Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TPHCM: 48 sinh viên nhận học bổng LOTTE

Posted: 21 May 2016 09:08 AM PDT


Ông Hong Soon Chang – Phó Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam - trao học bổng LOTTE cho SV Trường ĐH KHXH&NV TPHCMÔng Hong Soon Chang – Phó Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam – trao học bổng LOTTE cho SV Trường ĐH KHXH&NV TPHCM

Tham dự buổi trao học bổng có đại diện Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Tập đoàn LOTTE, các trường ĐH có SV nhận học bổng…


Đây là lần thứ 18, LOTTE Mart Việt Nam trao học bổng cho các sinh viên xuất sắc của Việt Nam. Các sinh viên được trao học bổng lần này thuộc các trường: ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH KHXH&NV TPHCM, ĐH Ngoại ngữ và tin học TPHCM, ĐH Luật TPHCM, ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, ĐH Nông Lâm TPHCM.


Phát biểu tại buổi lễ, ông Hong Soon Chang – Phó Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam – chia sẻ: "Trong khoảng 5 năm gần đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư khoảng 43,3 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó Tập đoàn LOTTE là đơn vị có sức đầu tư mạnh mẽ nhất.

Đây là lần thứ 18, LOTTE Mart Việt Nam trao học bổng của Tập đoàn LOTTE cho các bạn sinh viên xuất sắc tại Việt Nam. Việc trao học bổng LOTTE cho SV thể hiện sự quan tâm của Tập đoàn đối với nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng lễ trao học bổng này thêm một lần nữa góp phần nâng mối quan hệ giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới". 

Được biết, Quỹ học bổng LOTTE (LOTTE Foundation) do Chủ tịch Shin Kyeok Ho, cũng là người sáng lập ra Tập đoàn LOTTE, thành lập từ năm 1.983 nhằm giúp đỡ học sinh, sinh viên; xây dựng các tổ chức, cơ sở giáo dục và hỗ trợ các cơ quan học thuật, giáo dục. 



Source link

Quảng Bình: Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh nâng cao đạo đức nhà giáo

Posted: 21 May 2016 08:26 AM PDT


Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức ký cam kết trách nhiệm của người đứng đầuSở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức ký cam kết trách nhiệm của người đứng đầu

Theo đó, Sở GD&ĐT ra văn bản yêu cầu các phòng ban, đơn vị trực thuộc sở, các phòng giáo dục tại các huyện thị và thành phố kiểm tra chấn chỉnh và nâng cao đạo đức nhà giáo nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo, đáp ứng sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình.

Theo ông Nhân, trong những năm qua đội ngũ nhà giáo tỉnh Quảng Bình rất tâm huyết đã ra sức phấn đấu hoàn thanh nhiệm vụ cao cả là "dạy chữ" và "dạy người" và kết quả có nhiều thế hệ trí thức cao, phẩm chất đạo đức tốt, có kỷ năng sống và kỷ năng nghề nghiệp đáp ứng được sự nghiệp GD&ĐT.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ít nhà giáo chưa thực sự gương mẫu về nhân cách, học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của mình làm ảnh hưởng đến uy tính của nhà giáo, của ngành giáo dục.

Để nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo, đáp ứng sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện do vậy sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã có văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước và của ngành giáo dục đã đặt ra.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh thực hiện chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT về việc kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo trong đó chú trọng nhiệm vụ đánh giá, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghệ nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 

Nắm bắt kịp thời các thông tin về việc vi phạm đạo đức nhà giáo đồng thời giải quyết kịp thời các phản ánh, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về đạo đức nhà giáo. Lãnh đạo các cấp quản lý, cơ sở giáo dục cần có biện pháp xử lý nghiêm minh theo đúng quy định.

Đối với các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo sẽ nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, các đoàn thể có nhà giáo, cán bộ quản lý vi phạm đạo đức nhà giáo.

Với chỉ thị này, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình sẽ cương quyết xử lý những cán bộ, giáo viên và nhân viên của ngành có vi phạm đến đạo đức tư cách của nhà giáo và đồng thời cũng xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra sai sót khi cấp dưới của mình vi phạm đạo đức tư cách của cán bộ, giáo viên, nhân viên…



Source link

Hà Nội: Công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10 không chuyên

Posted: 21 May 2016 07:43 AM PDT


Cụ thể, Hà Nội có tổng cộng 50.460 chỉ tiêu và 145.653 học sinh đăng ký vào lớp 10. Trong đó, tổng số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 là 75.471, nguyện vọng 2 là 70.190.

Năm nay, toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Học sinh đủ điều kiện ở khu vực tuyển sinh nào, được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập của khu vực tuyển sinh đó.

Những học sinh thuộc vùng giáp gianh giữa cáckhu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú… đủ điều kiện được phép đổi khu vực tuyển sinh nếu hai nguyện vọng vào 2 trường THPT công lập phải ở trong cùng một khu vực tuyển sinh.

Cụ thể số lượng học sinh đăng kí vào lớp 10 không chuyên:

Mỹ Hà



Source link

Viết sai một chữ, học sinh giỏi bị cô giáo đánh tím hai chân

Posted: 21 May 2016 07:01 AM PDT


Bị đánh tím chân vì viết sai một chữ

Ngày 20/5, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một học sinh lớp 2 bị giáo viên đánh tím chân vì học sinh này viết sai một chữ trong bài kiểm tra cuối học kỳ 2 và đã sửa lại.

Hình ảnh học sinh T. bị giáo viên đánh được đăng tải trên mạng xã hội

Hình ảnh học sinh T. bị giáo viên đánh được đăng tải trên mạng xã hội

Facebooker này chia sẻ: “…. Cô giáo Sình Thị Th…. vào sáng ngày 18/05/2016 đánh em Lương Thị Anh T. học lớp 2 do cô dạy chỉ vì em thi học sinh giỏi viết sai 1 chữ và đã sửa lại…

Tôi vừa vào nhà cậu mợ, hỏi em T. sao cô đánh thế rồi em nói, em viết sai 1 chữ, sửa lại rồi cô gọi lên bảng đánh.

Lúc sau, cô lại gọi lên bảng đánh tiếp, tôi hỏi em thế đau thế khóc to lên cho cô không đánh. T. bảo cô không cho khóc, khóc là cô gõ thước vào mồm nên không dám khóc...”.

Cũng theo chia sẻ của tài khoản facebook này, giáo viên Th. cũng từng đánh học sinh khác thâm góc mắt và một khác thì bị véo tai đến mấy hôm vẫn còn đau.

Hành vi đánh học sinh của cô giáo này đã gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng. Bạn Thanh Bình (Hà Nam) chia sẻ: Tôi xem hình ảnh trên mạng mà không kiềm chế nổi. Sao lại có những giáo viên tàn độc đến vậy?

Anh Lê Vũ (Hà Nội) nhận xét, áp lực thành tích cuối năm, cuối kì khiến các giáo viên phát cuồng rồi chăng? Những giáo viên này phải bị xử lý nặng để làm gương, không thể để tình trạng bạo lực như thế xảy ra, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, nhận thức của các em còn hạn chế.

Vết thâm do cô giáo đánh trên chân em T

Vết thâm do cô giáo đánh trên chân em T

Giáo viên bạo hành là chị họ của học sinh

Trao đổi với PV Dân trí vào ngày 21/5, ông Phạm Quang Vũ, xác nhận, đúng là cô giáo Th. đã đánh học sinh T thâm tím chân vì học sinh này viết sai một chữ trong bài kiểm tra cuối học kỳ 2 vừa qua.

Cô giáo Sình Thị Th. là giáo viên hợp đồng của trường tiểu học Phúc Ứng và mới dạy ở trường dạy được một thời gian.

Còn học sinh bị bạo hành tên là Lương Thị Anh T. học lớp 2. Mặc dù em T đã sửa lại chữ mình viết sai trong bài kiểm tra cuối kỳ nhưng vẫn bị cô giáo đánh thâm tím hai chân.

Giáo viên Th, người được xác nhận đã đánh em T vì viết sai một chữ trong bài thi (ảnh bạn đọc).

Giáo viên Th, người được xác nhận đã đánh em T vì viết sai một chữ trong bài thi (ảnh bạn đọc).

Theo ông Vũ, nếu so với mặt bằng ở lớp, học sinh T. có học lực tốt so với các bạn. Cuối năm học này, em đã hoàn thành tốt tất cả các môn.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, em T. vẫn đi học bình thường và không có biểu hiện hoảng loạn tinh thần.

Về phía cô giáo Th., theo ông Vũ, cô là chị họ của học sinh T. Hành vi bạo hành học sinh của cô Th. không diễn ra trên lớp như một số thông tin chia sẻ trên cộng đồng mạng mà giáo viên này có kèm cặp em T. tại nhà và việc bạo hành diễn ra ở nhà riêng.

"Khi nắm được sự việc, chúng tôi đã ngay lập tức yêu cầu giáo viên Th. làm bản kiểm điểm. Chúng tôi cũng tổ chức họp Hội đồng nhà trường và có hình thức phê bình, khiển trách để rút kinh nghiệm.

Do sự việc xảy ra ngoài khuôn khổ nhà trường. Gia đình học sinh cũng không có khiếu nại gì vì cả học sinh và giáo viên đều là họ hàng của nhau nên cả ba bên thống nhất chỉ dừng lại ở mức xử lý trên đây", ông Vũ nói.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Source link

Sinh viên Mỏ – Địa chất thực hiện gần 200 đề tài khoa học trong năm 2016

Posted: 21 May 2016 06:19 AM PDT


Hội nghị khoa học sinh viên lần thứ 29 của Trường ĐH Mỏ - Địa chấtHội nghị khoa học sinh viên lần thứ 29 của Trường ĐH Mỏ – Địa chất

PGS.TS Nguyễn Quang Luật – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ Trường ĐH Mỏ – Địa chất – cho biết: Đầu năm học 2015 – 2016, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo phòng Khoa học Công nghệ và Đoàn thanh niên các khoa tuyên truyền, vận động các lớp sinh viên đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học và thi Olympic năm 2016.

Trên cơ sở số lượng đề tài đăng ký, nhà trường đã cho phép 195 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên được thực hiện năm 2016, có kinh phí hỗ trợ. Ngoài ra, còn có 45 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được triển khai thực hiện dưới sự tài trợ kinh phí từ khoa, bộ môn.

Sau khi kết thúc hội nghị khoa học sinh viên tại các tiểu ban, 52 đề tài được lựa chọn đạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường với 24 công trình giải nhất, 20 công trình giải nhì và 8 công trình đạt giải ba.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Luật, nhìn chung, các đề tài nghiên cứu khoa học đã phản ánh được thực chất kết quả học tập và nghiên cứu của sinh viên, tạo niềm say mê hứng khởi, tiếp cận giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi. Số lượng, chất lượng đề tài nâng cao hơn so với năm trước.

2016 cũng là năm Trường ĐH Mỏ – Địa chất gặt hái được nhiều thành công trong phong trào thi Olympic. Theo đó, kết quả kỳ thi Olympic cấp quốc gia, sinh viên của trường đã đạt 1 giải nhất, 4 giải nhì, 2 giải ba môn Vật lý; 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba môn Toán và 14 giải khuyến khích môn Cơ học.



Source link

Trao giải cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Posted: 21 May 2016 05:34 AM PDT


Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa;  Thứ trưởng Bộ GD&ĐT  Nguyễn Thị Nghĩa; Bí thư thứ nhất Trung  ương Đoàn TNCS HCM Lê Quốc Phong trao giải thưởng cho các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì cuộc thiNguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS HCM Lê Quốc Phong trao giải thưởng cho các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì cuộc thi

Cuộc thi  do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các đơn vị đồng hành tổ chức: Công ty Cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến Egame, Báo Tiền phong, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là đơn vị đăng cai tổ chức. 

Dự buổi lễ và trao giải có các đồng chí: Trương Mỹ Hoa – nguyên Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi;  Lê Quốc Phong – Bí thư thứ nhất Trung  ương Đoàn TNCS HCM, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM…



 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT  Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: "Cuộc thi là cơ hội để đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở trong nước và nước ngoài nâng cao hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm hiểu sâu sắc những giá trị trong Di chúc của Người, khắc ghi những lời dạy của Bác đối với thế hệ trẻ, góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, hoàn thiện nhân cách thế hệ trẻ.  

Đến nay, đã có 340.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi, số lượng thí sinh tăng lên từng ngày, tổng  số thí sinh gấp 4 lần so với cuộc thi lần thứ 2 năm 2015 và gấp 10 lần so với cuộc thi lần thứ nhất năm 2013.

Cuộc thi lần này có nhiều điểm mới trong công tác chỉ đạo tổ chức, phối hợp giữa các đơn vị; đổi mới cách tổ chức Lễ phát động; bổ sung vòng thi Chung kết cá nhân xếp hạng toàn quốc; phần mềm được xây dựng mới chuyên nghiệp, hiện đại thuận tiện cho cả thí sinh dự thi và Ban Tổ chức theo dõi trên hệ thống… tăng tính hấp dẫn, đảm bảo sự khách quan của cuộc thi…"



Giao lưu với các thí sinh đạt giải cao 


Theo báo cáo tổng kết của ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ Trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), Phó Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, có gần 340.000 thí sinh đăng  ký dự thi, trong đó, kết thúc Vòng 1 thi trắc nghiệm có gần 190.000 thí sinh đăng ký dự thi; Ban Tổ chức nhận được khoảng 12.000 bài thi tự luận.

Về cơ cấu thí sinh: học sinh chiếm 36%, sinh viên chiếm 54%, các thành phần khác (cán bộ, giáo viên, người lao động) chiếm, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài chiếm 10%.

Có 21 quốc gia đại diện cho cả 5 châu lục có thí sinh Việt Nam dự thi, nhất là ở Mỹ, Trung Quốc. 63/63 tỉnh/ thành phố đều có thí sinh tham dự, trong đó TPHCM có 33.000 thí sinh, Thái Nguyên có 20.000, Nam Định có 16.000…; Ở khối các trường ĐH, CĐ riêng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 90.000 lượt thí sinh tham gia cuộc thi. 



Thứ trưởng Bộ GD&ĐT  Nguyễn Thị Nghĩa trao giấy khen và phần thưởng cho thí sinh đạt giải

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã chọn 124 thí sinh xuất sắc để trao giải 2 vòng thi trắc nghiệm. Bên cạnh các giải vòng 1, vòng 2, Ban Tổ chức cũng đã chọn ra 90 giải đồng hạng từng tuần trong 6 tuần thi để trao giải: 10 thí sinh có điểm cao nhất tuần, 5 thí sinh có lượt bình chọn bài tự luận lớn nhất (có bài nhận được hàng ngàn bình chọn/ tuần).



Ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ Trưởng Vụ Công tác HSSV, tặng hoa chúc mừng các thí sinh đạt giải cao tham gia giao lưu tại buổi lễ 


Kết quả ở Vòng thi trắc nghiệm thứ nhất, Giải Nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Kim Xuyến, sinh viên năm 4, lớp 12 KMT, Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM, đạt tối đa 250 điểm với 15 giây.

Ở Vòng thi trắc nghiệm thứ hai,  Giải Nhất thuộc về thí sinh Phạm Thị Len, Hướng dẫn viên Công ty Du lịch Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đạt tối đa 250 điểm với 9 giây.



Các đại biểu tham gia cắt băng khai mạc triển lãm ảnh "Bác Hồ với thế hệ trẻ" 

Cũng trong dịp này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành khai mạc triển lãm ảnh "Bác Hồ với thế hệ trẻ" với nhiều ảnh tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước đó, vào ngày 18/5,  tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức lễ dâng hương tại Bến Nhà Rồng. 



Source link

Khi giáo viên chủ nhiệm sử dụng facebook thông minh

Posted: 21 May 2016 04:51 AM PDT


Cách làm này không đơn thuần là việc gửi ảnh và tin vắn về tình hình lớp mà thực sự là một con đường kết nối rất thường xuyên, mang tính tương tác cao.

Hoạt động này được nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Đoàn Thị Điểm sử dụng như là một kênh thông tin hữu ích trong việc gắn kết với phụ huynh học sinh.



Trang bìa facebook “6S3 ĐOÀN KẾT” được thay đổi hình nền theo sự kiện đặc biệt của lớp từng thời điểm để tạo cảm hứng chủ đạo.

Ở lớp 6S3 trường THCS Đoàn Thị Điểm, ngay khi tiếp quản công tác chủ nhiệm lớp, sau khi khảo sát, được biết gần như toàn bộ phụ huynh học sinh của lớp có sử dụng facebook, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hòa đã thiết lập một trang facebook riêng của lớp với mục đích tăng cường kênh thông tin, chia sẻ và kết nối với phụ huynh.

Ý tưởng này được các phụ huynh trong lớp rất tán thành bởi nhờ đó các bố mẹ hiểu hơn về tình hình học tập, rèn luyện của con tại trường đồng thời nắm bắt kịp thời các biện pháp giáo dục của các thầy cô.



Các sản phẩm học tập, các hoạt động của học sinh lớp 6S3 trường THCS Đoàn Thị Điểm được cập nhật để bố mẹ hiểu hơn về các con.
































































































































































































































































































































































































































































































































 
































































































































































































































































 
































































































































 
































































 
































 
















 








 




 


 

Trong suốt thời gian hoạt động, trang facebook “6S3 ĐOÀN KẾT” đã trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu ngoài những bài kiểm tra học sinh mang về, tin nhắn điện tử gửi thông báo từ nhà trường và những trao đổi qua điện thoại mang tính thông thường.

Đây giống như một “ngôi nhà chung” mà các bố mẹ và giáo viên chủ nhiệm có thể bày tỏ, trao đổi về mối quan tâm chung là các con.

Trang facebook “6S3 ĐOÀN KẾT” trước kết là nơi cô giáo cập nhật đều đặn, thường xuyên việc học tập của các con, được thể hiện bằng cả tin bài, hình ảnh, video.



Những biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm được chia sẻ cởi mở với phụ huynh. Cha mẹ có thể tìm hiểu về mục tiêu học tập của con mình dễ dàng. Giáo viên chủ nhiệm cũng rất dễ dàng chia sẻ và tạo kênh trao đổi cởi mở với phụ huynh về những quan điểm giáo dục tích cực.

Đây chỉ là một trong rất nhiều trang facebook của các giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Đoàn Thị Điểm. Những trang facebook như thế này không chỉ nhận được sự hưởng ứng tích cực của phụ huynh, giúp sợi dây gắn kết giữa gia đình và nhà trường thêm bền chặt mà nó còn là một cách định hướng khéo léo cho học sinh biết sử dụng facebook thông minh .

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hòa cho biết, việc khéo léo sử dụng mạng xã hội là một giải pháp rất tích cực. Nếu được kết hợp khăng khít với các phương thức truyền thống khác, chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả giáo dục toàn diện hơn với học sinh.



Source link

Cụm thi 45 và 46 dự kiến có khoảng 11.558 thí sinh

Posted: 21 May 2016 04:08 AM PDT


Năm nay, thí sinh tỉnh Kon Tum sẽ không phải sang Gia Lai thi.
Năm nay, thí sinh tỉnh Kon Tum sẽ không phải sang Gia Lai thi.

Cụm thi 45 sẽ do Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh chủ trì dành cho thí sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai dự thi xét tuyển sinh đại học và cao đẳng, hoặc cả 2 mục đích, vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Cụm thi 45 được tổ chức tại 13 điểm thi ở thành phố Pleiku với khoảng 8.926 thí sinh tham dự.

Tại cụm thi số 46 đặt tại tỉnh Kon Tum, do Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng chủ trì có 2.632 thí sinh đăng ký dự thi, dự kiến sẽ có 3 điểm thi với 106 phòng thi.

Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các thí sinh chỉ dự thi để xét công nhận tốt nghiệp, tỉnh Gia Lai và Kon Tum sẽ thành lập cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì. Cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì sẽ được tổ chức tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tại kỳ thi THPT quốc gia 2015, thí sinh 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum thi tại TP Pleiku do trường Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh chủ trì. Tuy nhiên, năm nay thí sinh Kon Tum sẽ được dự thi trên địa bàn tỉnh.



Source link

Thời kinh tế mở và giáo dục cũng phải mở cửa

Posted: 21 May 2016 03:27 AM PDT



Sinh viên trường ĐH Nguyễn Trãi trong lễ tốt nghiệp

Sinh viên trường ĐH Nguyễn Trãi trong lễ tốt nghiệp

Xã hội cần nguồn nhân lực như thế nào?

Tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây, dù giáo dục đã và đang được dành nhiều ưu đãi hơn để phát triển nhưng vấn đề "học không đi đôi với hành" vẫn khiến tỷ lệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng thất nghiệp sau khi ra trường ngày càng tăng. Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc Nhân sự tập đoàn Big C Việt Nam: "Ứng viên bị đánh trượt khi tham gia thi tuyển vào BigC chủ yếu do đào tạo, lộ trình nghề nghiệp không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Ứng viên thiếu các tiêu chí mà vị trí tuyển dụng yêu cầu như về chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tư duy, kỹ năng xử lý tình huống và thái độ làm việc".

Lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp cũng cho biết"không thể phủ nhận ứng viên có học lực giỏi, bằng cấp "đẹp" là một lợi thế so với những người khác- nhưng lợi thế này nằm trong khung đánh giá về tiêu chí kiến thức. Điều quan trọng là 4 yêu cầu khác đi kèm bằng tốt nghiệp đại học như năng khiếu, kỹ năng, đam mê và phong cách làm việc. Tuy nhiên hầu hết nhân sự hiện nay, đặc biệt là nguồn nhân sự mới – sinh viên mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng đều thiếu các kỹ năng này."

Nhận thấy được vai trò và mối liên kết ngày càng khăn khít giữa sự phát triển kinh tế và giáo dục, đặc biệt là vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhiều chính sách, phương hướng đào tạo mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng áp dụng. Trong đó, có mô hình đào tạo "đại học nghề nghiệp ứng dụng" –phương pháp đào tạo theo nhu cầu của người học, đáp ứng mong muốn của xã hội về chất lượng nhân sự cao.

Đại học ứng dụng là gì? Học ở đâu?

Thực tế đã chứng minh, tri thức và năng lực làm việc của người lao động sẽ tác động tới 90% sự thành bại của doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp tới tốc độ phát triển của toàn xã hội. Do vậy, đây được coi là lý do vì sao, ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Singapore,… việc hướng sinh viên các trường đại học theo học các mô hình đào tạo ứng dụng, bám sát thực hành thực sự được chú trọng.

Nói một cách dễ hiểu, thay vì dành thời gian dài để nghiên cứu lý thuyết, việc áp dụng thực tế chỉ được thực hiện sau khi sinh viên tốt nghiệp, thì mô hình đào tạo ứng dụng sẽ giảm tải tới 70% thời gian học lý thuyết hàn lâm của sinh viên, họ sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hành.

Đặc biệt ở cấp đại học, thay vì "học đại" một chuyên ngành, lúng túng sau khi tốt nghiệp, trước khi "bước vào cánh cửa đại học" các em học sinh có thể xem xét và lựa chọn ngành học theo mô hình "đại học ứng dụng" để có thể học những gì mình muốn và xã hội cần. Quan trọng hơn, các em sẽ được tiếp cận gần hơn với những ứng dụng khoa học giáo dục toàn cầu để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.

Là trường đại học duy nhất tại Việt Nam được Bộ lao đông Thương Binh và Xã hội cấp giấy phép đủ điều kiện để xuất khẩu lao động tri thức cao, Trường đại học Nguyễn Trãi – NTU (Hà Nội) đang trở thành tâm điểm cho kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2016.

Tại NTU, ngoài việc là một trong số ít các trường đào tạo theo mô hình "đại học ứng dụng" có kết hợp với khoa học giáo dục – smart university, NTU còn đưa vào phương cách học hoàn toàn mới cho sinh viên. Sinh viên của NTU được tự chủ quyết định lựa chọn học những gì mình cần. Ngoài thời gian lên giảng đường, thực tập tại các cơ quan, doanh nghiêp ngay khi là sinh viên năm I, sinh viên của NTU có thể học và nghiên cứu tri thức mọi lúc mọi nơi thông qua phương pháp đào tạo hiện đại E-learning.

Thay vì mất tới 4 năm hoặc hơn trên giảng đường theo phương pháp đào tạo hàn lâm, sinh viên của NTU chỉ mất khoảng 2-3 năm để hoàn tất chương trình học, nhận bằng cử nhân và ngay lập tức có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Với 12 khoa cùng hệ thống ngành học đa dạng như: Tài chính – ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Quan hệ công chúng và Truyền thông; Quản trị và kinh doanh Bất động sản; Kiến trúc, Kỹ thuật môi trường,… việc viết lên những ước mơ giờ đây đã sẵn sàng nằm trong tay tất cả các em học sinh khi bước chân vào NTU.

Hiện, NTU đang tiến hành tuyển sinh kỳ học mới hệ đại học và cao đẳng nghề chính quy dành cho tất cả các em học sinh THPT tốt nghiệp 2016 theo hình thức xét tuyển học bạ, dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ THPT hoặc kết quả lớp 12. Các em học sinh và quý phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về trường và các ngành học vui lòng liên hệ:

Trường Đại học Nguyễn Trãi

Địa chỉ: 36A Phạm Văn Đồng, Từ Liêm – Hà Nội

Điện thoại: 04.3748 1830 – 04.3748 1759

Website: http://daihocnguyentrai.edu.vn/



Source link

Triển lãm giáo dục đại học Việt Nam lần đầu tiên tại Lào

Posted: 21 May 2016 02:44 AM PDT


Quang cảnh lễ khai mạc trển lãm. (Ảnh: Nguyễn Chiến/Vietnam+)Quang cảnh lễ khai mạc trển lãm. (Ảnh: Nguyễn Chiến/Vietnam+)

Sáng 20/5 tại thủ đô Vientiane, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tổ chức "Triển lãm giáo dục đại học Việt Nam lần thứ nhất tại Lào."

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam.

Tham dự và cắt băng khai trương triển lãm có Thứ trưởng Bộ giáo dục và Thể thao Lào Kongsy Sengmany, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Xuân Vang, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào cùng đại diện một số trường đại học, cao đẳng của Lào và Việt Nam.

Mục đích của triển lãm nhằm cung cấp thông tin cho các trường Đại học của Lào, học sinh, sinh viên và phụ huynh Lào biết về các trường đại học của Việt Nam. Đây cũng là một trong những hoạt động nằm trong chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam nhằm thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam học tập.

Tham dự "Triển lãm giáo dục đại học Việt Nam lần thứ nhất tại Lào" có sự tham gia của 37 trường đại học, cao đẳng, dự bị đại học, trường dạy tiếng Việt,.. trong đó 22 trường đại học có gian hàng giới thiệu tại triển lãm, 15 trường còn lại cung cấp thông tin.

Tại đây, các trường đã giới thiệu về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, cơ hội học tập, các chương trình học bổng,… Đặc biệt, hầu hết các trường tham dự triển lãm lần này đều có chương trình học bổng dành riêng cho sinh viên, học sinh Lào, trong đó có những ưu đãi đặc biệt dành riêng cho những trường hợp theo học tự túc, như miễn giảm học phí, cấp chỗ ở miễn phí…

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Xuân Vang cho biết Đảng và Chính phủ Việt Nam đã và đang chủ động tích cực trong việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, chuẩn hóa chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam.

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các sinh viên quốc tế đến học tập, thực tập và nghiên cứu khoa học với trên 20.000 sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học theo diện học bổng Chính phủ và tự túc kinh phí.

Các ngành nghề chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ, văn hóa, y học cổ truyền, kinh tế, thương mại, quản trị, quan hệ quốc tế, luật và kỹ thuật. Cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ngày càng chú trọng đến kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế và liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài, với hơn 400 chương trình liên kết giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với đối tác nước ngoài tại 100 trường đại học có uy tín.

Thứ trưởng Bộ giáo dục và Thể thao Lào Kongsy Sengmany nhấn mạnh đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ. Ông cho biết triển lãm này rất có ý nghĩa và quan trọng đối với các sinh viên học, sinh Lào. Qua triển lãm này, các em sẽ có nhiều thông tin về giáo dục đại học của Việt Nam, các em sẽ có sự lựa chọn tốt nhất về ngành học, trường học và bậc học.

Ông Sengmany bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác hơn nữa, có nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước, góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước nói chung, giữa hai Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục-Thể thao Lào nói riêng.

Trước đó, ngày 19/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào cũng đã tổ chức thành công "Diễn đàn Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo" giữa các trường đại học của Việt Nam và các trường đại học của Lào, nhằm tạo sự hiểu biết để đi đến hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế.



Source link

Comments