Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tuyên dương gương điển hình tiên tiến của Trường CĐ Sư phạm T.Ư | Giáo dục

Posted: 06 Apr 2015 09:08 AM PDT

Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Vui – Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng (Bộ GD&ĐT), đại diện lãnh đạo các trường bạn, đối tác trong và ngoài nước, cùng đông đảo cán bộ, giảng viên công nhân viên nhà trường.

Tại Hội nghị, NGƯT. TS. Đặng Lộc Thọ – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường –  nêu bật những kết quả của phong trào thi đua yêu nước, công tác thi đua khen thưởng giai đoạn 2010 – 2015. Trường CĐSPTW đã hưởng ứng đầy đủ các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT cũng như các tổ chức Đoàn thể, chính trị xã hội, các Bộ ban ngành phát động, đạt hiệu quả cao.

Lãnh đạo Nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; nội dung thi đua, khen thưởng hàng năm gắn với những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Phong trào thi đua được phát động đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, có sức thu hút cao, tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Trường; kịp thời động viên cán bộ, công chức nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hội nghị đã khẳng định các bài học kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, kinh nghiệm về xây dựng và nhân rộng các điển hình tiến tiến; tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh các phong trào thi đua và công tác thi đua khen thưởng trong thời gian tới.   

Tại Hội nghị, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Vụ trưởng Nguyễn Văn Vui trao Bằng khen của Bộ trưởng cho Trường Cao đẳng SPTW, ghi nhận những thành tích tiêu biểu xuất sắc trong các phong trào thi đua giai đoạn 2010 – 2015. 

NGƯT. TS. Đặng Lộc Thọ – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường tuyên dương và trao giấy khen cho 127 gương điển hình tiên tiến, xuất sắc, tiêu biểu đi đầu trong các phong trào thi đua, trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, những người đã đồng hành cùng những thành công và sự phát triển của Nhà trường.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tiếp tục làm rõ vụ lớp trưởng bị trùm áo khoác đánh hội đồng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 06 Apr 2015 09:05 AM PDT

Theo bà Loan, sáng nay Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu đã gửi báo cáo sơ bộ vụ việc em Bành Nguyệt Minh T. (lớp trưởng lớp 7A10) bị các bạn cùng lớp đánh hội đồng. Tuy nhiên, Phòng GD-ĐT TP Châu Đốc đã trả lại báo cáo của trường về tiếp tục xác minh thêm một vài thông tin.

Vì theo Trưởng Phòng GD-ĐT TP Châu Đốc cho biết, báo cáo của trường chưa thật sự thấu đáo trong đánh giá vụ việc, đặc biệt khi tối qua 5/4, bà Loan cùng với lãnh đạo địa phương có đến xin lỗi và thăm gia đình em T. Tại đây, bà Loan được biết thêm thông tin là em T. không chỉ bị các bạn đánh mà còn ép trả tiền ăn uống hàng ngày mà phía nhà trường thì làm chưa rõ.

An Giang: Tiếp tục làm rõ vụ lớp trưởng bị trùm áo khoác đánh hội đồng

UBND tỉnh An Giang đã ra “tối hậu thư” cho Phòng GD-ĐT TP Châu Đốc đến ngày 8/4 phải có báo cáo vụ việc.

Ngoài ra, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Châu Đốc tỏ ra không hài lòng với cách làm việc của giáo chủ nhiệm lớp em T. Bởi theo bà Loan nếu là giáo viên chủ nhiệm biết quan tâm học sinh sẽ không để xảy ra sự việc kéo dài như thế này. Do vậy, sáng nay lãnh đạo Phòng Giáo dục đã chỉ đạo với Ban giám hiệu phải xác định trách nhiệm cụ thể của từng người trong vụ việc này để Phòng có hướng xử lý đúng người đúng tội, không bao che bất cứ cá nhân nếu có vi phạm.

Trao đổi với PV ông Trần Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc cho biết, UBND thành phố đã nghe báo cáo sơ bộ vụ việc và cũng đã chỉ đạo ngành giáo dục thành phố rút kinh nghiệm toàn ngành, đồng thời rà soát lại tình trạng bạo lực học đường này ở 36 điểm trường mầm non, Tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn.

 

"Theo tôi dù đúng hay sai, lớn hay nhỏ nhưng trách nhiệm trước nhất là Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, bản thân ngành giáo dục cũng phải rút kinh nghiệm từ việc quản lý, giáo dục các em. Thành phố sẽ làm hết mình với vấn đề này" – ông Tuấn nhấn mạnh

Ngoài ra, ông Tuấn cho biết thêm, hiện nay học sinh hút shisha là có yếu tố từ bên ngoài tác động vào. Do đó, việc này phải được tiến hành song song cả nhà trường và địa phương vào cuộc để ổn định tình hình. "Đối với Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, tôi đã chỉ đạo chấn chỉnh toàn diện sau vấn đề này. Riêng phụ huynh các em cũng phải dạy dỗ con cái lại, quan hệ chặt chẽ hơn nữa với giáo viên chủ nhiệm để ngăn chặn tình trạng bạo lực này xảy ra. Còn những việc khác đã giao cho Công an Phường Châu Phú A tiếp tục điều tra giải quyết" – ông Tuấn nói.

Cũng trong ngày hôm nay, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã có chỉ đạo Phòng GD-ĐT TP Châu Đốc làm rõ vụ việc, hướng xử lý, chậm nhất ngày 8/4 phải báo cáo về tỉnh.

Minh Thư – Nguyễn Hành


Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

9 học sinh cổ vũ đánh nhau bị kỷ luật

Posted: 06 Apr 2015 08:48 AM PDT

hocsinhtranvanthoi-3309-142803-9806-9428

Hai nữ sinh đánh nhau trước sự cổ vũ của các bạn. Ảnh cắt từ clip

Chiều ngày 6/4, ông Phạm Văn Khởi – Hiệu trưởng Trường THCS 1 Sông Đốc – cho biết đã quyết định kỷ luật khiển trách toàn trường đối với hai nữ sinh lớp 6 đánh nhau chỉ vì cái liếc mắt, thông báo cho gia đình về vụ việc.

Đối với 8 học sinh hò reo, cổ vũ bạn đánh nhau, Hội đồng kỷ luật cũng áp dụng hình thức phê bình trước lớp. Riêng nữ sinh lớp 8 bị phê bình trước trường vì quay video sự việc, tung lên mạng. 

Trước đó, chiều ngày 25/3 trong giờ thể dục, hai nữ sinh chỉ vì cái liếc mắt mà phát sinh mâu thuẫn. Cả hai hẹn ra khu vực cầu Rạch Ruộng (cách trường học hơn một km) để đánh nhau. Trong khi hai nữ sinh này túm tóc vật lộn, nhiều bạn bè xung quanh reo hò, cười đùa và ghi hình bằng điện thoại.

Phúc Hưng



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phát hành “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2015“ | Giáo dục

Posted: 06 Apr 2015 08:15 AM PDT

Theo thông tin từ lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hôm nay, ngày 6/4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chính thức phát hành"Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015" trên phạm vi toàn quốc.

Khác với mọi năm, tài liệu những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay được chia thành hai tập. Tập một là "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015" của các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra) và tập hai là "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015" của các trường thuộc các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình trở vào).

Tài liệu tập hợp các thông tin cần thiết về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 như danh sách cụm thi, lịch thi, những điều thí sinh cần lưu ý, bảng phân chia khu vực tuyển sinh, mã tỉnh, mã thành phố, thông tin tuyển sinh của các trường đại học (chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển, điều kiện xét tuyển, học phí, học bổng…)

Theo đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các năm trước, tài liệu những điều cần biết chỉ khoảng 400 trang và được in thành một cuốn.

Tuy nhiên, năm nay, do có sự thay đổi trong tuyển sinh nên thông tin cần cung cấp cho thí sinh nhiều hơn, số lượng trang lên đến hơn 600 trang. Vì thế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã quyết định in thành hai tập, mỗi tập khoảng 300 trang, chia thành hai nhóm trường theo khu vực Bắc và Nam để tiện cho thí sinh tra cứu. Giá mỗi tập là 35.000 đồng.

Tài liệu được sưu tầm, tuyển chọn và cập nhật đến ngày 25/3/2015 trên cơ sở thông tin do các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc cung cấp.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐHQGHN: Đình chỉ thí sinh vẽ nội dung không liên quan đến bài thi vào giấy nháp | Giáo dục

Posted: 06 Apr 2015 08:01 AM PDT

Theo đó, khiển trách đối với những thí sinh phạm lỗi một lần: Nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác. Hình thức này do cán bộ coi thi (CBCT) quyết định tại biên bản được lập.

Cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

Đối với bài thi ngoại ngữ: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình.

Đối với bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL): Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi vẫn tiếp tục vi phạm lỗi đã khiển trách; tự ý đổi máy tính trong thời gian thi khi chưa được phép của CBCT; sử dụng chương trình khác chương trình thi ĐGNL đã cài đặt trên máy tính trong thời gian thi; tự ý đăng nhập, thoát khỏi chương trình, tắt máy tính khi chưa được CBCT cho phép; tự ý rời khỏi phòng thi khi chưa hết giờ thi hoặc khi đã hết giờ nhưng CBCT chưa thông báo cho phép thí sinh được rời khỏi phòng thi.

Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

Áp dụng chung với cả 2 bài thi: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép với Quy chế tuyển sinh vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy nháp làm bài thi những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây rối trật tự, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.

Áp dụng riêng với bài thi ĐGNL: Sao chép đề thi; đổi Phiếu tài khoản với thí sinh khác; cố tình không nộp lại Phiếu tài khoản và giấy nháp thi sau khi đã ký xác nhận dự thi vào bản kết quả thi ĐGNL.

Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết thời gian làm bài môn thi đó.

Trừ điểm bài thi được ĐHQGHN quy định như sau: Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn thi đó.

Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của môn thi đó.

Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài đối với môn thi ngoại ngữ. Thí sinh bị đình chỉ thi môn thi nào sẽ bị điểm 0 (không) môn thi đó.

Cho điểm 0 với: Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; một môn thi có hai bài thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định.

Huỷ bỏ kết quả thi đối với những thí sinh: Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 do phạm lỗi bị cho điểm 0 như quy định nêu trên;

Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp;

Tước quyền vào học ở các trường thành viên trong ĐHQGHN ngay trong năm dự thi và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác.

Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi

 

Ngoài các quy định tại Quy chế tuyển sinh, thí sinh dự kỳ thi ĐGNL vào ĐHQGHN phải thực hiện đúng các quy định sau:

Không sao chép đề thi dưới bất kỳ hình thức nào; không đổi Phiếu tài khoản với thí sinh khác; không tự ý đổi máy tính trong thời gian thi khi chưa được phép của CBCT;

Không sử dụng bất cứ một chương trình nào khác ngoài chương trình thi ĐGNL đã cài đặt trên máy tính trong thời gian thi kể cả để làm nháp bài thi;

Không tự ý đăng nhập, thoát khỏi chương trình, tắt máy tính khi chưa được CBCT cho phép;

Không tự ý rời khỏi phòng thi khi chưa hết giờ thi hoặc khi đă hết giờ thi nhưng CBCT chưa thông báo cho thí sinh được phép rời khỏi phòng thi;

Nộp lại Phiếu tài khoản và giấy nháp thi sau khi đã ký xác nhận dự thi.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ thực tập sinh xinh đẹp với bài thuyết trình chấn động | Giáo dục

Posted: 06 Apr 2015 06:35 AM PDT

Sau hàng chục năm im lặng, cô thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky nổi tiếng vì đã có mối quan hệ không mấy hay ho với cựu Tổng thống Bill Clinton đã trở lại, với bài thuyết trình "Cái giá của nỗi nhục nhã" mang nhiều giá trị nhân văn.

Dưới đây là lược dịch bài thuyết trình của cô. 

Ở tuổi 41, tôi đã từ chối chàng trai 27

Các bạn đang nhìn thấy một phụ nữ đã im lặng trước công luận trong một thập kỷ qua.

Cách đây vài tháng, tôi đã có buổi nói chuyện lớn đầu tiên tại hội nghị Forbes 30 Under 30 (30 nhà lãnh đạo xuất sắc dưới 30 tuổi do Forbes bầu chọn).1.500 con người xuất sắc, tất cả đều dưới 30 tuổi. Điều đó có nghĩa là, vào năm 1998, người nhiều tuổi nhất trong số họ mới chỉ 14, còn người trẻ nhất mới 4 tuổi.

Vào cái đêm tôi có bài thuyết trình, một điều ngạc nhiên đã xảy ra. Ở tuổi 41, một chàng trai 27 tuổi “tấn công” tôi.  Cậu ấy quyến rũ và tôi đã rất tự hào về mình, nhưng tôi từ chối. Các bạn có biết lý do cậu ấy không thành công không? Là vì cậu ấy có thể làm tôi cảm thấy mình đang ở cái tuổi 22 một lần nữa (cười lớn) (vỗ tay).

Sau đó, tôi nhận ra rằng, tôi có thể là người duy nhất đã qua tuổi 40 mà lại đi từ chối một chàng trai 22 (cười lớn) (vỗ tay).

Ở tuổi 22, tôi phải lòng ông chủ của mình và lãnh những hậu quả nghiêm trọng.

Nhưng liệu có ai trong số các bạn ngồi đây không phạm sai lầm hay làm gì đó phải hối tiếc ở tuổi 22?

Vâng. Đó chính là điều mà tôi đã suy nghĩ. Giống như tôi, ở tuổi 22, một vài người trong số các bạn có thể có những hướng đi sai và yêu sai người, thậm chí có thể là ông chủ của bạn. Mặc dù, không giống như tôi, ông chủ của bạn có thể không phải là Tổng thống Mỹ. Tất nhiên, cuộc đời thì đầy những bất ngờ.

Không một ngày nào tôi không nhớ tới sai lầm của mình, và tôi thực sự hối tiếc về điều đó.

Chuyện xảy ra đã 17 năm và ngày đó nó không được đặt tên. Ngày nay, chúng ta gọi đó là ức hiếp trong thế giới ảo và quấy rối trực tuyến.

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ  một số trải nghiệm của mình, trải nghiệm đã giúp tôi hình thành sự quan sát có văn hóa, có thể giúp những người khác bớt đau khổ. 

Hãy để tôi vẽ lại bức tranh…

Năm 1998, tôi mất hết danh dự và nhân phẩm; mất gần như mọi thứ, tôi mất cả cuộc sống của mình.

Đó là tháng 9/1998. Tôi đang ngồi trong một căn phòng không có cửa sổ của Văn phòng Luật sư, bên dưới là những ánh đèn huỳnh quang.

Tôi đang nghe giọng nói của mình, giọng nói trong những cuộc gọi bị ghi âm lén do một người mà tôi coi là bạn thực hiện.  Suốt 8 tháng, nội dung bí mật của những tấm băng này treo trên đầu tôi giống như Thanh Gươm của Damocles.

Sợ hãi và xấu hổ, tôi lắng nghe, lắng nghe chính mình thú nhận tình yêu với Tổng thống, và tất nhiên trái tim tôi vỡ vụn khi nghe những câu nói lúc thì thỏ thẻ, lúc thì thô tục, lúc thì tàn nhẫn, thô kệch mà chính  mình cũng không nhận ra.

Một vài ngày sau, báo cáo của công tố viên Kenneth Starr được trình cho Quốc hội, gồm tất cả đoạn băng, phụ đề… Chỉ cần đọc phụ đề thôi đã là quá kinh khủng rồi, nhưng vài tuần sau đó, tất cả những đoạn ghi âm được phát trên truyền hình. Một sự sỉ nhục công khai. Tôi gần như không thể chịu nổi.


Truyền thông xã hội ra đời, hậu quả còn kinh khủng hơn



12 năm trôi qua cho tới năm 2010, truyền thông xã hội ra đời. Với những trường hợp giống như tôi, hậu quả còn kinh khủng hơn nhiều.

Trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại với mẹ vào tháng 9/2010, chúng tôi nói với nhau về trường hợp của sinh viên năm nhất ĐH Rutger tên là Tyler Clementi.

Chàng trai Tyler sáng tạo, nhạy cảm, ngọt ngào bị bạn cùng phòng bí mật quay đoạn phim cậu đang thân mật với một người đàn ông khác. Khi thế giới mạng biết đến sự việc này, họ đã giễu cợt và sỉ nhục cậu bé. Một vài ngày sau, Tyler tự tử ở cầu George Washington. Cậu bé mới 18 tuổi.

Mẹ tôi đã so sánh bản thân bà với những gì đã xảy ra với Tyler và gia đình cậu.

Bà đã đau khổ theo cách mà tôi cũng không thể hiểu được, nhưng sau đó tôi mới nhận ra rằng bà đã nhớ về năm 1998, nhớ về thời gian mà bà từng phải ngồi bên giường tôi mỗi đêm, nhớ về lúc mà bà bắt tôi phải mở cửa phòng tắm, nhớ về thời gian mà cả bố mẹ đều sợ rằng tôi có thể bị làm nhục đến chết theo nghĩa đen.

Hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ

Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức hiếp khi đã quá muộn.

Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ – những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa.

ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%.

Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều khiến tôi hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.

Xử sự tàn ác với người khác thì không có gì là mới, nhưng với sự giúp đỡ của công nghệ, của thế giới ảo, sự sỉ nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi.

Nếu như sự xấu hổ ở thế giới thực chỉ trong phạm vi gia đình, làng xóm, trường học hay cộng đồng xung quanh, thì ở thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ.

Trong 2 thập kỷ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.

Những trang lá cải, paparazzi, những chương trình truyền hình thực tế,chính trị, các hãng tin và đôi khi là hacker, tất cả đều đang gieo hạt xấu hổ.

Thế nhưng, trong nền văn hóa sỉ nhục này, làm người khác tổn thương được trả giá. Cái giá này không đo được những gì mà các nạn nhân như Tyler và quá nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, các thành viên trong cộng đồng người đồng tính phải gánh chịu.

Nhưng nó lại đo được lợi nhuận của những người săn tìm. Họ kiếm tiền bằng những click chuột. Càng nhiều hổ thẹn thì càng nhiều click chuột. Càng nhiều click thì càng nhiều tiền quảng cáo. Chúng ta đang ở trong một vòng tròn nguy hiểm. Chúng ta click vào những loại tin lá cải càng nhiều thì chúng ta gây nguy hiểm cho cuộc sống của đồng loại mình càng lớn.



“Môn thể thao đổ máu cần dừng lại”


Thay đổi hành vi bắt đầu bằng  việc củng cố niềm tin. Chúng ta đã thấy điều đó đúng với phân biệt chủng tộc, ám ảnh với người đồng tính và rất nhiều thành kiến khác, bây giờ và trong quá khứ. Khi chúng ta thay đổi niềm tin về hôn nhân cùng giới, nhiều người được sống bình đẳng hơn. Khi chúng ta bắt đầu coi trọng sự bền vững, nhiều người đã bắt đầu tái chế rác thải.

Vì thế, khi văn hóa sỉ nhục bắt đầu lan rộng, cái mà chúng ta cần là một cuộc cách mạng văn hóa. Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Đã đến lúc cần một sự can thiệp với Internet và với nền văn hóa của chúng ta.

Tôi đã từng trải qua những ngày tháng tăm tối và sống được đến ngày hôm nay là nhờ sự bao dung và đồng cảm từ gia đình, bạn bè, các chuyên gia và thậm chí là từ những người lạ.


Thậm chí sự đồng cảm từ một người thôi cũng có thể tạo nên sự thay đổi.

Lý thuyết về sự ảnh hưởng thiểu số của nhà tâm lý xã hội Serge Moscovici đã nói rằng, thậm chí chỉ số ít nhưng nếu kiên định cũng có thể tạo sự thay đổi.

Trong thế giới ảo, chúng ta có thể tập trung vào sự ảnh hưởng thiểu số bằng cách trở thành người tiên phong.

Trở thành người tiên phong có nghĩa là thay vì làm người đứng ngoài thờ ơ, chúng ta có thể viết một lời bình luận tích cực cho ai đó hoặc báo cáo về một trường hợp bị sỉ nhục.


Hãy tin tôi đi, những bình luận bao dung có thể giúp giảm đi những tiêu cực.

Chúng ta cũng có thể chống lại thứ văn hóa này bằng cách ủng hộ các tổ chức chuyên giải quyết những vấn đề này như Hội Tyler Clementi (Tyler Clementi Foundation) ở Mỹ. Ở Anh thì có Hội chống ức hiếp (Anti-Bullying Pro). Ở Úc có Dự án Rockit (Project Rockit).


Hãy “còm” bằng ngôn từ tích cực, thái độ bao dung

Chúng ta hay nói nhiều về quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng ta cần nói nhiều hơn về trách nhiệm của chúng ta với tự do ngôn luận.

Tất cả chúng ta đều muốn được lắng nghe, nhưng hãy nhìn nhận sự khác nhau giữa nói có mục đích và nói để được chú ý. Bao dung giúp thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn và an toàn hơn.

Chúng ta cần giao tiếp trên thế giới ảo bằng sự bao dung, tiếp cận tin tứcbằng sự bao dung và click chuột bằng sự bao dung.

Trong 9 tháng qua, câu hỏi mà tôi được hỏi nhiều nhất là tại sao. Tại sao lại là bây giờ? Tại sao tôi lại quyết định thò cổ lên trên bức tường đã bao bọc xung quanh? Chẳng có gì liên quan tới chính trị.

Câu trả lời trước hết là bởi vì đã đến lúc phải chấm dứt việc nhón chân rón rén với quá khứ của tôi, đã đến lúc ngừng sống một cuộc đời nhục nhã, đã đến lúc tôi phải lấy lại câu chuyện đời mình.

Không phải chỉ để cứu bản thân tôi. Bất cứ ai đang bị tổn thương và bị sỉ nhục trước công luận cần biết một điều: Bạn có thể vượt qua, có thể không ít đau đớn, không nhanh chóng hay dễ dàng, nhưng bạn có thể đặt một cái kết khác cho câu chuyện của mình. Hãy bao dung với chính mình. Tất cả chúng ta đều xứng đáng được bao dung để sống ảo và sống thật trong một thế giới từ bi hơn.


Cảm ơn vì đã lắng nghe tôi.

Monica Lewinsky từng là thực tập sinh tại Nhà Trắng từ năm 1995. Cô được báo chí quan tâm sát sao do có "mối quan hệ không phù hợp" với cựu Tổng thống Bill Clinton. Câu chuyện tình này đã khiến cuộc đời cô thay đổi cũng như khiến sự nghiệp của cựu Tổng thống điêu đứng. Câu chuyện giữa cô thực tập sinh và ông Clinton thường được báo chí gọi là vụ bê bối Lewinsky.

TED (viết tắt của Technology – công nghệ, Entertainment – Giải trí, Design – Thiết kế) là một chuỗi những buổi hội thảo toàn cầu, ban đầu chỉ trong lĩnh vực công nghệ và thiết kế, sau được mở rộng ra các chủ đề khoa học và văn hóa.

Người thuyết trình tại TED có 18 phút để trình bày ý kiến của mình theo cách sáng tạo và lôi cuốn nhất mà họ có thể.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều phụ nữ phải đi bộ 6km để lấy nước sạch! | Giáo dục

Posted: 06 Apr 2015 06:15 AM PDT

Bằng cách viết dung dị, chân thật nhưng sâu sắc, các học sinh tiểu học đã chứng tỏ cho người lớn thấy rằng dù tuổi nhỏ nhưng các em đã có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hành tinh xanh.


Lời kêu gọi của cô học sinh lớp 4

"Có những nơi trên thế giới, nhiều người phụ nữ phải đi bộ 6 km để lấy nước sạch về cho gia đình" – Đó là phần mở đầu bài phát biểu cảm nghĩ của em Nguyễn Hà Như, lớp 4/1 trường Phan Đình Phùng, Q.3, TPHCM, cho thấy phần nào sự hiểu biết của các em về giá trị của nước sạch và sự khan hiếm của nguồn nước.

Như ví nước như "thuốc bổ thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho con người bởi không có nước thì sẽ không có sự sống". Hiểu được tầm quan trọng của nước từ các hoạt động của chương trình, cô trò nhỏ lớp 4 đã kêu gọi các bạn bè cùng lứa: "Vì nước sạch là vô cùng quan trọng nên mọi người trong chúng ta cần trân trọng, sử dụng hợp lý nguồn nước".

Cô bé Ngô Thị Hiền Mai, trường Đặng Trần Côn A, Q. Thanh Xuân, Hà Nội, lại có những phân tích già dặn, sâu sắc: "Nhờ chương trình em biết thêm rằng nước là thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Để khỏe mạnh, chúng ta cần uống nước mỗi ngày. Tuy nhiên nước không phải là tài nguyên vô hạn. Để có nước sạch chúng ta phải qua rất nhiều công đoạn. Vì thế ta cần phải tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước khỏi những thách thức như gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước".

Thông qua chương trình, Mai cũng đưa ra lời kêu gọi: "Chúng ta cần nhắc nhở mọi người tiết kiệm nước, trân trọng nước hơn. Mỗi người một hành động nhỏ cũng góp phần bảo vệ nguồn nước, giúp cuộc sống xung quanh tươi đẹp hơn".

"Tôi ngạc nhiên khi thấy bé không còn bỏ phí nước sạch"


Cùng tham gia chương trình năm nay, chứng kiến các em học sinh hiểu hơn về giá trị nguồn nước, các thầy cô nhận xét đây là một chương trình mang giá trị giáo dục và nhân văn, giúp "các em hiểu nhanh hơn, nhớ lâu hơn các bài học về giá trị bảo vệ nguồn nước với các hoạt động ngoại khóa vui và thực tiễn như thế" – như lời chia sẻ của cô Hà, giáo viên tại TPHCM.

Không chỉ giáo viên, phụ huynh cũng khuyến khích các em tích cực tham gia chương trình vì nhìn thấy những chuyển biến tích cực từ chính con em mình. Chị Hạnh Dung, phụ huynh một học sinh ở trường Đặng Trần Côn A (Hà Nội) chia sẻ: "Từ hơn một tuần nay, thấy bé bớt nghịch nước, uống nước sạch ly chứ không bỏ dở như trước, tôi rất ngạc nhiên. Tìm hiểu nguyên nhân về sự tiến bộ của con, tôi mới hiểu bé học được từ chương trình ngoại khóa tại trường. Tôi hi vọng nhờ các chương trình như vậy, con sẽ hiểu được nhiều bài học giá trị và có hành động thiết thực giúp ích cho cuộc sống".

Chia sẻ của phụ huynh và thầy cô cũng là điều mà La Vie mong muốn thông qua các hoạt động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước hàng năm nhân Ngày Nước Thế giới. Đại diện La Vie, ông Nicolas Boustany, Giám đốc nhà máy chia sẻ: "Chúng tôi hi vọng từ các hoạt động của mình, các em học sinh sẽ hiểu hơn giá trị của nguồn nước để từ đó các em có ý thức bảo vệ nguồn nước. Riêng công ty chúng tôi luôn coi việc bảo vệ nguồn nước sạch là sứ mệnh hàng đầu. Công ty luôn áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, sử dụng tối ưu nhất nguồn nước khoáng ngầm từ thiên nhiên nhằm mang lại những sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai trong lành với vi khoáng dịu nhẹ cho cộng đồng mỗi ngày".

Đây là năm thứ sáu liên tiếp La Vie và tập đoàn Nestlé Waters cùng đồng hành nhân Ngày Nước Thế giới, sẽ thu hút hơn 10.000 trẻ em, 700 nhân viên của 34 quốc gia trên toàn cầu . Tại Việt Nam, vào tháng 3, La Vie đã hưởng ứng sự kiện với sự tham gia của 8.400 học sinh; hơn 200 nhân viên công ty và 50 đại diện ban ngành đoàn thể tại TPHCM, Long An, Hà Nội và Hưng Yên .





Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học đam mê, chơi thỏa chí, thêm trưởng thành | Giáo dục

Posted: 06 Apr 2015 05:58 AM PDT

Với cam kết "Học đam mê, Chơi thỏa chí, Thêm trưởng thành", Chương trình Anh văn hè ILA 2015 sẽ mang đến cho các em một mùa hè thật sự ý nghĩa và trọn vẹn kết hợp đầy đủ các yếu tố học, chơi và đặc biệt hơn hết là khóa kỹ năng sống được thiết kế độc quyền cho học viên hè ILA.

Chương trình được nghiên cứu và thực hiện bởi các chuyên gia nổi tiếng trong và ngoài nước từ nhiều lĩnh vực cùng đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm với hơn 15 năm giảng dạy tại ILA.

Từ "học đam mê"

Với giáo trình hè 2015 theo phương pháp vừa học vừa chơi được nghiên cứu bởi các chuyên gia giáo dục hàng đầu, trang bị đầy đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cùng những trò chơi có tính tương tác cao, khả năng làm việc nhóm giúp học viên tiếp thu, ứng dụng bài học hiệu quả và mau chóng sử dụng tiếng Anh chỉ sau một mùa hè.


Đến "chơi thỏa chí"

Bên cạnh học Tiếng Anh hè, ILA còn thiết kế các hoạt động ngoại khóa bổ ích, sôi động và hào hứng giúp các em phát triển thể chất và có những phút giây thư giãn lý tưởng sau 9 tháng học tập miệt mài. Các hoạt động ngoại khóa bao gồm:

Khóa huấn luyện bóng rổ

Dưới sự hướng của huấn luyện viên quốc tế, các em sẽ làm quen với các bài tập tăng cường thể lực, kỹ năng tổ chức, nâng cao tinh thần đồng đội và có được những giây phút thư giãn cùng bạn bè.

Xưởng gốm nghệ thuật

Đến với xưởng gốm, các em sẽ được tìm hiểu về nghề gốm sứ truyền thống của Việt Nam, thưởng lãm các tuyệt tác gốm sứ và tự tay tạo ra một sản phẩm gốm mang dấu ấn cá nhân.

Lớp học làm bánh "Making cupcake"

Các em sẽ tự tay làm và trang trí bánh, hoạt động này giúp các em phát triển tối đa tính sáng tạo và thể hiện hết năng khiếu bản thân.

Lễ hội mùa hè "Grow with Summer Fun"

Một ngày thật sôi động, ngập tràn các hoạt động thể chất, giao lưu thi đấu, âm nhạc vui nhộn sẽ khiến cho mùa hè 2015 của các em thật đáng nhớ.

Và "thêm trưởng thành"


Lần đầu tiên, chương trình đào tạo kỹ năng sống được đưa vào giáo trình hè của ILA. Chương trình được thiết kế độc quyền bởi các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng sống, thấu hiểu sâu sắc tư duy của từng nhóm tuổi.

Thông qua chương trình, các em sẽ tự tin thể hiện bản thân, hình thành nhân cách và phát huy hết tiềm năng, tạo tiền đề cho sự phát triển và thành công của các em sau này. Chương trình được thiết kế phù hợp cho từng nhóm tuổi:

Jumpstart (2-6 tuổi) : Gieo thói quen – Gặt tính cách (Healthy Habits for Life)

Super Juniors (6-12 tuổi): Phát triển nhân cách – Nâng tầm cá nhân (Essential etiquette for success)

Smart Teens (12-16 tuổi): Cơ hội mới – nối thành công (A head start for your future) 


Với "học đam mê, chơi thỏa chí, thêm trưởng thành, mỗi ngày hè tại ILA sẽ là một niềm vui với nhiều cung bậc cảm xúc cùng những khoảnh khắc đáng nhớ. Chỉ sau một mùa hè, các em sẽ trưởng thành hơn, tự tin hơn và sẵn sàng cho một năm học mới đầy hứng khởi.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phụ huynh xông vào lớp đánh 3 học sinh trong giờ truy bài | Xã hội

Posted: 06 Apr 2015 05:42 AM PDT

Cho rằng các bạn nam trong lớp lấy tiền của con gái mình, một phụ huynh đã xông vào trường Trung học cơ sở Liên Hồng (Đan Phượng, Hà Nội) đánh 3 em học sinh ngay trong giờ truy bài.

Phản ánh tới Báo điện tử Dân Trí, các phụ huynh ở xã Liên Hồng có con theo học tại Trường THCS Liên Hồng vô cùng bức xúc cho biết, vào lúc 7 giờ ngày 6/3, tại lớp 6B, khi các em học sinh đang trong giờ truy bài thì xuất hiện một người đàn ông xông vào lớp đánh 3 em học sinh gây thương tích. Sau đó, người đàn ông này còn có hành vi bạo hành với 10 em học sinh trong lớp 6B.

Anh Nguyễn Xuân Trường, phụ huynh của cháu Nguyễn Tuấn Hùng kể lại: "Tối ngày 6/3, sau khi cháu nhà tôi ăn cơm xong thì kêu đau đầu và leo lên giường nằm. Thấy vậy, tôi gặng hỏi thì cháu bảo buổi sáng đi học bị bố của bạn Ánh xông vào đánh, ngoài cháu nhà tôi ra còn có 2 bạn nam khác trong lớp bị đánh rất đau".

Khi anh Trường kiểm tra thì thấy trên đầu của cháu xuất hiện vết tím, bức xúc trước sự việc trên, anh Trường đã tìm hiểu thì được biết người đánh con trai anh ở lớp học là anh Nguyễn Hữu Tuấn – phụ huynh của em Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

Cũng từ lời kể của con, anh Trường cho biết, sau khi đánh 3 học sinh trong lớp, anh Tuấn còn bắt 10 em học sinh nam trong lớp đi xuống phòng bảo vệ rồi yêu cầu đứng yên để cho con mình là em Nguyễn Thị Ngọc Ánh tát từng người một.

Vết xước tấy đỏ phía dưới cằm của một em học sinh bị đánh tại lớp.

Cùng trong tâm trạng như anh Trường, anh Toàn một phụ huynh có hai con trai bị đánh tại lớp học cho biết rằng, đúng hôm xảy ra vụ việc, anh lại đến trường và được con trai kể lại, ngay sau đó anh đã đi tìm phụ huynh của em Nguyễn Thị Ngọc Ánh nhưng người này đã bỏ đi khỏi nhà và cho đến thời điểm hiện tại vẫn không xuất hiện.

Sau khi xảy ra sự việc, các phụ huynh có con em bị hành hung đã làm đơn lên phía ban giám hiệu nhà trường, UBND xã Liên Hồng và công an xã Liên Hồng đề nghị làm rõ vụ việc.

Liên quan đến sự việc trên, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Đình Duyên – Hiệu trưởng trường THCS Liên Hồng, ông Duyên xác nhận có sự việc như các phụ huynh phản ánh xảy ra tại trường.

Hiệu trưởng THCS Liên Hồng cho biết đang phối hợp cùng UBND và công an xã để điều tra, làm rõ vụ việc.

Ông Duyên cũng cho hay, ngày hôm xảy ra sự việc (6/3), đúng vào hôm trường tổ chức cuộc thi toán trên máy tính cho các em học sinh trên địa bàn huyện vì vậy công việc rất bận. "Hai nhân viên bảo vệ của trường cũng phải phụ giúp các công việc hậu cần nên anh Tuấn bố của cháu Ánh đã đi qua cửa để vào thẳng lớp 6B", thầy hiệu trưởng nói.

Theo thầy Duyên, thời điểm xảy ra sự việc, ban giám hiệu nhà trường đang tất bật lo ngày thi, đến khi bảo vệ phát giác sự việc đã ngay lập tức mời anh Nguyễn Hữu Tuấn ra khỏi trường.

Đồng thời, sau khi nắm được sự việc các em học sinh bị hành hung, ban giám hiệu nhà trường đã cho giáo viên tới thăm hỏi, động viên, trấn an các em và triệu tập các em học sinh, cùng phụ huynh liên quan tới để làm việc.

Tuy nhiên, theo thầy hiệu trưởng sau khi anh Nguyễn Hữu Tuấn vào đánh học sinh lớp 6B đã bỏ đi khỏi địa phương, nhiều lần mời anh này đến làm việc nhưng không được.

"Khi chúng tôi hỏi nguyên nhân, em học sinh Nguyễn Thị Ngọc Ánh có nói rằng bị các bạn nam trong lớp "trấn lột" tiền nên khi bố của em này phát hiện đã tới lớp đánh các bạn học. 

Tuy nhiên, khi làm giải trình, hỏi lại em Ánh, em lại nói rằng số tiền đó là mình tự nguyện cho khi các bạn nam trong lớp xin", thầy Hiệu Trưởng lý giải nguyên nhân sự việc.

Trường THCS Liên Hồng cũng đã có công văn nhờ phía Công an xã cùng vào cuộc để làm rõ sự việc trên.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kỷ luật 12 học sinh vụ hỗn chiến trên cầu | Giáo dục

Posted: 06 Apr 2015 05:25 AM PDT

TPO – Ngày 6/4, ông Phạm Văn Khởi, Hiệu trưởng Trường THCS Sông Đốc 1 (Trần Văn Thời) cho biết, Hội đồng khen thưởng- kỷ luật quyết định thi hành kỷ luật 12 học sinh có liên quan vụ 2 nữ sinh đánh nhau.

Cụ thể, hai nữ học sinh lớp 6 Nguyễn T.C.P, Trần N.Q tham gia đánh nhau bị khiển trách, thông báo gia đình. Học sinh lớp 8 là Nguyễn T.H dùng điện thoại quay video, gởi lên mạng xã hội bị phê bình trước trường. Ngoài ra, 9 học sinh khác của Trường THCS Sông Đốc 1 chứng kiến, cổ vũ,…bị phê bình trước lớp.


Như Tiền Phong thông tin, mạng xã hội lan truyền video 2 nữ học sinh đánh nhau trên cầu. Sở GD- ĐT Cà Mau xác minh đoạn video phản giáo dục, dư luận phẫn nộ, xác định là học sinh ở thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời). 

Theo đó, khoảng hơn 17 giờ ngày 25/3, hai học sinh lớp 6 đánh nhau là Nguyễn T.C.P, lớp 6A4, Trần T.Q, lớp 6A2, có mâu thuẫn trong giờ học thể chất, liếc nhìn thiếu thiện cảm và kéo lên cầu Rạch Ruộng, thị trấn Sông Đốc để đánh nhau.


Học sinh lớp 8 cùng trường là Nguyễn T.H dùng điện thoại quay cảnh 2 nữ sinh đánh nhau, các em học sinh cùng trường trên đường về nhà đã hô hào, cổ vũ, tạo dáng…

Sau đó, Nguyễn T.H gởi đoạn video cho một người bạn học quen tại TP HCM và đưa lên mạng xã hội. Trong khi đó, có một vài học sinh chứng kiến đã báo với giáo viên chủ nhiệm và được dàn xếp vụ việc.

Ông Phạm Văn Khởi, Hiệu trưởng Trường THCS Sông Đốc 1 nói: "Khi video lan truyền lên mạng xã hội trở nên nghiêm trọng, nhạy cảm và chưa từng xảy ra nên chúng tôi lúng túng. 

Sau khi xác minh, trao đổi với Hội đồng sư phạm, Ban đại diện cha mẹ học sinh (có cả gia đình các em có liên quan) và chính quyền địa phương, chúng tôi đã ra các quyết định nói trên, thông báo trước lớp, trước trường để làm bài học cho các em học sinh".



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments