Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực

Posted: 26 May 2016 09:06 AM PDT


Theo đó, bài thi Đánh giá năng lực theo thống kê dữ liệu điểm thi cho thấy: điểm trung bình của toàn bộ thí sinh là 75,2 (trên tổng 140); điểm trung vị (điểm chia dải điểm của thí sinh thành 2 phần bằng nhau) là 75; tổng số thí sinh đạt từ 70 điểm trở lên là 64,82%, trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là từ 64 – 87 điểm. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 124/140 điểm.

Ở bài thi môn Ngoại ngữ tổng số thí sinh đạt từ 40 điểm trở lên là 75,3% (trên tổng điểm 80); Điểm trung bình là 48,8 điểm trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là 51 điểm. Có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm; Có 1 thí sinh đạt 79/80 điểm.

Phổ điểm bài thi đánh giá năng lực chung.

So sánh kết quả thi năm 2015 và năm 2016 cho thấy, kết quả phân tích điểm cho thấy phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2015 và đợt 1 năm 2016 hầu như không có sự khác biệt, phổ điểm của cả hai năm đều có phân bố chuẩn, cân đối cả hai phía.

Năm 2015, điểm trung bình là 77,66 với độ lệch chuẩn là 14,659. Năm 2016: điểm trung bình là 75,21 với độ lệch chuẩn là 13, 936. Như vậy, độ biến thiên của điểm thi đợt 1 năm 2016 gần như là không thay đổi (18,88% năm 2015 và 18,53% năm 2016). 

Phổ điểm môn thi Ngoại ngữ.

Năm 2016, số câu hỏi được bổ sung vào ngân hàng đề thi của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tăng gấp đôi so với năm 2015, nâng số lượng câu hỏi trong ngân hàng lên đến 8000 câu. Phổ điểm bài thi đánh giá năng lực không có sự khác biệt đáng kể nào giữa năm 2015 và 2016 cho thấy bài thi có mức độ phân hóa tốt, khẳng định sự chuẩn hóa, chính xác của bộ đề thi.

Bài thi Ngoại ngữ, thống kê dữ liệu điểm cho thấy: Dưới 40 điểm có 24,55% thí sinh. Từ 40 điểm đến dưới 50 điểm có 4068 thí sinh, đạt 26,3%; từ 50 đến dưới 60 điểm có 4176 thí sinh, đạt 27%; từ 60 điểm đến dưới 70 điểm có 2818 thí sinh, đạt 18,2%; từ 70 điểm trở lên có 567 thí sinh, đạt 3,61%.. 

TT

Mức điểm

Số lượng

Tỷ lệ

1.

< 40 điểm

3814

24.55

2.

40 – <50 điểm

4068

26.3

3.

50 – <60 điểm

4176

27.0

4.

60 – <70 điểm

2818

18.2

5.

Từ 70 điểm trở lên

567

3.61

Bài thi đánh giá năng lực, thống kê dữ liệu điểm cho thấy: Dưới 70 điểm có 34,91% thí sinh. Từ 70 điểm đến dưới 80 điểm có 13837 thí sinh, đạt 26,9%; từ 80 đến dưới 90 điểm có 11282 thí sinh, đạt 21,93%; từ 90 điểm đến dưới 100 điểm có 5924 thí sinh, đạt 11,49%; từ 100 điểm đến dưới 110 điểm có 1925 thí sinh, đạt 3,7%; có 300 thí sinh đạt từ 110 điểm trở lên. 

TT

Mức điểm

Số lượng

Tỷ lệ

1.

<70 điểm

18048

34.91

2.

70 – <80 điểm

13837

26.91

3.

80 – <90 điểm

11282

21.93

4.

90 – <100 điểm

5924

11.49

5.

100 – <110 điểm

1925

3.69

6.

Từ 110 điểm trở lên

300

0.52

Kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh đại học chính quy đợt 1 năm 2016 của Đại học Quốc gia Hà Nội diễn ra từ ngày 5-15/5/2016 với 21 điểm thi, 14 ca thi và 180 phòng thi, cụ thể:

Só sánh phổ điểm đánh giá năng lực của năm 2015 và đợt 1 năm 2016.

Từ ngày 5/5 – 8/5/2016: tổ chức thi Ngoại ngữ và Đánh giá năng lực tại 7 tỉnh/thành phố, gồm: Hà Nội (13 điểm thi), Thái Nguyên (1 điểm thi), Hải Phòng (1 điểm thi), Nam Định (1 điểm thi), Thanh Hóa (2 điểm thi), Nghệ An (2 điểm thi) và Đà Nẵng (1 điểm thi).

Từ ngày 13/5 – 15/5/2016: tổ chức thi Đánh giá năng lực tại Hà Nội với 11 điểm thi.

Sau khi kỳ thi kết thúc, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành phân tích tình hình dự thi của thí sinh và kết quả thi của thí sinh.



Source link

Bằng mọi cách thì hệ thống cũng không "tiêu" hết được số giáo viên thừa

Posted: 26 May 2016 08:23 AM PDT


Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo địa phương năm 2017. 

Theo đó, các cơ sở giáo dục phải căn cứ vào đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất của mình, từ đó tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo khối ngành được xác định không vượt quá các định mức: Khối ngành I không quá 25 sinh viên/giảng viên; Khối ngành II không quá 10 sinh viên/giảng viên;

Khối ngành III không quá 25 sinh viên/giảng viên; Khối ngành IV không quá 20 sinh viên/giảng viên; Khối ngành V không quá 20 sinh viên/giảng viên; Khối ngành VI không quá 15 sinh viên/giảng viên; Khối ngành VII không quá 25 sinh viên/giảng viên.

Ảnh Bùi Tuấn-VNU

Bộ Giáo dục nhấn mạnh, chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo tiêu chí nói trên là năng lực đào tạo tối đa của cơ sở đào tạo. Theo Bộ GD&ĐT, việc làm này theo lộ trình giảm để khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm.

Trao đổi thêm về chủ trương này, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), nếu chúng ta đào tạo thừa thì phải giảm. Và đây được xem là hậu quả của một chính sách phát triển giáo dục trước đó không có kế hoạch, thậm chí tùy tiện trong nhiều năm nên dẫn đến hậu quả này.

TS. Khuyến cho biết, hậu quả thừa giáo viên đã được cảnh báo từ lâu, gây lãng phí nhưng những người theo quan điểm cục bộ vẫn chỉ muốn phát triển riêng sư phạm nên mới dẫn tới hậu quả như hiện nay. 

Theo TS. Khuyến, giải pháp mà Bộ đưa ra là giảm chỉ tiêu ngành sư phạm từ năm 2017 có thể sẽ không giải quyết được vấn đề gì nếu không có quy hoạch cụ thể lại khối ngành sư phạm. Lí do được TS. Khuyến đưa ra là chúng ta chưa quy hoạch được mạng lưới giáo viên, có những giáo viên thừa, nhưng cũng có giáo viên thiếu.

Ví như, có thời kỳ giáo viên dạy nhóm các môn học loại hai (âm nhạc, hội họa, giáo dục thể chất, công nghệ…) thì lại thiếu, nhưng ngược lại giáo viên dạy các môn loại một (toán, lý, hóa, văn…) thì lại thừa. 

Đến năm 2020 Việt Nam sẽ thừa khoảng trên 70.000 giáo viên các cấp

(GDVN)-Nhận định của PGS.TS Bùi Văn Quân, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong Hội thảo "Đào tạo giáo viên trong trường đại học đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”

"Tôi cho rằng các lãnh đạo Bộ giáo dục trước kia không tính tới quy mô sinh viên, giáo viên, chất lượng giáo viên. Câu chuyện này nằm hoàn toàn trong tầm tay của Bộ, nhưng không thấy làm nên dẫn tới hậu quả này.

Phải quy hoạch lại sư phạm, kiểu như quy hoạch quân đội, đào tạo sỹ quan đúng theo quy hoạch" TS. Khuyến đề nghị

Ngày 17/5, tại hội thảo khoa học “đào tạo giáo viên tại các trường đại học đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” được tổ chức tại Đại học Thủ đô Hà Nội, PGS. Bùi Văn Quân đưa ra số liệu thống kê và dự báo đến năm 2018 số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm bậc tiểu học là 19.200, THCS là 18.700 và THPT là 23.000.

Với số lượng nói trên, dù Việt Nam tăng số học sinh trên giáo viên bình quân lên tương đương các nước công nghiệp phát triển, thì năm 2020 hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số giáo viên mới tốt nghiệp ra trường.

Cụ thể, vẫn thừa khoảng 41.000 đối với tiểu học, 12.200 với THCS và 16.900 với THPT.

Trước thông tin này, TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, đây là một con số quá lớn và đội ngũ giáo viên hoàn toàn có thể quy hoạch được như bên quốc phòng hay công an. 

"Chúng ta có cắt giảm chỉ tiêu đi nữa nhưng không thay đổi quan niệm quy hoạch lại thì việc thừa vẫn thừa, và thiếu vẫn thiếu" TS. Khuyến nhấn mạnh.

Bầu chọn

Theo bạn, việc giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm có giải quyết được vấn đề cử nhân sư phạm thất nghiệp?

Cùng quan điểm, GS. Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, câu chuyện giảm số lượng sinh viên sư phạm đã được đề cập trong nhiều năm nay. Và khi nghe tới chủ trương này của Bộ GD&ĐT, GS. Đinh Quang Báo rất ủng hộ, vì thực tế ông cho biết nhiều năm kiến nghị phải giảm quy mô sư phạm.

Tuy nhiên, theo GS. Báo, việc giảm cũng phải có thêm các điều kiện, vì càng đào tạo thì càng "ế" và việc làm không có. GS. Đinh Quang Báo nhận định, nếu đầu ra mà không thông thì đầu vào cũng không ra gì. Do đó phải hạn chế chỉ tiêu để có được đầu vào tốt.

"Hạn chế để đảm bảo sinh viên sư phạm ra là có việc làm. Nhớ lại những năm 1996-1997 sinh viên vào sư phạm thường là tốp đầu của phổ thông, nhưng trong bối cảnh hiện nay quan trọng là học xong phải có việc làm. 

Tương tự như lực lượng công an, các trường vũ trang. Các trường sư phạm phải đào tạo theo mô hình này. Nhưng làm theo như thế thì có mâu thuẫn gì? Nếu các trường sư phạm không tăng suất đầu tư/sinh viên thì không thực hiện được, mà tăng lên thì các trường sư phạm cũng chết.

Nhà nước phải tăng giá đào tạo cho mỗi sinh viên sư phạm lên, ví dụ như hiện nay là 6 triệu/năm thì cần phải tăng lên 18 triệu/năm" GS. Đinh Quang Báo nêu ý kiến.

Chủ trương giảm chỉ tiêu sư phạm để sinh viên sư phạm ra trường có việc làm hay không thì GS. Báo không dám chắc. Tuy nhiên giáo sư tin rằng chủ trương này sẽ tiệm cận với việc đào tạo bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu.

"Dứt khoát đầu vào sư phạm phải nâng lên, đầu vào sư phạm không giỏi thì đố ai làm ra được giáo viên giỏi, còn việc quá trình đào tạo cũng chỉ giúp ích trong phạm vi của người học, chứ không thể kỳ vọng có giáo viên giỏi nếu đầu vào không giỏi, trong sinh học người ta gọi đó là "mức phản ứng" GS. Đinh Quang Báo cho hay.

Tỷ lệ sinh viên sư phạm nói riêng và cử nhân nói chung đang rơi vào tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều vẫn đang là câu chuyện nóng. Nhiều cử nhân nhân sư phạm học xong đi làm trái nghề, những người may mắn được đi dạy hợp đồng nhưng tương lai của họ cũng mờ mịt. 

Độc giả quan tâm có thể gửi bài viết của mình hoặc những câu chuyện sư phạm theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn



Source link

Hội thảo góp ý Dự thảo Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2016-2025

Posted: 26 May 2016 07:42 AM PDT


Tại Hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GD Mầm non (Bộ GD&ĐT) đã khái quát những điểm quan trọng của Đề án.

Theo đó, có một số nội dung mà dự thảo đề cập như: Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến năm 2020 đạt 30%, trẻ mẫu giáo đạt 90%. Con số này đến năm 2025 lần lượt là 35% và 95%. Năm 2020, có khoảng 50% số trường đạt chuẩn quốc gia 55% vào năm 2025.

Năm 2020 có 96%, năm 2025 có 98% trẻ MN được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 90% vào năm 2020, 95% vào năm 2025; Đạt phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo vào năm 2025. Từ năm 2020 miễn học phí cho trẻ em MN là con hộ nghèo, cận nghèo…; một số chính sách phát triển GDMN gồm chính sách cho trẻ, cho GVMN, cơ sở giáo dục MN.



Đại biểu nghe trình bày về Dự thảo đề án  

Dự thảo cũng đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển GDMN trong thời gian tới: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Đổi mới nội dung, chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, GD trẻ; Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư CSVC, tài chính cho GDMN; Nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý GDMN; Tăng cường công tác quản lý GDMN; Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa trong GDMN; Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GDMN.

Dựa trên Dự thảo, đại diện của lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD Mầm non, Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT của gần 20 tỉnh, thành phía Nam đã có những trao đổi, bàn luận rất sôi nổi và đưa ra những ý kiến đóng góp để Đề án được hoàn chỉnh hơn. 



 Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo Góp ý, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, đây là cuộc hội thảo vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của GDMN trong thời gian tới. Vì vậy, đại diện cho các Sở, Phòng cần đặc biệt quan tâm và từ thực tiễn GDMN của từng địa phương để có góp ý một cách cụ thể, trực tiếp tại Hội thảo hoặc bằng các phiếu đóng góp ý kiến, và có thể gửi bằng văn bản để Bộ sớm hoàn thiện Đề án.

Thứ trưởng mong muốn các tỉnh, thành có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ góp ý tập trung vào vấn đề giải quyết trường MN ở đây như thế nào? Những sáng kiến gì để phát triển GDMN ở khu công nghiệp?…  Bởi phát triển GDMN ở các khu công nghiệp sẽ là một nội dung quan trọng nằm trong đề án này.

Được biết, trong thời gian tới, Hội thảo sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của các tỉnh thành còn lại để Đề án được hoàn thiện và trình lên Chính phủ trong thời gian sớm nhất. 



Source link

Giảng viên trường nghề: Đừng câu nệ bằng cấp

Posted: 26 May 2016 07:00 AM PDT


Tham dự Hội thảo có các ông: Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga; Huỳnh Văn Tý – Thứ trưởng  Bộ LĐ-TB&XH; Bùi Thế Đức – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Huy động giảng viên trường nghề giàu kinh nghiệm thực tiễn 

Tại hội thảo các đại biểu đã cùng nhau làm rõ nhưng mặt hạn chế đang kìm hãn công tác đào tạo, nâng cao chất  lượng nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay.

Chia sẻ tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhìn nhận: Vấn đề đáng lưu ý nhất trong bức tranh tổng thể về tình hình ở các khu chế xuất, khu công nghiệp hiện nay là tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, tỉ lệ lao động phổ thông cao. Đây là điều không mong muốn.

Các khu công nghiệp có nhu cầu nhân lực cao trong khi nhiều thanh niên trong độ tuổi lao động lại thất nghiệp do không đáp ứng yêu cầu đơn vị sử dụng lao động. Việt Nam cần học hỏi phía Đức một số kinh nghiệm trong việc đổi mới công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước.

Cụ thể, cần có chính sách, cơ chế, chủ trương phù hợp với nhu cầu đào tạo nghề; cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực có tay nghề cao, phục vụ trực tiếp doanh nghiệp; cải thiện hình ảnh đào tạo nghề, đặc biệt đối với tình hình tâm lý bằng cấp nặng nề như Việt Nam.

"Điều quan trọng là học nghề ra có việc làm và thu nhập thích đáng mới thu hút được học viên vào trường nghề. Chúng ta phải huy động lực lượng giảng viên trường nghề giàu kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy chứ đừng quá câu nệ bằng cấp. Việc học tập, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp với sự tham gia của các doanh nghiệp là mô hình cần thúc đẩy mạnh, để các trường lấy đó làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra” -Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.



 Học giả nước ngoài trình bày nghiên cứu tại Hội thảo

Các trường phải đổi mới chương trình đào tạo

Tại Hội thảo TS Nguyễn Đắc Hưng – Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) – nhận định: Chính chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thấp hiện nay đã kéo theo chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực.

Ông dẫn chứng: Hiện chúng ta có khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa qua đào tạo. Lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 83,28% tổng số lao động, lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 4,84%, lao động có trình độ trung cấp là 3,61%, lao động có trình độ ĐH-CĐ trở lên chiếm 8,26%(số liệu của Tổng cục Thống kế). Tổng số lao động qua đào tạo nghề trong cả nước đạt 50% nhưng chủ yếu là ở dạng ngắn hạn…

Chính những bất cập ấy đã khiến công tác đổi mới đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trở nên bức thiết hơn lúc nào hết.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh: Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho khu công nghiệp, khu chế xuất là nhiệm vụ cấp bách và thách thức lớn đối với hệ thống đào tạo, dạy nghề của chúng ta hiện nay. Việt Nam đã hội nhập quốc tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do, sự dịch chuyển lao động khu vực ASEAN đòi hỏi các trường phải đổi mới chương trình đào tạo, cung cấp cho người lao động những kỹ năng cần thiết phù hợp tình hình mới.

Mặt khác, chúng ta cần đổi mới cơ chế tiền lương, chế độ bảo hiểm để khuyến khích người lao động liên tục học tập nâng cao trình độ; cần điều chỉnh kế hoạch chiến lược đào tạo nhân lực cho phù hợp mức tăng dân số vì tỉ lệ dân số nước ta không tăng cao như dự kiến trước đây. Do đó, bình quân số học sinh tốt nghiệp THPT giảm dần theo từng năm (khoảng 10%).  

"Năm nay, tỉ lệ học sinh đăng ký thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp THPT tăng 5% so với năm ngoái nên mạng lưới dạy nghề cần có chiến lược điều chỉnh cho phù hợp" – Thứ trưởng lưu ý.

Hiện Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ- TB&XH đã trình Chính phủ về khung trình độ quốc gia, tương thích khung trình độ ASEAN, nhằm có thước đo chung về trình độ, phục vụ việc công nhận tương đương bằng cấp và dịch chuyển lao động trong khu vực.



Source link

Đào tạo chất lượng cao: “Nồi cơm” mới của trường đại học

Posted: 26 May 2016 06:17 AM PDT


Ngày 26/5, trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Quản lý đào tạo đại học trong điều kiện tự chủ", lãnh đạo nhiều trường đại học cho biết đang chuyển dịch cơ cấu đào tạo để phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu người học.

1,8 tỷ đồng cho một bằng đại học

Trong 5 năm trở lại đây nhu cầu xã hội về đào tạo đại học thay đổi rõ rệt. Quan hệ cung cầu về nguồn nhân lực ở bậc đại học biến động mạnh bởi quá nhiều trường đại học ra đời dẫn đến bão hòa trong các ngành đào tạo. Chính vì lẽ đó nhiều trường đại học đã nhanh chóng tìm cho mình một hướng đi trong sự bão hòa này là chọn ra những chương trình đào tạo riêng biệt đáp ứng nhu cầu xã hội và các chương trình này sẽ là "nồi cơm" để thay thế cho "nồi cơm" cũ là hệ tại chức, phi chính quy.

Tại hội thảo, với bài phân tích về "cơ hội và thách thức về đào tạo đại học trong điều kiện tự chủ", GS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, hiện nay nhu cầu của người học đã dịch chuyển, ví dụ đối với ngành phi chính quy, tại chức của trường ĐH Kinh tế quốc dân, chục năm trở lại đây số lượng học viên giảm mạnh từ 60 – 80% . Trước đây, hệ đào tạo tại chức này đã mang lại trên 65% nguồn thu cho trường nhưng hiện nay nguồn thu này đã giảm xuống 10 lần, kéo theo nguồn thu của trường sụt giảm.

Chính vì vậy, trường ĐH Kinh tế quốc dân đã dịch chuyển cơ cấu đào tạo, nâng tỷ trọng giá trị gia tăng của sản phẩm đào tạo chuyển sang đào tạo chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình quốc tế, POHE và đạt được kết quả rất tốt. Mặc dù với lượng sinh viên rất ít nhưng trong thời gian qua, các chương trình này đã mang lại ngân sách cho trường là 75 tỷ đồng gấp nhiều lần so với thu từ hệ đào tạo chính quy.

Theo GS Trung, để theo học được chương trình chất lượng cao sinh viên phải bỏ ra khoản phí lớn, ví dụ tại trường ĐH Kinh tế quốc dân, một sinh viên theo học tại chương trình chất lượng cao với 2 năm học tại Việt Nam và 2 năm học tại Mỹ thì gia đình phải bỏ ra khoảng 1,8 tỷ đồng cho một bằng đại học.

GS Trung cho rằng, nhiều gia đình sẵn sàng cho con đi học và họ cho đó không phải là đắt bởi chương trình chất lượng cao, phí phải cao. Nhiều người cứ hô hào chất lượng nhưng không bỏ tiền ra , đó là hô hào phi thực tế. Như vậy, thấy rằng nhu cầu xã hội giờ thay đổi mạnh mẽ . Mức độ hấp dẫn của nhiều ngành đào tạo đã thay đổi và các trường cần phải đổi mới cơ cấu đào tạo.

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên, trường ĐH Kinh tế – Đà Nẵng cho biết, khi được thực hiện tự chủ nhưng trường còn nhiều băn khoăn nên chưa triển khai mạnh mà chỉ thực hiện thí điểm đào tạo chất lượng cao ở 7 ngành. Kết quả cho thấy rất khả quan và được mọi người chấp nhận.

PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng trường đại học Ngoại thương, cho biết, khi chuyển sang thực hiện tự chủ, trường đại học đã gặp không ít khó khăn vì hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; cơ sở vật chất của trường còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tích lũy tài chính ở mức độ khiêm tốn… chính vì vậy, trường đã phải đa dạng hóa và phát triển các chương trình đào tạo, phát triển các chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, mở rộng các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Sức ép về nguồn nhân lực

Khó khăn hiện nay của các trường là khi chuyển sang chương trình đào tạo chất lượng cao là chịu sức ép về giảng viên. Làm sao có giảng viên trình độ cao, tiếng Anh tốt, có phương pháp giảng dạy hiện đại là một thách thức lớn.

GS.TS Phạm Quang Trung cho biết, khi triển khai chương trình đào tạo chất lượng cao, trường ĐH Kinh tế quốc dân đã thuê cả giảng viên nước ngoài về giảng do giáo viên trong nước trình độ còn hạn chế. Trong danh sách của trường có khoảng 200 giảng viên có thể dạy hoàn toàn được bằng tiếng Anh nhưng thực tế số giảng viên đứng lớp được mới chỉ được vài chục người. Đây không chỉ khó khăn với trường ĐH Kinh tế quốc dân mà còn với nhiều trường đại học khác gặp phải.

Theo GS Trung, trường muốn tăng trình độ tiếng Anh cho các sinh viên ở chương trình chất lượng cao, tiên tiến cho phù hợp với chương trình đào tạo nhưng tăng thời gian đào tạo cũng phải tăng tiền, đây cũng là một bất cập.

Ngoài ra, chương trình, học liệu trong chương trình chất lượng cao cũng là một vấn đề đáng bàn vì hiện nay nhiều trường đại học vẫn chưa thực sự đổi mới giáo trình giảng dạy. Để có một chương trình đào tạo chất lượng cao giống như một chương trình bên Mỹ, Anh, Úc… thì chi phí cũng là một vấn đề đau đầu của các trường.

Thạc sĩ Lê Thị Phương Mai, trường ĐH Thương Mại cho rằng, trong cuộc cạnh tranh giáo dục giữa các trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới, chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng nhất. Là một lĩnh vực đặc thù với mục tiêu cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao và năng động cho xã hội hiện đại, giáo dục đại học cần đổi mới không ngừng để tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là chìa khóa để cải cách giáo dục thực sự là nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm quy mô hợp lý của nhu cầu và công bằng xã hội.

Tuy nhiên, ngoài các quyền tự chủ, việc tự chịu trách nhiệm của các trường đại học phải được quan tâm sâu sát dưới sự kiểm soát của Nhà nước, đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát và công khai để phát triển giáo dục đại học Việt Nam về cả chất và lượng.

Hồng Hạnh



Source link

Sân chơi hè ILA 2016 mới lạ cho trẻ

Posted: 26 May 2016 05:35 AM PDT


Đến với chương trình Anh văn hè ILA 2016, trẻ sẽ có một mùa hè vừa học tiếng Anh vừa được làm bếp, học cảm thụ âm nhạc, kỹ năng sinh tồn… xóa bỏ áp lực về một mùa hè như "học kỳ thứ 3".

Mùa hè vui nhộn, bổ ích

Trong số những trung tâm Anh ngữ uy tín có mặt trên thị trường hiện nay, ILA được xem là đơn vị giáo dục tiên phong mang đến những sân chơi hè quy mô và chất lượng đến các em học sinh.

Với mong muốn mang đến nhiều giá trị cộng thêm cho học viên, không dừng lại ở việc đào tạo tiếng Anh chuẩn quốc tế, ILA đã chủ động tìm kiếm và hợp tác với nhiều đối tác hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

Theo bà Lila Rodriguez – Giám đốc học vụ ILA: "Việc chọn lựa đối tác uy tín và phù hợp luôn được chúng tôi cân nhắc kỹ lưỡng. Theo đó, mỗi bên có một thế mạnh riêng, khi phối hợp với nhau sẽ tạo nên một giá trị cộng hưởng lớn; hay nói cách khác, một chương trình ngoại khóa hè hoàn hảo nhất cho học viên.

Chúng tôi mong muốn qua khóa học hè này các em vừa có một mùa hè đúng nghĩa, vừa có thể phát triển toàn diện cả trí tuệ lẫn thể chất và trang bị nhiều kỹ năng sống cần thiết cho bản thân".

Nhiều điểm mới trong khóa Anh văn hè 2016

Chương trình tiếng Anh hè được giảng dạy bởi 100% giáo viên bản xứ với nhiều chủ đề liên quan đến mùa hè, tạo hứng khởi cho mỗi tiết học. Ngoài ra, các em còn được học tiếng Anh từ những chương trình ngoại khóa thực tế nhằm tăng khả năng phản xạ và phát triển các kỹ năng Nghe – Nói từ đó giao tiếp tiếng Anh tự tin hơn chỉ qua một mùa hè.

Đối với chương trình ngoại khóa, để nội dung luôn đổi mới, ILA và các đối tác luôn đầu tư nghiên cứu và sáng tạo nhiều hoạt động mới mẻ cho các học viên. Năm nay, bên cạnh những "tên tuổi lớn" đã đồng hành cùng ILA nhiều năm qua như Soul Academy, SSA Sports, ILA cũng tìm kiếm những đối tác mới như Nhất Hương để đa dạng hóa các hoạt động của chương trình.

vietnamnet

Theo đó, đến với lớp Đầu bếp nhí do ILA phối hợp với Nhất Hương thiết kế độc quyền, các em nhỏ sẽ có nhiều trải nghiệm mới lạ khi tự tay làm nên các món ăn theo phong cách Á u hay pha chế những loại nước uống thanh mát, có lợi cho sức khỏe.

Qua việc "tự vào bếp", các em sẽ tích lũy cho bản thân nhiều kỹ năng cần thiết như đọc-hiểu các công thức nấu nướng, phát triển tư duy toán học qua đong đo nguyên liệu và nâng cao ý thức tự lập.

vietnamnet

Bên cạnh đó, ILA đã cùng đối tác Soul Academy mang đến lớp học Cảm thụ âm nhạc độc đáo. Theo đó, những bài học âm nhạc được lồng ghép vào các trò chơi khá sinh động như ca hát, khám phá nhạc cụ, di chuyển theo nhịp điệu… giúp kích thích tối đa trí tưởng tượng cùng tư duy sáng tạo của các em. Qua đó, các em có thể tự tin thể hiện tiềm năng của bản thân và khiến cha mẹ thật sự cảm thấy bất ngờ va tự hào.

vietnamnet

Hơn thế, để giúp trẻ "giải phóng" sự căng thẳng sau những tháng học chính quy nhằm tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ILA cùng SSA Sports đầu tư thiết kế chuỗi trò chơi vận động phát triển thể chất toàn diện đặc biệt và hấp dẫn cho các học viên. Qua những hoạt động như vượt chướng ngại vật, các cuộc thi đua theo nhóm… các em được tăng cường sức khỏe, rèn luyện tính dẻo dai, tinh thần đồng đội.

vietnamnet

Điểm nhấn của chương trình Anh văn hè năm nay chính là lớp hướng dẫn Kỹ năng sinh tồn. Qua khóa học, trẻ được trang bị những kỹ năng thiết thức như sơ cấp cứu, an toàn dưới nước, xác định phương hướng khi đi lạc… và biết cách xử lý khi đối mặt với hiểm nguy.

Không chỉ chú trọng mang đến sân chơi hè bổ ích cho các học viên, ILA còn hướng đến trách nhiệm xã hội với cộng đồng khi trao tặng 15 suất học bổng chương trình Anh văn hè ILA 2016 cho các em kém may mắn từ các tổ chức Bừng Sáng, Hoa Hồng Nhỏ…

"Qua chương trình Anh văn hè, ILA mong muốn không chỉ hỗ trợ kiến thức tiếng Anh cho các em mà còn tạo môi trường để các em có thể hòa nhập với các bạn đồng trang lứa cũng như mang đến cho các em một trong những điều quan trọng nhất cuộc đời – đó là sự tự tin", bà Lila Rodriguez chia sẻ thêm.

ILA dành tặng 300 học bổng đặc biệt cùng ba lô và áo thun cá tính khi phụ huynh và học viên đăng ký sớm chương trình Anh văn hè 2016.

Thông tin chi tiết tại http://ilavietnam.edu.vn/anh-van-he hoặc liên hệ

TP.HCM: (08)39850368 – (08)37220009 – (08)62870768

Hà Nội: (04)35643165 – (04)39759666 – (04)39433555

Hải Phòng: (031)2299036

Đà Nẵng: (0511)3647444

Vũng Tàu: (064)3572347

Biên Hòa: (061)3946466

Bình Dương: (0650)3868088.

Thu Hằng



Source link

Dừng tuyển sinh trung cấp trong các trường đại học

Posted: 26 May 2016 04:53 AM PDT


– Đó là một trong nhiều chỉ đạo của Bộ GD-ĐT quy định tại hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 ban hành ngày 26/5.

Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị sự nghiệp, các Ban quản lý chương trình, dự án trực thuộc rà soát, đánh giá các hoạt động theo thiết kế không còn phù hợp với điều kiện thực tế và đề xuất điều chỉnh (kể cả điều chỉnh các hạng mục trong Báo cáo nghiên cứu khả thi nếu cần thiết) để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ phi chính phủ….

Tuyển sinh TCCN, Bộ GD-ĐT, tuyển sinh, các trường đại học
Ảnh minh họa

Bộ GD-ĐT cho biết, việc xây dựng kế hoạch đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017được quy định: Xác định chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ dựa trên tổng số giảng viên cơ hữu theo khối ngành của cơ sở đào tạo theo quy định.

Các cơ sở đào tạo trực thuộc không tăng chỉ tiêu đào tạo ĐH, CĐ chính quy nhằm ổn định quy mô để nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với các trường có đào tạo giáo viên, do số lượng đào tạo ngành sư phạm hiện nay đã vượt so với nhu cầu của xã hội, nên đề nghị tiếp tục giảm chỉ tiêu sư phạm tuyển mới (cụ thể sẽ có hướng dẫn sau).

Cùng với đó, chỉ tiêu vừa học vừa làm: tối đa bằng 30% chỉ tiêu chính quy. Dừng xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN trong các trường ĐH đảm bảo quy định về dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017 theo quy định.

Bộ cũng đề nghị các đơn vị xác định chỉ tiêu từ xa năm 2017 không tăng hoặc điều chỉnh giảm so với năm 2016 vì việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo hệ này những năm qua đạt tỷ lệ thấp.

Các chỉ tiêu dự bị ĐH, phổ thông dân tộc nội trú, năng khiếu về cơ bản giữ ổn định như năm 2016….

Về dự toán chi NSNN, Bộ đề nghị trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, đặc biệt là dự toán chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong, ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết….

Dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với thực hiện năm 2016.

Nguyễn Hiền



Source link

Đào tạo rẻ, chất lượng cao là phi thực tế?

Posted: 26 May 2016 04:11 AM PDT


– Lãnh đạo các trường kinh tế “đúc kết” việc nhiều trường ĐH ồ ạt chạy theo ngành “nóng”, chi phí rẻ nên cho ra lò sảnphẩm kém chất lượng…là lý do chính sinh viên ra trường thất nghiệp.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đào tạo chất lượng cao, tự chủ ĐH, quản lý đại học

GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân (đứng) chủ trì hội thảo ” quản lý đào tạo đại học trong điều kiện tự chủ”. (Ảnh: Tuấn Anh

GS-TS Phạm Quang Trung, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, để nhận diện cơ hội và thách thức về đào tạo ĐH trong điều kiện tự chủ hiện nay của các trường ĐH là sản phẩm đào tạo ra – đó là những cử nhân, bác sĩ, cử nhân kinh tế…Vấn đề nóng là bao nhiêu cử nhân ra trường có việc làm và bao nhiêu thất nghiệp?

Ông Trung dẫn thống kê của Viện Khoa học và Xã hội công bố tháng 7/2015: Số lao động trình độ ĐH, sau ĐH thất nghiệp tăng từ 162.000 lên gần 178.000 người. Trong đó, lao động tốt nghiệp CĐ thất nghiệp từ 79.000 người lên hơn 100.000 người; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000 người…

“Do đó, áp lực quay ngược lại các lò đào tạo cũng tăng. Và dự báo, năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp sẽ con tăng lên nhiều” – ông Trung nhìn nhận.

Coi ĐH như một doanh nghiệp

Đứng trước áp lực việc làm và sự thay đổi lớp trong nhu cầu xã hội, ông Trung cho rằng, trong quản lý cần phải có thay đổi lớn về mặt tư duy – coi ĐH như một doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm liên quan đến chất xám đáp ứng nhu cầu xã hội – nhưng không phải cho không mà có nguồn thu nhất định.

Giải pháp được ông Trung đề xuất, cần phải chuyển dịch cơ cấu đào tạo. Bởi, một số ngành hót như Tài chính Ngân hàng…đã bão hòa vì nhiều trường ĐH đổ xô đào tạo. Hoặc, cách đây 10 năm nguồn sống của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chủ yếu từ nguồn đào tạo tại chức đem lại – chiếm trên 60% nguồn thu của trường. Nhưng nay khác, chỉ tiêu tuyển sinh hệ này đã giảm đáng kể (trước tuyển từ 6.000 đến 10.000 chỉ tiêu) – nay tuyển chật vật mới được 1.000…

“Từ nghiên cứu thực tế nhà trường đã chuyển sang đào tạo các chương trình chất lượng cao – thu học phí cao hướng đến 3 mục đích: Tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế. Nâng chất lượng đào tạo và tăng nguồn thu” – ông Trung cho biết. Từ việc chuyển dịch cơ cấu đào tạo, nguồn thu từ các chương trình tiên tiến, chất lượng cao…đã đem về cho trường nguồn thu 75 tỷ đồng/ năm.

“Tuy nhiên, việc chuyển dịch cũng khiến trường gặp không ít khó khăn: Giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh còn hạn chế. Dù con số lên đến 200 người, nhưng giảng viên có thể đứng lớp giảng dạy tốt bằng tiếng Anh chỉ được vài chuc người” – ông Trung nêu thực tế.

Thực tế này cũng là vấn đề khó khăn của các Trường ĐH Tài chính Marketing, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), ĐH Ngoại thương…

Một số khó khăn khác ông Trung liệt kê trong thực hiện tự chủ cũng nhận được “đồng thuận” của nhiều ĐH tham dự hội thảo như: Còn sức ì trong tư duy khi xây dựng chương trình đào tạo. Một bộ phận sinh viên chưa tự giác học cho mình mà chủ yếu học vì sức ép thầy cô – học để thi….

“Giáo trình học liệu mới đáp ứng đủ về số lượng, các bộ môn đều có giáo trình – nhưng vẫn tồn tại một số giáo trình cũ, chưa cập nhật” – ông Trung nêu bất cập. Hiện, ở nhiều trường ĐH đang rất thiếu sách bài tập, sách hướng dẫn, và sách chuyên khảo.

Đào tạo rẻ – chất lượng cao là phi thực tế?

Đó là ý kiến của hầu hết các trường ĐH tham dự hội thảo.

PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên – Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) nêu tâm tư: Là trường ĐH vùng nên dù muốn thực hiện tự chủ từ năm 2014 – nhưng cũng lo sinh viên không chịu được “nhiệt” vì một số nguồn thu sẽ tăng. Tuy nhiên, để nâng chất lượng đào tạo nhà trường đã triển khai thí điểm đào tạo chất lượng cao ở một số chuyên ngành – một mặt để thăm dò tâm lý sinh viên và gia đình có chấp nhận mức học phí cao. Thực tế, nhà trường nhận được phải hồi rất tích cực nên theo lộ trình 2017 nhà trường sẽ tự chủ tài chính.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đào tạo chất lượng cao, tự chủ ĐH, quản lý đại học
Ảnh: Tuấn Anh

Đồng quan điểm, ông Trung cho biết, ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã có chương trình đào tạo tổng chi phí sinh viên lấy được bằng là 1,8 tỷ đồng cho 4 năm đào tạo (2 năm học ở Việt Nam và 2 năm học ở Mỹ). Và thực tế, rất nhiều gia đình ở Hà Nội sẵn sàng đầu tư cho con học chương trình này.

“Cho nên, muốn học chất lượng cao thì học phí phải cao. Còn nếu cứ hô hào chi phí rẻ mà chất lượng cao là phi thực tế”- Ông Trung đúc kết.

Bộ Giáo dục nên quản đầu ra

Vẫn theo ông Trung, ý kiến của nhiều nhà quản lý giáo dục đã đề cập thực tế: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) dành quá nhiều thời gian cho công tác tuyển sinh mà buông lỏng quản lý chất lượng. Ông Trung dự tính, 80% công lực của Cục dường như dành cho hết cho tuyển sinh. Vấn đề tuyển sinh cũng quan trọng nhưng quan trong hơn là 4 năm đào tạo – chất lượng sản phẩm có được thị trường đón nhận hay không thì bị buông lỏng?

PGS.TS Nguyễn Văn Hiến, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing nêu quan điểm, là 1 trong 8 trường được Chính phủ giao tự chủ từ tháng 5/2015 – tuy nhiên trong quá trình tự chủ vẫn còn nhiều vấn đề không như mong muốn.

Ông Hiến dẫn dụ, về nhân sự bộ máy trong quyết định trường được chủ động nhưng khi xây dựng đề án tuyển dụng thì vẫn phải được Bộ phê duyệt về biên chế. Việc tuyển giảng viên đáp ứng quy mô đào tạo của nhà trường vẫn phải tuân thủ một số quy định về nhân sự. Hay tiền thu học phí của sinh viên được gửi ngân hàng lấy lãi tái tạo đào tạo nhưng vẫn phải đóng thuế…

Do đó, ông Hiến đề nghị, với những hội thảo như này cần có đại diện bộ chủ quản (Bộ Tài chính) để nghe những đề xuất trường đưa ra để có tham mưu phù hợp.

Từ kinh nghiệp quản lý, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Nguyễn Văn Nam đúc rút: Với những hội thảo như này cần có sự có mặt của các Thứ trưởng để có phân định cụ thể trường làm gì và bộ làm gì tránh chồng chéo.

Còn ông Khôi Nguyên thì đề xuất, các trường cần tạo các chương trình trao đổi sinh viên, thừa nhận tín chỉ của nhau để tạo cơ hội học tập cho sinh viên….

XEM THÊM:



Source link

Hải Phòng: 37% học sinh tiểu học theo mô hình trường học mới

Posted: 26 May 2016 03:28 AM PDT


– Sở GD-ĐT Hải Phòng khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện và mở rộng mô hình trường học mới (VNEN) không chỉ ở bậc tiểu học mà còn nhân rộng lên bậc THCS.

Sáng 25/5, Sở GD-ĐT Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm triển khai mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).

VNEN, trường học mới, Sở GD-ĐT Hải Phòng, Chủ tịch hội đồng tự quản
Từ một trường tiểu học là Trường TH Đằng Lâm, nay Hải Phòng đã có 37% trường tiểu học áp dụng mô hình trường học mới.

Thông tin từ bà Vũ Thị Phương Vinh, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hải Phòng Vũ Thị Phương Vinh cho biết: Từ năm học 2012-2013 Hải Phòng chỉ có 1 trường tiểu học được tham gia dự án VNEN là Trường TH Đằng Lâm, quận Hải An. 

Sau 3 năm đến nay Hải Phòng đã có 55833 học sinh với 1586 lớp học và 128 trường thuộc 12/15 quận, huyện tham gia, chiếm 37% số lượng học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố

Về chất lượng giáo dục toàn diện có hơn 98% học sinh tham gia VNEN đạt chuẩn kiến thức, năng lực, phẩm chất theo Thông tư 30.

Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho biết sở này không triển khai VNEN mà chọn làm điểm ở một cơ sở, sau đó tiến hành hàng loạt các hội thảo, tập huấn kết hợp vận động để các cấp chính quyền và phụ huynh.



Source link

Ngã ngửa khi HS lớp 8 nhắn tin "vợ chồng" với bạn cùng lớp

Posted: 26 May 2016 02:46 AM PDT


– Cáu giận, cấm đoán nhưng cũng không ít phụ huynh cho rằng thà dạy con cách biết dùng bao cao su thế nào cho an toàn hơn là bịt mọi con đường để con tìm hiểu tình cảm khác giới.

Từ ngỡ ngàng đến bất lực, cấm đoán

Kết quả nghiên cứu về hành vi gửi tin nhắn, hình ảnh, phim gợi tình cho người khác được gọi chung là hành vi sexting (được ghép từ từ “sex” và “texting”) khiến nhiều người giật mình. Với phụ huynh, khi được hỏi, mỗi người lại có cách hành xử khác nhau khi nhận được thông tin này. 

Chị Lan có con gái học lớp 7 ở quận Hà Đông, Hà Nội cho biết chị không biết đến cụm từ sexting nhưng người mẹ cũng là cô gái một trường THCS chia sẻ chị từng ngã ngửa khi biết con nhắn tin yêu đương với bạn khác giới lớp 8 cùng trường.

học sinh THCS, sexting, nghiên cứu khoa học, giáo dục giới tính
Ảnh minh họa.

Lo ngại con gái tuổi "dở chín dở xanh" có thể đi xa trong chuyện này, chị liền cấm tiệt con dùng điện thoại đến trường. Người mẹ hết ngọt nhạt lại đe nẹt, thậm chí dọa, cấm con có hành vi tương tự.

Thậm chí, ngay sau khi phát hiện tin nhắn tình cảm đó của con, chị tra khảo và tìm tới gặp bạn trực tiếp em nam sinh kia để nói chuyện.

Hàng ngày chị kiểm tra thật kỹ lịch trình học trên lớp, học ngoài giờ hay thời gian vui chơi của con. Cũng có khi chị đưa con đi mua sách giáo dục giới tính hoặc có bài báo nào hay về chuyện này mẹ con cùng đọc cho nhau nghe và bàn luận.

Thế nhưng người mẹ trẻ thừa nhận: "Trong suy nghĩ của tôi, 70% cháu phải miễn cưỡng nghe mẹ nói. Nhiều lúc tôi như bất lực trước con".

Hỏi chị có kết hợp với giáo viên trong chuyện giáo dục giới tính cho con, chị trả lời không mà chỉ hỏi han bạn bè của con hoặc đôi khi hỏi thầy cô xem con có biểu hiện gì khác thường.

Anh Anh Lê, có con gái vừa bước vào lớp 11 ở quận Long Biên, Hà Nội tâm sự: "Tôi làm sản xuất gốm, công việc tất bật suốt ngày nên thú thực mọi việc, nhất là chuyện giáo dục giới tính tôi để mẹ cháu lo. Bố quen làm ăn, nói năng không khéo lại sợ con giận hoặc hiểu nhầm sẽ có tác dụng ngược".

 "Vậy mà có lần tôi với mẹ cháu từng nhìn nhau như sắp khóc vì con gái hồi lớp 8 đứng trước nguy cơ bố mẹ phải "bán lúa non". Cháu với bạn công khai bày tỏ chuyện thích nhau rồi nói chúng con yêu nhau khi bị mẹ mắng" – anh Anh Lê cho biết.

Sau đó, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình anh Anh Lê chọn cách chặn mọi con đường, tin nhắn để con liên lạc với bạn trai kia như không cho dùng điện thoại, đến thẳng nhà gia đình bạn trai kia nói chuyện, đề nghị cùng giúp đỡ, trên lớp nhắn các bạn không cho con mượn điện thoại, thầy cô quan tâm trước mọi biểu hiện lạ của con để kịp thời ngăn chặn không cho hai cháu gặp nhau.

Bố mẹ dù bận nhưng ngày nào cũng cắt cử nhau đến trường sớm để đợi, đón con. "May mắn là cháu trai kia khi lên lớp 10, trường mới ở xa trường cũ. Các cháu còn nhỏ nên mọi chuyện trôi qua nhanh" – anh Anh Lê tâm sự.

Chị Hồng Minh, một nhân viên văn phòng khi được hỏi về chuyện này nói mà gần như khóc. "Gia đình mình bố mẹ là những người truyền thống nên khoảng cách với con cái khiến ông bà ngại nói chuyện đó với con".

Là chị cả, chị Minh sát sao hơn với em trai đang học lớp 8. "Bạn có tưởng tượng được mình sốc thế nào khi thấy em có những tin nhắn mùi mẫn, vợ chồng với bạn cùng lớp không. Mình tình cờ đọc được khi em chưa kịp xóa tin nhắn hoặc dùng chung máy tính để bàn nên thấy. Hỏi thì em chối bảo bạn em nhắn. Nhẹ nhàng nói nhưng nó là con trai, vẫn mặc cảm nên lời chị chắc nó nghe chẳng bao nhiêu" – chị Minh tâm sự.

Chị Minh cho biết: "Có lần mình phát hiện nó xem phim nóng, có hiện tượng "tự sướng" rồi nhắn tin với ngôn ngữ người lớn với bạn khác giới. Mình đọc báo, nghe tư vấn nhiều nên không lao vào để chỉ trích mà lẳng lặng đợi lúc thích hợp nói với em.

Mình nói có bạn gái không phải xấu nhưng nếu các em biết giúp nhau học hành tiến bộ, chị rất mừng. Nhưng tuổi các em đang ăn học, chỉ nên dừng lại ở đó thôi. Nếu đi quá xa, quan hệ yêu đương sẽ là chuyện rất lớn mà các em không thể tưởng tượng được"

"Chẳng biết là chúng nó đã quan hệ với nhau chưa nữa. Mình chỉ nói ra, mong em nghe thôi chứ nhiều khi cũng bất lực" – chị Minh than thở.

Thà để con biết dùng bao cao su thế nào

Anh Tuấn Nguyễn có con trai học lớp 7 ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết: "Cháu nhà mình khá trưởng thành trong suy nghĩ. Nhiều câu nói của con rất người lớn. Cháu cùng lúc dùng cả Facebook, lập kênh Youtube và sử dụng cả Twitter. Cháu cũng hay xem Star Movies, HBO nên những cảnh nóng dù cố gắng tránh nhưng chắc chắn không thể hết dù bố mẹ vẫn yêu cầu con xem những kênh tiếng Anh để khám phá và học ngoại ngữ".

học sinh THCS, sexting, nghiên cứu khoa học, giáo dục giới tính

Sự phổ biến của các ứng dụng nhắn tin trên điện thoại di động là nguyên nhân khiến nhiều học sinh sinh viên có hành vi sexting.

Cố gắng nói với con chuyện đó những lúc con vui, đôi khi anh Tuấn Nguyễn còn tếu táo hỏi con "thế có người yêu chưa, có thì đưa về nhà chơi để bố mẹ biết nhé".

Khi tìm hiểu câu chuyện này, nhiều phụ huynh như anh Tuấn Nguyễn cho biết do con cái hiện nay dùng Facebook và các mạng xã hội rất nhiều nên cha mẹ thường dùng các nick ảo hoặc bí mật theo dõi con để nắm tình hình, sớm can thiệp khi cần thiết.

Chị Phạm Linh, một phóng viên có con trai học lớp 8 cho hay: "Tuổi của con bắt đầu tò mò về giới tính. Tuy nhiên tôi chưa bắt gặp con tôi có những biểu hiện gì bất thường cả. Thỉnh thoảng tôi cũng có đề cập đến vấn đề này để tìm hiểu thêm về con, cháu cũng chia sẻ trong sách vở có giới thiệu cơ bản cấu tạo cơ thể người.

Nếu như gặp phải tình huống con nhắn tin hoặc có biểu hiện tình cảm với bạn khác giới, chị Linh cho biết: "Điều đầu tiên tôi làm là tìm trên các diễn đàn chia sẻ về giáo dục giới tính đối với  lứa tuổi vị thành niên, đọc, nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của cha mẹ đã cùng con trải qua giai đoạn đó.

Tôi sẽ trò chuyện để gần gũi, giúp con hiểu được vấn đề con đang vướng mắc và những việc con đang làm để tự con nhận thức và hướng bản thân đến cuộc sống lành mạnh trong sáng hơn. Bản thân tôi cũng sẽ tìm hiểu thêm về môi trường học tập, bạn bè con giao lưu và những sinh hoạt hàng ngày của con, để có những điều chỉnh, thay đổi kịp thời".

Anh Hoài Nam có con gái học lớp 7 tại Hà Nội chia sẻ bản thân anh không bất ngờ với con số nghiên cứu về sexting. "Nếu là bố mẹ biết quan tâm con thì con số đó thậm chí còn rất nhỏ. Trẻ con bây giờ tiếp xúc với mọi thứ thông tin từ rất sớm.

Thậm chí tuổi 4-5 chúng đã có biểu hiện yêu bạn này, mến bạn kia. Là cha mẹ, điều tôi vẫn thường làm là tạo không khí vui vẻ. Tôi sẽ chia sẻ trước và không giấu giếm chuyện gì, sai cũng nhận lỗi trước các con để làm gương. Các con vì thế cũng cởi mở để nói hết với bố mẹ.

Tôi quan niệm thà để con biết cách dùng bao cao su thế nào cho an toàn hơn để các cháu mù kiến thức hoặc lén lút tìm hiểu không có hướng dẫn của bố mẹ".



Source link

Comments