Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bắc Giang công bố phương hướng phát triển GD&ĐT đến 2020 | Giáo dục

Posted: 07 Apr 2015 05:44 AM PDT

Theo đó, ưu tiên dành nguồn lực thích đáng để đầu tư phát triển giáo dục gắn với đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI).

Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, những tiến bộ khoa học – công nghệ; chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên; học đi đôi với hành, kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục; 

Chuyển mạnh từ chủ yếu chú trọng trang thiết bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất con người, tạo ra con người sẵn sàng đáp ứng với tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở bậc trung học phổ thông.

Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; coi trọng công tác quản lý chất lượng giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh tổ của các ngành, địa phương. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm vững vàng.

Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; ban hành chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp giáo dục; đồng thời, có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác và đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục gắn với tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; khuyến khích xã hội hóa đề đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao; thực hiện công bằng trong giáo dục; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng diện chính sách.

Đối với đào tạo: Phát triển nhanh về quy mô, đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề theo 3 cấp trình độ; dạy nghề cho lao động nông thôn để đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, xuất khẩu lao động và xây dựng nông thôn mới.

Xã hội hóa công tác đào tạo, trong đó đặc biệt ưu đãi đào tạo lao động nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực hóa chất, điện tử, cơ khí, may, da giầy, điện và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HNQT của tỉnh và vùng Thủ đô.

Hoàn thành đầu tư xây dựng trường Cao đẳng công nghệ nghề Việt-Hàn và hướng tới xây dựng thành trường đạt tiêu chuẩn quốc tế; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hệ thống các cơ sở đào tạo nghề bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa. Có chính sách ưu tiên đào tạo các nghề cơ khí, điện tử, dệt may, da giầy, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc… đáp ứng yêu cầu của thị trường và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất NN tiên tiến cho trang trại, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ về hệ thống, mô hình canh tác, kỹ năng trồng, bảo quản… vải thiều, hoa quả, kỹ thuật thú y, bảo vệ thực vật đối với gà đồi Yên Thế, lợn, bò, và thủy sản, rau xanh, hoa.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bạo lực học đường nhìn từ góc độ gia đình | Giáo dục

Posted: 07 Apr 2015 04:52 AM PDT

Gia đình được xem là cái nôi đầu tiên, gần gũi nhất về giáo dục nhân cách, hành vi cho mỗi cá nhân từ thuở ấu thơ cho đến hết cuộc đời. Bởi vậy, sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn: từ tình cảm, tính cách, thói quen, hành vi và những giá trị sống.

Con cái chịu tác động mạnh từ gia đình

Thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền cho rằng, đối với những gia đình có tồn tại bạo lực, cha mẹ thường xuyên cãi cọ, nặng lời hoặc bố mẹ thiếu hiểu biết, không kiềm chế được đã coi việc đánh đập với trẻ như là quyền của họ. 

Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái. Với những trẻ phải chứng kiến và chung sống với việc gia đình thường xuyên có bạo lực, cãi cọ thì sự ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các em là rất lớn. Từ việc sợ hãi, lo lắng, buồn rầu trước hành vi bạo lực các em là rất lớn.

Từ việc sợ hãi, lo lắng, buồn rầu trước hành vi bạo lực các em dần trở thành những đứa trẻ hay cáu giận, nhút nhát, khó hòa nhập với đời sống. Hình ảnh bạo lực gia đình sẽ in dấu trong tiềm thức các em đến khi trưởng thành, làm thay đổi suy nghĩ của các em về ứng xử, các em dễ dàng quen với bạo lực, không ngần ngại sử dụng bạo lực khi có xích mích.

 Nhiều đứa trẻ bị bạo hành nghĩ gia đình không còn yêu thương, bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người. Đó là lí do vì sao trẻ có thể sẵn sàng gây ra bạo lực học đường.

Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Bạo lực gia đình vẫn gia tăng, điều này cho thấy không ít những gia đình hiện nay tồn tại bạo lực và đang ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em. Có những gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết… dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần, học hành yếu kém, dễ dàng vi phạm khi bị rủ rê, lôi kéo… Ở trường học, các em dễ tham gia vào bạo lực học đường khi có bức xúc.

Đối với gia đình cha mẹ mải mê công việc, có quá ít thời gian để trực tiếp quan tâm chia sẻ với con cái cũng có rất nhiều. Cha mẹ chỉ có thể quan tâm đến con bằng việc cung cấp cho con vật chất đầy đủ, chiều chuộng quá đà và giao khoán trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường, giáo viên. Trong khi ngoài xã hội đầy cám dỗ thì trẻ lại được tự do lựa chọn những cách giải trí, vui chơi do thiếu sự quan tâm của cha mẹ.

Trẻ có thể cảm thấy cô đơn, không cần đến sự quan tâm tình cảm của gia đình. Trẻ có thể bị bỏ rơi, xa cách dễ dàng tham gia vào những nhóm bạn xấu, sa đà vào ăn chơi học có những thói quen cư xử sai lệch do thiếu sự hướng dẫn của cha mẹ. 

Trẻ thiếu tình yêu thương, gần gũi của gia đình thường tìm đến bạn bè và những trò tiêu khiển. Điều này làm trẻ dễ xa ngã, có thái độ cư xử không đúng mực, cộng với việc học hành không tốt rất dễ dàng để trẻ tham gia vào bạo lực học đường hoặc cổ vũ cho bạo lực học đường.

Đối với gia đình quan tâm con cái theo kiểu cứng nhắc, quá nghiêm khắc thì cũng hết sức nguy hiểm, sự cứng nhắc tạo cho trẻ rất nhiều áp lực vì cha mẹ thường hay áp đặt, khắt khe với con cái làm cho con cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, cô đơn, trẻ thiếu sự chia sẻ, lắng nghe của cha mẹ và thường phải làm theo ý cha mẹ một cách miễn cưỡng. 

Giới trẻ bây giờ thì quan hệ bạn bè mở rộng, các em có nhiều nhu cầu về tình cảm khác nhưng cha mẹ lại bó buộc, không hiểu con sẽ làm trẻ có sự chống đối trở lại bằng việc học đối phó, nghe lời đối phó, nếu không đạt được yêu cầu của cha mẹ, trẻ có thể nói dối và tự ý hành động ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ. 

Những trẻ này có nhiều bức xúc về tâm lí khi mà trẻ đã dám nói dối, dám tự ý hành động, trẻ có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn xấu, tham gia vào ăn chơi và dễ dàng có hành vi bạo lực do tính bất cần, nông nỗi, hoặc do bị lôi kéo rủ rê.

Quan tâm tốt vẫn chưa đủ

Thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền cũng thẳng thắn đánh giá: Không ít gia đình hiện nay vẫn giữ được truyền thống giáo dục gia đình rất tốt, ngoài ra họ còn có sự quan tâm, sẻ chia với con cái về tâm lí, tình cảm. Tuy nhiên, hầu như bậc cha mẹ nào hiện nay cũng bị cuốn vào vòng xoáy áp lực học tập của con cái.

 Họ thường chỉ tập trung vào việc học kiến thức của con cái mà không để ý đến việc dạy con kĩ năng sống. Cha mẹ hiện nay chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi cho con cái. Họ chỉ tập trung vào việc con học kiến thức, con có đạt kết quả học tập cao hay không mà không nghĩ nhiều đến việc con sẽ trở thành công dân với trách nhiệm, ý thức thế nào với xã hội.

Mầm móng bạo lực học đường có nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình

Mầm mống bạo lực học đường có nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình

Bản thân phụ huynh hiện nay cũng thể hiện sự ích kỉ của mình khi chỉ mong con cái có thành tích tốt để khoe với bạn bè, đồng nghiệp mà không nghĩ đến việc con bị áp lực và mất đi tuổi thơ hồn nhiên. Chính vì thế mà sau giờ học mệt mỏi cha mẹ thường chiều con cái, không bắt con làm gì, sinh con ra không biết lao động, không biết về cuộc sống thường nhật. 

Thay vào đó, cha mẹ cho con giải trí bằng các phương tiện hiện đại nhanh gọn như chơi điện tử, xem phim, ca nhạc… Chính vì thế, trẻ hầu như chẳng còn thời gian để chơi, để hiểu thế giới và để chia sẻ, tâm sự với bố mẹ. Các em bị cuốn vào vòng học tập và học tập.

Đó là nguyên nhân dẫn đến những áp lực, bức xúc tâm lí cho con cái. Và các con không được phát triển những kĩ năng phòng vệ trước bạo lực học đường như kĩ năng giao tiếp, tìm sự giúp đỡ, kết bạn…

 Điều này, dễ dẫn đến hoặc là trẻ trốn tránh áp lực học tập theo nhóm bạn xấu, nói dối cha mẹ và tham gia vào bạo lực học đường hoặc là trẻ trở lên ngờ nghệch trong cuộc sống và trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Từ những phân tích trên, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền khẳng định: "Bạo lực gia đình, sự bàng quan thiếu quan tâm của cha mẹ, sự quan tâm thái quá, cứng nhắc hay việc chỉ quan tâm đến việc học kiến thức của con cái… đều là những nguyên do sâu xa dẫn đến sự thiếu hụt trong tình cảm, sự bức xúc trong tâm lí và sự sai lệch trong hành vi, ứng xử của học sinh hiện nay. Đây chính là những mầm móng cho bạo lực học đường".




Trong đó, có khảo sát về thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, kết quả thật đáng buồn: có 41,7% các em nói rằng bị cha mẹ "mắng chửi và đánh" khi con cái có hành vi bạo lực; chỉ có 9,4% cha mẹ dùng biện pháp "khuyên bảo nhẹ nhàng"; 6,3% yêu cầu phải "xin lỗi bạn"; và có đến 42,6% nói rằng "cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con cái".






Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nghị lực của cô giáo phải bám dây đứng trên bục giảng | Giáo dục

Posted: 07 Apr 2015 04:37 AM PDT

Suốt ba năm qua, cô Zhu Youfang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc phải bám vào sợi dây để giữ thăng bằng khi đứng giảng bài mỗi ngày. Sau khi biết giáo viên này bị bệnh do di truyền từ cha, nhà trường đồng ý cho cô nghỉ nhưng vẫn hưởng lương nhưng cô Zhu đã từ chối.

Cô Zhu là giáo viên trường Shangluo thuộc thành phố Đại Dã, tỉnh Hồ Bắc. Cách đây ba năm, cô bị chẩn đoán mắc chứng thoái hóa tiểu não (SCA), một trong những rối loạn do di truyền. SCA có đặc điểm mất sự phối hợp trong dáng đi, bàn tay, lời nói và chuyển động mắt kém. 
Để không bị ngã khi đứng giảng bài suốt 45 phút, cô phải bám lấy sợi dây buộc vào thanh thép gắn trên tường lớp học.
Dù sức khỏe yếu nhưng cô Zhu vẫn cố gắng đứng lớp mỗi ngày. Sau khi biết giáo viên này bị bệnh do di truyền từ cha, nhà trường đồng ý cho cô nghỉ nhưng vẫn hưởng lương. Tuy nhiên, cô Zhu đã từ chối và vẫn tiếp tục đến lớp.
Đứng được vài phút, cô Zhu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và phải ngồi nghỉ.
Chồng cô Zhu, Huang Heming, cũng là giáo viên và công tác cùng trường với vợ. Anh đã buộc một sợi dây vào thanh sắt gắn trên tường nhà để vợ bám vào đó. Khi không có giờ, thầy Huang sẽ tới lớp giúp vợ quản lý học sinh.
Cô giáo 49 tuổi vừa đi vừa phải bám vào tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng.
Sau giờ ăn trưa, thầy Huang giúp vợ về phòng giáo viên.
Hàng ngày, cô Zhu tập luyện ở nhà để nâng cao sức khỏe.
Sau khi biết tin về bệnh tình của cô Zhu, nhiều học sinh cũ đã tới thăm cô.
Giờ nghỉ giải lao, cô Zhu hạnh phúc khi nhận được tin nhắn của học sinh.
Cô đã gắn bó với nghề dạy học hơn 31 năm qua.

Theo Vnexpress

Video đang được xem nhiều




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều ngành học “hot” mới được mở | Giáo dục

Posted: 07 Apr 2015 04:21 AM PDT

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ năm 2015 bắt đầu mở ra thêm ngành Truyền thông đa phương tiện và chiêu sinh. Theo nhận định của các chuyên gia, sự phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã tạo xu hướng mới của lĩnh vực báo chí truyền thông, trong đó thông điệp được truyền thông bởi ngôn ngữ đa phương tiện (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, tương tác …) với đa loại hình sản phẩm, đa kênh truyền tải và đa điều kiện tiếp nhận.  



Ảnh minh họa

Ảnh minh họa



Xu hướng đó đòi hỏi người làm truyền thông hiện đại bên cạnh các kiến thức nền tảng về báo chí truyền thông cần có khả năng tác nghiệp độc lập mà cụ thể là làm chủ đa loại hình phương tiện từ ngôn ngữ thể hiện, công cụ tạo lập và truyền tải thông điệp. Chính vì vậy, cử nhân tốt nghiệp đại học ngành Truyền thông đa phương tiện mới đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn trên.

Bên cạnh đó, trong khi xã hội đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực này thì các trường đại học về báo chí truyền thông hiện nay chưa đào tạo được. Vì vậy, nguồn nhân lực này được xem là dễ tìm kiếm việc làm trong thời gian tới.

Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa: Có thể dễ dàng tìm việc 

Về lĩnh vực y dược, năm 2015 là năm đầu tiên Đại học Y Hà Nội chính thức tuyển sinh ngành Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa. Thời gian đào tạo của ngành này là 4 năm. 

 



Ảnh minh họa

Ảnh minh họa



Ngành này sẽ có nhiệm vụ thực hành chăm sóc mắt ban đầu, bao gồm: xác định các bệnh cơ bản về mắt; khám khúc xạ và cấp đơn kính; khám và tư vấn các dịch vụ khiếm thị và phục hồi chức năng, các bài tập thị giác hai mắt.

Cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình khám mắt khi thăm khám người bệnh; Phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe người bệnh; Tư vấn và giáo dục sức sức khỏe mắt cho người bệnh và cộng đồng; Tham gia vào các hoạt động về cộng đồng như khám sàng lọc địa phương, tổ chức và xây dựng nghiên cứu về cộng đồng, đề xuất biện pháp phối hợp để phòng chống mù lòa.

Trong bối cảnh các bệnh về mắt ngày càng gia tăng thì các Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa có thể dễ dàng tìm việc và công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế; khoa mắt các bệnh viện Trung ương và địa phương.

Tâm lý học: Nhiều nơi cần 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép Trường Đại học Sài Gòn đào tạo chính quy trình độ đại học ngành Tâm lý học bắt đầu từ năm 2015.

Vị trí việc làm của cử nhân tâm lý học bao rất rộng như: Chuyên viên tham vấn tâm lý (trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý, các cơ sở giáo dục mầm non , phổ thông, CĐ, ĐH …); nhân viên bộ phận nhân sự, tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường… trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp các lĩnh vực xã hội khác nhau; cán bộ chuyên môn tâm lý trong các cơ sở y khoa, trung tam dưỡng lão, trung tâm cai nghiện, cơ sở giáo dục đặc biệt, các trường giáo dưỡng.

Sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý còn có thể trở thành cán bộ chuyên môn tâm lý trong các cơ sở thể dục thể thao, các trung tâm văn hóa ; cán bộ nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học, cơ quan pháp luật, điều tra tâm lý tội phạm; cán bộ các dự án phát triển cộng đồng tại các cơ quan, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; cán bộ giảng dạy tâm lý học tại các trường CĐ, ĐH, các trường dạy nghề…

Đây cũng là ngành học được đánh giá là "hot" trong trong xã hội công nghiệp ngày nay, khi con người trở nên bận rộn hơn, năng động hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn nhưng con người lại phải đối mặt với nhiều hiện tượng tâm lý – xã hội như: ly hôn, tự sát, xung đột gia đình, trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi… Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn đời sống tinh thần vô cùng phức tạp và phong phú của mình và cần tìm đến những chuyên gia tâm lý. 

 



Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Thiết kế đồ họa: Cơ hội khẳng định bản lĩnh và tài năng 

Năm 2015, Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) được phép mở đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành thiết kế đồ họa, với thời gian đào tạo 4 năm.

Sinh viên ngành thiết kế đồ họa không chỉ được đào tạo bài bản về chuyên môn, phát huy khả năng sáng tạo cùng những chuyên đề đặc thù về thiết kế, sáng tác mà còn được phát triển toàn diện các kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng…

Trong nền kinh tế hội nhập gắn liền với sự lên ngôi của thiết kế, quảng cáo và truyền thông thì các cử nhân thiết kế đồ họa hoàn toàn có thể có nhiều cơ hội khẳng định không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có đủ bản lĩnh, tài năng để tự tin khẳng định bản thân.

Quản trị khách sạn: Ngành mới nhưng nhu cầu nhân lực lớn 

Mùa tuyển sinh 2015, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội cũng mở ra một ngành mới, đó là ngành Quản trị Khách sạn, với chỉ tiêu tuyển sinh là 70. Quản trị khách sạn là ngành khá mới mẻ và nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này lớn.

Trong khi việc đào tạo Quản trị khách sạn tại Việt Nam còn nhiều hạn chế về số lượng và cả chất lượng thì đây cũng là ngành học được xem là "hot", nhất là trong bối cảnh hiện nay khi phát triển du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Cử nhân ngành Quản trị khách sạn có thể làm nhiều công việc khác nhau từ bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, sinh viện tốt nghiệp cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng; hoặc làm chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Hồng Đức tuyển sinh 3 ngành mới – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 07 Apr 2015 04:05 AM PDT

Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, Trường ĐH Hồng Đức tuyển sinh 3 ngành học mới là: Giáo dục Thể chất, Luật và Kỹ thuật điện, điện tử; trình độ CĐ tuyển sinh 11 ngành với 350 chỉ tiêu.

Trường ĐH Hồng Đức có nhiều phương thức tuyển sinh mới.

Trường ĐH Hồng Đức có nhiều phương thức tuyển sinh mới.

Đáng chú ý trong phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015, ngoài phương thức sử dụng kết quả Kỳ thi THPT để xét tuyển đối với tất cả các ngành bậc ĐH, CĐ. Nhà trường còn dành gần 25% chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT cho 14 ngành bậc ĐH.

Các ngành ở bậc ĐH áp dụng phương thức mới như: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ thông tin; Nông học; Chăn nuôi (Chăn nuôi-Thú y); Nuôi trồng thủy sản; Bảo vệ thực vật; Lâm nghiệp; Kinh doanh nông nghiệp; Địa lí học (định hướng Địa chính); Xã hội học (định hướng Công tác xã hội); Việt Nam học (định hướng Quản lý Du lịch-Khách sạn); Tâm lý học (định hướng Quản trị nhân sự); Giáo dục thể chất) và 5 ngành bậc cao đẳng (Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Quản lý đất đai; Kế toán; Quản trị kinh doanh).

Đối với những ngành có tổ chức thi năng khiếu, thí sinh có nhu cầu đăng ký xét tuyển vào những ngành này phải đăng ký thi năng khiếu (đọc, kể diễn cảm và hát đối với ngành Giáo dục Tiểu học và Giáo dục Mầm non; Bật xa tại chỗ và chạy 100m đối với ngành Giáo dục thể chất).

Thời gian đăng ký từ ngày 1/5 đến 30/6/2015 trực tiếp tại Phòng Đào tạo Trường Đại học Hồng Đức. Thời gian thi năng khiếu các môn này sẽ diễn ra từ ngày 20-26/7/2015.

Duy Tuyên

 

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vụ phụ huynh vào trường ‘dằn mặt': Học sinh tố bị “trấn lột” tiền | Giáo dục

Posted: 07 Apr 2015 03:49 AM PDT

Trước ngày xảy ra vụ việc phụ huynh xông vào trường đánh học sinh, một học sinh lớp 6B Trường THCS Liên Hồng (Đan Phượng, Hà Nội) đã viết đơn tố cáo hàng loạt bạn nam trong lớp "trấn lột" tiền của mình.

Liên quan đến sự việc phụ huynh xông vào lớp học đánh 3 em học sinh cấp 2 và có hành vi bạo hành với nhiều em khác xảy ra tại lớp 6B Trường THCS Liên Hồng, Ban giám hiệu cho biết rằng, trước ngày anh Nguyễn Hữu Tuấn tới hành hung học sinh, con gái của anh là cháu Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã làm đơn tố cáo các bạn học cùng lớp có hành vi "trấn lột" tiền.

Theo lá đơn mà anh em Ánh viết, Ánh bị một bạn học sinh tên Hảo học cùng "trấn lột" 450.000 đồng, bạn Hoàn trấn 100.000 đồng, bạn Thế trấn 164.000 đồng, bạn Đạt trấn 15.000 đồng, bạn Huân trấn 10.000 đồng, bạn Huy trấn 5000 đồng, bạn Đức trấn 10.000 đồng, bạn Quang trấn em 20.000 đồng, bạn Vũ trấn 5000 đồng, bạn Tùng trấn 75.000 đồng, bạn Tiến trấn 5000 đồng, bạn Hùng trấn 20.000 đồng và 1 bạn lớp 6A trấn 100.000 đồng.

Chính từ nguyên nhân này, anh Nguyễn Hữu Tuấn đã tức giận đến trường và "dằn mặt" các em học sinh mà anh cho rằng đã có hành vi "trấn lột" tiền của con gái mình. Trong ngày đến trường đánh học sinh, anh Tuấn cũng đưa lá đơn này cho bảo vệ và sau đó được chuyển tới ban giám hiệu nhà trường.

Ông Nguyễn Đình Duyên – Hiệu trưởng Trường THCS Liên Hồng cho biết: Sau khi nhận được thông tin trên, chúng tôi đã mời toàn bộ các em học sinh cùng phụ huynh liên quan trong sự việc đến trường để họp.

Tuy nhiên, trong cuộc họp này, em Ánh đã nói lại rằng không có chuyện các bạn "trấn lột" tiền mình mà do mình tự nguyện cho.

"Nhà trường cũng đã phê bình các em học sinh vì đã đi xin tiền bạn đồng thời nhắc nhở, phê bình cô giáo chủ nhiệm lớp 6B vì đã không sát sao với học sinh của mình", ông Duyên cho biết.

Trước đó, phản ánh tới báo điện tử Dân trí,các phụ huynh ở xã Liên Hồng có con theo học tại Trường THCS Liên Hồng vô cùng bức xúc cho biết, vào lúc 7 giờ ngày 6/3/2015, tại lớp 6B, khi các em học sinh đang trong giờ truy bài thì xuất hiện một người đàn ông xông vào lớp đánh 3 em học sinh gây thương tích. Sau đó, người đàn ông này còn có hành vi bạo hành với 10 em học sinh trong lớp 6B.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Luật TP.HCM phản bác kết luận của Thanh tra Chính phủ

Posted: 07 Apr 2015 03:34 AM PDT

Không đồng tình với kết luận của Thanh tra Chính phủ (ngày 31/3) về sai phạm của 5 trường đại học trong đó có Trường ĐH Luật TP HCM, trường này vừa có văn bản gửi lên Thanh tra Chính phủ, Bộ GD-ĐT làm rõ một số vấn đề trong kết luận thanh tra.

Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ liên quan đến hoạt động đào tạo sau đại học của Trường ĐH Luật TP.HCM nêu những nội dung như: Một số học viên trúng tuyển chưa đảm bảo điều kiện ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác theo quy định; Một số học viên trúng tuyển không đạt yêu cầu về ngoại ngữ, các học viên đã tốt nghiệp đều không thực hiện việc làm luận văn tốt nghiệp, vi phạm điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định của Bộ GD-ĐT".

Trường ĐH Luật TP.HCM khẳng định cả hai nội dung nêu trên trong không liên quan đến bậc đào tạo thạc sĩ trong nước, mà là kết luận của Thanh tra về các lớp liên kết đào tạo thạc sĩ với nước ngoài, cụ thể là các lớp liên kết với Trường ĐH Tây Anh Quốc (Anh) và nhóm các trường đại học trong Cộng đồng Pháp ngữ. Nhưng các nội dung này cũng không phản ánh đúng thực trạng và không chính xác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào và đầu ra của các học viên theo học các lớp liên kết đào tạo thạc sĩ tại trường là do các trường đại học nước ngoài quy định, kiểm tra đánh giá và chấp nhận vì đây là các lớp liên kết do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng.

Về điều kiện kinh nghiệm công tác để được thi vào bậc đào tạo thạc sĩ, thì do đây là các lớp liên kết với cơ sở đào tạo nước ngoài nên quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành không áp dụng. Trong trường hợp nếu áp dụng Quy chế đào tạo thạc sĩ năm 2011 và Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2014 thì kinh nghiệm công tác cũng không phải là điều kiện bắt buộc.

Về việc các học viên đã tốt nghiệp đều không thực hiện việc làm luận văn tốt nghiệp, vi phạm điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Luật TP.HCM cho rằng các lớp liên kết đào tạo thạc sĩ của trường với các đối tác nêu trên đều được thực hiện theo các Quyết định cho phép của Bộ GD-ĐT. Theo các quyết định này, sinh viên các lớp liên kết đào tạo thạc sĩ không phải làm luận văn tốt nghiệp mà chỉ làm báo cáo tốt nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam về liên kết đào tạo. Trong các trường hợp liên kết đào tạo thạc sĩ tại Trường ĐH Luật TP.HCM, bằng thạc sĩ là do các trường đại học nước ngoài cấp và các trường này đều tuân thủ theo quy định pháp luật nước họ.

Về đào tạo thạc sĩ trong nước, nhà trường khẳng định tất cả quá trình đào tạo, tuyển sinh đầu vào, điều kiện ngoại ngữ, làm luận văn tốt nghiệp và điều kiện tốt nghiệp, đều thực hiện rất nghiêm túc và được xã hội đánh giá là một trong số rất ít cơ sở đào tạo thạc sĩ luật có chất lượng, uy tín.

Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết trước đó đã nhiều lần có giải trình cho Đoàn Thanh tra, nhưng kết luận thanh tra đã không phản ánh đúng thực tế, những nội dung trong kết luận gây ảnh hưởng đến uy tín, gây nghi ngờ về chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như của các học viên đã và đang theo học bậc đào tạo sau đại học tại trường… Vì vậy, nhà trường tiếp tục có các giải trình và kiến nghị bỏ các kết luận trên đây ra khỏi kết luận thanh tra.

Trước đó ( ngày 31/3) Thanh tra Chính phủ có thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm Bộ GD-ĐT, ĐH Huế, HV Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trong việc tổ chức và thực hiện Nghị định số 43 của Chính phủ. Theo kết luận này, cả 5 trường đại học trong đó có Trường ĐH Luật TP.HCM vi phạm nhiều nội dung như thu vượt quy định, đào tạo vượt chỉ tiêu, học viên trúng tuyển không đạt yêu cầu….

Lê Huyền




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vữa trần lớp học sập khiến một nữ sinh viên nhập viện

Posted: 07 Apr 2015 03:18 AM PDT

Trong lúc sinh viên đang ngồi học, một mảng vữa trần nhà, ở phòng học 714, trường ĐH Hà Nội bất ngờ sập xuống đầu 3 sinh viên, trong đó có 1 em nhập viện cấp cứu.

Theo phản ánh của một số sinh viên Khóa 12, lớp tiếng Hàn, vào khoảng 13h30 ngày 6.4, tại lớp học 714, tòa nhà C của trường ĐH Hà Nội, khi các em đang học, một mảng vữa rộng khoảng 2m2, bất ngờ sập xuống đầu, vai, tay, người 3 sinh viên, khiến 1 nữ sinh viên nhập viện cấp cứu.

ĐH Hà Nội, sập trần

Mảng vữa trần nhà rơi xuống khoảng 2m2

Sáng ngày 7.4, theo quan sát của PV tại phòng học 714, khu vực mảng vữa rơi rộng khoảng 2m2, cạnh cửa ra vào lớp học và đang được 2 công nhân tiến hành khắc phục. Bên cạnh đó, 2 giàn bóng đèn ở vị trí mảng vữa rơi được tháo xuống để công nhân khắc phục sự cố.

Đang điều trị tại BV Tuệ Tĩnh, nữ sinh viên Nguyễn Thùy Linh (22 tuổi, Khóa 12, lớp tiếng Hàn, năm thứ 3, quê ở Hải Dương, nạn nhân trong vụ vữa trần lớp học rơi xuống đầu) cho biết: "Trong lúc đang ngồi học thì vữa trần lớp học bất ngờ rơi xuống người khiến em bị thương phải khâu hơn 10 mũi ở phần đầu. Ngoài em còn 2 bạn khác cũng bị thương, nhưng các bạn đó bị thương nhẹ, không vấn đề gì.

Ông Hoàng Anh Hưng, quyền Trưởng phòng quản trị -Trường ĐH Hà Nội xác nhận: "Khi xảy ra sự cố, trong lớp học có khoảng 20 sinh viên và một giảng viên của nhà trường. Ngay sau khi xảy ra sự việc với em Linh, nhà trường đã đưa xuống phòng y tế của trường tiến hành sơ cứu, đồng thời đưa em vào BV Tuệ Tĩnh điều trị.

Khi đưa vào bệnh viện, em Linh hoàn toàn tỉnh táo, không bị hốt hoảng. Mảng vữa rộng khoảng 1m2, rơi xuống đầu em Linh và 2 em khác, nhưng có mình nữ sinh này bị thương nặng nhất còn 2 em khác bị thương nhẹ đi học trở lại bình thường.

Theo ông Hưng, tòa nhà C cao 9 tầng được khởi công từ năm 2003 và đi vào sử dụng năm 2006.

Theo Quốc Sang – Cao Nguyên (Lao Động)




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ngày đầu tiên trở về nhà của quán quân Got Talent

Posted: 07 Apr 2015 03:02 AM PDT

- Cô Phan Thị Ly, chủ nhiệm lớp 3C Trường TH Cách Bi (huyện Quế Võ, Bắc Ninh) nơi Đức Vĩnh đang theo học nhận xét cậu học trò nhỏ không chỉ học tốt mà còn rất khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.

Bé hạt tiêu được mọi người yêu mến

Sáng 7/4, mới trở về quê nhà ở Bắc Ninh sau khi giành quán quân VN's got talent 2015 từ Sài Gòn nên Đức Vĩnh còn mệt. Bố mẹ xin phép thầy cô cho em nghỉ ở nhà một hôm.

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu

Đức Vĩnh bị mệt không ăn được ngay từ tối 6/4. Mẹ cậu bé luôn phải dỗ dành con trai sau khi trải qua hơn một tháng trời tập luyện và vất vả trên sân khấu lớn. Trước đó, hai mẹ con còn phải ở lại Sài Gòn thêm 4 ngày liên tiếp để quay phóng sự, trả lời trực tuyến cho ban tổ chức.

Đến trường, gặp cô Phan Thị Ly, giáo viên chủ nhiệm lớp cậu học trò nhỏ đang theo học chúng tôi được nghe nhiều điều thú vị về em.

Cô Ly cho biết cả 3 năm học tiểu học Đức Vĩnh đều làm lớp trưởng. Nhỏ bé hơn các bạn nên em hay được thầy cô xếp ngồi bàn đầu.

Năng động và luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp, các thành viên còn tin tưởng bầu Đức Vĩnh làm lớp trưởng bởi tính tình hài hước, hay giúp bạn.

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu
Lớp 3C Trường TH Cách Bi nơi Đức Vĩnh đang theo học.

Cô Ly cho biết: "Em học giỏi đều các môn, nhưng giỏi nhất là Toán, tiếng Anh. Em thông minh, hát hay, có khiếu kể chuyện nên có nhiều bạn yêu mến. Trước khi thi chung kết Vietnam's Got Talent, Vĩnh phải nghỉ học 2 tuần nhưng em vẫn nhất quyết mang theo cả bộ sách giáo khoa vào Sài Gòn để tự học sau khi tham gia các phần thi của ban tổ chức".

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu
Không chỉ giỏi năng khiếu, trên lớp Đức Vĩnh cũng giỏi kiến thức và viết chữ đẹp.

"Em hay gọi điện cho tôi hỏi tình hình các bạn ở nhà, hỏi hôm nay lớp học đến đâu rồi, có kiểm tra gì không, các bạn bè ra sao. Em nói nhớ lớp, nhớ cô và các bạn, có lần em khóc nức nở trong điện thoại", cô Ly kể lại.

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu
Góc học tập của chị em Đức Vĩnh ở nhà.

Học ở trường làng nhưng theo cô Ly, Đức Vĩnh có kĩ năng sống rất tốt. "Trong lớp em thường tổ chức cho các bạn tự quản khi cô vắng mặt hay chơi các trò thi đọc, viết chữ đẹp, thi hát. Những lần phải xa trường lớp lâu, gặp tôi em đều chạy đến ôm chầm lấy. Những dịp 20/11, 8/3 hay 26/3,…em đều là người không thể thiếu trong các hoạt động văn nghệ của trường. Em cũng thường tự tay mua những món quà nhỏ đem tặng thầy cô trong dịp 20/11." – cô Ly cho biết.

Không chỉ ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, Đức Vĩnh cũng thường chủ động gặp cô Ly, thầy Hùng (Bùi Văn Hùng – hiệu trưởng nhà trường) để tâm sự hoặc tìm sự giúp đỡ.

Cô Ly ở gần nhà Đức Vĩnh, lại hay giúp đỡ nên nhiều khi Đức Vĩnh vẫn trìu mến gọi cô bằng "mẹ, xưng con".

"Em không bỏ chương trình nào có Vĩnh biểu diễn cả. Trong lớp em quý nhất Vĩnh vì chúng em gần nhà nhau, hay học chung nhóm. Đức Vĩnh thông minh, dí dỏm, kể chuyện vui vẻ", cô bé Hoàng Ngọc Hà kể về người bạn thân nhất của mình trong lớp 3C.

Sớm bộc lộ tài năng hát chèo từ năm mới 3-4 tuổi, Đức Vĩnh đã khiến bố mẹ và mọi người sởn da ga khi diễn vở Thị Mầu lên chùa quá "ngọt"

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu

Khác với nhiều đứa trẻ cùng trang lứa khác, Đức Vĩnh không thích chơi games mà chỉ đặc biệt yêu thích múa hát, xem phim và ca nhạc.

Theo lời kể của gia đình, ngay từ năm 4 tuổi, cứ tối đến, các chị hàng xóm lại xếp ghế trước nhà, tạo thành một sân khấu nhỏ để nghe Vĩnh hát chèo, diễn tuồng.

Lên 5 tuổi, Vĩnh đã nổi danh trong xã Cách Bi, mẹ em thường xuyên được bà con, bạn bè thân thích khắp nơi mời đến hát tại các đám hội, đám cưới, mừng thọ. Vĩnh lúc này không thích hát nhạc trẻ nữa, em thường chọn quan họ Bắc Ninh hoặc các bài hát nổi danh của nữ nghệ sĩ Thu Huyền như Du xuân,Trảy hội xuân, Đi cấy

Lên 7, 8 tuổi, em đã biểu diễn ở Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Nội nơi mẹ có những người thân quen với thù lao chỉ là đồng quà, tấm bánh tượng trưng.

Xem trò biểu diễn trên sân khấu, không ít người như cô Ly, thầy Hùng đều chia sẻ họ thực sự xúc động, đôi khi rơi nước mắt vì phần thi của con.

Nước mắt hạnh phúc

Nguyễn Đức Vĩnh là em út trong gia đình có 3 chị gái. Bố mẹ em đều làm nông nghiệp, không buôn bán gì thêm. Bố Vĩnh mắc bệnh lâu năm, mọi lo toan dồn cả lên bờ vai mẹ.

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu
Ngôi nhà nhỏ của Đức Vĩnh ở xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Chị gái đầu của Vĩnh là Nguyễn Thị Tình, năm nay 23 tuổi, chị gái thứ 2 là Nguyễn Thị Ánh, 19 tuổi. Hai chị đều phải đi làm từ rất sớm tại một khu công nghiệp tại Bắc Ninh để có tiền đỡ đần cha mẹ.

Chị gái thứ 3 là Nguyễn Hoài Anh, đang học lớp 9. Đây cũng chính là người bạn diễn thân thiết của Vĩnh từ khi em còn là cậu bé hát chèo trên sân khấu của làng, trong những đám hội, đám cưới.

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu
Không gian nơi mấy chị em Đức Vĩnh ăn ngủ, học tập.

Khi Vĩnh đóng Xúy Vân giả dại, Hoài Anh vào vai Kim Nham; khi Vĩnh diễn Thị Mầu lên chùa, Hoài Anh lại đóng Thị Kính.

Bà Lê Thị Nghĩa, mẹ Đức Vĩnh biết năng khiếu của con nên định cho Vĩnh thi VietNam's Got Talent từ 2 năm trước. Tuy nhiên, kinh tế còn nhiều khó khăn, phải đến mùa giải năm nay, nhờ sự giúp đỡ của một người quen trên Hà Nội, ước mơ được đến sân khấu này của em mới thành hiện thực.

Trở về quê nhà vào 6/4, Đức Vĩnh hồn nhiên khi cho biết giải thưởng 500 triệu đồng để "bốn chị em đi học tiếp và ủng hộ cho người tàn tật, những người nghèo khổ hơn. Sau khi đăng quang thì con sẽ về nhà tập trung học tiếp, việc hát để sang một bên và chỉ lo việc học là chính". 

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu

Ở nhà, Đức Vĩnh được các chị hàng xóm đặt cho biệt danh là “Vĩnh còm”, vì em rất lười ăn. Đã lâu con không được về nhà, bà Nghĩa tranh thủ vào bếp làm tặng con trai món ăn mà bé ưa thích – bánh bột mì rán.

Ông Nguyễn Đức Tuấn – bố Đức Vĩnh cười hạnh phúc khi con dù tuổi nhỏ nhưng đã biết nghĩ cho mọi người. Còn người mẹ quay đi, giấu những giọt nước mắt vì hạnh phúc.

Không đặt nặng vấn đề giải thưởng, chỉ mong con thỏa đam mê ca hát, bà Lê Thanh Nghĩa chia sẻ: "Cháu còn nhỏ, ý thức về sự nổi tiếng hay tiền bạc không có nhưng gia đình không thể xem nhẹ việc này. Tôi sẽ luôn theo sát con để trò chuyện, uốn nắn con. Việc chính của Đức Vĩnh hiện nay vẫn là tập trung vào học. Nếu có đam mê khi lớn cháu sẽ tiếp tục theo con đường mình lựa chọn. Bố mẹ sẽ luôn ủng hộ cháu".

Bắc Ninh, got talent, vô địch, quán quân, học sinh, kĩ năng sống, Thị Mầu




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thể lệ cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT năm 2015″ | Giáo dục

Posted: 07 Apr 2015 02:56 AM PDT

Cuộc thi được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác với Microsoft Việt Nam nhằm khuyến khích các giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông vận dụng CNTT vào đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, dạy học; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự phát triển nghề nghiệp.

Đồng thời, tạo cơ hội để các nhà giáo công bố sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp trong ứng dụng công nghệ công tin của bản thân.

Nội dung thi gồm những sáng tạo của giáo viên có ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục học sinh phổ thông, và phát triển nghề nghiệp; cụ thể như sau:

Những sáng tạo được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp hàng ngày như: dạy học, giáo dục, công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội; làm việc với cha mẹ học sinh, cộng đồng…

Những sáng tạo nhằm thúc đẩy phát triển nghề nghiệp của bản thân và đồng nghiệp như: Mạng lưới phát triển nghề nghiệp, đổi mới sinh hoạt chuyên môn…

Đối tượng dự thi là giáo viên các trường phổ thông (kể cả giáo viên các trường ngoài công lập) và các trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn quốc.

Cuộc thi sẽ có 3 giải thưởng được trao cho các tập thể có nhiều sản phẩm dự thi đạt chất lượng tốt các giải cá nhân gồm: 3 giải Nhất; 6 giải Nhì; 12 giải Ba; 30 giải Khuyến khích; 1 giải do độc giả bình chọn qua website của cuộc thi.

Ngoài ra, Ban tổ chức cuộc thi sẽ chọn các giải thưởng cao nhất để tham gia cuộc thi khu vực hoặc quốc tế.

Giáo viên tải hồ sơ dự thi và gửi sản phẩm dự thi của mình trên website: http://www.giaoducphothong.edu.vn chậm nhất vào ngày 15/06/2015. Trong đó ghi rõ tiêu đề "Bài dự thi GVST2015: xxxxxx" trong đó xxxxx là tên chính của dự án tham gia dự thi ví dụ: "Bài dự thi GVST2015: ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn lịch sử lớp 10".

Cách nộp bài sẽ được hướng dẫn chi tiết trên website: http://www.giaoducphothong.edu.vn.

Xem chi tiết thể lệ cuộc thi TẠI ĐÂY.

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments