Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường hot nhất Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 6

Posted: 01 Jun 2016 08:46 AM PDT


 – Ngày 1/6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) vừa công bố phương án tuyển sinh lớp 6 hệ THCS. Cùng với đó, mẫu đơn đăng ký vào lớp 6 của trường cũng được phát hành trực tuyến.

Sở GD-ĐT Hà Nội, tuyển sinh đầu cấp, tuyển sinh lớp 6 tại Hà Nội, THCS Cầu Giấy

Năm học 2016-2017, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam tuyển 200 học sinh bằng hình thức xét tuyển.

Đối tượng tuyển sinh là học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hoàn thành chương trình tiểu học và phải đạt học lực giỏi ở các năm lớp 1, 2, 3; được đánh giá hoàn thành học lớp 4,5.

Cùng với đó, các năm học từ lớp 1 đến lớp 5 tổng điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm hai môn tiếng Việt và Toán phải đạt từ 19 điểm trở lên. Hạnh kiểm của học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 là thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh tiểu học, lớp 4 và lớp 5 phần đánh giá năng lực và phẩm chất phải được đánh giá đạt.

Điểm xét tuyển vào trường là tổng điểm của Điểm học tập từ lớp 1 đến lớp 5, Điểm ưu tiênĐiểm khuyến khích.

Nhà trường cũng đưa ra bảng quy đổi điểm kết quả học tập của học sinh theo từng năm học, quy đổi điểm ưu tiên và khuyến khích cùng thông tin về việc chỉ được tính điểm khuyến khích cho học sinh tham gia các giải theo công văn của Sở GD-ĐT Hà Nội.

Học sinh trúng tuyển sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp. Trường hợp học sinh đạt điểm xét tuyển trùng nhau vượt chỉ tiêu được giao, hội đồng tuyên sinh nhà trường sẽ xét tổng điểm khuyến khích của toàn bộ các giải thưởng học sinh đạt được từ lớp 1 đến lớp 5 và xếp thứ tự từ cao xuống đến đủ chỉ tiêu. Điểm khuyến khích được tính theo quy đổi đã quy định với từng loại giải và các cấp chứng nhận giải.

Ngày 5/6 nhà trường phát hành đơn và hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2016-2017 trên website nhà trường. Học sinh không in được đơn, trường sẽ phát miễn phí ngày 11-12/6 theo giờ hành chính.

Từ 15/6-17/6 nhà trường nhận đơn và hồ sơ dự xét tuyển vào lớp 6. Từ 23/6-24/6 trường thông báo cáo dữ liệu xét tuyển của học sinh và nhận đơn xin chỉnh sửa dữ liệu chưa đúng tại trường.

Ngày 29/6, trường thông báo kết quả trúng tuyển. Từ 1/7-3/7 trường tiếp nhận hồ sơ trúng tuyển (bản chính).



Xem nguồn

Thêm ĐH lớn tuyển sinh đánh giá năng lực vào năm 2018

Posted: 01 Jun 2016 08:03 AM PDT


– Dự kiến năm 2018 ĐHQG TP.HCM tổ chức tuyển sinh riêng theo hướng đánh giá năng lực thí sinh. Thông tin đưa ra tại cuộc họp do ĐHQG TP.HCM chủ trì sáng nay (1/6). 

TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó Trưởng Ban chỉ đạo kì thi THPT quốc gia cho biết, hiện nay chưa có số liệu thống kê về số lượng thí sinh dự thi trong cả nước do Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cung cấp. 

Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của ĐHQG TP.HCM đối với 50 tỉnh thành đã có số liệu chính thức, thì có khoảng 800.000 thí sinh dự thi. Nếu thống kê đầy đủ, dự kiến cả nước có hơn 900.000 thí sinh dự thi.

ĐHQG TP.HCM, tuyển sinh, tuyển sinh theo đánh giá năng lực, năm 2018

Ông Nghĩa lưu ý, so với năm ngoái, năm nay tỷ lệ thí sinh thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ cao hơn so với số liệu đã được thông tin trước đây.  Thậm chí, một số cụm thi do ĐH tổ chức có lượng thí sinh dự thi cao hơn năm ngoái.

Trong đó TP.HCM có số lượng thí sinh nhiều thứ hai sau Hà Nội. Một số tỉnh, thành cũng có lượng thí sinh đông như Nghệ An, Thanh Hóa…

Ông Nghĩa cho rằng, bất cập lớn nhất đối với các cụm thi do ĐH tổ chức là các trường có khuynh hướng tổ chức thi ở các tỉnh, thành phố, vì vậy thí sinh vùng sâu, vùng xa phải di chuyển khá xa.  Do đó, công tác tiếp sức mùa thi vẫn cần thiết đối với các thí sinh dự thi tại cụm thi ĐH.

Năm nay, ĐHQG TP.HCM phụ trách ba cụm thi  tại TP.HCM và 1 cụm tại tỉnh Bình Dương. So với năm 2015, số thí sinh dự thi tại các cụm do ĐHQG TP.HCM tăng gấp đôi.

Về in sao đề thi, ĐHQG TP.HCM sẽ  in sao đề thi cho ba cụm thành phố, cụm thi tại tỉnh Bình Duơng và 3 trường ĐH (ĐH Kinh tế, ĐH Sư phạm Kỹ thuật và ĐH Tài chính Marketing) với tổng cộng khoảng 80.000 thí sinh. Đây là trung tâm in sao đề thi lớn nhất nước.  Tuy nhiên, các trường sẽ tự tổ chức chấm thi theo đúng quy chế.

Từ ngày 20-25/6, Hội đồng xét tuyển thẳng ĐHQG TP.HCM họp và công bố kết quả cho thí sinh.

Trong trường hợp một thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và trúng tuyển vào nhiều trường đại học thành viên, các trường vẫn xét từng trường hợp, sau đó liên hệ với các thí sinh để xác định nguyện vọng cuối cùng.

Dự kiến năm 2018 ĐHQG TP.HCM tổ chức tuyển sinh riêng theo hướng đánh giá năng lực thí sinh.

Năm nay, có 66.000 thí sinh dự thi dự thi THPT quốc gia tại các cụm thi trên địa bàn TP.HCM.

Trong đó, tại TP.HCM có 66.702 thí sinh dự thi, trong đó có 55.615 thí sinh đang học tại thành phố.

Trong đó, cụm thi Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM có 15.363 thí sinh; Cụm thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM có 17.000 thí sinh; Cụm thi Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM có 13.636 thí sinh; Cụm thi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có 18.557 thí sinh; Cụm thi Trường ĐH Sài Gòn có 2.142 thí sinh.

  • Lê Huyền – Ngân Anh

XEM THÊM:



Xem nguồn

Ảnh kỷ yếu ăn mày độc đáo của học sinh Lạng Sơn

Posted: 01 Jun 2016 07:20 AM PDT


 – Mới được thực hiện hôm 29/5 và đăng tải trên Facebook không lâu nhưng bộ ảnh độc đáo của tập thể lớp 12A2 Trường THPT Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã thu hút một lượng "like" và share" vô cùng ấn tượng.

ảnh kỷ yếu, THPT Lộc Bình, ảnh kỷ yếu ăn mày

Em Nông Thị Quỳnh – một thành viên của lớp 12A2 cho biết, bộ ảnh "ăn mày" được thực hiện sau khi cả lớp đã chụp với những bối cảnh khác. "Lúc đó đã là chiều muộn rồi, một số bạn nhà xa phải về nên chỉ có khoảng 10 bạn ở lại chụp bộ ảnh này" .

Quỳnh cũng chia sẻ, ý tưởng mới lạ này được nhiếp ảnh gia đưa ra và được các bạn hưởng ứng ngay. Khâu chuẩn bị đạo cụ, trang phục cũng không tốn nhiều thời gian của các bạn, chỉ trong khoảng 2 ngày là xong – Quỳnh cho biết.

Sau khi bộ ảnh được chia sẻ cũng có nhiều ý kiến phản hồi trái chiều, tuy nhiên khi chụp bộ ảnh này bọn em chỉ nghĩ sau này có những bức hình, những kỷ niệm thú vị để nhớ lại là chính – nữ sinh này chia sẻ.

"Thực sự, tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường bây giờ cũng rất phổ biến. Những hình ảnh này cũng là cảnh báo để bọn em cố gắng không để mình rơi vào hoàn cảnh đó, và cũng là sự chia sẻ với một bộ phận những con người bất hạnh trong xã hội hiện nay".

  • Nguyễn Thảo
  • Ảnh: Chen Photography

Xem thêm:




Xem nguồn

Mách bạn cách ăn điểm cao môn Toán

Posted: 01 Jun 2016 06:38 AM PDT



Còn một tháng nữa, kỳ thi THPT quốc gia 2016 sẽ diễn ra. Để giúp thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi quan trọng này, VietNamNet xin tư vấn cách làm bài thi môn Toán.




Xem nguồn

ĐH Luật lên tiếng về đề thi hết học phần gây bất ngờ

Posted: 01 Jun 2016 05:56 AM PDT


– Chiều 1/6, lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội và Trung tâm tư vấn pháp luật của nhà trường chia sẻ thêm thông tin về đề thi hết học phần gây bất ngờ.

Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Văn Cương – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, Trường ĐH Luật Hà Nội xác nhận: Đây là đề thi cuối năm học dành cho học viên văn bằng hai.

đề thi ĐH Luật Hà Nội, đề thi xúc động, đề thi cuối năm
Đề thi hết học phần do Trung tâm tư vấn pháp luật, Trường ĐH Luật HN ra.

Theo ông Cương cho biết: "Đây là chuyên ngành khi ra đề thi phải có tình huống, có thể thông thường sẽ mô tả tình huống bằng văn xuôi truyền thống. Việc dùng thơ như đề thi có mấy lợi thế: vừa có hình ảnh sống động, diễn tả tâm trạng nhân vật.

Hơn nữa đối tượng học là những người đang học văn bằng hai có trình độ nhận thức cao, đã trưởng thành, ít nhất vài ba năm thậm chí cả chục năm đi làm. Bối cảnh những dịp hè là người học cứ 3 ngày thi hết một môn, rất căng thẳng, thời tiết lại nóng bức nên đề thi có thể khiến sinh viên hứng khởi, dễ chịu".

Xuất phát suy nghĩ đó, theo ông Cương phía trung tâm đã thử làm đề thi "hơi khác truyền thống nhưng nội dung không khác biệt, yêu cầu vẫn như vậy".

Khi đề thi ra và được chia sẻ trên mạng xã hội, bản thân ông Cương cũng có quan sát thấy những ý kiến khác nhau.

vì mới có ý kiến khác nhau. Là bước làm nếu tốt được ủng hộ, cải tiến nếu đồng nghiệp, xã hội sẽ rút kinh nghiệm.

"Với người không có chuyên môn khi đọc đề 99% nghĩ vụ việc có liên quan đến tình ái nhưng thực chất không phải vậy. Là dân chuyên môn, dạy môn kĩ năng cho các luật sư sau này hành nghề luật, chúng tôi muốn dùng câu chuyện nhỏ để nói điều lớn hơn là vừa qua xuất hiện nhiều vụ việc xét xử dẫn tới oan sai khi nhìn nhận vấn đề không toàn diện và chủ quan" – ông Cương cho biết.

"Ở tình huống này chúng tôi có thể chỉ ra 6 nguyên nhân có thể dẫn tới cái chết của người hàng xóm chứ không chỉ lí do liên quan đến tình ái vì dụ như ông bị suy tim, khi sang nhà chơi đột tử" – ông Cương thông tin.

Đề thi ít nhiều có yếu tố hài hước nhưng theo ông Cương vẫn đem đến cho người học những giá trị và bài học khi hành nghề luật.

Ông Cương cũng thẳng thắn cho biết, phía trung tâm sẽ nhìn nhận những ý kiến đóng góp từ xã hội, đồng nghiệp, người học để rút kinh nghiệm có những đề thi vừa hay vừa đảm bảo không gây ra tranh luận.

Chiều cùng ngày, một lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội trao đổi với VietNamNet cũng chia sẻ với việc ra đề có tính mở của Trung tâm tư vấn pháp luật. Tuy nhiên cá nhân ông cho rằng, đề thi cần tránh những nội dung nhạy cảm, có thể khiến dư luận hiểu nhầm hoặc tranh cãi không cần thiết.



Xem nguồn

Trẻ em vùng hạn mặn vui vì ngày Tết thiếu nhi có máy lọc nước

Posted: 01 Jun 2016 05:13 AM PDT


Trong chuyến công tác cùng Trung ương Đoàn TNCS HCM và Công ty Tân Hiệp Phát về xã Nam Thái A (huyện An Biên, Kiên Giang) trao máy lọc nước mặn thành nước ngọt, chúng tôi thấy nhiều trẻ em, phụ huynh nơi đây quan tâm đến cái máy hơn là lo Ngày Tết Thiếu Nhi.

Ông Bùi Minh Hội – Phó Chủ tịch xã Nam Thái A cho biết, toàn xã có 2.243 hộ trong đó có đến 411 hộ nghèo, 111 hộ cận nghèo. Bà con trong xã sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và nuôi tôm, nhưng đời sống bà con ở đây còn nhiều khó khăn, nhất là việc đi lại (chưa có đường vô đến xã, đi bằng đò – PV) và nước ngọt dùng hàng ngày.

Cũng theo ông Bùi Minh Hội, trận hạn, mặn lịch sử năm nay đã vắt kiệt sức hàng nghìn hộ dân xã Nam Thái A. Và cơn hạn, mặn vừa qua có đến 50% bà con gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Người dân phải mua nước dùng từ 30.000 – 50.000đồng/500 lít nước

Trong ngày lắp đặt máy lọc nước mặn thành nước ngọt do Công ty Tân Hiệp Phát phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS HCM tặng cho bà con xã Nam Thái A, hàng trăm người dân, em nhỏ đến trụ sở UBND xã dự lễ với niềm vui khôn tả vì từ nay có nước ngọt dùng.

Nhiều em nhỏ có mặt ở đây, PV Dân trí hỏi thăm đến ngày 1/6 – Ngày Tết Thiếu nhi, đa phần các em không quan tâm vì lâu rồi các em cũng không biết đến ngày này. Em Nguyễn Như Ái (ngồi bên trái) và em Huỳnh Kiều Oanh cho biết, năm nay các em không còn nhớ đến ngày 1/6 vì mấy tháng qua gia đình sống khở sở với tình trạng thiếu nước ngọt.

Ca sĩ Phi Nhung hỏi thăm các bé nhân ngày Tết Thiếu Nhi. Tại đây, đoàn có 20 phần quà tặng cho các em khó khăn, học giỏi.

Ca sĩ Phi Nhung hỏi thăm các bé nhân ngày Tết Thiếu Nhi. Tại đây, đoàn có 20 phần quà tặng cho các em khó khăn, học giỏi.

Xong phần lễ, đông đảo bà con, em nhỏ... rủ nhau đến hứng nước về uống.

Xong phần lễ, đông đảo bà con, em nhỏ… rủ nhau đến hứng nước về uống.


Bà Nguyễn Thị Thu - ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A múc nước uống thử từ máy lọc và cho biết nước rất ngọt. Từ nay bà con đỡ khổ lắm.

Bà Nguyễn Thị Thu – ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A múc nước uống thử từ máy lọc và cho biết nước rất ngọt. “Từ nay bà con đỡ khổ lắm”.

Cháu Dương Kim Tuyến - lớp 2 Trường tiểu học Nam Thái A nhanh nhẹn lấy chai hứng đầy nước mang về cho mẹ xem sự thần kỳ của chiếc máy khi biến nước ngọt mặn thành nước ngọt và có thể uống ngay!

Cháu Dương Kim Tuyến – lớp 2 Trường tiểu học Nam Thái A nhanh nhẹn lấy chai hứng đầy nước mang về cho mẹ xem sự “thần kỳ” của chiếc máy khi biến nước ngọt mặn thành nước ngọt và có thể uống ngay!

Ở vùng hạn mặn như Kiên Giang, các trẻ em hầu như thích nước hơn là Ngày Tết thiếu nhi. Vì từ lâu đối với các em ngày Tết thiếu nhi là ngày gì đó còn xa xôi lắm.

Nguyễn Hành



Xem nguồn

Cấm học sinh cuối cấp xé sách vở để xả stress

Posted: 01 Jun 2016 04:31 AM PDT


Chính quyền thành phố Hạ Môn, Trung Quốc đã đưa ra thông báo cấm học sinh cuối cấp xé sách giáo khoa để nghỉ xả hơi trước khi diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao).

xé sách vở, học sinh cuối cấp, thi đại học, gaokao, kỳ thi gaokao
Cảnh học sinh Trung Quốc xé sách vở đầy lớp học

Đầu tháng 6 là thời điểm hàng triệu học sinh Trung Quốc sắp bước vào kỳ thi sinh tử – hay còn gọi là "gaokao". Kỳ thi này nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía phụ huynh cũng như học sinh. Họ coi đó là tấm vé cho một tương lai tươi sáng hơn.

Thông thường, đến những ngày cuối năm học, học sinh các lớp cuối cấp thường có hành động xé sách, tung lên giữa sân trường như một cách xả "stress" trước khi bước vào kỳ thi.

xé sách vở, học sinh cuối cấp, thi đại học, gaokao, kỳ thi gaokao

xé sách vở, học sinh cuối cấp, thi đại học, gaokao, kỳ thi gaokao

Tuy nhiên, năm nay, các quan chức địa phương thành phố Hạ Môn đã đưa lệnh cấm học sinh phổ thông dùng việc xả rác như một hình thức giảm căng thẳng. Lệnh cấm này có hiệu lực trước khi "gaokao" diễn ra 10 ngày – thời điểm dự kiến sẽ xảy ra những cảnh tượng này nhiều nhất.

Mặc dù lý do ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn là hoàn toàn hợp lý, song sự căng thẳng của kỳ thi "gaokao" cũng là một lý do có thể biện minh cho hành động này của các sĩ tử. "Gaokao" không giống như bất kỳ kỳ thi nào. Đó là một thời khắc quan trọng trong cuộc đời của bất kỳ người trẻ nào. Một đứa trẻ được nhận vào một trường đại học danh tiếng đồng nghĩa với việc sẽ được hưởng cơ sở vật chất tốt hơn, nguồn lực tốt hơn, danh tiếng tốt hơn và kéo theo là những lợi thế trong sự nghiệp trong tương lai.

xé sách vở, học sinh cuối cấp, thi đại học, gaokao, kỳ thi gaokao

xé sách vở, học sinh cuối cấp, thi đại học, gaokao, kỳ thi gaokao

Để thay thế cho cách thức giảm "stress" tiêu cực này, cơ quan giáo dục thành phố đã đề nghị các em học sinh phổ thông tìm tới những liệu pháp tâm lý phù hợp.

Trong khi đó, một số cư dân mạng ủng hộ lệnh cấm này của chính quyền thành phố. "Xé sách vở là lãng phí. Họ có thể tái chế chúng hoặc giữ sách cho các lớp dưới" – một người dùng Weibo viết.

  • Nguyễn Thảo(Theo Shanghaiist)



Xem nguồn

“Mẹo” tránh những lỗi trình bày thường gặp khi làm bài thi

Posted: 01 Jun 2016 03:48 AM PDT



Một lỗi trình bày nhỏ có thể kéo theo đó hàng loạt biến đổi sai và khiến học sinh mất trọn vẹn điểm của câu hỏi đó

Một lỗi trình bày nhỏ có thể kéo theo đó hàng loạt biến đổi sai và khiến học sinh mất trọn vẹn điểm của câu hỏi đó

Đối với môn Toán, học sinh thường gạch bỏ và tẩy xóa một cách cẩu thả, viết chen phần sửa với phần gạch bỏ dẫn tới dễ bị chấm sót, không đánh số thứ tự câu khi làm bài, bỏ trống nhiều chỗ trên giấy thi, làm một câu kéo dài nhiều nơi trong bài làm dẫn tới dễ bị chấm sai, chấm sót và cộng điểm thiếu.

Nhiều học sinh sử dụng ký hiệu và viết tắt tùy tiện, sử dụng hai màu mực trong một bài thi, trình bày bài quá vắn tắt đến mức quên cả bước biến đổi quan trọng,vẽ đồ thị cẩu thả thiếu cân đối, kết luận mà thiếu giải thích. Ngược lại, có học sinh lại trình bày bài quá dài dòng, viết cả những biến đổi lặt vặt không cần thiết vào bài dẫn tới bài làm bị rối và phức tạp. Bài toán rất đơn giản nhưng lại chọn các phương pháp làm cầu kỳ, nhiều kỹ xảo.

Thầy Lê Bá Trần Phương (Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: "Gặp những lỗi trình bày khi chấm bài thi, nếu thẳng tay trừ điểm thì cảm thấy bứt rứt trong lòng nhưng nếu không trừ điểm thì thấy sai quy định".

Cũng theo thầy Phương, không nhất thiết phải làm theo thứ tự câu trong đề bài, câu nào biết làm thì làm trước nhưng nên ghi rõ bài mấy, câu mấy khi làm; tuyệt đối không dùng bút xóa hay gạch bỏ cẩu thả. Nếu sai, nên dùng thước gạch chéo vào phần cần bỏ và viết lại phần đúng vào phía dưới, không viết kế bên hay ghi chèn vào phần đã gạch bỏ. Nếu trong bài có kí hiệu, viết tắt không phổ biến thì phải quy ước kí hiệu, viết tắt đó ở đầu bài. Nên nháp trước cách giải để dự đoán trước các khó khăn và làm trọn vẹn từng câu, tránh bỏ trống giấy thi và làm nhiều phần của câu ở nhiều nơi trong bài…

Thầy Phương khẳng định: "Một lỗi trình bày nhỏ có thể kéo theo đó hàng loạt biến đổi sai và khiến học sinh mất trọn vẹn điểm của câu hỏi đó".

Đối với môn Ngữ văn, TS. Trịnh Thu Tuyết vạch ra một số lỗi trình bày thường gặp như không thống nhất cách trình bày trong một bài văn (cách lùi đầu dòng, khoảng cách các đoạn…), viết tắt tùy tiện mà không có quy ước theo quy định, lạm dụng viết tắt, viết hoa không đúng chính tả (không viết hoa tên nhân vật, tên địa danh…), sử dụng từ địa phương (răng, rứa, mô…), có quá nhiều lỗi chính tả trong bài. Đặc biệt, khi làm câu đọc hiểu, học sinh thường trình bày mỗi ý bằng cách gạch ngang…

Theo cô Trịnh Thu Tuyết, khi làm bài đọc hiểu, hãy trả lời mỗi ý của câu hỏi bằng một đoạn văn ngắn, hạn chế sử dụng dấu gạch ngang trong bài làm. Ngay từ bây giờ, học sinh phải rèn thói quen trình bày khi làm bài kiểm tra, thi thử nhằm hạn chế tối đa những lỗi trình bày thường mắc phải. Ngoài ra, một bài làm văn trình bày sạch sẽ, thoáng đãng, rõ ràng sẽ lấy lòng người chấm bài. Thử nghĩ xem, nếu bạn chấm một bài văn mà người chấm liên tục phải nheo mắt để xem thí sinh viết gì thì bạn có khó chịu không?

Đối với những môn thi trắc nghiệm, học sinh thường khoanh toàn bộ đáp án vào nháp sau đó mới đối chiếu vào phiếu điền kết quả. Chính vì đối chiếu đáp án sai và không kiểm tra lại cẩn thận nên thường hụt điểm so với bản nháp. Tô đáp án mờ, tô hai đáp án khiến máy chấm không dò được đáp án cũng là một lỗi sai tưởng ngớ ngẩn nhưng lại rất nhiều học sinh mắc phải.

0,25 điểm tưởng nhỏ nhưng có thể quyết định đỗ/trượt. Vì vậy, nếu làm được câu hỏi nào phải chắc chắn giành điểm tối đa câu hỏi đó, tránh vì những lỗi trình bày mà bị trừ điểm đáng tiếc.

Ngày 8/6/2016, Báo Dân trí phối hợp với Hocmai.vn tổ chức "Thi thử tổng duyệt trước kỳ thi THPT quốc gia với 6 môn học Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn". Đây được coi là bước tổng duyệt quan trọng, giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức cũng như tâm lí cho kỳ thi THPT quốc gia diễn ra chỉ sau 1 tháng nữa.

Thời gian mở đề: 14h00 ngày 8/6/2016.

PV



Xem nguồn

Thú vị với Đề thi bằng Thơ của trường ĐH Luật HN về tình huống "Cai sữa cho con"

Posted: 01 Jun 2016 03:02 AM PDT


Đề thi ra một tình huống sau: Anh A, trong tâm trạng rất bất ổn đến Trung tâm Tư vấn pháp luật có yêu cầu tư vấn về vụ việc vừa xảy ra tại nhà anh. Đề bài cho phép học viên sử dụng tài liệu.

Nội dung vụ việc mà anh A trình bày có thể đã được thể hiện tóm tắt bằng Thơ với nhiều đoạn thú vị như sau:

…Mặt trời vừa mới nhú

Anh A. liền mang sang

Lọ dung dịch màu vàng…

Bôi đôi gò bồng đào…

Hôn vợ yêu một cái

Anh A. vội đi làm

Anh đến thẳng cơ quan…

Làm lu bu công việc…

Một hồi sau mới biết

Mình lấy nhầm lọ rồi…

Lọ thuốc… cực độc… ôi…!

Con ơi…! Ba có tội…!

…đoạn cuối bài thơ như sau:

Nhìn thấy từ …xa xa

Nhà đông người qua lại

Người thì hô cấp cứu

Kẻ bảo… nó chết rồi

Ôi! Ba giết con rồi

Anh A. khuỵu trước cổng

Như phép tiên… rồi bỗng…

Đứa bé từ trong nhà

Rẽ đám đông chạy ra…

Ôm chầm lấy người cha…

Hổn hển… mách rằng là….

Chú HÀNG XÓM… gần nhà…

Chết… trong kia… ba ạ…!


Đề thi thú vị

Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Văn Cương – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, đây là lần đầu tiên Trung tâm ra đề thi theo hình thức Thơ này. Nếu ra theo hình thức văn xuôi thì rất khô khan, sẽ không hấp dẫn thí sinh nên chúng tôi chuyển cách ra đề thi bằng thơ cho sinh động, mềm mại và thí sinh dễ hiểu hơn, tâm trạng của nhân vật cũng được thể hiện rõ nét hơn.

Ông Cương cho hay, đây là môn kỹ năng nên qua tình huống này, người học Luật phải nhìn nhận các vấn đề thận trọng hơn. Nếu đọc qua đề thì 99% người không có chuyên môn pháp luật sẽ suy luận ngay vấn đề ngoại tình, vấn đề nhảm nhí của xã hội. Đây là cách nhìn nông cạn. Nếu người làm pháp luật mà nhìn nhận cái chết của nhân vật như vậy sẽ dẫn đến nhiều án oan sai. Đề thi yêu cầu học viên phải có tầm nhìn khác, tư duy rộng và toàn diện hơn.

Theo ông Cương, cái chết của một con người có thể nhiều nguyên nhân, người làm nghề pháp luật phải có tư duy phản biện, nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh để đưa ra đánh giá một vụ việc cho kết quả đúng, tránh trường hợp kết tội oan trong xét xử chỉ vì nhìn hiện tượng mà đánh giá bản chất. Trong đáp án của đề thi có tới 5 – 6 nguyên nhân dẫn đến cái chết của người hàng xóm.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Trường đại học đầu tiên đào tạo chương trình quốc tế đại trà

Posted: 01 Jun 2016 02:20 AM PDT


GS-TS Nguyễn Trọng Hoài, Hiệu phó trường ĐH Kinh tế TP. HCM cho biết, bắt đầu từ năm học 2016 – 2017, trường sẽ áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế cho toàn bộ chương trình đào tạo đại trà (trừ ngành Tiếng Anh Thương mại và ngành Kinh tế chính trị). Trước đó, bậc đào tạo thạc sĩ của nhà trường đã triển khai chương trình này từ năm học 2015 – 2016.


Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Kinh tế TPHCM năm ngoái

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Kinh tế TPHCM năm ngoái

TS Hoài cho biết, nhà trường đã tham khảo chương trình các trường hàng đầu thế giới để xây dựng chương trình. Cụ thể tham khảo chương trình các trường top 100 cho bậc cao học, top 200 cho bậc đại học. Giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng giáo trình quốc tế. Giáo trình này sẽ được dịch có bản quyền sang tiếng Việt cho năm học thứ nhất và thứ hai của bậc đại học, trong khi năm thứ ba, thứ tư bậc đại học và toàn bộ bậc cao học sẽ sử dụng trực tiếp giáo trình tiếng Anh của các nước như Mỹ, Anh, Úc…

Theo lãnh đạo nhà trường, chương trình đào tạo này giúp cho sinh viên tốt nghiệp ra trường được thừa nhận trên thị trường lao động quốc tế và được liên thông một cách đầy đủ tại các trường đại học nước ngoài. Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia các chương trình 2+2 bậc cử nhân, 1+1 bậc thạc sĩ và 1+3 bậc tiến sĩ với các trường ĐH lớn trên thế giới. Trước mặt, nhà trường đã ký kết với các trường thuộc 5 quốc gia gồm Mỹ, Úc, Thụy Sĩ, Ireland, New Zealand để sinh viên có thể liên thông theo chương trình 2+2.

Theo đó, năm 2016 trường ĐH Kinh tế TP. HCM sẽ tuyển sinh trong cả nước với chỉ tiêu là 5.000 trong đó đào tạo theo chương trình tiên tiến quốc tế là 4.500 chỉ tiêu. Phương thức tuyển sinh: Sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại các cụm thi do trường đại học tổ chức theo phân công của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, không xét học bạ THPT. Thí sinh chọn 1 trong 3 tổ hợp xét tuyển sau: Khối A (Toán, Lý, Hóa), khối A1 (Toán, Lý, tiếng Anh), khối A1 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh). Trường sẽ nhận hồ sơ xét tuyển bằng 3 phương thức: Online, bưu điện và trực tiếp tại trường.

Mức học phí cho sinh viên nhập học năm 2016 sẽ là 17,5 triệu đồng/năm. Trường sẽ dành hơn 540 suất học bổng toàn phần, bán phần cho các sinh viên có kết quả học tập xuất sắc, giỏi và các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng. Đặc biệt, đối với khóa tuyển sinh đại học chính quy năm 2016, trường sẽ cấp 100 suất học bổng toàn phần cho học kỳ 1 cho 100 tân sinh viên có số điểm cao nhất khi xét tuyển vào trường.

Ngoài chính sách tín dụng học tập của Nhà nước, trường ĐH Kinh tế triển khai đồng thời chính sách tín dụng học tập. Theo đó, người học có thể vay tiền đóng học phí cho từng học kỳ do nhà trường bảo lãnh vay với lãi suất tương đương lãi suất cho vay học tập của Ngân hàng chính sách xã hội với đối tượng vay được mở rộng cho tất cả sinh viên và thủ tục dễ dàng, nhanh chóng.

Lê Phương



Xem nguồn

Comments