ngủ ngon trên lưng, em dắt díu các em khác đi bòn mót hết quả đồi này, sang quả đồi khác mót lúa về trữ ăn dần vào những tháng mưa dầm. Hết mùa lúa, anh em đi đào củ mì, bắt chuột… Tối đến ra suối soi cua… nuôi nhau qua ngày. Cũng trong một lần đi đặt bẫy chuột, thằng Đét (em thứ 3 của Đưng) bị bẫy đâm vào mắt, không có tiền chữa trị, giờ nó bị mù hẳn con mắt bên trái", Đưng bộc bạch.

Thật may mắn, tại nhà của Đưng, chúng tôi có dịp được trò chuyện với anh Nguyễn Văn Thành (45 tuổi, ngụ TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum, tạm trú tỉnh Gia Lai), vị "ân nhân" thường xuyên được Đưng nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong câu chuyện.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Thành phải thốt lên: "Mấy đứa nhỏ, tụi nó khổ lắm, sống không cha, không mẹ, ăn uống thiếu thốn, bữa có bữa không. Cha mẹ bọn trẻ sau khi chết đi chẳng có gì để lại cho con cái thừa hưởng. Chính vì vậy, mấy đứa nhỏ lăn lóc, nhếch nhác kiếm cái ăn cùng cực, vất vả đói khát triền miên".

Anh Thành xót xa: "Đấy, đứa nào đứa nấy nhếch nhác, còi cọc ăn uống không đủ có lớn được đâu. Thằng Đưng 19 tuổi, thấp bé, còm nhom như đứa con nít 10 tuổi. Nhiều khi thấy tụi nhỏ khổ quá, mình rơi nước mắt, mỗi lần về Kon Tum tôi huy động anh em, bạn bè quyên góp được cái gì đều tha về cho tụi nhỏ. Dù đói khổ, thiếu thốn nhưng được cái anh em tui nhỏ thật thà, thằng nhỏ biết nghe lời thằng lớn, anh em biết bảo ban thương yêu nhau cũng mừng. Mùa mưa gần đến, vừa rồi tôi xin được ít gỗ chở về đây, dự tính lợp lại cho chúng mái nhà có chỗ an toàn, chắc chắn chui ra chui vào".

Hỗ trợ theo chính sách

Ông Hong, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Tơ Ve cho biết, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của 7 anh em nhà Đưng, xã nắm được thông tin từ nhiều năm về trước. Trong thời gian qua, xã nhiều lần đề nghị đưa các em vào các trung tâm bảo trợ để có điều kiện hỗ trợ cuộc sống tốt nhất. Bên cạnh đó, nhiều người dân địa phương khác, các hộ gia đình hiếm muộn tìm đến xin nhận các em về nuôi nhưng 7 anh em Đưng nhất quyết đòi ở chung với nhau, mỗi lần có người lạ tìm đến, bọn trẻ kéo nhau lên đồi bỏ trốn. Trước sự quyết liệt của bọn trẻ, xã chỉ biết tiến hành trợ cấp cho các em theo chế độ hiện hành đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

HỒ NAM



Source link

Phụ huynh, sĩ tử vội vã rời thủ đô sau môn thi cuối

Posted: 04 Jul 2016 07:50 AM PDT


Phụ huynh, sĩ tử vội vã rời thủ đô sau môn thi cuối

Ông Lê Đức Tuấn (Tản Hồng – Bà Vì – Hà Nội) đang chờ con trai thi THPT Quốc Gia tại điểm thi trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Ông Tuấn cho hay, nhà ông cách trường thi khoảng 60km, vì thế hai bố con thuê trọ ở gần trường để tiện việc đi lại. Hôm nay là ngày thi môn cuối cùng, ông Tuấn sắp xếp đồ đạc và chờ con làm bài thi xong để về quê.

Ông Lê Đức Tuấn (Tản Hồng – Bà Vì – Hà Nội) đang chờ con trai thi THPT Quốc Gia tại điểm thi trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Ông Tuấn cho hay, nhà ông cách trường thi khoảng 60km, vì thế hai bố con thuê trọ ở gần trường để tiện việc đi lại. Hôm nay là ngày thi môn cuối cùng, ông Tuấn sắp xếp đồ đạc và chờ con làm bài thi xong để về quê.

Trong khuôn viên của cụm thi ĐH Sư Phạm Hà Nội, rất nhiều phụ huynh ở xa cũng

Trong khuôn viên của cụm thi ĐH Sư Phạm Hà Nội, rất nhiều phụ huynh ở xa cũng "tay xách nách mang" đợi con

Nhiều bậc phụ huynh hướng ánh mắt lo lắng vào phòng thi

Nhiều bậc phụ huynh hướng ánh mắt lo lắng vào phòng thi

Đồ đạc được phụ huynh buộc gọn gàng trên xe máy

Đồ đạc được phụ huynh buộc gọn gàng trên xe máy

Đúng 4h, kết thúc môn Sinh, nhiều sỹ tử rời phòng thi với tâm trạng vui vẻ, phấn khởi

Đúng 4h, kết thúc môn Sinh, nhiều sỹ tử rời phòng thi với tâm trạng vui vẻ, phấn khởi

Vũ Thị Thu Trang (Cụm thi ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho biết đề thi Sinh khá dài và nhiều câu lý thuyết tương đối khó. Tuy nhiên nếu nắm vững kiến thức thì dễ dàng đạt điểm khá, giỏi. Trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm nay, Trang cho biết em thích nhất đề thi Sinh Toán và Tiếng Anh, đây cũng là môn thi Trang tự tin làm tốt nhất

Vũ Thị Thu Trang (Cụm thi ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho biết đề thi Sinh khá dài và nhiều câu lý thuyết tương đối khó. Tuy nhiên nếu nắm vững kiến thức thì dễ dàng đạt điểm khá, giỏi. Trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm nay, Trang cho biết em thích nhất đề thi Sinh Toán và Tiếng Anh, đây cũng là môn thi Trang tự tin làm tốt nhất

Thí sinh nhẹ nhõm, thở phào rời phòng thi sau chuỗi ngày vất vả vượt vũ môn

Thí sinh nhẹ nhõm, thở phào rời phòng thi sau chuỗi ngày vất vả “vượt vũ môn”

Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, phụ huynh và thí sinh vội vã rời điểm thi về quê

Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, phụ huynh và thí sinh vội vã rời điểm thi về quê

Vẻ mệt mỏi của phụ huynh sau chuỗi ngày vất vả đưa con đi thi

Vẻ mệt mỏi của phụ huynh sau chuỗi ngày vất vả đưa con đi thi

Một phụ huynh ở Sơn Tây lỉnh kỉnh đồ đạc cùng con rời Thủ đô về quê

Một phụ huynh ở Sơn Tây lỉnh kỉnh đồ đạc cùng con rời Thủ đô về quê

Hai bố con sỹ tử vội vã ra xe về nhà

Hai bố con sỹ tử vội vã ra xe về nhà


Đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) ùn tắc cục bộ sau buổi thi môn Sinh chiều nay.

Đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) ùn tắc cục bộ sau buổi thi môn Sinh chiều nay.

Hà Trang

Ảnh: Trần Văn



Xem nguồn

Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2016: Sẽ đối sánh kết quả thi giữa các Hội đồng thi

Posted: 04 Jul 2016 07:06 AM PDT



Họp báo kết thúc kỳ thi THPT 2016 (Ảnh: Mai Châm)

Họp báo kết thúc kỳ thi THPT 2016 (Ảnh: Mai Châm)

Kỳ thi nghiêm túc đã tạo được niềm tin

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 120 cụm thi (Hội đồng thi), gồm: 50 cụm thi tốt nghiệp do sở GDĐT chủ trì và 70 cụm thi đại học do trường đại học chủ trì với 1.452 điểm thi (cụm thi tốt nghiệp: 672 điểm thi và cụm thi đại học: 780 điểm thi); 31.292 phòng thi (cụm thi tốt nghiệp: 10.391 phòng thi và cụm thi đại học: 20.901 phòng thi); huy động 81.153 cán bộ, giáo viên phổ thông, giảng viên đại học tham gia tổ chức Kỳ thi.

Tỷ lệ học sinh tới dự thi rất cao, đạt gần 99% (môn: Toán 99,11%; Ngoại ngữ 96,00%; Ngữ văn 99.03%; Vật lý 98.70%, Địa lý 98.65%; Hóa học 98.47%, Lịch sử 96,38%).

Bộ đã thành lập 14 đoàn thanh tra cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra của các Sở GD&ĐT và các trường đại học chủ trì cụm thi đến thành tra, kiểm tra các điểm thi nhất là ở khâu coi thi, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm, hỗ trợ các Hội đồng thi thực hiện đúng quy chế.

Năm nay với sự tham gia của gần 75.000 tình nguyện viên; nhiều địa phương, các tổ chức và nhân dân đã hỗ trợ chỗ ở miễn phí, suất ăn miễn phí cho thí sinh và người nhà với số lượng vượt xa so với nhu cầu. Các địa phương tổ chức đưa đón thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo đến các điểm thi… Tất cả đã tạo nên tình cảm ấm áp, môi trường thân thiện giúp thí sinh yên tâm làm bài tốt hơn.

Theo thứ trưởng Ga, kỳ thi được tổ chức thành công do cụm thi trường đại học chủ trì được tổ chức ở tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước. Sự mở rộng số lượng cụm thi quốc gia là một thách thức lớn đối với bộ nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng và sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa pương trong cả nước, sự hỗ trợ của các bộ, ngành, trách nhiệm cao của các trường ĐH, Sở GD&ĐT nên kỳ thi đã được tổ chức thành công.

Tất cả các thí sinh, kể cả trường hợp ốm đau phải cách ly, không tự viết bài được cũng đã được các Hội đồng thi tạo điều kiện để có thể tham dự Kỳ thi. Quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương, nhất là các địa phương có các huyện, xã miền núi, hải đảo đã quan tâm sâu sát đến những thí sinh là người dân tộc thiểu số, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; không có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn hay giao thông cách trở không đến được trường thi.

Thứ trưởng Ga khẳng định: "Tổ chức cụm thi ở tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước có tể xem như là một phép thử quan trọng để tiếp tục đổi mới công tác thi tuyển sinh nhẹ nhàng, hiệu quả hơn trong những năm sắp tới. Sự thành công trong mô hình tổ chức cụm thi trên cả nước đã tạo được niềm tin trong xã hội về tính công bằng, nghiêm túc của kỳ thi".


Thứ trưởng Ga phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: Mai Châm)

Thứ trưởng Ga phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: Mai Châm)

Ngày 20/7 công bố điểm thi cho thí sinh

Đối với đề thi, thứ trưởng Ga cho rằng, đề thi đã đạt được yêu cầu của kỳ thi, không đánh đố, nội dung chủ yếu ở chương trình lớp 12, vừa sức thí sinh, có tính phân loại cao, đặc biệt là nhóm các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao, điều này cải thiện được phổ điểm giúp cho các trường ĐH,CĐ tuyển sinh được thuận lợi, nhất là các trường tốp trên.

Theo đánh giá, đề thi năm nay tạo tâm lý thoải mái, hứng thú, sáng tạo cho thí sinh khi làm bài thi, có nhiều nội dung liên hệ với thực tiễn, đồng thời có tính phân hóa cao, đáp ứng được hai mục tiêu của kỳ thi vừa xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH,CĐ.

Đối với công tác chấm thi, theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm nay chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến hai số thập phân, không quy tròn điểm đến 0,25 .

Các Hội đồng thi công bố kết quả sau khi đã hoàn tất công tác chấm thi trước ngày 20/7 . Đồng thời Bộ sẽ đối sánh giữa kết quả thi lưu tại Hội đồng thi với kết quả thi được cập nhật vào hệ thống quản lý thi THPT quốc gia.

Không xảy ra nghẽn mạng khi truy cập kết quả thi

Thứ trưởng Ga cho biết, các Hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi đã hoàn tất công tác chấm thi và đối sánh giữa các kết quả lưu tại Hội đồng với kết quả thi được cập nhật vào hệ thống quản lý thi THPT quốc gia. Bộ đảm bảo không xảy ra nghẽn mạng khi thí sinh truy cập kết quả thi.

Thứ trưởng Ga lưu ý các cụm thi làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, ưu tiên đường truyền tại thời điểm công bố kết quả thi.

PV



Xem nguồn

BỐ bán vé số nuôi hai con bại não khi MẸ BỎ RƠI con

Posted: 04 Jul 2016 07:05 AM PDT



Dù cuộc sống hiện tại vất vả, rau cháo qua ngày nhưng người cha vẫn ngày ngày bán kẹo, bán vé số vẫn luôn hi vọng rằng 2 con của mình sẽ khỏe mạnh trở lại.

Qua bao nhiêu con hẻm, bao nhiêu con đường đất đá, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến nơi trọ của anh Đặng Hữu Nghị (sinh năm 1977, quê Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Chưa vào đến phòng đã nghe thấy tiếng anh Nghị nói liên tục: "Ngoan nào, nghe lời ba nha, ngồi xuống đây chơi, đừng nghịch nữa".

Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi khi chạm ngõ căn phòng trọ nhỏ, sạch sẽ là hình ảnh anh Nghị đang chơi đùa cùng 2 đứa con trai gầy guộc, hiếu động. Câu chuyện bắt đầu bằng giọng nói nghẹn ngào: "Vợ chồng trẻ cưới nhau, ai chẳng mong sinh ra những đứa con khỏe mạnh, bụ bẫm. Hay tin vợ có bầu, cả nhà ai cũng mừng. Đến khi sinh cháu ra mới biết sự phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác…", anh Nghị tâm sự.

B1

Anh Nghị và 2 người con bị bại não.

Không nỡ bỏ con

Năm 2004, vợ chồng anh Nghị vui mừng khôn xiết khi chào đón đứa con trai đầu lòng. Anh chị đặt tên con là Đặng Hữu Toàn, Toàn sinh ra chỉ nặng 2kg nên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ ba mẹ. Trong 2 năm đầu tiên, bé có nhiều biểu hiện lạ như không tăng cân, đầu nhỏ, hay sốt và quấy khóc.

Anh Nghị tất tả bế con đi khắp các bệnh viện ở Huế, vào đến bệnh viện Trung Ương, anh nhận tin sét đánh là con bị bại não bẩm sinh, có lớn mà không có khôn. Chưa thể tin vào sự thật đang diễn ra trước mắt, anh Nghị lại tiếp tục đưa con ra Hà Nội, tìm đến các bệnh viện lớn nhỏ để thăm khám. Đáp lại những nỗ lực ấy là cái lắc đầu bất lực của các bác sĩ. Lúc này, vợ chồng anh mới chấp nhận sự thật đã sinh ra đứa con tật nguyền.

"Nhìn đứa con càng ngày càng lớn nhưng không có nhận thức, ú a ú ớ như người mất hồn, tay chân cứ mãi nhỏ bé, vợ chồng tôi khóc hết nước mắt. Hàng xóm bắt đầu đồn thổi do vợ chồng tôi ở ác, kinh tế gia đình cùng suy sụp vì chữa trị cho con." – anh Nghị nhớ lại.

b2

b3

Một tay anh chăm bẵm cho 2 con từng li từng tí.

Không tính sinh thêm con nhưng vì vỡ kế hoạch nên vợ chồng anh Nghị đón đứa trẻ thứ 2 chào đời vào năm 2007. Lại một bé trai và lại… giống bé trước. Đến lúc này, cả 2 vợ chồng chỉ biết gục đầu vào nhau mà than khóc, kêu trời không thấu. "Cứ tưởng đứa thứ 2 sẽ lành lặn, xem như món quà đền đáp, nhưng thật không ngờ… Một người con đã không thể chạy chữa được, giờ thêm đứa nữa, lấy tiền đâu ra mà nuôi?" – anh Nghị kể lại trong xúc động.

Hai đứa trẻ càng ngày càng lớn nhưng không nói được, chỉ ú ớ quẫy đạp, phá phách không yên, vợ chồng chị nhìn nhau, cắn răng cày cuốc cơm cháo nuôi con qua ngày. Năm 2010, anh Nghị quyết định bồng bế vợ con vào Nam sinh sống, tìm kiếm cơ hội chữa trị cho 2 con. Anh và vợ thuê tạm căn nhà nhỏ, ngày ngày thay nhau người đi bán vé số, người ở nhà trông con.

Được vài tháng, thấy cuộc sống cơ cực, vợ chồng anh lại về quê kiếm kế mưu sinh. Năm 2012, vì không thể hòa giải được mẫu thuẫn cá nhân mà vợ chồng anh Nghị quyết định ly hôn. Vợ anh nhận nuôi đứa nhỏ, phần anh đứa lớn. Năm 2013, anh lại bồng con Nam tiến tìm cách làm ăn, sống qua ngày. Bản thân bị gai cột sống nặng nên anh Nghị không làm được việc nặng, hằng ngày, anh nhận ít vé số rồi bồng con dạo khắp các quán nhậu, quán ăn ở Sài Gòn để chào bán những tấm vé số với số tiền lời ít ỏi.

"Nó không nói được nhưng vẫn có cảm xúc"

Cuộc sống của anh Nghị rơi vào tận cùng bế tắc và thiếu thốn khi vợ anh quyết định giao luôn đứa nhỏ cho anh. Nhiều đêm nằm trăn trở, anh Nghị có ý định bỏ con ở ngôi chùa nào đó rồi bỏ đi biệt xứ. Ý định ấy chưa kịp thực hiện thì nhiều đêm anh nằm mơ thấy các con anh bị người ta đánh đập dã man, khóc thét và chạy đến ôm chầm lấy anh. Choàng tỉnh, anh biết dự định của mình sẽ không bao giờ thực hiện được vì "con tôi, chúng nó có cảm xúc, vẫn biết thương cha nó".

b4

Gần như toàn bộ thời gian trong ngày, anh Nghị đều dành để chơi đùa cùng 2 con.

Cơ thể hai đứa trẻ yếu ớt thường xuyên bị đau ốm khi ở ngoài nắng quá lâu, hay đi về đêm khuya quá lạnh. Anh Nghị lại không nỡ gửi con cho ai vì biết chúng quấy hơn những đứa trẻ bình thường khác. Mỗi tuần anh chỉ bán chừng 3-4 buổi, từ lúc mặt trời vừa tắt đến khoảng 10h thì về. Thời gian còn lại, anh ở nhà chăm con.

Mọi sinh hoạt từ cơm nước, giặt giũ, sinh hoạt cá nhân của con, một tay anh Nghị phải lo lắng, chăm bẵm. Hai đứa con anh tuy đã lớn nhưng vẫn chưa thể nói chuyện, riêng thằng nhỏ thì liên tục tự đánh vào mặt, đánh vào những thứ mà nó nhìn thấy và thậm chí là ăn bất kì thứ gì cầm được trên tay.

"Thấy con tự đánh vào mặt mình đến đỏ tấy mà tôi xót ruột lắm, tôi nhìn con bất lực vì không thể hiểu được con muốn gì. Phận làm cha như tôi thật đánh trách, tôi càng thương con và quyết sẽ không bao giờ xa con nửa bước" – anh Nghị nghẹn ngào.

b5

Thu nhập của 3 cha con dựa hết vào những cây kẹo mút, kẹo cao su hay những tấm vé số. 



Source link

Lớp ngoại khóa “học từ phim” miễn phí cho trẻ em

Posted: 04 Jul 2016 06:25 AM PDT


Với sân chơi này, các em sẽ không chỉ được thưởng thức những tác phẩm điện ảnh ý nghĩa dành cho thiếu nhi, mà sau đó còn được tham gia lớp ngoại khóa để cảm nhận sâu hơn thông điệp của bộ phim và biến chúng thành những kỹ năng sống thiết yếu cho bản thân mình. Sân chơi dành cho các gia đình có trẻ em trong độ tuổi từ 3-11 do Trường Ngoại khoá TOMATO phối hợp tổ chức với Art House Saigon và hoàn toàn miễn phí.

Chương trình đầu tiên của chuỗi hoạt động này sẽ diễn ra vào ngày 9/7/2016 với chủ đề "Con lớn cùng cây lá", với mục đích góp phần nâng cao nhận thức của trẻ em về các vấn đề môi trường. Hoạt động của chương trình gồm hai phần là "Từ rạp phim" và "Đến lớp học". Với "Từ rạp phim", các em thiếu nhi sẽ được thưởng thức một bộ phim hoạt hình với thông điệp hãy giữ gìn mầm xanh cho trái đất đang chết dần trong biển rác và được học cách tái chế những vật dụng tưởng chừng như đã bỏ đi thành những món đồ chơi ngộ nghĩnh cho mình ngay tại buổi xem phim. Hoạt động "Đến lớp học" được tổ chức sau đó, gồm một buổi học ngoại khóa để hướng dẫn các em thực hành tiết kiệm, có ý thức trách nhiệm hơn trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường.

Bà Nguyễn Thúy Uyên Phương – Giám đốc Đào tạo Trường ngoại khóa TOMATO đại diện Ban tổ chức chia sẻ: "Trẻ em có thiên hướng học và ghi nhớ bằng hình ảnh rất tốt. Vì vậy, điện ảnh là một trong những ngôn ngữ gần gũi nhất với trẻ nhỏ và là nguồn cảm xúc giúp các em trở thành những con người có đời sống tinh thần phong phú, biết yêu thương. Chúng tôi mong rằng sân chơi này không chỉ sẽ mang đến cho các em những góc nhìn thú vị về cuộc sống, mà còn góp phần tạo ra một "không gian kết nối" giữa cha mẹ và con cái thông qua việc cùng ngồi bên nhau xem một bộ phim, cùng chia sẻ mối quan tâm về một vấn đề nào đó".

Bà Phương cũng cho biết thêm, qua nhiều năm làm việc với các gia đình và trẻ nhỏ, bà nhận thấy các bậc phụ huynh ngày càng bận rộn và dành thời gian cho con ít đi. Bên cạnh đó, việc thiếu các sân chơi chung cho gia đình trong cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách giữa các thế hệ. Vì vậy, phụ huynh được khuyến khích tham gia cùng con trong các hoạt động nêu trên để có cơ hội gần gũi và hiểu con mình hơn.

Để đăng ký và nhận vé mời tham dự miễn phí, phụ huynh có thể truy cập website www.tomato.edu.vn hoặc gọi số hotline 0906.616.212.



Xem nguồn

Comments