Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Việt Nam dẫn đầu khu vực về toán tối ưu – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 20 Apr 2015 07:54 AM PDT

Phát biểu tại lễ Kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ Nguyễn Quân khẳng định: "Bộ luôn coi trọng và đặc biệt quan tâm
đến khoa học cơ bản, trong đó có toán học. Trong Sách trắng về khoa học và công
nghệ năm 2013 và 2014, Bộ đánh giá toán học xếp hạng nhì Đông Nam Á và riêng
toán tối ưu tự hào xếp ở vị trí dẫn đầu khu vực. Đây là cơ sở để Viện Toán học
phát huy hơn nữa khả năng chuyên môn của mình”.

Tiến sĩ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Viện Toán học
Tiến sĩ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Viện Toán học

Giáo sư Lê Tuấn Hoa,
Viện trưởng Viện Toán học cho biết: “Trong
45 năm vừa qua, Viện Toán học đã tạo lập được danh tiếng là trung tâm
nghiên cứu hàng đầu trong cả nước và là một trong những trung tâm nghiên cứu
xuất sắc của các nước đang phát triển.

Đây
là danh hiệu Viện hàn lâm thế giới vì sự nghiệp khoa học của các nước đang phát
triển (TWAS) tặng cho Viện năm 1994, các thành viên của Viện đã công bố hơn
3000 bài báo nghiên cứu trên các tạp chí uy tín của thế giới, trong đó có những
tạp chí hàng đầu như: Journal of the American Mathematical Society, Compositio
Mathematica, Duke Mathematics Jourral, IEEE Transactions, Mathematische
Annalen, SIAM, … hơn 2/3 trong đó là các tạp chí ISI”.

Viện Toán học đã
xuất bản 14 sách chuyên khảo bằng tiếng nước ngoài đăng ở các nhà xuất bản có
uy tín như Springer, Kluwer. Đã xuất bản bộ sách Toán cao cấp có uy tín với 25
đầu sách. Có nhiều lĩnh vực nghiên cứu được chú ý như Lý thuyết tối ưu, Đại số
giao hoán, Phương trình đạo hàm riêng.

Nhờ
kết quả nghiên cứu nổi bật, hai giáo sư đầu ngành của Viện đã được tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ đó là Giáo sư Lê Văn Thiêm và Giáo
sư Hoàng Tụy. Cho đến nay, đây là 2 giải thưởng Hồ Chí Minh duy nhất về Toán.

Ngoài
ra, giáo sư Hoàng Tụy còn được tặng Giải Caratheodory về Tối
ưu, giáo sư Ngô Việt Trung được "Giải thưởng Nhân tài Đất
Việt".

Đặc
biệt, rất nhiều cán bộ của Viện đã nhận được những tài trợ danh giá để có thời
gian nghiên cứu tương đối dài tại các trung tâm Toán học trên thế giới: 18 tài
trợ của Quỹ Alexander von Humboldt, 1 tài trợ Heisenberg của Quỹ Nghiên cứu
Đức…

Tiến sĩ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Viện Toán học
Giáo
sư Lê Tuấn Hoa: “Tư tưởng
chủ đạo của Viện là kiên trì nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo, tránh chạy
theo thành tích nhất thời”

Theo GS Hoa, cho đến nay, Viện Toán đào tạo được 150 tiến sĩ, hầu hết đều có bài đăng các tạp chí ISI và 350 học viên cao học. Viện
đã ký hợp tác với hơn 20 trường đại học, viện nghiên cứu nước ngoài.

Xuyên suốt 45 năm qua, tư tưởng
chủ đạo của Viện là kiên trì nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo, tránh chạy
theo thành tích nhất thời. Để đảm bảo chất lượng, Viện sớm xác định định lấy
chuẩn mực quốc tế làm thước đo, mà cụ thể là các kết quả khoa học phải được
công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín, các hoạt động khoa học phải được tiến
hành theo khuôn mẫu của các trung tâm nghiên cứuToánhọc hàng đầu
thế giới".


Ngày 5/2/1969, Thủ
tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký quyết định thành lập
Viện Toán học.

Cuối năm 1970, Giáo
sư Lê Văn Thiêm, Hiệu phó trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được cử về Ủy ban
Khoa học Nhà nước để giữ chức vụ Viện phó Viện Toán học, Viện mới
chính thức đi vào hoạt động. Đó là lý do Viện lấy năm 1970 làm năm thành
lập.

Khi đó Viện chỉ có 27
cán bộ tất cả đều là cán bộ nghiên cứu, với 1 Tiến sĩ (TSKH ngày nay), 5 Phó
tiến sĩ (tức tiến sĩ).

Đến nay, Viện có 102 cán bộ, trong đó có 81 cán bộ biên chế, 16 cán bộ hợp đồng và 5
cộng tác viên. Trong số 86 cán bộ nghiên cứu, có 22 tiến sĩ khoa học, và 35 tiến
sĩ, trong số này có 20 giáo sư và 16 phó giáo sư.



Hồng Hạnh




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tháng Tư lịch sử, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ”về nguồn” | Giáo dục

Posted: 20 Apr 2015 07:37 AM PDT

Huyện Côn Đảo – địa danh nổi tiếng trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ là “hòn đảo ngục tù”, nơi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã giam cầm và sát hại hàng chục ngàn chiến sĩ cách mạng yêu nước qua các thời kỳ, nay đang chuyển mình phát triển theo cơ cấu kinh tế “du lịch, dịch vụ và công nghiệp” với nhiều thành tích đáng tự hào.

Tại buổi làm việc với gần 80 cán bộ cốt cán của ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (đang dự hội nghị giao ban tại Côn Đảo) cùng hơn 100 đại biểu là các thầy, cô giáo của huyện Côn Đảo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận biểu dương những cố gắng và thành tích rất đáng tự hào của ngành giáo dục Bà Rịa – Vũng Tàu, với sự phấn đấu cao của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên,  5 năm liền được nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ trưởng cũng đã lắng nghe ý kiến đóng góp từ các đại biểu để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chương trình hành động của Chính phủ, kế hoạch của ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết;

Đồng thời, Bộ trưởng giải đáp các thắc mắc, trao đổi các thông tin mới nhất để các đại biểu hiểu rõ những việc Bộ GD&ĐT đã và đang làm để triển khai Nghị quyết 29; trong đó có nội dung quan trọng là chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đổi mới thi cử, tuyển sinh…

Về giáo dục huyện Côn Đảo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Với hệ thống giáo dục gồm 4 trường đều là trường quốc lập (2 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường liên cấp THCS, THPT) và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp, với 197 cán bộ, giáo viên, công nhân viên và gần 1.900 học sinh, ngành Giáo dục Côn Đảo đã không ngừng phấn đấu, khắc phục nhiều khó khăn, thử thách ở vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc, phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cách mạng bị cầm tù trên đảo qua các thời kỳ, đạt những thành tích rất xuất sắc như xây dựng các trường đều kiên cố hóa, khang trang, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học;

Đội ngũ giáo viên các cấp học đủ về số lượng và 100% đạt chuẩn và trên chuẩn; cả 4/4 trường học đều đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục luôn ổn định ở mức cao; công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học được thực hiện tốt (Côn Đảo là huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi vào tháng 5/2011)…

Trước đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đến thăm và làm việc với đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên hai trường mầm non Tuổi thơ và Hướng Dương. 

Bộ trưởng biểu dương các cô giáo đã phấn đấu nhận trẻ từ 3 tháng tuổi và đạt tỷ lệ 60% trẻ ở độ tuổi này được đến trường; chất lượng chăm sóc trẻ bảo đảm với tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm dưới 2%; 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và gần 50% trên chuẩn.

Trước các đề nghị của các cô giáo về việc cải thiện chế độ làm việc, tăng thu nhập cho giáo viên mầm non, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết Ngành đã và đang đề nghị Chính phủ có thêm các chế độ, chính sách mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục mầm non, bậc học đầu tiên và quan trọng trong cuộc đời học sinh.

Cũng trong chuyến công tác, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dẫn đầu đoàn công tác của Bộ, lãnh đạo địa phương và các thầy, cô giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện Côn Đảo đã tới nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương đặt vòng hoa, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ qua các thời kỳ tiền khởi nghĩa, chống Pháp, chống Mỹ đã bất khuất, anh dũng hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chống giặc ngoại xâm và kính viếng mộ cố Tổng Bí thư Đảng Lê Hồng Phong, chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh, liệt nữ anh hùng Võ Thị Sáu…

Chuyến đi “về nguồn” vào đúng dịp những ngày tháng Tư lịch sử, sau 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục Bà Rịa – Vũng Tàu đã để lại nhiều kỷ niệm xúc động, với quyết tâm của toàn ngành Giáo dục phấn đấu thực hiện tốt Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện  giáo dục và đào tạo, góp phần đào tạo nguồn lực chất lượng cao cho đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xứng đáng với sự hi sinh cao cả của các anh hùng, liệt sĩ  trên mảnh đất Côn Đảo lịch sử.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bồi dưỡng giảng viên tiếng Anh cốt cán các trường ĐH, CĐ khu vực miền Trung và miền Nam | Giáo dục

Posted: 20 Apr 2015 07:16 AM PDT

Khóa Bồi dưỡng giảng viên tiếng Anh cốt cán các trường ĐH, CĐ khu vực miền Trung và miền Nam. Ảnh: ĐH Cần Thơ. Khóa Bồi dưỡng giảng viên tiếng Anh cốt cán các trường ĐH, CĐ khu vực miền Trung và miền Nam. Ảnh: ĐH Cần Thơ.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 (NNQG 2020) được Bộ GD&ĐT và Ban Quản lý Đề án phân công, Trường ĐH Cần Thơ phối hợp với Trường ĐH Queensland và Công ty CP Công nghệ Bình Minh tổ chức Khóa bồi dưỡng chuyên môn sâu cho giảng viên tiếng Anh cốt cán tại các trường ĐH, CĐ khu vực miền Trung và miền Nam theo chương trình liên kết của Đề án.


Khóa bồi dưỡng với gần 80 giảng viên các trường ĐH, CĐ nhằm giúp giảng viên tiếng Anh tại các trường ĐH, CĐ tăng cường kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Anh, các hoạt động đánh giá liên quan đến công tác dạy, học tiếng Anh. Tạo điều kiện cải tiến, đổi mới các chương trình dạy và học tiếng Anh theo khung châu Âu 6 bậc được Bộ GD&ĐT triển khai áp dụng.


Qua đó giúp nâng cao năng lực cho các giảng viên về cách thức tổ chức và phương pháp triển khai dạy và học ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, về phương pháp tự phát triển chuyên môn sau khóa bồi dưỡng, đánh giá và cải tiến chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Anh tại các trường ĐH, CĐ.


Khóa bồi dưỡng sẽ tạo điều kiện cho giảng viên các trường cùng tham gia trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh, công tác triển khai công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực tiếng Anh và phương pháp giảng dạy tiếng Anh; tập huấn cho giảng viên cốt cán các trường CĐ, ĐH có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên tiếng Anh tại các trường và tại địa phương.


Trong thời gian qua, thực hiện sự phân công của Bộ GD&ĐT, Ban Quản lý Đề án, Trường ĐH Cần Thơ đã tích cực triển khai hiệu quả hoạt động của Đề án NNQG 2020 từ năm 2011 đến nay. 

Trường đã tiến hành bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh Tiểu học, THCS về năng lực và phương pháp giảng dạy của 7 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL; bồi dưỡng giáo viên THCS thực hiện thí điểm chương trình sách Giáo khoa lớp 6 của TP Cần Thơ và tỉnh Trà Vinh. 

Trường cũng đã thực hiện phối hợp với các tỉnh bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, THCS, THPT; bồi dưỡng cho giảng viên ĐH, CĐ khu vực ĐBSCL về năng lực tiếng Anh cấp độ B1, B2 và C1; tổ chức rà soát đánh giá năng lực tiếng Anh cho các giáo viên tiếng Anh theo Khung tham chiếu châu Âu; triển khai các quy định của Đề án đến các Sở GD&ĐT thông qua các cuộc họp và Hội thảo tại địa phương…




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Cần Thơ: Sôi nổi hội thi các môn Khoa học chính trị và Tư tưởng Hồ Chí Minh | Giáo dục

Posted: 20 Apr 2015 06:55 AM PDT

Đông đảo SV Trường ĐH Cần Thơ tham gia Hội thi Olympic các môn Khoa học chính trị và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ảnh: ĐH Cần Thơ. Đông đảo SV Trường ĐH Cần Thơ tham gia Hội thi Olympic các môn Khoa học chính trị và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ảnh: ĐH Cần Thơ.

Hội thi năm nay được tổ chức thành 2 phần thi là cá nhân và tập thể.

Phần thi cá nhân sinh viên đăng ký và dự thi online theo Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh do Ban tuyên giáo Trung ương Đảng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức, Ban tổ chức Hội thi cấp trường căn cứ kết quả của từng sinh viên và thể lệ Hội thi để xếp hạng và khen thưởng những sinh viên đạt giải cao. 

Tính đến ngày 19/4/2015, qua 6 tuần tổ chức đã có hơn 14.000 sinh viên đăng ký với hơn 40.000 lượt dự thi phần cá nhân, Trường ĐH Cần Thơ đang tạm thời dẫn đầu bảng xếp hạng các trường có đông sinh viên tham gia. Phần thi cá nhân sẽ tiếp tục diễn ra đến ngày 10/5/2015.

Phần thi tập thể các đơn vị trong trường thành lập 16 đội dự thi, các đội được bốc thăm để thành lập 4 bảng thi đấu A, B, C, D. Qua vòng loại, các đội Khoa Công nghệ, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Khoa Sư phạm và Khoa Khoa học chính trị đã đạt hạng nhất của các bảng và giành quyền tham gia thi đấu vòng Chung kết xếp hạng vào tối ngày 19/4/2015. Phần thi tập thể của Hội thi được tổ chức tại trường cũng đã thu hút hơn 2.000 sinh viên tham gia cổ vũ.

Sau khi tranh tài sôi nổi ở trận chung kết tập thể gồm 3 phần thi, có 2 đội cùng cao điểm nhất, Ban tổ chức đã sử dụng đến 3 câu hỏi phụ để phân định vị trí. 

Kết quả giải nhất thuộc về Khoa Khoa học Chính trị; giải nhì là Khoa Sư phạm; giải ba là Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL và giải khuyến khích là Khoa Công nghệ.

Ngoài ra Ban tổ chức trao 6 giải nhất tuần phần thi cá nhân cho 4 sinh viên và 4 giải cổ động cho 4 đơn vị có nhiều cổ động viên và cổ vũ nhiệt tình nhất.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM: Tổ chức thi thử THPT quốc gia vào tháng 5 | Giáo dục

Posted: 20 Apr 2015 06:33 AM PDT

Sự kiện này nhằm mục đích để các trường và HS chuẩn bị làm quen với việc thực hiện kỳ thi THPT quốc gia chính thức vào tháng 7/2015, 

Theo đó, kỳ thi thử sẽ tổ chức kỳ thi thử THPT quốc gia năm học 2014-2015 vào các ngày 11, 12, 13 và 14/5/2015 tới, cho các môn thi gồm: Môn Vật lý, Sinh học, Hoá học, thi theo hình thức trắc nghiệm; môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ, thi viết và trắc nghiệm. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Theo đó, Sở yêu cầu các trường thành lập phòng thi, tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc theo đúng quy chế của kỳ thi THPT quốc gia năm học 2014-2015; Giám thị coi thi phải được tập huấn, nắm vững nội dung và hình thức giấy làm bài thi, biết hướng dẫn học sinh ghi các chi tiết trên giấy làm bài thi, trên phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi làm bài.

Sau khi tổ chức thi, làm bài thi và chấm thi, nhà trường và HS đúc rút kinh nghiệm về những thiếu sót để có kế hoạch bồi dưỡng, ôn tập trong thời gian trước kỳ thi chính thức.

Đối tượng dự thi là HS đang học lớp 12 tại các trường THPT đăng ký tham gia kì thi thử THPT quốc gia năm học 2014-2015 và HS lớp 12 năm học trước chưa đạt tốt nghiệp, đăng ký với nhà trường có tổ chức thi thử để được cùng dự thi.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khai mạc vòng loại quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng thế giới

Posted: 20 Apr 2015 06:28 AM PDT

– Ngày 19/4, cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới
(MOSWC) 2015 cấp quốc gia vừa được đồng loạt tại 6 cụm thi trên toàn quốc, gồm:
Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế, TP.HCM và An Giang. 

Những con số ấn tượng

Trước đó một ngày, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức sự kiện
tương tự cho các đội tuyển đến từ các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng và Khánh Hòa.

cuộc thi tin học văn phòng thế giới, MOSWC
Khai mạc cuộc thi tại Đà Nẵng

Cụm thi Hà Nội tập trung 17 đội tuyển đến từ 17 tỉnh và
thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định,
Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,
Yên Bái và Sơn La.

Sau chặng đường 4 năm, đến năm nay MOSWC ghi dấu ấn là năm
đầu tiên thu hút được một số lượng thí sinh là 1.500 thí sinh, bao gồm cả thí sinh

đội tuyển và thí sinh tự do trên toàn quốc tham gia. Số
lượng đội tuyển tham dự cuộc thi năm nay đã tăng cao nhất từ trước tới nay với
260 (so với số lượng 174của năm 2014),
phủ rộng ở 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Tại vòng loại quốc gia, học sinh, sinh viên Hà Nội chiếm 25%
tổng số thí sinh toàn quốc.

Với sự có mặt của các học sinh phổ thông, cuộc thi MOSWC năm
nay đã thay đổi đáng kể cơ cấu thí sinh tham gia, nâng tỷ trọng thí sinh học
sinh phổ thông lên 54% tổng số thí sinh toàn quốc (so với năm ngoái là 38%).

Kỳ vọng theo chuẩn thế giới

Phát biểu tại lễ khai mạc diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ
GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói: “Cuộc thi không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ phong
trào học tập tin học văn phòng trong học sinh sinh viên mà còn giúp các
em tiếp cận được với sự phát triển Côngnghệ thông tin của thế giới. Cuộc thi cũng góp phần giúp các trường có
cơ hội làm quen với các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế để các sinh
viên sau khi ra trường có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động
cạnh tranh khắc nghiệt trong hội nhập để tìm được việc làm tốt."

cuộc thi tin học văn phòng thế giới, MOSWC
Cuộc thi tại An Giang

Theo ông Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch IIG Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức
MOSWC 2015, bên cạnh sự có mặt của các trường đại học, cao đẳng,
trường nghề như mọi năm, cuộc thi MOSWC 2015 lần đầu tiên chứng kiến sự nhập
cuộc của 12 Sở GD-ĐT. “Đây là bước đột phá lớn, với kỳ vọng sử dụng một cuộc thi
quốc tế làm bàn đạp nâng cao chất lượng dạy và học tin học trong nhà
trường”.

Ông Phùng Văn Cường, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty Viễn
thông Viettel cho biết, với quan điểm " đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương
lai đất nước", Viettel đã triển khai rất nhiều hoạt động đồng hành với học
sinh- sinh viên trên cả nước. Cuộc thi MOSWC năm nay là năm đầu tiên mà Viettel
trở thành đơn vị đồng tổ chức sau 4 năm tài trợ. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng chính
các em sẽ đồng hành trên con đường hiện thực hóa khát vọngđưa công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách của
đời sống".

cuộc thi tin học văn phòng thế giới, MOSWC
Thí sinh nhỏ tuổi nhất của đoàn Hà Nội cùng cô giáo trước giờ thi

Thí sinh nhỏ tuổi nhất trong cuộc thi năm nay đến từ Trường
PTTH Nguyễn Siêu (Hà Nội) chia sẻ, em tham dự cuộc thi với hy vọng có được thêm
một kỹ năng cần thiết của lĩnh vực công nghệ thông tin và bổ sung vào thành
tích để làm hồ sơ du học sau này.

Cơ hội tới Mỹ

Tại Vòng loại Quốc gia MOSWC 2015, thí sinh sẽ thi bài thi
MOS Specialist- bài thi đánh giá các kỹ năng sử dụng các ứng dụng Tin học văn
phòng Microsoft Office: Word 2010, Excel 2010, PowerPoint 2010.

50 thí sinh xuất sắc nhất của mỗi nội dung thi sẽ giành được
quyền đi tiếp vào Vòng Chung kết Quốc gia vào ngày 24/5/2015 với bài thi MOS
Expert và bài thi Scenario (riêng nội dung MS PowerPoint thi bài MOS Specialist
và bài thi Scenario).

cuộc thi tin học văn phòng thế giới, MOSWC
Trong phòng thi tại Trường ĐH Thăng Long (Hà Nội)

3 thí sinh đoạt Giải Nhất Quốc gia tại 3 nội dung thi sẽ trở
thành Đại sứ MOS Việt Nam năm 2015 và đại diện cho Việt Nam tham gia tranh tài
tại Vòng Chung kết Thế giới được tổ chức tại Dallas, Texas, Mỹ từ 9-12/8/2015.

MOSWC (do Bộ GD-ĐT, IIG Việt Nam, Viettel và báo Tuổi Trẻ tổ chức),  sử dụng bài thi MOS (Microsoft Office Specialist) các
cấp độ để đánh giá trình độ thí sinh. Bài thi MOS do Tập đoàn Certiport (Hoa
Kỳ) cung cấp, dựa trên các ứng dụng tin học văn phòng của Microsoft – phần mềm
tin học phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Việt Nam – New Zealand: Chung mối quan tâm về hệ thống kiểm định giáo dục cấp quốc gia | Giáo dục

Posted: 20 Apr 2015 06:12 AM PDT

Đoàn đại biểu phía New Zealand có ngài Haike Manning – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam và ông Mike O Donnell – Giám đốc điều hành Văn Phòng phụ trách các chương trình hợp tác cấp Chính phủ của New Zealand…

Tại buổi làm việc, hai bên đã thảo luận và chia sẻ những sáng kiến thúc đẩy hợp tác giữa hai chính phủ, tìm hiểu về hệ thống kiểm định quốc gia và các cơ hội hợp tác giữa hai nước.

Hai bên cũng mong muốn chia sẻ hợp tác trong đào tạo giáo viên phổ thông và xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng GD-ĐT cấp quốc gia.

Theo ông Mike O Donnell, hiện tại Chính phủ New Zealand đã xây dựng một số tiêu chuẩn nhằm áp dụng cho các trình độ khác nhau ở các bậc học. 

"Cứ 3 năm các trường học của New Zealand lại được đánh giá chất lượng 1 lần. Kết quả của các cuộc đánh giá này đều được gửi đến học sinh, phụ huynh, Hội đồng nhà trường và đưa lên website. Mục đích của chúng tôi là tiếp tục cải thiện và làm tốt hơn nữa khâu kiểm định chất lượng" – ông Mike O Donnell cho biết.

Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bùi Văn Ga ghi nhận và đánh giá cao về hệ thống kiểm định quốc gia của New Zealand. Thứ trưởng nhấn mạnh: Xây dựng khung tham chiếu kiểm định chất lượng quốc gia là một trong những vấn đề được Việt Nam quan tâm hàng đầu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29.

Vì vậy, Thứ trưởng mong muốn phía New Zealand có những chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống kiểm định này; trong đó có kiểm định chất lượng đào đào trình độ đại học và cấp phép hành nghề cho các giáo viên.

"Từ giờ đến cuối năm, chúng tôi mong muốn hai bên sẽ thỏa thuận được hợp tác trong lĩnh vực GD-ĐT, trong đó đặc biệt coi trọng đến việc xây dựng hệ thống kiểm định cấp quốc gia và đào tạo trình độ tiếng Anh cho học sinh, giáo viên. 

Ngoài ra chúng tôi cũng mong muốn các bạn sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các bộ tiêu chí để cấp chứng chỉ hành nghề cho lao động" – Thứ trưởng Bùi Văn Ga bày tỏ.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục | Giáo dục

Posted: 20 Apr 2015 05:46 AM PDT

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển tham dự Hội thảo cùng các nhà khoa học, các chuyên gia, đại biểu nhiều tỉnh, thành.

Hội thảo nhằm mục đích trao đổi về học thuật, hợp tác nghiên cứu và đào tạo, giúp định hướng, lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người học và gắn mật thiết với nhu cầu phát triển GD hiện nay.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Đỗ Việt Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội – nhấn mạnh: Hội thảo như một dấu mốc cho chặng đường phát triển, thực hiện sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý GD mà Trường ĐHSP Hà Nội luôn coi trọng trong nhiều năm qua. 

Đặc biệt, trong bối cảnh ngành GD đang dốc sức cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý càng phải được đặt lên hàng đầu. Bởi chính những nhà quản lý, lãnh đạo GD sẽ là nhân tố quyết định cho sự thành công của công cuộc đổi mới.

Để thực hiện thành công Nghị quyết 29-NQ/TW và Quy hoạch phát triển nhân lực ngành GD giai đoạn 2011-2020, Việt Nam cần phải tăng cường năng lực đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới cho chính các cơ sở GD. Vì vậy, gần 100 tham luận đóng góp cho Hội thảo là những ý kiến quí báu của các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, các nhà quản lý, học viên, nghiên cứu sinh ngành Quản lý GD trên phạm vi toàn quốc. 

Các tham luận xoay quanh ba chủ đề: Làm rõ mục tiêu của đổi mới GD và các yêu cầu đặt ra với mô hình năng lực quản lý các cấp học hiện nay; Phân tích thực trạng đào tạo, bồi dưỡng hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp; Nghiên cứu phục vụ công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý GD trong bối cảnh hiện nay.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã tiếp thu, tổng kết các ý kiến phát biểu của các chuyên gia, đồng thời chia sẻ: Tôi mong muốn các Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý GD phải gắn với thực tiễn nhiều hơn.

Đổi mới nền GD Việt Nam theo yêu cầu "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế", trong đó "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD" là khâu then chốt. Do đó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, những người trực tiếp tham gia giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ GD. 

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn các cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý GD họp bàn về giải pháp nâng cao năng lực đào tạo của chính mình, trong đó có vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lãnh đạo sở than phiền chất lượng hiệu trưởng

Posted: 20 Apr 2015 04:54 AM PDT

– Vấn đề đặt ra tại hội thảo đào tạo cán bộ quản lí
giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức sáng 20/4. 

Được xem là giải pháp then chốt quyết định thành bại của đổi mới giáo
dục nhưng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục hiện còn nhiều bất cập, yếu
kém.

Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương
Nguyễn Văn Quốc cho rằng, quản lí giáo dục là một nghề, nhưng rất khó vì
liên quan đến con người với tính cách phong phú, đa dạng, phức tạp.

đào tạo, cán bộ quản lí, hiệu trưởng, yếu kém, bất cập, bằng, hành nghề, Bộ GD-ĐT
Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương Nguyễn Văn Quốc. (Ảnh: Anh Tiến)

Thực tế ở Hải Dương, theo ông
Quốc, có gần 80% số hiệu trưởng được đề bạt giữ chức vụ quản lí rồi mới
được đi đào tạo. Phần lớn hiệu trưởng ở địa phương ông hiện làm theo
kinh nghiệm, học tập người tiền nhiệm dẫn tới nhiều việc làm không đúng.

Ông Hoàng
Văn Dương, Phó GĐ Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, hiện đội ngũ cán bộ quản lí
giáo dục của tỉnh vừa thiếu về số lượng, cơ cấu không hợp lí, phong cách
làm việc chưa khoa học, khả năng tuyên truyền vận động chưa tốt, có
người không muốn lên giữ chức vụ nhưng không còn ai nên phải làm.

Ông Dương thừa nhận so với các tiêu chí
của chuẩn chức danh hiệu trưởng của Bộ GD-ĐT thì cán bộ quản lí của địa
phương ông gần như 100% chưa đạt chuẩn.

PGS.TS Trần Kiểm (Trường ĐH Sư phạm Hà
Nội) thẳng thắn, thực tế có nhiều người không học gì vẫn lên làm quản lí,
chỉ nói hay mà làm dở, năng lực lãnh đạo cuốn hút cấp dưới không có.

Để nâng chất lượng người quản lí, theo
ông Quốc nên thực hiện bổ nhiệm thông qua thi tuyển. Hiện việc này nếu
có chỉ mới làm thí điểm, trong khi giáo viên phải chật vật đi thi mới
được tuyển vào ngành.

Tại Lào Cai, Phó GĐ Dương cho biết giải
pháp của tỉnh là phân loại cán bộ quản lí từ chuẩn mức cao đến trung
bình, thấp và yêu cầu mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch tự đào tạo, bồi
dưỡng theo thời gian nhất định. Nếu không hoàn thành kế hoạch đã đặt ra,
kể cả bổ nhiệm rồi thì phải xem xét lại.

đào tạo, cán bộ quản lí, hiệu trưởng, yếu kém, bất cập, bằng, hành nghề, Bộ GD-ĐT
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Hoàng Văn Dương. (Ảnh: Anh Tiến)

Bên cạnh đó, cán bộ yếu ở khâu nào Lào
Cai sẽ bố trí chuyên gia hoặc cán bộ địa phương có chuyên môn và thực
tiễn đến chia sẻ kiến thức.

PGS.TS Đặng Quốc Bảo đưa giải pháp: Các
cán bộ quản lí giáo dục cao cấp mỗi tuần nên dành một buổi nghe các nhà
Tâm lí giáo dục, Kinh tế học giáo dục, Xã hội học giáo dục đến bổ túc
kiến thức.

Về đào tạo, ông Đặng Lộc Thọ – Hiệu
trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương cho rằng chương trình đào tạo Bộ
GD-ĐT đưa ra phần kiến thức chung hơi nhiều. Nhà trường khi mở lớp
nghiệp vụ quản lí giáo dục mầm non phải đưa nội dung mới bám theo thực
tiễn họ mới có hứng thú đi học.

Thứ
trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đồng tình với những ý kiến cho rằng
chương trình bồi dưỡng hiện còn chưa xuất phát nhu cầu người học với
nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các trường phụ trách đào tạo cán bộ quản lí giáo dục cần phát huy
hết vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo, gắn với thực tiễn
nhiều hơn nữa.

Chuẩn hóa cán bộ quản lí giáo dục là việc
cấp thiết và cũng là lâu dài với hệ thống giải pháp đồng bộ, trong đó Bộ
sẽ chú trọng giải pháp đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên.

“Đã là cán bộ quản lí giáo dục thì phải có giải pháp tự học, tự đổi mới” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

đào tạo, cán bộ quản lí, hiệu trưởng, yếu kém, bất cập, bằng, hành nghề, Bộ GD-ĐT




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hơn 400 sinh viên thi Olympic Cơ học toàn quốc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 20 Apr 2015 04:38 AM PDT

Sinh viên các trường tham gia các nội dung thi đấu đầu tiên của hội thi năm nay

Sinh viên các trường tham gia các nội dung thi đấu đầu tiên của hội thi năm nay.

Cùng với cụm thi phía Nam, tại miền Bắc hội thi do ĐH Thủy lợi Hà Nội đăng cai và cụm thi miền Trung do ĐH Bách khoa Đà Nẵng đăng cai. Tham dự hội thi, các thí sinh sẽ tranh tài ở 11 nội dung thi gồm: Cơ học đất, Thủy lực, Cơ học kết cấu, Cơ lý thuyết, Chi tiết máy, Nguyên lý máy, Sức bền vật liệu, Ứng dụng tin học trong cơ học – Cơ lý thuyết, Ứng dụng tin học trong Cơ học – Nguyên lý máy và Ứng dụng tin học trong cơ học – Chi tiết máy. Dự kiến, lễ công bố kết quả và trao giải của Hội thi sẽ chính thức diễn ra vào ngày 24/5/.

Hội thi Olympic Cơ học toàn quốc do Bộ GD-ĐT, Hội Cơ học Việt Nam và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức hằng năm trên toàn quốc và thi theo ba khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào học tập và nghiên cứu của sinh viên các trường ĐH, CĐ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Cơ học, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ có niềm đam mê lĩnh vực Cơ học.

Qua 26 lần tổ chức, Olympic Cơ học toàn quốc trở thành sân chơi chuyên ngành mang tính ứng dụng cao. Uy tín của Hội thi không chỉ thể hiện ở số lượng thí sinh gia tăng theo từng năm mà còn thể hiện ở chất lượng tham gia thi đấu của thí sinh. Thông qua sân chơi này, nhiều cá nhân đạt thành tích cao – phần lớn là sinh viên các trường đại học đào tạo uy tín về lĩnh vực Cơ học như ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM), ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM,… đã được vinh danh và liên tục khẳng định thành công trong thực tế đời sống, sản xuất.

Lê Phương

 

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments