Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hiệu trưởng trường Chu Văn An có góc nhìn khác Bí thư Thăng về cấm dạy thêm

Posted: 13 Jun 2016 07:53 AM PDT


Ban biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của phụ huynh hiện đang có con theo học tại trường trung học cơ sở Chu Văn An (quận 11, TP.Hồ Chí Minh) về việc trường tổ chức luyện thi tuyển sinh lớp 10 tại trường.

Luyện thi xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh

Trước những thông tin nói trên từ phía phụ huynh, sáng ngày 13/6, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm – Hiệu trưởng trường Chu Văn An đã lên tiếng xác nhận, những thông tin mà phụ huynh phản ánh là chính xác.

Theo đó, trường tổ chức ôn thi luyện thi tuyển sinh lớp 10 cho học sinh khối lớp 9 trong vòng 5 tuần (từ ngày 9/5). Học sinh đóng 1,2 triệu đồng cho 3 môn Văn, Toán, Anh, với trung bình mỗi môn 6 tiết/tuần.

Ngoài ra, học sinh còn có thêm 2 tiết dành cho sinh hoạt chủ nhiệm mỗi tuần. Có khoảng hơn 70% tổng số học sinh khối lớp 9 có xét tuyển lớp 10 đăng ký học ôn tại trường.

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, có một số học sinh được phụ huynh cho học tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, học ở ngoài hay ở nhà tự học thì cũng được nhà trường đồng ý, hoan nghênh, chứ không ép buộc phải học ở trường.

Về việc tổ chức lễ tri ân cho học sinh khối lớp 9 tại trường, trường tổ chức hôm 27/5 với tinh thần gọn, nhẹ, tiết kiệm.

Mỗi học sinh đóng 40.000 đồng để ban đại diện cha mẹ học sinh của trường mua hoa tặng thầy cô giáo và phụ huynh, mua quà cho học sinh (biểu trưng logo trường), cùng với kinh phí tổ chức lễ, tiệc.



Cũng như nhiều trường khác ở quận 11, trường Chu Văn An cũng tổ chức các lớp luyện thi tuyển sinh 10 (ảnh: P.L)

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm khẳng định, việc thu tiền này là thu theo thỏa thuận của phụ huynh, được ban đại diện cha mẹ học sinh và toàn thể phụ huynh đồng ý. Các khoản tiền này cũng là do phụ huynh cầm, tổ chức, chứ nhà trường không đóng vai trò chính.

Như vậy, ngoài khoản tiền 10.000 đồng đóng để làm bằng tốt nghiệp, 50.000 đồng tiền đóng để photo tài liệu (3 môn Toán, Văn Anh), 40.000 đồng đóng cho lễ tri ân, học sinh khối lớp 9 của trường Chu Văn An phải đóng tất cả 100.000 đồng.

Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm chia sẻ rằng, đối với những học sinh hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng đóng tiền, thì nhà trường vẫn chấp nhận, vẫn được tham gia lễ tri ân bình thường.

Còn các học sinh không tham gia xét tuyển vào lớp 10 thì không cần phải đóng tiền luyện thi, tiền photo tài liệu 3 môn học.

Học thêm xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh thì không nên cấm

Mới đây nhất, Uỷ viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã có yêu cầu bắt đầu từ đầu năm học tới đây, thành phố dứt khoát phải xóa được nạn dạy thêm và học thêm ở trường.

Đối với những học sinh sức học yếu, hay bồi dưỡng học sinh giỏi thì được phép tổ chức, nhưng phải hoàn toàn miễn phí, không được phép thu tiền của học sinh. Còn học sinh, giáo viên muốn học thêm và dạy thêm thì đến các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, trung tâm ngoại ngữ có sẵn các lớp học ở đấy.

Chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này, dưới góc độ quản lý một trường trung học cơ sở, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm cho rằng, nếu học thêm và dạy thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh thì cũng là việc nên làm.

Theo bà Trâm, không nên cấm việc dạy thêm và học thêm, mà nên tạo điều kiện cho học sinh được học tập một cách tốt nhất. Nếu học thêm mà phụ huynh tự nguyện thì cũng là bình thường.

"Việc nào cũng có 2 mặt tốt, xấu. Nếu dạy thêm và học thêm bị biến tướng, gây mất uy tín cho ngành, cho trường, cho giáo viên thì hoàn toàn không nên chút nào".

Việc yêu cầu giáo viên và học sinh đến các trung tâm, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm cho biết, đó cũng là một cách để thực hiện, tránh để giáo viên hay nhà trường trực tiếp đứng ra tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm cho rằng, vấn đề mấu chốt  ở đây là nếu phụ huynh cảm thấy nơi nào uy tín, học sinh theo học đạt được những kết quả như ý muốn thì họ sẽ làm, chính yếu nhất là nhu cầu. Nơi nào giáo viên dạy tốt, thì tất yếu nơi đó sẽ có học sinh theo học.

Cuối cùng, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm đánh giá rằng, chủ trương của thành phố đưa ra thì không sai, nhưng cần phải nhìn ở nhiều góc độ cụ thể, nhiều mặt khác nhau để tổ chức thực hiện được dư luận đồng thuận.



Xem nguồn

Cần sớm chuyển việc học tiếng Anh từ áp lực thành động lực

Posted: 13 Jun 2016 07:03 AM PDT


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội thảo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội thảo "Định hướng chiến lược dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020".

Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo "Định hướng chiến lược dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020" vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, lãnh đạo các vụ, cục chức năng, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của Bộ GD&ĐT; các đại biểu là chuyên gia, giảng viên, sinh viên đến từ các trường đại học ngoại ngữ, các khoa ngoại ngữ của một số trường đại học lớn; đại diện giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý các Sở GD&ĐT, đại diện một số tổ chức có tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ: Không thể làm vội, làm ẩu

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh phải được đặt trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, nhất là khi chúng ta tham gia Hiệp định TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Hiện nay, một trong những thách thức lớn nhất trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chính là khả năng sử dụng tiếng Anh.

Vì thế, cần sớm chuyển việc học tiếng Anh từ áp lực thành động lực và đẩy nhanh phổ cập tiếng Anh cho các đối tượng tham gia vào quá trình hội nhập, đặc biệt là cho giới trẻ.

Cần xác định đúng, rõ lộ trình và các nhiệm vụ ưu tiên trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ. Đối tượng nào, khu vực nào chưa chuẩn bị kịp thì không tạo áp lực không cần thiết. Cần phải chuẩn bị tốt trước khi triển khai trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng, hiệu quả, không làm vội, làm ẩu, tránh làm đi rồi phải làm lại.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Theo Bộ trưởng, một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên triển khai trong thời gian tới là đánh giá, đúc kết các bài học kinh nghiệm về triển khai dạy và học ngoại ngữ thời gian qua, để từ đó xây dựng, triển khai hiệu quả chiến lược dạy và học ngoại ngữ theo hướng kiến tạo và hội nhập trên cơ sở tăng cường hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy và học ngoại ngữ; đặc biệt là các quốc gia (như Singapore) đã thành công trong việc phát triển tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cần huy động thêm sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm từ các trường/khoa ngoại ngữ ở Việt Nam và quốc tế; tăng cường liên kết giữa các cơ quan quản lý giáo dục các cấp với các tổ chức chính trị xã hội và các cơ sở đào tạo ngoại ngữ để huy động nguồn lực đảm bảo các điều kiện dạy và học ngoại ngữ tốt hơn.

Đặc biệt, Đề án cần tập trung đầu tư vào các cấu phần: Bồi dưỡng năng cao năng lực người dạy; nâng cao chất lượng nguồn học liệu và phương tiện dạy học; nâng cao chất lượng công tác khảo thí nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cho mọi đối tượng người học.

Bộ trưởng cũng lưu ý cần xác định đúng, rõ lộ trình và các nhiệm vụ ưu tiên trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ.

Đối tượng nào, khu vực nào chưa chuẩn bị kịp thì không tạo áp lực không cần thiết. Cần phải chuẩn bị tốt trước khi triển khai trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng, hiệu quả, không làm vội, làm ẩu, tránh làm đi rồi phải làm lại.

Các địa phương, đơn vị chủ động đề xuất lộ trình, kế hoạch phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy – học ngoại ngữ của địa phương, đơn vị.



Một đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo 

Ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ ưu tiên trước hết cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ các cấp theo hướng tiếp cận chuẩn năng lực giáo viên ngoại ngữ quốc tế và vận dụng phù hợp với năng lực, điều kiện thực tiễn của giáo viên Việt Nam.

Đồng thời, ông yêu cầu rà soát lại khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cũng như khung năng lực giáo viên tiếng Anh Việt Nam (ETCF) và các tài liệu giảng dạy phù hợp theo hướng tiếp cận quốc tế và tiếp cận thực tế.

 Cần đánh giá thường xuyên năng lực của các trung tâm khảo thí, đặc biệt là 10 trung tâm được Bộ giới thiệu tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc; đẩy nhanh xây dựng trung tâm đánh giá ngoại ngữ độc lập cấp quốc gia để hỗ trợ và giám sát công tác khảo thí ngoại ngữ trong cả nước. Cương quyết đóng cửa các trung tâm khảo thí không đảm bảo chất lượng, có biểu hiện tiêu cực.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá năng lực và nhu cầu trước khi thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp và có tính khả thi cao, cập nhật với xu thế tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ trên cơ sở nguồn học liệu trực tuyến và sự hỗ trợ giữa các đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, cần tăng cường trao đổi chuyên gia, giảng viên, giáo viên và tình nguyện viên với các nước bản ngữ để tạo môi trường giao tiếp, nâng cao năng lực ngoại ngữ của đối tác Việt Nam.

Chương trình, tài liệu, phương tiện dạy và học ngoại ngữ phải đảm bảo chất lượng trên cơ sở phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng người học, trong đó chú trọng hơn tới nhu cầu học ngoại ngữ rất đa dạng của giới trẻ; tăng cường sử dụng các giải pháp công nghệ (digital platform), các phương tiện phát thanh, truyền hình, để hỗ trợ tất cả các đối tượng người học có thể tiếp cận bình đẳng với ngoại ngữ, có thể học mọi nơi, mọi lúc và đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ như mong muốn.

Bộ trưởng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tăng cường xã hội hóa hoạt động đào tạo ngoại ngữ, tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa về ngoại ngữ để tạo môi trường giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Bộ trưởng đề nghị các tổ chức Đoàn, Đội, Hội xây dựng và tổ chức các cộng đồng học tập ngoại ngữ. Các trường/khoa chuyên ngữ cần xây dựng chương trình đào tạo để khi sinh viên ra trường có thể đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế.

Về công tác khảo thí, Bộ trưởng chỉ đạo xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng của Việt Nam cập nhật với chuẩn quốc tế, dựa vào nguồn lực chuyên môn trong nước và phối hợp với các chuyên gia, tổ chức tư vấn, trung tâm khảo thí quốc tế.

Cần đánh giá thường xuyên năng lực của các trung tâm khảo thí, đặc biệt là 10 trung tâm được Bộ giới thiệu tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc; đẩy nhanh xây dựng trung tâm đánh giá ngoại ngữ độc lập cấp quốc gia để hỗ trợ và giám sát công tác khảo thí ngoại ngữ trong cả nước. Cương quyết đóng cửa các trung tâm khảo thí không đảm bảo chất lượng, có biểu hiện tiêu cực.

"Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan, Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan hoàn thiện cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, tài chính và môi trường học tập nhằm thực hiện thành công chiến lược dạy và học ngoại ngữ trên phạm vi quốc gia" – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Chú trọng xã hội hóa để huy động tối đa nguồn lực

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định những thành công ban đầu của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam cũng như ở một số quốc gia khác trên thế giới, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam thời gian tới.

Bà Cherry Gough – Giám đốc Hội đồng Anh – cho rằng: Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với việc làm thế nào để dạy và học tiếng Anh có chất lượng.

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã kịp thời giúp Chính phủ có những quyết sách lớn về vấn đề dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam. Hội đồng Anh mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ GD&ĐT trong việc chia sẻ các dự án Teaching for Sucess, English Impact cũng như kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn, phương pháp dạy – học và kiểm tra, đánh giá trong đào tạo tiếng Anh.

Đưa quan điểm chìa khóa tạo nên đột phá về chất lương chính là động lực của người dạy và động lực của người học, ông Michael Cahill – Giám đốc khu vực của National Geographic Learning, thuộc tổ chức giáo dục và đào tạo Cengage Learning (Hoa Kỳ) – cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nhằm giúp họ đạt được mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh; đồng thời có phương pháp tạo cảm hứng, tạo động lực học tập tiếng Anh cho học sinh.

Khẳng định phổ cập tiếng Anh là cần thiết và cấp bách, tiến sỹ Trần Xuân Thảo (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) đề cập đến việc phải tăng cường xã hội hóa để huy động tối đa các nguồn lực, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cũng như các điều kiện phục vụ phổ cập tiếng Anh hiện nay.

“Bên cạnh việc tổ chức lại và nâng cao chất lượng hệ thống dạy – học ngoại ngữ chính quy, có thể cho phép học sinh chọn học ngoại ngữ ở ngoài trường trên cơ sở tự nguyện, miễn là các em đáp ứng được yêu cầu về đầu ra” – Tiến sĩ Trần Xuân Thảo cho hay.

Còn theo Tiến sỹ Hồ Thị Mĩ Phương – Giám đốc Trung tâm RETRACK SAMEO – muốn đạt được mục tiêu thanh niên Việt Nam có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh, cần tạo ra nhiều cơ hội giao lưu quốc tế cho thanh niên.

Không cần tăng giờ dạy chính khóa vì sẽ tạo ra nhiều áp lực cho nhà trường mà nên tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học ngoài giờ, phát triển cộng đồng học tập tiếng Anh.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự, trong đó có đại diện các trường ngoại ngữ khẳng định năng lực thực hiện và quyết tâm đổi mới các hoạt động giảng dạy ngoại ngữ trong thời gian tới theo chỉ đạo của Bộ trưởng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và hội nhập quốc tế.



Xem nguồn

Thanh Hóa: Gần 37 nghìn thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10

Posted: 13 Jun 2016 06:20 AM PDT


Thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT, năm học 2015-2016 tại Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT, năm học 2015-2016 tại Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Theo đó, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sẽ có 97 Hội đồng thi với 1.563 phòng thi và khoảng 3.600 giám thị coi thi. Điểm mới của kỳ thi năm nay tại Thanh Hóa là sẽ tổ chức coi thi chéo giữa các Hội đồng thi trong huyện. Những huyện có một Hội đồng thi như Lang Chánh, Mường Lát… sẽ tổ chức coi thi chéo giữa hai huyện lân cận nhau.

Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng cho biết thêm: Hiện nay, tại các điểm thi, công tác chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 THPT đã hoàn tất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho kỳ thi như: phòng thi, bàn ghế, máy phát điện, các phương tiện phòng cháy chữa cháy, hệ thống tường rào bảo vệ… Trước đó, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tổ chức triển khai công tác thi đến cán bộ, giáo viên và học sinh. Sáng ngày 14/6, đề thi sẽ được phát về các Hội đồng thi. Sáng 15/6, các thí sinh bắt đầu học quy chế thi. Ngày 16/6, thí sinh thi môn Toán và Tiếng Anh. Sáng 17/6, thí sinh thi môn Ngữ Văn.

Theo kế hoạch, trong các ngày thi Sở GD&ĐT sẽ tổ chức 2 đoàn thanh tra lưu động để kiểm tra công tác thi, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy định.

Được biết, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016-2017 của các trường công lập trong toàn tỉnh Thanh Hóa là 33.642 học sinh.



Xem nguồn

Thanh Hóa: Trường THPT chuyên Lam Sơn không tuyển đủ chỉ tiêu vào lớp 10

Posted: 13 Jun 2016 05:38 AM PDT


Thí sinh dự thi vào Trường THPT chuyên Lam Sơn, năm học 2016-2017. Ảnh: Nguyễn Quỳnh.

Thí sinh dự thi vào Trường THPT chuyên Lam Sơn, năm học 2016-2017. Ảnh: Nguyễn Quỳnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết: Điểm chuẩn trúng tuyển vào các lớp chuyên của Trường THPT chuyên Lam Sơn năm nay là: Toán: 31,75 điểm; Vật lý: 30,75; Hóa học: 33,875; Sinh học: 31,75; Tin học: 34,38; Ngữ văn: 33,75; Lịch sử: 26,25; Địa lý: 31,00; Tiếng Anh: 34,45; Tiếng Nga: 28,13 và Tiếng Pháp: 31,675 điểm.

Điểm trúng tuyển là tổng điểm các bài thi môn không chuyên (tính điểm hệ số 1) cộng với điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (tính điểm hệ số 2).

Tổng chỉ tiêu tối đa của Trường THPT chuyên Lam Sơn là 385 học sinh với 11 lớp chuyên (tối đa có 35 em/lớp). Tuy nhiên, lớp chuyên Tiếng Nga chỉ tuyển được 28 học sinh.

Thầy Chu Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn – cho biết thêm: Theo quy định xét trúng tuyển của nhà trường, chỉ xét tuyển những học sinh đủ điều kiện dự thi, thi đủ 4 môn, các môn chung (hệ số 1) đạt từ 3,0 điểm trở lên, môn chuyên (hệ số 2) đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Lớp chuyên Tiếng Nga, có số thí sinh đăng ký dự thi đông nhất là 252 thí sinh. Môn chuyên của lớp Tiếng Nga được thay bằng Tiếng Anh nhưng nhiều em không đủ điểm môn chuyên vì vậy chỉ có 28 em đủ điều kiện trúng tuyển trên. Còn các lớp chuyên khác đều tuyển đủ chỉ tiêu 35 em/lớp.

Được biết, trước đó, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2015-2016 cũng không tuyển đủ chỉ tiêu với 382/385 học sinh; Lớp chuyên tuyển không đủ chỉ tiêu cũng là lớp chuyên môn Tiếng Nga với 32 em trúng tuyển.



Xem nguồn

Vĩnh Phúc nghiêm cấm dạy thêm hè 2016

Posted: 13 Jun 2016 04:56 AM PDT


 – Ngày 9/6, Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm trong hè năm 2016.

Vĩnh Phúc, dạy thêm, học thêm, cấm dạy thêm
Ảnh minh họa: Đinh Tuấn

Theo đó, để kỳ nghỉ hè của giáo viên và học sinh được bổ nghĩa, ý nghĩa, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu các phòng GDĐT, các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện nghiêm túc việc dạy thêm, học thêm trong hè năm 2016.

Cụ thể, các đơn vị tiếp tục phổ biến, quán triệt đến mọi cán bộ, giáo viên các quy định về dạy thêm, học thêm theo Quyết định số 50/2012/QĐ-UBND ngày 05/12/2012 của UBND tỉnh và tổ chức ký cam kết không dạy thêm trái quy định.

Để các em được vui chơi, được hoạt động giúp đỡ cùng gia đình và tham gia sinh hoạt cộng đồng dân cư trong thời gian nghỉ hè, nghiêm cấm không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới mọi hình thức, đảm bảo cho học sinh Tiểu học, THCS và THPT được nghỉ hè trọn trong tháng 6 và tháng 7 năm 2016 (Trừ học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia).

Sở GDĐT Vĩnh Phúc cũng yêu cầu Thủ trưởng các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các nội dung nêu trên và chịu trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm của đơn vị mình.

Tin liên quan



Xem nguồn

Rà soát các cơ sở đào tạo tiến sĩ từ 2013 tới nay

Posted: 13 Jun 2016 04:14 AM PDT


 – Bộ GD-ĐT thông báo tiến hành rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo tiến sĩ từ năm 2013 tới nay.

Theo đó, việc rà soát này được thực hiện nhằm đánh giá việc đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo và từng ngành đào tạo, đồng thời bổ sung và cập nhật cơ sở dữ liệu về đào tạo trình độ tiến sĩ trong cả nước.

đào tạo tiến sĩ, cơ sở đào tạo, lò đào tạo tiến sĩ, Bộ Giáo dục đào tạo

Các nội dung Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo báo cáo về Bộ bao gồm: Năm bắt đầu đào tạo trình độ tiến sĩ, Số ngành tiến sĩ được được phép đào tạo; Tổng số tiến sĩ đã tốt nghiệp từ 2013 đến 2015; Số tạp chí khoa học do Cơ sở đào tạo xuất bản; Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu phục vụ cho các ngành đào tạo; Các hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của cơ sở đào tạo…

Trong yêu cầu báo cáo cũng nêu rõ các cơ sở đào tạo báo cáo số lượng bài báo khoa học, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế của cơ sở đào tạo từ năm 2013 đến nay.

Công văn của Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ, các nội dung báo cáo nếu được quy định trong Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 thì phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu công khai của cơ sở đào tạo theo quy định để giám sát, đối chiếu trong đánh giá.

Ngoài nộp báo cáo tổng hợp theo bảng mẫu, các cơ sở đào tạo cũng phải nhập thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT. Theo nội dung công văn, các cơ sở phải hoàn thành việc báo cáo trước ngày 30/6.

Cơ sở đào tạo không gửi báo cáo, không kê khai online đúng hạn, nội dung báo cáo không thống nhất với dữ liệu công khai của cơ sở đào tạo hoặc giảng viên trùng với cơ sở đào tạo khác mà không có minh chứng là vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 39 Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Khoản 5 Điều 50 Luật Giáo dục đại học, vì vậy, không đảm bảo điều kiện để được xem xét đánh giá và sẽ bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010, công văn nêu rõ.

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

Nên có chỗ tập trung cho phụ huynh đợi con em đi thi

Posted: 13 Jun 2016 03:31 AM PDT


Trên đây là chỉ đạo đề xuất của ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Trưởng Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tại cụm thi 40 (Đà Nẵng) tại buổi họp về công tác chuẩn bị thi chiều 13/6. Buổi họp có sự tham gia của ĐH Đà Nẵng, Sở GD-ĐT Đà Nẵng và đại diện tất cả các ban, ngành liên quan như Công an TP, Sở Y tế, Sở Thông tin – Truyền thông …

Ban Chỉ đạo cụm thi 40 tại Đà Nẵng họp về công tác chuẩn bị thi chiều 13/6

Ban Chỉ đạo cụm thi 40 tại Đà Nẵng họp về công tác chuẩn bị thi chiều 13/6

Tại buổi họp, ĐH Đà Nẵng cho biết đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia tại Đà Nẵng vẫn đang thuận lợi. Do ĐH Đà Nẵng, ngành GD thành phố cùng các đơn vị phối hợp đã có kinh nghiệm nhiều năm nên công tác chuẩn bị thi chuyên nghiệp. Ngành GD thành phố cũng đã sẵn sàng phối hợp cùng ĐH Đà Nẵng, đặc biệt là hỗ trợ nhân sự chấm thi.

Đại diện ngành y tế nói đã có kế hoạch cử cán bộ y tế túc trực tại các điểm trường thi, sẵn sàng ứng cứu và cấp cứu thí sinh trong trường hợp thí sinh đau ốm giữa giờ làm bài thi. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở các hàng quán xung quanh các điểm trường thi.

Công an thành phố cũng đã thành lập Ban chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, cử lực lượng chốt chặn ở các nút giao thông quan trọng đảm bảo thuận lợi cho thí sinh đi thi. Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy lưu ý đề xuất Ban Chỉ đạo thi kiểm tra các phương tiện kỹ lưỡng, có phương án phương tiện dự phòng ngay trong trường hợp xe vận tải đề thi, bài thi của thí sinh gặp sự cố về cháy nổ, vì hiện nay do thời tiết nắng nóng, không nên chủ quan với các nguy cơ.

Sau khi nghe đại diện các ban, ngành chức năng liên quan góp ý đề xuất, ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kết luận chỉ đạo ĐH Đà Nẵng, ngành GD thành phố cùng các ban, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh đi thi.

Đưa ra đề nghị nên có chỗ tập trung cho phụ huynh đợi con em bên ngoài các điểm trường thi trong thời gian các thí sinh đang làm bài thi, ông Dũng nêu ví dụ như điểm trường ĐH Bách khoa thì tìm bố trí điểm tập trung cho trong khuôn viên trường học tách biệt với khu vực có các dãy phòng thi, các điểm trường thi khác thì tìm hiểu xung quanh trường thi có điểm nào thích hợp thì bố trí.

Ông Dũng cho rằng việc phụ huynh đứng, ngồi hàng giờ liền bên ngoài cổng trường thi không giúp được gì cho con em đang trong giờ làm bài thi; nhưng tâm lý bố mẹ hồi hộp, lo lắng cho con là có,khó tránh khỏi. Song tránh để phụ huynh đội nắng đứng, ngồi đợi con em, nên chăng tổ chức điểm tập trung cho phụ huynh có chỗ ngồi đàng hoàng, có bóng mát.


Ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo đề xuất nên bố trí điểm tập trung cho phụ huynh đợi thí sinh trong thời gian thí sinh làm bài thi.

Ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo đề xuất nên bố trí điểm tập trung cho phụ huynh đợi thí sinh trong thời gian thí sinh làm bài thi.

Trưởng Ban Chỉ đạo cụm thi 40 tại Đà Nẵng cũng chỉ đạo Sở Thông tin – Truyền thông tăng cường tuyên truyền phổ biến thông tin, đặc biệt là các điểm mới trong kỳ thi năm nay tới phụ huynh, thí sinh. Đồng thời, chỉ đạo ngành Văn hóa kiểm soát các điểm photocopy kiểm soát tình trạng thí sinh làm "phao" thi. "Thi đại học thì thí sinh không dám liều dùng phao vì giám thị coi thi rất nghiêm, phát hiện là đình chỉ thi ngay, nhưng mình vẫn kiểm soát chặt chẽ ngày từ những điểm photocopy" – ông Dũng nói.

Ngoài ra, Trưởng Ban Chỉ đạo cụm thi 40 cũng đặc biệt lưu ý ngành điện lực và viễn thông đảm bảo điện lưới, đường truyền mạng viễn thông thông suốt tại các điểm thi, các điểm sao in đề thi và chấm thi; có phương án dự phòng trong trường hợp có sự cố với các đường truyền chính.

Kỳ thi THPT quốc gia 2016, có gần 10.998 thí sinh (TS) đăng ký dự thi tại cụm thi 40 (Đà Nẵng).Trong đó, có 1.243 TS thi lấy điểm xét tốt nghiệp THPT, 1.857 TS thi lấy điểm xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đăng, còn lại là thí sinh thi lấy điểm để vừa có điểm xét tốt nghiệp vừa có điểm để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Các môn thi Toán, Ngữ văn, Anh văn có lượng thí sinh đăng ký dự thi cao nhất do đây là những môn thi lấy điểm xét tốt nghiệp cùng với môn tự chọn, với mỗi môn thi có xấp xỉ 10 nghìn TS đăng ký thi. Trong các môn thi còn lại, thì các môn Vật lý (5.613 TS đăng ký thi) và Hóa học (4.989 TS) có số TS đăng ký dự thi cao hơn cả những môn khác.

Toàn thành phố có 11 điểm trường thi; huy động hơn 800 cán bộ, giảng viên coi thi và gần 400 cán bộ, giảng viên, giáo viên chấm thi

Khánh Hiền



Xem nguồn

Trường THPT chuyên Lam Sơn không tuyển đủ chỉ tiêu lớp 10

Posted: 13 Jun 2016 02:48 AM PDT


Kỳ thi tuyển sinh đầu vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lam Sơn năm học 2016 – 2017 có 378 thí sinh trúng tuyển, trong khi đó chỉ tiêu của nhà trường được giao là 385 học sinh với 11 lớp chuyên (tối đa có 35 em/lớp).

Điểm trúng tuyển là tổng điểm các bài thi môn không chuyên (hệ số 1) cộng với điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (hệ số 2).

Các thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm 2016

Các thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm 2016

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết: Điểm chuẩn trúng tuyển vào các lớp chuyên của Trường THPT chuyên Lam Sơn năm học 2016 – 2017 như sau: Toán: 31,75 điểm; Vật lý: 30,75; Hóa học: 33,875; Sinh học: 31,75; Tin học: 34,38; Ngữ văn: 33,75; Lịch sử: 26,25; Địa lý: 31; Tiếng Anh: 34,45; Tiếng Nga: 28,13 và Tiếng Pháp: 31,675 điểm.

Trong số 11 lớp chuyên thì lớp chuyên Tiếng Nga chỉ tuyển được 28 học sinh, còn thiếu 7 thí sinh so với chỉ tiêu được giao.

Thầy Chu Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn cho biết: Theo quy định xét trúng tuyển của nhà trường, chỉ xét tuyển những học sinh đủ điều kiện dự thi, thi đủ 4 môn, các môn chung (hệ số 1) đạt từ 3,0 điểm trở lên, môn chuyên (hệ số 2) đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Lớp chuyên Tiếng Nga, có số thí sinh đăng ký dự thi là 252 thí sinh. Môn chuyên của lớp Tiếng Nga được thay bằng Tiếng Anh nhưng nhiều em không đủ điểm môn chuyên vì vậy chỉ có 28 em đủ điều kiện trúng tuyển.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2015 -2016, lớp chuyên Tiếng Nga cũng tuyển không đủ chỉ tiêu với 32 em trúng tuyển.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Xu hướng nghề nghiệp trong kỷ nguyên số

Posted: 13 Jun 2016 02:05 AM PDT


Với 25 tỷ thiết bị kết nối internet; 3,3 tỷ cư dân mạng xã hội và online trung bình 2 giờ mỗi ngày; 1.200 tỷ video trên Youtube và cần 3.400 năm để 1 người xem hết số video này… Thế giới số, không gian số, khách hàng số, hành vi tiêu dùng số đã đặt ra nhu cầu, xu hướng tự nhiên cho các doanh nghiệp muốn xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình, đem sản phẩm đến gần nhất với người tiêu dùng thì không thể bỏ qua hoạt động Digital Marketing và PR & Tổ chức sự kiện.


Digital Marketing và PR & Tổ chức sự kiện đang phát triển nhanh và trở thành một xu hướng nghề nghiệp thu hút nhiều bạn trẻ.

Digital Marketing và PR & Tổ chức sự kiện đang phát triển nhanh và trở thành một xu hướng nghề nghiệp thu hút nhiều bạn trẻ.

Theo báo cáo của Google & Tamasek, thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam đạt 330 triệu USD năm 2015 và ước đạt con số 2 tỷ USD vào năm 2025. Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cũng vừa công bố, nước ta hiện nay có khoảng 7.000 công ty quảng cáo, nhân lực đáp ứng nhu cầu cho ngành này ít nhất là 70.000 lao động. Với sự phát triểu chóng mặt cùng nhu cầu nhân lực khổng lồ này, đây sẽ trở thành "mảnh đất màu mỡ" thu hút các bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở. Tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing và PR & Tổ chức sự kiện, người học dễ dàng có được việc làm với mức lương hấp dẫn với môi trường sáng tạo, năng động. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng trên "mảnh đất màu mỡ" này, đòi hỏi người học phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu gắn liền với công nghệ để trở thành một "chuyên gia marketing số, chuyên gia PR số " thực thụ.

Đứng trước nhu cầu lớn về nhân lực, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic triển khai đào tạo chuyên ngành QHCC – PR & Tổ chức sự kiện và tiên phong đưa chuyên ngành TMĐT – Digital & Online Marketing vào giảng dạy. Với sự đầu tư chỉnh chu và bài bản, FPT Polytechnic áp dụng 3 tiêu chuẩn CIDO vào đào tạo, gồm: Chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo tích hợp, nhập môn giới thiệu ngành. Chương trình đào tạo được tham khảo từ các trường đại học uy tín trên thế giới và tiến hành mời các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành tham gia góp ý, thẩm định khung chương trình vào giữa tháng 4/2016.

Chương trình đào tạo chuyên ngành TMĐT - Digital & Online Marketing và QHCC - PR & Tổ chức sự kiện của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có được thẩm định bởi các chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trong ngành.

Chương trình đào tạo chuyên ngành TMĐT – Digital & Online Marketing và QHCC – PR & Tổ chức sự kiện của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có được thẩm định bởi các chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trong ngành.

Bà Hoàng Thị Thanh Hằng – Giám đốc công ty truyền thông Trí HD nhận xét: “Việc FPT Polytechnic tiến hành mời các doanh nghiệp đánh giá khung chương trình thể hiện sự ưu tiên cao cho chất lượng giảng dạy dựa trên nhu cầu thực tế của cả sinh viên lẫn nhà tuyển dụng. Điều khiến tôi tâm đắc là các chương trình học của trường sẽ được tổ chức học theo dạng dự án để sinh viên được thực hành trong vai của người đã đi làm, hướng tới mục tiêu đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”. Nếu tổ chức khả thi, đây sẽ là một sự thay đổi vô cùng ý nghĩa khi làm thay đổi phương thức đào tạo cũ vốn đã thành một lối mòn tại các trường ĐH-CĐ hiện nay thiên quá nhiều về hàn lâm lý luận”.

Thông qua các dự án với doanh nghiệp, các dự án theo nhóm, sinh viên FPT Polytechnic có cơ hội trao đổi, gặp gỡ với những chuyên gia trong nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhờ đó, các bạn dễ dàng lĩnh hội kiến thức, hiểu về công việc, ngành nghề và hòa nhập được với công việc thực tế, dễ dàng tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có có thời lượng học lên tới 70% và được học cùng chuyên gia từ những kỳ đầu tiên.

Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có có thời lượng học lên tới 70% và được học cùng chuyên gia từ những kỳ đầu tiên.

Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic chính thức tuyển sinh hai chuyên ngành TMĐT – Digital & Online Marketing và QHCC – PR & Tổ chức sự kiện kể từ tháng 6/2016 tại các cơ sở trên toàn quốc. Đặc biệt trong đợt tuyển sinh Khóa 12.3 – Đợt 1 với hạn đăng ký xét tuyển nhập học trước ngày 29/6/2016, FPT Polytechnic hiện có chương trình khuyến mãi cho tân sinh viên là tặng 1 triệu lệ phí nhập học cho tân sinh viên nhập học tại cơ sở Đà Nẵng và Tây Nguyên; tặng lệ phí nhập học cho sinh viên Cao đẳng/ Đại học chuyển sang nhập học tại cơ sở Hà Nội và TPHCM.

Thành lập từ năm 2010, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic hiện có 5 cơ sở trên toàn quốc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên và Hồ Chí Minh. Trường đào tạo 3 khối ngành chính gồm: Công nghệ thông tin, Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn và Kinh tế – Kinh doanh. Theo thống kê từ phòng Quan hệ doanh nghiệp thì trên 95% sinh viên FPT Polytechnic có việc làm trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp.

Tham khảo thông tin chi tiết tại: http://www.poly.edu.vn/tuyen-sinh-cao-dang-xet-tuyen



Xem nguồn

Lá đơn chưa ráo mực của cô học trò chết đuối

Posted: 13 Jun 2016 01:22 AM PDT


Lá đơn Phạm Thị Hồng Nhung, học sinh Trường THCS Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) gửi xin hỗ trợ kinh phí học tập còn thơm mùi mực. Em đi ước mơ còn bỏ dở, 3 đứa em côi cút sống với ông ngoại già yếu.

Lá đơn chưa ráo mực

Căn nhà cấp 4 nằm ở rìa đường của mẹ con chị Trần Thị Viên, trú tại xóm 7, xã Hà Linh (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) mấy ngày gần đây nhuốm màu tang thương. Mọi người chưa hết bàng hoàng sau khi tìm thấy thi thể Phạm Thị Hồng Nhung, sinh năm 2004, học sinh Trường THCS Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) dưới ao gần nhà.

Em mất đột ngột, để lại nỗi đau cho người mẹ cùng 3đứa em thơ, và ông bà ngoại già yếu. Ước mơ có tiền học phí sau lá đơn xin hỗ trợ gửi Hội khuyến học còn bỏ dở.

đơn, đơn thư, đơn xin nghỉ phép

đơn, đơn thư, đơn xin nghỉ phép 

Đơn xin học bổng của Hồng Nhung

Ai cũng rớt nước mắt khi kể về hoàn cảnh của gia đình em Nhung. Bố em là anh Phan Quốc Ái (SN 1975) bị tai nạn lao động mất khi hai đứa em sinh đôi của Nhung vừa tròn 17 ngày tuổi. Khi vừa vượt cạn chưa đầy tháng, mẹ Nhung là chị Trần Thị Viên (SN 1985) đã phải quấn tang cho chồng.

Từ ngày bố em mất, cuộc sống gia đình càng túng quẫn. 5 mẹ con em đã phải dắt nhau về sống nhờ ở nhà ông bà ngoại, rau cháo nuôi nhau.

Vài đồng tiền lẻ từ gánh đồng nát của chị Viên không đủ nuôi 4 đứa con. Chị đành gửi lại con thơ cho ông bà để vào Nam kiếm tiền. Thế nhưng, chị đi chưa đầy hai tháng thì ở nhà nỗi đau lại ập đến trước cái chết của đứa con gái đầu lòng.

Còn ít tuổi, là chị cả trong nhà, Nhung rất chăm ngoan, và học giỏi.  Một cán bộ phụ nữ xã Hà Linh cho biết: "Ngoài giờ học ra, em ấy còn đi gặt và phụ gia đình thu hoạch mùa màng, đi chợ và trông em. Mỗi lần đi chợ ai cũng thương, vì trong người chỉ có 2 nghìn đồng mua đậu phụ".

Chăm chỉ học hành, nên năm học vừa rồi em Nhung đạt học sinh giỏi huyện môn tiếng Anh.

Hoàn cảnh khó khăn không có tiền đóng học, Nhung đã viết đơn xin hỗ trợ kinh phí học tập gửi xuống Hội khuyến học tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, chưa đầy một tháng viết lá đơn gửi đi thì sự việc không may lại đến với em và gia đình.

Cảlàng gom tiền mua quan tài chôn cất em

Ngồi bên bàn thờ cháu, ông Trần Đình Viêm (65 tuổi,ông ngoại em) buồn rầu: "Cháu nó đậu học sinh giỏi huyện, không có tiền đóng học cho năm tới, nên mọi người khuyên em làm đơn gửi xin học bổng cho nó. Nhưng chưa đầy tháng nó gửi đơn đi thì nó lại chết đuối. Đau lòng lắm!".

Bà ngoại của Nhung bị tai biến nằm liệt giường mấy năm nay. Hàng ngày, Nhung phụ ông chăm bà, vệ sinh cá nhân cho bà, và chăm 3 đứa em thơ vắng mẹ.

Chiều ngày 9/6, sau khi tắm cho hai đứa em xong thì mọi người không thấy Nhung. Cả làng đi tìm thì phát hiện thi thể em dưới ao gần nhà.

đơn, đơn thư, đơn xin nghỉ phép
Căn nhà của ông bà ngoại Nhung

Trong nhà không còn tiền nên ông Viêm đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của hàng xóm. Dân làng góp tiền để sắm quan tài chôn cất cho Nhung.

Hai ngày nay, đứa em gái kế Nhung cứ khóc ngặt gọi tên chị. "Chị Nhung mất rồi! Chị về với em, mẹ buồn, em cũng buồn". Giọt nước mắt của đứa em gái cứ lăn dài và mếu máo khi có người nhắc đến chị mình.

Trong căn nhà trống không tài sản gì có giá trị ngoài chiếc giường rách nát. 3 đứa em thơ thiếu chị chăm sóc, một mình ông ngoại vừa phải chăm ba đứa trẻ vừa phải chăm bà tai biến. Gia cảnh ngặt nghèo khiến ai đến viếng Nhung cũng ứa nước mắt thương cảm.

Ông bà ngoại già yếu và 3 đứa em thơ của Nhung đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Hi vọng rằng, các em của Nhung là Tuyết, Nam và Hải sẽ có tiền theo học để nối tiếp ước mơ còn bỏ dở của người chị gái đáng thương của mình.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Ông Trần Văn Viêm (ông ngoại Nhung) xóm 7, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.



Xem nguồn

Comments