Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thí sinh Hà Nội nộp lệ phí dự thi quốc gia ở đâu?

Posted: 22 May 2016 08:34 AM PDT


Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội có Công văn số 1685/SGD&ĐT-KHTC hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, phân phối phí dự thi THPT quốc gia năm 2016 gửi Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên và hiệu trưởng các trường hiệp quản.

Theo đó, thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia với mục đích sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học sẽ phải nộp mức phí dự thi là 35.000 đồng/môn.

Thí sinh Hà Nội nộp lệ phí dự thi THPT quốc gia ở đâu? (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Thí sinh sẽ phải nộp phí dự thi theo quy định cụ thể như sau: Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp sẽ nộp phí dự thi tại phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã nơi thí sinh cư trú.

Với thí sinh tự do chưa tốt nghiệp (đã từng học hết chương trình THPT 2014 -2015 trở về trước nhưng chưa có bằng tốt nghiệp) sẽ nộp phí dự thi tại các trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã, phường) hoặc tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh học lớp 12.

Đối với thí sinh đang học lớp 12 năm học 2015-2016 sẽ nộp phí tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh đang học lớp 12. Lưu ý, không được nộp tại cơ sở giáo dục khác.

Khi thu phí, các đơn vị thu phí phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu phí theo quy định của Bộ Tài chính. Biên lai nhận tại cơ quan thuế tại địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở và được quản lý theo chế độ quản lý biên lai thu phí do Bộ Tài chính quy định.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục thu phí, định kỳ 10 ngày một lần phải nộp toàn bộ tiền phí dự thi thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Đồng thời, các cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi giữ lại 4.000 đồng/hồ sơ.



Source link

Đà Nẵng: Sinh viên náo nức lần đầu thực hiện bầu cử “chọn mặt gửi vàng”

Posted: 22 May 2016 07:52 AM PDT


Hàng vạn sinh viên ở Đà Nẵng, hầu hết là những công dân trẻ lần đầu đi bầu cử

Hàng vạn sinh viên ở Đà Nẵng, hầu hết là những công dân trẻ lần đầu đi bầu cử

Khu vực bỏ phiếu bầu cử số 2, phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có đến 1.154 cử tri là sinh viên đang học tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2016-2021.

Khu vực bỏ phiếu số 2, P. Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu là một trong những khu vực có đông cử tri là sinh viên nhất với hơn 1.000 sinh viên tham gia bầu cử tại điểm này

Khu vực bỏ phiếu số 2, P. Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu là một trong những khu vực có đông cử tri là sinh viên nhất với hơn 1.000 sinh viên tham gia bầu cử tại điểm này

Đọc kỹ thông tin ứng viên và cân nhắc trước khi chọn mặt gửi vàng

Đọc kỹ thông tin ứng viên và cân nhắc trước khi “chọn mặt gửi vàng”

Náo nức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình

Náo nức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình

Ghi nhận tại điểm bỏ phiếu bầu cử này, nhiều cử tri trẻ là sinh viên đi náo nức đi "chọn mặt gửi vàng", nghiêm túc xếp hàng đợi đến lượt bỏ phiếu bầu cử. Sinh viên Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ: "Quê em ở Quảng Nam, em đang học tại trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng nên được tham gia bỏ phiếu bầu cử tại nơi em đăng ký tạm trú ở đây. Đây là lần đầu tiên em được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân với tấm phiếu cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND. Em rất trân trọng và kỳ vọng những người trúng cử sẽ có tâm, có tầm đại diện cho nhân dân dám nói, dám làm góp phần xây dựng và phát triển đất nước, trong đó có nhiều quyết sách quan tâm tới giáo dục nước nhà, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận kiến thức thực tiễn nhiều hơn, tạo điều kiện cho người trẻ được góp công sức của mình cho đất nước".

Theo ông Nguyễn Văn Đông – Trưởng Phòng Công tác HSSV ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho biết: Liên tục 1 tuần nay, chương trình phát thanh qua hệ thống lao phóng thanh ở Ký túc xá của trường đều đặn phát các bản thông báo, cung cấp thông tin liên quan đến bầu cử. Các Nhà trưởng được phân công nhiệm vụ nhắc nhở, đôn đốc cử tri ở các nhà tham gia bầu cử; đồng thời nắm chắc số lượng cử tri có mặt đến giờ cuối, không để xảy ra tình trạng dịch chuyển cử tri…"

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Trưởng Phòng Công tacHSSV ĐH Kinh tế Đà Nẵng chia sẻ: "Hầu hết sinh ở trường đều là lần đầu tiên tham gia bầu cử. Để tránh những bỡ ngỡ cho các em trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, nhà trường đã tổ chức giải đáp những thắc mắc của sinh viên liên quan đến công tác bầu cử thông qua số điện thoại đường dây nóng của nhà trường"

Khánh Hiền



Source link

Thông tư 30: Vì sao giáo viên phản ứng?

Posted: 22 May 2016 07:08 AM PDT


Không giảm sĩ số, không thể áp dụng thông tư

Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Việt Nam tại 5 tỉnh thành phố gồm: Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ, Hòa Bình, Đà Nẵng cho thấy, 95,2% giáo viên được hỏi đều khẳng định họ vô cùng vất vả khi thực hiện thông tư 30, phần lớn thời gian họ dành cho ghi nhận xét học sinh. Điều này được các hiệu trưởng, cán bộ quản lý phòng và sở giáo dục thừa nhận. Trung bình một giáo viên phải dành gần 94 phút/ ngày chỉ để ghi nhận xét vào sổ. Họ phải làm việc mọi lúc mọi nơi, kể cả giờ nghỉ giải lao trên lớp lẫn ở nhà.

Đặc biệt, giáo viên các môn chuyên như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục… có người dạy 31 lớp, phải gánh 62 cuốn sổ ghi theo dõi chất lượng cùng lúc cho khoảng 1.240 học sinh (tính trung bình 40 em/lớp). Ở một trường tiểu học tại thị trấn Thanh Miện (Hải Dương), một giáo viên dạy mỹ thuật cho 23 lớp phải nhận xét gần 800 học sinh. Khảo sát khẳng định đó là tình trạng chung ở mọi trường tiểu học.

Cũng theo cuộc khảo sát, có tới 582 trong số 630 giáo viên cho rằng, phải mất quá nhiều thời gian cho việc ghi nhận xét học sinh. Thời gian trung bình trong ngày dành cho nhận xét học sinh là 93,47 phút.

Do số lượng học sinh quá nhiều, giáo viên không có điều kiện theo dõi từng học sinh. Nhiều người chỉ có thời gian ghi lời nhận xét chung chung áp dụng cho nhiều trường hợp, kiểu như “em học tốt”, “em cần cố gắng hơn”… mà không chỉ ra được tốt ở chỗ nào và cần cố gắng ở chỗ nào để các em nỗ lực.

Ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho biết, để Thông tư 30 thật sự hiệu quả, cần giảm số lượng học sinh trong lớp. Tiếp tục hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về cách đánh giá học sinh để tạo được sự đồng thuận cao hơn.

Đồng tình với ý kiến này, ông Trần Việt Hùng (Liên Hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam) cũng cho rằng, mỗi lớp trung bình 50, 60 học sinh như hiện nay, giáo viên áp dụng thông tư 30 rất khổ. Vì thế, họ mới phản ứng. Do đó phải giảm sĩ số nếu không, không thể áp dụng thông tư này.

Giáo viên quá tải với nhận xét học sinh vào cuối năm (ảnh: Minh Quân)

Giáo viên quá tải với nhận xét học sinh vào cuối năm (ảnh: Minh Quân)

Giáo viên còn ngại đổi mới?

Trao đổi ý kiến tại Diễn đàn khoa học Đánh giá 1 năm thực hiện Thông tư 30/2014-BGDĐT về đánh giá học sinh thông qua nhận xét, bà Nguyễn Thị Bích Huệ (Phòng Giáo dục Tiểu học- Sở GD&ĐT Hải Dương) cho biết, nếu trước hàng trăm giáo viên mà hỏi "có muốn trở về thông tư cũ để đánh giá học sinh thông qua chấm điểm hay không"? chắc chắn ai cũng muốn.

Sở GD&ĐT Hải Dương cũng đã tiến hành thăm dò ý kiến của giáo viên cơ sở, quả thật giáo viên cực kì quá tải với nhận xét học sinh, nhất là giáo viên chuyên như: Mỹ thuật, nhạc họa… Điều đáng nói, giáo viên phải nhận thức được thông tư 30 là hợp xu thế đổi mới trong giáo dục. Tuy nhiên, cần thay đổi bằng cách đánh giá cả định lượng và định tính (cả cho điểm và nhận xét). Việc đổ dồn cả năm học chỉ căn cứ vào điểm số cuối học kỳ như hiện nay, chưa được hợp lý.

Ông Nguyễn Đắc Hưng cũng nhận định, nhìn chung giáo viên ngại đổi mới, không muốn thay đổi và thích cho điểm. Thực tế tại một số tỉnh, huyện, xã và các trường, những giáo viên được tập huấn về Thông tư 30 bài bản thì không có băn khoăn, trăn trở điều gì và đều thực hiện tốt.

Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Công Khanh – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, mọi đổi mới đều tạo ra phản ứng trái chiều. Nó giống như việc đưa ra một món ăn mới lạ và cần có cơ sở để người dùng tin tưởng sử dụng.

Phải đặt câu hỏi: Tại sao giáo viên khó khăn khi thực hiện thông tư 30?

Phải đặt câu hỏi: “Tại sao giáo viên khó khăn khi thực hiện thông tư 30”?

"Xếp loại bằng cách cho điểm rất nhanh nhưng chưa giúp học sinh tiểu học hiểu về bản thân còn thiếu gì, cần khắc phục như thế nào, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của các em. Nếu đánh giá bằng nhận xét sẽ thúc đẩy tốt hơn cho việc học.

Hiện giáo viên kêu vất vả, vậy phải đặt câu hỏi tại sao thực hiện khó khăn? Làm sao cho giáo viên đỡ vất vả chứ không phải là phủ nhận Thông tư 30", ông Khanh nói.

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cũng cho rằng, Thông tư 30 còn nhiều hạn chế. Vấn đề vướng mắc là giáo viên chưa được đào tạo, chuẩn bị đầy đủ để thực hiện cách đánh giá bằng nhận xét thay vì chấm điểm như trước đây.

Xung quanh những hạn chế, bất ổn khi thực hiện Thông tư 30, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận, đúng là có rất nhiều khó khăn trong việc triển khai cái mới. Nhưng thấy khó mà không làm thì không bao giờ đổi mới được, mà phải bắt tay vào làm mới dần dần tháo gỡ được khó khăn.

"Khó khăn nhất đang nằm trong nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên" – ông Hiển nhấn mạnh. Có rất nhiều vấn đề khi triển khai đại trà như việc nhầm lẫn dẫn đến chỉ đạo sai tinh thần thông tư, cán bộ quản lý máy móc trong thực hiện khiến giáo viên bị quá tải… Tất cả bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh" – ông Hiển nói.

Thông tư 30/2014- BGDĐT được ban hành tháng 8/2014 và được triển khai rộng rãi ở tất cả các trường tiểu học trên quy mô toàn quốc vào tháng 10 năm 2014. Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau gần 2 năm thực hiện thông tư "cơ bản đã được xã hội chấp nhận".

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Source link

TPHCM: Sinh viên mong muốn các đại biểu trúng cử tận tụy với công việc, vì nhân dân

Posted: 22 May 2016 06:27 AM PDT



Cử tri trẻ là sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng tìm hiểu thông tin các ứng viên

Cử tri trẻ là sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng tìm hiểu thông tin các ứng viên

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cử tri là sinh viên xa nhà thực hiện quyền công dân của mình, Trường ĐH Tôn Đức Thắng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức điểm bầu cử Số 97, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM tại Ký túc xá của Trường với khoảng 2.000 sinh viên tham bầu cử. Hầu hết đây là lần đầu tiên nhiều bạn được tham gia bầu cử.


Sinh viên xếp hàng đến lượt vào phòng bầu cử

Sinh viên xếp hàng đến lượt vào phòng bầu cử

Bạn Lưu Thảo Trang, sinh viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn của trường chia sẻ: "Đây đây là lần đầu tiên em được bỏ lá phiếu bầu cử nên tâm trạng rất hồi hộp. Tuy nhiên, với tinh thần và trách nhiệm của một công dân Việt Nam nói chung cũng như sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng, em muốn cùng những cử tri khác chọn ra những đại biểu xứng đáng, đủ tài đức để sau khi trúng cử sẽ đại diện cho nguyện vọng của người dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước."


Sinh viên tại điểm bầu cử ở trường ĐH Giao thông vận tải CS2

Sinh viên tại điểm bầu cử ở trường ĐH Giao thông vận tải CS2

Tương tự, từ sáng sớm đã có rất đông các sinh viên nội trú của các trường: Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TPHCM, Trường Nghiệp vụ Kiểm sát, Trường ĐH Giao thông Vận tải (cơ sở 2) đến điểm bầu cử số 17 -Phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

Ngọc Bích, sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết nhiều sinh viên của KTX dậy sớm để chuẩn bị. Trước đó, các sinh viên đã được tuyên truyền rất kĩ về Luật bầu cử, những quy định liên quan và được tìm hiểu về tiểu sử của các ứng viên. Nữ cử tri trẻ này bật mí thêm bạn ưu tiên cho các ứng viên nữ có tâm, có tài trong đợt bầu cử này.


Lần đầu tiên cầm thẻ cử tri

Lần đầu tiên cầm thẻ cử tri

Còn Huỳnh Văn Linh, sinh viên trường ĐH Giao thông Vận tải-cơ sở 2 chia sẻ: Đây là lần đầu tiên được đi bầu cử nên em cùng các bạn rất háo hức. Sau khi đọc kĩ tiểu sử của các ứng cử viên, em đã dự định được sẽ bầu ai, gạch ai. Em hi vọng, các đại biểu xứng đáng nhất sẽ được trúng cử và luôn nỗ lực hết mình, tận tụy với công việc, vì nhân dân, vì đất nước với sự tin tưởng của các cử tri.

Theo ông Trần Xuân Trường (Tổ trưởng Tổ bầu cử điểm số 17), điểm bầu cử số 17 có gần 2.700 cử tri là sinh viên nội trú ở ba trường nói trên. Nhìn chung các sinh viên đi bầu cử rất nghiêm túc, đầy đủ. Các em được hướng dẫn rất kĩ càng nên không hề có trường hợp nào sai sót về phiếu hỏng.


Sinh viên thực hiện quyền công dân của mình

Sinh viên thực hiện quyền công dân của mình

Cũng trên địa bàn quận 9, điểm bỏ phiếu số 16 (Phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9) tại Trường Cao Đẳng Tài chính-Hải quan cũng có 703 sinh viên nội trú của trường cũng đã có mặt để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình.

Trên địa bàn TP.HCM còn nhiều điểm bỏ phiếu dành cho sinh viên thực hiện quyền công dân của mình trong ngày bầu cử hôm nay như KTX ĐHQG TPHCM, KTX trường ĐH Bách Khoa TPHCM… Nhìn chung tất cả các điểm bỏ phiếu đều chuẩn bị chu đáo, chỉnh chu, tạo điều kiện thuận lợi để những cử tri trẻ là sinh viên đang theo học tại các trường tự tin và hăng hái đi bỏ phiếu bầu cử. Đây không chỉ là dịp để sinh viên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân mà còn thể hiện tiếng nói của sinh viên đối với những sự kiện chính trị trọng đại của cả nước.

Lê Phương



Source link

Bộ Giáo dục công bố định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Posted: 22 May 2016 05:45 AM PDT



Theo đó, thực hiện các quyết định số 29,1475,1477,1479,1481/QĐ-BGDĐT, các định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, bao gồm: Bậc 3-5 dùng chung; Bậc 2 cho người lớn; Bậc 1 cho học sinh Tiểu học; Bậc 2 cho học sinh THCS; Bậc 3 cho học sinh THPT.

Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh gồm hai phần: Cấu trúc đề thi, cách tính điểm thi và mô tả năng lực ứng với điểm thi.

Cụ thể: 

Bậc

Kỹ năng

Mục đích

Thời gian

Cách tính điểm/ Điểm đạt

Bậc 1 (dành cho học sinh tiểu học)

Nghe

– Nghe và ghép số với hình ảnh

– Nghe và chọn đáp án đúng nhất

– Nghe và chọn tranh mô tả tốt nhất thông tin trong đối thoại đã nghe

– Nghe và đánh dấu vào ô Đúng hoặc Sai

18-20 phút

Mỗi kỹ năng đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 25, điểm bài thi tối đa 100 điểm, sau đó quy về thang điểm 10, làm tròn đến 0,5 điểm.

Không có điểm Đạt hay Không đạt cho học sinh tiểu học, mà được xếp loại năng lực đi kèm mô tả năng lực dựa trên điểm thi đạt được.

Trong trường hợp nhất thiết phải quy định mốc điểm Đạt/ Không đạt thì tổng điểm cả 4 kỹ năng sau khi quy đổi từ 5,0 điểm trở lên, không có kỹ năng nào dưới 10/100 điểm là Đạt.

Đọc

– Ghép từ kèm hình ảnh minh họa

– Xác định câu Đúng hay Sai

– Sắp xếp lại lượt nói theo đúng trật tự

– Điền từ đúng vào ô trống

20 phút

Viết

– Điền từ vào chỗ trống có gợi ý

– Viết câu từ những từ/ cụm từ cho sẵn

– Viết thư đơn giản/ thiệp mời/ tin nhắn

20 phút

Nói

– Phỏng vấn 5 câu

– Đáp lại các gợi ý liên quan đến vật thể

– Mô tả tranh

11 phút

Bậc 2 (dành cho học sinh THCS)

Nghe

– 7 câu hỏi trắc nghiệm

– 5 câu hỏi điền từ/ số vào biểu bảng, ghi chú, lời nhắn…

– 7 câu hỏi loại điền từ/ số vào đoạn tóm tắt, miêu tả…

– 3 câu hỏi sắp xếp theo thứ tự (hình ảnh)

– 3 câu hỏi sắp xếp theo thứ tự (cụm từ)

30 phút

Mỗi kỹ năng đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 25, điểm bài thi tối đa 100 điểm, sau đó quy về thang điểm 10, làm tròn đến 0,5 điểm.

Điểm đạt: tổng điểm 4 kỹ năng từ 5,0 trở lên sau khi đã quy đổi

Đọc

– 10 câu hỏi điền từ vào biểu bảng, ghi chú, lời nhắn…

– 7 câu hỏi ghép cặp

– 8 câu hỏi trắc nghiệm

35 phút

Viết

– 5 câu viết theo gợi ý

– 5 câu viết lại theo cấu trúc khác

– Viết 1 lá thư điện tử/ cá nhân/ lời nhắn từ 60-80 từ

35 phút

Nói

– Phần 1: Phỏng vấn: hỏi 5 câu và yêu cầu trả lời ngắn

– Phần 2: + Phương án 1: Đóng vai

+ Phương án 2: Trả lời câu hỏi theo tình huống (thi trên máy tính)

10 phút

Bậc 3 (dành cho học sinh THPT)

Nghe

– Câu hỏi trắc nghiệm

– Câu hỏi điền vào chỗ trống

– Câu hỏi Đúng/ Sai

35 phút

Mỗi kỹ năng đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 25, điểm bài thi tối đa 100 điểm, sau đó quy về thang điểm 10, làm tròn đến 0,5 điểm.

Điểm đạt: tổng điểm 4 kỹ năng từ 5,0 trở lên sau khi đã quy đổi

Đọc

– Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn

– Câu hỏi hoàn thành các ghi chú/ biểu mẫu

– Câu hỏi trắc nghiệm Đúng/ Sai

40 phút

Viết

– Viết đoạn văn bản ngắn 80-100 từ

– Viết văn bản dài 100-120 từ

45 phút

Nói

– Phỏng vấn 5 câu

– Độc thoại/ Mô tả tranh

– Phần 3: + Phương án 1: Thảo luận theo cặp

+ Phương án 2: Trả lời câu hỏi mở rộng (thi trên máy tính)

13 phút

Bậc 2 (dành cho người lớn)

Nghe

25 câu hỏi: 15 câu hỏi lựa chọn, 10 câu điền từ vào chỗ trống

25 phút

Mỗi kỹ năng đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 25, điểm bài thi tối đa 100 điểm, sau đó quy về thang điểm 10, làm tròn đến 0,5 điểm.

Điểm đạt: tổng điểm 4 kỹ năng từ 6,5 điểm trở lên sau khi đã quy đổi

Đọc

30 câu: 15 câu hỏi lựa chọn, 8 câu ghép ứng với nội dung, 7 câu trả lời câu hỏi

40 phút

Viết

3 bài viết:

– Viết 5 câu hoàn chỉnh từ cụm từ cho sẵn

– Viết một tin nhắn/ bản ghi nhớ

– Viết thư/ bưu thiếp

35 phút

Nói

– Chào hỏi

– Tương tác xã hội: trả lời 3-5 câu hỏi về 2 chủ đề

– Miêu tả: người, đồ vật, môi trường sống…

– Thảo luận: thí sinh được cung cấp một ý kiến, thí sinh trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó

10 phút

Bậc 3-5

Nghe

3 phần, 35 câu hỏi nhiều lựa chọn

40 phút

4 kỹ năng được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến 0,5 điểm

Điểm trung bình của 4 kỹ năng được sử dụng để xác định bậc năng lực sử dụng tiếng Anh, cụ thể:

– Dưới 4,0: Không xét

– 4,0 – 5,5: bậc 3

– 6,0 – 8,0: bậc 4

– 8,5 – 10: bậc 5

Đọc

4 bài đọc, 40 câu hỏi nhiều lựa chọn

60 phút

Viết

2 bài viết: bức thư khoảng 120 từ và bài luận khoảng 250 từ

60 phút

Nói

– Tương tác xã hội

– Thảo luận giải pháp

– Phát triển chủ đề

12 phút



Source link

Trần tình của chủ nhà trọ về quy định khiến 'SV khốn khổ'

Posted: 22 May 2016 05:03 AM PDT


– Đọc bài "Sinh viên khốn khổ vì “luật riêng” của chủ nhà trọ", có thể phần nào thông cảm bởi ở thuê không được tự do, thoải mái như ở nhà. Nhưng đã bao giờ các em tìm hiểu tại sao chủ nhà trọ lại có những quy định khắt khe như vậy?

Ông Tiến (Triều Khúc, Hà Nội) chia sẻ: "Nhà tôi có 15 phòng trọ, mỗi phòng 2-4 sinh viên, được trang bị tiện nghi đầy đủ nên việc quản lý không đơn giản. Ngày trước tôi cũng có công việc riêng, giờ phải nghỉ hẳn để quản lý khu trọ này. Lúc đầu tôi cũng khá thoải mái với các cháu, nhưng nhiều cháu ý thức quá kém gây ảnh hưởng đến cả khu trọ.

Ông Tiến dẫn dụ, mỗi cháu được giao một chìa khóa cổng, ra vào phải khóa cửa, nhưng nhiều khi chỉ biết mở mà quên khóa. Vì vậy mà trộm lẻn vào lấy đi phương tiện di chuyển của sinh viên. Lúc ấy chưa lắp camera, không tìm ra được ai, tôi là người phải đứng ra đền.

Hoặc, trước mỗi phòng đều có một thùng rác riêng, tôi yêu cầu mỗi ngày đổ rác một lần. Vậy nhưng chỉ được mấy hôm đầu, sau ấy thì cả tuần, thậm chí nửa tháng mới đổ rác, mùi bốc ra rất khó chịu, ảnh hưởng đến các phòng khác. Cầu thang, hành lang đi lại không ai quét bao giờ.Dường như phòng nào quét phòng ấy, còn đường đi chung thì… không cần.

“Còn hành lang mỗi tầng đều có 2 bóng đèn, tôi giao nhiệm vụ phòng nào gần bóng nào thì quản lý bóng đó, tắt ngay sau khi dùng. Nhưng các cháu không làm theo, dẫn đến lãng phí điện, lại cháy nhiều bóng vì bật liên tục ngày đêm, rồi kêu tôi thay bóng mới. Dù coi các cháu như con, nhưng nhiều khi ý thức của chúng kém quá cũng bức xúc” – ông Tiến phân trần.

Sinh viên, sinh viên khốn khổ, chủ nhà trọ, chủ nhà trọ trần tình, quy định của chủ nhà trọ

Sinh viên tìm được một chỗ trọ ưng ý không phải dễ (Ảnh minh họa)

Để khắc phục tình trạng này, ông Tiến đã đề ra nhiều biện pháp để quản lý và nâng cao an ninh khu trọ. Cụ thể: Ông lắp camera quan sát ở cổng ra vào và nhà xe, ai không khóa cổng hoặc để người lạ mở cửa ra vào tự do sẽ lập tức bị nhắc nhở.

Sinh viên khu trọ có thể ra vào thoải mái trong ngày, nhưng từ 23h, ông khóa cửa bằng khóa riêng, đến 6h sáng hôm sau mới mở, về muộn hơn không được vào. Chỉ những ai có việc rất gấp và đột xuất, lý do chính đáng mới được ông mở cửa ra vào sau 23h. Khách đến nhà trọ chơi không được cười nói lớn, mở nhạc to gây ồn ào, nếu ngủ qua đêm phải thông báo với chủ nhà, đặc biệt không được để bạn khác giới đến ngủ chung… Hàng ngày ông đều đi kiểm tra, phòng nào ăn ở mất vệ sinh hay làm trái quy định đều bị nhắc nhở. Đồ đạc của phòng do cũ hỏng, được thay thế miễn phí. Tuy nhiên, nếu đồ mới mà không biết giữ gìn làm hỏng, sẽ bị tính vào tiền nhà tháng ấy.

"Những quy định này sẽ là gò bó với những cháu mải chơi và ý thức kém. Cũng có sinh viên chỉ ở được thời gian ngắn, kêu chủ nhà khó tính và chủ động chuyển đi. Không ít lần tôi là người yêu cầu chúng thuê chỗ khác, vì ý thức kém quá, ảnh hưởng đến cả khu trọ" – ông Tiến tâm sự.

Bà Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có khu trọ với 10 phòng, và đề ra những quy định tương tự như ông Tiến.

"Quy định càng nhiều, mình quản lý càng vất vả. Nhưng không quy định, chỉ cần sơ xảy một chút là dẫn đến hậu quả nghiêm trọng” – lời bà Mai. Hôm ấy, đúng 23h30 tôi khóa cổng như mọi ngày, một cháu chạy ra xin cho bạn về muộn, 12h30 mới về.

Lý do được đưa ra khá chính đáng, nhưng hàng ngày tôi phải dậy sớm nên không thể thức đợi đến lúc ấy được, vậy là mủi lòng đưa chìa khóa cho cháu mở cửa cho bạn…. Không ngờ hôm sau, các sinh viên khác báo với tôi là mất hai chiếc xe đạp điện trong nhà xe. Mọi nghi ngờ dồn vào cô bé được tôi giao chìa khóa. Tôi thấy cháu nó thật thà, hiền lành, ở cả năm không có điều tiếng gì, lại không có bằng chứng, nên không nỡ tra hỏi. Lỗi là do tôi chủ quan, nên đành phải đền hai chiếc xe đạp điện. Xóm trọ thấy vậy cũng họp lại, mỗi người góp một ít phụ vào cùng tôi.

“Đúng là nghiêm quá các cháu kêu ca, nhưng chỉ cần phá luật một lần là xảy ra chuyện. Từ sau lần ấy, tôi cứ đúng quy định mà làm, không có ngoại lệ" – bà Mai đúc rút.

Bà Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Cứ đến đúng ngày 5 đầu tháng là các phòng phải đóng tiền đầy đủ. Phòng nào không thực hiện được yêu cầu chuyển ngay. Tôi làm thế nhiều cháu kêu là khó tính, không có tính người, nhưng cũng phải thông cảm.

Ngày trước, thương các cháu ở quê nghèo không có tiền, tôi cho nợ tiền phòng vài tháng liên tiếp, chỉ cần đóng tiền điện nước. Nhưng nhiều khi chúng lẳng lặng chuyển đi, không đóng nốt số tiền còn nợ, tôi là người chịu thiệt hại. Có phòng có 2 nam sinh viên ở, được tôi cho nợ 4 tháng tiền nhà. Lúc chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, một cháu chuyển về quê luôn, không đóng tiền phòng trọ cho tôi. Cháu còn lại trước khi chuyển đi có gọi điện về cho bạn, yêu cầu mỗi người đóng một nửa tiền phòng, nhưng cháu kia không nghe máy. Thấy tội nghiệp quá, tôi đồng ý cho cháu chỉ đóng phần tiền của mình, còn chịu mất một nửa.

Đúng là không phải ai cũng sòng phẳng và giữ uy tín như mình nghĩ ".

* * *

Một số câu chuyện kể trên cho thấy, không phải tự dưng các chủ nhà trọ đề ra nhiều quy định khắt khe. Một phần họ tự bảo vệ quyền lợi của bản thân, quan trọng hơn góp phần nâng cao ý thức sinh viên.

Quỳnh (sinh viên Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải) chia sẻ, ở trọ cùng khu với chủ nhà có rất nhiều thuận lợi, dù nhiều khi bác chủ hơi khó tính, quy định nghiêm khắc. Trước hết, an ninh rất tốt, do có chủ nhà thường xuyên quan sát, để ý, nhắc nhở nên không xảy ra hiện tượng mất trộm, vệ sinh cả khu rất sạch sẽ. Mùa thi đến, yên tâm ôn tập, vì yên tĩnh tuyệt đối, không có hiện tượng nói cười hoặc mở nhạc quá to.

Quỳnh cho rằng, đối với những bạn không thích bị gò bó, hay đi làm thêm về muộn hoặc có nhiều bạn bè đến chơi,… nên chọn những khu nhà trọ riêng chủ để đảm bảo sự thoải mái và riêng tư. Tuy nhiên, phải chấp nhận một điều là không có người trông coi thường xuyên, an ninh có thể không được đảm bảo.

Tình Linh

(Tên nhân vật đã được thay đổi)



Source link

Trần tình của chủ nhà trọ về quy định khiến 'sinh viên khốn khổ'

Posted: 22 May 2016 04:19 AM PDT


– Đọc bài "Sinh viên khốn khổ vì “luật riêng” của chủ nhà trọ", có thể phần nào thông cảm bởi ở thuê không được tự do, thoải mái như ở nhà. Nhưng đã bao giờ các em tìm hiểu tại sao chủ nhà trọ lại có những quy định khắt khe như vậy?

Ông Tiến (Triều Khúc, Hà Nội) chia sẻ: "Nhà tôi có 15 phòng trọ, mỗi phòng 2-4 sinh viên, được trang bị tiện nghi đầy đủ nên việc quản lý không đơn giản. Ngày trước tôi cũng có công việc riêng, giờ phải nghỉ hẳn để quản lý khu trọ này. Lúc đầu tôi cũng khá thoải mái với các cháu, nhưng nhiều cháu ý thức quá kém gây ảnh hưởng đến cả khu trọ.

Ông Tiến dẫn dụ, mỗi cháu được giao một chìa khóa cổng, ra vào phải khóa cửa, nhưng nhiều khi chỉ biết mở mà quên khóa. Vì vậy mà trộm lẻn vào lấy đi phương tiện di chuyển của sinh viên. Lúc ấy chưa lắp camera, không tìm ra được ai, tôi là người phải đứng ra đền.

Hoặc, trước mỗi phòng đều có một thùng rác riêng, tôi yêu cầu mỗi ngày đổ rác một lần. Vậy nhưng chỉ được mấy hôm đầu, sau ấy thì cả tuần, thậm chí nửa tháng mới đổ rác, mùi bốc ra rất khó chịu, ảnh hưởng đến các phòng khác. Cầu thang, hành lang đi lại không ai quét bao giờ.Dường như phòng nào quét phòng ấy, còn đường đi chung thì… không cần.

“Còn hành lang mỗi tầng đều có 2 bóng đèn, tôi giao nhiệm vụ phòng nào gần bóng nào thì quản lý bóng đó, tắt ngay sau khi dùng. Nhưng các cháu không làm theo, dẫn đến lãng phí điện, lại cháy nhiều bóng vì bật liên tục ngày đêm, rồi kêu tôi thay bóng mới. Dù coi các cháu như con, nhưng nhiều khi ý thức của chúng kém quá cũng bức xúc” – ông Tiến phân trần.

Sinh viên, sinh viên khốn khổ, chủ nhà trọ, chủ nhà trọ trần tình, quy định của chủ nhà trọ

Sinh viên tìm được một chỗ trọ ưng ý không phải dễ (Ảnh minh họa)

Để khắc phục tình trạng này, ông Tiến đã đề ra nhiều biện pháp để quản lý và nâng cao an ninh khu trọ. Cụ thể: Ông lắp camera quan sát ở cổng ra vào và nhà xe, ai không khóa cổng hoặc để người lạ mở cửa ra vào tự do sẽ lập tức bị nhắc nhở.

Sinh viên khu trọ có thể ra vào thoải mái trong ngày, nhưng từ 23h, ông khóa cửa bằng khóa riêng, đến 6h sáng hôm sau mới mở, về muộn hơn không được vào. Chỉ những ai có việc rất gấp và đột xuất, lý do chính đáng mới được ông mở cửa ra vào sau 23h. Khách đến nhà trọ chơi không được cười nói lớn, mở nhạc to gây ồn ào, nếu ngủ qua đêm phải thông báo với chủ nhà, đặc biệt không được để bạn khác giới đến ngủ chung… Hàng ngày ông đều đi kiểm tra, phòng nào ăn ở mất vệ sinh hay làm trái quy định đều bị nhắc nhở. Đồ đạc của phòng do cũ hỏng, được thay thế miễn phí. Tuy nhiên, nếu đồ mới mà không biết giữ gìn làm hỏng, sẽ bị tính vào tiền nhà tháng ấy.

"Những quy định này sẽ là gò bó với những cháu mải chơi và ý thức kém. Cũng có sinh viên chỉ ở được thời gian ngắn, kêu chủ nhà khó tính và chủ động chuyển đi. Không ít lần tôi là người yêu cầu chúng thuê chỗ khác, vì ý thức kém quá, ảnh hưởng đến cả khu trọ" – ông Tiến tâm sự.

Bà Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có khu trọ với 10 phòng, và đề ra những quy định tương tự như ông Tiến.

"Quy định càng nhiều, mình quản lý càng vất vả. Nhưng không quy định, chỉ cần sơ xảy một chút là dẫn đến hậu quả nghiêm trọng” – lời bà Mai. Hôm ấy, đúng 23h30 tôi khóa cổng như mọi ngày, một cháu chạy ra xin cho bạn về muộn, 12h30 mới về.

Lý do được đưa ra khá chính đáng, nhưng hàng ngày tôi phải dậy sớm nên không thể thức đợi đến lúc ấy được, vậy là mủi lòng đưa chìa khóa cho cháu mở cửa cho bạn…. Không ngờ hôm sau, các sinh viên khác báo với tôi là mất hai chiếc xe đạp điện trong nhà xe. Mọi nghi ngờ dồn vào cô bé được tôi giao chìa khóa. Tôi thấy cháu nó thật thà, hiền lành, ở cả năm không có điều tiếng gì, lại không có bằng chứng, nên không nỡ tra hỏi. Lỗi là do tôi chủ quan, nên đành phải đền hai chiếc xe đạp điện. Xóm trọ thấy vậy cũng họp lại, mỗi người góp một ít phụ vào cùng tôi.

“Đúng là nghiêm quá các cháu kêu ca, nhưng chỉ cần phá luật một lần là xảy ra chuyện. Từ sau lần ấy, tôi cứ đúng quy định mà làm, không có ngoại lệ" – bà Mai đúc rút.

Bà Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Cứ đến đúng ngày 5 đầu tháng là các phòng phải đóng tiền đầy đủ. Phòng nào không thực hiện được yêu cầu chuyển ngay. Tôi làm thế nhiều cháu kêu là khó tính, không có tính người, nhưng cũng phải thông cảm.

Ngày trước, thương các cháu ở quê nghèo không có tiền, tôi cho nợ tiền phòng vài tháng liên tiếp, chỉ cần đóng tiền điện nước. Nhưng nhiều khi chúng lẳng lặng chuyển đi, không đóng nốt số tiền còn nợ, tôi là người chịu thiệt hại. Có phòng có 2 nam sinh viên ở, được tôi cho nợ 4 tháng tiền nhà. Lúc chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, một cháu chuyển về quê luôn, không đóng tiền phòng trọ cho tôi. Cháu còn lại trước khi chuyển đi có gọi điện về cho bạn, yêu cầu mỗi người đóng một nửa tiền phòng, nhưng cháu kia không nghe máy. Thấy tội nghiệp quá, tôi đồng ý cho cháu chỉ đóng phần tiền của mình, còn chịu mất một nửa.

Đúng là không phải ai cũng sòng phẳng và giữ uy tín như mình nghĩ ".

* * *

Một số câu chuyện kể trên cho thấy, không phải tự dưng các chủ nhà trọ đề ra nhiều quy định khắt khe. Một phần họ tự bảo vệ quyền lợi của bản thân, quan trọng hơn góp phần nâng cao ý thức sinh viên.

Quỳnh (sinh viên Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải) chia sẻ, ở trọ cùng khu với chủ nhà có rất nhiều thuận lợi, dù nhiều khi bác chủ hơi khó tính, quy định nghiêm khắc. Trước hết, an ninh rất tốt, do có chủ nhà thường xuyên quan sát, để ý, nhắc nhở nên không xảy ra hiện tượng mất trộm, vệ sinh cả khu rất sạch sẽ. Mùa thi đến, yên tâm ôn tập, vì yên tĩnh tuyệt đối, không có hiện tượng nói cười hoặc mở nhạc quá to.

Quỳnh cho rằng, đối với những bạn không thích bị gò bó, hay đi làm thêm về muộn hoặc có nhiều bạn bè đến chơi,… nên chọn những khu nhà trọ riêng chủ để đảm bảo sự thoải mái và riêng tư. Tuy nhiên, phải chấp nhận một điều là không có người trông coi thường xuyên, an ninh có thể không được đảm bảo.

Tình Linh

(Tên nhân vật đã được thay đổi)



Source link

TP.HCM: Hơn 2.200 thí sinh đăng ký thi quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp

Posted: 22 May 2016 03:36 AM PDT


Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh vừa có công bố chính thức số lượng thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 ở thành phố.

Theo thông tin này, năm nay, TP.Hồ Chí Minh có 55.615 thí sinh đăng ký dự thi, giảm khoảng một nửa so với mùa thi trước, trong đó hơn 2.200 thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp.

Các môn được thí sinh đăng ký dự thi bao gồm: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Địa, Hóa, Sinh, Lịch sử. Môn Toán là môn có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất, với 55.494 thí sinh. Môn Lịch sử là ít thí sinh nhất, chỉ hơn 3.900 thí sinh.

Các thí sinh thi trung học phổ thông quốc gia tại TP.Hồ Chí Minh mùa thi năm ngoái (Ảnh: P.L)

Hai môn Ngoại ngữ và Ngữ văn đều có hơn 50.000 thí sinh đăng ký dự thi. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, nguyên nhân số lượng thí sinh năm nay giảm là do học sinh ở tỉnh không về thành phố dự thi, mà chỉ có thí sinh tự do, thí sinh của TP.Hồ Chí Minh.

TP.Hồ Chí Minh sẽ thành lập 4 cụm thi do 4 trường đại học trên địa bàn thành phố chủ trì, gồm: Trường đại học Bách Khoa chủ trì cụm thi số 6 với quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Củ Chi và Hóc Môn, trường đại học Khoa học Tự Nhiên chủ trì cụm thi số 7 với quận 2, 9, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức.

Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn chủ trì cụm thi số 8 với quận 1, 3, 4, 7, 11, Nhà Bè, Cần Giờ, còn trường đại học Sư Phạm chủ trì cụm thi số 9 với các thí sinh của quận 5, 6, 8, 10, Tân Bình, Bình Chánh.



Source link

Giải pháp phần mềm cho Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016

Posted: 22 May 2016 02:54 AM PDT


Bộ GD&ĐT đã có chủ trương cho phép các trường có thể xét tuyển theo nhóm để làm giảm các trường hợp "ảo" trong điều kiện là thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào nhiều trường, và phần mềm của Đại học Thăng Long có thể là một giải pháp hữu hiệu nhất.

Ngày 18/5, lãnh đạo đại học Thăng Long đã một lần nữa báo cáo về phần mềm xét tuyển dựa trên thuật toán chấp nhận trì hoãn với lãnh đạo Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Tại đây, lãnh đạo nhà trường khẳng định, phần mềm này dùng cho nhóm tuyển sinh có quy mô càng lớn thì tỷ lệ ảo sẽ được giảm ở mức thấp nhất.

Vậy đâu là cơ sở khoa học để cho phần mềm này có tính khả thi. Thực tế, phần mềm này đã được trường Đại học Thăng Long giới thiệu với lãnh đạo Bộ GD&ĐT từ những năm 2014, cho tới năm 2015 không hiểu lí do gì phần mềm chưa được thử nghiệm trên diện rộng, mặc dù được đánh giá có tính ưu việt.

Vậy tính ưu việt ở đây được nhìn nhận như thế nào? Theo TS Phan Huy Phú – Hiệu trưởng Đại học Thăng Long, tính ưu việt thể hiện ở chỗ: Thí sinh trúng tuyển tối đa một nguyện vọng và đó là nguyện vọng tốt nhất có thể được trong mối tương quan với các thí sinh khác.
Mỗi trường đều có được danh sách trúng tuyển tốt nhất  có thể được trong khuôn khổ các nguyện vọng và kết quả của thí sinh.

TS. Phan Huy Phú trình bày về phần mềm xét tuyển chung của Đại học Thăng Long.

Các trường không bị hạn chế trong việc phân bổ chỉ tiêu cho các ngành hay nhóm ngành, không bị hạn chế về các tiêu chí xét tuyển (có thể sử dụng kết quả học phổ thông của thí sinh, kết quả thi theo ĐHQG Hà Nội, có sơ tuyển…). Thời gian xét tuyển nhanh.

Nếu Bộ GD&ĐT cho phép (chẳng hạn từ năm sau), thí sinh có thể đăng ký nhiều hơn 4 nguyện vọng (ví dụ 10 nguyện vọng), chương trình vẫn xử lý tốt.

Thực hiện như thế nào?

Theo TS. Phan Huy Phú, cách tổ chức xét tuyển thì các trường xác định các "Mã xét tuyển" của trường. Mỗi trường có một số Mã xét tuyển, mã xét tuyển gồm các yếu tố: các ngành, tiêu chí đánh giá thí sinh, điều kiện tối thiểu và chỉ tiêu.

Một Mã xét tuyển có thể gồm 1 hay nhiều ngành. Một ngành cũng có thể thuộc một số Mã xét tuyển.

VD: Trường A có các Mã xét tuyển như sau: Mã xét tuyển T1 chỉ có 1 ngành là Toán; tiêu chí đánh giá là tổng điểm thi 3 môn Toán (hệ số 2), Lý, Hóa; điểm tối thiểu là 25; chỉ tiêu là 50. Mã xét tuyển T2 cũng chỉ có một ngành Toán, tiêu chí đánh giá là Điểm thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức; điểm tối thiểu là 210; chỉ tiêu là 30.

Mã xét tuyển K1 gồm 3 ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh; tiêu chí đánh giá là max(Tổng điểm thi Toán, Văn, Tiếng Anh; Tổng điểm thi Toán, Lý, Hóa + 1); điểm tối thiểu là 16; chỉ tiêu là 150.

Bộ Giáo dục yêu cầu phối hợp chỉ đạo tổ chức thi quốc gia năm 2016

(GDVN) – Ngày 17/5, Bộ GD&ĐT có công văn về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.

Mã xét tuyển K2 gồm 3 ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh; tiêu chí đánh giá là tổng điểm các môn Toán, Văn, Tiếng Anh trong Học bạ; điểm tối thiểu là 20; chỉ tiêu là 150.

Mã xét tuyển N1 gồm 1 ngành nghệ thuật; tiêu chí đánh giá là tổng điểm thi 3 môn Toán, Lý, Hoá; điều kiện là đã qua vòng sơ tuyển; chỉ tiêu là 100.

Thí sinh đăng ký nguyện vọng như thế nào? TS Phan Huy Phú cho biết, sau khi tìm hiểu thông tin của các trường, thí sinh đăng ký nguyện vọng theo cách thức và thời gian do Bộ qui định.

Điều cốt yếu là thí sinh phải xếp thứ tự ưu tiên cho các nguyện vọng trong nhóm của bản thân. Phần mềm xét tuyển sẽ lần lượt xét các nguyện vọng của thí sinh theo thứ tự thí sinh đã đăng ký. Khi một nguyện vọng đã trúng thì các nguyện vọng sau không được xét nữa. Thí sinh chỉ trúng tuyển không quá một nguyện vọng trong nhóm. 

Xử lí dữ liệu; Dữ liệu về các Mã xét tuyển của các trường trong nhóm: do các trường cung cấp; Kết quả học ở phổ thông (trường hợp xét học bạ): thí sinh nộp khi đăng ký; Kết quả sơ tuyển (nếu có yêu cầu): do trường cung cấp.

Dữ liệu trong bản đăng ký của thí sinh: Bộ chuyển giao; Kết quả kỳ thi Quốc gia: Bộ chuyển giao. Kết quả sau khi chạy chương trình xét tuyển là các Danh sách trúng tuyển của các Mã xét tuyển của các trường trong nhóm.

Độ tin cậy của phần mềm tới đâu?

TS. Phan Huy Phú cho biết, dư luận vẫn còn nhiều hoài nghi hoặc chưa hiểu hết được tính ưu việt của phần mềm này, và còn nhiều câu hỏi đặt ra. 

Ví như về độ tin cậy và thời gian chạy của chương trình xét tuyển. Theo TS. Phan Huy Phú, từ cuối năm 2014, Trường Đại học Thăng Long đã chạy thử chương trình xét tuyển với một dữ liệu giả lập gồm khoảng 1 triệu thí sinh (mỗi thí sinh có thể có 6 nguyện vọng) và khoảng 1.000 "Mã xét tuyển". Chương trình kết thúc sau khoảng 120 phút với kết quả phù hợp với lý thuyết.

Bộ Giáo dục đã mời một đơn vị xây dựng một chương trình xét tuyễn mà cốt lõi chính là thuật toán nêu trên. Bộ đã chuyển cho các trường phần mềm này để sử dụng (trong phạm vi từng trường) trong kỳ tuyển sinh năm 2015 và được các trường đánh giá tốt.

Sau kỳ tuyển sinh 2015, Bộ đã dùng chính dữ liệu của kỳ tuyển sinh để chạy thử lại chương trình và thu được kết quả tốt. 

Thắc mắc về quyền tự chủ của các trường khi tham gia xét tuyển chung. Theo TS. Phan Huy Phú, các trường không bị hạn chế trong việc phân bổ chỉ tiêu cho các ngành hay nhóm ngành, không bị hạn chế về các tiêu chí xét tuyển (có thể sử dụng kết quả học phổ thông của thí sinh, kết quả thi theo Đại học Quốc gia Hà Nội, có sơ tuyển…). Mỗi trường có thể cử đại diện theo dõi và kiểm tra mọi khâu trong quá trình xét tuyển.

Những điểm làm nên thành công của Kỳ thi đánh giá năng lực

(GDVN) – Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội có thể sẽ còn được nhân rộng hơn nữa vì tính khả thi và trách nhiệm xã hội của kỳ thi này mang lại.

Biện pháp chống ảo của phần mềm này như thế nào? TS. Phan Huy Phú cho rằng, các trường thường đối phó với "ảo" bằng cách gọi lượng thí sinh dôi ra để "trừ hao", có khi gọi quá đến 50%, thậm chí còn nhiều hơn.

Hậu quả là có trường tuyển vượt quá chỉ tiêu đăng ký rất nhiều (mà Bộ cũng khó phạt), gây khó khăn cho bản thân trường trong tổ chức đào tạo và đặc biệt là góp phần làm cho một số trường tuyển được rất ít so với chỉ tiêu đăng ký.

Nếu xét tuyển theo nhóm thì tỉ lệ "ảo" sẽ giảm vì thí sinh chỉ trúng tuyển nhiều nhất một nguyện vọng trong nhóm, dù đăng ký nhiều nguyện vọng vào nhiều trường trong nhóm. Càng nhiều trường tham gia vào các nhóm thì càng bớt được "ảo". 

Trường hợp tối ưu là tất cả các trường đều thuộc một nhóm, khi đó hiện tượng "ảo" bị triệt tiêu hoàn toàn. Tuy nhiên, không thể bắt buộc các trường vào một nhóm vì điều đó làm mất quyền tự chủ của các trường. Mỗi trường phải tự quyết định  có tham gia nhóm hay không và tham gia nhóm nào. 

Khi gặp trường hợp có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì phần mềm xử lí thế nào? TS. Phan Huy Phú cho biết, mỗi trường có thể đưa thêm tiêu chí phụ cho từng Mã xét tuyển.

Cách xử lý trường hợp tuyển không đủ chỉ tiêu thì các trường kết thúc mỗi đợt xét tuyển, tổng kết và xác định số chỉ tiêu cần tuyển tiếp đối với mỗi Mã xét tuyển, công bố để thí sinh đăng ký, sau đó chương trình xét tuyển lại được thực hiện.

Liên quan tới công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016, ngày 18/5 Bộ GD&ĐT có đề nghị Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cùng phối hợp, chỉ đạo tuyển sinh.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT đề nghị hai bên cùng thông tin kịp thời, đầy đủ các quy định về tuyển sinh, kết quả tuyển sinh của trường theo đúng quy định tại Quy chế tuyển sinh.

Tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường liên kết thành nhóm xét tuyển chung, hạn chế bất cập của thí sinh ảo, tạo thuận lợi cho nhà trường và thí sinh. Nắm bắt được các vướng mắc phát sinh trong quá trình xét tuyển đại học, cao đẳng, cùng tư vấn đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lí kịp thời các tình huống…



Source link

Bộ Giáo dục đề nghị Hiệp hội tạo điều kiện cho các trường xét tuyển chung

Posted: 22 May 2016 02:12 AM PDT


Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường liên kết thành nhóm xét tuyển chung, hạn chế tình trạng thí sinh ảo, tạo thuận lợi cho nhà trường và thí sinh. 

Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 04/7/2016 tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi có kết quả của kỳ thi, các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng (gọi chung là các trường) thực hiện công tác tuyển sinh đến ngày 15/11/2016.

Bộ Giáo dục yêu cầu Hiệp hội tạo điều kiện cho các trường xét tuyển chung (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Để tổ chức tốt công tác tuyển sinh năm 2016 của các trường, đảm bảo công bằng, thuận lợi cho thí sinh và nhà trường, Bộ đề nghị Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp thực hiện một số công việc. 

Theo đó, Hiệp hội cần thông tin kịp thời, đầy đủ các quy định về tuyển sinh, kết quả tuyển sinh của trường theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành và các văn bản hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016.

Tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường liên kết thành nhóm xét tuyển chung, hạn chế bất cập của thí sinh ảo, tạo thuận lợi cho nhà trường và thí sinh.

Nắm bắt các vướng mắc phát sinh trong quá trình xét tuyển đại học, cao đẳng, tư vấn đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời các tình huống.

Tuyên truyền những lợi ích thiết thực của việc đổi mới tuyển sinh để tạo sự đồng thuận trong xã hội;

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu Hiệp hội tổ chức rút kinh nghiệm sau khi kết thúc tuyển sinh năm 2016; đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới kỳ tuyển sinh năm 2017 và những năm tiếp theo.

Tính đến thời điểm này, nhóm GX đã triển khai công tác xét tuyển đại học năm 2016 với 11 trường Đại học tham gia gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Xây dựng, Đại học Ngoại thương, Đại học Thủy lợi, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Mỏ – Địa chất, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải; Học viện Ngân hàng và Đại học Thăng Long.

Trong đó, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đảm nhiệm vai trò chủ trì thực hiện Đề án tự chủ tuyển sinh nhóm trường.

Phương thức xét tuyển của nhóm vẫn là dựa trên điểm thi trung học phổ thông quốc gia.



Source link

Comments