Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trò tiểu học hứng thú kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Posted: 20 May 2016 09:01 AM PDT


– Qua những tiết mục “vui mà học” như tiểu phẩm vui, đố vui có thưởng, ghép tranh và thuyết trình ý tưởng xoay quanh chủ đề An toàn trường học…khiến hàng ngàn học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Hà Nội) reo hò, hứng thú.

Chương trình giáo dục an toàn trường học cho học sinh tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là chương trình phối hợp giữa Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng và Công ty thông tin M1 nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân. 

Sáng 20/5, chương trình được tổ chức cho học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám.

tiểu học, Tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội, kỹ năng
Học sinh hứng thú với kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Tại đây, các em được học các kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các tiết mục “vui mà học” như tiểu phẩm vui, đố vui có thưởng, ghép tranh và thuyết trình ý tưởng xoay quanh chủ đề An toàn trường học…

Cũng trong sáng nay, Công ty thông tin M1 đã trao tặng 60 thiết bị định vị thông minh Mkids cho các em học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám.



Source link

Cơ sở đào tạo tiến sĩ phải công khai toàn văn luận án

Posted: 20 May 2016 08:17 AM PDT


– Ngày 20/5, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ yêu cầu rà soát điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga yêu cầu các cơ sở đào tạo tiến sĩ rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ tại cơ sở (số lượng và chất lượng giảng viên; cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện và học liệu; danh mục các hướng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu; quy mô đào tạo,…); tự dừng tuyển sinh từ tháng 6/2016 đối với các ngành không còn đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định hiện hành.

Tiến sĩ, Bộ GD-ĐT, đào tạo tiến sĩ, lò tiến sĩ

Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành, rà soát, hoàn thiện văn bản quy định chi tiết của cơ sở đào tạo về tuyển sinh, tổ chức và quản lí đào tạo trình độ tiến sĩ; tăng cường công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo; công khai danh mục đề tài luận án tiến sĩ đang nghiên cứu, công khai toàn văn luận án trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.

Phát triển chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo; nâng cao yêu cầu đối với luận án tiến sĩ và tiêu chuẩn người hướng dẫn, tiêu chuẩn thành viên hội đồng đánh giá luận án; đảm bảo và từng bước nâng cao chuẩn đầu ra so với tiêu chuẩn tối thiệu theo quy định tại Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; có lộ trình tiếp cận với các chuẩn quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ.

Các cơ sở cũng phải tạo điều kiện tối đa cho nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật qua các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước; đảm bảo thời gian nghiên cứu sinh tham gia sinh hoạt chuyên môn tại khoa, bộ môn theo quy định của quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.

Bộ GD-ĐT cho biết hiện đang tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ theo hướng nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế, trong thời gian tới, sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở tất cả các cơ sở đào tạo trong cả nước.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ nghiêm túc thực hiện công văn này.

Trước đó, thông tin về “lò đào tạo tiến sĩ” trên Facebook khiến nhiều người bất ngờ, băn khoăn. Lãnh đạo Viện hàn lâm khoa học xã hội VN, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng ngay lập tức lên tiếng.



Source link

Cô gái bị chủ nhà trọ đánh gây xôn xao là sinh viên?

Posted: 20 May 2016 07:35 AM PDT


 – Mới đây, một đoạn clip dài 6 phút ghi lại cảnh cự cãi giữa chủ nhà trọ và cô gái thuê trọ đã gây sự chú ý. Phía công an khẳng định cô gái không phải là sinh viên, tuy nhiên cô gái có phản ứng lại.

phòng trọ sinh viên, phòng trọ giá rẻ, nhà ở miễn phí cho sinh viên, sinh viên xô xát với chủ nhà
Ảnh cắt ra từ clip.

Chủ nhân của clip, cũng là cô sinh viên thuê trọ trong đoạn clip có tên Nghiêm Thị Thu Hiền (sinh 20/9/1997). Trong hợp đồng thuê nhà có ghi rõ ngày sinh và quê quán của Hiền ở Tuyên Quang. Hiền cho biết, từng là sinh viên Trường ĐH Thương Mại. Còn trên báo Tri thức trẻ ghi rõ cô gái học đang là sinh viên năm nhất ngành Quản trị du lịch và lữ hành của trường này.

Cách đây 3 tháng Hiền có thuê phòng trọ của bà Mai ở ngõ 66 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Khi đến thuê trọ, bà Mai ngọt nhạt bảo, bà cho ở thử 3 tháng, sau 3 tháng nếu không thích có thể chuyển đi. Tuy nhiên sự việc không như Hiền suy nghĩ. Nhiều sự việc xảy ra sau đó để đến vừa qua clip Hiền bị chủ nhà trọ bạt tai, dùng dây vụt vào người.

Phía Hiền và bạn cùng phòng cho biết sẽ làm đơn tố cáo bà Mai vì đã xúc phạm danh dự người khác.

phòng trọ sinh viên, phòng trọ giá rẻ, nhà ở miễn phí cho sinh viên, sinh viên xô xát với chủ nhà
Cán bộ khoa Khách sạn du lịch sau một hồi tìm kiếm nhưng không ra sinh viên nào tên Nghiêm Thị Thu Hiền với ngày tháng và năm sinh trùng với thông tin nữ sinh bị chủ nhà trọ đánh đang gần xôn xao ở ngõ 66 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội. (Ảnh: Đăng Duy)

Trả lời trên báo chí, lãnh đạo công an phường Mai Dịch cho biết ngay sau khi nhận tin, đã cử một số cán bộ công an phường và cảnh sát khu vực xuống tìm hiểu thông tin. Qua xác minh công an cũng xác định cô gái thuê trọ không phải là sinh viên. Tuy nhiên, Thu Hiền đã phản ứng trước thông tin này.

Sáng 20/5, VietNamNet tìm đến khoa Khách sạn du lịch, Trường ĐH Thương mại để tìm hiểu thông tin về Thu Hiền. Sau quá trình tìm kiếm cơ sở dữ liệu về sinh viên, vị nữ cán bộ của khoa này không tìm ra sinh viên hệ chính quy nào có tên Nghiêm Thị Thu Hiền. Cụ thể, khi tìm theo ngày sinh có hai kết quả nữ sinh viên nhưng không phải tên Hiền; tìm theo quê quán có 3 nữ sinh viên và cũng không có tên Nghiêm Thị Thu Hiền.

Vị nữ cán bộ cũng cho hay phía khoa chưa nhận được thông tin, báo cáo nào về vụ việc vừa diễn ra tại phòng trọ trong con ngõ 66 Hồ Tùng Mậu mà báo chí nêu cũng như chưa có thông tin phản ánh đó là sinh viên của khoa này.



Source link

Những con số bất ngờ về đánh giá học sinh tiểu học

Posted: 20 May 2016 06:53 AM PDT


– Thông tư 30 về đổi mới đánh giá học sinh tiểu học đã vào thực tế từ năm học 2014-2015 nhưng những câu chuyện hậu kỳ vẫn chưa hết nóng bỏng sau gần 2 năm đi vào cuộc sống.

Con số giật mình

Ngày 20/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức diễn đàn khoa học Đánh giá kết quả kết quả thực hiện TT30. 

Tại hội thảo một kết quả nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp, phiếu hỏi, tọa đàm với 630 giáo viên, 30 hiệu trưởng các trường tiểu học ở 5 tỉnh là Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình, Phú Thọ và Đà Nẵng đã được PGS.TS Vũ Trọng Rỹ và các cộng sự (Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam) công bố.

đánh giá học sinh tiểu học, Thông tư 30, Bộ GD-ĐT, nhận xét cuối năm, học bạ, giáo viên khốn khổ vì nhận xét cuối năm
Ảnh minh họa. Ảnh: Văn Chung.

Theo đó, mỗi tỉnh, nhóm phỏng vấn 10 trường (5 trường ở thành phố và 5 trường ở nông thôn). Các phiếu hỏi được đưa ra với 20 câu với nhiều khía cạnh của thông tư 30.

Khảo sát cho thấy có tới 95,2% giáo viên được hỏi đều khẳng định thực hiện thông tư 30 họ vô cùng vất vả, phần lớn thời gian họ dành cho ghi nhận xét học sinh. Điều này được các hiệu trưởng, cán bộ quản lý phòng và sở giáo dục thừa nhận.

Đặc biệt thầy cô gặp khó khăn khi thực hiện xét khen thưởng cuối kì và cuối năm học.

Trong khi đó, phụ huynh cũng ít quan tâm chuyện học của con hơn vì ít nhận được bằng chứng về điểm học tập của con. Cụ thể, có tới 59% phụ huynh trả lời phản đối, không tán thành, 35% phụ huynh thơ ơ.

Học trò thấy thoải mái, tự tin, chủ động hơn nhưng lại ít quan tâm việc học hơn trước và thiếu động lực học tập.

63,6% giáo viên trả lời “Không” cho câu hỏi: "Thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30, có khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập không"?

Có 63,7% cho rằng học sinh lười học hơn trước, 30,5% cho rằng "bình thường" , chỉ 5,9% cho là "học sinh chăm học hơn trước". Gần 94% giáo viên cho rằng, học sinh có học lực khá trở lên đều muốn đánh giá bằng điểm số. Khoảng 60% cho rằng, học sinh có học lực yếu thích được đánh giá bằng nhận xét.

Về thái độ của giáo viên, khảo sát cho thấy thời kỳ đầu giáo viên phản ứng gay gắt, có hành vi đối phó sau quen dần và thực hiện vì nghĩa vụ của giáo viên chứ không nhận thức đây là chủ trương đúng, cần thực hiện. Nhiều giáo viên muốn quay lại đánh giá chấm điểm học sinh như trước đây.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết các trường ông qua đa phần đều nghe được ý kiến phàn nàn của giáo viên. Kêu và nhờ đưa kiến nghị về Bộ GD-ĐT nhưng theo ông Thuyết khi hỏi có được nêu đích danh hay không thì tất cả giáo viên đều lắc đầu nguầy nguậy.

PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: TT30 đã không tạo được động lực dạy và học cho cả giáo viên lẫn học sinh, không phân hóa được chất lượng người học. Theo PGS, những môn như Toán, Tiếng Việt cần phải đánh giá bằng định lượng (điểm số) nếu không sẽ suy giảm chất lượng dạy học cả một thế hệ học sinh.

Các ý kiến tại hội thảo tiếp tục tập trung phân tích nhưng mặt còn chưa được của TT30 và cho rằng cần phải hủy hoặc sửa nội dung TT30 cho phù hợp với thực tiễn, đi kèm với đó là tăng cường tập huấn cho từ cán bộ quản lí, giáo viên và cả phụ huynh.

Bộ GD-ĐT sẽ chỉnh sửa TT30

Trao đổi tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) chia sẻ, bước đầu khi triển khai TT30 nhiều người có nói vội vàng.  Nhưng trước đó bộ đã có các bước đi, bắt đầu từ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, thể thao không chấm điểm thay bằng nhận xét đến 2009 vừa cho điểm vừa nhận xết ở môn Toán, Tiếng Việt, Địa lí. Điểm số khiến học sinh căng thẳng, ganh đua, mất hứng thú học tập, thậm chí sống trong sợ hãi khi điểm kém

Theo ông Định TT30 triển khai cả nước mang một ý nghĩa nhân văn rất lớn là giảm áp lực điểm số cho học sinh, không được so sánh giữa học sinh này và học sinh khác. Giáo viên phải theo sát năng lực từng em để có nhận xét cụ thể, giúp học sinh tiến bộ.

Về khen thưởng, thay bằng chỉ xếp loại thì nay các em giỏi ở mặt nào sẽ được khen ở mặt đó, khen cụ thể, đa số được khen vì mỗi em có những ưu điểm cần khuyến khích.

Cũng theo ông Định, sau gần 2 năm thực hiện thông tư cơ bản đã được xã hội chấp nhận. gần 100% giáo viên, cán bộ quản lý đã được tập huấn để hiểu sâu về tinh thần, phương pháp đánh giá trên thực tế.

Còn Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói ông không nghi ngờ về kết quả khảo sát. Dù đã xác định TT30 khi vào thực tế sẽ có khó khăn nhưng theo ông Hiển “chính người làm cũng không lường hết được khó khăn như thế nào mà phải qua thực tiễn mới bật ra được chỗ yếu để chỉnh sửa”.

Ông Hiển thông tin, bộ đang xây dựng chương trình mới, trong đó đã có ý tứ sẽ phải chỉnh sửa TT30. Song lãnh đạo ngành giáo dục cũng lưu ý giáo viên không nên hiểu nhầm, nghĩ phải ghi nhận xét tất cả học sinh trong khi hoàn toàn có thể linh hoạt trong các giờ học như: động viên bằng lời nói trực tiếp, nhắc nhở.



Source link

Học phí con trai Lệ Quyên “ăn đứt” con trai Hồ Ngọc Hà

Posted: 20 May 2016 06:11 AM PDT


Mức học phí của con trai Lệ Quyên mới được tiết lộ "ăn đứt" học phí của con trai Hồ Ngọc Hà được chia sẻ trước đó.

học phí, con trai Lệ Quyên, con trai Hồ Ngọc Hà

Lệ Quyên đưa con trai đi học bằng ô tô hạng sang

Là một nghệ sĩ nổi tiếng trong showbiz Việt với mức cát xê khủng, vì vậy, việc con trai Lệ Quyên được học tập trong một ngôi trường đắt đỏ ngay từ khi còn nhỏ là điều rất dễ hiểu.

Mới đây, lệ Quyên chia sẻ hình ảnh đưa con trai đi học trong một siêu xe hạng sang. Có thể dễ dàng nhận thấy, con trai Lệ Quyên học tại trường Quốc tế Sài Gòn Pearl.

Theo công bố trên trang web chính thức của trường, mức học phí của trường này khá đắt. Theo đó, học phí của trường tùy theo các lớp từ hơn 128 triệu đồng/năm đến hơn 350 triệu đồng/năm. Riêng phí ghi danh cho học sinh mới nhập học là 25 triệu đồng.

Như vậy, con trai Lệ Quyên đang học lớp 5 tuổi sẽ có mức học phí 350 triệu đồng/năm.

học phí, con trai Lệ Quyên, con trai Hồ Ngọc Hà

Con trai Lệ Quyên học tại trường danh tiếng

học phí, con trai Lệ Quyên, con trai Hồ Ngọc Hà

Trước đó, học phí của Subeo, con trai Hồ Ngọc Hà cũng từng được tiết lộ gây xôn xao cộng đồng mạng. Ngay từ khi còn nhỏ, Subeo đã được học tại trường Quốc tế Anh Việt hay còn gọi tắt là BIS- một trường Quốc Tế bậc nhất TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại Subeo đang học lớp mầm non 4 có chi phí là 219,5 triệu đồng cho một năm học.

học phí, con trai Lệ Quyên, con trai Hồ Ngọc Hà

Subeo – con trai Hồ Ngọc Hà và Cường Đô la cũng học tại trường Quốc tế danh tiếng

học phí, con trai Lệ Quyên, con trai Hồ Ngọc Hà

Trước đó, tại lớp mầm non 3 và mầm non 2, Hồ Ngọc Hà và Cường Đô la cũng đã lượt bỏ ra 147 triệu đồng và 157,3 triệu đồng cho con trai duy nhất.

(Theo Mộc Miên/ Gia Đình Việt Nam)



Source link

Khoảnh khắc xả hết mình của thầy trò trường chuyên Lê Hồng Phong

Posted: 20 May 2016 05:28 AM PDT


Sáng nay, thầy trò Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đã có buổi lễ chia tay vui tươi, cảm động.

Sau buổi lễ Bế giảng, kết thúc 3 năm ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh có màn nhảy Fashmob được dàn dựng rất công phu.

Được biết, để có được màn nhảy flashmob hoành tráng của khoảng 200 người, các bạn đã chủ động kêu gọi, chuẩn bị và tập luyện trong suốt 9 tuần qua với sự hướng dẫn của 4 bạn đội văn nghệ của trường.

tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Màn nhảy flashmob hoành tráng của khoảng 200 người được các học sinh tập luyện hơn 2 tháng
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Các thầy cô giáo cũng tham gia phần nhảy Fashmob hoành tráng cùng các em
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Màn nhảy hết sức sôi độn của các em học sinh
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Các điệu múa trong phần nhảy được các em dàn dựng khá cồng phu

tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Ai cũng cười đùa vui vẻ hết cỡ
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong

Các bạn nam được dịp quậy tưng bừng

tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Những khoảnh khắc cuối cùng của tuổi học trò tinh nghịch trước ngày ra trường
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Những dòng lưu niệm được khắc trên áo lưu giữ những hình ảnh khó quên của tuổi học trò
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Để lưu giữ lại những khoảnh khắc thật nhất, bạn Phương Anh đã chuẩn bị hẳn một máy Go-pro để quay phim
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong

Những vòng tay bạn bè thân yêu

tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Ngày cuối cùng của tuổi học trò, các bạn nữ cũng xả hết mình vui đùa với các bạn

tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong

Giây phút xúc động không thể kiềm chế của các bạn nữ

tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Không thể cầm nổi nước mắt trong khoảnh khắc chia tay
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Đôi bàn tay ôm nhau thật chặt như không muốn chia xa các bạ dấu yêu khi ngày mai mỗi người một nơi
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Xa bạn bè, xa thầy cô là điều các bạn ai cũng cảm thấy luyến tiếc cho cái thời học trò
tốt nghiệp, ra trường, lê hồng phong
Cô Trinh hiệu trưởng cũng đã không kiềm nổi cảm xúc của mình khi nhìn các học trò thân yêu ngày mai đã phải rời xa mái trường, cô đã hòa cùng các em lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ nhất với các học trò thân thương của mình.

Đinh Quang Tuấn



Source link

Tư vấn bí kíp “vượt vũ môn” tiếng Anh vào chuyên cấp 3

Posted: 20 May 2016 04:46 AM PDT


Nhưng ngay cả với thí sinh thi chuyên Anh, môn thi này cũng đòi hỏi nhiều kĩ năng mới có thể vượt qua. Vậy phải làm thế nào để môn tiếng Anh không còn là chướng ngại vật không thể vượt qua của các sĩ tử chọn chuyên cấp 3 làm bến đỗ?

Cần một kế hoạch dài hơi

Quyết tâm vào chuyên cấp 3 không thể nào là một câu chuyện của cảm hứng. Đặc biệt với môn tiếng Anh, rất cần một chiến lược dài hơi bởi ngoại ngữ là môn học cần thời gian để ngấm dần, không phù hợp với cách học cấp tốc.

Trên thực tế, những học sinh thành công và đạt điểm tiếng Anh cao trong kì thi vào chuyên cấp 3 thường có lộ trình học tập tiếng Anh bài bản từ sớm. Các bạn sẽ phải tích lũy các kỹ năng ngôn ngữ từ lớp 6, lớp 7, thậm chí sớm hơn, và đến năm lớp 8, lớp 9 thì chuyển sang tập trung hệ thống lại kiến thức ngữ pháp, rèn giũa và hoàn thiện các kĩ năng làm bài quan trọng cần thiết cho kì thi chuyên. Lộ trình học tập này sẽ giúp học sinh loại bỏ hoàn toàn bỡ ngỡ khi bước chân vào kì thi chính thức.

Lệch kĩ năng không có "cửa"

Đề thi tiếng Anh vào chuyên cấp 3 được ra với hình thức trắc nghiệm và tự luận. Đây là đề thi được cho là có tính phân loại cao bởi nó đánh giá được kiến thức toàn diện của thí sinh. Đề thi này đòi hỏi học sinh phải có vốn tiếng Anh vững vàng với các kĩ năng cơ bản (Nghe, nói, đọc, viết) nhuần nhuyễn. Đặc biệt, theo kinh nghiệm của giáo viên ngoại ngữ và các thí sinh từng tham dự kì thi vào chuyên cấp 3, học sinh cần phải có kĩ năng làm bài thi tốt và có kinh nghiệm làm đề nhiều mới có thể làm hết được bài thi trong 120 phút. Do vậy, điều quan trọng là học sinh cần trau dồi vốn toàn diện ngay từ đầu, tránh chỉ học lệch một vài kĩ năng nếu thực sự muốn thi chuyên THPT.

Kĩ năng làm bài gồm những gì?

Như đã nói ở trên, kĩ năng làm bài vô cùng quan trọng để làm một bài thi tiếng Anh vừa tương đối khó lại rất dài như đề thi chuyên cấp 3. Thậm chí, nó còn mang yếu tố then chốt quyết định đến kết quả chung cuộc khi trình độ của các thí sinh ngang ngửa nhau.

Nếu kĩ năng làm bài tốt, học sinh sẽ biết cách suy luận được từ cần điền trong bài nghe; biết được mình cần sử dụng phương pháp đọc lướt (skimming) hay đọc lấy thông tin cụ thể (scanning) để trả lời câu hỏi trong bài đọc; cách đặt các câu hỏi như thế nào để làm một bài viết đủ ý nhất; hay cách làm bài chọn đáp án đúng (multi choice) với xác suất chính xác cao nhất…Hoặc những thứ tưởng chừng đơn giản như nên mang bút chì đầu nhọn hay tù, nên dùng tẩy rời hay tẩy ở đuôi bút chì khi đi thi tiếng Anh…cũng thuộc về kĩ năng học tập cần được hướng dẫn chu đáo để bài thi đạt hiệu quả cao nhất.

* * *

Tuy khó, nhưng việc thành công với bài thi tiếng Anh chuyên và tiếng Anh điều kiện vào chuyên THPT sẽ không phải là "nhiệm vụ bất khả thi" nếu có phương pháp học đúng. Xoay quanh những thắc mắc về việc này, báo điện tử Dân Trí và Tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam tổ chức buổi tư vấn: "Gõ cửa trường chuyên cấp 3 – Tư vấn Lên lộ trình học tập và Kỹ năng làm bài thi môn tiếng Anh chuyên & Tiếng Anh điều kiện" vào 14h30, thứ 2, ngày 23/5/2016.

Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp

Các khách mời sẽ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả:

Chuyên gia William C. Cole French:

– Là cố vấn phát triển chương trình Tiếng Anh Chuyên THCS – Language Link Việt Nam

– Tác giả nhiều công trình, dự án nghiên cứu, hội thảo cải tiến phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại Mỹ và Việt Nam

– Thành viên ban cố vấn quốc tế – Đề án Ngoại Ngữ Quốc gia 2020 – Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

– Giảng viên, cố vấn giảng dạy tiếng Anh tại các trường đại học tại Việt Nam như ĐH Hà Nội, ĐH Nha Trang, ĐH Thái Nguyên từ năm 2005-2013.

Chuyên gia William C. Cole French.

Chuyên gia William C. Cole French.

Chuyên gia Tô Ngân Hà:

– Phụ trách Chương trình Tiếng Anh chuyên cho học sinh THCS tại Language Link

– Thạc sĩ Quản trị và Lãnh đạo Giáo dục, ĐH La Trobe, Úc

– Giải thưởng Học giả Trao đổi Fulbright Hoa Kỳ – ASEAN năm học 2014-2015

– Giải thưởng Lãnh đạo Úc (Australia Leadership Award) Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực học tập và giảng dạy tiếng Anh.

Chuyên gia Tô Ngân Hà.

Chuyên gia Tô Ngân Hà.

Bạn Lê Hoàng Nam:

– Giải Nhì Học sinh giỏi tiếng Anh THPT cấp Quốc gia

– Giải Nhất Olympic Tiếng Anh THPT 2015 TP. Hà Nội

– Giải Nhì HSG tiếng Anh THPT cấp thành phố Giải Ba Olympic tiếng Anh THCS 2014 TP. Hà Nội

– Hiện là học sinh lớp 11 Anh 1 trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Trước đó, Hoàng Nam thi đỗ 3 trường chuyên: Hà Nội Amsterdam, Chuyên ĐH Sư phạm, và Chuyên Ngoại Ngữ.

Bạn Lê Hoàng Nam.

Bạn Lê Hoàng Nam.

Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY

* 50 cuốn "Cẩm nang tiếng Anh thi chuyên cấp 3" sẽ dành tặng cho các độc giả gửi câu hỏi tham gia buổi Tư vấn.



Source link

Bí thư Thăng: Dân nhắn tin kêu chuyện dạy thêm, học thêm ghê lắm!

Posted: 20 May 2016 04:04 AM PDT


Nếu còn để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm thì Bí thư, Chủ tịch quận phải chịu trách nhiệm.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo quận 5 (TP.HCM) sáng 20/5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khẳng định nếu còn để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm thì Bí thư, Chủ tịch quận phải chịu trách nhiệm.

Mở đầu buổi làm việc, Bí thư Thăng hỏi lãnh đạo quận 5 là trên địa bàn quận có tình trạng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy lớp hay không? Trách nhiệm của Quận ủy, Ủy ban trong vấn đề này như thế nào?

Đinh La Thăng, bí thư Thăng, dạy thêm học thêm

"Người dân nhắn tin kêu tôi ghê gớm lắm về chuyện dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy lớp. Thực tế có không? Tại sao chúng ta lại không ngăn chặn được chuyện này. Vừa khổ cho giáo viên, vừa khổ cho học sinh, phụ huynh, vừa khổ cho giao thông", ông Thăng nói.

Ông Thăng yêu cầu Bí thư quận ủy, Chủ tịch quận phải chịu trách nhiệm nếu còn để xảy ra tình trạng chạy trường, chạy lớp, dạy thêm, học thêm. Tất cả các Bí thư quận huyện trong thành phố cũng phải chịu trách nhiệm.

Bí thư Thăng cho biết tuần tới Thường trực Thành ủy sẽ làm việc với ngành giáo dục và yêu cầu phải làm rõ vấn đề này. TP.HCM phải là điểm sáng về giáo dục như vậy thì không còn dạy thêm học thêm, không thể để khổ học sinh mãi.

Còn việc dạy thêm, học thêm cho các đối tượng học sinh yếu, học sinh nào có nhu cầu ông Thăng yêu cầu phải được công khai minh bạch, trên tinh thần tự giác, do trường tổ chức và không được thu tiền.

(Theo Phan Tư/Báo Giao thông)



Source link

Đại học ứng dụng – Smart University: Xu hướng học đại học mới!

Posted: 20 May 2016 03:21 AM PDT


Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích song mô hình đại học ứng dụng vẫn là một khái niệm khá mơ hồ tại Việt Nam. Câu hỏi đại học ứng dụng là gì? và học đại học theo mô hình này ở đâu? vẫn là mối quan tâm hang đầu của học sinh và các bậc phụ huynh mỗi khi mua tuyển sinh đại học dần tới.

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, việc phân tách rõ ràng việc học đại học theo hai mô hình: đại học ứng dụng và đại học nghiên cứu đã mang lại những hiệu quả thực tiễn cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Theo đó, nếu việc học đại học theo hướng nghiên cứu, đòi hỏi sinh viên dành hầu hết thời gian học đại học để tìm tòi và nghiên cứu các vấn đề trong cuộc sống, làm việc lâu dài với sách vở, các công trình nghiên cứu khoa học thì việc học đại học ứng dụng, sinh viên sẽ được áp dụng ngay những lý thuyết trên giảng đường vào các công việc cụ thể.

Sinh viên cũng sẽ giảm bớt được thời gian để học lý thuyết hàn lâm và có nhiều thời gian để trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp theo đúng chuyên ngành được học. Đặc biệt, hầu hết sinh viên theo học mô hình này sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, bởi hầu như sẽ không doanh nghiệp nào lỡ từ chối nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, vừa có vốn kiến thức chuyên môn sâu mà còn có kinh nghiệm thực tế tích lũy trong bốn năm học.


Sinh viên trường ĐH Nguyễn Trãi trong lễ tốt nghiệp!

Sinh viên trường ĐH Nguyễn Trãi trong lễ tốt nghiệp!

Tại Việt Nam, Đại học Nguyễn Trãi (NTU – Hà Nội) là một trong số những trường đầu tiên áp dụng mô hình đào tạo đại học ứng dụng vào đào tạo với mong muốn đưa ra giải pháp cho tình trạng khủng hoảng thừa cử nhân sau khi tốt nghiệp, mang tới cho xã hội nguồn nhân sự chất lượng, vững kiến thức và giỏi chuyên môn.

Theo mô hình này, sinh viên theo học tại NTU sẽ chỉ phải học 30% lý thuyết trên giảng đường, 70% phần kiến thức còn lại sẽ là trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Quy trình đào tạo đại học ứng dụng tại trường được tiến hành theo 6 bước, đó là: Thay đổi tư duy, khái quát chung về công việc và vị trí việc làm, thăm quan thực tế doanh nghiệp, định hướng nghề nghiệp sơ bộ, tổ chức đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng việc làm và nhận thông tin từ doanh nghiệp.

Với mô hình đại học ứng dụng, sinh viên tại NTU sẽ có cơ hội thực tập, làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ I. Tính đến tháng 3/2016, đã có trên 150 doanh nghiệp ký kết hợp tác đào tạo với trường NTU, khích lệ và tạo điều kiện cho sinh viên đến trải nghiệm thực tế tại các vị trí chuyên ngành mà sinh viên theo học.

Bên cạnh đó, để phát huy thế mạnh mô hình đại học ứng dụng, NTU còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục (smart university), áp dụng phương pháp đào tạo E-learning nhằm đơn giản hóa công tác quản lý và tổ chức đào tạo; tạo ra sự tương tác đa chiều cho sinh viên. Với những phương pháp ưu việt hóa này, sinh viên tại NTU có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Sinh viên cũng sẽ không mất thời gian để học những vấn đề lý thuyết khô khan, mà sẽ tự mình tìm hiều và học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… với phương tiện là máy tính có mạng internet.

Hiện NTU đang tiến hành tuyển sinh kỳ mùa xuân hệ đại học và cao đẳng chính quy theo hình thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ THPT hoặc kết quả lớp 12 cho hơn 12 khối ngành ở cả hệ cao đẳng và đại học. Ngoài các ngành học truyền thống như: tài chính – ngân hang, kỹ thuật, quản trị kinh doanh… NTU còn đưa vào tuyển sinh và đào tạo các ngành học mới, đáp ứng theo nhu cầu của xã hội như: Quan hệ công chúng và Truyền thông; Quản trị và kinh doanh Bất động sản; Kỹ thuật môi trường…

Các em học sinh và quý phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về trường và các ngành học vui long liên hệ:

Đại học Nguyễn Trãi

Địa chỉ: 36A Phạm Văn Đồng, Từ Liêm – Hà Nội

Điện thoại: 04.3748 1830 – 04.3748 1759

Website: http://daihocnguyentrai.edu.vn/

Email: daihocnguyentrai.edu.vn@gmail.com



Source link

Trẻ nhỏ Hà Nội luyện thoát hiểm đám cháy nhà cao tầng

Posted: 20 May 2016 02:38 AM PDT


Các em học sinh được "nhập trại" trong một ngày và phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt giống như những người lính cứu hỏa thực thụ. Hơn 9h, khi hiệu lệnh tập trung của chỉ huy vang lên, 130 em học sinh nhanh chóng được chia thành 3 trung đội. Các em được phát trang phục bảo hộ và lần lượt tham gia các thử thách như: học thoát nạn môi trường khói nhiều khí độc, sử dụng bình cứu hỏa, thoát nạn từ chung cư cao tầng…. Mỗi một bài tập các em đều được chính các chiến sỹ cảnh sát chữa cháy hướng dẫn và làm mẫu.

Các em học sinh phải học cách thoát nạn từ độ cao hơn 10m tương đương với căn nhà cao từ 3-4 tầng

Các em học sinh phải học cách thoát nạn từ độ cao hơn 10m tương đương với căn nhà cao từ 3-4 tầng

Trong đó, thử thách thoát nạn từ chung cư cao tầng được xem là bài tập thú vị nhưng cũng khó khăn nhất. Tình huống được đưa ra là một đám cháy giả định, từ độ cao hơn 10m của một căn nhà cao tầng, các em học sinh phải học cách thoát hiểm an toàn xuống mặt đất. Mỗi em được phát các trang phục bảo hộ gồm mũ, găng tay và được hướng dẫn cách thắt dây an toàn.

Điều khó nhất là các em phải dùng lực đẩy ở tay, chân làm để di chuyển xuống mặt đất. Bài tập này không chỉ giúp các em rèn luyện kỹ năng thoát hiểm khi cần thiết mà còn là bài học về lòng dũng cảm, giúp các em vượt qua nỗi sợ của bản thân mình.

Hà Trang



Source link

Comments