Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nội tình vụ hiếp dâm gây rúng động nước Mỹ của sinh viên Stanford

Posted: 09 Jun 2016 08:50 AM PDT


 – Dư luận Mỹ từng hết sức phẫn nộ trước bản án quá khoan dung với một nam sinh ĐH Stanford – ngôi sao bơi lội của trường – về tội tấn công tình dục một nữ sinh. Sự phẫn nộ lại càng sôi sục hơn khi mới đây bức thư gây tranh cãi của bố nam sinh này được công khai.

ĐH Stanford, lạm dụng tình dục, tấn công tình dục, lạm dụng tình dục trong trường đại học
Brock Turner, sinh viên ĐH Stanford, bị cáo trong vụ tấn công tình dục một phụ nữ bất tỉnh

Hai bức thư gây tranh cãi

Brock Turner bị kết án hồi tháng 3 năm nay vì tội tấn công tình dục một phụ nữ bất tỉnh trong một bữa tiệc huynh đệ hồi tháng Giêng năm 2015 diễn ra ở một trong những ngôi trường danh giá nhất nước Mỹ. Brock có nguy cơ nhận bản án 14 năm tù, trong khi các công tố viên đề nghị 6 năm.

Tuy nhiên, thay vào đó, cậu chỉ phải nhận mức án 6 tháng tù, cộng với 3 năm quản chế sau khi thẩm phán lo ngại rằng một bản án nặng hơn sẽ "gây ảnh hưởng nghiêm trọng" tới nam sinh 20 tuổi này.

Bản án quá khoan dung với Brock nhận được sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía các công tố viên, những người ủng hộ nạn nhân và đông đảo cộng đồng mạng xã hội.

Cơn phẫn nộ của dư luận một lần nữa được khơi lại hôm 5/6 khi xuất hiện bức thư được viết bởi bố của Brock – thứ được đánh giá là một sự bao biện và bênh vực một cách vô lý.

"Cuộc sống của thằng bé sẽ không bao giờ giống như thứ mà thằng bé từng mơ ước và từng làm việc rất vất vả để đạt được" – ông Dan A. Turner viết trong thư và nói rằng con trai ông lẽ ra chỉ đáng nhận án treo, chứ không phải án tù. "Đó là một cái giá quá đắt phải trả cho 20 phút hành động trong tổng số 20 năm cuộc đời thằng bé".

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Washington Post hôm 6/6, luật sư thành phố Santa Clara – Jeff Rosen xác nhận rằng bức thư đã được đệ trình lên tòa án trước khi bản án của Turner được đưa ra. Ông chỉ trích nội dung bức thư khi làm giảm tội tấn công tình dục tàn bạo xuống thành "20 phút hành động". Ông cũng lên án Turner và bố cậu khi không thừa nhận tội lỗi của mình.

"Cho đến hôm nay, bị cáo vẫn phủ nhận những gì mình đã làm" – ông Rosen cho biết.

Trong khi đó, luật sư của Brock Turner không phản hồi lại tờ The Post khi tờ này xin ý kiến về bức thư của ông Dan Turner.

Bức thư gây tranh cãi này được công khai 3 ngày sau khi các công tố viên công khai một bức thư khác được viết bởi chính nạn nhân (giấu tên).

Hai bức thư nhận được hai phản ứng hoàn toàn trái ngược từ phía dư luận. Trong khi bức thư của ông Dan Turner được đánh giá là "thiển cận" thì bức thư của cô gái được cho là mạnh mẽ và gây xúc động.

Bức thư bắt đầu bằng cách thẳng thắn lên án kẻ tấn công. "Anh không biết tôi, nhưng anh đã ở bên trong tôi, và đó là lý do tại sao chúng ta ở đây ngày hôm nay" – bức thư được đọc trước tòa. Sau đó, cô cho biết cô quyết định tham gia bữa tiệc để có thời gian vui vẻ cùng em gái. Và cô đã mất cảnh giác, uống rượu và say xỉn như thế nào. "Điều tiếp theo tôi còn nhớ là tôi ở trên một chiếc cáng trong một hành lang. Máu của tôi chảy ra đã bị khô, bàn tay và khuỷu tay bị băng. Tôi nghĩ rằng có lẽ mình bị ngã và đang ở trong văn phòng quản lý của trường. Tôi đã rất bình tĩnh và tự hỏi em gái tôi đang ở đâu. Một nhân viên giải thích rằng tôi đã bị tấn công. Tôi vẫn rất bình tĩnh và nghĩ rằng anh ấy đã nhầm người. Tôi không biết bất kỳ ai trong bữa tiệc. Khi được phép sử dụng nhà vệ sinh, tôi kéo chiếc quần bệnh nhân mà họ đã mặc cho tôi xuống, rồi kéo chiếc quần lót, nhưng tôi không cảm thấy gì".

Cô miêu tả chi tiết và đau đớn việc nhân viên bệnh viên ghi lại tình trạng tấn công của mình bằng những thuật ngữ. "Tôi muốn cởi bỏ thân thể mình như cởi bỏ một chiếc áo, vứt nó lại bệnh viện cùng với mọi thứ khác".

Cô nói rằng Turner là một "kẻ săn thịt người", và anh ta đã chọn ra "con linh dương bị thương trong đàn, hoàn toàn cô độc và dễ tổn thương, không thể kiểm soát được bản thân…"

"Đôi khi tôi nghĩ rằng, nếu tôi không đi thì chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng sau đó tôi nhận ra, nó vẫn sẽ xảy ra, nhưng là với một người khác… Anh bị kết án vì lạm dụng tôi với mục đích xấu, và tất cả những gì anh có thể thừa nhận là đã uống rượu. Đừng nói một cách buồn bã rằng cuộc sống của anh đã đảo lộn, vì rượu khiến anh làm những điều xấu xa" – cô gái viết.

Kẻ hiếp dâm tàn bạo hay nạn nhân khờ dại của tiệc tùng?

ĐH Stanford, lạm dụng tình dục, tấn công tình dục, lạm dụng tình dục trong trường đại học
Brock Turner là một vận động viên bơi lội xuất sắc của  ĐH Stanford

Trong khi đó, bức thư của ông bố Dan Turner lại nhìn sự việc dưới một góc độ khác.

"Trước hết, cho phép tôi nói rằng Brock hoàn toàn suy sụp sau sự việc ngày 17-18/1/2015. Thằng bé sẽ làm bất cứ điều gì để được quay trở lại đêm hôm đó để làm lại từ đầu. Trong nhiều cuộc trò chuyện giữa tôi và Brock kể từ ngày hôm đó, tôi có thể nói với các bạn rằng thằng bé thực sự hối lỗi vì những gì đã xảy ra trong đêm hôm đó và thực sự xin lỗi vì những nỗi đau đã gây ra cho tất cả những người có liên quan. Brock thực sự hối hận về hành động của mình".

Tuy nhiên, luật sư Rosen cho biết Brock Turner chưa bao giờ nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Nếu cậu ta làm vậy, các công tố viên có thể đã đồng ý giảm đề xuất xuống thấp hơn 6 năm tù.

Bức thư của ông bố Dan Turner sau đó miêu tả cậu con trai là một người "dễ gần" và có "sự mạnh mẽ nội tâm" – những yếu tố giúp cậu trở thành một vận động viên bơi lội xuất sắc. Và họ cũng rất tự hào khi được nhận vào ngôi trường có tỷ lệ trúng tuyển 4% này.

Tuy nhiên, ông Turner sau đó khẳng định con trai ông không phải là một kẻ "khát tình dục", mà chỉ là một nạn nhân.

"Thằng bé thể hiện xuất sắc trên lớp học, trong đó ¼ số môn đạt điểm GPA đứng đầu trong số các thành viên của đội bơi. Điều mà chúng tôi không nhận ra là việc Brock đã phải khó khăn như thế nào khi phải sống xa nhà… Khi thằng bé về nhà vào dịp nghỉ Giáng sinh, nó đã vỡ òa và nói với chúng tôi rằng đã phải cố gắng như thế nào để hòa nhập".

"Nhìn lại, rõ ràng là Brock đã vô cùng cố gắng để hòa nhập ở Stanford và bị sa chân vào văn hóa rượu chè, tiệc tùng. Văn hóa này bị đầu têu bởi những sinh viên khóa trước trong đội bơi và đóng vai trò trong sự việc xảy ra vào ngày 17-18/1/2015".

Trong suốt phiên tòa, các công tố viên cho rằng Brock Turner là một phần trong một vấn đề lớn hơn. "Cậu ấy có thể không giống một tên hiếp dâm, nhưng cậu ấy là… bộ mặt của vấn đề tấn công tình dục trong trường đại học" – luật sư Alaleh Kianerci khẳng định với bồi thẩm đoàn.

Tuy nhiên, theo bức thư gửi tới thẩm phán của ông Dan Turner, dường như ông đã lấy tình trạng phổ biến của vấn đề này để lật ngược kịch bản, và làm lá chắn che giấu trách nhiệm cá nhân của con trai ông.

Những nội dung trong bức thư bị cộng đồng mạng phản ứng kịch liệt. Thành viên tên Nick Davis nhận xét: "Tôi hiểu rằng người cha vô cùng đau đớn và tôi cảm thông với điều đó. Nhưng bản thân bức thư này là một sự phẫn nộ".

Tuy vậy, bất chấp sự phẫn nộ của dư luận, bức thư của ông bố lại đạt được những gì mình muốn: thuyết phục được thẩm phán Aaron Persky.

"Một án tù sẽ gây ra tác động nghiêm trọng tới cậu ấy… Tôi nghĩ là cậu ấy sẽ không phải là một mối nguy hiểm với người khác" – thẩm phán viện dẫn tuổi trẻ và lý lịch trong sạch của Turner để đưa ra bản án nhẹ nhàng này.

Phán quyết của ông ngay lập tức trở thành mục tiêu chỉ trích của dư luận. Một bản kiến nghị trên trang Change.org đã thu được 12.000 chữ ký, đề nghị xem xét lại vị trí của ông và chắc chắn sẽ gây khó khăn cho cuộc bầu cử sắp tới của vị thẩm phán này.

Bức thư đầy sức mạnh

ĐH Stanford, lạm dụng tình dục, tấn công tình dục, lạm dụng tình dục trong trường đại học
Brock Turner nhận mức án 6 tháng tù và 3 năm án treo – một bản án được cho là quá khoan dung với tội trạng

"Thành thật mà nói, thứ đã giúp vụ án này thu hút được sự quan tâm của dư luận toàn nước Mỹ là nhờ bức thư đầy sức mạnh của nạn nhân. Chưa bao giờ trong suốt 20 năm làm công tố viên của tôi, tôi được thấy những lời lẽ mạnh mẽ như thế" – luật sư Rosen khẳng định.

Ông cho rằng bức thư của cô gái 23 tuổi này không chỉ kể câu chuyện của cô. "Nó kể câu chuyện mà hàng ngàn nạn nhân tấn công tình dục đã trải qua".

"Anh nói rằng tôi muốn cho mọi người thấy chỉ một đêm say khướt là có thể hủy hoại một cuộc đời ư?" – cô viết.

"Hủy hoại một cuộc đời, một cuộc sống, của anh, và anh quên mất rằng cuộc đời của tôi cũng bị hủy hoại. Hãy để tôi nói lại cho anh rõ, tôi muốn cho mọi người thấy chỉ một đêm say xỉn là có thể hủy hoại cả hai cuộc đời. Của anh và của tôi. Anh là nguyên nhân, còn tôi là hậu quả…"

"Anh kéo tôi xuống địa ngục cùng với anh… Thiệt hại của anh có thể nhìn thấy: bị tước danh hiệu, bằng cấp, đuổi học. Còn thiệt hại của tôi thì ở bên trong, không thể nhìn thấy và tôi phải mang theo nó.

Anh lấy đi của tôi giá trị, sự riêng tư, năng lượng, thời gian, sự an toàn, sự thân mật, sự tự tin và tiếng nói của mình, cho tới ngày hôm nay. Hậu quả đã thấy rõ, và không ai có thể làm lại. Và bây giờ cả hai chúng ta đều có một sự lựa chọn. Chúng ta có thể để cho chuyện này phá hủy bản thân, tôi cứ giận dữ và đau đớn, còn anh cứ phủ nhận. Hoặc là chúng ta có thể đối mặt với nó. Tôi chấp nhận nỗi đau, anh chấp nhận trừng phạt, và chúng ta tiếp tục sống" – nạn nhân viết.

  • Nguyễn Thảo(Theo Washington Post)



Xem nguồn

Thông tin mới nhất về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016

Posted: 09 Jun 2016 08:07 AM PDT


 – Bộ GD-ĐT vừa chính thức cập nhật thông tin liên quan tới tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016 tới ngày 7/6.

Thông tin bao gồm, thông tin tuyển sinh cụ thể của các đại học, học viện, các trường cao đẳng trong toàn quốc do các trường cung cấp được cập nhật tới 17h ngày 7/6.

tuyển sinh đại học cao đẳng 2016, tuyển sinh đại học, tuyển sinh đại học 2016, thi đại học

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cung cấp danh mục các trường THPT và tương đương, khu vực của các trường. Bảng phân chia các khu vực tuyển sinh theo đơn vị hành chính thuộc tỉnh.Mã tỉnh, quận huyện đăng ký dự thi. 

Bộ GD-ĐT cũng thông báo sẽ cập nhật thường xuyên các thông tin này sau khi các trường hoàn thành việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định hiện hành.

Dưới đây là thông tin tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ và mã khu vực tuyển sinh (bấm vào link để tải về)

Thông tin ĐH các tỉnh phía Bắc (link).

Thông tin CĐ các tỉnh phía Bắc (link).

Thông tin ĐH các tỉnh phía Nam (link).

Thông tin CĐ các tỉnh phía Nam (link).

Mã khu vực tuyển sinh năm 2016 (link)

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

Nữ sinh ngỡ ngàng vì được cầu hôn trong lễ tốt nghiệp

Posted: 09 Jun 2016 07:24 AM PDT


Tấm bằng tốt nghiệp đại học không phải là thứ duy nhất mà nữ sinh trường Hunter College (Mỹ) nhận được tại lễ tốt nghiệp hôm 2/5.

cầu hôn, cầu hôn trong lễ tốt nghiệp, lễ tốt nghiệp
Chàng phi công xuất hiện trên sâu khấu trong sự ngỡ ngàng của bạn gái

Cô sinh viên năm cuối Nadiya Vengrenruk đã vô cùng ngạc nhiên khi chàng phi công cấp cao Pavel Auxtin – bạn trai lâu năm của cô – xuất hiện trên sân khấu hội trường Madison Square Garden để ngỏ lời cầu hôn.

Vengrenruk, 22 tuổi đang rất hồi hộp khi được hiệu trưởng Jennifer Raab gọi tên lên nhận bằng tốt nghiệp. "Chân tôi run lên" – cô chia sẻ.

Cô sinh viên ngành tâm lý học không hề biết tới sự xuất hiện của cậu bạn trai 23 tuổi vì nghĩ rằng anh vẫn đang ở Colorado và không thể tới dự lễ tốt nghiệp.

Đột nhiên, hiệu trưởng Raab cất lời: "Chàng phi công Auxtin nghĩ rằng ngày hôm nay em nên có gì đó bên cạnh tấm bằng tốt nghiêp. Vì thế, tôi sẽ trao sân khấu lại cho cậu ấy".

cầu hôn, cầu hôn trong lễ tốt nghiệp, lễ tốt nghiệp
Màn cầu hôn nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng của hàng ngàn người tham dự lễ tốt nghiệp

Auxtin bước lên sân khấu trong bộ quân phục cùng bó hoa trên tay, cả hội trường ngập tràn trong tiếng vỗ tay, trong khi Vengrenruk thì xúc động rơi nước mắt. Cô bối rối trong chiếc áo choàng, mũ tốt nghiệp, băng qua sân khấu ôm hôn bạn trai.

"Nadiya, thật khó khăn khi chúng ta phải ở xa nhau quá lâu như vậy" – chàng phi công lên tiếng đầy xúc động trước hàng ngàn người tham dự buổi lễ. "Và trong kỳ học cuối cùng này, tất cả những gì anh đã nói với em là hãy tốt nghiệp đi, và anh hứa là chúng ta sẽ ở bên nhau. Vì thế, hôm nay anh đến đây để thực hiện lời hứa đó. Em đồng ý làm vợ anh nhé?"

Cả hội trường rung chuyển bởi những tràng vỗ tay cuồng nhiệt khi Vengrenruk cúi xuống và hôn Auxtin say đắm.

Được biết, cha mẹ Auxtin biết rõ về kế hoạch này và là những người giúp sức trong việc lên kế hoạch cùng với đội ngũ nhân viên trường Hunter.

"Tôi không hề biết gì… Chắc hẳn tôi đang nằm mơ" – trong đầu Vengrenruk chỉ vang lên điều đó trước khi nói lời đồng ý.

cầu hôn, cầu hôn trong lễ tốt nghiệp, lễ tốt nghiệp
Cặp đôi này đã phải trải qua quãng thời gian khó khăn khi phải yêu xa

Cặp đôi này gặp nhau từ khi còn học ở trường trung học Fort Hamilton, Bay Ridge, Brooklyn và họ yêu nhau từ khi đó.

"Đó thực sự là một hành trình" – Auxtin nói sau màn xuất hiện bất ngờ. "Thật khó khăn khi tôi ở Colorado, còn cô ấy ở New York".

  • Nguyễn Thảo(Theo New York Daily News)



Xem nguồn

Đề thi THPT quốc gia môn Sinh: Giải mã 3 dạng bài tập khó

Posted: 09 Jun 2016 06:42 AM PDT


Trong đề thi THPT quốc gia môn Sinh học có 3 dạng bài tập khó, đòi hỏi tư duy vận dụng cao nhằm phân loại học sinh.

>> Tham khảo GỢI Ý LÀM BÀI THI MÔN TOÁN
>> Tham khảo GỢI Ý LÀM BÀI THI MÔN TIẾNG ANH

bí quyết làm bài môn Sinh học, làm bài môn SInh học

Thầy giáo, ThS. Nguyễn Thành Công, giáo viên THPT Chuyên (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

Trong đề thi THPT quốc gia, di truyền học quần thể thường được ra dưới dạng kiến thức vận dụng thực tiễn, chẳng hạn: từ tỷ lệ người mắc bệnh di truyền nào đó, ta có thể tính toán được tần số alen và tỷ lệ người dị hợp trong quần thể, từ đó đưa ra các dự đoán xác suất sinh con bị bệnh, điều này có ý nghĩa quan trọng trong y học dự phòng cũng như di truyền học tư vấn.

Trong đó, có ba dạng bài khó mà SGK không đề cập cụ thể. Thầy giáo, ThS. Nguyễn Thành Công (Giáo viên THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) sẽ chỉ ra và hướng dẫn phương pháp làm ba dạng bài này.

Qua ba dạng bài này, ThS. Nguyễn Thành Công đưa ra lời khuyên: "Ngoài việc học thuộc kiến thức trong SGK, học sinh cần rèn luyện để vận dụng thực tế và ứng dụng vào cuộc sống. Nếu chỉ học thuộc, học sinh sẽ "bó tay" với những câu hỏi khó/cực khó trong đề thi".

XEM LỊCH THI CHI TIẾT:
bí quyết làm bài môn Sinh học, làm bài môn SInh học

  • Thầy giáo Nguyễn Thành Công



Xem nguồn

Cha mẹ quỳ lạy 2.000 bậc thang cầu con đỗ đại học

Posted: 09 Jun 2016 05:59 AM PDT


Nhiều cha mẹ thí sinh tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã không ngần ngại bỏ sức quỳ lạy trên 2.000 bậc thang đá để cầu khấn con mình đỗ đại học.

kỳ thi  đại học Trung Quốc, cao khảo, gaokao, cha mẹ quỳ lạy

Các học sinh Trung Quốc đang bước vào kỳ thi cao khảo (gaokao), kỳ thi đại học quốc gia tại nước này. Ngày đầu tiên diễn ra kỳ thi, 7/6, tại ngọn núi Kim Tử, thuộc tỉnh Quảng Đông xuất hiện để quỳ lạy, cầu khấn cho con mình vượt qua kỳ thi.

kỳ thi  đại học Trung Quốc, cao khảo, gaokao, cha mẹ quỳ lạy

Ngọn núi Kim Tử có một đường bậc thang bằng đá dẫn từ chân núi lên tới đỉnh, dài hơn 500m với 2.000 bậc thang, độ dốc khoản 80 độ. Đường bậc thang này uốn lượn giống như cá chép vượt vũ môn, vì thế nhiều người tin rằng, quỳ bái ở đây sẽ hiệu nghiệm.

kỳ thi  đại học Trung Quốc, cao khảo, gaokao, cha mẹ quỳ lạy

Các bậc phụ huynh thể hiện lòng thành bằng cách nâng bó hoa màu đỏ trên tay, quỳ lạy từng bậc một cho tới khi lên tới đỉnh núi. Tại vị trí cao khoảng 1.417m so với mực nước biển, người ta dựng một cái cổng gọi là “Cổng Trạng nguyên”. Nhiều phụ huynh treo những bông hoa này lên cổng để cầu khấn.

kỳ thi  đại học Trung Quốc, cao khảo, gaokao, cha mẹ quỳ lạy

Đường bậc thang khá hẹp, leo bình thường cũng rất vất vả. Nếu là thanh niên cũng phải mất 2-3 tiếng mới leo hết 2.000 bậc thang này. Còn với người già có thể mất tới 3-4 tiếng.

kỳ thi  đại học Trung Quốc, cao khảo, gaokao, cha mẹ quỳ lạy

Từ trước khi kỳ thi cao khảo diễn ra nửa tháng, người dân khắp nơi trong tỉnh đã kéo về núi Kim Tử. Ban đầu họ dâng hương lễ thần tài ở động Kim Tử dưới chân núi. Sau đó họ sẽ quỳ lạy trên đường bậc thang dẫn lên đỉnh núi để cầu khấn.

Hà Phương (theo Sina)

Tin liên quan



Xem nguồn

Trường học bất ngờ trả lại tiền học thêm

Posted: 09 Jun 2016 05:17 AM PDT


Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Tân Bình, TP.HCM bất ngờ thông báo trả lại tiền học thêm đã thu trước đó.

Chiều ngày 9/6, trên website của nhà Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Q.Tân Bình bất ngờ đưa ra thông báo đến  phụ huynh đã đóng tiền học phí cho học sinh học thêm trong thời gian vừa qua, liên hệ văn phòng nhà trường để nhận lại.

dạy thêm, học thêm

Thông báo của Trường THCS Ngô Sĩ Liên,

Q.Tân Bình

Ban giám hiệu trường nhà trường cũng đưa ra lời xin lỗi phụ huynh và mong nhận được lời cảm thông.

Được biết, lý do nhà trường trả lại tiền học thêm là do ngày 8/6 Phòng GD- ĐT Quận Tân Bình đã có văn bản yêu cầu tất cả các trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận tuyệt đối không được dạy thêm, học thêm cho học sinh dưới bất kỳ hình thức nào trong dịp hè này.

Phòng cũng yêu cầu các trường phải phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi, ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống nhằm tạo điều kiện cho các em có sân chơi ngày hè thật sự ý nghĩa, bổ ích.

Liên quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm, trước đó, Văn phòng Thành ủy TP.HCM thông báo kết luận của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, theo đó kể từ năm học 2016- 2017 chấm dứt việc tổ chức học thêm, dạy thêm tại các trường trên địa bàn thành phố, chỉ cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường. Việc phụ đạo cho học sinh chưa theo kịp chương trình học hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu học phí của học sinh. Việc cấp giấy phép và quản lý tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm các Trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường theo đúng quy định pháp luật.

Vấn đề này được Bí thư Đinh La Thăng nhắc lại một lần nữa trong buổi làm việc giữa Bộ GD-ĐT với UBND TP.HCM ngày 7/6 vừa qua. Quy định nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường của TP.HCM đến nay vẫn đang gây tranh cãi.

Lê Huyền



Xem nguồn

Nguyên tố siêu nặng của bảng tuần hoàn đã có tên

Posted: 09 Jun 2016 04:35 AM PDT


Vừa mới hôm qua, thứ Tư 08/6/2016, nguyên tố mới 113 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố (thường gọi là bảng tuần hoàn Mendeleev) đã được các nhà phát minh ở Viện nghiên cứu Riken (Tokyo, Nhật Bản) đặt tên là "Nihonium" và ký hiệu là Nh.

nguyên tố siêu nặng, bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

GS. Kosuke Morita của trường Đại học Kyushu Morita, đứng đầu tập thể phát minh nguyên tố mới "Nihonium" ở Riken. (Ảnh: Thestar)

Các nguyên tố tổng hợp nhân tạo mới với 113 proton trong hạt nhân được nhóm nghiên cứu Riken tạo ra bằng cách cho bắn phá ion kẽm lên bia bismuth trên máy gia tốc của viện Riken.

Thí nghiệm tổng hợp nguyên tố mới Nh đề cập trên đây chính thức công bố đầu tiên vào ngày 23/7/2004. Bấy giờ, các nhà khoa học ở Riken đã bắn vào bia Bismuth-209 (có số Z=83) với "đạn" Zinc-70 (với Z=30) và thu nhận được nguyên tử chưa từng biết ununtrium-278 hay Uut (với Z=113). Các tác giả công bố kết quả vào ngày 28/9/2004 với phản ứng: Bi(209,83) + Zn(70,30) →Uut(278,113)+1n.

Việc khó khăn tạo ra và nắm bắt được các hạt nhân của nguyên tố mới là vì thời gian sống sau khi tạo thành của của hạt nhân mới Nihonium chỉ khoảng 0,05 giây.

Trong nhiều năm các nhà nghiên cứu Riken đã tiến hành nhiều thí nghiệm và thu thêm nhiều thông tin mới về nguyên tố mới phát hiện. Một trong những kết quả quan trọng mới, thu được trong thí nghiệm vào ngày 12/08/2012, là chuỗi phân rã của một loạt hạt nhân tiếp theo hạt nhân của nguyên tố mới Nihonium sau đây:

Uut(278,113) →Rg(274,111) + α →Mt(270,109) + α → Bh(266,107) + α →

→Db(262,105) + α → Lr(258,103) + α →Md(254, 101) + α.

Ở đây, các nhà nghiên cứu đã quan sát và thu nhận được sáu phân rã hạt anpha qua các hạt nhân đã biết cho đến đồng vị cuối cùng của hạt nhân Mendelevium Md.

Nhóm các nhà phát minh ở viện nghiên cứu nổi tiếng của Nhật Bản này đề nghị đặt tên nguyên tố mới với danh từ "Nihon" là tên gọi chính gốc nước Nhật và ký hiệu cho nguyên tố tổng hợp siêu nặng mới bằng hai phụ âm "Nh". Thông tin này phát ra từ Liên hiệp hội Hóa học Ứng dụng Tinh khiết (International Union of Pure Applied Chemistry, viết tắt IUPAC).

Tổ chức quốc tế này nói rằng, tên nguyên tố mới vừa đưa ra nhằm tôn vinh đất nước nơi nguyên tố mới được phát minh ra. Đây cũng là lần đầu tiên tập thể các nhà khoa học tại một quốc gia châu Á đã phát minh và được đặt tên quốc gia này cho nguyên tố mới. Tập thể khoa học gia, dẫn đầu bởi giáo sư Kosuke Morita của trường Đại học Kyushu, đã được trao quyền đặt tên nguyên tố mới vào tháng Chạp năm qua sau ba lần công bố phát minh của mình trong các năm 2004, 2005 và 2012.

Mặc dù, nhóm nghiên cứu Mỹ-Nga thuộc hai phòng thí nghiệm nổi tiếng ở Dubna (Nga) và Livermore (Mỹ) tuyên bố đã ra tuyên bố phát hiện ra nguyên tố 113 sớm hơn so với các đội Riken, nhưng tổ chức quốc tế có thẩm quyền IUPAC vẫn kết luận Riken là tác giả của phát minh nguyên tố mới này.

Thời điểm mà GS. Morita ở Riken đề xuất tên gọi nguyên tố mới lên tổ chức IUPAC vào tháng Ba vừa qua. Một số đơn vị vừa được thành lập để tiến hành xem xét nhằm thu thập ý kiến của cộng đồng khoa học thêm khoảng 5 tháng nữa trước khi chính thức đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm này. Nhưng theo theo ý kiến từ Riken và các nguồn tin am hiểu, việc IUPAC thay đổi ý kiến sẽ không xảy ra.

Nhóm nghiên cứu cho biết họ hy vọng “niềm tự hào và niềm tin vào khoa học sẽ thay vào lòng tin đã mất của những người phải chịu đựng từ năm 2011 với thảm họa hạt nhân Fukushima”. Morita nói với Kyodo News: “Tôi không muốn đề xuất một tên sẽ không được chấp nhận bởi tất cả mọi người. Tôi hy vọng (người Nhật Bản) sẽ hiểu điều đó “. Và Aiko Shimajiri, Bộ trưởng phụ trách khoa học và chính sách công nghệ của Nhật Bản, cho biết: bà hy vọng những khám phá “sẽ nâng cao nhận thức của trẻ em về khoa học và là một cơ hội cho thanh niên toàn cầu cảm thấy quen thuộc với Nhật Bản.”

Minh Trần

Tin liên quan



Xem nguồn

Phụ huynh: "Dạy thêm ở trường là vụ lợi giáo dục"

Posted: 09 Jun 2016 03:53 AM PDT


 – "Các thầy cứ tận tâm dạy trên lớp hết những gì mình có. Đằng này trên lớp thì dạy lơ mơ, học thêm thầy mới là cái chính. Tôi cho rằng đây là một hình thức vụ lợi của giáo dục, ăn cắp kiến thức của các em trên lớp và sau đó về nhà trả lại bằng hình thức dạy thêm."- Phụ huynh Nguyễn Hải Hiền (TP.HCM) tỏ thái độ gay gắt trước việc dạy thêm.

dạy thêm, học thêm, cấm dạy thêm
Ảnh minh họa: Đinh Tuấn

Phụ huynh cho con học thêm vì bị "nắm đằng chuôi"

Chị Nguyễn Thu Giang (Quận 3, TP.HCM) chia sẻ: "Học trong trường không thích lắm, nếu có thể tôi sẽ tìm cho con lớp cô nào dạy giỏi để học. Mỗi giáo viên có cách dạy khác nhau và kiến thức cũng khác nhau, tôi muốn con được tiếp cận kiến thức với nhiều cách. Nhưng nếu con thực sự yêu thích cô giáo hay bị "đe dọa”, thì tôi sẽ cho đi học ở trường".

Là phụ huynh của cậu con trai đang học lớp 7, anh Nguyễn Tuấn Huy cho biết học kì đầu năm lớp 6 gia đình nhất quyết không cho con học thêm. Vậy là sau giờ học chính khóa, bé có thêm thời gian để vui chơi. Nhưng ngược lại, tối nào bố mẹ phải thay nhau vật lộn làm bài tập cùng con. "Rút kinh nghiệm, từ học kỳ hai năm lớp 6 tới nay tôi cho con học thêm, mọi thứ nhẹ nhàng hơn".

Phụ huynh Nguyễn Thành Nam (TP. HCM) bức xúc hơn: "Nhiều giáo viên dạy chẳng ra gì cứ bắt học sinh đi học thêm của mình không thì này nọ với học sinh. Ở trên lớp học đã chán rồi, lại còn bắt đi học thêm cô, thầy đấy nữa thì học làm sao mà vào. Học đối phó kiểu đấy thì chỉ thầy cô trục lợi, còn học sinh và cha mẹ học sinh sẽ thiệt thòi lắm".

Là hội trưởng phụ huynh, anh Lê Trung Đức (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết anh thường xuyên giúp giáo viên lách luật để dạy thêm, học thêm "Đây là một trong những nguồn thu chính của họ" – anh Đức khẳng định. Việc đầu tiên ở mỗi học kỳ là anh thay mặt phụ huynh làm đơn kiến nghị mở lớp bồi dưỡng, học thêm cho học sinh trong lớp nhưng thực chất theo đề nghị của giáo viên.

"Có những trường lách bằng cách trường đứng ra thuê trung tâm lấy chỗ cho giáo viên trường mình dạy. Trung tâm kiểu này chẳng khác gì học thêm ở trường, vẫn thầy cô đấy, giáo viên đấy, lại phát sinh thêm phí cho trung tâm.

Phụ huynh mong muốn xóa các trung tâm kiểu trá hình này để tự mình lựa chọn những địa điểm phù hợp với nhu cầu học thêm của con cái thay vì đi học thêm cho có mặt, để điểm danh với thầy cô dạy lớp con mình trong khi vẫn phải bỏ tiền học những nơi khác phù hợp và chất lượng hơn" – chị Lê Thanh Hà (Quận 1, TP.HCM) cho biết một hình thức lách luật khác.

Tuy nhiên, là người "giúp" giáo viên được dạy thêm công khai, nhưng anh Lê Trung Đức vẫn phải "nói không" với việc học cô. "Con tôi không thích học với cô giáo chủ nhiệm nên cháu học không vào. Có lần, cô giáo còn gọi tôi lên và cho biết nếu không muốn con chịu áp lực học tập và ảnh hưởng thành tích chung thì nên chuyển trường cho con ra dân lập.

Cực chẳng đã, tôi đành phải mời gia sư về dạy thêm cho con với chi phí 300 nghìn đồng/ buổi".

Con học ở đâu tốt hơn?

Trước "lệnh cấm" của TP.HCM không cho dạy thêm ở trường, anh Nguyễn Thành Công (Nhà Bè, TP.HCM) ủng hộ: "Theo tôi nên cấm tất, cứ dạy thật tốt ở trên lớp để học sinh không phải vất vả đi học thêm, cha mẹ cũng đỡ nhọc, xã hội đỡ loạn. Còn về nhu cầu học thêm, ở đâu tốt, học sinh thích thú thì chọn. Bây giờ không thiếu thầy, cô giáo giỏi, trung tâm uy tín. Tự học sinh, cha mẹ biết tìm hiểu và lựa chọn cho con. Con học như vậy mới thấy thoải mái, hiệu quả".

Chị Lê Thanh Hà (Quận 1, TP.HCM) thì cho biết "Tôi muốn cho con học ở trung tâm rồi. Học trung tâm tử tế thì có phản hồi, có theo dõi kết quả, kiểm tra, đánh giá khách quan. Còn các cô dạy ở trường không có các bước này. Nếu các thầy cô dạy giỏi thì tự phụ huynh hay các trung tâm sẽ tự phải mời thầy cô".

Bày tỏ sự ủng hộ, chị Hà Thu Thủy (Quận Tân Bình, TP.HCM) nhận xét "Tư nhân bao giờ cũng tốt hơn, vì họ có chọn cô giỏi mới thu hút được học sinh".

Tuy nhiên, chị Thủy so sánh "Thực ra học ở trường có những tiện ích mà các trung tâm không có như như phòng ốc đạt chuẩn, không gian quen thuộc, bạn bè quen.Thầy cô ở trường đang dạy con mình, gần con mình sẽ hiểu được rõ nhất trình độ con mình đến đâu". Vì vậy, theo chị Thủy, nếu giáo viên dạy giỏi chịu dạy ở trường thì chị muốn cho con tới trường học thêm hơn.

Ở một góc nhìn khác, anh Nguyễn Sơn Nam (Quận 5, TP.HCM) phân tích "Đi học ở trung tâm thường rất đông học sinh, giáo viên dạy hết lớp này đến lớp khác, nhiều khi chả biết con mình là ai.

Và, đúng theo quy luật thị trường cũng như tâm lý con người, thầy cô tự dạy ở trường, tự mình kiếm đồng tiền nên sẽ có trách nhiệm hơn. Thầy cô dạy ở trung tâm cũng chỉ như một người đi làm thuê, không phải làm cho chính mình nên chắc chắn sẽ chểnh mảng hơn.

Còn nếu thầy cô ở trung tâm mà tốt hơn ở trường thì các nhà trường phải xem lại chất lượng giáo viên".

Anh Nam cũng nhìn nhận việc học thêm còn liên quan đến điều kiện kinh tế của học sinh. "Học sinh không có điều kiện kinh tế mà có như cầu học thêm thì học ở nhà thầy cô hay ở trường, chi phí thấp, thầy cô có tình cảm nhưng trình độ ở mức chấp nhận được.

Học sinh gia đình có điều kiện có thể học ở trung tâm hay mời gia sư, chi phí cao, trình độ thầy cô giỏi. Tuy nhiên, kết quả thi cử sau này còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa".

"Theo tôi, cứ nên để thị trường quyết định, không nên ngăn cấm bằng mệnh lệnh hành chính, đặc biệt khi chưa có những khảo sát, thống kê cụ thể mà mới chỉ qua một vài hiện tượng được phản ánh ở nơi này, nơi khác. Điều này sẽ khiến các thầy cô, và ngay cả các phụ huynh, không thật sự tâm phục khẩu phục" – anh Nam bình luận.

Ngân Anh – Lê Huyền – Nguyễn Hường



Xem nguồn

TPHCM: Nhà trường trả lại tiền học thêm cho phụ huynh

Posted: 09 Jun 2016 03:10 AM PDT


Trong thông báo, Ban giám hiệu Trường THCS Ngô Sĩ Liên cho biết: Thực hiện văn bản số 609/GDĐT ngày 8/6 của Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Bình về việc tổ chức các hoạt động trong hè năm 2016 nhằm giúp các em học sinh có được một kỳ nghỉ hè vui tươi, bổ ích nhiều ý nghĩa, nhà trường không tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong dịp hè.


Thông báo của trường THCS Ngô Sĩ Liên

Thông báo của trường THCS Ngô Sĩ Liên

Nhận được thông báo, nhiều phụ huynh tỏ ra bất ngờ đồng thời cho biết tuần sau sẽ đến trường nhận lại tiền học phí đã đóng vào đầu hè. Một phụ huynh có con chuẩn bị lên lớp 9 tại trường cho biết trước đó đã đăng ký cho con học một số môn học để chuẩn bị kiến thức cho năm cuối cấp.

"Nếu chủ trương chung đồng bộ trên toàn thành phố không học thêm thì là điều phấn khởi vì các học sinh không phải chạy đua học cho kịp bạn bè. Thay vào đó các em sẽ có mùa hè đúng nghĩa được vui chơi, nghỉ ngơi", phụ huynh này chia sẻ.

Được biết, ngày 8/6 của Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình Phòng đã có văn bản yêu cầu tất cả trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận tuyệt đối không được dạy thêm, học thêm cho học sinh dưới bất kỳ hình thức nào trong dịp hè này.

Phòng GD-ĐT yêu cầu các trường phải phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi, ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống nhằm tạo điều kiện cho các em có sân chơi ngày hè thật sự ý nghĩa, bổ ích.

Quy định không được dạy thêm, học thêm của TPHCM nếu triển khai đồng bộ thì học sinh có được những ngày hè đúng nghĩa (ảnh minh họa)

Quy định không được dạy thêm, học thêm của TPHCM nếu triển khai đồng bộ thì học sinh có được những ngày hè đúng nghĩa (ảnh minh họa)

Phòng cũng đề nghị các trường phải tăng cường các hoạt động của thư viện trong dịp hè, tăng cường các đầu sách, các loại hình giải trí phát triển trí tuệ như cờ vua, cờ tướng… nhằm phục vụ cho các em học sinh đến vui chơi.

Theo chủ trương của quận, vì các em vừa kết thúc một năm học tập miệt mài với nhiều thành tích nên cần phải được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí đúng nghĩa trong dịp hè.

Lê Phương



Xem nguồn

ĐH Fulbright phản hồi về khoản tiền tài trợ từ Chính phủ Mỹ

Posted: 09 Jun 2016 02:28 AM PDT


– Thông báo mới nhất của Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) và Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) khẳng định khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV không phải là "khoản tiền còn lại từ chương trình VEF (Quỹ giáo dục Việt Nam)".

"Đây là những thông tin không chính xác về nội dung và nguồn gốc của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ dành cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam. Cho đến thời điểm này, Đại học Fulbright Việt Nam chưa nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào từ nguồn ngân sách liên bang được phân bổ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF)", thông báo phát hành ngày 9/6 viết.

Trước đó, xuất hiện thông tin trên cho biết, khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV là khoản tiền "còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam – đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng).

Về nguồn gốc của số tiền tài trợ từ Chính phủ Mỹ cho FUV, thông báo này giải thích: Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam khoảng 20 triệu USD từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu USD này đến từ hai nguồn:

Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 – Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam.

"Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam (Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu USD)", thông báo cho hay.

Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu USD cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa Kỳ.

Như vậy, theo thông báo này, một phần của nguồn tài trợ liên bang dành cho FUV là từ Quỹ Trả nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund).

Đây là một định chế được thành lập khi chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý trả hai khoản nghĩa vụ nợ dân sự của chính quyền Sài Gòn trước đây. Để đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý chuyển giao cho chính phủ Việt Nam những tài sản (bao gồm tài khoản ngân hàng và bất động sản) của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã bị phong tỏa kể từ năm 1975.

Vào năm 2000, Quốc hội Hoa Kỳ thành lập VEF. Đạo luật thành lập Quỹ này quy định rằng nguồn tài trợ cho VEF sẽ đến từ Quỹ Trả nợ Việt Nam. Đạo luật này đã dành cho VEF một nửa số ngân sách của Quỹ Trả nợ Việt Nam. Phần nửa còn lại của Quỹ Trả nợ Việt Nam vẫn thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chính Hoa Kỳ.

Thông báo cũng khẳng định, ông Bob Kerry, hiện là Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV đóng vai trò trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ.

Hà Phương



Xem nguồn

Comments