Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khơi dòng ý tưởng cho sinh viên nghiên cứu khoa học

Posted: 27 May 2016 08:40 AM PDT


Những ý tưởng mang tính thực tiễn và nhân văn

Tại hội nghị khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu của SV đã để lại ấn tượng mạnh mẽ cho Ban giám khảo, như đề tài: Gậy tự hành cho người khiếm thị của hai SV Trần Bảo Nhân, Dương Thúy Vy  (năm 3- Khoa CNTT), "Thiết kế bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém trên phần mềm Unity 5" của nhóm Trương Thị Hoài Hạnh, Diệp Mỹ Quyên (Khoa giáo dục đặc biệt), CD hướng nghiệp cho học sinh khiếm thị… 

Với đề tài "Gậy tự hành cho người khiếm thị" hai bạn SV Trần Bảo Nhân& Dương Thúy Vy nhận được sự đồng ý rất cao từ ban giám khảo.

TS Ngô Quốc Việt – giáo viên hướng dẫn nghiên cứu cho nhóm nghiên cứu Gậy tự hành cho người khiếm thị – cho biết: Mục tiêu của các bạn là phát triển ứng dụng hỗ trợ gậy tự hành cho người khiếm thị, phát hiện được vật cản trên đường, thông báo khoảng cách từ người đến vật cản thông qua âm báo để thay đổi hướng di chuyển. 

Hiện người khiếm thị vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại do đa số còn sử dụng gậy dò đường thủ công, vốn còn nhiều trở ngại trong việc cảm nhận các vật cản. Đây là đề tài được tôi đánh giá là thực tế, mang tính cấp thiết về KHCN, có tính ứng dụng cao và có tính nhân văn cao.

Sau một thời gian mày mò nghiên cứu, thực hiện tích hợp các ứng dụng với sự hướng dẫn của TS. Ngô Quốc Việt, hai  SV Trần Bảo Nhân, Dương Thúy Vy đã chế tạo được thiết bị như mong muốn, giá khoảng 350.000 đồng (thời gian tới sẽ giảm hơn sau khi cải tiến).

Đánh giá ban đầu qua thử nghiệm, sử dụng trong việc di chuyển trên đoạn đường thẳng, thiết bị hoạt động chính xác với mọi trường hợp vật cản. Khi hoạt động ở những điều kiện thời tiết khác nhau, thiết bị vẫn hoạt động tốt ở khá nhiều môi trường.



 Sinh viên một trường khối kỹ thuật hào hứng với các ý tưởng nghiên cứu khoa học của mình

Chung ý tưởng hướng nghiên cứu đến người khuyết tật, hai sinh viên Trương Thị Hoài Hạnh, Diệp Mỹ Quyên (Khoa giáo dục đặc biệt) đã thực hiện đề tài "Thiết kế bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém trên phần mềm Unity 5" . Đây là đề tài nghiên cứu nhằm giúp cho các em học sinh có thị lực yếu có thêm nhiều cơ hội phát triển khả năng tri giác màu của mình.

ThS. Hoàng Thị Nga – giáo viên hướng dẫn cho các bạn – cho biết: Đây là một nghiên cứu khá bài bản và chuyên nghiệp. Tính ứng dụng và tương tác cao. Nhóm đã nghiên cứu và tạo ra phần mềm bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

Phần mềm được thiết kế theo mức độ kỹ năng từ thấp lên cao: từ nhận biết màu sắc tới ghép tương ứng, phân loại và hiểu ý nghĩa của màu sắc qua các câu chuyện của cuộc sống. Thông qua ứng dụng, giáo viên có thể dựa trên khả năng của từng trẻ để sử dụng phần mềm như một phương tiện giúp phát triển tri giác màu và cũng có thể sử dụng như một trò chơi giúp trẻ thư giãn, giải trí.

SV Trương Thị Hoài Hạnh nói về ý tưởng của nhóm mình: " Màu sắc giúp cho đời sống tinh thần của con người trở nên đa dạng, phong phú, tri giác sự vật một cách dễ dàng và chính xác. Nhưng đối với trẻ nhìn kém, do thị lực bị hạn chế, các em ít có cơ hội nhìn màu sắc giống như trẻ bình thường. Chính vì thế tụi em đã thực hiện dự án này".   

Phải tạo cho SV có được không gian NCKH

"Để SV làm NCKH một cách hiệu quả, thực tiễn và mang tính ứng dụng cao thì ngoài các chính sách hỗ trợ, điều quan trọng nhất là mình phải khơi gợi được những ý tưởng nghiên cứu nơi SV. Chúng ta cho các bạn ấy (SV) được một không gian khoa học, không gian nghiên cứu thì hiệu quả của công tác NCKH mới cao"- PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư Phạm TPHCM nói.

Theo PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, trong những năm qua nhà trường đã có nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động SV nghiên cứu khoa học. Quy định về tổ chức hoạt động NCKH của SV được trường ban hành ngay từ đầu năm học 2012 – 2013, kịp thời cụ thể hóa quy chế về SV NCKH trong các trường đại học và cao đẳng của Bộ GD&ĐT, từ đó giúp cho SV tiếp cận với quy trình chuẩn trong việc thực hiện một đề tài NCKH.

Hàng năm, ngoài kinh phí được bộ phân bổ, trường đã trích ngân sách hỗ trợ thỏa đáng cho hoạt động NCKH của SV. Các đơn vị thuộc trường cũng luôn quan tâm đến hoạt động NCKH của SV, thể hiện qua số lượng, chất lượng và tiến bộ các đề tài thực hiện hàng năm. Những đề tài nghiên cứu ứng dụng của SV dành cho người khuyết tật hay trẻ chậm phát triển đã cho thấy tính thực tiễn của các nghiên cứu ngày càng cao.

Ông dẫn chứng, đề tài “Gậy tự hành cho người khiếm thị” của hai bạn SV Trần Bảo Nhân, Dương Thúy Vy  (năm 3- Khoa CNTT) nghe qua có vẻ khá đơn giản nhưng đấy là đề tài rất ổn, dễ xây dựng và có chi phí không cao.

"Khi nghe các em trình bày ý tưởng, tôi thấy ngay tính hiệu quả, thiết thực mà ý tưởng nghiên cứu này mang lại cho cộng đồng. Những ý tưởng có tính hiệu quả và ứng  dụng ngay vào đời sống luôn được trường khuyến khích.  Một ý tưởng nghiên cứu khá tốt"-thầy Hồng nhận định.

Theo PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, vấn đề để SV NCKH hiệu quả không chỉ nằm ở cơ chế, kinh phí, cái chính là cần phải cho các em thấy đựng tinh thần nghiên cứu. Chỉ cần cho SV nhìn thấy Hội đồng khoa học nhà trường luôn hào hứng với mọi ý tưởng, sự sáng tạo mà SV mang tới, môi trường NCKH chắc chắn sẽ sôi động.

Năm học 2015 – 2016, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM đã có 164 đề tài của SV đến từ 19 Khoa với tổng kinh phí 376.952.000 đồng được hội đồng khoa học và đào tạo trường xét duyệt, thông qua.



Xem nguồn

Triệu phú trẻ nhất Singapore mách cách dạy con ở HN

Posted: 27 May 2016 07:58 AM PDT


Adam Khoo – triệu phú trẻ nhất Singapore sắp có mặt ở Hà Nội, chia sẻ với phụ huynh Việt bí quyết giúp con tạo động lực, xây dựng chiến lược học tập hiệu quả, thành công.

Triệu phú đi lên từ điểm F

Adam Khoo từng nghĩ mình là một đứa trẻ lười biếng, ngu dốt, gần như chậm tiến và không có hy vọng. Khi vào trường tiểu học, ông ghét đọc sách, chỉ thích chơi game và xem TV. Do vậy, Adam Khoo sở hữu hàng loạt điểm F (điểm tệ nhất). Khi đang học lớp 3, ông bị đuổi khỏi trường và phải chuyển đến học ở trường tệ nhất Singapore. Đã có lúc ông quyết tâm thay đổi những thói hư tật xấu của mình, nhưng chỉ được vài ba hôm vì ông không có động lực và niềm tin.

Adam Khoo thay đổi suy nghĩ khi thầy giáo bảo ông rằng, điều khác biệt giữa những người thành công và người thất bại không phải ở bộ não, mà là ở niềm tin vào bản thân. Người chiến thắng luôn có niềm tin rằng, mọi người đều có tiềm năng như nhau, nếu người khác làm được thì ta cũng có thể làm được. Vấn đề chỉ là chiến lược.

vietnamnet

Từ khi có niềm tin này, Adam Khoo bắt đầu đặt ra 04 mục tiêu "điên rồ" đối với ông lúc bấy giờ vì ông được dạy rằng, chỉ khi nào đưa ra những mục tiêu vượt quá khả năng của mình, chúng ta mới có đủ động lực và quyết tâm để theo đuổi chúng.

Mục tiêu đầu tiên của Adam Khoo – trở thành học sinh top đầu của trường trong vòng một năm – là một mục tiêu "không tưởng" đối với một học sinh xếp bét trường như ông. Và 1 năm sau, tuy ông chưa đạt được mục tiêu này, nhưng cũng đã vào được top 20 học sinh của trường. Và sau 3 năm nỗ lực, ông mới hoàn thành được mục tiêu đầu tiên này của mình.

Bên cạnh đó, Adam Khoo còn khám phá ra công thức của những người thành công: Thành công không phải từ may mắn. Nó bắt đầu từ việc đặt ra những mục tiêu rõ ràng. Tổng thống Obama đặt ra mục tiêu trở thành tổng thống Mỹ khi ông chỉ mới 5 tuổi và khi đó, cả gia đình và bạn bè đều cười nhạo ông. Ví dụ, Tiger Wood- tay golf huyền thoại thế giới mơ ước trở thành VĐV chuyên nghiệp số 1 khi ông mới 3 tuổi, thời điểm mà việc được chơi golf mới chỉ là một giấc mơ đối với người da màu như ông. Khám phá được bí quyết thành công này, Adam Khoo tiếp tục cũng cố niềm tin và động lực để quyết tâm theo đuổi những mục tiêu "điên rồ" của mình. Và đến năm 26 tuổi, ông đã trở thành triệu phú trẻ nhất Singapore, sở hữu cuốn sách bán chạy nhất. Adam Khoo bắt đầu chia sẻ, truyền những niềm tin tích cực, hướng dẫn các phương pháp học tập và cách đặt mục tiêu nhằm khơi dậy những tiềm năng cho các thanh thiếu niên khắp châu Á với khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế!

Giúp phụ huynh đồng hành cùng con

Từ những bài học này, Adam Khoo và Youth Development Corporation (YDC) – đơn vị tổ chức khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! tại Việt Nam cho rằng, phụ huynh có thể là "người cô", "người thầy" cùng con đưa ra những mục tiêu lớn và cụ thể, giúp con có định hướng trong quá trình học tập. Nếu con trẻ chưa hoàn thành mục tiêu đề ra, thay vì trách phạt, phụ huynh có thể động viên và cùng con tìm ra nguyên nhân, khuyến khích con duy trì những nỗ lực, thay đổi tích cực.

YDC cũng tin tưởng rằng những khoá học được thiết kế và truyền tải bởi những chuyên gia hàng đầuđược đào tạo bởi Adam Khoo tại Việt Nam sẽ là sự đầu tư cho tương lai thành công của con một cách thông minh và hiệu quả. Trong hơn 7 năm qua, kể từ khi Khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! về Việt Nam, đã mang lại cho hơn 50.000 học viên trên khắp 63 tỉnh thành cơ hội được trải nghiệm với chương trình phát triển bản thân tốt nhất, mang chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế.

YDC kết hợp cùng khu đô thị Eco Park sẽ tổ chức Hội thảo Bí quyết giúp con học giỏi và thành công. Hội thảo diễn ra tại vào lúc19h – 21h ngày 31/5/2016. Có mặt tại chương trình, Adam Khoo sẽ chia sẻ với phụ huynh vai trò của cha mẹ trong việc học tập và trưởng thành của con; giúp con tạo động lực, xây dựng chiến lược học tập hiệu quả và thấu hiểu nhu cầu cảm xúc của con.

Đăng ký nhận vé mời tại http://bit.ly/AdamKhooHN hoặc gọi hotline: 0966.92.11.55 hoặc (04)7309.8889

Tấn Tài



Xem nguồn

Điều cần tránh khi xây dựng chương trình và SGK lịch sử

Posted: 27 May 2016 07:15 AM PDT



Nhận định của một số nhà khoa học nghiên cứu về dạy học Lịch sử cho
rằng, môn học lịch sử càng ngày càng ít được chú trọng, học sinh cảm
thấy môn học không có tác dụng với các em học sinh.




Xem nguồn

Giáo viên cho phép học sinh xem múa thoát y trên bục giảng

Posted: 27 May 2016 06:33 AM PDT


Video cho thấy nhiều học sinh đang xem một vũ nữ nhảy khiêu dâm trong bữa tiệc tốt nghiệp sau khi nói với các giáo viên rằng cô gái này tới để giảng bài về quyền bình đẳng.

múa thoát y
Hình ảnh cắt từ video

Đoạn phim cho thấy một vũ nữ thoát y tóc vàng đang leo vào lòng một nam sinh trong khi nam sinh này đang ngồi trên ghế. Sự việc xảy ra ở trường trung học Luitpold-Gymnasium, Munich, Đức.

Vũ nữ tên là Jarly, 33 tuổi, ban đầu xuất hiện trong trang phục rất lịch lãm để chứng minh cho các giáo viên thấy là cô tới để nói chuyện với học sinh.

Nhưng sau khi chào học sinh và bắt đầu nói về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, cô mời một số học sinh lên bục giảng và để làm hài lòng các khán giả tuổi "teen", cô bắt đầu cởi bỏ trang phục.

Video cho thấy Jarly đang leo lên đùi của một nam sinh trong tình trạng "nude" phần trên và có những hành động thô tục. Không chỉ thế, cô còn trình diễn màn quấn mình trong một chiếc khăn để cởi bỏ nốt đồ lót.

Theo truyền thống, học sinh ở Đức được phép tổ chức những bữa tiệc mừng tốt nghiệp. Nhưng sau khi màn thoát y được ghi lại, những hình ảnh này nhanh chóng trở thành bản "hit" trong cộng đồng mạng.

Trong khi đó, các giáo viên có mặt tại buổi tiệc quyết định cho phép cô gái hoàn thành màn biểu diễn bởi vì tất cả học sinh về mặt lý thuyết đều là những người trưởng thành. Không có bất cứ học sinh nào trong phòng là trẻ vị thành niên.

múa thoát y
Vũ nữ Jarly

Sau khi video được lan truyền, vũ nữ thoát y Jarly đã lập một kênh YouTube có tên là "tất cả về tình dục" nhằm mục đích tư vấn tất cả các vấn đề về tình dục.

Cô nói: "Tôi muốn thêm gia vị cho đời sống tình dục của những người xem kênh YouTube của tôi".

  • Nguyễn Thảo(Theo Daily Mail)



Xem nguồn

8 việc cần làm ngay của Bộ trưởng Giáo dục

Posted: 27 May 2016 05:51 AM PDT


– Ngày 27/5, Văn phòng Bộ GD-ĐT phát thông báo số 338 truyền đạt kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố.

Theo đó, Bộ trưởng ghi nhận, thời gian qua GD-ĐT đã đạt được những thành tựu quan trọng. Quy mô, mạng lưới các cơ sở giáo dục được mở rộng, chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ…Tuy nhiên, chất lượng GD-ĐT chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế. Hiện tượng “dạy thêm – học thêm”, “chạy trường, chạy lớp”, thu chi không đúng quy định…vẫn chưa khắc phục triệt để.

Để khắc phục những hạn chế, Bộ trưởng chỉ đạo: Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên của ngành, các sở cần triển khai các nhiệm vụ sau ngay trong năm 2016.

Căn cứ các quy định hiện hành, các sở xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết và kế hoạch hành động tới từng trường, từng cán bộ, giáo viên của địa phương. Kế hoạch tuyên truyền gửi về Bộ trước ngày 30/6.

Trước ngày 31/7, gửi về Bộ tổng hợp những bất cập trong quá trình triển khai nhiệm vụ về GD-ĐT tại địa phương. Đồng thời, chỉ rõ trách nhiệm giải quyết những bất cập để có kế hoạch khắc phục.

Nhiệm vụ thứ 3, Bộ trưởng yêu cầu các sở rà soát và cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT của địa phương, đề xuất các nhiệm vụ ưu tiên cần thực hiện để nâng cao chất lượng GD-ĐT ở địa phương. Báo cáo gửi về Bộ trước ngày 31/8.

Việc xây dựng báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 cần chỉ rõ những kết quả nổi bật, những hạn chế – yếu kém…Công tác khen thưởng phải thực chất. Mỗi địa phương chọn ra 2 giáo viên và 2 học sinh tiêu biểu nhất để Bộ trưởng khen ngợi và gặp mặt trực tiếp. Báo cáo gửi về Bộ trước ngày 31/8.

Trước ngày 30/6, các địa phương có đánh giá, kiến nghị gửi về Bộ về việc triển khai Thông tư 30; triển khai mô hình trường học mới; phương pháp “bàn tay nặn bột”…để xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp thực tế từng địa phương.

Nhiệm vụ thứ 6, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương có chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển sinh đầu cấp đúng quy định, khắc phục hiện tượng “chạy trường, chạy lớp”…

Đồng thời, tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và các cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện để “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; xây dựng và triển khai các giải pháp chống tình trạng “bạo lực học đường”…

Nhiệm vụ cuối cùng, Bộ trưởng yêu cầu đẩy mạnh hơn công tác truyền thông về GD-ĐT. Giao Văn phòng Bộ xây dựng kế hoạch để Bộ trưởng làm việc định kỳ hoặc hội nghị chuyên đề giữa Bộ với các sở và lãnh đạo địa phương.

Bộ trưởng khuyến khích các sở đề xuất các sáng kiến, chuyên đề nhằm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời Bộ sẽ tăng cường lắng nghe ý kiến các địa phương trước khi đưa ra những chủ trương, quyết sách  cho toàn ngành.

Nguyễn Hiền



Xem nguồn

9 điểm chung của cha mẹ có con không thành công

Posted: 27 May 2016 05:07 AM PDT


Làm cha mẹ là một trong những công việc khó khăn nhất trên đời. Có quá nhiều điều có thể ảnh hưởng tới thành công của một đứa trẻ, trong đó có: địa vị kinh tế xã hội, môi trường sống, trình độ học vấn của cha mẹ.

Mặc dù các nghiên cứu khó có thể chỉ ra đâu là cách làm cha mẹ lý tưởng bởi vì các nhà nghiên cứu thường không theo dõi các gia đình trong một quá trình lâu dài, tuy nhiên cũng có những hành vi nhất định của cha mẹ mà các nhà khoa học cho rằng có liên quan tới các vấn đề ở trẻ như: trầm cảm, lo âu trong cuộc sống sau này.

Dưới đây là 9 điều cha mẹ làm có thể khiến trẻ không thành công – tất cả đều dựa trên các nghiên cứu khoa học:

1. Cha mẹ không khuyến khích con tự lập

Năm 1997, một nghiên cứu tại ĐH Vanderbilt cho biết những phụ huynh kiểm soát tâm lý con cái đã gây ra một loạt hậu quả tiêu cực cho trẻ, trong đó có việc thiếu tự chủ và thiếu tự tin.

Khuyến khích trẻ – đặc biệt là trẻ tuổi vị thành niên – sống tự lập có thể là một điều tốt, đặc biệt là trong việc tăng cường khả năng giải quyết xung đột – theo nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu tuổi vị thành niên.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy sự tự lập có thể giúp tăng khả năng chống lại những áp lực tuổi thành niên.

2. Cha mẹ la mắng con cái rất nhiều

thất bại, dạy con, nuôi dạy con, làm cha mẹ, thành công

Những biện pháp kỷ luật bằng lời nói có thể tác gây hại lâu dài.

Một nghiên cứu vào năm 2013 của ĐH Pittsburgh phát hiện bằng chứng cho thấy những lời nói cay nghiệt với con trẻ như la hét, chửi rủa hay xúc phạm có thể gây ảnh hưởng không tốt tới hạnh phúc của đứa trẻ sau này.

"Những vấn đề hành vi của trẻ khiến cha mẹ có những hình thức kỷ luật bằng lời nói, nhưng hình thức kỷ luật này lại có thể đẩy trẻ vị thành niên tới những hành vi này" – tác giả nghiên cứu khẳng định trong thông cáo báo chí.

3. "Cha mẹ trực thăng"

thất bại, dạy con, nuôi dạy con, làm cha mẹ, thành công

Kiểm soát con một cách thái quá có thể gây ra lo âu và trầm cảm ở trẻ em.

"Những học sinh có bố mẹ kiểm soát con quá mức cho thấy mức độ trầm cảm và ít hài lòng với cuộc sống cao hơn" – các nhà nghiên cứu viết trong một nghiên cứu vào năm 2013 với đối tượng gần 300 sinh viên đại học.

Đó là một trong số những nghiên cứu chỉ ra rằng có thể có sự liên quan giữa việc bố mẹ kiểm soát con thái quá với mức độ trầm cảm ở trẻ sau này. Một nghiên cứu vào năm 2011 của ĐH Tennessee cũng đưa ra nhận định tương tự.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ được gọi là "cha mẹ trực thăng" ít cởi mở hơn với những ý tưởng mới, và sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn với mục đích tiêu khiển.

4. Cha mẹ cho phép con quyết định khi nào đi ngủ

Giờ đi ngủ thất thường có thể gây ảnh hưởng tới bộ não đang phát triển.

Các nhà nghiên cứu tới từ Vương quốc Anh phát hiện ra mối liên hệ giữa việc đi ngủ thất thường và những hành vi xấu, trong đó bao gồm: hiếu động thái quá, các vấn đề về đạo đức, vấn đề với bạn cùng lứa và những khó khăn về mặt tình cảm.

"Chúng ta đều biết rằng sự phát triển bộ não của trẻ khi còn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe và mức độ hạnh phúc trong suốt cuộc đời trẻ. Ngoài ra, sự gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt là nếu xảy ra ở những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển, có thể có tác động lâu dài và quan trọng tới sức khỏe" – một trong số tác giả của nghiên cứu khẳng định.

5. Cha mẹ để trẻ xem tivi khi còn quá nhỏ

thất bại, dạy con, nuôi dạy con, làm cha mẹ, thành công

Một nghiên cứu vào năm 2007 đăng trên Tạp chí Nhi khoa chỉ ra rằng việc để trẻ dưới 3 tuổi xem tivi gây ảnh hưởng tới vốn từ vựng của trẻ, khiến trẻ có xu hướng bắt nạt bạn cùng lớp nhiều hơn khi chúng bước vào trường mầm non.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng nói rằng những chương trình mang tính giáo dục như "Seassame Street" hay "Barney" là có lợi, nhưng chỉ nên dành cho trẻ từ 2,5 tuổi đến 5 tuổi.

6. Cha mẹ độc đoán

Vào những năm 1960, nhà tâm lý học Diana Baumride phát hiện ra rằng có 3 kiểu phụ huynh cơ bản: dễ dãi, độc đoán và lạm quyền.

Làm cha mẹ độc đoán có thể khiến kết quả học tập của con không tốt – theo một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Tâm lý giáo dục.

7. Cha mẹ sử dụng điện thoại thường xuyên trước mặt trẻ

thất bại, dạy con, nuôi dạy con, làm cha mẹ, thành công

Một nghiên cứu mới được công bố năm nay trên tạp chí Translational Psychiatry cho thấy những cha mẹ bị phân tâm bởi điện thoại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.

Một nghiên cứu năm 2015 của ĐH Bang Pennsylvania cũng thừa nhận việc sử dụng điện thoại thông minh "đặt ra mối nguy hiểm thực sự đối với hạnh phúc và sự phát triển của trẻ".

8. Cha mẹ lạnh lùng hoặc xa cách con cái

thất bại, dạy con, nuôi dạy con, làm cha mẹ, thành công

Việc bạn thể hiện tình yêu với con chẳng gây hại gì cho ai. Nhiều nghiên cứu đều cho thấy rằng thái độ thiếu ấm áp của cha mẹ với con cái có thể gây ra cảm giác thiếu an toàn, những khó khăn về vấn đề tình cảm ở trẻ.

Những đứa trẻ không được bố mẹ khen ngợi thường xuyên cũng thường lo âu hơn – theo một nghiên cứu năm 1986.

9. Cha mẹ sử dụng đòn roi như một hình phạt

Đánh đòn không phải là cách tốt nhất để trừng phạt con cái.

Vào những năm 80, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về ảnh hưởng của đòn roi với trẻ nhỏ và kết quả cho thấy đòn roi có tương quan với những hành vi như: hiếu động thái quá, hung hăn và chống đối.

Trong một nghiên cứu vào năm 2000, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng những đứa trẻ thường bị bố mẹ ánh đập có xu hướng phá phách nhiều hơn.

Năm 2006, các nhà phân tích của ĐH Texas cũng xác nhận rằng, dựa trên 50 năm nghiên cứu ở 160.000 đứa trẻ, đòn roi có liên quan tới các vấn đề sức khỏe tâm thần và những khó khăn về nhận thức.

  • Nguyễn Thảo (Theo Tech Insider)

Xem thêm:



Xem nguồn

Gần 30% trường tiểu học cả nước tham gia mô hình trường học mới

Posted: 27 May 2016 04:26 AM PDT


Ngày 27/5/2016, tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Bộ GD&ĐT, Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án. Tham dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, đại diện các Bộ, Ban ngành có liên quan, các Cục, Vụ, Viện của Bộ GD&ĐT, các đối tác quốc tế: UNESCO, Ngân hàng Thế giới (WB)… cùng hơn 300 các cán bộ Ban quản lý Dự án cấp Trung ương và địa phương, các tác giả viết tài liệu và giáo viên có thành tích triển khai thực hiện Mô hình trường học mới.

Mô hình Trường học mới được triển khai ở Việt Nam (VNEN) theo quan điểm: lựa chọn nội dung phù hợp, những cách làm hay của các nước trên cơ sở đảm bảo những nguyên lý, quy luật nhận thức và những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trên thế giới; đồng thời, kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm tốt của giáo dục Việt Nam, vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước.

Gần 30% trường tiểu học cả nước tham gia mô hình VNEN

Gần 30% trường tiểu học cả nước tham gia mô hình VNEN

Thời gian triển khai dự án là 41 tháng (từ 1/2013 đến hết tháng 5/2016). Sau thời gian thí điểm vào năm học 2011-2012, tại 6 tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Kon Tum, Đăk Lăk và Khánh Hòa), cho 12 huyện, 24 trường và 48 lớp 2, Dự án Mô hình Trường học mới chính thức được triển khai vào năm học 2012-2013, cho tất cả 63 tỉnh, TP trong toàn quốc, với 1.447 trường

Hàng loạt hoạt động đổi mới khi thực hiện mô hình

Tại hội nghị tổng kết, TS Phạm Ngọc Định – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Giám đốc Dự án VNEN nhấn mạnh: Dựa trên quan điểm Giáo dục định hướng phát triển năng lực người học, trong đó coi trọng giáo dục lấy học sinh (HS) làm trung tâm, qua 4 năm triển khai, VNEN đã tập trung đổi mới đồng bộ ở nhiều mặt của giáo dục.

Cụ thể, đổi mới phương pháp dạy – học. Giáo viên chuyển đổi từ lối dạy giảng giải, truyền thụ kiến thức cho cả lớp sang tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập thông qua các hình thức học cá nhân, học theo nhóm; chú ý quan tâm đến từng HS.

TS Phạm Ngọc Định báo cáo đánh giá tổng kết Dự án VNEN

TS Phạm Ngọc Định báo cáo đánh giá tổng kết Dự án VNEN

HS chủ động thực hiện các hoạt động học dựa theo Tài liệu hướng dẫn học (sách giáo khoa). HS được tự học thông qua tương tác với SGK (học cá nhân, đọc và suy ngẫm), thảo luận cặp đôi và thảo luận trong nhóm, trong lớp và thảo luận với giáo viên để tự lĩnh hội kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, phát triển phẩm chất và năng lực.

Đổi mới về tổ chức và không gian lớp học. Lớp học có Hội đồng tự quản HS do tập thể lớp bầu ra (của HS), tự quản và dân chủ hoạt động (do HS), qua đó HS phát huy tính tự tin, tự giác hòa nhập với tập thể và phát huy tốt nhất năng lực cá nhân và giá trị đích thực của mỗi em (vì HS). Không gian lớp học có chỗ dành cho HS trưng bày các sản phẩm học tập, tủ sách lớp học, đồ dùng học tập…

Đổi mới về đánh giá học sinh. VNEN thí điểm đổi mới đánh giá HS tiểu học từ năm học 2012 – 2013 theo nguyên tắc đánh giá vì sự tiến bộ của HS, chú trọng đánh giá ngay trong quá trình học, chấp nhận sự khác biệt của từng HS, không dùng điểm số trong đánh giá thường xuyên, không so sánh các HS với nhau, HS được tự đánh giá và đánh giá bạn. Kết quả này là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng và ban hành Thông tư 30/2014 về đổi mới đánh giá HS tiểu học của Bộ GD-ĐT .

Đổi mới về cách thức huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng trong quá trình giáo dục. Mỗi bài học đều có phần yêu cầu HS vận dụng hoặc tìm hiểu kiến thức vào/từ thực tế địa phương, gia đình. Các em mạnh dạn tìm hiểu, học hỏi từ người khác thì mới đạt kết quả tốt. Nhà trường chủ động đề xuất những nội dung cụ thể để cộng đồng, phụ huynh tham gia hỗ trợ nhà trường, hỗ trợ HS; được mời cùng dự và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Các cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh cùng tham gia tọa đàm đánh giá VNEN

Các cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh cùng tham gia tọa đàm đánh giá VNEN

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM): SHCM thông qua nghiên cứu bài học, chú trọng hoạt động dự giờ minh họa để trao đổi, chia sẻ, học hỏi chuyên môn trong tổ, trường, cụm trường, được xem điểm đổi mới mấu chốt trong Mô hình trường học mới, nhằm khắc phục những hạn chế của tình trạng sinh hoạt chuyên môn nặng về hành chính, phê phán trước đây, nâng cao năng lực quản lí, năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho cán bộ, giáo viên. Dự án xây dựng trang mạng riêng để giáo viên cả nước trao đổi với nhau các kinh nghiệm, sản phẩm giáo dục; trang mạng này hiện nay đã được kết nối với trang mạng "trường học kết nối".

Đổi mới các hoạt động quản lý nhà trường. Mô hình trường học mới đã thực hiện đổi mới quản lý nhà trường theo hướng dân chủ hóa, xã hội hóa, giao quyền và tạo cơ chế tự chủ cho giáo viên và tự quản của HS.

Những đổi mới này đã và đang tác động trực tiếp tới ba chủ thể chính của giáo dục là giáo viên, HS, cha mẹ học sinh, với những mức độ khác nhau ở các trường, các địa phương, đã tạo ra những thay đổi tích cực.

Mô hình đã tạo bước chuyển quan trọng về nhận thức

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Dự án VNEN triển khai trong một thời gian ngắn, nhưng đã đạt được kết quả rất tốt, tạo bước chuyển quan trọng về nhận thức và cách thức thực hiện mục tiêu giáo dục là nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS.

Cũng theo Thứ trưởng Hiển, điều quan trọng nhất là thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục để phát huy tiềm năng và sự sáng tạo của HS; dân chủ giữa HS với giáo viên, giữa HS với nhau và giữa nhà trường với cha mẹ HS, cộng đồng. Về phương pháp dạy học, mô hình trường học mới đã thiết kế một quy trình ổn định, mang tính chung nhất của mọi phương pháp dạy học tích cực, theo đúng logic biện chứng của hoạt động nhận thức khoa học, trong đó HS được chủ động tự học trong sự tương tác với bạn, dưới sự theo dõi, chỉ đạo và hỗ trợ của giáo viên. Khi giáo viên bình đẳng với hiệu trưởng, HS bình đẳng với giáo viên, nhà trường gắn kết và biết phát huy vai trò của gia đình, xã hội, thì cả giáo viên, HS và cộng đồng xã hội cùng phát triển.


Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Dự án VNEN.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Dự án VNEN.

"Nhận thức được tính ưu việt và mục tiêu của mô hình trường học mới, nhiều nhà trường dù không được dự án hỗ trợ kinh phí, vẫn tự nguyện áp dụng mô hình này. Số trường tiểu học tự nguyện đã gấp 2 lần số trường trong dự án. Đây là minh chứng rõ nét cho hiệu quả và sức sống của mô hình trường học mới" – Thứ trưởng Hiển nói.

Cũng tại Hội nghị này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến việc mở rộng mô hình lên bậc THCS. Giống như ở bậc tiểu học, mặc dù bước đầu thực hiện khó khăn nhưng với sự sáng tạo và đổi mới không ngừng của giáo viên thì chắc chắn việc triển khai ở THCS cũng sẽ thành công.

Nguyễn Hùng



Xem nguồn

Kỷ yếu "ngập lụt" có một không hai của học trò Hà Nội

Posted: 27 May 2016 03:43 AM PDT


Hình ảnh học sinh lớp 5 chụp ảnh kỷ niệm hình trái tim trong ngày tổng kết năm học, chia tay trên sân trường ngập đến 30cm lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến nhận xét “Bức ảnh chia tay rất độc và sáng tạo”, tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cảm thương các em học sinh….

Học sinh lớp 5, học sinh lớp 5 xếp hình trái tim, sân trường ngập nước, học sinh Hà Nội

Cô giáo cùng học sinh đã sáng tạo ra bức ảnh kỷ niệm đáng nhớ (Ảnh: Nghiêm Hà)

Hai ngày nay, trên mạng xã hội đang lan truyền bức ảnh cô giáo cùng học sinh xếp hình trái tim chụp ảnh ở sân trường bị ngập với lời khen ngợi sáng tạo. Theo tìm hiểu, các em học sinh và giáo viên trong những tấm hình nêu trên là học sinh khối 5 và giáo viên chủ nhiệm lớp của Trường Tiểu học Hòa Xá (Ứng Hòa, Hà Nội).

Ông Đỗ Thế Minh, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Hòa Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) cho biết, bức ảnh trên được các cô giáo và học sinh khối lớp 5 chụp ở sân trường vào sáng hôm qua (26/5).

Học sinh lớp 5, học sinh lớp 5 xếp hình trái tim, sân trường ngập nước, học sinh Hà Nội

Các em học sinh vui vẻ chụp ảnh trên sân trường bị ngập (Ảnh: Nghiêm Hà)

Chia sẻ về hoàn cảnh có những bức ảnh trên, ông Minh cho hay, theo lịch, nhà trường tổ chức buổi tổng kết năm học vào sáng 25.5. Tuy nhiên, đêm 24.5 mưa to khiến trường bị ngập, nơi ngập sâu nhất lên đến 50cm. Do vậy, nhà trường đã phải rời buổi tổng kết năm học sang sáng 26.5.

Sáng 26.5, nước đã rút bớt nhưng sân trường vẫn còn khoảng 20-30cm nước. Trong hoàn cảnh sân trường vẫn bị ngập, các thầy cô giáo của trường đã sáng tạo, xếp ghế hình trái tim chụp ảnh kỷ niệm với các em học sinh khối lớp 5.

"Không may sân trường bị ngập nhưng chính hoàn cảnh đó, các thầy cô giáo và học sinh đã sáng tạo ra xếp ghế hình trái tim chụp ảnh lưu niệm cho các em. Tôi thấy nó cũng đẹp" – ông Minh chia sẻ.

Học sinh lớp 5, học sinh lớp 5 xếp hình trái tim, sân trường ngập nước, học sinh Hà Nội
Các em học sinh khối 5 Trường Tiểu học Hòa Xá đã có những bức ảnh đáng nhớ về thời học sinh
Học sinh lớp 5, học sinh lớp 5 xếp hình trái tim, sân trường ngập nước, học sinh Hà Nội

Một lớp khác, thay vì xếp hình trái tim, các em đứng dưới sân trường chụp ảnh kỷ niệm

(Theo Dân Việt)

XEM THÊM: 



Xem nguồn

Phẫn nộ bé 16 tháng bị bạo hành thâm tím người vì lười ăn?

Posted: 27 May 2016 03:01 AM PDT


Đánh vì lười ăn?

Sự việc được xác định xảy ra tại Trường mầm non tư thục Ánh Sao (Hà Đông, Hà Nội). Cháu bé bị bạo hành là N.N.P, 16 tháng tuổi. Người đăng tải bức ảnh cháu bé bị bạo hành là cô ruột cháu P.

Cháu bé bị bầm tím mặt sau khi từ lớp học trở về.

Cháu bé bị bầm tím mặt sau khi từ lớp học trở về.

Theo gia đình cháu P, điều khiến gia đình bức xúc là khi phát hiện con có nhiều vết thâm trên người mình có gọi điện cho cả hai cô giáo nhưng không cô nào nghe máy. Khoảng 21h (ngày 26/5), một cô giáo gọi cho mẹ cháu, cho rằng, gia đình trông con còn bị ngã. Giáo viên trông 19 – 20 bé một lớp ngã là chuyện bình thường. Đồng thời, cô giáo cũng cho rằng da cháu bé quá nhạy cảm nên mới thế.

Sự việc đã khiến nhiều người phẫn nộ. Đặc biệt là phụ huynh có con đang theo học tại cơ sở này. Theo một phụ huynh, sự việc cần phải được làm rõ bởi đây không phải do giáo viên tức giận nhất thời. Nếu bỏ qua một lần, lần sau lại tiếp tục vi phạm là không được.

Theo gia đình, tinh thần cháu P khá hoảng loạn

Theo gia đình, tinh thần cháu P khá hoảng loạn

Trao đổi với PV Dân trí vào trưa 27/5, chị Dung, cô ruột cháu bé cho biết, bức ảnh cháu được đăng lúc 21h ngày 26/5 thì rạng sáng 27/5, vợ chồng cô hiệu trưởng nhà trường đến rất sớm để xin lỗi và mong muốn được gỡ bài vì ảnh hưởng thanh danh nhà trường, đồng thời lãnh đạo nhà trường xin lỗi gia đình, cũng như hứa sẽ kỉ luật giáo viên. Tuy nhiên, em thấy sự việc cần phải được làm rõ, không chỉ vì gia đình mình mà còn để không ảnh hưởng đến những cháu đang học ở ngôi trường đó.

Tinh thần cháu bé hoảng loạn

"Đây không phải lần đầu tiên cháu bị thâm tím người. Lần trước cách đây khoảng 1 tháng, gia đìn thấy cháu cũng bị thâm tím. Gia đình thắc mắc, nhà trường hứa sẽ kiểm tra và báo lại cho gia đình nhưng đến nay vẫn không thấy gì", chị Dung cho hay.

Cũng qua chị Dung, trong sáng 27/5, cô giáo Lương (một trong hai cô giáo dạy lớp cháu bé), đã nhận lỗi đánh cháu do lười ăn chứ không phải bị ngã.

Ngoài mặt, cháu P còn bị thâm tím tay

Ngoài mặt, cháu P còn bị thâm tím tay

Hiện tại, theo gia đình cháu P, do được bôi thuốc nên hôm nay vết đánh trên cơ thể của cháu P đã đỡ thâm tím và đỡ sưng hơn hôm qua. Do gia đình phải ra phường trình báo sự việc nên chỉ kịp đưa cháu ra Trạm Y tế Phường kiểm tra chứ chưa làm được các chụp chiếu vết đánh trên cơ thể. Điều đáng lo lắng là tinh thần cháu khá hoảng loạn.

Các vết thâm tím ở tay, chân khiến gia đình không tin cháu bị ngã như cô giáo nói trước đó

Các vết thâm tím ở tay, chân khiến gia đình không tin cháu bị ngã như cô giáo nói trước đó

Được biết vào 14h chiều nay, UBND Phường Kiến Hưng (Quận Hà Đông) tổ chức buổi làm việc liên quan đến công tác trông giữ trẻ tại cơ sở mầm non tư thục Ánh Sao. Trong đó, có sự tham gia của các cơ quan ban ngành trên địa bàn phường, lãnh đạo công an phường, chủ cơ sở mầm non tư thục Ánh Sao, cô giáo Bùi Thị Lương và gia đình cháu P.

Được biết, ngay trưa 27/5, lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hà Đông đã cử cán bộ đến tìm hiểu sự việc để có hướng xử lý kịp thời.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin cụ thể về sự việc.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Vụ phẫn nộ bé 16 tháng bị thâm tím mặt: Tạm đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục

Posted: 27 May 2016 02:18 AM PDT


Về vụ việc bé gái 17 tháng bị thâm tím mặt, tay, chân khi học ở lớp mầm non ở Hà Đông- Hà Nội vừa được đăng tải trên mạng khiến nhiều người phẫn nộ.

Trưa 27/5, Phòng GD&ĐT quận Hà Đông đã kiểm tra và yêu cầu Phường Kiến Hưng (Hà Đông) xử lý nhanh sự việc.

Trao đổi với PV Dân trí vào chiều 27/5, ông Đặng Trần Đức, Phó Chủ tịch Phường cho biết, tạm thời đình chỉ hoạt động của Cơ sở Mầm non tư thục Ánh Sao, chờ kết luận điều tra của cơ quan công an mới quyết định hình thức xử lý tiếp theo.

Cụ thể, theo ông Đức, chiều 27/5, lãnh đạo UBND phường đã tổ chức buổi làm việc liên quan đến công tác trông giữ trẻ tại cơ sở mầm non tư thục Ánh Sao.

Buổi làm việc có sự tham gia của các cơ quan ban ngành trên địa bàn phường, lãnh đạo công an phường, chủ cơ sở mầm non tư thục Ánh Sao, cô giáo Bùi Thị Lương và gia đình cháu bé.

Theo đó, cơ quan công an sẽ vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân các vết bầm tím trên người cháu N.N.P.

Cháu P bị thâm tím mặt khi đi học về

Cháu P bị thâm tím mặt khi đi học về

Trước thông tin gia đình cho rằng cô giáo đã nhận lỗi đánh cháu P khi đến xin lỗi gia đình tại nhà riêng còn nhà trường cho rằng, do cháu bị ngã ghế, vậy thực chất nguyên nhân do đâu?

Ông Đức cho biết, hiện cơ quan công an đang làm việc với cô giáo Bùi Thị Lương để làm rõ các vết thâm tím trên xuất phát từ đâu. "Ngay khi có kết luận chính thức của cơ quan công an, mới có thể nói được là do đâu. Tuy nhiên, trước mắt, đoàn làm việc đã yêu cầu tạm đình chỉ cơ sở mầm non tư thục Ánh Sao đến khi có kết luận điều tra".

Như Dân trí đã đưa tin trước đó, tối 26/5, hình ảnh bé gái 16 tháng (thông tin ban đầu là 17 tháng) bị thâm tím mặt, tay, chân khi học ở lớp mầm non được đăng tải trên mạng khiến nhiều người phẫn nộ.

Theo người nhà cháu bé, bức ảnh cháu được đăng lúc 21h ngày 26/5 thì rạng sáng 27/5, vợ chồng cô hiệu trưởng nhà trường đến rất sớm để xin lỗi và mong muốn được gỡ bài vì ảnh hưởng thanh danh nhà trường, đồng thời lãnh đạo nhà trường xin lỗi gia đình, cũng như hứa sẽ kỉ luật giáo viên.

Ngoài ra, ở tay, chân của cháu bé cũng có nhiều vết bầm tím.

Ngoài ra, ở tay, chân của cháu bé cũng có nhiều vết bầm tím.

Theo cô ruột cháu P, đây không phải lần đầu tiên cháu bị thâm tím người ngợm khi đi lớp về. Cách đây khoảng 1 tháng, gia đình thấy cháu cũng bị thâm tím và thắc mắc với nhà trường. Lãnh đạo cơ sở này hứa sẽ kiểm tra và báo lại cho gia đình nhưng đến nay vẫn không thấy gì.

Hiện tại, gia đình cháu P cho biết, nhờ bôi thuốc nên các vết bầm của cháu đã đỡ sưng hơn nhưng tinh thần cháu vẫn đang hoảng loạn. Do gia đình chỉ mới cho khám qua tại trạm y tế phường, chưa đi chụp chiếu nên chưa biết có thêm tổn thương gì trong cơ thể hay không.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments