Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Lớp trưởng bị trùm đầu đánh nhiều tháng liền – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Apr 2015 09:29 AM PDT

Tường trình của một
  học sinh đánh lớp trưởng



Tường trình của một
học sinh đánh lớp trưởng

Trong đơn gửi tới
VietNamNet, chị Nguyễn Thị Hồng Nh, chị gái của em B.N.M.T, học sinh lớp 7A10,
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, em T đã bị
những học sinh cùng lớp đánh nhiều tháng nay.

Theo chị Nh, từ đầu
học kỳ I đến nay, trong lớp có một nhóm 4 học sinh hay đánh các bạn trong lớp.
Em T là lớp trưởng, đã báo chuyện này lên cô giáo chủ nhiệm, nhưng cô chủ nhiệm
không báo cáo với nhà trường về trường hợp 4 em này mà chỉ cho 4 em này viết
cam kết và kiểm điểm.

Vì vậy, một tháng trở
lại đây nhóm 4 học sinh này không đánh các bạn khác trong lớp mà chỉ tập trung
vào đánh T…

Bốn học sinh này còn
gọi T là "thú tiêu khiển"- buồn là sẽ đánh. Cách đánh của 4 học sinh này là
trùm áo khoác lên đầu T, cử 3 người ôm giữ còn một người dùng vật nặng như cặp
hoặc chai nước đánh lên đầu T để tránh để lại vết thương.

"Thời điểm gia đình
biết chuyện và vào gặp cô chủ nhiệm, ban giám hiệu, một em trong nhóm còn đe
dọa đánh tiếp vì tội đã nói cho gia đình biết" – chị Nh nói.

Bốn học sinh thừa
nhận đánh bạn

Được biết, ngày 2/4
vừa qua, sau khi gia đình báo lên, ban giám hiệu nhà trường đã triệu tập cuộc
họp, mời phụ huynh và các học sinh tham gia đánh lớp trưởng lên làm việc. Hiện
tại, một số học sinh tham gia đánh T đã viết bản tường trình thừa nhận hành
động sai trái.

Trong bản tường trình
gửi ban giám hiệu, về việc đánh lớp trưởng, Bảo Tr thừa nhận "có đánh T hai
lần, một lần vào học kỳ I, và một lần vào học kỳ II, cả hai lần đều trùm áo
khoác lại đánh".

"Ngoài ra còn có 3
bạn khác cũng tham gia đánh là D; P và H" – em học sinh này cho biết.

Trong khi đó trong
bản trường trình của nữ học sinh H.T.N.Nh thừa nhận "Trong lớp, có bạn Đ hay
lấy cặp phang lên đầu T, bạn này cũng trùm áo khoác lên đầu T, đánh rất nhiều
lần và mạnh tay. Còn bạn Bảo Tr đã ba, bốn lần trùm áo khoác lên đầu bạn
B.N.M.T để đánh và còn mượn của T 800.000 đồng".

Ngoài ra có ba bạn
khác trong lớp cũng mượn tiền của T như bạn Ph mượn từ 3-4 lần mỗi lần
5000-10000 đồng; Bạn Th mượn 3-4 lần mỗi lần từ 10.000 -20.000 đồng đến 50.000
đồng; Bạn Kh cũng mượn 2-3 lần, mỗi lần 50.000 đồng".

"Mỗi lần trống đánh
15 phút đầu giờ, bạn T hay đứng ở cửa lớp giỡn với nhau là lấy áo khoác trùm
đầu T rồi đánh"- một học sinh nam tên Đ thừa nhận.

Theo
Vietnamnet

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xây dựng đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Apr 2015 08:55 AM PDT

Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, mục tiêu của đề án là đẩy mạnh các hoạt động thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng học học tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập", góp phần xây dựng xã hội học tập.

Theo đề án, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có 100% cán bộ, hội viên của Hội Khuyến học tỉnh được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng; 60% trở lên gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình học tập"; 40% trở lên được công nhận danh hiệu "Dòng họ học tập"; 50% trở lên cộng đồng (khóm/ấp, tổ dân phố) được công nhận danh hiệu "Cộng đồng học tập"; 50% trở lên các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu "Đơn vị học tập". Đối với các vùng sâu, vùng xa vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, các tỷ lệ tương đương giảm 10% so với yêu cầu chung

Để thực hiện các mục tiêu trên, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, Sở sẽ triển khai các giải pháp như xây dựng và thí điểm các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng học học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập" phù hợp với từng địa bàn tại 3 khu vực đặc trưng của tỉnh: đô thị, nông thôn và địa bàn đặc biệt khó khăn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập, về mô hình học tập suốt đời qua những lớp tập huấn nâng cao về truyền thông, sử dụng tin học, internet cho các cán bộ làm công tác khuyến học; Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xã hội học tập.

Tỉnh cũng duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng với việc đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí, vận dụng các giải pháp phù hợp để các Trung tâm này có điều kiện hoạt động.

Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở GD-ĐT và Hội Khuyến học trong việc biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy và hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng. Xây dựng và phát triển các Câu lạc bộ phát triển cộng đồng qua các lớp học hình thành tại khu dân cư do các Trưởng khóm/ấp, Tổ trưởng tổ dân phố trực tiếp quản lý.

Ngoài Hội Khuyến học và Sở GD-ĐT chủ trì thực hiện đề án, UBND tỉnh đề nghị các Sở, Ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên các cơ quan và gia đình, dòng học, cộng đồng được học thường xuyên, học suốt đời. 

Huỳnh Hải

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Apr 2015 08:38 AM PDT

Lãnh đạo này cũng khẳng định, ngày mai (6/4), cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015″ của NXB Giáo dục Việt Nam sẽ chính thức được phát hành trên phạm vi toàn quốc.

Tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết về thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh tham gia; Lịch công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh; Danh sách các cụm thi; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh; Mã tỉnh, mã thành phố, quận, huyện, thị xã; Những thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc…; ngành đào tạo, mã ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh do các trường đăng ký, phương thức tuyển sinh, các tiêu chí xét tuyển, mức học phí và các thông tin quan trọng khác liên quan.

Để giảm chi phí cho thí sinh, cuốn Những điều cần biết... được tách thành 2 tập.

Để giảm chi phí cho thí sinh, cuốn “Những điều cần biết…” được tách thành 2 tập.

Để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin, đồng thời tiết kiệm chi phí cho xã hội, năm nay, cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 được phát hành thành 2 tập: Tập 1 – Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 của các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra); Tập 2 – Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 của các trường thuộc các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình trở vào)

Các thông tin cụ thể về Đề án tuyển sinh riêng, chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm vừa học… thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường. Tài liệu được sưu tầm, tuyển chọn và cập nhật đến ngày 25/3/2015 trên cơ sở thông tin đã công bố công khai trên các phương tiện truyền thông và các thông tin do các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc cung cấp và chịu trách nhiệm.

Nguyễn Hùng

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Con gà và hũ gạo tình thương – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Apr 2015 08:22 AM PDT

Học sinh tiểu học Quế Long nuôi gà

Học sinh tiểu học Quế Long nuôi gà
"tình bạn". Ảnh: N.T

Góp từ hạt gạo…

Quế Long là một xã
nghèo, nơi ấy chuyện trường chuyện lớp còn lắm những khó khăn. Thầy Đỗ Chí
Cường- Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học Quế Long, chia sẻ: "Các em đến trường
hầu hết bằng đi bộ và xe đạp, người dân vùng đều làm nông. Tại trường
tiểu học này có 267 học sinh thì có đến 31 em hộ nghèo, 51 em hộ cận nghèo.
Ngoài ra, trường còn có 4 học sinh khuyết tật".

Xuất phát từ thực
tiễn, thầy và trò trường tiểu học Quế Long đã cùng chung tay giúp các em nhỏ
nghèo, khó vững bước đến trường. Thầy Cường cho biết: "Hoạt động hũ gạo tình
thương và đàn gà là một chương trình đầy ý nghĩa, qua đó, học sinh học cách
giúp đỡ bạn cùng lớp, học kỹ thuật chăn nuôi, …và giáo dục đạo đức lối sống".

Theo nhà trường,
chương trình được triển khai đến tất cả 10 lớp học, cụ thể, mỗi bạn góp ít nhất
1 lon gạo, thời gian từ đầu năm học cho đến cuối học kỳ.Thầy Cường cho biết:
"Để tránh tình trạng gạo để lâu sẽ gây ẩm mốc, nhà trường đã chủ động lên kế
hoạch thu một lần, tất các học sinh quyên góp tự nguyện trong 1 tuần nhằm đảm
bảo chất lượng gạo". Trường sẽ tiếp nhận và có đợt trao gạo cho các em khó khăn
vào

cuối năm.

Hiện tại, trường vừa
trao tặng mỗi em 10kg cho 10 em khó khăn của trường, giúp các em vững bước đến
trường. Thầy Cường cho biết: "Đây là hoạt động giúp các em học được tình thương
giữa bạn bè với nhau, giúp đỡ nhau".

Em Đặng Thị Thùy
Dung, lớp 4B, cho biết: "Nhờ có hũ gạo do các bạn cùng trường giúp đỡ, em tiếp
tục đến trường". Kể ra, cuộc sống của Dung rất khó khăn, em mồ côi mẹ từ nhỏ,
nhà có 5 anh em, một mình cha tất tả đủ công việc nuôi các con ăn học. Nhưng hũ
gạo nhỏ mỗi năm từ các bạn cùng trường dành tặng cho Dung như một động lực giúp
cố gắng. Em rất chăm học và có tinh thần vượt khó.

Những con gà "tình
bạn"

Không chỉ có những hũ
gạo, trường Tiểu học Quế Long còn giúp những em có hoàn cảnh khó khăn bằng con
gà. Thầy Cường cho biết: "Những con gà do chính các em nuôi lớn sẽ là món quà
được trao tặng. Qua đó, giúp các em học hỏi thêm cách chăm sóc, chăn nuôi như
thế nào". Những con gà đầu tiên do Quỹ huyện Đội Quế Sơn góp vào, tặng về
trường 20 con hồi đầu năm 2014. Từ đó, trường có vốn để nhân rộng mô hình.

Thầy cho biết: "Đầu
tiên, trường sẽ tập huấn cho tất cả các em xen vào thời gian chào cờ đầu tuần
về kỹ thuật chăn nuôi, an toàn vệ sinh dịch bệnh đảm bảo những con gà mới 15
ngày tuổi được nuôi lớn".

Sau đó, đối với những
em đảm nhiệm gà con sẽ có đợt tập huấn riêng, cụ thể, có 4 em sẽ nhận về gia
đình mỗi em 5 con gà và nuôi đến khi lớn, dưới sự giúp đỡ của cha mẹ. Thầy cho
biết: "Nhà trường không giao cho học sinh nuôi, mà nuôi tại gia đình để cha mẹ
hỗ trợ các em và những gia đình nhận nuôi cũng chính là những gia đình nghèo,
khó sẽ được hỗ trợ gà".

Nhà trường luôn hỗ
trợ cho học sinh trong quá trình nuôi và dạy cho học sinh trường biết cách
phòng tránh bệnh. Sau khi gà lớn, 4 em nhận nuôi sẽ nhận được 2 con, còn lại
góp quỹ của trường để nhà trường tiếp tục nhân rộng mô hình, sao cho các em
nghèo, khó đều nhận được gà mỗi năm.

Tuy nhiên điều quan
trọng là các em sẽ được học trải nghiệm thực tế, học một mô hình chăn nuôi nhỏ
trong chính nhà trường, giáo dục đạo đức. Em Nguyễn Thị Thúy Nga, lớp 5B, cho
biết: "Học nuôi gà rất khó nhưng rất vui, vì em nhìn thấy nó từ 15 ngày tuổi từ
từ lớn lên dưới đôi tay của em. Em mồ côi cha, mẹ em một mình nuôi em. Cuộc
sống rất vất vả, em may mắn được các bạn chia sẻ những con gà để có chút kinh
tế giúp mẹ đỡ vất vả".

Theo Tiền Phong



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xây dựng đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Apr 2015 08:05 AM PDT

Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, mục tiêu của đề án là đẩy mạnh các hoạt động thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng học học tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập", góp phần xây dựng xã hội học tập.

Theo đề án, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có 100% cán bộ, hội viên của Hội Khuyến học tỉnh được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng; 60% trở lên gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình học tập"; 40% trở lên được công nhận danh hiệu "Dòng họ học tập"; 50% trở lên cộng đồng (khóm/ấp, tổ dân phố) được công nhận danh hiệu "Cộng đồng học tập"; 50% trở lên các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu "Đơn vị học tập". Đối với các vùng sâu, vùng xa vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, các tỷ lệ tương đương giảm 10% so với yêu cầu chung

Để thực hiện các mục tiêu trên, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, Sở sẽ triển khai các giải pháp như xây dựng và thí điểm các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng học học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập" phù hợp với từng địa bàn tại 3 khu vực đặc trưng của tỉnh: đô thị, nông thôn và địa bàn đặc biệt khó khăn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập, về mô hình học tập suốt đời qua những lớp tập huấn nâng cao về truyền thông, sử dụng tin học, internet cho các cán bộ làm công tác khuyến học; Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xã hội học tập.

Tỉnh cũng duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng với việc đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí, vận dụng các giải pháp phù hợp để các Trung tâm này có điều kiện hoạt động.

Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở GD-ĐT và Hội Khuyến học trong việc biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy và hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng. Xây dựng và phát triển các Câu lạc bộ phát triển cộng đồng qua các lớp học hình thành tại khu dân cư do các Trưởng khóm/ấp, Tổ trưởng tổ dân phố trực tiếp quản lý.

Ngoài Hội Khuyến học và Sở GD-ĐT chủ trì thực hiện đề án, UBND tỉnh đề nghị các Sở, Ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên các cơ quan và gia đình, dòng học, cộng đồng được học thường xuyên, học suốt đời. 

Huỳnh Hải

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Sức nóng” từ Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới 2015 | Giáo dục

Posted: 05 Apr 2015 08:02 AM PDT

  • Chìa khóa của lực lượng lao động trẻ thời kỳ hội nhập

Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước.

Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực.

Tại hội thảo phát động cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới MOSWC 2015 tại Đà Nẵng vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Bùi Văn Ga cho biết : "Hiện chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với quốc tế, theo đó, rất cần chuẩn năng lực và chuẩn kiến thức. 

Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Lao động & Thương binh xã hội xây dựng  khung trình độ quốc gia tương thích với khung năng lực các nước ASEAN, gọi là khung tham chiếu ASEAN. 

Cuối năm nay, thị trường lao động sẽ có sự dịch chuyển lao động  trong khối các nước ASEAN ở một số ngành nghề. Vì vậy, chúng ta cần chuẩn chung.  Khi đã đạt được chuẩn này sẽ giúp cho lao động làm ở quốc gia nào sẽ được đánh giá và đãi ngộ mức lương như nhau".

Được biết, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo khung năng lực, đã xây dựng chuẩn kiến thức tối thiểu mà sinh viên đạt được ở bậc học Đại học, trong đó chuẩn Tin học và Ngoại ngữ là hai công cụ toàn cầu đã được chuẩn hóa rất chặt chẽ. 

Để đạt chuẩn đầu ra trong năm sắp tới, kiến thức Tin học và Ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên để các em có thể tìm kiếm việc làm không chỉ ở Việt Nam, mà còn trong  cộng đồng kinh tế các nước ASEAN.

Ý nghĩa thiết thực của cuộc thi

Không giống như các cuộc thi khác, MOSWC  sử dụng bài thi quốc tế MOS làm thước đo đánh giá trình độ của thí sinh tham dự. Đây là bài thi đánh giá khả năng sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng Microsoft – phần mềm tin học được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Thông qua cuộc thi, có thể đánh giá được trình độ học sinh Việt Nam ở mức nào so với trình độ chung của thế giới.

Đề cập đến ý nghĩa thiết thực của cuộc thi này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận định: "Cuộc thi có ý nghĩa thiết thực với việc dạy và học Công nghệ thông tin (CNTT) trong nhà trường vì CNTT luôn thay đổi nhanh chóng, theo đó phương pháp đào tạo và dạy học CNTT phải thay đổi và cập nhật thường xuyên thông qua các đấu trường quốc tế như cuộc thi MOSWC…

Từ đó, các trường sẽ thấy chương trình đào tạo của mình đã phù hợp chưa, có gì thiếu sót so với thế giới để kịp thời điều chỉnh các phương pháp đào tạo, các chương trình dạy học cho phù hợp".

Là cuộc thi tin học văn phòng lớn nhất trên thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia.Tại Việt Nam, MOSWC đã trở thành cuộc thi tin học chuẩn quốc tế lớn nhất diễn ra trên quy mô toàn quốc.

Với sự quyết tâm mạnh mẽ của Ban tổ chức bao gồm Bộ GD&ĐT, IIG Việt Nam, Viettel và báo Tuổi Trẻ, lần đầu tiên, cuộc thi được triển khai tại 63 tỉnh, thành. Đây là một bước tiến lớn nhằm mang cuộc thi tầm cỡ thế giới không chỉ tới các thành phố lớn, mà còn giúp các em học sinh, giáo viên các tỉnh xa cũng được tiếp cận và tham gia.

 Sắp bước vào giai đoạn quan trọng nhất của cuộc thi là khai mạc Vòng thi chung kết quốc gia vào 19/4 tới, cuộc thi MOSWC 2015 đang được các tỉnh thành chuẩn bị quyết liệt để đạt được kết quả cao nhất.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quảng Trị: Trao 20 suất học bổng đến học sinh nghèo hiếu học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Apr 2015 07:45 AM PDT

Hằng năm, những suất học bổng "Mầm xanh" đã được trao kịp thời đến tận tay các em học sinh nghèo vượt khó. Những phần quà ấy đã góp phần động viên các em học sinh tiếp tục cố gắng để đạt thành tích cao trong học tập. Đồng thời, nó cũng chứa đựng những tình cảm sâu sắc của phu nhân cố Tổng Bí thư đối với con em Quảng Trị. 

Quảng Trị: Trao 20 suất học bổng đến học sinh nghèo hiếu học

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Chủ tịch Hội khuyến học, Giám đốc Qũy Khuyến học tỉnh Quảng Trị trao học bổng cho các em.

Ngày 5/4, được sự ủy thác của bà Nguyễn Thị Vân – phu nhân cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị phối hợp với UBMTTQ thị xã Quảng Trị đã trao 20 suất học bổng cho 20 em học sinh thuộc diện khó khăn, mồ côi trên địa bàn. Tổng giá trị các suất học bổng được trao lần này là 10 triệu đồng.

Được biết, đây là lần thứ 8 học bổng "Mầm xanh" được trao đến tay các em học sinh nghèo hiếu học tỉnh Quảng Trị.

Đây là những tình cảm thương mến của phu nhân cố Tổng Bí thư đối với các em học sinh nghèo.

Đây là những tình cảm thương mến của phu nhân cố Tổng Bí thư đối với các em học sinh nghèo.

Trong số những học sinh nhận được học bổng, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi nhưng đã biết vươn lên và đạt thành tích cao trong học tập. Em Trương Tiến Đạt, học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tất Thành, thị xã Quảng Trị mồ côi bố từ nhỏ, mẹ  em phải hàng ngày lao động vất vả để nuôi em đi học và em nhỏ mới 5 tuổi. Tuy vậy, trong 6 năm học vừa qua em luôn đạt danh hiệu học sinh Khá, Giỏi của trường.

Thay mặt các bạn học sinh nhận học bổng, em Ngô Thị Mỹ Hằng, học sinh lớp 8 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi gửi lời cảm ơn đến phu nhân cố Tổng Bí thư, lãnh đạo Hội Khuyến học các cấp đã dành sự quan tâm, động viên đến các em. Qua đó, em Hằng hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để đáp lại những tình cảm thương mến của mọi người đã luôn đồng hành cùng các em. Bố em Hằng mất sớm, gia đình lại đông anh em. Thế nhưng, trong 8 năm học tại trường, Hằng luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập và đạt danh hiệu học sinh Giỏi.

Đăng Đức

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ngày mai, phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Apr 2015 07:29 AM PDT

Lãnh đạo này cũng khẳng định, ngày mai (6/4), cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015″ của NXB Giáo dục Việt Nam sẽ chính thức được phát hành trên phạm vi toàn quốc.

Tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết về thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh tham gia; Lịch công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh; Danh sách các cụm thi; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh; Mã tỉnh, mã thành phố, quận, huyện, thị xã; Những thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc…; ngành đào tạo, mã ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh do các trường đăng ký, phương thức tuyển sinh, các tiêu chí xét tuyển, mức học phí và các thông tin quan trọng khác liên quan.

Để giảm chi phí cho thí sinh, cuốn Những điều cần biết... được tách thành 2 tập.

Để giảm chi phí cho thí sinh, cuốn “Những điều cần biết…” được tách thành 2 tập.

Để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin, đồng thời tiết kiệm chi phí cho xã hội, năm nay, cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 được phát hành thành 2 tập: Tập 1 – Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 của các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra); Tập 2 – Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 của các trường thuộc các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình trở vào)

Các thông tin cụ thể về Đề án tuyển sinh riêng, chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm vừa học… thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường. Tài liệu được sưu tầm, tuyển chọn và cập nhật đến ngày 25/3/2015 trên cơ sở thông tin đã công bố công khai trên các phương tiện truyền thông và các thông tin do các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc cung cấp và chịu trách nhiệm.

Nguyễn Hùng

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sĩ tử thờ ơ với lò luyện | Giáo dục

Posted: 05 Apr 2015 04:43 AM PDT

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không được chuẩn bị tâm lý, trẻ có thể trầm cảm khi vào lớp 1

Posted: 05 Apr 2015 03:11 AM PDT

Tại buổi chia sẻ kỹ năng tiền lớp 1 được tổ chức ở trường tiểu học Lê Quý Đôn (Hà Nội) ngày 4/4, chuyên gia tâm lý, thạc sĩ Thanh Vân cho biết, từ mẫu giáo, trẻ “vượt vũ môn” lên lớp 1, tất cả mọi thứ thay đổi khiến tâm lý của trẻ không còn như trước. Điều này đòi hỏi phụ huynh phải nắm bắt để giúp con hoà nhập.

IMG-4862-JPG-8246-1428207549.jpg

Cha mẹ cần phải tìm hiểu tâm lý và giúp đỡ, động viên trẻ để con làm quen với môi trường mới khi vào lớp 1. Trong ảnh là hai mẹ con cùng chơi trò chơi gắn kết trong Ngày hội cùng con đến trường ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn. Ảnh: HT.

42% phụ huynh không nắm được thay đổi tâm sinh lý của con

Theo bà Vân, từ môi trường mẫu giáo chơi là chính, lên lớp 1, trẻ phải ngồi học nghiêm túc từ 30 đến 45 phút; phải động não, quan sát, tư duy, ghi nhớ, rèn luyện kỹ năng ghi chép, ghép vần. Trẻ cũng không được cô giáo quan tâm nhiều như thời mẫu giáo, do đó các suy nghĩ tiêu cực dễ nảy sinh.

Trong giai đoạn trẻ gặp nhiều khó khăn này, một tỷ lệ rất lớn cha mẹ tỏ ra lúng túng. Số liệu điều tra xã hội học cho thấy phần lớn phụ huynh rất lo lắng, 42% không nắm được những thay đổi tâm sinh lý của con, 11% chưa hiểu con cần gì để chuẩn bị, và một bộ phận không nhỏ tạo cho trẻ nhiều kỳ vọng tuyệt vời về môi trường mới.

“Từ thực tế trên, nhiều trẻ không được chuẩn bị tâm lý trước khi đi học nên khi vào lớp một mọi thứ không như kỳ vọng của chúng, dẫn đến tâm lý chán nản, sợ đi học, bị rối nhiễu tâm lý, chống đối, bướng bỉnh, có thể trầm cảm và thiếu tự tin”, thạc sĩ Vân cho hay.

Rèn tính tự lập, yêu thích học tập cho trẻ

Điều cần rèn nhất cho trẻ trước khi vào lớp 1, theo thạc sĩ Vân là khả năng tự lập, yêu thích học tập, yêu thích trường học và thầy cô. Để làm được điều này, vai trò của cha mẹ vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, phụ huynh phải dạy con cách tập trung lắng nghe, tự tin, mạnh dạn phát biểu và xử lý xung đột với bạn đúng cách.

“Bố mẹ cần dành nhiều thời gian nói chuyện với con, tỉ tê, chuẩn bị cho con tâm lý khi đến học ở môi trường mới, đặc biết chú ý hỏi han và động viên khi trẻ đi học về. Có rất nhiều trường hợp phụ huynh mất kiên nhẫn, cáu giận khi trẻ bị điểm kém, cách ứng xử này dễ làm trẻ mất tinh thần, chán nản”, chị Vân khẳng định.

Không cáu giận khi con bị điểm kém

Theo chị Vân, mỗi lần con bị điểm kém, cha mẹ hãy cho trẻ tự ghi vào sổ 2 câu hỏi: Lý do nào khiến con được điểm kém? Bài học con rút ra khi được điểm kém? Chị Vân lưu ý, dùng từ “được” chứ không phải “bị” để giúp trẻ cách nhìn vấn đề tích cực. Điều này rất quan trọng, giúp trẻ có thể tự mình lớn lên và không chán nản khi gặp thất bại.

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy đưa con đến trường, nói chuyện với các anh chị lớp trên để con hiểu hơn về trường tiểu học. Phụ huynh cũng có thể giao cho trẻ làm những việc nhỏ tại nhà, nhưng lưu ý, phải để cho con làm từ đầu đến khi hoàn thành công việc, không bỏ dở giữa chừng. Điều này tạo cho trẻ thói quen tự lập.

Một góc học tập đẹp mắt ở nhà cũng là việc mà cha mẹ nên làm, giúp trẻ thích thú với việc ngồi vào bàn học. Cần khích lệ trẻ thường xuyên, lắng nghe trẻ nói, cho trẻ tự tạo thời gian biểu học tập, vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy. 

“Cha mẹ cũng cần biết cách lắng nghe, nhưng lưu ý, trước những vấn đề của trẻ không nên đưa ngay ra giải pháp mà dẫn dắt để trẻ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình”, chị Vân nhấn mạnh.

Cùng với giáo viên giúp con làm quen với con số, chữ cái

Chuyên gia tâm lý Thanh Vân cũng nhắn nhủ, phụ huynh cần hợp tác với giáo viên để biết cách dạy trẻ làm quen với các con số, chữ cái.

Một phương châm mà cha mẹ cần nhớ là “thích học quan trọng hơn kết quả học” bởi vì kết quả học cao nhất chính là sự tiến bộ, sự trưởng thành của trẻ mỗi ngày. Thực tế, một số hành vi của trẻ độ tuổi lớp 1 khiến các phụ huynh lo lắng như: lười học, kém tập trung, nhút nhát, khó thích nghi, hay nổi cáu, mải chơi, không nghe lời…

“Tất cả những biểu hiện trên đây thực chất đều có ở cả người lớn. Phụ huynh cần hết sức lưu ý, đó là hành vi, không phải nhân cách”, chị Vân nhấn mạnh, cho rằng, các bậc cha mẹ vẫn thường hay lẫn lộn hai khái niệm này. Chị ví dụ, khi con không sắp xếp đồ chơi ngăn nắp, cha mẹ thường mắng “sao con bừa bộn thế! Sao con lười thế”, mà ít nói “con để đồ chơi chưa đúng chỗ, con nên sắp xếp lại cho gọn gàng hơn”.

Theo chị, nếu khi còn nhỏ, trẻ nghe nhiều những lời trách mắng của cha mẹ như lười, bừa bộn, khó bảo…, dần dần sẽ hình thành trong trẻ suy nghĩ mình là đưa trẻ lười, bừa bộn, khó bảo. Có thể liên tưởng đến câu chuyện: Một con voi từ nhỏ đã bị xích lại bằng xích sắt. Nó mất rất nhiều thời gian để phá dây xích nhưng không thành công. Dần dần, trong đầu con voi hình thành suy nghĩ: Sợi dây xích quá lớn so với khả năng của nó.

“Khi con voi trưởng thành, trở thành chú voi to lớn, hoàn toàn có thể dùng sức giật tung sợi xích, nhưng nó không bao giờ làm việc này, chính vì suy nghĩ đã in trong đầu từ lúc bé: Việc này nằm ngoài khả năng. Từ đây, cần rút ra bài học đầu tiên là đừng bao giờ gắn hành vi với nhân cách của trẻ”, nữ chuyên gia tâm lý nhấn mạnh.

Hoàng Thuỳ



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments