Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Công bố cấu trúc bài khảo sát vào lớp 6 Chuyên Trần Đại Nghĩa – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Apr 2015 08:26 AM PDT

Theo đó, học sinh (HS) tham dự xét tuyển sẽ thực hiện bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh với thời lượng 90 phút nhằm khảo sát năng lực tư duy, khả năng phán đoán, suy luận và năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn cuộc sống.

Công bố cấu trúc bài khảo sát vào lớp 6 Chuyên Trần Đại Nghĩa

Đầu vào lớp 6 Chuyên Trần Đại Nghĩa không đặt ra yêu cầu về kiến thức mà nghiêng về đòi hỏi năng lực phán đoán, tư duy của học trò.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, lĩnh vực và mực độ nội dung bài khảo sát được định hướng theo ma trận. Về cấu trúc, bài khảo sát gồm 2 phần. 

Phần 1 trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn (có 1 đáp án đúng) thực hiện trong 45 phút với khoảng 30 câu nhằm khảo sát năng lực tư duy, sự nhanh nhạy, năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống.

Cụ thể:

Lĩnh vực

Số câu

Biết

Hiểu

Vận dụng

Phân tích tổng hợp

Năng lực tư duy, khả năng phán đoán

10

4

3

2

1

Năng lực diễn đạt

8

3

3

1

1

Năng lực vận dụng khoa học thường thức vào cuộc sống

8

3

2

2

1

Năng lực vận dụng hiểu biết xã hội vào cuộc sống

4

2

1

1

0

Tổng

30

12

9

6

3

Phần 2 là bài tự luận 45 phút với khoảng 10 câu tập trung khảo sát năng lực, phán đoán, suy luận của HS. Trong đó, năng lực tư duy gồm 3 câu; năng lực ngôn ngữ, diễn đạt: 4 câu; Năng lực vận dụng khoa học thường thức vào cuộc sống: 2 câu; năng lực vận dụng hiểu biết xã hội vào cuộc sống: 1 câu.

Ông Nguyễn Văn Hiếu lưu ý bài khảo sát không yêu cầu HS phải có kiến thức chuyên sâu, phức tạp trong chương trình tiểu học mà nhằm vào việc phát hiện, đánh giá năng lực tư duy, phán đoán, sự nhạy bén… phù hợp với yêu cầu của nhà trường, với chuẩn đầu ra về năng lực và phẩm chất của HS tiểu học.

Hoài Nam

 

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

PGS Văn Như Cương lên tiếng về tuyển sinh vào lớp 6 | Giáo dục

Posted: 21 Apr 2015 08:09 AM PDT

Theo PGS Văn Như Cương: Nếu bắt các trường Tư thục tuyển sinh theo tuyến thì chắc chắn là không ai dám mở trường Tư thục.

Sau khi UBND TP Hà Nội và Sở GD-ĐT thành phố có văn bản "hỏa tốc" về việc tuyển sinh đầu cấp năm học 2015-2016, những trường THCS có số lượng hồ sơ lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh đã tỏ ra lo lắng, lúng túng không biết phương án tuyển sinh năm nay sẽ như thế nào khi mà mùa tuyển sinh đang đến gần.

Trên trang Facebook của mình, Phó Giáo sư (PGS) Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS Lương Thế Vinh đã có những chia sẻ về vấn đề tuyển sinh vào lớp 6.

1. Chúng ta đang phổ cập giáo dục bậc THCS. Điều đó có nghĩa là mọi học sinh sau khi học xong bậc Tiểu học đều có quyền và có nghĩa vụ học tiếp cho hết bậc THCS. Nhà nước bảo đảm để mọi trẻ em đều được học ở trường công lập nếu họ muốn. Học sinh nào trong độ tuổi đi học mà không đăng kí học thì bị phạt hành chính.

2. Nhà nước khuyến khích các tư nhân và các tổ chức mở các trường Tư thục, nhiệm vụ của các trường này không phải là để góp phần vào việc "phổ cập giáo dục" mà là để xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình đào tạo trong giáo dục. Nhà nước không ép buộc bất kì ai phải học trường Tư thục. Nếu họ không muốn học ở các trường Tư thục thì nhà nước phải có chỗ cho họ học ở trường công lập.

3. Các trường Tư thục được phép tuyển sinh trên địa bàn rộng rãi không hạn chế, trong lúc các trường công lập tuyển sinh theo tuyến (phường, quận, huyện…). Điều đó là đúng đắn, vì nếu bắt các trường Tư thục tuyển sinh theo tuyến thì chắc chắn là không ai dám mở trường Tư thục (do không có học sinh, vì rất ít học sinh muốn học trường tư thục.)

4. Thực tế cho thấy, hầu như các trường tư thục đều không tuyển đủ học sinh, chỉ có một số ít trường, do nhiều nguyên nhân, có số đăng kí vào học lớn hơn số được tuyển rất nhiều lần.

5. Theo phàm lệ, đối với bài toán "muốn chọn ra một số người có đủ tiêu chí nào đó trong một số đông người hơn" thì người ta giải như thế nào? Rất đơn giản nếu anh là người có lương tri bình thường thì anh phải tạo ra một cái "sàng" để sàng lọc…Tùy trường hợp cụ thể cái sàng đó có thể là: Thi tuyển, khảo sát, kiểm tra, phỏng vấn, bốc thăm, xếp hàng, số đo các vòng, chiều cao ….

6. Trong bài toán "tuyển vào lớp 6", các Chỉ thị của Bộ GD-ĐT, của UBND TP Hà Nội đã bắt các trường sử dụng chỉ một cái "sàng" duy nhất là "xét tuyển". Cái "sàng" đó quả thật không thể gọi là một "sàng khôn" được, nó là một cái "sàng" rất dở và rất vô dụng….

PGS Văn Như Cương




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Cần Thơ dẫn đầu thi Olympic Chính trị toàn quốc | Giáo dục

Posted: 21 Apr 2015 07:49 AM PDT

TP – Tối 19/4, trường Đại học Cần Thơ tổ chức chung kết phần thi tập thể Hội thi Olympic các môn Khoa học Chính trị và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sinh viên năm 2015, thu hút trên 2.000 sinh viên tham gia cổ vũ.

Vòng chung kết có 4 đội, mỗi đội 5 thành viên tham gia 3 phần thi. Kết quả, đội Khoa Khoa học Chính trị đoạt giải nhất, giải nhì là Khoa Sư phạm, giải ba Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL và Khoa Công nghệ giải khuyến khích.

Còn phần thi cá nhân do Trung ương Đoàn phối hợp các đơn vị khác tổ chức, đến ngày 19/4/2015 đã có hơn 14.000 sinh viên của trường ĐH Cần Thơ đăng ký với hơn 40.000 lượt dự thi.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng: Cách chức hiệu trưởng, hiệu phó | Giáo dục

Posted: 21 Apr 2015 07:33 AM PDT

Hội đồng kỷ luật TP. Trà Vinh đã có kết luận chính thức vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng rồi tung clip lên mạng gây chấn động Trà Vinh vừa qua.

Sáng 21/4, ông Diệp Quang Nhàn- Trưởng phòng GDĐT TP.Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), cho biết: Sau nhiều ngày Hội đồng kỷ luật TP. Trà Vinh xem xét trách nhiệm của những cá nhân liên quan tại trường THCS Lý Tự Trọng vì để xảy ra vụ nữ sinh Nguyễn Thị Hồng P (học sinh lớp 7/5) bị đánh hội đồng rồi tung clip lên mạng gây xôn xao dư luận trong đầu tháng 3/2015, đã có kết luận chính thức.

Theo đó, ông Phan Thanh Nguyên- Hiệu trưởng; ông Võ Thanh Vũ- Phó Hiệu trưởng đều nhận mức kỷ luật là bị cách chức; ông Thạch Minh Tâm – Tổng phụ trách Đội và ông Võ Thành Tất, giáo viên chủ nhiệm nhận mức kỷ luật cảnh cáo. 

Đồng thời, Phòng GDĐT TP.Trà Vinh cũng đã chuyển công tác đối với những người bị kỷ luật sang công tác tại các trường THCS khác, nhiệm vụ cụ thể do hiệu trưởng các trường phân công.

Được biết, vào cuối tháng 3, Đảng ủy phường 1 (TP.Trà Vinh) cũng đưa ra hình thức kỷ luật là cách chức Bí thư chi bộ đối với ông Phan Thanh Nguyên; cách chức Chi ủy viên chi bộ với ông Võ Thanh Vũ; riêng ông Thạch Minh Tâm và ông Võ Thành Tất đều bị kỷ luật cảnh cáo. Ngoài ra, tập thể chi bộ của trường cũng nhận hình thức kỷ luật là khiển trách.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TP HCM: Ban hành cấu trúc bài khảo sát xét tuyển vào lớp 6 | Giáo dục

Posted: 21 Apr 2015 07:30 AM PDT

Theo đó, tất cả HS dự xét tuyển vào trường sẽ thực hiện một bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh trong 90 phút, nhằm khảo sát năng lực tư duy, khả năng phán đoán, suy luận và năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn cuộc sống.

Cụ thể nội dung bài khảo sát như sau:

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn ( có 1 đáp án đúng ) thực hiện trong 45 phút, với khoảng 30 câu, nhằm khảo sát năng lực tư duy, sự nhanh nhạy, năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống.

Phần 2: Bài tự luận thực hiện trong 45 phút, với khoảng 10 câu nhằm khảo sát năng lực tư duy, phán đoán, suy luận, năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn cuộc sống.

Lĩnh vực và mức độ nội dung bài khảo sát được định hướng theo ma trận bài khảo sát như sau:

Lĩnh vực Số câu Biết Hiểu Vận dụng Phân tích, tổng hợp

Năng lực tư duy, khả năng phán đoán 10 4 3 2 1

Năng lực diễn đạt 8 3 3 1 1

Năng lực vận dụng khoa học thường thức vào cuộc sống 8 3 2 2 1

Năng lực vận dụng hiểu biết XH vào cuộc sống 4 2 1 1 0

Tổng số câu 30 12 9 6 3

Phần tự luận:

Năng lực tư duy: 3 câu; Năng lực ngôn ngữ, diễn đạt: 4 câu

Năng lực vận dụng khoa học thường thức vào cuộc sống: 2 câu

Năng lực vận dụng hiểu biết xã hội vào cuộc sống: 1 câu

Theo Sở GD&ĐT, bài khảo sát nhằm góp phần xét tuyển được những HS phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường. Theo đó, không yêu cầu HS phải có kiến thức chuyên sâu, phức tạp trong chương trình Tiểu học mà nhằm vào việc phát hiện, đánh giá năng lực tư duy, phán đoán, sự nhạy bén , năng lực vận dụng các kiến thức cơ bản vào cuộc sống… phù hợp với yêu cầu của nhà trường, với chuẩn đầu ra về năng lực và phẩm chất của HS tiểu học, với những phẩm chất ban đầu của mục tiêu đào tạo người công dân thành phố có tri thức và năng lực.

Đối tượng tham gia làm bài khảo sát là những HS hoàn thành chương trình cấp Tiểu học có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn Tiếng Việt và Toán đạt từ 9 điểm trở lên của năm học lớp 5, đăng kí dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.

Được biết, năm học 2015-2016, chỉ tiêu tuyển sinh vào trường là 600 HS. Dự kiến, HS nộp hồ sơ dự tuyển tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa từ ngày 01/6 đến ngày 05/6/2015. Tham gia làm bài khảo sát vào ngày 20/6, kết quả sẽ được công bố vào ngày 26/6/2015.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tuyển sinh lớp 6: Không ai am hiểu quản lý bằng các hiệu trưởng | Giáo dục

Posted: 21 Apr 2015 07:13 AM PDT

TPO – Xung quanh câu hỏi của báo chí về việc "chốt" phương án tuyển sinh lớp 6, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: "Trước hết hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm tuyển sinh, quản lý vận hành nhà trường. Không ai am hiểu quản lý bằng các hiệu trưởng".

Hiệu trưởng chủ động xây dựng phương án xét tuyển

Chiều 21/4, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, liên quan phương án tuyển sinh lớp 6 năm nay trước hết hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm tuyển sinh. Cụ thể hiệu trưởng các trường THCS sẽ lên phương án báo cáo để Sở xem xét. 

Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hiện việc tuyển sinh từ cấp học từ mầm non đến THCS trách nhiệm thuộc UBND các quận huyện. Đối với cấp học THCS, hiện nay phần lớn các trường THCS tuyển sinh lớp 6 theo tuyến địa bàn. Những em đã hoàn thành bậc tiểu học ở địa bàn có hộ khẩu thường trú thì được chuyển tiếp lên bậc THCS theo đúng tuyến của mình.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cho hay, hàng năm Hà Nội có 9 trường mà hồ sơ đăng ký xét tuyển cao hơn nhiều so với chỉ tiêu. Sau chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo các trường đã tự xây dựng phương án để tuyển sinh theo phương án xét tuyển. 

"Từ tháng 3/2015 khi Bộ trưởng Giáo dục ban hành chỉ thị về chấn chỉnh học thêm dạy thêm trên toàn quốc trong đó có cấm các trường không khảo sát học sinh đầu cấp và không tổ chức thi tuyển vào lớp 6. Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề mới, cần tính đến đặc thù Thủ đô đang xây dựng trường chất lượng cao", ông Đại cho biết.

Theo ông Đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc không tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt là lớp 6. Tuy nhiên, để ban hành quyết định về hành chính phải làm thận trọng trên cơ sở khoa học. 

"Trước hết phải thu thập tất cả thông tin và ý kiến chuyên gia. Chúng tôi đề nghị các trường có lượng học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu phải xây dựng đề án khả thi về tuyển sinh cho phù hợp", ông Đại nhấn mạnh.

Xung quanh câu hỏi của báo chí về việc "chốt" phương án tuyển sinh lớp 6, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Trước hết hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm tuyển sinh, quản lý vận hành nhà trường. Không ai am hiểu quản lý bằng các hiệu trưởng. Các hiệu trưởng lên phương án báo cáo với các Phòng và Sở xem xét có phù hợp không, có làm lợi cho các học sinh hay không? Chúng tôi sẽ xem xét cụ thể về các phương án đó", ông Đại nhấn mạnh.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội loay hoay phương án xét tuyển vào lớp 6

Posted: 21 Apr 2015 06:58 AM PDT

Phần lớn câu hỏi tại buổi thông tin tới báo chí công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015, tuyển sinh các lớp đầu cấp của Sở Giáo dục Hà Nội chiều 21/4 xoay quanh vấn đề làm sao để xét tuyển vào lớp 6 khi một số trường có hồ sơ lớn hơn chỉ tiêu.

Sau hàng chục câu hỏi của các phóng viên, có nhiều người hỏi lại 2-3 lần về phương án xét tuyển của một số trường như Nguyễn Tất Thành, Mari Curie, Lương Thế Vinh, THCS Hà Nội – Amsterdam và sau nhiều lần trả lời, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Phạm Văn Đại cho hay: Việc đầu tiên là lãnh đạo nhà trường phải xây dựng phương án báo cáo các cấp có thẩm quyền, tức là UBND các quận, huyện và trường báo cáo Sở để Sở xem xét phương án ấy có phù hợp với kế hoạch giáo dục hay không, có phù hợp với luật giáo dục, có làm lợi cho học sinh hay không, chúng tôi sẽ xem xét và cho ý kiến.

thi-lop-6-nguyen-tay-thanh-5750-14296197

Học sinh kiểm tra số báo danh và phòng thi trong kỳ thi tuyển vào lớp 6 trường trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành, Hà Nội. Ảnh: Quý Đoàn.

Lý giải việc Sở Giáo dục đã cho phép 3 trường THCS Nguyễn Tất Thành, Mari Curie, Lương Thế Vinh được tuyển sinh lớp 6 theo hình thức xét tuyển kết hợp với đánh giá năng lực học sinh bằng bài đo chỉ số IQ, EQ… song một ngày sau đó lại ra văn bản hỏa tốc yêu cầu tuân theo phương thức xét tuyển, ông Đại cho biết, Bộ Giáo dục đã cấm các trường không khảo sát học sinh đầu cấp và thi tuyển lớp 6. Tuy nhiên trên cơ sở thu thập thông tin và ý kiến chuyên gia và đề án khả thi của các trường có số lượng học sinh đăng ký vượt qua nhiều chỉ tiêu, Sở nhận thấy 3 trường nêu trên có khả năng thử thí điểm xét tuyển theo phương án đánh giá năng lực người học và xét tuyển trên cơ sở test IQ, EQ, đánh giá năng lực qua các trò chơi trí tuệ.

"Chúng tôi nhận thấy nếu các trường đưa ra phương án tuyển sinh này có thể làm điểm đột phá cho ngành, có thể thay đổi cách đang giảng dạy từ kiến thức đơn môn sang kiến thức đa môn và tính đến năng lực tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh", ông Đại nói. Tiếp thu các ý kiến phản hồi, Sở đã điều chỉnh lại và quyết định năm nay toàn bộ các trường xét tuyển vào lớp 6.

Ông Đại cũng khẳng định Hà Nội không có trường chuyên lớp chọn trong khối trung học cơ sở. Một số trường như khối trung học cơ sở của trường Hà Nội – Amsterdam là thực hiện thí điểm mô hình giáo dục chất lượng cao theo Luật Thủ đô.

Chia sẻ kinh nghiệm tuyển sinh của trường mình, ông Quốc Anh, Hiệu trưởng THCS Lê Lợi (Hà Đông) thông tin, mặc dù có áp lực rất lớn vì là trường chất lượng cao của quận nhưng trường chưa bao giờ thi tuyển. Phương án của trường là dựa trên kết quả học tập 5 năm của các em. "Từ lớp 1 đến lớp 4 chúng tôi vẫn có dữ liệu, còn các cuộc thi của Sở, văn nghệ thể dục thể thao chúng tôi sẽ tính điểm, xếp từ cao đến thấp và sẽ công khai cho phụ huynh", ông Quốc Anh nêu.

Cùng quan điểm, bà Kim Anh, Hiệu trưởng trường THCS Cầu Giấy cho hay năm 2014 -2015 nhận hơn 2.000 hồ sơ song chỉ có 240 chỉ tiêu. Theo bà Kim Anh, ngay từ đầu khi nhận thông tư của Bộ, trường quán triệt chỉ xét tuyển dựa trên thành tích các em đạt được ở các cuộc thi và học bạ. Tiểu học có nhiều cuộc thi toán, tiếng Anh, tin học trẻ trên mạng, văn nghệ. Thành tích các cuộc thi sẽ được quy đổi ra điểm và lấy từ trên cao xuống thấp.

Lãnh đạo Sở Giáo dục Hà Nội cho hay, thời gian tổ chức xét tuyển vào lớp 6 diễn ra ngày 1-15/7. Các trường phải niêm yết công khai thủ tục nhập học và tuyệt đối không được tuyển sinh trước thời gian quy định. Sau ngày 15/7, những trường tuyển đủ chỉ tiêu được giao phải báo cáo phòng Giáo dục, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường, phòng Giáo dục cho phép trường được tuyển bổ sung học sinh cho đủ chỉ tiêu ngày 17-19/7.

Võ Hải




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chung tay tạo môi trường xanh – sạch – đẹp trong trường học | Giáo dục

Posted: 21 Apr 2015 06:44 AM PDT

Tham dự hội thảo có bà Hà Thị Dung – Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&Đ), đại diện giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đến từ 18 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Trên 91% trường học, cơ sở giáo dục có công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn


Hiện tổng số trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là 38.371 trên tổng số 41.981 trường, đạt 91,4%. Phấn đấu đến hết năm 2015, toàn ngành Giáo dục đạt 94% các điểm trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. 

Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe các tham luận, báo cáo Tổng quan về công tác nước sạch vệ sinh môi trường năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015; Kiến thức truyền thông thay đổi hành vi về nước sạch vệ sinh môi trường trong trường học; ảnh hưởng của nước sạch – vệ sinh môi trường đến sức khỏe của học sinh, sinh viên…

Báo cáo của các Sở GD&ĐT trong năm 2014 và kết quả kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác nước sạch – vệ sinh môi trường và khảo sát đánh giá thực trạng công trình cấp thoát nước, công trình vệ sinh trong các sơ sở giáo dục gồm các trường mầm non, phổ thông giữa Bộ GD&ĐT và các Bộ ngành cho thấy: Hiện tổng số trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là 38.371 trên tổng số 41.981 trường, đạt 91,4%. Phấn đấu đến hết năm 2015, toàn ngành Giáo dục đạt 94% các điểm trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. 

Đặc biệt trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Bộ GD&ĐT đã luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía Đại sứ quán Úc và cơ quan phát triển quốc tế Úc cả về tài chính và chuyên môn. Hai Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã hoàn thành từ năm 2012 – 2014 đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ và thúc đẩy ngành Giáo dục đạt được hiệu quả cao hơn trong thực hiện Chương trình. 

Tiếp nối những kết quả của giai đoạn 1 và 2, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giai đoạn 3 với Dự án "Đánh giá tác động của Chương trình mục tiêu quốc gia NS-VSMT trong trường học đến sức khỏe của học sinh sau 3 năm triển khai thực hiện". 

Các dự án có vai trò quan trọng không chỉ trong công tác quản lý mà còn thúc đẩy đạt được các mục tiêu của ngành Giáo dục.

Nhiều hạn chế, khó khăn bắt nguồn từ thiếu ngân sách đầu tư


Nhiều Sở GD&ĐT không được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong trường học như Hà Giang, Lai Châu, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cà Mau…

Tuy nhiên việc thực hiện công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở một số nơi còn hạn chế, khó khăn. Công tác giáo dục truyền thông chưa được quan tâm đúng mức. Ở một số tỉnh thành các công trình nước và nhà tiêu trong trường học được xây dựng không đồng bộ: Công trình vệ sinh xây trước, công trình nước xây sau hoặc ngược lại. Nhiều nhà tiêu được xây dựng không đúng quy cách, chưa thật phù hợp với độ tuổi trẻ. 

Công tác truyền thông về giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường gặp nhiều khó khăn do phong tục, tập quán của người dân ở một số nơi (miền núi, vùng cao, sâu xa…) còn lạc hậu. 

Tại nhiều địa phương, ngành Giáo dục không được phân bổ ngân sách hoặc được phân bổ ngân sách thấp so với nhu cầu dẫn đến không đủ nguồn lực cho công tác đầu tư, xây dựng công trình trong trường học. Nhiều Sở GD&ĐT không được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản như Hà Giang, Lai Châu, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cà Mau…

Ngoài ra nhiều địa phương như Sơn La, Thái Bình, Phú Yên Đăk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp… đã hoàn thành hoặc đạt tỉ lệ cao về mục tiêu nước sạch nhưng mục tiêu vệ sinh còn thấp và chưa đạt do chưa huy động được nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các công trình cũ đã xuống cấp. 

Trong lúc đó, các tỉnh miền Trung do phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai, bão lũ khiến nhiều công trình nước sạch và vệ sinh môi trường xuống cấp hoặc hư hại nặng. Đơn cử như tại tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, cơn bão số 11 vào tháng 10/2013 đã làm ảnh hưởng và hư hỏng 227 trường học.

Cần sự phối hợp liên ngành hiệu quả

Phát biểu tại Hội thảo, bà Hà Thị Dung – Phó Vụ trưởng Vụ công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Để tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường trong nhà trường thời gian tới, cần tiếp tục chỉ đạo các địa phương phối hợp liên ngành: Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp. 

Cùng đó, đa dạng hóa truyền thông giáo dục; mở rộng phạm vi, chú trọng kiến thức và kỹ năng sử dụng; tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân vào chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa; phát triển hệ thống Y tế trường học, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về nước sạch – vệ sinh môi trường. 

Để làm được những việc trên, bà Hà Thị Dung nêu lên các đề xuất, cụ thể: Chính phủ quan tâm phân bổ ngân sách cho chương trình, đặc biệt là ngành Giáo dục để hoàn thành mục tiêu chương trình. 

Riêng đối với ngành nông nghiệp, cần phối hợp và hỗ trợ ngành Giáo dục trong thực hiện chương trình ở địa phương. 

Đối với chính quyền các địa phương, cần tăng cường sự chỉ đạo điều hành, điều phối sự phối hợp giữa các Sở thực hiện chương trình, quan tâm bố trí ngân sách cho ngành Giáo dục tại địa phương.

Việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường trong nhà trường có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm góp phần hình thành thói quen văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay với xà phòng đúng cách, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo môi trường xanh sạch đẹp trong trường học, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông - Bà Hà Thị Dung – Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng cao kỹ năng Nghe – Nói cho học sinh tiểu học

Posted: 21 Apr 2015 06:41 AM PDT

Vòng chung khảo Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP. Hà Nội lần thứ 12 đã đưa 2
kỹ năng Nghe – Nói vào bài thi giúp học sinh tiểu học cọ xát, thử
sức tiếng Anh theo chuẩn quốc tế

Tăng cơ hội tiếp xúc môi trường tiếng Anh

Hầu hết các bậc phụ huynh và những người đang làm việc trong môi trường sử dụng tiếng Anh đều có chung nhận định việc Nghe – Nói tiếng Anh là những trở ngại của họ do thiếu môi trường sử dụng hay phương pháp tiếp cận phù hợp.

Vì vậy, cho con tham gia các khóa học, câu lạc bộ tiếng Anh, chương trình liên kết có giáo viên nước ngoài, kỳ thi có kỹ năng Nghe – Nói hay hùng biện… là các giải pháp hữu ích đang được nhiều phụ huynh áp đụng những năm gần đây để con có cơ hội tiếp xúc môi trường tiếng Anh bản ngữ ngay từ khi còn nhỏ.

ss

166 thí sinh xuất sắc được chọn tham gia vòng chung khảo

Về phía nhà trường, so với phương pháp dạy học nhiều năm trước đó, giáo trình dạy tiếng Anh bậc Tiểu học đã có nhiều thay đổi tích cực. Cụ thể, nhà trường đã ý thức được việc phải rèn luyện kỹnăng Nghe – Nói cho học sinh trong chương trình học chính khóa. Tuy nhiên, do thời lượng học có hạn, cộng thêm những đòi hỏi về mặt cơ sở vật chất và chuyên môn của giáo viên nên phong trào này vẫn còn gặp nhiều hạn chế, hầu như chỉ được triển khai mạnh mẽ ở các trường trọng điểm trên địa bàn thủ đô.

ss

Thí sinh làm kiểm tra kỹ năng Nghe, đọc hiểu 45 phút

Cô Nguyễn Thị Hồng Thắm, giáo viên trường tiểu học Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) cho biết: "Với mỗi bài học, chúng tôi đều dành thời gian để các con luyện nghe qua băng đài và chia cặp luyện nói với nhau về nội dung bài vừa được học. Ngoài ra, giáo viên cũng khuyến khích các con về nhà giải trí bằng cách nghe các bài hát hay xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh. Nhà trường đang hi vọng có thể học hỏi từ các đơn vị khác để nâng cao phương pháp giảng dạy Nghe – Nói cho các con."

ss

Thi nói luôn là phần thi nổi bật của Olympic Tiếng Anh

Cô Nguyễn Thị Lan Anh, giáo viên trường Tiểu học Tây Sơn (Hai Bà Trưng) chia sẻ: "Đã từ lâu, trường chúng tôi kết hợp với tổ chức giáo dục nước ngoài nhằm chú trọng phát triển đồng thời 4 kỹ năng cho các con. Nhờ được hỗ trợ các trang thiết bị như máy chiếu, loa đài, băng đĩa… mà giờ học của chúng tôi đã sinh động hơn rất nhiều, tạo được cảm hứng cho các con. Với các lớp học trọng điểm, một tuần các con có 4 tiết học tiếng Anh, trong đó 2 tiết học với giáo viên nước ngoài, 2 tiết còn lại do các cô trên trường dạy.

Trong tiết học với giáo viên nước ngoài, các con sẽ được tập trung cải thiện kỹ năng Nghe – Nói. Các con sẽ được học theo cặp, theo nhóm để đảm bảo bạn nào cũng được nói và phải nói, thêm vào đó, việc học thông qua các trò chơi sẽ khiến con hứng thú. Có lẽ đó là lý do mà học sinh trường Tây Sơn cảm thấy khá tự tin về phần thi Nghe – Nói. Các con đánh giá đề thi phù hợp và đều dễ dàng trả lời hết các câu hỏi."

ss

Giúp trẻ thêm tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài

Khuyến khích sự tương tác

Ông Marshall Presnick – Giám đốc Học vụ Language Link cho biết thêm về việc nâng cao kỹ năng Nghe – Nói chương trình Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học tại Language Link: "Phương pháp giảng dạy của chúng tôi khuyến khích tương tác giữa học viên và giáo viên, giữa các học viên với nhau thông qua các tình huống giao tiếp cặp, giao tiếp nhóm, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ bằng cách đưa học viên vào các tình huống cụ thể, hiểu đúng mới có thể sử dụng đúng và ghi nhớ lâu. Đặc biệt, khả năng phát âm được củng cố thông qua những bài thực hành rèn luyện cách phát âm, ngữ điệu, giúp các em giao tiếp một cách rõ ràng, tự tin và chính xác."

Việc đưa hai phần thi Nghe – Nói vào Olympic Tiếng Anh Tiểu học cũng là một trong những nỗ lực của Language Link nhằm giúp các em học sinh có cơ hội cọ xát, thử sức trình độ tiếng Anh của bản thân theo bài thi định dạng tiêu chuẩn quốc tế, từ đó tự tin và có định hướng hoàn thiện kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài.

Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP. Hà Nội
lần thứ 12, năm 2015 do Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội phối hợp
Language Link Việt Nam tổ chức vừa diễn ra vòng chung khảo đầy hào hứng
với 166 thí sinh vào sáng thứ 7, ngày 18/04/2015.

Lễ tổng kết và trao
giải Olympic tiếng Anh Tiểu học sẽ diễn ra vào sáng thứ 2, ngày
27/04/2015 tại tòa nhà VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. Tổng giá
trị giải thưởng dành cho Olympic năm nay hơn 700 triệu đồng bao gồm các
suất học bổng tiếng Anh và phần quà từ Language Link Việt Nam.

Thông tin liên hệ:

Website: http://olympictienganh.edu.vn / http://llv.edu.vn

Hotline: 01289273399

Tấn Tài




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

1/6 Trường Trần Đại Nghĩa nhận hồ sơ tuyển vào lớp 6

Posted: 21 Apr 2015 06:25 AM PDT

- Sở GD-ĐT TP.HCM vừa thông báo chính thức việc tuyển sinh vào lớp 6 Trường
THPT chuyên Trần Đại Nghĩa năm học 2015 – 2016.

Theo đó, điều kiện dự tuyển học sinh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học
tại TP.HCM và có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt
từ 9 điểm trở lên của năm học lớp 5; Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi
(theo giấy khai sinh hợp lệ).

  Trường học, Trần Đại Nghĩa, hồ sơ, lớp 6

Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào
cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 được giảm hoặc tăng
căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi
cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.

Chỉ tiêu tuyển sinh 600 học sinh

Học sinh nộp hồ sơ dự tuyển tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa từ ngày 1/6
đến 5/6, nhận phiếu báo danh tại Trường từ ngày 15/6 đến ngày 17/6/2015 và thực
hiện bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh trong ngày 20/6 trong thời gian 90
phút.

Căn cứ vào kết quả bài khảo sát điều kiện trúng tuyển sẽ xét từ cao xuống
thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Kết quả trúng tuyển được công bố ngày 26/6 tại Trường
THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Những học sinh không trúng tuyển vào trường vẫn được
xét tuyển vào lớp 6 theo quy định của Ban chỉ đạo tuyển sinh quận, huyện.

Lê Huyền




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments