Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ngày 22/6, TP.Hồ Chí Minh công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10

Posted: 11 Jun 2016 08:18 AM PDT


Chiều ngày 11/6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh đã có công bố nhanh diễn biến ngày thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Trong ngày thi đầu tiên với 2 môn (Văn, Ngoại ngữ), TP.Hồ Chí Minh chưa phát hiện thí sinh nào vi phạm quy chế thi, phải đình chỉ môn thi.Môn Văn có 351 thí sinh vắng mặt ở hội đồng thường và 47 thí sinh ở hội đồng chuyên.

Cũng như vậy, số thí sinh vắng ở môn Ngoại ngữ buổi chiều cũng giống như môn Văn. Ngày thi đầu tiên đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Tiến Đạt cho biết, ngay sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào ngày 12/6, ngày 15/6, hội đồng chấm thi sẽ khai mạc, bắt đầu làm việc.

Học sinh chuẩn bị làm bài thi tuyển sinh lớp 10 tại hội đồng thi Hà Huy Tập – quận Bình Thạnh (ảnh: P.L)

Dự kiến, trong ngày 22/6, điểm thi của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ được công bố.

Ngày 23/6, dự kiến, thành phố sẽ công bố điểm chuẩn trường chuyên, còn đến ngày 11/7 sẽ công bố điểm chuẩn trường bình thường.

Nếu điểm số chưa hài lòng, học sinh vẫn có thể nộp đơn xin phúc khảo bài thi trong khoảng thời gian từ 22 đến 24/6.

Ngày mai (12/6), học sinh sẽ tiếp tục làm bài thi môn Toán (sáng) và môn thi chuyên (chiều).



Xem nguồn

Rà soát, quy hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú

Posted: 11 Jun 2016 07:36 AM PDT


Nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú vùng dân tộc thiểu số, miền núi được các đại biểu thảo luận tại Hội thảo.Nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú vùng dân tộc thiểu số, miền núi được các đại biểu thảo luận tại Hội thảo.

TS Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – dự và chỉ đạo hội thảo. Tham dự còn có đại điện lãnh đạo Sở, Phòng GD&ĐT, các phòng, ban, trường học 30 tỉnh/thành có trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú trong cả nước.

Theo báo cáo về phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và trường phổ thông có học sinh bán trú (HSBT) vùng dân tộc thiểu số, miền núi, từ khi ra đời đến nay, hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú đã góp phần quan trọng trong việc tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đồng thời tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững của địa phương trong thời kỳ đổi mới.

Về quy mô, số lượng trường phổ thông dân tộc bán trú: Năm học 2010-2011, cả nước chỉ có 2 tỉnh có trường phổ thông dân tộc bán trú với số lượng 127 trường, 13.230 học sinh.

Nhưng đến năm học 2015-2016, trên cả nước có 28 tỉnh đã thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú, với số lượng 979 trường, 145.998 học sinh.

Theo đó, số lượng trường phổ thông có HSBT cũng tăng mạnh: Năm học 2010-2011, trên cả nước chưa có trường phổ thông nào có HSBT, thì đến năm học 2015-2016 đã có 30 tỉnh/thành có trường phổ thông có HSBT, với số lượng 1.982 trường, 118.978 học sinh.



Rà soát, quy hoạch phát triển hệ thống trường PTDTBT là một trong những nội dung trọng tâm được Hội thảo tập trung thảo luận.

 

Theo ông Trần Xuân Thủy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD&ĐT), trong thời gian qua, hệ thông trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập đã đáp ứng được nhu cầu thực tế của giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Từ khi thành lập hệ thống trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương; sự đồng thuận của xã hổi, ủng hộ của phụ huynh học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì sĩ số, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có HSBT đang gặp phải rất nhiều khó khăn, cần phải giải quyết. Nhất là vấn đề hệ thống cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học, chăm sóc, giáo dục học sinh bán trú.

Chính vì vậy, việc Bộ GD&ĐT xây dựng dự thảo đề án "Củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú giai đoạn 2016-2025" có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Tại Hội thảo, đại điện lãnh đạo Sở, Phòng GD&ĐT, các phòng, ban, trường học đến từ 30 tỉnh/thành đã tham gia phát biểu chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tổ chức hoạt động trường phổ thông dân tộc bán trú và nêu lên những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tổ chức bán trú, giáo dục học sinh bán trú tại cơ sở, địa phương mình; góp ý kiến, xây dựng đề án "Củng cố, phát triển hệ thống trường PTDTBT giai đoạn 2016-2025" mà Bộ GD&ĐT dự thảo.


Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã thẳng thắn tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng dự thảo đề án "Củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú giai đoạn 2016-2025"  của các đại biểu tham gia hội thảo.

Theo đó, trên cơ sở nắm bắt về tình hình phát triển, quy mô, số lượng và điều kiện hoạt động trường PTDTBT tại các địa phương, Thứ trưởng đã lưu ý lãnh đạo các Sở GD&ĐT, phòng, ban, các trường PTDTBT cần tham mưu với chính quyền địa phương trong việc ra soát, quy hoạch phát triển hệ thống trường PTDTBT.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Việc thành lập, xây dựng trường PTDTBT một cách manh mún, nhỏ lẻ, có quy mô nhỏ sẽ gây khó khăn cho quá trình đầu tư phát triển cũng như đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.

Cho nên, việc ra soát, quy hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú trong thời gian đến có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Chính vì vậy, ngành GD&ĐT các địa phương cần tham mưu với chính quyền địa phương để quy hoạch lại hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú một cách phù hợp, trên cơ sở dự báo quy mô phát triển dân số, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có HSBT tích cực thực hiện công tác đảm bảo an toàn, chăm sóc, giáo dục cho học sinh khi ăn ở bán trú tại trường; Tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh; Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi.



Xem nguồn

Quan sát trẻ dựa trên quá trình – Cách tiếp cận để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Posted: 11 Jun 2016 06:53 AM PDT


Ngài Geert Vansintjan, Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam phát biểu tại hội thảoNgài Geert Vansintjan, Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Tham gia hội thảo có đại diện các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ GD&ĐT, đại diện một số Sở và Phòng GD&ĐT của các tỉnh dự án và đông đảo lãnh đạo nhà trường và giáo viên, những người trực tiếp tham gia vào nghiên cứu. Đặc biệt, hội thảo còn được tiếp đón ngài Geert Vansintjan – Phó đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam.

Từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016, cùng với Sở GD&ĐT Thái Nguyên và Sở GD&ĐT Quảng Nam, VVOB Việt Nam (Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ tại Việt Nam) tiến hành đề tài Nghiên cứu Khoa học Sư phạm Ứng dụng về Hệ thống quan sát trẻ dựa trên quá trình.

Đã có 5 cán bộ Sở và Phòng GD&ĐT, 48 lãnh đạo và giáo viên trường Mầm non, 8 giảng viên trường ĐH/CĐSP và 519 trẻ em từ 8 trường Mầm non tham gia nghiên cứu.

Tham gia vào quá trình nghiên cứu này, giáo viên được tập huấn về kỹ năng quan sát trẻ – bước đầu tiên trong toàn bộ quá trình. Ở bước tiếp theo, giáo viên đánh giá mức độ tham gia và cảm giác thoải mái của trẻ trong lớp, xác định những rào cản khiến trẻ có mức độ tham gia và cảm giác thoải mái thấp và sau đó đưa ra các biện pháp can thiệp và hỗ trợ thông qua việc xây dựng và thực hiện các hành động trong số 10 hành động hỗ trợ cụ thể mà VVOB Việt Nam tập huấn. Chu trình quan sát, đánh giá trẻ, lập kế hoạch và hỗ trợ lặp lại 2 lần trong khoảng thời gian tháng 1 đến tháng 5/2016.



Các cô giáo vùng khó tham dự hội thảo

Tại hội thảo, VVOB Việt Nam và các trường tham gia nghiên cứu trình bày những kết quả đạt được từ nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đó.

Những kết quả định tính và định lượng thu được cho thấy, trong thời gian một học kỳ, khi giáo viên thực hiện quan sát trẻ, xác định những rào cản ngăn trở việc trẻ học sâu, lập và thực hiện kế hoạch can thiệp, cảm giác thoải mái và sự tham gia của nhiều trẻ em được cải thiện rõ rệt.

Dù mức độ tiến triển ở các nhóm trẻ không đồng đều, rõ ràng đã có những thay đổi tích cực ở mọi nhóm trẻ, dù đó là trẻ người Kinh hay dân tộc thiểu số, bé trai hay bé gái, trẻ học tại điểm trường chính hay tại điểm trường lẻ.

Ngoài ra, nghiên cứu hành động cũng góp phần nâng cao những năng lực cụ thể của giáo viên – kỹ năng quan sát, phản hồi/suy ngẫm, lập và thực hiện kế hoạch can thiệp để nâng cao cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ.

Sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các Sở và Phòng GD&ĐT liên quan là một yếu tố quan trọng giúp giáo viên tự tin và sẵn sàng thử nghiệm ý tưởng mới.



 Các đại biểu hào hứng tham gia phần ứng dụng

Nhận xét về nghiên cứu, bà Nguyễn Thúy Hồng – Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục – nói: "Bằng việc tham gia vào quá trình nghiên cứu giáo viên đã có kiến thức và kỹ năng trong việc quan sát trẻ, đặc biệt là biết rút ra những phương pháp tác động tới từng trẻ, hỗ trợ từng trẻ phát triển để đạt được mục đích không một trẻ em nào bị bỏ rơi".

Nghiên cứu này là bước thử nghiệm đầu tiên của VVOB Việt Nam. Những bài học và kinh nghiệm quý báu thu được từ nghiên cứu sẽ giúp VVOB Việt Nam trong việc phối hợp cùng Bộ GD&ĐT mở rộng phạm vi nội dung này trong chương trình hợp tác tiếp theo 2017-2021.



Xem nguồn

Dạy thêm, dạy chính và một nền giáo dục nhân bản

Posted: 11 Jun 2016 06:11 AM PDT


– Thế là câu chuyện "dạy thêm – học thêm" lại được làm nóng trở lại bằng quyết tâm của Bí thư Đinh La Thăng, dù rằng Sài Gòn vào hè thời tiết cũng đã oi nồng.

Tôi nhớ lúc chị tôi vào ĐH. Ba muốn chị thi vào sư phạm, muốn con gái có một công việc ổn định và được trọng vọng. Ông hay lấy dì ra làm câu chuyện cho chị noi theo. Không những thế, ba còn khuyến khích thi vào các ngành: Toán, Lý, Hóa, Anh văn… để sau này đi dạy thêm cho dễ.

Và có lẽ, từ bao giờ trong suy nghĩ của đại bộ phận người dân nơi đây, những người phụ huynh, giáo viên thì dạy thêm đã là một câu chuyện thoát ra khỏi cái nghĩa đen đơn thuần của nó.

Tăng gia để đạt hiệu suất

Theo dòng thời sự, những ý kiến đôi bên trong câu chuyện “dạy thêm – học thêm” râm ran suốt mấy ngày qua, tôi có ghi nhận một chia sẻ của một cô giáo về áp lực hoàn thành chương trình, giúp học sinh sẵn sàng cho thi cử.

Số tiết dạy trên trường chưa thể đảm bảo hết kiến thức từ sách giáo khoa, rồi còn kiến thức mở rộng cho việc thi cử nặng nề. Bởi vậy, những giờ học thêm là cần thiết cho học sinh – hay nói cách khác nó như một hình thức “tăng gia” cho đạt hiệu suất và công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.

dạy thêm, học thêm, giáo viên dạy thêm
Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh căng thẳng, nhiều học sinh phải học thêm. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

 Tôi nghĩ nó nằm ở một số lý do.

Đầu tiên là mối ưu tiên của giáo viên dành cho thời gian lên lớp hay thời gian dạy thêm ở nhà.

Thời gian hạn hẹp, chương trình yêu cầu nhiều, dạy trên lớp cũng phải đuổi cho kịp giáo án. Thêm vào đó, lớp học sĩ số đông, khiến cho người giáo viên không thể nào sâu sát với trò. Lương bổng lại là chuyện rất thực tế, giáo viên cũng phải lao mình với cuộc sống mưu sinh, với những giờ dạy liên tục bất kể thời gian.

Gạt ra khỏi nhu cầu “cơm, áo, gạo tiền”,  tôi vẫn chứng kiến có nhiều thầy cô dạy thêm vì cái tâm, thù lao đối với họ ở mức vừa phải.

Thứ hai có thể nói đến quan điểm của phụ huynh – một tác nhân mạnh mẽđẩy đến vấn nạn “dạy thêm, học thêm”.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều phụ huynh đẩy con mình làm việc không ngừng nghỉ chỉ vì muốn cho bằng chúng bạn. Chưa kể, cái mối lo “bị cô đì” ăn sâu trong ý thức hệ của người dân, có ý thức của những người lúc nào cũng cảm giác mình bị phụ thuộc, phải phục tùng cho một bộ phân nào đó. Tôi từng nghe một cô giáo già chia sẻ, cô muốn nghỉ lắm mà phụ huynh thì cứ nài ép…

Chẳng biết ai vui, cơ mà thấy học sinh thì cực quá! Nguy hiểm hơn, cái tư tưởng ấy lan dần sang cả bọn trẻ. Chẳng hiểu sao nó lại cảm thấy thiệt thòi hơn so với chúng bạn vì không được học nhà cô A, cô B. Rồi cũng có phụ huynh chọn việc học thêm như là một giải pháp cho thời gian chăm sóc con cái của mình.  

Và phần thứ ba, có lẽ không thể nào thiếu đó là từ cơ quan quản lý, đơn vị chủ quản. Lần nào cũng sẽ như nhau, các vị đều có những lý do cơ bản “Cải thiện đời sống giáo viên làm sao trong khi quỹ lương lại eo hẹp?”. Rồi thì “bệnh thành tích”. Cao hơn nữa là vấn đề xây dựng và quản lý chương trình đào tạo; phải cởi bỏ đi thật nhiều nút thắt đang hàng ngày trói buộc thầy cô, phụ huynh và chính bản thân các em học sinh.

Một nền giáo dục nhân bản

Trong nhiều lý lẽ trái chiều, tôi chẳng nghĩ bài viết này sẽ bênh vực ai. Chỉ mong các vị phụ huynh, quý thầy cô giáo, các nhà giáo dục hãy nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo và suy xét. Xin hãy đặt chữ “Tâm” vào chính vấn đề – tôi nghĩ rất là hệ trọng này.

Giáo dục cần đưa ra các mục tiêu mang tính chuẩn mực chứ không phải đào tạo thiên tài, vì không có nền giáo dục nào có thể đào tạo ra thiên tài. Trong đó, mục đích quan trọng nhất là giúp học sinh hình thành nhân cách tốt, trung thực, sống có trách nhiệm với đồng loại, yêu thiên nhiên, tuân thủ pháp luật.

Các nước phương Tây đã chú trọng đến vấn đề nền tảng này từ lâu.

Tôi đã từng mắt tròn mắt dẹt khi tụi bạn nước ngoài phải vất vả lắm mới giải được các phương trình bậc 2, bậc 3. Chẳng phải trình độ thấp kém gì, nhưng trong chương trình phổ thông họ chưa học, hay nói cách khác là không cần học.

Nhưng bù lại, những kiến thức xã hội, đời sống, ngay cả những môn kinh tế cơ bản thìđã được tiếp xúc ở phổ thông, và đó là những kiến thức mà ngược lại đám sinh viên Việt Nam chúng tôi phải chào thua.

Học cũng là một hình thái lao động, nó cũng gây mệt mỏi, căng thẳng không khác những lao động khác.

Sau thời gian học quy định, học sinh phải được tận hưởng cuộc sống của mình.

Trong quá trình dạy học, nếu phát hiện những học sinh có năng lực đặc biệt thì cần hỗ trợ riêng để phát triển thật tốt năng khiếu sở trường. Đó mới là nền giáo dục nhân bản.

Tôi lại nhớ về những người giáo viên thời thơ ấu. Ngày học một buổi, buổi còn lại tự học, làm công việc nhà, vui chơi với chúng bạn, có thêm nhiều kỹ năng… Đến mùa thi thầy trò tập hợp nhau lại ôn tập.

Chúng tôi đã có những năm tháng đi học cực kỳ hạnh phúc và ý nghĩa.

Quý vị phụ huynh hãy nên tìm cho con em mình những người bạn, người hướng dẫn, đồng hành thật sự trong đời sống chứ đừng quấn lấy con trẻ trong mớ kiến thức đầy mộng mị hoặc những bảng điểm hoành tráng sau này chẳng biết đi về đâu.

Tin liên quan



Xem nguồn

Obama lặng lẽ dự lễ tốt nghiệp của con gái

Posted: 11 Jun 2016 05:27 AM PDT


Đúng như những gì đã chia sẻ trước đây, ông Obama không có bất cứ bài phát biểu đặc biệt nào trong lễ tốt nghiệp phổ thông của cô con gái cả Malia. Tổng thống lặng lẽ tới dự buổi lễ như bao ông bố bình thường khác

Trước đó, trong một bữa ăn trưa cùng cộng sự, ông từng chia sẻ rằng: “Hôm đó tôi sẽ đeo kính đen. Tôi sẽ khóc mất!”

“Ông ấy giống như bao ông bố khác” – một bà mẹ dự lễ tốt nghiệp nói về Tổng thống. “Không kèn trống ầm ĩ. Bạn không hề biết là họ đã ở đó”.

Obama, con gái Obama, lễ tốt nghiệp

Malia là một trong 127 học sinh tốt nghiệp năm nay của trường trung học Sidwell. Giống như các nữ sinh khác, cô mặc váy trắng, trong khi các nam sinh bảnh bao trong bộ “suit”.

Được biết tiểu thư Nhà Trắng sẽ tròn 18 tuổi vào tháng tới và cô đã quyết chọn Harvard là điểm đỗ tiếp theo cho nghiệp học hành của mình. Tuy nhiên, trước khi theo học ngôi trường danh giá nhất nhì thế giới này, Malia sẽ dành một năm “gap year” để trải nghiệm cuộc sống – một hoạt động mà cả Harvard và hai vợ chồng Tổng thống đều hết sức ủng hộ con gái.

Obama, con gái Obama, lễ tốt nghiệp
 
tả

Sidwell – ngôi trường của rất nhiều con cái những nhân vật tầm cỡ ở Mỹ – có lẽ đã làm rất tốt trong lễ tốt nghiệp năm nay khi hoàn toàn tôn trọng ý muốn không gây sự chú ý của gia đình Obama.

“Bạn có những nhân vật quan trọng, các chức sắc. Nhưng họ được đối xử giống như tất cả mọi người” – một người có mặt tại buổi lễ cho hay.

“Họ cố gắng làm cho buổi lễ bình thường nhất có thể. Không có bất cứ sự huyên náo nào quanh gia đình Tổng thống” – một bà mẹ có con trai tốt nghiệp cùng khóa với Malia nhận xét.

Tuy vậy, để Tổng thống có thể tới dự buổi lễ một cách an toàn, một số biện pháp an ninh cũng được đặt ra. Dù vậy các vị phụ huynh không hề nhận ra những khác biệt này cho tới sáng ngày 10/6 – khi cảnh sát xếp hàng ở đại lộ Wisconsin – bên ngoài trường Sidwell và các quan khách phải băng qua vòng kiểm tra kim loại để vào trường. Nếu như mọi năm buổi lễ được mở cửa cho tất cả mọi người thì năm nay nhà trường yêu cầu người tham dự phải có vé mời.

Khi Malia được xướng tên lên sân khấu nhận bằng, ông Obama đã đứng dậy vỗ tay chúc mừng con gái.

Tuy nhiên, Tổng thống dường như cũng không muốn làm phiền mọi người nên ông đã lặng lẽ rời buổi lễ trước phu nhân Michelle.

  • Nguyễn Thảo (Theo Washington Post)

Tin liên quan



Xem nguồn

Phụ huynh Sài Gòn tránh nắng đợi con thi

Posted: 11 Jun 2016 04:43 AM PDT



Dưới cái nắng gay gắt của Sài Gòn, nhiều phụ huynh đã phải trốn trong lúc chờ đợi con thi vào chiều hôm nay (11/6).




Xem nguồn

Thi lớp 10 tại TPHCM: Gần 400 thí sinh vắng thi ngày đầu tiên

Posted: 11 Jun 2016 04:01 AM PDT


Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của TPHCM năm nay có 68.944 thí sinh đăng ký dự thi. Số lượng thí sinh vắng không lí do ở cả hai buổi thi của hệ thường là 351 em và hệ chuyên là 47 em. Ông Đạt cho biết so với năm trước số thí sinh vắng giảm hơn rất nhiều đồng thời là một trong những năm hiếm hoi mà buổi chiều không có thêm thí sinh nào vắng thi.

Thí sinh thi xong môn thứ 2 của kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Thí sinh thi xong môn thứ 2 của kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Nhận xét về đề thi, ông Nguyễn Tiến Đạt khẳng định đề thi ra theo quan điểm đổi mới, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế. Đề thi môn Ngữ văn được dư luận đánh giá đề cao tình yêu thương. Ông Đạt cho rằng văn là người, thông qua văn chương để giáo dục con người, giúp các em nhìn nhận lại bản thân, có những suy nghĩ chín chắn hơn trong quá trình trưởng thành nhận thức. Đề thi môn Toán dành một phần nhỏ câu hỏi tăng cường kiến thức vận dụng để giải quyết một số vấn đề của cuộc sống để các em thấy toán gắn liền với cuộc sống, khoa học công nghệ…

Ở đề thi tiếng Anh, dù TPHCM mong muốn ra theo hướng kiểm tra đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết nhưng do cách thức tổ chức và kinh phí tổ chức thi có giới hạn nên đề thi chỉ mới dừng lại kiểm tra kỹ năng viết, đọc – hiểu và một phần kỹ năng nghe.

Đề thi môn Ngoại ngữ dễ thở

Chiều 11/4, kết thúc môn thi thứ hai là ngoại ngữ, đa số thí sinh chọn thi môn tiếng Anh khá phấn khởi vì cho rằng đề dễ thở hơn năm trước. Tương tự như buổi thi văn sáng nay, nội dung đề ngoại ngữ cũng lồng vào đó nội dung về lòng yêu thương gia đình và cả vấn đề thời sự về phòng chống thuốc lá.

Thí sinh đánh giá lại đề thi môn Ngoại ngữ

Thí sinh đánh giá lại đề thi môn Ngoại ngữ

Thí sinh Lê Cát Uyên, học sinh lớp 9 Trường THCS Colette thi tại hội đồng thi Trường THCS Lê Quý Đôn cho hay: "Em ấn tượng nhất đoạn văn của phần trả lời đúng hay sai về bức thư gửi cha của một người con. Ở đó lồng vào nội dung thể hiện tấm lòng của con cái gửi cha nhân Ngày của Cha đồng thời cũng nhắc chúng em nhớ đến ngày này vào tuần thứ 3 của tháng 6". Bên cạnh đó ở đoạn văn của phần điền từ mới nhắc về tác hại của thuốc lá khá thời sự vừa qua.

Tương tự, thí sinh Phương Hùng Tinh, lớp 9/1 Trường THCS Lê Quý Đôn thi tại hội đồng thi trường THCS Lê Quý Đôn cho biết đề thi có 36 câu và câu khó nhất đối với em là phần điền từ, tuy nhiên nhìn chung đề khá dễ thở hơn năm ngoái. Trong khi đó, thí sinh Trần Quang Vinh, học sinh Trường THCS Colette hớn hở khoe sẽ đạt điểm cao về đề dễ. Thí sinh này cho biết thêm điểm tổng kết trung bình môn tiếng Anh năm lớp 9 của mình đạt được tới 9,5.

Ngày mai 12/9, các thí sinh sẽ dự thi môn Toán trong thời gian 120 phút. Những thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên sẽ dự thi môn chuyên vào buổi chiều.

Lê Phương



Xem nguồn

"Tôi đố không học thêm mà đỗ công lập"

Posted: 11 Jun 2016 03:19 AM PDT


– "Tôi đố em nào không học thêm mà đỗ vào công lập"- một phụ huynh khẳng định. Câu chuyện cho con đi học thêm được nhiều phụ huynh bàn luận rôm rả trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM hôm nay.

Không học thêm, con tôi chẳng tự tin đi thi lớp 10

Theo khảo sát nhanh một số phụ huynh đưa con đi thi môn Ngữ Văn sáng nay, thì 100% phụ huynh cho biết, con họ đã phải học thêm rất kỹ để chuẩn bị cho kỳ thi "cân não" này.

"Con tôi học khá, những năm học lớp 6, 7, 8 hầu như không đi học thêm. Nhưng đến đầu năm lớp 9, con chủ động xin bố mẹ cho đi học thêm bởitất cả các bạn của con đều theo một vài lớp ôn luyện nào đó" – anh Hoàng Công Tiến, có con học tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) cho biết.

học thêm, giáo viên dạy thêm, tuyển sinh lớp 10
Thí sinh chờ dự thi vào lớp 10. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Cho con đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Phú Nhuận, anh Tiến cho biết con anh đi học các môn Toán, Văn và Ngoại ngữ. 

"Tất nhiên, khi con xin đi học thêm chúng tôi đồng ý ngay. Mà nếu con không xin thì chúng tôi cũng giục con tìm chỗ học, bởi vì xungquanh mình ai cũng đi học thêm".

Anh Tiến nhìn nhận "Học thêm đúng là chẳng hay gì. Cái dở nhất của học thêm là triệt tiêu khả năng tự học của các cháu".

Theo anh Tiến, ở thế hệ các anh trước đây, ngoài giờ học trên lớp thì tự học là chính, không có học thêm. Nhưng bây giờ, học thêm là xu thế, ai không theo sẽ không kịp kiến thức.

Nói rộng ra, anh Tiến cho rằng rất khó để loại bỏ dạy thêm, học thêm bởi đó là cung – cầu của thị trường.

"Nói xa hơn nữa là do áp lực bằng cấp đang đè nặng xuống chúng ta. Ai cũng muốn có một tấm bằng nào đó, nên việc bắt đầu chạy từ khi còn nhỏ là điều khó tránh khỏi. Ai cũng muốn vượt lên, mà để vượt lên thì ai cũnglo rằng kiến thức ở trong trường là chưa đủ, nên sinh ra học thêm".

Chị Nguyễn Hải Hà có con đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Chí Thanh thì cho biết từ sau Tết âm lịch gia đình chị đã mời gia sư về kèm con.

"Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có điểm đầu vào khá cao, thường trên 36 điểm, nên chúng tôi khá lo lắng. Trước kỳ thi, nhà trường nơi con học cấp 2 tổ chức ôn tập cho các con trong vòng 1 tháng, nhưng việc ôn tậpđó tôi cho rằng cũng chỉ để các con đạt một mức điểm trung bình thôi. Còn để vào được trường công lập tốt, thì chúng tôi phải cho con học thêm. Tất cả các bạn của cháu cũng học thêm suốt".

Chị Hà cũng cho biết, để thuê gia sư cho con, mỗi tháng chị tốn khoảng 1,5 triệu đồng. Nhưng đây là khoản đầu tư hợp lý. "Nếu con phải vào trường ngoài công lập, thì chưa nói đến môi trường học, cơ sở vật chất, giáo viên… riêng học phí hàng tháng còn hơn tiền gia sư hiện nay. Nên mình chịu tốn kém một năm để 3 năm tới bớt được gánh nặng tiền bạc".

Đứng trước cổng THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức) chờ con, chị Thu Hằng cho rằng thành phố không nên cấm chuyện học thêm. "Tôi đố họcsinh nào không học thêm mà đỗ vào công lập" – chị Hằng quả quyết".

Theo chị Hằng việc học hành, phụ huynh nên đầu tư cho con. "Đầu tư cho con học thêm còn hơn phải học dân lập. Con bé nhà tôi, họcthêm từ đầu chí cuối. Nên tôi cũng yên tâm phần nào".

Đừng đổ tội cho giáo viên nữa

Có con học tại THCS Hoa Lư (Q.Thủ Đức) đăng kí vào THPT Nguyễn Hữu Huân, chị Thu Trâm cho biết:

"Mọi người cứ đổi tội cho các thầy cô thếnày, thế kia. Nói phải tội, không phải thầy cô nào cũng xấu. Thằng bé nhà tôi họcyếu, để nó khá hơn, đầu năm tôi phải đến tận nhà nhờ cô phụ họa. Cô giáo cũng nói, nếu gia đình thật sự cần thiết thì đem cháu đến, chứ cô không bắt ép"

Theo chị Trâm, không phải giáo viên nào cũng ép học sinh học thêm. Nhiều giáo viên còn khuyên gia đình nên dành thời gian kèm cặpcon để con gần gũi cha mẹ.

"Tôi có nghe nhiều trường hợp học sinh không học thêm bị cô o ép. Nhưng đó là ở đâu chứ bản thân tôi chưa gặp. Chắc cũng con sâu làm rầu nồi canh thôi. Đừng đổ tội cho giáo viên nữa. Ngay lớp con tôi, từ đầu năm họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm thông báo, gia đình nào cảm thấy khả năng học lực của con mình yếu thì tự nguyện đăng kí với nhà trường để học thêm, trường không ép học sinh. Chúng tôi nghe vậy nên thấy thoải mái, chứ cô có ép đâu. Tất nhiên, đã nhờ cô dạy thì phải trả phí”.

Còn anh Trần Minh Thảo, có con đăng kí dự thi vào THPT Hiệp Bình thì cho rằng, việc học thêm là do chính phụ huynh đề xuất chứ giáo viên ít khi chủ động. Nếu có cũng chỉ vài trường hợp giáo viên cá biệt "gợi ý"với hội phụ huynh để móc nối.  Nhưng giáo viên là người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

"Nếu phụ huynh không cho học thì thẳng thắn với cô giáo. Còn nói cô giáo "đì" thì trong bài kiểm tra đã có giấy trắng, mực đen. Tôi nghĩ, cấp ba còn được, chứ cấp hai đa số phụ huynh cũng đủ trình độ biết con làm đúng hay làm sai"

Theo anh Thảo, chẳng phụ huynh nào can đảm thừa nhận việc học thêm là do họ (cũng như, đầu năm chẳng phụ huynh nào thẳng thắn thắc mắc là sao nhà trường lại thu nhiều tiền thế). Dù lý do cho con đi học thêm là trăm đường, vạn nẻo như con học kém, con hay chơi, hay chỉ đơn thuần tìm chỗ gửi con cho an tâm.

"Bản thân tôi thấy, cho con học thêm được nhiều thứ. Con có thêm kiến thức, con không hư hỏng, tôi cũng yên tâm đi làm, " – anh Thảo nói.

Lê Huyền – Ngân Anh

Tin liên quan



Xem nguồn

Nhiều trường mầm non ở TP Đồng Hới quá tải

Posted: 11 Jun 2016 02:37 AM PDT


Anh L.V.H. (tạm trú tại phường Nam Lý, TP Đồng Hới) cho biết, năm 2014, lúc con anh được 3 tuổi, anh muốn gửi con vào trường mầm non để học, nhưng không xin được vì trường đã nhận đủ học sinh. Không đăng ký được cho con đi học mầm non, anh phải gửi con vào một nhà nhóm trẻ trên địa bàn.

Năm nay con anh đã được 4 tuổi, nhu cầu đến trường càng bức thiết hơn. Tuy nhiên, ngày 3/6 vừa qua, Trường Mầm non Nam Lý tổ chức tuyển sinh, con anh cũng không được nhận bởi số lượng quá đông, nên trường phải ưu tiên con em có hộ khẩu thường trú trên địa bàn trước.

“Con tôi đã đủ tuổi đến trường, nên muốn cho nó đi học cho bằng bạn bằng bè, vậy nhưng chỉ vì vợ chồng chúng tôi mới chỉ tạm trú ở đây (5 năm) mà con không thể đến trường”, anh H. bức xúc.

Tình trạng một số trường mầm non trên địa bàn TP Đồng Hới đã quá tải từ vài năm trở lại đây

Tình trạng một số trường mầm non trên địa bàn TP Đồng Hới đã quá tải từ vài năm trở lại đây

Không riêng gì trường hợp con anh H., cháu N.T.D. (3 tuổi rưỡi), con anh N.V.H., có hộ khẩu thường trú ở phường Nam Lý cũng không thể đến trường vì trường mầm non ở đây cũng đã quá tải.

Trước tình trạng trên, những ngày qua hơn 100 phụ huynh không nhập học được cho con em mình đã kéo đến trụ sở UBND phường và Trường Mầm non Nam Lý để yêu cầu giải quyết cho con em mình được đến trường.

Lý giải về sự việc trên, cô Nguyễn Thị Cúc, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Lý cho biết, theo kế hoạch tuyển sinh năm học 2016 – 2017, trường có 7 lớp mẫu giáo 5 tuổi, 7 lớp mẫu giáo 4 tuổi, 3 lớp mẫu giáo 3 tuổi, và 1 nhóm trẻ 24 đến 36 tháng tuổi, trong khi đó tổng số trẻ điều tra được trên địa bàn khoảng 1.445 cháu (chưa tính các cháu có bố mẹ ở các địa phương khác đến tạm trú trên địa bàn phường, khoảng 30 đến 40 cháu).

Với số lượng phòng học và nhóm lớp hiện có, năm học 2016 – 2017, nhà trường chỉ tổ chức tuyển sinh các cháu trong độ tuổi 2 đến 3 tuổi. Cụ thể là chỉ mở được 3 lớp cho trẻ 3 tuổi, đáp ứng khoảng 105/276 cháu (chỉ chiếm 38%); ở nhóm trẻ 2 tuổi cũng chỉ huy động được 30/255 cháu (chiếm 11,7%).

“Do nhu cầu của người dân đưa con em đến trường quá cao, trong khi cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của trường không thể đáp ứng cho việc mở lớp. Chỉ tính riêng số cháu có hộ khẩu thường trú ở trên địa bàn, chúng tôi còn không thể tuyển sinh hết, huống gì các cháu chỉ tạm trú.

Với điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực hiện có, chúng tôi phải ưu tiên cho các cháu từ 4 đến 5 tuổi để phổ cập mầm non. Địa phương và nhà trường có thể bố trí hoặc thuê phòng để cho các cháu được đi học, thế nhưng trường không thể đủ giáo viên để đứng lớp”, cô Cúc giải thích lý do khiến nhiều cháu trong độ tuổi đến trường không được nhận vào học.

Không chỉ Trường Mầm non Nam Lý, mà Trường Mầm non Bắc Lý, TP Đồng Hới cũng lâm vào tình trạng tương tự. Trường Mầm non Bắc Lý có 3 điểm trường, với 19 phòng học. 5 năm trở lại đây, hàng năm trường đều phải tăng thêm 2 đến 3 lớp, bằng cách tận dụng các phòng học chức năng.

Tuy nhiên, tình trạng quá tải vẫn diễn ra. Năm học 2016 – 2017, số lượng trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi đến đăng ký vào học ở đây là 230 cháu, nhưng trường chỉ tuyển sinh được 150 cháu. Nghĩa là có khoảng 80 cháu trong độ tuổi này sẽ không được đến trường hoặc phụ huynh phải tự đến liên hệ ở các trường khác để học.

Vì không thể cho con nhập học ở trường mầm non trên địa bàn nên nhiều phụ huynh phải gửi con vào các điểm trông trẻ tư thục

Vì không thể cho con nhập học ở trường mầm non trên địa bàn nên nhiều phụ huynh phải gửi con vào các điểm trông trẻ tư thục

Cô Nguyễn Thị Ngân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bắc Lý cho biết: “Năm học 2016 – 2017, số lượng trẻ đến đăng ký học ở đây rất đông, trong khi trường chỉ tuyển sinh có giới hạn. Do vậy, khi tuyển sinh chúng tôi sẽ ưu tiên các cháu có hộ khẩu thường trú trên địa bàn. Mặt khác, các cháu không được vào học ở đây, chúng tôi lập danh sách để huy động vào Trường Mầm non tư thục Hoa Sen đóng trên địa bàn”.

Cũng theo cô Ngân, việc tận dụng các phòng chức năng để mở lớp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ và việc dạy của giáo viên và tất nhiên không thể bảo đảm đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Trần Thị Sáu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP Đồng Hới cho biết, mặc dù đã được UBND thành phố và chính quyền địa phương quan tâm đầu xây dựng, mở rộng quy mô trường, lớp, nhưng vài năm trở lại đây, do nhu cầu đưa trẻ đến trường mầm non quá lớn, nên gần như năm nào một số trường trên địa bàn thành phố cũng ở trong tình trạng quá tải.

"Trước thực tế trên, Phòng đã chỉ đạo các trường ưu tiên tuyển sinh các cháu có hộ khẩu trên địa bàn. Trường hợp nếu số lượng quá lớn, sẽ ưu tiên các cháu 4 đến 5 tuổi để bảo đảm việc phổ cập trẻ trong độ tuổi mầm non, theo đúng quy định.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề quá tải ở các trường mầm non, thì cần sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của các cấp chính quyền, mà bức thiết nhất là việc xây dựng mở rộng quy mô các trường mầm non và nguồn nhân lực là các giáo viên mầm non.

Bên cạnh đó, việc xã hội hóa giáo dục, khuyến khích đầu tư xây dựng các trường mầm non tư thục, cũng là một giải pháp nhằm giảm tải cho các trường mầm non công lập", bà Sáu đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài.

Dương Hợp – Đặng Tài



Xem nguồn

Đề Văn lớp 10 loại bỏ "vấn nạn" học tủ và văn mẫu

Posted: 11 Jun 2016 01:55 AM PDT



Học sinh TPHCM hớn hở sau khi thi xong môn Văn

Học sinh TPHCM hớn hở sau khi thi xong môn Văn

Cô Phạm Thị Vân Hương, Tổ trưởng môn Văn, Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TPHCM) cho rằng đề thi năm nay không đánh đố và vừa sức với thí sinh. Nếu ở các trung tâm luyện thi học sinh thường được cho luyện theo các bài văn mẫu thì đề thi dạng này đã loại bỏ được vấn nạn này. Đề đã bắt buộc thí sinh phải đọc hiểu văn bản và thể hiện được suy nghĩ của mình.

Ngay ở câu 1, dù kiểm tra kiến thức cơ bản nhưng yêu cầu học sinh phải hiểu văn bản mới làm được. Còn ở câu 2, vấn đề nêu ra phù hợp suy nghĩ, tình cảm, tâm lý lứa tuổi các em về tình yêu thương con người. Và câu cuối câu nghị luận văn học năm nay đề yêu cầu suy nghĩ một vấn đề rồi rút ra nên thí sinh sẽ làm bài không lan man mà cụ thể hơn. Đặc biệt, sẽ có lợi thế nếu học sinh có chất liệu văn chương chắc chắn.

Còn cô Đoàn Thị Như Ngọc – giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ (quận Gò Vấp) đánh giá đề thi đã tạo cảm ứng cho thí sinh làm bài vì những nội dung của đề thi rất gần gũi với thí sinh. Ở câu 2, nghị luận xã hội, các em có thể viết một đoạn văn ngắn để trả lời câu hỏi "Phải chăng chỉ có điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương" là một câu hỏi rất hay. Yêu cầu của câu hỏi gợi cho các em về thái độ cư xử trong cuộc sống bởi những điều làm nên yêu thương không chỉ có điều ngọt ngào mà còn có cả những cay đắng, vấp vã. Với đề thi văn này, thí sinh có lực học trung bình có thể được 5 điểm.

Hà Minh



Xem nguồn

Comments