Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ Giáo dục công bố thông tin mới nhất về kỳ thi Quốc gia 2016

Posted: 27 Jun 2016 09:12 AM PDT


Theo thống kê, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 có trên 887.000 thí sinh đăng ký dự thi, giảm 118.258 thí sinh so với năm 2015.

Trong số này, có đến hơn 286.000 em chỉ thi để xét tốt nghiệp trung học phổ thông, chiếm tỷ lệ 32%, tăng 4% so với năm 2015. 

Số thí sinh thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng là gần 519.500 em, chiếm 59%, tương đương năm 2015.

Số thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng là gần 81.800 em, chiếm tỷ lệ 9%, giảm 4% so với con số 13% của năm 2015.

Bộ Giáo dục công bố thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2016 (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Địa phương có số có lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất là Hà Nội với 76.137 em. Nơi có số lượng thí sinh dự thi ít nhất là Lai Châu với 3.405 em.

Cụm thi có số lượng thí sinh dự thi nhiều nhất là cụm do Trường Đại học Vinh chủ trì tại Nghệ An với 21.691 em.

Cụm thi có lượng thí sinh dự thi ít nhất là cụm do Trường Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên) chủ trì tại Lai Châu, chỉ có 1.313 thí sinh.

Ở các cụm do các sở chủ trì, cụm thi đông nhất là cụm của Sở GD&ĐT Hà Nội với 16.442 em, ít nhất là cụm do Sở GD&ĐT Bạc Liêu chủ trì với 1.470 em.

Tổng số hội đồng thi trên cả nước là 120 hội đồng. Trong đó có 70 hội đồng thi đại học dành cho các thí sinh dự thi vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học và 50 hội đồng thi chỉ để xét tốt nghiệp.

Tổng số điểm thi toàn quốc là 1.482 điểm thi. Tổng số phòng thi trên toàn quốc là 31.668 phòng thi.

Kỳ thi THPT quốc gia sẽ bắt đầu từ 30/6-4/7 tới đây.

Ngày 30/6 thí sinh làm thủ tục đăng ký dự thi.

Từ 1-4/7 các thí sinh sẽ thi 8 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.



Xem nguồn

Xây dựng cầu nối trí tuệ Việt – Nga trong lĩnh vực năng lượng

Posted: 27 Jun 2016 08:28 AM PDT


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (thứ 5 từ phải sang) và GS Rogalev Nikolai Dmitrievich (thứ 5 từ phải sang) tại buổi gặp mặt sáng nay (27/6) tại trụ sở Bộ GD&ĐT.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (thứ 5 từ phải sang) và GS Rogalev Nikolai Dmitrievich (thứ 5 từ phải sang) tại buổi gặp mặt sáng nay (27/6) tại trụ sở Bộ GD&ĐT.

Cùng tham dự buổi tiếp có đại diện Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo một số cục, vụ chức năng (Bộ GD&ĐT).

Đánh giá cao uy tín của Trường ĐH Năng lượng Maxcova, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Hiện nay, Việt Nam đang có 73 lưu học sinh đang theo học tại đây, trong đó có 58 sinh viên và 15 nghiên cứu sinh về các chuyên ngành liên quan đến năng lượng, bao gồm năng lượng nguyên tử.

Trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục Liên bang Nga mới đây, nước bạn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam 70 suất học bổng mỗi năm.

"Đây là cơ hội lớn để chúng tôi cử những người xuất sắc sang Nga học về năng lượng nguyên tử. Những người được cử sang sẽ tiếp tục đào tạo lên trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ để có thể trở thành những hạt nhân trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử khi về nước" – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị Trường ĐH Năng lượng Maxcova hỗ trợ tăng cường tiềm lực nghiên cứu liên quan đến năng lượng nguyên tử để Việt Nam có thể chủ động, dự đoán, phòng ngừa các tình huống có thể xảy ra….

Trước đề nghị của GS Rogalev Nikolai Dmitrievich về việc thành lập Trung tâm Đối tác chiến lược Việt Nga trong lĩnh vực năng lượng mà điều phối chính ở phía Nga là Trường ĐH Năng lượng Maxcova, phía Việt Nam là ĐHQG Hà Nội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự ủng hộ; đồng thời cho biết sẵn sàng làm cố vấn chiến lược cho Trung tâm nếu được yêu cầu.

Khẳng định Bộ GD&ĐT sẽ tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi cho Trung tâm với điều kiện Trung tâm này phải thực sự chất lượng, đúng tầm…, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ chỉ đạo, tập trung nguồn lực vào đây để nghiên cứu các chương trình có chất lượng, tư vấn cho Chính phủ Việt Nam các hoạt động hợp tác với Liên bang Nga.

Trước vấn đề này, đại diện cho ĐHQG Hà Nội, ông Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc – tự tin khẳng định: Với sự quan tâm, ủng hộ của Bộ GD&ĐT, đơn vị có thể triển khai được việc thành lập Trung tâm Đối tác chiến lược Việt Nga trong thực tiễn. Việc tiếp theo cần làm là trao đổi về mô hình hoạt động cũng như điều kiện vận hành của Trung tâm một cách cụ thể, chi tiết.



Xem nguồn

Cum thi 66 – Trà Vinh sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia 2016

Posted: 27 Jun 2016 07:43 AM PDT


Nhiều thí sinh người dân tộc Khmer được tư vấn, hỗ trợ chỗ ăn ở miễn phí
Nhiều thí sinh người dân tộc Khmer được tư vấn, hỗ trợ chỗ ăn ở miễn phí

Thực hiện chiến dịch tiếp sức mùa thi, trường đã huy động 270 tình nguyện viên bao gồm số cán bộ và giáo viên của trường.

Bên cạnh đó, trường đã tổ chức tập huấn về tất cả các thông tin có liên quan đến quy chế thi, quy chế tuyển sinh để hỗ trợ cho các thí sinh trước, trong và sau kỳ thi.

Đội xe tình nguyện đã huy động ít nhất 115 chiếc xe sẵn sàng tại các điểm thi để đưa rước các thí sinh. Đội xe cũng đã chuẩn bị các phương tiện như áo mưa, dù nhằm đảm bảo đưa rước các thí sinh an toàn trong mùa mưa.

Trường đã phối hợp với các trường THPT trên địa bàn tỉnh lập danh sách các em thí sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đơn chiếc để có phương án hỗ trợ hoàn toàn cho các em: từ việc đón thí sinh từ nhà lên thành phố Trà Vinh dự thi, bố trí chỗ ở, ăn và xe đưa rước các em trong những ngày thi. Qua đó, giúp các em an tâm dự thi tại cụm thi do Trường Đại học Trà Vinh chủ trì.

Trường kết hợp chặt chẽ với Ký túc xá hỗ trợ chỗ ở cũng như các suất cơm miễn phí. Được biết, ngoài 1.500 chỗ ở trong Ký túc xá,Trường đã liên hệ gần 2.000 chỗ trọ miễn phí và trên 160 khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ giá rẻ.

Ngoài ra, trường đã vận động hơn 10.000 suất cơm chay, nước uống miễn phí và chỉ đạo các thành viên trong Ban tiếp sức mùa thi túc trực sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho người nhà và các em thí sinh.

Ông Võ Hoàng Khải – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo cụm thi số 66, tỉnh Trà Vinh – cho biết: Trường Đại học Trà Vinh có tổng số 4.807 thí sinh dự thi và phân bố tại 7 điểm thi, trong đó 5 điểm thi đặt tại các cơ sở thuộc Trường và 2 điểm thi còn lại thi được bố trí tại Trường THPT TP Trà Vinh và Trường THPT Phạm Thái Bường (TP Trà Vinh).

Với sự chỉ đạo sâu sát của  lãnh đạo nhà trường cùng sự phối kết hợp của các Sở ngành Tỉnh, công tác an toàn, an ninh tại 7 điểm thi trên địa bàn TP Trà Vinh cơ bản đã hoàn tất.

Trường đã huy động tối đa lực lượng cán bộ coi thi theo quy định ; đồng thời đã làm việc với các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo cao nhất các yếu tố an ninh trật tự, y tế, giao thông, điện lực… cho kỳ thi vào tháng 7 tới.



Xem nguồn

Khơi gợi niềm đam mê khoa học cho trẻ

Posted: 27 Jun 2016 07:01 AM PDT


Với lối kể chuyện hấp dẫn, các nhân vật nhỏ đáng yêu cùng những minh họa sinh động, quyển sách truyền tải các kiến thức thường thức cơ bản về khoa học và đời sống một cách đơn giản, ngộ nghĩnh và vui nhộn. "Khoa học Phiêu lưu kí" thể hiện mong muốn của Bayer Việt Nam trong việc truyền cảm hứng khám phá và đam mê khoa học cho thiếu nhi, đồng thời khuyến khích các em hướng đến một cuộc sống lành mạnh và bền vững hơn.

Lễ ra mắt sách

Lễ ra mắt sách "Khoa học Phiêu lưu kí"

"Khoa học và sáng tạo là hai trong những yếu tố hàng đầu cho sự phát triển của xã hội. Là một công ty chuyên về những sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học Đời sống, Bayer góp phần mang đến các giải pháp khoa học tiên tiến giúp mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người, động vật và cây trồng." ông Kohei Sakata, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam chia sẻ trong buổi ra mắt dự án sách.

"Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn góp phần thúc đẩy giáo dục khoa học, khơi gợi niềm đam mê và ước mơ trở thành nhà khoa học của các em thiếu nhi. Chúng tôi tin rằng việc truyền cảm hứng, gợi mở ý tưởng và đam mê khám phá trong các em là rất quan trọng, để trong tương lai chúng ta sẽ có thêm những ý tưởng và giải pháp nhằm mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn xã hội", ông cho biết thêm.

Các em nhỏ được hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm khoa học thường thức

Các em nhỏ được hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm khoa học thường thức

Quyển sách này hướng đến chủ đề khoa học đời sống và tiếp nối chuyến hành trình thú vị của các nhân vật nhí từ quyển sách trước. Ba bạn nhỏ Na, Tí và Tèo bước vào chuyến phiêu lưu mới, khám phá từ những điều đơn giản nhất của các sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh các em.

Trí tò mò của trẻ con dẫn dắt các em khám phá và tìm hiểu những điều kỳ diệu của khoa học trong cuộc sống hằng ngày. Đây là một hành trình khám phá thú vị để giải đáp một số câu hỏi của các em nhỏ, ví dụ vì sao chim lại hót, cấu trúc cơ thể con người gồm những bộ phận nào và làm thế nào để giữ gìn sức khỏe, tìm hiểu các loài thực vật khác nhau và cách chúng phát triển, tầm quan trọng của nước sạch trong cuộc sống hằng ngày, quan tâm đến việc chăm sóc thú cưng và tìm hiểu về các loài động vật khác.

Sách mang tính gợi mở, sau mỗi chủ đề còn có hướng dẫn chuẩn bị dụng cụ và thực hành các bài thí nghiệm vui và đơn giản mà các em có thể thực tập ở nhà với cha mẹ, anh chị hoặc bạn bè, để từ đó có thêm những trải nghiệm và khám phá không ngừng. "Quá trình đọc sách kết hợp với thực hành thí nghiệm khoa học đơn giản sẽ giúp khuyến khích sự tò mò và trí tưởng tượng của các em, trả lời thực tế những câu hỏi "vì sao", từ đó động viên các em tiếp tục khám phá khoa học và tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày," ông Sakata chia sẻ.

Chơi mà học là 1 phương pháp học tập hấp dẫn trẻ em

Chơi mà học là 1 phương pháp học tập hấp dẫn trẻ em

Phần tranh vẽ minh họa sinh động của quyển sách giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình học hỏi. Quyển sách được Bayer Việt Nam và First News phát triển dựa theo chương trình Making Science Make Sense của Tập đoàn Bayer.

"Chúng tôi rất vui tham gia cùng Bayer thực hiện sáng kiến tuyệt vời này để thắp sáng hơn nữa niềm đam mê khoa học cho trẻ em Việt Nam. Quyển truyện tranh mang đến một góc nhìn mới cho các em về các hiện tượng xảy ra xung quanh trong cuộc sống hằng ngày qua lăng kính khoa học. Điều đó còn đặc biệt được kết hợp với các thực hành thí nghiệm khoa học để các em có cơ hội khám phá không ngừng nghỉ về khoa học trong cuộc sống hằng ngày của mình", chị Nguyễn Thị Tâm Hằng, Phó Giám Đốc Điều Hành của First News cho biết.

Bayer Việt Nam hợp tác với tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live & Learn để tổ chức các hoạt động trao tặng sách và sinh hoạt vui về khoa học cho các học sinh

Bayer Việt Nam hợp tác với tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live & Learn để tổ chức các hoạt động trao tặng sách và sinh hoạt vui về khoa học cho các học sinh

Bên cạnh việc ra mắt quyển sách khoa học dành cho thiếu nhi này, Bayer Việt Nam còn hợp tác với tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live & Learn để tổ chức các hoạt động trao tặng sách và sinh hoạt vui về khoa học cho các học sinh tại các trường tiểu học. Đây là một bước đi góp phần giúp thúc đẩy giáo dục khoa học từ thời thơ ấu cho các em và động viên các em học hỏi thêm nhiều hơn về tự nhiên và thế giới, ông Sakata chia sẻ.

Một nét nổi bật của dự án này là sự chung tay góp sức của các Tình nguyện viên, cũng chính là những nhân viên của Bayer Việt Nam, nhằm thể hiện cam kết của công ty trong việc góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng mà còn là cơ hội để nhân viên Bayer đóng góp cho xã hội và gắn kết với cộng đồng xung quanh.

Được biết, năm 2016 ngoài dự án sách khoa học cho thiếu nhi, Bayer sẽ tiếp tục triển khai dự án giúp cải thiện kinh tế và đời sống cho bà con nghèo tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Dự án thuộc hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Bayer Việt Nam, hướng đến chủ đề giáo dục và khoa học trong khuôn khổ chương trình "Bayer Cares For Societies" – tạm dịch "Bayer Chăm sóc Cộng đồng". Bản mềm của cuốn sách "Khoa học Phiêu lưu kí" tham khảo http://bayer.com.vn/vn/home

PV



Xem nguồn

Cụm thi số 51: Sẵn sàng chờ ngày trống điểm trường thi

Posted: 27 Jun 2016 06:19 AM PDT


Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh – đơn vị chủ trì cụm thi số 51.

* Được biết, kỳ thi năm nay, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ GD&ĐT giao chủ trì cụm thi số 51 tại Bình Thuận. Vậy thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được trường triển khai như thế nào, thưa PGS?

– Năm nay các điểm thi được đặt tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận). Theo kế hoạch, chúng tôi huy động 430 cán bộ, viên chức của nhà trường và phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, Sở GD&ĐT trưng tập thêm khoảng 500 người để tham gia làm nhiệm vụ phục vụ kỳ thi.

Hiện chúng tôi đã cử cán bộ đi tiền trạm các khu vực có điểm thi và nơi ăn, trốn ở cho các cán bộ, nhân viên phục vụ kỳ thi.

Để đảm bảo kịp giờ của buổi chiều, chúng tôi đã có phương án tổ chức cho các cán bộ ở xa nơi ở ăn cơm hộp. Hiện chúng tôi cũng đã liên hệ với công ty tổ chức nấu ăn công nghiệp có uy tín để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Thuận cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành ở địa phương chuẩn bị chu đáo, chẳng hạn như: Về y tế, toàn bộ các trường, các điểm thi đều có phòng y tế cách ly và luôn có hai bác, hai xe cấp cứu sĩ trực.

Sở Y tế tỉnh cũng đã và sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ các hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn dân cư ở gần các điểm thi. Hay như lực lượng như công an, cảnh sát giao thông, Đoàn thanh niên cũng được UBND tỉnh huy động vào cuộc, Đoàn Thanh niên cũng đã tổ chức các đội tiếp sức mùa thi.

Tại các điểm thi đều được bố trí lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn trước, trong và ngoài trường thi.

Ngoài ra, nhà trường cũng vận động các nhà tài trợ hỗ trợ được 60 triệu và hiện nay đang tiếp tục tài trợ để lo toàn bộ việc đưa đón các em cũng như chỗ ở cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. UBND tỉnh cũng đã bố trí được khoảng 200 – 300 chỗ ở miễn phí.

Nói chung, mọi công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất và chờ ngày trống điểm trường thi

* Về công tác thanh tra năm nay trường sẽ thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn, nghiêm túc, thưa PGS?

 PGS.TS Đỗ Văn Dũng


– Theo kế hoạch, năm nay sẽ có ba thành phần thanh tra gồm: Thứ nhất là thanh tra của Bộ GD&ĐT. Sẽ có một chuyên viên của Bộ GD&ĐT được cử thường trực ở đó và có những đoàn thanh tra đột xuất.

Thứ hai là thanh tra của tỉnh, chủ yếu từ Sở GD&ĐT.

Thứ ba là thanh tra của trường cũng tham gia vào cuộc.

* PGS có thể cho biết thêm công tác chuẩn bị cho việc chấm thi? 

– Riêng ở khâu chấm thi, làm phách năm nay chúng tôi không lấy giáo viên phổ thôngtừ Bình Thuận. Theo đó, giáo viên chấm thi một phần là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và một phần là của các trường THPT ở các tỉnh lân cận TPHCM.

Hiện chúng tôi đã gửi công văn đến các Sở GD&ĐT TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương thậm chí là những vùng xa hơn như là Tiền Giang, Bến Tre để nhận sự hỗ trợ và hợp tác.

Để đảm bảo an toàn và khách quan, ngay sau khi thi xong, toàn bộ bài thi của các em sẽ được đưa về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh ngay theo hình thức cuốn chiếu để dọc phách.

Đến ngày mùng 5/7 chúng tôi sẽ tiến hành họp hội đồng chấm thi. Ví dụ: sáng thi xong môn Toán thì chiều lập tức có xe cùng công an áp tải đưa bài thi về trường.

Riêng các môn trắc nghiệm thì không phải làm phách nên đến ngày cuối cùng chúng tôi sẽ chuyển về trường theo quy định.

Xin cảm ơn PGS!



Xem nguồn

Cậu bé 3 tuổi đọc chữ làu làu

Posted: 27 Jun 2016 05:36 AM PDT


Ở đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, dù chưa một lần đến trường, chưa một lần được ai đó chỉ dạy thế nhưng cậu bé Nguyễn Huy Hoàng làm nhiều người phải bất ngờ khi lên 3 tuổi đã biết đọc chữ…

Được sự chỉ dẫn tận tình của người dân, trong chuyến đi công tác lên huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam), chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình của em Nguyễn Huy Hoàng (SN 2011, thôn Sông Vôi, xã Jơ Ngây) trong một ngày nắng như đổ lửa. Giữa rừng núi hoang vu của đại ngàn Trường Sơn, cậu bé Hoàng nổi tiếng bởi kỳ tài khi mới lên 3 tuổi đã biết đọc chữ. Khác với những bạn bè cùng trang lứa đang phải bi bô học đọc bảng chứ cái, Hoàng đã đọc vanh vách từng chữ trong một tờ báo khiến nhiều người phải bất ngờ. Cũng giống như nhiều người, các cô giáo trường mần non Măng Non nơi Hoàng đang theo học cũng ngạc nhiên không kém.

Cô Lưu Thị Kim Hiệp (cô giáo của Hoàng) kể, trước khi cho Hoàng đến lớp học mẫu giáo Bé, mẹ của Hoàng có nói cháu đã đọc được chữ. "Vào lúc ấy không có ai tin đâu, vì ở tuổi đó của cháu Hoàng chưa làm quen mặt chữ thì làm sao đọc được. Cũng tò mò, tôi có lấy sách giáo khoa ra chỉ chữ nào Hoàng đọc được chữ đó, kể cả câu dài hay ngắn Hoàng nhìn vào đọc luôn chứ không phải đánh vần. Thấy vậy nhiều cô giáo trong trường ai cũng ngạc nhiên", cô Hiệp chia sẻ

Theo các cô giáo cho biết, chương trình giảng dạy ở mẫu giáo chỉ dạy cho các cháu biết đọc bảng chữ cái và đếm số, còn đọc chữ phải vào lớp 1. Còn trường hợp chưa đi học đã biết đọc chữ như Hoàng thì trước giờ ở đây chưa có ai.

Qua trò chuyện, chị Đoàn Thị Mỹ Hạnh (SN 1987, mẹ của Hoàng) kể: "3 năm trước, trong một lần về thăm ngoại ở Đà Nẵng, Hoàng lấy điện thoại của dì chơi game 'Ai là triệu phú' rồi đọc vanh vách những câu hỏi trong đó. Mới đầu, mọi người cứ nghĩ Hoàng là trẻ con nên chắc đọc linh tinh cái gì đó nên không ai để ý. Nào ngờ khi dì đến gần xem thì thấy Hoàng đọc đúng hết các chữ trong trò chơi khiến cả gia đình tôi ai cũng ngạc nhiên", chị Hạnh vui vẻ thuật lại.

biết đọc sớm, trẻ biết đọc sớm, thần đồng

Dù chưa một lần đến trường thế nhưng cậu bé Hoàng đã biết đọc chữ vanh vách

Câu chuyện Hoàng biết đọc chữ được người dì của Hoàng kể lại cho chị Hạnh nghe. "Lúc đầu tôi cũng không tin đâu. Để 'kiểm tra', tôi lấy một tờ báo trong nhà cho Hoàng đọc. Chỉ chữ nào Hoàng đều đọc đúng chữ đó mà không cần đánh vần. Tôi và chồng đã rất bất ngờ, “tra hỏi' Hoàng biết đọc từ lúc nào thì cháu nói không biết, hỏi có ai bày không thì cháu bảo là không", chị Hạnh kể.

Nhiều người dân xã Jơ Ngây cũng xác nhận, chuyện Hoàng mới 3 tuổi đã biết đọc chữ là có thật. Ở rừng núi hoang vu của vùng đất miền Tây Quảng Nam thì "con chữ" thật sự khó khăn đối với các em đồng bào dân tộc Cơ Tu. Chưa kể người dân nơi đây ngày ngày phải lên nương rẫy làm quần quật nên không có thời gian để chỉ dạy con em mình học. Vì vậy việc học chữ đều do các cô trường mầm non giảng dạy. Sau khi "tốt nghiệp" mẫu giáo các em biết đọc bảng chữ cái coi như đã giỏi. Còn như Hoàng, cậu bé chưa đi học đã đọc báo vanh vách thì quả là xưa nay hiếm thấy.

Anh Nguyễn Văn Thành (SN 1982, cha của Hoàng) cho biết, nhiều lần anh chạy xe tải có chở Hoàng đi theo chơi. "Khi ngồi trong xe nhìn ra ngoài thấy chữ gì là Hoàng đọc đúng chữ đó chứ không cần đánh vần. Bên cạnh đó Hoàng nhớ số điện thoại cũng rất giỏi", anh Thành cho biết.

Câu chuyện Hoàng biết đọc chữ làm chúng tôi thật sự hiếu kỳ và cũng tò mò muốn "thử" cậu bé. Lấy một bài thơ trong balô đưa cho Hoàng, cậu bé đã đọc trôi chảy hết những dòng chữ khiến chúng tôi không khỏi thán phục. Không chỉ đọc chữ, khi chúng tôi viết một con số bất kỳ từ 1 đến 100 Hoàng cũng đều đọc đúng tất cả.

Nhìn con trai của mình chị Hạnh xoa đầu Hoàng tâm sự. "Hai vợ chồng tôi cả ngày bận buôn bán nên không có thời gian hướng dẫn cháu học. Từ khi phát hiện cháu biết đọc chữ đến nay tôi không ép con phải học nhiều hơn để tránh gây áp lực cho Hoàng. Chúng tôi muốn để cháu phát triển tự nhiên và có một tuổi thơ đúng nghĩa như bao đứa trẻ khác…"

(Theo Sơn Tùng/ Công Lý)



Xem nguồn

Gần 300.000 học sinh từ chối vào đại học

Posted: 27 Jun 2016 04:54 AM PDT


 – Hơn 286 ngàn thí sinh chỉ tham gia Kỳ thi THPT quốc gia 2016 để xét tốt nghiệp THPT, theo số liệu mới nhất của Bộ GD-ĐT.

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho hay, tới thời điểm hiện tại, việc rà soát hồ sơ đăng ký dự thi tại các cơ sở giáo dục và đào tạo đã hoàn thành và dữ liệu đã được chuyển về các hội đồng thi (cụm thi) để thực hiện công việc tổ chức thi.

Theo đó, năm nay tổng số thi sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia là 887.396 thí sinh, giảm 118.258 thí sinh so với năm 2015.

kỳ thi THPT quốc gia, kỳ thi THPT quốc gia 2016, xét tuyển đại học,, thi tốt nghiệp THPT

Số lượng thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT là 286.129 thí sinh, chiếm 32% tổng lượng thí sinh, tăng 4 điểm phần trăm so với năm 2015.

Số lượng thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ là 519.497 thí sinh, chiếm 59%, bằng tỉ lệ năm 2015.

Các thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ (thí sinh tự do) là 81.770 thí sinh, chiếm 9% tổng số lượng thí sinh, giảm 4 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Hà Nội là địa phương có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất, lên tới 76.137 thí sinh. Trong khi đó, Lai Châu là địa phương có số lượng thí sinh đăng ký dự thi ít nhất, chỉ 3.405 thí sinh.

Cụm thi do Trường ĐH Vinh chủ trì tại Nghệ An là cụm thi có lượng thí sinh dự thi nhiều nhất, lên tới 21.691 thí sinh.

Cụm thi do Trường ĐH Nông lâm – Đại học Thái Nguyên chủ trì tại Lai Châu có lượng thí sinh dự thi ít nhất: 1.313.

Với các cụm thi tốt nghiệp do các Sở GD-ĐT chủ trì, cụm thi do sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì có số lượng thí sinh dự thi nhiều nhất: 16.442. Cụm thi do sở GD&ĐT Bạc Liêu chủ trì có số lượng thí sinh dự thi ít nhất: 1.470.

Trên cả nước có tổng số 120 hội đồng thi, trong đó 70 hội đồng thi đại học và 50 hội đồng thi tốt nghiệp. Tổng số điểm thi toàn quốc là 1.482 điểm thi. Tổng số phòng thi trên toàn quốc là 31.668 phòng thi.

Kỳ thi THPT quốc gia sẽ bắt đầu từ 30/6-4/7 tới đây. Ngày 30/6 thí sinh làm thủ tục đăng ký dự thi. Từ 1-4/7 các thí sinh sẽ thi 8 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

Hà Nội: Không để thí sinh ngồi bàn ghế quá thấp

Posted: 27 Jun 2016 04:11 AM PDT


Phòng thi cạnh nhà dân và đường giao thông phải có cửa sổ chắc chắn

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm nay Hà Nội có 9 cụm thi với 164 điểm thi. Tổng thí sinh tham dự 118. 443 học sinh. Trong đó có 8 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, 1 cụm thi do Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì.

Cũng theo đánh giá của Hà Nội, năm nay lượng thí sinh thi tại các địa phương tăng cao nên thí sinh đổ về Thủ đô chỉ có 34.945 thí sinh, giảm đáng kể so với mọi năm. Tuy nhiên, Hà Nội cũng đã có các phương án đảm bảo an toàn giao thông, tiếp sức mùa thi, chuẩn bị xe tuyến, xe buýt đưa đón thí sinh từ sớm. Ban chỉ đạo thi với 104 thành viên. Đường dây nóng 01628167646 được duy trì tiếp nhận thông tin hỗ trợ thí sinh suốt các ngày thi.

Tại hội nghị, ngoài việc nhắc nhở các quy định về quy chế phòng thi, cách phát hiện các phương tiện thu phát sóng, kiểm tra đối tượng thi hộ… lãnh đạo Sở GD&ĐT đặc biệt lưu ý các trưởng điểm thi phải kiểm tra nhắc nhở quy định các thành viên trong điểm thi nếu có cha, mẹ, vợ, chồng, con… tham dự kì thi THPT quốc gia thì phải chủ động báo cáo và không được làm thi.

Theo Sở GD&ĐT, việc quản lý phòng thi có thí sinh chỉ xét tốt nghiệp rất quan trọng (ảnh minh họa)

Theo Sở GD&ĐT, việc quản lý phòng thi có thí sinh chỉ xét tốt nghiệp rất quan trọng (ảnh minh họa)

Trường hợp cán bộ làm công tác thi có lý do đột xuất phải nghỉ, đề nghị trưởng đoàn coi thi (Trường ĐH, CĐ) hoặc Hiệu trưởng (Trường THPT) có người thay thế kèm theo giấy giới thiệu. Nếu không tìm được người thay thế, phải báo cáo ngay về Ban Điều hành kì thi THPT quốc gia của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Trưởng điểm thi phải tổ chức cho lãnh đạo điểm thi, cán bộ coi thi kiểm tra cơ sở vật chất, niêm phong các phòng chứa thiết bị sao in không phục vụ kì thi, hệ thống thông tin liên lạc và các thiết bị kết nối Internet.

Các điểm thi phối hợp với cán bộ an ninh kiểm tra các phòng thi và tủ bảo quản đề thi, bài thi, điện thoại cố định phải có loa ngoài, máy tính kết nối Internet để báo cáo.

Tường rào, cổng trường thi phải đảm bảo an toàn. Đặc biệt, quan tâm đến các phòng thi cạnh nhà dân, cạnh đường giao thông… phải có cửa sổ chắc chắn tránh lọt đề thi ra ngoài.

Không để thí sinh ngồi bàn ghế thấp quá

Kết luận tại Hội nghị, ông Phạm Văn Đại cho biết, tại cụm thi với hơn 16.000 thí sinh đăng kí dự thi, mục đích của các em thi để tốt nghiệp THPT, các em có thể làm bài xong sớm hoặc có thể chưa làm bài được. Vì vậy, việc quản lý phòng thi này rất quan trọng. Đề nghị điểm thi phải làm tốt theo quy chế và tiến hành theo các bước.

Trước đây, một số cán bộ thuộc trường ĐH, CĐ chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị mình nhưng ở kỳ thi này, các trưởng điểm thi được điều hành toàn bộ cán bộ trong điểm thi của mình, kể cả giáo viên ĐH,CĐ hoặc giáo viên THPT. Trưởng điểm thi có quyền nhắc nhở thực hiện với cả hai đố tượng này thực hiện nghiêm túc theo quy chế.

Sở GD&ĐT yêu cầu kiểm tra, rà soát vấn đề an ninh để kì thi được diễn ra an toàn (ảnh minh họa)

Sở GD&ĐT yêu cầu kiểm tra, rà soát vấn đề an ninh để kì thi được diễn ra an toàn (ảnh minh họa)

Để kì thi được diễn ra an toàn, nghiêm túc, trưởng điểm thi phải có kế hoạch cụ thể cho từng thành viên, giờ nào, làm gì… Trong những ngày diễn ra kì thi, có buổi thi sẽ rất đông, có buổi vắng nên trưởng điểm thi phải phân công hợp lý, phải tổ chức cho tất cả cán bộ và các em học sinh học quy chế thi nghiêm túc.

"Ngay trước khi kì thi diễn ra, các điểm thi phải kiểm tra rà soát lần cuối công tác chuẩn bị cơ sở vật chất như ánh sáng, cửa sổ, bàn ghế hỏng phải bỏ ra ngoài, không để các em ngồi thi trong phòng thi có bàn ghế thấp quá, phải kiểm tra tường rào, an ninh… để kì thi đảm bảo an toàn, hiệu quả", ông Đại khẳng định.

Được biết hiện tại, Công an Thành phố Hà Nội đã lên các phương án bảo vệ an toàn cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.

Theo đó, các đơn vị nghiệp vụ chuyên trách của Công an TP đã phối hợp với Công an các quận, huyện tiến hành kiểm tra các địa điểm in sao đề thi, kiểm tra các địa điểm thi, đảm bảo bí mật cho đề thi, triển khai các phương án bảo vệ nghiêm ngặt tại 104 điểm thi… nhằm bảo vệ an toàn cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra trên địa bàn Hà Nội.

Lực lượng công an cũng phối hợp với Hội đồng tuyển sinh các cụm thi, tiến hành kiểm tra chặt chẽ hồ sơ đăng ký dự thi nhằm phát hiện những biểu hiện nghi vấn làm giả hồ sơ với mục đích thi kèm, thi hộ; làm giả giấy chứng nhận ưu tiên để được cộng điểm.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Không nên duy trì sự cào bằng trong thi đua

Posted: 27 Jun 2016 03:30 AM PDT



Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị giao ban 5 thành phố trực thuộc TƯ tại Hải Phòng

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị giao ban 5 thành phố trực thuộc TƯ tại Hải Phòng

Tại hội nghị giao ban ngành giáo dục và đào tạo cụm thi đua vùng 7 gồm 5 thành phố lớn trong cả nước là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Độ, giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Cụm trưởng cụm thi đua vùng 7 cho biết, năm 2015 – 2016 các thành phố đã tích cực chủ động, triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học và đã đạt được những kết quả toàn diện.

Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD&ĐT của 5 thành phố đã thừa nhận vẫn còn những khó khăn tồn tại cần nghiêm túc đánh giá như công tác quản lý giáo dục và và đào tạo đã có nhiều đổi mới và tiến bộ nhưng chưa theo kịp sự đổi mới và phát triển của xã hội; Nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên về các môn học tự chọn còn hạn chế; chất lượng và trình độ đội ngũ giữa các trường và vùng miền trên địa bàn các thành phố còn chưa đồng đều.

Chất lượng giáo dục tại một số trường ngoài công lập, trung tâm GDTX còn thấp… Trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn ở một số trường ngoại thành xa của các thành phố lớn với số lượng dân số cơ học tăng nhanh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh còn hạn chế về số lượng và chất lượng, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Mặc dù thừa nhận còn nhiều hạn chế nhưng với thành tích 18/18 lĩnh vực hoàn thành xuất sắc trong năm học, Sở GD&ĐT 5 thành phố đề nghị Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc cho 5 thành phố; Thành phố cần Cần Thơ đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ.

Sau khi xem kết quả thực hiện các lĩnh vực công tác và đề xuất khen thưởng của các Sở GD&ĐT thuộc vùng 7 này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định: "Nhìn vào bảng thống kê các địa phương đều đạt kết quả 10, toàn bằng nhau hết thì không khỏi thấy như là luân phiên khen thưởng. Các Sở GD&ĐT cần phải nhìn nhận, đánh giá lại tiêu chí thi đua. Đồng thời phải có thực chứng so sánh từng sở, từng cá nhân để tham khảo học tập và phát triển".

Theo Bộ trưởng Nhạ, thi đua là làm tốt lên, người nào có thành tích thì khi được nhận thành tích cũng thấy xứng đáng, còn người chưa được thì nỗ lực khắc phục vươn lên, chứ không chỉ là việc thắng thua. Vì vậy, đánh giá thi đua phải có tiêu chí rõ ràng, thi đua phải có phân định cao thấp.

Bộ trưởng Nhạ cho rằng, đã làm thi đua thì không nên duy trì sự cào bằng, tính "phong trào". Cần phải xây dựng các tiêu chí thi đua như Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng; từ đó tạo động lực phát triển tự thân, cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở giáo dục, cũng như tạo áp lực để chính quyền địa phương đầu tư, quan tâm thiết thực tới giáo dục.

"Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng Bộ chỉ số xếp hạng thi đua, sẽ có 5 tiêu chí, trong đó nhấn mạnh tới tiêu chí đảm bảo chất lượng, các tiêu chí về kỷ cương nề nếp, đổi mới sáng tạo…Những nội dung đánh giá thi đua và cách thức đánh giá thông qua các chỉ số sẽ là căn cứ chấm điểm khách quan và chính xác để xác định danh hiệu thi đua"- Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: TPHCM sẽ rất “căng” về giáo viên chấm thi

Posted: 27 Jun 2016 02:47 AM PDT


TS Trần Thế Hoàng – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết: Trường sẽ phối hợp với tỉnh Bình Phước tổ chức thi cho 9.063 thí sinh của tỉnh này, trong đó có 2.100 thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT (tỉnh này không tổ chức cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì). Theo đó, có 8753 thí sinh thi môn Toán, môn Văn có 8.680 thí sinh; Tiếng Anh: 7.109 thí sinh; môn Lý: 5.523 thí sinh; môn Địa 3.056; Hóa 4.247 và môn Sinh 1.203 thí sinh.


TS Trần Thế Hoàng (phải) báo cáo Thứ trưởng Bùi Văn Ga về công tác tổ chức thi do trường ĐH Kinh tế TPHCM chủ trì

TS Trần Thế Hoàng (phải) báo cáo Thứ trưởng Bùi Văn Ga về công tác tổ chức thi do trường ĐH Kinh tế TPHCM chủ trì

Trường tổ chức 3 khu vực thi chính gồm 13 điểm thi tập trung tại thị xã Đồng Xoài (6 điểm thi), Bình Long (5 điểm thi) và Phước Long (2 điểm thi) với khoảng cách trung bình mỗi nơi là 70km. TS Hoàng cho biết "lí do chia thành 3 nơi thi chính vì TX Đồng Xoài không thể cùng lúc tải hết 9.000 thí sinh cùng lúc cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh ở xa được dự thi".

Trường đã 2 lần kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất của các hội đồng thi, phòng thi… để bố trí việc giám sát cho phù hợp. Bên cạnh đó, trường cũng tiến hành công tác tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ, giảng viên tham gia coi thi. Năm nay, trường huy động tổng số cán bộ coi thi lên đến gần 1.000 người, trong đó đưa 400 cán bộ của trường từ TPHCM lên. Ngày 29/6, đoàn cán bộ này sẽ có mặt ở Bình Phước sẵn sàng cho ngày 30/6 đón thí sinh đến chỉnh sửa hồ sơ.

Cũng theo TS Hoàng, nhà trường bố trí 10 xe 45 chỗ chia làm 3 đoàn đưa cán bộ, giảng viên lên Bình Phước. Ngoài ra, trường cũng đã chuẩn bị mọi khâu cho việc đảm báo ăn, ở cho đội ngũ này. Chiều ngày 30/6, trường sẽ tập huấn lại cho toàn bộ cán bộ tham gia công tác coi thi bao gồm lực lượng giáo viên ở địa phương, các trưởng điểm…

Các trường THPT ở Bình Phước sẽ bố trí phương tiện xe đưa thí sinh đến điểm thi, thí sinh nghèo được hỗ trợ 300.000 đồng/thí sinh. Tỉnh đoàn cũng huy động 1.300 tình nguyện viên để tiếp sức cho thí sinh trong những ngày thi.

Khâu in sao đề thi đã hợp đồng với ĐH Quốc gia TPHCM thực hiện, đảm bảo có lực lượng an ninh, công an bảo vệ đưa đề thi đến nơi an toàn. Mỗi điểm thi đều có đề dự trữ phòng trường hợp đặc biệt. Sau khi thi xong, bài thi được vận chuyển về TPHCM để chấm thi dưới sự hộ tống của lực lượng an ninh bảo vệ theo đúng quy trình 24/24.

Ông Hoàng cũng cho biết đội ngũ giảng viên của trường chỉ phụ trách chấm thi môn toán, ngoại ngữ thì trường cũng gặp một số khó khăn về đội ngũ chấm thi các môn tự luận còn lại. Trường đã nhờ Sở GD-ĐT TPHCM giới thiệu khoảng 310 giáo viên thuộc 4 trường THPT tham gia chấm thi các môn Văn, Sử, Địa.


Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhắn nhủ và động viên với cán bộ, giảng viên của trường ĐH Kinh tế TPHCM trước khi họ lên Bình Phước làm công tác tổ chức thi THPT quốc gia

Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhắn nhủ và động viên với cán bộ, giảng viên của trường ĐH Kinh tế TPHCM trước khi họ lên Bình Phước làm công tác tổ chức thi THPT quốc gia

Sau khi lắng nghe công tác chuẩn bị của trường,Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng: “Năm nay TPHCM rất "căng" về giáo viên chấm thi vì các trường ĐH tổ chức cụm thi ở Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ đều mang bài thi về chấm. Nhà trường cần liên hệ lại các giáo viên để chắc chắn họ sẽ tham gia chấm thi nằm đảm bảo chấm thi đúng tiến độ công bố kết quả của Bộ GD-ĐT. Nếu không đủ thì cũng nên nhờ giáo viên Bình Phước hỗ trợ”.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ga cũng lưu ý trường phải đảm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm cho lực lượng cán bộ tham gia coi thi. Cần liên hệ với Sở Y tế Bình Phước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ coi thi. Phải đề phòng hết mọi tình huống sai sót có thể xảy ra.

Thứ trưởng Ga cũng nhắc nhở dứt khoát không để thí sinh nào bỏ thi, đảm bảo mọi khâu ăn ở cho thí sinh ở xa. Đề nghị trường liên hệ lại với địa phương, đặc biệt là đoàn thanh niên thực hiện việc động viên không để trường hợp thí sinh bỏ thi vì khó khăn hoặc điều kiện di chuyển xa xôi.

Dịp này, Thứ trưởng Ga cũng đến động viện và nhắn nhủ đối với đội ngũ cán bộ Trường ĐH Kinh tế TPHCM tham gia công tác coi thi sắp tới. Ông cũng lưu ý toàn bộ cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi tuyệt đối không sáng tạo mà phải thực hiện theo đúng quy trình.

Lê Phương



Xem nguồn

Comments