Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chàng trai không tay: Tự tin sau 2 năm đại học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Apr 2015 09:03 AM PDT

Mới đây, PV Dân trí gặp lại cậu sinh viên Nguyễn Minh Trí – nhân vật trong bài viết "Cậu học trò không tay "ngập ngừng" trước cổng trường ĐH" được Dân trí đăng tải từ năm 2013. Gặp lại Minh Trí lần này, nhìn vẻ ngoài, Trí không gì thay đổi nhưng có vẻ bạo dạn hơn nhiều so với ngày em đặt chân đến TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) để làm hồ sơ nhập học ngành Công nghệ thông tin Đại học An Giang.

Trí chia sẻ: "Nói thật tình do em không có hai tay nên trong những ngày đầu lên TP. Long Xuyên học tập, mỗi khi bước ra đường, vào lớp học… luôn nhận được những ánh mắt tò mò và những lời hỏi thăm xung quanh cơ thể không có hai cánh tay. Ban đầu em cũng e ngại nhưng qua 2 năm học, thầy cô, bạn bè thông cảm và giúp đỡ em rất nhiều nên thấy vui và tự tin hơn!".

Ngay từ nhỏ, Minh Trí đã luyện đôi chân của mình có thể làm được mọi việc kể cả việc bơi xuồng

Ngay từ nhỏ, Minh Trí đã luyện đôi chân của mình có thể làm được mọi việc kể cả việc bơi xuồng.

Về công việc học tập, Trí cho biết, nhiều bạn cứ nghĩ Trí ghi bài không kịp (đối với những môn bài tập) nên ban đầu lớp trưởng luôn cử một bạn ngồi cạnh Trí để trợ giúp khi cần thiết. Tuy nhiên, do Trí đã "luyện" đôi chân thành thục như đôi tay nên việc ghi chép không bị trở ngại và cũng từ "ưu điểm" này, Trí không được thầy cô ưu ái cho thêm thời gian mỗi khi kiểm tra hay thi cử.

Trí cho biết thêm, do học ngành Công nghệ thông tin nên các môn học đa phần đều có phần thực tập, đặc biệt là từ năm học thứ 3 và năm thứ 4. Do vậy, thời gian tới, Trí sẽ phải cố gắng học rất nhiều để phấn đấu ra trường có tấm bằng tốt nghiệp loại Khá.

Ngay từ nhỏ, Minh Trí đã luyện đôi chân của mình có thể làm được mọi việc kể cả việc bơi xuồng

Minh Trí hy vọng sau khi có việc làm ổn định, Trí sẽ vận động thêm bạn bè lập một trung tâm dạy Tin học miễn phí cho người khuyết tật.

Riêng việc sinh hoạt hàng ngày cũng như ăn uống, Minh Trí cho biết, từ khi nhập học đến giờ em vẫn ở chung với người bạn thân từ hồi học cấp 3 là em Lê Yến Thanh – hiện là sinh viên năm 2 ngành Cao đẳng Tin học. Do vậy, những việc sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc nấu ăn, bạn Thanh giúp Trí rất nhiều.

Nói về dự định tương lai, Minh Trí cho biết: "Trước mắt em sẽ cố gắng tập trung vào việc học hành để tốt nghiệp ra trường, tìm một công việc ổn định để cha mẹ bớt vất vả. Sau đó, khi có điều kiện sẽ vận động thêm bạn bè, lập một trung tâm Tin học để dạy miễn phí cho các bạn trẻ khuyết tật. Từ việc này em hy vọng những người kém may mắn như em cũng có một cái nghề nuôi sống bản thân".

Nguyễn Hành

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM ban hành kế hoạch điều động công chức, viên chức ngành Giáo dục | Giáo dục

Posted: 18 Apr 2015 08:05 AM PDT

Theo đó, đối tượng là công chức, viên chức đang công tác trong ngành GD&ĐT TP HCM có hộ khẩu thường trú ở xa nơi công tác, điều kiện đi lại khó khăn có nguyện vọng được điều động công tác đến các đơn vị gần nơi cư trú trực thuộc ngành giáo dục và đào tạo thành phố;

Công chức, viên chức thuộc biên chế ngoài TP HCM có chồng (hoặc vợ) hiện đang công tác ổn định từ 1 năm trở lên tại tổ chức có tư cách pháp nhân và thường trú tại TPHCM; hoặc là người duy nhất nuôi dưỡng cha mẹ già yếu thường trú tại thành phố; hoặc do yêu cầu thật sự về công việc của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, có tuổi đời dưới 45 (đã có quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp) có nguyện vọng được điều động về công tác tại ngành giáo dục thành phố;

Công chức, viên chức đang công tác trong ngành GD&ĐT TPHCM, có quyết định bổ nhiệm ngạch, có thời gian phục vụ giảng dạy liên tục tại đơn vị đang công tác từ 4 năm (đủ 48 tháng) trở lên có nguyện vọng được điều động đến các đơn vị khác thuộc biên chế thành phố.

Theo quy định của Sở GD&ĐT, công chức, viên chức phải đăng ký thông tin hồ sơ trên mạng internet, nếu không đăng ký sẽ không được tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.

Sở không tiếp nhận hồ sơ đối với công chức, viên chức trong các trường hợp: Đang thi hành kỷ luật; đang xem xét để xử lý kỷ luật; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã có đơn cam kết phục vụ lâu dài trong các huyện ngoại thành của thành phố; còn vay vốn ngân hàng.

Thời gian đăng ký qua mạng internet từ ngày 20/4/2015; thời hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 20/5/2015.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thêm trường đại học tư được đào tạo tiến sĩ Quản trị Kinh doanh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Apr 2015 07:57 AM PDT

Thêm trường đại học tư được đào tạo tiến sĩ Quản trị Kinh doanh

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thay mặt trao Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho Trường ĐH Công nghệ TPHCM.

Như vậy, đối với trình độ tiến sĩ, Trường ĐH Công nghệ TPHCM được phép đào tạo hai ngành là kỹ thuật điện và quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, trường cũng đang đào tạo bảy ngành bậc thạc sĩ và 27 ngành bậc ĐH. Trước đó, vào đầu năm nay Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng được phép đào tạo tiến sĩ Quản trị Kinh doanh.

Cũng trong ngày hôm nay, trường tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Dịp này, Chủ tịch nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể nhà trường. Bên cạnh đó, trường cũng được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển giai đoạn 1995-2015.

UBND TPHCM tặng Cờ truyền thống cho tập thể nhà trường vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiều năm; trao Huy hiệu 20 năm cho bốn nhà giáo tiêu biểu của trường có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng trao tặng giấy khen cho ba tập thể và sáu cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tham dự lễ kỷ niệm, GS Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đánh giá cao nỗ lực của nhà trường trong suốt quá trình 20 năm qua. "Trường đã có nhiều thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đây cũng là một minh chứng thể hiện sự đúng đắn của chủ trương xã hội hóa giáo dục", Bộ trưởng phát biểu.

Lê Phương





Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề thi minh họa là định hướng tốt nhất để học sinh ôn tập | Giáo dục

Posted: 18 Apr 2015 07:44 AM PDT

Bộ đề thi minh họa là định hướng để các em HS ôn tập chuẩn bị cho kỳ thiBộ đề thi minh họa là định hướng để các em HS ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi

Còn với nhiều em HS, sau khi xem kĩ và tập giải đề, các em tỏ ra rất phấn khởi, yên tâm ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi.

Đề thi có sự phân hóa rõ

Đánh giá về bộ đề thi minh họa, thầy Nguyễn Hùng Khương – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cho rằng: "Dù đây chỉ là những đề thi minh họa, nhưng đã cho thấy sự phân hóa rất rõ ràng để đáp ứng yêu cầu xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ cho các thí sinh.

Bản thân tôi là người trực tiếp đứng lớp môn Toán, qua nghiên cứu, rõ ràng ở môn Toán đòi hỏi các em phải giỏi mới được điểm tuyệt đối. Về phần đường tròn bàng tiếp tôi cũng có chút bất ngờ, vì từ trước tới nay đề Toán gần như không đề cập đến. Nhưng đó cũng là một lưu ý để tôi hướng dẫn các em".

Còn ở Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), theo cô Nguyễn Thị Thu Cúc – Hiệu trưởng, ngay khi có bộ đề thi minh họa, lãnh đạo nhà trường đã nghiên cứu và họp bàn với các tổ bộ môn trong trường để lên kế hoạch định hướng cho các em HS ôn tập.

Cô nhận xét: "Bộ đề thi minh họa cũng không nằm ngoài dự đoán của các thầy cô, đó là có sự phân hóa cụ thể. Nó không quá nặng vì độ khó được tăng dần ở mức độ từ từ.

Về tổng quan mà nói, tôi thấy đề thi minh họa như vậy là đã định hướng được cho người dạy, người học chuẩn bị ôn tập tốt hơn cho kỳ thi sắp tới. Đề thi đáp ứng đầy đủ yêu cầu đó là vừa xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ".

Đồng quan điểm với những người làm công tác quản lý, các giáo viên bộ môn ở một số trường THPT trên địa bàn, khi được hỏi, cũng tỏ ra khá hài lòng với bộ đề thi minh họa mà Bộ ban hành.

Từ kinh nghiệm giảng dạy môn Vật lý đã lâu năm, ThS Đào Kim Nguyễn Thụy Nam – Giáo viên Trường THPT Nhân Việt – nhận xét: Khi tham khảo đề thi minh họa môn Vật lý, có thể thấy rõ sự phân hóa, trong đề Vật lý có 20% là khó để các em giỏi đạt điểm tối đa, có 30% phù hợp để các em trình độ CĐ đạt điểm khá, và 50% là ở mức để xét tốt nghiệp.

Cũng tương tự như những năm trước, đề Vật lý chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, có một hai câu liên quan đến những công thức ở năm học trước, đòi hỏi các em HS cũng phải ôn tập có hệ thống.

"Từ bộ đề minh họa như vậy, mỗi giáo viên cần ôn tập, nâng cao thêm kiến thức cho các em và nhất là cho các em làm thêm nhiều đề thi thử. Hiện nay ở trường chúng tôi, từng tổ bộ môn cũng đã chuẩn bị những bộ đề thi thử để HS ôn tập và làm thử.

Tổ Vật lý đã làm gần 20 bộ đề khác nhau để hướng dẫn, định hướng ôn luyện các em có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi" – ThS Đào Kim Nguyễn Thụy Nam khẳng định.

Yên tâm ôn tập

Theo thầy Nguyễn Hùng Khương, trước đây, HS có những thắc mắc về cấu trúc đề thi vì đây là lần đầu tiên triển khai Kỳ thi THPT quốc gia, nay khi bộ đề thi minh họa được công bố, các em HS yên tâm hơn để ôn tập theo định hướng và tự tin hướng tới kỳ thi vào đầu tháng 7 tới.

Cũng theo thầy Khương, từ bộ đề thi này, lãnh đạo Trường THPT Bùi Thị Xuân yêu cầu các tổ trưởng tổ bộ môn cùng với kinh nghiệm giảng dạy của mình định hướng, hướng dẫn cho các em HS làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. 

Ngoài ra, các GV cũng có thể phân loại, ví dụ chương trình lớp 10, lớp 11 có bao nhiêu %, lớp 12 có bao nhiêu % để hướng cho các em ôn tập thật tốt.

Ở góc tiếp cận của HS, em Ngọc Linh (Lớp 12A13, Trường THPT Bùi Thị Xuân) cho biết: "Em đã xem qua một số đề thi minh họa, em đã làm thử môn Văn và môn tiếng Anh.

Qua đó em thấy đề phù hợp với chương trình chúng em học, có sự phân hóa, câu trung bình, câu dễ, câu khó và không quá đánh đố HS. Nhưng em thấy đề Văn hơi dài một chút.

Đề Tiếng Anh phần viết lại câu hơi khó. Tuy nhiên, nhờ bộ đề thi minh họa này mà em sẽ bổ sung những phần mình còn chưa ôn tập tới, em và các bạn trong lớp rất yên tâm trong việc ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi".

Cũng tương tự như vậy, ở Trường THPT Gia Định, trước đây để ôn tập thi tốt nghiệp cho HS, các thầy cô ôn chương trình chủ yếu lớp 12, nhưng qua bộ đề thi minh họa, còn có những phần lớp 11, lớp 10.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc cho rằng với yêu cầu từ bộ đề, các em HS cũng cần được các GV định hướng để ôn tập thật cẩn thận hơn, đầy đủ hơn.

Còn về kế hoạch ôn tập của Trường THPT Gia Định, cũng theo cô Cúc, ngay từ đầu năm học nhà trường đã định hướng và cho các em đăng kí chọn khối thi, môn thi cũng như trường tự soạn ra những bộ đề thi cho các em khảo sát nên kế hoạch ôn tập không có gì thay đổi nhiều. 

"Ngoài sự chủ động của từng trường thì Sở GD&ĐT TPHCM đã có sự chuẩn bị rất kĩ càng cho các trường cũng như HS trong kỳ thi này. Ngoài công văn hướng dẫn ôn tập cho lớp 12, các cuộc họp triển khai về kỳ thi chung thì tất cả các hiệu trưởng như chúng tôi được họp với các chuyên viên của Sở phụ trách 8 môn này, về những yêu cầu cũng như hướng ôn tập cho HS.

Ngoài ra, trong tuần này các tổ bộ môn ở các trường cũng được họp để trao đổi với các chuyên viên của Sở, nhằm định hướng ôn tập tốt nhất cho HS, để giúp các em có kết quả tốt nhất. Từ đó, bản thân các thầy cô giáo, HS cũng yên tâm rất nhiều", cô Nguyễn Thị Thu Cúc chia sẻ.

Với bộ môn Tiếng Anh, thầy Hoàng Đông Hải – Giáo viên Tiếng Anh, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình) đưa ra nhận xét: So với các đề thi cũ thì đề minh họa môn Tiếng Anh mà Bộ công bố không thay đổi gì nhiều.

Có phần khác đó là thay vì 80 câu như trước đây thì bây giờ số câu có bớt đi (còn 64 câu) để dành cho phần viết. Ở phần viết lại cũng có 5 câu thì các em cũng đã làm quen từ lớp 8 và 9 hoặc thi vào lớp 10.

Dù khác so với năm trước, nhưng trong quá trình học tập các em đều học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nên không có gì lạ lẫm. HS của trường cũng đã làm quen với dạng đề này nhiều rồi, nên qua tìm hiểu, các em cũng có tâm lý thoải mái, không có gì lo lắng nhiều. 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thầy hiệu trưởng nấu mì miễn phí cho học sinh

Posted: 18 Apr 2015 07:39 AM PDT

Là hiệu trưởng của trường THCS và THPT Ngô Văn Nhạc, Cái Bè, Tiền Giang, thầy
Phan Ngọc Thanh không chỉ là người thầy giáo mẫu mực mà đối với những học sinh
có hoàn cảnh khó khăn đang học tập ở đó, thầy còn là một người cha luôn chịu
thương chịu khó, hết lòng vì những “đứa con” của mình.


thầy hiệu trưởng, nấu mì miễn phí

Có em học sinh ở với bà ngoại, sống nhờ số tiền bán ốc bữa được bữa không;
như có em học sinh phải đi bộ giữa cái nắng nóng của đất Tiền Giang hàng ngày để
bán vé số; có em học sinh ngày ngày sống dưới mái nhà “chỉ che được nắng”, hễ
mưa gió là dột và ướt hết, thậm chí chẳng có lấy một chỗ ngủ tử tế để mỗi tối có
thể nằm.

Người thầy giáo già ấy đã tự mình đi xin những suất học bổng cho các em; rồi
cho vở, cho cặp, miễn hết tất cả học phí; lặn lội xin để em học sinh có được một
ngôi nhà tình nghĩa, và cảm động nhất có lẽ là khi một người thầy hiệu trưởng
lại tự tay mình nấu những bát mỳ tôm để học sinh ăn cho đỡ đói…

“Từ khi về làm hiệu trưởng trường đó thì tận mắt chứng kiến những cảnh khổ mà
đôi khi nó là chính bản sao ngày xưa của mình, thấy học sinh khó khăn, thiếu cái
ăn nên mình nấu cho các em ăn” – đó là những gì mà thầy Thanh đã nói.

Cảm động trước những việc làm ý nghĩa và cao cả của thầy Thanh, ekip chương
trình Điều ước thứ 7 (Đài Truyền hình Việt Nam) đã tìm về Tiền Giang để thực
hiện một điều bí mật tặng thầy và trò của học sinh trường Ngô Văn Nhạc – đó là
cả trường đã cùng tổ chức một bữa tiệc “mì tôm” để tặng cho người thầy hiệu
trưởng có tấm lòng đáng quý này.

Theo Tri Thức Trẻ




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội bất ngờ cấm tuyển sinh lớp 6 theo hình thức IQ, EQ | Giáo dục

Posted: 18 Apr 2015 07:22 AM PDT

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lại vừa có quyết định mới yêu cầu tất cả các trường trung học trên địa bàn phải tuyển sinh lớp 6 theo hình thức xét tuyển, không có trường hợp ngoại lệ.

Yêu cầu này của Sở được nêu rõ trong công văn gửi các trường chiều qua, ngày 17/4, dù ngày 16/4, Sở đã quyết định cho phép ba trường được thi tuyển theo hình thức trắc nghiệm IQ, EQ (gồm các trường Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu và Marie Curie). Như vậy, quyết định của Sở chỉ tồn tại một ngày đã có thay đổi hoàn toàn.

  

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu tất cả các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển. Các trường tuyệt đối không được tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2015-2016.

Trước đó, thông tin về việc một số trường tuyển sinh theo hình thức đánh giá chỉ số thông minh IQ, chỉ số cảm xúc EQ và các kỹ năng khác của học sinh đã khiến nhiều phụ huynh, học sinh hoang mang. Theo các phụ huynh, đây là hình thức kiểm tra rất mới trong khi kỳ thi đã gần kề, gây khó khăn và áp lực cho thí sinh.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội bác bỏ hoàn toàn phương án tuyển sinh lớp 6 vừa duyệt sau 1 ngày

Posted: 18 Apr 2015 03:23 AM PDT

Công văn do ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&DT Hà Nội ký nêu rõ tất cả các trường THCS trên địa bàn thành phố tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng GD&ĐT, các trường THCS trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và UBND Thành phố Hà Nội về công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2015-2016.

Công văn này ban hành đã bãi bỏ thông báo đồng ý cho phép 3 trường THCS tổ chức tuyển sinh vào lớp 6 theo hình thức xét tuyển kết hợp với đánh giá năng lực học sinh (Trường Nguyễn Tất Thành (thuộc Trường ĐH Sư phạm), Trường PTDL Lương Thế Vinh và Trường PTDL Marie Curie. Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam).

Thông tin được biết, sở dĩ có sự thay đổi đột ngột trên là ngày 17/4 UBND Hà Nội đã có công văn hỏa tốc gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về tuyển sinh các cấp học năm học 2015-2016. 

Với thông báo đột ngột mà Sở GD&ĐT Hà Nội vừa đưa ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trình ôn tập, chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh sắp tới của các em lớp 5. Ảnh Xuân Trung

Cụ thể, Thành phố yêu cầu Sở chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã khẩn trương hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các văn bản của Bộ GD&ĐT, Thông tư số 11/2014 về quy chế tuyển sinh THCS, THPT; chỉ thị số 5105 về chấn chỉnh dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học và công văn ngày 17/3/2015 về không thi tuyển sinh vào lớp 6.

Trưa ngày 18/4, trao đổi với Giáo dục Việt Nam, thầy Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT, THCS Lương Thế Vinh bức xúc, ông không hiểu chuyện gì xảy ra.

Với Công văn hỏa tốc vào tối hôm qua của Sở GD&ĐT Hà Nội, mọi phương án dự kiến tuyển sinh trước đó của Trường THCS Lương Thế Vinh bị thay đổi và phải hủy.

“Tôi không hiểu tại sao lại có sự thay đổi như vậy. Đây là bệnh rất nguy hiểm của nền giáo dục chúng ta. Bao nhiêu công sức, vất vả của nhà trường để nghĩ ra phương án tuyển sinh bị vứt đi hết” thầy Cương nói.

Thầy Văn Như Cương cũng cho rằng, việc Bộ GD&ĐT gần đầu năm học lại ra các quy định mới. Trong khi kỳ thi THPT chung quốc gia còn rối rắm thì Bộ tiếp tục thay đổi cách tuyển sinh lớp 6 là không được thi đầu vào, khảo sát xếp lớp. 

Trước đó, cũng trao đổi với chúng tôi, thầy Cường cho rằng, cho tới năm 2014 số học sinh không phải thi vào lớp 6 chiếm khoảng 95% (các em được tuyển theo tuyến). 

Bản thân thầy Cương đã đề nghị số phải thi này cần được báo cáo chính thức, nhưng cũng chỉ ước chừng khoảng 5%.
Khi Bộ GD&ĐT đưa  ra một thông báo như vậy khiến nhiều người lầm tưởng cứ học xong lớp 5 là phải thi vào lớp 6, thậm chí nghĩ thi căng thẳng như thi đại học.

Cấm thi vào lớp 6 đây có thể là một quyết định vội vàng, nếu được chuẩn bị phương án chắc chắn các trường, các địa phương sẽ không tới mức thay đổi “xoành xoạch” như vậy.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thầy Văn Như Cương và bức "tâm thư" gửi ngành giáo dục về tuyển sinh lớp 6

Posted: 18 Apr 2015 03:02 AM PDT

Trên trang cá nhân của mình, thầy Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THCS Lương Thế Vinh (một trong 3 trường vừa qua được Sở GD&ĐT Hà Nội chấp thuận phương án tuyển sinh riêng theo năng lực, tuy nhiên cũng sau một ngày quyết định được bãi bỏ và tất cả các trường THCS đều phải thực hiện xét tuyển) đã đăng tải bức “tâm thư” nhận định về cuộc “khủng hoảng” mà theo thầy là “không đáng có”, cùng với những bài học kinh nghiệm từ Quy định cấm thi lớp 6 của Bộ GD&ĐT.

Mở đầu bài viết, thầy Văn Như Cương cho biết, gần đến ngày học sinh tiểu học được xét tuyển vào lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới thì một cuộc "khủng hoảng" bỗng xẩy ra do một chỉ thị của Bộ GD&ĐT "Cấm thi vào 6". 

Cuộc khủng hoảng này cho đến nay hầu như không có dấu hiệu chấm dứt, mà ngược lại mức độ khủng hoảng càng tăng, do sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền….



Chỉ 1% số học sinh lớp 5 muốn thi vào lớp 6


Thầy Cương nhận định, nền Giáo dục của chúng ta đã phổ cập đến bậc THCS. Điều đó có nghĩa là mọi học sinh đã học xong bậc tiểu học đều có quyền được học tiếp tục. Họ được xét tuyển theo tuyến, ai ở địa bàn nào, phường hay quận nào thì học tại các trường trên địa bàn đó, trừ một số trường hợp có thể nhận trái tuyến…Như vậy nói chung 99% học sinh không phải thi vào lớp 6. 

Ngoài các lớp THCS như bình thường chúng ta còn có một số trường lớp không mang tính phổ cập . Đó là các trường chuyên, các trường có chất lượng dịch vụ giáo dục cao, các trường tư thục…các trường này được phép tuyển sinh không theo tuyến, vì thế có một số trường thu hút nhiều học sinh đến nộp đơn xin học.

Thầy Văn Như Cương vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra ở việc tuyển sinh lớp 6 tại Hà Nội. Nguồn ảnh Internet

Thầy Cương cho rằng, trong trường hợp đó, như thường lệ, người ta thường tổ chức một kiểu kiểm tra, sát hạch, hay khảo sát nào đó … để lựa chọn học sinh theo đúng tiêu chí của trường mình….Số lượng các trường như vậy không nhiều, ở Hà Nội chỉ có 6 trên tổng số hơn 620 trường , chưa đến 1%. 

Nếu tính trên toàn quốc thì không đến 1% học sinh phải thi vào lớp 6.

“Đưa ra con số như vậy để thấy rằng một chỉ thị "Cấm thi vào 6" của Bộ GD&ĐT nó hài hước và xa rời thực tế đến mức độ nào! Bộ cho rằng chỉ thị "Cấm thi vào 6" là nhằm giảm tải áp lực học tập cho học sinh và nhất là chống dạy thêm, học thêm tràn lan… Chao ôi, cái chiêu bài chống dạy thêm, học thêm … luôn luôn được sử dụng như là một phép mầu để đổi mới Giáo dục. Thật là một lối tư duy hết sức nông cạn …” thầy Văn Như Cương than thở.



Thực hiện chỉ thị "Cấm thi vào 6" như thế nào ?


Viết tiếp trên trang cá nhân, thầy Văn Như Cương nói một cách nghiêm túc và chân thành cầu thị, chỉ thị "Cấm thi vào 6" của Bộ GD&ĐT là hết sức vội vàng, theo kiểu nước "đến chân mới nhảy". Tại sao không đưa ra sớm hơn, báo trước từ đầu năm học? Tại sao cứ phải để đến phút chót mới ra lệnh làm cho học sinh, phụ huynh, thầy giáo, các phòng ban ở Sở…cứ cuống quýt cả lên ? Liệu không còn cách nào bình tĩnh hơn, chu đáo hơn đồng thời lắng nghe dân và cấp dưới hơn ?

Điều đáng nói thêm là một chỉ thị "Cấm" nhưng ngay cả người cầm bút kí vào nó cũng không biết nên làm thế nào nếu ông ta ở địa vị "bị cấm". 

Mọi người đếu biết rằng hiện nay Học bạ bậc Tiểu học có hai mức loại đánh giá " đạt", hoặc "không đạt", mà đại đa số là "đạt". Bởi vậy nếu một trường nào đó có 2000 hồ sơ nhà chỉ có thể nhận vào học 500 em thì làm thế nào để "xét tuyển" nếu không được "thi tuyển"? Đó là một câu hỏi sát sườn, một bài toán mà hầu hết các ông Hiệu trưởng bó tay. 

Báo chí, phụ huynh, thầy giáo…., có hỏi như thế thì Bộ GD&ĐT cũng không trả lời, mà chỉ cho một định hướng chung chung: Mỗi trường tự lên phương án xét tuyển cho phù hợp , và phải được Sở Giáo dục và UB Thành phố thông qua. Quả bóng "Cấm" được Bộ chuyền cho các Sở và các UBND.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã cho phép 6 trường tự đề ra phương án tuyển sinh cho trường mình, và các trường đã mất rất nhiều công sức để tìm ra một lối thoát tối ưu. Thậm chí họ còn in ra những mẫu câu hỏi IQ , EQ để học sinh khỏi bỡ ngỡ. 

Cuối cùng trong một cuộc họp với Sở GD&ĐT Hà Nội, có ba trường đã được Sở duyệt, và sẽ chuẩn bị trình lên UBND Thành phố Hà Nội. Các trường khác tiếp tục hoàn thiện dự án của mình.


Chỉ thị Hỏa tốc


Thầy Văn Như Cương nói, mọi việc có vẻ như là sẽ suôn sẻ. “Thôi thì không tốt lắm, nhưng cũng được thông qua. Nhưng thật không ngờ. Đột nhiên có một chỉ thị Hỏa tốc kiểu thời chiến của UBND Thành phố Hà Nội gửi xuống cho Sở, trong đó nói rằng mọi cơ sở GD của Hà Nội phải thực hiện đúng chỉ thị của Bộ GD&ĐT là chỉ được xét tuyển mà không được thi tuyển dưới mọi hình thức…

Thế là bao nhiêu công sức đành đổ xuống sông xuống biển. Sở buồn, các phòng bao buồn, các ông Hiệu trưởng thì quá lo lắng, còn dân thì chẳng biết đâu mà…lần”.

Thầy Cương còn nhận định, quả tình là chỉ thị hỏa tốc ấy thực sự rất khó hiểu, nó bất chấp mọi sự giải trình của cấp dưới, nó không nghe ý kiến của cộng đồng xã hội, nó còn bảo hoàng hơn cả nhà …Vua.



Bài học để đời!


Cuộc khủng hoảng này bao giờ kết thúc và kết thúc như thế nào, không ai có thể đoán định được. Nhung nó sẽ để lại những bài học nhớ đời cho mọi người. Thầy Văn Như Cương từ sự kiện trên có đưa ra 3 bài học để đời. 

Một là: cần phải đổi mới Giáo dục nhưng trong GD quy luật này luôn luôn đúng : Dục tốc bất đạt.

Hai là: Trước khi ban hành một chỉ thị cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng, sâu sát thực tế, tham khảo ý kiến các chuyên gia…Phải chú ý đến tính khả thi của chỉ thị và sự đồng thuận của nhân dân.

Ba là: Khi triển khai chỉ thị cần tính đến những trường hợp phải điều chỉnh, thay đổi để tốt hơn. Không bao giờ được xem chỉ thị là "hoàn toàn đúng đắn", và người ban hành chỉ thị là những "ông Thánh sống".




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tổ chức liên hoan giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi toán quốc | Giáo dục

Posted: 18 Apr 2015 02:41 AM PDT

GD&TĐ – Lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ chí Minh sẽ tổ chức liên hoan giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi toàn quốc.

Mục đích hoạt động này nhằm tuyên dương giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi, tiêu biêu, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở các trường tiểu học, trung học cơ sở toàn quốc nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng thời, tạo điều kiện để giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học.

Dự kiến, liên hoan sẽ diễn ra trong 2 ngày 21 – 22/5/2015 tại thành phố Hồ Chí Minh.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Mô hình điểm cho hệ thống giáo dục ĐH ngoài công lập | Giáo dục

Posted: 18 Apr 2015 02:20 AM PDT

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận trao bằng khen của Chủ tịch nước cho ông Kiều Tuân - CTHĐQT Trường ĐH Công nghệ TP HCMBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận trao bằng khen của Chủ tịch nước cho ông Kiều Tuân – CTHĐQT Trường ĐH Công nghệ TP HCM

Dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, lãnh đạo UBND TPHCM, Sở GD&ĐT TPHCM, đại diện các vụ cục (Bộ GD&ĐT).

Tại buổi lễ, nhà trường vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng cho tập thể vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, tập thể, các cá nhân của nhà trường cũng vinh dự nhận được nhiều bằng khen của Bộ GD&ĐT, UBND TPHCM cùng Sở GD&ĐT.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chúc mừng những thành tựu mà nhà trường đã đạt được trong 20 năm xây dựng và phát triển. Bộ trưởng đặc biệt ghi nhận những cố gắng, nỗ lực vượt khó của cả tập thể, đội ngũ trường HUTECH những năm đầu mới thành lập. 

Sự thành công của HUTECH như hiện nay không chỉ minh chứng cho chủ trương xã hội hóa giáo dục đúng đắn của Đảng, ngành giáo dục, mà mô hình HUTECH thật sự trở thành mô hình điểm cho hệ thống giáo dục ĐH ngoài công lập trong sự phát triển hướng đến chất lượng trong tương lai.

Cũng dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyết định số 1253/QĐ-BGDĐT ký ngày 14/4/2015 cho phép HUTECH đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh. Như vậy, đối với trình độ Tiến sĩ, HUTECH đã được phép đào tạo 2 ngành ở lĩnh vực kỹ thuật (Kỹ thuật điện) và kinh tế (Quản trị kinh doanh). 

Đây là sự kiện đặc biệt thể hiện sự tin tưởng của Bộ đối với chất lượng đào tạo của HUTECH, đồng thời tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu của HUTECH trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Được biết đến là một trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mỗi năm HUTECH cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn kỹ sư, cử nhân và thạc sĩ, tiến sĩ ở tất cả các lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, kinh tế – quản trị, xây dựng, mỹ thuật ứng dụng và ngoại ngữ,… 

Từ HUTECH, nhiều thế hệ sinh viên Nhà trường đã thành đạt và hiện đang nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các thành phần kinh tế, xã hội, định vị một cách vững vàng thương hiệu HUTECH trong nền giáo dục của cả nước.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments