Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


200 trẻ ở Hà Nội được học bơi miễn phí

Posted: 24 Jun 2016 10:05 AM PDT


 – Sáng 24/6 Trung tâm Thể thao quận Long Biên khai giảng lớp phổ cập bơi phòng chống tai nạn đuối nước miễn phí cho gần 200 học sinh trên địa bàn quận.

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

Các em học sinh được dạy các kỹ năng bơi tại lớp học.

Nhân tháng hành động vì trẻ em, Trung tâm sẽ dành 200 suất học bơi, chống đuối nước cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động có ý nghĩa trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Ngay từ đầu hè, trung tâm đã mở cửa miễn phí đón hơn 15 ngàn lượt trẻ em đến vui chơi, bơi lội….

Đặc biệt năm nay, ngoài việc phát huy những điểm mạnh về đào tạo bơi và tuyên truyền tại các trường học, trung tâm tiếp tục triển khai một hình thức mới trong đào tạo phòng chống đuối nước cho trẻ em đó là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản nhất, những ký năng: Làm thế nào để có thể cứu được bạn mình bị đuối nước? Hay chẳng may mình bị đuối nước thì xử lý ra sao?

Những buổi học về kỹ năng có cả bậc phụ huynh cùng tham dự và chính các bậc phụ huynh sẽ là kênh truyền thông hiệu quả nhất đến con em mình, giúp các em có ý thức tự bảo vệ mình trong những trường hợp gặp nguy hiểm.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi khai giảng:

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

dạy bơi miễn phí tại Hà Nội

P.T



Xem nguồn

Đề xuất thí điểm dạy tiếng Anh trong trường phổ thông theo thực tế

Posted: 24 Jun 2016 09:23 AM PDT


 – Ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất như vậy với Bộ GD-ĐT tại buổi làm việc chiều 24/6 về các vấn đề giáo dục, đào tạo của địa phương.

dạy tiếng Anh, học sinh Hà Tĩnh
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (giữa) tại buổi làm việc chiều 24/6.

Cụ thể, Hà Tĩnh đã đề xuất cho phép tỉnh này thí điểm dạy trung cấp nghề cho học sinh THPT, dạy học tiếng Anh trong trường học theo thực tế của người học (không dạy tiếng Anh theo kiểu lớp học truyền thống).

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cần sớm ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, rà soát điều chỉnh thông tư văn bản liên quan đến chuẩn, định mức biên chế, chế độ làm việc. Đặc biệt, có đánh giá điều chỉnh Thông tư 30, mô hình trường học mới (VNEN) phù hợp với thực tiễn.

Cùng với đó, đó tham mưu chính phủ triển khai đề án kiên cố hoá trường học, nhà công vụ cho giáo viên. Đồng thời, hỗ trợ cho Hà Tĩnh vào một trong những tỉnh trọng điểm để triển khai chương trình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đào tạo.

Hà Tĩnh hiện có 4 trường đào tạo giáo dục chuyên nghiệp, trong đó có 1 trường đại học. Hàng năm, các trường đào tạo được từ 1.400 – 1.500 sinh viên, trong đó từ 60 – 65% có việc làm sau đào tạo.

Toàn tỉnh có hơn 1.600 học sinh ở 14 trường THPT tham gia học trung cấp nghề. Hàng năm, có hơn 40% học sinh tốt nghiệp THPT không đăng ký dự thi đại học.

Năm 2015, Hà Tĩnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi mức 2, thuộc tốp 5 tỉnh có số tiêu chí thi đua dẫn đầu nhiều nhất, 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia cao nhất, có học sinh đoạt giải quốc tế…

Tại buổi họp, ông Khánh cũng nêu ra những khó khăn của ngành giáo dục địa phương này như chất lượng toàn diện chưa đồng đều; đội ngũ quản lý, nhà giáo còn bất cập; cơ sở vật chất xuống cấp,…

Hạ Anh – Đậu Tình

Tin liên quan



Xem nguồn

Trường ĐH Quảng Nam được giao tuyển sinh 3.100 chỉ tiêu

Posted: 24 Jun 2016 08:40 AM PDT



Thứ Sáu, 24/06/2016 – 17:40



(Dân trí) – Trường ĐH Quảng Nam vừa nhận được quyết định tuyển sinh đào tạo 3.100 chỉ tiêu đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp năm 2016.

Theo đó, đối với các ngành đào tạo đại học hệ chính quy, trường ĐH Quảng Nam được tuyển sinh 1.200 chỉ tiêu; Các ngành đào tạo cao đẳng hệ chính quy 400 chỉ tiêu; Các ngành đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học và liên thông 750 chỉ tiêu; Các ngành đào tạo cao đẳng hệ vừa làm vừa học và liên thông 150 chỉ tiêu; Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy 600 chỉ tiêu. Trong đó có 750 chỉ tiêu được cấp ngân sách, còn 2.350 chỉ tiêu ngoài ngân sách.

Chỉ tiêu cụ thể:

TT

Ngành học

Chỉ tiêu theo ngành

Trong và ngoài
ngân sách Nhà nước cấp

Ghi chú

Trong
ngân sách

Ngoài
ngân sách

I. Các ngành đào tạo đại học

hệ chính quy

1200

650

550

1

Sư phạm Toán

100

100

2

Sư phạm Vật lý

75

75

3

Giáo dục Tiểu học

100

100

4

Ngôn ngữ Anh

200

25

175

5

Sư phạm Sinh học

75

75

6

Công nghệ thông tin

150

25

125

7

Giáo dục Mầm non

100

100

8

Bảo vệ thực vật

75

25

50

9

Văn học

75

25

50

10

Vật lý học

75

25

50

11

Việt Nam học

75

25

50

12

Lịch sử

100

50

50

II. Các ngành đào tạo cao đẳng hệ chính quy:

400

100

300

1

Sư phạm Toán học

50

25

25

2

Giáo dục thể chất

50

25

25

3

Sư phạm Địa lý

50

25

25

4

Việt Nam học

50

50

5

Công tác xã hội

50

50

6

Tiếng Anh

50

50

7

Sư phạm Mỹ thuật

50

25

25

8

Kế toán

50

50

III. Các ngành đào tạo đại học hệ VLVH và liên thông

750

750

1

Sư phạm Toán

100

100

2

Sư phạm Vật lý

75

75

3

Giáo dục Tiểu học

150

150

4

Giáo dục Mầm non

150

150

5

Sư phạm Sinh học

75

75

6

Công nghệ thông tin

100

100

7

Ngôn ngữ Anh

100

100

IV. Các ngành đào tạo cao đẳng hệ VLVH và liên thông

150

150

1

Giáo dục Tiểu học

50

50

2

Công nghệ thông tin

50

50

3

Giáo dục Mầm non

50

50

V. Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

600

600

1

Giáo dục Mầm non

300

300

2

Giáo dục Tiểu học

300

300

Tổng cộng

3.100

750

2.350

Công Bính



Xem nguồn

'Tôi buồn ghê lắm vì con trượt trường chuyên'

Posted: 24 Jun 2016 07:57 AM PDT


– TP.HCM đã công bố điểm thi và điểm chuẩn vào các trường chuyên. Tâm trạng những phụ huynh có con không trúng tuyển đã thất vọng nặng khi nhận kết quả không như mong đợi.

trường chuyên, thi lớp 10, trường chuyên Lê Hồng Phong, trường chuyên Trần Đại Nghĩa

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2016 tại TP.HCM

(Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Kỳ vọng nhiều, thất vọng lắm

Chị Hằng Hải (phường 14, quận 10, TP.HCM) ở gần Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nên khi con còn học lớp 7 gia đình đã định hướng cho cháu vào trường này. Con gái chị lúc đầu nghe ba mẹ nói muốn con phải học trường chuyên thì giãy nảy, nhưng bị hối thúc quá nên sau đó cũng đồng ý sẽ cố gắng để thi vào được ngôi trường này.

Kể từ đó, việc bổ túc học hành cho con để thi vào trường chuyên được chị lên kế hoạch cụ thể. Một tuần chị cho con học thêm 4 buổi cho 2 môn Toán và Văn, riêng Tiếng Anh là 3 buổi.

Tới học kỳ cuối cùng của lớp 9 con chị vẫn phân vân giữa thi chuyên Văn và Tiếng Anh, rồi cháu quyết định thi chuyên Văn vì cho rằng sẽ khó "đọ" được với các bạn thi chuyên Anh. Sau khi quyết định, môn Văn cũng được tăng thời gian học thêm lên một buổi mỗi tuần.

"Vậy mà không hiểu sao con chỉ được 28 điểm, trong đó môn chuyên thì điểm quá thấp tôi không muốn nhắc tới nữa. Tôi không thể tưởng tượng được con lại điểm thấp vậy".

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Tuyết Nga (Phường Hiệp Bình, Quận Thủ Đức) thì chia sẻ về viễn cảnh mẹ con chị từng mong mỏi: "Tôi mong con vào được Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1). Cơ quan tôi ở Quận 3, nếu cháu học ở đây hàng ngày tôi đưa đón con rất tiện.

Khi chưa có điểm, cháu cũng đã nói làm bài không tốt lắm, nhưng gia đình vẫn hy vọng. Chúng tôi còn vạch ra bao viễn cảnh, là con đỗ rồi sẽ đi chơi đâu, vào năm học sẽ tìm thêm cho con những điểm học thêm văn hóa và kỹ năng sống ở gần trường, chuẩn bị cho cháu sau này đủ điều kiện để tìm một học bổng du học nào đó… Nhưng rồi con chỉ được có 32 điểm. Tôi buồn ghê lắm".

Do lịch thi các vào các Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM), Trường Trung học thực hành sư phạm (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) và kì thi lớp 10 không trùng nhau nên có những phụ huynh "gợi ý" con dự thi 3 trường cùng lúc.

Chị Nguyễn Thị Như Ngọc (quận 1) không giấu được thất vọng: "Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu rất kỹ về lịch thi. Do các trường tổ chức thi không trùng nhau nên tôi động viên con gái đăng ký dự thi cả ba trường".

Vì vậy, hơn 10 ngày đầu tháng 6 là lúc cả nhà chị căng như dây đàn vì việc thi cử của con. Những ngày đầu tháng 6 là lúc con chị dự thi vào Trường Phổ thông năng khiếu, đến ngày 6 và 7/6 thì thi vào Trường Trung học thực hành sư phạm, và ngày 11, 12/6 tiếp tục dự kì thi do Sở tổ chức và đăng kí nguyện vọng 1 vào THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.

"Tôi cho con thi nhiều trường với mong muốn con không đỗ trường này sẽ học ở trường khác. Hơn nữa tất cả các trường đều tốt, thời gian không trùng nhau, con cũng có kinh nghiệp tập dượt cho các lần sau. Tôi còn hy vọng nếu con có đỗ cả thì có nhiều lựa chọn hơn. Ai ngờ cháu lại không đủ điểm vào cả ba trường đó".

trường chuyên, thi lớp 10, trường chuyên Lê Hồng Phong, trường chuyên Trần Đại Nghĩa

Phụ huynh đưa con em đi tại Hội đồng thi trường chuyên Lê Hồng Phong

(Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Nỗi niềm "mong con vào trường tốt"

"Tôi cũng đọc báo, hay nghe người nọ người kia nói rằng con mình lực học chỉ có thế mà ép con vào trường chuyên, thấy cũng chạnh lòng, nhưng tôi muốn thế cũng chỉ để tốt cho con" – chị Hải tâm sự.

Chị cho biết thêm, mục đích muốn con vào học trường chuyên là để tích lũy kiến thức cho con sau này thi đại học. Hơn nữa theo chị tìm hiểu kỹ thì hàng năm Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn có hợp tác, giao lưu với các đơn vị quốc tế, nên khả năng học sinh dành được học bổng đi nước ngoài rất cao. "Tôi không nghĩ mình sai. Bố mẹ ai cũng muốn điều tốt nhất cho con" – chị Hải phân trần.

Còn anh Trần Hoàng Dương ở quận Bình Thạnh tuy không ép con thi nhiều trường nhưng ngay từ đầu anh cũng muốn con phải đỗ được vào trường chuyên. "Được học trường chuyên là mơ ước của nhiều học sinh.  Mình cũng không ngoại lệ,  tại sao phải bỏ qua cơ hội này?" – anh Dương cho biết.

Chính vì vậy, trong kì thi vừa qua, con anh Dương đăng kí dự thi vào hai trường chuyên là Trung học thực hành Sư phạm của ĐH Sư Phạm và lớp chuyên THPT Gia Định, ngoài ra cháu cũng đăng kí thêm 3 nguyện vọng nữa. Tổng cộng con anh Dương có 5 nguyện vọng vào lớp 10.

"Cháu đăng kí vào lớp chuyên toán Trung học thực hành nhưng được 29,5 điểm, thì trường lấy 30,5 điểm,  thiếu 1 điểm. Vào lớp chuyên Toán trường Gia Định cháu được 30,5 điểm, thì thiếu nửa điểm. Tôi tiếc đứt ruột. Giá như nhà tôi cho một chế độ ưu tiên nào thi tốt".

Anh Dương bây giờ "Chỉ hy vọng vào những nguyện vọng còn lại, chờ tới ngày 11/7 các trường công bố điểm chuẩn để xem vào được trường công lập nào".

Theo thống kê, trong 6.506 thí sinh đăng kí vào các trường chuyên, lớp chuyên kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM vừa qua chỉ có 846 học sinh trên điểm 32 (trung bình mỗi môn 8 điểm).

Riêng môn Chuyên chỉ có 2.321 thí sinh đạt từ điểm 5 trở lên, còn lại hơn 4.000 thí sinh có điểm từ 0 đến dưới 5. Trong số này có 1.177 thí sinh có điểm môn chuyên dưới 2 điểm, nhưng có tới gần một nửa số này bị điểm dưới điểm 1, có rất nhiều em đạt 0,25 điểm (đúng duy nhất một ý).

Trường Trung học thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) tổ chức gần 300 thí sinh dự thi môn Văn chuyên có tới 217 thí sinh điểm thi dưới 5. Còn môn Toán chuyên có gần 300 thí sinh dự thi thì có 90 em dưới điểm trung bình. Môn Anh văn có  gần 380 em, nhưng đã có tới 240 em điểm thi dưới trung bình. Rất nhiều thí sinh có kết quả thi môn chuyên chỉ được 2,3 điểm, thậm chí 1 điểm.

Đa phần thí sinh thi vào Trường Phổ thông năng khiếu, ĐHQG TP.HCM cũng có điểm môn chuyên dưới 5 điểm.

Lê Huyền – Ngân Anh

Tin liên quan



Xem nguồn

Nữ sinh Kinh tế Quốc dân bị nhầm là 'tú bà nghìn đô bị bắt'

Posted: 24 Jun 2016 07:14 AM PDT


 – Mới đây, trên các mặt báo xuất hiện thông tin "Hot girl 9x điều hành đường dây mại dâm nghìn đô bị bắt". Theo thông tin từ Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, cô gái đang bị tạm giữ là Nguyễn Thị Hảo (sinh năm 1994, trú tại xã Đồng Văn, Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Vô tình, cô gái này trùng tên với một nữ sinh Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) cùng tên Nguyễn Thị Hảo, sinh năm 1994.

Nữ sinh Nguyễn Thị Hảo từng xuất hiện trong một bộ ảnh đăng trên một tờ báo điện tử với cương vị một lớp trưởng năng động, đam mê kinh doanh, có năng khiếu nghệ thuật và đặc biệt là có ngoại hình xinh xắn, dễ thương.

Tuy nhiên, theo phản ánh của trang NEU Confessions (PV: NEU – viết tắt ĐH Kinh tế quốc dân), một số fanpage cá nhân có nhiều người theo dõi vì mục đích câu like, view và vì mục đích bán hàng, đã khẳng định cô gái "tú bà" bị bắt và nữ sinh Kinh tế quốc dân là cùng một người.

"…Sự nhầm lần này phần lớn do các fanpage, thành phần, tổ chức thích câu likes, câu views hoặc những fanpage cá nhân muốn làm nổi tên tuổi mình mục đích để bán hàng online hoặc tương tự và làm ảnh hưởng khôn nhỏ tới bạn sinh viên bị nhầm nói riêng và hình ảnh sinh viên NEU nói chung. Mặc dù đã được chính bạn sinh viên đính chính nhưng lại không gỡ bài…. Mong mọi người share tin này để tránh nhầm lẫn và không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn sinh viên NEU được nhắc tới trong bài viết" – thông báo "kêu oan" cho nữ sinh trên NEU Confession viết.

Phía dưới "status", admin của trang cũng đính kèm 2 đường link bài viết về nữ sinh ĐH Kinh tế quốc dân và thông tin cô gái cùng tên bị bắt vì tội điều hành đường dây gái gọi nghìn đô.

nữ sinh Kinh tế quốc dân, tú bà nghìn đô, tú bà 9x
“Status” kêu oan cho nữ sinh Nguyễn Thị Hảo đăng tải trên trang NEU Confession
nữ sinh Kinh tế quốc dân, tú bà nghìn đô, tú bà 9x
Một số trang cá nhân có nhiều người theo dõi khẳng định rằng nữ sinh Kinh tế quốc dân và cô gái bị bắt là cùng một người
nữ sinh Kinh tế quốc dân, tú bà nghìn đô, tú bà 9x
nữ sinh Kinh tế quốc dân, tú bà nghìn đô, tú bà 9x
Hình ảnh của sinh viên Nguyễn Thị Hảo (trái) và cô gái cùng tên bị đem ra so sánh

Liên hệ với nữ sinh Nguyễn Thị Hảo (sinh viên năm cuối lớp Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), em cho biết hiện đang chuẩn bị nhận bằng tốt nghiệp, nhưng đã xin được một công việc ở một doanh nghiệp tư nhân.

Hảo cho biết: "Ở công ty thì mọi việc vẫn bình thường. Mọi người đọc được tin cô gái bị bắt trùng tên, năm sinh với em cũng có trêu đùa và biết đó không phải là em. Em quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, còn cô gái kia quê Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, sức mạnh của mạng xã hội quá kinh khủng. Nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của em. Nhiều thầy cô, bạn bè có thể không biết mặt em cũng nghĩ đó là em thật, vì khi quá nhiều người nói, sự thật sẽ đi theo một hướng khác".

Nữ sinh này cũng chia sẻ, mấy hôm nay mọi người nhắn tin, động viên em cố gắng vượt qua. "Em cũng đã lên tiếng đính chính trên trang cá nhân. Em nghĩ, nếu mình cứ im lặng thì có thể sau này mọi chuyện sẽ phức tạp hơn nhiều".

nữ sinh Kinh tế quốc dân, tú bà nghìn đô, tú bà 9x
Thông tin đính chính trên trang cá nhân của sinh viên Nguyễn Thị Hảo
nữ sinh Kinh tế quốc dân, tú bà nghìn đô, tú bà 9x
nữ sinh Kinh tế quốc dân, tú bà nghìn đô, tú bà 9x
Nguyễn Thị Hảo – sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế quốc dân

Đại diện Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, nhà trường đã nhận được những thông tin về sự việc này. Tuy nhiên, sinh viên Nguyễn Thị Hảo và cô gái bị tạm giữ là hai người hoàn toàn khác nhau. Sinh viên của trường tên là Nguyễn Thị Hảo hiện đang hoạt động trong một hội sinh viên của trường. 



Xem nguồn

Cô hiệu trưởng thi ‘Ai là triệu phú’ có đáng bị chỉ trích?

Posted: 24 Jun 2016 06:33 AM PDT


– Hai hôm nay, tường Facebook cá nhân tràn ngập các chia sẻ về chuyện một cô hiệu trưởng tiểu học trong gameshow truyền hình "Ai là triệu phú" không trả lời được những câu hỏi mà khán giả cho là "thường thức". Những gì cô hiệu trưởng và khán giả thể hiện gợi cho tôi rất nhiều liên tưởng.

Tại sao, khán giả lại "bức xúc" với cô hiệu trưởng?

Có rất nhiều lý do, nhưng có thể tạm suy luận một vài lý do chủ yếu.

Thứ nhất, khán giả bị "hẫng" vì kết quả những gì cô giáo đã thể hiện trong chương trình trái ngược với phần giới thiệu "hoàng tráng" ban đầu. Truyền hình, đặc biệt là gameshow, là không gian công cộng có tính "mở" mạnh.

Khi ngồi trước máy quay có nghĩa là cá nhân tham gia chơi có "nguy cơ" ngồi trước cả hàng chục triệu thậm chí cả trăm triệu con mắt nhìn vào. Nói khác đi, cho dù một cá nhân bình thường nhất một khi đã ngồi trước máy quay của truyền hình đặc biệt là Gameshow, họ đã trở thành "người của công chúng". Nhất cử nhất động của họ sẽ bị công chúng nhìn nhận với một…tiêu chuẩn khác với thông thường.

Hiệu trưởng, Ai là triệu phú, Cô hiệu trưởng thi Ai là triệu phú
Cô hiệu trưởng thi “Ai là triệu phú” đang gây tranh cãi 

Trong phần giới thiệu, nhân vật chính giới thiệu mình "thích được đi thi", "rất có duyên với thi cử", "từ trước đến nay đi thi đa số là nhất còn vài lần nhì…" và liệt kê ra một loạt thành tích như: "thi học sinh giỏi, ĐH, CĐ", "thi chuyên môn giáo viên giỏi" thậm chí là cả "quản lý giỏi", "đỗ thủ khoa", "thường dẫn chương trình".

Tâm lý nói chung của người Việt là thích sự "khiêm tốn" của người đối diện cho dù đó là sự khiêm tốn thật sự hay khiêm tốn kiểu xã giao. Sự "tự tin" trong giới thiệu bản thân với hàng loạt các "thành tích" như trên đã trở thành "động lực" thúc đẩy sự chỉ trích nặng nề của nhiều khán giả nhằm vào người chơi. Trong sự chỉ trích nặng nề đó rất có thể sẽ ẩn chứa, bao hàm cả những bức xúc và ẩn ức của công chúng thường ngày trước những hiện tình ngổn ngang của giáo dục và đất nước.

Chức danh "hiệu trưởng" và sự tham gia của hai cô giáo đi cùng với vai trò "trợ giúp sếp" ở đây một phần nào đó cũng đã làm gia tăng "độ nóng" trong chỉ trích của công chúng.

Ở Việt Nam việc được lên truyền hình cho dù chỉ là Gameshow vẫn là một cái gì đó có màu sắc sang trọng và "ghê gớm" vì thế, trong giây phút, trong mắt khán giả truyền hình và người dùng internet cô hiệu trưởng đã trở thoắt cái trở thành "người của công chúng" trong khi bản thân cô chưa kịp hóa thân để có hành vi, thái độ phù hợp.

Thứ hai, là hệ lụy của "chủ nghĩa tuyệt đối". Khán giả trong vô thức đã tuyệt đối hóa nghề giáo viên, tuyệt đối hóa tiêu chuẩn của tri thức và và tuyệt đối hóa luôn cả vai trò của Gameshow.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người chơi ở đây không phải là "giáo viên" mà chỉ là một người làm nghề khác như kĩ sư, bác sĩ, công nhân cơ khí? Khi đọc các nghiên cứu của người Nhật về giáo dục Việt Nam, tôi ngạc nhiên khi thấy các học giả này nhận xét rằng ở Việt Nam trong thực tế và trong cả tâm thức của người Việt, giáo viên là một "thực thể tồn tại tuyệt đối" khi họ nắm cả trong tay "quyền lực" và "quyền uy". Trong trường học, lớp học đối với học sinh và phần nào đối với cả phụ huynh, họ có "quyền lực" và "quyền uy lớn".

Nhiều khán giả cũng tuyệt đối hóa tiêu chuẩn "biết" thành tiêu chuẩn của tri thức và văn hóa. Trong mắt của nhiều người "biết" nghĩa là "giỏi". Những ai "biết nhiều" sẽ là những người giỏi giang. Quan niệm này có mối liên hệ khá mật thiết với lối học khoa cử, tầm chương trích cú và nền giáo dục lấy việc truyền đạt các tri thức giáo khoa làm trung tâm.

Trong nền giáo dục lấy việc truyền đạt các tri thức giáo khoa làm trung tâm, việc kiểm tra xem học sinh nhớ được, hiểu được bao nhiêu lượng kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt sẽ có vai trò rất lớn, bao trùm tất cả các hoạt động giáo dục khác, thậm chí bao trùm lên cả mục tiêu giáo dục cho dù về lý thuyết mục tiêu đó nhắm tới sự hình thành con người.

Theo lô-gic đó, người giáo viên sẽ trở thành biểu tượng của người "biết nhiều, hiểu rộng". Nếu không "hiểu nhiều, biết rộng" tại sao lại xứng đáng làm giáo viên để "truyền đạt" tri thức cho học sinh? Những giáo viên "giỏi" phải là những giáo viên "làu thông kinh sử" khi giảng có thể "thoát ly giáo án" (không cần cầm giáo án hay nhìn vào giáo án) mà vẫn nói trôi chảy, hùng hồn, không sai một từ, một chữ so với…sách giáo khoa hay chương trình. Bởi thế khi cô giáo trong Gameshow nói trên không "biết" như khán giả nghĩ, đương nhiên cô sẽ bị chỉ trích nặng nề theo một lô-gic rất dễ hiểu.

Gameshow truyền hình trên thế giới rất phổ biến vì tính tương tác, giải trí và đại chúng của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo quan sát của tôi, công chúng có xu hướng "tuyệt đối hóa vai trò của Gameshow". Nhiều người quan niệm những thông tin trên các Gameshow là tri thức tuyệt đối đúng đắn và Gameshow là nơi thể hiện đẳng cấp của tri thức. Vì thế có cái gì đó thật hài hước khi khán giả dùng con mắt rất "nghiêm túc" để thưởng thức gameshow-một trò chơi theo đúng nghĩa của từ này.

Dưới tư duy này, các câu hỏi đưa ra trong gameshow sẽ mang đậm sắc màu "thi cử" và đầy tính…tri thức. Trong mạch lô-gic đó khi cô giáo trả lời sai, đương nhiên sẽ bị đánh giá là người có "tri thức tồi".

Cô hiệu trưởng có "xứng đáng" bị "ăn gạch"?

Sự cảm nhận về những gì cô giáo hiệu trưởng nói trên thể hiện trong gameshow "Ai là triệu phú" có lẽ sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân.

Nói một cách thành thật thì sự thể hiện của cô giáo trong chương trình không để lại cho tôi nhiều ấn tượng và thiện cảm. Tôi không tìm thấy ở đó sự tương tác giữa "người của công chúng" và "công chúng".

Không gian của Gameshow ở đây dường như đã bị thu hẹp lại xung quanh hai người MC và người chơi. Thành thật mà nói thì cô giáo không có "duyên" với không gian tương tác cao nhưng lại nặng tính "gián tiếp" như truyền hình. Nơi khán giả chỉ có cơ hội "suy đoán" về nhân vật thông qua các tín hiệu như cử chỉ, gương mặt, giọng điệu, ánh mắt, thông tin lời nói. Trên thực tế có nhiều nhân vật trong không gian tương tác trực tiếp và có sự hỗ trợ của các thông tin "bên lề" thông qua tương tác, tiếp xúc đời thường có sức hấp dẫn lớn nhưng khi lên truyền hình họ lại tạo ra ấn tượng xấu và ngược lại.

Tuy nhiên, đấy chỉ là cảm xúc. Trong tư cách là người xem chương trình, tôi tách biệt nó với sự chỉ trích nhằm vào người chơi. Trong mắt tôi, cô hiệu trưởng đơn giản chỉ là một người chơi tồi trong gameshow truyền hình có nhiều khán giả.

Với tôi, những gì đã xảy ra không có gì là ghê gớm. Gameshow đơn giản chỉ là gameshow. Nó là một sân chơi.

Đã là "chơi" thì nó phải vui vẻ và thoải mái. Trong không khí của trường quay, dưới áp lực vô hình và hữu hình có thể trong giây phút bộ não của cả những người "biết rộng hiểu nhiều" cũng sẽ bị …tê liệt.

Chuyện nhầm lẫn hay không nhớ ra là chuyện bình thường. Có điều dường như chúng ta khi đã rơi vào chủ nghĩa tuyệt đối hóa sẽ rất khó có đủ dũng cảm để nói rõ ràng "tôi không biết" và cười thật thoải mái. Trong khi "tôi không biết" hay "tôi nhầm" là điều rất bình thường. Gameshow là sân chơi có tính chất "tạp học" nó bao trùm các hiểu biết về mọi lĩnh vực.

Có những lĩnh vực sẽ nằm ngoài "vùng quan tâm" hay "thường thức" của người chơi. Đương nhiên, để sống như một người bình thường, mỗi cá nhân sẽ cần đến nền tảng văn hóa cơ bản. Tuy nhiên, không thể dùng những gì cá nhân nào đó thể hiện trong Gameshow để chỉ trích nặng nề là "thiếu trình độ", "không đủ tư cách", "thiếu hụt kiến thức", "không xứng đáng là hiệu trưởng"…

Ở Nhật các chương trình gameshow dạng này cũng rất phổ biến. Người chơi rất đa dạng đôi khi là các nghệ sĩ rất nổi tiếng trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Có điều, cả người chơi và khán giả truyền hình dường như chỉ coi đó là sân chơi vui vẻ.

Có vẻ như điều khán giả "bức xúc" nhất là chuyện cô hiệu trưởng không trả lời được nghĩa trang "Hàng Dương" nằm ở tỉnh nào. Nhiều bài báo cũng dùng chi tiết này để giật "tít" nhằm gây ấn tượng với bạn đọc. Có thể suy đoán rằng thông tin tàng ẩn phía sau là tư duy mặc định rằng thông tin "nghĩa trang Hàng Dương" nằm ở đâu là rất quan trọng mà những người là "hiệu trưởng", "giáo viên" như nhân vật chính trong chương trình đương nhiên phải nhớ.

Thú thật, trong đầu tôi nếu đột nhiên có người hỏi "nghĩa trang Hàng Dương nằm ở tỉnh nào?"- có lẽ trong giây phút ấy tôi sẽ trả lời "Đợt lát. Hình như nó nằm ở Côn Đảo thuộc tỉnh…".

Hiểu nhiều, biết rộng là một lợi thế trong cuộc sống nhưng "biết nhiều" không hẳn đồng nghĩa với "giỏi" hoặc nếu có "giỏi" thì cái "giỏi" đó cũng khác với chuẩn mực phổ quát trên thế giới hiện nay.

Tôi biết có rất nhiều người có hiểu biết đa dạng nhiều lĩnh vực, lĩnh vực nào cũng vanh vách nhưng thực tế họ không làm được sản phẩm gì hay dùng các thông tin họ biết tạo ra điều gì đó tốt đẹp.

Trên thực tế họ chỉ có thể trở thành ngôi sao nơi bàn trà, quán nhậu. Đơn giản vì những gì họ biết chỉ là những thứ "phổ thông" và rời rạc. Ở họ không có sự liên kết giữa những gì đã biết và tình huống thực tế phải đối mặt để tìm ra phương cách giải quyết vấn đề hay tái cơ cấu chúng để tạo ra thông tin mới có ích cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Có thể thấy rõ điều này trong giáo dục lịch sử.

***

Trong bối cảnh thông tin hóa mạnh mẽ và xã hội đòi hỏi những người có tư duy độc lập và sáng tạo cao, việc nhớ nhiều, biết rộng các tri thức lịch sử sẽ không quan trọng bằng việc cá nhân đó biết nhìn vào thực tại để nhận ra các vấn đề lịch sử, tìm kiếm các thông tin lịch sử đó ở đâu, từ nguồn tư liệu nào, xử lý, nhận thức và tái cơ cấu các thông tin từ tư liệu đó ra sao để tạo ra thông tin mới có ích và hấp dẫn, giúp cho công chúng có thêm dữ liệu để tìm hiểu lịch sử và giải thích hiện thực trước mắt.

Suy cho cùng, trong xã hội thông tin hóa hiện nay, không nên tuyệt đối hóa vai trò của các tri thức được ghi nhớ nhất là các tri thức được đưa vào gameshow. Khi tuyệt đối hóa điều đó, các cá nhân sẽ hướng sự bất bình vào nơi không cần thiết và mất đi cơ hội để…thưởng thức gameshow.

Nguyễn Quốc Vương

Tin liên quan



Xem nguồn

Quảng Trị: Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất tại các điểm thi THPT Quốc gia

Posted: 24 Jun 2016 05:51 AM PDT


Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT đã hướng dẫn các trường kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ dự thi cho học sinh, kể cả thí sinh tự do, lưu ý học sinh về các chế độ ưu tiên trong kỳ thi… Các đơn vị, trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập quy chế thi và những văn bản hướng dẫn thi một cách chu đáo, nghiêm túc.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT, năm nay toàn tỉnh có 9.613 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và cao đẳng, đại học. Trong đó, cụm thi do trường đại học chủ trì vừa xét tốt nghiệp và cao đẳng, đại học là 7.484 thí sinh; cụm thi tốt nghiệp là 2.129 thí sinh.

Tại tỉnh sẽ có 2 cụm thi, 1 cụm thi đại học dành cho học sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng do Trường Đại học Kinh tế Huế chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo. Cụm thi tốt nghiệp dành cho học sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT do Sở chủ trì.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2016 sẽ diễn ra từ 1-4/7 (Ảnh thí sinh dự thi năm 2015)

Kỳ thi THPT Quốc gia 2016 sẽ diễn ra từ 1-4/7 (Ảnh thí sinh dự thi năm 2015)

Toàn tỉnh có 7 điểm thi, gồm: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị với 91 phòng thi. Tất cả các điểm thi đều đặt ở các trường trung tâm của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia dự thi.

Tại cụm thi tốt nghiệp, Sở sẽ phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và Cao đẳng Y tế Quảng Trị để chuẩn bị nhân sự tổ chức kỳ thi. Theo đó sẽ huy động khoảng 200 cán bộ coi thi và 16 cán bộ giám sát, đảm bảo mỗi phòng thi có 2 cán bộ coi thi; 1 cán bộ giám sát không quá 7 phòng thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 1-4/7.

Về môn thi, vẫn giữ ổn định như năm 2015 với 8 môn gồm: Toán, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 180 phút/môn; các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút/môn.

Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi 4 môn, gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do các thí sinh tự chọn.

Các giấy tờ ưu tiên thí sinh phải nộp trước ngày thi

Các giấy tờ ưu tiên thí sinh phải nộp trước ngày thi

Để kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế, Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các đơn vị được chọn đặt điểm thi có kế hoạch tu sửa, chuẩn bị thêm các điều kiện cơ sở vật chất như bàn, ghế, tường rào bảo vệ… nhằm phục vụ tốt cho kỳ thi. Đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho phụ huynh, học sinh về nội quy trường thi để góp phần đảm bảo trật tự, an toàn cho các hội đồng thi. Bên cạnh đó, các điểm thi cần tạo điều kiện bố trí chỗ ăn, ở cho cán bộ, giáo viên đến làm nhiệm vụ thi.

Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh đã tổ chức họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, các sở, ban, ngành liên quan để phối hợp tốt trong tổ chức kỳ thi. Phối hợp với Công an tỉnh trong công tác bảo đảm ninh trật tự và an toàn giao thông trong những ngày tổ chức kỳ thi. Sở Y tế sẽ chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp với các trường THPT có tổ chức kỳ thi triển khai các biện pháp đảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho các thí sinh. Phối hợp với đoàn thanh niên các địa phương có tổ chức thi thành lập các đội thanh niên tình nguyện để tư vấn, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh…

Đ. Đức



Xem nguồn

ĐH Quảng Nam được giao tuyển sinh 3.100 chỉ tiêu

Posted: 24 Jun 2016 05:08 AM PDT


Theo đó, đối với các ngành đào tạo đại học hệ chính quy, ĐH Quảng Nam được tuyển sinh 1.200 chỉ tiêu; Các ngành đào tạo cao đẳng hệ chính quy 400 chỉ tiêu; Các ngành đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học và liên thông 750 chỉ tiêu; Các ngành đào tạo cao đẳng hệ vừa làm vừa học và liên thông150 chỉ tiêu; Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy 600 chỉ tiêu. Trong đó có 750 chỉ tiêu được cấp ngân sách, còn 2.350 chỉ tiêu ngoài ngân sách.

UBND tỉnh Quảng Nam giao Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam có trách nhiệm tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo đúng Quy chế của Bộ GD-ĐT, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Chỉ tiêu cụ thể:

TT

Ngành học

Chỉ tiêu theo ngành

Trong và ngoài
ngân sách Nhà nước cấp

Ghi chú

Trong
ngân sách

Ngoài
ngân sách

I. Các ngành đào tạo đại học

hệ chính quy

1200

650

550

1

Sư phạm Toán

100

100

2

Sư phạm Vật lý

75

75

3

Giáo dục Tiểu học

100

100

4

Ngôn ngữ Anh

200

25

175

5

Sư phạm Sinh học

75

75

6

Công nghệ thông tin

150

25

125

7

Giáo dục Mầm non

100

100

8

Bảo vệ thực vật

75

25

50

9

Văn học

75

25

50

10

Vật lý học

75

25

50

11

Việt Nam học

75

25

50

12

Lịch sử

100

50

50

II. Các ngành đào tạo cao đẳng hệ chính quy:

400

100

300

1

Sư phạm Toán học

50

25

25

2

Giáo dục thể chất

50

25

25

3

Sư phạm Địa lý

50

25

25

4

Việt Nam học

50

50

5

Công tác xã hội

50

50

6

Tiếng Anh

50

50

7

Sư phạm Mỹ thuật

50

25

25

8

Kế toán

50

50

III. Các ngành đào tạo đại học hệ VLVH và liên thông

750

750

1

Sư phạm Toán

100

100

2

Sư phạm Vật lý

75

75

3

Giáo dục Tiểu học

150

150

4

Giáo dục Mầm non

150

150

5

Sư phạm Sinh học

75

75

6

Công nghệ thông tin

100

100

7

Ngôn ngữ Anh

100

100

IV. Các ngành đào tạo cao đẳng hệ VLVH và liên thông

150

150

1

Giáo dục Tiểu học

50

50

2

Công nghệ thông tin

50

50

3

Giáo dục Mầm non

50

50

V. Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

600

600

1

Giáo dục Mầm non

300

300

2

Giáo dục Tiểu học

300

300

Tổng cộng

3.100

750

2.350

Công Bính



Xem nguồn

Trường ĐH Hà Tĩnh phấn đấu là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Bắc Trung Bộ

Posted: 24 Jun 2016 04:25 AM PDT


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc tại trường ĐH Hà Tĩnh

Báo cáo với Bộ trưởng, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Hiệu trưởng trường ĐH Hà Tĩnh cho biết, hiện nhà trường có hơn 7.000 sinh viên, trong đó trường đào tạo khoảng 1888 sinh viên Lào. Trường xây dựng theo hướng thực hành, kết hợp với nhiều doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Hiện nay, trường đang thu hẹp khối sư phạm, tập trung đào tạo khối mầm non, tiểu học để tránh tình trạng thất nghiệp cử nhân sư phạm hiện nay.

Trường ĐH Hà Tĩnh đã đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập của sinh viên. Song song đó, nhà trường chủ trương đổi mới khảo thí đánh giá học tập của sinh viên. Tăng cường đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, đa dạng hóa các hình thức đánh giá như: Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm trực tiếp trên hệ thống thực hành, tiểu luận kiểm tra thường xuyên, giữa học phần… góp phần nâng cao chất lượng học tập.

PGS- TS Nguyễn Đình Thọ, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh

PGS- TS Nguyễn Đình Thọ, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh

Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cho biết, nhà trường đang gặp khó khăn vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong các doanh nghiệp trong tỉnh và khu vực ngày càng thu hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của sinh viên. Khủng hoảng về môi trường trong thời gian gần đây gây hoang mang lo lắng cho học sinh, sinh viên trong tìm kiếm việc làm tại các khu công nghiệp. Trình độ và kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên còn nhiều hạn chế ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh tìm kiếm việc làm.

PGS- TS Nguyễn Đình Thọ, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh cho rằng, trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục phát huy những mặt mạnh, thế mạnh đồng thời hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ mong muốn nhận được sự quan tâm, đồng thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng Trường Hữu nghị Việt – Lào tại Trường Đại học Hà Tĩnh và hỗ trợ chương trình học bổng hiệp định của Chính phủ hai nước cho sinh viên Lào đang theo học tại Trường. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ hứa tập thể CBGV nhà trường sẽ cố gắng đoàn kết, nhất trí xây dựng và phát triển nhà trường trở thành một trung tâm đào tạo chất lượng cao của khu vực miền Trung và cả nước.

Nhiều gia đình người Lào có con em đang theo học tại Trường ĐH Hà Tĩnh cũng đã có mặt để chứng kiến và chúc mừng con em của họ đón nhận bằng tốt nghiệp

Nhiều gia đình người Lào có con em đang theo học tại Trường ĐH Hà Tĩnh cũng đã có mặt để chứng kiến và chúc mừng con em của họ đón nhận bằng tốt nghiệp

Phát biểu tại buổi lễ tổng kết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, giáo viên học sinh của nhà trường trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó Bộ trưởng cũng công nhận sự quan tâm đóng góp của tỉnh nhà đối với trường Đại học Hà Tĩnh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh Trường Đại học Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, lợi thế

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh Trường Đại học Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, lợi thế

Theo Bộ trưởng Nhạ, Hà Tĩnh nằm giữa trung tâm thương mại của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt hơn Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng, có cảng nước sâu Sơn Dương, vì vậy Trường đại học Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Trong tương lai, trường sẽ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho tỉnh nhà mà còn cả khu vực Bắc Trung Bộ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, trường Đại học Hà Tĩnh cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, áp lực, xét những báo cáo, đề nghị từ phía nhà trường, nhận thấy nhà trường đang đứng trước áp lực về mô hình cơ cấu tổ chức và định hướng phát triển, trên định hướng của nhà trường mà không trúng trọng tâm, trọng điểm để từ đó tập trung nguồn lực đầu tư thì sẽ rơi vào tình trạng phát triển không rõ định hướng.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao bằng tốt nghiệp cho những sinh viên xuất sắc

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao bằng tốt nghiệp cho những sinh viên xuất sắc

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng yêu cầu, nhà trường phải thực hiện trách nhiệm cộng đồng trước sự phát triển kinh tế xã hội, vị thế của tỉnh nhà. Nhà trường cần rà soát cơ cấu ngành nghề, bám sát những định hướng phát triển của tỉnh nhà.

Bộ trưởng Nhạ cho rằng, trong 5 năm tới trường ĐH Hà Tĩnh phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng hàng vạn giáo viên phổ thông, phải liên kết chặt chẽ với Sở GD&ĐT. Khu kinh tế Vũng Áng không chỉ là trọng điểm của tỉnh mà một trong trọng điểm của quốc gia thế nên trách nhiệm chúng ta phải bám sát cơ cấu ngành nghề đặc biệt là công nghệ phụ trợ và công nghệ môi trường để đáp ứng nhu cầu việc làm.

“Không nên đào tạo thạc sĩ nhiều quá và không nhất thiết thu hút các trường đại học lớn của Việt Nam vào đây. Nếu nhà trường không kiểm soát thì sẽ trở thành trung tâm đào tạo từ xa của các trường. Cần phối hợp với một số trường khu vực đào tạo các ngành cần thiết như công nghệ phụ trợ, công nghệ môi trường… đáp ứng nhu cầu của KKT Vũng Áng…” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trao suất học bổng 30 triệu đồng cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh

Năm nay, Trường Đại học Hà Tĩnh có 271 sinh viên cử nhân đại học khóa 5 (đạt 83,6%) , 100 sinh viên cử nhân cao đẳng khóa 20 (đạt 59,9%) và 40 học sinh TCCN khóa 33 (đạt 96,2%) được công nhận tốt nghiệp.

Tại buổi lễ, nhà trường cũng tổ chức trao thưởng cho các học sinh có thành tích xuất sắc. Và điều đặc biệt tại buổi lễ tổng kết ngày hôm nay, rất nhiều gia đình người Lào có con em đang theo học tại Trường ĐH Hà Tĩnh cũng đã có mặt để chứng kiến và chúc mừng con em của họ đón nhận bằng tốt nghiệp.

Sinh Hiệp



Xem nguồn

TPHCM: Điểm chuẩn vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa năm nay giảm đến 14,5 điểm

Posted: 24 Jun 2016 03:43 AM PDT


Sở GD – ĐT TPHCM vừa chính thức công bố điểm trúng tuyển vào lớp 6 Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó, các thí sinh tham dự kỳ khảo sát đạt từ 57 điểm trở lên trúng tuyển vào trường.

Học sinh đạt từ 57 điểm đã trúng tuyển vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa

Học sinh đạt từ 57 điểm đã trúng tuyển vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa

Với mức điểm này, dựa kết quả của Sở GD – ĐT TPHCM sẽ có 619 học sinh trúng tuyển. Chỉ tiêu ban đầu của trường đưa ra là 600 em.

Điểm chuẩn vào trường năm học 2015 – 2106 là 71,5 điểm. Như vậy, mức điểm chuẩn năm nay thấp hơn đến 14,5 điểm.

Trong đợt khảo sát, em Trịnh Quốc Thắng sinh ngày 8/5/2005 là thí sinh giành điểm số cao nhất với tổng điểm của hai bài khảo sát trắc nghiệm và tự luận là 91.

Những học sinh trúng tuyển sẽ nộp đủ hồ sơ nhập học từ ngày 27-6 đến ngày 30-6 tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Những học sinh không trúng tuyển vẫn tham dự xét tuyển vào lớp 6 ở các quận huyện.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments