Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gần 2.000 chỉ tiêu vào lớp 10 chuyên ở TPHCM – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 15 Apr 2015 09:06 AM PDT

TPHCM sẽ có gần 2.000 chỉ tiêu vào lớp 10 chuyên năm học 2015 - 2016

TPHCM sẽ có gần 2.000 chỉ tiêu vào lớp 10 chuyên năm học 2015 – 2016.

Cụ thể, chỉ tiêu ở trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong là 525, Chuyên Trần Đại Nghĩa là 280. Ngoài ra, THPT Chuyên Lê Hồng Phong tuyển thêm 180 và Chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển 90 học sinh không chuyên.

Bên cạnh đó, có 7 trường THPT không chuyên của thành phố có lớp 10 chuyên. Gồm THPT Nguyễn Thượng Hiền (175 chỉ tiêu); THPT Gia Định (210 chỉ tiêu); THPT Nguyễn Hữu Huân (175 chỉ tiêu), TPHCM Mạc Đĩnh Chi (210 chỉ tiêu), 3 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, Trung Phú, Củ Chi cùng có 140 chỉ tiêu.

Chỉ tiêu cụ thể vào các trường chuyên, lớp chuyên:

TPHCM sẽ có gần 2.000 chỉ tiêu vào lớp 10 chuyên năm học 2015 - 2016
TPHCM sẽ có gần 2.000 chỉ tiêu vào lớp 10 chuyên năm học 2015 - 2016

Điều kiện dự thi: HS tốt nghiệp THCS loại giỏi, đủ 15 tuổi tại TPHCM, có hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp 6, 7, 8 từ khá trở lên. HS là người dân tộc thiểu số, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định; HS được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc HS vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

Chỉ tiêu tuyển vào lớp chuyên Tin học gồm 70% dành cho HS chọn thi phần lập trình Pascal và 30% dành cho HS chọn thi môn Toán chuyên. HS có thể chọn thi phần lập trình Pascal tương tự kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố hoặc chọn thi môn Toán chuyên.

Riêng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, HS tốt nghiệp THCS ở các tỉnh khác được tham gia dự tuyển nếu có đủ điều kiện trên.

Thí sinh sẽ dự thi 4 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn chuyên trong 2 ngày 11 và 12/6/2015. Kết quả điểm thi và điểm chuẩn trường, lớp chuyên sẽ được công bố dự kiến vào ngày 23/6.

Hoài Nam

 

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

59 tuổi vẫn dự thi THPT quốc gia

Posted: 15 Apr 2015 08:51 AM PDT

Ngày 15/4, ông Hà Hữu Phúc – Giám đốc cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP HCM – cho biết vừa tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia của thí sinh Tô Văn Liêm (59 tuổi, ngụ huyện Củ Chi). Ông Liêm là y sĩ và là thí sinh tự do lớn tuổi nhất tại TP HCM đăng ký dự thi cụm thi trường Đại học Công nghiệp TP HCM.

Ông Liêm cho biết đã tốt nghiệp phổ thông năm 1978, sau đó theo học tại một trường trung cấp và công tác trong ngành y từ đó đến nay. Ông sắp về hưu nên tận dụng thời gian rảnh rỗi, ôn kiến thức THPT từ vài năm qua. "Sau khi có điểm thi, tôi sẽ nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Dược trường ĐH Y dược TP HCM hoặc một số trường đại học khác", ông nói.

Trước ông Liêm đã có nhiều thí sinh hơn 50 tuổi dự thi đại học. Năm 2014, ông Nguyễn Văn Hoàng, 53 tuổi ở Nha Trang (Khánh Hòa), cũng đăng ký dự thi vào ngành Sư phạm Lịch sử của trường Đại học Đà Lạt. Trước đó, năm 2012, bà Nguyễn Thị Phong, 56 tuổi ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) thi tuyển vào khoa Ngôn ngữ học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM.

Theo ông Hà Hữu Phúc, hiện Cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP HCM đã nhận 1.500 hồ sơ thí sinh tự do đến nộp trực tiếp. Dự kiến năm nay cơ quan này sẽ nhận khoảng 30.000 hồ sơ của thí sinh tự do.

Nguyễn Duy




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chính phủ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

Posted: 15 Apr 2015 08:34 AM PDT

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Hội nghị thực hiện Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Theo đó, Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò xung kích, tình nguyện, vượt khó, sáng tạo của thanh niên trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2015.

Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ cùng chăm lo tốt hơn lợi ích chính đáng cho thanh thiếu niên, tạo điều kiện, hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường học tập và các em gặp khó khăn không phải bỏ học. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất hoặc sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách hiện có để tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, phát triển tài năng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

19-5708-1381281804-4344-138128-5995-8381

Chính phủ sẽ cùng Trung ương đoàn hỗ trợ thanh niên học tập, lập nghiệp.

Chính phủ và Trung ương đoàn sẽ quan tâm đến giải quyết việc làm cho thanh niên, trong đó tổ chức Đoàn tập trung vào công tác hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm, giúp thanh niên vay vốn để học nghề và khởi nghiệp… Các mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên sẽ được mở rộng. Đoàn Thanh niên chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội đối với những chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên; đề xuất sửa đổi các chính sách, pháp luật cho phù hợp và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh.

Lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương cũng sẽ tăng cường gặp gỡ, trao đổi với thanh niên, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Đoàn liên quan đến thanh thiếu nhi; ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho thanh niên trong học tập, tìm việc làm và vui chơi giải trí…

Lan Hạ




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cụ bà 103 tuổi nhận bằng tốt nghiệp trung học | Giáo dục

Posted: 15 Apr 2015 07:55 AM PDT

87 năm sau ngày bỏ học, cụ Marie Hunt ở bang Wisconsin, Mỹ được một trường địa phương cấp bằng tốt nghiệp trung học danh dự.

Cụ Marie Hunt, 103 tuổi, sinh ra trong một gia đình có 11 người con ở làng Spring Green, thuộc bang Wisconsin, Mỹ. Cụ tốt nghiệp trung học cơ sở năm 1928 nhưng buộc phải bỏ bậc trung học khi không có cách nào tới trường.

“Tôi sinh năm 1911. Những đứa trẻ nông thôn như tôi chẳng biết làm thế nào để đến được trường cách nhà gần 10 km”, FOX2now dẫn lời cụ Hunt kể.

Thay vì đi học, cụ Hunt ngày đó ở nhà chăm sóc 8 em trai, em gái. Mặc dù có cuộc sống hạnh phúc nhưng cụ luôn hối hận vì chưa từng tốt nghiệp trung học. Y tá ở trung tâm bảo trợ của cụ Hunt đã liên lạc trường trung học River Valley ở địa phương để giúp cụ biến ước mơ thành hiện thực.

Cụ Hunt nhận bằng danh dự từ trường River Valley trong một buổi lễ ở trung tâm bảo trợ hôm 10/4.

“Đây là điều tôi luôn muốn làm nhưng không có cơ hội. Và giờ, gần 100 năm sau, tôi đã thực hiện được mong ước của mình”, cụ Hunt tâm sự trong ngày tốt nghiệp.

Bạn bè và người thân của cụ Hunt chứng kiến giây phút cụ nhận bằng tốt nghiệp trung học danh dự. Ảnh: WISC-TV.

Hôm nhận bằng, cụ Hunt mặc trang phục cử nhân và dùng gậy đi bộ hỗ trợ người già để tiến vào hội trường của trung tâm bảo trợ trong tiếng nhạc truyền thống thường được bật lên tại lễ tốt nghiệp. Buổi lễ quan trọng này của cụ Hunt còn có sự chứng kiến và chung vui của bạn bè, gia đình cùng những người trong trung tâm.

Ông Kimbert Kaukl, hiệu trưởng trường River Valley, cũng có mặt trong buổi trao bằng cho cụ Hunt. Trước cụ, trường mới chỉ cấp bằng danh dự cho các cựu binh.

“Đây là vinh dự lớn của tôi, với tư cách hiệu trưởng một trường trung học, khi được trao cho cụ tấm bằng trung học danh dự”, ông Kimbert Kaukl nói.

Theo Time, cụ Hunt đang xem xét để học lên bậc cao hơn.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phụ huynh chi tiền triệu thuê gia sư giải hộ bài tập cho con | Giáo dục

Posted: 15 Apr 2015 07:37 AM PDT

Ở đảo quốc sư tử, có những bậc cha mẹ sẵn sàng chi đến 250$ (khoảng 5 triệu VND) cho một buổi mời gia sư tới nhà, không phải với mục đích dạy học mà là để giải hộ con cái họ tất cả bài tập.

Trẻ em ở Singapore đang bị quá tải với việc học tập ở trường, học thêm, học gia sư và các hoạt động ngoại khóa. Chính vì lẽ đó mà nhiều phụ huynh không tiếc tiền thuê gia sư về nhà giải bài tập cho con, không chỉ bài tập ở trên lớp mà thậm chí là cả bài tập từ các trung tâm dạy thêm.

Thông thường, mức phí là 200$ một giờ nếu gia sư đến nhà trước nửa đêm và tăng lên 250$ hoặc hơn sau đó. Nhiều người hài hước ví von những gia sư này giống như những chú quỷ nhỏ của ông già Noel, "lẻn" vào nhà làm hộ bài tập cho lũ trẻ trong lúc chúng say ngủ.

Mẹ của một học sinh lớp 3 nói rằng cô chỉ thuê gia sư những khi con trai quá tải với bài tập. Ngoài vấn đề thời gian, nhiều bậc phụ huynh còn cảm thấy một số bài tập là quá thừa thãi. Họ muốn bọn trẻ có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động khác.

Chẳng hạn như cô Zheng, một bà mẹ 40 tuổi nói rằng con gái cô thường được giao những bài tập kiểu như "hãy chỉ ra những ưu và khuyết điểm của việc trở thành một tình nguyện viên".

Cô Zheng cho rằng dạng bài tập kiểu này không quá quan trọng, cho dù có không làm cũng không mấy ảnh hưởng đến kết quả học tập. Mỗi tháng cô Zheng tiêu khoảng 800$ mỗi tháng cho dịch vụ gia sư này.

Năm 2012, tạp chí The New Paper cũng thực hiện khảo sát 80 phụ huynh đang chờ con trước những trung tâm dạy thêm danh tiếng ở Singaporre, kết quả là có gần một nửa trong số đó sử dụng dịch vụ gia sư này, cho thấy cho dù chi phí cao thì cũng không làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các vị phụ huynh muốn làm giảm bớt gánh nặng cho con em mình.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thanh tra Chính phủ hồi đáp phản bác của ĐH Luật TP.HCM – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 15 Apr 2015 07:21 AM PDT

Ông Cao cho biết, thực hiện kế hoạch thanh tra 2014, TTCP đã thành lập
đoàn thanh tra, thực hiện nghị định 43 của Chính phủ tại Bộ GD-ĐT và
5 đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

TTCP cũng đã có kết luận gửi Thủ tướng, công khai kết luận ở Bộ
GD-ĐT và ngày hôm nay sẽ công khai ở 5 đơn vị.

Kết luận của TTCP tại Trường ĐH Luật TP.HCM có 2 nội dung chính. Thứ
nhất
, các học viên đã tốt nghiệp đều không thực hiện làm luận
văn tốt nghiệp, vi phạm điều kiện công nhận tốt nghiệp, quy định tại Quy
chế đào tạo thạc sĩ kèm theo quyết định 45 của Bộ GD-ĐT. Thứ hai,
một số học viên không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.



Vụ trưởng Vụ 3 Ngô Văn Cao.


Vụ trưởng Vụ 3 Ngô Văn Cao. Ảnh:
Báo Thanh tra

Trường ĐH Luật TP.HCM cho rằng, các lớp liên kết đào tạo của trường
với các đối tác liên kết nước ngoài đều thực hiện quyết định cho phép
của Bộ GD-ĐT thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 73/2012 của
Chính phủ và Điều 8 Nghị định 73 của Chính phủ. Việc kiểm tra đánh
giá chương trình môn học, modun được thực hiện theo quy định của pháp
luật Việt Nam, nếu cấp theo văn bản của nước ngoài thì cấp theo văn
bằng của nước ngoài.

Còn tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào và đầu ra của các học viên theo
học các lớp liên kết đào tạo tại trường là do trường ĐH nước ngoài kiểm
tra đánh giá chấp nhận vì đây là các lớp đào tạo do nước ngoài cấp bằng. Thi
tuyển đầu vào mỗi khóa nhà trường đều phối hợp với các trường đối tác xét tuyển
hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp về trình độ ngoại ngữ với người đăng ký, kể cả người
có bằng. Sau đó phía đối tác sẽ xác nhận danh sách đủ điều kiện đào tạo chương
trình với bộ phận quản lý của trường.

Theo ông Cao, đoàn thanh tra đã làm việc với nhà trường với nội dung không làm luận văn, đoàn đã căn cứ vào quyết
định số 344/2011 của Bộ GD-ĐT cho phép Trường ĐH Luật TP.HCM và ĐH ở
Pháp cùng nhóm đối tác thực hiện chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ luật
chuyên ngành tư pháp quốc tế để so sánh. Học viên được tuyển, trúng
tuyển khóa 1 năm 2011 là 17 học viên, khóa 2 tháng 6/2011 là 10 học viên, khóa
3 tháng 6/2012 là 7 học viên.

Năm 2012, Bộ GD-ĐT có văn bản cho phép ĐH Luật TP.HCM và trường ĐH Tây
Anh Quốc thực hiện chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ luật. Số học viên
trúng tuyến tháng 6/2011 có 2 học viên, tháng 9/2012 có 1 học viên.

“Chúng tôi cho rằng việc Trường ĐH Luật TP.HCM áp dụng khoản
1 điều 8 Nghị định 73 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 15/1/2012 để cho
rằng các học viên không cần làm luận văn bảo vệ tốt nghiệp là
không có cơ sở”,
ông Cao nhấn mạnh.

Ông giải thích, thời điểm Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện liên kết đào tạo,
tiến hành tuyển sinh đào tạo thì Nghị định 73 chưa được ban hành. Việc
tuyển sinh nêu trên ngoài tuân thủ quy định thông tư 15 hướng dẫn Nghị̣
định 18/2011 và hoạt động các cơ sở văn hóa giáo dục nước ngoài tại
Việt Nam, quyết định 45 của Bộ GD-ĐT ban hành quy chế đào tạo thạc sĩ, thông
tư 10/2011 của Bộ GD-ĐT về đào tạo thạc sĩ đều vi phạm.

Qua kiểm tra cho thấy, tại thời điểm các học viên chương trình liên
kết đào tạo thạc sĩ luật đều không thực hiện làm luận văn tốt
nghiệp, trường không cung cấp được sổ lên lớp thể hiện số giảng viên
lên lớp, theo quy định phải có sổ theo dõi.

Ngoài ra, một lớp đào tạo thạc sĩ phải thực hiện 60 tín chỉ,
nhưng khi thanh tra yêu cầu cung cấp thì trường không cung cấp, chứng minh
được giáo sư nước ngoài nào giảng dạy, giáo sư nào của Việt Nam giảng
dạy, hoặc 60 tín chỉ đó đủ hay không.

Thêm nữa, bản lưu luận văn tốt nghiệp cũng không lưu được, bản đăng ký đề
tài phân công hướng dẫn luận văn, biên bản chấm điểm của hội đồng bảo vệ luận
văn đối với học viên của trường ĐH Tây Anh Quốc cũng không cung cấp được. Hay
cũng không chứng minh được việc thu tiền học viên rồi giảng dạy có
đảm bảo chất lượng hay không.

Ông Cao chỉ ra “Việc học viên không làm luận văn vẫn được
tốt nghiệp vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT. Quy định đã đào tạo thạc
sĩ phải đạt yêu cầu và Thông tư 10 của Bộ GD-ĐT cũng quy định như
vậy”.

Tiếp theo, trước ý kiến của nhà trường về không đạt yêu cầu ngoại ngữ
có 6 trường hợp, nhà trường nói không có bằng nhưng phỏng vấn được thì vẫn
được, ông Cao so sánh “việc không có chứng chỉ ngoại ngữ cũng như
không có bằng lái xe”.

“Chúng tôi cho rằng không đúng, chẳng khác gì anh biết lái
ô tô, nói tôi biết lái xe tôi không cần bằng, ra đường công an tuýt còi
ngay. Hay nói tôi có bằng cứ thế đi lái xe, khối anh ở đây có
bằng nhưng không dám lái xe ra đường” và ông khẳng định
“kết luận của TTCP là đúng quy định”.

Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng cũng cho biết thêm, có 2 vấn đề liên quan
đến trình độ ngoại ngữ, trong quyết định của Bộ̣ GD-ĐT dùng liên từ "và",
tức là phải thỏa mãn đồng thời như tiếng Pháp B1 và phải thỏa mãn chương
trình đào tạo đó.

Theo quy định đào tạo thạc sĩ trong nước phải có luận văn tốt
nghiệp, nhưng ở nước ngoài lại có 2 loại: thạc sĩ nghiên cứu bắt
buộc có luận văn; loại 2 là thạc sĩ nghề và thạc sĩ thực
hành thì lại không bắt buộc làm luận văn mà chỉ làm báo cáo tốt
nghiệp.

Ông Lượng cho rằng, “việc chưa tương thích pháp luật VN” nằm ở
điều này và yêu cầu đặt ra là cần phải xử lý như nào.

“Chúng tôi đã kiến nghị̣ với Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT – với tư
cách quản lý nhà nước về lĩnh vực này – xem xét công nhận hay không
công nhận bằng đó, vừa đảm bảo quyền lợi của người học và kỷ cương
pháp luật”, ông Lượng cho biết.

Theo Vietnamnet




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thanh Hóa công bố phương án thi THPT quốc gia, tuyển sinh lớp 10

Posted: 15 Apr 2015 05:38 AM PDT

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt phương án tổ chức các kỳ thi THPT quốc gia
năm 2015 và tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015-2016.

Theo đó, đối với kỳ thi THPT quốc gia: Thành lập 2 Hội đồng thi (HĐT), một
hội đồng thi giao Trường ĐH Hồng Đức chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT dành cho các
thí sinh 2 tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét
tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi tại TPThanh Hóa và các huyện lân cận;

  Thanh Hóa, công bố, quốc gia, tuyển sinh, lớp 10

Thí sinh Thanh Hóa tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014

Một hội đồng thi do Sở GD&ĐT chủ trì dành cho các thí sinh của tỉnh Thanh Hóa
chỉ xét công nhận tốt nghiệp THPT, thi tại các điểm thi đặt tại các trường THPT
trên địa bàn tỉnh;

Trường ĐH Hồng Đức sẽ chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan
thành lập Ban in sao đề thi, Ban làm phách, chấm thi cho cả 2 hội đồng thi trên.

Đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, lớp 10 THPT Dân tộc nội trú (DTNT)
tỉnh, thí sinh thi 3 môn gồm: Ngữ Văn, Toán (tính điểm hệ số 2) và môn thứ 3 (tính
điểm hệ số 1) do Giám đốc Sở GD&ĐT chọn một trong các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh
học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh.

Căn cứ vào biên chế năm học, Sở GD&ĐT phải công bố môn thi thứ 3 sớm nhất 15
ngày trước ngày kết thúc năm học. Các môn thi đều thi theo hình thức tự luận.
Thời gian thi vào các ngày 21, 22/7/2015.

Thí sinh thi lớp 10 THPT DTNT tỉnh là người dân tộc thiểu số nếu có nguyện
vọng học tại các trường DTNT tỉnh thì đơn dự thi được đăng ký 2 nguyện vọng:
Nguyện vọng 1 vào trường DTNT tỉnh, nguyện vọng 2 và một trường THPT theo địa
bàn cư trú.

Thí sinh nộp đơn tại phòng GD&ĐT hoặc trường THPT DTNT tỉnh và dự thi tại
Trường THPT trung tâm của huyện, được xếp phòng thi riêng. Việc xét trúng tuyển
theo nguyên tắc: Tuyển 50% số thí sinh có đủ điều kiện và có điểm cao từ trên
xuống, 50% còn lại tuyển số học sinh có đủ điều kiện và ưu tiên theo vùng, miền,
dân tộc.

Riêng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn, thí sinh dự thi 4 môn
gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (tính điểm hệ số 1) và môn chuyên (tính điểm hệ số
2). Môn chuyên lớp Tiếng Nga, chuyên Pháp được thi thay thế bằng môn Tiếng Anh;
môn chuyên lớp chuyên Tin học được thay bằng môn Toán.

Thí sinh sẽ đăng ký dự thi tại Trường THPT chuyên Lam Sơn và dự thi vào các
ngày 12, 13/6/2015. Xét trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Lam Sơn chỉ xét những
học sinh đủ điều kiện dự thi, thi đủ 4 môn chung (hệ số 1) đạt từ 3,0 điểm trở
lên, môn chuyên (hệ số 2) đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng nêu rõ, căn cứ tình hình, điều kiện cụ thể để thành
lập Hội đồng coi thi tại các trường THPT cho phù hợp với quy định. Đối với các
trường THPT miền núi, tổ chức các Hội đồng coi thi hoặc các điểm thi độc lập
theo cụm dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi.

Tại mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập từ 1 đến 2 Hội đồng chấm thi. Hội
đồng chấm thi do Sở GD&ĐT quyết định thành lập đảm bảo nguyên tắc thành viên hội
đồng không tham gia làm phách, không chấm bài thi của học sinh trường mình.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu sở GD&ĐT, Trường ĐH Hồng
Đức cùng các đơn vị có liên quan phối hợp tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra việc coi thi, chấm thi để đảm bảo khách quan công bằng cho các kỳ thi.

(Theo GD&TĐ)




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bình Định: Dự kiến 7 điểm thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 15 Apr 2015 05:24 AM PDT

Cụ thể, điểm thi phân bố như sau: Điểm thi tại Quốc học Quy Nhơn, gồm thí sinh Quy Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh;

Điểm thi Trường THPT An Nhơn 1 gồm thí sinh An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh; điểm thi Trường THPT Số 1 Phù Cát gồm thí sinh tại Phù Cát;

Điểm thi Trường THPT số 1 Phù Mỹ dành cho thí sinh tại Phù Mỹ; điểm thi Trường THPT Tăng Bạt Hổ dành cho thí sinh Hoài Nhơn; điểm thi Trường THPT Hoài Ân dành cho thí sinh tại Hoài Ân và cuối cùng, điểm thi Trường THPT An Lão dành cho thí sinh tại An Lão.

Với những thí sinh Bình Định dự kỳ thi THPT quốc gia với mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng sẽ thi tại cụm thi do Trường ĐH Quy Nhơn chủ trì.

Thông tin về địa điểm thi chính thức của thí sinh có xét tuyển vào đại học, cao đẳng, ông Phan Thanh Liêm – Phó Trưởng phòng KT&QLCL Sở GD&ĐT Bình Định cho biết: Sau khi toàn bộ dữ liệu của thí sinh đăng ký dự thi được chuyển về Hội đồng thi THPT quốc gia, Hội đồng thi sẽ tiến hành đánh số báo danh và xếp phòng thi.

Thông tin về SBD, phòng thi, địa điểm thi, thời gian thi sẽ được chuyển về nơi đăng ký dự thi để in Giấy báo thi phát lại cho thí sinh. Thời gian nhận Giấy báo thi sẽ đảm bảo cho thí sinh nhận được trước kỳ thi để thí sinh kịp chuẩn bị để dự thi.

Hiện nay các đơn vị đăng ký dự thi tại Bình Định đang tiến hành thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh. Thí sinh có thể nộp hồ sơ tại trường, trung tâm đã và đang theo học. Nếu không có điều kiện về lại trường/ trung tâm cũ, thí sinh có thể nộp hồ sơ tại điểm quy định cho từng huyện (tại Quy Nhơn là trường Quốc học Quy nhơn).




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chỉ tiêu lớp 10 chuyên tại TP.HCM

Posted: 15 Apr 2015 05:22 AM PDT

- Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố chỉ tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên và
lớp 10 chuyên tại các Trường THPT có lớp chuyên.

Theo đó, điều kiện dự thi là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại TP.HCM
có hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp 6, 7, 8 từ khá trở lên. Tốt nghiệp THCS loại giỏi, đủ 15 tuổi; Học sinh là người dân tộc thiểu số,
khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ở nước ngoài về nước có thể vào cấp
học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định; Học sinh được học vượt lớp ở cấp
học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào
lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

Chỉ tiêu cụ thể các trường như sau: 

Sở GD-ĐT TP.HCM, tuyển sinh, lớp 10, chuyên, chỉ tiêu

Riêng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, học sinh tốt nghiệp THCS ở các tỉnh
khác được tham gia dự tuyển nếu có đủ điều kiện trên.

Ngoài ra, lớp chuyên tiếng Pháp (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) sẽ tuyển chọn
sau (chọn học sinh trong các lớp Chương trình song ngữ tiếng Pháp); Môn chuyên
của lớp chuyên tiếng Trung thi tiếng Trung; Môn chuyên của lớp chuyên Tin học
học sinh có thể chọn thi phần lập trình Pascal tương tự kỳ thi học sinh giỏi lớp
9 cấp thành phố hoặc chọn thi môn Toán chuyên. Chỉ tiêu tuyển vào lớp chuyên Tin
học gồm 70% dành cho học sinh chọn thi phần lập trình Pascal và 30% dành cho học
sinh chọn thi môn Toán chuyên.

Điểm trúng tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm của các môn Ngữ văn + điểm Ngoại
ngữ + điểm Toán + (điểm môn chuyên x 2) + điểm khuyến khích (nếu có).

Học sinh đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn học lớp
9 cấp thành phố được cộng điểm khi tuyển vào lớp chuyên nếu môn đạt giải là môn
chuyên mà học sinh đăng kí dự thi. Mức cộng: giải nhất: 2 điểm; giải nhì: 1,5
điểm; giải ba: 1 điểm.

Thời gian thi:

Sở GD-ĐT TP.HCM, tuyển sinh, lớp 10, chuyên, chỉ tiêu

Đối với các lớp không chuyên trong Trường THPT chuyên, Trường THPT chuyên Lê
Hồng Phong tuyển 180 học sinh. Tất cả học sinh lớp 10 đều được học 2 buổi/1 ngày.

Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển 90 học sinh không chuyên. Tất cả học
sinh của Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa đều được học tăng
cường tiếng Anh và học 2 buổi/1 ngày.

Sau khi được tuyển vào lớp không chuyên của Trường THPT Lê Hồng Phong và
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, học sinh sẽ được hướng dẫn để chọn ban theo
nguyện vọng và năng lực của học sinh.

Các trường còn lại tuyển học sinh chuyên nhưng vẫn có chỉ tiêu tuyển sinh lớp
10 trung học phổ thông bình thường theo 3 nguyện vọng.

Lê Huyền




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

UNESCO cảnh báo về nạn mù chữ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 15 Apr 2015 05:05 AM PDT

Bên cạnh đó, chỉ có một nửa số quốc
gia trên thế giới bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học, ngoài ra chỉ 1/3 số quốc
gia thực hiện đầy đủ 6 mục tiêu trong giáo dục được thông qua vào năm 2000.
Normal

Còn
rất nhiều trẻ em trên thế giới không được đến trường

UNESCO đánh giá thế giới đã đạt được những thành công
to lớn trong lĩnh vực giáo dục, song đến hết năm 2015 vẫn không thể thực hiện
được những mục tiêu đã đề ra đối với lĩnh vực này.

Theo tổ chức này, sau 15 năm
phấn đấu thực hiện các mục tiêu về giáo dục, chỉ có 47% số quốc gia hoàn thành
mục tiêu thứ nhất là mở rộng hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo. Về mục tiêu thứ hai là
phổ cập giáo dục tiểu học, chỉ có 52% số quốc gia thành công và 10% sắp hoàn
thành, trong khi 38% số quốc gia còn lại vẫn đang cách "rất xa" mục tiêu này.

UNESCO cho biết, tính trung bình số trẻ em nghèo được
tới trường chỉ bằng 1/5 các đối tượng khác trong mọi xã hội, có tới 1/3 số em
không được đi học sinh sống tại các khu vực có xung đột, chiến sự và cũng có tới
1/3 số học sinh tại các nước có thu nhập trung bình và thấp đã bỏ học hoặc
không thể tốt nghiệp cấp tiểu học. Hiện chỉ có 25% số quốc gia hoàn thành mục
tiêu giảm 50% số người lớn bị mù chữ vào năm nay.

Theo thống kê chưa đầy đủ, vào năm 2000, số người lớn
mù chữ chiếm tới 18% tổng số người trong cùng độ tuổi và năm nay vẫn chiếm
khoảng 14%. Để cải thiện, UNESCO cho rằng, trong giai đoạn từ nay tới 2030, mỗi
năm thế giới cần đầu tư cho ngành giáo dục ít nhất 22 tỷ USD.

Theo Thế giới & Việt Nam




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments