Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hơn 16.000 thí sinh Hà Nội chỉ đăng ký xét tốt nghiệp

Posted: 15 Jun 2016 10:01 AM PDT


Thông tin tại buổi họp báo Thành ủy chiều 14/6, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 trên địa bàn thành phố đã hoàn tất.

Với 76.500 thí sinh đăng ký dự thi, ngành giáo dục đào tạo sẽ tổ chức cho các em thi tại 104 điểm thi với điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất.

Như vậy, so với năm ngoái, số lượng thí sinh đăng ký dự thi giảm gần 7.000 em. Tuy nhiên số lượng thí sinh chỉ đăng ký dự thi tốt nghiệp năm nay 16.000, tăng 5000 thí sinh.

Hơn 16.000 thí sinh Hà Nội chỉ đăng ký xét tốt nghiệp (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Năm nay, Hà Nội sẽ tổ chức 6 cụm thi, trong đó có 5 cụm thi Đại học và 1 cụm thi tốt nghiệp.

Cụm thi Đại học là cụm thi tổ chức cho thí sinh sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học. Cụm thi tốt nghiệp tổ chức cho thí sinh sử dụng kết quả thi chỉ để xét tốt nghiệp trung học phổ thông.

Cụ thể, cụm thi số 1 (Đại học Bách khoa Hà Nội) tổ chức cho các thí sinh ở các quận, huyện: Quận Hoàn kiếm, quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai, quận Long Biên, huyện Thanh Trì, huyện Gia Lâm, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên.

Cụm thi số 2 (Trường Đại học Thủy lợi), tổ chức cho các thí sinh ở các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Oai và huyện Mỹ Đức, huyện Ứng Hòa.

Cụm thi số 3 (Học viện Kỹ thuật quân sự) tổ chức cho các thí sinh ở quận Bắc Từ Liêm, huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn, huyện Phúc Thọ, huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai, huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, huyện Mê Linh.
Cụm thi số 4 (trường Đại học Sư phạm Hà Nội) tổ chức cho các thí sinh ở các quận Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.

Cụm thi số 5 (trường Đại học Lâm nghiệp) tổ chức cho các thí sinh ở thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, huyện Chương Mỹ.

Cụm thi số 6 (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì) tổ chức cho tất cả các thí sinh ở tất cả các quận, huyện, thị xã có nguyện vọng sử dụng kết quả thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT.



Xem nguồn

Kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia tại Hòa Bình

Posted: 15 Jun 2016 09:19 AM PDT


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển trò chuyện với tình nguyện viên của Trường CĐSP Hòa BìnhThứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển trò chuyện với tình nguyện viên của Trường CĐSP Hòa Bình

Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia 2016 tại tỉnh Hòa Bình và lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình.

Theo báo cáo của Giám đốc Sở GD&ĐT Bùi Trọng Đắc, năm nay Hòa Bình có tổng số 29 điểm thi. Trong đó, 20 điểm thi do Sở GD&ĐT chủ trì với 6.052 thí sinh với 260 phòng thi, 734 cán bộ coi thi được huy động.

Trường ĐH Hải Phòng chủ trì cụm thi số 29 (phối hợp với Trường CĐSP Hòa Bình) với 2.988 thí sinh, thí sinh đăng ký nguyện vọng thi ngoại ngữ ở 4 môn: Tiếng Nga, Trung, Pháp và tiếng Anh, trong đó, thí sinh dự thi  môn Tiếng Anh đông nhất với 2.336 em, trung bình 28,4 thí sinh/phòng thi.

Số lượng cán bộ tham gia Ban coi thi là 262 người, trong đó có 192 cán bộ coi thi, cụm thi này có 4 điểm thi với 96 phòng thi đặt tại trường CĐSP Hòa Bình, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật và Trường THPT Ngô Quyền.

Cán bộ chấm thi và chấm kiểm tra là giảng viên ĐH Hải Phòng có 97 người (83 cán bộ chấm thi). Dự kiến, chấm thi từ ngày 8 -13/7, công tác chấm thi trắc nghiệm khoảng 1 ngày, gửi dữ liệu về Bộ GD&ĐT ngày 20/7, in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh để xét tuyển ĐH, CĐ trước ngày 30/7.

Ông Bùi Văn Cửu cho biết thêm: Hòa Bình là 1/49 tỉnh, thành phố có 2 cụm thi. Số lượng thí sinh dự thi xét ĐH, CĐ năm nay giảm, chiếm khoảng hơn 30%, trong khi năm trước là gần 45%. Nguyên nhân do địa phương làm tốt công tác phân luồng.

Cho đến thời điểm hiện tại, công tác in sao đề thi đã được thực hiện đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT đã phối hợp rất tốt với các sở, ban, ngành, địa phương, chủ động về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự để đảm bảo về phòng thi, lực lượng bảo vệ, Ban vận chuyển và bàn giao đề thi, bảo quản đề thi, bài thi theo đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Địa phương đã phối hợp rất tốt với nhiều đơn vị, lên danh sách số lượng HS có nhu cầu ở trọ, thuê phòng ở, các nhà nghỉ, khách sạn cam kết không tăng giá.

Đặc biệt, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính tham mưu với Ban chỉ đạo thi và UBND tỉnh hỗ trợ chi phí đi lại cho gần 2.000 thí sinh nhà ở xa điểm thi với mức hỗ trợ 200.000đ/HS, với tổng kinh phí 215.200.000 đ.



 Đoàn công tác kiểm tra phòng thi

Trong ngày, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2016 cụm thi số 29 tại điểm thi là trường CĐSP Hòa Bình và trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hòa Bình cũng như nơi in sao và bảo mật đề thi tại Nhà khách Công an tỉnh.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã đánh giá công tác phối hợp và sự chuẩn bị chu đáo tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2016 của tỉnh Hòa Bình.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Ban chỉ đạo kỳ thi tiếp tục tích cực hoàn thiện các phần việc còn lại, cần đề xuất, kiến nghị kịp thời về Bộ GD&ĐT những vấn đề liên quan đến công tác thi THPT Quốc gia 2016 để kỳ thi tại Hòa Bình được diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.

Đặc biệt phải đảm bảo thông tin thông suốt giữa địa phương với Bộ GD&ĐT để phối hợp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả.



Xem nguồn

Đuối nước ở trẻ em vào đề thi Văn lớp 10

Posted: 15 Jun 2016 08:36 AM PDT


Ghi nhận của PV Dân trí, đầu giờ sáng 15/6, thời tiết tại Sóc Trăng khá thuận lợi khi trời trong, gió mát, nắng nhẹ, không có mưa, rất thuận lợi cho các thí sinh đến dự thi cũng như trong quá trình làm bài.

Kết thúc 120 phút làm bài thi môn Ngữ Văn, nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng thoải mái vì làm được bài. Theo đánh giá của các thí sinh, đề thi môn Ngữ Văn năm nay khá dễ thở nên hầu hết các thí sinh đều làm được bài.

Đề Ngữ Văn có câu mở về tình trạng đuối nước ở trẻ em Việt Nam được cho là vừa sức với các thí sinh ở Sóc Trăng.

Đề Ngữ Văn có câu mở về tình trạng đuối nước ở trẻ em Việt Nam được cho là vừa sức với các thí sinh ở Sóc Trăng.

Thí sinh Vương Lỳ Anh (học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong, phường 3, TP Sóc Trăng) cho biết: "Đề khá dễ nên tụi em làm bài thoải mái, chắc chắn đạt từ điểm 7 trở lên".

Đề thi môn Ngữ Văn có 2 phần, trong đó phần bắt buộc có 2 câu, gồm 1 câu cho kỹ năng đọc hiểu (2 điểm) và 1 câu thuộc dạng bài nghị luận xã hội (3 điểm) về đề tài "Đuối nước ở trẻ em Việt Nam". Còn phần tự chọn (5 điểm) có hai đề, một đề yêu cầu thí sinh phân tích 2 khổ thơ trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và một đề yêu cầu thí sinh phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi". Cả hai đề đều có yêu cầu thí sinh nêu bài học thực tế cho bản thân. Thí sinh chọn một trong hai đề để làm bài.

Một giáo viên Trường THCS Dương Kỳ Hiệp (phường 2, TP Sóc Trăng) nhận xét: "Đề nghị luận xã hội khá hợp lý, đưa ra một thực trạng đáng báo động là vấn đề đuối nước ở trẻ em Việt Nam nên nhiều thí sinh hào hứng. Tuy nhiên, phần tự chọn không thật sự hấp dẫn bởi chúng tôi theo dõi đề thi qua nhiều năm thì thấy bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải hầu như đã được ra rất nhiều lần nên ở nhiều trường, khi ôn tập cho học sinh, giáo viên đều "tủ" bài thơ này. Còn nhân vật Phương Định cũng tạm được chứ chưa thật sự hay lắm. Với đề này, chắc chắn nhiều thí sinh sẽ đạt từ 6 điểm trở lên".

Nhiều thí sinh thở phào nhẹ nhõm với đề thi Ngữ Văn vào lớp 10.

Nhiều thí sinh thở phào nhẹ nhõm với đề thi Ngữ Văn vào lớp 10.

Chiều ngày 15/6, các thí sinh thi môn thứ hai là môn Ngoại Ngữ (Tiếng Anh). Sáng ngày 16/6, môn thi cuối cùng là môn Toán.

Theo số liệu từ Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng, danh sách thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT trên địa bàn tỉnh là 11.677 em; chỉ tiêu tuyển sinh được UBND tỉnh phê duyệt là 10.519 em. Đây là năm đầu tiên các trường THPT trên địa bàn tỉnh tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10. Các năm trước, chỉ có một số trường trọng điểm được tổ chức thi tuyển, còn các trường khác chỉ xét tuyển.

Trước đó, Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai của tỉnh đã tổ chức thi tuyển vào các lớp chuyên và đã tuyển được 280 chỉ tiêu trong số 581 thí sinh đăng ký dự thi.

Bạch Dương



Xem nguồn

Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội: Đẩy mạnh thực hành trong đào tạo nguồn nhân lực

Posted: 15 Jun 2016 07:53 AM PDT


Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế đang là vấn đề cấp bách.

Để đáp ứng những nhiệm vụ to lớn trên Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội với đội ngũ giáo viên, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề đang ngày đêm đóng góp xây dựng Nhà trường tiếp bước truyền thống, mãi trở thành một địa chỉ đào tạo tin cậy, uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay.

Trải qua gần 50 năm thành lập và phát triển, trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội không chỉ lớn mạnh về số lượng mà chất lượng cũng ngày được nâng cao. Tính đến nay, Nhà trường đã đào tạo được trên 35 nghìn cán bộ kỹ thuật đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, Trường mở thêm nhiều ngành nghề với nhiều hình thức đào tạo khác nhau: chính quy, tại chức, liên kết, liên thông, đào tạo theo địa chỉ, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đào tạo tay nghề và thực hành nghề để đáp ứng kịp thời và có hiệu quả nhu cầu xã hội.



Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho nhà trường 

Hệ thống chương trình, giáo trình cho các chuyên ngành đào tạo đã được đội ngũ giáo viên nhà trường với sự giúp đỡ của các Tổng công ty, các doanh nghiệp có uy tín trong ngành nghiên cứu và biên soạn khá hoàn chỉnh, đồng bộ và đầy đủ thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn.

Vì vậy mà chất lượng và hiệu quả đào tạo ngày một nâng cao, quy mô và hình thức đào tạo được đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu của xã hội; 98% học sinh tốt nghiệp hàng năm trong đó tỷ lệ khá giỏi đạt trên 70%, trên 80% học sinh sau tốt nghiệp có việc làm ổn định vsà phù hợp với chuyên môn đào tạo, số còn lại tiếp tục theo học liên thông lên những bậc học cao hơn.

Đặc biệt, từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục và đào tạo trong đó có chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, Nhà trường đã triển khai tuyển sinh các chương trình đào tạo TCCN song song chương trình văn hóa phổ thông nhằm giúp cho các học sinh phổ thông chọn đúng cách đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội mà không nhất thiết phải theo đuổi học đại học.

Mặt khác, sau khi tốt nghiệp TCCN các em vẫn có đủ điều kiện để vừa đi làm, vừa đăng ký dự thi để được lấy bằng THPT. Nhờ những cơ hội thuận tiện này cùng với các chính sách ưu đãi của Nhà nước mà trong những năm gần đây, tỷ lệ đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS theo học tại Trường ngày một tăng cao.

Một điểm mới trong giáo dục và đào tạo mà trường đang triển khai đó chính là mở rộng hợp tác quốc tế và chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để tạo môi trường tốt nhất cho giáo viên và học sinh, sinh viên có điều kiện nghiên cứu và thực hành, thực tập.

Bên cạnh các Câu lạc bộ văn hóa thể thao, các Câu lạc bộ học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học ssẽ là cầu nối đưa khoa học công nghệ tới gần hơn với các bạn không chỉ ở trong lĩnh vực Xây dựng mà còn với các ngành đào tạo khác trong toàn trường và tạo môi trường học tập năng động, sáng tạo để nâng cao năng lực học tập, nghiên cứu, làm chủ khoa học công nghệ; giao lưu và học hỏi lẫn nhau cho mỗi khóa học sinh, sinh viên.

Trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển cùng những khó khăn thử thách, song cùng với sự nỗ lực quyết tâm của thầy và trò nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của Ngành Giáo dục Đào tạo Hà Nội cùng các Bộ, ngành, đoàn thể để Nhà trường luôn vững bước vượt qua và tiếp tục xây dựng Nhà trường trở thành điểm sáng của giáo dục nghề nghiệp Thủ đô theo hướng tiên tiến, hiện đại.

Trong 5 năm qua, Trường liên tục được UBND Thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, lá cờ đầu ngành Giáo dục chuyên nghiệp năm 2005, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2006, 2 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ GD&ĐT.

Huân chương Độc lập Hạng Ba mà nhà trường vinh dự đón nhận đã tạo thêm động lực để thầy và trò nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, ngày càng nỗ lực hơn nữa đưa trường phát triển toàn diện, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cho Thủ đô và đất nước.



Xem nguồn

Nhà giáo cao tuổi nhận giải thưởng Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Posted: 15 Jun 2016 07:11 AM PDT


Thầy Võ Đức Kế - Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Thủy (Quảng Bình).Thầy Võ Đức Kế – Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Thủy (Quảng Bình).

 Cán bộ nào, phong trào ấy!

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, thầy Võ Đức Kế theo sự nghiệp trồng người từ năm 1980. Thuở ban đầu lương ba cọc ba đồng, nhiều người tạm gác nghề dạy học chuyển qua làm công tác khác thì thầy vẫn một lòng gắn bó với nghề.

Mặc dầu còn gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng do lòng yêu nghề mến trẻ nên thầy Kế không quản ngại mọi khó khăn của gia đình và xã hội; ở đâu, địa phương nào thầy vẫn luôn làm tốt công tác của mình. Các địa phương, các trường thầy công tác giảng dạy đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và tình cảm đẹp cho học sinh và mọi người yêu mến.

Ở tuổi 59, thầy Kế đã có 36 năm tuổi nghề, 34 năm tuổi đảng, 23 năm làm công tác quản lý giáo dục , "Thầy giáo Võ Đức Kế thực sự là tấm gương sáng về trí tuệ, phẩm chất và nhiệt huyết trong ngành giáo dục, khiến nhiều người biết đến và trân trọng. Đúng là cán bộ nào, phong trào ấy" – Đó là nhận xét của nhiều đồng nghiệp, lãnh đạo khi nói về thầy giáo nhiệt huyết tỉnh Quảng Bình.

Nhiều năm giảng dạy, rồi làm vị trí quản lý trong ngành giáo dục, thầy Kế đã có nhiều công lao đóng góp cho trường và địa phương với nhiều thành tích đáng trân trọng: Xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục đạt ở mức cao ổn định, học sinh giỏi và học sinh năng khiếu đạt nhiều giải qua các kỳ thi cấp huyện, tỉnh, quốc gia; đào tạo bồi dưỡng nhiều lớp học sinh trưởng thành nhất là học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.

Việc tham gia các cuộc thi là một điều đam mê của thầy Kế. Cho đến nay, thầy đã tham gia rất nhiều cuộc thi như: Thi tìm hiểu 10 năm Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới; 410 năm thành lập tỉnh Quảng Bình; Luật Lao động; Hiến pháp năm 2013; Tìm hiểu Tem năm 2016…..Tất cả cuộc thi thầy đều đạt giải cao của cấp huyện, cấp tỉnh.

Mỗi nhà giáo là một tấm gương!

Trong suốt quá trình công tác, điều tâm đắc nhất của thầy Kế là hiệu quả công tác. Điều này cũng được thầy Hiệu trưởng nói đến trong bài thi Tự luận "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh": "Người giáo viên phải có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được những thế hệ công dân, cán bộ có tài cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một người thầy giáo giỏi không có nghĩa là phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu trọn tri thức nhân loại. Mỗi giáo viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức, đặc biệt phải tinh thông trong lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục – đào tạo.

Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không được bằng lòng với kiến thức đã có. Người nói: "Giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước".

Bác từng nhắc nhở: Trong sự nghiệp trồng người, đội ngũ giáo viên nếu chỉ có tài thôi thì chưa đủ, ngoài trí tuệ, tài năng, người giáo viên phải có đạo đức, phẩm chất tốt".

Thầy Kế cũng là thí sinh cao tuổi nhất đạt giải phần thi Tự luận. Chia sẻ về cảm xúc khi nhận giải, thầy xúc động chia sẻ: "Một người "chèo đò" có đủ đức, đủ tài sẽ góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh có tài, có đức, có đủ năng lực để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi nhà giáo phải không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong gương mẫu, thương yêu, gần gũi học sinh, gắn bó, đoàn kết với đồng nghiệp, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo".



Xem nguồn

Cần Thơ: Kiến nghị thành lập thêm 3 trường ĐH

Posted: 15 Jun 2016 06:30 AM PDT


TP Cần Thơ hiện có 5 trường ĐH, 1 phân hiệu ĐH và 1 Học viện Chính trịTP Cần Thơ hiện có 5 trường ĐH, 1 phân hiệu ĐH và 1 Học viện Chính trị

Đây là kiến nghị của UBND TP Cần Thơ trong buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vừa diễn ra tại TP Cần Thơ.

Theo đó, UBND TP Cần Thơ đã kiến nghị với Chính phủ một số vấn đề triển khai bổ sung một số công trình dự án cấp thiết cho giai đoạn 2016 – 2020 như dự án biến đổi khí hậu, giao thông… Đặc biệt, cho thành lập thêm 3 trường đại học và nâng trường ĐH Cần Thơ thành đại học trọng điểm quốc gia.

Theo kiến nghị, 3 trường đại học được xin thành lập mới là Đại học Kiến trúc, Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc tế (trường Đại học chất lượng cao).

Đồng thời nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ thành đại học trọng điểm quốc gia theo hướng đa ngành.

Hiện TP Cần Thơ là nơi có nhiều trường đại học nhất ở khu vực ĐBSCL với 5 trường đại học, 1 phân hiệu đại học, 1 Học viện Chính trị.

Theo quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đến năm 2020, ĐBSCL dự kiến có 50 trường (bao gồm 20 trường đại học và 30 trường cao đẳng). Hiện nay tính cả vùng ĐBSCL mới chỉ có 43 trường đại học, cao đẳng (17 đại học, 26 cao đẳng).



Xem nguồn

Thi THPT quốc gia 2016: Hà Nội tăng số thí sinh không thi đại học

Posted: 15 Jun 2016 05:48 AM PDT


 – Theo thống kê của Sở GD-ĐT, năm nay, 76.500 thí sinh sẽ tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại 6 cụm thi với 104 điểm thi tại Hà Nội.

Báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, số lượng thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia năm nay tại Hà Nội giảm hơn 8% so với năm ngoái. Năm 2015, số lượng thí sinh của Hà Nội là 83.000 thí sinh.

kỳ thi THPT Quốc gia 2016, thi đại học 2016
Số lượng thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại Hà Nội giảm 7.000 thí sinh so với năm ngoái. 

Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và KĐCL lý giải rằng, việc giảm số lượng thí sinh của Hà Nội chủ yếu là do biến động dân số.

Ông Chất cũng cho biết, năm nay số lượng thí sinh đăng ký các cụm thi chỉ xét tốt nghiệp năm nay là 16.000, tăng khá nhiều so với số lượng thí sinh diện này năm ngoái (11.000).

Năm trước là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, các em học sinh chưa quen nên nhiều em đăng ký cụm thi đại học. Qua một năm đánh giá năng lực, các em đã hiểu rõ để lựa chọn dự thi cụm đại học hoặc cụm địa phương (chỉ xét tốt nghiệp). Vì thế, số lượng thí sinh năm nay đăng ký thi tại cụm địa phương tăng hơn tại HN.

Kỳ thi THPT năm nay sẽ diễn ra từ 1-4/7 tới đây. Ngày 30/6, các em học sinh sẽ làm thủ tục dự thi, nhận thẻ dự thi và đính chính các sai sót nếu có.

Các môn thi THPT Quốc gia năm nay vẫn bao gồm 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Trong đó ngoài môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, môn Ngữ văn có phần đọc hiểu và làm văn, các môn còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm.

Tại Hà Nội sẽ có 6 cụm thi:

Cụm thi số 1: Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, tổ chức cho các thí sinh ở các quận, huyện: Quận Hoàn Kiếm, Quận Hai Bà Trưng, Quận Hoàng Mai, Quận Long Biên, Huyện Thanh Trì, Huyện Gia Lâm, Huyện Thường Tín, Huyện Phú Xuyên.

Cụm thi số 2: Trường ĐH Thủy lợi, tổ chức cho các thí sinh ở các quận huyện: Quận Đống Đa, Quận Thanh Xuân, Quận Hà Đông, Huyện Thanh Oai, Huyện Mỹ Đức, Huyện Ứng Hòa.

Cụm thi số 3: Học viện Kỹ thuật quân sự, tổ chức cho các thí sinh ở các quận, huyện: Quận Bắc Từ Liêm, Huyện Đông Anh, Huyện Sóc Sơn, Huyện Phúc Thọ, Huyện Thạch Thất, Huyện Quốc Oai, Huyện Đan Phượng, Huyện Hoài Đức, Huyện Mê Linh.

Cụm thi số 4: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tổ chức cho thí sinh ở các quận, huyện: Quận Ba Đình, Quận Tây Hồ, Quận Cầu Giấy, Quận Nam Từ Liêm.

Cụm thi số 5: Trường ĐH Lâm nghiệp, tổ chức cho các thí sinh ở các quận, huyện: Thị xã Sơn Tây, Huyện Ba Vì, Huyện Chương Mỹ.

Cụm thi số 6: Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì tổ chức cho tất cả thí sinh ở tất cả các quận, huyện, thị xã có nguyện vọng sử dụng kết quả thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT.

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

Dạy kém, đại học phải trả lại 2.000 USD học phí cho sinh viên

Posted: 15 Jun 2016 05:06 AM PDT


Một trường đại học của Thụy Điển đã buộc phải trả lại học phí cho một sinh viên Mỹ chuyên ngành kinh doanh vì không đáp ứng được chất lượng giảng dạy.

trả học phí, đại học Thụy Điển

Hôm 14/6, tòa án Vastmanland, Thụy Điển tuyên bố, chương trình Tài chính phân tích kéo dài 2 năm của ĐH Malardalen mà sinh viên Connie Askenback theo học từ năm 2011 tới năm 2013 "không có giá trị thực tiễn".

Tòa án này cũng đề cập đến việc, hồi năm 2013 Cơ quan giáo dục đại học Thụy Điển từng chỉ trích chương trình học này, đồng thời yêu cầu nhà trường trả lại học phí 170.182 kronor (20.544 USD) cộng với lãi suất.

"Tôi cảm thấy rất hài lòng. Đó là một xác minh quan trọng và bây giờ tôi đã có thể tiếp tục học tập giống như tôi đã kỳ vọng" – Askenback cho hay.

Bà Marie Eriksson – hiệu trưởng nhà trường cho biết, các quản trị viên sẽ "xem xét các tác động của phán quyết này".

Ngôi trường có 14.000 sinh viên này từng quảng cáo trên website rằng những sinh viên tốt nghiệp chương trình Tài chính phân tích sẽ "nhận được những bằng cấp cạnh tranh để đạt được một công việc hấp dẫn" trong giới kinh doanh.

Askenback là "một trong hàng ngàn sinh viên" bên ngoài châu Âu tới Thụy Điển mỗi năm để học tập.

"Điều quan trọng là các trường đại học của Thụy Điển đã nhận được một dấu hiệu rõ ràng yêu cầu nền giáo dục mà họ cung cấp và thu phí phải tuân thủ pháp luật và các quy định" – người đứng đầu tổ chức Center for Justice cho hay.

  • Nguyễn Thảo(Theo New York Times)

Tin liên quan



Xem nguồn

Không đáp ứng chất lượng, trường đại học trả lại học phí cho sinh viên

Posted: 15 Jun 2016 04:25 AM PDT


Một trường đại học của Thụy Điển đã buộc phải trả lại học phí cho một sinh viên Mỹ chuyên ngành kinh doanh vì không đáp ứng được chất lượng giảng dạy.

trả học phí, đại học Thụy Điển

Hôm 14/6, tòa án Vastmanland, Thụy Điển tuyên bố, chương trình Tài chính phân tích kéo dài 2 năm của ĐH Malardalen mà sinh viên Connie Askenback theo học từ năm 2011 tới năm 2013 "không có giá trị thực tiễn".

Tòa án này cũng đề cập đến việc, hồi năm 2013 Cơ quan giáo dục đại học Thụy Điển từng chỉ trích chương trình học này, đồng thời yêu cầu nhà trường trả lại học phí 170.182 kronor (20.544 USD) cộng với lãi suất.

"Tôi cảm thấy rất hài lòng. Đó là một xác minh quan trọng và bây giờ tôi đã có thể tiếp tục học tập giống như tôi đã kỳ vọng" – Askenback cho hay.

Bà Marie Eriksson – hiệu trưởng nhà trường cho biết, các quản trị viên sẽ "xem xét các tác động của phán quyết này".

Ngôi trường có 14.000 sinh viên này từng quảng cáo trên website rằng những sinh viên tốt nghiệp chương trình Tài chính phân tích sẽ "nhận được những bằng cấp cạnh tranh để đạt được một công việc hấp dẫn" trong giới kinh doanh.

Askenback là "một trong hàng ngàn sinh viên" bên ngoài châu Âu tới Thụy Điển mỗi năm để học tập.

"Điều quan trọng là các trường đại học của Thụy Điển đã nhận được một dấu hiệu rõ ràng yêu cầu nền giáo dục mà họ cung cấp và thu phí phải tuân thủ pháp luật và các quy định" – người đứng đầu tổ chức Center for Justice cho hay.

  • Nguyễn Thảo(Theo New York Times)

Tin liên quan



Xem nguồn

Từ con gái người lao công thành sinh viên Harvard

Posted: 15 Jun 2016 03:42 AM PDT


 – Sinh năm 1997, cô gái 19 tuổi Trần Thị Diệu Liên không gây ấn tượng với người đối diện bằng vẻ ngoài năng động hay khả năng hoạt ngôn như nhiều du học sinh khác. Em tự nhận mình thường không nói nhiều, mà dành nhiều năng lượng để suy nghĩ.

Harvard, trúng tuyển Harvard, con gái cô lao công
Trần Thị Diệu Liên – nữ sinh vừa trúng tuyển vào ĐH Harvard với mức học bổng hơn 300.000 USD

Không lấy hoàn cảnh để biện hộ

Diệu Liên là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Hồi đầu tháng 4, em vừa nhận tin trúng tuyển ĐH Harvard với mức học bổng hiếm có 302.920 USD cho 4 năm học.

Với Liên, Harvard trước đó là một ước mơ xa vời với cô gái sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ chỉ là lao động phổ thông như em. Giấc mơ du học của Liên được nuôi dưỡng từ những ngày học THCS Trần Đại Nghĩa – thời điểm mà em biết đến học bổng A*Star của Chính phủ Singapore. Nhưng những nỗ lực ngày đó chưa đủ giúp em giành được học bổng này, mà chỉ dừng chân ở vòng phỏng vấn.

Không nản chí, Diệu Liên tiếp tục nỗ lực học tập và rèn luyện để tới gần với ước mơ du học hơn. Suốt những năm phổ thông, Liên đã giành được không ít những học bổng, thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc. Điển hình là giải Tư Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF) với đề tài "Bảng hiển thị chữ nổi cho người khiếm thị". Những năm học phổ thông, đam mê khoa học, thích chế tạo, mày mò, em thường xuyên mua về những đồ bỏ đi, ve chai rẻ tiền để thỏa ước mong sáng tạo. Liên tiết lộ, nhiều khả năng sẽ chọn một chuyên ngành liên quan đến khoa học kỹ thuật để theo học ở Harvard. "Em cảm thấy đây là ngành mà em có thể làm được nhiều hơn cho mọi người".

Sinh ra trong một gia đình lao động bình thường, bố là thợ làm biển quảng cáo, mẹ là lao công ở một trường đại học, Diệu Liên tự thấy những hoạt động ngoại khóa cũng giản dị và gần gũi với bản thân, thay vì tham gia những tổ chức, hoạt động từ thiện hoành tráng như nhiều bạn khác. "Có một hoạt động mà em theo rất lâu, đó là dạy học ở mái ấm mồ côi. Nhiều người nghĩ rằng phải đi làm từ thiện để thể hiện mình quan tâm tới mọi người, nhưng dạy học chỉ là việc mà em thích. Em nghĩ rằng dạy học là công việc có thể thay đổi được nhiều điều trong cuộc sống. Chỉ cần thay đổi một chút cách nhìn nhận và cách học thôi thì mình đã chọn một con đường rất khác rồi. Em rất thích cảm giác mình thay đổi được nhận thức của người khác, qua đó thay đổi con đường người ta sẽ chọn sau này" – tân sinh viên ĐH Harvard chia sẻ.

Gia đình không có tiềm lực tài chính, nên việc học tập ở trường cũng như quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học bổng của Liên gần như dựa hoàn toàn vào khả năng tự học và sự nỗ lực của bản thân em. Tuy nhiên, cô gái giàu nghị lực này không cho rằng nên lấy những thiệt thòi đó để biện hộ cho những thất bại của bản thân. Ngược lại, em thấy may mắn vì "trong khi nhiều phụ huynh luôn gò ép con thế này thế kia thì ba mẹ rất tự do cho em quyết định. Em có thể tự lựa chọn con đường cho riêng mình. Ba mẹ em hoàn toàn không biết tiếng Anh. Ba em thậm chí còn không biết điểm SAT tối đa là bao nhiêu. Nhưng ba mẹ luôn hỗ trợ tinh thần, luôn ở đó ủng hộ nếu em cần".

Hãy chọn nơi dành cho mình

Harvard, trúng tuyển Harvard, con gái cô lao công

Diệu Liên cho rằng không có một công thức chung nào cho bộ hồ sơ

Trúng tuyển ngôi trường danh giá nhất nhì thế giới, nhưng Diệu Liên không cho rằng Harvard, SAT, hay điểm thi chuẩn hóa… là những yếu tố quan trọng.

Ngoài việc "có duyên với Harvard", Diệu Liên cho biết, đây là một ngôi trường có tiềm lực tài chính lớn, đủ khả năng hỗ trợ những ứng viên như em. "Trường nhìn vào con người của ứng viên trước khi nhìn vào khả năng tài chính của ứng viên để có những hỗ trợ phù hợp".

Chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ, Liên cho rằng không có một công thức chung nào cho bộ hồ sơ. "Khi viết luận, em có thể nào thì thể hiện ra như thế, chứ không cố gò ép bản thân theo kiểu tính cách mà mình nghĩ là trường sẽ thích. Có thể là em đã may mắn. Em chỉ thể hiện làm sao cho đúng với mình nhất, và vô tình giữa những bộ hồ sơ đánh bóng bản thân thì có lẽ sự chân thật của em lại gây ấn tượng với trường".

"Các bạn có thể là người khác trong bộ hồ sơ nhưng không thể là người khác trong 4 năm, 6 năm được. Ở Việt Nam có một thành kiến là nếu vào được trường cao nhất thì sẽ vào được các trường khác. Nhưng ở Mỹ, bạn có thể vào được Harvard, Yale, Princeton nhưng có thể rớt những trường top 100, 200. Thứ hạng chỉ là con số. Quan trọng là những trải nghiệm mà mình có được".

Với các hoạt đông ngoại khóa, Liên tâm sự, em đã từng thất bại khi xin học bổng A*Star hay xin học bổng đại học năm lớp 12, rất có thể em sẽ còn thất bại nữa, nên em quyết định sẽ chỉ tham gia những hoạt động mình thích, thay vì tham gia chỉ để làm đẹp hồ sơ.

Khi được hỏi có e ngại không khi là phụ nữ mà lại chọn ngành khoa học kỹ thuật để theo đuổi, Liên nói: "Đúng là ở Việt Nam còn có chút định kiến, nhưng em cứ cố gắng hết sức thôi. Trường hợp của em cũng là một minh chứng cho thấy tiềm lực tài chính của gia đình không quyết định việc bạn có thể học được các trường đại học Mỹ hay không. Em cảm thấy tương lai sẽ có nhiều câu chuyện giống như của em. Những câu chuyện nhỏ như vậy sẽ thành một làn sóng lớn. Em chỉ muốn thành thứ nhỏ nhoi trong làn sóng lớn đó thôi, chứ chưa dám ước mơ làm cái gì đó to lớn".

Tin liên quan



Xem nguồn

Comments