Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tuyển sinh vào lớp 10 tại Nghệ An: Hơn 70 thí sinh nghỉ thi không lý do

Posted: 10 Jun 2016 08:57 AM PDT


Thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016 – 2017 tại Nghệ An
Thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016 – 2017 tại Nghệ An

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có 31.202 thí sinh dự thi vào 56 trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn – Phó Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, kết thúc 2 ngày thi, thống kê tại các hội đồng thi có hơn 100 thí sinh không đến điểm thi.

Tuy nhiên, khoảng gần 30 em do không đủ điều kiện tốt nghiệp. 74 thí sinh còn lại vắng thi, trong đó có 3 em tại hội đồng thi trường THPT Đông Hiếu, Thị xã Thái Hòa bị tai nạn trước thi hiện đang điều trị tại bệnh viện, 1 thí sinh tại hội đồng thi trường THPT Lê Viết Thuật (TP Vinh) nghỉ buổi thi môn Toán do bị ốm.

Thí sinh bỏ thi tập trung nhiều vào các huyện miền núi, miền biển như Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Diễn Châu.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT 2016-2017 được Sở GD&ĐT Nghệ An đánh giá cơ bản diễn ra an toàn, nghiêm túc, chặt chẽ. Buổi thi cuối cùng có 1 thí sinh tại hội đồng thi trường THPT Lê Viết Thuật bị đình chỉ thi.



Xem nguồn

Quảng Bình: Khoảng 4000 thí sinh thi vào lớp 10

Posted: 10 Jun 2016 08:15 AM PDT


Nhiều học sinh vui mừng sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn.Nhiều học sinh vui mừng sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn.

Kỳ thi sẽ diễn ra trong hai ngày 8-9/6 với ba môn Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ. Riêng các thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp sẽ thi tiếp vào ngày 10/6 với môn năng khiếu mà mình đăng ký.

Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 tại Quảng Bình có năm nay có 3.985 thí sinh của 8 trường THCS trên địa bàn tham gia thi tuyển. Theo đó, tất cả có 181 phòng thi, trong đó có 149 phòng thi tại các trường THPT và 32 phòng thi tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. 

Tất cả các trường còn lại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.

Theo ghi nhận của PV trong buổi thi môn văn sáng nay thì công tác tổ chức kỳ thi tại địa bàn thành phố Đồng Hới, tình hình an ninh, trật tự ổn định. Nhiều thí sinh đều rời phòng thi sau khi kết thúc môn Văn với khuôn mặt rạng rỡ, phấn khởi.

Nhiều thí sinh cho biết, đề thi môn Văn là những kiến thức cơ bản và đều nằm trong chương trình sách giáo khoa.

Riêng câu nghị luận xã hội nói về vấn đề tiêu cực trong thi cử là câu hỏi thực tế, vấn đề gắn liền với các em học sinh nên các em dễ nói lên được quan điểm và suy nghĩ của mình…



Xem nguồn

Tổng kết vùng thi đua số 4: Mổ xẻ nhiều vấn đề nóng

Posted: 10 Jun 2016 07:33 AM PDT


Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo các Vụ – Cục chức năng thuộc Bộ GD&ĐT.

Ông Phạm Ngọc Phương – Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT cùng tham gia chủ trì hội nghị với ông Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Sở GD&ĐT Đăk Nông và Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa Lê Tuấn Tứ.

Có thể nói sau vùng Tây Bắc, thì vùng thi đua số 4 gặp rất nhiều khó khăn. Toàn vùng có đến 43 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS), có đường biên giới dài, nhiều xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn…

Vẫn còn nhiều thách thức

Nổi bật nhất năm học vừa qua, là toàn vùng đã đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng dể đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dung dạy học. Dẫn đầu là tỉnh Lâm Đồng – gần 468 tỉ đồng; Khánh Hòa – gần 450 tỉ đồng, thấp nhất là Bình Định – gần 50 tỉ đồng…

Đến nay, toàn vùng có 2.810.750 em, nhìn chung hết năm học 2015-2016, số học sinh đều tăng ở cấp mầm non, tiểu học. Riêng HS THCS giảm hơn 6.800 em, THPT giảm hơn 2.900. Tỉ lệ toàn vùng số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến lớp đạt 83,67%. Đây là một nỗ lực rất đáng khích lệ

Đáng lo nhất là ở 10 tỉnh nói trên, có tới 12.132 HS bỏ học, chủ yếu là ở các địa bàn miền núi, DTTS, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Đa số bỏ học do học lực yếu, nhà xa trường, đi lại vất vả, kể cả lí do nhiều em bi quan vì thấy các anh chị đi trước ra trường không tìm được việc làm

Một trong những vấn đề nan giải là toàn vùng 4 này hiện mới đạt tỉ lệ 38,8% số trường đạt chuẩn quốc gia, tăng thêm 242 trường so với cùng kì năm ngoái.

Đặc biệt, số trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, tỉ lệ suy dinh dưỡng còn cao. Riêng trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 6,49%, thể thấp còi 7,83%, trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày tăng 2,7%.

Ở lĩnh vực GD nghề nghiệp và GD thường xuyên, sau khi sát nhập và bàn giao về huyện quản lý, đã nảy sinh tình trạng hoạt động kém hiệu quả.

Đến nỗi ông Trần Đức Minh – Nguyên giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định – phải thốt lên: "Mô hình trung tâm GD thường xuyên – hướng nghiệp – dạy nghề đang buồn như "cha chết" vì đang trong tình cảnh "một cổ ba tròng".

Đối đầu với nhiều gian nan, nhưng 10 tỉnh vùng thi đua số 4 vẫn đảm bảo có tới 99,68% giáo viên (GV) đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trong đó có tới 55,75% vượt chuẩn. Toàn vùng cơ bản đã đảm bảo tỉ lệ GV/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thách thức đang đè nặng Bình Định khi chỉ có 1,3 GV mầm non/lớp (toàn vùng đạt 1,6 GV/lớp). Tương tự, Gia Lai chỉ đạt 1,2 GV/lớp (toàn vùng 1,41 GV/lớp).

Bậc THCS thấp nhất cũng là Gia Lai, chỉ có 1,9 GV/lớp (toàn vùng 2,1 GV/lớp). Quảng Nam có tỉ lệ thấp nhất về tỉ lệ GV/lớp là 1,99 (toàn vùng 2,29 GV/lớp)…

Cùng xắn tay gỡ rối



Khung cảnh hội nghị

 

GĐ Sở GD&ĐT Lâm Đồng Đàm Thị Kinh cho biết: Tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho trẻ mầm non 5 tuổi đã hết sức khó, thì việc duy trì thành quả này cũng nan giải không kém; Chưa kể trẻ dưới 5 tuổi học ở các nhà trẻ và trường mầm non cũng đang rất cần được đầu tư, nhưng nguồn lực đầu tư lại quá hạn hẹp.

Một thực tế lâu nay chưa có cách nào để thoát được, đó là: Rất khó kiểm tra, thậm chí cấm hoàn toàn dạy thêm – học thêm. Vì không ít cha mẹ HS có nhu cầu gửi con, nhờ các cô giữ dùm, nhất là ở bậc mầm non, tiểu học.

Ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi – tỏ ra bức xúc: Nhiều hoạt động của ngành GD&ĐT, đã và đang bị ngành Nội vụ và ngành Tài chính can thiệp sâu, khiến cho vai trò ngành GD bị động, mờ nhạt.

Bên cạnh đó, các Phòng GD&ĐT chỉ có 1-2 người được hưởng chế độ công chức, còn lại là các viên chức của phòng không được hưởng 20% phụ cấp công vụ như 1-2 công chức nói trên là bất công.

Đồng quan điểm, GĐ Sở GD&ĐT Phú Yên Phạm Văn Cường cho rằng: Theo quy định mới của Bộ Nội vụ về tinh giản biên chế, thì e ngại nhiều trường không đủ người để dạy, cần tăng cường quyền quyết định của ngành GD về thu chi tài chính trong ngành. Để tình trạng hiện nay, cái gì cũng đi xin rất khổ. Đứng đầu cơ sở GD mà không có đồng nào lấy gì mà đổi mới?

Đề nghị phải công khai, phải minh bạch kinh phí cấp cho ngành GD, ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn, nguyên Giám đốc sở GD&ĐT Gia Lai Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh: Đau đầu nhất đối với cán bộ quản lý GD hiện nay là sự chồng chéo trong cơ chế chỉ đạo điều hành giữa ngành dọc với ngành ngang.

Đây cũng là trăn trở mà ông Trương Anh – Nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Đăk Nông – nhấn mạnh: Nhiều năm nay, vị thế của ngành GD&ĐT nhìn chung khá lép vế, điệp khúc này nói hoài cũng vậy.

Tại hội nghị, lãnh đạo các Sở GD đề nghị với đoàn công tác của Bộ GD&ĐT khẩn trương làm việc với Bộ Nội vụ tăng biên chế GV mầm non, bổ sung thêm nhân sự về y tế, bảo vệ, thư viện, thiết bị cho tất cả các trường.

Ông đề nghị Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên, cho viên chức các trường được điều động về các phòng GD, sở GD công tác.

Liên quan đến kì thi THPT quốc gia kết hợp xét tuyển vào CĐ, ĐH, đề nghị Bộ GD&ĐT giao cho các sở GD tổ chức thi hoặc xét tốt nghiệp THPT, các trường CĐ, ĐH được toàn quyền tự chủ, tổ chức công tác thi tuyển sinh.

Liên quan đến tỉ lệ chi của ngành GD, đại diện lãnh đạo ngành GD các tỉnh cũng mong muốn Chính phú chỉ đạo phải đảm bảo đúng cơ cấu: 80% chi cho con người, 20% chi cho các hoạt động.

Không nên tính theo mức lương tối thiểu khu vực Nhà nước là 730.000 đ/tháng. Đặc biệt, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ tiền trực trưa cho GV các trường mầm non công lập bán trú.

Các đại biểu cũng mong muốn Chính phủ sớm hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, đổi mới cơ chế tính giá, đặt hàng sản phẩm, từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lí trong giá dịch vụ sự nghiệp phù hợp với kinh tế thị trường.



Xem nguồn

Chung tay nâng cao chất lượng GD-ĐT vùng ĐBSCL

Posted: 10 Jun 2016 06:47 AM PDT


Đến dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Huỳnh Văn Tí; Đại diện lãnh đạo BCĐ Tây Nam bộ, lãnh đạo các tỉnh, thành và các trường ĐH, CĐ, trường nghề khu vực ĐBSCL…

Giáo dục, đào tạo, dạy nghề có nhiều khởi sắc



Quang cảnh hội thảo 

Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội thảo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020 để cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề bất cập trong GD-ĐT của vùng và đề xuất triển khai xây dựng chính sách đặc thù trong GD-ĐT của vùng ĐBSCL giai đoạn tới và góp ý trực tiếp cho nội dung của dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (thay thế Quyết định số 1033 của Thủ tướng về phát triển GD-ĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015).

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga – cho biết: Sau 5 năm thực hiện QĐ 1033 của Thủ tướng, GD-ĐT vùng ĐBSCL đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Có nhiều chỉ tiêu đạt được như: Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 99%; tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở cấp tiểu học 99%, tỷ lệ HS dân tộc nội trú đạt 10,5% số HS dân tộc thiểu số cấp THCS và THPT.

Đặc biệt, tỷ lệ SV/vạn dân đạt 190 (so với chỉ tiêu là 130 SV/vạn dân, đã rút lại khoảng cách chênh lệch so với cả nước). Thành lập trường trung cấp nghề đạt xấp xỉ 100%… Những kết quả đó thể hiện nỗ lực của các cấp và các địa phương trong vùng trong suốt thời gian 5 năm qua.

Các địa phương trong vùng đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người dạy, người học như: Chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học đã giúp nhiều HS, SV thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội đến trường, duy trì học tập.

Số lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã được cải thiện về số lượng và chất lượng đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng GD-ĐT của vùng được cải thiện đáng kể.

Ở công tác đào tạo nghề, các địa phương trong vùng đã phê duyệt các kế hoạch về dạy nghề, giải quyết việc làm với nhiều phương thức dạy nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng. Công tác dạy nghề từng bước chuyển từ cung sang cầu (chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp).

 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số chỉ tiêu mà vùng ĐBSCL chưa đạt được theo QĐ 1033 như: Chỉ tiêu PC GDMN 5 tuổi; tỷ lệ huy động trẻ dưới 36 tháng tuổi đến trường dưới 11%; tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi cấp THPT chưa đến 50% (trung bình cả nước 60%). Quy mô tuyển sinh vào học nghề mới đạt 56%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 35,2% (trung bình cả nước 40,6%)

Tại hội nghị tổng kết QĐ 1033 tổ chức vào năm 2015, đã nêu những nguyên nhân chưa đạt được mục tiêu đề ra, trên cơ sở đó bàn giải pháp tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù trong GD-ĐT vùng ĐBSCL và các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cho vùng.

Hội nghị ngày hôm nay với sự có mặt của các địa phương, BCĐ Tây Nam bộ, các trường ĐH, CĐ, Dạy nghề trong khu vực để trao đổi thực tế những chỉ tiêu đưa vào nghị quyết mới. Trên cơ sở các ý kiến, Ban soạn thảo Đề án sẽ ghi nhận, điều chỉnh, sau đó trình Thủ tướng xem xét phê duyệt.

"Với kinh nghiệm và kết quả đạt được trong 5 năm qua, chúng tôi tin tưởng rằng trong giai đoạn 2016 – 2020 các địa phương ĐBSCL sẽ thực hiện tốt hơn.

Hiện nay trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó tác động về hạn hán, xâm nhập mặn… ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong khu vực.

Điều này cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đã đến nhanh hơn so với dự kiến. Do đó chúng ta cần phải đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhân lực cho khu vực, nhất là nhân lực chất lượng cao để kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu và đáp ứng yêu cầu hội nhập…

Nghị quyết lần này cộng với Quyết định của Thủ tướng sẽ có ý nghĩa rất quan trọng vì thực hiện đến năm 2020. Trong đó có những mục tiêu rất cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả số lượng và chất lượng cho vùng ĐBSCL.

Chúng tôi mong muốn các đại biểu góp ý kiến từ kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để ban soạn thảo sớm hoàn thành đề án và trình Thủ tướng trong thời gian sớm nhất" – Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đề nghị.

Chung sức để đồng bằng cất cánh



 Các đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao công tác chuẩn bị dự thảo Quyết định về phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020.

Ông Trần Hồng Quân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau – góp ý: Địa phương có một số huyện dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân di cư, họ sống tạm nơi bìa rừng, cửa biển nên điều kiện hết sức khó khăn. Vì vậy chỉ tiêu 85% trẻ 3 – 5 tuổi học mẫu giáo và 100% trẻ 5 tuổi đi học trong dự thảo là rất khó thực hiện.

Bên cạnh đó tỉnh gặp khó trong huy động HS dân tộc thiểu số vào học nội trú. Biên chế giáo viên không tăng trong thời gian dài cũng gây khó khăn lớn cho ngành GD.

Lĩnh vực dạy nghề ở địa phương cũng đang gặp khó khi các trung tâm dạy nghề cấp huyện không tuyển được giáo viên do lương thấp, không có chính sách hỗ trợ…

Ông Trần Hoàng Nhân – GĐ Sở GD&ĐT Long An – kiến nghị: Trong dự thảo Quyết định về phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020 chưa thấy sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề. Nếu không có doanh nghiệp góp sức trong dạy nghề thì sản phẩm đào tạo rất khó đáp ứng nhu cầu.

Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là tổ chức dạy bơi cho HS vì ĐBSCL kênh rạch rất nhiều. Giải pháp hiện nay là có cơ chế giúp các nhà trường xây dựng hồ bơi để phổ cập bơi cho HS.

Bên cạnh đó cần có chính sách giải quyết việc làm cho SV sư phạm thất nghiệp bằng cách sử dụng đối tượng này để dạy học mầm non, tiểu học trong khi 2 cấp học đang thiếu giáo viên…

Về các chỉ tiêu, nhiều đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo bám sát các văn bản của Đảng, Nhà nước, để thống nhất các chỉ tiêu về phát triển lĩnh vực GD-ĐT, dạy nghề cho vùng ĐBSCL.

Điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Không nên đưa chỉ tiêu chênh lệch nhiều như: Chỉ tiêu về PCGDMN 5 tuổi; phân luồng HS sau THCS; SV/vạn dân.

Cần bổ sung chỉ tiêu bác sĩ, dược sĩ/vạn dân và chỉ tiêu lao động qua đào tạo. Bên cạnh đó là các giải pháp về tăng mức đầu tư, chi thường xuyên cho khu vực ĐBSCL, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chi thường xuyên.

Một vấn đề được đại biểu kiến nghị là xem xét lương và bảo hiểm cho GV mầm non dạy hợp đồng khi chưa vào được biên chế. Thực hiện liên kết vùng trong GD-ĐT.

Cải thiện chất lượng giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua điều kiện nâng cao tay nghề và kiến thức thực tiễn. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, có chính sách mạnh mẽ để thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nghề.

Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ trong vùng, đặc biệt là các khoa sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Phát triển mô hình CĐ cộng đồng, sắp xếp lại các trường trung cấp y tế. Đầu tư cho các trường đào tạo ngành khoa học sức khỏe như ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Trà Vinh…

Về cơ chế đặc thù về đào tạo nhân lực: Tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù cho vùng ĐBSCL trong tuyển sinh ĐH, CĐ và giao chỉ tiêu bổ sung cho các tỉnh trong khu vực khi có nhu cầu thực tiễn.

Ưu tiên vốn vay ưu đãi, vốn ODA để xây dụng các dự án phát triển cơ sở GD-ĐT, dạy nghề và hệ thống GD mầm non. Có chính sách đặc thù về lương, thù lao, bảo hiểm đối với giáo viên các cấp, các bậc học, giáo viên dạy nghề để thu hút giáo viên có tay nghề cao, giáo viên giỏi.

Có chính sách đặc thù biên chế cho giáo viên mầm non, tiểu học phù hợp với địa bàn sông nước, dân cư phân tán. Quan tâm cơ chế đặc thù, quan tâm cơ sở vật chất các trường bán trú dân tộc… Chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh trung cấp chuyên nghiệp, học sinh học nghề.



Xem nguồn

Tám nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT trên đường đổi mới

Posted: 10 Jun 2016 06:06 AM PDT


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ 8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành với CB-GV Trường Đại học Sư phạm TPHCMBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ 8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành với CB-GV Trường Đại học Sư phạm TPHCM

Tại buổi làm việc, trao đổi với các giảng viên về mục tiêu đổi mới giáo dục của toàn Ngành trong giai đoạn tới, Bộ trưởng cho biết sẽ có 8 mục tiêu trọng tâm mà toàn Ngành quyết liệt thực hiện trong thời gian tới để đổi mới giáo dục.

Hướng đến mục tiêu chất lượng và chính sách cho Nhà giáo

Nhiệm vụ đầu tiên chính là quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, đặc biệt là mạng lưới các trường đại học-cao đẳng. Theo Bộ trưởng, đây là việc phải gấp rút phải thực hiện vì suốt một thời gian dài trước đó, số lượng trường đại học được thành lập quá nhiều, sau một thời gian hoạt động đã bộc lộ nhiều hạn chế, chất lượng đào tạo không cao.

Do đó cần phải sớm rà soát quy hoạch lại, Trường nào đủ điều kiện, đáp ứng chất lượng đào tạo thì tiếp tục hoạt động, trường nào yếu kém, hoạt động tuyển sinh không hiệu quả, chất lượng yếu thì sáp nhập, trở thành phân hiệu của trường khác hoặc giải thể.

Hai là, tăng cường năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tiến trình tiến hành đổi mới giáo dục.

Ông nói: Cả nước hiện có trên 1,3 triệu giáo viên, cán bộ quản lý. Trong đó phần nhiều cán bộ quản lý đi lên từ giáo viên, không trải qua các lớp đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng quản lý và quản trị nhà trường nên công tác quản lý bộc lộ nhiều yếu kém.

"Việc nâng cao năng lực đội ngũ GV, cán bộ quản lý là điều bắt buộc phải làm. Sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một bộ chuẩn chức danh, chuẩn vị trí quản lý thông qua đó bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý chuẩn kỹ năng, phù hợp với vị trí quản lý của mình. Có như thế công tác quản lý mới đổi mới và nâng cao hiệu quả" – Bộ trưởng thông tin.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ với cán bộ, GV trường Đại học Sư phạm TPHCM việc xây dựng Luật Nhà giáo trong tương lai, bởi không thể để GV thiệt thòi mãi được.

"Tôi đang chỉ đạo các bộ phận nghiên cứu để trong thời gian sớm nhất Bộ GD&ĐT sẽ có được Luật Nhà giáo dành riêng cho mình. Từ đó các chế độ đãi ngộ, chính sách, vị thế của Nhà giáo sẽ được cải thiện và nâng lên. Chứ cứ như hiện nay, áp dụng theo luật viên chức, nhiều Nhà giáo của chúng ta đến khi về hưu thiệt thòi quá"-Bộ trưởng trăn trở.

Nhiệm vụ thứ ba theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngành Giáo dục cần hướng đến chính là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Đây là nhiệm vụ đóng vai trò then chốt trong tiến trình hội nhập.

Bởi chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao, được thừa nhận trên bản đồ thị trường lao động quốc tế, có cơ hội cạnh tranh, trao đổi nguồn nhân lực qua lại giữa các quốc gia trong khối ASEAN hay các nước phát triển, chúng ta mới thúc đẩy được cán cân kinh tế phát triển.



 Thầy Đoàn Văn Nhiều – GV khoa Tâm lý – Giáo dục đặt câu hỏi với Bộ trưởng

Phải chuẩn bị tâm thế đổi mới để hướng đến hội nhập

Tám nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ trưởng đã xác định cho con đường đổi mới giáo dục của toàn ngành không gì ngoài mục tiêu tiến đến con đường hội nhập quốc tế.

Về nhiệm vụ thứ tư – Chia sẻ về vấn đề quốc tế hóa giáo dục – Bộ trưởng nói: Chúng ta đã bước chân vào quốc tế hóa giáo dục, với khuynh hướng hội nhập của nền giáo dục sâu như hiện nay, chúng ta không thể “đi" với một tâm thế, một hướng khác với các nước.

Chúng ta có thể khác về văn hóa, trình độ, nhưng khung thước để so sánh, đánh giá trình độ chất lượng của ta với nước bạn là không thể khác nếu muốn hội nhập thành công. Do vậy chúng ta phải phấn đấu đạt chuẩn, cô thầy cũng phải đạt chuẩn.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ  năm và thứ sáu là: Tăng cường giảng dạy tiếng Anh ở tất cả các cấp học, bậc học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy – học và quản lý theo Bộ trưởng là hướng đến mục tiêu ấy.

Việc tăng cường năng lực tiếng Anh cho học sinh, GV cũng như đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy chính là tiền đề giúp cho các trường, cơ sở giáo dục nói riêng, ngành Giáo dục nói chung tiến tới hội nhập quốc tế.

"Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 về tăng cường năng lực sử dụng ngoại ngữ cho học sinh từ bậc mầm non cho đến THPT và đại học không chỉ giúp phân tầng trình độ tiếng Anh học sinh qua từng giai đoạn, nó còn giúp cho trình độ và năng lực ngoại ngữ của học sinh – sinh viên sau khi ra trường đảm bảo được việc giao tiếp theo chuẩn, khi tiếng Anh tốt thì điều kiện hội nhập rất tốt. Như vậy hội nhập sẽ một trong những chìa khóa để nâng cao chất lượng đào tạo của chúng ta" – Bộ trưởng phân tích.



 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trồng cây kỉ niệm tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM

 

Để thực hiện được những mục tiêu lớn ấy thì nhiệm vụ trọng tâm thứ bảy là phân luồng học sinh sau THCS phải được thực hiện tốt, bền vững và đồng bộ giữa các địa phương.

Có một thực tế trong bức tranh phân luồng hiện nay của chúng ta là học sinh học xong bậc THCS không sang học nghề mà chỉ chăm chăm học lên bậc THPT, hay ĐH-CĐ dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực của chúng ta thừa kiến thức, thiếu tay nghề.

"Con số hàng trăm ngàn cử nhân thất nghiệp cho chúng ta sự thôi thúc cần phải làm thật mạnh mẽ, thật hiệu quả công tác phân luồng này.

Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT là phải gắn đào tạo với việc làm, đây là trách nhiệm không chỉ riêng ngành Giáo dục, nhưng với trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ, đào tạo chúng ta buộc phải cùng nhau tháo gỡ nút thắt này"- Bộ trưởng xác định.

Nhiệm vụ cuối trong lộ trình đổi mới chính là trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Đây là nhiệm vụ buộc phải làm và làm càng sớm càng tốt. Bởi tự chủ vốn dĩ là nhu cầu tự thân của mỗi trường đại học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân tích: Giao quyền tự chủ cho các trường đại học không phải là để giảm gánh nặng ngân sách. Cho các trường cơ hội mở rộng quy mô đào tạo, mà là cho các trường được tự chủ toàn diện trong mọi hoạt động của mình. Do đó, tới đây Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm định chất lượng tất cả các trường và công khai trên mạng.

"Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ làm mạnh vấn đề tự chủ, tiến tới sẽ có nhiều trường đại học không còn trực thuộc sự quản lý của Bộ, ngành nào nữa. Đây là hướng đi, xu thế chung của các đại học trên thế giới.

Bộ GD&ĐT sẽ là Bộ tiên phong trong việc thực hiện vấn đề này. Tất nhiên tự chủ phải gắn với giải trình, giám sát chứ không phải tiến tới tự trị" – Bộ trưởng thông tin.



Xem nguồn

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ký kết hợp tác với tỉnh Bến Tre

Posted: 10 Jun 2016 05:23 AM PDT


Hai bên vui vừng với thỏa thuận hợp tác vừa được ký kết. Hai bên vui vừng với thỏa thuận hợp tác vừa được ký kết.

Đây là chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ, tạo dựng môi trường khởi nghiệp cho SV tỉnh Bến Tre.

Tham dự lễ ký kết thỏa thuận hợp tác có đồng chí Võ Thành Hạo – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, đồng chí Cao Văn Trọng – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cùng đại diện các doanh nghiệp của tỉnh.

Nội dung thỏa thuận, ký kết hợp tác giữa hai bên hướng đến nhóm mục tiêu chính gồm: Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức trong tỉnh.

Xây dựng môi trường khởi nghiệp, tập huấn, đào tạo cho thanh niên kỹ năng khởi nghiệp và hoạt động NCKH thông qua chương trình " Đồng khởi-Khởi nghiệp". 

Trong đó, việc đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng thành tựu NCKH vào thực tế phát triển của địa phương sẽ được xem là nhiệm vụ trọng tâm giữa hai bên.

Ngoài ra, qua biên bản ký kết, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ phối hợp với tỉnh nhà, có nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Y tế trong tỉnh, hướng nghiệp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động…



 Đồng chí Võ Thành Hạo – Bí thư TỈnh ủy tỉnh Bến Tre đang chia sẻ, phát biểu tại lễ ký kết hợp tác

Phát biểu tại lễ ký kết, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành – cho biết: Việc ký kết chương trình hợp tác "Đồng khởi – Khởi nghiệp" giữa Trường và tỉnh Bến Tre nhằm tạo ra môi trường khởi nghiệp cho SV tỉnh Bến Tre đang theo học tại trường.

Đồng thời giúp các bạn trẻ tạo dựng các doanh nghiệp đủ vững mạnh, biết vượt qua sóng gió, có được những kiến thức phòng ngừa rủi ro để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững hơn trên thương trường.

"Chúng tôi mong muốn, chương trình "Đồng khởi – Khởi nghiệp" không chỉ tạo ra những ngành nghề, những con người ưu việt, những nhà khoa học lớn, mà tạo ra con người biết khởi nghiệp, biết tạo ra việc làm cho bản thân và cộng đồng.

Khởi nghiệp không phải là phong trào, mà chúng ta phải xem nó là một ý thức hệ, làm sao để ngoài việc học, SV còn được trang bị kiến thức, kỹ năng, tinh thần và khát vọng khởi nghiệp.

Các em ra trường có những kỹ năng, trách nhiệm với cộng đồng, chứ không chỉ chăm chăm lấy một tấm bằng, tìm kiếm một công việc ổn định, nhàn thân" – PGS.TS Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh.  

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Võ Thành Hạo nhận định: Việc ký kết hợp tác giữa hai bên hôm nay thật sự mang đến cơ hội rất lớn cho cả hai bên.

Với số lượng học sinh- sinh viên tỉnh Bến Tre học tại trường gần 1.000 em, ông tin Trường Đại học Nguyễn Tất Thành không chỉ xây dựng được thương hiệu đào tạo, mà còn có sức hút rất lớn.

"Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã xác định được triết lý cho riêng mình trong quá trình đào tạo. Đó là: "Thực học – Thực hành. Thực danh – Thực nghiệp".

Thông qua đó, xác lập được mối liên kết 4 nhà: "Nhà trường – Nhà quản lý – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học"… Đây thật sự là một triết lý rất phù hợp cho sự hội nhập quốc tế, gắn kết đào tạo với việc làm"- Ông Hạo nói.



Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – ông Cao Văn Trọng (bên trái) – đại diện tỉnh ký kết hợp tác với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 

Chủ tịch UBND tỉnh Bến tre, đồng chí Cao Văn Trọng cũng tin tưởng với bề dày kinh nghiệm, nhiều thành tích trong công tác đào tạo, đội ngũ quản lý bản lĩnh, sự tâm huyết của giảng viên… việc hợp tác sẽ mang lại nhiều hiệu quả.  

"Các nội dung hai bên ký kết hôm nay chúng tôi cho là rất thiết thực. Nó sẽ đóng góp và tạo điều kiện cho tỉnh và nhà trường hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động "Đồng khởi – Khởi nghiệp", nghiên cứu khoa học cũng như cũng như phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh nhà.

Tôi tin tưởng rằng với sự hợp tác hôm nay, chúng ta sẽ tạo ra một sức mạnh mới, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của từng bên. Đặc biệt là giữa Trường đại học – Cơ quan nghiên cứu với tỉnh nhà, giúp cho các em SV tiếp cận các nguồn vốn, sự hỗ trợ để khởi nghiệp.

Qua đó, khai thác được lợi thế,  tiềm năng của tỉnh, phát triển cơ hội khởi nghiệp, làm giàu cho bản thân cũng như đóng góp cho nền kinh tế tỉnh nhà" – Ông Trọng chia sẻ.



Xem nguồn

"Nếu lương đủ sống, chúng tôi cũng chẳng dạy thêm"

Posted: 10 Jun 2016 04:41 AM PDT


– Một cô giáo ở quận 2 (TP.HCM) khi nghe quyết định cấm dạy thêm, học thêm đã buông lời: "Không dạy thêm cũng được. Ngoài thời gian dạy chính khóa, có thời gian cho gia đình. Nhưng thành phố cũng phải có cơ chế, phụ trợ thêm cho chúng tôi".

Trong đầu khi nào cũng cơm áo, gạo tiền

 Cô cho biết, gần 10 năm đi dạy, lương chính khóa mỗi tháng được hơn 3 triệu đồng, mỗi tháng cô có dạy kèm cho 4 học sinh, thu nhập thêm vài ba triệu.

 "Cuộc sống ở thành phố, tổng thu nhập của tôi là thấp, nhưng tằn tiện cũng đủ. Nói lương 8-9 triệu làm sao sống, nhưng giáo viên chỉ cần mức lương ấy. Nếu được nhận mức lương ấy, chúng tôi sẽ có cuộc sống trong sạch với nghề, không nghe cấm đoán dạy thêm, học thêm nữa".

dạy thêm, học thêm, giáo viên dạy thêm, cấm dạy thêm
Học sinh miệt mài trong vòng xoáy học thêm

Thầy giáo Nguyễn Nam Việt cũng cho rằng, muốn chấm dứt dạy thêm, cách duy nhất là cho giáo viên sống được bằng lương.

 "Khi là giáo phổ thông, lương tôi chỉ đủ để trả những nhu cầu cần thiết, quá thấp để toàn tâm toàn lực đầu tư cho công việc vì trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cơm, áo, gạo tiền. Hiện tại, tôi là giáo viên tự do, học sinh đến với tôi vì các em cần kiến thức chứ không phải bắt ép, thu nhập của tôi mỗi tháng 20 triệu. Tôi vui vì quyết định đúng đắn của mình khi can đảm không dạy trong trường".

Thầy Việt cũng cho rằng, "nếu muốn giáo viên không dạy thêm, cách duy nhất là làm sao để giáo viên có thể sống sót được bằng đồng lương của chính mình"

Một nhà giáo có nhiều năm kinh nghiệm thì cho rằng,  giáo viên không ai muốn dạy thêm vì muốn còn có thời gian cho bản thân, gia đình, nhưng vấn đề chính là thu nhập. Bởi vậy, giáo viên phải có sở đoản dạy gì ở lớp chính khoá, và dạy gì ở nơi “lớp mở”.

Theo giáo viên này, với ngành giáo dục, dù giáo viên đứng lớp bất kể môn gì, nên có khung lương cao đồng thời cũng có những chế tài phù hợp, khích lệ giáo viên hết lòng với nghề, xử nghiêm giáo viên “có rồi tham nữa”

Trung tâm văn hóa cũng là lò luyện trá hình

Nhiều giáo viên cũng cho biết, kẽ hở của quy định là cấm trong trường học nhưng lại mở cửa cho trung tâm, lò luyện

Một giáo viên ở quận Phú Nhuận cho rằng, cấm dạy thêm giáo viên chỉ ảnh hưởng một phần thu nhập còn đối tượng bị ảnh hưởng nhiều là học sinh, vì các em có nhu cầu học thêm.

Vị giáo viên này đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm khi tỷ lệ đỗ đại học thấp?

 Cô giáo phân tích, học thêm ở trường học và học thêm ở trung tâm văn hóa ngoài giờ không khác gì nhau. Về mặt lý thuyết là khác ở địa điểm và nơi tổ chức. Nhưng hiện nay, các trung tâm văn hóa ngoài giờ do nhà trường lập ra như, thậm chí là do một cá nhân, tổ chức có điều kiện lập ra, rồi thuê giáo viên giảng dạy.

 "Nói thẳng ra, trung tâm văn hóa ngoài giờ cũng là lò luyện thi trá hình. Trong trường hợp này, học ở trường và lò luyện thi bên nào tốt hơn. Sao không cho học trong trường mà học ở lò luyện?” Cô đặt câu hỏi

 Cô giáo này cũng cho rằng, đối với học sinh cấp 1 và cấp 2 có thể không học thêm vì kiến thức  gọn nhẹ. Nhưng học sinh cấp 3 không học thêm thì khó thi đại học. "Nhiều môn học, một tuần chỉ được một vài tiết chính khóa, giáo viên không thể truyền tải hết kiến thức, học sinh cũng không nắm được. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi các em không đủ kiến thức thi đại học?"

 Một giáo viên khác thì cho rằng học sinh học thêm cũng vô nghĩa vì được “gà” trước đề kiểm tra. Học sinh muốn học tốt thì chỉ dựa bản năng lực bản thân và tính tự giác.

Ngoài ra, dạy thêm sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề về tâm lý cho trẻ em như sẽ bị đì hay bị o ép nếu không đi học thêm.

Theo giáo viên này, nếu phải đi học thêm thì phụ huynh nên tập trung nhắc nhở và rèn luyện cho con cái tính tự giác. Năng lực tới đâu, tự các em sẽ biết nên làm gì, đừng mong con mình phải là vào trường này, trường kia. Nếu có gì thì cứ thắc mắc thì hỏi trong và sau giờ học, vấn đề chính là tự nghiên cứu trong sách giáo khoa lẫn sách tham khảo.

Một thầy giáo ví von "bao năm nay có cấm được dạy thêm, học thêm đâu. Nhà giáo, cứ nghe "cấm, đoán" nhức lòng lắm".

Học sinh Việt Nam dành nhiều thời gian học thêm,  khép kín

Đầu năm 2014, khi mổ xẻ sâu hơn dữ liệu từ PISA (trong lần đầu tiên Việt Nam tham gia đánh giá), Bộ GD-ĐT đưa ra một số kết quả phân tích sâu:

Chỉ số kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam là thấp nhất trong 68 nước tham gia

Trình độ học vấn của cha mẹ đứng thứ 2 từ dưới lên, với vị trí 67/68 nước.

Tương tự, sự cởi mở, linh hoạt trong giải quyết vấn đề của học sinh cũng đứng vị trí 67/68.

Thời gian học thêm: Học sinh Việt Nam lọt tốp 5, đứng vị trí thứ 5/68.

XEM THÊM:

 



Xem nguồn

Làm rõ phản ánh sai đề thi toán tuyển sinh lớp 10

Posted: 10 Jun 2016 03:59 AM PDT


 – Ngày 10/6, nhiều giáo viên và học sinh tại Đồng Nai phản ánh về việc đề thi môn toán kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2016-2017 ở Đồng Nai có nhiều sai sót. Việc sai sót này khiến nhiều giáo viên bức xúc và học sinh lo lắng ảnh hưởng đến kết quả thi.

đề toán sai sót, tuyển sinh lớp 10, đề thi lớp 10

Tại câu 4 (1 điểm): Cho biểu thức A với điều kiện x 0, y và x y. Đề yêu cầu rút gọn biểu thức A và tính giá trị của biểu thức A khi x= 1- và y = 1+.

Theo phản ánh của nhiều thí sinh và giáo viên thì x = 1- < 0 (trái với điều kiện đề bài ra là x Điều này là vô nghĩa vì chỉ có nghĩa khi x 0.

Ngoài ra, có một giáo viên dạy Toán THPT cho biết, đề bài câu 5 (3,5 điểm) cũng có vấn đề.

Cụ thể: Nếu thí sinh vẽ hình trong trường hợp AB>AC thì thứ tự các đỉnh của tứ giác CNKH không liên tục. Nếu thí sinh vẽ hình trong trường hợp AB<AC thì thứ tự các đỉnh của tứ giác CNKH là liên tục nhưng cho kết quả ở câu 5.2 khác với trường hợp AB>AC.

Theo giáo viên này, đề bài nên cho điều kiện cụ thể để không dẫn đến bài toán đa nghiệm.

Bà Huỳnh Lệ Giang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai cho biết: "Chúng tôi cũng đã nhận được phản ánh về việc sai đề thi toán và hiện Sở đang kiểm tra nhưng chưa có kết luận".



Xem nguồn

Sở GD&ĐT Đồng Nai lên tiếng về nghi án sai sót trong đề thi lớp 10

Posted: 10 Jun 2016 03:17 AM PDT


Sau buổi thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của tỉnh Đồng Nai năm học 2016-2017, diễn ra sáng 9/6, một số thí sinh và giáo viên phản ánh có sai sót trong đề thi môn này.

Cụ thể, ở câu 4: Cho biểu thức A với điều kiện x ≥ 0, y ≥0 và x ≠ y. Phần 2 của đề yêu cầu rút gọn biểu thức A và tính giá trị của biểu thức A khi x= 1-√3 và y = 1+√3.

Theo phản ánh của nhiều thí sinh và giáo viên thì x = 1- √3<0 (trái với điều kiện đề bài ra là x ≥0). Điều này là vô nghĩa vì √x chỉ có nghĩa khi x ≥ 0.

Theo một số giáo viên dạy Toán ở Hà Nội, thông thường, khi tìm x thỏa mãn biểu thức A bằng một số cho trước, thì trước tiên ta cần tìm Tập xác định, tức là những giá trị của x để A tồn tại. Sau giải phương trình tìm được x, ta phải so sánh với điều kiện ở trên, những giá trị nào không thuộc tập xác định ta cần loại đi.

Ở câu 4, điều kiện đề bài là x lớn hơn hoặc bằng 0, tuy nhiên giá trị của x ở câu b lại là x= 1-√3 < 0. Như vậy, nếu thay vào biểu thức rút gọn thì có thể tính được A, nhưng nếu thay vào biểu thức ban đầu thì lại không tính được.

Đề thi môn Toán vào lớp 10 năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT Đồng Nai.

Đề thi môn Toán vào lớp 10 năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT Đồng Nai.

Ngoài ra, có một giáo viên dạy Toán THPT cho biết, đề bài câu 5 (3,5 điểm) cũng có vấn đề.

Cụ thể: Nếu thí sinh vẽ hình trong trường hợp AB>AC thì thứ tự các đỉnh của tứ giác CNKH không liên tục. Nếu thí sinh vẽ hình trong trường hợp ABAC.

Theo giáo viên này, đề bài nên cho điều kiện cụ thể để không dẫn đến bài toán đa nghiệm.

Trao đổi với PV Dân trí vào chiều 10/6, bà Huỳnh Lệ Giang – Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai cho hay, ngay sau khi có phản ảnh của học sinh và giáo viên, Phòng Khảo thí & Kiểm định Chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Đồng Nai) đã kiểm tra, làm việc với người ra đề và đã có kết quả. Theo đó, đề thi không có sai sót mà chỉ hơi… đánh đố một chút.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng Phòng KT&KĐCL Giáo dục (Sở GD&ĐT Đồng Nai), đề thi không có sai sót.

“Chúng tôi đã suy nghĩ kĩ trước khi ra đề và quyết định đưa câu hỏi này vào. Hy vọng giáo viên và học sinh đọc kĩ đề ra và đáp án”, ông Hải nói.

Cụ thể, theo đáp án và hướng dẫn chấm của Sở GD&ĐT Đồng Nai cho câu 4.2: Tính giá trị của biểu thức A khi x= 1-√3 và y = 1+√3. Có thể thấy x= 1-√3<0, mâu thuẫn với điều kiện. Như vậy, không tồn tại giá trị của A khi x= 1-√3 và y = 1+√3.

Cùng với đó, Sở GD&ĐT Đồng Nai cũng gửi đến Dân trí đáp án của đề thi Toán vào lớp 10 THPT năm học 2016-2017 cụ thể dưới đây:

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Thông tư 30: Đừng bỏ lỡ cơ hội “thay da đổi thịt” cho giáo dục

Posted: 10 Jun 2016 02:35 AM PDT


Lo Thông tư "chết yểu"

Là một người tha thiết với tinh thần tiến bộ, nhân văn của việc đánh giá bằng nhận xét, cô Nguyễn Hảo, giáo viên Trường tiểu học Phước Long 2, Nha Trang chia sẻ, trong quá trình áp dụng Thông tư 30 (TT30) vào đánh giá học sinh, cô nhận thấy thông tư hướng tới việc công nhận mặt mạnh của từng em. Đặc biệt ở phần học sinh được khen là rất ổn. Có thể học sinh chỉ đạt điểm trung bình vẫn được khen vì trẻ chăm học, cố gắng khắc phục, có tiến bộ…

Theo cô Hảo, TT30 gặp nhiều phản ứng chủ yếu do giáo viên nắm bắt về thông tư còn nhiều hạn chế. Việc thay đổi này chưa được ghi nhận vì do sự cố hữu trong lòng của mỗi một người dân Việt Nam và đặc biệt là giáo viên vẫn chỉ đánh giá cao học sinh dựa vào mặt kiến thức. Học sinh có giỏi gì đi chăng nữa mà không giỏi văn hóa đều được xem là không giỏi. Thêm nữa, người quản lý giáo dục cũng gây áp lực cho giáo viên, sự máy móc trong chỉ đạo làm cho người thầy mệt mỏi.


Vẫn có những giáo viên và nhà quản lý chưa nắm hết tinh thần của Thông tư 30. Trong ảnh: Quản lý, giáo viên ở TPHCM trong chương trình tập huấn Thông tư 30.

Vẫn có những giáo viên và nhà quản lý chưa nắm hết tinh thần của Thông tư 30. Trong ảnh: Quản lý, giáo viên ở TPHCM trong chương trình tập huấn Thông tư 30.

Muốn thực hiện thấu đáo TT30 cần một cuộc cách mạng lâu dài. Bản thân cô Hảo rất lo TT30 sẽ bị "chết yểu", trong khi điều cần thay đổi là sĩ số lớp và cách thức quản lý giáo dục để giáo viên thực hiện hiệu quả nhất thông tưT chứ không phải là thay đổi thông tư.

"Nếu để TT30 "chết yểu" nền giáo dục, cụ thể là giáo dục tiểu học đã mất đi cơ hội thay da đổi thịt", cô giáo trẻ nhấn mạnh.

Một giáo viên tiểu học ở Gò Vấp, TPHCM bộc bạch cái ức chế của giáo viên hiện nay không phải dành cho TT mà dành cho… người quản lý. Những khó khăn của họ gặp phải không được tháo gỡ, lại không được chia sẻ. Quản lý ở một số nơi, một số trường còn rất máy móc trong việc quản lý hồ sơ sổ sách, thậm chí trong từng câu từng chữ nhận xét của giáo viên. Thành ra họ quay sang phản ứng một cách tiêu cực với TT30.

Cô Nguyễn Hằng, giáo viên một trường tiểu học ở Hải Dương cho biết ban đầu khi chưa hiểu hết tinh thần của đánh giá bằng nhận xét cô cũng "phản ứng" với TT30. Sau đó, đọc cuốn Tốt tô chan bên cửa sổ, cô mới hiểu được ý nghĩa thật sự của TT30 vì học sinh như thế nào. Từ rất lâu, người Nhật đã chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học trò và cô hiểu ra rằng trẻ cần được giáo dục những gì.

Việc TT30 bị nhiều người "quay lưng", cô Hằng bày tỏ quan điểm dường như chúng ta chưa hiểu được mục tiêu của TT30 cũng như mục tiêu giáo dục. Khi đặt bút nhận xét về học sinh, giáo viên sẽ suy nghĩ về em đó nhiều hơn, lẽ tất nhiên là cũng sẽ suy nghĩ về phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh.

Năng lực của giáo viên và cả của cán bộ quản lý còn hạn chế là khó khăn đối với việc thực hiện TT. Đặc biệt là cách quản lý của nhiều trường gây căng thẳng cho giáo viên. Thêm nữa, nếu giáo viên được giảm áp lực các công việc không nằm trong chuyên môn để tập trung lo chất lượng học sinh thì mọi việc thuận lợi hơn. Còn trên thực tế, cô Hằng nói, giáo viên nhiều khi còn phải kiêm cả thủ quỹ, đại lý bảo hiểm… thì họ còn đâu tay chân để tập trung cho chuyên môn.

“Giải mã” học sinh học kém vì bỏ chấm điểm

Rất nhiều giáo viên và phụ huynh phàn nàn và lo lắng khi TT30 vào trường học thì học trò có biểu hiện lười học, mất động lực do thiếu tính ganh đua. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng việc học trò có biểu hiện học kém đi chưa hẳn là điều đáng lo.

Chị Trần Thu Hiền, có hai con học tiểu học ở Tân Bình, TPHCM cho hay khi trường học bỏ chấm điểm chị cũng rất lo con mình không được chấm điểm sẽ lười học. Điều này buộc chị phải vào cuộc cùng con chứ không thể phó thác hết cho giáo viên. Và rồi nỗi lo của chị thành sự thật, ngoài giờ học, về nhà các cháu không phải làm bài tập, mỗi tối chỉ mất khoảng 20 – 30 phút để xem lại bài và bố mẹ cũng dành thêm khoảng 15 phút để kiểm tra kiến thức của con.

Giảm áp lực điểm số, học trò có cơ hội phát triển nhiều phẩm chất, năng lực bên cạnh kiến thức các môn học

Giảm áp lực điểm số, học trò có cơ hội phát triển nhiều phẩm chất, năng lực bên cạnh kiến thức các môn học

Đổi lại việc hàng ngày phải "cày" trong sách vở đến 10, 11 giờ tối, mặt mũi lúc nào cũng bơ phờ, giờ các cháu có thời gian chơi trò chơi, đọc sách, ăn uống, xem phim, trò chuyện cùng ba mẹ nhiều hơn. Buổi chiều đi học về, con chị và các cháu con nhà hàng xóm lại được tụ tập chơi nhảy dây, ném dép, đá cầu trước sân nhà chị.

"Đến lúc này tôi đã không còn quá nặng nề chuyện cháu được bao nhiêu điểm, kiến thức trong sách vở thế nào nữa. Điều làm tôi hạnh phúc là con khỏe mạnh, vui vẻ, biết cách giao tiếp, vui chơi, kết nối với bạn bè, bố mẹ", người mẹ chia sẻ.

Theo cô Nguyễn Hảo, việc học sinh lười học không phải do TT30 mà do cách dạy, nếp nghĩ từ lâu chúng ta quan niệm giỏi là phải giỏi con chữ, giỏi Toán, giỏi Văn. Còn những cái giỏi khác đều bị đánh dấu hỏi. Học sinh Việt Nam học rất xuất sắc, kể cả khi ra nước ngoài nhưng sự phát triển mọi mặt lại rất hạn chế.

Vì đâu giáo viên cho rằng học sinh học kém vì TT30? Cô Nguyễn Hằng chỉ ra đa số giáo viên hiện đang lấy kết quả việc học sinh học Toán, Tiếng Việt để đánh giá về hiệu quả của TT30. Đây là một sai lầm. Nhiều giáo viên sợ học sinh học kém vì dường như nếu không tập trung dạy Toán, Tiếng Việt nâng cao thì họ không biết dạy gì cho trẻ. Vốn dĩ nếp nghĩ đã đi học là phải giỏi Toán, giỏi Tiếng Việt đã hằn sâu trong giáo viên.

Cô Hằng không phủ nhận kiến thức của học sinh có thể kém hơn khi các em không bị áp lực học tập. Nhưng đổi lại trẻ có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực cá nhân. Như hiện tại, thay vì tập trung dồn sức để học sinh phải đạt điểm cao, trong các giờ sinh hoạt cô Hằng tổ chức cho học sinh tập thuyết trình, tập nói trước tập thể, làm người dẫn chương trình… Và điều dễ thấy là các em vui vẻ, năng động hơn rất nhiều.

Bên cạnh việc ủng hộ, các giáo viên cũng đồng tình ngành giáo dục cần tháo gỡ những khó khăn để giáo viên được tạo điều kiện tốt nhất khi đánh giá bằng nhận xét mà cụ thể là giảm áp lực sĩ số lớp, áp lực những công việc không tên cũng như người quản lý phải linh hoạt, tránh áp đặt máy móc, trao quyền và tin tưởng giáo viên nhiều hơn.

Còn khó khăn trước mắt về áp lực học sinh đông, cô Nguyễn Hảo cho biết giáo viên có thể dạy phân loại đối tượng. Trong đó, dành nhiều thời gian cho học sinh chậm.

Điểm tốt của Thông tư, phải trân trọng

Mới đây, khi đến thăm và làm việc tại Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, TPHCM nghe giáo viên "phàn nàn" về TT30, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân NHạ cho rằng đổi mới kiểm tra, đánh giá là một phần của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Mục tiêu đánh giá mọi mặt để giúp trẻ hoàn thiện chứ không để lấy điểm thi hay gây ra áp lực so sánh. Đây là một phương thức nhiều nước đang dùng. Khi thực hiện, bên cạnh những khó khăn, các thầy cô cũng phải thực tế, điểm gì tốt phải trân trọng.

Sắp tới Bộ sẽ rà soát lại TT30 vì chủ trương thì đúng nhưng vận dụng không khéo sẽ nhiều tai hại. Bản thân Bộ trưởng cũng muốn nghe từ giáo viên những giải pháp để thực hiện hiệu quả TT30 chứ không chỉ nghe về những khó khăn.

Hoài Nam



Xem nguồn

Comments