Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trao 60 suất học bổng cho sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội

Posted: 26 Jun 2016 08:16 AM PDT


Chương trình học bổng này đã thu hút hơn 700 sinh viên của 6 trường Đại học tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh tham gia.

Buổi trao học bổng cho các sinh viên ở TP.HCM vào sáng 21/6 (ảnh: P.L)

Trong đó, có không ít sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị khuyết tật nhưng đầy hoài bão, không ngừng vươn lên trong học tập đã viết thư gửi tới chương trình.

Nhận hồ sơ từ giữa tháng 5, sau khi tiến hành xét duyệt kỹ càng, sẽ có 60 suất học bổng, mỗi suất trị giá khoảng hơn 11 triệu đồng sẽ được cấp cho các sinh viên.

Điều kiện để được tham gia chương trình này, sinh viên phải có thành tích học tập đoạt loại khá trở lên (6,5 điểm trung bình), tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.



Xem nguồn

6 trường đầu tiên công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT ở Hà Nội

Posted: 26 Jun 2016 07:33 AM PDT


Tối 20/6, trường THPT Chất lượng cao Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) chính thức công bố điểm chuẩn vào lớp 10. Theo đó, điểm chuẩn vào trường là 49,5.

Theo lãnh đạo THPT Chất lượng cao Phan Huy Chú, nếu còn chỉ tiêu, nhà trường sẽ hạ điểm trúng tuyển.

Dự kiến, ngày 26/6, Ban giám hiệu nhà trường sẽ họp với phụ huynh và học sinh trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2016-2017. Ngày 28/6, trường sẽ tổ chức khảo sát trình độ tiếng Anh của học sinh lớp 10.

Năm học 2016- 2017, trường THPT Chất lượng cao Phan Huy Chú dự kiến tuyển sinh 11 lớp 10 với tổng số 385 học sinh. Các lớp đều học 2 buổi/ngày, từ thứ hai đến thứ sáu. Nhà trường quản lý học sinh ăn và nghỉ trưa theo lớp (nếu cha mẹ học sinh có nguyện vọng).

Mức học phí của năm học 2015- 2016 là 3.230.000đ/tháng (chưa có tiền ăn trưa). Mức học phí của năm học 2016- 2017 sẽ được công bố chính thức khi có quyết định của UBND TP Hà Nội áp dụng cho mô hình nhà trường.

Năm học 2015-2016, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội là 48.

Ngày 21/6, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây.

Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường chuyên

Theo đó, số điểm chuẩn cao nhất của trường THPT chuyên Sơn Tây là 32,00 điểm đối với môn Tiếng Anh; môn Ngữ Văn: 28,25 điểm; Lịch Sử: 20,75 điểm; Địa lý 21,00 điểm; Toán: 26,75 điểm; Tin học: 22,75 điểm; Vật lý: 24,50 điểm; Hóa học: 20,00 điểm; Sinh học: 22,50 điểm.

Năm nay, trường THPT chuyên Sơn Tây tuyển bổ sung vào lớp chuyên Tin, chuyên Lý, chuyên Hóa cho những học sinh dự thi vào lớp chuyên Toán của trường, có điểm xét tuyển từ 23,00 điểm đến 26,50 điểm và có nguyện vọng cụ thể như sau:

Đối với lớp chuyên Tin: những học sinh có điểm xét tuyển từ 23,00 đến 26,50 điểm;

Lớp chuyên Vật Lý: những học sinh có điểm xét tuyển từ 24,50 đến 26,50 điểm;

Lớp chuyên Hóa: những học sinh có điểm xét tuyển từ 26,00 đến 26,50 điểm.

Những học sinh có nguyện vọng tuyển bổ sung, nộp đơn tự tuyển tại trường bắt đầu từ ngày 22/6 đến hết ngày 24/6/2016.

Điểm chuẩn cụ thể vào trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam như sau:

Ngữ Văn: 38,00 điểm; Lịch sử 34,75 điểm; Địa lý: 36,75 điểm; Tiếng Anh: 42,50 điểm; Tiếng Nga: 40,75 điểm; Tiếng Trung: 41,75 điểm; Tiếng Pháp: 36,25 điểm; Toán: 32,00 điểm; Tin: 34,50 điểm; Vật lý: 31,50 điểm; Hóa học: 33,25 điểm; Sinh học: 35,00 điểm.

Đối với trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, điểm chuẩn của môn Ngữ Văn là 35,25 điểm; Lịch sử: 27,50 điểm; Địa lý: 29,75 điểm; Tiếng Anh: 38,75 điểm; Tiếng Nga: 33,0 điểm; Tiếng Pháp: 36,25 điểm; Toán: 28,00 điểm; Tin: 30,50 điểm; Lý: 26,50 điểm; Hóa: 28,00 điểm; Sinh: 30,50 điểm.

Điểm chuẩn môn Ngữ Văn của trường THPT Chu Văn An là 36,75 điểm; Lịch sử: 34,00 điểm; Địa: 36,00 điểm; Tiếng Anh: 40,75 điểm; Tiếng Pháp: 30,00 điểm; Toán: 29,50 điểm; Tin: 31,50 điểm; Lý: 29,00 điểm; Hóa: 30,00 điểm; Sinh: 31,00 điểm.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu, căn cứ vào điểm trúng tuyển, Hiệu trưởng các trường THPT Chuyên và trường THPT có lớp chuyên tổ chức tiếp nhận học sinh trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn tuyển sinh của Sở.

Hà Nội: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn lớp 10

Đến sáng 22/6, trường THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng đã thông báo điểm chuẩn, thông báo nhập học và phúc tra bài thi kỳ thi vào lớp 10 năm học 2016 – 2017.

Theo đó, điểm chuẩn vào lớp 10 của trường năm nay là 14,25 điểm. Điểm thi tuyển dự khuyết nếu còn chỉ tiêu là 14 điểm.

Theo thông báo trên website của trường, thời gian nhập học tại trường là từ 22-23/6. Ngày 24/6 là thời gian nhập học cho các thí sinh diện dự khuyết.

Với các thí sinh thi vào lớp 10 ngày 16/06/2016 và 17/06/2017 có nhu cầu phúc tra bài thi cần phải nộp đơn phúc tra trong ngày 22/06. Kết quả phúc tra sẽ được công bố vào 9h sáng ngày 24/6. Việc nhập học cho học sinh đỗ sau phúc tra diễn ra trong chiều cùng ngày.

Theo dự kiến, trong ngày mai, 23/6, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường công lập trên địa bàn thành phố. Việc nhập học vào các trường công lập sẽ diễn ra một ngày sau đó.



Xem nguồn

Công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 của gần 69.000 thí sinh tại TP.Hồ Chí Minh

Posted: 26 Jun 2016 06:50 AM PDT


Chiều ngày 22/6, sau hơn 1 tuần tiến hành chấm thi, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh đã công bố điểm thi, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của gần 69.000 thí sinh học ở thành phố.

Ngày 11/7, điểm chuẩn vào các trường trung học phổ thông bình thường cũng sẽ được công bố. Thời gian để học sinh nộp đơn phúc khảo la từ 22 đến 24/6, tại trường các em học sinh theo học lớp 9.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng, không giới hạn môn thi cần phúc khảo, và thí sinh không phải đóng lệ phí.

Dù vậy, lãnh đạo Sở lưu ý rằng, các em học sinh cần lưu ý, cân nhắc thật kỹ trước khi nộp đơn phúc khảo. Bởi lẽ, điểm phúc khảo sẽ là điểm số cuối cùng của học sinh, dù điểm có tăng hay giảm.

Thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 tại hội đồng thi trường Hà Huy Tập (ảnh: P.L)

Cơ sở để tính điểm thi tuyển sinh lớp 10 như sau: Điểm Toán (nhân 2)+Văn (nhân 2)+ điểm thi Ngoại ngữ+ điểm ưu tiên, khuyến khích. Thí sinh được yêu cầu phải dự thi đủ 3 môn, không có môn nào bị 0 điểm.

Chiều cùng ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cũng đã công bố điểm chuẩn thi tuyển sinh lớp 10 vào trường chuyên, lớp chuyên cho năm học tới.

Căn cứ theo bảng điểm này, trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong vẫn tiếp tục là trường có điểm chuẩn vào các lớp chuyên cao nhất của thành phố.

Cao nhất là lớp chuyên Hóa với 42,5 điểm (nguyện vọng 1) và 43,5 điểm (nguyện vọng 2). Thấp nhất là lớp chuyên tiếng Trung của trường Lê Hồng Phong với 33 điểm (nguyện vọng 1) và 34 điểm (nguyện vọng 2).

Các lớp chuyên còn lại của ngôi trường nổi tiếng này như: Anh, Vật Lí, Nhật, Toán, Tin học, Sinh, Ngữ văn đều yêu cầu học sinh phải có điểm dao động từ 36,75 đến 40,75 điểm (nguyện vọng 1) và 37,75 điểm đến 41,75 điểm (nguyện vọng 2).

Ngoài trường Lê Hồng Phong, lớp chuyên của các trường Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định cũng nằm trong nhóm các trường có điểm chuẩn cao của TP.Hồ Chí Minh.

Thí sinh trúng tuyển phải nộp hồ sơ nhập học từ ngày 23/6 đến 16h ngày 25/6 tại trường mà mình đã trúng tuyển.

Hồ sơ sẽ gồm: Học bạ cấp trung học cơ sở (bản chính), bản sao giấy khai sinh hợp lệ, giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (tạm thời).

Nếu sau khoảng thời gian nói trên, thí sinh nào không nộp hồ sơ thì sẽ xóa tên trong danh sách trúng tuyển của trường.



Xem nguồn

106 trường công lập ở Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Posted: 26 Jun 2016 06:07 AM PDT


Theo đó, điểm chuẩn cao nhất là của Trường THPT Chu Văn An: 55,5 điểm. Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội năm 2016 như sau:

Trước đó, tối 20/6, trường THPT Chất lượng cao Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) là trường đầu tiên công bố điểm chuẩn vào lớp 10. Điểm trúng tuyển vào trường là 49,5.

Tiếp đến là trường THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) vừa chính thức thông báo điểm trúng tuyển vào lớp 10 là 14,25 điểm. Trường hợp chưa tuyển sinh đủ chỉ tiêu, trường sẽ hạ xuống 14 điểm để xét tuyển tiếp.

Ngày 21/6, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT Hà Nội – Amsterdam, Chu Văn An, Nguyễn Huệ, Sơn Tây.

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của 106 trường THPT công lập (Ảnh: Thùy Linh)

Năm 2015, các trường lấy điểm đầu vào cao nhất là THPT Chu Văn An, Kim Liên, Thăng Long, Yên Hoà, Việt Đức, Nhân Chính. 

Cụ thể, THPT Chu Văn An là 55 điểm. THPT Kim Liên và Thăng Long lấy điểm đầu vào 53,5. Điểm chuẩn vào THPT Việt Đức, THPT Nhân Chính là 52,5 điểm.

Các trường lấy điểm đầu vào lớp 10 thấp gồm THPT Lưu Hoàng, Đại Cường với 22 điểm; THPT Minh Quang là 23; THPT Mỹ Đức C là 24; THPT Bất Bạt là 24,5.

Từ ngày 23/6, các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tiến hành thủ tục nhập học cho các thí sinh trúng tuyển.



Xem nguồn

Thầy giáo chưa bao giờ dạy thêm lên tiếng

Posted: 26 Jun 2016 05:25 AM PDT


LTS: Hiện nay, dư luận xã hội bức xúc về việc dạy thêm học thêm vì các biểu hiện tiêu cực. Đã có nhiều giải pháp, biện pháp nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của dạy thêm – học thêm.

Tuy nhiên, để có giải pháp căn cơ, nhân văn, cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách toàn diện.

Hôm nay, trong bài viết này, tác giả Nguyễn Cao thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này để độc giả có cái nhìn toàn diện để thấy rõ việc dạy thêm, học thêm có thực sự xấu như nhiều người nghĩ. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Từ lâu, chủ đề dạy thêm, học thêm được nhiều người đề cập, bàn tán với nhiều lí do nào là do chương trình sách giáo khoa nặng kiến thức, nào là nhu cầu của cha mẹ học sinh hay thầy cô ép học thêm, nếu không học thì bị "đì". 

Nhưng ác nghiệt hơn cả có cả luồng ý kiến cho rằng, thầy cô dạy thêm là vì "tiền"…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm và học thêm, có nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến phản đối gay gắt chuyện này.

Song, bản chất của việc dạy thêm và học thêm có "xấu" không thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Bản chất của việc dạy thêm và học thêm có "xấu" không thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể. (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Tôi khẳng định, nếu người thầy cố tình ép học sinh học thêm để vụ lợi, giở các chiêu trò học thêm để gợi ý bài kiểm tra trước, ưu tiên hoặc quan tâm nhiều hơn đối với những em học thêm thì đó là xấu, là vi phạm đạo đức nghề giáo. 

Còn nếu thầy giỏi, học sinh có điều kiện, hoặc học sinh học thêm để hướng tới một nghề nghiệp cao quý cho bản thân, cho xã hội thì đó là điều không đáng lên án, bản chất sự việc không hề xấu, chúng ta không nên cấm đoán, chì chiết.

Cũng là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, dù bản thân tôi chưa bao giờ dạy thêm nhưng qua thực tế mà bản thân đang chứng kiến hàng ngày, tôi nhận thấy nếu với lượng kiến thức bài vở trên lớp mà bản thân học sinh hướng tới phải vào được các trường chuyên, trường điểm hay vào đại học mà không học thêm thì rất khó để các em đạt được mục đích của mình. 

“Bí thư Thăng nói đúng nhưng chưa thấy hết nhu cầu phụ huynh”

(GDVN) – Sách giáo khoa chỉ cung cấp kiến thức cơ bản mà muốn tham gia các cuộc thi thì học sinh phải ôn luyện nâng cao. Không học thêm thì ai sẽ cung cấp cho các em?

Ngày còn là học sinh, lũ học trò quê chúng tôi cũng từng gò lưng đạp xe trên những con đường làng đầy cát bụi hàng chục cây số giữa những trưa hè hay trong cái lạnh tê tái của mùa đông để tìm thầy học thêm. 

Bởi một lẽ đơn giản, các thầy cô trong trường dạy không hay bằng những thầy cô chúng tôi học thêm, bởi các thầy cô trong trường chỉ lo hoàn thành một bài dạy theo các bước mà Bộ GD&ĐT đã quy định. 

Trong một tiết 45 phút, thầy cô còn phải hướng tới các học sinh yếu kém nên học sinh khá giỏi rất ít được mở rộng vấn đề, không được tiếp cận với những cái hay, cái mới.
 
Những ràng buộc về hành chính như vậy nên nhu cầu học thêm của học sinh là cần thiết. Các em muốn nâng cao kiến thức, muốn mở rộng kiến thức và thi cử cao thì bắt buộc học sinh phải làm quen với những dạng đề thi mà mình sẽ thi. 

Hiện nay, ở các trường phổ thông (cấp học gắn liền với nhiều kì thi) có hàng chục môn học, trong khi sở trường của mỗi em chỉ yêu thích một số môn thì việc học thêm sẽ nâng cao được kiến thức chuyên sâu cho học trò. 

Hay, một số em thi đại học chỉ hướng tới tổ hợp các môn thi của mình, trong khi các em khác lại hướng tới các môn học khác nhưng, trong cùng một lớp người thầy không thể nghiêng về em này, em kia mà phải hướng tới mặt bằng chung nên rất  khó cho các em có những kiến thức tốt để đối mặt với các kì thi quan trọng của mình.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua thực tế những năm gần đây, chúng ta vẫn bắt gặp hàng ngày chuyện cấm dạy thêm chưa hẳn là một phương án hay. 

Ở nhiều nơi vẫn có việc công an, thanh tra giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường vào nhà giáo viên đang dạy thêm để lập biên bản, rồi khi đầu năm học, ban giám hiệu nào cũng yêu cầu giáo viên có dạy thêm phải đăng kí với trường…thể hiện nhiều bất cập trong việc quản lí dạy thêm.

Trường học đầu tiên trả lại tiền học thêm hè cho học sinh

(GDVN) – Trường trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên đã quyết định mời phụ huynh đến trường, nhận lại số tiền đã đóng học thêm hè cho con em của mình.

 
Rõ ràng, động lực học tập mỗi gia đình, mỗi em học sinh khác nhau thì bắt hay cấm giáo viên dạy thêm chưa hẳn là điều phù hợp trong xã hội hiện đại.

Ví dụ, mục đích của học sinh này là học để vào đại học, mục đích của em khác là học nghề, hoặc học chỉ cần biết chữ rồi ở nhà làm nông, làm lao động phổ thông nên rõ ràng động lực học tập của mỗi người cũng khác nhau. 

Nếu muốn vào đại học để tiến thân đòi hỏi phải chịu nhiều áp lực và khổ cực, phải hàng đêm thức bên ngọn đèn để đổi lấy những con chữ lạnh lùng trên trang giấy, trên từng chữ số khô khan. 

Sự hiểu biết của mỗi con người là giới hạn, vậy những điều chưa biết thì các em học thêm có gì là xấu? 

Các trường đại học chỉ tuyển những em có điểm cao vào học và số lượng có hạn nên yêu cầu học thêm là một yêu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh. 

Có cung ắt có cầu, người thầy chân chính đổi bằng mồ hôi công sức lấy đồng tiền chân chính, lẽ nào phạm pháp, đáng lên án? 

Nếu thầy cô ép hoặc có đối xử không công bằng giữa học sinh học thêm và không học thêm mới là điều đáng lên án. 

Song, suy cho cùng số thầy cô như vậy không nhiều bởi một lẽ giản đơn người dân nước ta phần lớn làm nghề nông nghiệp và lao động phổ thông.

Hàng ngày, cha mẹ các em còn đang lo cái ăn cái mặc từng ngày thì nói gì đến chuyện học thêm. 

Nhiều thầy cô hàng ngày còn phải đến từng nhà vận động các em đến trường và hỗ trợ các em từng bộ áo quần, từng quyển tập, cây viết, quyên góp từng đồng bạc ít ỏi của mình để góp vào quỹ khuyến học để chăm lo cho các em đến trường thì nghĩ gì đến chuyện dạy thêm để thu tiền. 

Nơi tôi công tác, nhiều khi dạy phụ đạo miễn phí mà học sinh cũng đến học chưa đầy đủ thì chuyện các em học thêm càng trở nên xa vời.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, nếu chúng ta không nhanh, không nắm bắt được những cái mới, không chuẩn bị kĩ những hành trang về tri thức cho các em học sinh thì rất khó để bắt kịp xu thế của thời đại. 

Ngoài những kiến thức trong nhà trường có rất nhiều kĩ năng mà học sinh cần phải trang bị để vào đời. Chúng ta không nên cấm, không nên phản đối gay gắt việc dạy thêm, học thêm. 

Bởi thực tế chứng minh rằng những em học thêm nhiều, phần lớn là những em ham học và học giỏi. Hơn nữa, nghề giáo xét cho cùng thì cũng là một nghề. Nghề khác có thể làm thêm thì vì lẽ nào lại cấm thầy cô giáo dạy thêm bằng sức lực của mình.



Xem nguồn

30 học sinh Việt sẽ dự trại hè tại Mỹ

Posted: 26 Jun 2016 04:43 AM PDT


– Sáng 26/6, 100 học sinh (từ 10 đến 17 tuổi) được lựa chọn từ hơn 500 học sinh của hệ thống giáo dục Vinschool tham gia thuyết trình trước Hội đồng Ban giám khảo. 30 học sinh xuất sắc nhất sẽ giành tấm vé dự Trại hè VinCamp tại Mỹ và tháng 8/2016.

Để có được tấm vé tới Mỹ, các em sẽ đề xuất và thuyết trình ý tưởng thể hiện được tinh thần tự tôn dân tộc cũng như khả năng hội nhập, hướng đến mục tiêu: Giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa Việt Nam; Quảng bá những nét đẹp của Việt Nam ra nước ngoài…

Nhà sử học Dương Trung Quốc, thành viên ban giám khảo đánh giá cao ý tưởng tổ chức cuộc thi. “Đây không chỉ là sân chơi mà hướng các em tìm tòi, khám phá những nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Thông qua đó giúp học sinh hội nhập với thế giới thông qua các trò chơi dân gian.”

Học sinh, học sinh Việt Nam, học sinh thuyết trình ý tưởng, Mỹ
Học sinh Nguyễn Lan Vy, lớp 8a3 thuyết trình ý tưởng trước Hội đồng Ban giám khảo

Tại buổi thuyết trình sáng 26/6, các em được Ban giám khảo đánh giá cao về sự tin tin, và khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh…

Theo Ban tổ chức cuộc thi, 2016 là năm đầu tiên Vinschool đưa học sinh đến Mỹ để tham gia trải nghiệm trại hè quốc tế kéo dài 9 ngày được tổ chức tại Boston và NewYork, Hoa Kỳ.

N.Hiền



Xem nguồn

Bộ nói phản khoa học, nhưng có giáo viên nói "trẻ học trước, giáo viên đỡ mệt"

Posted: 26 Jun 2016 04:02 AM PDT


Về vấn đề dạy trước chương trình lớp 1, ngày 28/6/2013, Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT, trong đó ghi rõ:

"Dạy và học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1 vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp 1, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt".

Bên cạnh nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp 1, không cho trẻ học trước chương trình lớp 1. 

Học để chuẩn bị vào lớp 1 không hại như mọi người nghĩ (Ảnh: vov.vn)

Tuy nhiên, vì lo con không theo kịp các bạn nên nhiều phụ huynh vẫn tìm chỗ cho con học trước và thực tế, theo đánh giá của một số giáo viên thì việc học để chuẩn bị vào lớp 1 hoàn toàn hữu ích và khác hẳn với khái niệm học trước chương trình lớp 1 mà mọi người vẫn nhắc hàng ngày.  

Một giáo viên ở Vĩnh Phúc bày tỏ: "Thực tế đối với những em được kèm trước khi vào lớp 1 thì khi vào đầu năm học giáo viên đỡ vất vả hơn rất nhiều. 

Bởi lẽ, khi kèm học sinh, giáo viên chủ yếu chỉ là rèn nề nếp, tư thế, cách ghép chữ… Và làm quen với từng mảng kiến thức chứ hoàn toàn không dạy theo từng bài trong sách giáo khoa lớp 1 nên khi vào năm học sẽ không có tình trạng học sinh thấy nhàm chán vì phải học lại bài.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục "giải mã" chuyện đau đầu năm học mới

(GDVN) – Thời gian gần đây, chuyện cho con học trước vào lớp 1, học trái tuyến luôn là vấn đề "nóng" mỗi khi mùa khai giảng tới.


Chỉ những trường hợp bố mẹ tự dạy ở nhà thực sự khiến giáo viên đau đầu bởi phụ huynh dạy con cách cầm bút, điểm đặt bút, tư thế ngồi…nhưng không đúng chuẩn vì đa phần phụ huynh không có chuyên môn khiến con cái họ viết sai, ngồi không đúng. 

Đến khi vào học giáo viên rất khó rèn những trường hợp này vì đã thành thói quen.

Hơn nữa, nhiều phụ huynh cũng dạy các bài học trong chương trình sách giáo khoa trước nên khi đi học các em không tập trung, rất chểnh mảng". 

Đồng tình với quan điểm này, một cô giáo Tiểu học đang giảng dạy tại tỉnh Đắc Nông cho rằng: "Việc kèm trẻ trước khi vào lớp 1 thực chất là giúp các em làm quen với môi trường học tập mới. 

Tại nơi tôi công tác, đối với học sinh chuẩn bị vào lớp 1 thì Nhà trường có chương trình công nghệ 8 tuần diễn ra từ giữa tháng 6 dựa trên tinh thần vừa học vừa chơi để các em đi vào nề nếp thì khi vào năm học mới giáo viên quản lý lớp sẽ hiệu quả. 

Hơn nữa, học sinh chỉ tới trường 3 buổi/tuần, thời gian mỗi buổi học chỉ từ 7h30 đến 9h30 chứ hoàn toàn không ép học sinh đọc, viết gì.

Muốn xóa dạy thêm, trước tiên hãy quan tâm đến đồng lương của giáo viên

(GDVN) – Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 11 Đặng Đức Hoàng, muốn xóa nạn dạy thêm và học thêm, trước tiên hãy quan tâm đến đời sống, đồng lương của giáo viên


 
Bởi dạy trước chương trình thì khi vào năm học kiến thức bị loãng, học sinh không hứng thú
".

Còn với tư cách Hiệu trưởng của một trường Tiểu học (xin được giấu tên) cho rằng:

"Tâm lý phụ huynh thường sợ con thua thiệt nhưng hiện nay bậc Tiểu học không còn chấm điểm nên đáng lẽ phụ huynh không nên còn tâm lý này. Nhưng đó là tâm lý chung. 

Tuy nhiên, tình trạng này có thể quán triệt được nếu sự phối hợp giữa các cấp được thực hiện tốt. Bởi, như địa bàn nơi tôi đang công tác không có tình trạng dạy chương trình sách giáo khoa trước khi vào lớp 1.

Bởi lớp mầm non 5 tuổi là giai đoạn tiền lớp 1 nên giáo viên mầm non phải chuẩn bị rất nhiều kỹ năng từ cách cầm bút, tư thế ngồi…làm sao cho đúng chuẩn nên khi vào lớp 1 giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc hướng dẫn kỹ năng. 

Để đạt được kết quả này, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo liên cấp chặt chẽ trong các cuộc họp chuyên môn".  



Xem nguồn

Đã tái bản 1.000 cuốn “Từ điển chính tả… sai chính tả"

Posted: 26 Jun 2016 03:20 AM PDT


Ngày 21/6, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng tải bài viết "Từ điển chính tả… sai chính tả" đề cập tới cuốn Từ điển chính tả (dùng cho học sinh) do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2011, in tại Công ty Cổ phần Sách Nhân Dân. 

Điều lạ là cuốn từ điển chính tả này lại có nhiều từ sai chính tả. 

Ngày 22/6, phóng viên Báo điện tử giáo dục Việt Nam tìm mua cuốn sách, tuy nhiên, các hiệu sách đều cho biết hiện cuốn sách ấn hành năm 2011 đã hết, giờ lưu hành thay thế bằng bản mới được in và nộp lưu chiểu bản mới vào quý II/2012. 

Bìa trước cuốn Từ điển chính tả (dùng cho học sinh) do Nhà xuất bản Thanh Niên in và nộp lưu chiểu vào quý II/2012

Mặc dù có được thay đổi về hình thức bìa sách và số trang sách tăng lên nên trật tự không còn giống như trong bài viết của tác giả Trần Sơn.

Tuy nhiên, hình thức có thay đổi nhưng các lỗi chính tả vẫn không hề được chỉnh sửa mà tiếp tục được giữ lại trong cuốn sách. 

Bìa ngoài ghi tác giả là Ban biên soạn Từ điển Vietnambook, bìa trong ghi tác giả là Hoàng Dân (chủ biên), phần bìa cuối ghi chịu trách nhiệm xuất bản là ông Mai Thời Chính.

Thực tế cho thấy, ngay cả tên người chịu trách nhiệm xuất bản là ông Mai Thời Chính cũng viết không đúng chính tả. Rõ ràng, đúng chính tả thì tên người phải viết hoa chữ cái đầu tiên, ấy vậy mà, cuốn từ điển ghi "Mai Thời chính". 

Ngay cả tên người chịu trách nhiệm xuất bản là ông Mai Thời Chính cũng viết không đúng chính tả

Hơn nữa, thường thì một từ chỉ có một cách viết đúng, nhưng trong cuốn từ điển này, có lại có tới hai, ba cách viết mà theo tác giả đều… đúng.

Các từ truyện cổ tích, truyện cười được viết sai thành chuyện cổ tích, chuyện cười (mục từ chuyện, trang 91), sau đó mới được viết đúng truyện cổ tích, truyện cười (mục từ truyện, trang 637).

Các từ truyện cổ tích, truyện cười được viết sai thành chuyện cổ tích, chuyện cười

Theo tác giả cuốn sách thì viết dập dờn (mục từ dập, trang 118); giập giờn (mục từ giờn, trang 194); rập rờn (mục từ rập, trang 478)… đều được cả. Thật ra, để đúng chính tả chỉ có thể viết dập dờn hoặc rập rờn.

Trong cuốn từ điển này, có lại có tới hai, ba cách viết mà theo tác giả đều… đúng

Chuẩn ngữ pháp, chính tả là điều rất quan trọng trong việc học Tiếng Việt, thế nhưng ngay chính cuốn "Từ điển chính tả"(dành cho học sinh) của NXB Thanh Niên còn quá nhiều lỗi chính tả mặc dù đã tái bản. 

Vấn đề những trang sách cho học sinh in sai, in không chuẩn chính tả dường như không còn là điều mới mẻ nhưng các lỗi sai này khiến cho các bậc phụ huynh thực sự lo lắng không biết nên chọn sách nào cho con khi đứng trước thị trường sách đang tràn lan như hiện nay. Và phụ huynh không biết sách nào mới đúng, mới chuẩn?

Việc học sinh học tiếng Việt là điều quan trọng, vậy nhưng ngay cả sách cho các em được biên tập không chuẩn thì chuyện gì sẽ xảy ra?



Xem nguồn

Giáo viên Việt rất khác…

Posted: 26 Jun 2016 02:36 AM PDT


Là mẹ của ba đứa con, học ở nhiều bậc học, có cháu học trường công, có cháu học trường quốc tế nên ThS Nguyễn Thị Hồng Mai, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM có những "trải nghiệm" về giáo viên người Việt và giáo viên người nước ngoài.

Bà chia sẻ tại hội thảo "Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm theo hướng phát triển năng lực người học" vừa diễn ra ở TPHCM, giáo viên nước ngoài chỉ làm việc với đứa trẻ 2 – 3 tháng là họ đã có thể nắm bắt rất rõ về tính cách, năng lực của đứa trẻ.

Những buổi họp phụ huynh, giáo viên người nước ngoài luôn hỏi phụ huynh rằng các bố mẹ có dẫn bé theo hay không. Họ xem việc trao đổi với phụ huynh về đứa trẻ khi có mặt đứa trẻ là bình thường, thậm chí là cần thiết. "Còn giáo viên mình, khi cần nói chuyện với bố mẹ mà có trẻ đi cùng thì sẽ nói Con ra ngoài để cô nói chuyện với mẹ chút. Những chia sẻ về các em, giáo viên lại không trao đổi với học trò".


Hình ảnh người thầy Việt còn rất đạo mạo tạo nên khoảng cách giữa người dạy và người học. (Ảnh minh họa)

Hình ảnh người thầy Việt còn rất đạo mạo tạo nên khoảng cách giữa người dạy và người học. (Ảnh minh họa)

Theo ThS Hồng Mai, quan trọng nhất trong giáo dục là người dạy học phải tin vào tiềm năng, sức mạnh của học trò và cần nỗ lực hết sức để các em thể hiện và trải nghiệm khả năng của mình.

Bà Mai nhấn mạnh: "Chúng ta muốn có một lớp người sáng tạo, một lớp người mới thì chúng ta phải có hình mẫu của người thầy năng động. Còn người thầy ngại thay đổi, luôn gò bó thì không thể có những thế hệ học trò sáng tạo. Quan điểm giáo dục mới, chương trình giáo dục mới, phương pháp giáo dục mới trước hết là để tạo ra những người thầy năng động".

Hiện nay, người thầy Việt vẫn nặng ở vị thế trao – cho người học kiến thức, chưa thể hiện được vai trò tạo cảm hứng, động lực cho học sinh tự học.

TS Phan Thị Thu Hiền, Khoa Giáo dục Mầm non, ĐH Sư phạm TPHCM bày tỏ giá trị của người thầy phải là người cho học sinh con đường và cảm hứng để học sinh tự tìm đến việc học.

Khi bà sang Anh học ThS, nhiều học viên đến từ Việt Nam than thở rằng… mình đã bị các trường đại học lừa rồi. Sang đây, chúng ta phải bỏ ra hơn 600 triệu đóng học phí một năm để hàng tuần chỉ lên lớp một vài lần, mỗi lần chỉ hai tiếng và chỉ để nghe ông giáo nói những điều rất vu vơ.

Nhưng sau một thời gian, người học ở Việt Nam hiểu được rằng học không phải là mang giấy bút đến chép lại lời người ta nói mà quan trọng là họ tạo được cảm hứng, ý tưởng chân trời mới cho người học cùng một tài nguyên học tập cực kỳ phong phú. Kể cả Truyện Kiều, kể cả “Chinh phụ ngâm” nguyên bản tiếng Việt cũng có thể tìm thấy tại một trường đại học ở Anh. Đó chính là cốt lõi để phát triển khả năng tự học.


Để có những người thầy năng động, dám thay đổi thì cần có những sinh viên Sư phạm sáng tạo. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM cùng trao đổi về chương trình tình nguyện hè 2016.

Để có những người thầy năng động, dám thay đổi thì cần có những sinh viên Sư phạm sáng tạo. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM cùng trao đổi về chương trình tình nguyện hè 2016.

Bà Hiền cho rằng, cốt lõi không phải là chương trình mới mà phải là người giáo viên. Chương trình đổi mới thế nào mà giáo viên không đáp ứng được thì cũng không thể đạt được yêu cầu đổi mới chương trình. Người thầy cần nắm được tinh thần giáo dục theo câu nói của một nhà khoa học: Mục tiêu tối thượng của trường học là học không phải là dạy.

"Chúng ta đang quá chú ý, tập trung đến việc dạy của người thầy mà chưa tập trung đến việc học của học trò", TS Hiền nói. Đồng thời, bà cho rằng các trường Sư phạm "Dạy như thế nào?" có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong vấn đề này.

PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng nếu giảng viên ở trường Sư phạm không sáng tạo thì sinh viên Sư phạm không thể sáng tạo khi trở thành những người thầy ở trường phổ thông. Khi đó, chúng ta sẽ "sản xuất" ra những sản phẩm giống nhau hàng loạt, người học không phát huy được năng lực cá nhân.

Tiết dạy chuẩn mực truyền thống mà người thầy đạo mạo truyền thụ tri thức, học sinh thì trật tự lắng nghe như nuốt từng lời của thầy đã không còn phù hợp. Giờ học hiệu quả phải có trao đổi, tranh luận sôi nổi giữa thầy và trò. Ở đó người thầy phải thăng hoa, tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận với tri thức.

"Ngay cả trang phục và cách giao tiếp giữa thầy trò cũng phải làm sao rút ngắn để dành cho quá trình trao đổi, thảo luận trong quá trình khám phá tri thức", ông Oanh nêu quan điểm.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Thủ khoa “kép” chuyên Ams và bài văn 14 trang trong 150 phút

Posted: 26 Jun 2016 01:54 AM PDT


Phan Hà Linh giành ngôi thủ khoa "kép" vào Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam ở hai môn: chuyên Văn và chuyên Hóa, với số điểm ấn tượng cả hai môn: 44,5 điểm. Đặc biệt, Hà Linh khiến giám thị sửng sốt khi viết bài thi môn Ngữ Văn dài 14 trang trong 150 phút.

Giám thị ngỡ em… chép tài liệu

Ngay lần tiếp xúc đầu tiên, chúng tôi khá bất ngờ bởi Hà Linh vừa đoạt nhiều giải thưởng cao môn Khoa học tự nhiên (môn Hóa học) nhưng bên cạnh đó, em có niềm say mê văn chương với điểm tổng kết môn Ngữ Văn ấn tượng trong năm lớp 9 gần 9,0.

"Theo lời đùa cửa miệng của dân chuyên tụi em, kỉ lục viết Văn cao nhất của một học sinh Trường Amsterdam phải đạt mức 10 phút/trang giấy thi. Tuy nhiên, do vừa làm vừa suy nghĩ, trong 150 phút làm bài, em chỉ viết được 14 trang", Hà Linh khiêm tốn cho biết.

thủ khoa, tuyển sinh lớp 10, Hà Nội - Amsterdam

Tại Lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu của thủ đô năm 2016

Mặc dù vậy, với bài thi xuất sắc trong kì tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Hà Nội vừa qua, Hà Linh đạt 8,5 điểm môn Ngữ Văn, giúp em giành tấm vé thủ khoa vào lớp chuyên Văn, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Hà Linh kể lại, với thí sinh thi chuyên, hầu như ai cũng làm bài điên cuồng để giành một suất vào trường. Bản thân em cũng vậy, chỉ 30 phút đầu tiên sau khi bóc đề, em lên xin giấy lần 1. Giám thị hỏi em "Viết sai à?". Em chỉ cười, không nói gì. Cả buổi, giám thị cứ đứng kè kè cạnh em vì có lẽ thầy nghĩ, em chép tài liệu. Khi em lên xin giấy lần thứ 4 ở phút cuối để làm nốt kết bài, giám thị ngỡ ngàng vì trong 150 phút, em viết kín 14 trang giấy.

Tuy nhiên, đây chưa phải là bài thi dài nhất của Linh. Trong một bài tập tháng về nhà, môn Ngữ Văn năm lớp 9, với đề bài: "Hãy tượng tưởng 30 năm sau, em và các bạn trở về trường cũ để dự Đại lễ mừng ngôi trường tròn 60 năm, hãy kể lại sự kiện ấy bằng bài văn có sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn…". Trong vòng 4 giờ đồng hồ ngồi lì trong phòng học, Hà Linh đã viết liền tù tì 33 trang giấy. Em đặt mình vào hoàn cảnh sau 30 năm đã trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Khi trở về trường, em gặp lại thầy cô, bạn cũ và cả mối tình đầu trong veo như buổi sáng.

Bài văn được 9 điểm với lời phê của cô giáo dạy Văn: "Cô rất bất ngờ trước khả năng tưởng tượng của Hà Linh và rất cảm động vì con đã viết say mê bài văn dài tới 33 trang"…

"Nhiều bạn hiện nay vẫn có thói quen chép tài liệu trên mạng hoặc coppy những bài văn hay. Em thấy mình không thể viết điều gì nếu nó không xuất phát từ giọng thật, như thế "phô" quá. Vì vậy, lúc nào em cũng ngồi cặm cụi tự viết để có giọng văn không "chạm" ai, kể cả là bài tập được giao về nhà", Linh nói.

Được biết, ngoài môn Ngữ Văn, trong kì thi vào lớp 10 THPT vừa qua, Linh còn giành tấm vé thủ khoa vào lớp 10 chuyên Hóa, Trường Amsterdam với số điểm khá ấn tượng: 8,5 điểm.

Thích Văn nhưng chọn Hóa

Được biết, ngoài việc giành 2 tấm vé thủ khoa "kép" hai môn chuyên Văn và Hóa trong kì tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam vừa qua, từ khi còn trên ghế nhà trường, Linh liên tục đạt học sinh giỏi trong 4 năm và 3 năm liền được nhận học bổng của trường.

Năm 2015, Linh từng đoạt giải nhất thi học sinh giỏi cấp Quận môn Hóa học. Năm 2016, Linh đoạt giải nhất cuộc thi HS giỏi môn Hóa học cấp thành phố với 50/60 điểm và được tuyển thẳng vào Trường ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).

Trong "Lễ tri ân và trưởng thành giành cho học sinh khối 9 – Nineternal" năm 2016 của Trường Amsterdam, Linh được chọn để thay mặt cho 200 học sinh khối 9 phát biểu. Em cũng vinh dự được dự "Lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi của thủ đô năm 2016".

Chia sẻ về bí quyết học tập, Linh hài hước cho biết, có lẽ sau 8h30 tối, đầu óc em mới hoạt động được. Vì vậy, trước giờ đó, em vẫn loanh quanh giải trí một chút, sau đó mới học bài đến khoảng 11h hơn và đi ngủ.

thủ khoa, tuyển sinh lớp 10, Hà Nội - Amsterdam

Hà Linh trong phòng đọc sách của ông nội

Linh tâm sự, mỗi lần đến nhà ông nội chơi, căn phòng em thích nhất là phòng đọc sách. Em có thể đọc ngấu nghiến những cuốn sách kinh điển của ông. Ngoài ra, em còn thích tác giả Nguyễn Nhật Ánh của Việt Nam, thích cả truyện tranh và nhiều tác giả nước ngoài khác. Cứ mỗi độ hè đến, Linh và ông nội – vốn cũng là một nhà báo, nhà thơ… thường mang những cuốn sách quý giá về quê hương Hà Nam để tặng thôn, tặng cho tủ sách dòng họ và cho xã.

Cô giáo Nguyệt Anh – giáo viên bộ môn Ngữ Văn của lớp em cho biết: “Trong lớp còn một số bạn xuất sắc. Tuy nhiên, để có những bài văn dài, sâu sắc, hành văn tốt như Hà Linh, không phải học sinh nào cũng làm được. Mặc dù Linh chưa nói với cô giáo bao giờ, nhưng tôi tin, em đã đọc rất nhiều sách”.

"Tôi từng dạy Hà Linh 2 năm (lớp 8 và lớp 9). Em là học sinh ngoan, học đều cả môn tự nhiên và xã hội. Em yêu thích môn Hóa và từng có nhiều giải thưởng môn này nhưng ngược lại, Linh học rất tốt môn Văn. Điểm kiểm tra Văn của em hầu như rất hiếm điểm 8.

Tôi từng nhắc nhủ em, bài văn hay không liên quan đến độ dài nên con phải tiết chế số chữ bởi nhiều khi không đủ thời gian trong các cuộc thi. Chằng hạn với bài văn dài 33 trang, tôi thật sự ngạc nhiên khi một học sinh 15 tuổi lại có thể đặt mình vào ngôn ngữ của phụ nữ thành đạt hơn tuổi hơn 40 già dặn thế. Nếu so sánh lực học trong lớp, Linh nằm trong nhóm 3-5 học sinh có điểm Văn cao nhất", cô Nguyệt Anh chia sẻ.

Nói về ước mơ sau này khi lớn lên, Hà Linh cho biết, mặc dù rất thích Văn và được tuyển thẳng vào Trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên nhưng em chọn học chuyên Hóa của THPT Hà Nội – Amsterdam bởi niềm say mê không ngừng với môn Hóa.

Theo Mỹ Hà (Dân Trí)



Xem nguồn

Comments