Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ Giáo dục biết tình trạng chạy trường, chạy lớp

Posted: 04 Jun 2016 06:33 AM PDT


Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều quy định và triển khai nhiều giải pháp để chấn chỉnh những tiêu cực phát sinh do việc xin học trái tuyến và học chọn lớp. 

Tuy nhiên, hiện tượng chạy trường, chạy lớp vẫn còn tồn tại ở nhiều đô thị, khu vực đông dân cư gây áp lực cho cha mẹ học sinh, tạo bức xúc trong xã hội và gây khó khăn cho công tác quản lý của ngành. 

Bộ Giáo dục: Tình trạng chạy trường, chạy lớp vẫn còn tồn tại (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Để khắc phục tình trạng chạy trường, chạy lớp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển gửi văn bản 2449/BGDĐT-GDTH đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT thực hiện một số việc như sau:

Các trường tổ chức tuyển sinh đảm bảo quyền được học tập của học sinh, công khai, minh bạch và thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm mục tiêu phổ cập giáo dục của địa phương.

Bộ cũng yêu cầu các cơ sở nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở dưới bất kỳ hình thức nào.

Để hạn chế tình trạng này, các cơ sở phải nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất để đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục giữa các trường, các lớp.

Các sở giáo dục và đào tạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực nhằm chạy trường, chạy lớp.

Ngoài ra, sở GD&ĐT cần tham mưu UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo việc phân tuyến, giao chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp với chỉ tiêu trường lớp, cơ sở vật chất và mật độ dân cư của địa phương mình quản lý.

Đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng các trường; mở thêm trường, thêm lớp để giảm áp lực tuyển sinh ở những địa bàn đông dân cư.

Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp trên để khắc phục tình trạng chạy trường, chạy lớp trước khi bắt đầu năm học 2016-2017.



Xem nguồn

Đề Văn Trường Chuyên ngữ: Nhiều thí sinh bất ngờ vì “lệch tủ”

Posted: 04 Jun 2016 05:50 AM PDT



(Dân trí) – Ngày 4/6, học sinh thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) làm bài thi môn Ngữ Văn. Đề thi năm nay được nhiều thí sinh cho là cơ bản, không quá bất ngờ vì không có câu hỏi liên quan đến thời sự xã hội.
 >>   "Sống ảo trên Facebook" vào đề thi Ngữ Văn Trường chuyên Sư phạm

Với yêu cầu phân tích đoạn thơ trong “Truyện Kiều” cho câu hỏi có nhiều điểm nhất năm nay (6 điểm), nhiều học sinh cho biết mình làm được bài. Tuy nhiên, với câu hỏi dạng này, sẽ khó phân loại học sinh.

Cụ thể, đề thi môn Ngữ Văn của học sinh thi vào lớp 10 THPT, Trường chuyên Ngoại ngữ có 2 câu. Trong đó, câu 1 (4 điểm): Cho một đoạn văn của Roy Garn và thí sinh trả lời 3 câu hỏi a, b, c.

Câu 2 (6 điểm): Cho hai đoạn thơ thuộc phần trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, học sinh trình bày cảm nhận.

Chia sẻ với PV Dân trí, nhiều học sinh cho biết, mình làm bài khá chỉn chu nhưng khả năng điểm sẽ không quá cao bởi tính phân hóa của đề thi không cao.

Đề thi khiến nhiều học sinh khá bất ngờ vì lệch tủ

Đề thi khiến nhiều học sinh khá bất ngờ vì “lệch tủ”

Ra khỏi phòng thi gần như sớm nhất, thí sinh Minh Anh, đến từ Trường THCS Dịch Vọng cho biết, đề thi năm nay không quá khó. Em làm khoảng 2/3 thời gian thì xong 2 tờ giấy thi. Các bạn trong phòng thi cũng khoảng hơn một nửa số thí sinh có xin tờ giấy thi thứ hai.

Mặc dù hoàn thành bài thi khá sớm nhưng thí sinh Ngọc Hà cho biết, mình không quá hài lòng với bài thi vì sát ngày thi em không ôn lại bài liên quan đến “Truyện Kiều”.

"So với đề thi của trường chuyên, em thấy đề thi như thế này là bình thường. Sát ngày thi, em tập trung vào các vấn đề đang nóng như chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama, vụ việc cá chết ở miền Trung…", nên đề thi rơi vào một tác phẩm thuộc dạng "cổ thụ" như Truyện Kiều là hơi bất ngờ", Ngọc Hà cho hay.

Thí sinh thi vào lớp 10 chuyên ngữ vào sáng 4/6

Thí sinh thi vào lớp 10 chuyên ngữ vào sáng 4/6

Cũng nhận xét là "lệch tủ", Vân Anh (học sinh Trường THCS Yên Hòa) cho biết: “Thực sự chúng em hơi bất ngờ khi gặp phải câu hỏi liên quan đến Truyện Kiều bởi chủ quan tác phẩm thuộc thời kì trung đại sẽ ít có khả năng rơi vào đề thi do ít liên quan đến đời sống”.

"Đề này không hay mấy so với đề thi vào trường chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội vào ngày hôm qua. Em dự thi cả hai trường, mặc dù đề thi này không khó nhưng em nghĩ mình chỉ được khoảng 7 điểm do các bạn đều làm bài được. Trước ngày thi, em cũng xem mạng Internet nhiều vấn đề thời sự nóng trên dư luận trong thời gian qua nhưng tiếc là đề thi không có các vấn đề đó", Vân Anh nói.

Mỹ Hà



Xem nguồn

'ĐH phải là nơi thế hệ trẻ tìm thấy hoài bão sống'

Posted: 04 Jun 2016 05:08 AM PDT


– Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khẳng định như vậy tại lễ kỷ niệm 17 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sáng 4/6.

Ông Thăng cho biết, hiện tại TP.HCM hiện đang triển khai 7 chương trình đột phá, trong đó có chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thành phố cũng đang quyết liệt phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính hàng đầu khu vực. Mong muốn này có thực hiện được hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất lớn vào yếu tố con người.

Bí thư Thành ủy TP.HCM, Đinh La Thăng, ĐH Nguyễn Tất Thành

Bí thư Đinh La Thăng thăm phòng truyền thống Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

“Sứ mệnh hàng đầu thuộc về các cơ giáo dục đào tạo nói chung và các cơ sở giáo dục ĐH nói riêng” – ông Thăng nói. Trong điều kiện hiện đất nước, nhu cầu nhân lực hiện nay, cần phải tiếp thêm sức sống.

Ông Thăng cũng ủng hộ mô hình trường hoạt động phi lợi nhuận như ĐH Nguyễn Tất Thành và khẳng định, cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo thành phố là ủng hộ sự đa dạng của các hình thức giáo dục, đào tạo cũng như mong muốn có một hệ thống trường đại học chính quy, hiện đại ngoài công lập.

"Môi trường ĐH phải là nơi thế hệ trẻ tìm thấy hoài bão sống, được học tập để tỏa sáng, được cống hiến hết mình cho đất nước và cho chính tương lai của họ"- Bí thư TP.HCM nhấn mạnh, đồng thời đề nghị Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chú trọng thích đáng và dành mối quan tâm thường xuyên đến việc giáo dục lối sống, đạo đức, nhân cách, lý tưởng và truyền thống cách mạng cho sinh viên.

TP.HCM cho biết, sẽ nghiêm túc xem xét, giao cơ quan hữu trách giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp tình, hợp lý của nhà trường.

"Trước những kiến nghị của nhà trường, thành phố sẽ nghiêm túc xem xét và sẵn sàng tạo mọi điều kiện để nhà trường phát huy quyền tự chủ, nâng cao năng lực toàn diện và sớm vươn lên thành trường đại học trọng điểm trong khu vực các trường ngoài công lập tại TP.HCM.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thành lập ngày 5/6/1999. Đến nay, trường có 54 ngành đào tạo với hơn 20.000 sinh viên theo học. Trường có 1.078 giảng viên cơ hữu và hơn 1.000 giảng viên thỉnh giảng.

Theo báo cáo của trường, mức thu nhập trung bình của giảng viên là 12 triệu/người/tháng, tổng quỹ lương 150 tỷ/năm.

Lê Huyền



Xem nguồn

Phát biểu của ông Obama ở VN vào bài thi lớp 10

Posted: 04 Jun 2016 04:23 AM PDT


– Sáng 4/6, học sinh làm bài thi môn Văn vào lớp 10 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội). Đề thi được nhiều thí sinh cho là bất ngờ nhưng hay.

Cho hai đoạn thơ thuộc phần trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 sáng 4/6 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận để lấy 6 điểm. Câu thứ nhất (4 điểm) cho một đoạn văn của Roy Garn và đưa những câu hỏi cho thí sinh.

đề thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2016, lịch thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2016, Sở GD-ĐT Hà Nội, Obama đến thăm Việt Nam

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐGQG Hà Nội năm 2016. (Ảnh: Văn Chung)

Lê Quang Đăng Hưng, học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành cho biết, em rất bất ngờ với đề thi này. "Câu thứ hai hỏi về Truyện Kiều ở trong tập 1 SGK môn Văn lớp 9. Em nghĩ các câu hỏi thi vào lớp 10 thường vào tập 2 nên không ôn nhiều.

Câu hỏi 4 điểm có phần nghị luận xã hội cũng không rơi vào các dạng đề em ôn tập. Tuy nhiên các câu hỏi năm nay khá thú vị. 

Vũ Hà Duy Hoàng, lớp 9A1, Trường THCS Nguyễn Siêu cho biết câu 1 (4 điểm) không nằm trong chương trình học của em nên khá khó. Em làm có một số phần nhưng không chắc chắn lắm. Ở phần hỏi 2,5 điểm Hoàng giải thích lời nói trong giao tiếp là gì, trường hợp người sử dụng lời nói đúng mục đích, chuẩn thì tác dụng ra sao và ngược lại. Tuy nhiên Duy Hoàng không đưa ví dụ nào của bản thân vào bài thi này.

Trong khi đó, nhóm của Hà My, Thùy Dương, Quỳnh Dương, học sinh Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đề thi môn Văn vừa tầm với các em.

"Đề hay và dễ hơn năm ngoái. Câu hỏi về ảnh hưởng và tác động lời nói đến giao tiếp không đi theo lối mòn truyền thống như câu hỏi nghị luận xã hội của Trường THPT chuyên sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hôm qua mà mở hơn. Học sinh có thể mở rộng vấn đề, nêu nhiều dẫn chứng về xã hội" – Thùy Dương cho biết.

Thùy Dương và các bạn cho biết có dẫn chứng lời nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama với giới trẻ VN…Có thể thấy một lời nói có lựa chọn và dùng đúng lúc có thể truyền cảm hứng cho người khác". 

Tuy nhiên các bạn cho biết cũng không lấy dẫn chứng về bản thân vì "sợ thầy cô chấm điểm cho là giả tạo hoặc kịch quá".

đề thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2016, lịch thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2016, Sở GD-ĐT Hà Nội, Obama đến thăm Việt Nam

Thí sinh sau giờ thi môn Văn vào lớp 10  Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ năm 2016. (Ảnh: Văn Chung)

Nguyễn Tùng Lâm, Trường THCS Marie Curie (Hà Nội) cho biết, câu hỏi 4 điểm có hơi khó với em nhưng khá thú vị. "Lời nói là phương tiện giúp người khác nhìn nhận bản thân mình. Trong mọi việc, kể cả làm ăn, học hành… thì cẩn thận trong mỗi lời nói có thể cho kết quả tốt, thậm chí có thể thăng chức".  

Trong bài làm Tùng Lâm dẫn giải, bản thân cũng luôn phải học cách nói năng với bạn bè, người thân. Em có dẫn chứng người bạn của em nhờ ăn nói lịch sự, lễ phép nên được cô giáo thích…



Xem nguồn

Bob Kerrey làm Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam: Bí thư Đinh La Thăng lên tiếng

Posted: 04 Jun 2016 03:38 AM PDT


Dân trí trân trọng đăng tải nguyên văn ý kiến của Bí thư Đinh La Thăng nói về vấn đề cựu thượng nghị sỹ Bob Kerrey làm Chủ tịch hội đồng tín thác trường ĐH Fulbright (FUV) đang gây tranh cãi ít ngày qua.

Bí thư Thành ủy TPHCM - Đinh La Thăng

Bí thư Thành ủy TPHCM – Đinh La Thăng

Trước hết, TPHCM đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ dự án Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Chúng tôi đã cùng với phía Hoa Kỳ làm mọi cách để dự án này thành hiện thực, như mọi người đang thấy. Tôi cho rằng FUV sẽ đóng góp hữu ích cho Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ riêng cho thành phố Hồ Chí Minh, là dự án hướng tới tương lai của Việt Nam. Điều này mang một ý nghĩa rất quan trọng về mặt phát triển cũng như tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước, góp phần củng cố mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.

FUV cũng là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai" một cách thiết thực và hiệu quả.

Về dư luận liên quan tới quá khứ của ông Bob Kerrey, tôi cho rằng đó là một phản ứng có thể hiểu được nếu chỉ xét ở khía cạnh cảm xúc. Nhưng khi nhìn lại bất cứ sự kiện lịch sử nào, cần phải đặt trong mối tương quan với hiện tại, vì thế nếu chỉ cảm xúc thôi là chưa đủ. Chúng ta cần thêm cả một lý trí tỉnh táo và sáng suốt. Chúng ta hãy cùng đọc những lời tâm sự đau đớn của ông Bob Kerrey được báo Quân đội Nhân dân ghi lại từ năm 2001, ngay sau khi sự kiện Thạnh Phong được công bố: "Nếu tôi mất cả hai tay, hai chân, cả thị lực, thính lực của mình, thì cũng không nhiều bằng những gì tôi đã mất đêm hôm đó… Tôi xin nhân dân Việt Nam tha thứ cho tôi".

Ngày 29/5/2016, khi truyền thông Việt Nam nêu lại vấn đề này, ông Bob Kerrey tiếp tục thể hiện sự hối lỗi sâu sắc: "Tôi đã xin lỗi nhân dân Việt Nam về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách thành tâm và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới".

Tôi nghĩ đó là những lời thốt ra từ gan ruột một con người hoàn toàn bất lực với việc sửa chữa lỗi lầm của mình.

Vì thế, ông đã tìm mọi cách khác để chuộc lỗi với nhân dân Việt Nam, trong đó có việc nỗ lực sử dụng vai trò Thượng nghị sỹ, cùng với Thượng nghị sỹ John McCain và Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi và gây sức ép lên Chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Ông là người ủng hộ mạnh mẽ đàm phán các hiệp định thương mại giữa hai nước, cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright. Tổng thống Barack Obama, trong phát biểu trước thanh niên tại TPHCM ngày 25/5 vừa qua, đã cảm ơn và ghi nhận đích danh ông Bob Kerrey vì đã đi đầu trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.

Tôi hiểu ông phải rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay, dù hiểu rõ hậu quả của nó, cũng vì để có cơ hội tốt nhất giúp cho dự án FUV thành công, hiến tặng nhân dân Việt Nam những kinh nghiệm quý báu mà ông tích cóp trong nhiều năm qua. Những nỗ lực của ông Bob Kerrey là hoàn toàn chân thành và cần được ghi nhận.

Tôi thiết nghĩ trong vấn đề liên quan đến ông Bob Kerrey, chúng ta nên được soi sáng bởi cách xử lý và truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc.

Nếu chúng ta không giầu lòng tha thứ, thì dân tộc này đã không thể mạnh mẽ và đáng được kính trọng như ngày hôm nay.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama và việc ra đời của FUV, theo tôi, là một cơ hội lịch sử để chúng ta chấp nhận sự hòa giải và nên là dịp để cả hai nước khép hẳn lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, vì con cháu chúng ta và vì lợi ích lâu dài của dân tộc.

Hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết. Lịch sử thì không thể thay đổi, nhưng tương lai lại tùy thuộc vào mỗi chúng ta.

Vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa.

Công Quang (giới thiệu)



Xem nguồn

Bí thư Thăng: "Môi trường ĐH phải là nơi thế hệ trẻ tìm thấy hoài bão sống"

Posted: 04 Jun 2016 02:55 AM PDT


Đó là chia sẻ của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng trong lễ kỷ niệm 17 năm thành lập ĐH Nguyễn Tất Thành và 105 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào sáng ngày 4/6.


Bí thư Đinh La Thăng tham quan phòng truyền thống của trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Bí thư Đinh La Thăng tham quan phòng truyền thống của trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Báo cáo với lãnh đạo TPHCM, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết nhà trường có đội ngũ hơn 2.000 cán bộ, giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Mỗi năm, trường cung ứng khoảng 5.000 cử nhân, kỹ sư cho nhu cầu nhân lực của thành phố và đất nước.

Ông Hùng cũng kiến nghị lãnh đạo TP quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn cho trường phát triển thành trường trọng điểm đầu tiên trong các trường ĐH tư thục; hỗ trợ cho nhà trường được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.

Đồng thời, ông Hùng cũng kiến nghị thành phố cho phép trường chuyển đổi công năng của Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao của Nhà trường tại Khu Công nghệ cao TPHCM sang đào tạo đại học kết hợp nghiên cứu, tương tự như trường ĐH Fulbright Việt Nam vừa được cấp phép; hỗ trợ nhà trường mở rộng quỹ đất để xây dựng cơ sở vật chất…

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng TP.HCM cũng đang quyết liệt phấn đấu để sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo của khu vực Đông Nam Á. Điều đó có thành hiện thực hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người.

Một quốc gia, một cộng đồng thực sự phát triển bền vững, có cuộc sống hạnh phúc lâu dài khi tạo ra được cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao. Sứ mệnh quan trọng hàng đầu này trước hết thuộc về các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và các cơ sở giáo dục ĐH nói riêng.


Bí thư Thăng cho rằng giáo dục ĐH phải lấy chất lượng con người làm mục tiêu cao nhất

Bí thư Thăng cho rằng giáo dục ĐH phải lấy chất lượng con người làm mục tiêu cao nhất

Lãnh đạo thành phố ủng hộ sự đa dạng của các hình thức giáo dục đào tạo cũng như mong muốn có một hệ thống trường ĐH chính quy, hiện đại ngoài công lập. Bởi chúng ta đang phấn đấu cho một nền giáo dục ĐH lấy chất lượng con người làm mục tiêu cao nhất.

Bí thư Thăng nhấn mạnh,"Chất lượng của nguồn nhân lực ấy phải được thể hiện qua các cá nhân cụ thể, có năng lực làm việc đầy sáng tạo, có nhân cách, có lòng yêu nước thương nòi và sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc. Môi trường ĐH phải là nơi thế hệ trẻ tìm thấy hoài bão sống, được học tập để tỏa sáng, được cống hiến hết mình cho đất nước và cho chính tương lai của người học".

"Lãnh đạo thành phố cũng như cá nhân tôi chia sẻ và thông cảm sâu sắc với một số khó khăn mà trường đang gặp phải. Thành phố sẽ nghiêm túc xem xét, giao cho các cơ quan hữu trách giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp tình hợp lý của nhà trường.

Thành phố mong muốn và sẵn sàng tạo mọi điều kiện để nhà trường phát huy tự chủ, nâng cao năng lực toàn diện và sớm vươn lên thành trường ĐH trọng điểm trong khu vực các trường ĐH ngoài công lập của TP.HCM. Tôi mong rằng nhà trường không tự mãn với những gì đạt được, khiêm tốn và cầu thị lắng nghe mọi phản biện xã hội để tự điều chỉnh mình; giữ vững môi trường giáo dục thực sự trong sạch", ông Thăng nhắn nhủ.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được nhận huân chương lao động hạng nhất

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được nhận huân chương lao động hạng nhất

Cũng trong dịp này, Bí thư Đinh La Thăng trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể ĐH Nguyễn Tất Thành và cá nhân hiệu trưởng – PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng.

Ngay sau đó, Bí thư Thăng cũng dự lễ khởi công dự án Trung tâm Phát triển Công nghệ cao ĐH Nguyễn Tất Thành tại Khu Công nghệ cao TP.HCM. Trung tâm này có diện tích 4,7 ha với tổng kinh phí đầu tư hơn 1.100 tỉ đồng.

Nơi này sẽ tập trung các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải mã công nghệ, hoàn thiện các công nghệ và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cao đang ưu tiên phát triển tại Việt Nam.

Lê Phương



Xem nguồn

Thu hồi giấy khen nhiều lỗi, nhà trường xin lỗi phụ huynh

Posted: 04 Jun 2016 02:13 AM PDT


Một tờ giấy khen không có Quốc huy, đặc biệt là phần dịch song ngữ được cho là sai cơ bản khiến cư dân mạng gọi đó là "thảm họa giấy khen".

Tờ giấy khen trên là do Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Hạ Long, Quảng Ninh) trao tặng cho các em học sinh có thành tích cao trong học tập năm học 2015-2016. Tờ giấy khen được in song ngữ Anh-Việt, tuy nhiên sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội nhiều người đã chỉ ra nhiều lỗi sai trong phần tiếng Anh.

Trường THCS Trần Quốc Toản, Hạ Long, Quảng Ninh, giấy khen, giấy khen song ngữ, giấy khen nhiều lỗi, thu hồi giấy khen nhiều lỗi

Tờ giấy khen bị phát hiện nhiều lỗi sai

Nhiều ý kiến khẳng định là phần dịch không chuẩn, dịch khá máy móc từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Việc dịch này không đúng vì người nước ngoài không dùng từ Dean’s List để gọi tên giấy khen, hay bằng khen mà dùng Certificate. 

Trong tiếng Anh có một từ chỉ việc trao giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận như award, certify… Họ không dùng từ “Donate” như trên tờ giấy khen mà trường THCS Trần Quốc Toản tặng thưởng học sinh. Hay cụm từ "Đạt danh hiệu học sinh giỏi" dịch thành "Won the title of Excellent Students" được dịch bằng công cụ…Google Translate.

Ngoài ra, tờ giấy khen này cũng không in Quốc huy như quy định trên mẫu giấy giấy khen khác.

Ngay sau khi tờ giấy khen trên bị người dân phản ánh lỗi sai, một số phương tiện truyền thông đưa tinthì Phòng giáo dục TP Hạ Long đã tiến hành rà soát, kiểm tra các trường có hợp tác quốc tế trên địa bàn. Theo đó, Phòng đã phát hiện hai đơn vị trường cấp giấy khen song ngữ sai lỗi là trường tiểu học Hạ Long và Trường THCS Trần Quốc Toản.

Trường THCS Trần Quốc Toản, Hạ Long, Quảng Ninh, giấy khen, giấy khen song ngữ, giấy khen nhiều lỗi, thu hồi giấy khen nhiều lỗi

Trường THCS Trần Quốc Toản nhắn tin xin lỗi và thu hồi giấy khen

Về phía Trường THCS Trần Quốc Toản, bà Đàm Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng nhà trường thông tin, sau khi phát hiện ra lỗi sai nhà trường đã nhắn tin thu hồi giấy khen, đồng thời xin lỗi đến các bậc phụ huynh, học sinh, cung cấp lại giấy khen chuẩn cho các em.

Theo bà Tâm, đây là năm đầu tiên nhà trường thực hiện chương trình hợp tác quốc tế tích cực liên kết với một trường ở Hy Lạp vì vậy trường có ý tưởng làm giấy khen song ngữ. Trước đó, đơn vị in ấn có gửi bản mẫu đến và đã được nhà trường chỉnh sửa, tuy nhiên khi in thì lại in bản chưa sửa chữa.

Phòng Giáo dục TP Hạ Long cho biết đang xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ sở giáo dục cấp giấy khen sai sót trên.

(Theo Công lý)



Xem nguồn

Đọc phản biện của chuyên viên Vụ Giáo dục Tiểu học mà buồn vô cùng!

Posted: 04 Jun 2016 01:31 AM PDT


LTS: Dù đã thực hiện được 2 năm, song Thông tư 30 về bỏ chấm điểm học sinh tiểu học vẫn khiến nhiều thầy cô, lãnh đạo trường mệt mỏi khi đánh giá học sinh, in giấy khen. 

Ngày 27/5, Báo điện tử giáo dục Việt Nam có đăng tải bài viết "Bộ Giáo dục nghĩ gì khi học sinh lười học, giáo viên áp lực, phụ huynh lo lắng?" của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đến ngày 1/6, Báo điện tử giáo dục Việt Nam đăng tải bài "Chuyên viên Vụ Giáo dục Tiểu học phản biện ý kiến của GS.Nguyễn Minh Thuyết" của tác giả Hoàng Mai Lê. 

Bài viết này của chuyên viên Hoàng Mai Lê đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của giáo viên từ việc thực hiện Thông tư 30. 

Với tư cách là một giáo viên Tiểu học, cô giáo Đỗ Quyên cho rằng: "Đọc ý kiến phản hồi của chuyên viên Vụ Giáo dục Tiểu học mà thấy buồn vô cùng".
 
Tại sao lại như vậy? Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả ý kiến này của cô Đỗ Quyên. 

Đọc bài viết "Chuyên viên Vụ Giáo dục Tiểu học phản biện ý kiến của GS.Nguyễn Minh Thuyết" của Chuyên viên Vụ Giáo dục tiểu học Hoàng Mai Lê mà thấy buồn vô cùng. 

Những phản biện của chuyên viên chỉ là lý thuyết trong khi thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Cũng vì những lý thuyết ấy, mà những giáo viên trực tiếp thực hiện Thông tư 30 chúng tôi đang phải khốn khổ, áp lực. 

Nói về khen thưởng, chỉ mỗi cụm từ "Học sinh nổi bật" cũng làm nhiều người đau đầu và khó xác định thế nào cho đúng. Chẳng có tiêu chí cụ thể nào để chọn được học sinh thật sự nổi bật. 

Giấy khen ghi danh hiệu học sinh được “khen từng mặt” gây khó hiểu. (Ảnh: vnexpress.net)

Có thầy cô nói, "nổi bật" là thật sự xuất sắc vì thế mỗi lớp số học sinh được khen thưởng cũng chỉ vài ba em là xứng đáng. 

Nhưng không ít thầy cô, không ít trường học cho rằng: "Học sinh ấy học được một chút, siêng năng, vẽ đẹp, tập thể dục đúng hơn vài bạn…cũng xem như nổi bật". 

Vì thế một lớp có 30 học sinh thì có tới hơn 20 em được xét khen thưởng vì có thành tích nổi bật.

Theo Thông tư 30, một học sinh được khen thưởng thì phải được các bạn trong lớp giới thiệu, bình bầu, tôn vinh.

Nếu các vị dự một buổi bình chọn của những học sinh tiểu học mới thấy được người lớn đang làm hại con trẻ thế nào. 

Những tâm hồn non nớt ngây thơ kia đang cố gắng lôi ra những điểm xấu của bạn, những lần bạn bị vi phạm để kể tội và tự tôn vinh mình lên. 

Có không ít phụ huynh lại "mớm" cho con cái mình lòng đố kị, ganh đua.

Hà Nội yêu cầu các trường báo cáo việc thực hiện Thông tư 30 trước ngày 28/5

(GDVN) – Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT và trường chuyên biệt trực thuộc Sở báo cáo việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.

Nhiều phụ huynh khi con không nằm trong danh sách được bầu chọn quay ra sỉ nhục giáo viên, gán ghép cho đủ thứ tội như không công bằng, thiên vị…và thực tế nhiều thầy cô giáo đang chịu cảnh này.

Việc bầu chọn, việc nhìn nhận học sinh nổi trội như Thông tư 30 yêu cầu dẫn đến tình trạng "loạn giấy khen" ở nhiều trường học như "Có thành tích nổi trội về học tập", "Đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện", "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập", "Có thành tích về môn thể dục", "Đạt thành tích về năng lực", "Đạt thành tích về phẩm chất"…

Có phụ huynh cầm giấy khen của con và chạy theo cô giáo gặng hỏi: "Năng lực là gì? Phẩm chất là thế nào? Chúng tôi chẳng hiểu gì cả". 

Hay: "Cô ơi! Con tôi được khen về thể dục vậy những môn học khác nó học tệ lắm hả?"

Thông tư 30 còn quy định việc khen thưởng học sinh phải tham khảo ý kiến phụ huynh, nhiều trường học nghĩ nát đầu mà không biết phải tham khảo bằng cách nào. Nhận xét về con mình, phụ huynh nào cũng khen con mình là nhất nên giáo viên chẳng tham khảo được gì.

Trong bài viết "Chuyên viên Vụ Giáo dục Tiểu học phản biện ý kiến của GS.Nguyễn Minh Thuyết", chuyên viên Hoàng Mai Lê có nêu: 

"Trước khi thực hiện Thông tư 30 cha mẹ học sinh có thể biết được khả năng học tập của con em mình qua điểm số nhưng điểm số không thể phản ánh đầy đủ những điều cần quan tâm, nhất là việc cần biết phải làm thế nào để con mình học tốt hơn, chưa nói đến việc  điểm số chưa chắc đã phản ánh đúng khả năng của học sinh, vì điểm số còn phụ thuộc một số yếu tố có tính đột xuất như: tình trạng tâm lí, sức khỏe của học sinh khi làm bài, tính trung thực khi làm bài… 

Để nắm được rõ việc học của con, hàng ngày cha mẹ học sinh có thể trao đổi, hỏi con hôm nay con học được những gì ở lớp; xem vở, phiếu học tập, các bài làm, lời nhận xét của giáo viên …; hoặc hỏi trực tiếp giáo viên về khả năng học tập của con mình…"

Trưởng phòng giáo dục Tiểu học tỉnh Đồng Tháp bàn về Thông tư 30

(GDVN) – Việc áp dụng Thông tư 30 là điều khá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện nên sẽ có nhiều vấn đề cần được thảo luận, rút kinh nghiệm.

Tôi không đồng tình với những nhận xét này của chuyên viên Hoàng Mai Lê, bởi trước đây khi chấm điểm cho các em, giáo viên chúng tôi cũng đã sử dụng lời phê bên dưới khi cần thiết. 

Cũng có những lời dặn dò nhắc nhở các em khi chấm sửa bài mà đâu cần phải đến bây giờ khi không áp dụng chấm điểm mới làm điều đó.
 
Nếu chỉ nhận xét "Bài em làm tốt", "Em cần tính toán kĩ hơn", "Cố gắng rèn chữ"…thì nhận xét ấy còn thua nhiều so với việc chấm điểm. 

Chưa nói đến việc nhiều nơi, để giảm áp lực cho giáo viên nhiều trường học còn khuyến khích thầy cô dùng dấu hay sử dụng mặt cười, mặt mếu…để đánh giá học sinh. 

Qua hai năm áp dụng rộng rãi Thông tư 30, những thầy cô giáo đang rất hy vọng Bộ GD&ĐT lắng nghe để tháo gỡ những bất cập, những khó khăn mà các trường đang vướng phải. 

Việc lắng nghe chân tình, mạnh dạn sửa đổi những điều không phù hợp mới tạo cho Thông tư 30 được áp dụng một cách hiệu quả hơn.



Xem nguồn

Kiểm soát tình trạng béo phì ở học sinh

Posted: 04 Jun 2016 12:49 AM PDT


Càng trường điểm, càng nhiều trẻ béo phì

Mới hơn 6 tuổi nhưng bé Nguyễn Trà Mi, Vĩnh Tuy, Hà Nội, đã nặng 32,5 kg, thừa khoảng 10 kg so với tiêu chuẩn. Nhìn con gái từ một cô bé mũm mĩm, đáng yêu hồi nào giờ trở nên nặng nề, ngại giao tiếp, chỉ thích xem ti vi, đọc truyện, chị Nguyên Thu Nga thực sự cảm thấy lo lắng nên đưa bé Mi đi khám dinh dưỡng.

Tư vấn cho mẹ để có bữa ăn đủ dinh dưỡng cho con. (Ảnh: Phương Vy - TTXVN)

Tư vấn cho mẹ để có bữa ăn đủ dinh dưỡng cho con. (Ảnh: Phương Vy – TTXVN)

"Bác sĩ hỏi cặn kẽ chế độ dinh dưỡng của cháu và hướng dẫn tôi cách giảm tinh bột, chất béo trong bữa ăn, tăng lượng rau, vẫn duy trì uống sữa ít béo và khuyến khích cháu vận động… Nhưng tôi rất băn khoăn, vì dịp hè này, cháu ở nhà thì còn thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, chứ khi con tới lớp thì làm sao mà thực hiện được", chị Thu Nga lo ngại.

Theo chị Nga, ở trường học là rất khó vì không có chế độ ăn riêng dành cho trẻ thừa cân, béo phì (TCBP). Nhiều khi con trẻ về kể bạn nhờ thế là ăn hộ cơm cho bạn. Hoặc là các bậc phụ huynh thường tổ chức sinh nhật cho con ở lớp học, sinh nhật nào cũng có bánh ga tô, bim bim… toàn thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo vi chất dinh dưỡng…

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, đúng là tình trạng TCBP ở trẻ em lứa tuổi học đường đang có xu hướng ngày một tăng. Theo một số nghiên cứu mới nhất cho thấy, tỷ lệ trẻ TCBP ở một số trường tiểu học Hà Nội lên đến 40%, ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng cũng ở trong khoảng 30 – 40%. Điều đáng nói, càng trường điểm thì tỷ lệ trẻ TCBP càng cao.

Việc xây dựng thực đơn trường học phù hợp sẽ góp phần điều chỉnh tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo hướng cân đối hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng thực đơn này rất công phu, tốn kém, cần có sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng nên hiện chỉ có các nhóm lớp ở trường mầm non mới thực hiện được. Còn nhóm trẻ từ tiểu học trở lên, chế độ dinh dưỡng hầu hết vẫn phụ thuộc vào số tiền mà các bậc phụ huynh đóng góp. Việc ăn uống của con trẻ trên lớp thường được giao cho một bộ phận phụ trách nên đương nhiên các cháu TCBP sẽ ăn như trẻ có cân nặng bình thường. Việc các con có thường xuyên ăn hộ bạn thịt hay cả bát cơm cũng nằm ngoài tầm kiểm soát và chức năng của người trông trẻ trong giờ ăn trưa.

Cải tiến bữa ăn trường học

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, thực trạng TCBP ở lứa tuổi học sinh cho thấy vấn đề dinh dưỡng học đường giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, Viện Dinh dưỡng đã phối hợp với sở giáo dục của các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) triển khai thí điểm chương trình cải tiến bữa ăn học đường, tư vấn cho trường học bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Chương trình bao gồm các hoạt động như: Giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho cô giáo và học sinh để các em hiểu thế nào là bữa ăn hợp lý và chọn thực phẩm phù hợp với sức khỏe; Giúp xây dựng bộ thực đơn chế độ ăn với 40 thực đơn không trùng lặp với 86 – 117 món ăn khác nhau… Chương trình đã triển khai thành công ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; Năm nay, sẽ tiếp tục triển khai ở Hải Phòng.

Rất đau đáu với việc cải thiện bữa ăn học đường, góp phần kiểm soát tình trạng TCBP ở học sinh, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho rằng: "Cần có quy định về các sản phẩm bán trong căng tin trường học. Trong khi yêu cầu, khuyến khích các con ăn hợp lý nhưng các trường lại cho bán nước ngọt, bim bim, thực phẩm chế biến sẵn… Và nên chăng, cần đưa quy định cách trường học trong vòng bán kính bao nhiêu mét thì cho phép hàng rong được hoạt động, nhằm hạn chế việc trẻ bị kích thích bởi những thực phẩm giàu chất béo nhưng ít vi chất dinh dưỡng".

Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trường học thì các bậc cha mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho trẻ tại nhà. Chú ý, năng lượng ăn vào bằng hoặc thấp hơn so với năng lượng tiêu hao. Vì vậy, phụ huynh cần khích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động, tham gia vào công việc gia đình.

Theo Phương Liên

Baotintuc.vn

http://baotintuc.vn/xa-hoi/kiem-soat-tinh-trang-beo-phi-o-hoc-sinh-20160603225021802.htm



Xem nguồn

Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey?

Posted: 04 Jun 2016 12:07 AM PDT


LTS: Việc ông Bob Kerrey, được đề cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng tín thác Trường Đại học Fulbright VN (FUV) đã gây xôn xao dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, hội viên Hội Toán học Việt Nam băn khoăn rằng: "Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey?" Trong bài viết này, tác giả chỉ ra điều đó. 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến này. 

Trước khi chặt đầu, người đao phủ bước đến trước mặt Nữ hoàng Scotland  Mary Stuart (8/2/1687) xin được tha thứ.

Mary Stuart đã trả lời: "Tôi tha thứ cho anh với tất cả trái tim tôi".

Khác với những lần trước, có lẽ vì thần thái của Nữ hoàng Mary, vì mái tóc vàng dày óng ả của bà, hay vì những lý do nào khác, mà người đao phủ phải cần đến 3 lần hạ đao, đầu Mary mới lìa khỏi thân. 

Trong cuộc đời đao phủ, mỗi lần cất đao lên, người đao phủ lại cầu xin người bị chặt đầu tha thứ.

Thanh đao hạ xuống, chiếc đầu văng lìa xa.

Một cảnh tượng máu me khiếp đảm sẽ bám đuổi suốt cuộc đời người đao phủ.

Nhưng lương tâm anh ta sẽ thoát khỏi sự dằn vặt nhờ những lời tha thứ.

Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey? (Ảnh: news.zing.vn)

Nhưng trong cuộc đời này, còn có biết bao nhiêu số phận không có cơ hội nhận lời tha thứ từ người bị hại.

Họ buộc phải tìm sự tha thứ cho lương tâm trong quãng đời còn lại để thoát khỏi sự dằn vặt của quá khứ.

Cuộc chiến tranh Việt Nam khốc liệt 1955-1975 đã cướp đi hàng triệu nhân mạng.

Kẻ sát hại và người bị sát hại, gần thì anh em, xa là đồng bào, đồng loại.

Hàng ngàn người sống sót đi ra từ cuộc chiến Việt Nam đang mòn mỏi tìm sự giải thoát lương tâm.

Trong số đó có cựu chiến binh người Úc, Ian Williamson.

Ông đã tìm đến Thái Bình, Việt Nam sau 44 năm để trao trả kỷ vật của liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy mà ông đã sát hại vào ngày 13/6/1971.

Bao dung và tha thứ chỉ làm ta lớn thêm

(GDVN) – Một cảm giác ngậm ngùi xuất hiện khi nghe Bob Kerrey nói, ông sẵn sàng ra đi nếu thấy mình trở thành lực cản của Đại học Fulbright Việt Nam.

Hãy tự đặt vào hoàn cảnh của Ian Williamson để trả lời các câu hỏi rằng:

Williamson có ý thức được sự đau khổ mà ông mang đến cho gia đình liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy không?  

Ông có biết mình sẽ được tiếp đón trong hận thù khổ đau và nổi giận không? Ông có sợ sự trả thù không?

Bất chấp tất cả, Williamson đã dũng cảm tìm đến nhà của Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy để trao trả kỷ vật, để giải thoát cho chính lương tâm của ông suốt 44 năm bị ám ảnh dằn vặt.

Còn về phía gia đình Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Huy, liệu có người cha người mẹ, người vợ, người anh em nào có thể chấp nhận chào đón được kẻ thù đã cướp đi người thân yêu nhất của mình?

Nhưng gia đình Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Huy đã cao thượng vượt lên trên đớn đau, để đón nhận Ian Williamson.

Và bây giờ là trường hợp của Cựu Thượng Nghị sĩ Bob Kerrey.

Kể từ sau chiến tranh lạnh 1991, cùng với nhiều cựu binh như Jonh McCain, John Kerry, Bob Kerrey đã không ngừng hoạt động vì sự hàn gắn Mỹ – Việt.

Những hoạt động không mệt mỏi của ông cho sự hòa giải giữa hai dân tộc cựu thù có gốc rễ sâu xa từ mong muốn đền đáp những tội lỗi mà ông liên đới trong cuộc chiến Việt Nam những năm 60 thế kỷ trước.

Một trong những hoạt động gần đây nhất của Bob Kerey là vận động Chính Phủ Mỹ thành lập trường Đại học Tư thục phi lợi nhuận Fulbright tại Việt Nam (FUV).

Ngôi trường vừa ra đời đã chọn ông làm Chủ tịch. 

Nhưng thật khắc nghiệt cho Bob Kerrey, vì chức Chủ tịch của FUV mà công luận lật lại những tội lỗi trong chiến tranh của ông.

Có người còn nói đến một lựa chọn khác cho chức vụ Chủ tịch của FUV.

Chúng ta lại tự thử hỏi những câu hỏi mang tính căn bản nguyên thủy, rằng: Những người quyết định bổ nhiệm Bob Kerrey vào chức Chủ tịch của FUV có biết lịch sử của Bob Kerrey và những thách thức mà ông phải đối mặt? 

Có nên khoét sâu ngăn cách?

(GDVN) – Ý kiến của Thượng tướng Võ Tiến Trung đặt ra vấn đề ông Obama nên xin lỗi Việt Nam, thì cũng nên đặt ra với cả ông Tập Cận Bình.

Bob Kerrey có ý thức được những phản ứng của dư luận khi ông nhận chức Chủ tịch của FUV?

Họ ý thức được tất cả.

Bản thân Bob Kerrey không lẩn tránh.

Ông chấp nhận chức vụ Chủ tịch của FUV.

Ông chọn cách đối đầu trực diện.

Một tính cách rất Mỹ.

Đó là một sự đối diện rất nghiệt ngã nhưng cũng rất tuyệt vời.

Trước hết là cho chính Bob Kerrey.

Tiếp đến là cho sự hòa giải toàn diện giữa hai dân tộc cựu thù.

Trường hợp của Bob Kerrey, không phải là phản tác dụng như một số người nghĩ, mà ngược lại, là bài học quý giá cho chính những khóa sinh viên đầu tiên của FUV, rằng:

– Mọi phán xét phải đặt đúng trong hoàn cảnh lịch sử;

– Mọi người đều có thể mắc sai lầm nhưng phải biết sửa chữa sai lầm;

– Bản lĩnh của người thủ lĩnh chân chính là đối đầu trực diện chứ không phải lẩn tránh sự thật;

– Và người thành công là người sống cho tương lai chứ không phải sống bằng hào quang hay hận thù quá khứ.

Trường hợp của Bob Kerrey còn là một minh chứng cụ thể nóng hổi cho khẳng định của Tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu ngày 24/5/2016 vừa qua tại Hà Nội:

"Chúng ta sẽ là bài học cho cả thế giới"; "Chúng ta đã chứng minh rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ".

Cuộc đời có nhiều thước đo.

Thước đo khó khăn nhất là thước đo vượt qua chính mình.

Không ai đảm nhận chức vụ Chủ tịch của FUV tốt hơn Bob Kerrey theo thước đo vượt qua chính mình.

Và, cũng không ai được tước đi quyền trả nợ quá khứ để sống cho tương lai của Bob Kerrey.

Thật đớn đau cho Bob Kerry khi công luận lật bới vết thương quá khứ của ông.

Nhưng cũng thật là tốt cho ông, một lần và vĩnh viễn, từ đây, ông đường đường chính chính, thanh thản làm việc của mình.

Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey?

Người có quyền tha thứ cho ông đã khuất.

Nay, chỉ Bob Kerrey, đã đang và sẽ hành động để tự tha thứ cho chính mình.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn, cách hành văn của riêng tác giả.



Xem nguồn

Comments