Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kết luận vụ clip chế giễu kỳ thi THPT quốc gia 2016

Posted: 14 Jul 2016 09:59 AM PDT


Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ áp dụng biện pháp cảnh cáo, nhắc nhở trên tinh thần "giáo dục, cảm hóa là chính, không để đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng".

Ngày 14/7, Công an tỉnh TT-Huế đã có kết quả xác minh nhóm thanh niên làm clip chế nhạo kỳ thi THPT quốc gia 2016 tại Huế, đồng thời, đưa ra hướng xử lý đối với những người này.

Cơ quan công an khẳng định, nhóm thanh niên làm clip chế giễu kỳ thi THPT quốc gia tại Huế  có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật.

Cụ thể, clip đã có nội dung xuyên tạc, không có cơ sở, làm ảnh hưởng đến uy tín kỳ thi THPT quốc gia khi nêu đích danh Bộ GD&ĐT, cũng như mạo danh học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Huế.

thi THPT Quốc gia, clip

Nhóm học sinh tung clip chế giễu kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016

Clip cũng đã chuyển tải những thông điệp trái với nội dung tuyên truyền về phòng chống tội phạm, mà đơn cử như ở đoạn cuối clip, người dẫn tự xưng là "phóng viên N.H đến từ PooTV" bình luận rằng: "Cũng có những người thành công, nhưng không qua trường lớp đại học, ví dụ như buôn bán chất cấm, cướp giật, ghi tỉ số".

Công an TT-Huế cho rằng, việc quay phim, dàn dựng và tung lên mạng internet nội dung chế giễu kỳ thi THPT quốc gia của nhóm thanh niên tại Huế đã vi phạm điểm d, khoản 1, điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP (ngày 15/7/2013) của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Cụ thể, điều 5 về các hành vi bị cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng của Nghị định 72, điểm d quy định: "Cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm cá nhân".

Quá trình làm việc, Công an TT-Huế đã làm rõ, đoạn clip kể trên được thực hiện vào chiều ngày 26/6, độ dài 3 phút 27 giây, với tựa đề "Khi tui đi thi một mình" do N.H.P.L. (23 tuổi, ngụ phường Thủy Biều, thành phố Huế, vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Huế, nghề nghiệp nhân viên quảng cáo) viết kịch bản và dàn dựng tung clip lên trang Facebook cá nhân vào chiều ngày 3/7.

Ngoài P.L, nhóm thực hiện clip còn có thêm 4 học sinh học tại Huế, 2 sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch. Công an khẳng định, không có ai trong số 7 thanh niên trên là học sinh dự kỳ thi THPT 2016, cũng như không có em nào là học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Hue Star, THPT Nguyễn Trường Tộ như trong clip đề cập.

Cơ quan công an nhận định, nhóm thực hiện clip tuy có những vi phạm, nhưng xét hoàn cảnh gia đình khó khăn, cũng như mức độ vi phạm và sự hối lỗi, nên công an chỉ áp dụng biện pháp cảnh cáo, nhắc nhở trên tinh thần "giáo dục, cảm hóa là chính, không để đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng".

Theo Ngọc Trân/ Dân Việt

Tin liên quan



Xem nguồn

Tác hại kinh hoàng của việc thức sau 10h đêm

Posted: 14 Jul 2016 09:30 AM PDT


Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút.

1. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh:

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi.

+  Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này nên giữ trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.

+ Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.

+ Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say.

2. Ngủ muộn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật:

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

+ Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.

+ Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.

+ Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.

+ Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.

3. Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn:

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

– Giảm trí nhớ.

– Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.

– Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.

– Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).

– Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.

– Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.

– Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm.

4. Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt:

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…

– Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.

– Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…

– Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.

5. Theo đồng hồ sinh học thì:

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

– Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.

– Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.

– Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.

Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều: có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh.

Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.

Hi vọng qua bài viết này phần nào bạn đã hiểu rõ tác hại của việc thức khuya và hãy khắc phục nó để cơ thể của bạn được bình thường và bạn luôn khỏe mạnh.

Theo Vietbao



Source link

Báo Nhật bàn chuyện thất nghiệp của cử nhân VN

Posted: 14 Jul 2016 09:17 AM PDT


Bài viết bàn về nguyên nhân thất nghiệp của cử nhân Việt Nam của tác giả Atsushi Tomiyama đăng trên tờ Nikkei của Nhật Bản. Dưới đây là bản dịch nguyên văn bài viết.

tỷ lệ thất nghiệp, cử nhân thất nghiệp, TPP, kinh tế Việt Nam,kinh tế
Sinh viên ĐH Việt Đức tại TP.HCM. Ảnh: AP

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số cử nhân thất nghiệp của Việt Nam ngày càng tăng: 192.500 người – chiếm 15% tổng số người thất nghiệp của cả nước. Mặc dù có trình độ học vấn cao cộng nhưng những người tốt nghiệp đại học này thường không có việc làm do các vấn đề về tổ chức.

Trước hết, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn nước ngoài do bị thu hút bởi lực lượng lao động thu nhập thấp. Ví dụ như Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc có 110.000 công nhân viên Việt Nam và có 2 nhà máy ở Thái Nguyên và Bắc Ninh. Hầu hết trong số đó là công nhân, chỉ có một phần nhỏ là có trình độ đại học. Việc phụ thuộc quá mức vào vốn đầu tư nước ngoài gây cản trở cho sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa, và số lượng cử nhân ngày càng tăng hiện cũng đang phải làm việc vất vả tại những nhà máy này.

Thứ hai, các doanh nghiệp tập trung ở 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP.HCM. Các công ty lớn hầu hết nằm ở đây. Rất ít tên tuổi lớn có trụ sở ở thành phố lớn thứ 3 là Đà Nẵng – nơi mà mức lương trung bình hàng tháng là khoảng 300 USD – thấp hơn Hà Nội và TP.HCM từ 20-30%. Việt Nam hiện có 63 tỉnh thành và các tỉnh thành này, theo nguyên tắc, là đang tự triển khai những phương cách riêng để thu hút vốn nước ngoài, dẫn đến sự thiếu cân bằng trong việc phân phối các ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, về mặt tích cực, trình độ giáo dục của Việt Nam đang tăng lên. Trong đó, số trường đại học tăng lên hằng năm, số cử nhân tăng 40% so với năm 2010 – lên 4,42 triệu cử nhân vào năm 2015. Nhiều trường học nhiệt tình với công tác giảng dạy đến mức Chính phủ phải cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học.

Nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng khoảng 7% mỗi năm – một trong những mức phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Đến khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, nền kinh tế sẽ như có thêm "cánh". Nuôi dưỡng ngành công nghiệp trong nước và thu hút vốn nước ngoài tới những địa phương khác ngoài 2 thành phố lớn sẽ cải thiện vấn đề việc làm cho các cử nhân đại học. Một nền kinh tế không mang lại lợi ích cho người dân của mình sẽ không thể tồn tại được.

  • Nguyễn Thảo (Theo Nikkei)



Xem nguồn

Bị tố yêu trò lớp 8, cô giáo được khuyên chuyển trường

Posted: 14 Jul 2016 08:35 AM PDT


– Thời gian vừa qua, phụ huynh Trường THCS H (quận 6, TP.HCM) xôn xao về việc cô N. – giáo viên dạy toán của trường, và em A. – học sinh lớp 8, có những tin nhắn trong điện thoại và Facebook với nội dung yêu đương, tình cảm thắm thiết như đôi tình nhân.

Đơn thư của một số phụ huynh tại trường THCS này cho biết: "Thời gian gần đây, chúng tôi được biết sự việc giữa cô N. và em A. có tình cảm yêu đương với nhau. Tình cảm cô – trò giờ rất thắm thiết. Chúng tôi nghĩ đó là tin đồn, vì không bao giờ dám nghĩ cô N. lại đi yêu một học sinh lớp 8. Ban đầu chỉ nghĩ là tình cảm đơn phương của em A., vì chuyện học sinh quý mến, ngưỡng mộ thầy cô và lầm tưởng đó là tình yêu bình thường môt phía. Nhưng nếu một giáo viên có hiểu biết pháp luật và đạo đức sẽ từ chối tình cảm này và định hướng cho học sinh đi theo con đường đúng. Nhưng cô N. đã không làm vậy…".

Theo các vị phụ huynh đứng ra gửi đơn, thì cô giáo N. và em A. còn hẹn hò đi chơi, xem phim, đi ăn. Cô N. chở em A., hai người ôm nhau tình tứ để phụ huynh lớp khác bắt gặp…

cô yêu trò, giáo viên yêu trò, giáo viên yêu học sinh, TP.HCM
Tin nhắn giữa cô N và em A

Những hình ảnh chụp lại tin nhắn trong điện thoại và Facebook được cho là của em A. và cô N. có nội dung như: "Em ước gì tối nay mình bên nhau, sợ sau này thương A. quá không bỏ được mà không thể đến được, chỉ có việc đi chơi thôi A. còn chưa để tui an tâm nói chi đến việc bảo vệ, ngủ ngon nhé my love…".

A. cũng có những tin nhắn trả lời như: "yêu mà cũng sợ, đã yêu thì mình bất chấp, tuổi tác mình bước qua được mà, đừng sợ, A. luôn bên cô. Người ta nói gì A. sẽ bảo vệ cô….".

Được biết Ban Giám hiệu Trường THCS H và Phòng GD-ĐT quận 6 đã nắm được và xử lý vụ việc.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng Phòng GD- ĐT quận 6, cho biết sự việc trên xảy ra vào tháng 3 vừa qua. Khi đó, trường THCS H vẫn chịu sự quản lý của hiệu trưởng cũ.

Cô hiệu trưởng cũ phát hiện ra sự việc đã gọi cô N. cùng gia đình em A. lên tìm hiểu. Khi đó, cô N. đã cho biết đó chỉ là tình cảm đơn phương từ em A. nên hứa với gia đình sẽ giúp em A. đi đúng hướng. Gia đình cũng không đề nghị không xử lý và kết hợp cùng cô giáo để định hướng A.

Thế nhưng, khi trường H có hiệu trưởng mới vào tháng 5 vừa qua, lãnh đạo nhà trường lại yêu cầu đưa sự việc ra xử lý. Mặc dù vậy, phía gia đình em A. tiếp tục có đơn đề nghị không xử lý.

Ông Uyên cho biết, về phía Phòng GD-ĐT quận 6 vì thấy chưa đủ cơ sở để kỷ luật cô N. nên chỉ yêu cầu cô N. chú ý lại hành vi, tác phong, không để học sinh hiểu nhầm, ảnh hưởng đến môi trường sư phạm.

Tuy nhiên khi xem nội dung như những tin nhắn do phụ huynh cung cấp, sáng nay (13/7) Phòng đã mời cô N. lên làm việc.

Theo ông Uyên, khi giải thích với Phòng, cô N. cho biết lúc đầu giữa cô N. và A. chỉ là quan hệ thầy trò. Nhưng khi cô N. nhận ra học trò A. có tình cảm với mình, cô đã chấm dứt liên hệ. Nhưng chỉ sau một ngày cô không trả lời tin nhắn, em A. đã bắt bố mẹ chở đến nhà cô.

Nhận thấy nếu phản ứng quá dứt khoát, em A. sẽ có những hành động bộc phát nên cô N. đã nhắn tin lại với A. và tìm cách để em A. không có tình cảm lạc hướng với cô nữa. 

Cô N. cho Phòng GD-ĐT quận 6 biết rằng hiện tại, tâm lý, tình cảm của em A. đã trở lại bình thường.

"Cô N. cho biết rằng hiện nay em A. đã không còn nhắn tin cho cô nữa. Gia đình của em A. cũng rất vui vì con đã ổn định trở lại".

"Chúng tôi cho rằng, vấn đề của của cô N. là gây hiểu nhầm cho dư luận. Trong sự việc này cô N. có thể xử lý khéo léo hơn để không mất đi tình cảm tốt đẹp giữa thầy và trò".

Ông Uyên cho biết thêm, sau buổi làm việc sáng nay, lãnh đạo Phòng đã khuyên cô N. nên chuyển trường để ổn định tư tưởng và dư luận. Tuy nhiên, cô N. khẳng định "tâm cô hoàn  toàn trong sáng, không làm việc gì sai trái nên không xấu hổ. Cô ở lại trường để chứng minh mình hoàn toàn trong sạch".

Không ủng hộ giáo viên yêu học sinh

Năm trước, Trường CĐ Nghề Việt Mỹ (TP. HCM) đã đưa ra quy định “cấm giáo viên yêu sinh viên”.  Đây là trường đầu tiên trong cả nước ban hành một quy định dạng này.

Theo quy định, giáo viên trong trường hạn chế không ăn trưa, ăn tối, hẹn hò với một sinh viên. Khi cán bộ tiếp sinh viên tại phòng làm việc không được phép đóng cửa. Nếu thầy cô nào có chuyện "yêu" với sinh viên, dù tình yêu đẹp hay chuyện đổi tình lấy điểm đều buộc phải nghỉ việc.

Những người đưa ra quyết định này cho rằng, cấm thầy yêu trò sẽ giúp người làm giáo dục ngăn chặn những hành vi vô đạo đức, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhiều bạn trẻ trên giảng đường.

cô yêu trò, giáo viên yêu trò, giáo viên yêu học sinh, TP.HCM
Tin nhắn giữa cô A và em N

Theo ông Trần Vinh Dự – Chủ tịch Trường CĐ Nghề Việt Mỹ thì “Chúng tôi đưa ra quy định nhằm tạo lập môi trường an toàn cho học sinh, giúp các thầy cô ý thức, trách nhiệm hơn… Đó là nền giáo dục bình đẳng, công bằng, an toàn cho các em, đảm bảo uy tín nhà trường”.

Trên thế giới cũng từng xảy ra các trường hợp giáo viên bị xử lý kỷ luật, thậm chí phải ra tòa vì yêu học sinh. Đầu tháng 6 vừa qua, tờ Daily Mail đưa tin, nữ giáo viên Alexandria Vera, 24 tuổi, dạy tiếng Anh tại trường Trung học Stovall, Texas, Mỹ đang phải đối mặt với tội danh lạm dụng tình dục trẻ em, sau khi bị cáo buộc đã có hành vi quan hệ tình dục liên tiếp với một cậu học sinh 13 tuổi cùng trường kể từ tháng 9/2015.

Lê Huyền – Ngân Anh

Tin liên quan



Xem nguồn

Vợ chồng trẻ và câu chuyện “buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hạt tiện”

Posted: 14 Jul 2016 08:29 AM PDT


Câu chuyện về đôi vợ chồng nghèo sống tại Hà Nội có dư 300 triệu ở tuổi 24 thu hút nhiều sự quan tâm và tò mò của nhiều người.

Như vậy bí quyết của họ gì ? Bằng cách nào để có dư được một khoảng tiền như vậy ở độ tuổi đó khi mức sống ở Hà Nội khá cao ? Hãy cùng chiêm nghiệm câu chuyện của chàng trai này.

"24 tuổi tôi đã cưới vợ và tiết kiệm được gần 300 triệu vẫn kém có phải không? Đúng là cuộc sống chẳng biết như thế nào là đủ, như thế nào là tốt.
Chào mọi người! năm nay vợ chồng mình đều 24 tuổi đã cưới vợ được 7 tháng và tích lũy được số vốn gần 300 triệu trong tay.

Cuộc sống em nó không được tươi sáng lắm vì gia đình em thuộc dạng trung bình ở quê, con nhà nông làm đậu và nuôi lợn gà. Em thi đại học trượt và em lao vào kiếm tiền bằng công việc nặng nhọc là đổ bê tông, bốc vác thuê … Nếu nói khổ thì rất khổ nhưng cũng có đồng ra đồng vào. Em làm đc hơn 1 tháng thôi nhưng cũng kiếm được một ít về biếu bố mẹ và xin bố mẹ cho đi học Cao đẳng vì em thấm quá thấy khổ mà mất sức nhiều.
Học một trường Cao đẳng ở Nam Định mỗi tháng em được Bố Mẹ cho đúng 500 nghìn đồng tiền ăn tiêu. Với người khác, bạn bè thì nó quá ít nhưng với em vẫn ok vì mức sống ở đó cũng rẻ. Yêu đương em toàn phải vay mượn tiền, cắm xe, cắm bằng để lên người yêu trên Hà Nội chơi rồi lại đi làm thêm trả dần. Em học xong đã tốt nghiệp nhưng chưa lấy bằng, Bố Mẹ em mua cho em cái laptop và cho con xe máy của bố để lên Hà Nội bươn trải .

Cuộc sống em từ đây coi như lật sang trang mới

Thời gian đầu phải nói rất khó khăn, lên Hà Nội sống không quen nên rất khó khăn , em lên với 2 thằng bạn nữa thì mỗi thằng mỗi hướng. Em thì quyết theo Công Nghệ Thông Tin chuyên ngành em học còn 2 thằng thì lại thích theo kinh doanh. Em bắt đầu làm quen với công việc, các trang tìm việc và tập làm hồ sơ xin việc nộp khắp mọi nơi. Phỏng vấn thì trượt liên tục trong khi 2 thằng bạn không có vốn nên dạt đi làm phục vụ ở quán cafe. Bọn nó có thu nhập ổn định còn em vẫn long đong, em nhờ người yêu rất nhiều nên cảm thấy rất áy náy và thất vọng về bản thân. Em quyết định đi làm bưng bê và đã mất 1 ngày để đi tìm nhưng không được. Gọi cho một Anh người nhà hỏi em đang xin đi làm bưng bê thế là ăn chửi một trận te tua.
Theo lời khuyên a ấy xin làm không lương ở công ty nào đó một thời gian để tích lũy kinh nghiệm. Em xin vào công ty cùng chị gái người yêu em nhưng mà được 1 tuần em lại nghỉ vì họ không dạy em gì cả . Lúc này em bế tắc quá, 2 thằng bạn ở cùng cũng chuyển gần đến chỗ làm hơn nên em lại phải chuyển đi. Em gọi điện cho ông anh học cùng trường em và hỏi học về SEO và Marketing Online. Chập chững bước vào cái nghề này và học hỏi anh ấy một thời gian thì em tự tin đi xin việc ở một công ty với mức lương 2 triệu đồng. Gọi là có chút thu nhập nhưng thực chất vẫn không đủ ăn, tiêu và cho các mối quan hệ nữa. Tháng thứ 2 em phải muối mặt gọi điện về xin tiền ăn của bố mẹ nhưng lần này thì em đen đủi khi số tiền và đồ ăn mẹ gửi xe lên bị mất. Em lại được ăn chửi té tát vì không nhắc Mẹ chuyển tiền cho tài xế mà lại cho cùng vào đồ.

Gần tết rồi mà dính quả này đúng là đói kém thật đó, cũng may công ty thưởng cho một ít cùng với lương nên em có đồng về quê để tiêu pha mà không phải xin bố mẹ. Ăn tết xong lại trở lại với cuộc sống vồn vã của Hà Nội …. Năm mới, niềm vui và may mắn mới khi em đã hết thời gian thử việc và đã được sếp gọi vào nói chuyện về hợp đồng làm việc. Anh trưởng phòng đánh giá cao năng lực và thái độ làm việc của em nên được hậu thuẫn đằng sau để vào gặp sếp. Em được đồng ý với mức lương 5 triệu 500. Niềm hạnh phúc vì em biết với số tiền đó em sẽ tiết kiệm được một khoản khá lớn.
Với mức lương đó + làm thêm viết content mỗi tháng cũng được 7 – 8 triệu trừ đi còn khoảng 4 triệu để tiết kiệm. Mình làm hơn 1 năm với mức lương đó rồi được đề bạt lên làm trưởng nhóm thu nhập cũng lên khoảng 8 – 9 triệu hàng tháng. Mình khá hài lòng với mức thu nhập này nên khả năng phát triển thêm bị trì trệ. Tới khoảng tháng 9 2015 mình quyết định nghỉ việc và làm ở một công ty khác với mức thu nhập là 7 triệu để có thời gian học tập thêm. Sau vài tuần thì mình cưới vợ trừ các thứ tiền ra thì mình vẫn dư được một khoản nữa cộng với vốn em có vậy là có khoảng 130 triệu tất cả. Vợ em tiết kiệm được một khoản khoảng 30 triệu nữa vậy là em đã có 150 triệu.

Cưới xong thì mình cảm thấy làm ăn dễ hơn, mình liên tục nhận hợp đồng ngoài về làm, công việc kinh doanh contnet cũng ổn và tính từ lúc cưới đến hiện tại là đã được 9 tháng mình thu nhập cũng trên 15 triệu mỗi tháng. Vợ mình thì thu nhập được khoảng 6 – 7 triệu mỗi tháng vậy là 2 vợ chồng cũng được hơn 20 triệu. Chi tiêu và mọi thứ hàng tháng cũng tiết kiệm được hơn một nửa vậy là cũng được gần 125 triệu nữa. Vậy là tới điểm hiện tại vợ chồng em đã có khoảng gần 300 triệu rồi."

Câu chuyện sau khi chàng trai chia sẻ trên một trang mạng xã hội đã nhanh chống lan truyền khắp các diễn đàn thu hút sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ. Mọi người đều cảm thấy đáng sợ và khó tin trước sự chi tiêu vô cùng cân nhắc của cặp vợ chồng này.



Source link

Ác mộng làm thêm của du học sinh Việt ở Australia

Posted: 14 Jul 2016 07:54 AM PDT


Nhiều du học sinh Việt Nam tại Australia làm thêm trong các nhà hàng, khách sạn bị đối xử tệ, bóc lột sức lao động và trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu.

Sau khi tin tức về hệ thống bán lẻ 7-Eleven ở Australia bị cáo buộc trả thiếu hàng nghìn AUD tiền lương cho nhân viên, trong đó có nhiều sinh viên quốc tế, người dân địa phương cảm thấy vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên, các du học sinh không quá ngạc nhiên với việc bị trả lương thấp.

Tình trạng trả lương dưới mức tối thiểu không chỉ tồn trong những công ty đa quốc gia. Story Hunters dẫn lời sinh viên làm thêm trong khách sạn, cửa hàng bán lẻ cho biết, đó là một phần cuộc sống phải chấp nhận ở Australia.

du học sinh, du học sinh Australia

Nhiều sinh viên phải làm thêm quá giờ quy định để đủ tiền trang trải cuộc sống. Ảnh minh họa: Oecc.vn

Cựu sinh viên quốc tế Kenny đến từ Trung Quốc cho biết, anh làm việc tại một nhà hàng Trung Quốc nổi tiếng và được trả 8 AUD/giờ (trong khi mức lương tối thiểu được quy định là 16,7 AUD/giờ.)

“Phần lớn người Australia sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nghe điều này bởi số tiền công đó quá thấp”, Kenny nói.

Sinh viên quốc tế hợp pháp ở Australia được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong suốt học kỳ. Nhưng vì bị trả lương thấp, không ít bạn trẻ phải làm việc nhiều giờ hơn để đủ sống.

“Chúng tôi biết điều đó là phạm pháp. Nếu bị chính quyền phát hiện, du học sinh sẽ bị trục xuất. Chúng tôi cũng biết người sử dụng lao động đang làm việc trái pháp luật nhưng không thể thắc mắc,  bởi có quá nhiều sinh viên đang cần việc làm”, cựu sinh viên quốc tế chia sẻ.

Kenny cho biết, mức lương 8-12 AUD/giờ khá phổ biến đối với sinh viên làm thêm, đặc biệt là những bạn trẻ đến từ các nước châu Á. Trong đó, sinh viên Việt Nam rất dễ bị bóc lột khi làm thêm ở Australia.

Sau khi tham gia vào hai nhóm Facebook có 41.000 du học sinh Việt Nam, phóng viên của Story Hunters đặt câu hỏi: “Công việc làm thêm của bạn khi du học tại Australia như thế nào?”.

Trong 3 ngày, khoảng 60 sinh viên đã bình luận, gửi câu trả lời qua email hoặc nhắn tin câu chuyện của họ. Hơn 500 người tham gia cuộc thăm dò và 2/3 trong số đó thú nhận họ được trả công thấp hơn mức lương tối thiểu.

Bốn du học sinh Việt có nickname là Chi, Daniel, Vincent và Darren đã đồng ý chia sẻ câu chuyện của họ.

Sinh viên Việt bị bóc lột sức lao động

Đến Australia là trải nghiệm khó khăn và cô độc với một sinh viên quốc tế. Đối với nhiều du học sinh Việt Nam, đó là lần đầu tiên sống xa nhà và tiếng Anh ở đây được phát âm khá khác với tiếng Anh – Mỹ mà họ học ở trường.

“Lần đầu đặt chân tới đây, tôi thậm chí không thể gọi món ở KFC, bởi họ không hiểu tôi nói gì và tôi cũng không nghe được họ nói”, Darren nhớ lại.

Sự việc này khiến Darren mất tự tin. Để kiếm được việc làm, anh tìm đến cộng đồng người Việt và nhận phục vụ bàn với mức lương 12 AUD/giờ.

du học sinh, du học sinh Australia

Nhiều du học sinh Việt ở Australia làm thêm bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu. Ảnh minh họa: Kangdongsee.com

Tôi nghĩ rằng, khi mọi người nói tiếng Việt với nhau, họ sẽ đối xử tốt hơn. Nhưng khi thấy tôi nói tiếng Việt, họ liền lợi dụng vì nghĩ rằng tôi không thể nói chuyện bằng tiếng Anh, không có khả năng giao tiếp với người khác và đòi hỏi quyền lợi cho bản thân”, Darren kể.

Vincent cho biết, ông chủ cho rằng một sinh viên như anh sẽ chấp nhận tiền công thấp bởi mức lương trung bình ở quê nhà còn thấp hơn nhiều.

Trong khi các du học sinh này bày tỏ sự thất vọng vì bị bóc lột và trả lương thấp, trong cùng một nhóm trên Facebook, người sử dụng lao động vẫn đăng tin tuyển nhân viên với mức lương ít nhất là 10 AUD.

“Hầu hết sinh viên Việt đều làm việc cho những ông chủ người Việt và Australia. Rất hiếm nơi trả cho chúng tôi 12 AUD/giờ. Nếu không có kinh nghiệm, hầu hết sinh viên chỉ được nhận 8-10 AUD. Những ngày đầu làm việc, khi trở về nhà, tôi không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, chỉ muốn nằm trên giường và khóc. Mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng. Nó thật sự khủng khiếp”, Chi nói.

Ta đi làm ở Tây

Một viên chức nhà nước Việt Nam với công việc tốt, có vị trí xã hội,
nhưng, không len chân nổi vào xã hội "Tây" vì rào cản ngôn ngữ, IT thấp
và chuyên môn kém cỏi của mình.

Lúc đó, Chi đang làm việc tại một tiệm bánh với mức lương 8 AUD/giờ. Đó là công việc đầu tiên kể từ khi cô tới Australia và tính tới nay đã được 4 tháng. Cách đối xử của chủ tiệm tại đây khiến cô thực sự sốc.

Chi cho biết, cô phải làm việc theo ca kéo dài 12 tiếng mà không nghỉ ăn trưa và thường xuyên bị quản lý ngược đãi.

“Ở Việt Nam, cha mẹ tôi sở hữu một cửa hàng thời trang. Họ cũng thuê người làm nhưng chưa bao giờ tôi thấy cha mẹ la mắng nhân viên. Tôi chưa từng chứng kiến những điều tồi tệ nào giống như ở nơi đây”.

“Tôi không khẳng định tất cả ông chủ người Việt ở Australia đều như thế nhưng trường hợp của tôi không phải duy nhất. Nhiều du học sinh Việt Nam từng trải qua hoàn cảnh tương tự”, Chi bức xúc.

Theo Daniel, công việc đầu tiên của anh ở đất nước chuột túi là phục vụ tại nhà hàng Thái với tiền công 9 AUD/giờ.

“Đó là công việc đầu tiên. Những người lao động khác cũng được trả 9 AUD nên tôi nghĩ điều đó là bình thường”, chàng sinh viên nói.

“Nếu tôi không làm, người khác sẽ làm”

Vụ việc chuỗi bán lẻ 7-Eleven là một trong nhiều trường hợp cho thấy các công ty lớn bóc lột nhân viên. Sau khi hầu tòa, 7-Eleven buộc phải hoàn trả hàng nghìn AUD tiền lương và bị điều tra các hành vi khác.

Tuy nhiên, đối với những du học sinh làm thêm ở các doanh nghiệp nhỏ khắp đất nước, giới chức rất khó kiểm soát.

Theo Natalie James, kiểm soát viên tại cơ quan Kiểm soát về Công bằng Lao động (FWO), cơ quan này nhận được hàng trăm khiếu nại của sinh viên quốc tế mỗi năm.

“Chúng tôi không thể kiểm soát tất cả bởi có tới 430.000 sinh viên quốc tế trong nước”, bà James nói.

Cũng theo vị này, 4 yếu tố chính khiến các du học sinh dễ bị bóc lột là sự non trẻ, rào cản ngôn ngữ, lòng trung thành và mối lo sợ mất thị thực. Những yếu tố này một lần nữa lại được thể hiện trong cuộc trao đổi của Story Hunters với các sinh viên. Các bạn trẻ cho biết, họ bị coi thường, bị mắng mỏ và chỉ biết khóc sau một ngày dài làm việc vất vả. Hầu hết không có ý định trình báo cơ quan chức năng.

“Nếu tôi báo cáo sự việc với FWO, tôi biết họ sẽ giúp, nhưng nhà hàng nơi làm việc sẽ bị phạt. Ông chủ bị ảnh hưởng, nhà hàng đóng cửa và người lao động như chúng tôi sẽ mất việc. Như vậy, cả cộng đồng người Việt đều bị ảnh hưởng, không chỉ riêng tôi”, Vincent nói.

“Nếu Chính phủ buộc các nhà tuyển dụng tăng lương lên mức tối thiểu, họ sẽ sa thải chúng tôi, bởi không đủ khả năng chi trả. Mặt khác, nếu tôi không đồng ý, người khác sẽ làm”, Chi nói thêm.

Giải pháp

Một số sinh viên đề nghị chính phủ hạ mức lương tối thiểu đối với du học sinh. Tuy nhiên, ý kiến này gây nhiều tranh cãi.

“Nếu được phép làm việc ở Australia, chúng tôi phải được đối xử công bằng”, Chi nói.

Cũng có người cho rằng FWO nên tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các cơ sở kinh doanh thường xuyên hơn và thâm nhập các doanh nghiệp nhỏ để giám sát việc thuê lao động là sinh viên quốc tế. Mặc dù vậy, bà Natalie James chỉ ra những bất cập trong đề nghị này.

“Chúng tôi cần mọi người báo cáo sự việc. Nếu mọi người không nói, rất khó để chúng tôi đòi lại được khoản lương mà họ bị chủ kinh doanh ăn bớt. Chúng tôi cần nói chuyện trực tiếp với mọi người”, bà James chia sẻ.

Vincent đã kêu gọi những người lãnh đạo cộng đồng Việt – Australia giải quyết tình hình và nêu tên những chủ doanh nghiệp có hành vi sai trái.

Trong khi chờ giới chức vào cuộc, một số du học sinh lập nhóm trên Facebook nhằm tố cáo các chủ sở hữu lao động có hành vi sai phạm.

“Khi du học sinh mới đặt chân đến Australia, họ không biết và có thể tới xin việc ở những cơ sở đó. Vì vậy chúng tôi muốn cảnh báo để họ tránh xa các nhà hàng mà chủ thường đối xử tệ với nhân viên”, Chi nói.

(TheoTống Hoa/Zing)



Xem nguồn

Chi phí đối lập giữa việc đi đẻ và đi học của các cục cưng nhà Lý Hải – Minh Hà

Posted: 14 Jul 2016 07:28 AM PDT


Nhiều người rất choáng khi biết được mức chi tiêu đối lập giữa việc đi sinh đẻ và cho các con đi học của cặp đôi nổi tiếng này

Mới đây, sau bao ngày chờ đợi thì Minh Hà cũng đã hạ sinh em bé thứ 4. Lý Hải vừa thông báo với các fan hâm mộ về lần vượt cạn thứ 4 vô cùng suôn sẻ và thuận lợi của vợ mình và nhận được nhiều lời chúc mừng từ mọi người. Như thường lệ, những hình ảnh mới nhất về em bé và mẹ trong phòng sinh được cập nhật đầy đủ. Vẫn giống các lần đi sinh trước, Minh Hà đã chọn lựa cho mình bệnh viện hạng sang để phục vụ những ngày sinh nở khó khăn.

chi phi doi lap giua viec di de va di hoc cua cac cuc cung nha ly hai minh ha 1

Minh Hà sinh các con ở một bệnh viện quốc tế danh tiếng

chi phi doi lap giua viec di de va di hoc cua cac cuc cung nha ly hai minh ha 2

Với chi phí siêu đắt đỏ

Cơ sở mà vợ chồng Lý Hải – Minh Hà "chọn mặt gửi vàng" là một bệnh viện quốc tế – nơi các gia đình phải tiêu tốn hàng chục triệu đồng mỗi lần sử dụng dịch vụ tại đây. Được biết, chi phí dịch vụ trọn gói có giá từ 28,6-35,2 triệu đồng (sinh thường) và 49-55 triệu (sinh mổ) cho khoảng 5 ngày đẻ và nghỉ ngơi. Một con số không hề nhỏ chút nào. Tuy nhiên, tương ứng với số tiền đó, Minh Hà lại được chăm sóc hoàn chỉnh từ A đến Z mà không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.

Bà bầu sẽ được ở phòng riêng hiện đại, rộng rãi và đầy đủ tiện nghi, được thiết kế theo tiêu chuẩn 5 sao bao gồm những hạng mục như máy điều hòa nhiệt độ riêng; tủ lạnh; dụng cụ pha trà, cà phê; truyền hình cáp với tivi màn hình phẳng; điện thoại gọi trực tiếp; kết nối internet tốc độ cao miễn phí; hệ thống chuông gọi điều dưỡng; phòng tắm cao cấp, rộng rãi và đồ dùng phòng tắm được cung cấp miễn phí… Các y tá, bác sĩ phục vụ tận tình 24/24, thực đơn phong phú, đa dạng tùy ý bệnh nhân và đảm bảo đủ dinh dưỡng.

chi phi doi lap giua viec di de va di hoc cua cac cuc cung nha ly hai minh ha 3

Tuy nhiên lại được phục vụ tận tình từ A đến Z

Thậm chí bệnh viện còn tự chuẩn bị hết quần áo sơ sinh, mày vắt sữa và tất cả đồ đạc cần thiết, mẹ bầu chỉ việc yên tâm chờ đến giây phút sinh con, còn lại "cứ để chúng tôi lo".

Những tiện ích hoàn hảo này là lí do mà vợ chồng Lý Hải – Minh Hà đã yên tâm chọn lựa làm nơi vượt cạn an toàn. Cặp đôi không tiếc tiền chi vào những dịch vụ tiện ích và có lợi như thế này.

Tuy sẵn sàng bỏ số tiền lớn phục vụ việc đi đẻ của 4 cục cưng nhưng ngược lại, Lý Hải và Minh Hà lại chọn trường mẫu giáo công lập để bé Rio theo học, nơi có học phí rẻ nhất trong tất cả các trường. Thời buổi hiện đại, những gia đình giàu có, mà đặc biệt là các sao đều cho con cái học tại trường mầm non quốc tế với chất lượng giáo dục và chăm sóc hàng đầu. Thế mà cặp vợ chồng nổi tiếng này lại đi ngược với xu thế đó.

chi phi doi lap giua viec di de va di hoc cua cac cuc cung nha ly hai minh ha 4

Anh cả Rio học ở trường công lập bình thường trong thành phố

Lý giải về việc làm của mình, bà mẹ 3 con đã chia sẻ rằng, cô chọn trường công lập như một lẽ tất nhiên và cảm thấy rất yên tâm về sự lựa chọn của mình: "Các bé nhà Min h Hà – Lý Hải chỉ học trường công lập bình thường như bao đứa trẻ khác. Minh Hà từ nhỏ đến lớn vẫn học trường công lập và cảm thấy môi trường học đường như bao người là khá ổn". Một lí do khác mà cô không chọn trường mầm non quốc tế như nhiều ông bố bà mẹ nổi tiếng khác là vì muốn con có thể sống tự lập, tập thích nghi với nhiều hoàn cảnh: "Có thể ở các trường quốc tế, các bé sẽ được chăm sóc kỹ hơn, nhưng Minh Hà muốn con mình sống tự lập từ bé, và các bé có thể hòa đồng, dễ dàng thích nghi trong nhiều môi trường sống khác nhau".

chi phi doi lap giua viec di de va di hoc cua cac cuc cung nha ly hai minh ha 5

Minh Hà cho biết cô sẽ cho tất cả các con theo học môi trường này

Bên cạnh đó, bà mẹ bốn con cũng thể hiện sự hài lòng với ngôi trường mình chọn lựa cho con yêu. Theo lời chia sẻ của Minh Hà, bé Rio có không gian chơi đùa thoải mái, dù mức học phí chỉ khoảng 1,5 triệu đồng nhưng bé vẫn được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa như Noel, Trung thu… Đến ngày sinh nhật, Rio vẫn được tổ chức sinh nhật trong lớp khá hoành tráng, ấn tượng và các cô giáo thường xuyên ghi lại những khoảnh khắc đáng yêu của cậu nhóc này để làm quà cho phụ huynh.



Source link

Điều gì quan trọng nhất với du học sinh khi trở về?

Posted: 14 Jul 2016 07:11 AM PDT


GS Trương Nguyện Thành (hiện đang làm việc tại Khoa Hóa, Trường ĐH Utah (Mỹ) đồng thời là Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP.HCM) vừa làm xong một trưng cầu ý kiến trên Mạng Liên Kết Trí Thức Việt Toàn Cầu (International Vietnamese Academics Network) về vấn đề điều gì quan trọng cho quyết định trở về nước của du học sinh.

Sau 3 ngày, kết quả cho thấy yếu tố “môi trường công việc có thể phát huy khả năng” là điều được bình chọn nhiều nhất.

Dưới đây là kết quả khảo sát.

du học sinh, thu hút nhân tài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

(Theo International Vietnamese Academics Network)

Tin liên quan



Xem nguồn

Thu hút nhân tài: "Không trải thảm nào có thể gạt được họ"

Posted: 14 Jul 2016 06:29 AM PDT


– Các biện pháp hiện nay phần lớn chỉ chú tâm đến chữ "Lợi" và bỏ quên chữ "Quyền".

GS Trương Nguyện Thành, hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Utah (Mỹ) đồng thời là Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP.HCM nhìn nhận như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet nhân chuyện Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các bộ ngành liên quan đề xuất các biện pháp thu hút và sử dụng du học sinh Việt Nam tốt nghiệp về nước làm việc.

thu hút nhân tài, GS Trương Nguyện Thành, du học sinh, trí thức Việt kiều
GS Trương Nguyện Thành hiện đang làm việc tại Khoa Hóa, Trường ĐH Utah (Mỹ) đồng thời là Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP HCM. Ảnh: FBNV

Phóng viên: Thưa GS Trương Nguyện Thành, nhiều sinh viên Việt Nam học tập tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp thường không về Việt Nam làm việc. Theo ông, đâu là lý do của hiện trạng này?

GS Trương Nguyện Thành: Tôi cho rằng, chỉ có một lý do và nó xuất phát từ quyền tự do căn bản của con người đó là quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân.

Khi con người có sự lựa chọn nơi làm việc thì họ sẽ lựa chọn nơi đem lại cho họ những hạnh phúc cá nhân nhiều nhất, trong đó có cơ hội phát triển cho mình.

Về Việt Nam chỉ là một trong những lựa chọn. Nếu quyết định không về điều này đồng nghĩa là họ có sự lựa chọn tốt hơn.    

– Nhiềungười rằng môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ chính là hai lý do lớn nhất khiến các du học sinh lựa chọn “đi” nhiều hơn “về”. Ông nghĩ sao?

Tôi vừa làm xong một trưng cầu ý kiến trên Mạng Liên Kết Trí Thức Việt Toàn Cầu (International Vietnamese Academics Network) về vấn đề này.

Kết quả cho thấy hai yếu tố chính cho quyết định 'ở'hay 'về' của một cá nhân đó là môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ. 

Theo tôi biết, các du học sinh trở về Việt Nam thì đa số làm cho công ty nước ngoài.

Điều này cho thấy các công ty nước ngoài đáp ứng được hai nhu cầu đó.

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thì đa số vẫn còn vướng trong tư duy quản lý nhỏ lẻ nên không tạo được sân chơi lý tưởng cho những người tài năng. Trong khi đó, rất ít người trở về làm việc trong cơ quan nhà nước, trừ trường hợp các tiến sĩ nước ngoài về giảng dạy ở các trường đại học.

Vậy ông đánh giá thế nào về các chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao (du học sinh, trí thức Việt kiều) về làm việc trong các cơ quan nhà nước hiện nay?

– Cơ quan nhà nước Việt Nam nếu muốn thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao thì điều trước tiên cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh cho nguồn nhân lực đó là ai.

Nếu nguồn nhân lực này hiện tại còn ở nước ngoài thì đối thủ cạnh tranh sẽ là toàn cầu.

Còn nếu nguồn nhân lực này ở Viêt Nam (đã quyết định về Việt Nam vì một lý do nào đó) thì đối thủ cạnh tranh sẽ là doanh nghiệp nước ngoài.

Trước khi nghĩ đến chính sách 'thu hút' nguồn nhân lực hiện đang ở nước ngoài thì điều trước tiên cần phải chứng tỏ khả năng thu hút nguồn nhân lực này hiện ở trong nước.

Và nếu chú trọng vào nguồn nhân lực trong nước thì không cần phải phân biệt là du học hay đào tạo trong nước mà thước đo phải là tài năng của từng cá nhân được đánh giá bởi hiệu quả công việc.  

Hiện tại, việc tuyển chọn nhân viên ở các cơquan nhà nước còn nặng nề với công thức nổi tiếng 'Nhất hậu duệ, nhì quan hệ,và ba là tiền tệ'.

Trong khi đó tài năng là yếu tố duy nhất trong qui trình tuyểnchọn ở các công ty nước ngoài. Nếu muốn có người tài thì điều trước tiên là đưa yếu tố tài năng lên hàng đầu trong qui trình tuyển chọn.

Một khi có khả năng tuyển người tài thì cần có môi trường làm việc để họ có thể thi triển tài năng của họ. 

thu hút nhân tài, GS Trương Nguyện Thành, du học sinh, trí thức Việt kiều
Cơ chế hành chính nặng nề và trói buộc nhân viên là lý do các cơ quan nhà nướckhông thu hút được những người tài. Ảnh minh họa.

Với kinh nghiệm làm việc trong cơ quan nhà nước tại Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP.HCM tuy được một số cơ chế đặcthù, tôi vẫn thấy rằng cơ chế hành chính ở các cơ quan nhà nước còn quá nặng nề và đang trói buộc nhân viên.

Chính những cơ chế này làm môi trường làm việc trở nên gò bó và nhàm chán. Do đó nó không thu hút được người tài mà chỉ thu hút người muốn ăn lương và hưởng lộc nhà nước.

Vậy từ quan điểm cá nhân, ông cho rằng nhà nước cần thực hiện những biện pháp nào để thu hút, sử dụng các du học sinh nước ngoài mà rộng hơn là các trí thức ViệtNam đang học tập và làm việc ở nước ngoài?

– Tôi nghĩ cần các biện pháp thu hút người tài chứ không nên phân biệt họ đang ở nước ngoài hay là người trong nước.

Tôi cho rằng, cần thực hiện ít nhất 3 biện pháp như sau:

Thứ nhất, đặt trọng tâm hàng đầu vào tài năng trong việc tuyển chọn nhân viên.

Thứ hai, cởi bỏ các cơ chế hành chính và quản lý đa chiều nặng nề ở các cơ quan nhà nước.

Thứ tư, có chế độ đãi ngộ tương ứng với hiệu quả công việc.

Không phải tới hiện tại việc thu hút nhân tài từ nước ngoài về nước mới được đặt ra. Theo GS, làm thế nào để những biện pháp sắp tới của Chính phủ có hiệu quảt hực sự?

– Hơn 10 năm nay tôi về Việt Nam thường xuyên nên biết Chính phủ đề cập đến vấn đề thu hút nhân tài từ nước ngoài hàng năm nhưng vẫn không đi đến đâu.

Cá nhân tôi cho rằng, Chính phủ nên học cách Nhât Bản, Đài Loan, Hàn Quốc trong việc thu hút nhân tài về giúp nước. 

Các quốc gia này đi tìm những "con ong chúa" rồi tạo mọi điều kiện để những con ong chúa này phát triển thành những tổ ong.

Chính những “con ong chúa” này sẽ thu hút những con ong thợ. Muốn thu hút được những ong chúa này thì vấn đề không phải chỉ ở chế độ đãi ngộ mà là môi trường trong đó cho phép họ quyền quyết định xây dựng tổ ong như thế nào.  Nói một cách khác, “trách nhiệm đi đôi với quyền lợi”.

Tôi nghĩ, các biện pháp hiện nay phần lớn chỉ chú tâm đến chữ "Lợi" và bỏ quên chữ "Quyền". 

GS Ngô Bảo Châu từng phát biểu rằng: “Chất xám sẽ chạy về nơi chất xám muốn ở”. Ông nhìn nhận thế nào về quan niệm này?

– Tôi hoàn toàn đồng ý.

Tôi vẫn thường nói “Đất lành chim đậu”. Chính phủ không cần phải nghĩ đến việc trải thảm như thế nào để thu hút người tài mà nên nghĩ cách tạo đất (môi trường) cho tốt thì chim sẽ bay về đậu.

Người tài khi được đào tạo tốt thì có khả năng đánh giá cơ hội phát triển chính xác hơn.

Do đó, không một chính sách trải thảm nào có thể gạt được họ. Cho dù có gạt được thì họ cũng sẽ bỏ đi khi biết được sự thật.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

  • Lê Văn – Hạ Anh (Thực hiện)

Đề xuất chính sách trong tháng 7

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo, nhiều học sinh, sinh viên đi học tập ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí khác nhau (từ ngân sách nhà nước, học bổng của Chính phủ và cơ sở đào tạo nước ngoài, tự túc kinh phí), trong đó nguồn kinh phí tự túc của gia đình người học là chủ yếu. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp chưa phát huy tốt vai trò, khả năng của mình do chưa có các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu tổng thể và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp đóng góp xây dựng đất nước; báo cáo Chính phủ trong phiên họp tháng 7/2016.

(Theo Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ)

Tin liên quan



Xem nguồn

Ta càng nghèo thì càng tốn tiền hơn

Posted: 14 Jul 2016 06:27 AM PDT


Một số người nghĩ rằng nghèo thật ra cũng đơn giản. Bạn không có nhiều tiền thì mua ít đồ hơn, nhưng đời không đơn giản như vậy. Khi bạn nghèo, bạn không có đủ tiền để mua hàng hóa hay dịch vụ giúp bạn có lợi hơn trong dài hạn. Và chi phí khắc phục hậu quả về sau còn tệ hơn thế.


Ăn rẻ thì dễ đó nhưng ăn khỏe thì mắc hơn bội phần

Nếu ai từng trải qua thời sinh viên đều biết rằng kiếm cái gì bỏ bụng thì không quá khó. Mì gói là món điển hình nhất, rẻ, dễ nấu, nhanh gọn nhưng hàm lượng dinh dưỡng thì bèo bọt. Nếu bạn ăn món này liên tục trong một thời gian dài thì chắc chắn bạn không chết ngay nhưng sẽ ôm một đống bệnh khi về già.

Tôi còn nhớ thời mình còn khốn khó, thời gian là thứ quý giá nhất tôi có. Loay hoay làm thêm cả ngày hết việc này đến việc khác chỉ để kiếm sống, thời gian đâu mà tôi nấu ăn, chưa kể đến tự nấu thì tốn kém quá. Thực đơn của tôi một ngày đơn giản như sau: hôm nào chơi sang thì ăn ổ hotdog 2$, còn lại thì mì gói thẳng tiến. Còn nước uống, nếu không dùng nước thường thì tôi chỉ còn lựa chọn là nước ngọt. Sữa và nước cam ép thì mắc quá, dù có muốn "ăn khỏe" cũng đành chịu.

Giờ đây, mặc dù tôi kiếm được khá hơn, những thói quen ngày xưa cũng khó từ bỏ. Nước ngọt luôn là lựa chọn trong các bữa ăn của tôi. Mặc dù luôn tự nhủ rằng mình sẽ "ăn khỏe" khi có nhiều tiền hơn, nhưng thay đổi thói quen đã hình thành trong nhiều năm không phải việc đơn giản.

Dựa theo một nghiên cứu của Trường Sức Khỏe Cộng Đồng Harvard, một chế độ ăn khỏe mạnh tốn trung bình nhiều hơn 1,5$/ngày và 45$/tháng so với chế độ ăn thông thường. Nếu bạn có tiền, điều này không thành vấn đề. Tuy nhiên, so với mức lương tối thiểu liên bang (Mỹ) 7,25$/giờ và 40 giờ làm việc một tuần, mức tăng thêm này tương đương với gần 5% mức thu nhập cả năm của bạn. Khi chỉ với 1,5$ mỗi ngày đã ảnh hưởng đến 5% tổng lương của bạn cả năm thì không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thường lựa chọn lon nước ngọt 1$ thay vì chai nước cam 4$. Ai quan tâm đến cái thứ "hậu quả dài hạn" khi bạn không đủ tiền trả tiền nhà hàng tháng? Không bị đuổi khỏi nhà trước đã.

Thật ra tôi luôn biết rằng sẽ có lợi khi bạn mua hàng với số lượng nhiều. Một số cửa hàng sẽ giảm giá cho hội viên nếu bạn đã mua gói thành viên của họ trước đó (lại lần nữa vấn đề là có tiền trước đã). Nếu tôi mua trước một lượng thức ăn để dành nấu cho cả tuần, chi phí có thể tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, hoàn cảnh của tôi cũng giống như 6,8 triệu người dân Mỹ ở tầng lớp thấp, chật vật với rất nhiều công việc để kiếm sống qua ngày. Chúng tôi không có đủ thời gian nấu nướng và cũng không có đủ tiền để tiết kiệm tiền.

Xe cũ thì tốn nhiều tiền sửa chữa còn phương tiện công cộng thì quá tốn thời gian

Đi học, đi làm thì ai cũng cần một phương tiện di chuyển. Mua một chiếc xe hơi (cũ) đồng nghĩa với mớ chi phí duy trì hàng tháng cũng không ít. Phương tiện công cộng thì dễ chịu hơn nhưng không phải lúc nào cũng có mặt ở nơi bạn cần.

Có một nghịch lý thế này, xe càng mắc tiền thì chi phí sửa chữa càng không quá tốn kém nếu bạn đi bảo trì đúng hạn. Chiếc xe cũ tôi mua chẳng bấy lâu thì bị hư bố thắng. Bỏ ra 145$ để thay bố thắng đồng nghĩa với việc nhịn ăn nhịn mặc cả tháng, thế nên tôi đành gác lại. Một lần nọ khi thả dốc, chiếc bố hết đát cuốn thẳng vào gầm động cơ. Đoán xem, chiếc xe giờ đây hư cả bố lẫn động cơ và bắt buộc phải sửa mới chạy được. Chỉ vì trì hoãn sửa chữa cái bố, giờ đây tôi phải tốn đến 500$ để sửa chiếc xe. Tệ hơn nữa, với đồ ăn thì bạn còn có nhiều lựa chọn rẻ hơn, còn với chiếc xe bạn không có lựa chọn nào khác, dù gì cũng phải lái xe đi làm mà.

Phương tiện công cộng cũng là một lựa chọn không tồi nếu bạn không có nhiều tiền. Nếu vượt qua trở ngại về sự phân bố (một số tuyến đường thì có, số khác thì không), bạn còn phải đối mặt với một khó khăn khác: thời gian. Trễ một chuyến xe và bạn phải mất thêm 10-15 phút, một ngày chỉ có vài tiếng nghỉ ngơi và làm những việc phát triển cá nhân khác như đọc sách, học tập. Chen chúc vật vờ với dòng người đông đúc mỗi ngày chỉ khiến sinh lực bạn cạn kiệt hơn.

Cần phải ăn mặc tươm tất mới có cơ hội thành công nhưng vấn đề là "quần áo đẹp cũng là một vấn đề"

7 năm trước, thời còn làm cho Walmart, tôi phải tự bỏ tiền ra mua đồng phục cũng như nhân viên của các hãng bán lẻ khác. Chỉ sau một thời gian ngắn, chiếc áo xanh nhanh chóng phai màu còn đôi giày của tôi thì rách tả tơi do tính chất công việc thường xuyên phải đẩy hàng đi dưới nắng. Số tiền tôi dành dụm mua quần áo lúc đó éo le thay lại thường xuyên dùng để mua đồng phục mới. Vào thời điểm mà tôi nhận được cuộc gọi phỏng vấn một công việc khác, mặc dù trong túi chỉ còn vài chục đô tiền ăn đến cuối tháng, tôi buộc phải hy sinh để mua một bộ đồ trông được hơn. Ăn mặc tệ thì chắc chắn không xin được việc, nhưng nghịch lý thay người không có tiền đi xin việc lại bị (ngầm) yêu cầu phải mặc đẹp để có cơ hội được nhận cao hơn.

Thế giới chúng ta đang sống ngày nay thật ngộ. Những thứ mang tính hữu dụng như thức ăn, nhà ở, phương tiện đi lại nhiều lúc lại bị xem thường hơn quần áo bề ngoài. Chưa kể đối với những người thu nhập thấp, cơm lo ba bữa được đã tốt huống hồ gì nghĩ đến ăn bận đẹp. Người ta thường nhìn bạn và tế nhị báo cho bạn biết rằng cái áo bạn mặc đã cũ, đôi giày bạn mang đã sờn; người ta cứ nghĩ đơn giản là sao bạn không bỏ chút thời gian đi mua cái mới? Cái mới ư, nếu chuyện đơn giản như đi đến cửa hàng và mua, chúng tôi đã không phải chịu đựng như vậy. Dù sao đi nữa, rất nhiều người vì mặc cảm sĩ diện đã chi mua nhiều bộ quần áo để khoác lên người – thứ giúp họ thoát được định kiến xã hội – nhưng sẽ kéo chân họ vào vòng lẩn quẩn: mua quá trớn – nợ nhiều – không trả được – và đó là khi ác quỷ thật sự xuất hiện….

Lãi suất – tiền phạt – tiền phí sẽ vặt trụi số tiền còn lại của bạn

Thẻ tín dụng là một vị thần khi ta cần nhưng là một ác quỷ khi đến hạn. Quẹt quẹt quẹt, mọi chuyện rất đơn giản, nếu bạn đang túng thiếu (điều những người thu nhập thấp thường đối mặt) chiếc thẻ này như cái phao cứu sinh. Ác mộng chỉ thật sự xuất hiện khi bạn không trả đủ số tiền đã quẹt đúng hạn. Từ vị thế được miễn phí lãi suất, các khoản thanh toán này biến thành lãi suất cắt cổ. Từng ngày trôi qua và lãi mẹ đẻ thêm lãi con. Nếu không xoay sở mượn được đủ tiền thanh toán, chẳng sớm thì muộn bạn sẽ trở thành người nổi tiếng ở ngân hàng, mục "những cá nhân phá sản tháng này" hay ở danh sách nợ nhóm 5. Và một khi đã phá sản, bạn không còn được phép dùng tín dụng cá nhân này trong suốt một thời gian dài nữa.

Đây là những trải nghiệm của tôi ở những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời. May mắn thay, bên cạnh tôi luôn có những người bạn, người thân đã giúp đỡ tôi vượt qua những giờ phút đầy khốn khó; nhiều người thì không được may mắn như vậy. Cố gắng dè xẻn chi tiêu thông minh từng ngày nhưng với bất kỳ một lỗi nhỏ nào xảy ra, công sức của bạn sẽ đi tong trong cả tháng. Nghèo không phải là cái đáng sợ, cái thật sự đáng sợ là đó là một vũng lầy mà khi bạn càng quẫy bạn càng tụt sâu thêm…



Source link

Comments