Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vụ bé 17 tháng thâm tím mặt: Tạm đình chỉ hoạt động trường mầm non

Posted: 28 May 2016 08:55 AM PDT


– Trao đổi với VietNamNet, đại diện lãnh đạo Phường Kiến Hưng, quận Hà Đông cho biết, tạm thời đình chỉ hoạt động của Trường Mầm non Ánh Sao tới khi có quyết định chính thức từ phía công an.

Trước đó, ngày 27/5, hình ảnh một bé gái 17 tháng tuổi thâm tím mặt được đăng tải trên Facebook với nghi vấn từ gia đình là "không phải do ngã như lời cô giáo nói" đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Ngay sau khi sự việc được phản ánh trên các phương tiện truyền thông, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông và UBND Phường Kiến Hưng, quận Hà Đông đã tổ chức buổi làm việc với đại diện nhà trường về sự việc nêu trên.

Ông Đặng Trần Đức, Phó Chủ tịch UBND Phường Kiến Hưng cho biết, tại buổi làm việc, cả hai bên gia đình và nhà trường đã "thống nhất hòa giải trên phương diện tình cảm. Hiện gia đình đã rút đơn đề nghị gửi công an phường. Phía nhà trường và cô giáo đã nhận lỗi, xin lỗi gia đình và cam kết sẽ chi trả toàn bộ chi phí thuốc men của cháu bé".

Hiện tại, Trường Mầm non Ánh Sao đã được yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động cho tới khi công an có quyết định chính thức. Đối với các cô giáo có liên quan tới sự việc này, trước mắt yêu cầu cô giáo viết kiểm điểm, sau đó Sở sẽ đưa ra hình thức kỷ luật cụ thể. Ông Đặng Trần Đức cho biết, nhiều khả năng cô giáo sẽ bị buộc thôi việc.

Nguyễn Thảo



Xem nguồn

TPHCM: Chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên giảm 200 người so với năm ngoái

Posted: 28 May 2016 08:12 AM PDT



(Dân trí) – Năm học 2016-2017, Sở GD-ĐT TPHCM dự kiến tuyển dụng viên chức cho các trường THPT, Trung tâm GDTX và các đơn vị trực thuộc là 371 người, trong đó có 341 giáo viên. So với năm học 2015-2016, năm nay chỉ tiêu tuyển giáo viên giảm 200 người.

Năm ngoái, ngành giáo dục TPHCM tuyển 594 viên chức, trong đó có 549 giáo viên và 45 nhân viên. Việc giảm chỉ tiêu của năm nay phù hợp với chỉ đạo chung của UBND TPHCM về việc các quận huyện phải cắt giảm 5% chỉ tiêu biên chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015. Phía Sở GD-ĐT cho biết dù giảm chỉ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ giáo viên dạy học của các trường bởi các trường cơ bản đều đủ giáo viên trong năm nay nên nhu cầu tuyển mới không nhiều.

Điều kiện tuyển dụng viên chức vẫn đúng như quy chế tuyển viên chức hàng năm, đó là có quốc tịch Việt Nam và hộ khẩu tại TP.HCM, từ đủ 18 tuổi trở lên, có văn bằng, kết quả học tập theo yêu cầu vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực…

Đối với yêu cầu người dự tuyển không có hộ khẩu tại TP.HCM thì phải đảm bảo ít nhất một trong những điều kiện như sau: Có học hàm giáo sư (có tuổi đời dưới 45 tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam), phó giáo sư (có tuổi đời dưới 40 tuổi); có bằng tiến sĩ (có tuổi đời dưới 35 tuổi tính đến ngày dự tuyển), có bằng thạc sĩ (có tuổi đời dưới 30 tuổi tính đến ngày dự tuyển); tốt nghiệp xuất sắc các trường ĐH trong nước hoặc loại giỏi tại các trường ĐH nước ngoài (có độ tuổi dưới 25 tuổi tính đến ngày dự tuyển).

Việc tuyển dụng được thực hiện thông qua hình thức xét tuyển bằng bài phỏng vấn kiến thức chung và phần thực hành xử lý tình huống bài giảng. Với hình thức này, không chỉ yêu cầu người dự tuyển chức danh giáo viên phải đạt trình độ chuẩn theo quy định hiện hành mà còn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là xử lý tình huống, bản lĩnh, tự tin…

Đối với trường hợp xét tuyển đặc cách sẽ căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 3 của Quyết định 03/2016/QĐ-UBND ngày 4/2/2016 của UBND TP về tuyển dụng, chuyển công tác viên chức và xếp lương khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với những vị trí việc làm mang tính đặc thù hoặc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Điều này có thay đổi so với những năm trước, khi Sở GD-ĐT xét tuyển đặc cách đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, điều 7, Thông tư số 15/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

Đối với các đơn vị đã được phân cấp tuyển dụng viên chức (19 đơn vị gồm các đơn vị sự nghiệp công lập hạng I, các trường TC, CĐ, mầm non, trường chuyên biệt) ứng viên thực hiện đúng quy trình, thời gian và địa điểm tuyển dụng theo kế hoạch của đơn vị mình đăng ký tuyển dụng. Đối với ứng viên tham dự xét tuyển tại Sở GD-ĐT, đóng lệ phí tại nơi đăng ký dự tuyển từ ngày 31/5 đến hết ngày 29/6 tại Phòng Tiếp dân và nhận mã số đăng ký dự xét tuyển. Thời gian tổ chức phỏng vấn dự kiến hai ngày 16 và 17/7. Dự kiến, công bố kết quả ngày 29/7, ứng viên trúng tuyển nhận nhiệm sở dự kiến ngày 3/8.

Lê Phương



Xem nguồn

Trao học bổng Thử thách cao đẳng công nghệ

Posted: 28 May 2016 07:30 AM PDT


Niềm vui của những học sinh – sinh viên nhận học bổng toàn phần Thử thách cao đẳng công nghệ.
Niềm vui của những học sinh – sinh viên nhận học bổng toàn phần Thử thách cao đẳng công nghệ.

Dự buổi lễ có PGS. TS Phan Cao Thọ – Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), đại diện lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp, cùng tập thể cán bộ, giảng viên, học sinh – sinh viên, phụ huynh nhà trường.

Học bổng toàn phần Thử thách cao đẳng công nghệ học kỳ I năm học 2015-2016 được trao tặng cho 15 học sinh – sinh viên đạt thành tích học tập đạt loại giỏi, xuất sắc; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và các hoạt động ngoại khóa – thể hiện vai trò gương mẫu và sức lan tỏa trong học tập và rèn luyện, mỗi suất 15 triệu đồng/sinh viên/học kỳ.

Theo PGS.TS Phan Cao Thọ, hằng năm, nhà trường cùng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đều tổ chức xét và trao học bổng cho các học sinh – sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, những học sinh – sinh viên nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.

Học bổng toàn phần Thử thách cao đẳng công nghệ lần này có mục đích động viên khuyến khích học sinh – sinh viên thi đua nỗ lực học tập, phát triển đam mê nghề nghiệp vì sự tiến bộ của bản thân, tự tin khởi nghiệp và góp phần xây dựng uy tín học hiệu của Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng).



Xem nguồn

Khai giảng lớp đào tạo kiểm định viên khóa 2 tại miền Trung

Posted: 28 May 2016 06:48 AM PDT


Ngoài bổ sung đội ngũ kiểm định viên tham gia các đoàn đánh giá ngoài, khóa học còn góp phần đào tạo cán bộ tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.Ngoài bổ sung đội ngũ kiểm định viên tham gia các đoàn đánh giá ngoài, khóa học còn góp phần đào tạo cán bộ tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.

Khóa đào tạo nhằm trang bị, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) nhằm giúp họ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người làm công tác KĐCLGD Đại học và TCCN, tự tin tham gia các đoàn đánh giá ngoài, đồng thời tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, góp phần xây dựng văn hóa kiểm định chất lượng.

PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Giám đốc Trung tâm KĐCLGD ĐH Đà Nẵng cho biết: "Sau thành công của khóa 1, khóa 2 này với sự tham gia của các học viên là những cán bộ quản lý cấp Khoa/Trường/Bộ môn và đội ngũ làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đến từ các trường ĐH, TCCN không chỉ ở khu vực miền Trung mà còn có các trường đến từ TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang như trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, trường Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Cái Bè". Những người tham gia khóa học phải đạt các tiêu chuẩn về chứng chỉ trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu, có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, có bằng thạc sĩ trở lên.

Phát biểu tại Lễ khai giảng khóa học, TS Lê Mỹ Phong – Trưởng phòng KĐCLGD ĐH & TCCN, Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: "ĐH Đà Nẵng là một trong ba cơ sở giáo dục ĐH trên toàn quốc hiện nay được Bộ GD&ĐT cấp phép đào tạo kiểm định viên KĐCLGD ĐH và TCCN. Với trên 700 trường ĐH, TCCN, chúng ta cần một lực lượng lớn kiểm định viên để đảm trách công tác này. Đến nay, mới có 500 người được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên, trong đó có 136 kiểm định viên được cấp thẻ".

TS Lê Mỹ Phong cũng ghi nhận những nỗ lực của ĐH Đà Nẵng trong công tác đảm bảo chất lượng, đã sớm thành lập bộ phận chuyên trách đảm bảo chất lượng ở cấp ĐH vùng và ở các cơ sở giáo dục ĐH thành viên.

Khi chuyên đổi sang hệ thống kiểm định mới, trường ĐH Sư phạm – trường thành viên của ĐH Đà Nẵng là trường đầu tiên đăng ký tham gia kiểm định và đến nay đã có 4 trường được đánh giá ngoài.

Khóa học kéo dài từ ngày 17/5 đến ngày 19/6, trong đó, học viên ham gia khóa học sẽ học tập trực tiếp trên lớp từ ngày 28/5 đến ngày 3/6.



Xem nguồn

Đào tạo đại học bằng tiếng Anh: Các trường phải đối mặt với nhiều thách thức

Posted: 28 May 2016 03:56 AM PDT



Giỏi ngoại ngữ là chìa khóa thành công đối với nhiều kỹ sư, cử nhân khi ra trường

Giỏi ngoại ngữ là chìa khóa thành công đối với nhiều kỹ sư, cử nhân khi ra trường

Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau gần 10 năm triển khai, đến nay, các chương trình cử nhân chính qui bằng tiếng Anh ở một số trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã thu hút được lượng sinh viên đông đảo, khẳng định được vị thế và giành được sự tin tưởng của đông đảo phụ huynh và học sinh.

Các chương trình đào tạo đại học chính qui bằng tiếng Anh do các trường đại học Việt Nam cấp bằng ở Việt Nam đã chuyển từ hình thức liên kết đào tạo dưới dạng bị động và cung cấp dịch vụ cho các trường đại học nước ngoài ở các chương trình liên kết do nước ngoài cấp bằng sang mô hình các giảng viên nước ngoài sẽ được mời sang làm việc cho các trường đại học Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo này cũng đã và đang đi đầu trong việc đổi mới phương pháp đào tạo và quản lý sinh viên theo hướng "coi người học là trung tâm"; phát huy tính chủ động học tập của sinh viên và tính định hướng của giảng viên trong quá trình giảng dạy và học tập. Không những thế, các chương trình đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn của các nhà làm thực tế, có chương trình đạt tới 30% giảng viên đến từ cơ quan thực tế. Điều này đã dần tăng tính thực tiễn và tính xã hội hóa của các chương trình đào tạo tại Việt Nam.

Được biết, sinh viên học các chương trình này đều phải là sinh viên trúng tuyển vào hệ chính qui của các trường đại học và phải đạt yêu cầu tiếng Anh tối thiểu tương đương 4.5 IELTS.

Khi tốt nghiệp, chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên các chương trình này đạt tối thiểu 6.0 – 6.5 IELTS và tương đương.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành công và lợi ích như trên, việc phát triển các chương trình đào tạo này đã và đang phải đối mặt với các thách thức nhất định. Ở Việt Nam chưa có hệ thống tiêu chí chuẩn đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo bậc đại học bằng tiếng Anh hệ chính qui nói chung và các chương trình thuộc ngành kinh tế và quản trị kinh doanh nói riêng.

Một số tiêu chí hiện có chỉ dừng lại đánh giá dưới góc nhìn của người cung cấp chương trình đào tạo mà chưa nhìn từ góc độ người học và người sử dụng lao động qua đào tạo. Trong khi đó, đào tạo là một loại dịch vụ quan trọng và rất đặc biệt. Sản phẩm của dịch vụ đào tạo được đánh giá chính xác nhất từ phía người sử dụng lao động và bản thân người học. Các nước trên thế giới đã có những bộ tiêu chí để khảo sát ý kiến của người sử dụng lao động và sinh viên, qua đó đánh giá thực chất chất lượng đào tạo của các trường đại học.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống để đưa ra các tiêu chí xác định chất lượng của các chương trình đào tạo chính qui bằng tiếng Anh và đánh giá thực trạng chất lượng các chương trình này là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để triển khai việc thực hiện các chương trình đào tạo chính qui bằng tiếng Anh tại các trường đại học.

Cần đầu tư lớn về nhân lực và tài chính

Cũng theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi sinh viên ra trường có kiến thức mà còn cần các kỹ năng làm việc trong môi trường có nhiều áp lực của toàn cầu hóa, kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, kỹ năng làm việc với các chuyên gia và khách hàng nước ngoài, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp…

Việc kiểm định mức độ đáp ứng các yêu cầu của xã hội đối với những sinh viên học tại các chương trình đào tạo tiếng Anh đang đặt ra vô cùng cấp bách để các trường và Bộ Giáo dục Đào tạo có thể cải tiến chương trình sao cho đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng lao động. Do đó, các chương trình này cần liên tục hoàn thiện nội dung, cách thức giảng dạy, cách thức triển khai các hoạt động hỗ trợ đào tạo…

Với những thành công và lợi ích lớn mà các chương trình này đem lại thì các cơ quan quản lý đào tạo có nên khuyên khích các trường mở rộng và phát triển những chương trình này không? Mở rộng đến mức độ nào là phù hợp vì đầu vào của các chương trình này đòi hỏi sinh viên phải có 1 trình độ nhất định về tiếng Anh, trong khi trình độ tiếng Anh ở bậc phổ thông của các trường khu vực nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu? Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có chính sách gì đối với việc phát triển những chương trình này trong tương lai?

Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình, đội ngũ cán bộ quản lý chương trình đòi hỏi có trình độ cao và năng lực sử dụng ngoại ngữ tốt. Trong khi đó, tỷ lệ giảng viên và viên chức tham gia chương trình này ở các trường đại học chỉ chiếm từ 10 – 15% tổng số giảng viên. Vậy cần có các chính sách như thế nào để số giảng viên này không quá tải trong khi đó cũng cần có những chính sách đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên chưa đạt yêu cầu. Nguồn lực lấy ở đâu và chế độ chính sách ràng buộc như thế nào?

Đây cũng là những vấn đề mà các trường cần cân nhắc và có định hướng đầu tư đúng đắn để đảm bảo sự phát triển chung của trường và của từng cán bộ trong trường.

Bên cạnh đó, học liệu cũng là vấn đề nan giải của các chương trình này. Khi học theo giáo trình nước ngoài, sách gốc mua sẽ rất đắt làm tăng chi phí học tập, nếu dùng sách photo chúng ta sẽ vi phạm luật bản quyền. Vậy làm thế nào để khai thác được sách điện tử và sử dụng hệ thống mạng giúp sinh viên có thể chia sẻ nguồn lực và đảm bảo tài liệu học tập.

Hơn nữa, giáo trình nước ngoài sẽ ít có các tình huống và ví dụ phù hợp với điều kiện Việt Nam, điều này cũng đòi hỏi các giảng viên, cán bộ quản lý chương trình phải chịu khó nghiên cứu thực tiễn và đưa ra những tình huống phù hợp nhằm tăng tính thực tiễn của chương trình.

Như vậy, phát triển các chương trình đào tạo chính qui bằng tiếng Anh là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh các lợi ích đem lại cho bản thân các trường đại học, các sinh viên, việc phát triển chương trình này đang phải đối mặt với những thách thức nhất định đòi hỏi các trường cần quan tâm và đầu tư thích đáng cả về nhân lực và tài chính.

Hồng Hạnh (ghi)



Xem nguồn

Đà Nẵng: Khen thưởng học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế

Posted: 28 May 2016 03:14 AM PDT


Năm học 2015-2016, ngành GD&ĐT quận Thanh Khê đề ra nhiều giải pháp trong công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi.Năm học 2015-2016, ngành GD&ĐT quận Thanh Khê đề ra nhiều giải pháp trong công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi.

Năm học 2015 – 2016, ngành GD-ĐT quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) đạt được nhiều kết quả nổi bật trong dạy học. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng cao, trở thành một trong những địa phương dẫn đầu thành phố Đà Nẵng.

Các nhà trường, các địa phương đã chú trọng tới công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều bậc phụ huynh, nhiều gia đình, dòng họ, địa phương quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, có nhiều hoạt động hỗ trợ, khen thưởng, giúp đỡ, động viên kịp thời con em học sinh cả về vật chất, tinh thần, tạo thêm động lực giúp các em vượt khó vươn lên học giỏi.

Phong trào thi đua học tốt của học sinh trong toàn ngành luôn đứng ở tốp đầu của thành phố Đà Nẵng, nhiều học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi học sinh giỏi, hội thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế.

Năm học 2015-2016, tại hội thi Robothon cấp quốc tế, học sinh Trường TH Hoa Lư đã đạt giải vô địch hạng sơ cấp; học sinh Trường TH Huỳnh Ngọc Huệ đạt giải nỗ lực và tiền năng hạng sơ cấp.

Học sinh đạt 32 giải tại các hội thi cấp quốc gia và 226 giải tại các hội thi, kỳ thi cấp thành phố. Theo thầy Nguyễn Tý – Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Khê, kết quả đó là sự nỗ lực trong việc đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học.

Qua đó, giáo viên, học sinh đã tự khẳng định mình, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các nhà trường, tạo nên một không khí giảng dạy, học tập sôi nổi trong toàn ngành.

Dịp này, ngành GD&ĐT quận Thanh Khê tổ chức tuyên dương, khen thưởng 67 học sinh đạt nhiều thành tích cao trong học tập và rèn luyện.



Xem nguồn

Khuyến khích sáng kiển đổi mới quản lý giáo dục

Posted: 28 May 2016 02:32 AM PDT


Bộ khuyến khích các Sở GD-ĐT đề xuất các sáng kiến, chuyên đề nhằm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tăng cường lắng nghe ý kiến từ các địa phương trước khi đưa ra những chủ trương, quyết sách cho toàn ngành.

Đây là một trong những nội dung tại thông báo kết luận buổi họp giữa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với lãnh đạo các Sở GD-ĐT vừa diễn ra ngày 20/5.

Ngành giáo dục xác định trong điều kiện nguồn lực có hạn, sẽ thống nhất tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ ưu tiên.

Đó là: Rà soát quy hoạch lại hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo và đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh phần luồng trong giáo dục; tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; tăng cường giảng dạy tiếng Anh ở tất cả các cấp học, bậc học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ được xã hội hết sức quan tâm như: đổi mới chương trình, sách giáo khoa; thi cử, kiểm tra, đánh giá; giáo dục đạo đức, lối sống….

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên của ngành, một số đầu việc từ nay đến tháng 8 đã được xác định cụ thể như: Đưa thông tin về đổi mới giáo dục tới từng trường, từng cán bộ, giáo viên của địa phương; Rà soát, tổng hợp những vấn đề bất cập trong quá trình triển khai nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo tại địa phương; chỉ rõ trách nhiệm giải quyết những bất cập này để có kế hoạch khắc phục; Rà soát, tổng hợp những vấn đề bất cập trong quá trình triển khai nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo tại địa phương; chỉ rõ trách nhiệm giải quyết những bất cập này để có kế hoạch khắc phục; Xây dựng báo cáo tổng kết năm học, trong đó việc khen thưởng phải làm thực chất;

Với các đổi mới đang triển khai như Thông tư số 30 về đánh giá học sinh tiểu học, triển khai mô hình trường học mới, phương pháp "Bàn tay năn bột"…. cần gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị gửi về Bộ trước ngày 30/6 để xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế của từng địa phương.

Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh sự tương tác trực tiếp giữa Bộ và các sở, tăng cường công tác truyền thông và các vấn đề khác.

N.Hiền



Xem nguồn

Đào tạo đại học bằng tiếng Anh: Chưa có tiêu chí đánh giá chất lượng

Posted: 28 May 2016 01:48 AM PDT



Giỏi ngoại ngữ là chìa khóa thành công đối với nhiều kỹ sư, cử nhân khi ra trường

Giỏi ngoại ngữ là chìa khóa thành công đối với nhiều kỹ sư, cử nhân khi ra trường

Sau gần 10 năm triển khai, đến nay, các chương trình cử nhân chính qui bằng tiếng Anh ở một số trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh đã thu hút được lượng sinh viên đông đảo, khẳng định được vị thế và giành được sự tin tưởng của đông đảo phụ huynh và học sinh.

Các chương trình đào tạo đại học chính qui bằng tiếng Anh do các trường đại học Việt Nam cấp bằng ở Việt Nam đã chuyển từ hình thức liên kết đào tạo dưới dạng bị động và cung cấp dịch vụ cho các trường đại học nước ngoài ở các chương trình liên kết do nước ngoài cấp bằng sang mô hình các giảng viên nước ngoài sẽ được mời sang làm việc cho các trường đại học Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo này cũng đã và đang đi đầu trong việc đổi mới phương pháp đào tạo và quản lý sinh viên theo hướng "coi người học là trung tâm"; phát huy tính chủ động học tập của sinh viên và tính định hướng của giảng viên trong quá trình giảng dạy và học tập. Không những thế, các chương trình đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn của các nhà làm thực tế, có chương trình đạt tới 30% giảng viên đến từ cơ quan thực tế. Điều này đã dần tăng tính thực tiễn và tính xã hội hóa của các chương trình đào tạo tại Việt Nam.

Được biết, sinh viên học các chương trình này đều phải là sinh viên trúng tuyển vào hệ chính qui của các trường đại học và phải đạt yêu cầu tiếng Anh tối thiểu tương đương 4.5 IELTS.

Khi tốt nghiệp, chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên các chương trình này đạt tối thiểu 6.0 – 6.5 IELTS và tương đương.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành công và lợi ích như trên, việc phát triển các chương trình đào tạo này đã và đang phải đối mặt với các thách thức nhất định.

PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, ở Việt Nam chưa có hệ thống tiêu chí chuẩn đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo bậc đại học bằng tiếng Anh hệ chính qui nói chung và các chương trình thuộc ngành kinh tế và quản trị kinh doanh nói riêng.

Một số tiêu chí hiện có chỉ dừng lại đánh giá dưới góc nhìn của người cung cấp chương trình đào tạo mà chưa nhìn từ góc độ người học và người sử dụng lao động qua đào tạo. Trong khi đó, đào tạo là một loại dịch vụ quan trọng và rất đặc biệt. Sản phẩm của dịch vụ đào tạo được đánh giá chính xác nhất từ phía người sử dụng lao động và bản thân người học. Các nước trên thế giới đã có những bộ tiêu chí để khảo sát ý kiến của người sử dụng lao động và sinh viên, qua đó đánh giá thực chất chất lượng đào tạo của các trường đại học.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống để đưa ra các tiêu chí xác định chất lượng của các chương trình đào tạo chính qui bằng tiếng Anh và đánh giá thực trạng chất lượng các chương trình này là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để triển khai việc thực hiện các chương trình đào tạo chính qui bằng tiếng Anh tại các trường đại học.

Nhiều thách thức đối với các trường

Theo PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi sinh viên ra trường có kiến thức mà còn cần các kỹ năng làm việc trong môi trường có nhiều áp lực của toàn cầu hóa, kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, kỹ năng làm việc với các chuyên gia và khách hàng nước ngoài, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp…

Việc kiểm định mức độ đáp ứng các yêu cầu của xã hội đối với những sinh viên học tại các chương trình đào tạo tiếng Anh đang đặt ra vô cùng cấp bách để các trường và Bộ Giáo dục Đào tạo có thể cải tiến chương trình sao cho đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng lao động. Do đó, các chương trình này cần liên tục hoàn thiện nội dung, cách thức giảng dạy, cách thức triển khai các hoạt động hỗ trợ đào tạo…

Với những thành công và lợi ích lớn mà các chương trình này đem lại thì các cơ quan quản lý đào tạo có nên khuyên khích các trường mở rộng và phát triển những chương trình này không? Mở rộng đến mức độ nào là phù hợp vì đầu vào của các chương trình này đòi hỏi sinh viên phải có 1 trình độ nhất định về tiếng Anh, trong khi trình độ tiếng Anh ở bậc phổ thông của các trường khu vực nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu? Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có chính sách gì đối với việc phát triển những chương trình này trong tương lai?

PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, giảng viên tham gia giảng dạy chương trình, đội ngũ cán bộ quản lý chương trình đòi hỏi có trình độ cao và năng lực sử dụng ngoại ngữ tốt. Trong khi đó, tỷ lệ giảng viên và viên chức tham gia chương trình này ở các trường đại học chỉ chiếm từ 10 – 15% tổng số giảng viên. Vậy cần có các chính sách như thế nào để số giảng viên này không quá tải trong khi đó cũng cần có những chính sách đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên chưa đạt yêu cầu. Nguồn lực lấy ở đâu và chế độ chính sách ràng buộc như thế nào?

Đây cũng là những vấn đề mà các trường cần cân nhắc và có định hướng đầu tư đúng đắn để đảm bảo sự phát triển chung của trường và của từng cán bộ trong trường.

Bên cạnh đó, học liệu cũng là vấn đề nan giải của các chương trình này. Khi học theo giáo trình nước ngoài, sách gốc mua sẽ rất đắt làm tăng chi phí học tập, nếu dùng sách photo chúng ta sẽ vi phạm luật bản quyền. Vậy làm thế nào để khai thác được sách điện tử và sử dụng hệ thống mạng giúp sinh viên có thể chia sẻ nguồn lực và đảm bảo tài liệu học tập.

Hơn nữa, giáo trình nước ngoài sẽ ít có các tình huống và ví dụ phù hợp với điều kiện Việt Nam, điều này cũng đòi hỏi các giảng viên, cán bộ quản lý chương trình phải chịu khó nghiên cứu thực tiễn và đưa ra những tình huống phù hợp nhằm tăng tính thực tiễn của chương trình.

Như vậy, phát triển các chương trình đào tạo chính qui bằng tiếng Anh là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh các lợi ích đem lại cho bản thân các trường đại học, các sinh viên, việc phát triển chương trình này đang phải đối mặt với những thách thức nhất định đòi hỏi các trường cần quan tâm và đầu tư thích đáng cả về nhân lực và tài chính.

Hồng Hạnh (ghi)



Xem nguồn

Chi 6 tỷ đào tạo, về trả lương 4 triệu

Posted: 28 May 2016 01:03 AM PDT



Học viên Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thử nghiệm vệ tinh MicroDragon tại Học viện kỹ thuật Kyushu (Nguồn VNSC)

Học viên Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thử nghiệm vệ tinh MicroDragon tại Học viện kỹ thuật Kyushu (Nguồn VNSC)

Dự án "Trung tâm Vũ trụ Việt Nam" có kinh phí 600 triệu USD, là dự án KHCN lớn nhất trong 35 năm qua của ngành KHCN với mục tiêu Việt Nam có thể làm chủ công nghệ vũ trụ vào 2020. Dự án do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thực hiện, mục tiêu cụ thể, đến năm 2022, đội ngũ cán bộ Việt Nam có thể thiết kế, lắp ráp vệ tinh LOTUSAT-2 – vệ tinh sử dụng công nghệ rada quan sát, chụp ảnh trái đất ở độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết (vệ tinh này có khối lượng lớn hơn 5 lần và sử dụng công nghệ khác hẳn với VNRED Sat 1- Vệ

"Lắp ráp vệ tinh hàng trăm triệu đô nhưng lương có mấy triệu đồng, vẫn lo tiền thuê nhà, tiền chi phí sinh hoạt thì làm sao tâm huyết được".

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia

tinh được phóng vào năm 2013, đưa Việt Nam thành một trong 25 quốc gia trên thế giới có vệ tinh quan sát trái đất-PV). Để đạt mục tiêu này, một trong những hợp phần quan trọng của dự án là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ vũ trụ.

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) đã cử 35 cán bộ trẻ sang học thạc sỹ công nghệ vũ trụ tại 5 trường đại học hàng đầu của Nhật Bản với bốn đợt, mỗi đợt 2 năm. Để có thể tham gia khóa học này, các ứng viên phải trải qua quá trình xét tuyển ngặt nghèo thực hiện bởi hội đồng chuyên gia của Nhật Bản và Việt Nam. Chi phí cho mỗi cán bộ trẻ tham gia khóa đào tạo này là hơn 250 nghìn USD một người (gần 6 tỷ đồng). Chi phí này gồm tiền học phí, sinh hoạt phí (như đào tạo một thạc sỹ bình thường theo tiêu chuẩn nhà nước), chi phí nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm một vệ tinh Micro nặng 50kg, kích thước 50x50x50cm để các học viên có thể thực hành thiết kế, lắp ráp, chế tạo.

Trong số 35 cán bộ được cử đi, 11 học viên đã về nước và đang làm việc tại Trung tâm Vệ tinh Quốc gia. Trong số đó, chỉ 6 người có biên chế nhà nước, trả lương theo hệ số lương nhà nước (khoảng 3 đến 5 triệu đồng một tháng cho một kỹ sư ra trường từ 1 đến 5 năm). Số lượng còn lại phải nhận lương từ nguồn hỗ trợ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, ngân sách các đề tài khoa học của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia.

Mặc dù, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia đã cố gắng đảm bảo cho các cán bộ này được nhận lương cao hơn mức lương cơ bản theo quy định của nhà nước, tuy nhiên so với yêu cầu của ngành công nghệ cao và mũi nhọn như công nghệ vũ trụ, mức đãi ngộ đó còn chưa tương xứng ngay cả đối với một số đơn vị trong nước và có sự chênh lệch lớn so với các cơ sở công nghệ vũ trụ ở khu vực Đông Nam Á. "Khó khăn lớn nhất trong phát triển công nghệ vũ trụ hiện nay là đội ngũ nhân lực có được nuôi dưỡng để đảm bảo yên tâm công tác không? Lắp ráp vệ tinh hàng trăm triệu đô nhưng lương có mấy triệu đồng, vẫn lo tiền thuê nhà, tiền chi phí sinh hoạt thì làm sao tâm huyết được", PGS Phạm Anh Tuấn nói.

Lo chảy máu chất xám

Theo PGS Phạm Anh Tuấn, Công nghệ Vũ trụ (CNVT) được đánh giá là "biểu tượng sức mạnh công nghệ và khả năng cạnh tranh công nghệ cao" của mỗi quốc gia trên thế giới. Do đó, chế độ đãi ngộ với nhân lực chất lượng cao của ngành này cần phải quan tâm hơn nữa, nhất là khi chúng ta sắp có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại hàng đầu Đông Nam Á (đang xây dựng tại KCN cao Hòa Lạc, dự kiến khánh thành vào 2018). "Nhà nước cũng đã có những cơ chế đặc thù cho ngành năng lượng nguyên tử, Viện Công nghệ tiên tiến Việt Nam – Hàn Quốc và các trường đại học quốc tế ở Việt Nam như Đại học Việt – Đức, Đại học Việt – Pháp. Tôi đề xuất VNSC ít nhất cũng được hưởng cơ chế đặc thù tương tự với các đơn vị trên", ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, đào tạo một kỹ sư, thạc sỹ về công nghệ vũ trụ tốn kém nhiều thời gian và chi phí bởi vì họ được đào tạo cả về lý thuyết lẫn thực hành. Nguồn nhân lực chất lượng cao này là nhu cầu của không chỉ ngành công nghệ vũ trụ mà còn của các ngành công nghệ cao khác như công nghệ ô tô, công nghệ điện tử. Do đó, việc chảy máu chất xám rất dễ xảy ra do các ngành khác đãi ngộ cao hơn và không mất chi phí đào tạo nhân lực.

Ngành KHCN chưa có phụ cấp công việc

Theo TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong các ngạch công chức, viên chức ở nước ta, chỉ duy nhất ngành KHCN chưa có phụ cấp, hỗ trợ ngoài mức lương cơ bản. Mức lương này thấp hơn rất nhiều so với các nước cùng trình độ trong khu vực.

Theo Tiền Phong



Xem nguồn

Vì sao Obama nhắc tới Phan Châu Trinh trong bài phát biểu “chạm trái tim”?

Posted: 27 May 2016 11:38 PM PDT


Vì sao một Tổng thống Mỹ như ông Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải một nhà Duy Tân nào khác và điều đó gợi mở cho chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay?

LTS: Trong bài phát biểu được đánh giá "chạm tới trái tim" của người Việt Nam, Tổng thống Obama đã nhắc tới “tư tưởng Phan Châu Trinh” như đại diện của tri thức Việt Nam. Vì sao một Tổng thống Mỹ như ông Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải một nhà Duy Tân nào khác và điều đó gợi mở cho chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay. VietNamNet có cuộc trao đổi với GS Trần Ngọc Vương xoay quanh vấn đề này.

Phóng viên:Trong bài phát biểu trước 4.000 người Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama đã nhắc tới “tư tưởng Phan Châu Trinh” như một đại diện của tinh túy tri thức Việt Nam, cùng với thơ Nguyễn Du và toán học Ngô Bảo Châu. Vậy, tư tưởng Phan Châu Trinh có vai trò thế nào trong dòng chảy tư tưởng Việt Nam, thưa GS?

GS Trần Ngọc Vương: Đầu thế kỷ 20, phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, tiến bộ xã hội trở thành công việc cấp bách mà như diễn đạt của người đương thời là “lửa xém lông mày”. Thế nhưng, vào thời điểm đó, tầng lớp trí thức mới ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện.

Trong bài phát biểu của mình vào chiều 24/5 tại Hà Nội, khi nói về hợp tác giáo dục Việt – Mỹ và sự thành lập Đại học Fullbright ở Việt Nam, Tổng thống Obama nói:

Sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh, kỹ thuật và tin học, và nghệ thuật, mọi thứ từ thơ Nguyễn Du, đến tư tưởng Phan Châu Trinh đến toán học Ngô Bảo Châu.

Tuy nhiên, những tư tưởng cách tân thực tế đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 ở những trí thức lớn như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ… Cuộc đấu tranh giữa 2 xu hướng cách tân và thủ cựu diễn ra lúc sôi động, lúc âm ỉ trong gần suốt thế kỷ thứ 19 kể cả trước khi có mặt của Chủ nghĩa thực dân cho tới khi Chủ nghĩa thực dân hiện hữu tại Việt Nam.

Trong cái áp lực chung là nếu không tự đổi mới thì cái mới ngoài mong muốn sẽ xuất hiện và làm cho cái chủ thể từng bước bị tiêu vong, từ cục bộ đến toàn thể, triều đình nhà Nguyễn đã lựa chọn cách ứng xử “cách tân để thủ cựu”, một lối “đổi mới” mang tính ứng phó, chỉ nhằm mục đích giữ lại cái cũ. Đây cũng là quá trình mà triều Nguyễn đi từ “hòa” đến “hàng” trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Phong trào Cần Vương tiếp sau đó thực chất vẫn là nhằm duy trì “hồng đồ” của cha ông để lại. Và cuộc đấu tranh này cũng nhanh chóng thất bại với những bi kịch nội bộ càng ngày càng lớn. Câu chuyện của Phan Văn Bình, cha của Phan Châu Trinh thực chất cũng là một bi kịch như vậy.

Obama đến Việt Nam, Obama, Phan Châu Trinh, bài phát biểu của Tổng thống Obama

GS Trần Ngọc Vương cho rằng cần nhìn nhận lại và thực hành lại con đường mà Phan Châu Trinh đã lựa chọn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Phan Văn Bình vốn là một võ quan và cũng đi theo tiếng gọi của phong trào Cần Vương trong đội quân của Lê Hiếu, Tạ Hiện ở khu vực Lưỡng Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngãi – PV). Tuy nhiên, vì một sự việc hiểu lầm, Phan Văn Bình đã bị chính nghĩa quân khép cho tội phản bội và giết chết ngay trước mặt con trai là Phan Châu Trinh khi đó mới chỉ 13 tuổi. Đó là một cú sốc lớn đối với Phan Châu Trinh.

Đối diện với phong trào Cần Vương bằng chính mạng sống của cha mình, Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục đi học, chuyên tâm với nghiệp khoa cử và đỗ tới Phó Bảng. Tuy nhiên, ngoài học “chữ thánh hiền” Phan Châu Trinh cũng là người tiếp cận rất sớm với các tài liệu tân văn, tân thư và ông đọc các tài liệu này một cách có ý thức, tiếp nhận và phản biện quyết liệt hơn so với những người khác.

Việc tiếp cận sớm với tân thư, tân văn đã giúp Phan Châu Trinh hiểu được những vấn đề của thế giới hiện đại, tiếp cận với tư tưởng Khai sáng đã làm thay đổi châu Âu trước đó. Cần chú ý rằng, Khai sáng không phải là một “phong trào” mà là một “truyền thống” ở phương Tây được đặt nền móng vững chắc từ nhiều thế kỷ trước đó. Cuộc Cách mạng xã hội Pháp diễn ra vào cuối thế kỷ 18 thế nhưng những thay đổi trong nhận thức xã hội đã lần lượt “vỡ ra” từ thế kỷ thứ 16.

Bản chất của tư tưởng Khai sáng chính là nguyên lý: Sự đổi mới, cách tân phải có nền tảng từ nhận thức, từ hệ hình tư duy, hệ hình văn hóa. Đó là quá trình chuyển từ thần học sang khoa học, từ tư duy siêu nghiệm tư biện luận lý sang tư duy thế tục, duy lý. Từ sự duy lý hóa, thế tục hóa xã hội mới ba động và tạo ra tất cả những điều khác.

Phan Châu Chinh với tất cả trải nghiệm cá nhân, bi kịch gia đình cũng như truyền thống học vấn và khát vọng cá nhân cũng đã lựa chọn con đường đó cho Việt Nam.

Điều khiến tôi thắc mắc là vì sao Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải là một lãnh tụ nào khác của phong trào Duy Tân, như Phan Bội Châu?

– Trong cả một thời kỳ dài người ta thường hay nhóm sự đa dạng trong hành xử của các thủ lĩnh phong trào vào một vài người nào đó mà không nhận ra sự khác biệt giữa họ. Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu cũng thuộc trường hợp như vậy khi người ta coi hai ông là đại diện nổi bật nhất của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam.

Nếu xét ở chiều sâu, trong cách cổ vũ, tập hợp lực lượng và dương ngọn cờ đổi mới, người ta có thể nói về nói về 2 cụ Phan. Thế nhưng thực chất, Phan Châu Trinh là nhân vật phức tạp hơn, phong phú hơn về mặt nhận thức và “rắc rối” về tư tưởng.

Obama đến Việt Nam, Obama, Phan Châu Trinh, bài phát biểu của Tổng thống Obama

Phan Châu Trinh được đánh giá là người có tư tưởng dân chủ sớm so với các nho sĩ tiến bộ đầu thế kỷ 20.

Phan Bội Châu là một nhân cách là người vĩ đại, một con người có trai tim lớn, lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt. Ông cũng nổi tiếng là người tài ba trong chốn học hành, được coi là “người hay chữ nhất nước”. Nói cách khác, về nhân cách cá nhân Phan Bội Châu hấp dẫn nhiều người. Do đó, với tư cách là người đứng đầu phong trào, Phan Bội Châu được coi là một vị huynh trưởng không thể chối cãi.

Tuy nhiên, Phan Bội Châu tiếp xúc với tân thư muộn hơn so với Phan Châu Trinh. Do đó, việc hiểu biết các vấn đề của thế giới hiện đại của ông không cập nhật bằng Phan Châu Trinh. Cho nên về mặt tinh thần, Phan Bội Châu là “con đẻ” của phòng trào Cần Vương. Đây cũng là lý do Phan Bội Châu quyết tâm theo đuổi con đường đấu tranh vũ trang, sử dụng bạo lực.

Phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu khởi xướng là cuộc vận động thất bại. Bởi mục đích ban đầu người chủ xướng ra nó sang Nhật là để cầu viện, xin quân tiếp viện, mua vũ khí, thực hiện sách lược truyền thống là “nội công ngoại kích”. Dùng đấu tranh vũ trang tái lập lại phong trào đấu tranh vũ trang. Tới khi sang Nhật, gặp Lương Khải Siêu và các chính khách nhật, Phan Bội châu mới vỡ ra rằng, việc thực hiện các mục tiêu bằng phương pháp truyền thống hãy còn xa lắm.

Nói như vậy để thấy rằng, tư tưởng Phan Bội Châu chưa ra khỏi hệ hình tư duy truyền thống. Và trong thực tế, Phan Châu Trinh không đồng tình với tư tưởng của Phan Bội Châu và không ít lần hai người tranh cãi dù về quan hệ cá nhân, hai người vẫn rất kính trọng, vị nể nhau. Trong lá thư gửi Toàn quyền Beau, Phan Châu Trinh từng nói rằng: “Toàn bộ cái học của Phan Bội Châu chẳng qua chỉ là ‘Chiến quốc sách’ mà thôi”.

Nói cách khác, với Phan Châu Trinh, mô hình lý thuyết, hệ hình chính trị mà Phan Bội Châu theo đuổi rất là cổ. Điều này phản ánh rằng trong mắt Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu không kịp nhận thức xã hội hiện đại. Và đánh giá ấy, tôi cho là khách quan và công bằng về mặt tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu.

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt trong tư tưởng của Phan Châu Trinh, thưa GS?

– Trong bối cảnh cá nhân và xã hội như vậy, Phan Châu Trinh sớm nhận ra cái khó khăn của công cuộc cải tạo xã hội và những chặng đường gập ghềnh của tiến bộ xã hội. Vì vậy, khác với Phan Bội Châu chủ trương sử dụng bạo lực, Phan Châu Trinh chủ trương đi theo con đường khai sáng với tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Chủ trương mà Phan Châu Trinh đề xướng, coi là nhiệm vụ cấp bách phải làm cho nhân dân Việt Nam là khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

– Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

– Chấn dân khí: Thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.

– Hậu dân sinh: Phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa…

Phan Châu Trinh hiểu rất rõ rằng, không có những điều đó làm nền tảng thì việc khuấy động phong trào thì chỉ dựng lại ngọn cờ cũ, đi lại con đường cũ, gặp thất bại những cái cũ đã từng xảy ra. Đấy là lý do sâu xa vì sao ông ấy không chủ trương bạo động, “ám xã” như Phan Bội Châu mà chủ trương "minh xã" – tức mọi hoạt động của ông đều minh bạch và công khai.

Bên cạnh đó, khác với chủ trương cầu viện ở nước ngoài của Phan Bội Châu và nhiều người, Phan Châu Trinh lại chủ trương “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” (Dựa vào người Pháp để cải tạo xã hội). Ở đây, Phan Châu Trinh đã nhận ra mặt thứ hai của Chủ nghĩa thực dân, ấy là mặt xây dựng chứ không chỉ là mặt phá hoại. Tôi cho đó là cái nhìn tiến bộ và xa hơn rất nhiều so với Phan Bội Châu.

Từ góc độ của mình Phan Châu Trinh nhìn ra đường hướng “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” không phải là đường hướng không sáng suốt. Chúng ta chứng kiến một thực tế về sau này là chính hệ thống giáo dục của nước Pháp đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức mà chúng ta vẫn gọi là “thế hệ vàng của trí thức Việt Nam”. Và chính những trí thức này sau đó đã góp một phần rất lớn trong việc loại bỏ Chủ nghĩa thực dân và tạo nền móng cho một xã hội hiện đại tại Việt Nam. Có nhìn như thế thì mới thấy hết cái viễn kiến, tầm nhìn của Phan Châu Trinh lúc bấy giờ.

Thế nhưng dường như trong một thời gian khá dài trước đây người ta đã không nhìn thấy điều này trong tư tưởng của Phan Châu Trinh, thưa GS?

– Đúng như vậy, trong một thời gian khá dài, Phan Châu Trinh được coi như một người theo xu hướng cải lương, thiếu tinh thần mạnh mẽ của “thiết huyết”, điều mà người ta tìm thấy ở Phan Bội Châu.

Khoảng vài chục năm trở lại đây, khi ta nhìn lại mối quan hệ với những cựu thù như Pháp, Nhật, Mỹ thì ta lại thấy rằng, bản thân thực thể ấy cũng không đứng yên, bản thân thực thể ấy trong quá trình phát triển của nó cũng tồn tại những mâu thuẫn. Đây là nguyên tắc nhận thức mà Marx thể hiện nhất quán, sáng suốt trong việc đánh giá vị trí vai trò của Chủ nghĩa thực dân Anh ở Ấn Độ.

Trong 2 bài viết về vấn đề này, bằng cái nhìn rất thấu thị với những tác động đa chiều của Chủ nghĩa thực dân với một xã hội thuộc địa, Marx nói rất rõ là tất cả sự kiến tạo của người Anh ở Ấn Độ, bất chấp nguyện vọng chủ quan của kẻ thực dân tất yếu đến một ngày người Ấn Độ nổi dậy chống lai người Anh và trục xuất họ ra khỏi Ấn Độ. Và thực tế sau này đã chứng minh dự báo của Marx là đúng.

Và người ta cũng bắt đầu đánh giá lại tư tưởng của Phan Châu Trinh. Từ chỗ được coi là một nhà cải lương, thiếu “sắt và máu”, Phan Châu Trinh được đánh giá như một nhà yêu nước, nhà tư tưởng có chủ trương đường lối sáng suốt. Bằng chứng cho quá trình phản tư này chính là việc tên ông được lấy đặt cho một quỹ văn hóa đang ngày càng có uy tín và một trường đại học mang tinh thần khai phóng rất cao. Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được rất nhiều trí thức trong và ngoài nước cộng hưởng.

Obama đến Việt Nam, Obama, Phan Châu Trinh, bài phát biểu của Tổng thống Obama

Tổng thống Mỹ Obama đã nhắc đến tư tưởng Phan Châu Trinh như đại diện cho tri thức Việt trong bài phát biểu của mình. Ảnh: Phạm Hải.

Việc một Tổng thống Mỹ như Obama nhắc tới tư tưởng Phan Châu Trinh gợi mở với chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay, thưa GS?

– Thực tế, Obama không phải là lãnh đạo phương Tây đầu tiên nhắc tới tư tưởng Phan Châu Trinh. Trước đó, cũng đã có nhiều người khác xiển dương con đường mà Phan Châu Trinh lựa chọn. Điều này đặt ra cho chúng ta một yêu cầu phải quay lại, nhận thức lại và thực hành lại con đường mà Phan Châu Trinh đã lựa chọn cho Việt Nam.

Chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế tri thức, với nỗ lực xây dựng nền văn hóa độc lập nhưng đa dạng, toàn diện và thông tuệ, với việc nhìn nhận vai trò động lực của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tất cả phải được đặt trên nền tảng dân chủ hóa, thế tục hóa, duy lý hóa và trong bối cảnh ngày nay cần nói thêm cả toàn cầu hóa nữa. Đó chính là khi chúng ta thực hiện được tư tưởng tiến bộ mà Phan Châu Trinh đã đề xướng.

Lê Văn



Xem nguồn

Comments