Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Làm được những điều này, không cần cấm thì dạy thêm học thêm cũng sẽ giảm

Posted: 12 Jul 2016 10:07 AM PDT


​LTS: Thời gian qua, dư luận "nóng" lên sau phát biểu của Bí thư thành ủy TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng về việc yêu cầu năm học mới, các trường trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh phải chấm dứt dạy thêm (trừ phụ đạo học sinh yếu). Và ai có nhu cầu dạy thêm, học thêm thì đến các trung tâm giáo dục. 

Tiếp tục bàn luận xung quanh chủ đề "dạy thêm, học thêm" này, hôm nay, cô giáo Đỗ Quyên mạnh dạn đưa ra quan điểm cũng như giải pháp nhằm hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm như hiện nay.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết. 

Không học thêm có được không?

Nếu lớp học sĩ số học sinh cao, chương trình học quá nặng nề như hiện nay mà thời lượng đã quy định 1 tiết học với một lượng kiến thức cụ thể thì nếu không học thêm chắc chắn học sinh không thể tiếp thu hết lượng kiến thức thầy cô muốn truyền tải. 

Dư luận luôn lên án việc dạy thêm nhưng lại không chịu hiểu vì sao học sinh, phụ huynh vẫn cần cho con đi học thêm đến thế? 

Học thêm là nhu cầu cấp thiết của nhiều phụ huynh, xin đừng đổ tất cả tội lỗi lên đầu thầy cô. Bởi không phải thầy cô giáo nào cũng dùng thủ đoạn buộc học sinh phải đi học thêm.  

Làm được những điều này, không cần "cấm" thì dạy thêm học thêm cũng sẽ giảm (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Ở địa phương tôi, đã có thời gian nhiều thầy cô không dám dạy thêm vì sợ vi phạm Thông tư. 

Thế nhưng đã có không ít phụ huynh đến nhà năn nỉ, yêu cầu được thầy cô giáo kèm riêng cho con mình với mức phí bằng dạy cả nhóm. 

Có gia đình không có điều kiện, buộc phải tìm thầy dạy cho con là những sinh viên tốt nghiệp Đại học đang thất nghiệp ở nhà thậm chí có cả trường hợp học sinh cấp 3 dạy thêm cho các em tiểu học…

Thậm chí, nhiều phụ huynh còn gửi con cho một số bảo mẫu mới chỉ có bằng tốt nghiệp lớp 9. 

Xưa nay, nói đến việc dạy thêm học thêm, nhiều người cứ quy chụp cho giáo viên dạy trên lớp không hết kiến thức, dành về nhà dạy để lôi kéo học sinh. 

TP.Hồ Chí Minh yêu cầu dạy thêm hè không được dạy trước chương trình

(GDVN) – Việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong thời gian hè 2016 chỉ được tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, không dạy trước chương trình.

Nhưng mọi người lại không thấy rằng, thời gian trên lớp, thầy cô không thể kèm cặp từng học sinh khi mà còn gần 40 em khác đang chờ cô giảng bài. 

Chưa nói đến việc trong một lớp nhưng nhiều em học lực yếu, tiếp thu chậm, nhiều em học giỏi cần được bổ sung kiến thức nâng cao hơn. 

Chỉ chừng ấy thời gian trong một tiết học, thử hỏi, thầy cô phải giảng dạy, phân chia thế nào cho những đối tượng học lực khác xa nhau. 

Giải pháp nào để chấm dứt dạy thêm?

Việc học thêm là nhu cầu chính đáng của người học. Bởi thế, việc cấm cũng không phải là cách tốt nhất để giảm nhiệt cho việc dạy thêm, học thêm như hiện nay.

Theo Bí thư Đinh La Thăng, giáo viên bị cấm dạy thêm nhưng học sinh có nhu cầu có thể tới các trung tâm học thêm. 

Liệu đây có phải là giải pháp hữu hiệu khi mà toàn bộ học trò đổ về các trung tâm gây tình trạng quá tải và tất nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con theo học ở những nơi này. 

Đây mới chính là áp lực đè nặng lên vai các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại muốn chăm lo cho các con bằng việc học hành.

Đã đến lúc Bộ Giáo dục cần có nghiên cứu nghiêm túc về dạy thêm, học thêm

(GDVN) – Theo tôi, vấn đề dạy thêm, học thêm cần có sự nghiên cứu nghiêm túc từ Bộ GD&ĐT, nhằm đưa ra giải pháp phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay, giáo viên không còn dạy thêm đơn lẻ ở nhà như trước đây mà dạy ở trường, ở trung tâm giáo dục hoặc ngay tại trung tâm dạy thêm do mình mở.

Họ dạy thêm một cách hợp pháp theo hướng dẫn của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. 

Đây là hình thức dạy thêm hợp pháp nên được dạy một cách công khai, rầm rộ hầu hết ở các địa phương trong cả nước. 

Nhiều trường học tổ chức chiêu sinh, thu tiền và phân lớp. Giáo viên dạy hưởng 80%, 20% còn lại nhà trường phân chia cho ban giám hiệu, quản lý thu chi…

Một số giáo viên không dạy ở trường, họ tới trung tâm hoặc tự mở trung tâm ở nhà sau khi xin được giấy phép.

Để có được giấy phép dạy thêm hay mở một trung tâm dạy thêm không có điều gì khó. Cứ theo quy định của Thông tư 17 bất kì thầy cô giáo cấp 2, 3 nào cũng xin được giấy phép dạy thêm cho mình. 

Vì vậy, để chấn chỉnh tình trạng dạy thêm như hiện nay không hề đơn giản bởi phụ huynh sẽ tìm mọi cách để con cái được học thêm. Không có cha mẹ nào thấy con học yếu lại có thể làm ngơ, con học khá lại muốn học giỏi hơn.

Nếu chỉ vì Giáo dục không quản lý được tình trạng dạy thêm tràn lan rồi ra lệnh cấm. Khi chưa đưa ra được những giải pháp hữu hiệu thì kết quả thu được cũng sẽ không được như mong muốn.

Trước hết, giảm tải kiến thức học cho các em, xây dựng chương trình học tập phù hợp với từng nhóm đối tượng, giảm thời lượng dạy bài mới, tăng số lượng những tiết ôn tập, luyện tập thực hành, giảm sĩ số học sinh trong từng lớp.

Nhà trường tổ chức một số lớp học phụ đạo cho học sinh yếu kém, học sinh giỏi nhưng tiền trả thù lao những tiết dạy ngoài giờ cho thầy cô lấy từ nguồn ngân sách chi trả như một tiết tăng phụ trội mà không buộc phụ huynh học sinh phải đóng góp như hiện nay.

Làm được điều này, tình trạng dạy thêm học thêm chắc chắn sẽ hạn chế mà không cần phải có lệnh cấm.



Xem nguồn

Tình cảm của tôi và vợ sắp cưới sứt mẻ chỉ vì chiếc nhẫn

Posted: 12 Jul 2016 09:56 AM PDT


Gần đây em lại nói lời chia tay, lý do là tôi từng để lại chiếc nhẫn em nhờ sửa ngay dưới đất, sát cửa thang máy, điều đó làm tôi như bị ám ảnh.

Tôi từng có vợ, hai con gái, giờ có bạn gái. Cách đây gần ba năm tôi và vợ ly hôn cho dù tôi không muốn vì những lý do không thể hàn gắn gia đình được và sau đó tôi yêu bạn gái hiện nay. Tôi làm việc tại một ngân hàng ở Hà Nội nhưng hay vào Sài Gòn công tác nên quen và quý mến một đồng nghiệp. Em cũng không may mắn, chồng mất trong một tai nạn giao thông để lại cậu con trai chưa được một tuổi, cho đến nay con trai em đã gần sáu tuổi. Sau một thời gian quen biết, chúng tôi đã đi đến một tình yêu và rất hạnh phúc sau đó. Vì thích em và cũng để quên đi những cảm xúc buồn sau ly hôn nên sau vài tháng chúng tôi chính thức yêu nhau. Tôi đã chuyển hẳn vào Sài Gòn làm việc và mua một căn hộ chung cư với ý định chung sống với em đàng hoàng, lâu dài.

Trong thời gian yêu, chúng tôi có những năm tháng hết sức ngọt ngào và lãng mạn, em đã ra Hà Nội vào hai dịp sau tết gặp gia đình tôi cũng như để đi chơi, tìm hiểu thêm cuộc sống ngoài Hà Nội và một số địa danh ngoài Bắc, trong đó có một lần con trai em ra cùng. Tôi rất yêu con trai em (cháu đáng yêu), thật lòng chăm sóc cháu mỗi khi gần gũi, từ việc cho đi chơi, tắm rửa cho cháu, chăm sóc cháu khi bị ốm, nấu những món ăn cháu thích, đặc biệt cháu rất thích uống nước chanh đá tôi pha (có chút bí quyết), kể những câu chuyện cháu thích trước khi đi ngủ. Thú thật trước đây có một số việc như thế này tôi không làm được cho hai con gái vì nhà luôn có người giúp việc. Giữa tôi và cháu đã có những tình cảm thân thiết và cháu gọi tôi bằng bố.

cai-nhau1-blogtamsuvn

Tình cảm của tôi và vợ sắp cưới sứt mẻ chỉ vì chiếc nhẫn

Chúng tôi yêu nhau cho đến giờ đã hơn hai năm, tuy nhiên chưa đi đến hôn nhân do em tin lời thầy bói là phải đến năm tới mới có thể cưới được. Tuy nhiên thời gian gần đây chúng tôi cũng có những vấn đề do cách ứng xử và lời nói không khéo léo của tôi đối với mẹ con em. Đối với em thì con trai là tất cả, tôi biết điều đó nhưng không phải làm mọi cách để em hài lòng, tôi không thể ngọt ngào hoặc chiều con trai em mỗi khi cháu hư hoặc vòi vĩnh.

Có lần tôi đưa cháu vào siêu thị mua đồ, cháu đòi mua đồ chơi nhưng tôi không mua vì loại đồ chơi đó cháu đã có nhiều. Về nhà cháu kể với mẹ và so sánh tôi với anh rể em, em có vẻ trách tôi (từ khi chồng em mất thì do hoàn cảnh gia đình, em để con trai đến ở nhà chị gái và anh rể. Anh rể em rất quý và chiều cháu, coi cháu như con và có ý định nhận làm con nuôi nữa). Thực ra tôi vẫn đi cùng em và cháu để mua cho cháu những đồ chơi cháu thích, có ý nghĩa khi có dịp như trung thu, Noel, sinh nhật cháu… vì tôi cũng rất yêu cháu và thấy hạnh phúc mỗi lần đi như vậy.

Tôi có một nhược điểm là mỗi lần vội vã về mặt thời gian thì mất bình tĩnh và không làm chủ bản thân nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vào dịp trước tết vừa rồi. Lúc đó tôi đang ra thang máy để đi ra sân bay về Hà Nội, khi cổng thang máy mở, tôi vừa cho hành lý vào thang máy thì em từ cửa nhà gọi lại (cửa nhà gần như đối diện thang máy) và đưa tôi chiếc nhẫn tôi tặng em hồi mới yêu. Em nói tôi ra Hà Nội đổi chiếc khác cho em vì chiếc này không thích lắm, tôi thì không muốn đổi và cũng vì mua lâu rồi không còn giữ hóa đơn. Lúc này trong thang máy còn có nhiều người và họ có vẻ không hài lòng vì phải chờ, do mất bình tĩnh vì vội và cũng không muốn gây sự không hài lòng cho những người trong thang máy nên tôi đặt chiếc nhẫn xuống đất đẩy về phía em và nói là không đổi được. Hành động đó của tôi đã làm tổn thương em nặng nề, em đã vào nhà khóc và sau đó nhắn tin nói lời chia tay.

Tôi vô cùng ân hận và oán trách bản thân sao lại có hành động như vậy. Ra Hà Nội những ngày tết mà tôi thấy trong lòng nặng trĩu, tôi đã nhắn tin xin lỗi em kèm theo vài lời giải thích và có vẻ em đã tha thứ. Sau tết tôi trở vào Nam và vô cùng sung sướng khi thấy vài món quà Valentine nhỏ (tôi từ Hà Nội vào đúng ngày Valentine) em để ở nhà, lúc đó em đi vắng và còn gọi điện hỏi tôi có thấy gì không? Tôi trả lời trong niềm hạnh phúc và thầm biết ơn em đã rộng lòng tha thứ, cho tôi cơ hội để sửa chữa lỗi lầm, tôi tự hứa sẽ yêu em nhiều hơn để đáp lại tấm lòng của em.



Source link

Hơn 190.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đang thất nghiệp

Posted: 12 Jul 2016 09:24 AM PDT


Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế (Quốc hội) đề cập tới những tồn tại trong kết quả phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2016 chỉ rõ:

Công tác đào tạo nghề chuyển biến chậm, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt hơn 20% trong tổng số lao động đang làm việc, chưa đáp ứng được quan hệ cung cầu trên thị trường lao động và xu thế hội nhập khu vực, quốc tế.

Vấn đề giải quyết việc làm, đặc biệt việc làm cho thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng mới ra trường còn khó khăn. Tốc độ già hóa dân số nhanh là thách thức lớn với nước ta

Trong số thất nghiệp có khoảng: 190,9 nghìn người có trình độ đại học trở lên; 118,9 nghìn người có trình độ cao đẳng, chuyên nghiệp; 10.000 người có trình độ cao đẳng nghề; 60,2 nghìn người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp…

Trước thực trạng này, bà Nguyễn Thanh Hải – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

"Ngày 22/7/2011, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 2011 – 2020, trong đó đã nêu đầy đủ, chi tiết nhu cầu nhân lực của tất cả các ngành.

Tuy nhiên, trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế đều cho thấy vấn đề việc làm, tạo việc làm cho thanh niên mới tốt nghiệp có trình độ đại học chưa tốt.

Vấn đề này luôn được đề cập trong các báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ. Các giải pháp đặt ra để triển khai rất nhiều nhưng chưa hữu hiệu, nên rất nhiều thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng, thậm chí cao hơn nữa vẫn bị thất nghiệp", bà Hải nói.

Bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị Chính phủ xem xét lại kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 2011 – 2020. ảnh: Minh Thắng.

Theo quyết định phê duyệt nguồn nhân lực năm 2011 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2011

Đặt ra một trong những mục tiêu rất quan trọng là phát triển nhân lực Việt Nam phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong toàn nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế) và năm 2020 khoảng gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế).

Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề năm 2015 khoảng 23,5 triệu người (bằng 77,0%), năm 2020 khoảng 34,4 triệu (bằng 78,5%); số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục – đào tạo năm 2015 khoảng 7 triệu người (bằng 23,0%), năm 2020 khoảng 9,4 triệu (bằng 21,5%).

Đào tạo hầu hết bằng lý thuyết, rất ít trường đại học dám cam kết chất lượng

Về cơ cấu bậc đào tạo đặt ra yêu cầu, năm 2015, số nhân lực qua đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng 18 triệu người, chiếm khoảng 59,0% tổng số nhân lực đã qua đào tạo của nền kinh tế; con số tương ứng của bậc trung cấp là khoảng 7 triệu người (khoảng 23,0%); bậc cao đẳng: Gần 2 triệu người (khoảng 6,0%).

Bậc đại học: Khoảng 3,3 triệu người (khoản 11,0%); và bậc trên đại học khoảng 200 nghìn người (chiếm khoảng 0,7%). Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng gần 24 triệu người, chiếm khoảng 54,0% tổng số nhân lực qua đào tạo của nền kinh tế.

Con số tương ứng của bậc trung cấp là khoảng gần 12 triệu người (khoảng 27,0%); bậc cao đẳng: Hơn 3 triệu người (khoảng 7,0%); bậc đại học: Khoảng 5 triệu người (khoảng 11%) và bậc trên đại học khoảng 300 nghìn người (chiếm khoảng 0,7%).

Quyết định này cũng nói rõ mục tiêu là tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40,0% năm 2010 lên mức 70,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50,0%; ngành công nghiệp từ 78,0% lên 92,0%, ngành xây dựng từ 41,0% lên 56,0%; ngành dịch vụ tăng từ 67,0% lên 88,0%.

Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

Học vì cha mẹ, a dua theo bạn bè nên cử nhân, thạc sĩ mới thất nghiệp

Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước.

Đi kèm yêu cầu này, quyết định phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020 cũng đặt ra những mục tiêu hết sức cụ thể với các khu vực: Công nghiệp và Xây dựng; Dịch vụ; Nông – lâm – ngư nghiệp; Giao thông vận tải; Tài nguyên môi trường; Du lịch; Ngân hàng; Tài chính; Công nghệ thông tin; Năng lượng hạt nhân…

Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, cho tới nay kết quả đạt được còn khá khiêm tốn khi mà tỷ lệ vào đại học, cao đẳng (chủ yếu là các trường công lập) quá lớn, đào tạo tràn lan dẫn tới tình trạng tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm đúng với ngành được đào tạo.

Trước thực tế này, bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị Chính phủ có những biện pháp mạnh hơn để cải thiện tình trạng thất nghiệp đối với lao động có trình độ đại học, trên đại học.

"Đề nghị Chính phủ rà soát lại quy hoạch nguồn nhân lực 2011 – 2020, qua đó chỉ đạo các ngành giáo dục và đào tạo, kế hoạch và đầu tư, lao động thương binh và xã hội phối hợp với nhau, đưa ra các giải pháp thực sự hữu hiệu để tạo được sự thay đổi trong các báo cáo trình ra Quốc hội", bà Hải nêu ý kiến.

Thống kê cho thấy có tới 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn thiếu kỹ năng mềm, điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội tìm kiếm việc làm và lgây ra các rào cản khác trong công việc.

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trước thực trạng ngày càng nhiều thanh niên có trình độ đại học và trên đại học thất nghiệp, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính:

Thứ nhất là đào tạo thiếu cân đối, đặc biệt giai đoạn từ 2005 – 2010 đã mở ra quá nhiều trường đại học, cao đẳng khiến cho số lượng sinh viên đại học, cao đẳng tăng chóng mặt trong khi nền kinh tế không cần nhiều cử nhân đến vậy.

Năm 2010, Quốc hội đã có báo cáo giám sát và ra Nghị quyết trong đó nói đến việc Chính phủ cần điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo đại học, cao đẳng.

Tuy nhiên, tới năm 2015 tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng vẫn chưa được điều chỉnh trở về mức chuẩn.

Đấy là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng dẫn tới tình trạng thất nghiệp với hơn 200 nghìn cử nhân, thạc sĩ.

Về việc đào tạo vượt quá nhu cầu của thị trường lao động, năm 2004, tôi đã cảnh báo trước kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XI.

Thời điểm ấy, các trường đại học, cao đẳng đào tạo khoảng 200.000 cử nhân mỗi năm.

Tôi đã nói tại thời điểm đó nước ta chỉ cần khoảng 20.000 cử nhân, nhưng lời cảnh báo của tôi không được lắng nghe và tỷ lệ vào đại học, cao đẳng cứ tăng vùn vụt.

Những năm vừa qua, mỗi năm có tới 500.000 người vào đại học, cao đẳng, trong khi nhu cầu thực tế mỗi năm chỉ cần tới 1/10 số này, do đó cử nhân thất nghiệp nhiều là chuyện dễ hiểu.

Nguyên nhân thứ hai là chất lượng đào tạo không cao. Chúng ta đã có nhiều dẫn chứng về việc doanh nghiệp loại các ứng viên do hạn chế về kỹ năng làm việc.

Với thị trường ASEAN mở như bây giờ thì trong tương lai gần, thanh niên Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức rất lớn.

Nếu như được đào tạo tốt, vừa có kiến thức, kỹ năng làm việc vừa có ngoại ngữ thì thanh niên nước ta sẽ có cơ hội tìm được việc làm phù hợp trên khắp thị trường Đông Nam Á.

Nhưng nếu các trường tiếp tục đào tạo xa với thực tế như hiện nay thì thanh niên Việt Nam có nguy cơ thất bại ngay trên quê hương của mình.

Nguyên nhân thứ ba là sinh viên tốt nghiệp rất ít người có bản lĩnh để lập nghiệp, mà thường chỉ học lấy cái bằng rồi đi xin việc ở khu vực nhà nước hoặc  khu vực tư nhân.

Trong khi đó, lẽ ra khi đã học xong đại học thì một cử nhân hoàn toàn có thể tự tìm hướng đi riêng, lập nghiệp để vừa giải quyết vấn đề việc làm của bản thân, nhưng đồng thời cũng có những đóng góp tốt cho xã hội.

Để giúp cho sinh viên khởi nghiệp và lập nghiệp thực sự khi ra trường thì Nhà nước cần có chính sách để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận các nguồn vốn thuận lợi hơn.

Nguyên nhân thứ tư, gốc của vấn đề thất nghiệp, là nền kinh tế nước ta chưa phát triển, cơ cấu kinh tế không hợp lý.

Nếu chúng ta chỉ chủ yếu làm gia công lắp ráp cho nước ngoài, xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển nhượng đất đai, kinh doanh nhà hàng, khách sạn… thì rõ ràng là sẽ ngày càng thừa mứa cử nhân. 

Một nền kinh tế thực sự phát triển, với cơ cấu các ngành hợp lý và chính sách nhân lực đúng sẽ là động lực để phát triển khoa học, giáo dục và để các bạn trẻ nỗ lực học tập, rèn luyện và tự lập nghiệp chứ không chỉ học để rồi chờ đợi xin việc vào một cơ quan, doanh nghiệp nào đó.



Xem nguồn

Mẹ chồng giả thần kinh để thử lòng con dâu và cái kết đắng ngắt

Posted: 12 Jul 2016 08:55 AM PDT


Chưa bao giờ bà dám nghĩ cái kết của việc mình giả bị thần kinh để thử lòng con dâu lại đắng thế này. Nuốt nước mắt vào trong mà bà chỉ mong đó là 1 giấc mơ, 1 giấc mơ kinh khủng sẽ qua đi nhanh thôi, nhưng thực thế thì…

Hơn 60 tuổi rồi bà Lê vẫn phải lên thành phố ở vẫn cậu con trai. Nói là ở cùng vợ chồng thằng lớn là thế, chứ thực chất lên đấy là bà giúp vợ chồng nó bế cháu và lo việc nhà. Có cô con dâu độc nhất thì suốt ngày bận bịu vẫn công việc, cậu con trai 3 tuổi là đẩy hết cho mẹ chồng chăm và lúc cũng mẹ giúp con cũng là giúp cháu đi đâu mà thiệt.

Nhiều lúc đưa cháu xuống sân ở khu tập thể chơi, nhìn nhiều người bằng tuổi mình được con cái cung phụng rồi đi sinh hoạt thế này thế kia bà cũng thèm lắm. Nhưng thôi vì con vì cháu bà đành gạt bỏ niềm vui tuổi già để giúp đỡ con được ít nào hay ít đấy. Từ ngày có mẹ chồng lên chăm con cho, vợ chồng Thắng (con trai bà) đi tối ngày, có khi cả tuần mới ăn được 1 bữa cơm cùng mẹ rồi lại bỏ hết bát đũa cho mẹ rửa lên phòng cắm mặt vào điện thoại, máy tính.

Có hôm vừa trông cháu, vừa tranh thủ dọn dẹp nhà cửa bà hàng xóm đi qua liền vào giúp bà Lê 1 tay. Nhìn bà Lê làm hết việc này đến việc kia trong khi cái lưng thì còng xuống và đau, bà hàng xóm liền than sao không bảo cô Thảo (con dâu bà) thuê ô sin về mà làm, ai đời bắt mẹ chồng hơn 60 tuổi mà hàng tá việc thế này. Bà Lê chỉ cười và kêu "Thuê ô sin làm gì tốn tiền lắm, tôi còn sức thì giúp chúng nó cho đỡ tốn tiền thuê người làm bà à".

Tận tâm tận tụy vì con cái là thế, bỗng 1 hôm bà chẳng may làm vỡ chiếc bát Thảo chạy vào nhìn thấy quát ầm lên và trách mẹ hậu đậu, phá hoại đồ đạc nhà mình các kiểu. Bà Lê im lặng nhìn con dâu mà không nói nửa lời, quay mặt đi bà rơm rớm nước mắt tủi thân. Đấy có vỡ cái bát mà con dâu mắng mình như đứa đi ở như vậy, lỡ may mai này bà mà ốm liệt giường chắc nó suốt ngày rủa bà các kiểu mất.

toi_chi_uoc_bo_me_chong_kho_tinh_hoac_an_o_ac_voi_con_dau

Mẹ chồng giả thần kinh để thử lòng con dâu và cái kết đắng ngắt

Vì chuyện đó mà bà cứ suy nghĩ và mất ăn mất ngủ mất đêm. Suy nghĩ mãi bà liền nghĩ cách hay là mình giả bị thần kinh để thử lòng con dâu xem thế nào. Dù bà tự đoán được kết quả ra sao nhưng bà vẫn muốn thử, vẫn hi vọng Thảo sẽ đối xử với mình đúng trách nhiệm của 1 người con dâu hiền.

Thế rồi sáng chủ nhật vợ chồng Thảo ở nhà, bà vội làm đầu tóc rối bù xù rồi lôi hết quần áo của con cháu ra vứt lung tung rồi la hét khắp nhà khiến vợ chồng Thảo đang ngủ phải bật dậy xem mẹ chồng có chuyện gì. Lên phòng thấy mẹ chồng vứt đồ tung tóe, rồi hết khóc lại cười điên dại Thảo phát điên lên quát mẹ chồng.

– Mẹ im đi cho con nhờ, mẹ định làm loạn cái nhà này lên à? Đấy, anh xem mẹ anh đi. Giờ bà ấy hóa điên hóa dại thế kia thì giữ trong nhà làm gì nữa. Tốt nhất anh lên đuổi mẹ anh về quê không thì đưa vào trại thần kinh đi. Em không thể sống với người điên được.

– Cô… cô nói ai điên chứ? Đó là mẹ tôi, mẹ chồng cô đấy hiểu chưa?

– Bà ấy điên rồi, đến anh bà ấy cũng không nhận ra được là ai nữa sao anh dám nổi cáu với tôi. Anh nên nhớ mẹ con anh đang sống trên ngôi nhà đứng tên tôi đó. Cái đồ nhà quê như mẹ con anh không có tôi mà được ở nhà thành phố à? Biết điều thì đưa bà ta đi ngay khỏi đây cho tôi nhờ.

– Cô nhớ những lời hôm nay cô nói đấy. Mẹ tôi có bị điên hay là kẻ ăn xin đi nữa nhưng bà ấy vẫn là mẹ tôi. Nói cho cô biết, tôi thà bỏ cô còn hơn bỏ và đối xử hỗn láo với mẹ mình. Mẹ chúng ta đi thôi, nơi này không thuộc về chúng ta. Con sẽ chăm mẹ và không cần đứa con dâu xốc xược này nữa.

Đi theo con trai, bà Lê vừa phải giả điên cười như khóc. Bà đau và thất vọng nhiều lắm. Hằng ngày Thảo đã coi mẹ chồng không ra gì, nhưng ngày hôm nay giả điên bà không ngờ đứa con dâu ấy lại thốt ra những lời vô học như dao đâm vào tim bà như thế.

Nhìn con trai nắm chặt tay mẹ kéo đi lòng đầy hậm hực bà thương con trai quá. Bà hiểu nó đã chọn mẹ, bảo vệ mẹ trước vợ. Con trai bà thật can đảm khi dám bỏ người vợ hỗn láo ấy để chăm và bênh vực mẹ mình. Lên xe ngồi, bà ôm lấy con trai khóc nức nở khiến Thắng giật mình quay lại an ủi mẹ.

– Mẹ, mẹ không phải sợ. Từ giờ con sẽ chăm mẹ, sẽ ở bên mẹ. Con sẽ không cho người phụ nữ đó đến gần mẹ, sỉ nhục mẹ nữa. Con xin lỗi mẹ, vì con mẹ mới thành ra thế này. Thằng con trai bất hiếu này xin mẹ hãy tha lỗi. Con làm mẹ khổ quá rồi.

 Không sao đâu con. Mẹ già rồi, mẹ chịu đựng được chuyện này mà.

– Mẹ… không phải mẹ bị thần kinh sao? Sao giờ mẹ lại minh mẫn thế ạ?

– Mẹ xin lỗi, chuyện mẹ bị thần kinh là do mẹ giả vờ để thử lòng vợ con thôi không ngờ lại nhận được cái kết đắng ngắt như vậy? Con có giận mẹ không?

– Giận gì chứ mẹ, nếu như không có chuyện này hôm nay sao con biết được lòng dạ của vợ đối với mẹ như thế nào. Thôi mẹ con mình về quê nhé, từ giờ con sẽ chăm mẹ và bố.

Gật đầu với con trai về quê, bà Lê rơi nước mắt. Đấy hết lòng vì con vì cái ấy thế mà hôm nay cháy nhà mới ra mặt chuột thế nào. Càng nghĩ tới chuyện vừa xảy ra bà lại đau và ứa nước mắt. Cả nhà có duy nhất 1 đứa con dâu thì lại thế này đây, đời sao mà cay đắng với mẹ con bà thế?



Source link

Năm 2016, chỉ có ba trường quân đội tuyển nữ

Posted: 12 Jul 2016 08:42 AM PDT


Theo Ban Tuyển sinh Quân sự (Bộ Quốc phòng): Để dự tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng quân sự, thí sinh (ngoài quân đội) phải có độ tuổi từ 17 đến 21, quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi, thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.

Năm 2016, chỉ có ba trường quân đội tuyển nữ, bao gồm các ngành: bác sĩ quân y tại Học viện Quân y, các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự, các ngành: công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử Y sinh, Khí tài quang, Địa tin học tại Học viện Kỹ thuật quân sự.



Năm 2016, chỉ có ba trường quân đội tuyển nữ (Ảnh: Thùy Linh)

Theo qui định riêng của tuyển sinh quân sự, khi nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển Tuyển sinh Quân sự, ngoài bộ hồ sơ sơ tuyển, thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2015 trở về trước phải nộp thêm bản sao có chứng thực học bạ THPT. 

Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2016 cần nộp bản sao chứng thực học bạ THPT hoặc bản sao trích lục học bạ có đủ phần kết quả học tập của năm học kỳ (tính đến học kỳ 1 năm lớp 12) có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường nơi thí sinh đang học.

Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt sức khỏe loại 1 và loại 2 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, vòng ngực.

Ban Tuyển sinh Quân sự lưu ý: Thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường hoặc qua đường chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên. Các trường quân đội không nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Các trường quân đội cũng chỉ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với thí sinh đa qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn qui định của Bộ Quốc phòng, tham dự Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại cụm thi do các trường Đại học chủ trì, các môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường quân đội mà thí sinh đăng ký.



Xem nguồn

ĐH Y Hà Nội nhận hồ sơ xét tuyển từ 1/8

Posted: 12 Jul 2016 07:59 AM PDT


– Trường ĐH Y Hà Nội vừa thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2016 từ ngày 1/8 đến ngày 12/8.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển ghi rõ đợt xét tuyển (theo mẫu của Bộ GD-ĐT); 1 bản photo giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia; Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu thí sinh bổ sung/thay đổi chế độ ưu tiên – bản photo công chứng) và 1 phong bì ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại thí sinh.

Đối tượng ưu tiên xét tuyển, phải nộp thêm: Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển; 1 bản photo Giấy chứng nhận đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Sinh, Toán, Hóa.

Nếu thay đổi đối tượng/khu vực ưu tiên, phải nộp thêm (1 bản photo có công chứng): Giấy khai sinh; Học bạ THPT; Hộ khẩu; Giấy tờ chứng nhận ưu tiên khác như: con của người có công với cách mạng,…

Thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển (30.000 đồng/hồ sơ) tại trường hoặc theo đường bưu điện hoặc nộp online trên hệ thống thi THPT quốc gia. 

Thời gian nộp từ ngày 1/8 đến ngày 12/8/2016.

Nhà trường không xét tuyển hồ sơ của các thí sinh không nộp lệ phí đăng ký xét tuyển và nộp muộn sau thời gian kết thúc việc đăng ký xét tuyển theo qui định của Bộ GD-ĐT.

Việc đăng ký xét tuyển trực tuyến sẽ kết thúc sớm hơn 1 ngày (11/8) so với quy định của đợt xét tuyển. Kết thúc đăng ký trực tuyến, thí sinh phải đăng ký theo đường bưu điện hoặc nộp tại trường.

Thí sinh trúng tuyển phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia về trường trước ngày 17/8.



Xem nguồn

Bà bầu sử dụng điều hòa thế nào mới an toàn?

Posted: 12 Jul 2016 07:53 AM PDT


Điều hòa là một giải pháp hữu hiệu giúp bà bầu thoải mái trong những ngày nắng nóng.Tuy nhiên sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ hại cả mẹ lẫn thai nhi

Bà bầu nằm phòng điều hòa cần để nhiệt độ thích hợp để không gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Trời nắng nóng đỉnh điểm, thân nhiệt của bà bầu thường cao hơn người bình thường nên thường có giảm giác nóng bức, khó chịu. Vì vậy, điều hòa là một giải pháp hữu hiệu giúp bà bầu thoải mái trong những ngày nắng nóng.

Tuy nhiên, rất nhiều bà bầu thắc mắc, sử dụng điều hò có tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi hay không? Sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ bao nhiêu sẽ phù hợp với bà bầu? Theo các chuyên gia, bà bầu nên sử dụng điều hòa ở mức nhiệt 23-28 độ C. Dù nhiệt độ thông thường không làm ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng bà bầu không nên để điều hòa quá lạnh mà chỉ nên để mức nhiệt đủ cảm thấy mát là được. Bởi chênh lệch nhiệt quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài có thể khiến bà bầu dễ bị một số bệnh thông thường khác.

me-bau1-blogtamsuvn

Bà bầu sử dụng điều hòa thế nào mới an toàn?

Chuyên gia khuyến cáo bà bầu tốt nhất luôn duy trì ở nhiệt độ 26-28℃, nhiệt độ này dễ thích ứng với môi trường bên ngoài.

Khi sử dụng điều hòa, bà bầu nên kết hợp với mở cửa số để hoán đổi không khí, không nên đóng cửa quá lâu, như vậy mới đảm bảo được không khí trong lành trong phòng. Theo các chuyên gia, nên mở điều hòa khoảng 1-3 tiếng rồi tắt đi, sau đó mở cửa sổ để không khí trong phòng lưu thông ra ngoài, đồng thời đưa không khí trong lành ở bên ngoài vào trong phòng.

Khi đổ mồ hôi tốt nhất không nên trực tiếp bật nút gió lạnh. Khi bà bầu mới ở bên ngoài về, trên người vẫn còn nhiều mồ hôi, bà bầu không nên bật nút gió lạnh, nếu không có thể dẫn đến bị cảm.

Không nên từ phòng nhiệt độ thấp trực tiếp đi ra bên ngoài có nhiệt độ cao

Thỉnh thoảng tẩy trùng, vệ sinh điều hòa.

Bà bầu cần uống nhiều nước.

Nên để một chậu nước trong phòng để không khí không bị khô.

Khi nằm ngủ trong phòng điều hòa, bà bầu nên đắp một chiếc chăn mỏng.



Source link

Nguyên tắc xét tuyển các trường khối quân đội

Posted: 12 Jul 2016 07:16 AM PDT


Ban Tuyển sinh Quân sự (Bộ Quốc phòng) công bố tổ hợp môn xét tuyển của các trường quân sự như sau:

– Học viện Quân y: Tổ hợp môn thi xét tuyển là B00 và A00

– Học viện Biên phòng: Tổ hợp môn thi xét tuyển C00 và A01

– Học viện Khoa học quân sự: Tổ hợp môn thi xét tuyển D01, D02, D04 và A00, A01.

– Trường Sĩ quan chính trị: Tổ hợp môn thi xét tuyển C00 và A00

– Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện hậu cần, Học viện Phòng không- Không quân và các trường  Sĩ quan Thông tin, Sĩ quan Công binh, Sĩ quan Đặc công: tuyển sinh theo tổ hợp môn thi xét tuyển A00 và A01.

– Học viện Hải quân, các trường sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2, Không quân, Pháo binh, Tăng- thiết giáp, Phòng hóa, Kỹ thuật quân sự (Vin- Hem Pích): Xét tuyển theo tổ hợp môn thi A00.

Nguyên tắc xét tuyển các trường quân đội (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Nguyên tắc xét tuyển vào các trường quân sự năm 2016 sẽ được thực hiện thống nhất như sau:

Căn cứ tổng điểm của thí sinh, gồm tổng điểm 3 môn đăng ký xét tuyển (các trường có quy định môn thi chính, môn thi chính nhân hệ số 2 và quy đổi theo quy định của Bộ GD&ĐT) và điểm ưu tiên, các trường sẽ xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh, thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu.

Trong trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, các trường sẽ thực hiện theo các tiêu chí phụ, xét lần lượt theo thứ tự sau:

Tiêu chí 1: Đối với trường có môn thi chính hệ số 2 thì thí sinh có điểm môn thi chính nhân hệ số 2 cao hơn sẽ trúng tuyển. Theo đó:

– Học viện Quân y: Xét tuyển tổ hợp các môn thi Toán- Hóa- Sinh, thí sinh có điểm thi môn Sinh học cao hơn sẽ trúng tuyển; Tổ hợp các môn xét tuyển Toán- Lý- Hóa, thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.

– Trường Sĩ quan Phòng hóa xét tổ hợp các môn xét tuyển Toán- Lý- Hóa thì thí sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển.

– Đối với các trường có tổ hợp các môn xét tuyển Văn- Sử- Địa, thí sinh có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.

– Đối với các trường còn lại có tổ hợp các môn xét tuyển Toán- Lý- Hóa và Toán- Lý- Tiếng anh và Toán- Văn- Sử thì thí sinh có điểm Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.

Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau sẽ xét đến tiêu chí 2 như sau: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của ba môn xét tuyển trong năm học kỳ (tính đến học kỳ 1 năm lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3 như sau: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của ba môn xét tuyển học kỳ 1 năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu thì chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo hoặc báo cáo Ban Tuyển sinh Quân sự xem xét, quyết định.



Xem nguồn

Nghiệp quả nhân duyên giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái theo lời phật dạy

Posted: 12 Jul 2016 06:52 AM PDT


Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Cùng khám phá nghiệp quả giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái

"Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ  những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ".

Có rất nhiều người kết hôn nhưng suốt đời chẳng có con, vì sao?

Chẳng có duyên! Con cái phải có duyên với quý vị thì chúng mới đầu thai vào nhà quý vị. Chúng nó chẳng có duyên với quý vị, sẽ chẳng đầu thai vào nhà quý vị. Nói cách khác, chúng nó đi đầu  thai,  phải tìm đối tượng.  Quý  vị  mong  cầu chúng nó, chưa chắc chúng nó đã để ý tới quý vị! Tìm đối tượng nào? Có mối quan hệ trong đời quá khứ. Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.

loi-phat-day-1

1) Loại thứ nhất là báo ân. Trong quá khứ (hay đời quá khứ), đôi bên có ân huệ với nhau, lần này chúng nó lại thấy quý vị, bèn đầu thai vào nhà quý vị, sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa. 

2) Loại thứ hai là báo oán. Trong quá khứ (hay đời quá khứ), quý vị kết cừu hận với họ. Gặp gỡ lần này, họ đến làm con cái quý vị, mai sau lớn lên sẽ thành đứa con khiến cho gia đình suy bại, khiến cho quý vị nhà tan, người chết, nó đến để báo th  quý vị..! Vì thế, chớ nên kết oán cừu c ng kẻ khác. Kẻ oán cừu bên ngoài có thể đề phòng, chứ họ đến đầu thai trong nhà quý vị, làm cách nào đây? Quý vị hại người đó hay hại chết kẻ đó, thần thức kẻ ấy sẽ đến làm con cháu trong nhà quý vị. Đó gọi là "con cháu ngỗ nghịch" khiến cho nhà tan, người chết..!

3) Loại thứ ba là đòi nợ. Đời quá khứ (hay đời quá khứ), cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi. 

4) Loại thứ tư là trả nợ. Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy  có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận. Báo ân bèn có tâm hiếu thuận, chứ trả nợ chẳng có tâm hiếu thuận. Thậm chí trong lòng chúng nó còn ghét bỏ, chán ngán cha mẹ, nhưng vẫn cho quý vị tiền để sống, nhiều hay ít là do xưa kia quý vị thiếu chúng nó nhiều hay ít. 

Đừng hỏi tại sao những người đàn ông vốn đã từng làm khổ nhiều cô gái hoặc tính tình lăng nhăng thì thường sinh ra nhiều hơn 1 cô con gái. Số phận những cô con gái đó sướng khổ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp lực mà bố mẹ đã tạo ra trong quá khứ, người bố từng phũ phàng với nhiều cô gái thì cô con gái sau này nhiều khả năng cũng bị khổ sở vì đàn ông phũ phàng.

Người bố sinh nhiều con gái nhưng vẫn hết lòng thương yêu vợ con, sau này các con sẽ vô cùng có hiếu. Nếu ác nghiệp kiếp trước đã hết, lại được thiện nghiệp kiếp này vun dày thì cuối đời chỉ cần ngồi hưởng hạnh phúc, gia đạo yên vui. Con cái đến hồi báo hiếu.

Mình biết có 1 bác gái này xinh đẹp nhưng hay buông lời gièm pha, nói xấu độc địa người khác, sinh ra 1 cô con gái rất xinh đẹp nhưng đáng tiếc là bị câm bẩm sinh. Khẩu nghiệp của mẹ không tiêu trừ được nên con cái gánh chịu ngay trong kiếp này.

Có những đứa con duyên mỏng, chỉ ở được với bố mẹ 1 thời gian ngắn rồi lại giã từ cõi trần vì duyên nghiệp trả nợ ( hay báo oán ) đến đó là hết. Trả hết nợ, báo hết oán là sẽ đi.

Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm gì cũng nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con.

Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi.



Source link

Đại học đầu tiên hoàn thành việc chấm thi

Posted: 12 Jul 2016 06:34 AM PDT


 – Chiều 12/7, cụm thi Trường ĐH Thủy lợi đã hoàn thành việc chấm điểm các bài thi. Hiện tại, hội đồng chấm thi đang hoàn tất việc chấm so vênh. Dự kiến trong ngày mai (13/7) công tác chấm thi sẽ hoàn tất.

PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi, chủ trì cụm thi ĐH Thủy lợi thông tin chiều nay.

kỳ thi THPT quốc gia, kết quả điểm thi
Giám khảo chấm thi kỳ thi THPT quốc gia 2016. (Ảnh: Lê Văn)

Ông Thái cho biết, cho tới hiện tại, cụm thi Trường ĐH Thủy lợi đã hoàn thành việc chấm thi các môn trắc nghiệm. Về các môn tự luận như môn Lịch sử, môn Địa lý, môn Tiếng Anh cũng đã hoàn tất.

Riêng hai môn tự luận Toán và Ngữ văn việc chấm 2 vòng độc lập theo quy định cũng đã hoàn thành. Tuy nhiên, do hai môn này xuất hiện nhiều bài bị chấm vênh giữa các giám khảo chấm thi nên đang được hội đồng chấm thi thực hiện đối thoại và chấm lại vòng 3 theo quy chế.

Nhận định về chất lượng bài thi của thí sinh tại cụm thi Trường ĐH Thủy lợi, ông Thái cho biết, hiện tại, chỉ có các môn trắc nghiệm đã hoàn tất việc chấm mới có phổ điểm chính xác, các môn tự luận chưa thể đưa ra nhận định khái quát được.

Ông Thái thông tin, theo thống kê của trường thì phổ điểm của môn Hóa là “chuẩn nhất”. Điểm số tập trung nhiều nhất là các điểm từ 5-7, trong đó đỉnh của phổ điểm là điểm 6.

Với môn Vật lí phổ điểm dịch về phía cao với điểm số nhiều nhất là điểm 7. Trong khi đó, môn Sinh học phổ điểm lại dịch về phía thấp với số điểm nhiều nhất tập trung vào điểm 4.

Phần trắc nghiệm của môn tiếng Anh có phổ điểm dịch về phía thấp, với điểm số nhiều nhất là điểm số từ 2,5-3 (trên tổng 8 điểm).

Ông Thái cũng cho biết, các môn Hóa, Lí đều đã có những bài đạt điểm tối đa, 10 điểm. Riêng môn Sinh điểm cao nhất tại cụm thi của Trường ĐH Thủy lợi cao nhất là 9,8 điểm, không có bài thi đạt điểm 10.

Môn tiếng Anh cũng đã có những bài thi đạt điểm tối đa của phần trắc nghiệm là 8 điểm.

Về các môn tự luận, ông Thái cho hay, hiện tại chưa thể thống kê được điểm cũng như phổ điểm của các môn thi này vì việc chấm thi vẫn chưa hoàn thành. 

Tuy nhiên, theo như báo cáo của các trưởng môn chấm thi thì môn Ngữ văn tại cụm thi Trường ĐH Thủy lợi có điểm cao nhất là 8,75, môn Toán có điểm 9,5 là cao nhất, chưa có điểm 10, môn Sử có bài thi đạt 9,5 là cao nhất và môn Địa có một bài thi đạt điểm 10.

Nhận định về việc chấm thi năm nay, ông Thái cho rằng, riêng môn Ngữ văn năm nay khó chấm vì đề thi được ra theo hướng mở nên hiện tượng các giám khảo chấm vênh nhau khá nhiều.

“Nhiều bài thi môn Văn vênh nhau tới 2 điểm và các bài chấm vênh nhau không phải ít” – ông Thái cho biết. Theo quy định, các bài thi môn Văn vênh nhau từ 1 điểm trở lên thì các giám khảo phải tổ chức đối thoại để điều chỉnh. Với các bài thi chênh trên 1,5 điểm thì buộc phải chấm thi vòng thứ 3.

Cũng theo thông tin từ ông Thái, Trường ĐH Thủy lợi bắt đầu chấm thi từ ngày 6/7. Với khoảng gần 50 ngàn bài thi tự luận và 25 ngàn bài thi trắc nghiệm, công tác chấm thi của Trường ĐH Thủy lợi hoàn thành khá sớm.

Trong 1-2 ngày tới đây, Trường ĐH Thủy lợi sẽ hoàn thành việc chấm thi theo đúng quy chế và gửi dữ liệu điểm thi của các thí sinh về Bộ GD-ĐT theo quy định.

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

Comments