Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thương hiệu sữa chăm sóc cả thể chất, tâm hồn trẻ Việt

Posted: 25 May 2016 08:49 AM PDT


Dutch Lady không chỉ là lựa chọn dinh dưỡng của nhiều bà mẹ Việt mà những chương trình thiết thực của nhãn hàng như chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm, "1 hộp sữa, 1 viên gạch… còn là những bài học quý cho trẻ biết chia sẻ cùng những hoàn cảnh khó khăn.

Thể chất tốt đến từ nguồn dưỡng chất tốt

Khi con vào tiểu học, chị Khánh Ngọc khá lo lắng bởi không biết chất lượng bữa ăn của con như thế nào? Thực đơn của trường tuy phong phú và đa dạng nhưng cả tuần các bé chỉ được uống một cữ sữa buổi xế. Nhận thấy nhu cầu dinh dưỡng của con ngày càng cao mới có thể đáp ứng việc học và vận động gấp nhiều lần so với tuổi nhỏ, chị băn khoăn lắm vì "đến tối về nhà mới có thể bổ sung các dưỡng chất thì không thể nào đủ".

Cân nhắc tới lui, chị quyết định cho thêm vào cặp con 2 hộp sữa Dutch Lady 20+ mỗi ngày. Tối đến, sau bữa cơm mà mẹ chu đáo chuẩn bị, con gái chị còn có thêm một khẩu phần trái cây và li sữa nguyên kem ấm nóng. Bởi theo chị, dưỡng chất phải được bổ sung đều đặn các thời điểm trong ngày, con mới hấp thu một cách tốt nhất và phát triển thể chất toàn diện.

vietnamnet

Mỗi ngày 2 ly sữa giúp bé con bổ sung dưỡng chất và phát triển một cách toàn diện hơn

Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ từ những hành động sẻ chia

Với quan niệm: "Thể chất phát triển phải đi đôi với tâm hồn" nên chị Ngọc luôn dành thời gian đón con mỗi chiều để chia sẻ niềm vui khi con làm Toán đúng, phân tích một câu chuyện khiến con không vui ở trường, hay đặt ra những tình huống thực tế để con tìm ra những giải đáp hợp lí…

Để con hiểu biết thêm về cuộc sống xung quanh, mỗi khi có những chương trình thiện nguyện, chị lại dẫn con đi cùng để gửi suất ăn đến những người vô gia cư hay trao quà cho các bạn nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo… Trong chuyến thăm bản làng của người Dao Đỏ – Sapa, biết có nhiều trẻ em trạc tuổi con, chị đã hướng con mua sẵn những túi bánh, kẹo để vào bản chia cho các bạn.

Mới đây, khi biết chương trình "1 hộp sữa, 1 viên gạch" của nhãn sữa Dutch Lady: cứ mỗi hộp sữa khách hàng mua về, là một viên gạch được góp vào để xây dựng trường Đèn Đom Đóm thứ 20 tại Bình Thuận, chị Ngọc đã lên trang web của nhãn hàng tìm hiểu thông tin.

Từ hôm đó, câu chuyện trên đường về của hai mẹ con chị Ngọc là chuyện vượt khó của những trẻ em nghèo khắp mọi miền đất nước và người bạn mang tên Đèn Đom Đóm. Những tuần gần đây, chị Ngọc để ý thấy con rất hào hứng khi đi siêu thị và luôn "xí phần" chọn sữa Dutch Lady cho vào giỏ. Chị hiểu, những câu chuyện thiết thực từ bạn Đèn Đom Đóm đã được "lưu vào bộ nhớ" của con.

vietnamnet

Từ chương trình "1 hộp sữa, 1 viên gạch" hàng chục mô hình trường Đèn Đom Đóm từ các bạn nhỏ trên toàn quốc đã được gửi đến Ban tổ chức.

Nhìn con khôn lớn, hiểu biết từng ngày, không chỉ riêng chị Ngọc mà với tất cả các mẹ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà không từ ngữ nào có thể miêu tả được. Chị Ngọc chia sẻ: "Mong rằng, những chương trình ý nghĩa như "1 hộp sữa, 1 viên gạch" sẽ tiếp tục được phát huy, để con mình có cơ hội sống sẻ chia với mọi người. Đó mới là điều quan trọng!".

vietnamnet

Nơi đây sẽ có ngôi trường mẫu giáo mới với đầy đủ sân chơi, lớp học, nhà vệ sinh cho trẻ em Hàm Cần bằng sự đóng góp của mẹ và bé trong chương trình 1 hộp sữa 1 viên gạch.

vietnamnet

Từ tháng 3 – tháng 12/2016, Dutch Lady giới thiệu chương trình "1 hộp sữa, 1 viên gạch" trên toàn quốc.

Trong thời gian này, khách hàng mua 1 hộp sữa nước Dutch Lady sẽ đóng góp giá trị tương đương 1 viên gạch để cùng Dutch Lady xây dựng trường Đèn Đom Đóm thứ 20 tại tỉnh Bình Thuận. Đây là một hoạt động ý nghĩa của Dutch Lady nhằm tiếp tục hành trình thắp sáng ước mơ được đến trường, tạo điều kiện cho thầy cô và trẻ em ở vùng còn nhiều khó khăn được dạy và học tốt hơn.

Chiêu Khiêm



Source link

Cận cảnh 3 người Việt trẻ đối thoại với Tổng thống Obama

Posted: 25 May 2016 08:08 AM PDT


Trong buổi đối thoại với giới doanh nghiệp Việt chiều 24/5 tại TP HCM, ba gương mặt trẻ có vinh dự được trực tiếp trò chuyện với Tổng thống Obama là Lê Hoàng Uyên Vy, Đỗ Thị Thúy Hằng và Khoa Phạm.

Chiều 24/5/2016, Tổng thống Barack Obama có mặt tại tầng 14 Dreamplex để giao lưu với gần 100 đại diện doanh nghiệp Việt về tinh thần khởi nghiệp. Ba nhân vật vinh dự tham gia đối thoại với tổng thống Mỹ là Lê Hoàng Uyên Vy (Giám đốc điều hành của Adayroi.com thuộc Tập đoàn Vingroup), Đỗ Thị Thúy Hằng (Phó giám đốc phụ trách Phát triển Kinh doanh và Quan hệ Đối ngoại tại Seedcom) và Khoa Phạm (Giám đốc Pháp lý & Quan hệ Đối ngoại cho lãnh đạo cấp cao của Microsoft Việt Nam).

Cả ba đều là những doanh nhân trẻ nổi tiếng trong giới khởi nghiệp Việt Nam.

vietnamnet

Lê Hoàng Uyên Vy – Giám đốc điều hành Adayroi.com – Thuộc tập đoàn Vingroup, 1 trong ba gương mặt trẻ, thành đạt đối thoại với Tổng thống Obama

Sau khi chia sẻ về quãng thời gian khởi nghiệp của mình, Tổng thống Obama khẳng định, sự có mặt của ông tại buổi trò chuyện này không nằm ngoài mong muốn được giúp đỡ các bạn trẻ có tinh thần và ước mơ khởi nghiệp.

Đáp lời ông chủ Nhà Trắng, Lê Hoàng Uyên Vy đã chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của mình gắn với sự phát triển của trang thương mại điện tử Adayroi, thuộc Tập đoàn Vingroup – nơi cô gắn bó và xây dựng từ những ngày đầu tiên.

"Tôi tin rằng TMĐT chính là một trong những công cụ hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống. Cụ thể, phụ nữ văn phòng hàng ngày thường làm việc từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Mỗi ngày, các chị em luôn phải tốn thêm ít nhất 1 giờ để ra siêu thị mua sắm trước khi có thể về nhà nấu ăn cho gia đình. Hãy tưởng tượng một trải nghiệm mới khi các chị em văn phòng có thể đặt hàng thực phẩm từ website, và đến 6h chiều về đến nhà thì đã có đầy đủ nguyên liệu để bắt đầu nấu cơm chiều.

vietnamnet

Tổng thống Obama ấn tượng với sự phát triển của Adayroi và gọi đây là Amazon của Việt Nam

Hàng ngày, chúng ta sẽ tiết kiệm được cho phụ nữ 1 giờ đồng hồ để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Mỗi năm, chúng ta sẽ tiết kiệm được 365 giờ – tương đương với 7300 giờ trong vòng 20 năm. Vậy thì cứ mỗi 20 năm, các chị em sẽ dành thời gian cho gia đình, cho con cái mình thêm được gần 1 năm. Trong đó, khó khăn lớn nhất tại Việt Nam hiện nay chính là việc phát triển thêm nền tảng cơ sở hạ tầng giao vận, cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng được thời gian giao hàng nhanh nhất, đảm bảo được sự tiện lợi cho khách hàng" – Lê Hoàng Uyên Vy chia sẻ với Tổng thống Obama.

Hiện tại, dù đang chạy bản beta thử nghiệm nhưng Adayroi.com của Tập đoàn Vingroup đang là trang thương mại điện tử có quy mô hàng hóa phong phú nhất Việt Nam. Sự khác biệt và cũng là lợi ích vượt trội của Adayroi.com là việc tạo ra cho người tiêu dùng một trải nghiệm mua sắm trên mạng đạt tiêu chuẩn cao và tin cậy.

Ấn tượng với Adayroi, Tổng thống Obama ví von trang thương mại điện tử của Tập đoàn Vingroup giống như Amazon của Việt Nam.

Chia sẻ với Tổng thống Obama, Khoa Phạm cũng cho biết Việt Nam có rất nhiều lợi thế để khởi nghiệp nhờ nhân lực trẻ dồi dào và hạ tầng di động. Tuy nhiên, Hằng Đỗ – đại diện Seedcom cho rằng, công nghệ trong nước còn yếu là một rào cản không nhỏ cho khởi nghiệp.

Ba doanh nhân trẻ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các chương trình giáo dục, hỗ trợ kiến thức, môi trường phù hợp cho các bạn trẻ phát triển. "Doanh nhân trẻ tại Việt Nam có thể tham gia các khóa đào tạo thực tiễn (on-the-job training) hoặc thực tập (internship) tại các công ty hàng đầu ở Hoa Kỳ, từ đó cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm). Ngoài ra, các doanh nghiệp của Hoa Kỳ cũng có thể đến Việt Nam để cùng tìm hiểu về nguồn nhân lực khởi nghiệp đầy sáng tạo và nhiệt huyết."- Uyên Vy đề xuất với tổng thống Mỹ.

vietnamnet

Tổng thống Obama cùng Lê Hoàng Uyên Vy, Đỗ Thị Thu Hằng và Khoa Phạm trong cuộc đối thoại chiều 24/5

Tổng thống Obama khẳng định ủng hộ TPP và tin rằng hiệp định này sẽ mở ra thêm rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam; đồng thời chia sẻ nhiều kì vọng về việc phát triển chung về kinh tế, môi trường, luật bản quyền, và nguồn lao động mà các quốc gia tham gia TPP có thể đạt được trong thời gian sắp tới.

"Sức mạnh thật sự để VN phát triển chính là tinh thần doanh nhân và "chính tinh thần doanh nhân ấy đã đưa chúng tôi đến đây ngày hôm nay" – Tổng thống Obama kết thúc cuộc trao đổi trong tinh thần cởi mở và lạc quan.

Lê Hoàng Uyên Vy là Giám đốc điều hành của Adayroi.com, website thương mại điện tử thuộc tập đoàn Vingroup. Cô từng lập trang web Chon.vn, trung tâm mua sắm thời trang trực tuyến lớn nhất Việt Nam.

Năm 2014, Vy là Chủ tịch của UNICEF Next Generation Việt Nam, sáng kiến hàng đầu để hỗ trợ trẻ em. Năm 2015 và 2016, cô lọt top 30 gương mặt tiêu biểu của Forbes Việt Nam và Forbes Asia.

Đỗ Thị Thúy Hằng tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế, Đại học Harvard, cử nhân trường Oberlin College. Cô hiện là Phó giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh và quan hệ đối ngoại tại Seedcom, quỹ đầu tư có danh mục gồm 16 công ty ở Việt Nam, tập trung ở lĩnh vực bán lẻ, công nghệ và nông nghiệp như Haravan, Giaohangnhanh, The Coffee House…

Khoa Phạm tốt nghiệp tiến sĩ Khoa học pháp lý tại Đại học Luật McGeorge, Đại học Thái Bình Dương (California, Mỹ). Anh giữ chức vụ Giám đốc Pháp lý & Quan hệ Đối ngoại cho lãnh đạo cấp cao của Microsoft Việt Nam. Anh từng làm việc tại Quốc hội Mỹ và tham gia tư vấn pháp lý tại nhiều công ty công nghệ hàng đầu ở thung lung Silicon.

Minh Tuấn



Source link

ĐH Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1

Posted: 25 May 2016 07:23 AM PDT


Trong cả đợt thi, tổng số thí sinh đăng ký dự thi bài thi Ngoại ngữ là 15842, số thí sinh dự thi là 15443, đạt 97,4%; bài thi Đánh giá năng lực, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 52850, số thí sinh dự thi là 51.131, đạt 97,1%.

ĐH Quốc gia Hà Nội phân tích kết quả điểm thi như sau: Bài thi Ngoại ngữ, tổng số thí sinh đạt từ 40 điểm trở lên là 75,3% (trên tổng điểm 80); Điểm trung bình là 48,8 điểm trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là 51 điểm; 01 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm; 01 thí sinh đạt 79/80 điểm.

Phổ điểm kết quả thi Ngoại ngữ đợt 1:


Phổ điểm kết quả thi Ngoại ngữ đợt 1

Phổ điểm kết quả thi Ngoại ngữ đợt 1

Đối với Bài thi Đánh giá năng lực: Thống kê dữ liệu điểm thi cho thấy, điểm trung bình của toàn bộ thí sinh là 75,2 (trên tổng 140); điểm trung vị (điểm chia dải điểm của thí sinh thành 2 phần bằng nhau) là 75; tổng số thí sinh đạt từ 70 điểm trở lên là 64,82%, trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là từ 64 – 87 điểm. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 124/140 điểm.

Phổ điểm thi ĐGNL :


Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực đợt 1

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực đợt 1

Kết quả phân tích điểm cho thấy phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2015 và đợt 1 năm 2016 hầu như không có sự khác biệt, phổ điểm của cả hai năm đều có phân bố chuẩn, cân đối cả hai phía.

Phổ điểm thi ĐGNL đợt 1 năm 2015 và đợt 1 năm 2016 :

Đợt 1 năm 2015


			So sánh kết quả thi ĐGNL đợt 1 năm 2015 và đợt 1 năm 2016

So sánh kết quả thi ĐGNL đợt 1 năm 2015 và đợt 1 năm 2016

Theo lãnh đạo ĐH QGHN, năm 2015: điểm trung bình là 77,66 với độ lệch chuẩn là 14,659. Năm 2016: điểm trung bình là 75,21 với độ lệch chuẩn là 13, 936. Như vậy, độ biến thiên của điểm thi đợt 1 năm 2016 gần như là không thay đổi (18,88% năm 2015 và 18,53% năm 2016).

Năm 2016, số câu hỏi được bổ sung vào ngân hàng đề thi của ĐHQGHN đã tăng gấp đôi so với năm 2015, nâng số lượng câu hỏi trong ngân hàng lên đến 8000 câu. Phổ điểm bài thi ĐGNL không có sự khác biệt đáng kể nào giữa năm 2015 và 2016 cho thấy bài thi có mức độ phân hóa tốt, khẳng định sự chuẩn hóa, chính xác của bộ đề thi.

Hơn 24% thí sinh có điểm thi dưới trung bình

Về thống kê điểm theo từng đầu điểm, với bài thi Ngoại ngữ, thống kê dữ liệu điểm cho thấy: Dưới 40 điểm có 24,55% thí sinh. Từ 40 điểm đến dưới 50 điểm có 4068 thí sinh, đạt 26,3%; từ 50 đến dưới 60 điểm có 4176 thí sinh, đạt 27%; từ 60 điểm đến dưới 70 điểm có 2818 thí sinh, đạt 18,2%; từ 70 điểm trở lên có 567 thí sinh, đạt 3,61%..

TT

Mức điểm

Số lượng

Tỷ lệ

1.

< 40 điểm

3814

24.55

1.

40 – <50 điểm

4068

26.3

1.

50 – <60 điểm

4176

27.0

1.

60 – <70 điểm

2818

18.2

1.

Từ 70 điểm trở lên

567

3.61

Bài thi Đánh giá năng lực, thống kê dữ liệu điểm cho thấy: Dưới 70 điểm có 34,91% thí sinh. Từ 70 điểm đến dưới 80 điểm có 13837 thí sinh, đạt 26,9%; từ 80 đến dưới 90 điểm có 11282 thí sinh, đạt 21,93%; từ 90 điểm đến dưới 100 điểm có 5924 thí sinh, đạt 11,49%; từ 100 điểm đến dưới 110 điểm có 1925 thí sinh, đạt 3,7%; có 300 thí sinh đạt từ 110 điểm trở lên.

TT

Mức điểm

Số lượng

Tỷ lệ

1.

<70 điểm

18048

34.91

1.

70 – <80 điểm

13837

26.91

1.

80 – <90 điểm

11282

21.93

1.

90 – <100 điểm

5924

11.49

1.

100 – <110 điểm

1925

3.69

1.

Từ 110 điểm trở lên

300

0.52

Hồng Hạnh



Source link

Chính thức thành lập ĐH Fulbright Việt Nam

Posted: 25 May 2016 06:42 AM PDT


– Ngày 25/5, Trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) chính thức nhận quyết định thành lập. Đây là trường ĐH độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam.

Lễ nhận quyết định thành lập dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Đinh La Thăng. 

Trước đó, FUV chính thức nhận quyết định thành lập do phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 16/5. Quyết định cho phép FUV được tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. 

Ngày 25/5, Trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) chính thức nhận quyết định thành lập. Đây là trường ĐH độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam.

Trao quyết định thành lập

FUV là đại học phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam nhận được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và Việt Nam. Đến nay Mỹ đã cam kết tài trợ hơn 20 triệu USD để hỗ trợ việc thành lập. Chính quyền TP.HCM cũng dành cho FUV 25 hecta đất tại Khu Công nghệ cao (quận 9) trong đó có 15 hecta sử dụng xây khuôn viên chính và 10 hecta dành cho khu nhà ở và khu ký túc xá.  

Ở giai đoạn ổn định FUV có số lượng sinh viên từ 6000 đến 8000.  Trường sẽ xây dựng đội ngũ giảng viên quốc tế và đặc biệt chú trọng tuyển những học giả, nhà khoa học người Việt được đào tạo quốc tế. 

Buổi lễ cũng công bố ông Bob Kerrey, nguyên Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ là chủ tịch hội đồng tín thác FUV. Bà Đàm Bích Thủy, hiệu trưởng sáng lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam. Bà Thủy từng nhận học bổng Fulbright theo học ngành tài chính tại Trường kinh doanh Wharton. Bà được bổ nhiệm hiệu trưởng FUV tháng 9/2015.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng, đây là sự kiện đặc biệt cho mỗi quan hệ Việt Nam-Mỹ. Sự kiện này càng có ý nghĩa khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam.

Ông Thăng đánh giá cao và trân trọng việc theo đuổi, hình thành ĐH Fulbright trong suốt 20 năm qua.

"TP.HCM là một trung tâm hàng đầu của Việt Nam về nhiều mặt. Chúng tôi có khát vọng to lớn dành lại ngôi vị trung tâm tài chính, khoa học, kinh tế hàng đầu khu vực. Từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ chúng tôi nhận ra chất lượng nguồn nhân lực cao là chìa khóa thực hiện mục tiêu thành công. Chúng tôi đặt kì vọng vào FUV, từ đó thắt chặt mỗi quan hệ hai nước"- ông Thăng nói.

Bí thư Thành ủy TP.HCM hứa dành cho ĐH Fulbright những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển và mong muốn những điều kiện đầy đủ không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng từ FUV mà còn thu hút "đàn chim" từ khắp nơi bay về TP.HCM…

Tại buổi trò chuyện với học sinh, sinh viên và giảng viên ở Hà Nội, trưa 24/5, Tổng thống Obama cho biết: Một số công ty công nghệ hàng đầu và học viện của Mỹ đang bắt tay với các trường đại học của Việt Nam để đẩy mạnh đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và y học. 

“Bởi vì dù chúng tôi có chào đón thêm nhiều sinh viên Việt Nam tới Mỹ, chúng tôi cũng tin rằng những người trẻ tuổi xứng đáng được đào tạo theo chuẩn quốc tế ngay tại đây, tại Việt Nam” – người đứng đầu Nhà Trắng nói.

“Và đó là một trong những lí do khiến chúng tôi rất hào hứng khi mùa thu này, Trường ĐH Fulbright Việt Nam sẽ bắt đầu đi vào hoạt động tại TP.HCM. Đó là trường ĐH dân lập phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam – với học bổng toàn phần cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Sinh viên, học giả và các nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu chính sách công, quản lý, kinh doanh, kỹ thuật, khoa học máy tính và các ngành khai phóng (những môn học được xem là thiết yếu)….

 Lê Huyền 



Source link

Thứ trưởng Khoa học nói lại chuyện 800 triệu/bài báo quốc tế

Posted: 25 May 2016 06:00 AM PDT


– Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Quốc Khánh cho biết, con số 800 triệu ông nói trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 25/5là số tiền tài trợ cho một nhiệm vụ khoa học chứ không phải cho 1 bài báo công bố quốc tế.

Trao đổi với VietNamNet chiều 25/5, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết, mỗi năm Quỹ Phát triển Khoa học Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ cho khoảng hơn 300 nhiệm vụ khác nhau. Với khoản ngân sách khoảng 300 tỉ mỗi năm, trung bình, mỗi nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học được Quỹ NAFOSTED tài trợ trung bình từ 750-800 triệu đồng.

công bố quốc tế, Thứ trưởng Bộ KH&CN, 800 triệu bài báo quốc tế
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh.

Với mỗi nhiệm vụ, đề tài được Quỹ tài trợ, ngoài sản phẩm nghiên cứu chính, các đề tài, chương trình nghiên cứu, do Quỹ tài trợ bắt buộc phải có tối thiểu 2 công bố quốc tế ISI (không kể các công bố trong và ngoài nước khác trên các tạp chí không thuộc Danh mục tạp chí ISI).

Thứ trưởng Khánh cho biết, như vậy, 2 bài báo công bố quốc tế chỉ là một phần chứ không phải là toàn bộ kết quả nghiên cứu nhưng là điều kiện cần để đề tài nghiên cứu được nghiệm thu. 

“Khi các tác giả muốn được hội đồng nghiệm thu buộc phải chứng minh rằng họ có 2 bài báo công bố quốc tế được đăng tải từ kế quả nghiên cứu của đề tài. Khi đó mới thành lập hội đồng nghiệm thu được”, Thứ trưởng Khánh nói.

Như vậy, theo Thứ trưởng Khánh, con số 800 triệu không phải là số tiền chi cho mỗi bài báo công bố quốc tế. Ông Khánh cũng cho biết, nếu so với thế giới, mức tiền đầu tư cho mỗi công bố quốc tế ở Việt Nam là thấp hơn khoảng 2-3 lần. 

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng cho biết, trong năm 2015, số lượng các bài báo thuộc Danh mục tạp chí ISI được công nhận là kết quả của đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do Quỹ NAFOSTED tài trợ đạt 2,9 bài báo/đề tài, cao hơn so với yêu cầu 2 bài báo/đề tài.

Thứ trưởng Bộ KH&CN thừa nhận, trong buổi họp sáng nay ông không đã dùng từ ngữ dễ gây nhầm lẫn trong bối cảnh không có nhiều thời gian để ông giải thích một cách kỹ càng về các hoạt động của Quỹ này.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc điều hành Quỹ NAFOSTED thông tin, kinh phí trung bình Quỹ tài trợ cho các đề tài, các chương trình này là 750-800 triệu đồng/1 đề tài, chương trình nghiên cứu.

Ngoài sản phẩm nghiên cứu chính, các đề tài, các chương trình nghiên cứu do Quỹ tài trợ bắt buộc phải có tối thiểu 2 công bố quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc Danh mục tạp chí ISI do Thompson Reuter xếp hạng.

Quỹ NAFOSTED được triển khai từ năm 2009 nhằm tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên gồm 8 lĩnh vực: Toán học, Khoa học Thông tin và Máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, Khoa học Sự sống – Sinh học Nông nghiệp, Y sinh và Cơ học.

Các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ hàng năm khoảng hơn 200 đề tài nghiên cứu, chiếm 80% số lượng đề tài, chương trình được Quỹ tài trợ và khoảng 60% tổng kinh phí tài trợ của Quỹ.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng được Quỹ tài trợ song với yêu cầu thấp hơn. Tuy nhiên, công bố quốc tế cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ này tài trợ.

Ngoài việc tài trợ cho các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu do các nhà khoa học đăng ký và được xét duyệt hàng năm, Quỹ còn tài trợ cho hoạt động tham dự hội thảo quốc tế của các nhà khoa học trẻ hay tổ chức các hội thảo uy tín trong nước có mời các nhà khoa học quốc tế tới phản biện với khoản kinh phí không quá 150 triệu đồng.

Lê Văn



Source link

Xuất hiện thủ khoa đại học đầu tiên 2016

Posted: 25 May 2016 05:17 AM PDT


– ĐHQG Hà Nội vừa công bố dữ liệu kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh ĐH hính quy đợt 1 năm 2016. Thí sinh đạt điểm cao nhất là 124/140 điểm.

Kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh đại học chính quy đợt 1 năm 2016 của ĐHQG Hà Nội diễn ra từ ngày 5-15/5/2016.

Sau khi kỳ thi kết thúc, ĐHQG Hà Nội đã tiến hành phân tích tình hình dự thi của thí sinh và kết quả thi của thí sinh.

Kết quả, bài thi Ngoại ngữ, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 15842, số thí sinh dự thi là 15443, đạt 97,4%.

Bài thi đánh giá năng lực, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 52850, số thí sinh dự thi là 5131, đạt 97,1%.

Thống kê dữ liệu điểm thi cho thấy tổng số thí sinh đạt từ 40 điểm trở lên ở môn Ngoại ngữ là 75,3% (trên tổng điểm 80); Điểm trung bình là 48,8 điểm trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là 51 điểm; 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm; 1 thí sinh đạt 79/80 điểm.

Về bài thi đánh giá năng lực, thống kê dữ liệu điểm thi cho thấy: điểm trung bình của toàn bộ thí sinh là 75,2 (trên tổng 140); tổng số thí sinh đạt từ 70 điểm trở lên là 64,82%, trong đó điểm phổ biến mà thí sinh đạt được là từ 64 – 87 điểm.

Thí sinh đạt điểm cao nhất là 124/140 điểm.

Kết quả phân tích điểm cho thấy phổ điểm bài thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2015 và đợt 1 năm 2016 hầu như không có sự khác biệt, phổ điểm của cả hai năm đều có phân bố chuẩn, cân đối cả hai phía.



Source link

TPHCM: Trao quyết định thành lập trường ĐH Fulbright Việt Nam

Posted: 25 May 2016 04:34 AM PDT


Trường ĐH này đã chính thức nhận được quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 819-QĐ/TTg) do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 16/5/2016. Theo đó trường sẽ tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. Đồng thời trường cũng sẽ triển khai công tác chuẩn bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao TPHCM tại quận 9.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại lễ trao quyết định thành lập trường ĐH Fullbright Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại lễ trao quyết định thành lập trường ĐH Fullbright Việt Nam

Bí thư Đinh La Thăng cho biết: “Tôi rất vui mừng chào đón sự có mặt của trường ĐH Fulbright tại TPHCM. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng FUV là một đóng góp ý nghĩa của sự phát triển của TPHCM, để nơi này trở thành trung tâm sáng tạo của khu vực và thế giới”.


Bí thư Đinh La Thăng khẳng định TPHCM tạo điều kiện tốt nhất cho trường ĐH Fulbright Việt Nam.

Bí thư Đinh La Thăng khẳng định TPHCM tạo điều kiện tốt nhất cho trường ĐH Fulbright Việt Nam.

Bí thư Thăng cũng chia sẻ thêm: "Chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng vào sự thành công của ĐH Fulbright. Chúng tôi cam kết sẽ dành mọi điều kiện tốt nhất cho trường để đào tạo ra nhân lực có chất lượng. Như câu "đất lành chim đậu", không chỉ từ FUV mà còn phải thu hút "đàn chim" lớn từ khắp nơi đến với TPHCM, kể cả "chim đại bàng" và "chim ưng".

Nguyên Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey, Chủ tịch Hội đồng quản trị FUV cho rằng FUV mở ra một chương mới đầy hứa hẹn trong lịch sử hợp tác của Hoa Kỳ – Việt Nam về giáo dục đại học. Bởi vì trường ĐH này được thành lập dựa trên các nguyên tắc trọng dụng nhân tài, tự do học thuật, quản trị tự chủ, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, chúng tôi hy vọng rằng FUV sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc để thu hút các học giả và nhà khoa học VN đã được đào tạo nhiều năm ở nước ngoài, theo các chương trình hợp tác giáo dục giữa hai nước.

Lãnh đạo TPHCM trao quyết định cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam

Lãnh đạo TPHCM trao quyết định cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam

Bà Đàm Bích Thủy, hiệu trưởng trường ĐH Fulbright Việt Nam cho biết: "FUV là trường đại học duy nhất tại Việt Nam được thiết kế theo mô hình giáo dục "khai phóng" với mong muốn đào tạo những thế hệ sinh viên Việt Nam có tư duy phản biện, đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, nghệ thuật và dịch vụ công”.

Mặc dù là một tổ chức tư nhân, FUV nhận hỗ trợ từ chính phủ hai nước. Chính phủ Mỹ cam kết tài trợ hơn 20 triệu USD để hỗ trợ thành lập trường. Đồng thời, chính quyền TPCHM dành cho trường 25 ha đất ở Khu công nghệ cao, trong đố 15ha được sử dụng để xây dựng khuôn viên chính của trường và 10 ha dành cho khu nhà ở và ký túc xá sinh viên.

Vốn đăng ký ban đầu của FUV là 70 triệu USD, đến nay trường đã nhận được cam kết tài trợ bằng tiền mặt và các hình thức giá trị khác hơn 60 triệu USD. Tuy nhiên, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV cho biết ước tính trong 5 năm đầu tiên trường cần huy động tới 150 triệu USD.

Đơn vị học thuật đầu tiên là khoa Chính sách Công và quản lý Fullbright sẽ khai giảng vào năm 2016 bao gồm đội ngũ nhân lực và chương trình của chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP). Khoa cũng sẽ mở các khóa cao học và chương trình đào tạo cấp cao về chính sách công, kinh doanh và những lĩnh vực có liên quan. Năm 2018, FUV sẽ thành lập khoa Khoa học xã hội và nhân văn với chương trình giáo dục cử nhân 4 năm cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, kỹ thuật.

Ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Anh nhưng FUV sẽ cấp bằng Việt Nam. Ở giai đoạn phát triển ổn định, trường sẽ có số lượng sinh viên từ 6.000-10.000.

Lê Phương



Source link

Ông giáo già bỏ tiền túi, mở thư viện phục vụ miễn phí nông dân

Posted: 25 May 2016 03:52 AM PDT


“Thư viện của tình quê”

Gần 4 năm qua, các em học sinh cũng như người dân ở thị xã An Nhơn (Bình Định) vui mừng vì ngay tại quê mọc lên một thư viện có tên "Tình quê" phục vụ miễn phí. Đó là thư viện do ông Hạ mở.

Mới đây, ông Hạ tiếp tục bỏ tiền ra mua đất, góp sách, xây thêm một thư viện miễn phí tại xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).

Thư viện Tình quê ở xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) do ông Hạ mở như một tri ân với quê hương ông.

Thư viện “Tình quê” ở xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) do ông Hạ mở như một tri ân với quê hương ông.

Vốn sinh ra ở xã Nhơn Khánh (thị xã An Nhơn, Bình Định), do điều kiện công tác, ông Hạ phải xa quê lên giảng dạy tỉnh Gia Lai. Cả cuộc đời gắn với nghề giáo, ông hiểu được giá trị của sách, của tri thức. Bởi vậy, lúc về hưu khi con đã trưởng thành, ông Hạ dù tuổi cao nhưng vẫn đau đáu một nỗi niềm: Phải làm điều gì đó thiết thực cho quê hương, cho thế hệ trẻ bây giờ?

Suy nghĩ cứ thôi thúc, năm 2012, ông Hạ quyết định đem hết số tiền đã tích cóp, dành dụm được bấy lâu nay, về quê mua đất, xây dựng thư viện miễn phí mang tên "Tình quê" tại thôn Hiếu An, xã Nhơn Khánh (thị xã An Nhơn, Bình Định), mảnh đất nơi ông sinh ra. Công trình thư viện Tình quê rộng chừng 60 m2, với trên 3.000 đầu sách với đủ các loại sách như: Văn học, nghiên cứu, lịch sử, sách liên quan đến kỹ thuật, chăn nuôi, nông nghiệp… Không gian thư viện được bố trí một dãy bàn ghế để lấy nơi học sinh và người dân địa phương đến đọc sách miễn phí.

Để thư viện hoạt động hiệu quả, ông Hạ cũng tự bỏ tiền ra thuê một người túc trực, mở cửa đón bạn đọc đến thư viện mỗi ngày. Chị Nguyễn Thị Thu Thảo (25 tuổi, thôn Hiếu An, xã Nhơn Khánh), người chịu trách nhiệm trông coi thư viện cho biết: "Trước đây, ai muốn đọc sách thì tự mua hoặc lên thư viện trung tâm xã nhưng số lượng sách cũng hạn chế. Từ ngày có thư viện “Tình quê” thì người dân trong thôn, nhất là các em học sinh thường xuyên đến đây đọc sách, mở mang kiến thức và giải trí".

Hàng ngày chị Thảo, người trông coi thư viện túc trực, mở cửa đón bạn đọc

Hàng ngày chị Thảo, người trông coi thư viện túc trực, mở cửa đón bạn đọc

Ngoài thư viện “Tình quê”, mới đây, ông Hạ còn xây tiếp một thư viện miễn phí khác mà ông chưa kịp đặt tên, tại thôn Chánh An, xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ) – quê vợ của ông. Điều quan trọng là việc làm của ông được vợ con nhiệt tình ủng hộ. Thậm chí, họ còn thương đi các nơi, kêu gọi mọi người gom sách về cho thư viện thêm phong phú kho kiến thức vô tận.

Nghèo vật chất nhưng không nghèo tri thức

Những ngày này, khi học sinh nghỉ hè, thư viện “Tình quê” lại đông đúc các em học sinh tới đọc sách, nhất là các em bậc học sinh tiểu học, cấp 2 đến vừa đọc sách thêm kiến thức, vừa đọc truyện giải trí. Hiện ngoài việc phục vụ bạn đọc sách miễn phí mỗi ngày cho học sinh và bà con nông dân, vào buổi tối thư viện còn là nơi các bạn sinh viên mở lớp dạy thêm cho học sinh trong vùng.

Thư viện với trên 3.000 đầu sách với nhiều lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, lịch sử... phục vụ miễn phí cho người dân và các em học sinh

Thư viện với trên 3.000 đầu sách với nhiều lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, lịch sử… phục vụ miễn phí cho người dân và các em học sinh

Đang say sưa với cuốn truyện cổ tích, em Khánh Vy (lớp 8A2 Trường THCS Nhơn Khánh), vui vẻ nói: "Bỏ tiền ra mua một tập truyện về đọc được một lần thì phí, nên thường ngày nghỉ học, em lại đến thư viện đọc truyện. Hôm nào đọc chưa xong, chị trông coi thư viện còn cho mượn về nhà đọc tiếp thích lắm".

Còn em Nguyễn Thị Kim Mỹ Duyên (sinh viên năm 3, trường ĐH Quy Nhơn), chia sẻ: "Mỗi dịp cuối được nghỉ học em về nhà đều lên thư viện đọc sách. Kiến thức là vô hạn nên đọc sách giúp mở mang kiến thức bổ ích. Em nghĩ, việc mở thư viện này không chỉ làm đẹp bộ mặt quê hương mà còn khuyến khích tinh thần học tập không chỉ học sinh mà cả nhân dân".

Chia sẻ về việc làm ý nghĩa và nhân văn này, ông Hạ nói: "Chúng ta có thể nghèo về vật chất nhưng không thể nghèo về tri thức. Thư viện sẽ là nơi mọi người, bất kể lứa tuổi hay nghề nghiệp, có thể đến đây đọc sách tiếp thêm kiến thức. Đây cũng là một món quà nhỏ mà tôi muốn gửi tặng để tri ân quê hương mình".

Hàng năm, ông Hạ lại về quê trao quà cho học sinh trong thôn

Hàng năm, ông Hạ lại về quê trao quà cho học sinh trong thôn

Được biết, ông Hạ đã mở hàng chục thư viện ở nhiều tỉnh thành từ TPHCM đến Bình Định. Hơn 50 năm xa quê hương, mỗi lần trở về, ông Hạ còn trao tặng những phần quà tặng ý nghĩa cho các em học sinh hiếu học, vượt khó học giỏi và học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi Đại học. Đặc biệt, vào dịp lễ, Tết, ông Hạ cũng thường trao tặng quà cho người neo đơn, tàn tật trong thôn, như một cách cảm thông và chia sẻ với những mảnh đời thiếu may mắn.

Doãn Công



Source link

Ngập nặng, trường phải huy động sinh viên tát nước

Posted: 25 May 2016 03:08 AM PDT


ĐH Thương mại ngập sâu khoảng 50cm

Sáng 25/5, Trường ĐH Thương mại đồng loạt cho học sinh hoãn thi vì trường ngập sâu.

Một số sinh viên cho biết, từ nửa đêm 24/5 trở đi, nước bắt đầu ngập sân trường. Nhiều học sinh ở KTX chống ngập lụt cả đêm, có em đến 2h sáng mới kê xong đồ đạc lên cao.

Trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho biết, do mưa lớn, ngập nặng nên nhà trường đã thông báo lịch hoãn thi học phần ngày 25/5.


Thông báo nghỉ sáng 25/5 của ĐH Thương Mại. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Thông báo nghỉ sáng 25/5 của ĐH Thương Mại. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Việc hoãn thi được tiến hành qua nhiều phương tiện, website nhà trường, thông báo trực tiếp ở cổng, qua facebook và thông qua các giáo viên để báo với cán bộ lớp cũng như đến tận các học sinh của lớp.

"Để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, việc hoãn thi do thời tiết là điều bình thường. Cũng may, cơ sở vật chất của nhà trường không ảnh hưởng do trận mưa lớn ngày hôm qua và sáng nay", ông Sơn nói.


Nước tràn vào hành lang nhà trường. (Ảnh: Facebook ĐH Thương mại)

Nước tràn vào hành lang nhà trường. (Ảnh: Facebook ĐH Thương mại)

Cũng theo ông Sơn, sau trận lụt lịch sử năm 2008 đến nay, trường mới bị ngập nặng như hôm nay. Rút kinh nghiệm từ đợt lụt lịch sử cách đây 8 năm, trường đã đầu tư 2 máy bơm tự động cưỡng bức.

Tuy nhiên, do mưa quá lớn, dồ dập từ ngày 24- sáng 25/5, hệ thống thoát nước của thành phố chưa đồng bộ nên các cống rút chậm khiến trường ngập sâu trong nước. Có đoạn ngập sâu nhất khoảng nửa mét. Hành lang tầng 1, nhà C cũng bị nước tràn vào.


Sân trường mênh mông nước. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Sân trường mênh mông nước. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Theo ghi nhận của phóng viên, do nước rút tự nhiên quá chậm nên hiện tại thành phố đang cho máy bơm hút cùng với máy bơm của nhà trường. Đội ngũ cán bộ nhân viên nhà trường cũng đang tích cực dọn dẹp vệ sinh, cố gắng ngày 26/5, học sinh có thể tiếp tục trở lại trường bình thường.

Nhiều trường phải… tát nước

Sau trận mưa lớn đêm qua, toàn bộ sân trường và hành lang ĐH Kiến trúc Hà Nội chìm trong nước.

ĐH Kiến Trúc Hà Nội thông báo nghỉ học để khắc phục hậu quả ngập lụt

ĐH Kiến Trúc Hà Nội thông báo nghỉ học để khắc phục hậu quả ngập lụt

Ngay ở cổng trường, thông báo tạm nghỉ để cán bộ, giảng viên tập trung khắc phục hậu quả mưa lụt cũng được dán.

Nhiều nam sinh của nhà trường cũng được huy động để vận chuyển đồ đạc, máy móc tại một số văn phòng ở tầng 1 bị nước ngập sâu đến các phòng cao hơn.


Sân trường ĐH Thủy lợi biến thành sông. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Sân trường ĐH Thủy lợi biến thành “sông”. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Tại một số trường như ĐH Thủy Lợi, Học viện An ninh Nhân dân (Hà Đông) cũng không tránh khỏi cảnh ngập lụt và sáng nay, học viên phải tát nước trong hội trường.


Sinh viên lội nước vào trường. (Ảnh: Facebook Trường ĐH Thủy lợi)

Sinh viên lội nước vào trường. (Ảnh: Facebook Trường ĐH Thủy lợi)

Các trường khác như ĐH Điện Lực, THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông) cũng trong tình trạng ngập lụt nặng.

Mỹ Hà



Source link

Hà Nội: Nhiều trường cho sinh viên nghỉ học vì ngập nặng

Posted: 25 May 2016 02:23 AM PDT


ĐH Thương mại ngập sâu khoảng 50cm

Sáng 25/5, Trường ĐH Thương mại đồng loạt cho học sinh hoãn thi vì trường ngập sâu.

Một số sinh viên cho biết, từ nửa đêm 24/5 trở đi, nước bắt đầu ngập sân trường. Nhiều học sinh ở KTX chống ngập lụt cả đêm, có em đến 2h sáng mới kê xong đồ đạc lên cao.

Trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho biết, do mưa lớn, ngập nặng nên nhà trường đã thông báo lịch hoãn thi học phần ngày 25/5.


Thông báo nghỉ sáng 25/5 của ĐH Thương Mại. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Thông báo nghỉ sáng 25/5 của ĐH Thương Mại. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Việc hoãn thi được tiến hành qua nhiều phương tiện, website nhà trường, thông báo trực tiếp ở cổng, qua facebook và thông qua các giáo viên để báo với cán bộ lớp cũng như đến tận các học sinh của lớp.

"Để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, việc hoãn thi do thời tiết là điều bình thường. Cũng may, cơ sở vật chất của nhà trường không ảnh hưởng do trận mưa lớn ngày hôm qua và sáng nay", ông Sơn nói.


Nước tràn vào hành lang nhà trường. (Ảnh: Facebook ĐH Thương mại)

Nước tràn vào hành lang nhà trường. (Ảnh: Facebook ĐH Thương mại)

Cũng theo ông Sơn, sau trận lụt lịch sử năm 2008 đến nay, trường mới bị ngập nặng như hôm nay. Rút kinh nghiệm từ đợt lụt lịch sử cách đây 8 năm, trường đã đầu tư 2 máy bơm tự động cưỡng bức.

Tuy nhiên, do mưa quá lớn, dồ dập từ ngày 24- sáng 25/5, hệ thống thoát nước của thành phố chưa đồng bộ nên các cống rút chậm khiến trường ngập sâu trong nước. Có đoạn ngập sâu nhất khoảng nửa mét. Hành lang tầng 1, nhà C cũng bị nước tràn vào.


Sân trường mênh mông nước. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Sân trường mênh mông nước. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Theo ghi nhận của phóng viên, do nước rút tự nhiên quá chậm nên hiện tại thành phố đang cho máy bơm hút cùng với máy bơm của nhà trường. Đội ngũ cán bộ nhân viên nhà trường cũng đang tích cực dọn dẹp vệ sinh, cố gắng ngày 26/5, học sinh có thể tiếp tục trở lại trường bình thường.

Nhiều trường phải… tát nước

Sau trận mưa lớn đêm qua, toàn bộ sân trường và hành lang ĐH Kiến trúc Hà Nội chìm trong nước.

ĐH Kiến Trúc Hà Nội thông báo nghỉ học để khắc phục hậu quả ngập lụt

ĐH Kiến Trúc Hà Nội thông báo nghỉ học để khắc phục hậu quả ngập lụt

Ngay ở cổng trường, thông báo tạm nghỉ để cán bộ, giảng viên tập trung khắc phục hậu quả mưa lụt cũng được dán.

Nhiều nam sinh của nhà trường cũng được huy động để vận chuyển đồ đạc, máy móc tại một số văn phòng ở tầng 1 bị nước ngập sâu đến các phòng cao hơn.


Sân trường ĐH Thủy lợi biến thành sông. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Sân trường ĐH Thủy lợi biến thành “sông”. (Ảnh: Facebook nhà trường)

Tại một số trường như ĐH Thủy Lợi, Học viện An ninh Nhân dân (Hà Đông) cũng không tránh khỏi cảnh ngập lụt và sáng nay, học viên phải tát nước trong hội trường.


Sinh viên lội nước vào trường. (Ảnh: Facebook Trường ĐH Thủy lợi)

Sinh viên lội nước vào trường. (Ảnh: Facebook Trường ĐH Thủy lợi)

Các trường khác như ĐH Điện Lực, THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông) cũng trong tình trạng ngập lụt nặng.

Mỹ Hà



Source link

Comments