Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cử nhân thất nghiệp: Mặc cảm, tự ti, chán nản và bôn ba xa xứ

Posted: 05 Jun 2016 06:21 AM PDT


Khi cử nhân "công nhân hóa"

Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh gần 3 năm nhưng Linh, 26 tuổi, không thể có được công việc như mong muốn, Linh đã trải qua nhiều công ty với mức lương 3 triệu đồng/tháng trong khi chi phí tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt hàng ngày đắt đỏ… số tiền đó chỉ đủ để "cầm hơi". 

Do kinh tế khó khăn, thuộc diện cắt giảm nhân sự của công ty nên Linh một lần nữa mất việc.

Nếu bạn muốn bị thất nghiệp thì đừng đọc những kỹ năng này

(GDVN) – Điều khá thú vị ở rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng không yêu cầu ở bạn kiến thức giỏi hay xuất sắc, nhưng họ luôn yêu cầu bạn có kỹ năng tốt.

Linh bộc bạch: "Lúc mới tốt nghiệp tính ở nhà phụ gia đình một thời gian, chờ cơ hội xin vào một doanh nghiệp Nhà nước, nhưng đợi mãi chẳng thấy đâu, trong khi bạn bè, hàng xóm, gặp đâu cũng hỏi đi làm chưa, lâu dần câu hỏi đó trở thành áp lực nên quyết định lên thành phố làm công nhân cho qua ngày đoạn tháng".

Cùng cảnh ngộ với Linh, Lê Công H., 30 tuổi, tốt nghiệp cử nhân ngành Triết học, nếu suôn sẻ, đến giờ này H. đã là công chức có thâm niên…6 năm. 

Ban đầu theo bạn bè, thầy cô mách bảo H. lên mạng tìm tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục nhưng hồ sơ nộp đi thì có mà hồi âm thì không thấy, mấy kỳ thi công chức không có kỳ nào vắng nhưng trượt vẫn hoàn trượt, nay đang nộp đơn vào một công ty điện tử.

H. than thở: "Từ khi tốt nghiệp đến nay đã kinh qua gần chục "nghề" nào là phụ hồ, phát tờ rơi, cộng tác viên bán hàng online, nhân viên kinh doanh…nhưng không có nghề nào trụ quá 3 tháng vì mức lương bèo bọt với lại môi trường làm việc không phù hợp với những gì được học, lắm lúc muốn buông xuôi phó mặc cho số phận".

Còn nhớ cách đây khoảng 10 năm cử nhân đại học là hàng hiếm, thì nay đã "mất giá" thảm hại. (Ảnh chụp màn hình)

Bi đát hơn là câu chuyện của hai chị em Oanh (23 tuổi) tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm và Ngọc (25 tuổi), tốt nghiệp ngành kế toán. 

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mất sớm, người mẹ tần tảo nuôi hai con gái ăn học, ngày ra trường cả 3 mẹ con khấp khởi hy vọng sẽ đỡ vất vã từ đây, nhưng oái ăm, trời không chiều lòng người. Cơ hội xin được việc làm đúng ngành nghề ngày càng hẹp dần, cả hai chị em lần lượt được "bổ sung" vào đội quân thất nghiệp có bằng cấp. 

Đã hơn 2 năm nay, Ngọc là công nhân giày da, còn Oanh chọn con đường…lấy chồng để "thoát" cảnh thất nghiệp.

Bà T.T.H mẹ của Oanh và Ngọc, xót xa: "Cách đây mấy năm Oanh xin vào giáo viên một trường THCS, nhưng người ta bảo phải đợi có chỉ tiêu, đợi hoài, đợi mãi đến bây giờ vẫn chưa thấy gì, nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng chưa có nơi nào gọi đi làm. Điều kiện kinh tế khó khăn, không có nhiều mối quan hệ nên đành cắn răng để chúng nó thất nghiệp".

Câu chuyện của vài trường hợp trên chỉ là số ít trong vô vàn cử nhân lâm vào tình cảnh dỡ khóc dỡ cười. Còn nhớ cách đây khoảng 10 năm cử nhân đại học là hàng hiếm, thì nay đã "mất giá" thảm hại.

Đâu là nguyên nhân?

Vị trí "địa lợi" mà Đồng Nai có được trong vùng tam giác kinh tế (Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu) khiến vùng này phải tiếp nhận một lượng lớn lao động có bằng đại học, cao đẳng…từ Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, trong khi đó lực lượng được đào tạo trong tỉnh chưa sử dụng hết nên sinh ra "khủng hoảng thừa".

Thật bất hạnh khi tốt nghiệp đại học rồi đi làm… công nhân

(GDVN) – TS.Nguyễn Tiến Luận chia sẻ: “Điều tôi quan tâm nhiều nhất không phải là thời gian đào tạo, mà là dạy cái gì trong thời gian ấy”.

Nhiều năm qua, cùng gánh vác "cơn bão" thất nghiệp đang hoành hành trong cả nước, Đồng Nai đã "đón" không ít cử nhân, thạc sỹ từ miền Bắc, miền Trung đổ về, khiến nguồn cung cho thị trường lao động ngày càng vượt cầu.

Hơn nữa, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khu vực tư nhân đang thiếu vốn và khó khăn về thị trường nên phải thu hẹp sản xuất, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn chỉ tuyển dụng nhỏ giọt chứ không còn là nơi "hút" lao động như trước đây. (Theo số liệu từ Cổng thông tin khoa học công nghệ Đồng Nai, cuối năm 2014 có đến 36.000 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Trong khi đó khu vực Nhà nước đã trở nên quá "chật chội" khiến vấn nạn thất nghiệp là bài toán khó không chỉ riêng Đồng Nai, một nền kinh tế phát triển, một xã hội lành mạnh luôn đi kèm với tỉ lệ thất nghiệp thấp, đặc biệt là đội ngũ lao động có bằng cấp. 

Trong bối cảnh tỉnh nhà đang ra sức tạo bước đột phá về kinh tế nhằm hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, dù muốn hay không thì Đồng Nai phải giải quyết được bài toán hóc búa này.

Tên nhân vật đã được thay đổi.



Xem nguồn

Tiếng Anh và luận văn Tiến sĩ

Posted: 05 Jun 2016 05:38 AM PDT


LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của PGS-TS. Lưu Tiến Hiệp, một nhà giáo từng giảng dạy, tại Đại học New South Wales hơn 12 năm. 

Ở bài này, ông đề cập đến một vấn đề đang gây tranh cãi của giáo dục hiện nay, đó là tình trạng viết tiếng Anh của các tác giả luận văn Tiến sĩ. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả quan điểm này. 

Gần đây trên báo chí có nhiều bài viết phê phán về tình trạng viết tiếng Anh dở đến rất dở của các luận văn Tiến sĩ, thậm chí viết bản tóm tắt cũng không ra hồn. Theo tôi đây là những kết án quá nghiêm khắc.

Trước hết, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai đối với người Việt Nam. Trừ những người có năng khiếu ngoại ngữ (bài này cũng không nhắm tới nhóm đối tượng này), để làm chủ được ngôn ngữ thứ hai này không phải dễ một chút nào. Kỹ năng nói và đọc ngoại ngữ thường không quá khó. 

Phần lớn người sinh viên Việt Nam nếu chịu khó trau dồi tiếng Anh và với cuốn Từ điển có thể đọc hiểu tài liệu trong ngành của mình. Kỹ năng nói thì cố gắng biết sao nói vậy, thời gian cùng với thực hành và sự tự tin có thể nói chuyện được bằng tiếng Anh. Nhưng viết tiếng Anh lại là chuyện khác. 

Gần đây trên báo chí có nhiều bài viết phê phán về tình trạng viết tiếng Anh dở đến rất dở của các luận văn Tiến sĩ (Ảnh: vnexpress.net)

Chắc hẳn chúng ta còn nhớ hồi học trung học làm luận văn bằng tiếng Việt không phải là dễ. Từ những bài tả cảnh tả người lên đến những bài nghị luận là một chuỗi cố gắng trong khoảng thời gian rất dài. 

Chúng ta luyện câu đơn câu kép, tập dùng phép tu từ…Nhưng dù sao chúng ta không bị bí vốn từ hay viết sai ngữ pháp bởi ngữ pháp hình như nằm sẵn trong đầu chúng ta. 

Ngược lại khi viết bằng tiếng Anh phải để ý đến cả từ ngữ và ngữ pháp. Chúng ta thường không đủ từ ngữ chính xác để diễn đạt một ý muốn viết ra. Chúng ta còn phải để ý đến viết đúng ngữ pháp tiếng Anh. 

Ngoài ra còn một khía cạnh quan trọng khác là nắm bắt được văn phong của người Anh. Chúng ta chắc cũng đã từng dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt một đoạn văn và sau đó thầy cô hay chính chúng ta cảm thấy bản dịch này "tây" quá, không đúng điệu ngữ tiếng Việt tí nào, đọc hiểu được đoạn văn nhưng không hay. 

Tương tự, ở một trình độ viết một luận ăn Tiến sĩ hay một bài báo khoa học bằng tiếng Anh, sau khi đã vượt qua ải từ ngữ và ngữ pháp chúng ta rất khó nắm bắt được điệu ngữ tiếng Anh, nếu không muốn nói là nhiệm vụ bất khả thi đối với những người không quen viết tiếng Anh.

Vậy phải làm sao?

Có những cách để có được một luận văn, một bài báo tiếng Anh đúng văn phong. Nhưng trước hết tác giả phải biết cách viết một báo cáo khoa học theo đúng chuẩn quốc tế. 

Năm tâm tư gan ruột của một tiến sĩ về "lò tiến sĩ"

(GDVN) – Cơ sở thực tiễn và khoa học của 350 tiến sĩ/chỉ tiêu/năm cho Học viện có thuyết phục không, khi mà các hiện tượng cứ diễn ra "dài dài mãi"?

Nếu không biết điều này thì bản tiếng Anh sẽ tệ hơn hai, ba lần. Rất tiếc hiện nay nhiều người làm khoa học (xã hội hay tự nhiên) không biết chuẩn viết báo cáo khoa học, thể hiện một nguyên tắc người Việt Nam thích "chủ nghĩa ngoại lệ", nói nôm na chẳng giống ai vì thiếu hiểu biết và thiếu kỷ luật. 

Chẳng hạn cách viết trích yếu (abstract), tóm tắt (summary), nhập đề, cách trích dẫn, tham khảo, vẽ đồ thị và chú thích đồ thị,…đều có chuẩn mực cả.

Người viết còn phải thành thạo tiếng Việt về cách hành văn, cách diễn đạt ý tưởng sao cho trong sáng, thuyết phục. Nếu không thành thạo tiếng Việt viết báo cáo tiếng Việt thì bài chuyển ngữ sang tiếng Anh sẽ rất tệ.  

Ngoài ra người viết phải biết là viết tiếng Anh rất khó (viết tiếng Việt đã khó rồi), để chúng ta không chủ quan và tự thỏa mãn với trình độ tiếng Anh của mình và cả của người khác. 

Chúng ta phải luôn tâm niệm tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ nên dù sao cũng dễ diễn đạt ý tưởng hơn tiếng Anh. Do đó phải cực kỳ cẩn trọng với bản dịch. 

Đừng bao giờ nghĩ rằng bất kỳ người nào học xong cử nhân Anh văn sẽ dịch tốt một báo cáo khoa học hay học xong cử nhân Ngữ Văn tiếng Việt sẽ viết tốt một báo cáo khoa học bằng tiếng Việt.

Chính vì lý do đó một luận văn Tiến sĩ là ở Việt Nam nếu được lựa chọn luôn luôn phải viết bằng tiếng Việt nhưng theo đúng chuẩn quốc tế vì qua tiếng Việt chúng ta mới diễn đạt đầy đủ ý nghĩa mà mình muốn nói.

Trừ khi thật thành thạo tiếng Anh và theo yêu cầu của trường, chúng ta mới viết bằng tiếng Anh, nhưng cũng vẫn phải thận trọng với sản phẩm này.

Tôi thử đề nghị một số cách để viết được một luận văn, một bài báo khoa học bằng tiếng Anh của người bản ngữ: 

Chúng ta nên cho dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Hãy thuê một công ty dịch thuật có uy tín hay một người thành thạo tiếng Anh dịch văn bản tiếng Việt sang tiếng Anh. 

Nhưng hiện nay hình như chưa có những công ty dịch thuật thật sự giỏi làm việc này vì đây là dịch ngược. Người Pháp bây giờ cũng thường gửi đăng công trình trong tạp chí tiếng Anh. 

Hội nhập giáo dục Việt Nam: Con đường nào để thành công?

(GDVN) – Các chuyên gia thừa nhận, để hội nhập quốc tế về giáo dục thì ngoài nguồn lực mạnh, chất lượng lao động tốt, còn phải có kỹ năng và trình độ tiếng Anh.

Không phải người Pháp nào cũng giỏi tiếng Anh, nên họ nhờ dịch vụ làm việc này, nhưng dịch vụ của họ chuyên nghiệp nên bản dịch tất có chất lượng. Bản dịch này sau đó nhờ thêm người thạo tiếng Anh duyệt lại.

Nếu người viết khá giỏi tiếng Anh (trình độ bằng IELTS từ 6.5 trở lên) và cũng phải giỏi viết báo cáo bằng tiếng Việt, có thể tự viết hay dịch. Tuy nhiên không chủ quan với bản viết này vì chưa nắm bắt được văn phong tiếng Anh. 

Một biện pháp thận trọng là nhờ hay thuê một người nói tiếng Anh bản ngữ, đọc lại và sửa. Chúng ta sẽ thấy người này sẽ phát hiện nhiều lỗi. Đừng tự ái vì viết tiếng Anh hay tiếng Việt đều rất khó.

Nếu bạn du học làm luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ ở một nước nói tiếng Anh. Bạn thường có trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 thì cũng đừng nghĩ mình sẽ viết được một luận văn với văn phong tiếng Anh. 

Hãy nhờ bạn, thầy giáo, người hướng dẫn đọc lại và góp ý và thường họ sẵn sàng giúp bạn. Nếu bạn học Cử nhân rồi tiếp tục Thạc sĩ  rồi Tiến sĩ (tổng cộng ít nhất 6-7 năm) ở một nước nói tiếng Anh khi đó bạn  sẽ đủ tự tin để tự viết. 

Ý tôi muốn nói đến bạn phải ở một nước nói tiếng Anh ít nhất 6-7 năm mới viết tiếng Anh chuẩn được. 

Vì vậy yêu cầu một người ở Việt Nam viết được một luận văn bằng tiếng Anh tương đối chuẩn là một yêu cầu quá cao, nhất là khi người này chẳng có cơ hội giao tiếp với người nói tiếng Anh.  

Dùng Google dịch có được không? Công cụ dịch Google càng ngày càng cải tiến, nhưng chưa thể dùng để dịch tài liệu khoa học, nhân văn sang tiếng Anh hay ngược lại. Chúng ta nên tránh.

Dư luận hiện nay đang đòi hỏi những nhà nghiên cứu phải thành thạo tiếng Anh, đó là một đòi hỏi đúng nhưng không khả thi đối với phần đông những người học Thạc sĩ, Tiến sĩ hiện nay. 

Có lẽ yêu cầu đọc hiểu và nói tương đối trôi chảy là tốt lắm rồi, còn để viết tiếng Anh trong luận văn là đòi hỏi ngoài tầm với. Bạn cũng không nên huyễn hoặc tự cho mình viết giỏi tiếng Anh. Nên chăng cần có một dịch vụ có uy tín chuyên đảm nhận dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

"Hội nhập Quốc tế về giáo dục" sẽ đề cập tới thời đại công nghiệp 4.0

(GDVN) – Ngày 4/3 sắp tới, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (AVU&C) sẽ tổ chức diễn đàn "Hội nhập Quốc tế về giáo dục".

Chúng ta nên bắt đầu bằng một yêu cầu khiêm nhường như vậy và rồi với thời gian các nhà khoa học sẽ quen dần với văn phong tiếng Anh.

Trong thời gian này cũng nên có những khóa huấn luyện viết luận văn, viết báo cáo khoa học để các nhà khoa học quen dần với những chuẩn mực quốc tế. 

Nếu chúng ta nghĩ là các luận văn, báo cáo là sản phẩm tim óc của chúng ta thì dù viết bằng ngôn ngữ nào cũng phải hoàn hảo, và chúng ta sẽ bằng mọi cách làm cho nó hoàn hảo, nếu cần ghi nhận công lao người dịch, người duyệt, điều này chẳng làm ảnh hưởng đến uy tín của tác giả đâu. 

Không nên cho ra đời những tài liệu viết bằng tiếng Anh "bồi", nhiều khi chính bạn cũng không phát hiện tiếng Anh sai của bản dịch do người khác dịch. Công bố bản dịch sai rất dễ gây ngộ nhận và làm công chúng châm biếm, nhưng quan trọng hơn người nước ngoài đọc tài liệu này sẽ đánh giá thấp nội dung công trình. 

Nếu không có bản tiếng Anh tốt, hãy viết bằng tiếng Việt, nhưng bản tiếng Việt này phải thật có chất lượng. Còn nếu ai không phải là người Việt  muốn biết nội dung là gì, xin mời thuê người dịch sang tiếng Anh.

Khi biết một tài liệu hay bằng tiếng Nhật chẳng hạn, bạn cũng phải nhờ người dịch. Cách này vừa đề cao tiếng Việt vừa chứng tỏ mình là người thận trọng, có tự trọng. 

Tuy nhiên nếu cảm thấy báo cáo, luận văn của mình chất lượng cao và cũng muốn phổ biến rộng rãi ra quốc tế, hãy trau chuốt bản dịch tiếng Anh. Nếu đã chi được hàng chục triệu cho việc chấm luận án, thì cũng không nên tiếc tiền để trả công cho một bản dịch đúng chuẩn.

Còn việc gửi đăng báo cáo ở các tạp chí quốc tế càng phải quan tâm đến chuẩn tiếng Anh vì đơn giản ban biên tập sẽ từ chối ngay nếu báo cáo viết bằng một thứ tiếng Anh không chuẩn.        

Chúng ta có thể lấy tiêu chuẩn tiếng Anh đi du học Úc để thấy tiếng Anh khó như thế nào. Muốn du học Úc ở bậc Cao đẳng sinh viên phải có thấp nhất IELTS 5.5, muốn học bằng Cử nhân yêu cầu thường là 6.0 đến 6.5. Học ở bậc Cao học hay Tiến sĩ IELTS phải từ 6.5 đến 7.0. 

Việt Nam đã có một đội ngũ trí thức đúng nghĩa?

Đây là đầu vào, trong quá trình học, sinh viên này ngụp lặn trong môi trường tiếng Anh, nên khi tốt nghiệp tiếng Anh sẽ còn cải tiến đáng kể. Muốn định cư ở Úc, sinh viên ngoại quốc phải tích lũy tối thiểu 65 điểm.

Nếu đạt IELTS 8.0 (IELTS tối đa là 9.0) sinh viên đã được 20 điểm trên tổng số 65, trong khi đó có bằng Tiến sĩ cũng chỉ được 20 điểm. 

Như vậy mới thấy tầm quan trọng của tiếng Anh, nhưng cũng nói lên tiếng Anh khó như thế nào. Nhận biết như vậy các bạn trẻ nếu không có cơ hội du học hãy luôn trau dồi tiếng Anh, rồi vài năm sau sẽ có thể tự viết báo cáo tiếng Anh hợp chuẩn. 

Chẳng phải đáng tự hào lắm sao vì bạn vừa thành thạo cả hai thứ tiếng, hơn xa người Mỹ, Anh, Úc, thường họ chỉ biết có mỗi tiếng Anh mà thôi.



Xem nguồn

Tại sao nhiều giáo viên thờ ơ, chán nản với đổi mới giáo dục?

Posted: 05 Jun 2016 04:56 AM PDT


LTS: Giáo viên sẽ là những người đầu tiên trực tiếp truyền đạt tới học sinh những đổi mới trong các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nhiều giáo viên tỏ ra chán nản, mệt mỏi khi nhận được những chủ trương đổi mới. Tại sao lại như vậy?

Trong bài viết này, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc với tư cách là một nhà quản lý tại một đơn vị giáo dục, thầy chỉ ra lí do khiến giáo viên thờ ơ, chán nản với đổi mới giáo dục. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Có thể nói, chưa bao giờ ở bậc giáo dục phổ thông từ tiểu học đến THPT lại có nhiều đổi mới, cải tiến như hiện nay. 

Từ năm học 2014-2015, bậc tiểu học có điều chỉnh lớn, đánh giá năng lực, kết quả học tập của học sinh bằng những lời nhận xét thay vì cho ghi điểm số cụ thể (Thông tư 30). 

Sau hai năm thực hiện Thông tư này, kết quả không đạt được như mong muốn vì nhiều ý cho rằng học sinh lười học hơn, giáo viên quá vất vả, luôn bị "hành xác" bởi các loại nhận xét, lời phê trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sĩ số lớp học quá đông. 

Tại sao nhiều giáo viên thờ ơ, chán nản với đổi mới giáo dục?

Năm 2016, là năm thứ hai, cả nước thực hiện kỳ thi THPT quốc gia "2 trong 1" vừa để công nhận kết quả tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển vào Đại học, cao đẳng. 

Một số bất cập, khó khăn…từ khâu kỹ thuật, đăng ký hồ sơ đến công tác coi thi, chấm thi của kỳ thi năm ngoái đã được Bộ GD&ĐT nhận thấy và có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết. 

Đến nay công tác chuẩn bị của các trường, địa phương về cơ bản hoàn tất, với hy vọng kỳ thi quan trọng này diễn ra từ ngày 1-4/7 sắp tới sẽ thành công, giảm thiểu thấp nhất những sai sót.  

Việc Bộ GD&ĐT quy định điểm học bạ lớp 12 tham gia vào xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng về mặt chủ trương, mục tiêu giáo dục là hoàn toàn phù hợp, đúng đắn.

Hai bất cập lớn trong hệ thống giáo dục quốc dân

(GDVN) – Từ hai bất cập này dẫn đến hệ thống giáo dục đi chệch hướng, thậm chí sai hướng và khắc phục không hề dễ, ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, không ít nhà trường, giáo viên vẫn chạy theo căn "bệnh" thành tích, "thương hại" học sinh của mình dẫn đến ghi điểm, đánh giá học lực có hiện tượng tháo khoán, đẩy điểm lên quá cao so với sức học của trò.  

Sự "biến thái" này tại nhiều nhà trường, giáo viên…khiến dư luận xã hội tiếp tục quan ngại về tính công bằng, chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay. 

Cũng trong năm học 2015-2016, Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai mô hình trường học mới (VNEN) tại nhiều trường trung học cơ sở. Theo Bộ GD&ĐT mô hình này hướng học sinh phát triển toàn diện, tự rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

Ưu điểm của mô hình VNEN là chuyển từ cách dạy  đọc chép sang phát huy tính chủ động, tự học, tự quản của học sinh theo nhóm. Giáo viên thay vì giảng dạy, truyền thụ kiến thức thì chỉ hướng dẫn học sinh tự học theo nhóm, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh…

Một số tài liệu dạy học cho mô hình trên đang được Bộ GD&ĐT điều chỉnh để phù hợp với chương trình thay sách giáo khoa năm 2018 sắp tới. 

Hàng loạt đợt tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, về sử dụng công nghệ thông tin, về đổi mới công tác quản lý giáo dục, về các hội thi, cuộc thi…được tổ chức rầm rộ, thường xuyên hơn. 

Giáo viên cốt cán, các thành viên trong hội đồng chuyên môn của Phòng, Sở GD&ĐT khá vất vả, bận rộn trước một rừng công việc, núi đổi mới của Bộ GD&ĐT. 

Phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong cơ cấu hệ thống mới

(GDVN) – Học sinh THCS đến lớp 9 đã phân loại để học 1 chương trình lớp 9 phù hợp với từng loại trường mà khả năng học tập.

Mục đích hướng tới của Bộ GD&ĐT rất rõ ràng, qua hàng loạt hoạt động, cải tiến, đổi mới ấy, là để thầy cô giáo  làm quen, thích nghi dần với cách tiếp cận dạy học mới, phát huy tối đa năng lực của người học và đến năm học 2018-2019 sẽ cho triển khai đại trà, đồng bộ bằng chương trình, nội dung, sách giáo khoa mới.
 
Trước "làn sóng" đổi mới mạnh mẽ của ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo bậc giáo dục phổ thông- những người trực tiếp truyền thụ những cái mới đó đến với học sinh các khối, lớp của mình đảm nhiệm, đã có suy nghĩ, phản ứng và cách tham gia, nhập cuộc như thế nào?  

Cô giáo Nguyễn Thị Lê Minh, dạy môn Hóa học, ở một trường THPT thuộc tỉnh Quảng Bình, cho biết: 

"Tôi nhận thấy, số giáo viên trẻ rất hăm hở, hứng thú với cái mới, trong khi đó số  giáo viên có tuổi lại không mấy mặn mà, hứng thú, khi được phân công thường đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, công việc cho người khác. 

Có một khuynh hướng khá rõ trong nhận thức của anh, chị em giáo viên, lúc đầu thì rộn ràng, nhiệt tình, nhưng về sau thì mệt mỏi. 

Thành ra, những cái mới của trên phát động thiếu đi "sức sống" lâu dài nơi trường học nên chất lượng, tính đồng bộ trong dạy học không cao." 

Với tư cách là người quản lý, cô Hoàng Thị Minh Liên, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Văn, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh, trăn trở: 

"Khi nhận được chủ trương từ trên xuống chúng tôi thường họp hội đồng, phổ biến trước tới các giáo viên. Với những mô hình phức tạp còn tổ chức tập huấn. 

Tuy nhiên, khi thực hiện gặp phải rào cản là một bộ phận giáo viên tỏ ra thờ ơ. Họ cho rằng có đổi mới hay không cũng không thay đổi nhiều trong cách giáo dục. 

Mặc dù học theo kiểu tích hợp đã được áp dụng mấy năm nay, thế nhưng tới giờ nhiều học sinh vẫn rất mơ hồ về việc này. Hầu hết học sinh trông chờ vào sự hướng dẫn của giáo viên nhưng giáo viên lại tỏ ra khá thờ ơ, vẫn duy trì cách dạy và yêu cầu cũ.

Từ đó dẫn đến chuyện "bình mới nhưng rượu cũ" làm tốn công sức, tiền bạc mà hiệu quả không tới đâu". (trích Báo Thanh niên ngày 28/5 trong bài viết: "Khi giáo viên ngại đổi mới").

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò gì trong đổi mới giáo dục phổ thông?

(GDVN) – Nếu không khẳng định nêu cao vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông, chúng ta không thể yêu cầu cao để họ hoàn thành sứ mệnh cao cả.

Cần nói thêm rằng, một số giáo viên bây giờ rất thiếu niềm tin vào sự đổi thay, phát triển và suy giảm động lực phấn đấu, tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, có dấu hiệu nguội lạnh, vô cảm trước những đổi mới của ngành giáo dục. 

"Tư tưởng" không thông; suy nghĩ, nhìn nhận theo hướng lệch lạc, tiêu cực của một bộ phận thầy cô giáo phổ thông đang đẩy những mục tiêu tốt đẹp của giáo dục vào thế "tiến thoái lưỡng nan", "sống dở, chết dở". 

Thầy Ngô Văn Hải, Hiệu trưởng, trường THPT Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ: 

"Giáo dục phổ thông của ta còn lạc hậu, yếu kém so với khu vực và thế giới. Những cải tiến, đổi mới hiện nay của Bộ là cần thiết để tiến kịp thiên hạ.
 
Xong những yêu cầu, nỗ lực, trách nhiệm và cả tâm huyết của đội ngũ giáo viên càng lớn, càng nặng nề hơn. 

Chẳng hạn, thiết kế được 1 giáo án mới dưới dạng bài học minh họa, bài học tương tác, bài học tích hợp liên môn…hiện nay giáo viên phải tốn kém thời gian, công sức, ý tưởng gấp nhiều lần so với cách soạn và dạy truyền thống trước đây. 

Nếu cấp quản lý không chỉ đạo tốt, giáo viên hời hợt, sơ sài thì những công việc đổi mới bộn bề này khó thành công, rồi mọi thứ dễ đâu vào đấy, đầu voi đuôi chuột." 

Đổi mới thành công thường bắt nguồn từ…dưới lên

(GDVN) – Quan sát trong 10 năm gần đây của giáo dục, tôi thấy năm qua là năm nhiều hoạt động sôi nổi nhất.

Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, trong thời gian tới, có đạt được kết quả tốt như kỳ vọng hay không, theo chúng tôi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quản lý giáo dục và chất lượng đội ngũ giáo viên luôn ở vị trí trung tâm, quyết định nhất. 

Thực tế chứng minh, nơi nào, đơn vị nhà trường nào, cấp quản lý từ tổ trưởng, tổ phó đến ban giám hiệu, nhất là Hiệu trưởng có nhận thức tốt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định, yêu cầu đổi mới của cấp trên thì đơn vị đó sẽ làm tốt, có chất lượng, học sinh được hưởng lợi nhiều nhất. 

Do vậy, ở các đơn vị trường học, cần có cuộc "thay máu" về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, chọn lựa những con người, thầy cô giáo có năng lực, thật sự tâm huyết với nghề, luôn có "lửa" đổi mới, đồng thuận với những chủ trương đúng đắn của ngành giáo dục. 

Hiệu trưởng, lãnh đạo quản lý không chịu "động", không chịu "đổi mới", không chịu gánh vác và chia sẻ những áp lực, khó nhọc của thầy cô giáo thì cấp dưới, đội ngũ làm sao có niềm tin, động lực để làm, để đổi mới? 

Hơn nữa, yếu tố vật chất, chính sách đãi ngộ, lương bổng dành cho nhà giáo cũng là một động lực rất quan trọng trong điều kiện lương giáo viên còn thấp, không đủ sống, phải bươn chải nhiều thứ khác. 

Nếu chỉ hô hào, lý thuyết suông mãi, giáo viên chẳng còn tin nữa. Lương bổng, đãi ngộ tương đối thỏa đáng, tức khắc ý thức, trách nhiệm của nhiều thầy cô giáo sẽ tốt hơn, dành thời gian, toàn tâm cho nghề nghiệp.
  
Khi ấy, cần xây dựng cơ chế mở, cạnh tranh, minh bạch, rõ ràng hơn về việc sa thải những giáo viên, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, lười nhác trong đổi mới dạy học. 

Hàng năm, mỗi địa phương, từng trường học đều có diện chuyển đổi công tác hoặc cho nghỉ việc và tuyển dụng, bổ sung giáo viên mới. 

Các cơ sở giáo dục công lập luôn trong trạng thái động, trạng thái cạnh tranh (như các nước trên thế giới) thì chắc chắn bức tranh giáo dục sẽ tốt đẹp hơn nhiều. 

Mặt khác, các nhà hoạch định nội dung, chương trình, biên soạn sách giáo khoa trước khi viết, triển khai cách làm đừng lấy nguyên mẫu từ nước ngoài, cần bám sát vào thực tiễn Việt Nam. 

Chứ không nhất thiết đổi mới ồ ạt (khiến giáo viên chán ngán, mỏi mệt), làm chậm mà chắc, làm cái nào ra cái nấy thì mới mong có hiệu quả, tạo được hứng khởi, động lực mới cho giáo viên gắn bó, tâm huyết với nghiệp " trồng người." 



Xem nguồn

Kết luận của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng về Đại học Hoa Sen

Posted: 05 Jun 2016 04:13 AM PDT


Liên quan đến sự việc của trường Đại học Hoa Sen, ngày 25/5 vừa qua, đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy đã chủ trì buổi làm việc để giải quyết các kiến nghị của Trường Đại học Hoa Sen.

Cuộc gặp có đại diện của lãnh đạo Thành Ủy, UBND TP.Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bộ GD&DT, lãnh đạo Sở Tư Pháp, Sở GD&ĐT, Đại diện trường Đại học Hoa Sen và các cổ đông.

Kết luận của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng về mô hình Đại học Hoa Sen (Ảnh: hoasen.edu.vn)

Trong văn bản số 176-TB/VPTƯ do Phó chánh văn phòng Thành Ủy, ông Tăng Phước Lộc ký có nêu rõ kết luận chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng như sau: 

Thứ nhất, lãnh đạo Thành phố đánh giá cao những đóng góp của trường Đại học Hoa Sen vào sự nghiệp giáo dục của TP.Hồ Chí Minh, nhất là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong 10 năm qua.

Thứ hai, Thành ủy, UBND TP. Hồ Chí Minh luôn ủng hộ, đồng tình với Đại học Hoa Sen về định hướng hoạt động theo loại hình trường Đại học không vì lợi nhuận.

Việc quyết định trường hoạt động theo loại hình trường đại học tư thục không vì lợi nhuận hay không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Đại học Hoa Sen theo đúng quy định của pháp luật. 

Thứ ba, để được công nhận là trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, đề nghị Đại học Hoa Sen thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục quy định tại điều lệ trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương xây dựng đề án trình Bộ GD&ĐT thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. 

Thứ tư, Giao Ban Cán sự Đảng UBND TP.Hồ Chí Minh chỉ đạo UBND TP.Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan xem xét, hỗ trợ Đại học Hoa Sen thực hiện việc tổ chức, quản lý hoạt động của nhà trường theo đúng quy định của pháp luật; trên cơ sở bản án phúc thẩm của Toàn án nhân dân Cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh, tham mưu UBND Thành phố xem xét việc công nhận Hội đồng quản trị Đại học Hoa Sen được bầu bổ sung ngày 2/8/2014 theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ năm, Đảng ủy khối các trường Đại học – Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp chỉ đạo Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể của trường Đại học Hoa Sen quán triệt cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường việc tuân thủ các văn bản pháp luật hiện hành nhằm giữ đoàn kết, ổn định tình hình và không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của trường.



Xem nguồn

Phần mềm xét tuyển xử lí dữ liệu 1 triệu thí sinh trong 20 phút

Posted: 05 Jun 2016 03:31 AM PDT


Phần mềm xét tuyển của Trường Đại học Thăng Long đã được giới thiệu tới nhiều trường đại học cách đây khá lâu, thậm chí trước sự lộn xộn của kỳ xét tuyển năm 2015 nhiều người chứng kiến đã cho rằng, phần mềm này như một phao cứu sinh cho Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, sau đó không hiểu vì lí do gì phần mềm này chưa được các trường biến tới rộng rãi. Chứng kiến cảnh lộn xộn, mất kiểm soát trong tuyển sinh, đặc biệt là khâu xét tuyển của kỳ tuyển sinh năm 2015, lãnh đạo Đại học Thăng Long quyết định "không ngồi nhìn".

Kỳ tuyển sinh năm 2016, Bộ GD&ĐT cho phép các trường tiến hành lập nhóm xét tuyển, nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh, đồng thời mong muốn tránh được sự cố về dữ liệu, đường truyền như năm trước. 

Hiện tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã hình thành hai nhóm (Nhóm tuyển sinh chung, gọi  tắt là nhóm GX do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì, và nhóm của Đại học Đà Nẵng chủ trì). Các nhóm này đã cơ bản chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để bước vào kỳ tuyển sinh mới.

Đông đảo các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đến nghe giới thiệu về phần mềm xét tuyển của Đại học Thăng Long.

Tuy nhiên, nhiều khâu lo ngại về xử lí dữ liệu nguồn tuyển sinh và tỷ lệ ảo vẫn còn đặt ra. Để giải cho bài toán này, lãnh đạo Đại học Thăng Long đã đề xuất dùng phần mềm của mình do GS. Hà Huy Khoái xây dựng dựa trên một thuật toán thông minh.

Theo GS. Hà Huy Khoái, phần mềm này sẽ càng tỏ ra hữu hiệu khi được sử dụng trên một quy mô lớn và rộng, quy mô càng lớn thì sẽ hạn chế được lượng thí sinh ảo – điều mà các trường trước nay vẫn lo ngại.

Phương án xét tuyển đại học thoả mãn cả nhà trường và mọi thí sinh

(GDVN) – Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ tuyển sinh, GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) kiến nghị phương thức xét tuyển tối ưu nhất.

Trước sức nóng của kỳ thi, ngày 14/5/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 15 về việc tăng cường chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia, trong đó nhấn mạnh Bộ GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả Kỳ thi phục vụ tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, bảo đảm công bằng, thuận lợi cho thí sinh và nhà trường.

Thực hiện Chỉ thị này, trong thời gian qua Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã liên tiếp triển khai nhiều công việc, trong đó tuyên truyền tới các cơ sở giáo dục, các trường đại học, cao đẳng về kỳ thi và kỳ tuyển sinh. 

Hiệp hội đặc biệt nhấn mạnh tới tính ưu việt của phần mềm mà Trường Đại học Thăng Long đã giới thiệu trước đó, và kêu gọi các trường hội viên thành lập nhóm xét tuyển và ủng hộ chủ trương này.

Ngày 6/2, lãnh đạo Hiệp hội cùng Đại học Thăng Long đã có cuộc làm việc với Đại học Thái Nguyên và các trường hội viên. Tại đây, sau khi nghe ông Phan Huy Phú – Hiệu trưởng Đại học Thăng Long giới thiệu về phần mềm, lãnh đạo nhiều trường đã tỏ ra rất hài lòng và cho rằng đây là một giải pháp hữu hiệu. 

Hiệu trưởng Đại học Thăng Long trình bày về phần mềm.

Tuy nhiên, do thời gian còn rất ngắn nên nhiều trường thuộc Đại học Thái Nguyên cũng tỏ ra băn khoăn về mặt kĩ thuật. Sau khi chứng kiến phần mềm chạy thử trên dữ liệu giả lập với 1 triệu thí sinh để lọc ra người trúng tuyển, phần mềm này chỉ mất chưa đầy 20 phút để hoàn thành trong điều kiền máy tính có cấu hình bình thường.

TS. Vũ Đức Thái (Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông) cho rằng, ông hoàn toàn tin tưởng vào phần mềm này, nhưng đặt ra câu hỏi phần mềm có tự động tách toàn thí sinh để xét hay không? Phần mềm có chức năng sàng lọc thí sinh, vậy thì xét tới khi nào? Và qua đây TS. Thái xin được copy phần mềm này để về thử nghiệm.

TS. Phan Huy Phú cho rằng, phần mềm này sẽ chạy xét tới hết nguyện vọng thì dừng. Lãnh đạo nhiều trường đại học tại đây cũng mong Hiệp hội nếu thống nhất được thì công bố sớm phần mềm này, vì thời gian không còn nhiều. 

Cùng trao đổi với các trường, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, Bộ GD&ĐT cần đề nghị các nhóm xét tuyển công khai các phần mềm để cho các trường được lựa chọn.

Trao đổi thêm, PGS. Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thông tin, vấn đề tuyển sinh đã được Chính phủ rất quan tâm từ những năm trước.
Tuy nhiên, mọi ý kiến đóng góp từ phía Hiệp hội trước đó đều chưa được Bộ GD&ĐT tiếp thu, phản hồi.

"Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng, Hiệp hội đã triển khai công tác tuyên truyền tới các trường và năm nay Hiệp hội đứng ra tư vấn, ít nhất phải tạo ra nhóm tuyển sinh. Phần mềm của Đại học Thăng Long bước đầu có thể thực hiện trên một số nhóm là khả thi, ít nhất là để chống ảo.

Sau đây, Hiệp hội sẽ tư vấn cách thi và tuyển sinh cho những năm tới. Hiệp hội mong các trường tại Đại học Thái Nguyên bao quát để hình thành nhóm tuyển sinh" PGS. Trần Xuân Nhĩ cho biết.  

Trong buổi giới thiệu này có hơn 50 đại biểu từ các trường thành viên đã chăm chú theo dõi và sôi nổi trao đổi về những tiện ích của phần mềm này. Tất cả các ý kiến đều khẳng định tính nổi trội của phần mềm này so với phần mềm đã được Bộ cung cấp cho các trường năm 2015 và mong muốn Bộ nên áp dụng phần mềm cho mùa tuyển sinh 2016.

Đánh giá về phần mềm này, GS. Đặng Kim Vui – Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho rằng, đây là một phần mềm hiện đại, nếu áp dụng được ngay thì tốt. Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên sẽ nhóm họp sớm để bàn công tác chuẩn bị và sẽ có ý kiến trao đổi lại về phần mềm này. 



Xem nguồn

Đề án Tuyển sinh riêng của Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận

Posted: 05 Jun 2016 02:49 AM PDT


Đề án Tuyển sinh riêng của Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận

GD&TĐ – Trường Cao đẳng Sư Phạm Ninh Thuận đã hoàn thiện đề án và đáp ứng được các quy định về quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016.

Xem nội dung chi tiết Đề án tuyển sinh riêng chính thức của Trường Cao đẳng Sư Phạm Ninh Thuận TẠI ĐÂY



Xem nguồn

Sợ thất nghiệp, học sinh giỏi cũng ngừng học, đi làm thuê

Posted: 05 Jun 2016 02:06 AM PDT


Sợ không có tiền xin việc

Thực trạng cử nhân thất nghiệp, học xong đại học không xin được việc làm phải đi làm công nhân được thông tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều này đã khiến cho nhiều học sinh hoang mang và quyết định không đăng ký thi đại học dù có kết quả học tập rất tốt.

Dù điều kiện kinh tế gia đình ổn định, có kết quả học tập đạt loại giỏi nhưng em Phan Thị Hòa (học sinh lớp 12, trường THPT Trần Phú, Quảng Bình) vẫn không đăng ký thi đại học mà quyết định học xong sẽ đi làm thuê.

Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT năm 2014 tại Quảng Bình (Ảnh: Thủy Phan)

Nói về nguyên nhân không thi đại học, Hòa cho rằng vì sợ học xong sẽ không có tiền để xin việc. 

Khi được hỏi, với học lực như vậy mà không học đại học có thấy tiếc không thì Hòa thẳng thắn trả lời, em không thấy tiếc vì khi học xong mà không có việc làm thì càng thấy phí tiền của bố mẹ, phí thời gian của mình.

Hòa tâm sự, trước đó em cũng từng có ý định học đại học, nhưng từ khi thấy hai chị gái mình học xong không xin được việc làm và hôm nào xem thời sự cũng thấy nói về vấn đề sinh viên thất nghiệp nên Hòa quyết định từ bỏ. 

"Vì sợ sau này em sẽ hối hận nên bố mẹ em có bảo em đăng ký thi đại học một lần cho biết. Chỉ khuyên vậy thôi chứ thấy hai chị em không xin được việc làm nên bố mẹ em cũng ngán lắm rồi.

Khi thi xong tốt nghiệp em sẽ đi làm thuê kiếm sống. Nếu sau này có cơ hội thì em sẽ đi ra nước ngoài làm ăn", Hòa cho biết.

Sinh viên sư phạm và nỗi lo thất nghiệp

(GDVN) – Các chuyên gia sư phạm đã cảnh báo, trong khoảng 4 năm nữa, cả nước sẽ dư thừa khoảng 70.000 giáo viên từ cấp tiểu học đến THPT.

Cũng như Hòa, em Lê Huyền Trang (SN 1997, ở Bố Trạch, Quảng Bình) cũng không đăng ký thi đại học dù có đủ điều kiện.

Trang từng là một học sinh giỏi và là một lớp trưởng rất năng động, nhưng em cũng không học đại học vì sợ học ra sẽ không xin được việc làm.

Gần một năm qua sau khi học xong cấp 3, Trang ở nhà phụ giúp bố mẹ và đi học nghề cắt tóc. Trang có ý định sau khi học nghề thành thạo sẽ mở một tiệm cắt tóc ở gần nhà.

"Em không học đại học đơn giản chỉ vì em không thích học nữa. Với lại, em thấy nhiều anh chị cũng học giỏi, nhưng khi học đại học ra trường không xin được việc làm. Nhiều anh chị còn phải đi làm thuê đủ nghề kiếm sống nên em quyết định không thi đại học.

Gần một năm trôi qua rồi em vẫn không thấy hối hận về quyết định của mình. Giờ em chỉ muốn cố gắng học nghề thành thảo, để mở một tiệm cắt tóc cho riêng mình", Trang nói.

Phụ huynh nghĩ gì?

Thực trạng cử nhân thất nghiệp không chỉ khiến học sinh hoang mang mà phụ huynh cũng rất lo lắng khi có con chuẩn bị chọn nghề. 

Chị Nguyễn Thị Phượng, có con đang học lớp 12 chuyên Hóa ở trường chuyên Võ Nguyên Giáp chia sẻ: "Con sắp phải chọn nghề, mà lâu nay thấy nhiều sinh viên học xong không xin được việc làm tôi cũng thấy rất lo lắng.

Con người ta học gần nhà còn đỡ, con tôi học trường chuyên xa nhà mấy chục cây số nên suốt 3-4 nay nó phải ở lại. Chưa kể tiền học phí, mỗi tháng cả tiền ăn, tiền ở, tiền học thêm… tôi phải chu cấp cho con 3-4 triệu, hơn cả nuôi một đứa đi học đại học. 

Giờ con sắp thi đại học, nếu con thi đỗ hay trượt thì tôi vẫn thấy lo. Thi đỗ đại học thì lo không biết học xong có xin được việc không, thi không đỗ thì sợ người ta nói này nói nọ… Giờ tôi chỉ biết động viên con cố gắng học để thi thật tốt thôi".

Cử nhân thất nghiệp sẽ còn tăng, nhưng sinh viên không có tội

(GDVN) – Quan điểm của tác giả Hoàng A. Đức – Trường Quản lý Maastricht, Hà Lan khi cho Báo điện tử Giáo dục Việt Nam biết về chủ đề "học để có việc hay để thất nghiệp"

Nhiều phụ huynh có con không thi đại học dù kết quả học tập tốt, họ vẫn thấy tiếc cho con nhưng khi nghĩ đến việc nhiều cử nhân thất nghiệp phải đi làm công nhân thì họ lại ủng hộ quyết định của con mình.

"Lúc đầu thấy con không dự thi đại học tôi cũng thấy tiếc lắm, nhưng nghĩ lại thấy bây giờ người đi học đại học nhan nhản. Có những học sinh có học lực bình thường vẫn có thể vào đại học, sau khi tốt nghiệp lại không xin được việc làm. 

Thà đi học nghề gì đó mà xã hội đang cần còn hơn. Tôi nghĩ không nhất thiết phải học đại học. Miễn sao con tôi luôn cố gắng, chăm chỉ và kiên trì để đạt được mục tiêu của con là được", chị Lê Thị Quên (ở thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), cho biết.

Kỳ thi THPT quốc gia đang tới gần. Đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho kỳ thi này. Theo đó, tại nhiều địa phương, có tới gần 70% học sinh không đăng ký thi đại học. 

Như ở tỉnh Hòa Bình, có đến 5.600 /8.100 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia chỉ để lấy kết quả xét tốt nghiệp, chiếm gần 70%.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, kỳ thi THPT quốc gia năm nay, chỉ có1.800/6.700 học sinh đăng ký dự thi vừa để xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học, cao đẳng. Số còn lại chỉ để xét tốt nghiệp. 

Tại Quảng Bình, kỳ thi THPT quốc gia năm nay có tổng cộng 10.972 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó cụm thi tốt nghiệp và đại học có 4.840 thí sinh, cụm thi địa phương có 4.891…

Câu chuyện cử nhân thất nghiệp vẫn chưa có hồi kết. Nhiều người cho rằng, việc nhiều học sinh chọn đi học nghề, hay đi làm thuê thay vì học đại học là giải pháp đúng đắn.



Xem nguồn

Bình Thuận: Chuẩn bị chu đáo cho 12 điểm thi

Posted: 05 Jun 2016 01:24 AM PDT


Học sinh lớp 12 Trường THPT Than Thiết, Bình Thuận đang gấp rút ôn tập kiến thức môn Toán để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp.Học sinh lớp 12 Trường THPT Than Thiết, Bình Thuận đang gấp rút ôn tập kiến thức môn Toán để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 tỉnh Bình Thuận thuộc Cụm thi số 51 do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận tổ chức.

Theo ông Phan Đoàn Thái – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 tỉnh Bình Thuận có 11.599 thí sinh đăng ký dự thi; trong đó, có 1.973 em đăng dự thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT, 947 em dự thi để lấy kết quả xét tuyển Cao đẳng, Đại học; số thí sinh còn lại vừa dự thi lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh CĐ, ĐH năm 2016.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2016, tỉnh Bình Thuận bố trí 12 điểm thi, được đặt tại các trường cao đẳng, THPT và THCS trong nội thành thành phố Phan Thiết và Trường PTDT nội trú tỉnh. Toàn tỉnh sẽ có 11.599 thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016 tại 12 điểm thi với 323 phòng thi, 12 phòng hội đồng.

Các điểm thi gồm THPT Phan Bội Châu (50 phòng thi), THPT chuyên Trần Hưng Đạo (42), THPT Phan Thiết (26), THPT Lê Lợi (25), Cao đẳng Cộng đồng (2 cơ sở 45 phòng thi), THCS Hùng Vương (18), THCS Lương Thế Vinh (16), THCS Nguyễn Trãi (16), THPT Dân tộc nội trú tỉnh (26), Cao đẳng Nghề (22).

Để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và hiệu quả, ngành giáo dục Bình Thuận đã có sự chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cần thiết từ công tác ôn tập cho học sinh khối 12 đến cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các điểm thi, đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế, công an, nhân viên kỹ thuật tham gia phục vụ kỳ; các ngành liên quan cũng đã nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tốt nhất các điều kiện cho kỳ thi.

Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận đã phối hợp với Trường ĐHSPKT thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp đi kiểm tra cơ sở vật chất các điểm thi và yêu cầu Hiệu trưởng các đơn vị được chọn làm điểm thi, phối hợp thực hiện đảm bảo tốt nhất cho kỳ thi.

Chủ động rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị trường, lớp học, hệ thống điện nước tại 12 điểm thi; có phương án huy động bàn ghế, máy phát điện dự phòng và các trang thiết bị cần thiết nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016…

Về công tác hỗ trợ cho các thí sinh dự thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận đã chuẩn bị 2.500 chỗ ở miễn phí tại ký túc xá các trường cao đẳng, THPT và Trường Nghiệp vụ TDTT tỉnh, đồng thời đang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để vận động các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Phan Thiết thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt, giảm giá phòng từ 30 – 50% và tự nguyện bố trí một số phòng miễn phí để hỗ trợ đối với gia đình học sinh nghèo, khó khăn trong suốt thời gian dự thi.

Hội Khuyến học tỉnh cũng đã chuẩn bị kinh phí để chi hỗ trợ cho học sinh các huyện, thị xã thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về dự thi với mức 500.000 đồng/thí sinh.…

Theo Ban Chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2016, tỉnh Bình Thuận, các sở, ngành liên quan trong tỉnh, cần chủ động phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sẵn sàng mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 để kỳ thi diễn ra đảm bảo an toàn, nghiêm túc và chất lượng.

Bên cạnh đó, phối hợp với Trường ĐHSPKT thành phố Hồ Chí Minh rà soát lại các vấn đề về bố trí cán bộ, nhân viên y tế, lực lượng bảo vệ tại các điểm thi cho phù hợp.

Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh cần đảm bảo tốt an ninh trật tự, an toàn giao thông cho kỳ thi, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận và Trường ĐHSPKT thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn việc vận chuyển đề thi, bài thi. Sở Y tế chủ động kiểm tra các điểm thi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt kỳ thi, đồng thời, có phương án hỗ trợ y tế kịp thời cho thí sinh khi có sự cố xảy ra…



Xem nguồn

Phú Thọ tập huấn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học cho học dinh

Posted: 05 Jun 2016 12:42 AM PDT


Tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2015 - 2016 Phú Thọ có 5/6 dự án đạt giải, trong đó có 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải khuyến khíchTại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2015 – 2016 Phú Thọ có 5/6 dự án đạt giải, trong đó có 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải khuyến khích

Tham gia lớp tập huấn có gần 200 đại biểu là lãnh đạo các phòng giáo dục thuộc các huyện, thành, thị; hiệu trưởng các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú; giáo viên và HS có ý tưởng đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật năm học 2016 -2017…

Năm học 2015 – 2016 cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học có tổng số trên 110 dự án của 40 đơn vị đăng ký dự thi. Hội đồng giám khảo đã chọn được 58 dự án đủ điều kiện đảm bảo cuộc thi được công nhận đạt giải cấp tỉnh. Tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS trung học Phú Thọ có 5/6 dự án đạt giải, trong đó có 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải khuyến khích.

Để triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học năm học 2016 – 2017 đạt kết quả; hội nghị đã triển khai kế hoạch liên quan đến các nội dung về hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác chuẩn bị Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2016 – 2017 tổ chức tại tỉnh Phú Thọ.

Trong đó tập trung vào quy trình hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học kỹ thuật; cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường trung học; tiêu chí đánh giá dự án khoa học kỹ thuật của HS trung học và công tác chuẩn bị cho cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia tại tỉnh Phú Thọ năm học 2016 – 2017.

Đây là một cơ hội tốt cho các thầy cô giáo, các em HS được chuẩn bị tốt kiến thức để tiếp cận với thế giới khoa học, kho tàng tri thức thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học đồng thời khẳng định vị thế vai trò của giáo dục và đào tạo Đất Tổ với cả nước…



Xem nguồn

TP.Hồ Chí Minh yêu cầu chấm dứt dạy thêm, học thêm tại nhà trường

Posted: 05 Jun 2016 12:00 AM PDT


​Văn phòng Thành ủy vừa phát đi thông báo, kết luận ý kiến của Thường trực Thành ủy TP.Hồ Chí Minh chấn chỉnh công tác tuyển sinh, dạy thêm và học thêm của ngành giáo dục và đào tạo thành phố.

Theo đó, kể từ năm học tới (2016 – 2017), yêu cầu chấm dứt tình trạng dạy thêm và học thêm tại các trường trên địa bàn, chỉ cho phép thực hiện việc dạy thêm và học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ.

Việc phụ đạo cho học sinh chưa theo kịp chương trình, hay bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không được phép thu phí của học sinh.

Cấp giấy phép, tổ chức và quản lý việc dạy thêm, học thêm tại các trung tâm nói trên phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

Giao Ban cán sự Đảng UBND TP.Hồ Chí Minh chỉ đạo UBND thành phố điều chỉnh quyết định 21/2014 theo đúng tinh thần kết luận chỉ đạo này.

TP.HCM vừa yêu cầu chấm dứt hoạt động dạy thêm và học thêm tại nhà trường từ năm học tới (Ảnh minh họa)

Đối với việc tuyển sinh đầu cấp hàng năm, các trường học phải nhận đủ 100% học sinh cư trú trên địa bàn, theo đúng kế hoạch tuyển sinh, chấm dứt hiện trạng chạy trường, chạy lớp, đảm bảo tiến độ xây dựng trường lớp đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn.

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền quận, huyện, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, trưởng phòng giáo dục các quận huyện trong công tác chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh tình trạng "chạy trường, chạy lớp" mà dư luận phản ánh.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, kết hợp với Sở Văn hóa – Thể thao đẩy nhanh tiến độ phổ cập, dạy bơi cho học sinh phổ thông trên địa bàn, xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, xây dựng hồ bơi, đáp ứng tốt nhu cầu rèn luyện sức khỏe, phổ cập bơi lội cho học sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện ý kiến kết luận chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh việc mở trường, mở lớp tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh tại xã đảo này.



Xem nguồn

Comments