Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trúng cử Đại biểu Quốc hội

Posted: 29 May 2016 08:53 AM PDT


PGS. Lê Quân trúng cử tại đơn vị bầu cử số 4 (Hoàng Mai, Thanh Trì, Gia Lâm), đơn vị này gồm các đại biểu Dương Minh Ánh, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và Nguyễn Hữu Chính, Tòa án nhân dânthành phố Hà Nội.

PGS.TS. Lê Quân sinh năm 1974 tại Hà Nội, quê quán Quảng Ngãi; là phó giáo sư trẻ nhất ngành kinh tế (2009), sử dụng tốt tiếng Anh và tiếng Pháp; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ GD&ĐT; được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014, phụ trách công tác tổ chức cán bộ, thanh tra pháp chế, hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy. 

PGS. Lê Quân, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân tốt nghiệp đại học ngành Quản trị doanh nghiệp năm 1996 tại Trường Đại học Thương Mại; Tốt nghiệp thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh (MBA) của Trung tâm Pháp – Việt về Quản lý (CFVG) năm 1998; 

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành khoa học quản trị tại Đại học Kinh doanh Grenoble (Pháp) năm 1999; Tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học quản trị tại Đại học Toulon (Pháp) năm 2003; Thực tập sau tiến sỹ tại Đại học Aix Marseille II (Pháp) năm 2005.

Phó Giáo sư Lê Quân: Giáo dục đại học nên bỏ khái niệm trường lớn, trường nhỏ

(GDVN)- Nên loại bỏ quan điểm trường lớn, trường nhỏ; thay vào đó là quan điểm trường đạt chuẩn, trường đại học tư mới thành lập thường lựa phương châm "nhỏ nhưng đẹp”.

Quá trình công tác của Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân:

– Tháng 02/2000 – 5/2006: Giảng viên, cán bộ đối ngoại, phụ trách dự án đào tạo quản trị bằng tiếng Pháp tại Trường Đại học Thương mại. 

– Tháng 6/2006 – 7/2010: Phó Trưởng bộ môn Quản trị doanh nghiệp (đến 8/2007), Trưởng bộ môn Quản trị doanh nghiệp (9/2007-11/2009), Trưởng bộ môn Quản trị nguồn nhân lực (12/2009-7/2010).

– Tháng 8/2010 – 02/2011: Ủy viên Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Thương mại; tham gia tư vấn và quản lý giáo dục tại Tổ chức tư vấn giáo dục Việt Nam; Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển dịch kinh tế xã hội Cedimes Hà Nội (thành viên Viện Cedimes Paris).

– Tháng 03/2011 – nay: Giảng viên, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế (01/2012-9/2012); Trưởng ban Tổ chức Cán bộ (10/2012-12/2014), Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội (01/2013-8/2015);

Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy (7/2013 – nay), Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội (8/2015 – nay); kiêm Phó chủ tịch Câu lạc bộ nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội và Phó giám đốc Quỹ phát triển ĐHQGHN; được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội từ 12/2014.



Xem nguồn

4.177 trường tiểu học theo mô hình "trường học mới"

Posted: 29 May 2016 08:11 AM PDT


– Cả nước hiện có gần 30% trường tiểu học thực hiện mô hình “trường học mới” (VNEN). Thông tin được đưa ra tại buổi tổng kết mô hình, diễn ra ở Bắc Giang ngày 27/5.

Cụ thể, từ 1.447 trường học trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, sau bốn năm, đến năm học 2015-2016, ngoài số trường trong dự án được hỗ trợ, cả nước có thêm 2.730 trường tiểu học áp dụng mô hình trường học mới với tinh thần tự nguyện, nâng tổng số trường tiểu học triển khai VNEN lên 4.177 trường.

trường học mới

Học sinh vui vẻ, tự tin trong mô hình trường học mới vừa được áp dụng lên bậc THCS tại Hà Tĩnh. (Ảnh: Văn Chung)

Theo Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Vinh Hiển, mô hình trường học mới tạo bước chuyển quan trọng về nhận thức và cách thức thực hiện mục tiêu giáo dục.

Điều quan trọng nhất cho việc đổi mới bền vững là thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục để phát huy tiềm năng và sự sáng tạo của các thầy giáo, cô giáo, học sinh, phụ huynh và cộng đồng.

Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục khuyến khích, nhân rộng mô hình này tới các trường tiểu học trên cả nước.

Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu những kinh nghiệm từ mô hình VNEN để đưa vào dự thảo mới Điều lệ trường tiểu học, điều lệ trường trung học.

Chính bộ SGK của mô hình VNEN sẽ được Bộ GD-ĐT nghiên cứu, điều chỉnh theo đúng quy trình thẩm định, ban hành theo chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK. Các trường theo VNEN sẽ áp dụng bộ SGK mới này.

Song song với đó, sẽ khắc phục tình hình lớp học quá đông, cơ sở thiếu thốn, tập huấn cán bộ, hỗ trợ giáo viên khi có khó khăn trong thực tế, nhất là ở vùng chưa từng triển khai VNEN và chỉnh lí tài liệu cho phù hợp.

Bộ GD-ĐT hiện cũng thí điểm mô hình này lên 24 trường thuộc 6 tỉnh vào năm học 2014-2015, đến năm học này đã có hơn 1700 trường THCS thuộc 61 tỉnh, thành phố.

Ông Suhas D.Parandekar, Nhà kinh tế chuyên về các lĩnh vực giáo dục và khoa học công nghệ, Ngân hàng Thế giới Ngân hàng thế giới (WB) cho biết dù dự án đã kết thúc nhưng những kinh nghiệm triển khai VNEN sẽ vô cùng quý báu đối với VN trong đổi mới giáo dục.

Ngân hàng thế giới sắp triển khai dự án hỗ trợ đổi mới chương trình SGK và hỗ trợ đào tạo giáo viên cho VN. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số các nguồn lực hỗ trợ cho VN. Để thành công rất cần có sự cam kết của Chính phủ cũng như Bộ GD-ĐT.



Xem nguồn

Nghi án nữ sinh 16 tuổi quyên sinh vì bị xếp hạnh kiểm yếu

Posted: 29 May 2016 07:29 AM PDT


Ngày 29/5, gia đình đã tổ chức tang lễ cho em Nguyễn Thị Huyền Trang, 16 tuổi trú tại thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) tử vong tại nhà riêng. Rất đông người thân, bạn bè và thầy cô giáo đã đến viếng trong niềm đau xót khôn nguôi.

Sự việc đau lòng xảy ra vào khoảng 9 giờ ngày 27/5. Mẹ em Trang khi từ rẫy trở về nhà thì không thấy con gái vui mừng ra đón và nói chuyện như mọi khi; thấy con gái đang nằm trên võng bà đến gọi con dậy vì đã trưa thì hoảng hồn khi phát hiện con gái đã tái nhợt và tử vong trước đó.

nữ sinh, tử vong, hạnh kiểm kém, tự tử

Hiện trường căn nhà phát hiện nữ sinh tử vong

Sự việc được nhanh chóng thông báo cho cơ quan công an. Qua kiểm tra ban đầu thi thể Trang bình thường, không có xây xát, không có dấu hiệu ngoại lực tác động. Hiện trường ngôi nhà vẫn bình thường không hề có gì xáo trộn.

Khi hay tin, một số bạn bè của em đã đến nhà và kể lại Trang là học sinh khá, bạn rất ngoan hiền nhưng thời gian gần đây, Trang tâm sự rất buồn vì bị nhà trường xếp hạnh kiểm yếu.

 Sáng ngày 27/5 lẽ ra Trang phải lên trường để nhận thông báo lao động, rèn luyện lại trong hè đối với học sinh có hạnh kiểm yếu nhưng khi học sinh đã có mặt đông đủ nhưng không thấy Trang nên đã gọi điện thoại cho em thì nhận được hung tin.

Trao đổi với P.V, thầy Lê Đình Cung hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai xác nhận sự việc em Nguyễn Thị Huyền Trang học sinh lớp 10A11 bị xếp loại đạo đức yếu do có hành vi quay cóp trong kỳ thi học kỳ 2 vừa qua (viết công thức hóa học vào thước kẻ mang vào phòng thi).

nữ sinh, tử vong, hạnh kiểm kém, tự tử

Rất nhiều người thân, bạn học của nữ sinh đến chia buồn cùng gia đình

“Việc xếp loại là theo quy định của ngành giáo dục, nhà trường rất đau xót trước cái chết của em Trang, ban giám hiệu và thầy cô giáo đã phân công nhau túc trực tại nhà em để động viên, an ủi gia đình”, thầy Lê Đình Cung cho biết.

Người thân của em Trang cho biết thêm, khi kiểm tra điện thoại của Trang thì có tin nhắn Trang hỏi thăm một người bạn về tên một loại thuốc ngủ và nhiều tin nhắn tâm sự về nỗi buồn và những ám ảnh cứ theo đuổi dai dẳng Trang trong một thời gian dài.

Được biết gia đình Trang có 2 anh em, anh trai Trang đang học ở TPHCM, cha mẹ Trang thường xuyên ở trên rẫy, tuần mới về nhà 1 lần, hằng ngày Trang sống một mình ở nhà và đến trường cách đó gần 10km.

Theo nhật ký của Trang để lại, có nhiều trang viết nói về nỗi cô đơn, những lúc buồn chán không có người thân để chia sẻ, tâm sự và động viên.

Cơ quan công an huyện Bắc Bình đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y, lấy lời khai những người có liên quan để điều tra về nguyên nhân cái chết thương tâm của nữ sinh này.

Lê Huân



Xem nguồn

Kim Jong-un đưa tiếng Anh thành môn học bắt buộc

Posted: 29 May 2016 06:47 AM PDT


Hệ thống giáo dục công của đất nước này đã được cải cách vào năm thứ 2 Kim Jong-un lên cầm quyền.

Theo các tài liệu của một cơ quan báo chí Bắc Triều Tiên từ năm 2013, Kim Jong-un đã bắt đầu thực hiện một số cải cách với nền giáo dục của quốc gia này.

Việc cải cách hệ giáo dục bắt buộc 12 năm của Bình Nhưỡng cho thấy những bằng chứng về việc Kim Jong-un rất sẵn sàng với những thay đổi, tuy nhiên nhiều khả năng là nhằm mục đích củng cố chế độ độc tài của nhà lãnh đạo sinh năm 1984.

Kim Jong-un, giảng dạy tiếng Anh

Học sinh Triều Tiên thử đồng phục mới.

Kim lên nắm quyền vào năm 2012 ngay sau cái chết của cha là Kim Jong Il vào tháng 12/2011.

Theo nội dung cải cách, chương trình giảng dạy mới của Bắc Triều Tiên tập trung vào môn khoa học và công nghệ, cũng như tiếng Anh.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai bắt buộc phải học đối với học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 trong hệ thống giáo dục của Triều Tiên.

Trong 8 năm học, học sinh sẽ được học 787 giờ tiếng Anh, bao gồm các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp.

Ông Cho Jung-ah – một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất quốc gia, một cố vấn của Chính phủ Hàn Quốc – cho biết, ở Bắc Triều Tiên, tất cả các trường học đều phải tuân theo chương trình giáo dục được đưa ra bởi người đứng đầu đất nước.

Cải cách này cũng cho thấy quyền lực cao nhất của Kim Jong-un. Ngoài ra, ông Cho cho biết, một thay đổi thú vị khác là từ "tiếng Anh" thực sự đã được dùng trong các văn bản của Bắc Triều Tiên, thay vì "tiếng nước ngoài" trước đây.

"Sách giáo khoa của Triều Tiên cũng tinh tế hơn về mặt nội dung so với trước đây" – nhà nghiên cứu người Hàn Quốc cho hay.

  • Nguyễn Thảo (Theo UPI)



Xem nguồn

Cô gái Việt gặp Obama ở Mỹ, Malaysia và Việt Nam

Posted: 29 May 2016 06:05 AM PDT


– Đặng Trần Ngọc Ngân là một trong 3 cái tên các bạn trẻ Việt Nam được Tổng thống Obama nhắc đến trong buổi nói chuyện với 800 bạn trẻ Sài Gòn ngày 25/5. Trước đó, Ngân đã diện kiến Obama tại Mỹ và Malaysia.

Ngọc Ngân là sáng lập viên, chủ nhiệm nhóm tình nguyện Đồng Hành Ước Mơ – một tổ chức ra đời từ năm 2010, chuyên tổ chức các lớp giảng dạy kiến thức và kĩ năng, định hướng cho trẻ em đường phố, trẻ mồ côi và khuyết tật.

Tai buổi nói chuyện, vì quá say sưa với nội dung mà Obama chia sẻ, và quá bất ngờ, nên Ngân cũng không nghĩ mình đang được gọi tên. Khi định thần lại và Obama nhắc lại lần nữa, Ngân mới sực nhớ và đứng lên.

“Tổng thống Obama đọc rõ ràng, rành mạch và chính xác đến từng chi tiết về những dự án mà đã và đang làm. Đó là một sự ghi nhận lớn lao cho nhóm” – Ngân chia sẻ giây phút khó quên.

Obama đến Việt Nam, gặp Obama

Tổng thống Obama có cuộc trò chuyện với các thành viên Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại trung tâm GEM Center (Q1, TPHCM) về chủ đề giáo dục.

Ngân từng đến Mỹ với tư cách đại diện của tổ chức này, trong khuôn khổ YSEALI, chương trình mùa xuân 2015.

Vào tháng 11/2015, Ngân gặp lại người đứng đầu nước Mỹ lần thứ 2 ở Kualalumpur (Malaysia) trong khuôn khổ chương trình YSEALI Summit.

Qua các cuộc được tiếp xúc, Ngọc Ngân nhớ mãi về sự lịch thiệp, thân thiện, thông thái, hài hước của Tổng thống Obama.

“Mình đặc biệt thích cách Tổng thống tương tác với mọi người. Trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, tất cả mọi người đều căng thẳng. Khi ông bước vào, căn phòng tràn ngập cảm giác ấm áp. Vài câu thăm hỏi thay đổi hoàn toàn không khí và tất cả cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Vừa rồi trong YSEALI Townhall ở TP.HCM, Tổng thống cũng có những đoạn đối thoại thú vị về thời tiết ở Montana, trò chuyện về nhạc rap” – Ngân kể.

Một điều mà Ngân tâm huyết và ấn tượng ngay từ buổi gặp đầu tiên với tổng thống, đó là lời khuyên: Để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự, hãy dám đứng lên vì một điều gì đó.

Obama đến Việt Nam, gặp Obama
Ngọc Ngân (áo dài trắng) đứng cạnh Tổng thống Obama. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Đây cũng chính là châm ngôn sống của mình. Mình vẫn đang nỗ lực vì hai điều: giáo dục và cơ hội tiếp cận giáo dục là dành cho tất cả mọi người. Đó là niềm tin để Đồng Hành Ước Mơ ra đời và viết tiếp câu chuyện” – Ngân nói.

Hiện nay, tổ chức này vẫn đang duy trì tốt ba dự án: Dự án dạy học và định hướng cho trẻ, Dự án dạy học lưu động và Dự án Quyên góp sách.

Nhóm đang định hướng chuyển tổ chức sang hình thức doanh nghiệp xã hội để có thể tự chủ một phần về tài chính, duy trì được hoạt động lâu dài, từ đó mang những tác động tích cực và bền vững cho đối tượng trẻ thụ hưởng.

Thời điểm thành lập Đồng Hành Ước Mơ, Ngân đang là sinh viên năm 4 Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM.

Có những thời điểm khó khăn về tài chính, về nguồn lực. Rất nhiều lần Ngân thấy đuối sức và tự hỏi: "Giải pháp là gì? Mình có đủ sức mạnh để tiếp tục?".

Những đôi mắt tròn xoe và trong veo của trẻ, những buổi họp đầy hứng khởi lên chương trình hoạt động dự án với những người đồng đội tâm huyết, sự quan tâm chân thành và ủng hộ của các Mạnh Thường Quân và lời khẳng định: "Chị, chúng ta sẽ tiếp tục!" vào những thời điểm then chốt từ những người yêu quý, là động lực thúc đẩy nhóm đi tiếp.

Hiện nay, nhóm đang có trên 50 tình nguyện viên hoạt động tại các dạy hàng ngày cho trẻ  ở 4 mái ấm và các lớp kỹ năng vào cuối tuần tại 2 mái ấm khác. Hàng năm, nhóm cũng tổ chức quyên góp sách để tạo thư viện cho trẻ tiếp cận với sách và có các lớp dạy để cải thiện văn hoá đọc.

Xem thêm:



Xem nguồn

Hành động đẹp của cô gái giữa cơn mưa Hà Nội

Posted: 29 May 2016 05:25 AM PDT


– Hành động của cô gái đi xe máy khoác vội tấm áo mưa  và choàng lên người bà cụ trong cơn mưa giông đã chạm tới trái tim của nhiều người xem.

Chiều 28/5, độc giả tên Quan Tran chia sẻ trên trang Facebook cá nhân:

"Trong cơn giông, mưa xối xả, một bà cụ đang vội vã. Chợt một cô gái đi chiếc Liberty màu đỏ đuổi theo sau, bóc vội chiếc áo mưa choàng lên người bà cụ! Tôi chợt thấy mình nhỏ bé trước hành động của cô ấy!"

hành động đẹp

Anh Quan Chan cho biết hành động đẹp của cô gái được ảnh chụp lại được vào khoảng 6h giờ chiều ngày 28/5 trên đường Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội.

Bức ảnh nhanh chóng được lan truyền trong cộng đồng mạng và nhận được sự đồng cảm của hàng ngàn người xem.

hành động đẹp 

Bạn Hưng Phạm chia sẻ: " Hy vọng cuộc sống ngày càng nhiều người có những hành động thếnày, để nó không còn là của hiếm, là hiện tượng!".

hành động đẹp

Ảnh: QuanTran HN



Xem nguồn

Bà Rịa – Vũng Tàu công bố các điểm thi THPT quốc gia 2016

Posted: 29 May 2016 12:33 AM PDT


GD&TĐ – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) chính thức có văn bản đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép tất cả các thí sinh học tập tại trường THPT và TTGDTX của tỉnh được về dự thi ở các điểm thi của cụm thi do Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trì.

Đồng thời, yêu cầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT để tổ chức thi tại các điểm thi này đúng theo yêu cầu của Quy chế thi THPT quốc gia.

Cụ thể danh sách các điểm thi như sau:






Xem nguồn

Tiêu chí tuyển sinh vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh và trường Nguyễn Tất Thành

Posted: 28 May 2016 11:51 PM PDT


Trường dân lập Lương Thế Vinh vừa ra thông báo tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2016- 2017.

Theo đó, học sinh phải hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Đạt 4 năm học lực giỏi ( từ lớp 1 đến lớp 4), riêng năm học lớp 5 bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán và Tiếng Việt phải đạt từ 9 điểm trở lên. Hạnh kiểm thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học.

Nhà trường sẽ tổ chức xét kết quả học tập trong học bạ kết hợp với các điểm ưu tiên theo hình thức quy đổi ra điểm.

– Các nội dung xét và quy ra điểm:

+ Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán và Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học

+ Các diện ưu tiên khác

– Các nội dung xét và quy ra điểm:

Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành là trường thực hành sư phạm thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm học 2016-2017, trường Nguyễn Tất Thành tuyển 240 học sinh vào lớp 6 được chia thành 6 lớp, các em được học bán trú.

Phương thức tuyển sinh vào lớp 6 là Tuyển thẳng Xét tuyển:

Đối với hình thức Tuyển thẳng: (áp dụng cho những học sinh có thành tích đặc biệt trong năm học 2015 – 2016) bao gồm:

Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích các môn văn hóa trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh hoặc Thành phố trở lên.

Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích  trong các cuộc thi: Giải Toán qua mạng Internet, Tiếng Anh qua mạng Internet, Olympic Tiếng Anh, Tin học trẻ từ cấp Quận, Huyện trở lên.

Hà Nội cấm các trường tuyển sinh đầu cấp trước thời gian quy định

(GDVN) – Sở GD&ĐT Hà Nội quy định thời gian tuyển sinh các trường mầm non, tiểu học và THCS bắt đầu từ ngày 1/7 đến 15/7. Các trường không được tuyển sinh trước.

Học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi Robothon toàn quốc.

Học sinh có chứng chỉ TOEFL Primary từ 113 điểm trở lên trong đó phần Reading và Listening đạt điểm tối đa (5/5).

Học sinh đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng cá nhân trong các cuộc thi văn hóa cấp Quốc tế, Quốc gia.

Học sinh có thành tích đặc biệt khác ngoài quy định trên sẽ được xét tuyển thẳng từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, những học sinh đạt giải Nhất (HCV), Nhì (HCB), Ba (HCĐ) trong kì thi học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh, Thành phố trở lên đư­­ợc tặng học bổng Nguyễn Tất Thành.

Đối với hình thức Xét tuyển: Dựa vào kết quả học tập ở bậc Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5).

Điều kiện được cộng thêm điểm vào điểm xét tuyển:

– Những học sinh thuộc diện gia đình chính sách (con liệt sĩ, con thương binh, con bộ đội đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo…)

– Học sinh đạt HCV, HCB, HCĐ trong các giải thi đấu Thể dục Thể thao cấp Thành phố trở lên.

– Học sinh đạt giải trong kì thi Học sinh giỏi cấp Trường năm học 2015 -2016 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học. 

– Học sinh có chứng chỉ TOEFL Primary đạt từ 110 điểm đến 112 điểm trong đó phần Reading và Listening đạt 4/5 điểm trở lên.



Xem nguồn

Không nên so sánh học sinh này với học sinh khác

Posted: 28 May 2016 11:09 PM PDT


LTS: Tiếp tục những ý kiến của thầy cô giáo xoay quanh việc thực hiện Thông tư 30 trong đánh giá học sinh tiểu học, hôm nay, tòa soạn gửi tới bạn đọc ý kiến của cô giáo Đinh Thị Minh Huyền.

Cô Huyền hiện đang công tác tại trường Tiểu học Sơn Thành, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình, cô chỉ ra hiệu quả cũng như những khó khăn còn tồn tại khi trực tiếp thực hiện theo Thông tư này. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, ở bậc học Tiểu học, Bộ GD&ĐT đã lựa chọn nội dung đổi mới đánh giá học sinh. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Trước đây, chúng ta chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh khi các em đã học xong một nội dung kiến thức nào đó. Chẳng hạn sau khi xem bảng điểm một bài kiểm tra của một lớp, khi học sinh có điểm số khác nhau, giáo viên hoặc cha mẹ học sinh đều đánh giá em này học hơn em kia vì em đó có điểm số cao hơn hay ngược lại. 

Sau một năm thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, chúng tôi nhận thấy, cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30 có rất nhiều ưu điểm khi đánh giá quá trình học tập, rèn luyện, sự tiến bộ, kết quả học tập các môn học và các hoạt động giáo dục, đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh.

Trưởng phòng giáo dục Tiểu học tỉnh Đồng Tháp bàn về Thông tư 30

(GDVN) – Việc áp dụng Thông tư 30 là điều khá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện nên sẽ có nhiều vấn đề cần được thảo luận, rút kinh nghiệm.

Việc kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tư vấn, tác động của giáo viên tới học sinh nhằm thu thập những thông tin cần thiết để đánh giá. Như vậy kiểm tra, đánh giá không chỉ đơn thuần là ra một đề bài kiểm tra, học sinh làm và giáo viên chấm điểm. 

Quá trình đánh giá diễn ra thường xuyên và toàn diện. Đánh giá học sinh cả về việc học sinh nắm được kiến thức nào, kĩ năng thực hành ra sao, trong khi học sinh thực hiện các hoạt động để lĩnh hội kiến thức và thể hiện kĩ năng thì các năng lực và phẩm chất của học sinh cũng được hình thành, phát triển và bộc lộ. 

Khi đánh giá thường xuyên, không chấm điểm đã giảm áp lực hàng ngày cho học sinh. Không so sánh học sinh này với học sinh khác. 

Học sinh thường xuyên được giáo viên hướng dẫn, tư vấn, động viên khích lệ. Bên cánh đó học sinh còn được tự nhận xét, đánh giá minh và được bạn đánh giá, nhận xét. Không đánh giá hạnh kiểm mà thay vào đó là đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh. 

Đánh giá định kì được đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét ở một số môn học. Như vậy vừa đánh giá định tính, vừa đánh giá định lượng, kết hợp nhận xét với điểm số giúp giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh nhìn nhận, đánh giá kết quả học tập của học sinh đầy đủ hơn, toàn diện hơn

Để có lời nhận xét thường xuyên tới học sinh thì buộc giáo viên phải đọc kỹ bài của các em, phải hiểu rõ từng học sinh từ học tập tới các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 

Để có lời nhận xét thường xuyên tới học sinh thì buộc giáo viên phải đọc kỹ bài của các em, phải hiểu rõ từng học sinh từ học tập tới các hoạt động ngoài giờ lên lớp. (Ảnh: Đinh Thị Minh Huyền)

Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá thể hiện phụ huynh học sinh không chỉ cần nghe điểm để phán xét năng lực của con cái mà còn là cơ sở để các bậc cha mẹ tham gia dạy con học ở nhà, định hướng việc học của con.
 
Việc đánh giá học sinh ở trường của thầy cô, ở nhà của cha mẹ có nghĩa là mọi hoạt động, hành vi, trải nghiệm thông qua kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất của học sinh đều được ghi nhận, đánh giá. 

Đánh giá của phụ huynh học sinh (Ảnh: Đinh Thị Minh Huyền)

Đổi mới đánh giá học sinh nên người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học, dạy làm sao để phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng học sinh. 

Giáo viên cần động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời những tiến bộ của học sinh, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở học sinh các thói quen trong học tập như rèn luyện chữ đẹp, giữ vở sạch, tự giác học bài, làm bài, động viên, giúp đỡ học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ như thi toán ViOlympic, thi Tiếng Anh trên mạng…

Trên cơ sở học sinh tiếp thu được những kiến thức theo chuẩn thì học sinh còn được giáo viên quan tâm chỉ dẫn đến việc rèn luyện kỹ năng thông qua việc thực hiện yêu cầu môn học, bài học qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp. 

Bỏ chấm điểm tiểu học và tiếng nói của những người trong cuộc

(GDVN) – Có người nói Thông tư 30 đặt trọn niềm tin vào giáo viên, Phòng GD&ĐT khó kiểm soát lao động của họ. Do đó, dễ dẫn đến "hòa cả làng" trong kết quả đánh giá.

Từ đó các năng lực của học sinh được nâng lên rõ rệt, các em thích hoạt động tập thể trong nhóm, lớp; tự giác, tích cực, chủ động trong việc học tập cũng như các hoạt động khác, một số em còn thể hiện sự chủ động trong tiếp thu kiến thức cũng như tham gia các hoạt động như văn nghệ thể dục thể thao hay lao động vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, dọn vệ sinh… 

Làm cho học sinh đi học đều, đúng giờ, hoàn thành bài học bài làm đầy đủ; chăm làm việc nhà, việc lớp, tích cực trong các hoạt động từ thiện. Các em tự tin hơn trong giao tiếp, thân thiện gần gũi nhau hơn, biết chia sẻ động viên quan tâm đến những người xung quanh hơn. 

Tuy nhiên khi thực hiện Thông tư 30 chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn như: 

– Hồ sơ đánh giá (Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học bạ kì I, cuối năm). Giáo viên phải ghi nhiều nhận xét học sinh.

– Việc xây dựng kế hoạch nghiệm thu, bàn giao học sinh thực hiện trong thời gian dài từ lúc ra đề, thẩm định đề, tổ chức kiểm tra, thẩm định bài kiểm tra, họp xét khen thưởng, họp bàn giao, hoàn thiện hồ sơ,…

– Một số giáo viên còn hạn chế về kĩ thuật quan sát, nhận xét, tư vấn.

Để giảm bớt khó khăn cho giáo viên khi đánh giá học sinh, chúng tôi mong muốn cấp trên nghiên cứu để hồ sơ đánh giá, quy trình nghiệm thu bàn giao được tinh gọn hơn.

Chúng tôi tin tưởng rằng, việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30 sẽ ngày càng giúp học sinh phát triển toàn diện hơn, tạo điều kiện cho các em vững vàng, tự tin hơn ở những bậc học tiếp theo.



Xem nguồn

Bài văn ứng xử trước nỗi đau khiến giáo viên phải học hỏi

Posted: 28 May 2016 10:24 PM PDT


“Như một con sâu gây hại gặm nhấm dần những xúc cảm tốt đẹp, nỗi đau ru con người vào cõi quên lãng, vào cảm giác mệt mỏi, chán chường”, nữ sinh lớp 11 viết.

Trong một cuộc thi trên diễn đàn văn học, đề bài về "Ứng xử trước nỗi đau" khiến nhiều học sinh quan tâm. Bài viết của Phan Thị Thanh Ngọc (học sinh lớp 11A, trường THPT Trung Phú, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM) nhận được nhiều lời khen ngợi.

Đề bài như sau:

Câu chuyện 1: Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc. Lúc này nhà sư từ tốn hỏi:

– Đau rồi tự khắc sẽ buông!

Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

Câu chuyện 2: Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:

– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.

Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này, nhà sư từ tốn nói:

– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi.

Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.

Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình. Em nghĩ như thế nào về cách ứng xử trước nỗi đau của chàng trai và cô gái trong hai câu chuyện trên?

Bai văn, bài văn ứng xử trước nỗi đau, giáo viên, nữ sinh lớp 11

Thanh Ngọc – tác giả của bài văn được cộng đồng mạng yêu mến.

Bài viết của học sinh Thanh Ngọc:

Cuộc sống mỗi con người cũng như con lắc đơn chênh vênh giữa hai thái cực đối lập nhau: Những thăng trầm biến động, những quanh co bằng phẳng, những nụ cười hạnh phúc hay những giọt nước mắt đắng cay. Chính vì thế, cuộc đời luôn đặt ra những câu hỏi thử thách con người trước những dao động không ngừng trong cuộc sống.

Liệu con người sẽ đứng dậy trước những bão giông, cố gắng gượng chung sống với nỗi đau hay buông xuôi phó mặt bản thân cho số phận? Mỗi câu trả lời sẽ dẫn cuộc đời mỗi người đến những ngã rẽ khác nhau, nơi được bao phủ bởi niềm vui hay ngập chìm trong nỗi hối hận.

Do đó, "trong cuộc đời vốn dĩ phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình". Đó chính là thái độ ứng xử trước nỗi đau mà chàng trai và cô gái trong hai câu chuyện đã lựa chọn giải quyết theo hai hướng riêng biệt.

Con đường đời mà mỗi người bước đi không chỉ trải đầy hoa hồng mà còn lấm láp những đớn đau, nghiệt ngã. Không ai có thể vỗ ngực tự tin rằng đời mình là một chuỗi những ngày dài hạnh phúc và cũng không một ai có thể chắc chắn rằng đời mình bị lấp đầy bởi nỗi đau khôn tả.

Nỗi đau cũng như hạnh phúc, chúng luôn túc trực bên cuộc hành trình của mỗi cá nhân, luôn luân phiên nhau hiện hữu, tô điểm bức tranh đời sống thêm muôn màu muôn vẻ.

Nỗi đau là một trạng thái tâm lý của con người khi những sự việc xung quanh diễn ra theo chiều hướng ngược lại những ước muốn của bản thân. Người ta đau khi gặp thất bại, đau khi bị khước từ tình cảm, đau khi phải trải qua những mất mát lớn lao không thể chấp nhận được.

Nỗi đau nhấn chìm tâm hồn con người vào những hố sâu tuyệt vọng, vẽ ra trước mắt họ một thế giới u ám, mù mịt, một không gian bất hạnh bị bóng tối che lấp, khỏa đầy. Nỗi đau như một cây kim châm cắm sâu vào trái tim người chịu đựng, khiến họ ngập ngụa trong nỗi dày vò, day dứt khôn nguôi.

Chính vì sợ bị vấy bẩn bởi những vệt màu đen tối ấy, con người sợ nỗi đau, sợ những giọt nước mắt xót xa như một lẽ thường tình. Như một con sâu gây hại gậm nhấm dần những xúc cảm tốt đẹp, nỗi đau ru con người vào cõi quên lãng, vào cảm giác mệt mỏi, chán chường, thúc giục "nạn nhân" buông tay từ bỏ những câu chuyện mà mình đang nắm giữ. Dần dần, con người tự động buông bỏ những khó khăn, những tâm sự đang chất chứa trong lòng như một phản xạ tất yếu mà trái tim chỉ huy.

"Đau rồi tự khắc sẽ buông" cũng như việc buông tay một cốc trà nóng để cơ thể tránh được những thương tổn không đáng. Thế nhưng, vẫn có người chọn cho mình phương hướng giải quyết tự chữa lành những vết thương, là khi "chuyển từ tay này sang tay kia" mà không đành lòng làm vỡ cốc.

Bởi chiếc cốc là một sản phẩm được nhào nặn nên từ bàn tay tinh xảo của người nghệ nhân. Đó là đứa con của sự cố gắng, không thể muốn làm vỡ là làm vỡ được. Chiếc cốc xuất hiện trong hai câu chuyện tượng trưng cho những mối quan hệ, những công việc, những tâm huyết mà bản thân ta đã đặt từng viên gạch dựng xây từng ngày.

Bai văn, bài văn ứng xử trước nỗi đau, giáo viên, nữ sinh lớp 11

Thanh Ngọc vẽ sơ đồ tư duy cho bài văn của mình. 

Do đó, có nên hay không khi buông tay những điều có giá trị mà mình từng rất trân quý? Mỗi người sẽ có câu trả lời riêng để quyết định từ bỏ hay níu giữ. Nhưng dẫu sao, trước khi đưa ra cách giải quyết chính thức, chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ về giá trị của những "chiếc cốc".

"Đau rồi tự khắc sẽ buông" thế nhưng "tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?". Bởi đâu dễ dàng để buông tay những điều mà mình từng quý trọng, đâu dễ dàng cắt đứt những mối quan hệ mà mình từng gieo trồng, vun xới bấy lâu nay.

Thầy Trịnh Quỳnh – giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định – người sáng lập ra cuộc thi nhận xét: “Bài văn hay quá. Bản thân mình là giáo viên nhưng còn phải học hỏi học sinh nhiều điều”.

Con người luôn muốn bảo vệ những hạt ngọc quý giá trong cuộc đời mình dù có ngày, nó hóa thành cây kim làm rỉ máu trái tim ta. Sự chần chừ, do dự trong việc tìm cách giải quyết luôn bắt nguồn từ những dòng ý nghĩ "không nỡ".

Nếu con người có thể dứt khoát hơn, khối óc có thể minh mẫn hơn, trái tim có thể mạnh mẽ hơn thì có lẽ những vết thương sẽ không thâm nhập vào cõi lòng sâu đến như vậy. Để rồi cũng đến lúc, nỗi đau lan tỏa, đôi tay cũng tự buông xuôi. Vậy thì khi đã chọn cách buông, nếu buông ngay từ đầu chẳng phải tốt hơn sao?

Sự do dự khiến con người đau trong lặng câm, day dứt từ ngày này qua ngày khác rồi cũng dẫn đến kết quả không như mong đợi. Như thế chẳng khác nào lãng phí thời gian, lãng phí tình cảm, tâm huyết bấy lâu nay.

Do đó, khi cảm thấy những nỗ lực của mình là phí hoài vô nghĩa, khi nhìn thấy tương lai phía trước vẫn tối tăm nếu cứ tiếp tục, thì hãy buông tay ngay từ đầu, đừng để trái tim chìm sâu trong đau đớn, tuyệt vọng.

Bên cạnh đó, con người có thể chọn cách níu giữ nỗi đau, dần dà xoa dịu tâm hồn đang bỏng rát để thổi nguội sức nóng trong tâm can. Bởi "Tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên".

Thật vậy, nếu buông tay từ bỏ những điều quan trọng trong đời chỉ vì một chút nỗi đau vừa chớm nở thì có lẽ chúng ta sẽ đánh mất "những cái tốt đẹp sau đó". Trước khi muốn buông tay, hãy nghĩ đến lý do tại sao mình bắt đầu. Không thể vì một chút khó khăn, một vài thử thách mà ta đi ngược lại mơ ước thoạt đầu của bản thân, dập tắt những kế hoạch, những mối quan hệ đang trong giai đoạn đơm hoa kết trái.

Với lòng kiên trì bền bỉ, với nỗ lực vững chãi theo thời gian, với tâm hồn yêu thương, thấu hiểu cặn kẽ thì nỗi đau sẽ vơi đi nhanh chóng, trái tim sẽ vượt qua những vùng ranh giới quẩn quanh, bế tắc.

Có vượt qua nỗi đau, có gạt đi giọt nước mắt, thì con người mới có thể chạm đến bến bờ hạnh phúc rực rỡ sắc màu. Nỗi đau, sự tuyệt vọng chỉ là bài toán nhỏ để đo đạc sự bền bỉ của trái tim:

"Biển lặng không làm nên những người thủy thủ tài giỏi"

(Ngạn ngữ Châu Phi)

Cũng như cuộc đời không vướng đau khổ thì mãi mãi cũng không thể nào tốt đẹp. Cứ chạm ngõ đau thương mà buông tay thì cố gắng ban đầu thật vô nghĩa. Vì vậy, khi cảm thấy vẫn còn hy vọng, trái tim vẫn còn day dứt khó phai thì nên tiếp tục lưu giữ "chiếc cốc" của đời mình, hàn gắn những vết nứt mà suýt nữa chỉ vì chúng mà ta buông tay gạt bỏ những cơ hội sau này.

Hai cách giải quyết hoàn toàn đối lập nhau, nhưng bài học giữa hai câu chuyện không hề tồn tại sự mâu thuẫn. Xâu kết lại tất cả, cả hai phương pháp như bổ sung, hòa quyện lẫn nhau để hình thành nên những thái độ sống tốt đẹp, những hành động ứng xử thấu đáo trước nỗi đau.

Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của mình. Lúc cần thiết nhất hãy buông cũng như lúc cảm thấy vẫn còn hy vọng, hãy níu giữ. Tất cả đều tùy thuộc vào từng ngữ cảnh, từng giá trị mà mỗi người nắm giữ.

Trong cuộc sống này vẫn hiện hữu những con người ứng xử đẹp trước nỗi đau mà mình phải gánh chịu. Lê Thanh Thúy – đóa hướng dương không đợi mặt trời đã lựa chọn cho mình cách giải quyết tích cực với nỗi đau, căn bệnh ung thư xương đang dày vò tấm thân cô từng ngày.

Nỗi đau thể xác không thể nào khỏa lấp tâm hồn nhân đạo của cô gái trẻ. Thúy gắng gượng vượt lên trên tất cả để sống tiếp cuộc đời còn lại sao cho thật xứng đáng với ước mơ của mình. Cô gái với nghị lực thép ấy đã lập nên quỹ "Ước mơ của Thúy" để giúp đỡ những trẻ em ung thư mang trong mình số phận nghiệt ngã. Nếu Thúy không tiếp tục nắm giữ "chiếc cốc" của chính mình, phó mặc cho số phận đẩy đưa thì có lẽ những hành động ấm áp lòng người sẽ không được tiếp diễn.

Nếu chị buông tay từ bỏ mọi thứ thì một đóa hướng dương rạng rỡ sẽ không có dịp nở rộ giữa vườn hoa cuộc sống. Thúy đã lựa chọn cầm nắm vận mệnh đầy đớn đau của chính mình thay vì thả trôi tất cả vào cõi hư vô, quên lãng. Một lựa chọn thật đúng đắn, đẹp đẽ và cao thượng biết bao.

Thế nhưng, không phải ai cũng mang một trái tim mạnh mẽ như Thúy. Một số người không chịu nổi sự đau đớn dày vò mà buông tay bỏ lỡ những điều mình từng trân quý. Cô gái vội vàng chia tay người mình yêu chỉ vì những cuộc cãi vã nhỏ nhoi.

Một anh giám đốc dễ dàng từ bỏ sự nghiệp cả đời khi một chút thất bại, một chút tuyệt vọng bám víu anh trong những giai đoạn thua lỗ, cạn kiệt tài chính. Một vận động viên lập tức dập tắt mơ ước cả đời mình sau một vụ chấn thương đầy đau đớn…

Nếu vượt qua được ranh giới của nỗi đau đang ngự trị trong lòng, có lẽ cuộc đời họ sẽ được thắp bởi những ánh sáng lung linh và hạnh phúc. Thật đáng tiếc. Song, không chỉ có những trái tim mềm yếu vứt bỏ cơ hội tốt đẹp của mình mà còn tồn tại những con người cố chấp đến không tưởng.

Biết rõ người mình yêu là một kẻ tồi tệ nhưng họ vẫn ngang nhiên sa vào lưới tình để rồi đau lại càng đau. Biết rõ công việc mình đang làm hoàn toàn không tốt nhưng họ vẫn miệt mài cặm cụi bên bàn làm việc để rồi nhận lấy những nỗi day dứt dằn xé cõi lòng. Biết rõ con đường mình đang đi là một tương lai mù mịt nhưng họ vẫn không dám quay đầu lại vì "tiếc" những năm tháng đã qua.

Sự chần chừ, do dự không muốn buông bỏ những nỗi đau đang đeo bám tâm hồn chỉ khiến những con người đó lặn ngụp trong bể sâu tuyệt vọng, khốn khổ. Cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

Sự mất mát, nỗi đau khiến chúng ta trở nên trống rỗng nhưng hãy học cách ngăn cản những vệt đen u uất ấy đóng lại trái tim và tâm hồn mình. Hãy giữ một khối óc minh mẫn và một cái đầu tỉnh táo để quyết định ứng xử ra sao trước nỗi đau mà mình phải đối mặt.

Chính chúng ta mới là người thấu hiểu rõ nhất lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện đời mình. Có thể bạn chọn phương án "Đau rồi tự khắc sẽ buông" cũng như bạn có thể quyết định "cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi".

Dù bạn chọn như thế nào đi nữa, hãy chắc chắn rằng phần đời còn lại của chúng ta không khuất lấp sau màn đêm đặc quánh, nơi được đổ đầy bởi nỗi day dứt, hối hận khôn nguôi.

Bởi: "Phần lớn những nỗi thống khổ của nhân loại đều do con người tự gây ra vì đánh giá nhầm giá trị của nhiều điều."

( Benjamin Franklin)

Phan Thị Thanh Ngọc từng giành huy chương vàng môn Ngữ văn năm lớp 10, huy chương bạc môn Ngữ văn lớp 11, kỳ thi Olympic tháng 4 tại TP HCM. Ngọc đạt thành tích học sinh cấp ba tích cực cấp thành phố năm học 2015-2016.

Nữ sinh sinh năm 1999 chia sẻ, đây là đề bài em rất tâm đắc. Cảm xúc dâng trào đã thôi thúc nữ sinh viết bài văn bằng những suy nghĩ tự nhiên, chân thành.

Thanh Ngọc cho biết, khi làm bài, chi tiết khiến em xúc động nhất là ở phần phê phán. Những con người không đủ dũng cảm đối mặt nỗi đau hay những con người chần chừ do dự khi quyết định số phận đều khiến em thương cảm. Thật ra cuộc đời họ đáng thương hơn đáng trách.

(Theo Zing)



Xem nguồn

Comments