Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Một trường chỉ có 2 em đỗ tốt nghiệp THPT

Posted: 26 Jul 2016 09:46 AM PDT


Ở khối THPT, Phổ thông dân tộc nội trú, có 5 trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100% là THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT chuyên Lê Thánh Tông, THPT Quang Trung, THPT Tây Giang và Phổ thông dân tộc nội trú Phước Sơn.

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đối với học sinh trên địa bàn Quảng Nam trên 87%

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đối với học sinh trên địa bàn Quảng Nam trên 87%

Ở khối giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp Duy Xuyên đạt tỷ lệ 100% thí sinh đỗ tốt nghiệp.

Đặc biệt, có trường chỉ có 2 thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, đó là trường THPT Phạm Văn Đồng. Trường này có 10 em tham gia thi xét tuyển tốt nghiệp THPT nhưng chỉ có 2 em đỗ. Đây là trường có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp thấp nhất trong 61 trường THPT trên địa bàn.

Trong tổng số 16.921 thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, có 14.205 thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, đạt tỷ lệ 87,57%.

Công Bính



Xem nguồn

Điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào ĐH Công nghiệp TP.HCM

Posted: 26 Jul 2016 09:05 AM PDT


– Điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ  ĐH năm 2016 do Bộ GD-ĐT quy định.

Điều kiện xét tuyển, thí sinh trên tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Các môn thi trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đều có điểm thi lớn hơn 1.0 và có tổng điểm không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ đại học năm 2016 do Bộ quy định.

Điểm xét tuyển là tổng điểm của 3 môn thuộc tổ hợp ĐKXT (theo danh sách công bố kèm theo, không nhân hệ số), điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên diện chính sách. Nếu ngành ĐKXT có nhiều tổ hợp môn thi thì điểm xét tuyển của thí sinh được tính theo tổng điểm của tổ hợp môn thi có điểm lớn nhất. 

Trường thực hiện nguyên tắc xét tuyển căn cứ trên điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của ngành. Không có mức chênh lệch điểm trúng tuyển đối với các tổ hợp xét tuyển khác nhau của cùng một ngành xét tuyển. 

Trong trường hợp có nhiều thí sinh có cùng tổng điểm dẫn đến vượt chỉ tiêu, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét thêm tiêu chí phụ là điểm thi môn chính trong tổ hợp xét tuyển. 

Cách thức xét tuyển giữa ngành thứ nhất và ngành thứ hai (theo thứ tự ưu tiên trong Phiếu đăng ký xét tuyển của thí sinh): Nhà trường công bố bảng phân bổ chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng thứ nhất và nguyện vọng thứ hai cho mỗi ngành. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hội đồng tuyển sinh xét tuyển nguyện vọng thứ nhất dựa trên đăng ký nguyện vọng thứ nhất của các thí sinh và chỉ tiêu nguyện vọng thứ nhất của mỗi ngành. Sau khi đã xét tuyển xong nguyện vọng thứ nhất, các thí sinh không trúng tuyển sẽ được xét tuyển vào các ngành đã đăng ký nguyện vọng thứ hai với chỉ tiêu đã công bố.

Các tổ hợp 3 môn xét tuyển: Khối A00, A01, C01, B00, D01, D07, C00

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh xem TẠI ĐÂY.

Lê Huyền

Tin liên quan

  • ĐHQG TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn
  • Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm của thí sinh xét tuyển đại học



Xem nguồn

Điểm chuẩn dự kiến vào HV Bưu chính Viễn thông giảm nhẹ

Posted: 26 Jul 2016 08:21 AM PDT


 – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, với phổ điểm của thí sinh năm nay, điểm chuẩn của học viện có thể giảm nhẹ so với năm trước.

Năm nay, học viện sẽ miễn 100% học phí năm đầu tiên cho các thí sinh đạt kết quả thi từ 27 điểm trở lên.

Với các thí sinh có điểm số từ 25-26,75, học viện sẽ giảm học phí 50% cho năm đầu tiên.

tuyển sinh đại học, xét tuyển đại học, HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Các sinh viên theo học tại HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: PTIT.

Năm 2016, học viện sẽ tuyển 3.000 chỉ tiêu cho cả 2 cơ sở đào tạo Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, chỉ tiêu của cơ sở đào tạo Hà Nội là 2.200 cho 9 ngành đào tạo.

Các ngành đào tạo của học viện tại cơ sở Hà Nội bao gồm: Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tự; An toàn thong tin; Công nghệ đa phương tiên; Quản trị kinh doanh; Marketing; Kế toán; Truyền thông đa phương tiện.

Cơ sở phía Nam đào tạo 8 chuyên ngành, trong đó không bao gồm ngành Truyền thông đa phương tiện.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển sẽ được học viện công bố sau khi Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng đầu vào.

Với phổ điểm của thí sinh năm nay, điểm chuẩn của học viện có thể giảm nhẹ so với năm trước.

Năm 2015, điểm trúng tuyển trình độ ĐH của học viện tại cơ sở đào tạo phía Bắc là 21 – 23,75 điểm; phía Nam là 19,25 – 21 điểm.

Thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng 1 trong 3 phương thức. Thứ nhất, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại các cơ sở đào tạo của Học viện. Thứ hai, thí sinh có thể gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển qua đường Bưu điện (gửi chuyển phát nhanh EMS). Cách thứ ba, thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn bằng tài khoản của thí sinh.

Học viện sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 1/8 đến hết ngày 12/8, trong giờ hành chính (cả Thứ bảy và Chủ nhật). Từ 25/7, học viện sẽ tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại cơ sở đào tạo Hà Nội cho các thí sinh và phụ huynh.

Hà Phương



Xem nguồn

3 năm treo án cưỡng hiếp nữ sinh, thầy giáo được tuyên vô tội sau 26 phút

Posted: 26 Jul 2016 07:38 AM PDT


Kato Harris, giáo viên 37 tuổi của một trường tư ở Berkshire, North London, Anh đã bật khóc sau khi tòa tuyên bố trắng án.

cưỡng hiếp, hiếp dâm, lạm dụng tình dục
Kato Harris – giáo viên có uy tín ở một trường tư của Anh, người bị cáo buộc cưỡng hiếp một nữ sinh. Mới đây, ông được tuyên bố vô tội tại tòa án Isleworth

Harris là một giáo viên có uy tín ở ngôi trường này. Trước đó, ông bị cáo buộc nhiều lần cưỡng hiếp một nữ sinh – tội danh mà ông khẳng định tại tòa rằng "hoàn toàn không thể" thực hiện các vụ tấn công.

Phiên tòa chỉ diễn ra trong vòng 26 phút để tuyên bố trắng án cho thầy giáo này.

Harris bị cáo buộc 3 lần cưỡng hiếp nữ sinh vào năm 2013 sau khi mời cô bé vào nói chuyện trong phòng học suốt giờ nghỉ ăn trưa.

Ông đã cúi mặt khóc sau khi bản án được tuyên vào ngày 25/7. Harris cho biết ông không hề thực hiện những vụ cưỡng hiếp vì các cán bộ và học sinh của trường đều có thể nhìn vào trong phòng học khi cửa vẫn mở.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ông cũng cho biết, các quy định của trường rất chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng giáo viên và học sinh tiếp xúc riêng với nhau.

Khi được hỏi liệu nữ sinh kia có đông cơ gì trong việc bịa đặt ra câu chuyện này hay không, ông nói rằng có thể nữ sinh muốn trả thù sau khi ông chế giễu "khuôn mặt ngớ ngẩn" của cô bé trong một bức ảnh chụp ở trường.

"Trường quy định phải để cửa mở. Tất cả giáo viên đều được cung cấp dụng cụ chặn cửa" – ông cho biết.

Trước khi bị cáo buộc, Harris là trưởng bộ môn Địa lý và là trợ lý hiệu trưởng. Hiện tại ông đã không còn làm việc tại trường. Ông bị đình chỉ ngay sau khi bị cáo buộc. Những lời buộc tội được đưa ra sau khi nữ sinh này chuyển tới một ngôi trường mới – nơi mà đội ngũ nhân viên của trường lo ngại về sự hoảng loạn của cô bé.

Ông Harris đã bật khóc tại tòa án Isleworth khi các đồng nghiệp khen ngợi ông là một giáo viên xuất sắc.

  • Nguyễn Thảo (Theo Mirror)



Xem nguồn

Ai sẽ quản giáo dục nghề nghiệp?

Posted: 26 Jul 2016 06:56 AM PDT


– Một lần nữa, vấn đề quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp nên giao về một đầu mối được lãnh đạo Sở GD-ĐT 64 tỉnh thành đặt ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2015 – 2016 và dự kiến phương hướng nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 26/7.

Địa phương kể khó

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Phạm Văn Đại, nêu lại thực tế hiện nay trong hệ thống đang tồn tại song song Trung cấp nghề (TCN), CĐ nghề và Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), CĐ cùng đào tạo nghề nhưng thuộc hai Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) và Bộ GD-ĐT quản lý. Vì vậy mà rất khó trong vận hành trong đào tạo liên thông.

giáo dục nghề nghiệp, quản lý giáo dục nghề nghiệp
Hội nghị trực tuyến sáng 26/7

Theo ông Đại, việc quản lý này dẫn tới việc trường thì nhiều nhưng tuyển sinh bị phân tán, không hiệu quả. Từ đó dẫn đến nguồn giáo viên bị mai một, cơ sở vật chất lạc hậu, chương trình đào tạo không đáp ứng nhu cầu. Ông Đại cho rằng, để giải quyết những bất cập trong loại hình đào tạo cần thống nhất một đầu mối quản lý để giải bài toán phân luồng sau THCS.

Ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An bày tỏ lo lắng rằng có hiện tượng ùn tắc trong công tác đào tạo không chỉ ở giáo dục nghề nghiệp mà ở cả các bậc học cao hơn. Điều này dẫn đến sinh viên ra trường khó kiếm việc làm.

“Nghệ An luôn gặp khó trong thực hiện phân luồng dù rất nỗ lực trong đổi mới phương pháp đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất…” – ông Vinh nói. “Bởi vì có quan niệm học TCCN hơn học nghề, và phấn đấu học để làm thầy chứ không làm thợ. Vì vậy, theo tôi giải pháp trước mắt là Chính phủ cần xem xét giao quản lý Nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp về một mối”.

Đồng quan điểm cần quy giáo dục nghề nghiệp về một mối quản lý, đại diện Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc còn cho rằng phải có dự báo nguồn nhân lực cho sát thực tế. “Để như hiện nay thì hệ đào tạo trung cấp sẽ chết đầu tiên” – vị này tiên liệu.

Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục nghề nghiệp (Bộ GD-ĐT) thì nhìn nhận hiện nay giáo dục nghề nghiệp đang gặp những thách thức là năng suất lao động của Việt Nam thua xa các quốc gia ASEAN, điều kiện nguồn lực thiếu thốn, đầu tư cho dạy nghề thiếu quy hoạch tổng thế của hệ thống, dàn trải gây lãng phí …

Cũng theo ông Vinh, công tác phân luồng học sinh sau THCS vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa được chú trọng. “Vì thiếu các chính sách, cơ chế và thiếu sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương và địa phương để khuyến khích người học tốt nghiệp THCS vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nên kết quả tuyển sinh, phân luồng, hướng nghiệp còn rất hạn chế” – ông Vinh chỉ rõ.

Nên giao ngành giáo dục quản lý

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đây là đề xuất của ông Đại, bởi vì “không ai có điều kiện thuận lợi hơn, vì ngành giáo dục có đủ các yếu tố đảm bảo thực hiện tốt việc phân luồng học sinh”.

Đồng thời, ông Đại đề nghị Chính phủ cần có chính sách đầu tư thỏa đáng với công tác phân luồng, có chính sách sử dụng, tuyển dụng người lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, hạn chế việc sử dụng nhân sự có trình độ cao hơn so với yêu cầu công việc, tránh lãng phí nguồn nhân lực….

giáo dục nghề nghiệp, quản lý giáo dục nghề nghiệp
Ảnh minh họa

Đề xuất này của ông Đại cũng là kiến nghị của số đông đại biểu tham dự hội nghị.

Trước ý kiến của các lãnh đạo sở, ông Hoàng Ngọc Vinh đưa thông tin Bộ GD-ĐT mới đây đã có tờ trình gửi Chính phủ về vấn đề quản lý Nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp.

Ông Vinh cho biết trong tờ trình, Bộ GD-ĐT kiến nghị giao Bộ GD-ĐT thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục, bao gồm từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, kể cả bậc TCN, CĐ nghề hiện thuộc quản lý Nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.

Cùng với đó là chuyển phần lớn bộ máy, nhân sự của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH hiện nay về Bộ GD-ĐT…

“Kiến nghị trên xuất phát từ những vấn đề thực tiễn. Đưa về một hệ thống quản lý tất nhiên phải có sự sắp xếp lại cho ngay hàng thẳng lối hệ thống. Bộ GD-ĐT sắp tới sẽ trình Thủ tướng Cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân. Khi đó không thể có hai cơ quan cùng vận hành hệ thống.

Nếu được Thủ tướng chấp thuận, hai Bộ sẽ phải xây dựng một đề án để có chiến lược, lộ trình chuyển giao hợp lý” – ông Vinh khẳng định.

Tin liên quan

  • Kiến nghị chấm dứt ‘cát cứ’ quản lý giáo dục nghề nghiệp



Xem nguồn

Vì sao điểm thi THPT quốc gia môn Ngoại ngữ thấp?

Posted: 26 Jul 2016 06:14 AM PDT


Những ngày qua, sau khi điểm thi THPT Quốc gia năm 2016 được công bố rộng rãi, phổ điểm môn Ngoại ngữ thu hút sự quan tâm của báo chí và dư luận. Vậy, điểm thi môn Ngoại ngữ thấp có phải do đề thi quá khó, quá dài? Hay cấu trúc đề thay đổi? Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN).

điểm thi, điểm thi môn ngoại ngữ, tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2016

TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN)

Thưa TS. Đỗ Tuấn Minh, ông đánh giá như thế nào về cấu trúc đề thi môn Ngoại ngữ trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay?

TS. Đỗ Tuấn Minh: Nhìn chung, cấu trúc đề thi môn tiếng Anh năm 2016 không thay đổi nhiều so với cấu trúc đề thi năm 2015 – năm đầu tiên áp dụng kỳ thi 2 trong 1.

Các dạng câu hỏi được giữ nguyên như đề thi 2015. Do vậy, cấu trúc này đã khá quen thuộc với học sinh và đã được áp dụng trong các chương trình dạy, học, kiểm tra, đánh giá ngoại ngữ nói chung.

So với các đề thi tốt nghiệp THPT trước năm 2015 (thời điểm có 2 loại đề thi riêng biệt cho thi tốt nghiệp THPT và thi đầu vào đại học), thì đề thi 2016 và 2015 được bổ sung phần thi về kỹ năng nói (theo kiểu gián tiếp) và nâng tính giao tiếp nhiều hơn, thể hiện ở việc thêm các câu hỏi về trọng âm trong từ và câu hỏi về hội thoại.

Đề thi 2016 và 2015 cũng được bổ sung phần viết lại câu nên đánh giá nhiều hơn về khả năng viết và sử dụng ngoại ngữ trong cấp độ câu và văn bản.

Trước đây, đề thi tốt nghiệp THPT chủ yếu là đánh giá kiến thức, kỹ năng ở cấp độ dưới câu (từ và ngữ). Đề thi 2016 và 2015 cũng tăng số lượng bài kiểm tra kỹ năng đọc cấp độ văn bản, thể hiện là 2 bài đọc hiểu khá dài (so với 1 bài ở đề thi trước đây), cộng với 1 bài điền từ vào văn bản.

– Như vậy, đây là năm thứ hai cấu trúc đề thi môn Ngoại ngữ có sự thay đổi căn bản về những kiến thức, kỹ năng được đánh giá. Theo ông, sự thay đổi này có mang tính tích cực?

Xét về lý thuyết năng lực ngoại ngữ và kiểm tra đánh giá, thì những thay đổi này là tích cực, hướng tới việc đánh giá toàn diện các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ hơn các đề thi trước đây.

Thực tế nếu nói đánh giá toàn diện thì phải kiểm tra đủ các kỹ năng.

Tuy nhiên, điều này cần một thời gian nữa. Mặc dầu vậy, có lẽ những đổi mới này trong kiểm tra đánh giá phần nào chưa song hành với những thay đổi trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở phổ thông.

Nói cách khác, chương trình dạy và học có thể chưa chuyển dịch theo hướng phát triển các kỹ năng được đổi mới đánh giá theo hướng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ ở cấp độ văn bản như vậy.

Đây có thể là một trong những lý do khiến phổ điểm của đề thi năm 2015, và cả 2016 tiếp tục lệch trái với đa số học sinh có mức điểm dưới trung bình như hiện nay.

điểm thi, điểm thi môn ngoại ngữ, tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2016
Phổ điểm môn tiếng Anh (Thống kê từ Bộ GD-ĐT)

– Cụ thể hơn, ông đánh giá về chủ đề, chủ điểm và nội dung các câu hỏi của đề thi năm nay như thế nào?

Các câu hỏi thi có nội dung, chủ đề, chủ điểm khá bao quát, quen thuộc. 2 bài đọc và bài điền từ thuộc 3 lĩnh vực khác nhau về giáo dục, cá nhân và cộng đồng trong Khung tham chiếu Chung Châu Âu về ngôn ngữ. Các lựa chọn này là phù hợp với đối tượng đánh giá là học sinh trung học phổ thông.

Một số câu hỏi có nội dung về các vấn đề thời sự, được giới trẻ quan tâm như chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama, vấn đề về an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu và thiên tai hoặc kỹ năng sống.

Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, từ vựng trong các bài đọc của đề thi năm nay có tỉ lệ độ khó cao hơn so với năm 2015.

Điều này tạo nên khó khăn lớn cho thí sinh khi đọc mà "không hiểu" vì có nhiều từ mà họ không biết hoặc không rõ nghĩa trong ngữ cảnh của các từ đó.

– Khi điểm thi môn Ngoại ngữ được công bố, nhiều ý kiến cho rằng, điểm thi năm nay thấp là do đề thi khó. Ông có nhận xét gì về độ khó của đề thi năm nay?

Đánh giá cụ thể về độ khó thì cần chạy số liệu kết quả của kỳ thi sẽ cho thông tin về mức độ khó dễ của từng tiểu mục đề thi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Những đánh giá sau đây chỉ thuần tuý trên phương diện xem xét đề một cách khái quát. Trật tự các phần thi đánh giá kỹ năng đọc ít hợp lý hơn so với đề 2015, với bài đọc có độ khó hơn bài điền từ được đưa lên trước. Nên sắp xếp bài điền từ lên trước thì hợp lý hơn.

Xét về độ khó trong từng phần thi, tức là đánh giá về các mảng kiến thức, kỹ năng chung, thì các cấp độ khó dễ chưa rõ ràng.

Điều này có nghĩa là nếu thí sinh có năng lực không đồng đều ở một số mảng kiến thức, kỹ năng thì sẽ có thể có lợi thế (hoặc bất lợi) nếu làm các phần thi đánh giá chuyên sâu về mảng kiến thức, kỹ năng mình mạnh hơn (hoặc yếu hơn) đó.

Điều này có nghĩa là việc chuẩn bị một ma trận các kiến thức kỹ năng được đánh giá trong đề thi, với các đặc tính kỹ thuật cụ thể cần được chuẩn bị một cách tổng thể và kỹ càng hơn, từ trước khi các đề thi được xây dựng.

– Với đề thi năm nay, theo ông thời gian 90 phút có đảm bảo để các thí sinh làm bài?

Thời gian 90 phút cho đề thi năm nay theo tôi không nhiều thí sinh có thể làm trọn vẹn.

Đề thi gồm 64 câu trắc nghiệm, với 2 bài đọc và 1 bài điền từ, theo thông lệ của các bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc tế thì khoảng 1-1,25 phút/câu hỏi trắc nghiệm như vậy.

Hơn nữa, đề bao gồm 5 câu yêu cầu thí sinh viết lại câu đầy đủ và 1 bài luận 140 từ. Thời lượng cho định dạng này sẽ tốt hơn cho thí sinh nếu là 100-105 phút: 75-80 phút cho 64 MCQs, 1,5-2,0 phút cho mỗi câu viết lại câu, và 15-20 phút cho đoạn văn 140 từ.

Nếu đề thi dành cho đánh giá học sinh giỏi, năng khiếu, hay đề thi để tuyển sinh vào đại học thôi thì thời gian hạn chế có thể giúp phân loại thí sinh tốt hơn.

Nhưng đối với đề thi tốt nghiệp như hiện nay, thì thời lượng không đủ khiến học sinh không có điều kiện để thể hiện hết năng lực của mình. Thực tế nhiều thí sinh bị 0 điểm phần tự luận và đa số bỏ trắng bài viết đoạn văn là minh chứng cho điều này.

– Đề thi 2 trong 1 luôn cần hướng tới sự phân hóa tốt, ông có nhận xét gì về tính phân hóa của đề thi môn Ngoại ngữ năm nay?

Đề thi 2016 có khả năng phân hoá trong nội bộ nhóm học sinh khá giỏi tốt hơn đề thi năm 2015.

Một mặt, điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các trường đại học xét tuyển đầu vào.

Mặt khác, sự phân hoá này vẫn cần tiếp tục được cải thiện trong tương lai.

Tôi chia sẻ khó khăn của bộ phận chịu trách nhiệm về đề thi khi họ cần tạo sự cân đối nhất định trong việc đảm bảo một đề thi tiếng Anh có cả hai chức năng.

Thứ nhất, đề thi dành cho đại trà học sinh trong một bối cảnh là việc dạy và học môn tiếng Anh ở phổ thông mặc dù đã được đầu tư nhiều và cũng đã có nhiều cố gắng của cả thầy và trò nhưng cũng còn nhiều khó khăn.

Thứ hai, đề thi dành cho việc xét tuyển vào đại học và cao đẳng khi mà càng ngày các trường đại học, cao đẳng càng dành nhiều quan tâm cho các tổ hợp điểm có điểm môn tiếng Anh trong đó.

Theo cảm nhận của tôi, dường như, đề thi môn tiếng Anh năm nay làm tốt chức năng 2 hơn là chức năng 1.

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, mặt bằng trình độ ngoại ngữ của học sinh Việt Nam chưa tốt nên điểm thi tiếng Anh thấp hơn điểm các môn khác cũng là điều dễ hiểu.

Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới theo tôi là quyết định sáng suốt.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ GD-ĐT)

Tin liên quan



Xem nguồn

Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều điểm 10 nhất nước

Posted: 26 Jul 2016 05:31 AM PDT


 – Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An là các địa phương có nhiều thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối nhất trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 vừa qua.

kỳ thi THPT quốc gia 2016, tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2016, tra cứu điểm thi, phổ điểm, xét tuyển đại học
Các thí sinh Hà Nội đạt nhiều điểm 10 tuyệt đối nhất trong kỳ thi THPT quốc gia 2016. (Ảnh: Lê Văn)

Theo thống kê của VietNamNet, cả nước năm nay có 74 điểm 10 ở tất cả các môn thi. Trong đó, môn Toán có 8 điểm 10, môn Vật lí có 14 điểm 10, môn Hóa có 15 điểm 10, môn Sinh học có 6 điểm 10, môn Ngoại ngữ có 17 điểm 10 (tất cả các môn), môn Lịch sử có 5 điểm 10, môn Địa lí có 9 điểm 10.

Mặc dù là địa phương xếp thứ 13 trong bảng xếp hàng điểm trung bình chung của cả nước, song Hà Nội lại là địa phương có nhiều thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối nhất.

Trong số 14 điểm 10 của các thí sinh Hà Nội có tới 7 điểm 10 của các môn Ngoại ngữ.

Trong khi đó, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 23 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh thành theo điểm trung bình các môn Ngoại ngữ.

Ngoài 7 điểm 10 môn Ngoại ngữ, Hà Nội có thêm 2 điểm 10 môn Hóa, 3 điểm 10 môn Vật lí, 1 điểm 10 môn Địa lí và 1 điểm 10 môn Sinh học.

Không có thí sinh nào ở Hà Nội đạt điểm 10 môn Lịch sử.

Tỉnh Thanh Hóa là địa phương xếp số 2 về số lượng điểm 10 với 10 điểm 10 tuyệt dối.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trong đó, có 3 điểm 10 môn Toán, 1 điểm 10 môn Sinh học, 2 điểm 10 môn Hóa học, 3 điểm 10 môn Vật lí và 1 điểm 10 môn Địa lí.

Tỉnh Nghệ An xếp thứ 3 với 8 điểm 10, trong đó có 3 điểm 10 môn Toán, 1 điểm 10 môn Sinh học và 4 điểm 10 môn Vật lí.

Tỉnh Nghệ An có một trường hợp khá hi hữu là thí sinh Nguyễn Sỹ Hùng thi đạt điểm 10 tuyệt đối môn Vật lí song lại bị điểm 0 môn Toán và trượt tốt nghiệp.

Tỉnh Hòa Bình có 5 điểm 10, trong đó có 2 điểm 10 môn Ngoại ngữ (Tiếng Nga) và 3 điểm 10 môn Địa lí.

Các tỉnh, thành phố khác như An Giang, Bắc Ninh, Đăk Nông, Đăk Lăk, Đồng Nai, Vĩnh Phúc… đều có 2-3 điểm 10.

Đáng chú ý, TP Hồ Chí Minh chỉ có 1 điểm 10 duy nhất ở môn Hóa học.

Một điểm đáng chú ý khác là trong 5 điểm 10 của môn Lịch sử thì có tới 3 điểm 10 thuộc về tỉnh Đăk Lăk.

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

Time To Know – điển hình start-up giáo dục của Israel

Posted: 26 Jul 2016 04:49 AM PDT


Điều này chứng tỏ khao khát muốn đổi mới, muốn thành danh của giới trẻ Việt Nam. Nhìn ra thế giới, Israel là một đất nước Khởi nghiệp đáng để chúng ta học tập. Đất nước này có khoảng 3.000 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, trong đó công nghệ giáo dục (Edtech) cũng là một ngành đáng nể. Israel có khoảng 150 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực Edtech,Time To Know là một điển hình thành công của lĩnh vực này.

Bé được thỏa sức sáng tạo trong lớp học T2K

Bé được thỏa sức sáng tạo trong lớp học T2K

Time To Know do Ông Shmuel Meitar sáng lập từ năm 2005; ông Meitar cũng là đồng sáng lập Cty công nghệ cao Amdocs. Từ khi được hình thành, dự án Time To Know đã "ngốn" đến 60 triệu USD với mục tiêu thay đổi hệ thống giáo dục truyền thống tại Israel. Năm 2008, sau nhiều thử nghiệm, Time To Know đã được áp dụng cho hàng trăm trường học với hàng ngàn học sinh tại Israel. Năm 2009, Time To Know đã mở rộng thị trường ra các trường học tại Mỹ và gặt hái được thành công rực rỡ. Đến năm 2010, Công ty có 350 nhân viên trong đó có 120 chuyên gia sư phạm phụ trách nội dung, 60 chuyên gia đồ họa, họa sĩ và 80 chuyên gia kỹ thuật. 11 năm qua, Time To Know đã xác lập được vị trí trong ngành công EdTech trên toàn thế giới và đã có mặt tại nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Peru, Brazil và Việt Nam ở nhiều cấp giáo dục như tiểu học, trung học cơ sở, đào tạo nghề và đại học.

Tại Việt Nam, hiện Anh ngữ Việt Mỹ – VATC đang áp dụng Time To Know để dạy tiếng Anh cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi. Theo thống kê của Time To Know, phương pháp này giúp tăng hiệu quả học tiếng Anh của trẻ em lên tới 70%. VATC cũng cho biết thêm một số điểm ưu điểm vượt trội của lớp học Time To Know (T2K).

Trải nghiệm một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới:

T2K thay thế hoàn toàn lớp học truyền thống bằng một lớp học thông minh kết hợp công nghệ kỹ thuật số. Học sinh rất hứng thú khi được học 50% trên máy tính, 50% với giáo viên và các bạn cùng lớp trong các hoạt động nhóm, hát, thuyết trình…

Các bé rất hứng thú khi được học trên máy tính

Các bé rất hứng thú khi được học trên máy tính

Giảm rất nhiều "thời gian chết"

Lớp học thông thường giáo viên mất rất nhiều thời gian vào việc giảng cho một vài bạn chậm hơn. Trong lớp học T2K, giáo viên có thể biết ngay học sinh nào làm bài không đúng và hỗ trợ kịp thời mà không làm ảnh hưởng tới các bạn khác.

Phát triển 3 kỹ năng sinh tồn trong thế kỷ 21:

Cùng với việc nhuần nhuyễn kỹ năng sử dụng máy tính, học sinh lớp T2K được phát triển đồng thời 3 kỹ năng để sinh tồn trong thế kỷ 21đó là tự học, giao tiếp và sáng tạo. Các bài học được thiết kế dưới dạng mini game khiến trẻ em rất hứng thú học tập.

Việc học từ mới đơn giản hơn rất nhiều:

Thông thường trẻ em "rất ghét" phải viết từ mới ở nhà. T2K có thể thống kê tất cả những từ bé chưa thuộc, những từ này sẽ được lặp lại trong những bài luyện tập sau dưới dạng game để tạo hứng thú cho bé.

Phân tích chính xác kết quả học tập:

Dựa trên kết quả của từng bài học, T2K có thể đánh giá chính xác tiến bộ của bé. Giáo viên nước ngoài có thể nhận mặt và trình độ của học sinh ngay khi đăng nhập vào hệ thống, như thế sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và hiệu quả giảng dạy cũng cao hơn.

Time To Know thay thế lớp học truyền thống bằng lớp học thông minh áp dụng công nghệ kỹ thuật số, giúp trẻ hứng thú học và phát triển tư duy sáng tạo!

Học viên đăng ký trước ngày 15/8 sẽ được nhận bộ xếp hình 7 Kỳ Quan Thế Giới và Balo VATC. Hãy gọi! 08 5431 6240 – Hotline: 0888 199 618 để đăng ký lớp học thử hoàn toàn miễn phí.

Quỳnh Anh ghi nhận từ lớp học thử T2K



Xem nguồn

Nhiều hiện tượng đang tác động tiêu cực tới việc dạy và học môn ngoại ngữ

Posted: 26 Jul 2016 04:08 AM PDT


Điều này có khả thi hay không, giải pháp nào để chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ được nâng cao, đồng đều giữa các vùng miền? Vì sao điểm môn Ngoại ngữ thấp ‘thảm hại’ ?

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội), chuyên gia hàng đầu về giảng dạy tiếng Anh.

PV: Điểm trung bình môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua chỉ đạt 3.3, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Thầy có bình luận gì về con số này?

Thầy Nguyễn Quốc Hùng: Đây là kết quả đáng buồn sau khoảng 30 năm phát triển tiếng Anh. Tiếng Anh được đưa vào giáo dục phổ thông như một bộ môn từ lớp 3 đến lớp 12, được quy định cho cán bộ viên chức theo Đề án 422 của Chính phủ từ năm 1994, được đưa vào chương trình học của hầu hết các trường đại học và sự ra đời của hàng nghìn trung tâm; và đặc biệt có cả một dự án hàng nghìn tỷ đồng đã thực hiện 6/10 năm, để cuối cùng nhận được trình độ dưới trung bình của giới trẻ Việt Nam về tiếng Anh. Thật sự đáng phải suy ngẫm…


Thầy Nguyễn Quốc Hùng.

Thầy Nguyễn Quốc Hùng.

PV: Tại 1 cụm thi do ĐH Sư phạm Huế chủ trì dành cho học sinh tỉnh Hà Tĩnh có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2016, môn Tiếng Anh ở phần tự luận có đến 11.684 bài làm bị điểm 0 trên tổng số 15.728 bài thi đã chấm. Nguyên nhân chủ yếu do các em không chịu làm bài ở phần thi tự luận này. Theo thầy, vì sao lại có hiện tượng học sinh "né" phần thi tự luận ở môn ngoại ngữ?

Thầy Nguyễn Quốc Hùng: Rất khó có thể đưa ra lý do chung cho việc học sinh tránh né loại hình tự luận. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân. Trong việc học ngoại ngữ có sự phân hóa lớn giữa các cá nhân: người thì giỏi nói, người thì giỏi đọc, người thì giỏi viết… không giỏi cái gì thì họ "né" cái đó.

Tuy nhiên có hai điểm chung là yêu cầu của một bài tự luận thường khó và quy trình dạy học có thể không đúng phương pháp. Ví dụ một bài đọc, nếu giáo viên hướng dẫn học sinh “dịch ra tiếng Việt để hiểu” thì quả thật là nguy hiểm, với một bài viết nếu giáo viên dạy học sinh học theo kiểu “template”, tức là dựa vào bài mẫu mà viết, thì cũng là nguy hại.


 Chuẩn hóa giáo viên dạy tiếng Anh là một giải pháp then chốt từng bước nâng cao chất lượng môn học này trong nhà trường phổ thông.

Chuẩn hóa giáo viên dạy tiếng Anh là một giải pháp then chốt từng bước nâng cao chất lượng môn học này trong nhà trường phổ thông.

PV: Có chuyên gia cho rằng, đã đến lúc phải nhìn lại việc ra đề thi môn ngoại ngữ. Việc thi trắc nghiệm có xác suất may rủi lên tới 25% (vì chỉ cần tích bừa, thí sinh cũng có thể đạt tới 2,5/10 điểm). Nếu tăng tỉ lệ thi tự luận (để đánh giá thực chất trình độ của thí sinh), thì điểm ngoại ngữ sẽ thấp thảm hại. Vậy giải bài toán giữa tự luận và trắc nghiệm trong đề thi ngoại ngữ như thế nào là tối ưu, thưa thầy?

Thầy Nguyễn Quốc Hùng: Tuy không một loại hình nào là hoàn thiện, nhưng loại hình trắc nghiệm (multiple choice questions) là loại hình kiểm tra rất ưu việt. Nó xuất hiện từ giữa thế kỷ XX khi máy xử lý dữ liệu ra đời. Nó được dùng trong các loại hình thi cử của giáo dục, trong nghiên cứu thị trường và trong bầu cử.

Còn theo nghiên cứu của Trường Đại học Minnesota, ta thấy có 9 điểm ưu việt từ thi trắc nghiệm (tính đa năng, hiệu quả, chấm điểm chính xác và tiết kiệm, đáng tin cậy, có khả năng chẩn đoán, khống chế được độ khó, giảm bớt khả năng phỏng đoán của người làm bài, không bị định kiến chi phối, dễ chỉnh sửa khi thiết kế) và có 5 điểm yếu (khó thiết kế và mất nhiều thời gian, người thiết kế thường có xu hướng hỏi về kiến thức hơn là kỹ năng, bị chi phối bởi khả năng khác nhau của học sinh như khả năng suy diễn, năng lực đọc, các câu MC phụ thuộc vào đầu mối, và MC không đánh giá được năng lực tổ chức và diễn đạt ý tưởng). Tuy nhiên những điểm khiếm khuyết đó có thể khắc phục nếu người thiết kế đề thi được đào tạo…

PV: Lãnh đạo Bộ GD&ĐT thì cho rằng, những em dân tộc thiểu số hoặc sống ở miền núi, ở vùng nông thôn, những nơi chất lượng dạy học môn ngoại ngữ chưa tốt, kết quả thi ngoại ngữ sẽ không cao. Nhưng điểm thi ở các cụm thi tại các TP lớn như Hà Nội, điểm ngoại ngữ cũng không cao. Như vậy có phải là do chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ đang có vấn đề không? Và giải pháp khắc phục ở đây là gì, thưa thầy?

Thầy Nguyễn Quốc Hùng: Ở miền núi, ở vùng nông thôn, những nơi chất lượng dạy học môn ngoại ngữ chưa tốt, kết quả thi ngoại ngữ sẽ không cao. Điều này là tất yếu vì điều kiện sống, điều kiện học tập, khả năng tiếp cận với cái hiện đại, tổ chức học tập ở những nơi đó có nhiều khó khăn.

Còn điểm thi ở các cụm thi tại các TP lớn như Hà Nội, điểm ngoại ngữ cũng không cao thực sự do nhiều nguyên nhân như về phía học sinh, phía giáo viên… Để khắc phục được những điều này không thể một sớm một chiều, và cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, nhiều cấp quản lý.

PV: Chúng ta có cả một đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 với số tiền đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng. Là một chuyên gia về ngoại ngữ, thầy có thể đánh giá những thành quả từ đề án mà giáo viên và học sinh được thụ hưởng, đồng thời có cảnh báo gì từ những bất cập của đề án này?

Thầy Nguyễn Quốc Hùng: Theo tôi, đề án ngoại ngữ 2020 đã làm được nhiều việc lớn như: Ban hành Bộ tài liệu đánh giá giáo trình. Đây là công cụ để biên soạn và xét duyệt giáo trình có chất lượng đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân. Tiến hành một quy trình huấn luyện giáo viên một cách bài bản (trong nước và ngoài nước), kể cả đào tạo mặt đối mặt và đào tạo online…

Tuy nhiên thời gian triển khai các chủ trương và các cuộc huấn luyện, đặc biệt huấn luyện giáo viên không thể huấn luyện một lần cho mãi mãi. Vì thế nó đòi hỏi một thời gian dài, không thể trong một vài năm có thể nâng chất lượng của học sinh toàn quốc lên được. Bên cạnh đó nên đặt mục tiêu về năng lực ngoại ngữ của học sinh ở mức khả thi vì ở Việt Nam tiếng Anh là ngoại ngữ, là ngôn ngữ quốc tế, không giống như Singapore, Philippines, Ấn Độ, những nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ hai.

Một điều chúng ta cần quan tâm, theo tôi, là rà soát hiện tượng tiêu cực xem nó có không, có ở mức độ nào, việc học thêm ở các trường, việc lựa chọn sách giáo khoa của khu vực tư nhân… Những vấn đề này cần được rà soát một cách bài bản và nghiêm túc nhất.

PV: Xin trân trọng cảm ơn thầy!

Theo CAND



Xem nguồn

TPHCM: Năm học mới tăng hơn 59.000 học sinh

Posted: 26 Jul 2016 03:26 AM PDT


Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, năm học 2016-2017 TP.HCM sẽ tăng 59.158 học sinh, trong đó khối công lập tăng 46.496 em, còn lại là khối ngoài công lập. Quận Bình Tân có số lượng học sinh tăng cao nhất với 5.786 em, kế đến là huyện Bình Chánh tăng 5.381 em; Quận 12 tăng 4.258; huyện Hóc Môn tăng 3.607; huyện Củ Chi tăng 3.214 em…

Năm học 2016-2017, số học sinh tại TPHCM tăng hơn 59.000 em

Năm học 2016-2017, số học sinh tại TPHCM tăng hơn 59.000 em

Dù số học sinh tăng mạnh nhưng so với năm học 2015-2016 thì giảm khoảng 25.000 em, do đó thành phố giảm nhiều áp lực về sĩ số, giáo viên.

Tại buổi làm việc, ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: "Năm học mới thành phố sẽ đưa vào sử dụng 1.919 phòng học. Ngoài ra, thành phố đã chi khoảng 82 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị chuẩn bị cho năm học mới. Tuy nhiên, thành phố mới chỉ đảm bảo chỗ học cho HS còn việc đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày vẫn còn gặp nhiều khó khăn".

Ngành giáo dục thành phố đã tính toán và đề nghị các quận, huyện rà soát lại quy hoạch trường lớp để phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 300 phòng học/10.000 dân. Ngoài ra, thành phố đang thực hiện xây dựng trường mầm non với 86 dự án, hơn 1000 phòng học. Đến thời điểm này đã khởi công được 71 dự án, còn lại chủ yếu vướng vào việc bồi thường đất đai…

Do số học sinh lẫn số trường lớp tăng nên thành phố luôn có nhu cầu tuyển dụng số lượng giáo viên cao. Theo đó, bậc Mầm non tuyển 1.557 giáo viên, bậc tiểu học tuyển 1.594 giáo viên; bậc THCS tuyển hơn 1.200 giáo viên; bậc THPT và GDTX tuyển 402 giáo viên; bậc GDCN tuyển 93 giáo viên và 26 nhân viên. Tuy nhiên, đến thời điểm này 9 quận huyện chưa thông báo kế hoạch tuyển giáo viên và cần phải giải quyết nhanh như Q.6, Q.3, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Củ Chi…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Thu đề nghị ngành GD-ĐT thành phố đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng giáo viên cho năm học mới, không để tình trạng có trường, có lớp mà thiếu giáo viên.

Sở GD-ĐT cũng đã xây dựng đề án các khoản thu đầu năm học để trình UBND thành phố phê duyệt. Sau đó, Sở GD-ĐT thành phố sẽ ra văn bản hướng dẫn liên sở với Sở Tài chính để các cơ sở giáo dục triển khai.

Lê Phương



Xem nguồn

Comments