Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


HV Nông nghiệp trả lời về số tiền 41,7 tỉ học phí lạm thu

Posted: 18 Jun 2016 05:20 AM PDT


– HV Nông nghiệp Việt Nam vừa có thông báo về thông tin HV này lạm thu học phí, gửi ngân hàng 41,7 tỉ đồng do Giám đốc HV bà Nguyễn Thị Lan ký.

Thông báo nói rõ, khoản tiền 41,7 tỉ đồng được thông tin là lạm thu và gửi ngân hàng là khoản thu trong năm 2014, trước khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ (ngày 16/1/2015).

Khoản thu này bao gồm kinh phí hỗ trợ đào tạo của cao học và nghiên cứu sinh (được coi là thu vượt học phí), lệ phí nhập học, lệ phí giáo trình, lệ phí kiểm tra tiếng Anh (đại học và sau đại học) (các khoản thu này được coi là lệ phí ngoài quy định) và tiền lãi ngân hàng.

lạm thu, học phí, gửi ngân hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Theo bà Lan, các khoản thu này đều được công khai trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện trong các quyết định điều chỉnh học phí hàng năm, và trong giấy báo nhập học của sinh viên và học viên.

Cũng theo thông báo, từ năm 2015, sau khi nhận được kết luận thanh tra thì HV Nông nghiệp Việt Nam đã chấm dứt việc thu kính phí “hỗ trợ đào tạo” của học viên cao học.

Tuy nhiên, trong thông báo này, bà Lan cũng khẳng định, theo Quyết định 873 về tự chủ của Học viện (từ 17/6/2015) thì Chính phủ cho phép thu các khoản phí, lệ phí để bù đắp chi phí và Học viện có quyền gửi các khoản thu tại ngân hàng thương mại để lấy lãi phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất. Khoản lệ phí nhập học là được phép thu và đã ghi rõ cho từng khoản chi (khám sức khỏe, danh mục chương trình đào tạo..)

Bà Lan cũng cho rằng, trong giai đoạn 2011-2013, Học viện đã có các khoản thu này và Thủ tướng đồng ý với kết luận và đề nghị của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng các bộ, ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, UBND TP Hà Nội cho phép Học viện được quyết toán. Bởi tất cả khoản thu nêu trên Học viện đều chi cho các hoạt động nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, chi tăng cường chuyên môn, thực hành, thực tập phục vụ người học, chi thỉnh giảng và vượt giờ của cao học.

Về vấn đề học phí, thông báo cũng nói rõ, học phí sinh viên đại học được quyết định dựa trên các văn bản pháp luật. Theo đó, từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015, học viện thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Sang năm 2015-2016, Học viện thực hiện theo cơ chế tự chủ, học phí tăng nhưng thấp hơn nhiều mức đề xuất theo Đề án tự chủ ở Quyết định 873/QĐ-TTG ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Bà Lan cho biết, hiện nay Nhà nước có hỗ trợ sinh viên học ngành nông nghiệp 40 tỷ đồng (năm 2016) và sinh viên học ngành nông nghiệp Học viên thu mức như trong QĐ 873 quy định là 6,4 triệu đồng/năm chứ không phải sinh viên được hỗ trợ 50%. Năm học 2015-2016, số sinh viên học ngành nông nghiệp chỉ chiếm 30% sinh viên của Học viện.

“Tất cả sinh viên không phải ngành nông nghiệp nhưng vì đa số sinh viên là con em nông dân, HV đã quyết định mức học phí thấp hơn nhiều so với trần học phí đã đề xuất và được Chính phủ cho phép như trên (cụ thể mức tăng học phí năm 2015-2016 của các ngành như mức tăng học phí sinh viên ngành nông nghiệp, tối đa 16,36%)”, thông báo nêu rõ.

Từ đó, thông báo cho rằng, thông tin trước đó trên báo chí về việc HV lạm thu 4,17 tỉ đồng và gửi ngân hàng khiến dư luận hiểu nhầm rằng HV đang “lạm thu học phí” và gửi ngân hàng số tiền này để lấy lãi, gây bức xúc trong cán bộ, sinh viên của HV và gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của HV này.

Bà Lan cũng cho biết, hiện HV đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thông tin không chính xác trên báo chí.



Xem nguồn

60 ngàn sinh viên ra quân tình nguyện hè 2016 tại Hà Nội

Posted: 18 Jun 2016 04:36 AM PDT


 – Lễ xuất quân chiến dịch hè tình nguyện năm 2016 của TP Hà Nội vừa được tổ chức sáng nay, 18/6. 60 ngàn thanh niên là các sinh viên sẽ tham dự chiến dịch năm nay.

Phát biểu tại lễ xuất quân sáng nay, ông Trần Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội cho biết, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè đã trở thành truyền thống của Hà Nội trong suốt gần 20 năm nay, để lại nhiều công trình, thành quả hỗ trợ cộng đồng, được đánh giá cao.

thanh niên tình nguyện, chiến dịch tình nguyện hè 2016
Các bạn sinh viên trong đội hình chuyên của TP Hà Nội sẽ tham gia chiến dịch tình nguyện hè năm nay. (Ảnh: Lê Văn)

Năm nay, TP Hà Nội xây dựng 12 đội hình chuyên cấp thành phố trong đó có 2 Đội hình mới là đội hình hỗ trợ du lịch Thăng Long – Hà Nội và Đội hình hỗ trợ thanh niên thủ đô khởi nghiệp để phù hợp với sự phát triển mới và chủ trương phát triển du lịch Hà Nội cũng như xây dựng Hà Nội thành thành phố khởi nghiệp.

Sẽ có khoảng 10 nghìn sinh viên tham gia vào 12 đội hình chuyên cấp thành phố. 50 nghìn sinh viên khác sẽ tham gia các đội hình của cơ sở Đòn của 117 cơ sở Đoàn trực thuộc Thành Đoàn Hà Nội, đặc biệt là 60 cơ sở Đoàn của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố.

Ông Tuấn cũng cho biết, các tình nguyện viên tham gia các đội hình đã được lựa chọn và tập huấn rất kỹ để tạo nên các đội hình chuyên môn hóa, để lại các công trình cụ thể trong cộng đồng dân cư và xã hội.

“Với lực lượng hùng hậu, với kinh nghiệm dày dặn, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2016 sẽ đạt được kết quả đáng kể”, ông Tuấn khẳng định.

Lê Văn



Xem nguồn

Hiệu trưởng trường ĐH: Chúng tôi mong được “bóc lột” nhiều hơn nữa

Posted: 18 Jun 2016 01:47 AM PDT


Lãnh đạo các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội đề xuất nhiều nội dung thiết thực với lãnh đạo thành phố Hà NộiLãnh đạo các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội đề xuất nhiều nội dung thiết thực với lãnh đạo thành phố Hà Nội

Đây là trăn trở của lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ gửi gắm lãnh đạo thành phố Hà Nội trong buổi làm việc với Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội sáng nay (18/6).

Ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – chủ trì buổi làm việc.

Gắn kết tri thức các trường ĐH với thành phố Hà Nội

"Chúng tôi mong được "bóc lột" nhiều hơn nữa" – câu nói vui này của PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội – thể hiện mong muốn cán bộ, giảng viên của trường được tạo điều kiện để phát huy hơn nữa năng lực của mình, góp phần vào sự phát triển của Thủ đô. 

Theo ông Hinh, hiện nhiều cán bộ, giảng viên của trường đang làm việc trong các bệnh viện lớn tại Hà Nội, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Tuy nhiên, không phải đội ngũ khoa học nào đang công tác tại học viện, trường ĐH, CĐ đang đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có được sự gắn kết như vậy.

Thông tin từ ông Vũ Tuấn Dũng – Bí thư Đảng ủy khối các Trường ĐH, CĐ Hà Nội, Đảng bộ khối hiện có trên 1.000 GS và PGS, 3.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, hơn 8.000 thạc sĩ, gần 11.000 cử nhân, kỹ sư và tương đương; có hơn 500.000 sinh viên chính quy các hệ.

Đây là một đội ngũ hùng hậu, một nguồn lực chất xám dồi dào, nhưng PGS.TS Hoàng Văn Cường – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân – cho rằng: Đội ngũ có khả năng lớn về nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học lại chưa thực sự tham gia nhiều vào các đề tài nghiên cứu khoa học của thành phố.

 Các trường mong muốn được cống hiến cho Thủ đô thông qua hoạt động chuyên môn phù hợp. Mong rằng sẽ có cơ chế, cách thức phối hợp để huy động tốt hơn lực lượng từ các trường ĐH, CĐ cùng tham gia với thành phố Hà Nội" 

PGS. TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương

"Lãnh đạo thành phố Hà Nội nên có chủ trương đội ngũ khoa học của các học viện, trường ĐH, CĐ phải tham gia ít nhất khoảng 50% vào đề tài nghiên cứu khoa học của thành phố. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường cần gắn với thành phố nhiều hơn nữa" – PGS Hoàng Văn Cường đề nghị.

Cũng nói đến vấn đề gắn kết, GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – nhận định: Sự kết nối của các trường ĐH, CĐ với các sở, ban, ngành còn mang tính chất ngoại giao, chưa tạo ra sự thống nhất, hợp tác gắn với trách nhiệm. Những chủ trương của thành phố chưa được quán triệt sâu rộng đến đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học và sinh viên các trường ĐH, CĐ, và do vậy bản thân các nhà khoa học có khả năng nhưng chưa có đất dụng võ.

Bên cạnh đó, các trường ĐH, CĐ chưa chủ động trong việc chứng tỏ năng lực, thế mạnh của mình trong từng lĩnh vực cụ thể với lãnh đạo thành phố, trong khi lãnh đạo thành phố có quá nhiều việc cần giải quyết. Tư tưởng hàn lâm, ít tiếp cận yêu cầu thực tiễn vẫn còn nặng trong các trường ĐH, CĐ.

GS.TS Nguyễn Văn Minh kiến nghị, những chủ trương chung và các lĩnh vực cụ thể của thành phố, từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn nên phổ biến rộng rãi đến các trường ĐH, CĐ, từ đó các trường đề xuất nhiệm vụ mình có thể tham gia.

Đồng thời, nên có những cuộc đối thoại mang tính chuyên đề, chỉ có cách này mới cụ thể hóa nhiệm vụ và gắn với khả năng, trách nhiệm của mỗi trường đặc thù. Nên có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ của thành phố với các trường ĐH trên cơ sở thế mạnh và khả năng của từng trường. Các cam kết trách nhiệm phải thể hiện bằng việc làm, bằng kế hoạch, bằng hiệu quả, hằng năm có đánh giá cụ thể.

"Riêng với Trường ĐHSP Hà Nội, chúng tôi đề xuất được tham gia cung cấp nhân lực về giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp, bậc học; cho phép nhà trường mở rộng hệ thống các trường thực hành" – GS Nguyễn Văn Minh đưa kiến nghị.

Thay mặt Đảng ủy khối các Trường ĐH, CĐ Hà Nội, ông Vũ Tuấn Dũng đề xuất thành phố Hà Nội có cơ chế, chính sách khai thác, sử dụng đạt hiệu quả các nguồn lực trí thức từ các trường ĐH, CĐ bằng việc làm cụ thể như:

Đặt hàng với các trường về những lĩnh vực mà họ chuyên sâu, trao đổi các sản phẩm khoa học, sản phẩm ứng dụng trên mọi lĩnh vực; đồng thời có cơ chế để các nhà khoa học, trí thức tham gia góp ý, phản biện vào các chủ trương, chính sách của thành phố. Kiến nghị thành phố đặc biệt quan tâm đến đời sống, tinh thần của hơn 500.000 sinh viên của Khối đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thủ đô.

Đề xuất thành phố thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát huy tiềm năng đội ngũ trí thức đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của thủ đô do đồng chí Thường trực Thành ủy làm Trưởng ban. Giao Đảng ủy khối là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Chương trình.



Ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội –khẳng định: Thành phố Hà Nội sẽ quyết liệt hơn trong việc nâng cao khả năng liên kết các trường ĐH, CĐ, học viện với các doanh nghiệp của thành phố.  

Hà Nội sẵn sàng đặt hàng trường ĐH

Trước ý kiến từ các trường ĐH, CĐ, nói về sự thiếu gắn kết, nguyên nhân được ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – đưa ra là: Toàn bộ tiềm năng, nguồn lực của trường chưa được kết nối với nhu cầu của doanh nghiệp và các dự án trên địa bàn thành phố; chưa có nơi nào làm trung tâm tiếp nhận thông tin nhu cầu doanh nghiệp, người dân… để các trường tiếp cận, nắm bắt thông tin đó để tham gia. Thành phố cũng chưa lập ra được sân chơi, khu vực để sinh viên, học sinh, nhà khoa học, các trường ĐH, CĐ, Viện thông qua đó kết nối với doanh nghiệp…

Cá nhân ông Chung cũng cho rằng cần nói đến nguyên nhân chủ quan từ nhà trường, chưa thực sự "tung" ra được các tiềm năng của mình, còn bị động

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đưa ra nhiều bài toán cụ thể, trực tiếp đặt hàng các trường ở nhiều lĩnh vực; đồng thời thông tin về những việc làm cụ thể, thiết thực của Hà Nội nhằm kết nối chất xám từ các trường ĐH, CĐ với thành phố.

Ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội – khẳng định: Thành phố Hà Nội sẽ quyết liệt hơn trong việc nâng cao khả năng liên kết các trường ĐH, CĐ, học viện với các doanh nghiệp của thành phố. Mối liên kết này hết sức quan trọng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển hiệu quả nền kinh tế.

Nhắc đến việc thực hiện mô hình vườn ươm khởi nghiệp, Bí thư Thành Hoàng Trung Hải nhấn mạnh cần sự hỗ trợ rất lớn của các trường và phải có sự kết nối rất hiệu quả với các trường ĐH, học viện.

"Hà Nội may mắn có nguồn lực tài sản trí tuệ lớn, nếu không tận dụng, phát huy được sẽ đánh mất cơ hội vô cùng quý giá. Đề nghị các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng các trường tiếp tục thực hiện tốt việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng và năng lực cánh tranh của sinh viên. Hà Nội cũng phải nghĩ đến việc trở thành trung tâm giáo dục của khu vực, thu hút được sinh viên quốc tế đến học tập. Chúng ta hoàn toàn có năng lực về việc đó" – ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.

Toàn Khối có 44 trường ĐH, học viện, 22 trường CĐ (trong đó 52 trường công lập và 14 trường ngoài công lập với trên 1.000 GS và PGS, 3.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, hơn 8.000 thạc sĩ, gần 11.000 cử nhân, kỹ sư và tương đương; có hơn 500.000 sinh viên chính quy các hệ.
Từ 2010 đến nay, toàn khối đã triển khai nghiệm thu hơn 600 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, gần 7.000 đề tài cấp Bộ, tương đương và cấp trường; gần 10.000 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và gần 3.000 công trình khoa học, những cải tiến ứng dụng được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trên thế giới.

Các trường đã ký hơn 300 dự án hợp tác đào tạo, liên kết với nước ngoài; 230 công trình hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các trường ĐH và tổ chức quốc tế; trao đổi gần 3.000 lượt giảng viên, sinh viên học tập, nghiên cứu với các đối tác nước ngoài; tổ chức hàng trăm lượt sinh viên tham gia các cuộc thi tay nghề trong khu vưc và quốc tế.

Phấn đấu đến năm 2020, đối với các trường ĐH, có 100% giảng viên ĐH đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 25% giảng viên là tiến sĩ. Đối với các trường CĐ: 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó 8% giảng viên là tiến sĩ. 100% giảng viên ĐH, CĐ sử dụng ít nhất 1 ngoại ngữ trong chuyên môn. 100% giảng viên ĐH, CĐ ứng dụng hiệu quả CNTT và truyền thông trong dạy học.



Xem nguồn

Sau vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát bôm bốp: Đình chỉ thêm 3 nhóm lớp “chui”

Posted: 18 Jun 2016 01:04 AM PDT


Đóng cửa vì an toàn cho trẻ

Trao đổi với PV Dân trí vào sáng 18/6, ông Trương Đức Long, Chủ tịch UBND Xã Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, qua kiểm tra và rà soát toàn bộ khu đô thị mới Tứ Hiệp, phát hiện thêm 2 nhóm lớp tư thục đang hoạt động chui và một cơ sở giáo dục đang trong quá trình xin cấp phép. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra đã lập biên bản và đình chỉ cả 3 cơ sở này.

Cũng theo ông Long, khu đô thị Tứ Hiệp là nhà ở xã hội, chính vì vậy, các căn hộ đều được dùng với mục đích dân sinh, không thể làm nơi giữ trẻ để kinh doanh. Riêng cơ sở mầm non ở tầng 1 (tầng được phép kinh doanh) đang trong quá trình xin cấp phép nhưng vì an toàn của trẻ, đoàn kiểm tra vẫn kiên quyết đóng cửa chờ hoàn thành đủ thủ tục.

"Các nhóm lớp hoặc cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện trên địa bàn, chúng tôi đã rà soát và yêu cầu đóng cửa rất nhiều. Tuy nhiên, khu đô thị mới này vừa được bàn giao, quyền quản lý đang thuộc về Chủ đầu tư và chưa bàn giao cho địa phương nên chúng tôi không được phép kiểm tra. Khi sự việc được báo Dân trí nêu, chúng tôi yêu cầu phải đóng cửa toàn bộ", ông Long nói.

Riêng nhóm trẻ Tuổi Hoa- nơi có cô giáo Vân Anh (chủ nhóm lớp) bạo hành bé K khi đang ăn mà Dân trí phản ánh trước đó, trong chiều 17/6, chồng cô giáo này đã làm việc với UBND xã. Theo đó, hiện cô giáo Vân Anh đang về quê có việc. Trước ngày 23/6, cô sẽ có mặt để cùng xử lý sự việc.

Rà soát toàn bộ học sinh để phân tuyến

Trao đổi thêm về việc trẻ em khu đô thị mới Tứ Hiệp sẽ thiếu chỗ học nghiêm trọng trước mùa tuyển sinh mới này do nhiều cơ sở giáo dục bị đóng cửa? Ông Long cho biết, mặc dù hôm nay (18/6) là ngày nghỉ nhưng cán bộ xã cùng cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì vẫn điều tra rà soát toàn bộ danh sách học sinh ở khu đô thị mới này để phân tuyến tuyển sinh.

Ông Long cho biết, hiện trường mầm non công lập của địa bàn chỉ đáp ứng được cho khoảng 200 học sinh/9 lớp. Quanh khu vực này, không có trường mầm non tư thục nào được cấp phép. Vì thế, thiếu chỗ học đang là áp lực nặng nề trong mùa tuyển sinh này.

Nhóm lớp mầm non Tuổi hoa, nơi xảy ra sự việc bạo hành kinh hoàng (ảnh TPO)

Nhóm lớp mầm non Tuổi hoa, nơi xảy ra sự việc bạo hành kinh hoàng (ảnh TPO)

Trả lời PV Dân trí trong sáng 18/6, bà Nguyễn Thị Tuyết Lê, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì cho biết, Phòng GD&ĐT đã kiến nghị đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non khu khu đô thị mới Tứ Hiệp.

Dự án xây dựng trường mầm non ở đây đã được phê duyệt. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa khởi công nên mùa tuyển sinh này, địa phương rất căng thằng chỗ học. Vì vậy, sau khi rà soát danh sách đăng kí của học sinh, Phòng mới xem xét phân tuyến tuyển sinh theo địa bàn.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Thanh Hương, Trưởng Phòng GD&ĐT (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho rằng, Thanh Trì là một trong những địa phương rất quan tâm đến giáo dục. Đây cũng là địa phương có tỉ lệ trường chuẩn quốc gia rất cao.

Tuy nhiên, khi một khu đô thị mới được giao, lượng người dân chuyển về cùng lúc quá đông, việc lo trường lớp ngay lập tức rất khó khăn. "Việc xây dựng khu đô thị phải đồng bộ với quy hoạch trường học, nếu không sẽ rất khó khăn cho ngành giáo dục", bà Hương cho biết.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Đại học Cần Thơ kiện tiến sĩ, đòi bồi thường 600 triệu chi phí đào tạo

Posted: 18 Jun 2016 12:22 AM PDT


photo1-7-1466231392141

Giấy mời nhập học của trường Đại học Kyushu (Nhật Bản) gửi bà Nhuận năm 2005.

Trước đó, ngày 17/12/2014, Trường Đại học Cần Thơ có đơn khởi kiện bà Nhuận gửi TAND quận Ninh Kiều với nội dung: Năm 2005, bà Nhuận được trường ĐH Cần Thơ cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Kyushu (Nhật Bản). Trong thời gian bà Nhuận học tiến sĩ 3 năm, nhà trường bỏ ra toàn bộ kinh phí để lo cho bà Nhuận và mong muốn khi trở về bà sẽ đem kiến thức lĩnh hội được phục vụ nhà trường.

Tháng 9/2008, bà Nhuận học xong chương trình đào tạo tiến sĩ tại Nhật Bản. Thời gian từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận là cán bộ giảng môn sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên trường ĐH Cần Thơ.

Trong khoảng thời gian này bà Nhuận có đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận. Ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc và nhà trường đề nghị bà Nhuận bồi thường trên 3 triệu yên Nhật chi phí đào tạo, tương đương gần 600 triệu đồng. Bà Nhuận không chấp nhận nên buộc nhà trường phải khởi kiện.

Sáng 18/6, tiếp xúc với phóng viên Dân trí, Tiến sĩ Vũ Thị Nhuận cho biết, tháng 7/2005, bà trúng tuyển suất học bổng du học tiến sĩ tại Nhật Bản 3 năm và đã làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Đại học Cần Thơ gửi giấy đề nghị lên Bộ GD-ĐT, trong đó ghi rõ mọi chi phí có liên quan do phía mời đài thọ và được Bộ GD-ĐT đồng ý.

Văn bản của Bộ GD&ĐT nêu rõ kinh phí liên quan đến khóa đào tạo do phía mời đài thọ.

Văn bản của Bộ GD&ĐT nêu rõ kinh phí liên quan đến khóa đào tạo do phía mời đài thọ.

"Học bổng mà tôi nhận được không phải do Bộ GD&ĐT của Việt Nam tuyển chọn mà là do Trường Đại học Kyushu của Nhật tuyển chọn. Học bổng này không phải mặc định cấp cho Đại học Cần Thơ, cũng không phải diện học bổng thuộc diện tài trợ chính thức cho Việt Nam thông qua Bộ GD&ĐT của Việt Nam, sau khi tôi được trường đại học Kyushu chấp nhận, tôi làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tôi tham dự khóa học, chứ Đại học Cần Thơ không cử tôi đi mà là do tôi tự tìm kiếm và thi đậu" – bà Nhuận cho biết.

Cũng theo bà Nhuận, sau khi đi học tiến sĩ ở Nhật Bản về, bà không được sử dụng do có ý kiến góp ý thẳng thắn cho những đề tài luận án thạc sĩ do bộ môn quản lý.

"Trong khoảng thời gian này tôi bị phân biệt đối xử và không được tham gia các buổi xét duyệt đề cương, luận án tốt nghiệp cho chuyên ngành mà bộ môn quản lý trong 2 năm. Họ mời người ngoài tham gia hội đồng. Thế nhưng khi đi họp khoa, tôi thường bị nhắc nhở là không chịu cống hiến, không làm việc bằng hai tiến sĩ còn lại của bộ môn. Tháng 12/2010, tôi làm đơn xin tham dự khóa đào tạo sau tiến sĩ nhưng đại diện phòng Tổ chức cán bộ nói rằng không nhận được đơn của tôi, nên sau đó tôi làm đơn lại một lần nữa mà lãnh đạo nhà trường cũng không có thông báo chính thức có đồng ý hay không đồng ý, vì vậy tôi đã làm đơn xin nghỉ việc" – bà Nhuận nói.

"Trong thời gian tôi đi học tiến sĩ ở Nhật Bản nhà trường chỉ trả cho tôi 30% lương cơ bản, tổng chi phí cho 3 năm đi học tiến sĩ mà nhà trường trả là khoảng 16 triệu đồng nhưng bây giờ bắt tôi bồi thường chi phí đào tạo là 600 triệu. Nếu tôi đi học bằng tiền của ngân sách là từ tiền thuế của nhân dân thì tôi sẵn sàng trả, nhưng phía ĐH Cần Thơ không chi phí gì mà đòi bồi thường là điều vô lý" – bà Nhuận bức xúc nói.

Phạm Tâm



Xem nguồn

Cay đắng dạy thêm

Posted: 17 Jun 2016 11:40 PM PDT


Bám nghề nhờ dạy thêm

Không ít nhiều giáo viên nhờ có nguồn cứu cánh từ dạy thêm mới có thể bám trụ nổi với nghề giáo, còn không họ sẽ bươn chải bằng các công việc khác ngoài chuyên môn của mình để "nuôi" lòng yêu nghề.

Cô là giáo dạy giỏi môn Hóa, giờ là hiệu trưởng tại một trường THPT ở Bình Thạnh, TPHCM. Cô từng tuyên bố không ngại ngần: "Tôi sống chủ yếu nhờ dạy thêm!". Bởi nếu không nguồn thu nhập từ dạy thêm, chắc gì bây giờ ngành giáo dục giữ được một nhà quản lý có tâm có tài quản lý có tiếng, từng là nữ đại biểu Quốc hội khóa XII với những tiếng nói sắt đá ở nghị trường.

Dạy thêm chất lượng còn là không gian để thầy trò vũng vẫy trong biển kiến thức mà chương trình chính khóa gò bó không đáp ứng được

Dạy thêm chất lượng còn là không gian để thầy trò vũng vẫy trong biển kiến thức mà chương trình chính khóa gò bó không đáp ứng được

Một giáo viên khác, giờ là Thạc sĩ giáo dục đang truyền lòng yêu nghề cho rất nhiều sinh viên bằng chuyên môn vững vàng và nhiệt huyết của mình. Khi còn là sinh viên và lúc mới ra trường, nếu không nhờ vào việc dạy thêm thì giờ có thể cô đã về quê buôn bán hoặc làm một công việc nào khác chứ chắc chắn không còn gieo chữ trên bục giảng.

Công bằng mà nói, việc dạy thêm của giáo viên, nhất là những giáo viên giỏi chuyên môn mang lại những lợi ích nhất định cho học trò giúp các em đương đầu với chương trình học quá tải, với áp lực thi cử.

Đối với giáo viên trẻ, việc dạy học trên lớp gò bó theo khuôn khổ chương trình, sách giáo khoa, thời gian hạn hẹp thì dạy thêm còn là không gian để họ thỏa sức vùng vẫy, nâng cao chuyên môn..

Nhu cầu dạy thêm của giáo viên phần lớn xuất phát từ thực tế đồng lương quá bèo bọt. Họ làm thêm, kiếm thêm bằng chính chuyên môn là cách thức lao động chân chính và là một nhu cầu chính đáng nhưng cũng chua cay vô cùng.

Nỗi chua cay lớn nhất mà nhà giáo phải đối diện khi kiếm sống chính đáng chính là thái độ của dư luận, xã hội xem người thầy dạy thêm như tội phạm. Có những giáo viên "bắt ép" học trò nhưng đó là con số ít trong nhu cầu học thêm từ chính học sinh.

Bao nhiêu nhà giáo lương tri phải chảy nước mắt trước đủ quy định về dạy thêm học thêm lúc thế này, lúc thế khác cùng không ít những lần "ra quân" bắt bớ. Rồi lâu lâu lại xuất hiện những văn bản, phát biểu cảnh báo, nhắc nhở… gây sát thương với tâm hồn nhạy cảm của nhà giáo hơn bất cứ thứ vũ khí nào.

Bao giờ nhà giáo hết đau thương vì… tiền?

Việc xóa dạy thêm học thêm trong nhà trường mà TPHCM đang mạnh tay thực hiện cũng xuất phát từ những "bất an" của dạy thêm học thêm theo cách nghĩ tiêu cực. Xóa dạy thêm học thêm trong trường học có thể sẽ xóa được những tiếng thở dài, những ưu tư của học trò, phụ huynh và cả những nghi kỵ đối với giáo viên. Đó là việc cần phải làm, không có gì phải bàn cãi.

Nhưng có việc còn quan trọng không kém đã được nhắc đến, hứa hẹn từ lâu, đó là nỗi cay đắng của người thầy xuất phát từ đời sống thu nhập bấp bênh. Đồng lương èo ọt không đủ sống nhưng không dạy thêm người thầy chỉ có hai lựa chọn: bỏ nghề hoặc kiếm nghề tay trái để… nuôi mình, nuôi nghề. Nhưng có yêu nghề đến mấy, khi người thầy một tay hai ba việc thì làm sao họ có thể đầu tư tâm sức cho chuyên môn, học trò?

Người thầy cần được tạo điều kiện về vật chất lẫn môi trường làm việc để chuyên tâm với nghiệp trồng người

Người thầy cần được tạo điều kiện về vật chất lẫn môi trường làm việc để chuyên tâm với nghiệp trồng người

Như lời chua chát của cô Tô Thị Diễm Quyên, đang công tác ở Sở GD – ĐT TPHCM: Giáo viên dạy thêm làm gì để thân tàn ma dại vì ngày dạy 9-10 tiết, tối dạy thêm và khuya chấm soạn bài cùng hàng đống thứ vắt kiệt sức lực người thầy? Dạy thêm để làm gì khi thiên hạ đòi xử nhà giáo như những tội phạm?

Theo cô Quyên, nếu giáo viên không đủ sống, không dạy thêm và cũng không biết chạy ngược xuôi làm nghề tay trái thì chỉ còn phương án bỏ nghề. Hãy nhường lại bục giảng cho những ai có điều kiện kinh tế và không sống bằng lương. Những người thầy đó mới có đủ lực để tồn tại, để tái tạo chất xám khi cầm phấn không run tay bởi cơm áo gạo tiền.

Giáo dục là quốc sách nhưng quốc sách lại đang bỏ rơi hoặc cố tình làm ngơ trước nỗi cay đắng, tủi hờn của những người cầm trịch giáo dục? Thu nhập của giáo viên cần được giải quyết bằng những quyết sách rõ ràng chứ không phải bằng những lời hứa, những lời chia sẻ lặp đi lặp lại hàng chục năm qua.

Đã đến lúc phải quyết liệt đối với thu nhập của nhà giáo, phải kiên quyết hơn cả việc chúng ta đang hành động để xóa dạy thêm học thêm. Để những người thầy đang theo nghề, chưa bỏ nghề có thể dốc sức cho học trò nghề và về lâu dài là để người tài không quay lưng với giáo dục.

Đừng để nhà giáo phải chảy nước mắt vì đồng tiền!

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

39 tiêu chí đánh giá sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Posted: 17 Jun 2016 10:58 PM PDT


Thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 

Bộ tiêu chí khi được thông qua sẽ là căn cứ để các Hội đồng thẩm định sách giáo khoa tiến hành thẩm định sách; Bộ GD&ĐT phê duyệt sách.

Đây cũng sẽ là căn cứ định hướng cho các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân tham khảo khi biên soạn sách đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa. Giáo viên và nhà trường cũng có cơ sở tham khảo khi chọn sách​.

39 tiêu chí đánh giá sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Theo đó, Bộ tiêu chí gồm 39 tiêu chí, được chia thành 5 nhóm.

Nhóm 1 là tiêu chí về điều kiện tiên quyết (có 4 tiêu chí)

Nhóm 2 là tiêu chí về mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá (có 11 tiêu chí)

Nhóm 3 gồm các tiêu chí về nội dung kiến thức (có 14 tiêu chí)

Nhóm 4 gồm các tiêu chí về hình thức và trình bày sách (có 8 tiêu chí) 

Nhóm 5 gồm các tiêu chí về học liệu và thiết bị dạy học (có 2 tiêu chí)

Bộ cũng nêu rõ hai nguyên tắc sử dụng bộ tiêu chí. 

Thứ nhất là nguyên tắc về điều kiện tiên quyết: Sách được đánh giá "đạt" ở tất cả các tiêu chí thuộc nhóm một thì mới được tiếp tục xem xét đánh giá ở các nhóm tiêu chí tiếp theo. 

Thứ hai là nguyên tắc về ngưỡng tối thiểu. Cụ thể, các tiêu chí thuộc nhóm 2, 3, 4, 5 được đánh giá theo các mức điểm sau: 0, 1,2. 

Sách được đánh giá đạt yêu cầu nếu đồng thời thỏa mãn ba điều kiện: có tổng điểm tối thiểu là 50 điểm, không có tiêu chí bị đánh giá 0 điểm và các nhóm tiêu chí đạt điểm tối thiểu như sau: nhóm 2: 16 điểm, nhóm 3: 21 điểm, nhóm 4: 10 điểm, nhóm 5: 3 điểm.

Bộ có quy định, hướng dẫn việc đánh giá chi tiết mức điểm cho từng tiêu chí.

Cụ thể 39 tiêu chí đánh giá như sau:

Nhóm 1: Tiêu chí về điều kiện tiên quyết

Tiêu chí 1: Không trái với truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam; phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. 

Tiêu chí 2: Không làm ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, an ninh chính trị, trật tự xã hội và chủ quyền quốc gia.

Tiêu chí 3: Không có những định kiến xã hội về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị xã hội, lứa tuổi.

Tiêu chí 4: Tuân thủ quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam về xuất bản, giáo dục, bản quyền, sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan.

Nhóm 2: Tiêu chí về mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá 

Tiêu chí 5: Quán triệt và thể hiện cụ thể, sinh động mục tiêu đã được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và mục tiêu chương trình môn học, nhất là mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. 

Tiêu chí 6: Triển khai đầy đủ nội dung dạy và yêu cầu cần đạt đã quy định trong chương trình môn học. 

Tiêu chí 7: Mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra – đánh giá nêu trong bài học phải liên quan và hỗ trợ cho nhau.

Tiêu chí 8: Phản ánh và thể hiện rõ ràng những định hướng về phương pháp dạy và học đã nêu trong chương trình môn học; đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, dễ vận dụng, phù hợp với thực tiễn của các cơ sở giáo dục. 

Tiêu chí 9: Cấu trúc nội dung bài học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, nhất là các phương pháp giúp hình thành và phát triển năng lực học sinh.

Tiêu chí 10: Các bài học có yêu cầu hợp lý về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; sách từ cuối cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông có những gợi ý về đề tài và định hướng tập dượt nghiên cứu khoa học cho học sinh. 

Tiêu chí 11: Cụ thể hóa được những định hướng về kiểm tra – đánh giá đã nêu trong chương trình môn học, giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, làm quen và luyện tập có hiệu quả. 

Tiêu chí 12: Các bài học nêu yêu cầu cần đạt một cách tường minh để làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực.

Tiêu chí 13: Các câu hỏi, bài tập bám sát mục đích, yêu cầu của bài học, yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học.

Tiêu chí 14: Các chỉ dẫn về nội dung, yêu cầu đánh giá tập trung vào thực hành, vận dụng kiến thức tổng hợp và các biểu hiện cụ thể của năng lực người học. 

Tiêu chí 15: Các hình thức kiểm tra – đánh giá nêu trong sách cần phù hợp với đặc trưng môn học và yêu cầu phát triển năng lực học sinh. 

Nhóm 3: Tiêu chí về nội dung kiến thức

Tiêu chí 16: Các lý thuyết khoa học, thuật ngữ, khái niệm, số liệu, sự kiện được nêu trong sách phải đảm bảo chính xác, khách quan, nhất quán.

Tiêu chí 17: Nội dung các bài học, các chủ đề học tập sáng rõ, đầy đủ; tiếp nối và nâng cao hợp lý; không chồng chéo, mâu thuẫn; trình bày logic, phản ánh được đặc thù của lĩnh vực/môn học/chủ đề học tập. 

Tiêu chí 18: Phạm vi đề cập và khối lượng nội dung của sách phù hợp với trình độ phát triển của học sinh và đảm bảo yêu cầu tối thiểu, bắt buộc được quy định trong chương trình.

Tiêu chí 19: Nội dung sách được tổ chức theo hướng khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo, phù hợp với quy luật nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học. 

Tiêu chí 20: Cách trình bày các quan niệm, quan điểm khoa học bảo đảm cho người học có nhiều cách tiếp cận, cách phân tích, lý giải vấn đề, hiện tượng, sự kiện; phát huy được tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

Tiêu chí 21: Kênh chữ và kênh hình chuyển tải được nội dung một cách hấp dẫn, tạo được hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học.

Tiêu chí 22: Các thành tựu khoa học mới liên quan đến lĩnh vực/môn học được lựa chọn, cập nhật đáp ứng hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.

Tiêu chí 23: Các vấn đề cần giáo dục mang tính quốc gia và toàn cầu như phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu khác được quan tâm và thể hiện hợp lý. 

Tiêu chí 24: Cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật và các giải pháp khoa học – công nghệ hiện đại được thể hiện và vận dụng một cách hợp lý.

Tiêu chí 25: Những nội dung gần nhau của các phân môn trong môn học, các môn học và lĩnh vực được kết hợp, lồng ghép và làm rõ mối quan hệ, sự tác động lẫn nhau, không gượng ép, trùng lặp; thể hiện sinh động nội dung các chủ đề tích hợp liên môn đã quy định trong chương trình.

Tiêu chí 26: Bảo đảm các yêu cầu về vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực/môn học/phân môn để hình thành và phát triển năng lực học sinh.

Tiêu chí 27. Hệ thống các câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được biên soạn với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ các loại đối tượng học sinh và đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền.

Tiêu chí 28: Nội dung bài học thể hiện được yêu cầu phân hóa theo định hướng nghề nghiệp, nhất là với THPT, thông qua các yêu cầu về độ rộng và sâu của tri thức, sự thành thạo kỹ năng và yêu cầu vận dụng, thực hành phù hợp với trình độ và sở thích của học sinh.

Tiêu chí 29: Nội dung các bài học thể hiện được vai trò, tác dụng, mối liên hệ, địa chỉ ứng dụng của tri thức đối với các lĩnh vực, ngành nghề trong thực tiễn.

Nhóm 4: Tiêu chí về hình thức và trình bày sách 

Tiêu chí 30: Cấu trúc sách có đầy đủ các thành phần cơ bản và được sắp xếp một cách khoa học: giới thiệu chung, mục lục, hướng dẫn sử dụng sách, nội dung chính (phần/chương/chủ đề/bài học), các phụ lục, index cần thiết.

Tiêu chí 31: Cấu trúc của đơn vị bài học đảm bảo tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa các thành phần: giới thiệu kiến thức mới, luyện tập, thực hành, kiến thức cốt lõi, kiến thức mở rộng và các thành phần khác.

Tiêu chí 32: Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt phổ thông (trừ sách ngoại ngữ, sách tiếng dân tộc ít người); văn phong trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với phong cách khoa học và đặc điểm tâm- sinh lý của học sinh.

Tiêu chí 33: Văn bản viết tuân thủ các quy định về chính tả tiếng Việt. Các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm, đơn vị đo lường tuân thủ các quy định của quốc gia và quốc tế.

Tiêu chí 34: Các trang sách cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, giữa các thông tin và khoảng trống; hệ thống tín hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ, độ dài của dòng và khoảng cách giữa các dòng được sử dụng hợp lý.

Tiêu chí 35: Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị phải rõ ràng, chính xác, cập nhật, chỉ rõ nguồn dẫn (nếu có); có ý nghĩa, liên quan và làm sáng tỏ nội dung bài học; sinh động, gợi được nhiều cảm xúc thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Tiêu chí 36: Kích thước, độ dày của sách phù hợp với đặc thù môn học và lứa tuổi học sinh; thuận tiện cho sử dụng và bảo quản.

Tiêu chí 37: Giấy in sách đảm bảo không quá trắng hoặc quá tối, không xuyên thấu chữ và hình ảnh qua hai mặt trang sách, có độ dai, độ mịn, định lượng hợp lý. Chất lượng giấy bìa và đóng xén đảm bảo độ bền cho sách.

Nhóm 5: Tiêu chí về học liệu và thiết bị dạy học

Tiêu chí 38: Sách cần có chỉ dẫn về tư liệu tham khảo; mô tả thiết bị dạy học và cách sử dụng bám sát chương trình, có tính khả thi.

Tiêu chí 39: Loại sách bắt buộc có học liệu đi kèm và có thiết bị dạy học tối tiểu theo quy định của chương trình thì phải biên soạn, mô tả và có hướng dẫn sử dụng chi tiết.



Xem nguồn

Đâu phải cứ mang phong bì tới thì mới xin học trái tuyến được cho con

Posted: 17 Jun 2016 10:14 PM PDT


LTS: Mùa tuyển trường lớp thường khiến phụ huynh phát sốt vì cuốn theo guồng chạy đua chọn lựa chỗ học hành cho con cái với nhiều chiêu trò: muốn cho con học trái tuyến thì lo nhờ người quen biết xin hộ, lúc nộp hồ sơ thì đóng phong bì miễn là xin được 1 suất vào lớp điểm…

Tuy nhiên, có phải ở đâu cũng vậy hay không? Hôm nay, trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết thẳng thắn cho rằng: Không phải cứ mang phong bì tới thì mới có thể xin học trái tuyến được cho con, cô minh chứng qua ví dụ cụ thể. Thực hư chuyện này ra sao?

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết của cô. 

Đọc bài báo "Xin học trái tuyến mà chỉ cầm mỗi hồ sơ đến thì đời nào được đồng ý!" của tác giả Nguyễn Cao đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 16/6/2016 mà thấy buồn. 

Tác giả còn tỏ ra am hiểu nên kết luận một cách rất chắc chắn: "Nếu phụ huynh muốn xin con học trái tuyến mà chỉ cầm hồ sơ đến xin thì chẳng đời nào được đồng ý. Nhưng nếu biết "gửi" cái gì đó thì mọi chuyện lại có kết quả tốt đẹp không ngờ". 

Đâu phải cứ mang phong bì tới thì mới xin học trái tuyến được cho con (Ảnh: vov.vn)

Người ngoài công kích, phê phán nạn chạy trường phải có "đầu tiên" (tiền đâu) trong ngành giáo dục còn dễ hiểu nhưng một người trong nghề như thầy Nguyễn Cao mà nói như vậy thử hỏi ai không tin những điều đó là đúng? 

Chẳng lẽ chưa bao giờ thầy thấy việc "chạy trường" mà không cần bất cứ một lệ phí nào hay sao?

Không phủ nhận nhiều phụ huynh muốn con mình được học ở một môi trường tốt phải nhờ cậy các mối quan hệ và tốn không ít tiền mới có được điều này. 

Nhưng thực tế vẫn có không ít trường hợp, cha mẹ các em không cần tốn bất kì khoản tiền phí nào mà các em vẫn được học trong ngôi trường mình ưng ý nhất.

Ngay tại một địa phương nơi nhiều đồng nghiệp tôi công tác, cả hai cấp học có gần 40 trường học. 

Xin học trái tuyến mà chỉ cầm mỗi hồ sơ đến thì đời nào được đồng ý!

(GDVN) – Những năm đầu cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 10 là khoảng thời gian mà các bậc cha mẹ vô cùng tủi cực, chạy đôn chạy đáo khắp nơi để nhờ vả tìm trường cho con.

Trong đó, cũng có một số trường có thành tích dạy và học tốt nên luôn trở thành niềm ao ước của một số học sinh và phụ huynh.

Và ngôi trường nơi bạn tôi đang giảng dạy cũng là một trong những ngôi trường đáng mơ ước ấy.

Cứ vào cuối năm học, khi cân đối sĩ số học sinh lớp 1 sẽ đủ tiêu chuẩn được tuyển vào trường. 

Hiệu trưởng thường thông báo rộng rãi cho giáo viên toàn trường khả năng trường mình sẽ còn chỗ cho vài ba chục học sinh trái tuyến có nguyện vọng theo học. 

Nên nếu giáo viên nào có nhu cầu xin cho con cháu của mình thì nộp đơn về trường để hội đồng tuyển sinh xem xét và giải quyết. Khi đó, giáo viên sẽ có nhiệm vụ thông báo tới phụ huynh của lớp mình. 

Sau khi nhận thông báo, nhiều trường hợp giáo viên nộp hộ hồ sơ giúp phụ huynh nhưng cũng có nhiều trường hợp cha mẹ các em đến trường nộp trực tiếp cho ban tuyển sinh. 

Cũng có trường hợp, phụ huynh sợ con mình không được xét và để thêm phần chắc chắn nên họ đã bỏ phong bì để "biếu" Hiệu trưởng. 

Chiếc phong bì ấy không những bị trả lại mà còn được dặn dò: "Nếu chị không cầm về, nhất định tôi sẽ không nhận cháu vào học". 

Công và tư chẳng công bằng, nạn chạy trường sẽ không thể “nguội”

(GDVN) – Đầu tư trường công tiểu học, THCS vài trăm tỷ đã "vô tình" tạo ra sự lãng phí ngay trong hệ thống giữa các trường công và tư.

Từ ngạc nhiên đến nghi ngờ, có người thổ lộ: "Lúc đầu tưởng Hiệu trưởng nói đùa nhưng sau thấy thái độ rất cương quyết nên không dám không nghe". 

Một số thầy cô giáo xin học giúp học sinh này, học sinh kia nhưng cũng không nhận của phụ huynh bất cứ một đồng bạc nào bởi các thầy cô nói:

"Có lấy tiền của họ mình cũng chẳng vì thế mà giàu có hơn lại mang tiếng cả đời. Chưa nói, một số phụ huynh lại quá nghèo mình lấy tiền họ cũng không nỡ, giúp được ai cái gì thì giúp". 

Cảm động trước những nghĩa cử ấy, không ít phụ huynh khi con được vào học rồi mới mang vài cân cá, cân mực tới biếu giáo viên và nói rằng: "Đồ này chúng em chẳng phải mua bán gì, cô (thầy) đừng ngại nhận cho chúng em vui lòng". 

Một giáo viên thổ lộ: "Đó mới là tình cảm thật của phụ huynh, họ hoàn toàn tự nguyện nên mình cũng không nỡ từ chối". 

Đó chỉ là một trong muôn ngàn chuyện tốt mà những người thầy người cô chân chính đang làm nhưng lại ít được mọi người đề cập để lan tỏa những hành động đẹp trong cộng đồng. 

Đơn giản chỉ vì những người tốt thường muốn ẩn mình lặng lẽ cống hiến, họ sợ ồn ào, sợ điều tốt mình làm lại mang tiếng thị phi dưới cái nhìn lệch lạc của dư luận.

Câu chuyện, lời văn và quan điểm là của riêng tác giả.



Xem nguồn

Cẩn thận khi dạy viết chữ cho trẻ mẫu giáo

Posted: 17 Jun 2016 09:32 PM PDT


LTS: Vài năm trở lại đây đặc biệt ở các thành phố lớn "trào lưu" cho con "đọc thông, viết thạo" khá nở rộ. Trong suy nghĩ của phụ huynh, việc cho con biết trước sẽ là lợi thế khi con vào lớp 1.

Mặc dù, Bộ GD&ĐT cũng như Sở GD&ĐT địa phương luôn cảnh báo không nên cho trẻ học trước chương trình bởi ở độ tuổi này nếu gây "quá tải" sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.
 
Trong bài viết này, thầy giáo Khánh Văn sẽ chỉ ra hệ lụy đó. Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến của thầy. 

Những năm gần đây, khi mà điều kiện kinh tế dần được nâng cao, mỗi gia đình chỉ có 1-2 con nên nhiều gia đình đầu tư cho con cái học rất nhiều. 

Đặc biệt, khi mà các cháu chuẩn bị bước vào lớp 1 thì tâm lí các bậc làm cha, làm mẹ thường muốn cho con học trước để con mình không bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1. 

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không biết rằng, nếu việc học trước kiến thức nhưng không nắm kỹ các kỹ năng, phương pháp thì sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt về sau với con mình. 

Cẩn thận khi dạy viết chữ cho trẻ mẫu giáo (Ảnh: thanhnien.vn)

Hiện nay, ngoài hệ thống trường mầm non, mẫu giáo công lập thì hệ thống các trường tư thục, dân lập cũng được cấp giấy phép hoạt động rất nhiều đặc biệt là trên địa bàn các thành phố lớn. 

Đây là một tín hiệu vui vì có thể đáp ứng được sự quá tải đối với hệ thống trường công lập, đồng thời giải quyết các trường hợp không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn. 

Để cho nội dung đào tạo tương ứng và giống nhau với các trường công lập thì các trường tư thục cũng tổ chức cho các cháu tô, viết chữ.

Song, tiếc thay một bộ phận giáo viên các trường tư đang làm hỏng các kĩ năng cơ bản ban đầu của các cháu về tư thế ngồi viết, cách cầm bút đúng quy cách mà hệ lụy sau này rất khó khắc phục khi đã tạo thành thói quen.

Năm học 2016-2017 tựu trường muộn nhất là ngày 25/8

(GDVN) – Theo Bộ GD&ĐT quy định học sinh tựu trường sớm nhất vào ngày 01/8/2016, muộn nhất vào ngày 25/8/2016.

Cách đây vài năm, khi con trai tôi được hơn 4 tuổi, lúc ấy vợ chồng chúng tôi chưa dạy cháu viết, hay tô chữ mà chỉ dạy cháu đếm số và làm quen với các hình ảnh minh họa có chữ cái để cháu tập làm quen với mặt chữ. 

Nhưng, sau một lần đi đón con, cô giáo có nhắc đóng tiền để mua vở tập tô cho các cháu nên vợ chồng tôi cũng "miễn cưỡng" đóng tiền bởi nếu không thì sợ con không được hòa đồng với các bạn. 

Mấy ngày sau, thấy cháu đi học cứ đòi mẹ mua vở tập tô để cho cháu tập tô. Chiều ý con, vợ tôi mua cho cháu quyển tập để cháu tô ở nhà. 

Điều làm cả hai vợ chồng tôi vô cùng thất vọng là cháu đã cầm bút sai hết quy cách, ngồi không đúng tư thế. Hỏi cháu: "Cô có dạy con cách cầm bút và cách ngồi không?"

Thì cháu trả lời, cô phát cho mỗi bạn một quyển rồi các bạn tự ngồi tô chứ không dạy cách ngồi và cách cầm bút.

Từ chuyện của con trai mình mà tôi nghĩ đến những học trò phổ thông mà hàng ngày chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy. 

Mỗi khi các em ngồi viết bài mà thấy tội nghiệp vô cùng. Em thì cúi sát cuốn vở, em thì nghiêng người để viết, em thì cầm bút thẳng đứng, em thì cầm bút bằng 4- 5 ngón tay, chữ thì xấu vô cùng.

Bắt học sinh soạn bài trước, có nên không?

(GDVN) – Tôi nhận thấy hoạt động yêu cầu học sinh soạn bài trước là cần thiết nên tiếp tục duy trì nhưng cũng cần linh hoạt, mềm dẻo, tạo hứng thú cho học sinh.

 
Phải chăng đây là hệ lụy từ những ngày đầu các em cầm bút mà không được hướng dẫn cặn kẽ, chu đáo để bây giờ tạo thành một thói quen không dễ sửa chữa.

Từ lâu, Bộ GD&ĐT lên tiếng “cấm” cho học sinh học chữ sớm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của dư luận.

Minh chứng, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) từng nói rằng:

"Cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 giống như bắt chín ép, rất phản khoa học. Khi giáo viên dạy không chu đáo, trẻ có thể ngồi sai tư thế, viết sai, sau này sửa khó. 

Việc này cũng khiến trẻ dễ gặp phải những khuyết tật về cơ, hệ thần kinh. Khi vào lớp 1 trẻ sẽ không còn sự háo hức, chủ quan khi thấy kiến thức cũ và càng về sau càng đuối"

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều phụ huynh luôn muốn con mình phải bằng hoặc hơn bạn bè nên thúc ép con đi học trước từ rất sớm.

Đặc biệt, những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì họ không chỉ cho con học trước mà còn thuê gia sư về nhà dạy kèm. 

Nhưng tiếc thay, không phải phụ huynh nào cũng tìm được gia sư biết đúng quy cách tập viết của các cháu bởi đa số gia sư là sinh viên nên không nắm được những quy cách cần thiết ban đầu. 

Hơn nữa, việc học chữ sớm đã khiến nhiều học sinh khi vào lớp 1 vì phải học lại kiến thức nên các em chủ quan, chán học. 

Muốn đổi mới căn bản và toàn diện, phải chỉnh đốn giáo dục!

(GDVN) – Thăng tiến quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế rất cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục một cách quyết liệt và vững chắc.

Để dạy các cháu ngồi đúng tư thế và cách cầm bút viết thì các giáo viên mầm non, mẫu giáo và các bậc phụ huynh cần chú ý tạo cho các cháu những thói quen ban đầu. Đó là: 

Đối với tư thế ngồi:

– Phải tạo cho các cháu ngồi viết đúng tư thế, thoải mái, không gò bó; –

– Khoảng cách từ mắt đến quyển tập từ 25-30 cm;

– Hai chân thoải mái không được chân co, chân duỗi;

– Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi;

– Tay trái xuôi theo chiều ngồi và giữ vở cho không bị lệch;

– Ánh sáng phải chiếu từ bên trái sang.

Đối với cách cầm viết:

– Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa);

– Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. 

– Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay;

– Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út;

– Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. 

– Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ, không cầm bút dựng đứng 90 độ;

– Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.

Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm vì nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá lớn, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.

Tạo cho các cháu một thói quen, khoa học để sau này không để lại hệ quả xấu là điều cần thiết của các bậc phụ huynh ngay từ khi các cháu chập chững cầm viết. 

Khi các cháu còn quá non nớt, tay còn yếu thì chúng ta không nên quá nặng dạy con em mình tập viết sớm sớm, bắt các em phải “chín ép” và hậu quả sẽ khôn lường. 

Bởi những tháng đầu tiên của lớp 1, các cháu sẽ được dạy các kĩ năng cơ bản về việc cầm bút và tô những nét cơ bản. Lúc đó, chỉ cần phụ huynh kèm cặp con em mình thêm ở nhà thì chắc chắn sẽ tạo cho các em một tư thế ngồi đúng, nét chữ cứng cáp mà kĩ năng viết và cầm bút cũng đúng khoa học.



Xem nguồn

Tri thức trẻ hăng hái tham gia cuộc thi sáng kiến phát triển giáo dục

Posted: 17 Jun 2016 08:50 PM PDT


Chương trình

Chương trình "Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục" được phát động từ ngày 28/4/2016. (Ảnh: BTC cung cấp)

Theo Ban tổ chức cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục, các bài dự thi được gửi đến từ nhiều tỉnh thành, cụ thể là Nghệ An, Yên Bái, Cần Thơ, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh. Đúng như quy định của chương trình, tất cả các tác giả dự thi "Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục" đều dưới 35 tuổi. Dù vậy, Ban tổ chức cuộc thi vẫn bất ngờ khi nhận được bài dự thi của những tác giả còn rất trẻ, trong đó, có một tác giả sinh năm 2000.

Nhiều tác giả biết đến chương trình thông qua mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình Facebook của chương trình

Nhiều tác giả biết đến chương trình thông qua mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình Facebook của chương trình "Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục")

Đa số các tác giả đều chia sẻ rằng họ đầu tư nhiều trí lực và sức lực cho các công trình vì mong muốn được các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đánh giá và suy xét về những ý tưởng của mình. Tác giả 16 tuổi Võ Thành Nguyên (Học sinh lớp 10, Trường THPT Bình Sơn, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chia sẻ em mong muốn các chuyên gia sẽ lắng nghe những chia sẻ của em về thực trạng "học vì điểm số" hiện nay.

Tác giả Nguyễn Văn Ninh (sinh năm 1994, ngụ ở Nghệ An) cho biết khi liên tục thức đến 3 giờ sáng để hoàn thành 29 trang bài dự thi, anh mong các chuyên gia sẽ suy xét kĩ càng những tâm huyết của một người trẻ như anh với việc đổi mới giáo dục.

Bên cạnh đó, ngoài mong muốn được lắng nghe, các trí thức trẻ còn hi vọng rằng cuộc thi sẽ là cầu nối để các ý tưởng của họ sớm được ứng dụng và nhân rộng. Thầy giáo Lê Văn Cường (sinh năm 1984, ngụ tại Yên Bái) hi vọng công trình dạy lịch sử thế giới bằng 3.456 câu thơ lục bát của mình sẽ được in rộng rãi như một tài liệu tham khảo và được sử dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy môn Lịch sử.

Tác giả Ma Quốc Đảo (sinh năm 1988, ngụ ở TP.HCM) cho biết anh mất 6 năm tìm tòi nghiên cứu để tạo ra công trình "Áo tri thức". Dù bỏ ra nhiều tâm huyết và kinh phí để đem công trình này vào thực tế nhưng anh vẫn chưa thành công. Vì vậy, tác giả Ma Quốc Đảo xem cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục là hi vọng cuối cùng để công trình của anh sớm được ứng dụng trong thực tế.


Poster chương trình

Poster chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục".

Cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục sẽ tiếp tục nhận bài dự thi đến hết ngày 30/9/2016.

Chương trình "Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục" do Trung ương Đoàn phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long và Báo Tuổi Trẻ thực hiện. Chương trình dành cho trí thức trẻ là công dân Việt Nam dưới 35 tuổi. Người dự thi tham gia chương trình bằng cách gửi về Ban Tổ chức các công trình, sáng kiến mới thuộc lĩnh vực giáo dục như phương pháp dạy học, các sáng chế dụng cụ học tập hoặc công trình nghiên cứu giáo dục. Năm 2016, cuộc thi được phát động rộng rãi trên toàn quốc và bắt đầu nhận hồ sơ tham dự từ ngày 28/4/2016 đến hết ngày 30/9/2016.

Dựa trên tiêu chí về tính khả thi và tính mới để chấm giải, trong khoảng 12 – 15 công trình lọt vào vòng chung kết sẽ có tối đa 5 công trình tiêu biểu được trao giải 100 triệu đồng/công trình. Các công trình còn lại sẽ được trao giải thưởng trị giá 10 triệu đồng/công trình.

Hình thức tham gia chương trình:

Để tham gia chương trình, các cá nhân, nhóm tác giả: gửi bản thuyết minh (hoặc hiện vật) công trình, sáng kiến qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ban Tổ chức chương trình trước ngày 30/9 hằng năm. Hồ sơ xét chọn ghi rõ: họ và tên tác giả, đồng tác giả, nhóm tác giả; tên công trình, sáng kiến; cơ quan (đơn vị); địa chỉ; điện thoại của tác giả, tập thể tác giả khi cần liên lạc; ngày, tháng, năm sáng tạo. Ban tổ chức không gửi lại cơ quan, đơn vị, tác giả, nhóm tác giả những hồ sơ phạm quy, gửi không đúng quy trình.

Địa chỉ nhận hồ sơ:

Ban Thanh niên Trường học, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Số 64 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. SĐT: 04.6263.1852; đồng thời gửi bản mềm (file .pdf, .docx, .doc, .pptx, .ppt hoặc các file thiết kế sản phẩm) tới địa chỉ email: trithuctrevigiaoduc@gmail.com

Hoặc Ban Thanh niên, Báo Tuổi Trẻ, Số 60A, Hoàng Văn Thụ, Phường.9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. SĐT: 08.3997.3838.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập vào website: http://trithuctre.doanthanhnien.vn.



Xem nguồn

Comments