Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ROBOT đánh trống trường – Giữ gìn văn hóa Việt

Posted: 27 Jul 2016 09:53 AM PDT


Thầy Nguyễn Hữu Thọ tâm sự: "Khi tiếp xúc với nhiều giáo viên thì ai cũng muốn giữ lại tiếng trống trường vì đã gắn bó với nhiều thế hệ học trò từ xưa đến nay.

Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại để giữ lại tiếng trống phải có người canh giờ để đánh trống mỗi ngày nhưng không phải lúc nào cũng chính xác vì chỉ cần quên chút xíu là tiếng trống bị trễ gây mất đồng bộ.

Vì vậy tôi suy nghĩ sáng chế ra robot đánh trống để đáp ứng yêu cầu chính xác trong giờ giấc và đặc biệt là giữ lại nét văn hóa của các trường". 

Con robot đánh trống  trường đầu tiên được chế tạo thành công năm 2014, đến nay đã có sở sản xuất ROBOT đánh trống trường nhằm cung ứng cho các nhà trường.

Theo đánh giá của những trường đã và đang sử dụng sản phẩm này cho biết, robot đánh trống tự động rất cần thiết nhất là đối với các trường phổ thông vì vừa mang tính hiện đại và giữ được nét văn hóa. Mặt khác, khi có robot này các trường sẽ khỏi phải lo canh giờ đánh trống và tiết kiệm một chi phí khá lớn mà hiệu quả lại cao.

Robot đánh trống trường là sản phẩm công nghệ, được lập trình hoàn toàn tự động.

Đảm bảo đánh đúng giờ theo thời khóa biểu của mỗi trường.

Số lượng tiếng trống đúng theo yêu cầu của mỗi trường.

Tiếng trống lớn và ngân vang. 

Toàn bộ  được gắn trên khung có bánh xe nên có thể di chuyển dễ dàng.

Hình dạng ROBOT gần giống học sinh để tạo cảm giác thân thiện, kích thích tính say mê sáng tạo cho học sinh.

Đặc biệt ROBOT đánh trống bằng dùi cao su mềm mại, bảo vệ mặt trống được lâu dài.

ROBOT đuợc sản xuất bằng vật liệu chống ồn, chống cháy, chống nước.

Những khả năng vượt  trội này  của ROBOT đã được nhiều trường trên địa bàn TP Vũng tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh Miền Tây sử dụng. Trong tương lai không xa, ROBOT sẽ được các trường học sữ dụng rộng rãi. 

Xem Robot đánh trống tại: TẠI ĐÂY

Quý Trường có nhu cầu xin liên hệ:

 


Cơ sở 1:

 229 Võ Thị Sáu, TP Vũng Tàu, BR-VT.

 

Phone: 064.3584443 –

Mobile: 090 8844785

Web: http://www.robotdanhtrong.com 

Email: phantuhung1974@yahoo.com

Cơ sở 2 : 158L Nguyễn Văn Lâu, P8, TP Vĩnh Long.

Di động : 0913.764.499 – 0913. 119 .557

Email : robot@robotdanhtrong.com

Web: http://www.robotdanhtrong.com



Xem nguồn

Chỉ tiêu đào tạo ĐH hệ chính qui các cơ sở giáo dục khối dân sự năm 2016

Posted: 27 Jul 2016 09:11 AM PDT


Đây là chỉ tiêu tính theo năng lực tối đa của các cơ sở giáo dục đại học đã đăng ký thực hiện năm 2016. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học không được tuyển vượt quá chỉ tiêu này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kiểm tra và xử lý các cơ sở giáo dục đại học tuyển vượt chỉ tiêu và xử lý trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh theo qui định tại Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT và Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành.

Các khối ngành theo qui định tại Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 2 năm 2015. Mã ngành chi tiết xem tại Phụ lục 3 của Thông tư.

1. Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

2. Khối ngành II: Nghệ thuật

3. Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, Pháp luật

4. Khối ngành IV: Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên

5. Khối ngành V: Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y

6. Khối ngành VI: Sức khỏe

7. Khối ngành VII: Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng










STT

Khối ngành

Chỉ tiêu cả nước

1

Khối ngành I

30.782

2

Khối ngành II

5.422

3

Khối ngành III

134.594

4

Khối ngành IV

13.986

5

Khối ngành V

135.327

6

Khối ngành VI

24.925

7

Khối ngành VII

75.318

 

TỔNG CHI TIÊU CẢ NƯỚC

420.354



Phân bố chỉ tiêu trong cả nước theo khối ngành 



Phân bố chỉ tiêu theo vùng miền 



Phân bố chỉ tiêu khối ngành ở các vùng miền 

  Xem chi tiết chỉ tiêu đào tạo của các trường TẠI ĐÂY



Xem nguồn

Tiếp tục phát huy thế mạnh của những mô hình giáo dục mới

Posted: 27 Jul 2016 08:26 AM PDT


 Giải quyết vấn đề mới cần quan niệm và cách tiếp cận mới

 Năm học 2016 – 2017, Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện Thông tư 30 và chỉ đạo tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét; giúp các cấp quản lý quy định hồ sơ hợp lý, khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử để giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên tập trung vào hoạt động chuyên môn.

Khẳng định khi triển khai cái mới sẽ không thể có được thành công ngay, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lưu ý cần nhìn nhận, việc chưa thành công đó là do bản thân người triển khai thực hiện chưa quen, chưa tốt, hay do mô hình đó chưa phù hợp.

"Nếu chỉ vì làm chưa quen, thấy khó khăn mà nói mô hình này, mô hình khác không làm được, việc đó rất nguy hại và không thể triển khai được cái gì mới. Bởi cái mới nào khi triển khai cũng sẽ có khó khăn ban đầu" – Thứ trưởng Hiển phân tích.

Từ quan điểm này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, một số quan niệm, cách nhìn nhận vấn đề phải thay đổi. Ví dụ như quan niệm về chất lượng giáo dục không chỉ có kiến thức mà là phát triển cho học sinh phẩm chất, năng lực, tư duy làm việc, làm việc nhóm… Hay kiểm tra, đánh giá không chỉ đo lường kết quả học tập mà trước tiên là đo lường sự tiến bộ của học sinh.

Khi triển khai cái mới cần phải phát huy tính chủ động, tự nguyện, sự tham gia tích cực của những người tích cực. Những người dù giỏi nhưng không tự nguyện, làm một cách ép buộc cũng khó có thể thành công. Bên cạnh đó, vì là vấn đề mới, cần tạo điều kiện, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn chứ không phải nặng nề, soi mói.

Nhiều địa phương cho rằng, do lực cản từ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nên rất khó khăn khi triển khai vấn đề mới. Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Khi thực hiện đổi mới sẽ tăng cường về cơ sở vật chất, đội ngũ, nhưng không có nghĩa là cứ phải đủ các điều kiện này mới có thể triển khai được cái mới.

"Sĩ số đông vẫn có thể triển khai được học theo nhóm, nhưng việc tổ chức nhóm phải linh hoạt hơn…, đòi hỏi giáo viên phải chủ động, sáng tạo. Việc dạy học cả ngày, nếu nơi nào có đủ điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên thì thực hiện 11 buổi/tuần; nếu nơi nào không đủ thì số buổi ít đi cho phù hợp với điều kiện thực tế… Nói chung, không nên triển khai một cách máy móc mà phải linh hoạt" – Thứ trưởng lấy ví dụ.

Cho biết Bộ GD&ĐT sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lưu ý thêm: Về quản lý nhà nước, những gì là quy định chung cho tất cả các nơi phải thực hiện giống nhau, đó là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT. Nếu quy định quá cụ thể, chi tiết sẽ không còn chỗ cho địa phương sáng tạo. Do đó, phải có sự chủ động từ bên dưới.



Toàn cảnh hội nghị tổng kết năm học điểm cầu Bộ GD&ĐT  

Tìm giải pháp phù hợp, sáng tạo cho từng nội dung đổi mới

 Năm học 2016 – 2017 tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình Trường học mới, mở rộng áp dụng tại các trường có điều kiện; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, mở rộng áp dụng dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 ở các tỉnh thành có nhu cầu; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện.

Đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học, Trung học và GDTX báo cáo tổng kết năm học 2015 – 2016, ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – cho biết: Năm học vừa qua, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên đã triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp, ngành phát động; đổi mới quản lý, kỷ cương nề nếp, sổ sách, ứng dụng CNTT;

Chương trình, kết hoạch giáo dục tiếp tục được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học được tích cực chỉ đạo và thực hiện; đổi mới hình thức tổ chức dạy học; tăng cường đổi mới kiểm tra và đánh giá; phát triển văn hóa đọc;

Cùng với đó, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục;

Thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp, giáo dục qua di sản, nhà trường gắn với kinh doanh, giáo dục hòa nhập; phát triển mạng lưới trường lớp, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chuyên cấp THPT; tiếp tục thực công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ, giáo dục khuyết tật, giáo dục kỹ năng sống; tăng cường chỉ đạo việc dạy ngoại ngữ.

Từ kết quả đạt được, cùng nhận thức rõ những tồn tại, khó khăn trong năm học vừa qua, nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016 – 2017 được đặt ra: Toàn Ngành tiếp tục triển khai chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020" và Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020".

Tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng, hiệu quả công tác trong các cơ sở giáo dục trung học. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục…

Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn…

Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, phân luồng học sinh sau THCS và THPT;

Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo;

Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào mô hình Trường học mới; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức đoàn đội, hội, gia đình và cộng đồng trong quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh; xây dựng trường trọng điểm điển hình về mô hình đổi mới tại cấp huyện làm trung tâm nguồn để trao đổi, sinh hoạt chuyên môn…

Ý kiến của các địa phương tại hội nghị thể hiện sự đồng tình cao với báo cáo tổng kết năm học 2015 – 2016 và những nội dung lớn của phương hướng nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Bộ GD&ĐT.

Với tinh thần quyết tâm và chủ động thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát biểu của đại diện các Sở GD&ĐT đều thể hiện nhận thức sâu sắc nội dung cơ bản về đổi mới giáo dục, đồng thời có nhiều chủ trương đổi mới giáo dục trên địa bàn, luôn chủ động tìm ra các nguyên nhân chính dẫn đến các rào cản để tìm giải pháp thực sự phù hợp, sáng tạo cho từng nội dung đổi mới.



Xem nguồn

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: 3 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA

Posted: 27 Jul 2016 07:43 AM PDT


PGS.TS Nantana Gajaseni- Giám đốc điều hành tổ chức AUN trao chứng chỉ cho nhà trườngPGS.TS Nantana Gajaseni- Giám đốc điều hành tổ chức AUN trao chứng chỉ cho nhà trường

Tham dự lễ công bố và trao chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA có PGS.TS Nantana Gajaseni – Giám đốc điều hành tổ chức AUN; ông Hà Hữu Phúc – Vụ trưởng, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM; lãnh đạo các trường đại học cùng doanh nghiệp đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu…

Được AUN (Mạng lưới các Trường đại học Đông Nam Á) tổ chức đánh giá chất lượng từ ngày 15-17/3/2016, ba chương trình đào tạo  của trường gồm: Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, Công nghệ kỹ thuật Ô tô đã được tổ chức AUN công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng với điểm đánh giá khá cao.

Chương trình Công nghệ kỹ thuật Điện- Điện tử (4,8/7 điểm), Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (4,7/7 điểm), Công nghệ kỹ thuật Ô tô (4,7/7 điểm). Đây là ngưỡng điểm vượt trên sự mong đợi của AUN.



 Ban Giám hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM và các khoa có chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN chụp hình kỉ niệm

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM – cho biết: Hoạt động kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục là một trong những công tác trọng tâm trong thời kỳ hội nhập quốc tế theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT và từ sự đòi hỏi nội tại trong quá trình phát triển của các trường đại học.

Do đó, việc có 3 chương trình đào tạo đầu tiên được công nhận đạt chuẩn AUN-QA sẽ là nền tảng để Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM hướng đến hội nhập, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục tiệm cận với chuẩn khu vực và thế giới trong quá trình đào tạo.

Được biết, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã xây dựng lộ trình đến năm 2020 sẽ đánh giá toàn bộ chương trình đào tạo trình độ đại học của nhà trường theo chuẩn khu vực và quốc tế. Bao gồm 17 chương trình đào tạo đánh giá theo chuẩn AUN-QA và 3 chương trình đào tạo đánh giá theo chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology-ABET –  Một tổ chức của Mỹ có uy tín trên thế giới chuyên kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo khối kỹ thuật, công nghệ).

Trước mắt, tháng 12/2016 chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật Công trình xây dựng sẽ tiếp tục được tổ chức AUN đánh giá.



Xem nguồn

Cà Mau: Tuyên dương tập thể, cá nhân đạt thành tích cao thi THPT quốc gia

Posted: 27 Jul 2016 07:00 AM PDT


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân trao bằng khen cho ba Trường THPT dẫn đầu trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, tại Cà MauPhó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân trao bằng khen cho ba Trường THPT dẫn đầu trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, tại Cà Mau

Được biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, tại Cà Mau do Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chủ trì. Toàn tỉnh có gần 7.200 thí sinh đăng ký dự thi, tốt nghiệp hơn 6.200, đạt tỷ lệ 87, 50%. Tỷ lệ này tăng so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính riêng khối phổ thông đạt hơn 91%.

Đối với khối Giáo dục thường xuyên: Đơn vị đạt cao nhất là Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Trần Văn Thời, đạt gần 70%, tiếp đó là Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Thới Bình, hơn 63%, Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Cà Mau, hơn 34%..

Dịp này, có 10 trường THPT đạt tỷ lệ cao ở tốp đầu, cùng 33 học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi được khen thưởng.

Trong đó, có 3 tập thể trường THPT dẫn đầu khồi này là THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau; THPT Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi; THPT Hồ Thị Kỷ, TP Cà Mau cùng 3 em: Trịnh Ánh Tuyết, học sinh Trường THPT U Minh, huyện U Minh, đỗ thủ khoa; em Lý An Kỳ, học sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau, điểm 10 môn Hóa học – Á khoa và em Trần Xuân Thắng, học sinh Trường THPT Khánh Lâm, huyện U Minh, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – Thủ khoa của trường này, được UBND tỉnh tặng bằng khen.

Sở GD&ĐT Cà Mau tặng giấy khen cho 7 tập thể trường THPT cùng 30 em học sinh đạt thành tích trong kỳ thi.



Xem nguồn

Phổ điểm các môn thi và các khối thi A, A1, B, C, D, D1

Posted: 27 Jul 2016 06:16 AM PDT


GD&TĐ – Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm các môn thi và phổ điểm các khối thi truyền thống A, A1, B, C, D, D1 của thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ (thi tại 70 cụm thi do trường ĐH chủ trì) để các trường và thí sinh tham khảo trong đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ sắp tới.

 

Kết quả cho thấy trừ các khối thi D, D1 có điểm trung bình dưới 15, khối C có điểm trung bình xấp xỉ 15, các khối thi còn lại đều có điểm trung bình trên 15. Điều này là do phổ điểm các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa lệch về phía điểm cao còn phổ điểm của môn Tiếng Anh lệch về phía điểm thấp. Các đường cong phổ điểm rất đều, không dốc tạo điều kiện thuận lợi cho các trường xác định điểm trúng tuyển phù hợp với chỉ tiêu của mình.

I. Phổ điểm các môn thi của thí sinh tại 70 cụm thi do trường ĐH chủ trì 

1. Môn Toán








Tổng số bài thi có đăng ký ĐH,CĐ – Toán

569 681

Mức điểm cao nhất

10

Số bài đạt mức cao nhất

8

Số bài đạt trong khoảng 9-10

5 438

(chiếm 0.95%)

Điểm trung bình

5.02

Trung vị

5.25

Điểm có nhiều nhất

6.25


2. Môn Ngữ văn








Tổng số bài thi có đăng ký ĐH,CĐ – Ngữ văn

554 861

Mức điểm cao nhất

9.5

Số bài đạt mức cao nhất

14

Số bài đạt trong khoảng 9-10

434 (chiếm 0.08%)

Điểm trung bình

5.15

Trung vị

5.25

Điểm có nhiều nhất

5.00


3. Môn Lịch sử








Tổng số bài thi có đăng ký ĐH,CĐ – Lịch sử

87 376

Mức điểm cao nhất

10

Số bài đạt mức cao nhất

5

Số bài đạt trong khoảng 9-10

877

(chiếm 1.00%)

Điểm trung bình

4.32

Trung vị

4.25

Điểm có nhiều nhất

3.00


4. Môn Địa lí








Tổng số bài thi có đăng ký ĐH,CĐ – Địa lí

191 810

Mức điểm cao nhất

10

Số bài đạt mức cao nhất

9

Số bài đạt trong khoảng 9-10

2 425 (chiếm 1.26%)

Điểm trung bình

5.27

Trung vị

5.25

Điểm có nhiều nhất

5.00


5. Môn Vật lí








Tổng số bài thi có đăng ký ĐH,CĐ – Vật lí

341 982

Mức điểm cao nhất

10

Số bài đạt mức cao nhất

14

Số bài đạt trong khoảng 9-10

2 516

(chiếm 0.74%)

Điểm trung bình

6.02

Trung vị

6.20

Điểm có nhiều nhất

6.60


6. Môn Hóa học








Tổng số bài thi có đăng ký ĐH,CĐ – Hóa học

313 317

Mức điểm cao nhất

10

Số bài đạt mức cao nhất

15

Số bài đạt trong khoảng 9-10

1 479 (chiếm 0.47%)

Điểm trung bình

5.48

Trung vị

5.40

Điểm có nhiều nhất

5.40


7. Môn Sinh học








Tổng số bài thi có đăng ký ĐH,CĐ – Sinh học

108 705

Mức điểm cao nhất

10

Số bài đạt mức cao nhất

6

Số bài đạt trong khoảng 9-10

971 (chiếm 0.89%)

Điểm trung bình

5.26

Trung vị

5.20

Điểm có nhiều nhất

4.40


8. Môn Tiếng Anh








Tổng số bài thi có đăng ký ĐH,CĐ – Tiếng Anh

472 000

Mức điểm cao nhất

10

Số bài đạt mức cao nhất

10

Số bài đạt trong khoảng 9-10

2 444

(chiếm 0,52%)

Điểm trung bình

3.48

Trung vị

3.00

Điểm có nhiều nhất

2.40


II. Phổ điểm các khối thi A, A1, B, C, D, D1 của thí sinh thi tại 70 cụm thi do trường ĐH chủ trì

>>> XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY



Xem nguồn

Điểm chuẩn dự kiến ĐH Công nghiệp thực phẩm, Nông lâm

Posted: 27 Jul 2016 05:34 AM PDT


– Ông Phạm Thái Sơn, phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM dự báo điểm trúng tuyển vào trường năm 2016 sẽ ở ngưỡng từ "sàn" đến khoảng 19 – 20 điểm.  

Theo ông Sơn, so với năm 2015, trong năm 2016 phổ điểm thi các môn có tính phân hóa tốt hơn. Cụ thể, môn Toán năm 2015 số học sinh đạt điểm từ 8,5 điểm đến 9 điểm tăng lên đột biến với số lượng gần 9000 em. 

Môn Hóa cũng tương tự như vậy ên các trường nhóm y dược có điểm trúng tuyển tăng cao và phải dùng thêm điều kiện phụ để xét tuyển. 

Với năm 2016, phổ điểm có tính phân hóa cao hơn. Số lượng thí sinh dự thi tại cụm do ĐH chủ trì giảm xuống và đồng thời chỉ tiêu tuyển sinh các trường đại học đạt ngưỡng trên 420.000 sinh viên.

Qua cộng dồn cơ học số lượng thí sinh đạt ngưỡng tổ hợp 3 môn truyền thống các khối A, A1, D, B, C đạt mức từ 15 trở lên không cao hơn nhiều so tổng chỉ tiêu của các trường và chưa loại bỏ thí sinh trùng lặp. Nên có thể ngưỡng điểm cơ bản đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ tương đương năm 2015 hoặc giảm đôi chút. 

Ông Sơn cho biết, với ngưỡng điểm từ 14 – 15 điểm, các trường đại học có nguồn tuyển dồi dào. Đối với các trường nhóm sức khỏe xét điểm khối B điểm chuẩn giảm hơn một chút so với năm 2015, đồng thời không cần dùng tiêu chí phụ để xác định trúng tuyển. 

Các trường, các ngành của các trường năm 2015 có ngưỡng điểm trúng tuyển từ 22 – 24 điểm sẽ có xu hướng giảm mạnh hơn, khoảng giảm có thể ở mức 1,5 điểm. Từ mức 17 – 20 điểm sẽ giảm khoảng 1,0  – 1,5 điểm so với năm 2015. 

Ông Sơn cho biết, đối với Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM dự kiến mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển các ngành mới như Cơ điện tử, Công nghệ vật liệu, Công nghệ may, Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và các ngành Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật điện – điện tử sẽ có mức điểm bằng "sàn".  

Các ngành khác của trường sẽ có mức điểm trên "sàn" 1 điểm.

Dự báo điểm trúng tuyển vào trường năm 2016 sẽ ở ngưỡng từ "sàn" đến khoảng 19 điểm – 20 điểm, tùy theo ngành.Với các ngành hệ CĐ ngưỡng điểm sẽ từ khoảng 10 điểm – 15 điểm.

thi THPT quốc gia, xét tuyển đại học, xét tuyển, điểm chuẩn, điểm sàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Còn ông Trần Đình Lý, trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM thì cho hay năm nay Bộ rất cởi mở thông tin dữ liệu thi để tất cả đều biết và đưa ra những sự quyết định hợp lý. 

Căn cứ vào dữ liệu, môn Ngoại ngữ rất thấp. 60% có bài thi dưới 3 điểm. Môn Sử cũng rất thấp. Ngoài mức độ khó dễ của đề thi các nhà chuyên môn đánh giá cụ thể. Ở góc độ quản lý, đây là những con số biết nói, chắc chắn năm nay “từ sàn đến chuẩn” đều có ảnh hưởng. 

Ông Lý cho rằng, tổ hợp xét tuyển có môn Ngoại ngữ và môn Sử chắc chắn sẽ thấp hơn, nếu muốn đủ nguồn tuyển. Việc xác định điểm sàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chỉ tiêu vào ngành theo tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, nhiều trường sẽ không chấp nhận điểm quá thấp vào ngành đó. 

Ông Lý cho biết, khả năng ngưỡng điểm xét tuyển năm nay sẽ ở mức: khối A,A1,B: 15; C,D: 14.5

Tuy nhiên, ông Lý cũng đề xuất, cần xác định đối tượng đúng với dữ liệu chung vì điểm sàn rất quan trọng. Càng có nhiều nguồn dữ liệu và có cơ sở thực tế mới có thể quyết định chính xác. Việc xác định điểm sàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chỉ tiêu vào ngành theo tổ hợp xét tuyển. Phổ điểm chưa chắc đã phản ánh chất lượng thí sinh. 

Ngoài ra cần rà soát nhóm thí sinh chọn Ngoại ngữ (phổ điểm thấp) là vì lý do gì? Để xét tốt nghiệp hay để vào ĐH? Các em có sử dụng tổ hợp có ngoại ngữ để xét tuyển hay không? 

Phải cân nhắc mức sàn để có đủ nguồn tuyển. Rất có thể các tổ hợp xét tuyển truyền thống sẽ tương đương năm 2015, nếu có giảm thì giảm nhẹ với tổ hợp có ngoại ngữ và môn Sử.

Về điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, ông Lý cho biết năm ngoái điểm trúng tuyển dao động từ 17 đến 22,5 điểm. Dự kiến năm nay, 30 ngành xét tuyển 4 tổ hợp A, A1, B, D1 mức thấp nhất trúng tuyển ở mức 18 điểm. 

Đối với các chương trình tiên tiến, chất lượng cao và chương trình liên kết quốc tế điểm trúng tuyển tương đương năm 2015, khoảng 18 điểm.

Lê Huyền

Tin liên quan



Xem nguồn

Điểm chuẩn dự kiến Trường Công nghiệp thực phẩm, Nông lâm

Posted: 27 Jul 2016 04:51 AM PDT


 Ông Phạm Thái Sơn, phó phòng đào tạo Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM dự báo điểm trúng tuyển vào trường năm 2016 sẽ ở ngưỡng từ "sàn" đến khoảng 19 – 20 điểm.  

Theo ông Sơn, so với năm 2015, trong năm 2016 phổ điểm thi các môn có tính phân hóa tốt hơn. Cụ thể, môn Toán năm 2015 số học sinh đạt điểm từ 8,5 điểm đến 9 điểm tăng lên đột biến với số lượng gần 9000 em. 

Môn Hóa cũng tương tự như vậy ên các trường nhóm y dược có điểm trúng tuyển tăng cao và phải dùng thêm điều kiện phụ để xét tuyển. 

Với năm 2016, phổ điểm có tính phân hóa cao hơn. Số lượng thí sinh dự thi tại cụm do ĐH chủ trì giảm xuống và đồng thời chỉ tiêu tuyển sinh các trường đại học đạt ngưỡng trên 420.000 sinh viên.

Qua cộng dồn cơ học số lượng thí sinh đạt ngưỡng tổ hợp 3 môn truyền thống các khối A, A1, D, B, C đạt mức từ 15 trở lên không cao hơn nhiều so tổng chỉ tiêu của các trường và chưa loại bỏ thí sinh trùng lặp. Nên có thể ngưỡng điểm cơ bản đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ tương đương năm 2015 hoặc giảm đôi chút. 

Ông Sơn cho biết, với ngưỡng điểm từ 14 – 15 điểm, các trường đại học có nguồn tuyển dồi dào. Đối với các trường nhóm sức khỏe xét điểm khối B điểm chuẩn giảm hơn một chút so với năm 2015, đồng thời không cần dùng tiêu chí phụ để xác định trúng tuyển. 

Các trường, các ngành của các trường năm 2015 có ngưỡng điểm trúng tuyển từ 22 – 24 điểm sẽ có xu hướng giảm mạnh hơn, khoảng giảm có thể ở mức 1,5 điểm. Từ mức 17 – 20 điểm sẽ giảm khoảng 1,0  – 1,5 điểm so với năm 2015. 

Ông Sơn cho biết, đối với Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM dự kiến mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển các ngành mới như Cơ điện tử, Công nghệ vật liệu, Công nghệ may, Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và các ngành Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật điện – điện tử sẽ có mức điểm bằng "sàn".  

Các ngành khác của trường sẽ có mức điểm trên "sàn" 1 điểm.

Dự báo điểm trúng tuyển vào trường năm 2016 sẽ ở ngưỡng từ "sàn" đến khoảng 19đ – 20đ, tùy theo ngành, với các ngành hệ CĐ ngưỡng điểm sẽ từ khoảng 10đ – 15đ.

thi THPT quốc gia, xét tuyển đại học, xét tuyển, điểm chuẩn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Còn ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM thì cho hay năm nay Bộ rất cởi mở thông tin dữ liệu thi để tất cả đều biết và đưa ra những sự quyết định hợp lý. 

Căn cứ vào dữ liệu, môn Ngoại ngữ rất thấp. 60% bài thi dưới 3 điểm. Môn Sử cũng rất thấp. Ngoài mức độ khó dễ của đề thi các nhà chuyên môn đánh giá cụ thể. Ở góc độ quản lý, đây là những con số biết nói, chắc chắn năm nay “từ sàn đến chuẩn” đều có ảnh hưởng. Còn ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM thì cho hay năm nay Bộ rất cởi mở thông tin dữ liệu thi để tất cả đều biết và đưa ra những sự quyết định hợp lý. 

Ông Lý cho rằng, tổ hợp xét tuyển có môn Ngoại Ngữ và môn Sử chắc chắn sẽ thấp hơn, nếu muốn đủ nguồn tuyển. Việc xác định điểm sàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chỉ tiêu vào ngành theo tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, nhiều trường sẽ không chấp nhận điểm quá thấp vào ngành đó. 

Ông Lý cho biết khả năng, ngưỡng điểm xét tuyển năm nay  sẽ ở mức khối A,A1,B: 15; C,D:14.5

Tuy nhiên, ông Lý cũng đề xuất, cần xác định đối tượng đúng với dữ liệu chung vì điểm sàn rất quan trọng. Càng có nhiều nguồn dữ liệu và có cơ sở thực tế mới có thể quyết định chính xác. Việc xác định điểm sàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chỉ tiêu vào ngành theo tổ hợp xét tuyển. Phổ điểm chưa chắc đã phản ánh chất lượng thí sinh. 

Ngoài ra cần rà soát nhóm thí sinh chọn Ngoại ngữ (phổ điểm thấp) là vì lý do gì? Để xét tốt nghiệp hay để vào đại học? Các em có sử dụng tổ hợp có ngoại ngữ để xét tuyển hay không? 

Phải cân nhắc mức sàn để có đủ nguồn tuyển. Rất có thể các tổ hợp xét tuyển truyền thống sẽ tương đương năm 2015, nếu có giảm thì giảm nhẹ với tổ hợp có ngoại ngữ và môn Sử

Về điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, ông Lý cho biết năm ngoái điểm trúng tuyển giao động từ 17 đến 22,5 điểm. Dự kiến năm nay, 30 ngành xét tuyển 4 tổ hợp A, A1, B, D1 mức thấp nhất trúng tuyển ở mức 18 điểm. 

Đối với các chương trình tiên tiến, chất lượng cao và chương trình liên kết quốc tế điểm trúng tuyển tương đương năm 2015, khoảng 18 điểm.

Lê Huyền

Tin liên quan



Xem nguồn

Cô giáo quan hệ với nam sinh đổ lỗi cho nhà trường

Posted: 27 Jul 2016 04:10 AM PDT


Một nữ giáo viên bị buộc tội ngủ với nam sinh đã đổ lỗi cho lãnh đạo nhà trường đã "làm ngơ" mối quan hệ của họ.

lạm dụng tình dục, thầy trò, tình yêu thầy trò
Cô Mary Beth Haglin

Cô Mary Beth Haglin thậm chí còn khẳng định lãnh đạo trường "cho phép điều này xảy ra" sau khi cô bị bắt vì có quan hệ tình dục với một nam sinh 17 tuổi ở Trường Trung học Washington ở Cedar Rapids, Iowa, Mỹ.

Cô giáo này nói rằng nhà trường biết sự việc từ tháng 2, nhưng họ lờ đi để bảo vệ chính mình, tránh khỏi sự nhòm ngó của truyền thông.

Cảnh sát Iowa cho biết cô Haglin sẽ có mặt tại tòa vào tháng tới vì tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Cô cũng được yêu cầu không liên lạc với nam sinh sau khi được thả khỏi nhà giam hạt Linn.

Tuy nhiên, cô cũng lên tiếng về những cáo buộc trong một cuộc phỏng vấn với CBS 2 News, trong đó khẳng định rằng nhà trường biết về mối quan hệ này từ lâu trước khi họ báo cáo nó với các quan chức. Dù vậy, cô vẫn thừa nhận sai lầm của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Haglin cũng cho biết thêm rằng mặc dù nhà trường nói họ đang điều tra nhưng cô vẫn bị chuyển sang các trường khác.

Mặt khác, cô cũng đổ lỗi cho quá khứ của mình: "Những mối quan hệ lạm dụng trước đây đã dẫn tôi đến hoàn cảnh này. Môi trường mà nhà trường mang đến cho tôi đã không giúp gì trong việc kiềm chế bất cứ điều gì".

"Tất cả những người này đều biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng họ làm ngơ vì họ muốn bảo vệ ngôi trường của mình và không muốn đưa nó ra ánh sáng".

"Họ cho phép điều này xảy ra. Họ biết từ hồi tháng 2".

Ngày ra tòa sắp tới của Haglin dự kiến là vào 12/8.

  • Nguyễn Thảo (Theo Mirror)

Tin liên quan



Xem nguồn

Đề xuất đổi tên trường TCCN thành Cao đẳng 2 năm

Posted: 27 Jul 2016 03:28 AM PDT


Đổi tên, "ruột" giữ nguyên

Trong 22 ý kiến tại Hội nghị trực tuyến giữa 63 tỉnh thành với Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ năm học 2016- 2017 của Giáo dục chuyên nghiệp, nhiều đại diện đề xuất đổi tên Trường TCCN thành cao đẳng 2 năm hoặc cao đẳng cộng đồng để phù hợp hơn với các nước ASEAN và quốc tế.

Theo bà Lê Thị Hồng Hoa, Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường TCCN Lê Hữu Trác, việc Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7/10/15, ngừng đào tạo hệ TCCN nhóm ngành Y tế trong thời gian tới đã gây nhiều bất an và xáo trộn. Ngoài việc gửi thư kêu cứu về vấn đề này, trao đổi tại hội nghị, bà Hoa kiến nghị nên chuyển đổi tên trường Trung cấp Y dược thành Cao đẳng. Việc đổi tên này, theo bà Hoa chỉ là hình thức để phù hợp với quốc tế còn cốt lõi vẫn là kiến thức đào tạo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tại Hội nghị

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tại Hội nghị

Một số lãnh đạo Trường TCCN cũng cho hay, việc đổi tên gọi ngoài đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước, còn giúp mở rộng cơ hội làm việc ở nước ngoài. Muốn hội nhập thì phải đồng bộ, không chỉ hội nhập về quy định bằng cấp tuyển dụng mà còn cần có sự chuẩn bị cho các cơ sở đào tạo, chuẩn bị nguồn được đào tạo.

Ông Lương Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường TCCN Bến Thành chia sẻ, việc 16 trường TCCN tại TP.HCM vừa đề nghị tạm dừng thông tư, yêu cầu việc thực hiện cần có lộ trình ngày 23/7 vừa qua là hoàn toàn dễ hiểu bởi thông tư này chưa lấy ý kiến của các đơn vị liên quan nên làm xáo trộn cực kì khủng khiếp và tác động lớn đến thí sinh ngay từ mùa tuyển sinh năm nay.

Về kiến nghị đổi tên Trường TCCN thành Cao đẳng 2 năm, theo ông Ngọc, cần có chủ trương, có kế hoạch ngay từ bây giờ để phù hợp hơn với các nước ASEAN. "Tại sao chúng ta không mạnh dạn đổi tên trường? Việc đổi tên gọi này thực chất bên ngoài cao đẳng, bên trong trung cấp hoặc nói cách khác là đổi tên nhưng "ruột" giữ nguyên", ông Ngọc nói.

Ông Phạm Đức Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam cũng đồng tình với ý với các ý kiến này khi cho rằng, cần đổi tên hệ thống trường TCCN thành cao đẳng nghề 2 năm hoặc cao đẳng cộng đồng để phù hợp với xu thế quốc tế. Điều này vừa giúp làm tốt công tác chuyển tiếp lên bậc đào tạo cao hơn cho học sinh vừa đảm bảo sức sống cho trường TCCN.

Sẽ quy hoạch lại cơ cấu hệ thống

Trước ý kiến của các đại biểu, ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho biết, sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ trình Thủ tướng cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, sẽ sắp xếp, quy hoạch và cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân, chuẩn hóa chương trình đào tạo, phân biệt rõ trình độ trung cấp là gì, cao đẳng là gì… và đáp ứng nhu cầu của các trình độ đào tạo.

Theo báo cáo của Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, hiện nay trên cả nước có 482 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), với tổng số người học là 346.580, giảm hơn 60.300 học sinh so với năm học 2014 – 2015.

Đồng thời theo ông Vinh, mới đây Bộ GD&ĐT đã có tờ trình gửi Chính phủ về vấn đề quản lý Nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp. Trong tờ trình này, Bộ GD&ĐT kiến nghị giao Bộ thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục, bao gồm từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, kể cả bậc TCN, CĐ nghề hiện thuộc quản lý Nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH. Cùng với đó là chuyển phần lớn bộ máy, nhân sự của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH hiện nay về Bộ GD&ĐT…

Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho hay, Bộ GD&ĐT luôn khẳng định, TCCN là bậc học rất quan trọng. Dù xưa nay có thay đổi cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân nhưng giáo dục chuyên nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng.

Thứ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu trình độ khung giáo dục quốc gia. Trong đó, TCCN vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu 8 bậc của giáo dục. Yêu cầu về đầu ra, về nguồn nhân lực… đối với trình độ TCCN cũng được xác định rất rõ trong khung trình độ quốc gia sao cho tương thích với các nước ASEAN.

Giờ thực hành Dược của Trường Trung cấp Y tế Trung ương

Giờ thực hành Dược của Trường Trung cấp Y tế Trung ương

Trước mắt, để đẩy mạnh hơn nữa cho bậc học này, các trường cần cập nhật các chương trình giảng dạy tiên tiến theo yêu cầu hội nhập quốc tế, đặc biệt theo hướng tiếp cận năng lực, liên kết với doanh nghiệp.

Về kiến nghị đổi tên trường TCCN thành Cao đẳng 2 năm, ông Ga cho biết, hiện nay khi chúng ta xây dựng khung trình độ quốc gia, đồng nghĩa với bàn lại cơ cấu hệ thống.

"Có nhiều đại biểu nêu ý kiến TCCN nên đổi tên thành cao đẳng 2 năm hoặc cao đẳng cộng đồng, điều này chúng ta sẽ bàn trong khung trình độ quốc gia sắp tới, bởi tên bằng cấp không có nhiều ý nghĩa mà quan trọng là khung trình độ đào tạo đó tương ứng với cái gì. Hiện chúng ta đang cố gắng xây dựng khung trình độ 8 bậc, tương ứng với 8 bậc của ASEAN. Theo đó, các trường TCCN tương ứng với khung trình độ nào, mặc nhiên sẽ có giá trị sử dụng người lao động ở đó chứ không phải căn cứ vào tên gọi.

"Như vậy, căn cứ vào khung trình độ quốc gia sắp tới, việc gọi nâng lên thành cao đẳng 2 năm, cao đẳng cộng đồng hay giữ nguyên là TCCN… sẽ được bàn kĩ để hệ thống TCCN phát triển hơn nữa, đào tạo đúng đội ngũ nhân lực có tay nghề, không nên quá bận tâm nhiều đến tên gọi", Thứ trưởng Ga khẳng định.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments