Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nước mắt tủi hờn của thân phận giáo viên hợp đồng

Posted: 13 Jul 2016 10:16 AM PDT


Hợp đồng vẫn phải "đút lót"


Thực trạng khủng hoảng thừa giáo viên và câu chuyện cùng một lúc hàng trăm giáo viên ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) bị chấm dứt hợp đồng khiến không ít giáo viên hợp đồng khác cảm thấy hoang mang.

Theo tâm sự của nhiều giáo viên, để xin được vào làm hợp đồng, họ phải "chạy chọt", "đút lót" đủ bề.

Dù tiền lương ít ỏi không đủ trang trại cuộc sống, mỗi lần hết thời hạn hợp đồng họ lại phải mất thêm một khoản tiền nữa để gia hạn, thế nhưng nhiều giáo viên vẫn cố bám trụ với hy vọng một ngày nào đó được biên chế.

Dù đã đứng lớp được gần 3 năm ở 2 ngôi trường, nhưng thầy Nguyễn Hoàng N. (SN 1990, ở Bố Trạch, Quảng Bình) vẫn hợp đồng từng năm một.

Thầy N. kể, hồi mới ra trường thầy xin vào dạy cho một trường Tiểu học ở huyện Bố Trạch. Để vào được đó, gia đình thầy phải vay mượn một số tiền "không nhỏ" để đút lót lãnh đạo.

Hợp đồng được một năm, lương khởi điểm thì thấp nhưng thầy vẫn cố bám trụ với hy vọng không lâu nữa sẽ được biên chế. Khi hết thời hạn hợp đồng, thầy lại mượn của bố mẹ một khoản tiền nữa để gia hạn chờ thời cơ.

 Nhiều giáo viên đứng lớp rất nhiều năm, nhưng vẫn bị chấm dứt hợp đồng (Ảnh minh họa)​

Thế nhưng đến khi có đợt thi vào biên chế thì thầy bị trượt và bị cắt hợp đồng, thầy đành ngậm ngùi chia tay ngôi trường mình gắn bó gần 2 năm với biết bao khó khăn, trở ngại.

"Lúc đó tôi mới chân ướt chân ráo bước vào nghề, tôi đã nuôi hy vọng rất nhiều, nhưng cuối cùng lại không được gắn bó với ngôi trường đó. Tôi thấy đợt đó tôi làm bài thi cũng tương đối ổn, nhưng không hiểu sao lại bị trượt.

Để vào đó dạy, gần 2 năm tôi tiêu tốn của bố mẹ biết bao nhiêu tiền. Có thể so với nhiều người, số tiền đó không là gì, nhưng với nghề giáo viên chúng tôi thì đó là một số tiền khá lớn, bằng 2/3 số lương cả 2 năm đi dạy của tôi", thầy N. chia sẻ.

Còn với cô Lê Thị Thanh T. (SN 1992, ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình), so với nhiều người khác, cô T. may mắn hơn vì tự xin được vào dạy nhạc tại một trường Tiểu học ở huyện Quảng Ninh.

Nói là tự xin, nhưng để vào được thì cô cũng đã phải tiêu tốn của bố mẹ một khoản tiền kha khá. Mất tiền mới xin vào được, nhưng chỉ dạy hợp đồng theo từng năm. Hết năm nay lại quay lại giống như năm đầu, xin lại từ đầu và lại tốn thêm một khoản tiền nữa.

Cô T. tâm sự: "Tôi là giáo viên dạy nhạc, liên quan đến phong trào nên thời gian làm việc thường vượt quá 8 giờ mỗi ngày. Để đảm bảo chất lượng dạy học, lại thêm công tác xã hội, ở trường hầu như lúc nào tay chân tôi cũng hoạt động.

Lãnh đạo họ thích người giỏi, nhưng họ lại muốn bỏ ra ít tiền. Vì thế, dù mình luôn làm việc hết sức nhưng vẫn nơm nớp lo sợ, nhỡ có sơ sẩy gì thì bị mất việc như chơi.

Đấy là ở trường, còn ra ngoài thì vì mình là giáo viên mà, hầu như mọi thứ đều phải chuẩn mực. Tôi nghĩ điều này làm cho mình ít đi sự sáng tạo", cô T. nói.

Với hy vọng nay mai sẽ vào được biên chế, cô T. cũng chạy chọt để được đóng bảo hiểm.

"Cái này nó liên quan đến hệ số nâng lương sau này nếu như mình vào được biên chế, nên bây giờ tôi phải mất một khoản nữa để được đóng bảo hiểm. Nói chung là khoản này thì không nhiều, nhưng so với lương của mình thì là quá nhiều", cô T. hài hước nói.

Làm đủ nghề để trang trại cuộc sống

Theo chia sẻ của cô T., tiền lương mỗi tháng của cô nếu tính ra thì không đủ để cuối tuần đi uống cà phê với bạn.

 

Xót xa thân phận giáo viên hợp đồng!

(GDVN) – Biết bao nhiêu giáo viên phải lo "lót" mới được dạy hợp đồng, biết bao người đã nhận được những lời hứa của lãnh đạo để bây giờ dở dang sự nghiệp của mình.

 

Lương cô tính theo hệ 2,34 nhưng cô chỉ được hưởng 75%. Vì thế, dù công việc rất vất vả nhưng cô vẫn tranh thủ thời gian rảnh làm thêm (như đi múa, bán hàng trên mạng…) để kiếm thêm thu nhập.

"Có người nói làm giáo viên thì ổn định, nhưng với giáo viên hợp đồng như tôi, tôi thấy bấp bênh lắm, không biết bị mất việc lúc nào. Hơn nữa, lương thì ba cọc ba đồng, đi ra ngoài với bạn bè đôi khi thấy tự ti lắm.

Bây giờ tôi chỉ mong sao giáo viên được nâng lương, được tạo điều kiện làm thêm giờ ở ngoài để họ có thể trang trại được cuộc sống.

Thi vào biên chế thì thi một cách công bằng, thi trực tiếp vào luôn chứ cứ hợp đồng dai dẳng mệt mỏi lắm, mà tương lai thì không biết thế nào, nhỡ không được thì phí thời gian tuổi trẻ và năng lực của họ quá", cô T. bày tỏ.

Quay lại với thầy Nguyễn Hoàng N., sau khi bị chấm dứt hợp đồng ở trường Tiểu học, thầy tiếp tục xin vào dạy hợp đồng ở một trường THCS.

Hiện thầy đã lập gia đình, nhưng số tiền lương ít ỏi của một giáo viên hợp đồng không đủ để thầy trang trại cuộc sống. Vì vậy, ngoài thời gian đi dạy, lúc nào rảnh thì thầy lại làm thêm. Thầy mở quán nước, quán tạp hóa để có tiền trang trải cuộc sống, mua sữa cho con…

"Tiền lương hiện tại một mình tôi tiêu còn không đủ, huống chi là nuôi vợ con. Lấy vợ rồi, nhưng nhiều khi tôi vẫn phải xin tiền bố mẹ. Bây giờ thì tôi có mở quán nước, quán tạp hóa tranh thủ làm thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập còn trang trại cuộc sống.

Đi dạy đã 3 năm ở 2 ngôi trường nhưng vẫn hợp đồng, vừa rồi nghe thông tin dư thừa giáo viên, rồi hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng tôi thấy hoang mang lắm. Nếu sắp tới tôi bị chấm dứt hợp đồng nữa thì có lẽ là tôi sẽ tính hướng khác", thầy N. chia sẻ.



Xem nguồn

8 con giáp có cuộc sống ” khởi sắc ” vào nửa cuối 2016

Posted: 13 Jul 2016 09:44 AM PDT


Bước sang nửa cuối năm những con giáp này may mắn được đón quý nhân vì thế mà vận sự nghiệp chuyển mình khởi sắc, gặt hái thành công. 

 

1. Tuổi Sửu . 

Nửa cuối năm, cung Lộc Tự của tuổi Sửu đón Quốc Ấn quý nhân, nhờ thế mà có thực quyền trong tay, có cơ hội thăng quan tiến chức. Dưới sự giúp đỡ của quý nhân, vận sự nghiệp của con giáp này vô cùng hanh thông, chỉ cần nỗ lực làm việc, sẽ được lãnh đạo nhìn nhận và trọng dụng, từ đó sẽ có cơ hội để phát triển sự nghiệp.

2. Tuổi Dần . 

Nửa cuối năm cung Lộc Tự của tuổi Dần tương đối đẹp, tuy không có đại quý nhân nhưng lại có rất nhiểu tiểu quý nhân trợ giúp khiến sự nghiệp suôn sẻ, công việc hanh thông. Nếu ai có cảm giác công việc không suôn sẻ, không được trọng dụng, tiểu nhân quấy rầy thì cần phải đặt vật phẩm phong thủy "Nhật nguyệt tề huy" trong phòng làm việc để hóa giải. Ngoài ra cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh căng thẳng với cấp trên và đồng nghiệp để không làm ảnh hưởng đến vận thế của mình.

3. Tuổi Tỵ . 

Vốn cung Lộc Tự rất tốt, lại thêm có sự trợ giúp của Thiên Quan quý nhân nên mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, trong công việc sẽ gặp quý nhân chỉ giáo nâng đỡ, chỉ cần chăm chỉ nghiêm túc làm việc sẽ gặt hái thành công và có cơ hội được thăng tiến.

4. Tuổi Ngọ .

Cung Lộc Tự gặp được Đế Vượng Vận, mùa hè sang lại đón thêm quý nhân viếng thăm vì thế mà sự nghiệp vô cùng vượng phát. Năm nay tuổi Ngọ lại có thêm được Nguyệt Đức quý nhân nhập mệnh, thêm Dịch Mã tinh chiếu rọi, công việc có cơ hội thay đổi sang một vị trí khác. Cơ hội thăng tiến là rất rõ ràng, danh lợi song toàn, cần phải nghiêm túc, chăm chỉ, không ngừng phấn đấu chắc chắn sẽ công thành danh toại.

5. Tuổi Mùi .

Vì có được sự trợ giúp của Kim Dư quý nhân đặc biệt mùa hè và mùa thu năng lượng của quý nhân này rất vượng, rất có lợi cho phát triển sự nghiệp. Trong công việc, sẽ luôn gặp quý nhân giúp đỡ, được cấp trên trọng dụng, bạn bè đồng nghiệp yêu mến giúp đỡ, có cơ hội được đề bạt, tăng lương có thưởng

6. Tuổi Thân . 

 Quý nhân Văn Xương xuất hiện, đặc biệt là mùa Thu và mùa Đông năng lượng của quý nhân rất mạnh nên sự nghiệp của bạn sẽ có bước ngoặt chuyển mình khởi sắc. Tuy bị ảnh hưởng xấu của năm bản mệnh nhưng vẫn là chủ cát không chủ hung, tuổi Thân chỉ cần tập trung tâm lực vào học hành, sự nghiệp có thêm được năng lượng trợ giúp của Văn Xương mọi việc sẽ hanh thông, học hành tiến bộ, thi cử đỗ đạt, công việc suôn sẻ, công thành danh toại.

7. Tuổi Dậu . 

Nửa cuối năm đón Thiên Ất đại quý nhân, đặc biệt là mùa thu sẽ là thời điểm năng lượng của quý nhân vượng nhất, đường quan lộc sẽ thênh thang rộng mở. Bản thân chỉ cần cố gắng phấn đấu tập trung tấm sức thì vận sự nghiệp vô cùng hanh thông.
Nếu trong công việc có gì trở ngại, cảm giác có tiểu nhân quậy phá, không được trọng dụng… thì cần dùng vật phẩm phong thủy "Tứ Long trấn" để hóa giải.

8. Tuổi Tuất . 

Bước vào nửa cuối năm bạn vô cùng may mắn khi cùng lúc đón Thiên Đức quý nhân và Nguyệt Đức quý nhân. Mùa Đông và mùa Thu năng lượng của quý nhân sẽ vượng, hình thành nên thế Nhật Nguyệt hội chiếu. Lúc này chỉ cần cố gắng làm việc nghiêm túc, biểu hiện tốt chắc chắn sẽ được cấp trên nhìn nhận và trọng dụng. Sự nghiệp cát tường như ý, sẽ có cơ hội thăng tiến, tăng lương.



Source link

Thầy Văn Như Cương: Mơ học cao là tốt, nhưng đừng viển vông, xa vời

Posted: 13 Jul 2016 09:32 AM PDT


Tình trạng sinh viên thất nghiệp hiện nay đang là vấn đề báo động trong xã hội,lý giải vấn đề này có thể bằng nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau, và trước hết phải nhìn nhận ở góc độ bản thân các bạn.

Suy nghĩ của nhiều sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường đều biện minh cho sự thất bại của mình bằng cách đổ lỗi cho xã hội, cho những yếu tố bên ngoài, do chương trình đào tạo không chuẩn hay do gia đình nghèo không có nền tảng vững chắc. 

Thị trường lao động tại Việt Nam rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là tại các thành phố lớn nơi tập trung các trường Đại học; vậy tại sao tình trạng sinh viên ra trường đều lên con số báo động?

Có người giấu bằng Đại học để đi làm công nhân?

Có bạn thì lại cất vào một góc coi là kỷ niệm để đi chạy xe ôm, hay đi làm thuê?

Đó là thực trạng, kết quả của lười học tập, lười trau dồi kiến thức; thiếu tư duy về nghề nghiệp.

Nếu các bạn lựa chọn con đường làm công nhân, xe ôm, làm thuê… sau khi tốt nghiệp thì tốt nhất nên đi làm ngay từ đầu để không tốn kinh tế gia đình và xã hội!

Hàng năm có rất nhiều cử nhân ra trường thất nghiệp! (Ảnh nguồn: Tuoitre.vn)

PGS.Văn Như Cương nhận định: "Định hướng nghề nghiệp đối với học sinh rất quan trọng, đặc biệt giai đoạn THPT.

Hiện nay, Nhà nước ta cũng chưa làm được việc này và các em thất nghiệp sau khi ra trường một phần là do các em thiếu sự tư duy.

Hơn nữa, các trường Đại học cũng nên đưa ra các số liệu dự đoán ngành một cách chính xác, không nên mang tính ước lượng, tối thiểu sau 4 năm khi các em ra trường.

Tôi chỉ thấy điểm mới duy nhất đối với Đại học sư phạm là công bố giảm chỉ tiêu vì thừa giáo viên".

Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi.

Hầu hết thời gian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí vô bổ như nhậu nhẹt, game online, tụ tập đua đòi… 

Hơn 190.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đang thất nghiệp

(GDVN) – Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đề nghị Chính phủ xem xét lại kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020.

Các bạn không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng mềm, kiến thức xã hội mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

PGS.Văn Như Cương cũng đưa ra quan điểm rằng: "Các em mơ ước học cao, học nhiều là tốt, nhưng đừng ngồi đó để mơ ước những thứ xa vời quá nếu như chỉ trông chờ vào yếu tố bên ngoài mà quên đi những công việc ở ngay bên cạnh, có nhiều cơ hội phát triển… Việt Nam là một nước nông nghiệp, mà nông nghiệp là một ngành làm giàu, hầu hết các em đều đã quên đi mất ngành này".

Bằng đại học là tấm vé giúp các bạn có nhiều cơ hội hơn nếu như các bạn biết cách vận dụng nó vào chính sự phát triển tương lai của mình.

Đừng bao giờ thụ động trông chờ vào sự giúp đỡ của các mối quan hệ mà trở nên ngu dốt. Hãy chủ động trong mọi vấn đề!



Xem nguồn

Long An: Từng bước triển khai hiệu quả Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

Posted: 13 Jul 2016 08:50 AM PDT


TS Đặng Xuân Hoan-Tổng thư ký Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực - phát biểu tại buổi làm việc tại Long AnTS Đặng Xuân Hoan-Tổng thư ký Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực – phát biểu tại buổi làm việc tại Long An

Những kết quả nổi bật

Tại buổi khảo sát, đại diện Sở GD&ĐT Long An, bà Huỳnh Thị Huệ -Phó GĐ Sở – báo cáo nhanh về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 29 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở Long An hiện có 645 trường mầm non và phổ thông, trong đó có 19 trường ngoài công lập. Có 368/645 trường học đạt chuẩn quốc gia, là đơn vị dẫn đầu 12 tỉnh miền Tây Nam bộ về thực hiện trường học đạt chuẩn quốc gia.

Sở đã tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong GD&ĐT,tiếp tục thực hiện các mô hình giáo dục tiên tiến: mô hình trường học mới, hỗ trợ GD mỹ thuật cấp tiểu học;  Bàn tay nặn bột; chương trình SEQAP.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Sở đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài tài trợ các hoạt động các trường học khác; Không ngừng đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng;  Giải quyết việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp;

Ngoài ra, để đẩy mạnh phát triển GD, Sở tiếp tục thực hiện Đề án nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trường phổ thông giai đoạn 2012-2015 và đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Sở đã xây dựng định hướng và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh như  tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị cho ngành giáo dục, phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới.Thực hiện tốt phân luồng HS sau THCS và THPT, đảm bảo năm 2020 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp sau THCS vào học…

Phấn đấu đến năm 2020 đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo của một số nghề đạt chuẩn quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế.

Sở và các Phòng GD&ĐT tăng cường sử dụng Website của đơn vị để phổ biến, tuyên truyền các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trong quá trình đổi mới GD của tỉnh nhà; Phối hợp vơi báo Long An mở các chuyên trang GD kịp thời phản ánh những vấn đề GD cần quan tâm; Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên mục và hợp đồng thực hiện mô hình GD truyền thống, kỹ năng sống cho HSSV, kịp thời biểu dương những gương điển hình của ngành…

Triển khai các mô hình, dự án liên quan đến việc đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Trong năm học vừa qua có 12/17 chương trình, đề án, kế hoạch đã được duyệt và triển khai thực hiện như: phát triển Trường THPT chuyên Long An giai đoạn 2015-2020; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường và đổi mới công tác quản lý GD; Đề án xây dựng trường THPT phát triển theo định hướng chất lượng cao giai đoạn 2016-2020…

Tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay Sở phối hợp với Trường ĐH Sài Gòn (đơn vị chủ trì), Trường CĐ Sư phạm Long An (đơn vị phối hợp tổ chức 23 điểm thi phù hợp với địa bàn dân cư, và điều kiện đi lại của HS. Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và thành công.


Ngoài những mặt đã thực hiện có hiệu quả, đại diện Sở GD&ĐT Long An cũng đưa ra những hạn chế như chất lượng giáo dục tăng nhưng chưa thực sự vững chắc; Công tác xã hội hoá giáo dục hiệu quả nhưng chưa đồng đều; sinh viên ra trường kiến thức nền tốt nhưng kỹ năng thực tế, kỹ năng mềm còn hạn chế; CSVC chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của GD.

Những đề xuất

Với tình hình thực tế của địa phương cũng như từ những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện đổi mới GD-ĐT, đại diện Sở GD&ĐT Long An thông qua đoàn khảo sát của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực nêu một số đề xuất:

Sớm phê duyệt vị trí việc làm cho toàn bộ hệ thống GD quốc dân, kể cả các cơ quan quản lý nhà nước về GD – ĐT các cấp; bổ sung một số vị trí việc làm thiết yếu ở một số cấp học phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT trong xu thế hội nhập; thực hiện chính sách phụ cấp công vụ đối với các chức danh hỗ trợ GD như cán bộ thư viện, quản lý thiết bị, văn thư, thủ quỹ tại các cơ sở GD – ĐT công lập.

Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Trung ương xem xét hỗ trợ cho địa phương trong việc đầu tư xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

Hỗ trợ tỉnh trong việc ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là ứng phó xâm nhập mặn cho các trường học trong vùng ảnh hưởng.

Đề nghị Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ cho tuyển lại kế toán và y tế trường học để các trường thực hiện nhiệm vụ thuận lợi hơn…



 Đại biểu tham dự buổi khảo sát phát biểu ý kiến

Trong buổi trao đổi với đoàn khảo sát của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triền nguồn nhân lực, ông Đỗ Hữu Tuyết – Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TPHCM cùng các thầy cô giáo đại diện phòng ban của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các trường phổ thông, trung tâm GDTX, đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ… chia sẻ riêng về những mặt ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục.

Các thầy cô mong muốn ngành GD&ĐT Long An được hỗ trợ để đẩy mạnh hơn nữa về cơ sở vật chất, trường lớp; tăng thêm chính sách cho giáo viên mầm non như giảm giờ làm hoặc tăng tiền trợ cấp; tăng cường thêm giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục mầm non;

Cần có chuẩn đầu ra chung cho các trường đào tạo sư phạm để chất lượng SV tốt nghiệp có năng lực, chuẩn kiến thức tương đương; Cần có những quy định chung về chính sách hỗ trợ GD mang tính hệ thống đối với trẻ ở vùng biên giới, trẻ là con lai có quốc tịch nước ngoài nhưng gia đình gặp khó khăn sinh sống tại các địa phương…

Đánh giá về việc triển khai thực hiển Nghị quyết 29, TS Đặng Xuân Hoan cho rằng, GD&ĐT Long An đã làm rất tốt từ khâu tuyên truyền sâu rộng đến thực hiện các nội dung, mục tiêu mà NQ 29 đã đưa ra. Và các ý kiến đóng góp tâm huyết của các thầy cô đã được đoàn khảo sát của Hội đồng Quốc gia GD và Phát triển nguồn nhân lực ghi nhận và sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành liên quan xem xét.



Xem nguồn

Vượt 300km về thăm mẹ ốm , người chồng nuốt nước mắt khi nhìn thấy vợ đối sử với mẹ mình

Posted: 13 Jul 2016 08:42 AM PDT


Bước vào tới sân đã 12 giờ đêm anh giật mình khi thấy điện trong nhà vẫn sáng. Không biết vợ anh còn thức làm gì. Bước thêm mấy bước, anh đã lặng người khi thấy cảnh tượng ấy.

 

Sau khi tốt nghiệp đại học và có công ty riêng trên thành phố anh trở thành niềm tự hào của cả dòng họ, mọi người trong nhà cứ giục anh lấy vợ. Lúc ấy ai cũng nghĩ với vị thế hiện tại như anh chắc chắn anh sẽ lấy vợ thành phố chứ ai lại lấy gái quê làm gì.

Vậy nhưng lúc anh đưa chị về giới thiệu thì mọi người đều ngỡ ngàng. Nhan sắc chị bình thường, lại đang làm việc ở quê và chị chính là cô bạn học từ hồi cấp 3 của anh là mối tình đầu của anh.

Hàng xóm dè bỉu: "Tưởng nó giỏi thế thì phải lấy vợ thành phố giàu có chứ lại quay về lấy gái xứ mù này thì cũng bình thường thôi. Chắc là người trong họ nhà nó toàn chém gió chứ giỏi giang gì". Mặc hàng xóm dị nghị, cô bác họ hàng phản đối, anh vẫn quyết lấy chị về làm vợ, mẹ anh thì không có gì phản đối vì từ trước đến giờ bà luôn để anh tự quyết định mọi việc.

Sau khi cưới anh sẽ đưa vợ lên thành phố làm và cũng muốn đưa mẹ đi nhưng mẹ lại không chịu, mẹ muốn ở nhà để còn hương khói cho bố. Cuối cùng anh đành đưa vợ lên trước để ổn định công việc, sau đó sẽ thuyết phục lên sau.

Nhưng vợ chồng anh chị vừa mới lên thành phố được 1 tuần thì liên tục nhận được điện thoại của anh em họ hàng. Hết cô rồi đến bác ruột trách móc anh: "Bố mày mất sớm, mẹ mày ở vậy vất vả khó nhọc nuôi mày thành người mà lúc được hưởng vinh hoa phú quý mày lại để bà ấy ở nhà một mình khổ sở thế à. Giờ mày chỉ biết có vợ thôi sao ? Đúng là thằng con bất hiếu".

Anh chẳng hiểu chuyện gì xảy ra ở nhà nữa. Cứ để mọi người mắng hết sau đó mới dám gọi điện về hỏi đứa em ở cạnh nhà xem mẹ anh có chuyện gì hay sao thì nó bảo là mẹ anh mấy hôm nay cứ ra thẩn vào thơ buồn lắm. Rồi còn ra cả mộ ông nằm nữa, mưa cũng chẳng về, may có người nhìn thấy dìu bà về nhưng bà nhất quyết không cho báo với anh, bảo để anh yên tâm làm việc.

Anh hối hận lắm định về nhà ngay với mẹ nhưng đúng lúc ấy thì công ty của anh xảy ra một việc quan trọng, anh làm lãnh đạo phải ở lại giải quyết. Nếu không giải quyết ổn thỏa thì dính tới pháp luật nên không thể về ngay với mẹ được. Anh để vợ về trước với mẹ xem tình hình mẹ thế nào, anh sẽ cố gắng thu xếp về sớm nhất với bà.

Vợ về rồi anh lao đầu vào giải quyết công việc ngay. Hầu như mấy đêm ấy anh không được chợp mắt, thỉnh thoảng gọi điện về nhà vợ bảo anh cứ yên tâm giải quyết công việc, mẹ ở nhà có em và mọi người rồi. Vợ mới cưới, mẹ chồng con dâu đã hiểu gì về nhau đâu nên anh cũng lo lắm, chẳng biết vợ có chăm sóc mẹ được chu đáo không nữa. Nhưng mà nếu anh bỏ việc trên này thì không chỉ cơ đồ của anh tan tành mà hàng trăm con người cũng sẽ bị thất nghiệp phải ra ngoài đường.

Vậy là anh lại đành gác việc nhà sang một bên, cố gắng cùng anh em giải quết công việc của công ty. Suốt 1 tuần gần như thức trắng, và chạy đôn chạy đáo khắp nơi, công ty của anh đã qua được cửa tử. Sau cuộc họp quan trọng cả công ty kéo dài từ 6 giờ tối cho tới 9 giờ đêm anh đã lái xe vượt 300 km về ngay với mẹ.

vuot-300-km-trong-dem-ve-tham-me-om-nguoi-chong-da-khong-cam-duoc-nuoc-mat-khi-thay-vo-dang-lam-chuyen-do-voi-me-minh

Tất nhiên anh giấu vợ việc mình về trong đêm vì không muốn vợ nói cho mẹ biết sợ bà lo lắng cho anh mà phát bệnh thêm. Mẹ anh đã yếu lắm rồi, suốt 30 năm qua bà lúc nào cũng chỉ lo cho đứa con trai duy nhất của mình, niềm tự hào duy nhất của bà là anh.

Anh dừng xe cách nhà cả 50 m để đi bộ vào vì sợ hàng xóm đang ngủ bị đánh thức. Bước vào tới sân đã 12 giờ đêm anh giật mình khi thấy điện trong nhà vẫn sáng. Không biết vợ anh còn thức làm gì. Bước thêm mấy bước, anh đã lặng người khi thấy cảnh tượng ấy.

"Mẹ à mẹ đi vệ sinh luôn ra bô ở đây đi rồi con dọn chứ không phải vào nhà vệ sinh nữa mẹ à, vào đấy con sợ có nước trơn dễ trượt ngã lắm". Vừa nói vợ anh vừa đỡ mẹ chồng dậy và dìu bà xuống giường đi vệ sinh luôn ra cái bô cô ấy đã để sẵn. Xong xuôi vợ giúp mẹ kéo quần lên rồi lại dìu bà vào giường đắp chăn cẩn thận cho bà rồi mới đi đổ bô và nhẹ nhàng nằm xuống bên cạnh mẹ.

Anh cứ thế đứng nhìn mà hai hàng nước mắt tuôn rơi không nói được câu nào. Anh là đứa con trai được mẹ hi sinh cả cuộc đời mình để nuôi dạy nhưng cũng chưa từng phải đổ bô cho mẹ lần nào.

Anh bước vào nhà lay lay vợ và ra dấu hiệu vợ bảo vợ cứ ngủ đi để mẹ ngủ. Anh ngủ ở ngoài ghế. Sáng hôm sau, thấy con trai về thì mẹ anh mừng lắm, sức khỏe của bà cũng đỡ nhiều rồi. Bà ngồi bên con trai và cứ xuýt xoa khen con dâu: "Cái Mai ngoan lắm con ạ. Từ hôm về nó ngủ với mẹ suốt, rồi nấu cháu bón cho mẹ từng thìa. Mà kể cũng lạ nữa cơ, mẹ thì già rồi nhiều lúc đi vệ sinh còn để rớt cả ra quần, kiểu gì cũng có mùi khó chịu thế mà chẳng thấy nó kêu ca gì cả. Tối nào cũng cứ ôm lấy mẹ rồi hít hà như trẻ con ấy".

Nghe mẹ kể về con dâu mà anh cũng thấy ấm lòng vô cùng. Lần này thì mẹ anh không từ chối lên thành phố cùng vợ chồng anh nữa rồi. Giờ bà quấn quýt với con dâu lắm và bảo chỉ muốn cái Mai nấu cơm cho ăn thôi. Giờ thì anh thấy mình đã không sai khi lấy mối tình đầu của mình, chứ nếu lấy vợ thành phố chắc gì đã được một cô vợ biết thương yêu và quan tâm chăm sóc cho mẹ anh như bây giờ.



Source link

Ủng hộ New Zealand xây dựng trung tâm giáo dục xuất sắc tại Việt Nam

Posted: 13 Jul 2016 08:07 AM PDT


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ làm việc ngài Hake Manning - Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ làm việc ngài Hake Manning – Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ mới đây, ngài Hake Manning – Đại sứ New Zealand tại Việt Nam – thông tin như vậy.

Trước thông tin này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ GD&ĐT rất quan tâm đến sáng kiến trên và ủng hộ New Zealand phát triển các trung tâm giáo dục xuất sắc tại Việt Nam; đồng thời yêu cầu phía New Zealand gửi đề án để tìm các đối tác phù hợp tại Việt Nam.

Trao đổi về mục đích thành lập các trung tâm giáo dục xuất sắc, theo ngài Hake Manning, đây sẽ là địa chỉ giúp mọi người hiểu thêm về ngôn ngữ, văn hoá và chính trị của khu vực Đông Nam Á và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

"Các trung tâm giáo dục xuất sắc của New Zealand cần được coi là bàn đạp mới mới góp phần vào việc xây dựng muối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand" – Ngài Hake Manning nhấn mạnh.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: New Zealand là một trong ba nước chủ chốt mà Bộ GD&ĐT sẽ tập trung vào hợp tác trong các lĩnh vực.

Thứ nhất – trao đổi sinh viên: Việc này được tiếp tục thực hiện thông qua học bổng của Chính phủ nhưng sẽ tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên cho Việt Nam.

Thứ hai – đào tạo giáo viên và đào tạo tiếng Anh: Bộ GD&ĐT mong muốn New Zealand sẽ cử các chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo giáo viên và đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên. Việt Nam sẽ chọn cử giáo viên một số trường ĐH sang đào tạo tại New Zealand, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ, thương mại và giáo dục để trở thành các giảng viên cốt cán khi họ trở về Việt Nam.

Thứ ba – giáo dục tiểu học: Bộ GD&ĐT mong muốn nhiều Hiệu trưởng các trường tiểu học của Việt Nam được sang New Zealand học hỏi về việc quản lý nhà trường cũng như đánh giá học sinh.

Liên quan đến đổi mới chương trình – sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT mong muốn học hỏi thêm từ các nước khác và hy vọng các chuyên gia New Zealand sẽ sang giúp cho nhóm viết sách giáo khoa của Việt Nam.

Nhấn mạnh New Zealand và Việt Nam có mối quan hệ mật thiết trong lĩnh vực GD&ĐT, ngài Hake Manning khẳng định: Với nền giáo dục tầm cỡ quốc tế, thông qua các kinh nghiệm của mình, New Zealand có thể hỗ trợ Việt Nam trong đổi mới giáo dục như: Đào tạo giáo viên, khung trình độ quốc gia, quản lý và điều hành các trường đại học, soạn thảo chương trình – sách giáo khoa.

Tại buổi làm việc, phía New Zealand hoan nghênh chuyến thăm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các cán bộ cao cấp của Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng một số trường đại học có uy tín của Việt Nam sang tìm hiểu mô hình và hệ thống giáo dục của New Zealand vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017.

Trước yêu cầu này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ yêu cầu Hiệu trưởng một số trường đại học của Việt Nam tham gia chuyến thăm New Zealand.

Bộ trưởng mong muốn chuyến thăm này thiết thực hơn với việc ký kết các Bản ghi nhớ và Thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và New Zealand.



Xem nguồn

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH VIỆN NHI CỦA MĨ KHIẾN AI CŨNG PHẢI THAY ĐỔI CÁI NHÌN

Posted: 13 Jul 2016 07:37 AM PDT


Việc lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương đối xử với cháu bé ở Nghệ An làm tôi nhớ đến câu chuyện này. Tôi xin chia sẻ cùng bè bạn. Hơi dài một chút nhưng nó lí giải vì sao nước Mỹ lại được gọi là miền đất hứa.

 

Có lẽ trong suốt cuộc đời làm phiên dịch của mình, gần 20 năm, chưa lần nào tôi thấy khó như lần này và cũng chưa bao giờ tôi không thể dịch được mặc dù tôi hiểu hết bác sỹ nói gì. Một ca hóc búa. Hôm nay là ngày ra đi của bé Lam. Tôi chưa một lần được biết cháu, nhưng tôi có duyên may được đưa tiễn cháu về phía "chân mây cuối trời". Cuộc đời cháu quá ngắn ngủi, chỉ có 4 tháng, nhưng cháu đã mang đến biết bao cảm xúc, nỗi niềm và cháu đã nối bao người xa lạ với nhau.

Bé Lam là một ca tôi khó quên. Tôi đang ngồi làm việc thì chuông điện thoại reo. Một ca cấp cứu cần tôi phải đến bệnh viện ngay. Lúc đó là 8 giờ tối. Hình như có một vụ gì đó liên quan đến cảnh sát nên không thể dịch qua điện thoại như tôi vẫn làm khi chuyện xảy ra đột ngột, hoặc vào ban đêm.

Tôi nghĩ, chắc là đánh nhau, hoặc tội phạm đâm chém. Thói quen nghề nghiệp của tôi là đi cho nhanh để kịp giờ, không mảy may lo sợ. Thấy tôi, cô y tá trưởng trực đêm vui mừng kéo ra một góc báo trước sự việc.

20160711100701-anh1


Bệnh viện Nhi ở Boston

Một cháu bé 4 tháng tuổi đã tắt thở, tim ngừng đập, được chuyển từ bệnh viện địa phương bằng máy bay trực thăng lên Bệnh viện Nhi Boston. Cháu đã được các bác sỹ hồi sức cấp cứu cho tim đập trở lại nhưng đang ở trạng thái nguy kịch, khả năng tử vong rất cao. Tôi được đưa vào phòng bệnh nhân.

Bác sỹ trực tiếp cấp cứu cháu với gương mặt mệt mỏi, buồn phiền, thông báo cho tôi biết có nhiều khả năng cháu mắc bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death- SID), hiện nay y học chưa tìm ra nguyên nhân. Bác sỹ đang cố gắng tìm tiếp khả năng khác, liệu có thể cứu chữa cháu được hay không. Nhưng kết luận của ông gần như 99% là cháu không thể qua khỏi.

Bên giường bệnh, người mẹ trẻ khóc lóc, lo âu và hy vọng. Câu hỏi duy nhất ba mẹ cháu hỏi trong tiếng nghẹn ngào là: "Hy vọng được bao nhiêu, thưa bác sỹ?" Câu trả lời của bác sỹ: "Cháu khó lòng qua khỏi, tôi chưa nhìn thấy tương lai". Mặc dù vậy, hai y tá vẫn miệt mài làm việc, bốn màn hình máy tính treo bốn góc theo dõi toàn bộ hoạt động của cơ thể cháu bé. Mỗi một tiếng kêu "tít, tít", họ lại liên tục thao tác các họat động chuyên môn để giữ nhịp tim và nhịp thở của bé.

Trên đầu cháu là các loại dây dợ, ống dày đặc, tiếng máy chạy ào ào. Tôi căng hết cả đầu để nghe bác sỹ nói và dịch. Tiếp theo là bác sỹ trực đêm đến hỏi thông tin về hồ sơ bệnh án của cháu. Về sau tôi mới biết họ đã biết hết cái kết cục nhưng họ vẫn hỏi để cho cha mẹ ổn định về tâm lý.

Để giúp đỡ cha mẹ trong hoàn cảnh đó, "nhân viên xã hội"(social workers) đến thăm hỏi, động viên gia đình bệnh nhân. Nhiệm vụ của họ là chăm sóc cả về vật chất và tinh thần cho gia đình nhất là trong hoàn cảnh bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch, hiểm nghèo. Họ cung cấp phiếu ăn miễn phí, lo chỗ ngủ cho người nhà bệnh nhân. Lúc đó đã là 10 giờ đêm, nhà ăn trong bệnh viện đã đóng cửa, nên họ cử y tá ra ngoài phố mang đồ ăn về cho bố mẹ cháu bé. Họ hỏi rất kĩ lưỡng là thích ăn món gì và họ tận tình mang đến.

Gần 1 giờ sáng, hai cô ý tá mắt đỏ ngầu, vẫn luôn chân luôn tay chăm sóc toàn bộ hệ thống máy móc đảm bảo cho cháu bé thở được, theo dõi nhịp tim. Ba xét nghiệm về não (chụp cắt lớp, đo điện não đồ và MRI) liên tục được tiến hành. Kết luận thật đáng buồn: cháu bé mắc chứng bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh, y học thế giới bó tay, chưa tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này.

Cuộc họp đầu tiên với bố mẹ để chuẩn bị tâm lý rằng tình thế hết sức nguy kịch. Nhóm y bác sỹ mắt đỏ hoe, đầy cảm thông, ngồi im lặng, lắng nghe một người nói nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát: "Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng, tình trạng của cháu ngày càng xấu, nhưng chúng tôi không đầu hàng, chúng tôi vẫn chiến đấu để giành giật sự sống cho cháu. Cháu cũng là một "chiến binh dũng cảm" đang đồng hành với chúng tôi".

Họ lặng lẽ mang giấy lau nước mắt cho người mẹ. Họ cảm thông chia sẻ bằng sự im lặng và sự tận tụy với công việc. Họp xong, họ trở lại chăm sóc cháu bé, với hàng nắm dây rợ, máy móc quanh đầu, quanh người cháu. Lúc đó là 2 giờ sáng.

Cuộc họp thứ hai vào sáng hôm sau, gồm bác sỹ trưởng Khoa Cấp cứu, bác sỹ chuyên về não khoa, bác sỹ và y tá trực tiếp điều trị cho cháu. Cuộc họp này thật là khó khăn. Sau khi giải thích tình trạng của cháu bé, nguyên nhân không xác định, bác sỹ nói: "Mặc dù cháu nằm đó, tim còn đập, nhưng cháu không còn nữa. Khả năng cứu chữa cho cháu là vô vọng. Bệnh viện đề xuất chuyện rút máy thở. Đó sẽ là sự ra đi hoàn toàn của cháu." Người mẹ bật lên nức nở. Họ lại ngồi yên lặng, cùng bật lên một câu: "Chúng tôi xin chia sẻ với gia đình".

Cuộc họp cuối cùng sau đó 24 giờ đồng hồ. Vẫn thông tin như cũ. Bác sỹ chỉ trên màn hình hoành đồ của não gần như một đường thẳng cho thấy não bộ đã hoàn toàn tê liệt. Bác sỹ giảng giải kĩ lưỡng về căn bệnh SID và đi đến kết luận: hy vọng chỉ là zero. Tiếp theo là ý kiến gia đình có chấp nhận rút máy thở hay không, nếu có, thì giờ nào sẽ rút máy thở cho cháu để cháu ra đi được thanh thản.

Y tá đã tìm hiểu gia đình theo Đạo Phật, và họ tìm đọc trên mang về Đạo Phật, nghi lễ chôn cất, hoặc mời thày chùa tới làm lễ ngay tại bệnh viện. Rồi bàn đến quy trình rút máy thở, bác sỹ sẽ trao cháu bé cho bố mẹ, cháu sẽ thở hắt ra, hoặc ho lên, rồi tắt hẳn, da sẽ chuyển sang màu tím tái. Có gia đình không muốn chứng kiến cảnh đó, thường đợi bác sỹ làm xong rồi đón nhận cháu bé đã được bọc kín.

Y tá còn đề xuất nếu bố mẹ muốn được nằm cạnh con, họ sẽ tìm cho một cái giường, để có thể nằm ôm cháu. Nghe đến đó, dịch đến đó, tôi nghẹn ngào, vì chỉ mới 4 tháng trước, mẹ cháu cũng đón cháu từ tay bác sỹ, nhưng là lúc cháu chào đời, còn nay, bác sỹ đưa cháu để bố mẹ được ôm cháu những giây phút cuối. Bố mẹ cháu đã từ chối vì không thể chịu nổi.

Bác sỹ dành cho gia đình mọi sự ưu ái. Khi nào gia đình sẵn sàng thì rút máy, cần hỏi gì thì bác sỹ ở xung quanh, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Việc rút máy thở có thể tiến hành trong buổi chiều hoặc đêm, hoặc đến sáng hôm sau. Gia đình có nhiều thời gian để bàn tính và định liệu.

Cuối cùng, giờ tốt đã chọn, thầy chùa của gia đình cũng được mời tới. Thời gian chỉ tình bằng phút và bằng giây. Tôi ra về khi mọi việc đã bàn định xong xuôi.

Tôi nhìn cháu bé lần cuối, nói với cháu rằng: "Lam ơi, cháu ở trên đời quá ngắn, nhưng cháu đã làm một sứ mạng lớn lao là gắn kết mọi người với nhau, cháu làm tôi yêu quý cuộc sống này, cháu là lí do để tôi nhìn thấy những điều tốt đẹp còn hiển hiện quanh tôi, để tôi thấy rõ tính chuyên nghiệp trong công việc, tính nhân văn trong lời nói và cách ứng xử của các bác sỹ, y tá, và tình người tồn tại trong mỗi chúng ta. Cám ơn cháu, cầu mong cháu được siêu thoát. Cháu hãy phù hộ cho bố mẹ cháu, và những người thân của cháu".

Tôi bị ám ảnh với biết bao nhiêu phức cảm: đau thương, ưu phiền, thánh thiện, tình người và một phong cách làm việc chuẩn mực, chuyên nghiệp đến mức khó tin của tập thể y bác sỹ trong một bệnh viện có lẽ tốt nhất thế giới. Tôi cứ suy ngẫm làm sao họ có thể có được cách ứng xử như thế đối với đồng loại. Tôi cứ tần ngần nghĩ đến những lần đi bệnh viện ở nhà, bị bác sỹ, y tá đối xử rất thiếu tôn trọng. Tôi băn khoăn không biết bao giờ xã hội mình, nhất là những nơi cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế, có được cái tính chuyên nghiệp như thế này.

Ba tháng sau, bệnh viện gọi điện cho tôi, nhờ tôi dịch qua điện thoại cho họ với cha của bé Lam. Họ thăm hỏi, chia buồn một lần nữa và thông báo là gia đình được miễn hoàn toàn viện phí và bệnh viện cũng hỗ trợ tiền mai táng cho cháu. Họ cầu chúc cháu an nghỉ và chia buồn cùng cha cháu.



Source link

Dạy con thành công: Ý chí quan trọng hơn kỹ năng

Posted: 13 Jul 2016 07:25 AM PDT


Năm lên 10, bé có thể ước mơ trở thành một nhà thám hiểm vũ trụ tìm ra một hành tinh khác. Và đến năm lên 12 tuổi, ước mơ đó có thể trở thành một thành viên của tổ chức bảo vệ những loài thú sắp tuyệt chủng trên toàn cầu…

Thế nhưng có bao nhiêu trong số những ước mơ này trở thành sự thật? Nhiều ước mơ đã bị trôi vào quên lãng do thiếu sự thông cảm và ủng hộ của cha mẹ và những người xung quanh; hay thiếu một lộ trình chi tiết để thực hiện ước mơ ấy.

Trách nhiệm của mỗi bậc cha mẹ là làm thế nào để có thể giúp con trẻ thực sự được chạm tay vào ước mơ của mình ngay cả khi va chạm thực tế đầy thử thách:


Ước mơ của trẻ em ngày càng bay cao bay xa.

Ước mơ của trẻ em ngày càng bay cao bay xa.

  1. Lắng nghe và giúp con định hình ước mơ: Khi con còn nhỏ, những ước mơ thường lớn lao và phong phú, nhưng những ước mơ này sẽ thay đổi khi con lớn lên. Ước mơ đủ mạnh và trở thành hiện thực không chỉ bằng những nỗ lực của con, mà còn cần sự sẻ chia và động viên của cha mẹ. Việc hiểu sở thích và tâm lý của con sẽ giúp trẻ tự tin rằng mình có thể chạm đến ước mơ và sẵn sàng theo đuổi ước mơ lâu dài hơn.

    
	Lắng nghe ước mơ của trẻ là cách để cha mẹ tiếp thêm sức mạnh cho con.

    Lắng nghe ước mơ của trẻ là cách để cha mẹ tiếp thêm sức mạnh cho con.

  2. Không phán xét ước mơ của con: Bạn có thể muốn con kế nghiệp kinh doanh, nhưng con bạn lại muốn theo đuổi nghệ thuật. Bạn có thể muốn con sống thật an nhàn nhưng con bạn lại muốn "xách ba lô lên và đi" trên những chuyến phượt đến mọi vùng đất trên thế giới. Phán xét, từ chối hay coi thường ước mơ của con chính là cách nhanh nhất làm cho con bạn tự ti và từ bỏ ước mơ thực sự của mình.
  3. Giúp trẻ xây dựng ý chí: Ước mơ không chỉ là một đích đến, mà còn cần cả một quá trình trải nghiệm và hoàn thiện bản thân. Trong hành trình đó, có thể trẻ sẽ vấp ngã, nản chí hay bỏ cuộc. Lúc này, cha mẹ phải là người giúp con cụ thể hóa ước mơ thành nhiều mốc mục tiêu nhỏ và kiên định theo đuổi, nỗ lực đạt từng mốc mục tiêu đã đề ra để đến gần hơn ước mơ lớn. Điều quan trọng nhất trong việc giúp con chạm tay vào thành công là cùng con vạch ra một lộ trình cụ thể để từng bước tiến gần đến ước mơ của mình.
  4. Cho con môi trường để phát triển tối đa: Xưa kia mẹ của Mạnh Tử phải chuyển nhà 3 lần để Mạnh Tử có một môi trường tốt để phát triển. Câu chuyện đó vẫn đúng trong xã hội ngày nay. Trẻ con luôn cần một môi trường mà ở đó những ước mơ của chúng được lắng nghe, được trân trọng và giúp đỡ để trở thành sự thật. Một môi trường giáo dục tốt không chỉ mang đến cho trẻ phương tiện tiếp cận với tri thức thế giới, mà còn là nơi những ước mơ của các em được lắng nghe và nuôi dưỡng. Trung tâm YOLA – Anh Ngữ Thông Minh tin rằng mỗi ước mơ đều đáng được trân trọng và vun đắp bằng sự đam mê, lòng kiên trì, niềm tin và thấu hiểu của những người xung quanh. Tự hào đã đồng hành cùng 5.000 học viên tiến đến gần hơn đến ước mơ của mình, anh Phạm Anh Khoa – Đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trung tâm YOLA – Anh Ngữ Thông Minh chia sẻ: "Điều làm chúng tôi hứng thú khi đến YOLA hằng ngày là được truyền cảm hứng cho các bạn học viên, không chỉ thông qua câu chuyện bên lề về hành trình du học, mà còn là những mẹo vặt để giúp cho các bạn thành công. Trải qua chương trình đào tạo kĩ năng sư phạm bài bản cũng như những hoạt động rất sôi nổi trong lớp học, chúng tôi mang đến một sự thay đổi không chỉ trong tri thức, mà còn trong tầm nhìn và ước mơ của các em"

Trung tâm YOLA – Anh Ngữ Thông Minh chính là môi trường lý tưởng để ước mơ của trẻ được nuôi dưỡng.

Trung tâm YOLA – Anh Ngữ Thông Minh chính là môi trường lý tưởng để ước mơ của trẻ được nuôi dưỡng.

Với mong muốn đồng hành cùng những bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng những ước mơ đầu đời, Trung tâm YOLA – Anh Ngữ Thông Minh cung cấp các chương trình đào tạo Anh ngữ toàn diện về kiến thức, kỹ năng và con người nhằm giúp các em học sinh tạo nền tảng vững chắc, phát huy tiềm năng, chuẩn bị cho một bệ phóng vững vàng, bước ra ngoài thế giới và biến ước mơ thành sự thật. Xem phim ngắn "Ước mơ bỏ lại" do Trung tâm Anh ngữ YOLA thực hiện tại: https://www.youtube.com/watch?v=8NNvy1D_1w4



Xem nguồn

Nhắc nhở, cảnh cáo người đứng đầu làm clip chế giễu kỳ thi THPT quốc gia

Posted: 13 Jul 2016 06:43 AM PDT


Theo đó, clip trên có tên "Khi tui đi thi một mình" do N.H.P.L (SN 1993, nhân viên quảng cáo, trú phường Thủy Biều, TP Huế) lên ý tưởng, dàn dựng kịch bản. Tham gia clip có 7 người gồm N.H.P.L., N.T.T.T (SN 1999, học sinh lớp 11 THPT Hương Vinh, Thị xã Hương Trà), P.V.D. (SN 1999, học sinh lớp 11 trường THPT Gia Hội, TP Huế), Đ.N.O. (SN 2000, học sinh lớp 10 THPT Đặng Trần Côn, TP Huế), N.V.M.H. và N.K.H. (đều là sinh viên Cao đẳng Nghề Du lịch Huế), M.V.L. (SN 1999, học sinh lớp 11 Học viện Âm nhạc Huế).

Không có ai trong số 7 người trên là học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua như tự nhận trong clip.

Đoạn clip trên được thực hiện vào chiều 26/6/2016, được N.H.P.L đăng tải lên facebook cá nhân vào ngày 3/7/2016. Ngày 5/7/2016, gia đình học sinh M.V.L. nhận thấy việc làm của con mình không đúng mực nên đã yêu cầu các bạn trong nhóm này làm một clip xin lỗi cộng đồng và đăng tải lên internet cùng ngày.

Ngày 7/7, cơ quan công an đã gặp N.H.P.L. để làm rõ một số vấn đề. N.H.P.L. đã tự nguyện gỡ bỏ clip trên facebook cá nhân, đồng thời kêu gọi mọi người ngừng chia sẻ clip nói trên. Khi được hỏi về động cơ của N.H.P.L. và nhóm học sinh trên cho biết chỉ nhằm mục đích mua vui, bắt chước các clip hài trên internet; không nắm các quy định pháp luật và không nghĩ clip sẽ gây dư luận xã hội như vừa qua.

Theo công an, việc sản xuất, đăng tải clip vi phạm Nghị định 72 CP/2013 của Chính phủ, quy định về quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Tuy nhiên căn cứ thái độ hợp tác của N.H.P.L. đã đưa ra lời xin lỗi, tự giác gỡ clip, cam kết không tái phạm; hoàn cảnh gia đình khó khăn và đây là vi phạm lần đầu do chưa nắm các quy định của pháp luật, nên quan điểm của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế là giáo dục, cảm hóa là chính, không để bị các đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng. Do đó cơ quan chỉ tiến hành nhắc nhở, cảnh cáo và hướng dẫn N.H.P.L. thực hiện các quy định của pháp luật.

Nhóm làm clip xin lỗi mọi người trên mạng

Nhóm làm clip xin lỗi mọi người trên mạng

Riêng về việc ngành giáo dục đề nghị công an tỉnh phối hợp xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan clip trên là có cơ sở. Thứ nhất, đây là vấn đề gây dư luận xã hội trên địa bàn, chứ không đơn thuần chỉ là trò đùa của các em học sinh.

Thứ hai, việc điều tra là một hoạt động bình thường của cơ quan công an để làm rõ một vấn đề đang gây dư luận xã hội, hoàn toàn không có chuyện "truy tố", "hình sự hóa" như một số thông tin sai sự thật đã đưa ra.

Thứ ba, một số người tham gia clip không phải là học sinh các trường THPT trên địa bàn như mạo danh trong clip (không có em nào là học sinh của các trường THPT Hai Bà Trưng, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Hue Star, THPT Nguyễn Trường Tộ); người lên kịch bản, tổ chức dàn dựng và đăng tải clip không phải là học sinh.

Thứ tư, thông điệp cuối clip "Cũng có những người thành công nhưng không qua trường lớp đại học, ví dụ như buôn bán chất cấm, cướp giật, ghi tỷ số" là trái với chủ trương tuyên truyền về phòng chống tội phạm. Và cuối cùng, công an tỉnh là thành viên Ban chỉ đạo các kỳ thi năm 2016 của tỉnh, do đó, khi có thông tin phản ánh về kỳ thi thì việc xác minh làm rõ thông tin đó là điều bình thường.

Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho biết thêm, trong những ngày qua, sự việc đã thu hút sự quan tâm của xã hội, trong đó có nhiều thông tin sai sự thật. Trên các mạng xã hội, nhiều đối tượng lợi dụng vụ việc tung tin đồn thất thiệt; nhiều fanpage lợi dụng vụ việc để trục lợi; một số đối tượng xấu lợi dụng tính "nóng" của vụ việc để tạo các đường link chứa virus – kích thích sự tò mò của dư luận để phát tán virus độc hại. Nhiều facebook cá nhân còn đưa ra thông tin các em này đã bị nhà trường đuổi học; bị công an xử phạt 50 triệu đồng; công an triệu tập các học sinh tham gia clip… Có những nguồn tin thiếu căn cứ, suy diễn chủ quan, quy chụp lực lượng công an "hình sự hóa" vụ việc, làm dư luận hiểu nhầm. Những thông tin trên là bịa đặt, sai sự thật.

Như Dân trí thông tin, một nhóm thanh thiếu niên làm clip chế giễu kỳ thi THPT quốc gia 2016 ở Huế với nhiều tình tiết, nội dung đi quá đà sau đó tung lên mạng xã hội facebook đã gây ra dư luận không tốt trên toàn quốc. Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu công an tỉnh này vào cuộc tìm hiểu rõ động cơ của nhóm làm clip này vì liên quan đến kỳ thi quốc gia. Nhóm làm clip trên sau đó đã làm thêm một clip xin lỗi mọi người đăng trên mạng xã hội nhằm xin xã hội và tất cả mọi người thông cảm vì hành động dại dột của mình.

Nhóm làm clip chế giễu kỳ thi THPT Quốc gia xin lỗi mọi người

Đại Dương



Xem nguồn

Đang bị kéo xuống hố chôn sống, bé gái hồn nhiên nói một câu khiến viên binh sĩ bật khóc…

Posted: 13 Jul 2016 06:33 AM PDT


Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã có giam giữ rất nhiều người Do Thái. Họ bị binh sĩ Đức Quốc Xã tra tấn và sát hại vô cùng tàn bạo khiến cho số lượng người Do Thái mỗi ngày lại không ngừng giảm sút.

tham sat

Tại một trại tập trung nọ, nơi có một bé gái ngây thơ hoạt bát bị giam giữ cùng với mẹ của em. Một hôm, mẹ của cô bé và một số phụ nữ khác bị binh sĩ của Đức Quốc Xã đưa đi. Từ đó về sau không thấy mẹ quay trở lại nữa, nên cô bé đã hỏi những người lớn rằng mẹ của em đã đi đâu? Họ đều chảy nước mắt và nói với cô bé: "Mẹ của con đã đi tìm cha của con rồi, không lâu nữa sẽ quay trở lại!" Cô bé tin là như vậy và không hề khóc lóc hay hỏi han mà ngược lại em hàng ngày đều cất giọng hát rất nhiều bài hát thiếu nhi mà mẹ đã dạy cho em. Cô bé còn trèo lên cửa sổ nhỏ của nhà tù rồi tìm kiếm xung quanh với hy vọng nhìn thấy mẹ quay trở về.

Cho đến sáng sớm một ngày nọ, các binh sĩ của Đức Quốc Xã đã dùng lưỡi lê xua đuổi cô bé và mấy nghìn người Do Thái ra pháp trường. Trên pháp trường họ đã đào sẵn một cái hố rất sâu và rất lớn để chôn sống những người Do Thái cùng với nhau.

Những người Do Thái này lần lượt bị binh sĩ Đức Quốc Xã đẩy xuống hố sâu một cách tàn khốc. Đúng lúc một binh sĩ đưa tay ra để kéo bé gái xuống hố sâu kia đột nhiên cô bé mở to đôi mắt xinh đẹp nói: "Chú ơi, cháu xin chú hãy chôn cháu nông nông một chút được không ạ? Nếu không khi mẹ cháu trở về tìm lại không tìm được cháu!"

 Tay của binh sĩ này bất chợt khựng lại ở đó, trên pháp trường lập tức vang lên những tiếng khóc nức nở, tiếp theo là những tiếng gào thét phẫn nộ…

Mặc dù, cuối cùng không có một ai trong số họ là thoát khỏi bàn tay tàn độc của Đức Quốc Xã, nhưng lời nói ngây thơ và hồn nhiên của bé gái kia đã động chạm đến tâm can tất cả mọi người, khiến họ đã tìm về với sức mạnh và sự tôn nghiêm của bản tính con người trước cái chết.

Bạo lực thật sự có thể phá hủy và đập tan được hết tất cả? Câu trả lời là "không!" Đứng trước những bản tính lương thiện và hồn nhiên thì bạo lực lại khiến những kẻ gây ra bạo lực nhìn thấy được sự nhỏ bé và ghê tởm của họ. Đám đao phủ này bị run rẩy trước tấm lòng chất phác ngây thơ hồn nhiên của bé gái và họ cũng nhìn thấy được kết cục của chính mình.

Theo NTDTV

Mai Trà biên dịch

Video được xem nhiều nhất

');
console.log('install text');
});



Source link

Comments