Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thí sinh có 10 ngày để đăng ký xét tuyển trực tuyến nguyện vọng 1

Posted: 30 Jul 2016 10:04 AM PDT


Theo Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh cho biết khi đăng ký online, thí sinh phải sử dụng tài khoản cá nhân đã được cấp khi đăng ký dự thi.

Trong hệ thống đều có hướng dẫn các bước đăng ký. Khi đăng ký thành công, màn hình hệ thống sẽ hiện ra thông báo xác nhận.

Thí sinh có thể in ra hoặc chụp màn hình lưu lại.

Tất cả dữ liệu đăng ký xét tuyển thành công này sẽ được phần mềm lưu lại để đảm bảo rằng thí sinh trong toàn hệ thống không thể đăng ký vượt quá chỉ tiêu quy định.

Cụ thể, ở đợt xét tuyển đầu tiên, mỗi em không được đăng ký quá 2 trường, mỗi trường không quá 2 nguyện vọng“, Cục trưởng Mai Văn Trinh nhắc thí sinh. 

Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến nguyện vọng 1 từ ngày 1 – 11/8

Thời gian đăng ký xét tuyển trực tuyến từ ngày 1 đến 11/8, kết thúc sớm trước một ngày để thí sinh không đăng ký được bằng hình thức online sẽ đăng ký bằng cách khác như gửi qua bưu điện hoặc tới nộp tại trường.

Nhà trường sẽ xác nhận thời điểm bưu điện đóng dấu còn trong thời gian xét tuyển để đảm bảo quyền lợi cho các em, với mục tiêu không có thí sinh nào không đăng ký được bằng các hình thức khác nhau.

Còn nếu đăng ký xét tuyển theo các phương thức truyền thống, thí sinh điền thông tin vào phiếu đăng ký xét tuyển và nộp cho trường qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường (nếu trường cho phép).

Năm nay cả nước có 2 nhóm trường xét tuyển theo nhóm (Nhóm GX và Nhóm Đại học Đà Nẵng), thí sinh nếu đăng ký xét tuyển vào các trường tuyển sinh theo nhóm sẽ có mẫu phiếu đăng ký xét tuyển riêng.

Cục trưởng khảo thí đặc biệt lưu ý, năm nay các thí sinh chỉ được cấp một phiếu xác nhận kết quả thi.

Sau khi các trường công bố điểm trúng tuyển, thí sinh đã trúng tuyển phải nộp phiếu xác nhận kết quả thi đúng thời hạn. 

Không nộp phiếu xác nhận đồng nghĩa với việc các em không học và nhường cơ hội trúng tuyển cho thí sinh khác.



Xem nguồn

4 bước đăng ký xét tuyển trực tuyến

Posted: 30 Jul 2016 09:22 AM PDT


Theo đó, điều kiện bắt buộc để TS đăng ký tham gia xét tuyển trực tuyến là TS phải có số điện thoại (SĐT) di động trong phiếu đăng ký (PĐK) dự thi, TS có đăng ký tuyển sinh trong PĐK dự thi, TS đã tốt nghiệp THPT và trường đại học, cao đẳng đã nhập dữ liệu ngành, tổ hợp môn.

Có 4 bước để thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến: Bước 1, chọn trường; bước 2, chọn ngành, bước 3, nhập mã xác nhận; bước 4, kết thúc. Với mỗi bước, Bộ đều đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện và trong trường hợp một số vấn đề có thể xảy ra với từng bước, hướng dẫn cũng chỉ ra những cách thức để TS có thể khắc phục.


Ví dụ, nếu TS không có SĐT di động hoặc sai SĐT di động thì cần làm đơn đề nghị và đến trực tiếp điểm tiếp nhận hồ sơ để bổ sung/điều chỉnh. Hoặc nếu các trường đại học, cao đẳng chưa nhâp dữ liệu ngành, tổ hợp môn thì TS sẽ không đăng ký xét tuyển trực tuyến vào trường đó mà nộp PĐK dự thi qua bưu điện hoặc tại trường.

Hướng dẫn ngắn của Bộ cũng cập nhật số điện thoại đường dây nóng miễn phí để hỗ trợ cho TS đăng ký xét tuyển trực tuyến. TS có thể gọi điện đến số 18008000 – nhánh 1, hỗ trợ TS sử dụng chức năng đăng ký xét tuyển trực tuyến; nhánh 2, hỗ trợ thí sinh về mã xác nhận.



Xem nguồn

Đề án Tuyển sinh riêng của Trường Cao đẳng Giao thông Huế

Posted: 30 Jul 2016 08:41 AM PDT


Đề án Tuyển sinh riêng của Trường Cao đẳng Giao thông Huế

GD&TĐ – Trường Cao đẳng Giao thông Huế đã hoàn thiện đề án và đáp ứng được các quy định về quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016.

Xem nội dung chi tiết Đề án tuyển sinh riêng chính thức của Trường Cao đẳng Giao thông Huế TẠI ĐÂY



Xem nguồn

Năm nay, gần 200.000 thí sinh không có cơ hội vào đại học

Posted: 30 Jul 2016 07:58 AM PDT


Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, năm 2016, chỉ tiêu để xét vào các trường đại học, cao đẳng của cả nước theo kết quả thi THPT quốc gia  là 317.639 (đã trừ chỉ tiêu xét bằng học bạ).

Số thí sinh trên điểm sàn đạt 15 điểm tính theo 5 khối truyền thống là 404.282 trên tổng số gần 600.000 thí sinh dự thi. 

Năm nay, gần 200.000 thí sinh không có cơ hội vào đại học (Ảnh: Thùy Linh)

Như vậy, có gần 200.000 thí sinh có kết quả thi dưới 15 điểm và không đủ điều kiện xét tuyển vào các trường đại học của năm 2016.

Số thí sinh trên sàn (đạt từ 15 điểm trở lên) từng khối cụ thể như sau:

Khối A: 195.647 thí sinh

Khối B: 70.850 thí sinh

Khối C: 58.229 thí sinh

Khối A1: 180.373 thí sinh

Khối B: 210.246 thí sinh



Xem nguồn

Du học sinh: “Ở đâu con cũng sống được trừ ở gần bố mẹ”

Posted: 30 Jul 2016 07:16 AM PDT


– Đó là tuyên bố có phần nổi loạn của cô gái cá tính Nguyễn Hoàng Thuỳ Dương – du học sinh Canada, được chia sẻ trong buổi trò chuyện với các học sinh Chuyên ngữ.

Sáng 30/7, hàng trăm học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) đã có mặt tại hội trường Sunwah để lắng nghe những chia sẻ vô cùng hữu ích của người đi trước – những bạn trẻ đã nộp đơn thành công vào các trường đại học các nước: Hà Lan, Nhật Bản, Canada, Anh, Mỹ.

du học sinh, du học, kinh nghiệm du học, bí quyết xin học bổng, xin học bổng du học, du học Nhật Bản, du học Mỹ, du học Anh, du học Hà Lan, du học Canada, du học sinh

Hội thảo thu hút hàng trăm học sinh THPT Chuyên ngữ tham dự. Ảnh: Nguyễn Thảo

CNN Conference 2016 là hội thảo được tổ chức thường niên bởi Global CNNers – tổ chức du học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ nhằm tạo cầu nối giữa các thế hệ học sinh CNN ở khắp nơi trên thế giới, cùng chia sẻ, giao lưu kinh nghiệm nộp hồ sơ, xin học bổng, trải nghiệm văn hoá, cuộc sống ở quốc gia du học.

Chia sẻ tại hội thảo, Hoàng Hữu Phong – nam sinh giành học bổng dự bị đại học Nhật Bản 150 ngàn yên/ tháng chia sẻ, tình yêu với nước Nhật và dự định du học Nhật Bản của cậu đã nhen nhóm từ rất lâu khi thấy "đây đúng là xã hội mà mình mong muốn được học tập và sinh sống".

Phong bắt đầu học tiếng Nhật từ khi bước vào lớp 10 và chỉ trong vòng 1 năm, cậu đã đạt trình độ N2 – một cấp độ đáng ngưỡng mộ trong thời gian ngắn. Với học bổng dự bị đại học, sau khi kết thúc chương trình phổ thông, Phong sẽ phải thi vào đại học Nhật giống như học sinh bản xứ – một thách thức không hề dễ dàng.

du học sinh, du học, kinh nghiệm du học, bí quyết xin học bổng, xin học bổng du học, du học Nhật Bản, du học Mỹ, du học Anh, du học Hà Lan, du học Canada, du học sinh

Ngô Hương Ly và Hoàng Hữu Phong – 2 khách mời của phònghội thảo du học sinh Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Thảo

Trong khi đó, Ngô Hương Ly – tân sinh viên ĐH Tsukuba niên khoá 2020 lại chọn một lộ trình khác. Nếu như Hữu Phong nộp hồ sơ xin học bổng bằng tiếng Nhật thì Hương Ly chọn lợi thế tiếng Anh là "vũ khí" cạnh tranh.

Tuy nhiên, cô bạn cựu sinh viên ĐH Ngoại thương cho rằng, dù có nộp đơn bằng ngôn ngữ nào thì trong quá trình học tập ở đất nước này cũng nên học tiếng Nhật để tăng khả năng cạnh tranh.

"Các ngành như kỹ thuật, sinh học, công nghệ có nhiều học bổng lớn vì Nhật phát triển những ngành này nhất. Tuy nhiên, đây là những ngành khó học, đặc biệt với con gái" – Ly chia sẻ.

Cả hai khách mời ở nhóm Nhật Bản đều đồng ý rằng nên tỉnh táo khi chọn ngành, không nên chọn ngành mình không thích chỉ vì học bổng tốt.

Về việc chuẩn bị hồ sơ du học Nhật, Hương Ly cho biết các trường Nhật không quá quan trọng hoạt động ngoại khoá như các trường Anh, Mỹ, bài luận cũng đơn giản hơn rất nhiều. Còn theo Hữu Phong, trong vòng phỏng vấn, ứng viên nên chú ý hơn một chút tới thái độ và tác phong vì người Nhật vốn dĩ rất coi trọng lễ nghĩa.

"Không quá quan trọng hoạt động ngoại khoá không có nghĩa là không cần có bất cứ hoạt động gì. Bởi vì những hoạt động này là thứ định nghĩa mình là người như thế nào. Bạn không nhất thiết phải là lãnh đạo các dự án này kia, bạn có thể tham gia những hoạt động hướng nội theo đúng tính cách của mình, phù hợp với định hướng nghề nghiệp, con người mình và vẫn được đánh giá cao" – Ly chia sẻ.

Một điều cần chú ý với các ứng viên muốn du học Nhật là không nên rải hồ sơ quá nhiều, chỉ nên cô đọng ở 2-3 trường mình thích nhất, vì các trường Nhật thu phí hồ sơ khá cao.

"Thường thì 2-2,5 triệu mỗi trường, như trường của mình lên tới tận 4 triệu, và các trường Nhật đều yêu cầu nộp hồ sơ qua đường bưu điện, chứ không nhận qua email".

du học sinh, du học, kinh nghiệm du học, bí quyết xin học bổng, xin học bổng du học, du học Nhật Bản, du học Mỹ, du học Anh, du học Hà Lan, du học Canada, du học sinh

Nguyễn Trần Hoàng Anh – sinh viên năm nhất HANUniversity of Applied Sciences (Hà Lan) chia sẻ những câu chuyện trải nghiệm ở đất nước châu Âu này. Ảnh: Nguyễn Thảo

Khác với không khí sôi động, ồn ã của nhóm du học Mỹ, những câu chuyện của nhóm Hà Lan được chia sẻ một cách trầm lắng và riêng tư hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đã có kinh nghiệm một năm học tập tại Hà Lan, Nguyễn Trần Hoàng Anh tiết lộ một số thông tin khá thú vị về con người, đất nước châu Âu này.

"Dân Hà Lan rất chăm chỉ. Có thể có những bạn trẻ lười học nhưng làm thì rất chăm vì không làm thì không có tiền. Đến tuổi 18 là các bạn bị “đá” khỏi nhà luôn. Bố mẹ chỉ trả tiền học thôi, còn lại bạn phải tự vay Chính phủ tiền ăn ở, thuê nhà. Nếu bạn đi làm thêm kiếm tiền thì số nợ này sẽ đỡ hơn".

"Làm thêm ở Hà Lan lương không cao và bạn cần phải có giấy phép lao động. Có một điều rất hay ho ở các nước châu Âu, là bạn sống ở Hà Lan nhưng có thể đạp xe sang Bỉ, Đan Mạch chơi một lúc rồi quay về nhờ hiệp ước về đi lại tự do của một số nước. Thế nên, cũng có nhiều du học sinh Hà Lan sang Bỉ, Đức đi làm để có lương cao hơn" – Hoàng Anh chia sẻ.

Trả lời câu hỏi về tính cách của người Hà Lan, nam sinh HANUniversity of Applied Sciences nói vui rằng người Hà Lan rất "to mồm, coi trọng sự trung thực, trung thành nhưng cũng là những người rất cứng đầu".

du học sinh, du học, kinh nghiệm du học, bí quyết xin học bổng, xin học bổng du học, du học Nhật Bản, du học Mỹ, du học Anh, du học Hà Lan, du học Canada, du học sinh

Nguyễn Hoàng Thuỳ Dương – tân sinh viên Ryerson University (Canada) cho rằng đi du học không nên trở thành mục tiêu duy nhất của cuộc đời. Ảnh: Nguyễn Thảo

 Tham gia nhóm Canada là hai cô gái xinh xắn nhưng, không kém phần cá tính.

Cả Đào Thị Hương Giang – tân sinh viên University of Toronto và Nguyễn Hoàng Thuỳ Dương – tân sinh viên Ryerson University đều chung quan điểm: Hãy xác định bạn muốn đi du học vì cái gì.

Thuỳ Dương chia sẻ, dù mình thích đi du học nhưng đó không phải là vấn đề sống chết. Nếu bố mẹ không đủ khả năng tài chính, nếu mình không được trường nhận thì học trong nước vẫn tốt. Đi du học không phải vì cái danh hay vì những thứ phù phiếm.

Đừng du học vì cái danh

“Nếu bố mẹ không đủ khả năng tài chính, nếu mình không được trường nhận thì học trong nước vẫn tốt. Đi du học không phải vì cái danh hay vì những thứ phù phiếm” – Thùy Dương

Hương Giang và Thuỳ Dương đều có một điểm chung là từng học phổ thông ở Canada trước khi bước chân vào ngưỡng cửa các trường đại học ở nước này.

Giang kể, em từng mất 2 năm để thuyết phục bố mẹ cho đi du học. Khi đặt chân tới đất nước mơ ước, mỗi buổi sáng thức dậy em đều chìm trong cảm giác ngất ngây, sung sướng vì đã đạt được ước mơ của mình.

"Nhưng cảm xúc đó chỉ kéo dài 2 tuần, vì mình không biết tiếp theo mình sẽ làm gì ở đây".

Giang thừa nhận, đó chính là sự thiếu định hướng, sự thiếu chuẩn bị ngay từ đầu của mình và khuyên các em đi sau đừng bao giờ để điều đó xảy ra.

Trong khi đó, Thuỳ Dương muốn gửi thông điệp tới các bậc phụ huynh: Đừng bao bọc thái quá khi các em đã 16, 17 tuổi rồi.

"Các cô chú hãy thả con ra để các em va vấp, thậm chí là vấp ngã".

Bản thân từng rơi vào trường hợp bị bố mẹ chăm lo một cách thái quá, cô gái cá tính này từng tuyên bố rằng: "Ở đâu con cũng sống được trừ ở gần bố mẹ".

Nguyễn Thảo



Xem nguồn

Danh sách các trường thuộc nhóm GX đã công bố mức điểm xét tuyển

Posted: 30 Jul 2016 06:34 AM PDT


Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học là 15 điểm, nhiều trường Đại học trong nhóm GX đã lần lượt công bố mức điểm xét tuyển. 

Đại học Bách khoa Hà Nội:

Trường đưa ra công thức tính điểm xét tuyển để thí sinh tự tính điểm của mình khi nộp hồ sơ. Điều kiện là không có môn nào điểm liệt, tổng điểm trung bình các môn học thuộc tổ hợp 3 môn xét tuyển tính cho 6 học kỳ từ 20 trở lên, không tính cho thí sinh diện tuyển thẳng và thi liên thông từ hệ cao đẳng của trường. 

Danh sách các trường thuộc nhóm GX đã công bố mức điểm xét tuyển (Ảnh: Thùy Linh)

Thí sinh xét tuyển vào các ngành/nhóm ngành KT11, KT21, KT22, KT24 có điểm xét tuyển từ 7,5 trở lên; các ngành/nhóm ngành KT12, KT23, CN2, KT31 điểm xét tuyển từ 7 trở lên.

Thí sinh xét tuyển Chương trình tiên tiến TT1 – TT5 điểm xét tuyển từ 7 trở lên và điểm thi môn tiếng Anh từ 5 trở lên, hoặc có chứng chỉ tiếng Anh được miễn thi THPT quốc gia môn Ngoại ngữ. Các nhóm ngành khác nhận điểm xét tuyển từ 6 trở lên, không kể chương trình đào tạo quốc tế với mã QT21, QT31, QT32 và QT33.

Đại học Kinh tế Quốc dân:

Thí sinh đủ những điều kiện sau có thể tham gia xét tuyển Đại học Kinh tế Quốc dân: 

-Tính đến thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương; 

Năm nay, gần 200.000 thí sinh không có cơ hội vào đại học

(GDVN) – Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, có khoảng gần 200.000 thí sinh có kết quả thi dưới 15 điểm, không đủ điều kiện xét tuyển vào các trường Đại học năm 2016.

– Thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2016 tại các cụm thi do các trường đại học/học viện chủ trì tổ chức, có tổng điểm 3 môn thi thuộc 1 trong các tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên theo khu vực, ưu tiên đối tượng cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT ít nhất 2,0 điểm; 

– Không có môn thi trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 (một) điểm trở xuống; 

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

Đại học Xây dựng:

Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 và đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển vào đại học có tổng điểm 3 môn thi (chưa nhân hệ số) thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt từ 15,0 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng) và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống. 

Thí sinh xét tuyển vào tổ hợp các môn Toán, Vật lý, Vẽ Mỹ thuật đã tham dự thi môn Vẽ Mỹ thuật do trường Đại học Xây dựng tổ chức vào ngày 09/7/2016.

Đại học Ngoại thương:

Theo đó, mức điểm thấp nhất để nộp hồ sơ xét tuyển là 18 điểm đối với cơ sở Quảng Ninh, 22 điểm khối A và 20,5 điểm khối A1, D1, D2, D3, D4, D6 đối với cơ sở Hà Nội và cơ sở 2 TP. Hồ Chí Minh.

Đại học Ngoại thương yêu cầu điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên, hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ khá trở lên. 

Đại học Thủy lợi:

Đại học Thủy Lợi đã có công bố chính thức về ngưỡng điểm xét tuyển của trường. Ngưỡng điểm nhận hồ sơ là thí sinh có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu đạt 15,0 điểm (đối với khu vực 3).

Riêng Chương trình tiên tiến thí sinh tối thiểu đạt 16,00 điểm (đối với khu vực 3).

Đại học Công nghiệp Hà Nội:

Đại học Công nghiệp Hà Nội đã công bố thông báo xét tuyển đại học chính quy 2016. Theo đó, ngưỡng điểm xét tuyển thấp nhất là 16 điểm. 



Xem nguồn

Bản đồ nguồn tuyển sinh và năng lực đào tạo theo 7 vùng

Posted: 30 Jul 2016 05:51 AM PDT


– Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, điều mà Bộ GD-ĐT lo lắng nhất chính là số lượng thí sinh dịch chuyển giữa các vùng miền.

“Tuy nhiên, số liệu cho thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về chuyện đó vì năm nay sự dịch chuyển này khá thuận chiều. Các thí sinh sẽ dịch chuyển từ những vùng miền khó khăn, năng lực đào tạo thấp hơn tới các khu vực thành phố lớn, thuận lợi với năng lực đào tạo lớn hơn” – ông Ga nói.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, các khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ đều có số lượng thí sinh trên mức điểm sàn vượt hơn so với năng lực đào tạo của các trường trong khu vực.

điểm chuẩn đại học 2016, điểm chuẩn đại học, điểm sàn đại học 2016, kỳ thi THPT quốc gia 2016, xét tuyển đại học

INFOGRAPHIC: Nguồn tuyển sinh và năng lực đào tạo của các vùng (bấm vào hình để xem chi đầy đủ). Đồ họa: Lê Văn

Trong khi đó, ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng, bao gồm cả Hà Nội thì  chỉ có 108.032 thí sinh trên mức điểm sàn trong khi năng lực đào tạo của khu vực này là 127.597. Như thế, thí sinh ở các khu vực khác có thể dịch chuyển xuống khu vực Đồng bằng Sông Hồng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tương tự như vậy, khu vực Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu long đều có số lượng thí sinh trên điểm sàn cao hơn nhiều so với năng lực đào tạo.

Các thí sinh dôi dư này hoàn toàn có thể dịch chuyển xuống khu vực Đông Nam Bộ – TP Hồ Chí Minh để học tập do khu vực này chỉ có 59.000 thí sinh trên mức sàn trong khi năng lực đào tạo lên tới 89.000.

“Như vậy, các vùng hiện nay rất thoải mái tuyển sinh. Nếu thí sinh chịu khó ở lại địa phương học thì nguồn tuyển rất dồi dào. Nếu không thí sinh vẫn có thể đi tới các vùng khác, nhất là các trung tâm lớn vì số lượng thí sinh ở các khu vực này vẫn thấp hơn năng lực đào tạo của các trường trong vùng” – Thứ trưởng chốt lại.



Xem nguồn

Sinh viên đóng học phí cao, quyền lợi có cao?

Posted: 30 Jul 2016 05:10 AM PDT


– Thông báo tăng học phí năm học 2016-2017 ở một số trường ĐH đang vấp phải phản ứng gay gắt từ người học. Lý giải của các trường và các chuyên gia cho vấn đề này thế nào?

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) Bùi Hồng Quang cho biết: từ năm học 2016-2017, cả nước có 14 trường ĐH triển khai thí điểm tự chủ tại chính.

Các trường ĐH tự chủ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng. Sau khi có quyết định giao tự chủ, từng trường sẽ lập đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, trong đó có mức trần học phí và lộ trình…”Đây cũng là chủ trương của Chính phủ khi triển khai thực hiện thí điểm cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục ĐH” – lời ông Quang.

Tuy nhiên, khi một số trường vận hành đã vấp phải phản ứng. Nhiều sinh viên K57 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phản ánh về học phí năm học 2016-2017 của trường tăng gần 30% so với năm ngoái là quá cao. Thậm chí nhiều sinh viên cảm thấy “sốc” với mức học phí nhà trường áp dụng cho năm học tới.

Trong khi chờ phân định của Bộ GD-ĐT việc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có “vượt quyền” trong thực hiện quy định tự chủ, Phó hiệu trưởng Phạm Hồng Chương cho biết, việc tăng học phí của trường được thực hiện theo đúng lộ trình tại Quyết định 368 của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/3 phê duyệt đề án tự chủ của trường trong đó có tự chủ về tài chính.

Ông Chương cho hay, theo Quyết định 368 thì mức thu học phí bình quân cho các chương trình đại trà năm học 2016-2017 là 13,5 triệu/ năm. Quyết định này cũng quy định mức tăng học phí tối đa của trường không quá 30%. Và nhà trường tăng đúng lộ trình.

Lý giải cho việc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tăng học phí gây sốc cho sinh viên, ông Nguyễn Đức Hưng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đào tạo, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) khẳng định, khi nhà nước giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, thì các trường ĐH phải thực hiện trách nhiệm giải trình xã hội càng cao.

Học phí, tăng học phí, tăng học phí đại học, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Bộ GD-ĐT
Ảnh Lê Văn

Việc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tăng 30% học phí đối với năm học 2016-2017 cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh. Ông Hưng phân tích, khi nhà nước không còn bao cấp được thì phải thực hiện xã hội hóa, nhưng không có nghĩa đổ hết gánh nặng chi phí lên đầu người học được.

Tuy nhiên, nếu so sánh mức học phí của các trường tự chủ trong nước với ĐH RMIT… thì mức học phí Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chưa phải cao lắm. “Nhưng, vấn đề này cần phải phân tích thấu đáo, vì "tiền nào, của đấy" – ông Hưng ví von.

Đồng quan điểm, ông Bùi Hồng Quang cũng nhìn nhận: Với mức học phí tăng của các trường thí điểm tự chủ so với các nước thì quá thấp. Thậm chí mức phí đầu tư cho học ĐH ở Việt Nam còn rẻ hơn cả học mầm non.

Cùng nằm trong nhóm các trường tự chủ và tự chủ tài chính từ năm 2008, ông Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhìn nhận: Các trường tự chủ không được cấp ngân sách từ nhà nước. Tuy nhiên, không vì vậy mà tăng đột ngột học phí được.

Theo ông Tuấn, việc tăng học phí phải đi liền với những điều kiện nâng cao đảm bảo chất lượng. Cụ thể như: Quy mô lớp học phải thay đổi, chương trình học bổng hỗ trợ sinh viên….

Nhiều ĐH tăng

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa ra cam kết mức học phí cho năm học 2016-2017 là 17,5 triệu đồng/năm. Theo đề Thủ tướng chính phủ phê duyệt về cơ chế tự chủ tài chính của ĐH Kinh tế TP.HCM, năm học 2016-2017 mức học phí là 16,5 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Huy Hữu Nhựt, Phó hiệu trưởng cho biết, trường  thu ở mức kịch trần theo Nghị định 86 của chính phủ ban hành. Theo quy định này các trường thuộc khối khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản được thu ở mức 17,5 triệu/năm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

"Chúng tôi tăng ở mức cho phép, với khoản thu này sẽ đủ để cân đối thu chi. Ngoài ra bắt đầu từ năm học này trường áp dụng chương trình đào tạo quốc tế đại trà. Đây là mức học phí đã cam kết theo lộ trình trong đề án thí điểm đổi mới hoạt động đã được Chính phủ phê duyệt và quy định mức học phí hiện hành của Chính phủ. Học phí này cam kết không phát sinh các khoản chi phí khác nằm ngoài danh mục phí, lệ phí theo quy định" – ông Nhựt cho biết.

Còn ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết học phí năm học 2016-2017 đối với bậc đại học cụ thể  khóa tuyển sinh năm sau 2015 và được áp dụng cho khóa mới là  là 423.000 đồng/tín chỉ tương đương 14.800.000đồng/năm.

Đối với các khóa tuyển sinh trước năm 2015, khối Kinh tế 260.000đồng/tín chỉ tương đương 8.580.000 đồng/năm; khối Công nghệ 308.000đồng/tín chỉ tương đương 10.164.000 đồng/năm.

Ông Minh cho biết,mức thu trường đưa ra vẫn thấp so với mức thu theo đề án tự chủ (năm 2016-2017 được thu 15.400.000 đồng/năm học). Và vẫn thấp hơn nhiều và nếu so mức trần học phí của nghị định 86 cho các trường tự chủ thì còn thấp hơn rất nhiều. Nếu theo nghị định này trường thuộc hai lĩnh vực gồm Kinh tế- được thu mức 17,5 triệu/năm và Kỹ thuật, công nghệ- được thu ở mức 20,05 triệu/năm thì mức học phí của trường có thể thu một trong hai mức này.

Theo lý giải của ông Minh, Trường không thu ở mức kịch trần vì đã cân đối mức thu- chi phù hợp. "Với điều kiện tuyển sinh hiện nay, chúng tôi cũng rất lo lắng, vì vậy mức học phí phải phù hợp với khả năng và điều kiện theo học cho sinh viên".

Bà Phạm Thu Hương, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết, theo quy định thì nhà trường được tăng học phí hơn 17 triệu/ năm. Tuy nhiên, năm học 2015-2016 nhà trường mới thu ở mức 14,5 triệu/ năm. Và năm học 2016-2017 sẽ tăng 10% nữa.

Vẫn theo bà Hương, theo quy định với những sinh viên đang theo học năm hai, năm ba…nhà trường được phép tăng học phí 30% nhưng nhà trường cũng chỉ áp mức tăng 10% như sinh viên năm đầu. Cụ thể, với sinh viên K53 trước nộp học phí 7 triệu/ năm thì năm học này tăng 10% – nghĩa là sinh viên phải đóng hơn 8 triệu/ năm. “Các khoản phí đều được nhà trường công khai vào đầu năm học để sinh viên chọn lựa, tránh gây sốc” – lời bà Hương.

Sinh viên đóng nhiều, quyền lợi phải cao hơn

Ông Nguyễn Đức Hưng cho rằng, xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là bắt người học phải chi phí toàn bộ cho việc học hành, mà điều quan trọng là Nhà nước và xã hội phải tăng cường sự chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho toàn bộ người dân được tiếp cận với dịch vụ giáo dục, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, người học cũng phải đóng góp, nhưng họ phải được biết họ được hưởng quyền lợi gì từ việc đóng góp ấy.

Vì vậy, việc tăng học phí của các trường tự chủ nói chung phải giải trình. Quá trình vận hành các hoạt động phải thực hiện minh bạch, công khai, dân chủ; phải giải trình với Nhà nước, xã hội và người học tất cả các hoạt động của nhà trường; phải cam kết về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; cam kết việc sử dụng hợp lý nguồn vốn xã hội đóng góp trong quá trình đào tạo; cam kết về việc thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của người học…

Kinh nghiệm Trường ĐH Ngoại thương được ông Tuấn chia sẻ, những trường tự chủ cần sự đầu tư lớn của nhà nước về phát triển cơ sở vật chất mới tạo đột phá trong việc nâng chất lượng. Còn hiện nay tự chủ trong điều kiện: Học phí được thu ở mức trần, chỉ tiêu không thể tăng hơn trong điều kiện chưa cho phép…nên có thay đổi về chất lượng cũng rất chậm.

“Để tăng học phí không gây sốc với sinh viên, nhà trường phải tính toán các nguồn thu để có chính sách đồng bộ” – ông Tuấn cho biết. Riêng nguồn thu từ học phí, trước đây các trường phải nộp vào kho bạc thì nay theo quyết định tự chủ nhà trường được gửi vào Ngân hàng thương mại. “Lãi từ nguồn này được gửi vào quỹ hỗ trợ cho sinh viên – mỗi năm cũng được khoảng 7 tỷ đồng tái đầu tư các dịch vụ cung cấp cho cho sinh viên” – ông Tuấn nói. Song song với việc đầu tư các dịch vụ cao cung cấp cho người học – nhà trường cũng giảm dần quy mô theo từng khóa…

Theo tính toán của bà Hương, nguồn thu từ học phí của Trường ĐH Ngoại thương chiếm hơn 60%; nguồn thu từ các chương trình liên kết đào tạo hơn 27%. Còn lại thu từ các nguồn khác…

Còn ông Hưng khái quát, trường tự chủ càng cao thì trách nhiệm giải trình càng lớn. Như vậy, việc tăng học phí phải đồng hành với việc nâng cao chất lượng đào tạo, để người học khi ra trường có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động trong khu vực ASEAN, có thu nhập cao, cuộc sống được cải thiện…

Điều đó có nghĩa là, khi người học đóng góp họ phải biết số tiền đó dùng vào việc gì họ có và họ có được hưởng lợi gì từ đó không. Sinh viên có thể thông qua tổ chức Đoàn và Hội sinh viên đề nghị Nhà trường giải trình về quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên đối với việc tăng học phí.

“Lẽ đương nhiên, khi sinh viên đóng góp nhiều hơn thì họ phải được hưởng quyền lợi cao hơn” – ông Hưng chốt lại vấn đề.

  • Nguyễn Hiền – Lê Huyền

Tin liên quan



Xem nguồn

Phổ điểm tốt, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội

Posted: 30 Jul 2016 04:26 AM PDT


Ông cũng dự báo nguồn tuyển của các trường sẽ ổn nếu như mức điểm đảm bảo ngưỡng đầu vào của Bộ GD&ĐT được tính toán hợp lý.

TS Trần Đình Lý phân tích: Điểm sàn sẽ được xây dựng trên nguyên tắc chung tối thiểu bao gồm "2 đúng" (quy chế; chất lượng tuyển chọn đầu vào) và "2 bảo đảm" (cơ cấu vùng miền và cơ cấu xã hội; chất lượng tuyển chọn đầu vào cho các trường. Do đó, chắc chắn Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán.

Việc xét tuyển của các trường ra sao phụ thuộc nhiều vào chỗ này, nhất là với các trường công lập ở top giữa. Bởi thực tế phổ điểm năm nay chiếm tỉ lệ nhiều ở mức 5-6,25 điểm. Trong khi so sánh tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, với tổng nguồn tuyển có thể chênh nhau không nhiều.

TS Trần Đình Lý

"Nhìn vào phổ điểm năm nay có thể thấy, điểm môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử khá thấp. Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào phổ điểm thi các môn này (bỏ qua các “biến” khác) thì có thể khẳng định, điểm sàn và điểm chuẩn các tổ hợp có 2 môn thi này sẽ giảm.

Việc này, buộc Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán, cân nhắc rất kỹ, nhằm tạo đủ nguồn tuyển cho các trường, mà vẫn bảo đảm các nguyên tắc và bảo đảm chất lượng đầu vào" – TS Lý nói.

Theo TS Trần Đình Lý, năm nay do có sự khác nhau về sàn của các tổ hợp (có sự chênh lệch đáng kể ở phổ điểm giữa các tổ hợp môn). Vì vậy, ông “dự báo” mức điểm sàn có thể là 15 điểm cho những tổ hợp môn A, B,.. và không dưới 14 điểm cho những tổ hợp A1, D1,C. Nếu mức "điểm sàn" nằm ở ngưỡng này, nguồn tuyển của các trường sẽ khá thoải mái.



Xem nguồn

Các tỉnh Tây Nguyên lần lượt công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT

Posted: 30 Jul 2016 03:45 AM PDT


Hầu hết các tỉnh Tây Nguyên tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay cao hơn năm trước.Hầu hết các tỉnh Tây Nguyên tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay cao hơn năm trước.

GD&TĐ – Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT 2016 chung toàn tỉnh đạt 84,06%, trong đó tính riêng khối THPT đạt tỷ lệ 89,3%, khối Giáo dục thường xuyên đạt 54,17% và nhóm thí sinh tự do đạt 44,80%.

Toàn tỉnh có 4 trường tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 100% là:  THPT Chuyên Nguyễn Du, THPT Dân tộc Nội trú Nơ Trang Long, THPT Thực hành Cao Nguyên và THPT Đông Du.

Cũng trong ngày 27/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã công bố tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Theo đó, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2016 của toàn tỉnh là 93.85%, tăng 4,48% so với năm trước đó.

Còn tại tỉnh Lâm Đồng, năm nay toàn tỉnh tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 94,49%, tăng 1,05% so với năm trước. Trong đó hệ THPT đạt tỷ lệ 95,04%, hệ GDTX đạt tỷ lệ 75,42%. Toàn tỉnh có tới 8 trường THPT tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%.



Xem nguồn

Comments