Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kỷ yếu học sinh già nua sau 50 năm họp lớp

Posted: 25 Jul 2016 09:07 AM PDT


– Bộ ảnh kỷ yếu lớp 12A2 Trường THPT Tiên Lãng – Hải Phòng khiến người xem thích thú khi tạo ra cảnh tương lai sau 50 năm.

Do quá bận với việc ôn thi ĐH nên lớp 12A2 chụp kỷ yếu muộn và đây cũng là lớp cuối cùng của trường chụp ảnh kỉ yếu. Cũng chính vì vậy, để không trùng với ý tưởng của các lớp khác, các thành viên trong lớp đã thống nhất ý tưởng độc đáo là chụp kỷ yếu về tương lai 50 năm sau theo "phong cách" các cụ.

Ý tưởng này do Phạm Thúy Phương đề xuất sau một lần về quê thăm bà nội và những cuộc trò chuyện giữa hai thế hệ. Phương chia sẻ: "Trong một lần em về nội chơi, chợt có suy nghĩ không biết liệu rằng đến tầm tuổi như ông bà mình sẽ ra sao và các bạn trong lớp lúc đó sẽ như thế nào. Và lúc đó em nghĩ ngay tới khung cảnh buổi họp lớp của tất cả các thành viên sau 50 năm”.

“Sau khi em đề xuất ý tưởng này thì không ngờ nhận được sự nhất trí ngay của tất cả các bạn", Phương cho biết.

Nhiếp ảnh Nguyễn Phú Hưng cho biết, sau khi nhận được lời đề nghị thực hiện bộ ảnh kỷ yếu với ý tưởng hết sức độc đáo này, anh đã nhận lời ngay.

Sau khi chia sẻ trên mạng xã hội Facebook bộ ảnh khiến nhiều người thích thú về ý tưởng sáng tạo và hài hước.

Bộ ảnh không chỉ là kỷ niệm đáng nhớ những năm tháng THPT bên nhau, mà còn như một lời nhắc nhở đến mỗi thành viên: "Phải gắng sống tốt trên đường đời, để 50 năm sau gặp lại nhau, chúng ta vẫn sẽ được vui vẻ như những năm tháng tuổi 18".

Ảnh kỷ yếu, họp lớp
Ảnh kỷ yếu, họp lớp
Ảnh kỷ yếu, họp lớp
Ảnh kỷ yếu, họp lớp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM



Xem nguồn

Điểm chuẩn dự kiến của các trường đại học

Posted: 25 Jul 2016 08:25 AM PDT


Nhiều đại học dự kiến điểm chuẩn giảm

Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, điểm trúng tuyển vào các ngành, chương trình của trường năm nay sẽ giảm nhẹ, đồng thời sẽ có sự phân tốp mạnh hơn giữa các ngành, chương trình so với năm 2015.

Trường xét tuyển 4 tổ hợp: A00 (Toán,Vật lý, Hóa học); A01 (Toán, Vật lý, Anh văn); D01 (Toán, Ngữ văn, Anh văn) và B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), chương trình trình định hướng ứng dụng (POHE) chỉ xét tuyển tổ hợp A01, D01 với tiếng Anh là môn chính hệ số 2, ngành Ngôn ngữ Anh chỉ xét tuyển tổ hợp D01 với tiếng Anh là môn chính hệ số 2. Các tổ hợp xét tuyển của vào các ngành, chương trình một cách bình đẳng, tức là điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xét tuyển bằng 0 (không).

Nguyên tắc xét tuyển của nhóm GX: Thí sinh có thể đăng ký 4 NV vào 4 trường của thuộc nhóm GX (mỗi trường 1 NV) thay vì chỉ được đăng ký vào 2 trường nếu đăng ký vào các trường không thuộc nhóm GX (mỗi trường 2 NV), điều này giúp thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành mình yêu thích hơn.

Với phổ điểm này, dự kiến điểm chuẩn của các trường thuộc ĐH Đà Nẵng năm nay sẽ không thay đổi so với năm ngoái. Theo đó, điểm chuẩn năm 2015 vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng có điểm chuẩn cao nhất là 24 với ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật cơ điện tử; Trường ĐH Kinh tế có Khoa Kinh doanh quốc tế lấy điểm chuẩn cao nhất là 23,75; Trường ĐH Sư phạm có điểm chuẩn cao nhất là khoa sư phạm toán học (khối A, A1) với 24,25 điểm.

{keywords}
Ảnh: Lê Văn

Trường ĐH Thủy lợi nhận định mặt bằng chung điểm thi năm nay cao hẳn thì hiếm, phổ điểm tập trung ở giữa, từ 4-8, nhiều nhất là 5-7. Với mặt bằng chung này, điểm chuẩn sẽ giảm 1-2 điểm

Nhận định ban đầu của một số chuyên gia tuyển sinh, với phổ điểm năm nay thì các trường khối y dược, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội… nhiều khả năng dự kiến điểm chuẩn vẫn sẽ tương đương như năm ngoái.

Theo đó, điểm chuẩn vào ĐH Ngoại thương năm 2015 – ngành Kinh tế ở mã tổ hợp A00 lập kỷ lục ở mức điểm chuẩn là 27,25. Mức điểm thấp nhất để trúng tuyển vào trường là 24,5.

Điểm trúng tuyển ngành cao nhất của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2015 là 8,7 điểm (thang điểm 10).

Những ngành có điểm trúng tuyển 8,7 là: Kỹ thuật máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin.  Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là tiếng Anh chuyên nghiệp Quốc tế: 7,47

Năm 2015 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển vào trường có tổng điểm 3 môn từ 18 trở lên. Tuy nhiên năm nay trường có thể chỉ đưa ra mức điểm sàn ở mức 17. Điểm chuẩn của trường dự kiến sẽ giảm từ 1 – 1,5 điểm tùy theo ngành. Năm ngoái, điểm chuẩn trường này nhân hệ số 2 môn chính, ngành có điểm chuẩn cao nhất 31,5 (công nghệ kỹ thuật cơ điện tử) và thấp nhất 22,75 (thiết kế thời trang).

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, dự đoán điểm chuẩn có thể giảm mạnh. Cụ thể điểm chuẩn các ngành 17 – 20 (năm ngoái) có thể giảm xuống 15 – 18 tùy ngành.

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng các ngành năm ngoái điểm chuẩn cao có khả năng giảm nhẹ. Riêng nhóm ngành Y dược điểm chuẩn được nhà trường sẽ không giảm. Nhà trường dự kiến điểm sàn xét tuyển sẽ vẫn giữ ở mức bằng năm ngoái (17 điểm).

Dự đoán, điểm trúng tuyển của các trường tốp trên và tốp dưới sẽ không thay đổi nhiều so với năm ngoái. Riêng nhóm trường giữa vốn có điểm chuẩn dao động từ 19-20 điểm thì khả năng điểm chuẩn sẽ có biến động, nhất là các ngành không phải nhóm tổ hợp môn truyền thống khả năng điểm sẽ giảm.

Năm 2016, Trường ĐH Công Đoàn chỉ xét tuyển thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH,CĐ năm 2016 đạt từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT trở lên và không có môn thi nào trong tổ hợp môn xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống. Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.

Trường ĐH Hà Nội chỉ tuyển thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016 tạị các cụm thi do các trường ĐH,học viện chủ trì tổ chức, có tổng điểm 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt 15 điểm trở lên (thang điểm 10, chưa nhân hệ số) được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Nguyên tắc xét tuyển: từ trên cao xuống thấp, xét nhiều đợt cho hết chỉ tiêu của từng ngành.

Nếu thí sinh không trúng tuyển NV1, sẽ được chuyển sang NV 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký NV1 vào ngành đó.

Xem tiếp dự kiến điểm chuẩn các trường mới công bố TẠI ĐÂY.



Xem nguồn

Thí sinh 10 điểm Lý, 0 điểm Toán: Công an vào cuộc xác minh

Posted: 25 Jul 2016 07:43 AM PDT


Liên quan đến điểm thi bất thường của thí sinh N.S.H, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Nghệ An đã vào cuộc xác minh.

Liên quan đến điểm thi bất thường của thí sinh N.S.H, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Nghệ An đã vào cuộc xác minh.

Chiều ngày 25/7, nguồn tin riêng của Dân trí cho hay, theo đề nghị của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2016 cụm thi Vinh, Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA 83) Công an tỉnh Nghệ An đã vào cuộc xác minh những thông tin xung quanh điểm số "bất thường" của thí sinh N.S.H (Trường THPT Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An). Hiện PA 83 đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc do Trường ĐH Vinh cung cấp.

Như thông tin đã đưa trước đó, thí sinh N.S.H dự thi tại phòng thi số 0123, điểm thi số 5, Cụm thi số 35 do Trường ĐH Vinh chủ trì. Kết quả, thí sinh H. đạt 10 điểm môn Vật lý, 8 điểm môn Hóa học, 2,5 điểm môn Văn học, 2,13 điểm môn Ngoại ngữ và 0 điểm môn Toán.

Trước điểm số "bất thường" của thí sinh này, Trường ĐH Vinh cũng đã thành lập hội đồng kiểm tra. Chiều ngày 22/7, thông tin với báo chí, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bình – Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Vinh cho hay, kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy điểm số của thí sinh N.S.H đúng với kết quả bài làm. Môn Toán thí sinh không làm bài và nộp giấy trắng.

Việc bố trí cán bộ coi thi, đánh số báo danh thí sinh, phát đề thi cho thí sinh được tiến hành đúng quy chế. Kiểm tra sơ đồ phòng thi và kết quả thi môn Vật lý của phòng thi số 0123, Hội đồng thi thấy thí sinh N.S.H có cùng mã đề thi (MĐ381) với 01 thí sinh được 10 điểm môn Vật lý, hai thí sinh này được bố trí chỗ ngồi theo đúng quy định. Hội đồng thi không có căn cứ xác định vi phạm quy chế thi trong trường hợp này.

Trong khi đó, trao đổi với PV, thí sinh N.S.H cho rằng, môn Toán em không làm bài. Môn Vật lý và môn Hóa học thí sinh tự làm một số câu, những câu còn lại thí sinh "khoanh bừa đáp án". Tuy nhiên, trên trang facebook cá nhân của thí sinh này ngay sau khi thời gian thi môn Vật lý kết thúc (chiều ngày 2/7), cho thấy, thí sinh này "ngó được 50 câu".

"Lý 10 điểm, Hóa 8 điểm nhưng Toán 0 điểm, rõ ràng là không bình thường. Trong phòng thi có 3 thí sinh cùng tên, số báo danh gần nhau, điểm số hai môn Vật lý và Hóa học tương đương nhau, chỉ có khác biệt về kết quả thi môn Toán. Hiện PA83 đang nghiên cứu toàn bộ hồ sơ liên quan đến quy trình tổ chức thi, xem thi, rọc phách, chấm thi, vào điểm đối với thí sinh N.S.H. Mọi việc đang được tiến hành nên chưa thể thông tin cụ thể hơn", nguồn tin của Dân trí cho hay.

Hoàng Lam



Xem nguồn

Quảng Trị: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt gần 90%

Posted: 25 Jul 2016 07:01 AM PDT


Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016, toàn tỉnh Quảng Trị có 8.185 thí sinh tham gia dự thi, chia làm 2 cụm thi do Sở GD-ĐT tỉnh chủ trì chỉ xét tốt nghiệp và Cụm thi 38 xét tuyển Đại học do ĐH Kinh tế Huế chủ trì.

Nhìn chung, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại các trường tương đối đồng đều, phản ánh đúng thực chất đào tạo của các trường học trên địa bàn tỉnh.

Thí sinh Quảng Trị hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016

Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay tương đương so với năm 2015. Có 22 trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn tỷ lệ chung của tỉnh và 19 trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp thấp hơn. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và Trung tâm GDTX Hải Lăng có học sinh đỗ tốt nghiệp cao nhất, với tỷ lệ 100%.

Một số trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao như: Trường THPT thị xã Quảng Trị 99,14%; Trường THPT Đông Hà 99,13%; Trường PTDTNT tỉnh 98,92%; Trường THPT Triệu Phong 98,38%…

Trường THPT A Túc và Trung tâm GDTX thành phố Đông Hà đạt tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất với 60%. Không có trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt dưới 50%.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 được tổ chức tại Quảng Trị khá chu đáo, đúng quy trình và quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đều thực hiện nghiêm túc, đúng với quy chế mới được quy định. Không có trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi. Công tác thi, chấm thi gồm in sao đề, vận chuyển, bảo mật… đảm bảo an toàn tuyệt đối. Công tác điều hành tổ chức triển khai thi được thực hiện đúng quy chế.

Đ. Đức



Xem nguồn

Trương Đình Anh tiêu tiền và dạy con ra sao?

Posted: 25 Jul 2016 06:19 AM PDT


“Từ khi tay trắng đến khi có tiền, cách sống của tôi rất ít thay đổi. Khi bạn tự tay kiếm ra từng đồng tiền, bạn sẽ ít khi tiêu chúng một cách hoang phí. Tôi cũng không định dành cho các con mình một sự khởi đầu xa xỉ”.

Đây là những chia sẻ hiếm hoi của Trương Đình Anh khi ông mới được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của Tập đoàn FPT.

Nếu có trong tay 1 triệu USD, bạn sẽ làm gì?

Trương Đình Anh

Trương Đình Anh viết trên blog của mình: Tôi cùng từng suy nghĩ rất nhiều khi tự đặt cho mình câu hỏi này. Lúc chưa có tiền, tôi nghĩ mình sẽ tậu nhà to, sẽ chơi “siêu xe”, sẽ ăn tiêu thỏa thích.

Tôi vào đời rất sớm với hai bàn tay trắng. Tôi rời trường đại học nhưng không được nhận bằng vì “trốn học” nhiều quá. Tôi là một trong vài sinh viên hiếm hoi bị giữ bằng.

Tôi rời ngân hàng vào cuối năm 1993 và gia nhập FPT với mức lương 800.000 đồng/tháng tương đương 70 USD thời bấy giờ. Những năm đầu tiên ở FPT, tôi luôn sống trong tình trạng lương không đủ tiêu. Tôi may mắn là nhiều lần được lãnh đạo tăng lương, rồi nghe theo nhiều đề nghị của tôi và tôi tiếp tục phục vụ FPT.

Tôi có được 100 USD đầu tiên vào năm 1984, khi mới 14 tuổi. Tôi có được 100 ngàn USD đầu tiên vào năm 2001 nhưng không phải từ FPT. Tôi có được 1 triệu USD đầu tiên vào năm 2004 cũng không phải từ FPT.

Cuối năm 2001, tôi đến Phú Mỹ Hưng (PMH), Quận 7, TP HCM. Tôi và bà xã tiến hành “đầu tư mạo hiểm” vào PMH, bỏ ngoài tai nhiều lời can ngăn. Là những người tiên phong, chúng tôi đã cầm đầu trong hầu hết các trào lưu đầu tư ở PMH.

Trong 12 năm, tôi đã thăng tiến từ một lập trình viên thành một Ủy viên HĐQT Tập đoàn FPT. Kinh nghiệm của tôi là nắm thật chặt bất cứ cơ hội nào có được và đặt vào đây tất cả tâm huyết.

Tôi đầu tư vào FPT đầy hứng thú như khi đầu tư vào PMH. Tôi quan niệm những giá trị mà mình có được từ FPT là một quá trình tự nhiên khi đã đặt toàn bộ niềm tin và cả cuộc đời mình vào FPT.

Không dành cho các con sự khởi đầu xa xỉ

Từ khi tay trắng đến khi có tiền, cách sống của tôi rất ít thay đổi. Khi bạn tự tay kiếm ra từng đồng tiền, bạn sẽ ít khi tiêu chúng một cách hoang phí. Tôi cũng không định dành cho các con mình một sự khởi đầu "xa xỉ". Tôi mong muốn các con mình được học hành đầy đủ và rồi tự tìm cho mình một con đường, để gắn bó lâu dài, trung thành như tôi đã từng trải nghiệm ở FPT.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trương Đình Anh từng có tuyên bố gây sốc là "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi". Đầu năm 2011, bước vào tuổi 41, Đình Anh đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc tập đoàn FPT.

Đối với gia đình tôi, 5% những gì chúng tôi có là hoàn toàn đủ để chúng tôi sống tốt. 5% nữa có thể giúp chúng tôi sống một cách thoải mái hơn. Vậy 90% còn lại, tôi có thể làm gì để cuộc sống của mình có ích hơn, phù hợp với những gì mình tâm huyết?

Tôi rất hâm mộ nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng phần lớn thời gian và tài sản để phục vụ xã hội, chỉ có như vậy 90% tài sản kia mới được sử dụng một cách nhân bản, hiệu quả và có ích – thay vì cứ giữ chặt chúng ở trong két sắt hay trong ngân hàng.

Tôi dự kiến trong tương lai, khi rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp sẽ quyên phần lớn tài sản của mình vào một Quỹ và dành toàn bộ thời gian để phát triển và phục vụ cho nhiều lợi ích xã hội.

(Nguồn: Blog Trương Đình Anh)
 

Năm 1998, Đình Anh lấy vợ. Tám năm kể từ ngày cưới, vợ chồng Đình Anh liên tục "ra lò" tới 4 cậu con trai.
Điều khiến rất nhiều người ngạc nhiên là không hiểu lý do vì sao vợ của Trương Đình Anh, vốn là một phụ nữ có năng lực và năng động (trước khi lấy chồng là Thư ký Giám đốc của Mitsubishi Constrution) lại chấp nhận ở nhà và chỉ… đẻ.
Thế nhưng, cũng rất ít người biết rằng,
ngay sau khi hết việc tại công ty, Trương Đình Anh về thẳng nhà với vợ, chơi với con và gần như không giao du với ai sau giờ làm việc.
Bốn cậu con trai của Trương Đình Anh đều được đặt tên là Anh. Con trai lớn được đặt tên giống hệt bố là Trương Đình Anh, con trai thứ hai là Trương Quốc Anh, con trai thứ ba là Trương Vũ Anh, con út là Trương Hiếu Anh.
Giải thích về quyết định sinh con hàng loạt và đều mang tên Anh của 2 vợ chồng, Đình Anh nói: "Lên 10 tuổi bố mẹ tôi mới có thêm em bé, tuổi thơ của tôi khá buồn vì thiếu bạn chơi. Vì thế, tôi và vợ sinh nhiều con để chúng có bạn chơi với nhau. Chúng tôi đặt tên Anh cho con của mình với kỳ vọng chúng sẽ làm được những điều chúng tôi chưa thể hoàn thành".
(Nguồn: Thanh niên)



Xem nguồn

Điểm thi THPT trung bình 7.0 – Học bổng lên tới 260 triệu đồng

Posted: 25 Jul 2016 05:36 AM PDT


Điểm TB từ 7.0 – Học bổng lên tới 50% trong tầm tay

Sau thời gian dài đèn sách, dành mọi tâm huyết cho việc ôn luyện, các em học sinh lớp 12 đã nhận được kết quả cho những nỗ lực của mình bằng điểm số kỳ thi THPT quốc gia. Với mong muốn mang đến món quà ý nghĩa dành tặng thành tích xuất sắc của các em, British University Vietnam (BUV) cấp không giới hạn các suất học bổng từ 15% đến 50% dành cho TẤT CẢ học sinh có điểm TB từ 7.0 trở lên. Đây là học bổng khuyến học áp dụng cho mọi ngành học với kỳ nhập học linh hoạt. Cơ hội dành cho tất cả sinh viên tương lai trên toàn quốc. Cụ thể như sau:

100% Học sinh đạt điểm TB từ 9.0 trở lên sẽ nhận được Học bổng trị giá 50% học phí

100% Học sinh đạt điểm TB từ 8.0 trở lên sẽ nhận được Học bổng trị giá 30% học phí

100% Học sinh đạt điểm TB từ 7.0 trở lên sẽ nhận được Học bổng trị giá 15% học phí

Chi tiết về học bổng và các khóa học được giải đáp chi tiết qua Hotline: 096 662 9909 (Bộ phận Tuyển sinh).


Tất cả học sinh đạt điểm số TB từ 7.0 trở lên đều nhận được Học bổng từ BUV.

Tất cả học sinh đạt điểm số TB từ 7.0 trở lên đều nhận được Học bổng từ BUV.

Nhiều phương án hỗ trợ tài chính khác

Ngoài các suất học bổng giá trị kể trên, BUV có rất nhiều phương án hỗ trợ tài chính cụ thể giúp phụ huynh giảm gánh nặng tài chính cho khoản học phí còn lại. Vì vậy, theo học tại BUV là lựa chọn vô cùng thuận lợi, kể cả với những gia đình có điều kiện kinh tế hạng trung.

Trước hết, BUV áp dụng chính sách nộp học phí làm nhiều đợt, theo tháng, giúp nhẹ gánh tài chính đi rất nhiều cho cha mẹ.

Hơn nữa, học phí tại BUV tương đối ổn định qua các năm học. Một số trường quốc tế tăng học phí lên tới hơn 10% mỗi năm, khiến chi phí bị đội lên không hề nhỏ. Riêng tại BUV, học phí tăng rất ít, phụ huynh yên tâm về chi phí học đại học của con.

Ngoài ra, sinh viên BUV đến từ ngoài khu vực Hà Nội sẽ nhận được mức trợ cấp 3 triệu đồng/ tháng để lo chi phí sinh hoạt, chuyên tâm học hành.

Ngành học đa dạng với triển vọng nghề nghiệp cao

Học tại BUV, sinh viên có thể theo học rất nhiều chuyên ngành hấp dẫn với cơ hội nghề nghiệp rộng mở, bao gồm Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Marketing, Quản trị Du lịch, Tài chính Ngân hàng, Tài chính Kế toán, Tài chính và Kinh tế.

Các chương trình Cử nhân đều được cấp bằng bởi các ĐH công lập uy tín tại Anh Quốc: University of London và Staffordshire University, giúp sinh viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng và có được công việc thu nhập cao ngay sau khi ra trường.

Điểm số không phải là tiêu chí tuyển sinh

Là trường Đại học quốc tế, BUV xét tuyển không đặt nặng vấn đề điểm số hay kết quả học tập THPT. Học sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp là đủ điều kiện ứng tuyển vào trường.

Hồ sơ đăng ký nhập học vào BUV rất đơn giản, chỉ gồm đầy đủ chứng nhận tốt nghiệp, đơn xin nhập học và các giấy tờ cá nhân. Học sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên (hoặc tương đương) được xét thẳng vào khóa Dự bị Đại học. Trường hợp chưa có chứng chỉ ngoại ngữ, học sinh có thể theo học các lớp Tiếng Anh ngay tại BUV.


BUV có 100% giảng viên quốc tế.

BUV có 100% giảng viên quốc tế.

Chương trình Cử nhân chuẩn Anh Quốc

Chương trình học tại BUV được chuẩn hóa theo những đòi hỏi khắt khe của Vương Quốc Anh, được kiểm định bởi Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học (QAA) của Vương Quốc Anh cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. BUV mang đến cho sinh viên một môi trường học tập quốc tế chuyên nghiệp với 100% giảng viên quốc tế. Các giảng viên quốc tế sáng tạo về phương pháp, dày dặn về kinh nghiệm sẽ không chỉ truyền tải kiến thức chuyên môn mà còn khơi dậy cảm hứng học tập cho sinh viên.

Sinh viên được trải nghiệm các dự án thực tế, đến thăm và tìm hiểu cơ chế vận hành, chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp cũng như có cơ hội thăm quan học tập tại Anh Quốc và Malaysia.

Tương lai rộng mở

Mục tiêu đào tạo của BUV không phải bằng cấp mà là sự nghiệp và thành công trong tương lai của sinh viên. Tập trung phát triển từng cá nhân, các hoạt động của BUV giúp sinh viên rèn luyện và trưởng thành trong mọi mặt. Chuỗi hội thảo kỹ năng mềm, lớp kỹ năng sống, cơ hội thực tập từ năm 1 cùng 17 CLB đa dạng sẽ "mài giũa" từng sinh viên thành những viên ngọc sáng, sẵn sàng gia nhập thị trường lao động trong nước và nước ngoài hay tiếp cận học bổng thạc sỹ tại các đại học uy tín thế giới.

British University Vietnam là Đại học quốc tế duy nhất tại Việt Nam cung cấp chương trình Cử nhân đào tạo chuẩn Anh và nhận bằng tốt nghiệp hoàn toàn giống các sinh viên học tập tại Anh.

Các chương trình tại BUV được University of London và Staffordshire University cấp bằng với các khối ngành Du lịch, Marketing, Tài chính, Kinh tế, Kế toán.

Phòng Tư Vấn Tuyển Sinh: 0966 62 99 09

Website: www.buv.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/Britishuniversityvietnam



Xem nguồn

Nghịch lý nghề Lập trình: Việc đi tìm người

Posted: 25 Jul 2016 04:54 AM PDT


Đang làm cho một trong những doanh nghiệp phần mềm tên tuổi nhưng Trần Duy Nam (21 tuổi) vẫn chưa thể tin "nhiệm vụ" đi xin việc của mình lại dễ dàng hoàn thành đến vậy.

Nam kể: "Trước thời điểm em tốt nghiệp trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech 3 tháng, một số doanh nghiệp đã tìm đến tận trường để phỏng vấn tuyển dụng. Sau khi vượt qua các bài test mà bên doanh nghiệp đưa ra, cũng như cân nhắc kỹ, em đã quyết định lựa chọn làm việc tại một doanh nghiệp phần mềm lớn của thế giới có chi nhánh tại Việt Nam".

Các bạn sinh viên Aptech được các giảng viên hướng dẫn, cầm tay chỉ việc trong quá trình học

Không giấu được niềm vui, cô Nguyễn Ngọc Ánh – mẹ Nam cho hay, lúc đầu gia đình đã xác định khi Nam tốt nghiệp sẽ phải vất vả đi tìm kiếm việc làm, thậm chí thất nghiệp thời gian đầu. "Nay không những không phải mất công đi xin việc mà còn được doanh nghiệp đến tận trường để tuyển cháu vào. Tôi rất vui, vì cháu đã chọn đúng ngành nghề mà xã hội đang rất cần người", cô Ánh tâm sự.

Hiện, mức lương khởi điểm sau khi vừa ra trường của Nam khoảng 10 triệu đồng. Tuy chưa cao, nhưng theo Nam, ở độ tuổi của cậu, mức lương này là hoàn toàn chấp nhận được. "Em còn trẻ và cần học hỏi thêm nhiều để nâng cao trình độ. Khi đã có 3 – 4 năm kinh nghiệm, lương thưởng sẽ tự động tăng lên", Nam cho biết.

Tại Aptech, sinh viên sau khi tốt nghiệp đều được các doanh nghiệp "ưu ái" nhận vào làm. Nhiều trường hợp thậm chí được nhận vào làm khi còn chưa tốt nghiệp. Theo ông Lê Trường Tùng, đại diện Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech tại Việt Nam: "Các doanh nghiệp công nghệ đã chủ động liên hệ với nhà trường để tìm kiếm ứng viên tiềm năng ngay khi các em bước vào giai đoạn chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp. Tuy vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm của Aptech vẫn chưa thể đáp ứng "cơn khát" nhân lực của các doanh nghiệp này".

Theo ước tính của VietnamWorks, nếu tiếp tục tăng trưởng nhân lực ở mức 8%, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực CNTT mỗi năm và đến năm 2020 Việt Nam cần 1,2 triệu nhân lực CNTT, lúc đó sẽ thiếu hơn 500.000 người (chiếm hơn 78% tổng số nhân lực CNTT thị trường cần), gấp hàng trăm lần tổng số sinh viên một đại học lớn tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Hàng ngàn sinh viên Aptech tốt nghiệp mỗi năm nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường

Thiếu hụt nhân lực CNTT lớn đến mức buộc các doanh nghiệp như Samsung Việt Nam phải liên kết với các trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho các trung tâm phần mềm tại Hà Nội và TP.HCM, Intel tại Việt Nam tham gia sáng lập chương trình liên kết đào tạo kỹ sư cao cấp tại Việt Nam… Tuy vậy, cung vẫn không đủ cầu và các doanh nghiệp này buộc phải tuyển dụng nhân lực CNTT nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng thư ký VINASA cho biết, với những nhân sự mới ra trường, mức lương của họ khoảng 250 – 280 USD. Nhân sự đã có 3 năm kinh nghiệm là 400 – 600 USD, cấp Trưởng phòng khoảng 800 – 1.000 USD và các lãnh đạo cao cấp có thu nhập 1.500 – 2.000 USD/ tháng.

Rõ ràng, khác với các ngành nghề khác, người làm nghề lập trình đã không còn ở tư thế của "người tìm việc", mà đã chuyển sang "việc tìm người". Đây có thể xem như điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, và là tiêu chí quan trọng để các bạn trẻ cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai.



Xem nguồn

Nữ sinh Lào Cai lọt top 10 điểm thi khối B cao toàn quốc

Posted: 25 Jul 2016 04:11 AM PDT


Vừa học thầy, vừa học trên mạng

Theo công bố kết quả điểm thi THPT quốc gia, cụm Trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì tại tỉnh Lào Cai, tổ hợp khối B đại học (Toán, Hóa, Sinh) tại cụm thi này, thí sinh Đào Thanh Mai đạt số điểm cao nhất: 28, 65 điểm.

Thông tin từ Phòng Khoa giáo – Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Lào Cai cho biết, nếu cộng điểm ưu tiên khu vực (1,5), tổng điểm của Mai đạt 30,15. Số điểm này cao hơn số điểm thủ khoa của tổ hợp các khối khác tại cụm thi ĐH Luật và em lọt vào danh sách 10 thủ khoa có điểm cao nhất khối B toàn quốc năm 2016.

Chia sẻ với PV Dân trí về thành tích của mình, Mai cho biết, em không bất ngờ với kết quả vì đã so đáp án của Bộ GD&ĐT ngay sau khi hoàn thành kì thi. Tuy nhiên, em khá bất ngờ khi đạt thủ khoa khối B của cụm thi.

Nói về bí quyết học tập, Mai cho biết, từ bé em đã thích các môn Khoa học tự nhiên, một phần do định hướng của gia đình, phần nữa em thấy mình không hợp với các môn học thuộc.

Theo cô giáo chủ nhiệm, Mai là học sinh có điểm cao nhất lớp chuyên Toán, Trường THPT chuyên Lào Cai

Theo cô giáo chủ nhiệm, Mai là học sinh có điểm cao nhất lớp chuyên Toán, Trường THPT chuyên Lào Cai

Hàng ngày, em vừa học trên lớp vừa lên mạng học online của một số giáo viên nổi tiếng. Mai chia sẻ: "Mặc dù em không theo được đến cùng các khóa học online này nhưng nó đã giúp em đạt kết quả cao ở kì thi THPT quốc gia lần này. Nhờ việc tìm tòi tự học, ngoài việc thu nhận thêm kiến thức, nó còn giúp em các kĩ năng làm nhanh một đề thi, cách bấm máy tính, cách giải đề mẹo, kĩ năng làm trắc nghiệm…".

Đặc biệt, em vẫn thường chia sẻ với các bạn phương thức học tập của mình: Học kĩ lý thuyết sau đó "tấn công" xử lý bài tập.

Mai cho biết, để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia này, ngay từ lớp 10 và 11, em học rất kĩ lý thuyết. Vào học kì I của lớp 12, em "tăng tốc" giải đề. Mỗi tuần như vậy, Mai giải được từ 5-6 đề thi mỗi môn của các trường chuyên được đăng tải trên mạng.

Sang học kì II, em vừa giải đề, vừa làm các bài tập được giáo viên giao cho trên lớp với số lượng lớn hơn. Khoảng 1 tháng trước kỳ thi, em dường như dừng việc ôn luyện, chỉ xem lại những kiến thức cơ bản quan trọng nhất. Em cho rằng, thời gian sát nút này cần phải nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe thật tốt và chủ yếu xem lại các lỗi sai mình đã mắc trước đó.

Chỉ ước mơ làm bác sĩ

Được biết, Mai có học lực khá "đình đám" so với một học sinh ở tỉnh miền núi Lào Cai. Cả 12 năm phổ thông, em liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi. Mai cũng từng đoạt giải Nhì cuộc thi Toán tuổi thơ thành phố Lào Cai bậc tiểu học; giải Nhất cấp tỉnh và cấp thành phố thi học sinh giỏi môn Toán lớp 8; giải Nhì cấp tỉnh và cấp thành phố thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9.

Năm lên lớp 11, em tiếp tục đạt giải Nhì và lớp 12 đạt giải Nhất cấp tỉnh môn Toán. Đặc biệt, trong cuộc thi dành cho các trường chuyên vùng duyên hải và đồng bằng Bắc bộ năm 2015, Mai đoạt huy chương Đồng môn Toán…

Không những học giỏi, cô nữ sinh xinh xắn này còn năng nổ hoạt động đoàn

Không những học giỏi, cô nữ sinh xinh xắn này còn năng nổ hoạt động đoàn

Mai sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều là công chức nhà nước ở Lào Cai. Do địa bàn là tỉnh miền núi xa xôi phía Bắc nên Mai cho rằng, nhiều học sinh ở đây còn thiệt thòi so với học sinh thành phố. Trong khi học sinh thành phố được tiếp cận với nhiều giáo viên đầu ngành, học sinh miền núi như Mai vừa học thầy, vừa phải tự tìm tòi tài liệu để cập nhật thêm. Đặc biệt, người có ảnh hưởng rất lớn với việc học tập của Mai là anh trai, hiện đang học năm 3 ĐH Dược tại Hà Nội.

"Khi hai anh em còn học phổ thông cùng nhau, anh trai thường kèm em môn Hóa vì anh học chuyên Hóa. Các "bí kíp" thi ĐH, phần lớn đều do anh truyền lại cho em", Mai chia sẻ với chúng tôi.

Em cho biết thêm, bố mẹ mình không hề nặng nề chuyện học tập. Đặc biệt, do sức khỏe em không tốt, hễ thức khuya sẽ bị nhức đầu và hắt hơi nên mẹ không cho em thức khuya. Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến em chỉ có mong ước được vào ĐH Y và trở thành bác sĩ giỏi để sau này về chữa bệnh cho bà con.

Nhận xét về cô học trò xuất sắc của mình, cô Phượng, giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên Toán (Trường THPT chuyên Lào Cai) cho hay: Trong 3 năm làm chủ nhiệm lớp của Mai, cô thấy quả thực, Mai là học sinh xuất sắc nhất cả về thành tích học tập và cả công tác phòng trào của trường, lớp. Năm lớp 12, cô học trò này là lớp phó Văn – Thể của lớp chuyên Toán.

"Em Thanh Mai là học sinh chăm ngoan, xinh xắn, có trách nhiệm cả về học tập và năng nổ trong hoạt động đoàn. Trong những lần thi thử, em luôn đạt kết quả cao nhất. Có lần, em còn đạt điểm 10 môn Toán khi thi thử. Hiện, em là học sinh có điểm cao nhất lớp chuyên Toán. Thế nhưng em rất hòa đồng và thường giúp các bạn có học lực yếu hơn ở trong lớp", cô Phượng cho biết.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

ĐH Ngoại thương công bố mức điểm xét tuyển

Posted: 25 Jul 2016 03:29 AM PDT


Theo đó, mức điểm thấp nhất để thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển là 18 điểm đối với cơ sở Quảng Ninh, 22 điểm khối A và 20,5 điểm khối A1, D1, D2, D3, D4, D6 đối với cơ sở Hà Nội và cơ sở 2 TP. Hồ Chí Minh.

Điều kiện để thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương); có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; có điểm trung bình chung học tập từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm Khá trở lên.

Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 tại các cụm thi do các trường ĐH – HV chủ trì tổ chức, có tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của Nhà trường quy định trở lên, không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.

Thí sinh thi THPT quốc gia tại Hà Nội năm 2016

Thí sinh thi THPT quốc gia tại Hà Nội năm 2016

Thời gian xét tuyển từ 1/8/2016- 12h ngày 12/8/2016. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng đạt mức điểm xét tuyển vượt quá chỉ tiêu của mã xét tuyển, trường sử dụng tiêu chí phụ xét tuyển là xét ưu tiên điểm thi môn Toán đến xác định danh sách thí sinh trúng tuyển.

Cùng với đó, trường này cũng công bố mức học phí để thí sinh được biết trước khi nhập học. Theo đó, học phí năm học 2016- 2017 của cơ sở tại Hà Nội và Cơ sở 2 TP Hồ Chí Minh được thu theo mức 400.000đ/tín chỉ. (khoảng 15,65 triệu đồng/năm. Học phí Chương trình tiên tiến là 46 triệu đồng/năm.

Học phí chương trình chất lượng cao, chuyên ngành Kế toán- Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA là 710.000đ/tín chỉ (khoảng 28 triệu đồng/năm). Riêng mức thu học phí ở cơ sở tại Quảng Ninh, mức thu theo tín chỉ giống với cơ sở ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Với những thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh và có 3 năm học THPT tại Quảng Ninh, được hỗ trợ 30% học phí cho toàn khóa học.

Dưới đây là mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của Đại học Ngoại thương (đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng):

STT Tổ hợp môn xét tuyển Cơ sở Hà Nội

Cơ sở 2 TP.Hồ Chí Minh

Cơ sở Quảng Ninh
1 Đối với các ngành có các môn xét tuyển tính hệ số 1
1.1 A00 (Toán, Lý, Hóa) 22 22 18
1.2 A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) 20,5 20,5 18
1.3 D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) 20,5 20,5 18
1.4 D02 (Toán, Văn, Tiếng Nga) 20,5 Không tuyển Không tuyển
1.5 D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp) 20,5 Không tuyển Không tuyển
1.6 D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung) 20,5 Không tuyển Không tuyển
1.7 D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật) 20,5 20,5 Không tuyển
2 Đối với các ngành có môn ngoại ngữ tính hệ số 2, các môn còn lại tính hệ số 1
2.1 D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) 27,5 Không tuyển Không tuyển
2.2 D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp) 27,5 Không tuyển Không tuyển
2.3 D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung) 27,5 Không tuyển Không tuyển
2.4 D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật) 27,5 Không tuyển Không tuyển

Mỹ Hà



Xem nguồn

Phụ huynh bơ phờ sắm sửa cho năm học mới

Posted: 25 Jul 2016 02:46 AM PDT


Ngày cuối tuần, vợ chồng chị Trần Thị Dung, ngụ quận Gò Vấp, TPHCM đến nhà sách Văn Lang để sắm đồ dùng năm học mới cho hai con. Từ sách giáo khoa, sách tham khảo, cặp sách rồi các dụng cụ học tập… toàn lắt nhắt mà nhiều vô kể. Chị Dung nói, nhà không có điều kiện để sắm một lần, phải mua cuốn chiếu dần mà vẫn không khỏi hoa mắt.

Chỉ vào dãy cặp sách, người mẹ bộc bạch, loại cặp giá thấp nhất cũng hơn 200 nghìn đồng, loại tốt giá cao hơn nữa. Đó là cậu anh còn dùng lại cặp sách cũ. Cứ mỗi lần đi sắm là tiền triệu, tài chính gia đình thâm hụt, anh chị phải rất căn ke trong các khoản chi tiêu khác.

Nhiều phụ huynh phải cân đong đo đếm khi mua cây viết, cuốn tập cho con

Nhiều phụ huynh phải cân đong đo đếm khi mua cây viết, cuốn tập cho con

"Ngày trước mình đi học rất đơn giản, bây giờ sao nhiều thứ kinh khủng. Đi về rồi lại thấy thiếu, tuần nào cũng lượn lờ ra đây sắm cho con mà mẹ đuối. Một hai tháng lương của ba mẹ là đi cái vèo", chị nói.

Anh Trần Minh Dũng, ở Gò Vấp cho biết, vợ chồng anh đều làm làm động tự do, anh chạy xe ôm, vợ may mặc ở nhà, cuộc sống rất eo hẹp. Cứ vào năm học mới là đuối, đủ khoản tiền phải lo. Dù anh đã triệt để tận dụng đồ dùng được cho, đồ cũ… cho hai con nhưng vẫn phải sắm sanh rất nhiều. Cứ mỗi lần đi siêu thị là ông bố phải so đo giá các mặt hàng từng nghìn một, cứ cái nào rẻ nhất là cho vào giỏ đồ dù biết tiền nào của nấy, đồ kém chất lượng thì khó mà bền.

"Nói là rẻ nhưng với mình thì đắt và giá cả tăng lên mỗi năm, tôi chọn cái bèo nhất rồi mà vẫn tốn kém lắm. Một cuốn tập (vở) mỏng mỏng, loại thấp nhất cũng trên 10.000 đồng. Đụng đâu cũng tiền, nhà khá giả không sao chứ nói thiệt, nhà khó khăn là bố mẹ đuối luôn. Đâu phải sắm sửa thế này là xong, hôm nào đi học… còn bao nhiêu khoản tiền trường", ông bố thở dài.

Con chưa vào năm học, nhiều gia đình đã đuối sức cho việc sắm sửa sách vở, dụng cụ học tập cho con. Chị Trần Thị Loan, ngụ ở đường Đinh Tiên Hoàng, P.3, Bình Thạnh chia sẻ, hai vợ chồng chị tổng thu nhập khoảng 10 triệu đồng, để xoay sở sinh hoạt ngày luôn thiếu trước hụt sau. Vào năm học mới họ phải cắt hết mọi khoản chi tiêu dành tiền có thể để mua sách vở, đồ dùng cho con.

Nhiều gia đình tận dụng tối đa mọi cách để tiết kiệm như dùng lại đồ cũ; "săn" các mặt hàng giảm giá, bình ổn trên thị trường. Hầu hết ở các nhà sách, siêu thị vào thời điểm này đều có những chương trình giảm giá, bình ổn các mặt hàng phục vụ cho năm học mới như sách giáo khoa, đèn bàn, vở viết, dụng cụ học tập, cặp sách… có mức giảm từ 5 – 15%.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM, hiện toàn thành phố có 15 doanh nghiệp tham gia vào chương trình bình ổn thị trường đối với các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2016 – 2017. Sở yêu cầu các các doanh nghiệp này cần tích cực giới thiệu các mặt hàng bình ổn đến các trường. Phòng GD-ĐT và các trường học vận động phụ huynh sử dụng các sản phẩm được bình ổn giá cũng như vận động căng tin, bếp ăn các trường sử dụng hàng hóa, nguồn hàng của các doanh nghiệp tham gia bình ổn nhằm đảm bảo giá cả và an toàn thực phẩm.

Mua sách vở, dụng cụ học tập đã làm nhiều gia đình đuối nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu để con đến trường

Mua sách vở, dụng cụ học tập đã làm nhiều gia đình “đuối” nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu để con đến trường

Tuy nhiên, việc mua sắm đây chỉ mới là bước khởi đầu. Như chị Loan cho hay, còn sách tiếng Anh mua ở trường cũng vài trăm nghìn mỗi bộ, rồi còn có thể tiền đồng phục này nọ. Và đặc biệt, chị phải xoay xở làm sao có sẵn một khoản tiền nhất định để trang trải các khoản tiền trường khi con nhập học. Ngoài các khoản tiền quy định thì chắc chắn sẽ có rất nhiều khoản phát sinh, những khoản tiền tự nguyện, quỹ trường, quỹ lớp rồi quỹ phụ huynh… thì chẳng có cách nào mà tiết kiệm hay "chọn" đồ rẻ cho được.

Người mẹ than: "Riêng khoản tiền bán trú hàng tháng cho con mình đã hoảng rồi. Chắc chắn còn vô số thứ, cứ con đi học là các phụ huynh sẽ biết".

Nỗi lo của các ông bố bà mẹ mùa tựu trường đâu chỉ nằm ở những cuốn sách, cây viết, chiếc tẩy, cặp sách… Đó chỉ mới là khoản "mở đầu" để trẻ bước vào năm học mới. Sau mùa khai giảng sẽ là mùa… tiền trường với vô vàn khoản tiền phụ huynh phải xoay sở để lo con có thể đi học. Có nhiều gia đình phải đi vay mượn, phải chạy vạy để đóng tiền học cho con và có cả những phụ huynh chưa có tiền đóng phải tìm đủ cách "trốn" nhà trường. Và rồi cũng không thiếu những đứa trẻ phải đứt gánh việc học khi cha mẹ không lo nổi tiền trường.

Tựu trường là mùa vui của con trẻ và cũng là mùa lo toan, âu lo của các bậc làm cha mẹ….

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments