Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TP.HCM công bố đường dây nóng tuyển sinh

Posted: 30 May 2016 08:28 AM PDT


Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị và các tiêu cực liên quan đến kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh lớp 10.

đường dây nóng, tuyển sinh, thi THPT quốc gia

Học sinh TP.HCM trong ngày khai giảng

Số điện thoại đường dây nóng là (08) 3.822.3358 (Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo) tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị và các tiêu cực liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh lớp 10 năm 2016 tại TP.HCM trong giờ hành chính. 

Hoặc email thanhtra.sotphochiminh@moet.edu.vn  để phản ánh thông tin các thời điểm trong ngày.

Sau khi phản ánh thông tin, người dân cũng có thể tra cứu thông tin kết quả tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị trên trang thông tin điện tử của Thanh tra Sở GD-ĐT TP tại địa chỉ http://thanhtra.hcm.edu.vn.

Năm nay, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM diễn ra trong hai ngày 11 và 12/6 với gần 63.000 học sinh tham gia.  Về kỳ thi THPT quốc gia diễn ra từ ngày 1/7 đến 4/7 tại TP.HCM có hơn 55.600 dự thi.

Lê Huyền



Xem nguồn

Vì sao phụ huynh và giáo viên “kêu ca” về VNEN?

Posted: 30 May 2016 07:45 AM PDT


Học sinh yếu không theo kịp

Kết thúc năm học vừa qua, chị Minh Nguyệt (Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi, con chị học lớp 2 chương trình VNEN Ngay đầu năm học, chị đã định xin cho con học lớp khác vì tham khảo ý kiến một số phụ huynh, nhiều người quan ngại con không theo kịp.

Tuy nhiên, do việc xin chuyển khó khăn nên chị quyết định tiếp tục cho con theo đuổi. Một thời gian sau, một số học sinh là con giáo viên trong trường đang học cùng lớp con chị đều xin chuyển qua lớp khác mà không hiểu vì sao.

Phụ huynh này cho hay, trong năm học đó, các bài văn của các con đều học thuộc lòng như bài hát mẫu giáo. Đi họp phụ huynh, cô giáo khen cả lớp học tốt, chẳng chê bạn nào, cả học sinh yếu. Tôi hỏi con có hiểu bài không? Cháu bảo chưa hiểu lắm nhưng cô không có thời gian để hướng dẫn cặn kẽ.

"Những môn không học theo cách mới như tiếng Anh, nhạc, họa, con phải ngồi vòng tròn, chia bàn. Con bảo với tôi, nhìn bảng rất mỏi cổ vì phải ngoái lại. Tôi động viên con cố lên vì trót học mất rồi nhưng cháu bảo, học thì vui đấy nhưng nhiều bạn như con, không theo kịp nhiều bạn khác", chị Nguyệt nói.


Một lớp học VNEN ở Củ Chi (TP Hồ Chí Minh)

Một lớp học VNEN ở Củ Chi (TP Hồ Chí Minh)

Cô Thu Hằng, một giáo viên ở Hà Tĩnh cho hay, học VNEN có nhiều tiến bộ, giúp học sinh hứng thú học tập và đỡ khô khan hơn. Tuy nhiên, còn một số điểm, còn bất ổn.

Cô phân tích, nếu ngày xưa, giáo viên giảng cho học sinh hiểu được bản chất để hiểu ra vấn đề thì với mô hình này, các con phải tự tìm tòi kiến thức theo tài liệu hướng dẫn, sau đó mới rút ra quy luật. Trong khi lớp có học sinh đông, giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn học sinh nên nhiều học sinh yếu không theo kịp.

"Việc mỗi nhóm có nhóm trưởng để hướng dẫn cho các bạn nhưng với trình độ của nhóm trưởng, không thể hiệu cặn kẽ như giáo viên. Các nhóm trưởng này nhiều em trình độ cũng không quá xuất sắc nên không đủ bản lĩnh để hướng dẫn cho các bạn", cô Hằng chia sẻ.

Ngoài ra, theo một số giáo viên khác, giáo trình của chương trình giáo dục này còn chưa khoa học. Nội dung trong sách được thiết kế sẵn, học sinh chỉ cần đọc và bắt chước một cách máy móc nên gây nhàm chán, có thể thuộc lòng nhưng không hiểu.

Gánh nặng cả học sinh và phụ huynh

Được biết, Dự án "Mô hình Trường học mới Việt Nam" (hay còn gọi là Dự án GPE-VNEN) do Quỹ Hỗ trợ giáo dục toàn cầu (Global Partnership for Education – GPE) tài trợ cho Việt Nam nghiên cứu, vận dụng để triển khai. UNESCO tại Việt Nam là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại Việt Nam. Thời gian triển khai Dự án là 41 tháng (từ 1-2013 đến hết tháng 5-2016).

Sau thời gian thí điểm vào năm học 2011-2012, tại 6 tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Kon Tum, Đác Lắc và Khánh Hòa), cho 12 huyện, 24 trường và 48 lớp 2, Dự án Mô hình Trường học mới chính thức được triển khai vào năm học 2012-2013, cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Với 1.447 trường và được chia thành 3 nhóm tỉnh: Nhóm bao gồm 20 tỉnh thuộc vùng khó khăn, với 1.143 trường; Nhóm bao gồm 21 tỉnh, ở mức trung bình, với 282 trường; Nhóm bao gồm 22 tỉnh, thành phố, có nhiều thuận lợi, với 22 trường.


Nhiều học sinh mỏi cổ vì ngoái lại nhìn bảng

Nhiều học sinh mỏi cổ vì ngoái lại nhìn bảng

Chia sẻ với PV Dân trí, một giáo viên ở Quảng Bình cho hay, chương trình giáo dục VNEN sẽ phát huy tác dụng tốt nếu giáo viên năng động và biết phát huy hiệu quả. Bản thân cô làm chủ nhiệm 3 năm, thì thấy học sinh tiến bộ rõ rệt khi áp dụng mô hình này.

Tuy nhiên, điều cần thiết nhất, giáo viên phải có kiến thức xã hội và kiến thức cuộc sống tốt, nếu máy móc, không phát huy được ưu thế sẽ phản tác dụng. "Dạy mô hình này phải hạn chế dùng bảng, nên hướng dẫn các em lúc nào nhìn bảng, khi nào học nhóm. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện thiếu hiệu quả vì học sinh quá đông, phòng học chật, bàn ghế chưa đúng quy cách", giáo viên này cho biết.

Ngoài ra, theo cô giáo Thu Hằng, hiện nay giá của bộ sách VNEN đắt hơn gấp nhiều lần so với SGK hiện hành. Đành rằng sách rất đẹp nhưng giá cả thế này, với học sinh quá nặng. Thí dụ, nếu mua một bộ 22 quyển, giá 477. 200 đ/bộ. Nếu mua 16 quyển, có giá 367.200 đ/bộ. Với một gia đình nông thôn, với giá thành này, sẽ là gánh nặng cho nhiều người.

Theo cô Hằng cùng một số giáo viên, bộ GD&ĐT cần tính toán để giảm giá thành và bán đại trà ra thị trường để học sinh dễ dàng tìm mua khi năm học mới sắp đến.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Tiếp tục triển khai phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột nhưng tăng thêm điều kiện

Posted: 30 May 2016 07:03 AM PDT


Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tặng bằng khen cho các đơn vị và cá nhân xuất sắcThứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tặng bằng khen cho các đơn vị và cá nhân xuất sắc

Hội nghị có sự tham dự của 200 đại biểu đến từ các Sở GD&ĐT và đại diện các Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ GDTX, đại diện dự án GPE-VNEN… 

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, qua 5 năm triển khai thực hiện, phương pháp Bàn tay nặn bột đã được áp dụng và đạt hiệu quả ở nhiều trường phổ thông trên phạm vi cả nước.

Trong đó, Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ tập huấn các địa phương trong quá trình triển khai, đã phát hiện những khó khăn, vướng mắc để điều chỉnh kịp thời nhất là về cơ chế quản lý chuyên môn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện có hiệu quả phương pháp Bàn tay nặn bột.

Để triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột, một số nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông được sắp xếp lại một cách hợp lý hơn, khắc phục được một số chồng chéo về nội dung giữa các môn, góp phần giải quyết giảm tải chương trình; có nhiều nội dung đổi mới đã được cập nhật, bổ sung vào chương trình dạy học thông qua yêu cầu thiết kế các hoạt động học tích cực của học sinh và thông qua các sản phẩm học tập do học sinh thực hiện trong các chủ đề, bài học.

Việc tổ chức các hoạt động theo tiến trình sư phạm của phương pháp Bàn tay nặn bột đã được thực hiện ở nhiều bài học theo mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở, nhất là đối với môn Khoa học Tự nhiên.



 Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Bàn tay nặn bột là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai áp dụng trong tổ chức dạy – học nhưng tăng thêm điều kiện để có thể đạt hiệu quả cao như cải thiện cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cũng như tập huấn cho giáo viên để phương pháp Bàn tay nặn bột  và kỹ thuật dạy học tích cực khác được thường xuyên sử dụng một cách thuận lợi, thực chất.

Bộ GD&ĐT cũng chủ trương giao quyền chủ động hơn nữa cho các trường và GV trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng coi trọng phát triển năng lực của HS.


Nhân dịp này, đã có 57 cá nhân được Bộ GD&ĐT khen thưởng.



Xem nguồn

Sinh viên Bách khoa tranh tài nghiên cứu khoa học

Posted: 30 May 2016 06:21 AM PDT


 – Trong 3 ngày 25-27/5, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tổ chức hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa/ Viện. Hội nghị lần thứ 33 của trường thu hút sự tham gia của 19 khoa, viện với 415 công trình của 903 sinh viên.

Hoạt động thường niên này của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhằm tạo một diễn đàn giao lưu, học hỏi giữa sinh viên và cán bộ trẻ từ các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trong trường. Tính sáng tạo, khoa học và ứng dụng của công trình nghiên cứu là những yếu tố được ban giám khảo đánh giá cao.

Những sản phẩm có tính thực tiễn cao trong ngày hội năm nay đến từ các phân ban Điện tử, Cơ khí động lực, Công nghệ hóa vô cơ…

PGS.TS La Thế Vinh – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Ngay từ đầu năm học, Viện đã công bố các đề tài và hướng nghiên cứu trên website và tới các lớp sinh viên để các em có thể chọn đề tài thích hợp. Những đề tài chỉ mang tính gợi mở, sau đó sinh viên cùng với sự hỗ trợ của thầy cô sẽ tìm ra hướng nghiên cứu. Có rất nhiều sáng tạo của sinh viên mà thầy cô cũng phải học tập…

Nhiều sản phẩm của các em có thể phát triển tiếp, hợp tác với doanh nghiệp để trở thành những sản phẩm thương mại, đưa ra thị trường. Viện Kỹ thuật hóa học cố gắng phát huy tối đa tính sáng tạo của sinh viên. Những kết quả đạt được của các em hôm nay minh chứng cho một giai đoạn làm việc khá là chi tiết giữa thầy cô và sinh viên. Tôi nghĩ rằng phong trào NCKH của sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội nói riêng cũng như các trường khác nói chung là những khởi điểm, định hướng về khoa học công nghệ của mỗi trường đại học, mỗi quốc gia."

Các đề tài nghiên cứu xuất sắc nhất được hội đồng cấp trường xét chọn và trao giải tại Hội nghị tổng kết ngày 3/6. Ngoài ra, những sản phẩm đặc sắc của sinh viên sẽ được trưng bày tại khu vực "Triển lãm sản phẩm NCKH của sinh viên – Ngày hội sáng tạo trẻ".

Trong thời gian tới, để tạo cơ hội phát triển niềm đam mê khoa học và sáng tạo của sinh viên trong trường, nhà trường dự kiến thành lập các Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học tại các đơn vị.

Một số hình ảnh tại hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 33 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:

ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên nghiên cứu khoa học

Sinh viên bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học trước hội đồng giám khảo

ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên nghiên cứu khoa học

Các phòng bảo vệ đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên trong trường

ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên nghiên cứu khoa học

Sản phẩm máy đo các kích thước cơ thể người 3D của sinh viên phân ban Cơ khí

ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên nghiên cứu khoa học

Sản phẩm mô hình máy bay không người lái sử dụng năng lượng Mặt trời của sinh viên phân ban Cơ khí Động lực

ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên nghiên cứu khoa học

 Sản phẩm mô hình xe ô tô hybrid xăng điện của sinh viên phân ban Cơ khí Đông lực

ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên nghiên cứu khoa học

 Sản phẩm mô hình máy bay Fan-wing ứng dụng phun thuốc trừ sâu

ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên nghiên cứu khoa học

Sản phẩm đá nhân tạo từ các hợp chất tự nhiên của phân ban Công nghệ hóa vô cơ

ĐH Bách Khoa Hà Nội, sinh viên nghiên cứu khoa học

Sản phẩm vật liệu MSU-Y tổng hợp từ tro trấu và cao lanh của sinh viên phân ban Công nghệ hóa vô cơ



Xem nguồn

Đà Nẵng: Trường học mùa hè không đóng cửa im lìm

Posted: 30 May 2016 05:39 AM PDT


Các trường học ở Đà Nẵng sẽ mở cửa cho học sinh đến đọc sách, vui chơi trong mùa nghỉ hè

Các trường học ở Đà Nẵng sẽ mở cửa cho học sinh đến đọc sách, vui chơi trong mùa nghỉ hè

Đây là một nét mới trong chương trình các hoạt động hè 2016 cho học sinh theo kế hoạch của Sở GD – ĐT Đà Nẵng.

Theo ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, các trường học trước nay vào mùa hè thường đóng cửa im lìm, trừ khi có các lớp dạy học thêm. Từ mùa hè này, ngành GD thành phố chủ trương mở công trường học để học sinh và cả người dân vùng phụ cận đến đọc sách, vui chơi. Sân trường thường có nhiều cây xanh, bóng mát, nguồn sách ở thư viện trường học cũng phong phú bổ ích cho các em học sinh trong những ngày hè. Sở đã yêu cầu lãnh đạo các đơn vị, trường học phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên trực mở cổng trường, thư viện cho học sinh và có kế hoạch quy định khung giờ tùy theo điều kiện của từng trường.

Các đơn vị, trường học cũng được khuyến khích mở các câu lạc bộ bóng đá, bóng rổ, cầu lông, võ thuật, âm nhạc… trên cơ sở xã hội hóa và vận dụng mức thu tại Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Đà Nẵng (mức cao nhất 200 nghìn đồng/tháng/học sinh).

Đặc biệt, ngành GD-ĐT Đà Nẵng phát động phong trào dạy – học bơi trong hè 2016 ở các bể bơi trường học và các bể bơi tư nhân phối hợp với ngành nhằm trang bị kỹ năng phòng tránh đuối nước trong học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố.

Ngài ra, trong chương trình hoạt động hè 2016 theo kế hoạch của ngành GD Đà Nẵng còn có các hoạt động trọng tâm khác như tạo điều kiện cho học sinh tham gia vui chơi, giải trí ở các câu lạc bộ, thư viện, nhà văn hóa, tham quan các bảo tàng, tham gia hoạt động Đoàn, Đội tại địa phương; tổ chức cho học sinh sinh viên tham gia các hoạt động tư vấn múa thi, tiếp sức mùa thi; đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện tại chỗ; giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" nhân Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7); Lồng ghép tuyên truyền các nội dung Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động "Nghĩa tình biên giới hải đảo", "Góp đá xây Trường Sa".

Khánh Hiền



Xem nguồn

Hội An: Hạ hạnh kiểm 2 nữ sinh “hỗn chiến”

Posted: 30 May 2016 04:57 AM PDT


Sau khi sự việc xảy ra, Phòng GD-ĐT TP Hội An đã chỉ đạo các trường xác minh sự việc để làm rõ. Theo đó, em học sinh Trường THCS Nguyễn Du bị hạ hạnh kiểm xuống trung bình, em học sinh Trường THCS Kim Đồng bị hạ hạnh kiểm từ tốt xuống khá; đồng thời ghi vào học bạ của 2 học sinh này.

Hai học sinh

Hai học sinh "hỗn chiến" trong clip đã bị hạ hạnh kiểm

"Có một hình thức kỷ luật khác là đuổi học 1 tuần, nhưng xét thấy hoàn cảnh của các em học sinh này và là cuối năm học nên không thể đuổi học. Còn hình thức kỷ luật nặng nhất là đuổi học 1 năm theo điều lệ về vi phạm quy định của học sinh. Có hình thức kỷ luật khác trách toàn trường, bêu dưới cờ thì phản giáo dục quá nên không thể thực hiện. Chủ yếu là giáo dục nhắc nhở các em", ông Nguyễn Đức Thành cho biết.

Như Dân trí đã đưa tin, ngày 13/5, trên mạng xã hội xuất hiện clip 2 thiếu nữ được cho là học sinh ở Hội An "hỗn chiến". Sau khi thông tin, lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Hội An đã chỉ đạo các trường tìm hiểu để xác định danh tính các em học sinh này.

Sau khi xác minh, Phòng GD-ĐT Hội An cho biết, đây là 2 em học sinh THCS trên địa bàn; trong đó có 1 em là học sinh Trường THCS Nguyễn Du và 1 em là học sinh Trường THCS Kim Đồng.

Công Bính



Xem nguồn

Đào tạo nhân lực giải quyết các vấn đề “nóng” của môi trường

Posted: 30 May 2016 04:13 AM PDT


– PGS.TS. Cao Thế Hà – đồng chủ trì cùng GS. Nakajima của ĐH Ritsumeikan và GS. Fukushi của ĐH Tokyo xây dựng và vận hành chương trình thạc sĩ Kỹ thuật môi trường tại Trường ĐH Việt Nhật đã trao đổi với VietNamNet xung quanh việc đào tạo nhân lực của ngành học này.

Xin PGS giới thiệu tổng quan về chương trình thạc sĩ kỹ thuật môi trường tại Trường ĐH Việt Nhật?

Chương trình thạc sĩ Kỹ thuật môi trường của trường có sự tham gia và hỗ trợ đầy nhiệt huyết của các GS. đến từ các ĐH hàng đầu Nhật Bản như GS. Kensuke Fukushi (ĐH Tokyo); GS. Jun Nakajima, GS. Monte Cassim, GS. TS. Hashimoto Seiji(ĐH Ritsumeikan); GS. Takaoka Masaki (Đại học Kyoto); GS. Yasui Hidenari (ĐH Kita Kyushu)… Các GS này cùng nhiều GS Nhật Bản khác sẽ tham gia giảng dạy trực tiếp trong chương trình.

Nội dung chương trình đào tạo tập trung vào 4 hướng chính của Kỹ thuật môi trường: Quản lý Môi trường; Kỹ thuật môi trường nước (nước cấp, nước thải); Kỹ thuật Môi trường khí; Quản lý chất thải rắn.

Các nội dung đào tạo này được xây dựng dựa trên chương trình đang được giảng dạy tại các ĐH Nhật Bản tích hợp với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn tại Việt Nam.

Học viên trong chương trình sẽ được học tập và nghiên cứu trong môi trường đào tạo toàn diện với chất lượng Nhật Bản.

môi trường, ĐH Việt Nhật

Trường ĐH Việt Nhật đang triển khai xây dựng hệ thống thư viện hiện đại, kết nối với các thư viện, trung tâm tư liệu của các trường ĐH Nhật Bản và quốc tế với đầy đủ các tư liệu cập nhật nhất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Học viên sẽ được thực hành,thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm (PTN) hiện đại trong và ngoài trường.

Điều đặc biệt mà ít các chương trình khác có được là tối thiểu 50% học viên sẽ được đài thọ toàn bộ chuyến thực tập 03 tháng tại các trường ĐH, tổ chức, doanh nghiệp tại Nhật Bản (khoảng 5000 USD/ suất).

Đây cũng là cơ hội rất lớn cho học viên có cơ hội trực tiếp làm nghiên cứu tại các PTN của các ĐH đối tác Nhật Bản, tiếp cận với những công nghệ, dự án nghiên cứu tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực Kỹ thuật môi trường.

Môi trường đang là một vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt sau hàng loạt các sự cố về môi trường trong thời gian vừa qua. Vậy nội dung giảng dạy trong chương trình liên quan như thế nào tới việc giải quyết các vấn đề về môi trường của Việt Nam và thế giới?

Những vấn đề Môi trường "nóng" luôn là chủ đề được thảo luận khi xây dựng chương trình đào tạo của Trường ĐH Việt Nhật.

Từ những vấn đề vĩ mô như quy hoạch vùng, đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn, cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên…đến những vấn đề vi mô như ô nhiễm nguồn nước cấp và công nghệ xử lý, hay những vấn đề bức xúc hiện nay tại Việt Nam như rác thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, ô nhiễm không khí…đều là các đối tượng giảng dạy, nghiên cứu trong chương trình.

Đặc biệt để giải quyết các vấn đề trên, chương trình sẽ giới thiệu và giảng dạy những công nghệ, hệ thống ứng dụng về kỹ thuật môi trường đã được áp dụng thành công tại Nhật Bản.

Trong 2 năm học, với thời lượng thực hành, thực tế lên tới 50%, học viên sẽ được trực tiếp tham gia các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường cùng các GS đầu ngành ở Việt Nam và Nhật Bản. Điều này khẳng định nội dung đào tạo của chương trình gắn trực tiếp với việc giải quyết các vấn đề môi trường trong thực tiễn.

Chương trình đặt mục tiêu như thế nào về chất lượng học viên sau khi tốt nghiệp?

Theo khảo sát điều tra do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành khi xây dựng chương trình, sinh viên ngành Môi trường tại Việt Nam có 2 điểm yếu lớn: 1) Nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành, thực tế; 2) Yếu về phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề.

Chương trình Kỹ thuật môi trường của Trường ĐH Việt Nhật được xây dựng với mục tiêu đầu tiên là giúp học viên vững vàng về kiến thức, có kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế.

Mục tiêu tiếp theo là rèn luyện cho học viên tính chủ động cao, có khả năng tự tìm tòi nghiên cứu nâng cao về lĩnh vực mình quan tâm.

Xuất phát từ triết lý lấy người học làm trung tâm, thông qua các buổi thảo luận, seminarhọc viên sẽ có tinh thần tự học, có thái độ cầu tiến, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tự tìm được định hướng cho riêng mình.

Nhà trường hướng tới đào tạo nhân lực trình độ cao cho thị trường lao động Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế. Học viên tốt nghiệp từ chương trình có năng lực tốt về ngoại ngữ (tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành thành thạo, tiếng Nhật cơ bản), có thể làm việc trong môi trường đa văn hóa, có khả năng tiếp nhận và chuyển giao những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản và quốc tế vào Việt Nam.

Nhà trường và chương trình thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường nói riêng sẽ có những hỗ trợ gì cho học viên trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp?

Hiện tại, mức học phí học viên phải đóng (3.300USD) chỉ bằng 1/5 chi phí đào tạo thực tế (khoảng 15.000USD), 4/5 chi phí còn lại sẽ được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định cấp Quỹ học bổng trị giá 396.000 USD (khoảng hơn 8,8 tỷ đồng) cho các học viên thạc sĩ tại trường ĐH Việt Nhật.

Các học viên khóa đầu tiên sẽ nhận được 30 suất học bổng hỗ trợ học phí toàn phần và 20 suất học bổng bán phần cho cả 6 chương trình thạc sĩ.

Thêm vào đó, nhà trường cũng dự kiến dành một số suất học bổng hỗ trợ học phí toàn phần hoặc bán phần cho học viên thạc sĩ của trường.

Trường đã tiếp xúc với nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản để xây dựng các chương trình hỗ trợ đầu ra cho học viên tốt nghiệp. Đặc biệt, trong kỳ thực tập 3 tháng tại Nhật Bản, học viên sẽ được làm việc, cọ sát trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp và tích lũy được nhiều trải nghiệm quý giá cho việc lập nghiệp trong tương lai.

Với cam kết về chất lượng đào tạo của nhà trường, sự thành công trong tương lai chỉ còn phụ thuộc vào ý chí của chính học viên.

Trường ĐH Việt Nhật hiện đang tuyển sinh 6 chương trình đào tạo thạc sĩ, hạn nộp hồ sơ 10/06/2016 với chỉ tiêu năm 2016 là 20 học viên/ chương trình.



Xem nguồn

Bà cụ Sài Gòn 88 tuổi nói 4 ngoại ngữ

Posted: 30 May 2016 03:31 AM PDT


– Cụ Nguyễn Thị Định, 88 tuổi, bán nước giải khát ở góc phố Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão, cạnh công viên 23-9 (Q.1, TP.HCM) có thể nói 4 ngoại ngữ gồm tiếng Anh, Pháp, Hoa, Campuchia.

Trong đó, tiếng Anh và tiếng Pháp cụ nói thành thạo nhất, tiếng Hoa và tiếng Campuchia cụ có thể giao tiếp trong mua bán hằng ngày.

Kể lại hành trình "học lỏm" ngoại ngữ, cụ Định cho biết, quê gốc của cụ ở Tây Ninh, giáp giới Campuchia, từ nhỏ đã xúc với người bên kia biên giới nên có thể nói tiếng Campuchia.

Năm 12 tuổi cụ Định lên Chợ Lớn bán cà phê cho người cô ruột và sống trong cộng đồng người Hoa nên cụ học thêm tiếng Hoa. Ngoài ra, thời gian rảnh rỗi, cụ đi chăm sóc sắc đẹp cho vợ các đại gia là người nước ngoài tại Chợ Lớn nên thành thạo thêm tiếng Anh và Pháp.

"Lúc đầu, tôi chỉ nghe họ nói chứ không hiểu. Tôi nhờ họ chỉ cho, họ nói gì tôi nói nấy. Đến khi quen, tôi sử dụng thành thạo. Khách hỏi gì, cần gì tôi đều trả lời họ"" – cụ Định cho biết thêm, cụ chỉ nói được chứ không viết được.

Năm 1978, khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam, cụ Định ra góc phố Trần Hưng Đạo bán nước cho khách. Đến nay, cụ Định đã có 38 năm bán nước ở góc phố này. Hằng ngày, cụ giao tiếp với khách du lịch bằng tiếng Anh và Pháp

Hiện nay, vốn ngoại ngữ của cụ dùng chỉ để buôn bán nước cho khách du lịch. Khi người nước ngoài đi ngang quán, cụ sẽ mời, trao đổi với họ bằng ngoại ngữ. Nhờ vậy, quán nước nhỏ của cụ có khoảng vài chục khách tây ghé mua hàng.

Cụ Định cho biết thêm, cụ có 3 người con, tất cả đều thành đạt. Trong đó, người con lớn làm nhà sách, con thứ là giáo viên, còn con gái út đã có gia đình riêng. Các con không cho cụ bán nước vì cuộc sống không thiếu thốn, nhưng cụ vẫn kiên quyết đi làm để vận động, đi lại cho đỡ buồn.

"Tụi nó bảo tôi ở nhà nó nuôi. Nhưng ở này, tôi nằm lên, nằm xuống lại sinh bệnh. Tôi đi bán như thế này, vừa vận động cơ thể, vừa đỡ buồn. Tụi nó không cho đi nhưng cũng chiều lòng mẹ. Sáng ra, đứa cả bưng đồ ra soạn cho mẹ, chiều đứa thứ đến mang về"

Gần 40 bán nước trung tâm thành phố, chứng kiến nhiều sự thay, cụ Định cho biết, "thành phố bây giờ rất sạch đẹp, gọn gàng và phát triển, có rất nhiều nhà cao tầng chứ không như ngày xưa"



Xem nguồn

Hệ thống công nghệ đào tạo NetGo – Giải pháp cho những người “không thể” đến trường

Posted: 30 May 2016 02:48 AM PDT



Sinh viên trường ĐH Nguyễn Trãi

Sinh viên trường ĐH Nguyễn Trãi

Đưa ra 3 ngành hót theo nhu cầu nhân lực của thị trường gồm Kế toán, Quản trị Kinh doanh Thương mại điện tử và Quản trị Kinh doanh Du lịch, Hệ thống công nghệ đào tạo NetGo tích hợp sự tiện lợi và hiệu quả của công nghệ giúp học viên tự chủ quyết định lựa chọn học những gì mình cần và có thể học, nghiên cứu tri thức mọi lúc mọi nơi.

Áp dụng phương thức đào tạo hoàn toàn mới với 70% thời gian học online, Hệ thống công nghệ đào tạo NetGo mang tới cho người dùng kho học liệu đa dạng, dễ tiếp cận, đặc biệt, hệ thống các môn học được xây dựng theo khung chương trình đào tạo chính quy với số lượng tín chỉ được chuẩn hóa theo từng khối ngành.

Thời gian học trung bình của một khóa học là 3 năm – rút ngắn hơn nhiều so với thời gian học theo phương thức truyền thống là ngày ngày lên lớp.

Chủ yếu sử dụng học liệu mở, có sẵn trên hệ thống,đội ngũ thiết kế chương trình của NetGo sẽ lựa chọn bài giảng phù hợp nhất của những chuyên gia trong lĩnh vực đó, chuẩn hóa nội dung cùng các bài tập thực hành.

Trong quá trình làm bài tập và tự học, sinh viên sẽ được hệ thống chuyên gia – giảng viên hỗ trợ 24/24h thông qua các kết nối online. Giáo viên đồng hành với sinh viên, giải thích những thắc mắc, ra bài tập thực hành. Hàng tháng sinh viên được yêu cầu dự off-line, gặp gỡ và nhận đánh giá kết quả học tập, được học các kỹ năng mềm và cập nhật kiến thức cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng – Tổng Giám đốc Đại học Nguyễn Trãi, thành viên dự án Hệ thống công nghệ đào tạo NetGo cho biết: “Trước mắt, chúng tôi tập trung đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế như Kế toán và Quản trị kinh doanh. Ở NetGo, vai trò của giảng viên sẽ chuyển thành chuyên gia: từ truyền đạt tri thức, sang thành người đồng hành, chỉ đường và giúp sinh viên giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh tron quá trình tiếp cận bài học. NetGo sẽ cung cấp môi trường để sinh viên và các giảng viên – chuyên gia có thể trao đổi dễ dàng. Các học viên sẽ được tiếp xúc với chuyên gia từ ngày đầu tiên và duy trì mối quan hệ đó đến khi ra trường,…”

Với mức học phí toàn khóa học là 38 triệu/khóa áp dụng đối với các ngành Kế toán – Quản trị kinh doanh du lịch, 45 triệu/khóa áp dụng đối với ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại điện tử, đây được coi là mức học phí ưu việt đối với một chương trình học tiên tiến, và đặc biệt là học viên được cấp bằng Đại học chính quy của Đại học Nguyễn Trãi.

Không phải là hình thức liên kết đào tạo hay hệ đào tạo từ xa, học viên sẽ được cấp bằng đại học chính quy được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận và có giá trị tương đương với mọi hệ thống văn bằng chuẩn của quốc gia.

Không chỉ là một dịch vụ đào tạo đặc thù, NetGo là một sản phẩm độc đáo, mang nhiều giá trị xã hội. Vượt qua các rào cản vật lý về giảng đường, sách vở, giảng viên, giờ lên lớp,… NetGo sẽ trở thành trường đại học lớn của Việt Nam mở đầu cho xu thế sử dụng nền tảng công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục mới trong môi trường mở.

Đây là mô hình gắn kết chặt chẽ với chuyên gia/doanh nghiệp, góp phần thực hiện tầm nhìn và định hướng chung của Đại học Nguyễn Trãi – Đại học ứng dụng, tiên phong trong định hướng tào đạo hệ thống nhân sự chất lượng cao theo nhu cầu của doanh nghiệp và cụ thể là theo từng vị trí việc làm.

Năm học 2016 – 2017, Đại học Nguyễn Trãi chính thức đưa vào áp dụng mô hình đại học ứng dụng trên nền tảng công nghệ đại học thông minh – Smart University, theo đó, sinh viên sẽ chỉ học 30% lý thuyết trên giảng đường, còn 70% sẽ là thời gian thực tế, thực tập, học trực tiếp tại các doanh nghiệp hợp tác liên kết đào tạo với trường.



Xem nguồn

Hơn 2.100 học sinh được vinh danh trong Lễ trao giải ViOlympic

Posted: 30 May 2016 02:04 AM PDT


Buổi lễ này cũng khép lại chuỗi sự kiện tổng kết và vinh danh các cá nhân tiêu biểu của cuộc thi ViOlympic năm nay. Trước đó vào ngày 14/05 và ngày 21/5, Lễ Trao Giải khu vực miền Bắc và miền Nam đã được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự lễ trao giải có sự hiện diện của Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ Nguyễn Quang Tâm, các đại diện sở GD ĐT các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đại diện ban cố vấn, các vị phụ huynh, các giáo viên và các em học sinh đạt thành tích xuất sắc nhất trong cuộc thi giải Toán qua Internet năm học 2015-2016.


Ông Nguyễn Quang Tâm - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ đại diện nhà tài trợ trao giải cho các học sinh xuất sắc trong cuộc thi ViOlympic.

Ông Nguyễn Quang Tâm – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ đại diện nhà tài trợ trao giải cho các học sinh xuất sắc trong cuộc thi ViOlympic.

ViOlympic là cuộc thi cấp Quốc gia về Toán học trên Internet (Giải Toán bằng Tiếng Việt và Giải Toán bằng Tiếng Anh) do Bộ GD&ĐT chỉ đạo với sự tài trợ của Bảo Việt Nhân thọ. Đây là cuộc thi dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc. Qua 6 năm phát triển, chương trình đã dành được rất nhiều sự quan tâm của học sinh, giáo viên và phụ huynh tại hầu hết các trường học trên khắp các tỉnh thành, không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng.

Năm nay có 2.141 thí sinh đoạt giải được vinh danh, trong đó có 244 học sinh khối 4; 554 học sinh khối lớp 5; 250 học sinh khối lớp 8. Khối lớp 9 dẫn đầu về số lượng học sinh đạt giải với 590 thí sinh; khối lớp 11 có 503 học sinh. Trong số hơn 2.100 em đạt giải, có 43 em đạt số điểm tuyệt đối là 300 điểm, trong đó có 9 em học sinh cấp I, 14 em học sinh cấp II, và 20 em học sinh cấp 3. Tỉnh Thái Bình là Tình có nhiều em đạt số điểm tuyệt đối nhất với có 13 em. Danh sách học sinh đoạt giải được công bố trên trang web của ViOlympic: http://baovietnhantho.violympic.vn/Page_New_Detail.aspx?tupy=vio&ID=1619

Năm học 2015-2016 đã có khoảng 8 triệu học sinh tham gia ViOlympic, trong đó 6 triệu thí sinh thi Toán Tiếng Việt (tăng 20% so với năm học 2014-2015) và 2 triệu thí sinh thi Toán Tiếng Anh (gấp đôi so với năm học 2014-2015). Đồng thời, sau 18 vòng thi (cuộc thi giải Toán bằng Tiếng Việt) và 9 vòng thi (cuộc thi giải Toán bằng Tiếng Anh), vòng thi quốc gia cuộc thi ViOlympic năm học 2015-2016 đã thu hút gần 9.180 học sinh trên toàn quốc tham dự, tăng hơn 22% so với con số ấn tượng 7.500 học sinh của năm học 2014-2015.

Các em học sinh sôi nổi tham gia chương trình Ngày hội ViOlympic mở rộng tại Hải Dương.

Các em học sinh sôi nổi tham gia chương trình Ngày hội ViOlympic mở rộng tại Hải Dương.

Bên cạnh số lượng học sinh tham gia vào cuộc thi ViOlympic quốc gia của Bộ giáo dục và đào tạo, hơn 1.000 em học sinh yêu thích cuộc thi này tại Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Hải Dương, Quảng Bình đã có cơ hội tham gia vào các Ngày hội ViOlympic mở rộng do Bảo Việt Nhân thọ tổ chức cho các em học sinh các trường Tiểu học tại địa bàn tỉnh. Ngày hội ViOlympic mở rộng là một chương trình sinh hoạt bổ ích và lý thú, ngoài hoạt động chính là thi toán trên mạng ViOlympic, các em còn được giao lưu và tham gia vào nhiều hoạt động tập thể giúp tăng cường các kĩ năng giao tiếp cộng đồng. Ngày Hội ViOlympic mở rộng đã được các phụ huynh và các em học sinh đặc biệt quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình. Hoạt động này sẽ góp phần lan tỏa hơn nữa tinh thần hiếu học và tình yêu toán học của các em học sinh tại các tỉnh thành trên toàn quốc, tạo thành một phong trào học tập yêu toán học và công nghệ, đồng thời đóng góp vào sự đổi mới của ngành giáo dục Việt Nam và phát triển trí tuệ của thế hệ trẻ, cổ vũ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và học tập tại các trường học trên cả nước và đặc biệt hướng đến xóa dần khoảng cách vùng miền, tạo điều kiện cho các em học sinh có cơ hội được giao lưu, học hỏi, rèn luyện kĩ năng toán học và kĩ năng mềm có thể ứng dụng vào đời sống thực tiễn.

"Trẻ em là tương lai và hy vọng của đất nước. Đầu tư cho giáo dục và thế hệ trẻ là đầu tư mang tính nền tảng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như xây dựng một cộng đồng an lành thịnh vượng. Cuộc thi ViOlympic và Ngày Hội ViOlympic mở rộng là một sân chơi lý thú và bổ ích mang tính giáo dục cao mà các em học sinh nên tham gia, là bước khởi đầu để các em cố gắng nỗ lực đạt được thành công trong tương lai. 60 công ty Bảo Việt Nhân thọ của chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các ngày Hội ViOlympic mở rộng rộng rãi hơn nữa trên khắp các tỉnh thành của cả nước để lan tỏa tinh thần của cuộc thi này sâu rộng hơn, mở ra cơ hội cho nhiều trẻ em học sinh có thể tiếp cận, tham gia và là một phần của cuộc thi toàn quốc này. Với chúng tôi, phát triển thế hệ trẻ, gắn kết yêu thương các gia đình Việt và xây dựng một cuộc sống an lành thịnh vượng cho cộng đồng là một sứ mệnh cao cả", Ông Nguyễn Quang Tâm, Phó Tổng Giám đốc của Bảo Việt Nhân thọ chia sẻ.

Sau chương trình khởi động sôi nổi, các em học sinh chăm chú làm bài thi ViOlympic mở rộng.

Sau chương trình khởi động sôi nổi, các em học sinh chăm chú làm bài thi ViOlympic mở rộng.

Ban lãnh đạo Bảo Việt Nhân Thọ trao hoa và phần thưởng cho các học sinh đoạt giải trong cuộc thi ViOlympic mở rộng.

Ban lãnh đạo Bảo Việt Nhân Thọ trao hoa và phần thưởng cho các học sinh đoạt giải trong cuộc thi ViOlympic mở rộng.

Lãnh đạo Bảo Việt Nhân thọ cũng cho biết thêm, Bảo Việt Nhân thọ đã và đang bảo vệ cho hơn 4,5 triệu em học sinh trên cả nước. Điều này có nghĩa là với sự hỗ trợ của công ty bảo hiểm nhân thọ, các em đã có sự chuẩn bị của gia đình, đảm bảo nguồn tài chính cho kế hoạch học tập và công việc trong tương lai. Bên cạnh trách nhiệm hỗ trợ các phụ huynh và các em trong việc lập kế hoạch và đảm bảo tài chính, những nguồn cổ vũ khuyến khích đối với những cố gắng, nỗ lực và sự hiếu học của các em học sinh nói chung và sự chia sẻ động viên kịp thời các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước sẽ là một nguồn động lực lớn cho sự thành công, thành người có ích của các em.

Năm 2015-2016 là năm thứ 8 cuộc thi Giải toán trên mạng ViOlympic được tổ chức và là năm thứ 2 Bảo Việt Nhân thọ tài trợ và đồng hành tổ chức ViOlympic mở rộng trên 63 tỉnh thành. Đây cũng là năm đầu tiên cuộc thi vươn tầm quốc tế với dự án Global ViOlympic dành cho học sinh khối Tiểu học và THCS tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kiến thức Toán học, trau dồi kỹ năng ngoại ngữ của học sinh Việt Nam với các nước trên thế giới. Global ViOlympic 2016 có sự tham gia của 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiêu biểu như Úc, Mông Cổ, Bulgari, Ghana… Hơn 32.000 thành viên đã đăng ký tham gia, trong đó 3.800 học sinh lọt vào vòng Chung kết quốc tế. Trong tương lai, Việt Nam hy vọng sẽ có học sinh đạt thành tích tốt và được vinh danh tại cuộc thi này.



Xem nguồn

Comments