Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chi tiết phân bổ thí sinh các cụm thi ở TP.HCM

Posted: 02 Apr 2015 09:08 AM PDT

- Khu vực TP.HCM có 8 cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Chi tiết phân bổ thí sinh các cụm cụ thể như sau:

ĐH Quốc gia TP.HCM (cụm 9) bao gồm thí sinh tại các địa phương TP.HCM (Q.Bình Thạnh, Tân Bình); tỉnh Đồng Nai (TP.Biên Hòa và các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom, Thống Nhất).

phân bổ, thí sinh, cụm thi, TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (cụm 10)  bao gồm thí sinh TP.HCM (Q.Gò Vấp, huyện Củ Chi, Hóc Môn) và tỉnh Bình Phước.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (cụm 11) bao gồm: TP.HCM (Q.9, Q.12, Q.Thủ Đức); tỉnh Đồng Nai (huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Khánh).

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (cụm 12) bao gồm thí sinh: TP.HCM (Q.1, Q.3, Q.5, Q.11); tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (TP.Vũng Tàu, huyện Châu Thành); tỉnh Long An (TP.Tân An, huyện Bến Lức và một số thí sinh thuộc huyện Đức Hòa, Tân Trụ).

Trường ĐH Sài Gòn (cụm 13) bao gồm thí sinh TP.HCM (Q.2, Q.4, Q.6, Q.8, Bình Tân); tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (TP.Bà Rịa, huyện Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc); tỉnh Long An (huyện Đức Huệ, Châu Thành, Thủ Thừa).

Trường ĐH Tôn Đức Thắng (cụm 14) bao gồm thí sinh: TP.HCM (Q.7, huyện Cần Giờ, Nhà Bè); tỉnh Bình Thuận; tỉnh Long An (huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Mộc Hóa, Thạnh Hóa và một số thí sinh huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và thị xã Kiến Tường).

Trường ĐH Y dược TP.HCM (cụm 15) bao gồm thí sinh: TP.HCM (Q.10, Phú Nhuận); tỉnh Bình Dương.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM (cụm 16)  bao gồm thí sinh: TP.HCM (Q.Tân Bình, Tân Phú); Tây Ninh.

Trước đó, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố sẽ không tổ chức cụm thi địa phương do Sở GD-ĐT chủ trì do sau khi khảo sát, số lượng thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT rất hạn chế. Như vậy, thí sinh của thành phố có nguyện vọng thi tốt nghiệp sẽ đăng ký thi tại cụm thi liên tỉnh.

Lê Huyền

phân bổ, thí sinh, cụm thi, TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hàng chục học sinh ở Đồng Nai nghi bị nhiễm cúm A/H1N1

Posted: 02 Apr 2015 08:52 AM PDT

Chiều ngày 2/4, bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện một ổ dịch cúm A/H1N1 tại huyện Long Thành.

Theo thông tin, trước đó, ngày 20/3, 6 em học sinh Trường THPT Long Thành đóng trên địa bàn huyện Long Thành (Đồng Nai) bị nhiễm bệnh với các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi và đau họng.

dịch cúm, đồng nai, trường học, học sinh
Học sinh đeo khẩu trang phòng dịch cúm. Ảnh minh họa 

Ngay lập tức các em được đưa vào bệnh viện điều trị. Nhận được tin báo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai đã xuống lấy mẫu về xét nghiệm. Kết quả tất cả 6 em học sinh đều dương tính với cúm A/H1N1. Do được điều trị kịp thời nên hiện sức khỏe của các em đã ổn định, được xuất viện về nhà.

Cũng theo bác sĩ Ngưỡng, hiện Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai đang lấy mẫu xét nghiệm của 28 em học sinh khác tại huyện Nhơn Trạch cũng nghi mắc bệnh cúm A/H1N1 nhưng chưa có kết quả.

Hùng Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

8 cụm thi tốt nghiệp quốc gia tại TP HCM

Posted: 02 Apr 2015 08:36 AM PDT

Cụm thi số Địa điểm cụm thi Dành cho thí sinh các địa phương
9 ĐH Quốc gia TP HCM – TP HCM: quận Bình Thạnh, Tân Bình.

– Đồng Nai: TP Biên Hòa và các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom, Thống Nhất.

10 Trường ĐH Công nghiệp TP HCM – TP HCM: quận Gò Vấp, huyện Củ Chi, Hóc Môn.

– Bình Phước.

11 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM – TP HCM: quận 9, quận 12, quận Thủ Đức.

– Đồng Nai: huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Khánh.

12 Trường ĐH Sư phạm TP HCM -TP HCM: quận 1, quận 3, quận 5, quận 11.

– Bà Rịa – Vũng Tàu: TP Vũng Tàu, huyện Châu Thành.

– Long An: TP Tân An, huyện Bến Lức và một số thí sinh thuộc huyện Đức Hòa, Tân Trụ.

13 Trường ĐH Sài Gòn -TP HCM: quận 2, quận 4, quận 6, quận 8, Bình Tân.

– Bà Rịa – Vũng Tàu: TP Bà Rịa, huyện Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc.

– Long An: huyện Đức Huệ, Châu Thành, Thủ Thừa.

14 Trường ĐH Tôn Đức Thắng -TP HCM: quận 7, huyện Cần Giờ, Nhà Bè.  

– Bình Thuận

– Long An: huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Mộc Hóa, Thạnh Hóa và một số thí sinh huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và thị xã Kiến Tường.

15 Trường ĐH Y dược TP HCM -TP HCM: quận 10, quận Phú Nhuận

– Bình Dương.

16 Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM -TP HCM: quận Tân Bình, Tân Phú.

– Tây Ninh.

Đại học Đà Nẵng tập trung chọn cán bộ chấm thi THPT

Posted: 02 Apr 2015 08:19 AM PDT

Ngày 2/4, Đại học Đà Nẵng đã nhóm họp với Sở Giáo dục Đà Nẵng và Quảng Nam về việc phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015. Trường đại học này là một trong 38 cụm thi được Bộ Giáo dục công bố hôm 16/3, dành cho thí sinh ở Quảng Nam và Đà Nẵng.

Cụm thi này dự kiến có 35.000 thí sinh, với khoảng hơn 1.000 phòng thi. Hiện Đại học Đà Nẵng đã lên kế hoạch tổ chức các ban liên quan như thành lập hội đồng thi, ban thư ký hội đồng, sao in đề, vận chuyển và bàn giao đề thi, coi thi và chấm thi…

dh-4151-1427981806.jpg

Đại học Đà Nẵng sẽ là cụm thi THPT quốc gia năm 2015 cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Ảnh: N.Đ.

PGS TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng, cho biết do đây là năm đầu tiên Bộ Giáo dục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, nên việc quan trọng nhất là phải lựa chọn cho được đội ngũ giáo viên chấm thi. “Nếu chọn người không đủ năng lực sẽ dẫn đến chấm sai, chấm chậm”, ông Vinh nói.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Ngọc Phúc, Trưởng phòng Khảo thí – Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở Giáo dục Quảng Nam), cho rằng giáo viên chấm thi giỏi là cần thiết cho một kỳ thi vừa xét kết quả tốt nghiệp, vừa xét trúng tuyển đại học – cao đẳng.

Ông Phúc lo ngại số lượng thí sinh tham gia kỳ thi của hai địa phương quá lớn sẽ gây áp lực về địa điểm thi, nơi ăn, chốn nghỉ… Tuy nhiên do số lượng thí sinh mới chỉ là dự kiến, nên ngành giáo dục Quảng Nam và Đà Nẵng đang thống kê và tập hợp số liệu đến ngày 30/4 để lên kế hoạch cụ thể.

Nguyễn Đông



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đình chỉ học 10 ngày hai nữ sinh đánh nhau náo loạn trên cầu – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 02 Apr 2015 08:02 AM PDT

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài khoảng 1 phút quay cảnh hai học sinh nữ đánh nhau gây náo loạn trên cầu. Hiện trường được xác định xảy ra trên một cây cầu ở thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Trong clip cho thấy,có nhiều học sinh khác xung quanh đang cổ vũ vụ đánh nhau.

Các học sinh trong clip sau đó được xác định là học sinh Trường THCS Sông Đốc I (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). Theo tìm hiểu ban đầu của PV, 2 học sinh đánh nhau đang học lớp 6, còn người quay clip là học sinh lớp 8 cũng học trường này. Nguyên nhân được cho là giữa 2 học sinh nữa có mâu thuẫn nhau.

Hai học sinh nữ đang đánh nhau. (Ảnh cắt từ clip)

Hai học sinh nữ đang đánh nhau. (Ảnh cắt từ clip)

Nguồn tin của PV được biết vụ đánh nhau xảy ra vào ngày 25/3 vừa qua. Tuy nhiên, danh tính của các học sinh vẫn chưa được nhà trường cung cấp.

 

Được biết, Ban giám hiệu Trường THCS Sông Đốc I cũng đã có hình thức kỷ luật đối với 2 học sinh đánh nhau là đuổi học 10 ngày. 

Chiều ngày 2/4, xác nhận với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Ngoạn- Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết có vụ việc trên xảy ra. Ông Ngoạn cho hay, lãnh đạo Sở cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm việc với trường để có hướng xử lý tiếp theo.  

G.H.Y

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cô giáo kể lại giây phút bé gái 3 tuổi bị bỏng ở lớp – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 02 Apr 2015 07:45 AM PDT

Đó là chia sẻ của cô giáo chủ nhiệm (xin được giấu tên) của lớp Bé B
Trường mầm non Bích Ngọc (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) về sự việc bé gái Nguyễn
Phương L. (3 tuổi) bị bạn học đốt gây bỏng nặng với phóng viên Dân trí vào chiều 2/4 tại Viện bỏng Quốc gia.

Theo cô giáo chủ nhiệm kể
lại, sáng ngày 1/4, như thường lệ cô và một cô giáo khác tên T. cùng trông nom lớp
mầm non Bé B, có 24 em học sinh đến lớp trên tổng sĩ số 27 em. Vào lúc 7 giờ 50
phút, do phải thu tiền ăn theo ngày của mỗi cháu nên cô T. đi ra phía ngoài sân
để thu từ các phụ huynh. Cùng vào thời điểm này, trong lớp có một cháu bé muốn
đi vệ sinh nên cô giáo chủ nhiệm đã trực tiếp đưa đi vì sợ cháu bị ngã.

Cô giáo chủ nhiệm của em L. kể lại sự việc với phóng viên
Cô giáo chủ nhiệm của em L. kể lại sự việc với phóng viên

"Vừa đưa được cháu vào nhà vệ
sinh không lâu thì tôi nghe có tiếng hét "cháy", đến khi chạy ra đã thấy cháu
L. đang chạy toán loạn khắp trong lớp, chiếc áo mặc trên người đang bùng cháy.
Tôi cùng các cô giáo khác vội hô hoán chạy tới dập lửa cho cháu nhưng lửa vẫn
không tắt. Một cô giáo phải chạy đi lấy nước về dội", cô giáo chủ nhiệm kể lại.

Sau khi cởi được áo của cháu
L. xong, thấy cháu bị bỏng nặng, các cô giáo ngay lập tức đưa cháu đi cấp cứu
tại Bệnh viện của tỉnh. Tới 16h ngày 1/4 thì cháu L. được chuyển tới Viện bỏng
Quốc Gia.

Bé L. đang nằm tại khoa hồi sức của Viện bỏng Quốc gia
Bé L. đang nằm tại khoa hồi sức của Viện bỏng Quốc gia

Theo cô giáo chủ nhiệm, khi
vào viện bỏng cháu L. phải thở bằng ống, bị bỏng hết phần bụng lên tới cằm. Đau
đớn từ vết bỏng nên cháu L. thường xuyên khóc quấy. Cho đến thời điểm hiện tại,
sức khỏe của cháu L. đã tiến triển tốt, có thể nói chuyện được. Bố mẹ cháu L.
do phải thức đêm trông con nên vào thời điểm phóng viên có mặt đang đi nghỉ
ngơi, cô giáo chủ nhiệm thì vẫn luôn túc trực để trông coi.

"Sự việc xảy ra là điều rất
đáng tiếc, giờ tôi chỉ mong cho cháu được bình phục để có thể đến lớp trở lại",
cô giáo chủ nhiệm chia sẻ.

Cô giáo của em L. cũng cho
hay rằng, vẫn chưa biết rõ bạn học nào là người nghịch ngợm khiến cháu L. bị
bỏng, chỉ biết rằng trong lớp có một chiếc bật lửa rơi lại.

Trước đó, vào sáng nay, ông Trần Xuân Hưng – Giám đốc Sở giáo dục
tỉnh Yên Bái cho biết đang cho các đơn vị liên quan khẩn trương làm rõ và hỗ
trợ cháu bé 3 tuổi bị bỏng nặng khi đi học tại lớp mầm non ở thị trấn thuộc
huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái).

Lãnh
đạo Sở giáo dục tỉnh Yên Bái cũng cho biết, đã yêu cầu nhà trường cử giáo viên
đi theo xem xét, chăm sóc cháu bé bị bỏng đồng thời yêu cầu nhà trường tiến
hành rà soát kiểm điểm lại quy trình đón trẻ.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấn chỉnh sai phạm 5 đại học lớn – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 02 Apr 2015 07:29 AM PDT

Thanh
tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD-ĐT), ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Luật
TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM trong việc tổ chức, thực hiện Nghị định 43/2006
của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thu tiền vượt quy định, tuyển
sinh vượt chỉ tiêu được giao

Tại
Bộ GD-ĐT, Thanh tra Chính phủ phát hiện việc ban hành quyết định giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc rất chậm, năm
cuối giai đoạn thực hiện 2012-2013 mới ban hành quyết định. Từ năm 2012 trở lại
đây (sau khi Luật Viên chức có hiệu lự thi hành), Bộ GD-ĐT không giao chỉ tiêu
biên chế mà triển khai theo Luật Viên chức là phê duyệt vị trí việc làm. Đến
nay, Bộ GD-ĐT chưa phê duyệt được vị trí việc làm.

Tr

Trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo
kết luận thanh tra, tháng 10/2013 Bộ GD-ĐT có văn bản thông báo việc ủy quyền
cho các đơn vị sự nghiệp về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, dự án đầu tư
mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, thanh lý tài sản hết hiệu lực.
Do đó, các đơn vị không còn được tự chủ trong một số lĩnh vực đã được phân cấp,
ủy quyền. "Việc này không phù hợp với xu hướng phân cấp, tăng cường tính tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của các đơn vị và chưa phù hợp với quy định tại Nghị định
43"- kết luận chỉ rõ.

Việc
ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43 tại Bộ GD-ĐT còn chậm, nhất là
việc ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất
lượng.

Ngoài
ra, tại 5 đơn vị (ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Vinh, Trường
ĐH Luật TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM), cơ quan thanh tra đã phát hiện việc
ban hành một số văn bản không phù hợp với quy định của Nhà nước hoặc căn cứ vào
các quy định đã hết hiệu lực; quy chế chi tiêu nội bộ quy định một số khoản
thu, chi không đúng quy định của Nhà nước; ban hành văn bản quy định mức thu một
số khoản phí, lệ phí vượt mức quy định; quy định một số khoản thu có tính chất
phí, lệ phí ngoài danh mục quy định tại Nghị định 57/2002 của Chính phủ.

Trong
việc tuyển sinh, đào tạo sau ĐH, một số học viên trúng tuyển chưa đảm bảo điều
kiện ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác theo quy định (ĐH Huế, Trường ĐH Luật
TPHCM). Trường ĐH Kinh tế TPHCM đào tạo thạc sĩ kinh tế khóa K20 thời gian vượt
quá quy định 1 năm theo Thông tư số 10/2011 của Bộ GD-ĐT.

Một
số đơn vị tuyển sinh, đào tạo ĐH chính quy, liên thông từ CĐ lên ĐH vượt chỉ tiêu
được Bộ GD-ĐT giao. Trường ĐH Nông lâm thuộc ĐH Huế không được giao chỉ tiêu vẫn
tuyển sinh hệ liên thông CĐ lên ĐH chính quy năm 2011 (110 chỉ tiêu); Trường ĐH
Ngoại ngữ thuộc ĐH Huế mở ngành đào tạo hệ ĐH văn bằng 2 chính quy nhưng chưa
được sự đồng ý của giám đốc ĐH Huế.

Trường
ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Huế tuyển sinh đào tạo ĐH liên thông hệ chính quy năm
2011 nhưng tổ chức giảng dạy vào thứ 7, chủ nhật và các buổi tối các ngày trong
tuần không đúng quy định của Bộ GD-ĐT.

Trong
việc tuyển sinh, đào tạo từ xa, Thanh tra Chính phủ phát hiện Trung tâm Đào tạo
từ xa thuộc ĐH Huế tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phê duyệt: năm 2011 vượt
53,7%, năm 2012 vượt 11,48%.

Liên kết đào tạo với nước
ngoài nhưng 100% không ngoại ngữ

Việc
liên kết đào tạo với nước ngoài hệ ĐH và trên ĐH tại các cơ sở giáo dục trên cũng
có nhiều vấn đề. Cụ thể, tại chương trình liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội với Hội đồng Liên ĐH Cộng đồng pháp ngữ (CIUF) Bỉ, có 7 học viên
chưa đảm bảo điều kiện ngoại ngữ.

Trường
ĐH Luật TPHCM có một số học viên trúng tuyển không đạt yêu cầu về trình độ ngoại
ngữ; học viên đã tốt nghiệp đều không thực hiện việc làm luận văn tốt nghiệp
theo Quy chế đạo tạo thạc sĩ ban hành kèm Quyết định số 45/2008 của Bộ GD-ĐT.

Tr

Trường ĐH Kinh tế TPHCM có chương trình đào tạo cao học đã được phê duyệt 20 năm nhưng chưa làm thủ tục gia hạn. 

Tại
Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Thanh tra Chính phủ phát hiện có chương trình đào tạo
cao học được Bộ GD-ĐT phê duyệt đến nay là 20 năm nhưng chưa làm thủ tục gia hạn
chương trình đào tạo, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển
cho phù hợp với chương trình đào tạo quốc tế bậc sau ĐH. Khóa 18 năm 2012 có
100% học viên không có chứng chỉ ngoại ngữ.

Trường
ĐH Kinh tế TPHCM liên kết với ĐH Victoria của Australia đào tạo cấp bằng cử nhân
kinh doanh (khóa đào tạo IBBus 3.1 năm 2012) có 34/52 học viên không có chứng
chỉ ngoại ngữ, vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT.

Bổ nhiệm cán bộ không đúng
quy định của Chính phủ

Trong
việc tự chủ về tổ chức, bộ máy, kết luận thanh tra cho rằng hầu hết các đơn vị
quyết định thành lập mới các đơn vị chuyên môn trực thuộc không căn cứ vào quy
hoạch, chiến lược phát triển đơn vị; một số đơn vị không xây dựng đề án thành lập
đơn vị mới, không ban hành quy định về quy trình thành lập, đổi tên, chia tách,
sáp nhập; mô hình tổ chức chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, lẫn lộn giữa quản
lý hành chính và sự nghiệp, quản lý sự nghiệp và sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Đơn
cử, ĐH Huế là đơn vị sự nghiệp nhưng thực hiện một số chức năng nhiệm vụ như một
đơn vị hành chính, mô hình tổ chức nhiều cấp, hình thành nhiều khâu trung gian.
Điều này dẫn tới việc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, có việc bỏ sót, việc
quản lý tài chính khó khăn, có lĩnh vực hoạt động chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu
không được bộ chuyên ngành quan tâm chỉ đạo và đầu tư.

Thanh tra Ch

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều “vấn đề” ở ĐH Huế.

Trường
ĐH Y Dược – ĐH Huế, trong đó có Bệnh viện Y dược Huế là bệnh viện thực hành,
trong một thời gian dài duy trì hoạt động theo mô hình bán công nhưng cơ chế quản
lý tài chính theo cơ chế sự nghiệp tự đảm bảo chi phí chi thường xuyên. Trường ĐH
Y Dược là đơn vị đào tạo chuyên sâu về ngành y dược, trong nhiều năm qua trong
bối cảnh vừa thiếu sự quan tâm quản lý của Bộ GD-ĐT và thiếu sự quan tâm chỉ đạo
về chuyên môn, đầu tư của Bộ Y tế đã gây khó khăn cho hoạt động của trường và Bệnh
viện thuộc trường.

Ngoài
ra, việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp đều chưa thực hiện
đúng Điều lệ Trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 58/2010 của Thủ tướng
Chính phủ, hướng dẫn của Ban cán sự đảng Bộ GD-ĐT. Nhiều trường hợp thiếu điều
kiện, tiêu chuẩn về trình độ chính trị, một số ít thiếu điều kiện về trình độ
chuyên môn. ĐH Huế quy định nhiệm kỳ bổ nhiệm cán bộ, viên chức theo nhiệm kỳ
người đứng đầu đơn vị không đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thậm
chí cá biệt ở một số đơn vị sự nghiệp có viên chức giảng viên vi phạm về phẩm
chất đạo đức, vi phạm nghiêm trọng về quy chế đào tạo phải xử lý kỷ luật. Việc
kiểm điểm nhận xét, đánh giá phân loại viên chức hàng năm của một số đơn vị thuộc
Trường ĐH Vinh chưa nghiêm túc, có đơn vị thuộc Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chưa
thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.

Thế Kha – Lê Phương

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cô giáo kể lại giây phút bé gái 3 tuổi bị bỏng ở lớp | Giáo dục

Posted: 02 Apr 2015 07:14 AM PDT

"Thấy cháu L. đang chạy toán loạn khắp trong lớp, chiếc áo mặc trên người đang bùng cháy. Tôi cùng các cô giáo khác vội hô hoán chạy tới dập lửa cho cháu nhưng lửa vẫn không tắt…”

Đó là chia sẻ của cô giáo chủ nhiệm (xin được giấu tên) của lớp Bé B Trường mầm non Bích Ngọc (huyện Lục Yên. Bắc Giang) về sự việc bé gái Nguyễn Phương L. (3 tuổi) bị bạn học đốt gây bỏng nặng với phóng viên vào chiều 2/4, tại Viện bỏng Quốc gia.

Theo cô giáo chủ nhiệm kể lại, sáng ngày 1/4, như thường lệ cô và một cô giáo khác tên T. cùng trông nom lớp mầm non Bé B, có 24 em học sinh đến lớp trên tổng sĩ số 27 em. Vào lúc 7 giờ 50 phút, do phải thu tiền ăn theo ngày của mỗi cháu nên cô T. đi ra phía ngoài sân để thu từ các phụ huynh. Cùng vào thời điểm này, trong lớp có một cháu bé muốn đi vệ sinh nên cô giáo chủ nhiệm đã trực tiếp đưa đi vì sợ cháu bị ngã.

"Vừa đưa được cháu vào nhà vệ sinh không lâu thì tôi nghe có tiếng hét "cháy", đến khi chạy ra đã thấy cháu L. đang chạy toán loạn khắp trong lớp, chiếc áo mặc trên người đang bùng cháy. Tôi cùng các cô giáo khác vội hô hoán chạy tới dập lửa cho cháu nhưng lửa vẫn không tắt. Một cô giáo phải chạy đi lấy nước về dội", cô giáo chủ nhiệm kể lại.

Sau khi cởi được áo của cháu L. xong, thấy cháu bị bỏng nặng, các cô giáo ngay lập tức đưa cháu đi cấp cứu tại Bệnh viện của tỉnh. Tới 16h ngày 1/4 thì cháu L. được chuyển tới Viện bỏng Quốc Gia.

Bé L. đang nằm tại khoa hồi sức của Viện bỏng Quốc gia.

Theo cô giáo chủ nhiệm, khi vào viện bỏng cháu L. phải thở bằng ống, bị bỏng hết phần bụng lên tới cằm. Đau đớn từ vết bỏng nên cháu L. thường xuyên khóc quấy. Cho đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của cháu L. đã tiến triển tốt, có thể nói chuyện được. Bố mẹ cháu L. do phải thức đêm trông con nên vào thời điểm phóng viên có mặt đang đi nghỉ ngơi, cô giáo chủ nhiệm thì vẫn luôn túc trực để trông coi.

"Sự việc xảy ra là điều rất đáng tiếc, giờ tôi chỉ mong cho cháu được bình phục để có thể đến lớp trở lại", cô giáo chủ nhiệm chia sẻ.

Cô giáo của em L. cũng cho hay rằng, vẫn chưa biết rõ bạn học nào là người nghịch ngợm khiến cháu L. bị bỏng, chỉ biết rằng trong lớp có một chiếc bật lửa rơi lại.

Trước đó, vào sáng nay, ông Trần Xuân Hưng – Giám đốc Sở giáo dục tỉnh Yên Bái cho biết đang cho các đơn vị liên quan khẩn trương làm rõ và hỗ trợ cháu bé 3 tuổi bị bỏng nặng khi đi học tại lớp mầm non ở thị trấn thuộc huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái).

Lãnh đạo Sở giáo dục tỉnh Yên Bái cũng cho biết, đã yêu cầu nhà trường cử giáo viên đi theo xem xét, chăm sóc cháu bé bị bỏng đồng thời yêu cầu nhà trường tiến hành rà soát kiểm điểm lại quy trình đón trẻ.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm của 5 đại học lớn | Giáo dục

Posted: 02 Apr 2015 06:57 AM PDT

TPO – Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra về sai phạm của 5 đại học lớn gồm: ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Hà Nội, trường ĐH Vinh, trường ĐH Luật TPHCM và trường ĐH Kinh tế TPHCM về việc tổ chức và thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ.

Kết luận do Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng ký ngày 31/3.

Theo kết luận thanh tra, 5 trường ĐH này đã vi phạm Nghị định 43 về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Cụ thể, cả 5 đơn vị đều chưa xây dựng phương án tự chủ về bộ máy, tổ chức quy trình Bộ GD&ĐT phê duyệt; chưa ban hành hoặc chưa điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung "Quy chế thực hiện dân chủ" theo nghị định 43; ban hành một số văn bản không phù hợp với quy định của nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ quy định mức thu một số khoản học phí, lệ phí vượt mức quy định…

Đối với ĐH Huế, về tuyển sinh, đào tạo sau đại học một số học viên trúng tuyển chưa đảm bảo điều kiện ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác theo quy định. Trong tuyển sinh, đào tạo ĐH chính quy, liên thông CĐ lên ĐH, trường ĐH Nông lâm (thuộc ĐH Huế) không được giao chỉ tiêu vẫn tuyển sinh hệ liên thông từ CĐ lên ĐH chính quy năm 2013 với 110 sinh viên; Trường ĐH Ngoại ngữ (thuộc ĐH Huế) mở ngành đào tạo hệ ĐH văn bằng 2 chính quy nhưng chưa được sự đồng ý của Giám đốc ĐH Huế. Trung tâm Đào tạo từ xa cũng thuộc ĐH Huế tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phê duyệt, trong đó năm 2011 vượt tới 53,7% , năm 2012 vượt 11,48%. Trung tâm này đào tạo niên chế không tổ chức đào tạo tín chỉ theo quy định.

Trong tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học, một số đơn vị không lập hồ sơ liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học đề nghị Bộ GD&ĐT phê duyệt, địa điểm đặt lớp không đúng quy định. Một số thì tuyển sinh vượt chỉ têu theo quy định. Ngoài ra, một số đơn vị trên không thực hiện quản lý, giám sát việc lên lớp của giảng viên thông qua "Sổ lên lớp", thiếu giảng viên cơ hữu.

Đối với trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, trường đã sai phạm trong liên kết đào tạo với Hội đồng Liên ĐH Cộng đồng Pháp ngữ (CIUF) Bỉ, có 7 học viên chưa đảm bảo điều kiện ngoại ngữ. Ngoài ra, trường này còn có hệ thống sổ sách, chứng từ chưa đảm bảo quy định; một số khoản thu chi không được theo dõi quản lý dẫn đến chênh lệch số liệu phải thu, thực thu và báo cáo tài chính, một số đề tài đã thanh toán nhưng chưa được nghiệm thu, chưa thực hiện nghiêm túc quy định chi tiền mặt…

Đối với trường ĐH Kinh tế TPHCM, trường đào tạo Thạc sĩ kinh tế khóa K20 thời gian vượt quá quy định 1 năm theo quy định của Bộ GD&ĐT; có 2 chương trình đào tạo cao học được Bộ GD&ĐT phê duyệt đến nay đã 20 năm nhưng chưa làm thủ tục gia hạn chương trình đào tạo, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển cho phù hợp với chương trình đào tạo quốc tế bậc sau ĐH; khóa 18 (năm 2012) 100% học viên đều không có chứng chỉ ngoại ngữ. 

Ngoài ra, trường ĐH Kinh tế TPHCM còn liên kết với ĐH Victoria của Australia đào tạo cấp bằng cử nhân Kinh doanh (năm 2012) thì 34/52 học viên không có chứng chỉ ngoại ngữ, vi phạm quy định của Bộ GD&ĐT.

Đối với trường ĐH Luật TPHCM, có một số học viên trúng tuyển không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, học viên đã tốt nghiệp đều không thực hiện việc làm Luận văn tốt nghiệp theo quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, cả trường ĐH Kinh tế và ĐH Luật TPHCM đều có sai phạm liên quan đến tài chính như một số khoản thu dịch vụ hạch toán vào thu sự nghiệp; có khoản chưa qua sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; không phản ánh khoản thu bảo hiểm y tế sinh viên vào báo cáo tài chính…

Đối với ĐH Vinh, việc chấp hành báo cáo tài chính hàng năm còn chậm, công tác giám sát về tài chính đối với các đơn vị trực thuộc còn hạn chế; chưa xây dựng quy chế, quy định về quản lý chi phí đối với các hoạt động dịch vụ, chưa thực hiện trích khấu hao tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ theo Thông tư của Bộ Tài Chính.

Từ kết luận trên đó, Thanh tra Chính phủ yêu các trường ĐH trên cầu nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ số tiền thuế các đơn vị chưa nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 2 tỉ đồng, trong đó, ĐH Huế hơn 635 triệu đồng; Học viện Nông nghiệp Việt Nam gần 1,4 tỉ đồng; Xử lý sai phạm về đầu tư xây dựng tại trường ĐH Kinh tế TPHCM với số tiền trên 6,8 tỉ đồng…

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn; UBND Hà Nội chấn chỉnh khắc phục các thiếu sót, sai phạm của các đơn vị. Thanh tra Chính phủ đề Bộ GD&ĐT, Bộ NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị chấn chỉnh các công tác về quản lý, kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đuổi học 10 ngày hai nữ sinh đánh nhau náo loạn trên cầu | Giáo dục

Posted: 02 Apr 2015 06:39 AM PDT

Ngày 2/4, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết đã cử cán bộ làm việc với Trường THCS Sông Đốc I (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) để làm rõ thêm vụ nữ sinh trường này đánh nhau náo loạn trên cầu. Được biết, 2 học sinh đánh nhau đã bị trường đuổi học 10 ngày.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài khoảng 1 phút quay cảnh hai học sinh nữ đánh nhau gây náo loạn trên cầu. Hiện trường được xác định xảy ra trên một cây cầu ở thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Trong clip cho thấy,có nhiều học sinh khác xung quanh đang cổ vũ vụ đánh nhau.

Các học sinh trong clip sau đó được xác định là học sinh Trường THCS Sông Đốc I (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). Theo tìm hiểu ban đầu của PV, 2 học sinh đánh nhau đang học lớp 6, còn người quay clip là học sinh lớp 8 cũng học trường này. Nguyên nhân được cho là giữa 2 học sinh nữa có mâu thuẫn nhau.

Nguồn tin của PV được biết vụ đánh nhau xảy ra vào ngày 25/3 vừa qua. Tuy nhiên, danh tính của các học sinh vẫn chưa được nhà trường cung cấp.

Được biết, Ban giám hiệu Trường THCS Sông Đốc I cũng đã có hình thức kỷ luật đối với 2 học sinh đánh nhau là đuổi học 10 ngày. 

Chiều ngày 2/4, xác nhận với PV, ông Nguyễn Văn Ngoạn- Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết có vụ việc trên xảy ra. Ông Ngoạn cho hay, lãnh đạo Sở cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm việc với trường để có hướng xử lý tiếp theo.  



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments