Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ngày 30/6, Hà Nội công bố danh sách thí sinh đăng ký thành công vào lớp 6

Posted: 25 Jun 2016 09:36 AM PDT


Để đăng ký tuyển sinh vào lớp 6 cho con em mình, các bậc phụ huynh cần thực hiện những bước dưới đây:

Ngày 30/6, Hà Nội công bố danh sách thí sinh đăng ký trực tuyến thành công vào lớp 6 (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Bước 1: Truy cập trang đăng ký tuyển sinh trực tuyến http://tsdaucap.hanoi.gov.vn, chọn mục Đăng ký tuyển sinh.

Bước 2: Chọn loại đăng ký tuyển sinh: Tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2016 – 2017

Bước 3: Đăng ký tuyển sinh: Cha mẹ học sinh nhập mã học sinh và mật khẩu, nhấn nút Tìm hoặc Enter để lấy thông tin học sinh lên biểu mẫu; sau đó điền nốt các thông tin cần thiết vào biểu mẫu trực tuyến.

Sau khi điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu trực tuyến, cha mẹ học sinh nhấn nút Tiếp tục để sang bước tiếp theo.

Bước 4: Sau khi đã kiểm tra thông tin và chính xác, cha mẹ học sinh nhập Mã xác nhận và nhấn nút Gửi thông tin để xác nhận đăng ký tuyển sinh trực tuyến.

Bước 5: Sau khi cha mẹ học sinh gửi thông tin xác nhận đăng ký tuyển sinh trực tuyến, hệ thống sẽ thông báo Đăng ký tuyển sinh thành công, hiển thị thông tin đăng ký tuyển sinh và mã hồ sơ đăng ký của học sinh.

Phụ huynh nhấn nút Hoàn tất để hệ thống kết thúc và gửi thông tin vào thư điện tử (email) liên hệ.

Bước 6: Cha mẹ học sinh đăng nhập vào địa chỉ hòm thư điện tử để in đơn đăng ký xét tuyển.

Trường hợp sai thông tin học sinh: Khi cha mẹ học sinh mang hồ sơ tuyển sinh đến nộp tại trường đăng ký tuyển sinh theo thời gian quy định, ban tuyển sinh nhà trường sẽ đối chiếu và chỉnh sửa theo đúng thông tin hồ sơ tuyển sinh.

Cha mẹ học sinh có thể in đơn đăng ký tuyển sinh qua biểu mẫu do hệ thống gửi vào địa chỉ hòm thư điện tử liên hệ; hoặc khi nộp hồ sơ tuyển sinh, cha mẹ học sinh đề nghị trường tuyển sinh in đơn đăng ký tuyển sinh trực tiếp từ phần mềm eSAMS.



Xem nguồn

Cấm dạy thêm ở trường học, giáo viên sẽ bị ép giá ở trung tâm

Posted: 25 Jun 2016 08:54 AM PDT


Trước yêu cầu của lãnh đạo Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về việc cấm dạy thêm học thêm ở trường học, cho phép làm ở các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, trung tâm ngoại ngữ, nhiều giáo viên tại thành phố đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này.

Cấm dạy ở trường, giáo viên sẽ bị 'ép giá' ở trung tâm

Cô H. là một trong những giáo viên dạy Hóa lâu năm của trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Tiến, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: Nhu cầu học thêm của học sinh là có thật, và như vậy thì giáo viên mới tổ chức dạy thêm.

Tuy nhiên, với yêu cầu phải chuyển các lớp dạy thêm ra trung tâm, mà không cho dạy ở trường thì cần phải nhìn nhận lại.

"Toàn TP.Hồ Chí Minh có được bao nhiêu trung tâm bồi dưỡng văn hóa, trung tâm ngoại ngữ, mà nhu cầu cần dạy thêm của giáo viên là bao nhiêu người, có đủ để dạy ở các trung tâm hay không? " – cô H. nói tiếp.

Ví dụ, có khoảng vài nghìn giáo viên có nhu cầu đi dạy thêm, mà trung tâm thì chỉ có vài chục, nhu cầu tuyển giáo viên chỉ vài trăm người, thì sẽ xảy ra tình trạng 'ép giá', trả thù lao không xứng đáng với công sức mà các giáo viên đã bỏ ra.

Vẫn biết đó là nhu cầu của thị trường, các giáo viên tự thỏa thuận giá cả với trung tâm thu nhu cầu 'thuận mua – vừa bán', nhưng chắc chắn sẽ có rất nhiều giáo viên 'nhắm mắt' đồng ý dạy với thù lao rẻ mạt, vì nhu cầu trang trải cuộc sống hàng ngày.

Một lớp học thêm luyện thi tuyển sinh lớp 10 của trường trung học cơ sở Phú Thọ (ảnh: P.L)

Theo cô H., yêu cầu này của các cấp lãnh đạo chỉ có thể thực hiện, đảm bảo thu nhập thêm của giáo viên khi mà số trung tâm dạy thêm nhiều, đủ sức cho tất cả các giáo viên có nhu cầu được vào dạy.

Tương tự như vậy, thầy D.- giáo viên Vật lý của trường Ngô Gia Tự, quận 8 cũng khẳng định: Việc cho phép dạy thêm, học thêm ở các trung tâm, thì chắc chắn chất lượng không thể nào bằng được tổ chức ở nhà trường.

Bởi lẽ, thầy D, đưa ra nguyên nhân, do những chủ đầu tư các trung tâm, mở ra với mục đích chủ yếu vẫn là kinh doanh, kiếm lợi nhuận, nên sẽ có tình trạng đặt doanh thu lên làm hàng đầu, lớp học sẽ phải có nhiều học sinh.

Nếu học sinh không học thêm sẽ khó có kết quả học tập khả quan

Còn nếu tổ chức việc dạy thêm ở trường học, trong trường hợp được kiểm soát tốt sẽ mang đến nhiều hiệu quả cao cho học sinh, giáo viên lại có thêm thu nhập.

Lý do, trường học thì không bao giờ đặt doanh thu lên đầu tiên, mà trước tiên phải nghĩ đến chất lượng, do Hiệu trưởng phải sợ khi nghĩ đến trách nhiệm của mình.

Nghề khác được làm thêm, sao giáo viên lại không được dạy thêm?

Cô U. – giáo viên Văn của trường trung học phổ thông Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh bày tỏ: Ngày xưa, nghề giáo viên được đánh giá cao, coi trọng bao nhiêu, thì ngày nay, giáo viên ngày càng bị đánh giá thấp bởi những điều vô lý bấy nhiêu.

Thầy cô giáo lao động bằng những giờ dạy học trò lương thiện, kiếm đồng tiền bằng chính sức lao động của mình, thì lại bị nhiều người lên án, phỉ báng bằng cụm từ 'vấn nạn' để chỉ về hoạt động dạy thêm và học thêm.

Trong thực tế xã hội như hiện nay, công nhân ngoài giờ làm chính vẫn có thể tăng ca ở công ty, xí nghiệp, bác sĩ ngoài giờ làm việc ở bệnh viện vẫn có thể mở phòng mạch khám bệnh, những nghề nghiệp khác vẫn có thể làm thêm, ngoài giờ lao động chính thức.

Thế nhưng, đối với nghề giáo, tại sao lại cấm dạy thêm ở trường, khi mà những nghề khác lại có thể được làm thêm?

Chỉ vì không quản, kiểm soát được việc dạy thêm học thêm, mà cấm hoạt động này trong trường học, thì sẽ khiến cho biết bao nhiêu giáo viên bị mất đi một phần thu nhập đáng kể trong cuộc sống hàng ngày.

"Đến bao giờ, các giáo viên mới có thể yên tâm làm một nghề luôn được xã hội tôn vinh là cao quý, Bác Hồ luôn cho là nhiệm vụ rất quan trọng, vẻ vang?" – cô U. đặt vấn đề.



Xem nguồn

Nếu Ban giám hiệu nói được làm được thì giáo viên sẽ hết kêu ca

Posted: 25 Jun 2016 08:11 AM PDT


LTS: Giáo viên bộ môn đứng lớp giảng dạy là một việc rất đỗi bình thường, nhưng tiết học sẽ như thế nào khi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường đứng lớp để giáo viên trong trường được dự giờ, học hỏi?

Thử hỏi, có bao nhiêu trường, Ban giám hiệu làm được điều này? Hôm nay, trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết thẳng thắn nhìn nhận điều này. 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết. 

Sau bài viết "Chưa bao giờ thấy ban giám hiệu nào dám thao giảng một tiết học cụ thể" của tác giả Đỗ Quyên đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều sự đồng tình của đông đảo bạn đọc. 

Có lẽ, do tình trạng ấy không chỉ diễn ra ở một trường, một địa phương mà xảy ra nhiều nơi trên cả nước khi giáo viên đã lên chức Ban giám hiệu thì họ sẽ không bao giờ giảng dạy một tiết thao giảng nào cho giáo viên trong trường dự giờ để học hỏi. 

Ban giám hiệu nghiễm nhiên trở thành người chỉ đạo chuyên môn của cả một trường. Lúc này mọi lời nói, mọi phán xét của họ trở thành "thánh chỉ" giáo viên chỉ biết thực hiện và tuân theo.

Khi Ban giám hiệu nói được làm được thì giáo viên sẽ hết kêu ca (Ảnh minh họa từ hanoistar.edu.vn)

May mắn cho những trường học nào Ban giám hiệu là giáo viên dạy giỏi, giáo viên có kinh nghiệm nhiều trong giảng dạy thì việc chỉ đạo chuyên môn của Ban giám hiệu đó cũng chặt chẽ, sát thực hơn. 

Nhưng ở nhiều nơi, không ít trường, giáo viên làm giám hiệu lại từng là người đi thi giáo viên dạy giỏi không đỗ, hoặc thi đến vài lần mới đỗ hạng vớt vát.

Những người này, khi lên chức họ lại vô cùng khắt khe với giáo viên và luôn bảo thủ những "tối kiến" của mình.

Do không bao giờ phải thao giảng trước giáo viên nên nhiều Ban giám hiệu không cần nỗ lực nhiều, nếu lên lớp dạy cho đủ số tiết theo quy định cũng chỉ là dạy qua loa, chiếu lệ. Bởi ai dám kiểm tra giáo án? Ai dám vào dự giờ Ban giám hiệu?

Thực tế thì phần lớn Ban giám hiệu nhiều trường học không dám dạy mẫu cho giáo viên dự bởi chính họ cũng sợ tiết dạy của mình sẽ không thành công và lúc đó thì sẽ khó ăn nói với giáo viên. 

Một phó hiệu trưởng lên tiếng về “không đứng lớp, vẫn nhận tiền mà không xấu hổ”

(GDVN) – Nhiều giáo viên cho rằng, Ban giám hiệu dạy ít là sướng…chứ có mấy giáo viên hiểu được tính vất vả, phức tạp của công việc quản lý?


Người ngoài ngành sẽ khó hiểu điều này nhưng người trong nghề lại hiểu rất rõ vì sao giữa lý thuyết và thực hành (tiết dạy) thường có một khoảng cách khá xa. 

Người lên một tiết dạy dự giờ dù là giáo viên dạy giỏi, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm vẫn vấp phải một số lỗi mà người ngồi dự sẽ rất dễ nhìn thấy như thời gian không đảm bảo hay phân bố thời gian chưa hợp lý giữa các phần. 

Giáo viên sử dụng phương pháp hoặc hình thức dạy học chưa hiệu quả, chưa bao quát lớp, chưa quan tâm đến mọi đối tượng học sinh…

Nghề giáo khác với những ngành nghề khác đặc biệt là nghề y. Bác sĩ giỏi lý thuyết cũng thường giỏi thực hành. Một Giáo sư Tiến sĩ y học vừa là một giảng viên giỏi vừa là một bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao. 

Nhưng trong giáo dục, lý thuyết và thực hành đang ở cách nhau một trời một vực, một người thầy giỏi lý thuyết nhưng có thể là một "thợ giảng" tồi.

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đang được đổi mới từng ngày. Việc áp dụng những mô hình dạy học mới, việc áp dụng Thông tư 30 về việc đánh giá nhận xét học sinh trong tiết học…luôn làm các thầy cô đau đầu vì rất khó vận dụng vào tiết dạy một cách hiệu quả. 

Giá như Ban giám hiệu các trường – những người đang trực tiếp chỉ đạo chuyên môn vừa phổ biến lý thuyết, vừa minh họa bằng các tiết dạy thực tế ở các khối lớp trong trường của mình để giáo viên dự giờ, học hỏi. 

Nếu những tiết dạy của họ thành công như những lý thuyết họ yêu cầu thì giáo viên không chỉ "tâm phục khẩu phục" mà còn phải cố gắng học tập để làm theo.

Khi đó sẽ chẳng có lý do gì để các thầy cô giáo phải than vãn, kêu ca như hiện nay.



Xem nguồn

3 khâu quan trọng để có một kỳ thi chất lượng, nghiêm túc

Posted: 25 Jun 2016 07:28 AM PDT


Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã có cuộc trao đổi với  PGS.TS Nguyễn Hữu Công – Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên.

 PGS.TS Nguyễn Hữu Công

* Nhiều người lo ngại việc tổ chức các cụm thi ở địa phương có thể dẫn đến tình trạng coi thi và chấm thi “nới tay” hơn vì ít nhiều bị ảnh hưởng tâm lý con em địa phương. Quan điểm của PGS về vấn đề này như thế nào?

– Sẽ không có chuyện này xảy ra, bởi không phải là học sinh trường A thi ngay tại trường A và giáo viên trường đó coi thi. Ngoài đội ngũ giáo viên phổ thông, còn có lực lượng giảng viên, thanh – kiểm tra và nhiều bộ phận giám sát.

Hơn nữa, bài thi của các em đều được cắt phách nên mọi người khá yên tâm về công tác chấm thi. Tôi cho rằng, nếu chúng ta làm tốt tất cả các khâu từ công tác chỉ đạo đến việc thực thi các nhiệm vụ thì mọi vấn đề sẽ không có gì phải lo ngại.

* Vậy theo PGS, trong tất cả các khâu liên quan đến kỳ thi, đâu là khâu quan trọng nhất?

– Để đảm bảo chất lượng và kỳ thi có thành công hay không thì khâu quan trọng số 1 là công tác coi thi. Tiếp đến là làm phách và thứ ba là chấm thi và tổng hợp điểm. Ở tất cả các khâu cần phải thực hiện tuân thủ theo quy trình và quy chế.

 

* Tại Thái Nguyên, các khâu này sẽ được thực hiện như thế nào – thưa PGS?

– Về công tác coi thi chúng tôi làm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Riêng về làm phách, chúng tôi yêu cầu đảm bảo tuyệt mật. Theo đó, toàn bộ cán bộ làm phách đều được thực hiện ở phòng riêng.

Ở khâu chấm thi cũng sẽ được đảm bảo nghiêm ngặt, sẽ có công an, lực lượng kiểm tra giám sát.

* Vậy bài thi sẽ được thực hiện như thế nào – thưa PGS?

– Chúng tôi chủ yếu sử dụng giảng viên đại học chấm. Nếu cần thiết sẽ trưng tập giáo viên phổ thông thông qua Sở GD&ĐT giới thiệu. Thực ra, nếu muốn khâu chấm thi chặt chẽ, hiệu quả thì phải quản lý khâu làm phách thật chặt. Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng.

* Xin cảm ơn PGS!



Xem nguồn

Thanh Hóa: Xây dựng gần 200 phòng học kiên cố cho vùng khó

Posted: 25 Jun 2016 06:45 AM PDT


 Điểm trường mầm non Cao Sơn, xã Lũng Cao, huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh Điểm trường mầm non Cao Sơn, xã Lũng Cao, huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

GD&TĐ – Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên năm 2016 cho các trường mầm non của 7 huyện nghèo thuộc đối tượng 30a từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015.

Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên nhằm xóa phòng học tạm thời như: Phòng tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác nhau, phòng bán kiên cố đã xuống cấp nghiêm trọng cần đầu tư xây dựng, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc dạy và học của các trường mầm non trên địa bàn 7 huyện miền núi, gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân, Như Xuân, Lang Chánh, Bá Thước.

Theo quyết định phê duyệt, năm 2016 và quý I/2017, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiến hành xây dựng 199 phòng học mầm non kiên cố với nguồn kinh phí trái phiếu chính phủ hỗ trợ hơn 250.740 triệu đồng để đầu tư cho 7 huyện miền núi trên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền cũng đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan tiếp tục rà soát danh mục, quy mô đầu tư (số phòng học cần đầu tư xây dựng) ở tất cả các trường thuộc phạm vi chương trình để đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh tình trạng thừa, thiếu cục bộ dẫn đến lãng phí trong đầu tư xây dựng.

 



Xem nguồn

Hà Nội: Hạ điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên THPT

Posted: 25 Jun 2016 06:04 AM PDT


Căn cứ vào điểm chuẩn trúng tuyển, hiệu trưởng các trường THPT chuyên và trường THPT có lớp chuyên tổ chức tiếp nhận học sinh trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Theo đó, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung với 7 lớp: Lớp Ngữ Văn, Lớp Tiếng Trung , Lớp Tiếng Nga, Lớp Tiếng Pháp, Lớp Tin, Lớp Lý, Lớp Hóa.

Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ công bố điểm trúng tuyển bổ sung với 8 hệ chuyên, gồm: Lớp Tiếng Anh, Lớp Tiếng Pháp, Lớp Tiếng Nga, Lớp Toán, Lớp Tin, Lớp Lý, Lớp Hóa, Lớp Sinh.

Trường THPT Chu Văn An cũng hạ điểm chuẩn đối với 8 hệ chuyên để tuyển bổ sung, gồm: Lớp Ngữ Văn (từ 36,75 xuống 36), Lớp Tiếng Anh (Từ 40,75 – xuống 39,25), Lớp Tiếng Pháp (từ 30 xuống 27), Lớp Toán (từ 29,5 xuống 27,75), Lớp Tin (từ 31,5 xuống 30), Lớp Lý (từ 29 xuống 27,75), Lớp Hóa (từ 30 xuống 29,5), Lớp Sinh (từ 31-29,50).

Trường THPT Sơn Tây hạ điểm chuẩn đối với lớp chuyên Ngữ Văn (từ 28,25 xuống 27,25).

Dưới đây là điểm chuẩn chi tiết:

Các trường THPT có lớp chuyên sẽ tiếp tục tiếp nhận hồ sơ của các thí sinh trúng tuyển kể từ ngày mai 26/6.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Vĩnh Phúc: Chú trọng quy trình bảo mật đề thi và coi thi

Posted: 25 Jun 2016 05:22 AM PDT


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại tỉnh Vĩnh Phúc.Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và ông Lê Duy Thành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ thi THPT Quốc gia năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc – cùng chủ trì buổi làm việc.

Tại đây, ông Lê Duy Thành khẳng định: Tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị trường ĐH, CĐ đã và đang nỗ lực cố gắng chỉ đạo công tác chuẩn bị cho kỳ thi theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương và tạo sự thuận lợi cho mọi thí sinh đi thi.

Ông Hoàng Minh Quân – Giám đốc Sở GD&ĐT – báo cáo: Tại tỉnh Vĩnh Phúc năm nay có tổng số 12.341 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 1.190 thí sinh tự do.

Tại cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Trường ĐH Tài chính – Quản trị kinh doanh và Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vĩnh Phúc tổ chức thi có 18 điểm thi và 221 phòng thi với 6.263 thí sinh đăng kí dự thi.

Các điểm thi tại các huyện, thành phố được bố trí hợp lý, đảm bảo thí sinh không phải lưu trú qua đêm.

Sở GD&ĐT và đơn vị phối hợp đã huy động 830 cán bộ coi thi, 137 cán bộ chấm thi. Công tác in sao đề thi được đặt tại khu in sao của Sở GD&ĐT, đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, bảo mật theo quy chế. Theo kế hoạch đề thi được bàn giao tới các điểm thi vào ngày 30/6.

Tại cụm thi do Trường ĐH Sư phạm 2 chủ trì có 10 điểm thi và 210 phòng với 6.072 thí sinh đăng kí dự thi. Số lượng cán bộ coi thi được huy động là 498 người. Số lượng cán bộ chấm thi là 98 người.

Đại diện nhà trường cho biết: Việc huy động cán bộ chấm thi trắc nghiệm, cán bộ hỗ trợ công nghệ thông tin, thanh tra, công an đảm bảo theo đúng yêu cầu. Điều kiện cơ sở vật chất tổ chức chấm thi, bảo quản bài thi, trang thiết bị, máy tính, phần mềm chấm trắc nghiệm, khả năng tương thích với phần mềm quản lý thi THPT quốc gia, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Tại cụm thi này có một số phòng trọ miễn phí do người dân tại khu vực giúp đỡ thí sinh; KTX của các trường ĐH, CĐ đáp ứng trên 1.500 chỗ ở cho thí sinh và người nhà, có nhà ăn phục vụ cho thí sinh và người nhà; 200 chỗ ở miễn phí cho thí sinh thuộc diện chính sách.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị BCĐ thi làm tốt công tác tuyên truyền cho kỳ thi; Các đơn vị chủ trì cụm thi chú trọng quán triệt quy chế thi, tập huấn quy trình coi thi cho cán bộ coi thi.

BCĐ thi phải đặc biệt chú trọng đến công tác in sao, bảo mật đề thi và vận chuyển đề thi theo đúng quy trình an toàn, đảm bảo bảo mật tuyệt đối. Có phương án đưa đón cán bộ làm nhiệm vụ thi ở xa;

Quan tâm huy động chỗ ở miễn phí, giá rẻ cho thí sinh, quan tâm thí sinh ở xa, hỗ trợ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Đảm bảo công tác an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình diễn ra kỳ thi.



Xem nguồn

Hạ điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Hà Nội

Posted: 25 Jun 2016 04:37 AM PDT


Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố điểm trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2016-2017 của 4 trường chuyên trên địa bàn thành phố.

Điểm chuẩn bổ sung vào các trường THPT chuyên hạ từ 0,5 đến 2 điểm so với điểm chuẩn đã công bố hôm 22/6. Có hệ chuyên hạ tới hơn 5 điểm.

Theo đó, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam có 7 hệ chuyên hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung, gồm: Lớp Ngữ Văn (từ 38 xuống 37,5), Lớp Tiếng Trung (từ 41,75 xuống 41), Lớp Tiếng Nga (từ 40-75 xuống 40,5), Lớp Tiếng Pháp (từ 36,25 xuống 28,75), Lớp Tin (từ 34,5-32,5), Lớp Lý (từ 31,5 xuống 30,25), Lớp Hóa (từ 33,25 xuống 32).

thi vào lớp 10 chuyên Hà Nội, điểm chuẩn lớp 10 chuyên Hà Nội

Điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ công bố điểm trúng tuyển bổ sung với 8 hệ chuyên, gồm: Lớp Tiếng Anh (từ 38,75 xuống 36,75), Lớp Tiếng Pháp (36,25 xuống 34,75), Lớp Tiếng Nga (từ 33 xuống 32,5), Lớp Toán (từ 28 xuống 26,5), Lớp Tin (từ 30,5 xuống 29,25), Lớp Lý (từ 26,5 xuống 23,25), Lớp Hóa (từ 28 xuống 26,5), Lớp Sinh (từ 30,5 xuống 29,25).

thi vào lớp 10 chuyên Hà Nội, điểm chuẩn lớp 10 chuyên Hà Nội

Điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10 chuyên Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.

Trường THPT Chu Văn An cũng hạ điểm chuẩn đối với 8 hệ chuyên để tuyển bổ sung, gồm: Lớp Ngữ Văn (từ 36,75 xuống 36), Lớp Tiếng Anh (Từ 40,75 – xuống 39,25), Lớp Tiếng Pháp (từ 30 xuống 27), Lớp Toán (từ 29,5 xuống 27,75), Lớp Tin (từ 31,5 xuống 30), Lớp Lý (từ 29 xuống 27,75), Lớp Hóa (từ 30 xuống 29,5), Lớp Sinh (từ 31-29,50).

thi vào lớp 10 chuyên Hà Nội, điểm chuẩn lớp 10 chuyên Hà Nội

Điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10 chuyên Trường THPT Chu Văn An.

Trường THPT Sơn Tây chỉ hạ điểm chuẩn đối với lớp chuyên Ngữ Văn (từ 28,25 xuống 27,25).

Căn cứ theo điểm trúng tuyển này, các trường THPT có lớp chuyên sẽ tiếp tục tiếp nhận hồ sơ của các thí sinh trúng tuyển kể từ ngày mai, 26/6.

Trước đó, 22/6, Sở GD-ĐT đã công bố điểm chuẩn vào trường chuyên của các trường THPT chuyên trên địa bàn.

Lê Văn



Xem nguồn

Cụm thi 66: Hoàn tất công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Posted: 25 Jun 2016 03:55 AM PDT


Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, theo Quyết định của Bộ Giáo dục & đào tạo, Trường Đại học Trà Vinh chủ trì Cụm thi số 66 dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng 2016, đơn vị phối hợp là Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP HCM.

Theo đó, thực hiện theo tinh thần của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Trà Vinh, trường Đại học Trà Vinh đã làm việc với các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo cao nhất các yếu tố an ninh trật tự, y tế, giao thông, điện lực… cho kỳ thi vào đầu tháng 7 tới.

Thông tin từ Phòng Khảo thí của trường Đại học Trà Vinh, về thẻ dự thi của thí sinh đã hoàn tất và thẻ dự thi sẽ được phát vào ngày các thí sinh đến làm thủ tục dự thi.

Ngoài ra, công tác ra quân tiếp sức mùa thi, Trường đã huy động 275 tình nguyện viên được tập huấn chuyên nghiệp để sẵn sàng cho công tác thi.Trường chỉ đạo Ban tiếp sức mùa thi của Trường kết hợp chặt chẽ với Ký túc xá cùng với các Trường Trung học phổ thông chuẩn bị đón, hỗ trợ chỗ ở cũng như các suất cơm miễn phí.

Các tình nguyện viên ở Đại học Trà Vinh sẵn sàng cho công tác tiếp sức mùa thi

Các tình nguyện viên ở Đại học Trà Vinh sẵn sàng cho công tác tiếp sức mùa thi

Về chỗ ở, ngoài 1500 chỗ ở trong Ký túc xá,Trường đã liên hệ gần 2000 chỗ trọ miễn phí và trên 160 khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ giá rẻ; Về hỗ trợ ăn uống, Trường đã vận động hơn 10 ngàn suất cơm chay, nước uống miễn phí và chỉ đạo các thành viên trong Ban tiếp sức mùa thi túc trực sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho người nhà và các em thí sinh; Đội xe tình nguyện đã huy động ít nhất 115 chiếc xe sẵn sàng tại các điểm thi để đưa rước các thí sinh. Đội xe cũng đã chuẩn bị các phương tiện như áo mưa, dù nhằm đảm bảo đưa rước các thí sinh an toàn trong mùa mưa.

Năm 2016, Đại học Trà Vinh có tổng số 4807 thí sinh dự thi và phân bố tại bảy điểm thi. Trong đó năm điểm thi tại các cơ sở thuộc Trường, hai điểm còn lại thi tại Trường THPT TP Trà Vinh và Trường THPT Phạm Thái Bường (TP Trà Vinh).

Minh Giang



Xem nguồn

Hàng ngàn suất cơm miễn phí cho thí sinh thi THPT quốc gia

Posted: 25 Jun 2016 03:13 AM PDT


Những suất cơm miễn phí là động lực để các thí sinh, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn an tâm dự thi.

Những suất cơm miễn phí là động lực để các thí sinh, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn an tâm dự thi.

Theo đó, Sở đã vận động từ các tổ chức, cá nhân được khoảng 4.000 suất cơm miễn phí cho các thí sinh. Qua đó, mỗi ngày có 1.000 suất cơm sẽ được phát cho các thí sinh tại các điểm thi để các em tiết kiệm được thời gian, an tâm làm bài đạt kết quả cao.

Đến nay, các địa phương trong tỉnh Cà Mau cũng đã lập danh sách hỗ trợ cho gần 400 thí sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền khoảng 200 triệu đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng để lo cho các em đi lại, ăn ở trong những ngày thi ở TP.Cà Mau.

Tỉnh đoàn Cà Mau cũng đã triển khai chương trình "Tiếp sức mùa thi" với hơn 100 tình nguyện viên tham gia. Trong đó, có thành lập đội xe ôm miễn phí, giá rẻ để đưa rước các thí sinh đi lại các điểm thi được thuận lợi.

Ngoài ra, các trường THPT ở các địa phương cũng tổ chức đoàn xe để đưa đón các thí sinh đi thi. Bên cạnh đó, các trường cũng tích cực vận động, hỗ trợ lo chỗ ăn ở miễn phí cho các thí sinh nhằm giúp gia đình các em tiết kiệm chi phí.

Năm nay, tỉnh Cà Mau tổ chức các điểm thi tập trung tại tại TP.Cà Mau, với hơn 6.000 thí sinh dự thi và huy động hơn 600 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ thi.

Huỳnh Hải



Xem nguồn

Comments