Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nghẹn lòng phút tiễn đưa nữ sinh ĐH Ngoại thương

Posted: 03 Jul 2016 09:53 AM PDT


– Ngay sau khi đưa thi thể em Nguyễn Thị Ngân (Trường ĐH Ngoại thương) từ Quảng Ninh về Hà Nội, gia đình đã tổ chức lễ viếng tiễn đưa em tại nghĩa trang Văn Long (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Lễ viếng bắt đầu vào lúc 13h chiều ngày 3/7.

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Lễ viếng em Nguyễn Thị Ngân, một trong ba nữ sinh Trường ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn khi tham gia tình nguyện tại Quảng Ninh. 

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Rất nhiều người thân, anh em, hàng xóm và cả bạn bè đến tiễn đưa cô sinh viên năm nhất. Trước sự ra đi đột ngột của cô gái trẻ, mọi người không thể cầm được những giọt nước mắt.

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương
Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Chị Đặng Thị Huế (mẹ Ngân) quá đau đớn và chỉ biết gọi tên con trong vô vọng….

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Chị Huế ngã quỵ khi những lời viếng cất lên. Chị Phạm Thị Lệ (chị gái họ của Ngân) chia sẻ: "Thỉnh thoảng mới gặp bởi khi còn bé thì Ngân hay về ngoại, càng lớn bận học hơn nên em ít về hơn. Hay tin Ngân mất, tôi không dám tin. Chỉ đến khi đến đây nhìn thấy di ảnh Ngân thì mới tin rằng đó là sự thật".

Chị Huế vất vả lắm, ngày trước còn làm công nhân xây dựng, đi phụ xây nhưng mấy năm gần đây nghỉ và ra nhận các công trình sơn bả.

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Anh Đặng Dũng Chiến (cậu ruột của Ngân) cho biết, Ngân có một cô em gái tên Ngọc. Hai chị em chăm ngoan, học giỏi.

Bố Ngân bị xơ gan nhiều năm nay nên sức khỏe rất yếu. Thỉnh thoảng lại đi viện, nên mẹ Ngân là trụ cột trong gia đình lo cho các em ăn học.

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Em gái Ngân khóc òa trước bàn thờ chị.

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương
Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương
Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương
Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Sự ra đi của Ngân khiến nhiều bạn bàng hoàng, thẫn thờ

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Rất đông thanh niên tình nguyện có mặt để chia buồn và hỗ trợ gia đình.

Nữ sinh, nữ sinh ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương

Hàng dài người đến đưa tiễn cô nữ sinh về nơi an nghỉ cuối cùng….



Xem nguồn

Bất chấp tất cả để sống bên người chồng nghèo khổ, bệnh tật suốt 10 năm trời và cái kết…

Posted: 03 Jul 2016 09:40 AM PDT



Cũng thời gian này chị phải chuyển công việc đã gắn bó 10 năm nay là rửa bát thuê vì con dâu của bà chủ bán bún sợ chị có tình ý với chồng mình. Lúc này bà bán bún đã già, thương chị nhưng cũng không làm gì được cô con dâu tác oai tác quái kia.

20 tuổi chị khá xinh xắn, nhiều chàng trai để ý nhưng chị biết phận mình. Chị là đứa không cha không mẹ, chẳng dám mơ ước tới những thứ mà người ta hứa hẹn. Cũng thời gian này chị phải chuyển công việc đã gắn bó 10 năm nay là rửa bát thuê vì con dâu của bà chủ bán bún sợ chị có tình ý với chồng mình. Lúc này bà bán bún đã già, thương chị nhưng cũng không làm gì được cô con dâu tác oai tác quái kia.

Chị ra ngoài thuê tạm một căn phòng trọ. Với số vốn dành dụm được 10 năm làm việc cho bà bán bún chị bắt đầu cất rau cỏ hoa quả ra chợ ngồi bán. Nhờ trời thương cộng với sự chịu khó của bản thân, sạp hàng của chị lúc nào cũng đông khách, nhiều người ngỏ ý muốn hỏi chị về làm vợ. Chị vẫn lắc đầu…

Thế rồi năm đó chị gặp anh. Mẹ anh đưa anh tới trọ ngay cạnh căn phòng trọ của chị để chữa bệnh ở nhà một ông thầy lang gần đó. Anh bị liệt nửa người bên phải và cũng là một đứa trẻ không cha. Hàng ngày mẹ anh đưa anh lên cái xe đẩy rồi đẩy đến nhà thầy châm cứu xoa bóp, rồi tối lại đẩy về phòng trọ. Bà cũng hay mua rau của chị để nấu cơm, do đó họ cũng nói chuyện khá cởi mở với nhau.

Nhưng khi anh đến được 1 tuần thì hôm ấy chẳng hiểu sao mẹ anh đi đâu mất, để anh lại một mình. Chị đi bán hàng về thấy anh ngã nhoài chỏng chơ dưới đất, hóa ra anh khát nước, định với cốc nước thì bị ngã. Chị vội đỡ anh lên giường, hỏi mẹ đâu thì anh chỉ lắc đầu. Đến tối vẫn không thấy mẹ anh về, chị nấu cơm nước mang sang và giúp anh ăn.

Nhìn anh tội tội, hôm sau chị đã nghỉ làm ở nhà trông anh chờ mẹ anh về. Tối ấy bà về, nước mắt ngắn dài cảm ơn chị rối rít. Sau đó thì chị biết bà đi vay tiền để chạy chữa cho con trai. Nhưng 1 tuần sau bà lại đi, chị nghĩ bà đi 1, 2 hôm như lần trước rồi quay trở lại. Không ngờ bà đi luôn, có lẽ bà đã không thể kiếm ra tiền được nữa.

Chẳng hiểu lúc ấy tại sao chị lại thương anh đến vậy. Có lẽ đó là sự đồng cảm của những con người khổ cực, thiếu thốn tình cảm khiến chị xích lại gần anh hơn. Chị hỏi anh: "Nếu anh không ngại thì chúng ta chuyển về một phòng cho đỡ tiền trọ, rồi em sẽ giúp anh chữa bệnh. Chắc chắn anh sẽ đi lại được".

Chắc chắn anh không bao giờ anh muốn làm phiền tới chị, chị quá tốt, một người xa lạ mà còn tốt hơn cả ruột thịt của anh. Anh lắc đầu nhưng chị lại chẳng làm theo ý anh. Cứ thế chị dọn hết đồ đạc của anh sang phòng mình rồi kê giường của anh sang. Chiều ấy chị trả cái phòng mà mẹ anh thuê.

Chị bắt đầu làm thay cái công việc của mẹ anh để lại. Sáng chị đi lấy hàng sớm rồi dọn hàng, nhờ người ta để ý giúp rồi về đưa anh vào nhà thầy châm cứu. Anh ở đó cả ngày còn chị đi bán hàng, tối dọn hàng xong chị lại đón anh về cơm nước cho cả hai người. Nhiều lần anh bảo chị cứ mặc kệ anh, đừng quan tâm tới anh nữa nhưng chị bảo, thấy anh như vậy chị không cam lòng.

1 năm trôi qua thì họ quyết định trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của mọi người trong làng. Lúc đó nhiều người bảo chị dại, chửi chị ngu. "Xinh xắn lại tháo vát thế kia nhiều người muốn hỏi cưới về làm vợ mà không chịu lại đi ôm ấp cái thằng ở đẩu ở đâu đến, chẳng có 1 xu dính túi lại còn nằm liệt". Thế nhưng chị mặc kệ, vì giờ tình cảm của chị với anh không phải là tình thương vì đồng cảm nữa mà là tình nghĩa vợ chồng.

Nhờ sự chắt chiu dành dụm, 5 năm sau chị đã có thể mua được một mảnh đất nhỏ dựng tạm căn nhà cấp 4 để hai vợ chồng có chỗ che nắng che mưa không phải đi ở trọ nữa. Bệnh của anh vẫn như thế khống có tiến triển gì. Anh bảo vợ đừng đưa anh vào thầy mất tiền nữa, để tiền đó mà lo cho bản thân đi. Anh cũng chẳng thể có con được, anh thương chị, muốn chị đi bước nữa vì lúc đó vẫn có rất nhiều người thương chị. Nhưng chị nhất quyết không nghe.

Một ngày đi làm về, vì trời mưa từ sáng nên chị để chồng ở nhà không đưa vào thầy thuốc, nhưng lúc về chị hốt hoảng khi thấy nhà trống không, chẳng thấy chồng đâu. Chị lao ra ngoài tìm anh, gọi anh khản cổ trong mưa mà không thấy anh đâu. Đi một đoạn khá xa chị thất thểu quay lại vì không thấy chồng, mà chồng chị làm sao đi xa như thế được, xe lăn vẫn ở nhà.

Về gần tới con mương gần nhà thì chị hốt hoảng khi thấy chồng nằm sõng xoài dưới bờ mương gần mép nước. Lúc đi chị lại không để ý, người anh toàn bùn đấy. Chị nhào lại, anh vẫn còn thở được. Chị xốc anh lên thì anh thều thào:

– Em để anh chết đi, đừng để anh làm khổ em thêm nữa.

– Đừng thế mà anh. Để em đưa anh về, chúng mình sống chết có nhau. Vợ chồng một ngày nên nghĩa, em đã thương anh cả đời vẫn thương anh.

Sau lần ấy chị nghỉ chợ cả tuần để ở nhà chăm chồng vì sợ anh nghĩ quẩn lần nữa. Sau anh động viên mãi chị đi làm thì chị mới chịu đi. Từ đó biết tình cảm thật của vợ, anh cũng không nghĩ tới chuyện tự tử nữa. Cuộc sống của họ cứ thế trôi đi, dù không có đứa con chung nào nhưng chị vẫn hạnh phúc vô cùng, không hề ân hận vì đã lấy anh.

Cùng với sự nỗ lực, kiên trì chữa trị của chị và chồng. 10 năm sau anh đã có thể tự đứng lên bằng đôi bàn chân của mình. Ngày nhìn chồng đứng dậy tập đi chị mừng rơi nước mắt. Anh một lần nữa lại tập những bước đi đầu tiên giống như một đứa trể của hơn 30 năm trước vậy.

Đây chính là hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của anh, là công sức 10 năm qua của chị. Trải qua bao khó khăn thì họ lại được đón nhận hạnh phúc vô bờ. Và hạnh phúc vỡ òa khi chị biết mình có thai, thực sự đó là niềm vui mà cả anh và chị không dám mơ ước tới.

Họ đã có thể được làm cha làm mẹ, họ sẽ có một đứa con kháu khỉnh giống như bao cặp vợ chồng khác. Sau 10 năm quyết tâm sống bên người chồng nghèo khổ, bệnh tật cuối cùng chị cũng được hưởng một cái kết có hậu. Chưa chắc lấy một người đàn ông khác chị lại có được cuộc sống hạnh phúc như hiện tại. Cuộc sống đâu cần vật chất mà quan trọng là vợ chồng sống với nhau bằng tình yêu chân thành. Với chị như thế là quá đủ.

cb

st



Source link

Bộ trưởng Bộ Giáo dục kiểm tra đột xuất thi tại Ninh Thuận

Posted: 03 Jul 2016 09:12 AM PDT


Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia cụm thi số 50 tỉnh Ninh Thuận, trên địa bàn tỉnh có hai loại cụm thi với 6.201 thí sinh đăng ký dự thi; trong đó có 5 điểm thi thuộc cụm thi đại học với 3.347 thí sinh (54%) do trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với trường CĐ Sư phạm Bình Thuận tổ chức; 2.854 thí sinh dự thi ở cụm do Sở GD&ĐT Ninh Thuận chủ trì phối hợp với trường CĐ Sư phạm TƯ Nha trang tổ chức.


Nhấn mạnh việc phải tổ chức thi nghiêm túc, an toàn, nhưng cũng cần có sự quan tâm, tạo điều kiện để thí sinh có tâm lý tốt nhất khi làm bài thi là điều được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh nhiều lần khi làm việc với các hội đồng thi. (Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với lãnh đạo cụm thi 50 - tỉnh Ninh Thuận)

Nhấn mạnh việc phải tổ chức thi nghiêm túc, an toàn, nhưng cũng cần có sự quan tâm, tạo điều kiện để thí sinh có tâm lý tốt nhất khi làm bài thi là điều được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh nhiều lần khi làm việc với các hội đồng thi. (Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với lãnh đạo cụm thi 50 – tỉnh Ninh Thuận)

Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Thư đơn vị chủ trì cụm thi đại học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cho biết, trường đã cử hơn 200 cán bộ giáo viên di chuyển từ TP.HCM ra công tác tại Ninh Thuận. Trong ngày làm thủ tục dự thi, có 50 thí sinh phải điều chỉnh thông tin tương đối nhiều như họ tên, số CMND, ngày tháng năm sinh, hình ảnh, thành phần dân tộc, đối tượng ưu tiên… Số thí sinh vắng mặt khá ít, chỉ chiếm 1% so với số thí sinh đăng ký, chủ yếu là thí sinh tự do.

Theo ông Thư, đến thời điểm này, tuy có nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao, các đơn vị đã phối hợp tốt tổ chức kỳ thi tại cụm thi số 50. Kết thúc 3 ngày thi chưa có thí sinh nào vi phạm quy chế.

Đối với điểm thi Trường THPT An Phước thuộc cụm thi do Sở GD&ĐT Ninh Thuận chủ trì có 431 thí sinh đăng ký dự thi ở 18 phòng thi. Sau năm môn thi có bốn thí sinh vắng mặt. Các buổi thi đều bảo đảm an toàn, nghiêm túc, không có thí sinh nào vi phạm.


Bộ trưởng kiểm tra phòng thi tại điểm thi Trường THPT An Phước thuộc cụm thi do Sở GD&ĐT Ninh Thuận chủ trì

Bộ trưởng kiểm tra phòng thi tại điểm thi Trường THPT An Phước thuộc cụm thi do Sở GD&ĐT Ninh Thuận chủ trì

Nhận định về công tác chuẩn bị thi và tổ chức thi, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đánh giá kỳ thi THPT quốc gia tổ chức theo 2 cụm thi ở tỉnh rất phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho thí sinh và phụ huynh, đỡ tốn kém. Mong Bộ Giáo dục tiếp tục duy trì cách thức tổ chức thi này.

Ông Vĩnh cho biết, UBND tỉnh Ninh Thuận tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, ban ngành phối hợp với ngành giáo dục tổ chức chặt chẽ các môn thi còn lại.


Trong quá trình kiểm tra thi, Bộ trưởng GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ, thăm hỏi về những mong muốn, tâm tư của các phụ huynh khi đưa con đi thi cũng như đội ngũ sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùa thi để nắm bắt các ý kiến nhằm có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho các hoạt động tổ chức thi.

Trong quá trình kiểm tra thi, Bộ trưởng GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ, thăm hỏi về những mong muốn, tâm tư của các phụ huynh khi đưa con đi thi cũng như đội ngũ sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùa thi để nắm bắt các ý kiến nhằm có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho các hoạt động tổ chức thi.

Qua kiểm tra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá, Ninh Thuận là vùng khó khăn, hạn hán nhiều, điều kiện tự nhiên, xã hội khó khăn nhưng có văn hóa truyền thống, có sự chăm lo tốt về giáo dục từ chính quyền địa phương. Mặc dù khó khăn, có nhiều thí sinh dân tộc Chăm nhưng vẫn tổ chức tốt các điều kiện thi là điều đáng ghi nhận. Đáng chú ý, số thí sinh dự thi cao lên đến 99% so đăng ký; quá trình thi cán bộ coi thi cũng như thí sinh chấp hành nghiêm túc quy chế, không có thí sinh hay giám thị bị xử lý vi phạm kỷ luật. Phòng thi thông thoáng, ý thức chấp hành của thí sinh nghiêm túc.

Bộ trưởng Nhạ lưu ý, tuy Ninh Thuận tổ chức tốt ba ngày thi vừa qua nhưng chưa phải đã kết thúc kỳ thi. Vì vậy, càng đến các môn thi cuối, càng phải lưu ý các khâu về coi thi, thu bài, đánh số, bảo mật, đánh phách tốt… các giám thị tiếp tục phát huy, tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho thí sinh trong những môn thi cuối.


Ninh Thuận là một tỉnh khó khăn có 35 dân tộc, đồng bào dân tộc ít người chiếm 23,2%, trong đó chủ yếu là dân tộc Chăm và dân tộc Raglai…

Ninh Thuận là một tỉnh khó khăn có 35 dân tộc, đồng bào dân tộc ít người chiếm 23,2%, trong đó chủ yếu là dân tộc Chăm và dân tộc Raglai…

Sau những ngày đi trực tiếp kiểm tra thi tại nhiều Hội đồng thi, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định:” Đây là kỳ thi phù hợp với điều kiện hiện nay. Các địa phương tổ chức thi rất tốt, các thí sinh, phụ huynh có tâm lý thoải mái khi đến trường thi; kỳ thi đã giảm chi phí cho xã hội, giao thông không ách tắc… chính quyền địa phương cũng đỡ vất vả hơn. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tổng kết thi và tiếp tục có những đổi mới phương thức thi, hình thức thi, nghiêm túc, khách quan nhằm giảm áp lực cho thí sinh, phụ huynh để công tác thi trở thành hoạt động đánh giá thường xuyên”.

Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, vừa qua những thông tin không chính thống, thất thiệt về đề thi khiến dư luận băn khoăn, phụ huynh, thí sinh lo lắng, bộ đã đề nghị cơ quan an ninh kiểm soát được những thông tin gây nhũng nhiễu đó.


Trò chuyện với Bộ trưởng Nhạ, nhiều phụ huynh chờ con thi cho biết, đưa con đi thi nhưng tâm trạng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái vì gần nhà thuận lợi cho việc đưa đón không phải vất vả đi quá xa.

Trò chuyện với Bộ trưởng Nhạ, nhiều phụ huynh chờ con thi cho biết, đưa con đi thi nhưng tâm trạng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái vì gần nhà thuận lợi cho việc đưa đón không phải vất vả đi quá xa.

Tại buổi làm việc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có những đề xuất, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho chủ trương nâng trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận và Phân hiệu Đại học Nông lâm Ninh Thuận lên thành trường ĐH Ninh Thuận; đề nghị Bộ hỗ trợ vốn để xây mới trường chuyên; 4 trường phổ thông Dân tộc nội trú đã xuống cấp nặng nhưng tỉnh rất khó khăn về vốn nên chưa thể triển khai đầu tư, đề nghị Bộ trưởng xem xét hỗ trợ …

Trả lời các kiến nghị của UBND tỉnh Ninh Thuận, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, kế hoạch của bộ là quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, tập trung đầu tư vào các trường đại học trọng điểm. Với kiến nghị của Ninh Thuận, Bộ sẽ đầu tư nâng cấp Phân hiệu Đại học Nông Lâm trở thành một Viện nghiên cứu; đầu tư theo cơ chế đặt bài để viện nghiên cứu thực hiện; bộ sẽ tăng cường hỗ trợ năng lực cho viện hoạt động tốt, sau đó, từ Viện nghiên cứu này sẽ phấn đấu trở thành trường đại học.

Đối với việc xây mới trường chuyên và hỗ trợ xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú, Bộ trưởng đồng ý ưu tiên hỗ trợ nhưng đề nghị tỉnh Ninh Thuận rà soát lại các trường chuyên hiện có và có phương án đề xuất. Đối với các trường dân tộc nội trú, bộ trưởng cho rằng cần rà soát và có quy hoạch điểm trường để xây dựng thành trường liên cấp chuẩn.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Cảm động khỉ mẹ chiến đấu đến cùng bảo vệ con nhỏ khỏi chó hoang

Posted: 03 Jul 2016 08:40 AM PDT



Hình ảnh một chú khỉ mẹ bảo vệ khỉ con đến cùng bằng cách chiến đâu với chó hoang đang được chia sẻ rất nhiều ở các trang web trên thế giới

khi me chien dau bao ve con 3

Được biết chú khỉ con này trong khi sang đường không may bị một chiếc xe máy đâm phải không thể di chuyển được. Trong khi chú khỉ con này đang nằm bẹp trên đường thì một chú chó hoang từ đâu đi đến có ý định tấn công khỉ con. Khỉ mẹ ngay lập tức phản kháng bằng mọi cách bảo vệ khỉ con đến cùng.

Bản năng làm mẹ đã giúp khỉ mẹ chiến thắng, sự việc diễn ra giữa phố phường đông đúc nhiều người qua lại, người dân vì hiếu kỳ mà quay lại xem cảnh tượng không mấy vui vẻ này. Nhiều người thậm chí còn cười đùa, chỉ trỏ như đang xem một trận chiến thú vị lắm. Nhưng tuyệt nhiên không có ai có ý định vào giúp đỡ chú khỉ mẹ và khỉ con bị xe máy nghiền nát chân kia.

Sự việc này sau khi được lan truyền đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng, một phần bởi bản năng làm mẹ của chú khỉ mẹ kia quá mạnh mẽ làm nhiều người cảm động, một phần là chỉ trích thái độ thờ ơ của những người dân đang có mặt trên đường lúc bấy giờ.

Khỉ mẹ cố gắng kéo khỉ con vào vỉa hè sau khi bị đâm bởi một chiếc xe máy.
Khỉ mẹ cố gắng kéo khỉ con vào vỉa hè sau khi bị đâm bởi một chiếc xe máy.
khi me chien dau bao ve con 2
Chưa vào được đến vìa đường thì một chú chó từ đâu lao vào có ý định tấn công khỉ con.

IN HUMAN JUNGLE- 4th may 2008.


khi me chien dau bao ve con 3
Khỉ mẹ ngay lập tức ngăn lại bằng cách nhảy lên lưng và cắn vào cổ, vào mặt chú chó hoang này.

khi me chien dau bao ve con 5


khi me chien dau bao ve con 6
Người dân hiếu kỳ quay lại nhìn, chó hoang bỏ đi trước sự chống trả quyết liệt của khỉ mẹ.

Theo Một Thế Giới

Bài trướcBất chấp tất cả để sống bên người chồng nghèo khổ, bệnh tật suốt 10 năm trời và cái kết…



Source link

19 Trường THPT "trắng" thí sinh dự thi môn Lịch Sử

Posted: 03 Jul 2016 08:30 AM PDT


Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Nghệ An Cụm thi số 26 – Cụm thi để xét tốt nghiệp THPT (do Sở GD&ĐT Nghệ An chủ trì) có 12.479 thí sinh đăng ký dự thi, bố trí 26 điểm thi, gồm 528 phòng thi và hơn 2.000 cán bộ chỉ đạo thi, coi thi, bảo vệ thi, phục vụ thi.

Tại cụm thi này, số thí sinh đăng ký môn Lịch Sử chỉ có 75 em và ít nhất là tiếng Pháp có 59 thí sinh.


Cụm thi Vinh có khoảng vài chục thí sinh dự thi môn Lịch Sử. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Cụm thi Vinh có khoảng vài chục thí sinh dự thi môn Lịch Sử. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Cụ thể: THPT Hermann Gmeiner; THPT Tương Dương, THPT Kỳ Sơn, THPT Cửa Lò, THPT Con Cuông, THPT Thái Lão, THPT Nam Đàn 1, THPT Đô Lương 2 và 3, THPT Anh Sơn 1, THPT Nguyễn Cảnh Chân, THPT Nghi Lộc 2, THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Diễn Châu 2, THPT Phan Đăng Lưu, THPT Thái Hoà, THPT Yên Thành 2 và THPT Quỳ Châu.

Các trường có số thí sinh đăng ký dự thi môn Sử cao nhất là: THPT Quế Phong, huyện biên giới Quế Phong và THPT Quỳ Hợp 1 mỗi trường có 21 thí sinh đăng ký dự thi môn này; trường có số thí sinh đăng ký môn Sử về “Nhì” là Trường THPT 1/5 (huyện Nghĩa Đàn) với 19 thí sinh đăng ký dự thi; Còn lại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn (5 thí sinh), THPT Hoàng Mai (1 thí sinh), THPT Tân Kỳ (2 thí sinh) và Trường THPT Nguyễn Duy Trinh (4 thí sinh).

Trường THPT Hoàng Mai - nơi chỉ có 1 thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch Sử.

Trường THPT Hoàng Mai – nơi chỉ có 1 thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch Sử.

Chiều tối 3/7, trao đổi với PV Dân trí, thầy Nguyễn Bá Vinh – hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Mai – Phó điểm trưởng điểm thi THPT Hoàng Mai cho biết: “Ở buổi thi sớm mai (4/7) trường chúng tôi có 1 học sinh dự thi môn Lịch Sử. Theo đó, điểm thi này có hơn 70 cán bộ, giám thị, bảo vệ cho thí sinh này như những ngày qua. Tuy nhiên, sau khi làm xong các thủ tục, thì sẽ có 3 giám thị làm nhiệm vụ trong phòng thí sinh này. Tất cả công việc của hơn 70 cán bộ, giám thị, bảo vệ kỳ thi vẫn diễn ra bình thường”.

Cũng theo thầy Vinh, thì vào buổi chiều 4/7, điểm thi THPT Hoàng Mai cũng chỉ có 2 thí sinh dự thi môn Sinh học.

Nguyễn Duy



Xem nguồn

Bộ trưởng Giáo dục: "Tiếp tục đổi mới để kỳ thi nhẹ nhàng hơn"

Posted: 03 Jul 2016 07:48 AM PDT


Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết như vậy khi đi kiểm tra công tác thi THPT quốc gia tại điểm thi Trường THPT An Phước (tỉnh Ninh Thuận) chiều 3/7.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi THPT quốc gia 2016

Bộ trưởng Nhạ hỏi chuyện phụ huynh thí sinh tại điểm thi Trường CĐSP Ninh Thuận

Điểm thi này dành cho các học sinh chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT. Trong số 431 thí sinh đăng ký, chỉ có 4 em bỏ thi. Sau 3 buổi thi, chưa có học sinh nào bị kỷ luật.

Đánh giá cao sự nghiêm túc của thí sinh và công tác tổ chức thi tại đây, Bộ trưởng Nhạ nhắc nhở, càng về những buổi thi cuối, càng phải lưu ý và lưu ý về kỷ luật phòng thi. “Đặc biệt, khi thi đánh phách chuẩn bị chấm thi phải hết sức cẩn thận, tránh nhầm lẫn. Càng thuận lợi thì càng phải cẩn thận, không chủ quan”.

Nhìn nhận bước đầu về kỳ thi năm nay, Bộ trưởng Nhạ cho rằng đã giảm được những bức xúc không đáng có về giao thông trong những ngày thi, tâm trạng phụ huynh và thí sinh bớt lo hơn vì thi gần nhà. Trong khi đó, thầy cô coi thi ở các trường vất vả hơn.

“Bộ GD-ĐT sẽ tổng kết,  nghiên cứu đổi mới để kỳ thi vẫn đảm bảo nghiêm túc, khách quan nhưng tiếp tục giảm áp lực tăng hiệu quả, sao cho công tác thi thành nhẹ nhàng” – Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Đánh giá cao sự nghiêm túc của thí sinh và công tác tổ chức thi tại đây, Bộ trưởng Nhạ nhắc nhở, càng về những buổi thi cuối, càng phải lưu ý và lưu ý về kỷ luật phòng thi. “Đặc biệt, khi thi đánh phách chuẩn bị chấm thi phải hết sức cẩn thận, tránh nhầm lẫn. Càng thuận lợi thì càng phải cẩn thận, không chủ quan”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi THPT quốc gia 2016

Bộ trưởng GD-ĐT kiểm tra thi tại Trường THPT An Phước (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận)

Trước đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thị sát cụm thi 50 – dành cho thí sinh có cả nguỵện vọng xét tuyển ĐH, CĐ. Cụm thi này do Trường ĐH Giao thông Vận tải TP..HCM chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT Ninh Thuận và Trường CĐSP Ninh Thuận triển khai, huy động 212 giám thị từ TP.HCM và 139 cán bộ, giáo viên của tỉnh cùng coi thi. Cụm thi này có 3.347 thí sinh dự thi.

Bộ trưởng GD-ĐT cho biết, năm nay đã phân công các lãnh đạo có mặt ở các địa bàn thi trong cả nước, đặc biệt ưu tiên những địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc những địa bàn có số thí sinh đông. Theo báo cáo của hội đồng thi qua 5 buổi thi, chưa có thí sinh vi phạm kỷ luật. “Đây cũng là điều đáng mừng, tuy nhiên cũng không thể chủ quan”.

Với 2 môn thi còn lại vào gày 4/7, ông Nhạ đề nghị tiếp tục phát huy trách nhiệm, đảm bảo thực thi đúng quy chế thi nhưng vẫn giữ được tâm lý thoải mái, yên tâm cho thí sinh, tránh áp lực, căng thẳng.

Nhìn nhận về tỷ lệ đến thi cao,  Bộ trưởng cho rằng đây cũng là biểu hiện của tinh thần hiếu học, vượt khó của thí sinh tỉnh này.

Đề xuất thành lập Trường ĐH Ninh Thuận

Tại buổi làm việc buổi chiều, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất thành lập Trường ĐH Ninh Thuận trên cơ sở nâng cấp Trường CĐSP Ninh Thuận và phân hiệu ĐH Nông lâm TP.HCM. Đồng thời, đề nghị Bộ hỗ trợ vốn để xây mới trường chuyên; hỗ trợ 4 trường phổ thông dân tộc nội trú; hỗ trợ phát triển giáo dục huyện Bác Ái – thuộc huyện nghèo diện 30A.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, kế hoạch sắp tới của Bộ GD-ĐT là quy hoạch mạng lưới theo hướng tập trung vào trường có chất lượng, những trường chưa rõ điều kiện đảm bảo chất lượng thì sẽ xem xét quy hoạch lại. Từ kinh nghiệm của nhiều địa phương,  và trước thực tế của tỉnh đang có 2 phân hiệu ĐH Nông lâm và phân hiệu Trường ĐH Thuỷ lợi thì nên phát triển thành viện nghiên cứu kết hợp đào tạo – tư vấn phản biện chính sách địa phương thông qua

cơ chế đặt bài. Với các đề nghị còn lại, Bộ GD-ĐT đồng ý hỗ trợ trên cơ sở rà soát, đánh giá điều kiện thực tế.

 

Hạ Anh



Xem nguồn

Câu chuyện tình nguyện viên : HOÀI BÃO DANG DỞ – ƯỚC MƠ NGẮT QUÃNG …!

Posted: 03 Jul 2016 07:39 AM PDT



Tuổi trẻ – nhiệt huyết và đam mê chính là nét vẽ đẹp nhất , nổi bật nhất , đáng nhớ nhất và khiến chúng ta muốn trở về nhất . Ta thường nói , tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào , cho dù chúng ta có ốm một trận " thừa sống thiếu chết " thì có lẽ ai cũng muốn quay lại để tắm cơn mưa đó thêm một lần . Nhưng có 3 người bạn – 3 bông hoa đang nở độ rộ nhất đã ra đi mãi mãi …

 

Trước sự ra đi của 3 nữ sinh viên Đại học Ngoại Thương do bị lũ cuốn trôi trong đợt tình nguyện Mùa Hè Xanh tại huyện Bình Liêu , Tỉnh Quảng Ninh đã để lại cho người thân , bạn bè và thầy cô một nỗi thương xót không nguôi .

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm,

31


Có ai đó từng nói với tôi rằng :" Sinh viên là quãng thời gian đẹp nhất mà tôi được thể hiện mình , được yêu , được sống , được ước mơ , được hoài bão , được cống hiến . Vì vậy hãy cố gắng tô thật nhiều màu cho bức tranh thanh xuân của mình thật nhiều màu sắc bởi sau này sẽ chẳng còn cơ hội được sống trong cầu vồng nữa đâu " . Tôi đang ở trong " cầu vồng " của chính mình . Tôi và 3 bạn bằng độ tuổi của nhau . Tôi cũng từng say nắng vì đi làm thiện nguyện . Tôi cũng từng bê gạo phát cho từng người dân trong bản . Tôi cũng từng đội mưa bê hàng tấn dưa cứu bà con miền Trung . Tôi cũng từng ngã chảy máu tay , bị vắt cắn trong lần dẫn đoàn vượt qua rừng quốc gia Xuân Sơn để vào bản dạy các con học . Tôi đừng ngồi khóc dưới đàn muỗi bay vo ve trên đầu giữa nghĩa trang thai nhi vì sợ . Có những người bảo tôi " vì sao phải đi làm tình nguyện " – đúng rồi , chẳng ai kêu chúng ta PHẢI đi làm gì cả . Nhưng đối với cá nhân tôi tình nguyện là một sứ mệnh và tôi muốn hoàn thành sứ mệnh đó , chẳng vì gì cả , chỉ là vì chúng ta còn trẻ , chúng ta nhiệt huyết , chúng ta đam mê , và chúng ta đang vẽ ước mơ của chính mình .

Tôi biết rằng các bạn cũng như tôi . Chúng ta đều muốn sau này trở nên thành đạt , muốn cho cha mẹ một cuộc sống an nhàn và muốn được bánh xe hạnh phúc chạy dài xuyên suốt cuộc đời chúng ta . Chắc chúng ta cũng giống cả cái niềm tự hào nhỏ bé khi khoác lên mình chiếc áo xanh nhỏ bé nhưng có sức mạnh tinh thần to lớn đúng không ? Những gì chúng ta làm chắc cũng chỉ là muốn hưởng trọn vẹn " luồng gió tuổi trẻ " chỉ chợt đến rồi đi mãi thôi đúng không . Ai như chúng ta cũng đều muốn sống như vậy mà nhỉ . Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho chúng ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc .

Đêm qua ấy , tôi nghe tin các bạn . Tôi rùng mình . Tôi thẫn thờ với cả trận bóng tôi đang rất hào hứng đón chờ cả một mùa giải . Tôi cầu nguyện cho Ngân , Xoa , và Hải . Tôi mong 3 bạn trở về . Tôi mong rằng báo chí sẽ đưa tin rằng các bạn đã ổn . Nhưng … yên nghỉ nhé . Các bạn đã làm rất tốt . Tôi tự hào vì các bạn . Tôi càng có niềm tin hơn về chiếc áo xanh bất tử mà chúng ta đang trên mình .

Đừng lo , ba mẹ và mọi người sẽ hiểu cho các bạn mà thôi . Chúng tôi – những chiến sĩ tình nguyện viên nhỏ bé này sẽ tô nốt bức tranh thanh xuân cho các bạn . Chúng tôi không dám hứa sẽ làm được tất cả nhưng chúng tôi hứa sẽ bảo vệ nhau để chẳng có một lỗ hổng nào nữa và cùng cầm tay nhau lấp những chỗ hổng mà các bạn để lại … Giấc mơ lưng trừng – liệu chúng có theo các bạn lên thiên đàng chứ ? Tôi mong rằng tất cả may mắn trên thế gian này sẽ đến với gia đình của 3 bạn . Tạm biệt – những chiến sĩ tình nguyện màu xanh !

Tình nguyện viên hay Thiện nguyện viên ! Tôi mong rằng sau câu chuyện này chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ mình khi tham gia bất cứ hoạt động xã hội nào nhé . Hãy nhớ rằng sau mỗi chuyến đi chúng ta còn có cả một gia đình đang chờ chúng ta ở nhà :)

Linh Chi



Source link

Đề Hóa vừa tầm, thí sinh dễ lấy 6-7 điểm

Posted: 03 Jul 2016 07:05 AM PDT


Ghi nhận tại Hà Nội:

Tại điểm thi ĐH Thủy lợi Hà Nội, thí sinh Phí Văn Sơn cho biết: “Đề Hoá khá dễ, em làm được hết. Em thấy bắt đầu từ câu 30 trở đi mới khó”.

Thí sinh Bùi Quang Thanh, THPT Minh Khai, huyện Quốc Oai nói : “Những câu tính toán là khó nhất, đặc biệt là 15 câu cuối. Để lấy điểm 6-7 điểm thì không khó”.


Thí inh tan thi môn Hóa học tại điểm thi ĐH Thủy lợi Hà Nội. (Ảnh: Mai Châm)

Thí inh tan thi môn Hóa học tại điểm thi ĐH Thủy lợi Hà Nội. (Ảnh: Mai Châm)

Thanh Hóa: Đề thi môn Hóa vừa sức

Kết thúc môn thi Hóa học chiều nay, nhiều thí sinh tại Thanh Hóa đánh giá đề Hóa năm nay vừa sức, không quá khó nên khả năng đa số thí sinh làm được bài.

Ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn Thanh Hóa, thí sinh sau khi kết thúc môn thi Hóa học đều nhận định đề vừa sức với thí sinh. Thí sinh trung bình cũng có thể lấy được điểm 6-7. Tuy nhiên, với dạng đề này cũng có một số câu cuối phân loại học sinh. Thí sinh cũng cho hay, với thời gian 90 phút, thí sinh còn có dư thời gian để soát lại bài.


Thí sinh tại Thanh Hóa đánh giá môn thi Hóa năm nay vừa sức (Ảnh; Nguyễn Thùy)

Thí sinh tại Thanh Hóa đánh giá môn thi Hóa năm nay vừa sức (Ảnh; Nguyễn Thùy)

Thí sinh Vũ Phương Anh, học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1 nhận định: “Đề Hóa năm nay không quá khó. Em nghĩ sẽ có nhiều bạn làm được bài. Với dạng đề này, học sinh khá giỏi thì lấy điểm tối đa cũng không khó”.

Cùng quan điểm với thí sinh Phương Anh, Vũ Thị Thể, học sinh trường THPT Nông Cống 1cũng cho biết đề bài môn Hóa năm nay vừa sức, chỉ có một số câu cuối có tính phân loại học sinh thì mới khó hơn một chút.

Sóc Trăng: Thí sinh nhăn nhó với đề thi môn Hóa học

Chiều ngày thi thứ ba ở môn Hóa học, nhiều thí sinh ở cụm thi 67 tỉnh Sóc Trăng than đề thi môn này dài 6 trang giấy và khá khó so với đề thi môn Vật lý chiều hôm qua.

Thí sinh Lê Hữu Thịnh (trường THPT Thiều Văn Chỏi, huyện Kế Sách) cho biết: “Đề có 50 câu, em làm được khoảng 30 câu nhưng cũng chưa biết có đúng hết hay không. Đề môn Hóa khó hơn đề môn Vật Lý hôm qua”.

Tương tự, thí sinh Thạch Thị Mỹ Nhiên (trường THPT Hoàng Diệu-TP Sóc Trăng) cũng than đề khó hơn em nhận định trước khi vào phòng thi, nhất là 20 câu cuối. Thí sinh Nhiên tự chấm bài làm của mình khoảng được 6 điểm hoặc hơn một chút. Cùng trường với Nhiên, thí sinh Nguyễn Anh Phụng cũng chấm cho mình 6 điểm; còn thí sinh Nguyễn Anh Quân vui hơn vì “bài của em khả năng được 7 điểm”.


Thí sinh tại Sóc Trăng tan thi môn Hóa học. (Ảnh: Xuân Lương)

Thí sinh tại Sóc Trăng tan thi môn Hóa học. (Ảnh: Xuân Lương)

Thí sinh Lý Hà Văn (trường THPT Kế Sách-huyện Kế Sách) cho biết bài làm của em may ra được khoảng 5 điểm chứ không mong cao hơn thế.

Nhìn chung, nhiều thí sinh rời phòng thi với nét mặt không vui vì đề khó. Đa số các em chọn thi môn này là những người đăng ký xét tuyển ở khối A, B vào các trường cao đẳng, đại học.

Quảng Bình: Đề Hóa học có tính phân loại, phần Hóa hữu cơ dễ lấy điểm

Kết thúc buổi thi môn Hóa học chiều 3/7, nhiều thí sinh tại Quảng Bình nhận định đề dễ thở, chỉ có những câu hỏi phân loại dùng để xét tuyển ĐH, CĐ là khó hơn.

Rất nhiều thí sinh cho biết đề thi môn Hóa chiều nay không quá khó nhưng có tính phân loại học sinh, từ câu 30 trở đi khó hơn, "đề Hóa học năm nay nhìn chung không khó, so với đề thi mọi năm em tham khảo thì có nhiều câu dễ hơn, tuy nhiên có những câu hỏi sau yêu cầu cao, đặc biệt có 5 câu trong đề phải thật giỏi mới có thể làm được, em thấy phần dễ nhất thuộc về Hóa học hữu cơ", em Bùi Thị Tư cho biết.

Các sĩ tử tại Quảng Bình kết thúc ngày thi thứ 3

Các sĩ tử tại Quảng Bình kết thúc ngày thi thứ 3

Nam sinh Nguyễn Lương Thiện, học sinh Trường THPT Đào Duy Từ cũng cho biết với đề thi Hóa học chiều nay để được 5-6 điểm là dễ. "Em thi để xét tuyển sinh ĐH-CĐ và thấy có khoảng 15 câu cuối bài khó hơn. Muốn làm được cũng phải mất nhiều thời gian tính toán hơn", Thiện chia sẻ.


Các thí sinh nhận định phần Hóa hữu cơ dễ lấy điểm. (Ảnh: Tiến Thành)

Các thí sinh nhận định phần Hóa hữu cơ dễ lấy điểm. (Ảnh: Tiến Thành)

Ở môn thi Hóa học, Quảng Bình có 2.811 thí sinh đăng ký dự thi, ở cụm thi chỉ để xét tốt ghiệp THPT có 115 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó số thí sinh tham gia thi là 114, vắng 1 em, không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi. Còn ở cụm thi có xét tuyển Đại học, Cao đẳng số thí sinh đăng ký dự thi là 2.696 em.

Cụm thi Vinh: Đề Hóa vừa sức

Chiều nay, các thí sinh cụm thi Vinh đánh giá đề Hóa vừa sức, kiếm điểm 7-8 là dễ.

Kết thúc môn Hoá tại Cụm thi Vinh (cụm số 35) do Trường ĐH Vinh tổ chức, hầu hết các thí sinh cho hay đề Hóa năm nay khá hay và dễ ăn điểm.

Thí sinh ra về vui vẻ sau buổi thi Hóa.

Thí sinh Mai Thị Thu Hà, trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc chia sẻ: “Em thấy đề Hoá năm nay cũng không khó. Tuy nhiên 20 câu sau có tính phân loại khá cao nên đạt được điểm tối đa là rất khó. Em cũng như các bạn thí sinh trong phòng đều tận dụng tối đa thời gian để làm bài”.

Do điều kiện trường ĐH Y khoa Vinh đang trong giai đoạn hoàn thành, nên có đoạn đường vào trường đang đá lởm chởm. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Do điều kiện trường ĐH Y khoa Vinh đang trong giai đoạn hoàn thành, nên có đoạn đường vào trường đang đá lởm chởm. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Hầu hết các thí sinh tại địa điểm thi Trường ĐH Y khoa Vinh khi được hỏi đều nói làm bài khá tốt (Ảnh: Nguyễn Duy)

Hầu hết các thí sinh tại địa điểm thi Trường ĐH Y khoa Vinh khi được hỏi đều nói làm bài khá tốt (Ảnh: Nguyễn Duy)

Thí sinh Nguyễn Văn Hà đến từ huyện miền núi Thanh Chương chia sẻ: “Với đề Hoá năm nay em tính sơ bộ cũng được 7 điểm, đề khá ổn và bài làm cũng được”.


Các sĩ tử khối A đã hoàn thành các bài thi của mình và thí sinh nào cũng khá thoải mái (Ảnh: Nguyễn Duy)

Các sĩ tử khối A đã hoàn thành các bài thi của mình và thí sinh nào cũng khá thoải mái (Ảnh: Nguyễn Duy)

Chiều nay, hơn 13.000 thí sinh ở 2 cụm thi địa phương và cụm thi đại học Vinh bước vào môn thi Hóa học. Hóa học là môn tự chọn nhưng cũng là một trong ba môn thi quan trọng đối với những thí sinh xét tuyển Đại học theo khối A (Toán – Lý – Hóa) và khối B (Toán – Hóa – Sinh). Chính vì thế, ở cụm thi do Trường Đại học Vinh chủ trì, số lượng thí sinh đăng ký môn thi này rất đông với 12.466 thí sinh.

Ở cụm thi địa phương, môn Hóa học lại là môn đăng ký thấp chỉ với 1.262 thí sinh. Trong số này, có một điểm thi không có thí sinh nào đăng ký môn Hóa là điểm thi tại trường THPT Con Cuông. Bên cạnh đó, có đến 8 điểm thi, chỉ có từ 2 – 6 thí sinh đăng ký.

Nghệ An: Cụm thi địa phương: Đề Hóa khó, thí sinh mong thoát điểm "liệt"

Ở cụm thi do Sở GD-ĐT Nghệ An chủ trì có 1.262 thí sinh đăng kí thi môn Hóa học. Nhiều nhất là điểm thi Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn (Diễn Châu) với 286 thí sinh, điểm thi Trường THPT Đô Lương 1 (huyện Đô Lương) có 134 thí sinh, điểm thi Trường THPT Quỳnh Lưu 1 (huyện Quỳnh Lưu) có 104 thí sinh. Có 8 điểm thi có từ 2-6 thí sinh đăng ký dự thi. Đặc biệt Trường THPT Con Cuông (huyện Con Cuông) không có thí sinh nào đăng ký dự thi môn Hóa học.

Khuôn mặt lo lắng của thí sinh rời phòng thi sau môn thi Hóa học.

Khuôn mặt lo lắng của thí sinh rời phòng thi sau môn thi Hóa học.

Sau 90 phút làm bài thi, Ngô Xuân Đức (Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Vinh) bước ra khỏi phòng thi với khuôn mặt buồn rầu. "Đề dài và khó quá, em chỉ làm được hơn 10 câu, các câu còn lại em đoán mò thôi. Em sợ mình không thoát được điểm liệt".

Thí sinh Nguyễn Thị Thảo (TP Vinh) cũng chung nhận định với Đức. Thảo cho rằng đề thi quá khó đối với thí sinh thi lấy điểm xét tốt nghiệp. "Đề khó quá, em chỉ làm được khoảng 30% thôi nhưng không chắc chắn lắm. Hi vọng là đủ điểm để xét tốt nghiệp".

Thí sinh bàn luận kết quả làm bài với các phụ huynh.

Thí sinh bàn luận kết quả làm bài với các phụ huynh.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Nghệ An, có 13 thí sinh vắng mặt tại buổi thi môn Hóa học, tại các điểm thi không có thí sinh, giám thị nào vi phạm quy chế thi.

Đà Nẵng: Thí sinh kêu đề Hóa dài và quá khó

Trong khi đó, các thí sinh dự thi tại Đà Nẵng được hỏi đều than rằng đề Hóa năm nay dài và quá khó, nhất là ở các câu đề yêu cầu phải tính toán để tìm ra đáp án.

Nhiều thí sinh ở Đà Nẵng kêu đề Hóa năm nay dài và quá khó

Nhiều thí sinh ở Đà Nẵng kêu đề Hóa năm nay dài và quá khó

Theo thí sinh Nguyễn Văn Mạnh, thi tại điểm trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), trong 50 câu đề trắc nghiệm môn Hóa học thì có đến 20 câu là khó. Khó nhất là phần các câu đề phải làm toán để tìm ra đáp án. So với năm ngoái thì đề thi năm nay khó hơn nhiều.

Các thí sinh trao đổi về bài làm sau buổi thi môn Hóa học.

Các thí sinh trao đổi về bài làm sau buổi thi môn Hóa học.

Cũng nhận định đề Hóa năm nay khó hơn đề thi môn Hóa học đã tham khảo ở các năm trước, thí sinh Ngọc Thạnh (học sinh THPT Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng) chia sẻ: "Em tập trung học môn Hóa cùng các môn thi khối A để lấy điểm vào đại học. So với đề thi môn Hóa các năm trước mà em đã tham khảo để ôn tập thi, thì đề Hóa năm nay khó hơn. Em làm được khoảng 70%; còn lại em không chắc lắm, có thể "đánh lô tô" chọn đáp án may mắn đúng".

Cụm thi Cần Thơ: Đề thi Hóa vừa sức, dễ kiếm điểm 6 -7

Nhiều thí sinh dự thi Cụm thi trường ĐH Cần Thơ cho biết, đề thi môn Hóa năm nay có 50 câu, đề thi không quá khó. Nhiều thí sinh cho biết dễ dàng kiếm điểm 6 -7 trong 30 câu đầu.

Thí sinh Cao Thị Ngọc Giàu – thí sinh tự do ở tỉnh Vĩnh Long cho biết: "Đề thi môn Hóa năm nay có 50 câu, trong đó 30 câu đâì tập trung phần lý thuyết và những câu hỏi đơn giản, với những học sinh trung bình khá dễ dàng kiếm điểm 6 -7.

Thí sinh Ngọc Giàu và nhiều thí sinh dự thi tại cụm thi ĐH Cần Thơ cho biết, đề thi vừa sức, dễ dàng kiếm điểm 6 -7. (Ảnh: Nguyễn Hành)

Thí sinh Ngọc Giàu và nhiều thí sinh dự thi tại cụm thi ĐH Cần Thơ cho biết, đề thi vừa sức, dễ dàng kiếm điểm 6 -7. (Ảnh: Nguyễn Hành)

Em Trần Ngọc Chánh – trường THPT Lương Định Của (Quận Ô Môn) cho biết: Đề thi 50 câu nhưng em làm đúng khoảng 30 câu còn những câu sau thì đánh theo kiểu hên xui. Với những học sinh trung bình khá thì tụi em dễ dàng chinh phục 30 câu hỏi đầu nhưng từ câu 31 đã có sự phân hóa rõ nét để tranh điểm vào đại học.

Tại cụm thi tỉnh Bình Định, kết thúc 90 phút làm bài thi môn Hóa học chiều nay 3/7, nhiều thí sinh nhận định đề hóa không quá khó nhưng có tính phân hóa cao.

Thí sinh thở phào nhẹ nhỏm sau kết thúc bài thi môn Hóa học (ảnh Doãn Công)

Thí sinh thở phào nhẹ nhỏm sau kết thúc bài thi môn Hóa học (ảnh Doãn Công)

Thí sinh Hồ Đăng Khoa (ở huyện Tây Sơn) dự thi tại điểm thi Trường ĐH Quy Nhơn cho biết: "Đề thi Hóa có tính phân hóa rõ rệt. Đề ra 50 câu thì có 30 câu đầu khá dễ cho thí sinh xét tốt nghiệp, còn 20 câu sau mức độ khó tăng dần để dành cho thí sinh xét tuyển ĐH. Em nghĩ đề ra này là phù hợp đối với thí sinh xét tốt nghiệp và đại học".

Thí sinh Nguyễn Phúc Thiện (ở huyện Tuy Phước) cũng cho rằng đề Hóa học năm nay có tính phân hóa cao, trong đó khó nhất là phần hóa hữu cơ.

Đánh giá chung về đề thi ba môn Toán, Lý, Hóa khối A năm nay, Thiện nói: "So với năm ngoái thì đề thi khối A năm nay khó hơn nhiều. Trong đó, đề Toán và Hóa học khó hơn hẳn so với năm ngoái, riêng đề Vật lý là khá nhẹ nhàng. Tổng 3 môn thi xét đại học chắc em được khoảng trên 20 điểm".

Nhiều thí sinh thi khối A đã hoàn thành kỳ thi trong vui sướng (ảnh Doãn Công)

Nhiều thí sinh thi khối A đã hoàn thành kỳ thi trong vui sướng (ảnh Doãn Công)

Khánh Hòa: Đề Hóa phân loại thí sinh rõ rệt, khó lấy điểm tối đa

Nhiều thí sinh dự thi môn Hóa tại Cụm thi số 49 do trường ĐH Nha Trang chủ trì, cho biết, đề Hóa năm nay có tính phân loại thí sinh cao khi có 7-10 câu rất khó, thí sinh khó lấy điểm tuyệt đối.

Thí sinh dự thi tại điểm thi ĐH Nha Trang ra về sau môn thi Hóa - Ảnh: Viết Hảo

Thí sinh dự thi tại điểm thi ĐH Nha Trang ra về sau môn thi Hóa – Ảnh: Viết Hảo

Thí sinh Nguyễn Khánh Lâm, dự thi tại điểm thi số 3, trường ĐH Nha Trang cho biết, đề hóa năm nay có 50 câu, trong đó có khoảng 30 câu lý thuyết và khoảng 20 câu bài tập. Theo Lâm, đề Hóa năm nay khó hơn năm ngoái, khi có những câu cực "hóc" mà ôn không kỹ thì rất khó làm.

"Đề này theo em học sinh trung bình có thể làm được trên 5 điểm, còn học sinh khá giỏi có thể đạt trên 7 điểm. Em đã làm hết bài nhưng chắc chỉ đạt khoảng 6 điểm so với yêu cầu của đề", thí sinh Lâm nói.

Thí sinh Lê Duy, dự thi tại điểm thi số 2, trường ĐH Nha Trang cho biết, đề Hóa năm nay phần lý thuyết nhiều hơn phần bài tập và phần Hóa vô cơ và Hóa hữu cơ nhìn chung khó tương đương.

Nhiều thí sinh tại điểm thi ĐH Nha Trang cho biết, môn Hóa khó lấy điểm tuyệt đối - Ảnh: Viết Hảo

Nhiều thí sinh tại điểm thi ĐH Nha Trang cho biết, môn Hóa khó lấy điểm tuyệt đối – Ảnh: Viết Hảo

Em Duy cũng có chung nhận định, với đề Hòa năm nay, học sinh trung bình có thể đạt khoảng 5 điểm, học sinh khá giỏi có thể đạt 7-8 điểm. "Đề Hóa có 7-10 câu rất khó để phân loại thí sinh, rất khó để lấy điểm tuyệt đối. Nhìn chung đề này khó hơn năm ngoái, em làm được khoảng 75%", thí sinh Duy chia sẻ.

Huế: Đề Hóa khó phần tính toán

Kết thúc môn thi Hóa chiều nay (3/7) tại Huế, đa số thí sinh đều làm tới phút cuối cùng, không dư thời gian. Đặc biệt theo nhiều em thì đề rất khó phần tính toán ở 20 câu cuối.

Em Nguyễn Thanh Tùng (THPT Phong Điền, huyện Phong Điền) than thở "Em thấy những 20 cuối khó vì phần tính toán phức tạp. Em cố gắng lắm nhưng làm được chừng 60% đề, nhiều câu tính toán phía cuối đề em làm chưa xong. Tuy nhiên phần lý thuyết ở trước thì dễ có điểm hơn vì khá dễ".

Còn em Trần Thị Vy (THPT Nguyễn Chí Thanh, huyện Quảng Điền) thì cho biết trong cả phòng đều làm tới phút cuối cùng, có nhiều bạn học ở trường chuyên Quốc Học Huế cũng rên vì đề khó làm và dài. VY cho biết với kiểu đề "hóc hiểm" thế này ít đạt điểm tối đa, em làm chừng được 70%.

Nhiều thí sinh thi xong môn Hóa tại Huế trong tâm trạng không vui

Nhiều thí sinh thi xong môn Hóa tại Huế trong tâm trạng không vui

Bố trìu mến hỏi han con sau buổi thi

Bố trìu mến hỏi han con sau buổi thi

Hà Nam: Đề Hóa dài, khó dần về cuối

Theo nhận định của thí sinh ở Hà Nam, đề Hóa năm nay khá dài, nhiều câu đầu dễ lấy điểm nhưng càng về sau các câu hỏi càng hóc búa hơn.

Ghi nhận của PV tại điểm thi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (cơ sở Hà Nam), nhiều thí sinh cho biết đề Hoá năm nay tương đối dài, 30 câu đầu có vẻ dễ để gỡ điểm, những câu về sau bắt đầu khó dần đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức mới có thể làm được.

Theo nhận định của thí sinh ở Hà Nam, đề Hóa năm nay khá dài, nhiều câu đầu dễ lấy điểm nhưng càng về sau các câu hỏi càng hóc búa hơn (Ảnh Việt Linh)

Theo nhận định của thí sinh ở Hà Nam, đề Hóa năm nay khá dài, nhiều câu đầu dễ lấy điểm nhưng càng về sau các câu hỏi càng hóc búa hơn (Ảnh Việt Linh)

Em Nguyễn Thị Hoài, học sinh trường THPT Bắc Lý (Lý Nhân) cho biết: "Đề thi hoá năm nay khó dần về cuối, có nhiều câu bài tập dài, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức và tính toán nhanh, với 90 phút em chỉ làm được khoảng 65 – 70% dù đã rất cố gắng".

Em Nguyễn Thị Hoài, học sinh trường THPT Bắc Lý (bên trái) - Ảnh Việt Linh

Em Nguyễn Thị Hoài, học sinh trường THPT Bắc Lý (bên trái) – Ảnh Việt Linh

Thí sinh Trần Hải Trung, học sinh trường THPT Phủ Lý B cho biết: "Trong đề thi lần này em thấy nhiều câu bài tập về vô cơ là khó, bài tập cũng dài, nếu là học sinh trung bình thì chỉ làm được khoảng 50%.

Quảng Trị: Đề thi môn Hóa mang tính phân loại rõ rệt, thí sinh khó đạt điểm cao

Kết thúc 90 phút làm bài, nhiều thí sinh tại Quảng Trị đánh giá đề thi môn Hóa năm nay khó hơn so với mọi năm, mang tính phân loại rõ rệt hơn. Phần kiến thức cơ bản chỉ chiếm khoảng 30% đề thi.

Thí sinh Lê Hữu Tỉnh cho biết, đề thi năm nay có tính phân loại rõ rệt, 15 câu cuối rất khó nên nếu không ôn tập kỹ thì rất khó làm được. Theo em Tỉnh, đề thi có phần hóa vô cơ, hóa hữu cơ khó hơn. Tuy nhiên, việc thí sinh đạt điểm trung bình đối với môn này cũng dễ dàng. Tỉnh tự tin cho rằng mình làm được 95% đề thi.

Nhiều thí sinh đánh giá đề thi Hóa tương đối khó và dài. (Ảnh: Đăng Đức)

Nhiều thí sinh đánh giá đề thi Hóa tương đối khó và dài. (Ảnh: Đăng Đức)

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Thu Hiệu đánh giá đề thi rất dài. Đề có khoảng 30 câu thuộc kiến thức cơ bản, 15 câu còn lại theo mức độ khó dần. Đối với đề thi này, ngoài thí sinh khối B thì việc lấy điểm 6-7 cũng khá chật vật. Dù nhận xét mình làm được khoảng 70% bài thi nhưng em Hiệu cho rằng đề thi năm nay khó.

Em Phan Thị Thùy Linh cũng đánh giá đề thi khó và dài. Nếu không ôn tập kỹ thì không thể làm được. Nhiều thí sinh khác rời phòng thi với vẻ tiếc nuối vì không hoàn thành tốt bài thi.

Cụm thi Bạc Liêu: Thí sinh than đề Hóa khó

Ghi nhận của PV Dân trí tại Bạc Liêu, kết thúc môn Hóa học chiều nay 3/7, nhiều thí sinh tại đây ra khỏi phòng thi với tâm trạng không mấy vui. Theo nhiều thí sinh đánh giá, đề Hóa học khó.

Nhiều thí sinh Bạc Liêu hoàn thành môn thi Hóa học nhưng không mấy vui. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Nhiều thí sinh Bạc Liêu hoàn thành môn thi Hóa học nhưng không mấy vui. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Thí sinh Toản (thi tại cơ sở 2- ĐH Bạc Liêu) cho biết, đề có 50 câu nhưng khá dài nên thời gian 90 phút là hơi hẹp. Chính vì thế, để thí sinh hoàn thành bài làm một cách trọn vẹn là rất khó. "Đề có khoảng 40% là lý thuyết, nhưng phải hiểu mới có thể làm được. Trong khi đó, phần bài tập cũng không dễ, cần tính toán và kiến thức sâu mới làm tốt", Toản đánh giá.

Thí sinh Bạc Liêu đánh giá đề thi môn Hóa học. (Thực hiện: Huỳnh Hải)

Một thí sinh tên Toàn (cũng thi tại cơ sở 2- ĐH Bạc Liêu) thì nhận định, với đề thi Hóa học năm nay, khó nhất là phần hữu cơ. Có nhiều câu học sinh có học lực trung bình có thể làm được nhưng điểm sẽ không cao. Theo Toàn, mức điểm 5- 6 là có thể nhiều nhưng điểm 9- 10 là hơi hiếm và chỉ dành cho thí sinh cực giỏi môn này.

Các thí sinh đánh giá, đề Hóa năm nay khó. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Các thí sinh đánh giá, đề Hóa năm nay khó. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Thí sinh Nguyễn Hoàng Bá (thi tại cơ sở 1- ĐH Bạc Liêu) nhận xét, đề có 50 câu, nhưng chỉ với 30 câu đầu đã “làm khó” thí sinh, còn 20 câu sau cũng rất khó ăn. "Thật sự em thấy đề Hóa năm nay khó hơn năm rồi rất nhiều, nên kiếm được điểm tuyệt đối là không dễ", thí sinh Hoàng Bá nói.

Quảng Nam: Thí sinh lo lắng về môn thi Hóa học

Kết thúc môn thi Hóa học, nhiều thi sinh tại các điểm thi ở TP Hội An (Quảng Nam) cảm thấy lo lắng về phần bài thi của mình. Đề thi Hóa năm nay được nhiều sĩ tử đánh giá khó hơn so với đề năm ngoái, các câu hỏi có độ khó tăng dần.

Thí sinh Lê Văn Kiên (địa điểm thi trường CĐ Điện lực miền Trung) cho biết: "Đề thi năm nay em thấy khó hơn so với năm ngoái, đề năm ngoái em còn làm được nhiều chứ đề năm nay thì chỉ được ít. Đề thi có độ khó tăng dần và nhiều câu rất khó làm nhất là càng về cuối".


Kết thúc thi môn Hóa, nhiều thí sinh tại cụm thi 41 không vui.

Kết thúc thi môn Hóa, nhiều thí sinh tại cụm thi 41 không vui.

Còn thí sinh Nguyễn Thị Hà (địa điểm thi Trường Trần Quý Cáp) cũng có nhận xét tương tự: "Em thấy đề thi khá khó, mấy câu có vẻ đánh đố nên khá lo lắng, không biết kết quả thế nào".

Tại điểm thi ĐH Quảng Nam, trao đổi với PV, các thí sinh cũng nhận xét để đạt điểm cao với môn Hóa rất khó, nhất là đối với các thí sinh không chuyên. Còn các thí sinh chuyên thì cũng khó kiếm được điểm cao.

Nhiều thí sinh cho hay, để kiếm được điểm cao môn Hóa không dễ. (Ảnh: C.Bính-N.Linh)

Nhiều thí sinh cho hay, để kiếm được điểm cao môn Hóa không dễ. (Ảnh: C.Bính-N.Linh)

Sau khi kết thúc môn Hóa, thí sinh Hoàng Văn Hiên (trú huyện Phú Ninh) bày tỏ: "Theo em, các bạn học chuyên Hóa thì có phần dễ dàng hơn các bạn học khối xã hội. Nói chung, các bạn khối xã hội kiếm được 4-5 điểm là cao, còn các bạn chuyên cũng khó lấy điểm tuyệt đối".

TPHCM: Thí sinh than đề Hóa khó và phân hóa cao

Kết thúc buổi thi Hóa chiều nay, nhiều thí sinh ở TPHCM đều cho rằng đề thi có dạng bài tập lạ và phức tạp hơn năm ngoái. Thậm chí thí sinh có học lực khá, giỏi cũng chật vật mới làm kịp thời gian.


Thí sinh hoàn thành buổi thi môn Hóa tại trường ĐH Công nghệ TPHCM

Thí sinh hoàn thành buổi thi môn Hóa tại trường ĐH Công nghệ TPHCM

Tại điểm thi trường ĐH Công nghệ TPHCM, đa số thí sinh đều than đề khó, phải tính toán nhiều. Thí sinh Minh Vy, học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Thủ Đức) vốn học khá môn Hóa nhận định cấu trúc đề giống năm ngoái tuy nhiên ở phần bài tập có những dạng bài lạ. Ở 30 câu đầu, học sinh học lực trung bình có thể làm được dễ dàng nhưng càng về sau độ khó càng tăng. Minh Vy cho biết đây là môn để em đăng ký xét tuyển ĐH nhưng không tự tin với bài đã làm. "Em chỉ tự tin rằng mình đạt được 7 điểm với mình vừa làm".


Thí sinh không vui vẻ lắm vì làm bài khá căng thẳng

Thí sinh không vui vẻ lắm vì làm bài khá căng thẳng

Trong khi đó, Hương Liên, một thí sinh tự do thì cho biết 35 câu đầu của đề khá đơn giản nhưng 15 câu sau quá khó. "Độ phân hóa của đề cao để dành phân loại học sinh vào ĐH, nhất là phần bài tập hữu cơ khó hơn vô cơ. Bên cạnh đó, nhiều câu lý thuyết cũng tạo hứng thú khi đưa những vấn đề ứng dụng thực tiễn như: bị kiến căn bôi gì giảm sưng tấy; etanol có tác động đến thần kinh trung ương…". Liên chia sẻ. Thí sinh này cho biết tự tin làm đúng 40 câu, còn lại thì đánh bừa.

Tương tự, dù học kết quả cuối năm đạt 8,5 điểm môn Hóa nhưng thí sinh Mai Phương, học trường THPT Võ Thị Sáu cho rằng khá vất vả để làm bài này. Mai Phương chỉ tự tin làm trúng 35 câu trong tổng số 50 câu mà đề ra.

Cũng tại điểm thi trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), thí sinh Phan Quỳnh Anh một trong những thí sinh ra sớm nhất chia sẻ: "Đề thi môn hóa học năm nay rất khó, và có sự phân hóa cụ thể. Đối với những bạn thi tốt nghiệp thì chỉ làm được 30 câu đầu tiên, còn từ câu 30 trở về sau thì rất khó dành cho những bạn thi đại học. Bình thường ở lớp môn này em được tầm 8 điểm nhưng với đề này em chỉ tự tin làm được 65%".

Các thí sinh trao đổi với phụ huynh

Các thí sinh trao đổi với phụ huynh

Cùng suy nghĩ thí sinh Trần Quốc Chiến nhận định: "đề thí khó, phân biệt rõ ràng giữa đề thi đại học và tốt nghiệp. Bản thân em là một học sinh giỏi môn hóa nhưng đề này vẫn có một số câu làm khó em. Đối với những bạn không chọn hóa thi đại học thì những câu sau câu 30 thì em nghĩ ít người có thể làm được. Với đề thi này em chỉ tự tin mình làm được 90% yêu cầu của đề ra, 10% còn lại chắc dựa vào may mắn nữa".

Còn thí sinh Mai Thị Hoa cho rằng: "đề thi này rất khó so với bản thân em. Em thi khối M nhưng khá thích môn hóa học, nên em chọn môn này làm môn thi tốt nghiệp, nhưng gần như em đã sai lầm. Trong đề thi này 30 câu sau em chỉ biết đoán mò. Vì vậy em nghĩ kết quả môn hóa học của em sẽ không cao, chỉ biết cố gắng thi môn sinh vào ngày mai thật tốt thì mới có hy vọng đậu đại học".

Sau buổi thi này, nhiều thí sinh cho biết đã hoàn thành kỳ thi của mình nên cảm thấy thoải mái, vui vẻ chờ kết quả.

Nhóm PV



Xem nguồn

KHÔNG CHỒNG MÀ CÓ CON : CÓ PHẢI CÁI TỘI TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY

Posted: 03 Jul 2016 06:38 AM PDT



Khi con mới 8 tuần, mẹ cũng đã có suy nghĩ bỏ con đi vì áp lực từ mọi phía nhưng rồi mẹ day dứt mãi, mẹ không làm được. Không chồng mà có con đâu phải là cái tội ? 

 

Làm mẹ đơn thân thật vất vả…

Bé Na trong bụng mình bây giờ được 22 tuần rồi, tiếng chân bé đạp ngày càng rõ hơn, không còn là tiếng tách tách như tiếng tôm nhảy khi con mới 16 tuần nữa. Mỗi lần mẹ đặt tay lên bụng nói chuyện là bé đạp nhiều hơn, những lúc ấy mẹ chỉ muốn bé mau ra ngoài với mẹ thôi.

Bố mẹ của mẹ (là ông bà ngoại của Na đấy) cũng yêu mẹ như mẹ yêu Na, nhưng sao lại có suy nghĩ sẽ đem Na cho người khác chỉ vì bố Na và mẹ không cưới nhau nhỉ? Mọi người coi Na như "của nợ" cần phải bỏ đi để lo tương lai cho mẹ. Mất Na liệu mẹ có sống thanh thản được không? Con là động lực cho mẹ sống mà, mẹ cần phải bảo vệ Na cho dù bây giờ cả nhà có ghét bỏ thì mẹ cũng chấp nhận. Ông bà Na sống ở quê nên chịu nhiều áp lực từ dư luận lắm, mẹ biết chứ, nhất là khi Na còn có hai dì nữa, nếu mẹ không có chồng mà nuôi con thì ảnh hưởng rất nhiều đến các dì và mọi người ở quê. Cuộc sống ở nông thôn, chuyện trong nhà chưa tỏ mà ngoài ngõ đã tường, và ngay cả ông bà ngoại con cũng không ngoại lệ trong cái xã hội nhiều chuyện ấy nên bây giờ mẹ thế này ông bà chán nản lắm.

Từ nhỏ mẹ đã là niềm tự hào của ông bà ngoại, ông bà rất kỳ vọng vào mẹ – điều đó làm mẹ luôn thấy áp lực. Lúc mẹ đỗ Đại học, ông không vui vì điểm của mẹ không phải đứng đầu, do đó ông cũng bực dọc với mẹ. Vì ông đi đâu cũng muốn khoe với mọi người mẹ là nhất. Mẹ biết mẹ không quá thông minh nên mẹ đã chăm chỉ để bù lại, để không phụ lòng ông bà vất vả nuôi mẹ. Nhưng lớn dần mẹ thấy ông bà tự hào về mẹ quá, nói thật, quá "ảo tưởng" càng khiến mẹ thấy vô cùng mệt mỏi. Chính thế mẹ luôn căng thẳng và không muốn gồng mình cố gắng nữa, mẹ muốn sống theo những thứ mà mẹ thích, mẹ muốn sống cho mẹ. Con thấy đấy, ông bà đã tự hào bao nhiêu thì sẽ thất vọng bấy nhiêu khi biết mẹ quyết định làm mẹ đơn thân.

Bố con thì hoàn toàn trái ngược với mẹ, bố con không quá nghe lời ông bà nội vì thế không ai kỳ vọng quá nhiều vào bố con. Kết quả học tập của bố cũng bình thường thôi (nếu không muốn nói là kém) nhưng mẹ thấy được bố con giỏi thực sự, bố con giúp mẹ nhận ra nhiều điều. Có lẽ thế nên mẹ rất tôn trọng và tin vào quyết định của bố con. Tất cả những gì bố khuyên mẹ, giúp mẹ đều khiến mẹ tốt hơn về mọi mặt, chỉ duy nhất một điều mẹ không nghe bố con là mẹ đã quyết tâm giữ con lại. Bố con muốn có cuộc sống tốt hơn rồi mới có con và cho con những gì tốt nhất, và… con đã đến không đúng lúc. Khi con mới 8 tuần, mẹ cũng đã có suy nghĩ bỏ con đi nhưng rồi mẹ day dứt mãi, mẹ không làm được. Bố và mẹ cãi nhau, bố mắng chửi mẹ nhiều, không quan tâm gì đến mẹ con mình cả. Mẹ đã nghĩ tới nuôi con một mình, không cần bố con, cũng không ai cần ai nữa. Bạn mẹ khuyên nên nói chuyện cho gia đình biết chuyện về con, mẹ đã suy nghĩ rất nhiều, mẹ sợ không ai chấp nhận con.

Vượt qua định kiến của xã hội và gia đình không phải điều dễ dàng…

Khi con được 18 tuần, lâu rồi mẹ không về quê, ông bà giục nên mẹ về, nhân tiện mẹ nói với ông bà sự có mặt của con, mẹ nên đối mặt với thực tế vì mẹ không tránh mãi được. Nhưng mẹ đã rất buồn khi ông bà con chỉ lo đến danh dự và không quan tâm gì đến mẹ cả… Dù ông bà có mắng chửi mẹ cũng nghe nhưng khi mọi người bắt mẹ chọn: một là phải cưới thì mới được giữ con lại (trong khi bố con chưa muốn cưới vì sự nghiệp chưa ổn định), hai là phải bỏ con càng sớm càng tốt. Nghĩ đến những lời đấy mẹ thấy đau lắm, mẹ không muốn ép bố con cưới, sẽ không hạnh phúc khi bố con như thế mà không cưới thì mẹ phải bỏ con. Sao mẹ có thể làm chuyện đó được, mẹ đã thực sự hung hăng với cả nhà và tuyên bố mẹ nuôi con một mình và cả nhà coi như mẹ đã chết…

Mẹ bắt xe lên Hà Nội liền sau đó. Những ngày sau khi nói sự thật là những ngày day dứt của mẹ, mẹ có lỗi với ông bà nhiều. Mẹ chỉ mong ông bà đừng ép mẹ như con rối giống ngày nhỏ nữa. Mẹ đã nghĩ đến điều cuối cùng mẹ sẽ làm cho ông bà là cầu xin bố con cưới, nhưng mẹ biết rằng không ai có thể ép được bố con. Thế là mẹ xin ông bà cho mẹ nuôi con một mình, đừng ép mẹ cưới nữa vì cũng không hạnh phúc nhưng ông bà con đã nói sẽ đem con đi cho người khác khi mẹ sinh con ra.

Những ngày này ai cũng gọi điện cho mẹ muốn mẹ và bố con cưới nhưng chuyện đó đâu do một mình mẹ quyết định được. Họ gây sức ép với mẹ và mẹ còn thất vọng hơn khi ông gọi điện dọa nạt bố con, mẹ rất xấu hổ vì hành động đó của ông… Bố con bắt mẹ phải gọi điện cho cả nhà đừng làm phiền bố con nữa. Mẹ đã gọi điện trong nước mắt cầu xin mọi người hãy để cho mẹ yên, mẹ sẽ làm theo ý mọi người, sẽ đem con cho người khác và đừng liên lạc với bố con nữa (mẹ chỉ giả vờ nói thế chứ không bao giờ nghĩ sẽ bỏ con). Mẹ không thể kìm cảm xúc khi phải nói những câu đấy, bố con biết chắc cũng có động lòng nên gọi điện cho bà nội con lên gặp mẹ để nhận con dâu, nhận cháu. Đến giờ này bố con mới chịu nói cho gia đình biết chuyện, có thể hôm nay bà nội con sẽ đến gặp mẹ, mẹ cũng không biết bà con sẽ phản ứng như thế nào nữa…

Mọi khó khăn mới chỉ là bắt đầu khi làm mẹ đơn thân. Hy vọng những ai đọc được những dòng tâm sự này hãy thông cảm cho nỗi khổ của những người làm mẹ đơn thân, họ đã phải vất vả tự lo cho cuộc sống của họ và còn phải đối mặt với những định kiến xã hội nữa. Không chồng mà có con đâu phải là cái tội, đừng đánh giá đạo đức của họ khi họ quyết định nuôi con một mình.

LC



Source link

66 thí sinh vi phạm kỉ luật trong ngày thi thứ 3

Posted: 03 Jul 2016 06:23 AM PDT


Thống kê của Bộ GD&ĐT trong ngày 3/7, tổng số thí sinh đăng kí dự thi:

– Môn Địa lý: 436.534 (cụm thi tốt nghiệp: 218.479 và cụm thi đại học: 218.055).

– Môn Hóa học: 347.307 (cụm thi tốt nghiệp: 24.694 và cụm thi đại học: 322.613).

Tổng số thí sinh đến dự thi:

– Môn Địa lý: 430.631, đạt tỷ lệ 98,65% (cụm thi tốt nghiệp: 216.567, đạt 99,12%; cụm thi đại học: 214.064, đạt 98,17%).

– Môn Hóa học: 341.985, đạt tỷ lệ 98,47% (cụm thi tốt nghiệp: 24.314, đạt 98,46%; cụm thi đại học: 317.671, đạt 98,47%).

Thí sinh sau bài thi môn Hóa (ảnh: Nguyễn Thùy)

Thí sinh sau bài thi môn Hóa (ảnh: Nguyễn Thùy)

Tổng số điểm thi:

– Môn Địa lý: 1.102 (cụm thi tốt nghiêp: 672 và cụm thi đại học: 430).

– Môn Hóa học: 1.095 (cụm thi tốt nghiêp: 534 và cụm thi đại học: 561).

Tổng số thí sinh vi phạm kỷ luật: 66 thí sinh (7 khiển trách, 6 cảnh cáo, 53 đình chỉ).

Tại cụm thi ĐHBK Hà Nội: Trong buổi sáng thi môn Địa lý, tổng số thí sinh đăng kí dự thi: 5.136, vắng 65 thí sinh, kỉ luật đình chỉ thi do sử dụng điện thoại: 2 thí sinh.

Ở môn Hóa vào chiều 3/7, tổng số thí sinh đăng kí dự thi: 4.982, vắng 111 thí sinh. Một thí sinh bị kỉ luật đình chỉ thi do mang điện thoại di động.

Tại cụm thi ĐHSP Hà Nội, theo thống kê, trong chiều 3/7, số thí sinh đăng kí dự thi là 4.075, vắng 102 thí sinh.

Đánh giá chung tình hình trên cả nước, ngày thi thứ 3 diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Quảng Nam: Ngày thi thứ 3 vắng 232 thí sinh

Theo tổng hợp nhanh từ cụm thi 41 do ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) chủ trì tại tỉnh Quảng Nam. Trong ngày thi thứ 3 môn Địa Lý có 4.959 thí sinh dự thi, vắng 79 thí sinh (đạt tỉ lệ 98,43%), không có thí sinh và cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi. Môn Hóa học có 6.79 thí sinh dự thi, vắng 100 thí sinh (đạt tỉ lệ 98,59%). Không có thí sinh và cán bộ coi thi nào vi phạm quy chế thi. Đây là cụm thi xét tuyển CĐ, ĐH.

Đối với cụm thi xét tốt tốt nghiệp THPT do Sở GD-ĐT Quảng Nam chủ trì, môn Hóa Học có 362 thí sinh dự thi, vắng 9 thí sinh (đạt tỉ lệ 97,57%). Môn Địa Lý có 3.842 thí sinh dự thi, vắng 44 thí sinh (đạt tỉ lệ 98,87%).

Ngày thi thứ 3 môn Địa Lý và Hóa Học có tất cả 232 thí sinh vắng tại cụm thi 41 tỉnh Quảng Nam

Ngày thi thứ 3 môn Địa Lý và Hóa Học có tất cả 232 thí sinh vắng tại cụm thi 41 tỉnh Quảng Nam

Chiều ngày 3/7, theo báo cáo từ hội đồng coi thi xét tốt nghiệp THPT do Sở GD-ĐT Quảng Nam chủ trì có 1 thí sinh bị đình chỉ do mang và sử dụng điện thoại di động trong phòng thi môn Ngữ Văn. Đó là thí sinh N.N.D. tại phòng thi 103, điểm thi số 06 Trường THPT Lê Quý Đôn.

Khánh Hòa: Cụm thi 49 vắng 63 thí sinh trong môn Hóa

TS Trần Doãn Hùng, trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Nha Trang, cho biết, trong môn thi Hóa chiều nay, tại 10 điểm thi của cụm thi số 49 do trường ĐH Nha Trang chủ trì 63 vắng thí sinh.

Thí sinh tại điểm thi ĐH Nha Trang sau mon Hóa, chiều 3/7 - Ảnh: Viết Hảo

Thí sinh tại điểm thi ĐH Nha Trang sau mon Hóa, chiều 3/7 – Ảnh: Viết Hảo

Theo đó, trong môn thi Hóa, tại cụm thi 49 có 4.856 thí sinh dự thi trong tổng số 4.919 thí sinh đăng ký dự thi, đạt tỷ lệ 98,72%. Môn Hóa tại 10 điểm thi của cụm thi 49 không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi. Trước đó, vào sáng cùng ngày, trong môn thi Địa lý, tại cụm thi 49 do trường ĐH Nha Trang chủ trì đã phát hiện 1 thí sinh sử dụng tài liệu và bị đình chỉ thi.

Cụm thi ĐBSCL: Môn Hóa vắng 236 thí sinh

Tại cụm thi trường ĐH Cần Thơ, ĐH Đồng Tháp, ĐH An Giang chủ trì, trong môn thi Hóa chiều này vắng 236 thí sinh. Tại các cụm thi này không có thí sinh hay cán bộ nào vi phạm quy chế thi.

Tại Cụm thi Cần Thơ: Hội đồng thi trường ĐH Cần Thơ cho biết, trong buổi thi môn Hóa có 3856 thí sinh dự thi vắng 101 thí sinh, chiếm 97,45%. Không có thí sinh vi phạm quy chế thi.

Tại các cụm thi trường ĐH Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp không có thí sinh nào vi phạm qui chế thi.

Tại các cụm thi trường ĐH Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp không có thí sinh nào vi phạm qui chế thi.

Tại Đồng Tháp, cụm thi do trường ĐH Đồng Tháp chủ trì, môn Hóa chiều nay có 5431 thí sinh đăng ký dự thi, vắng 52 thí sinh, chiếm 99,04%; Trong buổi thi sáng nay, tại cụm thi trường ĐH Đồng Tháp diễn ra an toàn đúng qui chế.

Còn tại cụm thi An Giang, theo Hội đồng thi trường ĐH An Giang cho biết, môn Hóa có 6098 thí sinh đăng ký dự thi, vắng 83 thí sinh, đạt tỷ lệ 99,64%. Tại cụm thi này, sáng nay không xảy ra tình trạng thí sinh, cán bộ vi phạm quy chế dự thi.

Lâm Đồng: Vắng 85 thí sinh trong môn thi Hóa học

Theo báo cáo nhanh của 2 cụm thi tại Lâm Đồng, trong môn thi Hóa học chiều nay (3/7), toàn tỉnh có 6.439 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó chỉ có 6.354 thí sinh dự thi, vắng 85 thí sinh trong môn thi này.

Nhiều thí sinh vắng mặt tại cụm thi tỉnh Lâm Đồng

Nhiều thí sinh vắng mặt tại cụm thi tỉnh Lâm Đồng

Cụ thể, tại cụm thi số 52 trường Đại học Đà Lạt, có 5.932 thí sinh đăng ký dự thi, có mặt 5.854 thí sinh, 78 thí sinh vắng mặt không lý do (đạt tỷ lệ dự thi 98,69%).

Cụm thi do Sở GD &ĐT Lâm Đồng chủ trì, có 507 thí sinh đăng ký dự thi, có 500 thí sinh có mặt, 7 thí sinh vắng không lý do (đạt tỷ lệ dự thi 98,64%).

Tại 2 cụm thi, trong môn thi Hóa học chiều nay không có trường hợp thí sinh và cán bộ coi thi nào vi phạm quy chế thi. Công tác thi cử diễn ra nghiêm túc, an toàn theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Nhóm PV



Xem nguồn

Comments