Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giải mã tại sao ăn mặc… nghèo nàn làm nên thành công của Obama, Steve Jobs và Mark Zuckerberg

Posted: 09 Jul 2016 10:07 AM PDT


Obama, Steve Jobs, Mark Zuckerberg và nhiều nhân vật nổi tiếng khác thường xuyên có phong cách ăn mặc tẻ nhạt, mỗi ngày như… mọi ngày.

Trong vòng hơn một thập kỷ, Steve Jobs – người đồng sáng lập, cố CEO Apple – luôn mặc một kiểu đồ mọi ngày trong tuần: quần jeans Levi's, giày New Balance, áo len cổ cao màu xám. Tương tự, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg thường xuyên xuất hiện với một chiếc áo T-shirt xám trơn đơn giản. Một số nhân vật nổi tiếng khác như Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ Barack Obama hay nhà phát minh Albert Einstein cũng giữ thói quen ăn mặc lặp đi lặp lại hàng ngày. Chắc hẳn bạn cũng đã từng thắc mắc tại sao những nhân vật không bao giờ cần phải nghĩ đến vấn đề tài chính khi mua sắm lại chọn cho mình phong cách như vậy?

steve-81324

Steve Jobs từng nói với Walter Isaacson – một nhà văn viết sách tiểu sử cho ông rằng ông thậm chí muốn tất cả nhân viên Apple cùng mặc một loại áo vest.

Nhìn từ góc độ tâm lý học, xu hướng chọn đồ của các nhân vật nói trên hàng ngày có liên quan đến một khái niệm tâm lý gọi là "decision fatigue" (tạm dịch: mệt mỏi vì quyết định, phát ốm vì quyết định). Theo khái niệm này, mức độ năng suất của một người sẽ giảm dần sau khi phải đưa ra nhiều quyết định liên tục, đặc biệt là những quyết định không quá quan trọng.

Hiểu một cách đơn giản, khi phải suy nghĩ quá nhiều đến các vấn đề như mặc gì hàng ngày hay ăn gì cho bữa tối, một người sẽ làm việc kém hiệu quả đi. Thực tế, bản thân Mark Zuckerberg cũng từng thẳng thắn chia sẻ về thói quen mặc đồ lặp đi lặp lại hàng ngày của mình trong một buổi hỏi đáp diễn ra hồi cuối năm ngoái.

mark-81324

Mark từng chia sẻ về thói quen ăn mặc của mình.

"Tôi muốn "dọn dẹp" cuộc đời mình theo kiểu để bản thân ít phải đưa ra quyết định nhất có thể về bất kỳ điều gì, trừ việc phục vụ cộng đồng một cách tốt nhất," Zuckerberg chia sẻ. Cha đẻ Facebook đồng thời nhấn mạnh anh có "rất nhiều áo T-shirt" giống nhau.

Tổng thống Obama cũng từng phát biểu rằng: "Bạn sẽ chỉ thấy tôi mặc vest xám hoặc xanh thôi. Tôi đang cố gắng làm giảm bớt mức độ phải đưa ra các quyết định. Tôi không muốn phải quyết định về vấn đề mình sẽ ăn gì hay mặc gì bởi tôi có đã có quá nhiều quyết định phải đưa ra rồi".

Một số nhận định khác cũng được đưa ra về thói quen ăn mặc… tẻ nhạt của các nhân vật nổi tiếng. Trong trường hợp của Steve Jobs, nhiều người cho rằng việc mặc liên tục, lặp đi lặp lại một kiểu quần áo giúp ông "định vị" được một hình ảnh cá nhân đặc trưng, một thương hiệu cá nhân riêng có và nổi bật trong tâm trí của những người quan tâm. Xét về một khía cạnh nào đó, việc này có lợi trong kinh doanh.

(Tổng hợp)



Source link

Giáo viên như thế, trách sao lãnh đạo hư

Posted: 09 Jul 2016 10:00 AM PDT


LTS: Tiếp tục câu chuyện xoay quanh Ban giám hiệu, hôm nay thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc đưa ra quan điểm phản biện ý kiến của cô Đỗ Quyên khi cô cho rằng: “Không ít giáo viên đã bị "thân bại danh liệt" chỉ vì trót "vạ miệng" đó sao, mặc dù đó là những lời nói thật về Ban giám hiệu” (trích trong bài viết "Chim khôn giấu mỏ, người khôn giấu lời” của cô đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 29/6 vừa qua). 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả toàn bộ ý kiến của thầy. 

Bài viết: "Chim khôn giấu mỏ, người khôn giấu lời” của cô giáo Đỗ Quyên, đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 29/6 lại tiếp tục đề cập  mối quan hệ giữa giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường từ bài viết của tôi (Đỗ Tấn Ngọc) "Quyền lựa chọn lãnh đạo nằm trong tay nhưng sao giáo viên còn ca thán?” (Báo điện tử giáo dục Việt Nam đăng ngày 24/6). 

Trước hết, tôi cảm ơn tác Đỗ Quyên và nhiều thầy cô giáo đã quan tâm, bình luận và trao đổi về bài viết trên của tôi.

Nhưng để cô Đỗ Quyên và các độc giả, nhất là thầy cô giáo cả nước, biết và hiểu hơn về quy trình lựa chọn cán bộ và thực tế cách đánh giá của giáo viên về lãnh đạo nhà trường, trong phạm vi bài viết này, tôi có mấy ý kiến trao đổi.

Tính đa nghi, hay suy diễn lung tung trong một bộ phận thầy cô giáo về công tác bổ nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo là có thật. (Ảnh: GD&TĐ)

Về quy trình lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục, cô Đỗ Quyên và nhiều giáo viên khác phải thừa nhận với tôi rằng, công tác quy hoạch cán bộ nguồn; văn bản, quy trình lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh lãnh đạo theo quy định của ngành giáo dục, của Bộ Nội nội, của UBND tỉnh, những năm gần đây là rất chặt chẽ, bài bản, nghiêm túc. 

Nơi nào cũng thực hiện đúng theo chỉ dẫn, quy định thì chắc chắn không có chuyện cảm tính, quan hệ, chạy chọt…trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. 

Thực tế, vẫn có nơi vô tình hoặc cố ý làm chưa tốt, chưa đúng công tác quy hoạch, bổ nhiệm dẫn đến những dư luận, hậu quả xấu, làm suy giảm niềm tin của người lao động đối với lãnh đạo, công tác tổ chức. 

Nếu Ban giám hiệu thấy khó, thấy mệt thì làm đơn xin nghỉ để người khác đảm nhận

(GDVN) – Nếu ai đang làm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng mà than khó, than mệt thì làm đơn xin nghỉ để người có khát vọng cống hiến đảm nhận.

Song nhìn tổng thể, hầu hết các đơn vị nhà trường dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của các Phòng, Sở GD&ĐT, lâu nay thực hiện khá, tốt nhiệm vụ quan trọng và nhạy cảm này. 

Đầu tiên là quy hoạch nguồn, năm nào cũng làm công tác này, mỗi chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có đến từ 3 đến 9 đối tượng nguồn (gọi là quy hoạch mở). 

Muốn được đưa vào quy hoạch, các đối tượng ấy phải thông qua giới thiệu của Ban giám hiệu, của Chi bộ, Đảng ủy, rồi đem ra lấy phiếu tín nhiệm tại hội đồng sư phạm nhà trường, tiếp đến lấy phiếu tín nhiệm tại Liên tịch mở rộng. 

Tất nhiên, không phải thầy cô giáo nào thuộc diện cán bộ quy hoạch cũng là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng ngay sau đó. 

Khi nhà trường cần thêm cán bộ lãnh đạo, đơn vị sẽ họp bàn, cân nhắc, lựa chọn ít nhất 2 cán bộ nguồn để đem ra hội đồng sư phạm xem xét, mọi thầy cô giáo thuộc biên chế có quyền bỏ phiếu tín nhiệm. 

Ở địa phương khác thì tôi không rõ, nhưng ở địa phương tôi 2 năm trở lại đây, phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo bậc THPT (bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại) đều được cán bộ Sở GD&ĐT và nhà trường kiểm phiếu và công bố, công khai tỉ lệ, số phiếu đạt được ngay tại chỗ. 

Cách làm mới này của Sở GD&ĐT Quảng Ngãi được mọi cán bộ, giáo viên rất đồng tình, ủng hộ, nó đã xua tan, đẩy lùi cái suy nghĩ, nghi ngại vốn có của nhiều giáo viên nhà mình, các ông không công khai ở đây, đem lên Sở, ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra…. 

Tính đa nghi, hay suy diễn lung tung trong một bộ phận thầy cô giáo về công tác bổ nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo là có thật. 

Tôi cho rằng công tác quy hoạch, bồi dưỡng, cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo nói chung, ngành giáo dục nói riêng luôn là nhiệm vụ nhạy cảm, khó khăn và nặng nề. 

Nó đòi hỏi các đơn vị nhà trường, đặc biệt Ban giám hiệu, Chi bộ, đảng ủy cần định hướng,phân tích, lựa chọn cán bộ, một cách bình tĩnh, sáng suốt để có được những cán bộ lãnh đạo vừa có tâm vừa có tài. 

Nếu Ban giám hiệu nói được làm được thì giáo viên sẽ hết kêu ca

(GDVN) – Trong giáo dục, giữa lý thuyết và thực hành ở cách nhau một trời một vực, một người thầy giỏi lý thuyết nhưng có thể là một "thợ giảng" tồi.

Cần nói thêm, một số giáo viên nhà ta không được Ban giám hiệu, thầy cô giáo nhà trường lựa chọn, tín nhiệm đâm ra có những suy nghĩ, biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đổ lỗi cho tập thể; nói xấu lãnh đạo thế nọ thế kia; thầy cô giáo khác nhờ quan hệ, chạy chọt mới lên chức, chứ có tài cán, giỏi giang gì đâu.
 
Thậm chí, có người không được gì thì căm thù, tức tối, "không ăn được thì đạp cho đổ", giở thói " quậy phá", gây mất đoàn kết, chuyện như con thỏ lại đem đơn từ đi thưa kiện khắp nơi. Thầy, cô giáo- đội ngũ trí thức như vậy coi có được không?

Phiếu tín nhiệm được trao cho mỗi thầy cô giáo để chọn cán bộ nguồn, bổ nhiệm là  thể hiện quyền dân chủ, quyền làm chủ của thầy cô giáo. Tại sao, nhiều giáo viên bảo chúng tôi chẳng có cái quyền gì hết? 

Có không ít giáo viên bây giờ hiểu biết rất lơ mơ về các quy định, hướng dẫn, điều kiện cần và điều kiện đủ trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, dẫn đến nhìn nhận méo mó, xuyên tạc… 

Mặt khác, một số thầy cô giáo khi đánh giá, nhận xét, bỏ phiếu cán bộ lãnh đạo còn rất cảm tính, không phân biệt được đâu là chức trách nhiệm vụ, đâu tình cảm, tính cách; thấy người nào dễ dãi, nhẹ nhàng thì cho là tội nghiệp, dễ thương; thấy người nào nguyên tắc, làm việc chặt chẽ, hay nói thẳng, nói thật thì cho là hắc ám, đáng ghét. 

Chưa bao giờ thấy Ban giám hiệu nào dám thao giảng một tiết học cụ thể!

(GDVN) – Thực tế, có vị hiệu trưởng vì một lý do tế nhị không được bổ nhiệm lại khiến họ trở thành giáo viên thì mấy năm liền không có nổi một tiết dạy đạt loại tốt.

Khi lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm lại có trường từng xảy ra tình cảnh trớ trêu,lúc nhận xét thì ai cũng khen ngợi, đánh giá cao thầy Hiệu trưởng ấy hết lời nhưng kết quả phiếu lại không đủ quá bán, khiến tổ chức cấp trên phải đau đầu. 

Có thể nói, một bộ phận giáo viên chúng ta còn cảm tính, hạn chế nhiều về nhận thức, về đánh giá lãnh đạo. Thiếu đi độ công tâm, khách quan, dựa trên những cơ sở khoa học và công việc thực tế. Có người vô tâm, bàng quan, hờ hững khi đánh giá, nhận xét cán bộ. 

Có rất nhiều giáo viên khi thấy cán bộ lãnh đạo nhà trường không phù hợp với mình, mình chẳng "nhờ vả" được gì đâm ra chán ghét, đổ thừa cấp trên bổ nhiệm không đúng người, đúng việc…

Cấp trên nhiều nơi có lý khi coi việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ quản lý của giáo viên chỉ là một kênh để tham khảo, xem xét. 

Từ bài viết của cô Đỗ Quyên và nhiều bình luận của các thầy cô giáo, tôi đúc kết ngắn gọn rằng: Nhận thức hạn chế, bản tính hèn nhát và đầy toan tính của một bộ không nhỏ giáo viên về công tác cán bộ hiện nay góp phần làm cho giáo dục nước nhà càng bệ rạc, xuống cấp….

Đấu tranh nửa vời, sợ hãi đủ thứ, để lãnh đạo có quyền sát quyền sinh….không phải lỗi của giáo viên thì của ai đây? 

Các vị giáo viên cứ luôn miệng đổ thừa cho cơ chế, cho lãnh đạo thế này, thế nọ. Tại sao các vị không nhìn lại mình, mình đã làm được những gì cho giáo dục, cho đất nước này?



Xem nguồn

Kiến nghị giao Bộ Giáo dục quản lí đào tạo nghề nghiệp

Posted: 09 Jul 2016 09:18 AM PDT


Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam ngày 5/7 cho rằng, cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân chỉ có một.

Những năm chưa đủ điều kiện để thống nhất quản lý theo ngành Chính phủ đã theo từng mảng công việc: nhà trẻ và mẫu giáo, phổ thông, dạy nghề, đại học và trung học chuyên nghiệp để bố trí việc quản lí nhà nước về giáo dục. 

Sau này những mảng công việc trên lần lượt được bố trí vào Bộ Giáo dục và Bộ Đại học-Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Cách đây hơn ¼ thế kỷ, Chính phủ do Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đứng đầu đã sáp nhập hai bộ trên thành Bộ GD&ĐT. Sự hợp nhất này tạo nền tảng vững chắc cho ngành giáo dục theo mô hình của nhiều nước trên thế giới. 

Tuy chưa có những nghiên cứu, những kết luận về hiệu quả của việc thống nhất một đầu mối quản lí nhà nước về giáo dục.

Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho biết, các vấn đề đang hiện hữu hiện nay như: giáo dục mầm non khởi sắc; giáo dục phổ thông phát triển về chất; hệ thống sư phạm được nâng cấp toàn diện; 

Nhiều người ủng hộ Giáo dục nghề nghiệp để cho Bộ GD&ĐT quản lí. Ảnh minh họa Xuân Trung

Các trường đại học đa lĩnh vực, các trường ngoài công lập xuất hiện; đội ngũ nhân lực do chúng ta tự đào tạo đang làm chủ công nghệ trong các lĩnh vực: dầu khí, bưu chính viễn thông, giao thông, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp.

Năm 1998, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giao công tác "quản lý Nhà nước về đào tạo nghề" từ Bộ GD&ĐT sang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và đã tập trung đầu tư lớn cho dạy nghề, thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, đến hiện nay giáo dục nghề nghiệp còn có nhiều rào cản cần tháo gỡ. Giáo dục nghề nghiệp, một cấu phần xuyên suốt từ giáo dục trung học phổ thông đến trình độ tiến sĩ, đang từng bước khẳng định vị trí.

Đa số ý kiến ủng hộ Giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục

(GDVN) – Chiều ngày 29/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc làm việc giữa các Bộ, ngành liên quan về Hệ thống Giáo dục quốc dân và Quản lí Giáo dục nghề nghiệp.

Con số từ báo cáo của Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy cả nước có 219 trường đại học, 407 trường cao đẳng (trong đó 190 trường cao đẳng nghề), 313 trường trung cấp chuyên nghiệp, 280 trường trung cấp nghề và 997 trung tâm dạy nghề.

Tổng cộng là 2.206 cơ sở (nếu tính cả các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm hướng nghiệp con số này có thể nhiều hơn 3.000) chưa kể 2.700 trường THPT. 

Khai thác tốt tiềm năng này có thể thực hiện việc phân luồng học sinh sau THCS và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng theo nhu cầu xã hội theo tinh thần Nghị Quyết 29.

Có điều, cơ quan của Chính phủ có đủ uy tín, nghiệp vụ và kinh nghiệm để đảm nhận việc này chỉ có thể là Bộ GD&ĐT.

Cùng với sự gia tăng số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành giáo dục đã có những tìm tòi, trải nghiệm quý giá.

Bộ GD&ĐT đã kế thừa kinh nghiệm quốc tế, mở thành công nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ, thí điểm thành công trình độ đào tạo cao đẳng được xã hội, pháp luật thừa nhận. 

Mô hình cao đẳng được nhân rộng thành cao đẳng nghề bởi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Những thay đổi này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực mà còn có tính chất hội nhập quốc tế.

Tuy vậy, hơn ba ngàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp nêu trên hiện nay chưa phải là địa chỉ phân luồng của học sinh  sau THCS. "Sân chơi" của giáo dục nghề nghiệp có "hai trọng tài chính" với luật lệ khác biệt. 

Điều này là "sóng ngầm" làm đổ vỡ những chuẩn mực chung, là vách ngăn đối với phân luồng học sinh phổ thông, là rào cản đối với sự liên thông giữa các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo cũng như sự chuyển đổi nghề nghiệp.

Đất nước đang cần một hệ thống giáo dục mạnh, hướng tới xây dựng một thế hệ công dân mới – thế hệ không những kế thừa phát huy tuyền thống đấu tranh giữ nước, dựng nước mà còn là những người làm chủ trong nền kinh tế hội nhập.

Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (NQ-29) đã chỉ rõ phải "đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục"; đã nhấn mạnh trách nhiệm "quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ ngành địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nứơc với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo".

Không chỉ dừng lại ở đó, Đại hội Đảng lần thứ XII đã gợi mở việc không còn cơ quan chủ quản. Với tinh thần đó, Chính phủ đang quyết liệt thực hiện đổi mới quản lý hành chính nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư. 

Tại phiên họp Chính phủ mới đây (ngày 30/6/2016) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thông điệp phương châm làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ này là một "Chính phủ kiến tạo chứ không phải chạy theo sự vụ".

Đối với ngành giáo dục, quản lí nhà nước là thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật. Luật Giáo dục nghề nghiệp có nội dung quản lí nhà nước tại Điều 71. 

Giáo dục nghề nghiệp nên ở bộ nào?

(GDVN) – Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải, bởi thực tế câu chuyện xuất phát còn nằm ở những bất cập của Luật Giáo dục nghề nghiệp mà trước đó Quốc hội đã thông qua.

Nội dung này cũng là những định chế về quản lí nhà nước tại Điều 99 của Luật Giáo dục và Điều 68 của Luật Giáo dục đại học. 

Điều này có nghĩa là Quốc hội khẳng định "sợi dây điều hành" giáo dục nghề nghiệp cũng là sợi dây điều hành toàn bộ Hệ thống giáo dục quốc dân. 

Với nhãn quan điều khiển học thì sợi dây duy nhất đó chỉ nên trong tay một cơ quan của Chính phủ, đó là Bộ GD&ĐT.

Được như vậy mới đủ điều kiện tập hợp, khơi dậy sức mạnh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khắc phục dần những hạn chế và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị Quyết 29.

Hiệp hội cho rằng, việc thống nhất một đầu mối quản lí nhà nước về giáo dục là giải pháp hữu hiệu để thực hiện Nghị quyết 29, chuẩn bị điều kiện cần thiết đi đến bỏ cơ chế chủ quản đối với các cơ sở giáo dục.

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, phải  giao Bộ GD&ĐT là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp.

"Bố trí cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT "đảm nhiệm 3 mảng công việc lớn của Bộ là: giáo dục phổ thông, dạy nghề, đại học";

"ba bộ phận có trách nhiệm và quyền hạn cụ thể hoạt động tương đối độc lập trong Bộ, đồng thời bảo đảm những mối liên hệ chung trong bộ máy chung của Bộ" như tinh thần Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo trước đây" Hiệp hội nhấn mạnh. 



Xem nguồn

Duyên do trời, phận do người, còn hạnh phúc là do…

Posted: 09 Jul 2016 09:06 AM PDT


Phật nói năm trăm lần ngoái đầu, đổi lấy một lần lướt qua nhau…năm trăm lần kiếp trước đổi lấy một lần lướt qua nhau kiếp này…

Trong cuộc đời quá dài và cũng quá đỗi ngắn này, có những cuộc gặp gỡ trở thành định mệnh, sau đó cũng là đi qua nhau, nhưng lại khiến cho con người ta nhớ về cả một đời. Đến sau cùng để lại cho tôi một nỗi buồn mang tên "tuổi trẻ", thì cũng là duyên gặp nhau của đời này. Bởi vì dấu ấn để lại, là suốt cả một đời…

Có những người yêu nhau rất nhiều năm, và rồi kết cục vẫn là xa cách. Họ nói người kia đã thay đổi, họ nói không hợp nhau, họ nói rất nhiều, rất nhiều lý do…nhưng chẳng phải lý do lớn nhất chính là tình cảm của họ đã thay đổi hay sao? Năm tháng qua đi có thể thay đổi rất nhiều thứ về một người, nhưng thực ra thẳm sâu bên trong, chúng ta vẫn là ta của năm ấy…chỉ là tình cảm đã không còn như lúc đầu.

Vì thế nên chia xa…

Thực ra trong lòng tôi vẫn luôn thầm hi vọng bằng tình cảm của mình rồi thời gian sẽ khiến cho người cảm động. Cũng có lẽ là thầm hi vọng một ngày nào đó người quay đầu, sẽ nhận ra tôi vẫn luôn ở đó chờ đợi. Nhưng đôi lúc hi vọng luôn đi kèm với vô vọng, khiến cho lòng con người ta thổn thức nhưng vẫn không kìm được mà mơ mộng xa vời.Cái gọi là có duyên vô phận, cũng chỉ là gặp được một người, yêu hết lòng hết dạ, để rồi sau đó rời xa nhau. Như tôi gặp được người, biết rõ kết cục của mình nhưng vẫn lựa chọn ở bên người, để rồi khi tình yêu qua đi, dư âm để lại khiến cho trái tim đau đớn biết chừng nào. Vì sao? Vì sao biết rõ kết cục là đường chia hai lối con người ta vẫn lựa chọn ở bên nhau?

Cũng bởi vì gặp được người, tôi biết đời này mình cũng chỉ có thể yêu một người nhiều đến thế. Không phải là sự rung động đầu đời, cũng không phải người khiến cho mình cảm động, cũng không phải là người đã yêu mình rất nhiều năm tháng…mà là gặp được người ở vào thời điểm đó, sự dũng cảm của tuổi trẻ, bao dung, điên rồ, thương, tình yêu chân thật nhất, tôi đều đã dành cho người hết.

Người đầu tiên khiến cho trái tim mình thật sự nhận thức tan vỡ, đó là tình yêu khiến cho con người ta nhớ một đời.. Bởi vì như con người ta thường nói, dù là tình cảm trước đó, hay là tình cảm sau này, cho dù chúng ta có gặp được ai đi chăng nữa, thì cũng sẽ nhớ mãi về tình yêu sâu nặng nhất. Sẽ không khỏi so sánh, sẽ không khỏi hoài niệm. Bởi vì mảnh vỡ trái tim ấy, chúng ta đã mất đi không bao giờ tìm lại được. Cũng như tuổi trẻ, cũng như năm tháng…

Thế nên gặp được rồi, yêu rồi, xa rồi, tôi cũng không hối hận…

Bởi vì tôi biết ở thời điểm ấy, nơi ấy, người đó, khi chúng ta nhìn nhau…cho dù có quay lại bao nhiêu lần đi chăng nữa, thì tôi nhất định cũng sẽ yêu người….

Theo Dear.vn



Source link

Nhiều trường tìm "lối đi riêng" vì bị cấm dạy thêm

Posted: 09 Jul 2016 08:35 AM PDT


Cho tới nay, Thành ủy và UBND TP.Hồ Chí Minh đã chính thức có văn bản, đề nghị cấm dạy thêm, học thêm ở trường, mà chỉ cho phép thực hiện ở trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường.

Tuy nhiên, cho tới nay, khi mà mùa hè của học sinh đã đi qua được hơn 1 tháng, thì cách thực hiện của mỗi trường vẫn rất khác nhau.

Chưa vào lớp 1, học sinh cũng đến trường dịp hè

Sáng ngày 6/7, xác nhận với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Lê Thị Hồng Nhung – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Thọ (đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh) cho biết, trường có tổ chức các lớp ôn tập kiến thức hè cho học sinh.

Trong năm học, Trường tiểu học Lê Văn Thọ là trường học 2 buổi, nhưng dịp hè vẫn mở ra các lớp ôn tập hè, tổ chức vui chơi, giải trí cho các em học sinh, chứ không dạy trước chương trình.

Theo cô Lê Thị Hồng Nhung, việc mở các lớp này là theo nhu cầu, tự nguyện của phụ huynh, chứ trường không yêu cầu hay ép buộc.

Chỉ có khoảng 30% số học sinh của trường theo học các lớp học học hè, khoảng 180 học sinh, trong đó đáng lưu ý có 140 học sinh là năm học sắp tới sẽ bước vào lớp 1, còn lại 40 học sinh là thuộc các khối lớp còn lại.

Học sinh Trường tiểu học Lê Văn Thọ trong giờ ra chơi sáng ngày 6/7 (ảnh: P.L)

Nói về số học sinh lớp 1 tham gia các lớp học này, cô Nhung nhấn mạnh, các em đến trường chủ yếu để làm quen với trường học mới, môi trường hoạt động mới.

Thời gian tổ chức các lớp học này là bắt đầu từ ngày 4/7 đến 28/7/2016. Cô Lê Thị Hồng Nhung cũng cho biết, các lớp học này không phải là dạy thêm, học thêm mà là học sinh đến trường vui chơi, sinh hoạt hè, giải trí, thu tiền đúng theo văn bản chỉ đạo của quận Gò Vấp.

Cùng lúc, cô Nhung cũng đã cung cấp cho phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam văn bản số 1516 do Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp Lê Thị Kim Hạnh ký ngày 17/6/2016 vừa qua.

Văn bản số 1516 ngày 17/6/2016 của UBND quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)

Theo đó, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp có trách nhiệm hướng dẫn các trường mầm non giữ trẻ, các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận tổ chức các lớp ôn tập văn hóa hè, chuẩn bị cho năm học mới theo nhu cầu của phụ huynh.

Thời gian học ở khối mầm non là từ 13/6 đến 10/8, còn phổ thông từ 1/7 đến 31/7. Các mức học phí dành cho tiểu học 1 buổi không quá 150.000 đồng/khóa. Ngoài ra, văn bản này còn quy định mức thu phí vệ sinh, ăn bán trú, tiền nước uống ở toàn bộ các cấp học.

Các trường lúng túng với chỉ đạo cấm dạy thêm ở trường

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cho đến nay, sau khi có chỉ đạo cấm dạy thêm và học thêm tại trường của Thành ủy và UBND TP.Hồ Chí Minh, các trường và quận huyện trên địa bàn do lúng túng, không biết thực hiện như thế nào, nên đã có những cách thực hiện rất khác nhau.

Cụ thể, có trường do đã lỡ thu tiền học của phụ huynh học sinh, nên quyết định trả lại tiền.

Cụ thể, đó là trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên (quận Tân Bình) theo chỉ đạo không tổ chức dạy hè của quận, hay trường trung học phổ thông Thanh Đa (quận Bình Thạnh) mới nhất cũng quyết định trả lại tiền đã thu của phụ huynh.

Một số trường khác không tổ chức dạy trong dịp hè cho học sinh, có thể kể đến trường: trung học phổ thông Võ Thị Sáu, Gia Định, Võ Trường Toản, Nguyễn Hữu Tiến, Gò Vấp, Nguyễn Du, Ngô Gia Tự…hoặc một số trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận 1, quận 3 cũng không dạy hè.

Học sinh Trường Nguyễn Công Trứ trong giờ tan trường học hè sáng ngày 5/7 (Ảnh: P.L)

Trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi (quận 6), Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Trung Trực (quận Gò Vấp), và nhiều trường khác vẫn tổ chức dạy hè bình thường.

Thầy Bùi Trí Hiệp – Hiệu trưởng trường Mạc Đĩnh Chi cho biết, trường hoàn toàn không dạy trước chương trình, mà chỉ ôn tập kiến thức các môn Toán, Văn, Lý, Hóa, Ngoại ngữ cho học sinh theo những chuyên đề được đưa ra từ trước, với mức học phí 8.000 đồng/tiết, tới đầu tháng 8 kết thúc.

Cũng theo thầy Hiệp, việc tổ chức các lớp học này là không bắt buộc, theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh, cũng có rất nhiều học sinh không đến trường học.

Học sinh nào hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có giáo viên chủ nhiệm xác nhận thì sẽ được trường miễn giảm học phí.

Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều Hiệu trưởng cho rằng, dù đã có chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, nhưng do chưa có hướng dẫn chi tiết thực hiện, nên việc thực hiện không đồng nhất giữa các trường, các quận như tình hình hiện nay, sẽ vô tình tạo ra sự không bình đẳng giữa các trường học.

Song song đó, còn có thể gây ra khó khăn cho phụ huynh trong việc trông giữ con trong dịp hè, hay chuyện so bì thu nhập giữa trường này, và trường khác trong các giáo viên.



Xem nguồn

Người giàu tiêu tiền theo 6 cách này nên họ cứ giàu mãi !

Posted: 09 Jul 2016 08:06 AM PDT


Bất kể bạn giàu hay nghèo, những thói quen chi tiêu "nghèo" sẽ rất nhanh chóng rút cạn cả tài khoản dồi dào nhất. Vì vậy, kể cả người giàu cũng rất chú ý đến việc chi tiêu hàng ngày.

"Giá tiền luôn là vấn đề. Tất cả mọi việc đều xoay quanh liệu bạn có chi tiền đúng hay không mà thôi", Amy Salinger – chuyên gia trang phục cá nhân cho các khách hàng triệu phú tiết lộ.

Rất nhiều người giàu không thực sự coi mình là người giàu có, theo Tom Corley – tác giả cuốn sách "Những thói quen giàu có" cho biết. Tâm lý đó đã giúp họ kiểm soát chi tiêu của mình. Theo số liệu ông có được, phần lớn người có tài sản 3,2-5 triệu USD không coi mình là người giàu. "Mối ưu tiên lớn hơn của họ là tích lũy và giữ tiền", ông nói.

rich-2001-1415951934
Kể cả người giàu cũng rất chú trọng đến chi tiêu hàng ngày

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chi tiêu như người giàu và duy trì của cải của mình, kể cả khi không có tài sản 7 chữ số. Dưới đây là những thói quen tiêu tiền của người giàu do CNN thống kê.

Đừng phí tiền vào nhà ở

Sống trong một căn biệt thự xa xỉ quả là tuyệt vời, cho đến khi bạn nhận ra mình chẳng thể mua gì khác sau khi đã trừ khoản trả góp hàng tháng. Corley cho biết, người giàu (có thu nhập hàng năm ít nhất 160.000 USD hoặc 3,2 triệu USD tài sản trở lên) không chi quá 25% thu nhập mỗi tháng cho nhà ở và thậm chí chi dưới 10% cho hoạt động giải trí. Nguyên tắc chung là luôn giữ chi phí nhà cửa dưới 30% thu nhập hàng tháng.

Đừng mua sắm khi đang cần gấp

Dù đó là bộ vest cho buổi phỏng vấn xin việc, hay chiếc xe hơi để thay thế cái cũ đã hỏng hóc, kiểu mua đồ này chính là kẻ thù lớn nhất của bạn, Salinger cho biết. Vì khi ấy, bạn căng thẳng về thời gian, ít so sánh được giữa các cửa hàng và thường khiến mình chi quá tay một cách không cần thiết.

Phô trương đúng cách

Tất cả mọi người đều thích mua sắm, nhưng hãy khiến công việc này giúp ích cho bạn nhiều nhất có thể. Hãy đảm bảo bạn mua hàng chất lượng, hữu dụng và bền.

"Đừng bao giờ chi phóng tay cho những đôi giày cao gót màu tím. Và hãy mua ở cửa hàng nào có chính sách đổi trả", Salinger cho biết.

So sánh giá cả và giá trị

Khi phải quyết định một món hàng nào đó có xứng đáng hay không, bạn nên chia giá của chúng theo số lần sử dụng, Salinger cho biết.

"Với trang phục chẳng hạn, hãy chia chúng cho số lần mặc. Một món đồ không đắt lắm, nhưng hiếm khi mặc cũng có thể chẳng phải món hời. Trong khi đó, món đắt đỏ nhưng được dùng thường xuyên sẽ có giá trị lớn hơn", cô nói.

Áp dụng phương pháp "cao-thấp"

Khi mua quần áo, hãy kết hợp các món đồ cao cấp với những đồ giá rẻ. Salinger từng quở trách một khách hàng vì chi tới 150 USD cho một chiếc áo trắng. "Cái giá ấy không đáng chút nào. Hãy đầu tư cho những món đồ chủ chốt trong tủ quần áo của bạn và tìm hàng giá rẻ cho những món không quan trọng lắm", cô nói.
Cô thường phải đi rất nhiều cửa hàng để chọn đồ cho khách. Rất nhiều quần áo Salinger mua ở khu cao cấp – Bergdorf Goodman được cô phối với hàng giảm giá ở Nordstrom Rack.

Hạn chế chi tiêu vào những đồ "tội lỗi"

Người giàu luôn giới hạn khoản chi cho rượu, thuốc lá và đánh bạc. Chỉ khoảng 6% người giàu chơi xổ số hàng tuần và 16% đặt cược vào thể thao, theo Corley.

Bên cạnh đó, chỉ khoảng 13% người giàu uống đến say xỉn trong tháng trước, so với 60% của người nghèo (thu nhập dưới 35.000 USD một tháng và có dưới 5.000 USD tài sản). Còn về thuốc lá, chỉ 21% người giàu hút thuốc thường xuyên, bằng một nửa người nghèo (47%).

Nguồn Vnexpress



Source link

Những lưu ý về chấm thi và công bố kết quả thi

Posted: 09 Jul 2016 07:52 AM PDT



Theo đó công văn, Bộ GD&ĐT đề nghị các Chủ tịch Hội đồng thi tiếp tục chỉ đạo, tổ chức chấm thi và công bố kết quả thi đúng quy chế, bảo đảm thời gian quy định, nhất là bảo đảm tính khách quan, sự chính xác và công bằng giữa các Hội đồng thi.
 
Trong đó lưu ý các quy định về công tác chấm thi và công bố kết quả thi, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về công tác chấm thi: 

– Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo trực tiếp việc làm phách và bảo đảm an toàn, bảo mật của số phách;

– Tổ chức nghiên cứu, thảo luận kỹ về đáp án, hướng dẫn chấm, biểu điểm; thực hiện nghiêm túc quy định chấm chung để thống nhất trong chấm thi;

– Chấm thi được thực hiện theo quy trình chấm hai vòng độc lập và tại 2 phòng chấm riêng biệt;

– Thực hiện đúng các quy định về cách ghi điểm và quy điểm;

– Thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi, theo cùng tiến độ chấm của Ban Chấm thi;

– Quán triệt cán bộ chấm thi giữ bí mật, không được cung cấp thông tin về hoạt động của Ban Chấm thi và nội dung bài làm của thí sinh, ngoài các báo cáo chính thức của Ban Chấm thi; 

– Thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra;

– Hoàn thành việc chấm thi và lên điểm trước ngày 20/7/2016.

Thứ hai, về công tác công bố kết quả thi

– Các Hội đồng thi phải chuẩn bị tốt hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là hệ thống máy chủ và đường truyền; làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, ưu tiên đường truyền cho việc công bố kết quả thi, bảo đảm không xảy ra nghẽn mạng khi công bố kết quả thi;

– Chậm nhất vào ngày 20/7/2016 dữ liệu kết quả chấm thi của Hội đồng thi phải được cập nhật vào Hệ thống phần mềm quản lý thi THPT quốc gia; 

– Các Hội đồng thi công bố kết quả sau khi đã hoàn thành việc đối sánh giữa kết quả thi lưu tại Hội đồng thi với kết quả thi được cập nhật vào Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia.



Xem nguồn

TS. Lê Viết Khuyến: Có thể dùng đề thi để tránh tiêu cực trong thi cử

Posted: 09 Jul 2016 07:09 AM PDT


TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, cái được lớn nhất của Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua là xã hội nhẹ nhàng hơn, bình an hơn, không ầm ĩ như những năm trước.

PV: Kỳ thi năm nay được Bộ GD&ĐT quán triệt quyết liệt ở từng địa phương về tính nghiêm túc, khách quan. Điều này sau kỳ thi đã được xã hội ghi nhận cao và đánh giá kỳ thi năm nay rất nhẹ nhàng, có đổi mới theo hướng thuận lợi cho thí sinh. Với góc nhìn của ông, ông đánh giá thế nào?

Ông Lê Viết Khuyến: Giữa lúc kỳ thi đang diễn ra thì tôi có chuyến công tác tại Cần Thơ và điều làm tôi ấn tượng là kỳ thi diễn ra êm đềm, cảm tưởng như kỳ thi không diễn ra, mà có lẽ nơi khác cũng như vậy.

Có lẽ lâu lắm rồi mới có một sự phối hợp giữa Bộ, các địa phương, cơ quan ban ngành về kỳ thi được làm tốt như năm nay, tôi thấy hướng đó là tích cực và có đổi mới. 

TS. Lê Viết Khuyến. 

Còn những điều tôi chưa hài lòng về kỳ thi cũng có thể là do những quyết định từ những năm trước, nên nếu muốn sửa có lẽ phải chờ năm tới hoặc những năm tiếp sau.

Ông có nghĩ rằng năm tới chúng ta sẽ phải đổi mới lại phương thức thi để tiến tới thật gọn nhẹ, nhưng cũng đánh giá được khách quan chất lượng kỳ thi?

Ông Lê Viết Khuyến: Tôi vẫn băn khoăn giữa hai loại cụm thi, bởi hai loại cụm thi này đề thi đều giống nhau, barem thi giống nhau, coi thi, chấm thi giữa hai loại này về tương quan có thể khác nhau.

Ý kiến của thầy Văn Như Cương về thi quốc gia 2016

(GDVN) – Tôi thấy không nên tổ chức kỳ thi 2 trong 1. Bộ GD&ĐT không nên ôm toàn quyền mà nên trao quyền cho các cấp.

Quyền lợi của thí sinh ở hai loại cụm thi này cũng khác nhau, một bên để xét tốt nghiệp phổ thông, một bên dùng để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, chuyện này là chuyện không bình thường.

Có thể làm cho xã hội, cho thí sinh nghĩ rằng cụm thi địa phương sẽ gian lận nhiều hơn, chất lượng kém hơn.

Nếu hai cụm thi với hai loại đề thi khác nhau thì còn có thể chấp nhận được. Do đó, dứt khoát năm tới phải bỏ hai loại cụm thi này. Chỉ có một loại cụm thi.

Nhiều học giả, nhiều người vẫn nói đây là kỳ thi "hai trong một", tôi nghĩ không phải, đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Có những ý kiến nói phải bỏ kỳ thi này để cho các địa phương tự ra đề, tự công nhận, đó là điều không được.

Nếu để địa phương tự công nhận sẽ đẻ thêm bệnh chạy theo thành tích. 

Như vậy thì chức năng của Bộ GD&ĐT ở đâu trong vấn đề quản lí thi?

Ông Lê Viết Khuyến: Bộ GD&ĐT không phải đứng ra quản lí kỳ thi này, mà Bộ chỉ việc ra đề, barem điểm, quy chế. Còn vấn đề tổ chức thi thì giao cho địa phương làm.

Dứt khoát kỳ thi này phải là kỳ thi quốc gia, Bộ là nơi ra đề thi, quyết định phương án thi, barem điểm. 

Các thi sinh tham gia Kỳ thi THPT Quốc gia 2016.

Hiện nay việc quy định 4 môn thi, trong đó có 1 môn tự chọn là góp phần giúp thí sinh học lệch, điều này cần điều chỉnh trong những năm tới vì hậu quả rất nghiêm trọng.

Điều nữa, đề thi hiện nay cơ bản vẫn theo dạng tự luận, đề thi không mang tính tiêu chuẩn và do đó kết quả thi chỉ dùng được cho năm đó, điều này phải thay đổi theo hướng dùng các đề thi tiêu chuẩn. Phải nhanh chóng xây dựng các ngân hàng đề thi tiêu chuẩn như Đại học Quốc gia Hà Nội đã làm.

Năm nay, thí sinh không được rút hồ sơ đã đăng ký

(GDVN) – Chiều 4/7, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thông báo kết thúc công tác coi thi kỳ thi THPT quốc gia 2016, tại đây nhiều vấn đề "nóng" được lãnh đạo Bộ trao đổi.

Trong đề thi nên mạnh dạn dùng các dạng trắc nghiệm khách quan, đề dạng này không đòi hỏi học sinh học thuộc lòng nên mới hạn chế tiêu cực trong thi cử. Bên cạnh đó phải có barem điểm chuẩn, không phải cứ thi là đỗ 99%?

Trước đó dư luận cho rằng kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay khiến các trường đại học, cao đẳng khó chọn được học sinh, vi phạm quyền tự chủ…?

Ông Lê Viết Khuyến: Hoàn toàn không phải vậy. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, yêu cầu chỉ như vậy.

Việc xét tuyển hay thi tuyển vào từng trường là quyền của các trường. Bởi trường nào không tin vào kết quả của kỳ thi này hoàn toàn có thể có thêm những đợt thi khác của từng trường, điều này không ai cấm.

Tôi biết còn có những ý kiến nói nên bỏ kỳ thi THPT và để cho các trường tự tổ chức kỳ tuyển sinh riêng của mình, đó là xu hướng cực đoan mà đi ngược lại xu hướng chung của thế giới. 

Theo ông, hướng đổi mới kỳ thi năm tới nên vận dụng theo hướng như thế nào?

Ông Lê Viết Khuyến: Những điều tôi nói ở trên nếu khắc phục tốt thì sẽ tạo ra hướng đổi mới. Trong hoàn cảnh hiện nay nên vận dụng theo hướng tổ chức thi như Đại học Quốc gia Hà Nội đã làm, từ cách làm đề, xây dựng đề, tổ chức thi để cho kỳ thi tốt nhất.

Còn năm nay thi vẫn theo lối mòn cũ nên đề thi không mang tính chất tiêu chuẩn. Đề thi tiêu chuẩn sẽ hạn chế được tiêu cực, học thuộc lòng, tính không toàn diện…

Trân trọng cám ơn ông.



Xem nguồn

6 đạo lý đơn giản của Phật gia giúp chúng ta thay đổi cuộc đời

Posted: 09 Jul 2016 07:05 AM PDT


Cuộc sống xô bồ đôi khi khiến con người ta mất đi phương hướng, rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn chán. Những giáo lý đạo Phật dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời mình theo hướng tích cực hơn.

 

1. Cảm ơn thiên nhiên vì đã cung cấp thức ăn cho mình

Hãy luôn biết cảm ơn thiên nhiên vì những gì chúng mang lại cho bạn. Nếu không có thiên nhiên bạn sẽ chẳng thể tồn tại trên đời.

2. Biết dừng lại, lắng nghe và điềm tĩnh

Luôn thận trọng với phát ngôn của mình. Khi cảm thấy mình sắp nói ra lời bất hảo, hãy biết cách kiềm chế mà dừng lại để cân nhắc xem có đáng tổn đức vì khẩu nghiệp hay không.

Cố gắng nói những lời vui vẻ, thiện ý, tránh làm tổn thương người khác gây khẩu nghiệp. Nhẫn nại lắng nghe ý kiến người khác để có thể hiểu và đồng cảm.

3. Hãy biết ơn

Luôn ý thức được mình đang sở hữu gì và được giúp đỡ gì. Con người trong cuộc đời luôn gắn liền với xã hội, có thể nhận được tương trợ từ người khác. Một khi hàm ơn cần tỏ thái độ biết ơn và đền đáp nếu có cơ hội.

Biết ơn là mỹ đức giúp con người hướng thiện và chỉ có ở những người thiện lương. Người vô ơn sẽ không bao giờ được phúc báo và chắc chắn sẽ tạo nghiệp sau này.

4. Luôn sống lương thiện và hòa nhã với mọi người

Hãy luôn sống lương thiện, sẵn lòng tương trợ người gặp khó khăn. Một cá nhân nếu đối xử hòa nhã với mọi người sẽ luôn được người người yêu mến.

Làm từ thiện xuất phát từ trong tâm chắc chắn sẽ được phúc báo. Hãy ghi nhớ điều này để rộng mở tấm lòng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thiệt thòi.

5. Luôn nỗ lực khai mở trí tuệ

Người có trí tuệ sẽ giúp ích cho xã hội và bản thân. Đừng ngại ngần học hỏi và trau dồi kiến thức bởi còn có quá nhiều thứ con người chưa thể biết hết về cuộc sống này. Việc nỗ lực học hỏi và khai mở trí tuệ là nền tảng để con người tiến xa hơn, vươn tới những chân trời mới.

6. Đừng ngại thay đổi

Cuộc sống luôn đổi thay và việc chấp nhận nó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của con người. Nên biết trân quý hiện tại, lưu giữ và trân trọng quá khứ thay vì hoài niệm quá độ. Hướng tới tương lai với tâm thái từ bi và hướng thiện.

Theo minhbao.net



Source link

Điều chỉnh nhiều chế độ ưu tiên để xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016

Posted: 09 Jul 2016 06:27 AM PDT


Đối tượng ưu tiên 01: Bổ sung điều kiện có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực 1 trên 18 tháng;

Khu vực 2: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc khu vực 1).

Quy định hưởng chế độ ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú: Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã đặc biệt khó khăn nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã (Thành phố trực thuộc tỉnh) có ít nhất một trong các xã đặc biệt khó khăn.

Những điều chỉnh về chế độ ưu tiên để xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016 (Ảnh: Thùy Linh)

Những điều chỉnh này đã được cập nhật trong cơ sở dữ liệu thi THPT quốc gia và Bộ GD&ĐT đã chuyển toàn bộ dữ liệu về chế độ ưu tiên cho các sở, các trường (trong đó cung cấp đầy đủ danh sách xã đặc biệt khó khăn và xã khu vực 1).

Tuy nhiên thí sinh cần nắm vững vấn đề này để tự xác định chế độ ưu tiên cho mình và cung cấp đầy đủ minh chứng cho trường Đại học, Cao đẳng khi nhập học; cán bộ làm việc tại các điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển trực tuyến cần nắm vững vấn đề này để tư vấn cho thí sinh.

Các trường Đại học, Cao đẳng phải nắm vững các thay đổi này để rà soát hồ sơ nhập học của thí sinh cũng như rà soát minh chứng khi thí sinh có nguyện vọng điều chỉnh chế độ ưu tiên trong tuyển sinh.

Năm 2016 có thêm phương thức xét tuyển theo nhóm trường

Hiện nay cả nước đã có 2 nhóm trường có đề án: Nhóm trường do trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì và nhóm trường do Đại học Đà Nẵng chủ trì.

Thí sinh đăng ký vào nhóm trường chỉ được đăng ký tối đa 4 ngành ở đợt 1 và 6 ngành ở các đợt bổ sung. Nếu đăng ký từ 2 trường trong nhóm trở lên sẽ không được phép đăng ký thêm trường ngoài nhóm;

Thí sinh đăng ký vào nhóm trường phải điền vào Phiếu đăng ký xét tuyển của nhóm.

Điểm khác biệt của Phiếu đăng ký xét tuyển vào nhóm trường là:

– Phải đăng ký tất cả các ngành (của các trường trong nhóm) trong 1 phiếu và xếp thứ tự từ 1 đến tối đa 4 (hoặc 1- tối đa 6 trong các đợt bổ sung).

Trong mỗi ngành phải điền mã trường cùng mã ngành (nhóm ngành); Nhóm GX và nhóm Đại học Đà Nẵng quy định: mỗi trường trong nhóm thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 2 ngành (nhóm ngành).

– Thí sinh nộp đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển bằng đường bưu điện hoặc tại trường cho trường có nguyện vọng 1 (nhóm GX) và gửi bằng đường bưu điện cho Đại học Đà Nẵng (nhóm Đại học Đà Nẵng). Việc đăng ký trực tuyến sẽ theo quy định chung.



Xem nguồn

Comments