Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bến Tre: Cảnh cáo 3 học sinh vụ đánh hội đồng vì tranh nhau tô giá sống – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 14 Apr 2015 08:47 AM PDT

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, trong giờ ra chơi buổi sáng thứ 7 ngày 28/3/2015, em P. H. T. P. – học sinh lớp 10C4 Trường THPT Lê Anh Xuân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) bị một nhóm 3 học sinh cùng trường bất ngờ xông vào đánh đập, gia đình phải đưa đi bệnh viện điều trị. Theo chẩn đoán của Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), em bị chấn thương phần gáy sau đầu và sưng mắt.

Theo điều tra, em P. tranh tô giá sống lúc ăn ở căng tin nên bị 3 học sinh lớp 12 nên bị đánh hội đồng.

Trường THPT Lê Anh Xuân, nơi xảy ra sự việc.

Trường THPT Lê Anh Xuân, nơi xảy ra sự việc.

Nhà trường đã quyết định áp dụng hình thức cảnh cáo ghi vào học bạ của 3 em này. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu trường cũng đã tổ chức gia đình hai bên gặp gỡ nhau để bên đánh trực tiếp xin lỗi bên bị đánh. Trường cũng áp dụng biện pháp theo dõi chuyển biến về nhận thức và hành vi của các em có lỗi để có xếp loại sau cùng về mức độ hạnh kiểm các em này khi phê chuẩn vào học bạ.

Minh Giang

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội: Thảo luận giải pháp triển khai mô hình trường học mới (VNEN) | Giáo dục

Posted: 14 Apr 2015 07:12 AM PDT

Tham dự hội nghị có Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến; đại diện phòng GD&ĐT 6 quận thuộc cụm 1 (Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Tây Hồ) cùng các thầy cô giáo đang giảng dạy theo mô hình VNEN.

Trong khuôn khổ hội nghị chuyên đề, các đại biểu đã trực tiếp dự một tiết dạy theo mô hình trường học mới của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hường, lớp 2A5, trường TH Nhật Tân (quận Tây Hồ). 

Các cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên nêu lên những khó khăn gặp phải trong thực tiễn và đề ra các giải pháp thực hiện mô hình trường học mới. Một loạt những vấn đề liên quan đến sĩ số học sinh, cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên, quản lý học sinh, tài liệu… đã được đại diện Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) và lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội giải đáp trong hội nghị.

Đại diện đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị – Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Nguyễn Hoài Long – chia sẻ: Từ năm 2013 – 2014, quận Tây Hồ đã tiến hành triển khai thí điểm mô  hình Trường học mới tại 2 trường tiểu học khó khăn nhất quận là TH An Dương và TH Tứ Liên với kỳ vọng sẽ tạo được sự đột phá trong cách tiếp cận những vấn đề mới của giáo dục.

Quá trình triển khai tại 2 trường này gặp nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh chưa đồng thuận, hạn chế về cơ sở vật chất… Ngành GD&ĐT quận Tây Hồ đã phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội, chính quyền địa phương và các cơ sở giáo dục giải quyết từng vướng mắc. Nhờ đó, VNEN đã được triển khai hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Đến nay, Tây Hồ đã có 6 lớp học theo mô hình VNEN tại 6 trường công lập của quận.

Năm học 2012 – 2013, Bộ GD&ĐT đã thí điểm mô hình trường học mới tại 1.447 trường học trên cả nước. Hà Nội đã thí điểm mô hình này tại trường Tiểu học Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì). 

Năm học 2014 – 2015 là năm thứ 3 ngành GD&ĐT Hà Nội triển khai thí điểm mô hình này với tổng số 58 trường tại 17 đơn vị quận, huyện. Cụm 1, Câu lạc bộ các phòng GD&ĐT Hà Nội gồm 6 quận, đến nay đã có 3 quận triển khai thí điểm mô hình VNEN là Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đề nghị các quận, huyện chưa thí điểm mô hình VNEN tham quan, học hỏi kinh nghiệm triển khai mô hình này tại các đơn vị đã triển khai thành công. Một số trường dù có sĩ số khá đông, khoảng 48 đến 50 học sinh/lớp nhưng vẫn triển khai thành công mô hình trường học mới.

Được biết, năm học 2014 – 2015, Hà Nội có 58 lớp học VNEN. Con số này dự kiến sẽ tăng lên trong năm học tới với khoảng 100 lớp tại tất cả các quận, huyện. Với hình thức khuyến khích – vận động (không bắt buộc), Hà Nội dự kiến mỗi quận, huyện sẽ thí điểm ít nhất tại 2 trường, và mỗi khối thí điểm ít nhất tại 2 lớp để các thầy cô giáo dễ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

Phát biểu tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), Trưởng ban Quản lý Dự án VNEN – ông Phạm Ngọc Định – đánh giá cao sự tích cực của Hà Nội trong việc triển khai mô hình trường học mới VNEN.

Vụ trưởng Phạm Ngọc Định nhấn mạnh: Chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và mô hình VNEN là một trong những đóng góp quan trọng, làm tường minh nội dung đổi mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.

Khi thực hiện dạy học theo mô hình này, học sinh được làm việc theo nhóm, giáo viên phải quan sát, đánh giá và “cứu trợ” các nhóm một cách kịp thời. Lớp học có sĩ số đông vẫn có thể thực hiện được mô hình VNEN nếu có thể kê bàn ghế theo nhóm, đồng thời giáo viên biết bao quát rộng. 

Vấn đề không phải do "hoàn cảnh" mà là do cách thức tiếp cận và thực hiện sao cho đúng. Giáo viên một lớp học sĩ số đông có thể đào tạo những trưởng nhóm thành "đồng sự", giúp việc quản lý và tổ chức các hoạt động của các nhóm. Cùng môt lớp học có sĩ số đông, so sánh với cách dạy truyền thống, cách dạy mô hình VNEN mang lại hiệu quả hơn nhiều.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bài toán gây sốt trong đề thi Olympic Singapore và châu Á

Posted: 14 Apr 2015 05:57 AM PDT

Đề thi Olympic Toán dành cho học sinh Singapore và châu Á bằng song ngữ Anh – Việt, dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 10. Mỗi học sinh làm 25 bài toán (15 câu trắc nghiệm và 10 câu tự luận) trong vòng 90 phút. Với các bài tự luận, học sinh chỉ cần ghi đáp số.

Đa số đề thi SASMO đều không quá khó, chỉ đòi hỏi hiểu đề, suy luận một chút và làm 1-2 phép tính đơn giản. Tuy nhiên, cũng có một số bài khó hơn, đòi hòi suy luận sâu. 

Xin được giới thiệu với bạn đọc VnExpress một bài toán trích từ đề thi dành cho học sinh lớp 9, 10. Bài số 24 trong đề thi.

Albert và Bernard mới kết bạn với Cheryl, và họ muốn biết ngày sinh của cô. Cheryl cho biết 10 ngày có thể là ngày sinh của mình: 

15/5                     16/5                          19/5

17/6                   18/6

14/7                   16/7

14/8                  15/8                           17/8

Sau đó Cheryl nói cho Albert và Bernard (tách riêng ra) tháng sinh và ngày sinh tương ứng (Albert biết tháng còn Bernard biết ngày).

Albert: Tôi không biết ngày sinh của Cheryl nhưng tôi biết là Bernard cũng không biết.

Bernard: Ban đầu tôi không biết ngày sinh của Cheryl, nhưng bây giờ thì tôi biết rồi.

Albert: Thế bây giờ tôi cũng biết ngày sinh của Cheryl.

Hỏi ngày sinh của Cheryl là ngày nào?

TS Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Gieo chữ” bằng nhân cách và lòng yêu nghề cao cả | Giáo dục

Posted: 14 Apr 2015 05:00 AM PDT

Cô giáo Lê Thị Thanh Vân cùng HS đội tuyển HS giỏi môn Lịch sử do cô phụ tráchCô giáo Lê Thị Thanh Vân cùng HS đội tuyển HS giỏi môn Lịch sử do cô phụ trách

Đó là tâm sự của cô Lê Thị Thanh Vân – giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ).

Yêu nghề, vượt mọi khó khăn

Tốt nghiệp khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội vào đầu những năm 80, đến giờ cô giáo Lê Thị Thanh Vân vẫn nhớ tâm trạng xốn xang của một cô giáo trẻ và khao khát được đứng trên bục giảng của mình khi đó.

Cầm tấm bằng cử nhân đúng lúc hoàn cảnh đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của đội ngũ nhà giáo, cô Vân quyết tâm trở về quê hương mình dạy học và gắn bó với mảnh đất Hạ Hòa từ đó đến nay.

Những ngày đầu chập chững bước vào nghề, với cô Vân là một chặng đường dài đầy gian nan, vất vả. Đó là quãng thời gian mà cả thầy và trò cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lương giáo viên thấp, chi tiêu theo chế độ tem phiếu cùng những bận rộn, lo toan cho cuộc sống gia đình. 

Bền bỉ bám trụ với nghề, sẵn sàng đối diện và vượt qua những khó khăn, yêu và cống hiến hết mình mỗi giờ lên lớp – đó là "vũ khí" để cô cùng các đồng nghiệp vững tâm dạy học.

Bí quyết để học trò khối A, B cũng yêu Sử

Là cô giáo dạy môn Lịch sử, trong xu thế của những năm gần đây, số lượng học sinh theo học môn Lịch sử để lập nghiệp và say mê môn học ngày càng khiến cho những thầy, cô giáo đứng lớp môn học này không tránh khỏi những trăn trở.

Vậy mà, một điều kỳ diệu lại có được ở Trường THPT Hạ Hòa là số lượng học sinh theo học khối C luôn chiếm tỷ lệ cao hằng năm. Và đặc biệt, học sinh lớp chọn khối A, khối B cũng đều có hứng thú học môn Sử và ấn tượng đậm sâu ngay cả khi đã tốt nghiệp ra trường.

Điều đặc biệt là đã 14 năm nay, đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh do cô Vân phụ trách đều đạt giải cao và xếp thứ hạng ở tốp đầu trong tỉnh. Đó là sự thành công không phải giáo viên nào cũng có được và làm được trong ngày một ngày hai.

Có được điều đó là nhờ vào phương pháp cũng như sự "truyền lửa" cho học trò qua mỗi bài giảng của cô giáo Lê Thị Thanh Vân. Mỗi giờ học của cô, học trò đều tự nhủ cần thực hiện một cách nghiêm túc nền nếp học tập như ghi chép bài đầy đủ, có đủ sách giáo khoa, vở ghi và chuẩn bị bài thật kỹ trước khi đến lớp.

Cô Vân cho rằng đây là điều kiện quan trọng cho sự thành công của giờ học. Bởi với tâm thế học tập thật tốt, các em bước vào giờ học Lịch sử với bao hứng thú. Từ đó, những kiến thức lịch sử không trở nên khô cứng và hàn lâm mà mỗi bài học thực sự sinh động và bổ ích đối với các em. 

Cô Vân chia sẻ rằng, sự công tâm, công bằng và khích lệ của giáo viên trong dạy học và đánh giá học trò là yếu tố đặc biệt quan trọng. Chẳng thế mà, các thế hệ học trò đều nhận thấy rằng, cô giáo Vân tuy nghiêm khắc nhưng rất mực yêu thương học sinh, đánh giá rất công bằng và hay thưởng điểm cao cho các bạn trong giờ học khi trả lời được câu hỏi hay.

Tấm lòng cô giáo lay động học trò



Hơn 20 năm công tác, cô giáo Lê Thị Thanh Vân vinh dự được Hội đồng thi đua Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở GD&ĐT Phú Thọ, Công đoàn ngành Giáo dục, UBND huyện tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen.
14 năm liên tục cô đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu nữ giáo viên giỏi việc trường, đảm việc nhà. Cô là đại biểu điển hình được nhà trường chọn cử dự Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 – 2015 do Sở GD&ĐT Phú Thọ tổ chức ngày 13/4.


Cô Vân có rất nhiều kỷ niệm với cương vị là giáo viên chủ nhiệm. 

Có năm cô chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh cá biệt – thách thức khó khăn đối với những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng đối với cô Vân, yêu thương, quan tâm đến học sinh, gần gũi, chia sẻ như một người bạn sẽ giúp học sinh vươn lên trong học tập.

Cô Vân chia sẻ: “Suốt những năm tháng làm công tác giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn nhắc mình không bao giờ cáu giận, trách mắng học trò. Kinh nghiệm từ bản thân tôi cho thấy những lời chỉ bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng hàm chứa niềm tin về sự tiến bộ của học sinh sẽ trở thành "cứu tinh" cho những em tưởng như đã hết hi vọng”.

Những điều mà cô giáo Lê Thị Thanh Vân làm không còn dừng lại là những con số về thành tích học tập của học trò, về số lượng học sinh thi đỗ đại học mà còn là lòng kính trọng, tin yêu của biết bao thế hệ học trò đối với cô giáo của mình. Những bài học cô ghi dấu trong lòng các em không chỉ là những sự kiện lịch sử mà còn là bài học về nhân cách và đạo đức nghề nghiệp.

Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VI, kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, bắt đầu từ 3/4/2015 đến ngày 28/8/2015, báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Vụ Thi đua Khen thưởng, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) mở chuyên mục Gương sáng, việc hay ngành Giáo dục”.

Chuyên mục nhằm giới thiệu, tôn vinh các tấm gương người tốt, việc tốt trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên; những điển hình tiên tiến xuất sắc tại các cơ sở giáo dục… 

 

Sau khi đăng tải trên các ấn phẩm của báo Giáo dục và Thời đại, những tấm gương, những bài báo xuất sắc nhất sẽ được tuyển chọn vào tuyển tập sách do báo Giáo dục và Thời đại phát hành. Ban Biên tập mong muốn nhận được bài viết của các nhà báo, cộng tác viên cùng đông đảo bạn đọc. 

 

Bài, ảnh tham gia chuyên mục xin gửi về địa chỉ: thiduayeunuoc@gmail.com; hoặc: Báo Giáo dục và Thời đại, 29B Ngô Quyền, Hà Nội.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tránh phô trương, lãng phí trong lễ tri ân cuối năm học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 14 Apr 2015 04:42 AM PDT

Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đạo, để chuẩn bị cho buổi lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh (HS) cuối cấp năm học 2014 – 2015, các trường cần phát động tuần lễ thi đua HS học tập tốt nhằm tri ân bố mẹ, thầy cô.

Nội dung trong ngày lễ phải được tập thể lớp bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ HS phối hợp với Đoàn, Đội của trường thực hiện.

Tránh phô trương, lãng phí trong lễ tri ân cuối năm học

Nữ sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM cài hoa tri ân cho mẹ trong ngày lễ cuối năm học 2013 – 2014.

Đặc biệt, việc tổ chức phải tránh phô trương, hình thức, gây tốn kém cho phụ huynh. Các món quà, hoa tặng cha mẹ, thầy cô trong buổi lễ phải do các em HS tự chuẩn bị với các hình thức sinh động, sáng tạo.

Sở GD-ĐT TPHCM cũng nhấn mạnh mục đích của hoạt động này nhằm để các em HS thể hiện sự trưởng thành và tri ân công ơn nuôi dạy của ông bà, cha mẹ, thầy cô; khắc sâu tình bạn trong sáng tuổi học trò và tạo những dấu ấn, kỷ niệm đẹp cho các em HS cuối cấp trước khi ra trường,

Trở thành một động truyền thống trong nhiều trường học ở TPHCM vài năm trở lại gần đây, lễ tri ân trưởng thành cho HS tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm của các em. Vậy nhưng có một số trường tổ chức ngày lễ của các em còn mang hình thức, phô trương và cứng nhắc, chưa thể hiện được ý nghĩa của ngày lễ.

"Siết" học sinh cuối cấp

Sở GD-ĐT TPHCM cũng vừa có văn bản yêu cầu các trường trăng cường công tác an ninh, trật tự trường học, đảm bảo việc thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Nghiêm cấm HS lớp 12 tổ chức các hoạt động không nằm trong kế hoạch của nhà trường.

Nhà trường cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời những vụ việc xảy ra; tránh hiện tượng rã đám, đảm bảo được nề nếp, nội quy trường lớp sau khi thi học kỳ II cho đến khi kết thúc năm học.

Đồng thời, cần đẩy mạnh hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho HS, chú trọng công tác giáo dục đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt. Chú ý công tác giáo dục giúp các em tránh các tệ nạn xã hội cũng như tình trạng HS đánh nhau.

Hoài Nam

 

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những đứa trẻ vùng biển ham học | Giáo dục

Posted: 14 Apr 2015 04:39 AM PDT

Các em học sinh xã Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định phần lớn là con em gia đình ngư dân có cuộc sống nhiều khó khăn, nhưng ước mơ đến trường của các em vẫn luôn cháy bỏng.

Là nơi tiền tiêu của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, Hải Chính- nơi đầu sóng ngọn gió, phần lớn dân số theo đạo Thiên Chúa với nghề truyền thống là đánh bắt cá trên biển và làm muối.

Nhiều em học sinh ngoài giờ học tập còn phải giúp gia đình làm nghề muối học đi biển để tăng thêm thu nhập.

Trường THCS Hải Chính hiện có hơn 300 học sinh, đa số gia đình các em sinh sống bằng nghề làm muối và đánh bắt hải sản.

Do là xã khó khăn nên các cơ sở vật chất trang thiết bị của trường còn nhiều thiếu thốn, nhiều phòng học đã xuống cấp.

Hơn 10% số học sinh trong trường gặp khó khăn và mồ côi bố do gặp tai nạn trên biển.

Thầy Vương Quang Vinh- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Gặp khó khăn các em vẫn quyết tâm đến trường, đến lớp. Các em luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền và sự đùm bọc của bà con nhân dân.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bên trong ký túc xá ‘sang chảnh’ bậc nhất Hà Nội | Nhịp sống Thủ đô

Posted: 14 Apr 2015 04:22 AM PDT

TPO – Một khu ký túc xá cao tầng hiện đại ở khu Pháp Vân – Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai, Hà Nội với sức chứa khoảng 22.000 sinh viên đã đi vào hoạt động. Song, do khu vực này chưa có tuyến xe buýt tới một số trường ĐH lớn khiến nhiều sinh viên đắn đo khi trọ ở đây.

Ngày 25/1/2015, khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp với diện tích hơn 4ha cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại chính thức mở cửa đón học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Hiện tại đã có 3/6 tòa nhà được đưa vào sử dụng. Tại mỗi tầng có một phòng sinh hoạt cộng đồng, tầng hầm sẽ là nơi để xe, tầng 1 là nơi cung cấp các dịch vụ thiết yếu.

Thế nhưng đến nay mới có khoảng 500 sinh viên đến ở dù mức giá thuê chỉ 205 nghìn đồng/người/tháng (chưa kể tiền điện, nước) được cho là rẻ hơn rất nhiều so với thuê nhà trọ tư nhân bên ngoài.

Theo ông Lê Phúc Lợi – Trưởng Ban quản lý khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tức Hiệp, thì điểm bất cập ở đây là hiện tại chỉ có một tuyến xe buýt 60 với thời gian 25 phút/chuyến (lộ trình KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp – Nam Thăng Long) đi qua khiến cho sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại.

"Nếu sinh viên muốn đi vào ĐH Bách Khoa, ĐH Xây Dựng,  ĐH Kinh tế Quốc dân thì phải ra tận bến xe Nước Ngầm cách nơi ở khá xa mới có xe buýt", ông Lợi cho hay.

Cũng theo ông Lợi, hiện Ban quản lý ký túc phải huy động 3-4 xe máy để chở miễn phí sinh viên ra bến xe buýt. Hiện tại trường thuận tiện nhất là ĐH Thăng Long có tuyến xe buýt 60 đi qua.

Được biết, ký túc xá mở cửa từ 5h30 đến 23h hàng ngày và mỗi sinh viên được phát thẻ lưu trú. Đối với những sinh viên đi làm thêm hoặc người nhà đến thăm sẽ phải liên hệ trước với Ban quản lý.

Mỗi tầng có một phòng sinh hoạt cộng đồng, kết nối internet.


Sinh viên Nguyễn Hữu Tiến (quê Hà Nam), Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ, thì khi tìm nơi trọ, nhiều bạn sinh viên thường chọn địa điểm gần trường thuận tiện đi lại.

Theo bạn Tiến, trong khi điều kiện cơ sở vật chất ở đây rất tốt, giá cả hợp lý nhưng ở đây có 1 tuyến xe buýt với tần suất 20-25 phút/chuyến nên nhiều bạn phải đi 2 tuyến xe buýt mới đến được trường.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những con số biết nói từ cuộc thi English Champion 2015

Posted: 14 Apr 2015 04:03 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quán quân Got Talent phải nhập viện cấp cứu

Posted: 14 Apr 2015 03:47 AM PDT

– Gia đình của Đức Vĩnh, học sinh lớp 3C Trường TH Cách Bi (huyện Quế Võ,
Bắc Ninh) cho biết 2h sáng ngày 13/4 thấy con đau bụng dữ dội nên đã đưa em 
đến bệnh viện tỉnh Bắc Ninh cấp cứu.

Mẹ Đức Vĩnh, bà Lê Thị Nghĩa cho biết ở bệnh viện em được chẩn đoán đau ruột
thừa và được mổ ngay sau đó. Hiện tại Đức Vĩnh đang nằm dưỡng bệnh tại khoa hồi
sức cấp cứu.

Quán quân Got Talent, nhập viện cấp cứu
Đức Vĩnh ngày trở về gia đình

Trước đó, tâm sự với phóng viên, bà Nghĩa cho biết dù người nhỏ bé, biếng ăn nhưng Đức
Vĩnh vẫn khỏe mạnh, từ nhỏ đến lớn không hay đau ốm. Những ngày qua em vẫn đi
học, vui chơi cùng các bạn.

Cô Phan Thị Ly, giáo viên chủ nhiệm lớp 3C cũng thông tin gia đình đã có điện
thoại cho cô xin phép cho Đức Vĩnh nghỉ học đến hết tuần này (18/4) để hồi phục
hoàn toàn sức khỏe. Trở về từ sau cuộc thi Vietnam's Got Talent, Đức Vĩnh xin
nghỉ học một buổi, sau đó lên lớp đi học bình thường.

Cô Ly nhận xét Đức Vĩnh là học sinh chăm chỉ, thông minh, biết cách quan tâm
đến thầy cô, bạn bè và có khiếu hài hước.

Xuất sắc giành quán quân cuộc thi VietNam’s Got Talent 2015 với phần thường
500 triệu đồng tiền thưởng, Đức Vĩnh khiến khán giả xúc động khi chia sẻ em sẽ
để toàn bộ số tiền này cho các chị tiếp tục đi học và giúp đỡ gia đình, bố mẹ.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những bé gái hỏi khó nguyên thủ

Posted: 14 Apr 2015 03:32 AM PDT

Reema, 10 tuổi, đã hỏi một câu làm Thủ tướng Anh bối rối. Sofia, 9 tuổi thì gửi thư cho Tổng thống hỏi "Tại sao không có nhiều phụ nữ xuất hiện trên tờ đô la của Mỹ".

thư, bé, Tổng thống, phụ nữ, tiền
Reema “phỏng vấn” Thủ tướng Anh

“Ngài sẽ chọn ai trừ mình ra, nếu có thể chọn một ứng viên cho chức tổng thống?”

Reema, 10 tuổi, đến từ Salford, Greater Manchester  đã hỏi Thủ tướng Anh David Cameron như vậy trong buổi nói chuyện trên đài BBC.

Được mô tả là “không thoải mái cho lắm”, Thủ tướng Cameron trả lời:

“Ồ. Chính trị gia! Nhưng họ còn sống hay đã chết?Tôi không thể trả lời câu hỏi này vì có rất nhiều ứng cử viên trên khắp cả nước. Rất khó để nói tôi muốn một người nào khác trở thành tổng thống mà không phải là mình. Tôi rất quan tâm tới chiến thắng".

Ông Cameron đánh giá đây là “một câu hỏi tốt” trong quá trình tranh cử của ông.

"Tại sao không có nhiều phụ nữ xuất hiện trên tờ đô la của Mỹ"

Mùa hè năm ngoái, Sofia , một bé gái 9 tuổi, từ Massachusetts đã gửi thư cho Tổng thống Obama hỏi như vậy.

"Cháu nghĩ rằng nên có nhiều phụ nữ trên tờ đô la/ đồng xu của Mỹ hơn bởi vì không có phụ nữ thì không có đàn ông" – cô bé viết, đồng thời nói thêm rằng họ xứng đáng xuất hiện trên đồng tiền của Mỹ vì "những việc quan trọng" mà họ đã làm.

Không chỉ thế, Sofia còn đề xuất một số phụ nữ nên được xuất hiện trên tờ đô la, gồm có: Rosa Parks, Betsy Ross, Abigail Adams, đệ nhất phu nhân Michelle Obama…

Cô bé nói gần như đã quên bức thư khi mấy tháng trời trôi qua mà không nhận được hồi âm. Nhưng đến tháng 2 năm nay, cô lại nhận được một bức thư từ Nhà Trắng.

“Ngài sẽ chọn ai trừ mình ra, nếu có thể chọn một ứng viên cho chức tổng thống?”,

thư, bé, Tổng thống, phụ nữ, tiền
Bé Sofia, 9 tuổi – người đã gửi thư cho Tổng thống Obama

"Đây là một lời nhắn muộn màng để cảm ơn cháu đã viết thư cho ta và
đề xuất một ý tưởng hay vào mùa hè năm ngoái. Những người phụ nữ mà cháu
nói đến đều là những người ấn tượng và ta phải nói rằng cháu cũng ấn
tượng không kém" – Tổng thống viết.

"Ta sẽ tiếp tục làm việc để
đảm bảo rằng cháu được lớn lên ở một đất nước mà phụ nữ luôn có cơ hội
ngang bằng đàn ông. Ta cũng hi vọng cháu sẽ tiếp tục quan tâm tới những
vấn đề mà cháu thấy có ý nghĩa với mình" – ông Obama nói.

thư, bé, Tổng thống, phụ nữ, tiền
Bức thư được chụp lại

Trong thời gian Sofia gửi thư tới Nhà Trắng, một chiến dịch phi lợi nhuận có tên "Women on 20s" (Phụ nữ 20 tuổi) đã được khởi xướng nhằm đưa một gương mặt phụ nữ vào tờ 20 đô la cho tới năm 2020.

  • Thảo Nguyên (Theo Telegraph, Huffington Post)




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments